Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Sơ yếu về Thiền Phật giáo
(trích từ Phật học cơ bản)
 


Chánh niệm.

Niệm(;  P: Sati;  S: Smrti;  E: Mindfulness, Recollection, Memory):  Niệm hay tâm niệm, là trạng thái của tâm trên một đối tượng. Đơn giản Niệm là nhớ nghĩ.  Niệm thì bao giờ cũng phải có đối tượng, với  định tính  và định lượng.

I. Định tính về niệm.

Niệm có thể là Chánh niệm  hay Tà niệm. Từ việc thực hành niệm sẽ dẫn tới địnhtuệ, có thể đó là Chánh định hay Tà định, Chánh tuệ hay Tà tuệ (= Tà kiến).

1)Chánh niệm(正念;  P: Samma-sati;  S: Samyak-smrti;  E:Right mindfulness:  Chánh niệm là trạng thái của tâm trên một đối tượng hướng tới những đạo lý chân chánh – tục đế hay chân đế, khách quan và cao thượng. Đây là bước đầu khi thiền tập, và tùy theo cường lực của Chánh niệm trên đối tượng tương thích với tục đế mà đạt được Định, và trên đối tượng tương thích với chân đế mà đạt được Tuệ.  Nên nhớ rằng Chánh niệm chỉ là bước ban đầu trên đạo lộ tu tập.

2) Tà niệm(邪念;  P: Micchā-sati;  S: Miṭhyā-smrti;  E:Wrong mindfulness,untruthfull mindfulness):  Tà niệm là trạng thái tâmkhông ngay thẳng, không đúng sự thật, không hợp với lẽ thật.Cụ thể, tà niệm có thể là những trạng thái tâm dưới đây:
- Tạp niệm (雜;  E: miscellaneous mindfulness):  Trạng thái tâm vặt vãnh, tạp nhạp, lung tung.
- Thất niệm (失);  E: careless mindfulness):  Trạng thái tâm lơ đễnh, bất cẩn.
- Vọng niệm (妄念;  E: misleading mindfulness):  Trạng thái tâm ngông, xằng, giả.
Ví dụ
+ Khi ta đang làm một việc gì mà tâm không tập trung vào sự việc ấy thì có thể gây bất lợi cho hành động, thì bấy giờ ta đang Thất niệm, như thiếu tập trung trong lúc lái xe, mà cứ mãi suy nghĩ về một việc khác; nếu có sự tập trung trong khi lái xe, ta đã thực hiện Chánh niệm rồi vậy.
+ Có quan niệm cho rằng “Vật dưỡng nhân” để ngụy biện cho việc sát hại bừa bãi các sinh vật hay thỏa mãn cho sự ăn uống vô độ của chính bản thân … thì đây là Tà kiến(邪見;  P: Micchā-diṭṭhi;  S: Miṭhyā-dṛṣṭi;   E: Wrong view).

II. Định lượng về niệm.

Niệm có thể là Niệm sâu hay Niệm cạn, điều này phụ thuộc vào căn tính và công phu tu tập nơi từng hành giả. Lúc mới thực tập Chánh niệm, trong khi đi-đứng-nằm-ngồi, thì hành giả có căn tính tốt sẽ dễ dàng đạt niệm sâu; và niệm ngày càng sâu hơn khi hành giả này luôn bền bỉ trong thiền tập.  Khi thiền tập thì phải gắng sao cho thật có Chánh niệm, và tùy theo cường lực của Chánh niệm được sâu hay cạn mà định và tuệ đạt được lớn hay nhỏ.

Nói chung, Chánh niệm luôn mang trong nó hạt nhân của Chánh định và Chánh tuệ (Tuệ giác, Tỉnh giác). Cũng giống như một phụ nữ đang mang thai, dù chưa sinh, nhưng trong bà đã có sẵn em bé; nếu không có em bé thì người đó không thể được gọi là bà mẹ.  Trong thiền ngữ, cụm từ Chánh niệm-Tỉnh giácđể chỉ mối liên hệ nhân quả chặt chẽ này.Giới – Định – Tuệ  = Đạo đức – Vững chãi – Tuệ giác  =  Bi – Dũng – Trí  là phẩm cách của một hành giả.  Đắc giới – Đắc định – Đắc Tuệlà Thánh quả từ quá trình tu tập Niệm-Định-Tuệ, làsự hoàn thiện của hành giả về chân lý  vàđạo đức.

III. Chánh niệm trong Phật giáo Nam truyền.

1) Đối tượng của Chánh niệm trong thiền định.

Trong Thắng Pháp Tập Yếu luận, và  Thanh Tịnh Đạo luận - ngài Buddhaghosa đã hướng dẫn về các khả năng chứng đạt 40 đối tượng (= đề mục) thiền định.  Sau đây là trích dẫn những đối tượng thường phổ biến và có khả năng cho những kết quả rộng rãi về định từ sơ thiền đến tứ thiền, đó là:

1/.Thập tùy niệm(十隨念;  P: Anussatis;  S: Anusmriti).
1.Niệm Phật (念佛;  P: Buddhānussati;  S: Buddhānusmṛti):  Chuyên chú quán 1 hay cả 10 ân đức Phật (thập hiệu).  Phật tử PGNT thường niệm 2 ân đức cơ bản nhất là Ứng Cúng và Phật.
          - Như Lai (如來;  P;S: Tathāgata) :  Bậc Thánh tự tại tùy duyên ứng hiện giáo hóa chúng sinh.
- Ứng Cúng(應供;  P: Arahant;  S: Arhat):  Diệt tận vô minh, phiền não; hoàn toàn thanh tịnh vô nhiễm; vượt trói buộc sinh tử luân hồi; xứng đáng được lễ bái cúng dường.
- Chánh Biến Tri (正遍知;  P: Sammasambuddho; S: Samyaksaṃbuddha):  Giác ngộ, thông suốt thể-tướng-dụng của tục đế và chân đế.
- Minh Hạnh Túc (明行足;  P: Vijjacaranasampanno;  S: Vidyācaraṇasaṃpanna) :  Tam minh, ngũ thông  và tất cả đức hạnh viên mãn.
- Thiện Thệ (善逝;  P: Sugato;  S: Sugata) :  Đạt tới đích tốt đẹp, không còn bị thối chuyển nữa.
- Thế Gian Giải (世間解;  P: Lokavidu;  S: Lokavid):  Thông suốt tánh, tướng và hướng đi của chúng sinh trong tam giới và xuất ly tam giới.
Vô Thượng Sĩ–Điều Ngự–Trượng Phu (無上士– 調御丈夫;  P: Anuttaro-purisadamma-sarathi;  S: Anuttarapuruṣa-puruṣadamya-sārathi):  Bậc vô thượng giáo hóa người, trời, quỉ, thần khó giáo hóa.
Thiên–Nhân–Sư (天人師;  P: Sattha-deva-manussanam;  S: Śāstṛ-deva-manuṣyānāṃ):  Bậc thầy giáo hóa đem lại an lạc, giải thoát cho chư thiên và loài người.
-  Phật(佛;  P; S: Buddha) :  Bậc tự mình giác ngộ và chỉ bày con đường giác ngộ cho chúng sinh một cách viên mãn.
Thế Tôn (世尊;  P: Bhagava;  S: Bhagavān)) :  Bậc an lạc, tự tại trên thế gian không ai sánh bằng.
Theo tác giả Viên Minh thì 9 ân đức từ 2-:-10 này có thể so sánh với 16 pháp quán tưởng trong kinh Quán Vô Lượng Thọ của Tịnh Độ tông.
2. Niệm Pháp(P: Dhammanussati):  Chuyên chú 1 hay cả 6 ân đức Pháp, là giáo pháp của Phật gồm Pháp học, Pháp hành, Pháp thành cao thượng, chỉ dẫn chúng sinh con đường đưa tới thánh quả.
3. Niệm Tăng(P: Sanghanussati):  Chuyên chú 1 hay cả 9 ân đức Tăng (thánh Tăng), là những đệ tử của Phật, hành theo chánh pháp cao thượng, là phước điền cao quí của chúng sinh.
4.Niệm giới(P: Silanussati):  Chuyên chú về công đức trì giới.
5.Niệm thí (P: Caganussati):  Chuyên chú về công đức bố thí, diệt tâm tham.6.Niệm thiên  (P: Devatanussati):  Chuyên chú về 5 pháp chư Thiên nơi mình.
7.Niệm tử  (P: Maranānussati):  Chuyên chú về tính vô thường của đời người.
8.Niệm thân  (P: Kayagatanussati):  Chuyên chú về duyên hợp 32 thể trượt.
9.Niệm tức  (P: Anapananussati):  Chuyên chú về hơi thở vào ra. 

Cảm nhận hơi thở có nghĩa là tâm đã trở về với thân. Lúc đầu động tác thở còn thô (thở vô dài, thở ra dài), sau đó ngày càng nhẹ dần (thở vô ngắn, thở ra ngắn).  Thở càng nhẹ tự nhiên thì càng dễ cảm nhận được toàn bộ trạng thái của động tác thở, đó là cảm giác toàn thânan tịnh toàn thân, vì bấy giờ tâm không còn bị ý niệm của lý trí, của tình cảm chủ quan che lắp.  Từ đây, hành giả có thể chuyển qua thiền quán, đó là chuyên chú quan sát trung thực  thực tánh của trạng thái thở, chấm dứt ảo tưởng về cái gọi là “thân ta”, đưa tới tuệ giác.
10.Niệm Niết Bàn (P: Upasamanussati):  Chuyên chú về tính tịch tĩnh của Niết Bàn.  Trong thiền quán thì đây là chuyên chú quan sát trung thực thực tánh vượt thoát nơi mọi đối đãi cực đoan của sự vật và hành động.

2/.Tứ vô lượng tâm(四無量心;  P;S: Catasso appamaññāyo;  E: The four limitless minds): 
1.Niệm tâm Từ vô lượng (P: Metta-appamaññā;  S: Maitry-apramāṇa;  E: Limitless kindness).
2.Niệm tâm Bi vô lượng (P;S: Karuṇā-appamaññā:;  E: Limitless compassion).
3.Niệm tâm Hỷ vô lượng (P;S: Muditā-appamaññā;  E: Limitless joy).
4.Niệm tâm Xả vô lượng (P: Upekkhā-appamaññā;  S: Upekṣāpramāṇa;  E: Limitless equanimity).
         
Đối tượng Tứ vô lượng tâm này có thể thông cả Định  và Tuệ, bởi tính vô lượng được biểu hiện thực sự ở một nội tâm Vô ngã.
         
Trong kinh A Hàm có nói tới 10 công đức của người tu tập 4 phép quán này, đó là : 
1/ Ngủ yên. 2/ Không có ác mộng. 3/ Được mọi người yêu mến. 4/ Được phi nhân yêu thích. 5/ Được thần phù hộ. 6/ Không bị hại bởi lửa, đao kiếm, thuốc độc… 7/ Nhanh chóng vào định. 8/Dung mạo sáng đẹp. 9/ Khi lâm chung không hôn mê. 10/ Nếu chưa đắc thánh quả, cũng được tái sanh về Phạm Thiên.

2) Đối tượng của Chánh niệm trong thiền tuệ.

Đối tượng của thiền tuệ là quán pháp với thực tính của nó nhằm mục đích hóa giải ảo tưởng, ảo kiến về Ngã và Pháp, bởi ảo tưởng và ảo kiến chính là tâm điểm của chấp Ngã đưa đến phiền não và bị động trong sinh tử luân hồi.  Với định hướng đó, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành Tứ Niệm Xứ(四念處;  P: Satipatthana;  S: Smrtyupasthana;  E: The four awakening foundations of mindfulness) để thấy biết được thực tính của các pháp, thông qua việc tu tập thiền quán trên 4 pháp, đó là 4 lãnh vực (xứ):  thân, thọ, tâm, pháp  [Xin xem thêm mục từ Thiền tuệ - Thiến quán Tứ Niệm Xứ].

Trong thiền tập của đạo Phật, Chánh niệm luôn là:
- Pháp hànhan trú tâm trên một đối tượng, là diễn biến của thiền định.
-Pháp hành quán sát thực tính Duyên khởinơi mọi đối tượng đang hiện hữu, là diễn biến của thiền tuệ.
          Sự diễn biến của thiền tập là linh hoạtổn định (E: stability) chứ không cứng nhắc cố định (E: fixation).
Hành giả có: Nên sử dụng đề mục:
1. Ái dục 
(với trí tuệ yếu kém)
 
Thân
2. Tham ái 
(Với trí tuệ mạnh mẽ)
 
Thọ
3. Tà kiến
(tâm là thường còn)
(Với trí tuệ yếu)
 
Tâm
4. Tà kiến
(thân và tâm là ngã)
(Với trí tuệ mạnh mẽ)
 
Pháp
   
 
 
Đối tượng Chánh niệm với những mẫu người khác nhau:
 
Satipatthāna Sutta
[Kinh Tứ Niệm Xứ]
 Ānāpānasati Sutta
[Kinh Quán Niệm Hơi Thở]
Bốn cấp
 
1. Niệm thân
  1. Hơi thở dài Cấp bậc I
    2. Hơi thở ngắn
    3. Cảm nhận toàn thân thể
    4. Làm lắng xuống các sự tạo tác trên thân thể
2.Niệm thọ
(cảm xúc)
  5. Cảm nhận sự hân hoan Cấp bậc II
    6. Cảm nhận niềm hạnh phúc
    7. Cảm nhận các sự tạo tác tâm thần
    8. Làm lắng xuống các sự tạo tác tâm thần
 
3. Niệm tâm
  9. Cảm nhận sự vận hành của tâm thức Cấp bậc III

 
  10. Mang lại sự hài hòa cho tâm thức

 
  11. Tạo ra sự vững vàng cho tâm thức

 
  12. Buông xả tâm thức
4.Niệm pháp
(các hiện tượng tâm thần và thế giới)
  13. Suy nghiệm về vô thường Cấp bậc IV

 
  14. Suy nghiệm về sự tỉnh ngộ

 
  15. Suy nghiệm về sự chấm dứt

 
  16. Suy nghiệm về sự buông xả
 
 
Bảng tóm lược 16 giai đoạn luyện tập về sự Chánh niệm tỉnh giác từ 2 bài kinh

Chánh niệm là hạt nhân đóng vai trò rất quan trọng trong tu tập thiền của Phật giáo.  Trong văn học Phật giáo, từ Chánh niệm được dùng nhiều gấp hàng trăm lần từ thiền. Thiền sư Nyanaponika là một học giả người Đức, tác giả cuốn The Heart of Buddhist Meditation, đã luôn nói rằng  “Chánh niệm là trái tim của thiền tập Phật giáo, Chánh niệm không phải là một cái gì mà ta đi tìm kiếm ở bên ngoài. Chánh niệm có hạt giống ngay trong tâm thức của chúng ta”.

IV. Chánh niệm trong Phật giáo Bắc truyền.

Trong kinh Ðại Tập 大集, đức Phật có dạy: "Nếu thường xuyên giữ được Chánh niệm, tâm không loạn động, dứt trừ được phiền não, thì chẳng bao lâu đắc thành quả vô thượng bồ đề".  Thêm nữa, nơi kinh A Hàm, Ðức Phật nói rằng: "Không hạnh phúc nào có thể so sánh với sự yên tĩnh của tâm trí".
Trong Quy Sơn Cảnh Sách, đoạn 3, có dạy:  "Nội cần khắc niệm chi công. Ngoại hoằng bất tranh chi đức * 内勤克念之功。外弘不諍之德".   Nghĩa là:  Bên trong, chúng ta cố gắng khắc phục tâm niệm lăng xăng lộn xộn, giữ gìn Chánh niệm, chăn giữ ý nghiệp, đó mới là công phu tu tập đúng Chánh pháp.
         
1) Chánh niệm và Thiền tông & Thiên Thai tông.
         
Nơi Thiền tông, đối tượng của niệm là Vô niệm (無念;  E: thoughtlessness, no-mind) hay cũng gọi là Vô tâm (無心;  E: free mind from self-consciousness). Vô niệm hay Vô tâm không có nghĩa là không có niệm hay không có tâm, mà là chỉ cho niệm hay tâm không bị ô nhiễm bởi chấp mắc nơi các phán đoán cực đoan đối đãi. 
         
- Trong luận Đại thừa Khởi tín, ngài Mã Minh nói: “Thể của tâm lìa tất cả niệm, nghĩa là vốn Vô niệm. Thế nên chúng sanh nào quán chiếu Vô niệm thì chúng sanh đó đã hướng về Trí Phật” [chữ tâm nơi đây hàm nghĩa chân lý khách quan tự nhiên].
         
- Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ dạy:
"Này Thiện tri thức! Trí tuệ quán chiếu trong ngoài sáng suốt, biết bổn tâm mình, nếu biết bổn tâm tức là gốc của sự giải thoát. Nếu được giải thoát tức là Vô niệm. Sao gọi là Vô niệm? Nếu thấy tất cả pháp mà tâm không nhiễm trước, ấy là Vô niệm.  Dùng thì khắp tất cả chỗ mà cũng chẳng dính mắc tất cả chỗ. Chỉ thanh tịnh lấy bản tâm, khiến sáu thức ra sáu cửa, ở nơi sáu trần chẳng ô nhiễm tạp loạn. Đến đi tự do, ứng dụng thông suốt không trệ, đó là Tam Muội–Bát Nhã (Định–Tuệ), tự tại giải thoát, gọi là hạnh Vô niệm. Còn nếu như trăm sự chẳng nghĩ đến, thường khiến cho niệm dứt tuyệt, đó là pháp trói buộc, cũng gọi là biên kiến.     

Các thiện tri thức! Ngộ pháp Vô niệm thì muôn pháp đều thông suốt. Ngộ pháp Vô niệm thì thấy cảnh giới của chư Phật. Ngộ pháp Vô niệm thì đến đất Phật”.         

Ở một đoạn khác, ngài nói: “Vô niệm là nơi niệm mà Vô niệm… Nơi các cảnh, tâm chẳng nhiễm, gọi là Vô niệm. Ở ngay nơi niệm của mình mà thường lìa các cảnh, chẳng ở nơi cảnh mà sanh tâm. Còn như trăm sự chẳng nghĩ đến, trừ bỏ hết các tư tưởng, tư tưởng dứt hết thì chết, rồi thọ sanh nơi khác, ấy là lầm to. Kẻ học đạo cần phải suy nghĩ điều đó

Một lần nữa, chúng ta thấy thêm ý chỉ của Lục tổ: không phải cố diệt niệm là tốt, màtùy đối tượng để nhấn mạnh pháp môn bất nhị mà thôi. 
1274806309_giac-ngo_jpg

Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông

- Trongbài kệ “Cư trần lạc đạo” của Tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông nhằm khuyến dạy giáo lý Duyên khởi cho hàng hậu học, đã sử dụng từ Vô tâm thay vì Vô niệm như sau:

Ở  đời  vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh Vô tâm chớ hỏi Thiền.

Có thể nói rằng:

- Vô niệm (hay Vô tâm) là Chánh niệm đưa hành giả tới Tỉnh giác, là Giác ngộ-Giải thoát. 
- Vô niệm được thực hành qua việc niệm Không tính’  là thực tính, bởi các pháp đều do Duyên khởi.
- Vô niệm hàm ý vượt lên sự đối đãi của Vọng niệm(妄念;  P: vitathavitakka ;  S: vitathavitarka;  E: false or misleading mindfulness).  Vì thế, trong cuộc sống, Vô niệm không cố chấp đối đãi trong sự việc, thế nên đây là Chánh niệm luôn giúp mọi việc được hanh thông tốt đẹp.

Về lý thì mục đích của Thiền tông không ngoài việc "diệt trừ vọng tưởng". Còn về sựmuốn đoạn trừ vọng tưởng thì không có pháp nào khác hơn ngoài Chánh niệm (P: Samma-Sati) là chi thứ 7 trong Bát Chánh đạo, mà việc thực hành tu tập thì Thiền tông vẫn Chánh niệm trên các đối tượng thân thọ tâm phápnhư trong Tứ Niệm Xứ vậy. Và:
Đốn ngộ tuy đồng Phật               頓悟雖同佛
Đa sanh tập khí thâm                 多生習氣深
Phong đình ba thượng dũng        風停波尚涌
Lý hiện niệm du xâm.                 理現念猶侵
Dịch nghĩa là:
Đốn ngộ tuy đồng Phật     
Nhiều đời tập khí sâu      
Gió ngừng sóng vẫn đập 
Lý hiện niệm còn xâm. 

(Trích: Yếu chỉ  Thiền tông, H.T Thanh Từ)

Cho nên, đứng về phương diện đang tu học, chắc chắn không thể thiếu phương pháp tu tập quán Tứ Niệm Xứ, là nhằm tập trung tâm ý để phòng Vọng niệm và Tạp niệm từ bốn loại tập khí điên đảo nói trên sanh khởi.  Pháp quán "Tứ Niệm Xứ" của Thiên Thai tông đề ra có nội dung đặc thù sau [Xin xem thêm mục từ Lục Diệu Pháp Môn]:

1/.Thân Niệm Xứ (身念處;  P: kayekāyānupassi viharati atāpi sampajāno satimā;  S: kāya-smṛty-upasthāna), còn gọi là Thân Niệm TrụhayQuán Thân Bất Tịnh:  Đó làChánh niệm về Thân, làquán và toàn chứng về thân này là tập hợp những cấu thể bất tịnh. Khi mạnh khỏe thì còn tươi vui. Khi ốm đau, tai nạn, bệnh hoạn, già nua, đến lúc tắt thở, biến hoại thì đau khổ.
         
- Chánh niệm về cái thân đi, đứng, nằm, ngồi, chỉ là một hợp thể bốn chất: đất, nước, gió, lửa (tức thể rắn, thể lỏng, thể khí, thể plasma) chớ không có cái thân nào tự có và hằng có.
         
- Chánh niệm về cái thân sau khi chết sẽ trải qua những thời kỳ biến hoại tan rã chớ không có cái thân nào tự có và hằng có.
Nơi Thân, sự tỉnh giác nơi thân thường được thực tập bằng Chánh niệm tập trung quán sát hơi thở vào ra.

2/. Thọ Niệm Xứ (受念處;  P: vedanāsu vedanānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā;  S: vedanā-smṛty-upasthāna), còn gọi là Thọ Niệm Trụhay Quán Thọ thị Khổ:  Đó là Chánh niệm về Thọ, là quán và toàn chứng được cảm thọ là khổ đau (bất như ý).

Chánh niệm về sự cảm thọ, hễ khi cảm vui, buồn thì cho là mối cảm mà thôi, chớ chẳng phải ta. Thọ nhiều thì khổ nhiều, chấp nhiều thì mệt nhiều. Buông xả thì thanh thản, tha thứ thì thư thái.

Nơi Thọ, sự tỉnh giác nơi thọ thường được thực tập bằng cách Chánh niệm tập trung quán sát sự đến đi trong ta của tất cả mọi hình thức của cảm thọ, vui, buồn, trung tính.

3/.Tâm Niệm Xứ (心念處;  P: citte cittānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā;  S: citta-smṛty-upasthāna),  còn gọi là Tâm Niệm Trụhay Quán Tâm Vô Thường:  Đó là Chánh niệm về Tâm, quán và toàn chứng được tâm là Vô thường.

Quán tưởng cái tâm nhỏ hẹp của mình luôn luôn thay đổi, mới nghĩ thế này liền nghĩ thế khác, lúc thương yêu đắm đuối lúc thù hận ngập tràn, lúc thân lúc thù, lúc vui lúc buồn, lúc thương lúc ghét, lúc hiền thiện lúc gian tà.

Tâm của chúng ta luôn luôn dính với cảnh trần bên ngoài (tâm phan duyên). Cảnh trần bên ngoài thuận ý, vừa tai thì vui thích. Cảnh trần bên ngoài nghịch ý, chói tai thì tức tối. Nếu chỉ chạy theo sự sai khiến của cái tâm vô thường như vậy, con người tạo tác không biết bao là chướng nghiệp khổ đau.

"Ðối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền" trong bài kệ “Cư Trần Lạc Đạo”  chỉ cho hành giả thản nhiên trước sự thịnh suy, thăng trầm của đời sống, bình thản trước những lời khen tiếng chê, vượt qua được sóng gió của cuộc đời; tất nhiên tâm của chúng ta vì thế mà được khinh an, tự tại rồi đó vậy.

Nơi Tâm, sự tỉnh giác thường được thực tập bằng cách Chánh niệm tập trung quán sát xem tâm ta có chứa chấp tham lam hay sân hận, xao lãng hay tập trung.

4/.Pháp Niệm Xứ (法念處;  P: dhammesu dhammānupassi viharati ātāpi sampajāno satimā;  S: dharma-smṛty-upasthāna), còn gọi là Pháp Niệm Trụhay Quán Pháp Vô Ngã:  Đó là Chánh niệm về Pháp, quán và toàn chứng được vạn pháp là Vô ngã.

Quán tưởng các pháp trên thế gian này đều không có thực thể thường hằng bất biến, gọi là Vô ngã. Tất cả chỉ là một dòng chuyển biến không ngừng của các Duyên, thấy đó mất đó. Chuyện gì rồi cũng đổi thay qua mau.

Trong kinh A Hàm, Ðức Phật có dạy: "Chư pháp tùng nhân duyên sanh. Chư pháp tùng nhân duyên diệt", nghĩa là muôn sự muôn vật trên đời tùy theo nhân duyên mà sinh ra, cũng tùy theo nhân duyên mà diệt đi. Không có cái gì, vật gì có thực tướng, không có cái gì, vật gì tồn tại vĩnh viễn.

Trong kinh Pháp Cú có chép:

Con tôi, tài sản tôi,
Người ngu sanh ưu não,
Tự ta, ta không có,
Con đâu, tài sản đâu.”
                                                           Bài kệ 62
“Với hận diệt hận thù,
Ðời này không có được.
Không hận diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.”
                                                           Bài kệ 5

Ngọn lửa không thể đốt hư không được, sẽ tự dập tắt thôi. Vô ngã chỉ đơn giản là như vậy.  Nơi Pháp, sự tỉnh giác thường được thực tập bằng cách Chánh niệm tập trung quán sát bản chất Vô ngã và hiện tượng Vô thường của các pháp là Thành–Trụ–Hoại–Không,để đoạn diệt chấp trước ái nhiễm.  Nói chung cả bốn lĩnh vực Chánh niệm đều là dạng của Không tính.
         
2) Chánh niệm và Tịnh Độ tông.
         
Việc tu tập của Tinh Độ tông ngày nay chọn Chánh niệm bằng cách thực hành Niệm Phật làm y cứ, được hình thành từ quá trình sau:
- Đại Sư Huệ Viễn (334-416):  là Sơ Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng “Niệm Phật Tam Muội”, tức “Niệm Phật Định” bằng phép Quán tưởng Niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứ tu học.
- Đại sư Tông Mật (784-841):  hiệu Khuê Phong, thuộc Ngũ Tổ Hoa Nghiêm tông, chứ không là Tổ Tịnh Độ tông, đã khởi xướng 4 phương pháp Niệm Phật bao gồm “Niệm Phật Tam Muội ”, tức “Niệm Phật Định” và “Niệm Phật Ba-la-mật” tức “Niệm Phật Tuệ”:
1/.Niệm Phật Định:Gồm có  Trì Danh Niệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật.  Hành giả thực hành niệm Phật, đó là Chánh niệm danh hiệu Phật "Nam mô A Di Đà Phật" hay “A Di Đà Phật, và cố gắng giữ tâm không bị loạn theo 3 cách sau:
Trì danh niệm Phật (hay Xưng danh niệm Phật):   Hành giả niệm danh hiệu Phật A Di Đà ra tiếng, hoặc có thể niệm thầm, hay khẽ động môi ở mọi nơi, mọi lúc, và ở mọi tư thế đi-đứng-nằm-ngồi.
Quán tượng niệm Phật:  Hành giả vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vừa chiêm ngưỡng hình tượng Phật A Di Đà.
Quán tưởng niệm Phật:  Hành giả vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vừa tâm tưởng toàn thân 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Phật A Di Đà đang phóng quang sắc vàng.
Niệm Phật theo 3 hình thức trên được gọi là Niệm Phật Tam-muội – tứcNiệm Phật Định, đó là An chỉ định (P: appanā-samādhi – Tuệ trong thiền định). Đạo Phật ở hình thái này biểu hiện tính tôn giáo, với đặc trưng vị Phật biểu tượngTịnh Độ biểu tượng.
2/.Niệm Phật Tuệ:  Gồm có  Thật Tướng niệm Phật.  Hành giả thực hành niệm Phật bằng Chánh niệm Di Đà tự tính, tức Không tính hay Phật tính, đó chính là Chánh niệm chân lý Duyên khởi– tức thật tướng của vạn pháp.
Di Đà tự tính = Vô thường tính + Vô ngã tính = Không tính = Phật tính
Hành giả hiểu rằng Tịnh độ Di Đà chính là Tịnh độ hiện thực nơi chính nội tâm của mình, đó là thế giới thanh tịnh hình thành từ sự cảm nhận sâu sắc chân lý Duyên khởi  với bình đẳng tính“Vô thường – Vô ngã” nơi mọi sự vật, vượt lên các đối đãi tương đối.  Nói cách khác, tịnh độ Di Đà chính là thế giới thanh tịnh được hình thành từ sự giác ngộ chân lý Duyên khởi của vũ trụ.
 
Thiền định.
          Thiền định 禪定=Thiền chỉ 禪止(P: Samatha bhāvanā;  S: Śamatha bhāvanā;  E: Samatha meditation, Tranquility meditation), nói ngắn làĐịnh, là phương pháp luyện tâm, giúp tâm tập trung không loạn động, định được chia làm 2 cấp:
          - Tĩnh lự(靜慮;  P: jhāna;  S: dhyāna):  Gồm các tầng bậc của định.
          - Tam muội(三昧;  P;S: samādhi):  Là đỉnh cao của định.

I. Tam giới định
Tam giới định là tĩnh lự trong Tam giới gồm:Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
         
1)Dục giới định(欲界定): Đây là định thuộc cõi Dục, còn được gọi là Dục định. Do định tâm ở cõi Dục không liên tục mà mất đi rất nhanh, nên cũng gọi là Điện quang định(định ánh chớp) ở giai đoạn trước khi vào Sơ thiền. Trong Luận Thành Thực quyển 11 thì cho rằng cõi Dục thực sự có thiền định và thiền định này có thể phát ra trí không động. 
         
2) Sắc giới định.
1/- Định Sơ thiền  (定初禪;  P: Paṭhama-jhāna;  S: Prathama-dhyāna):  Hành giả có cảm thọ hỉ lạc do đã xa lìa hẳn các dục và các pháp bất thiện ở Dục giới, gọi là ly sinh hỷ lạc, nhưng hai tâm sở “tầm” (phân biệt thô trọng) và “tứ” (phân biệt vi tế) vẫn còn hoạt động, cho nên vẫn còn phải đối trị.         
2/- Định Nhị thiền  (定二禪;  P: Dutiya-jhāna;  S: Dvitīya-dhyāna): Hành giả có cảm thọ hỉ lạc do định lực, hai tâm sở “tầm” và “tứ” đã dứt hẳn, gọi là định sinh hỷ lạc.
3/- Định Tam thiền (定三禪;  P: Tatiya-jhāna;  S: Tṛtīya-dhyāna):  Hành giả xả ly hai cảm thọ hỉ và lạc của bậc Nhị thiền, trụ nơi cảnh giới “phi khổ phi lạc” (gọi là “hành xả”), gọi là ly hỷ diệu lạc.       

4/- Định Tứ thiền (定四禪;  P: Catuttha-jhāna;  S: Caturtha-dhyāna):  Hành giả xả ly cảnh giới “phi khổ phi lạc” ở bậc Tam thiền, gọi là  xả niệm thanh tịnh.
Đặc tính của bốn bậc địnhSắc giới là hoàn toàn xuất ly những cảm thọ của Dục giới, chỉ tương ưng với những cảm thọ và quán tưởng của Sắc giới. Từ Sơ thiền cho đến Tứ thiền, các hoạt động tâm lý phát triển một cách tuần tự, hình thành các thế giới tinh thần không giống nhau; trong đó, ba bậc định ở trước được coi là ba nấc thang phương tiện để tiến lên nấc thang thứ tư. Bậc định Tứ thiền mới là bậc định chân thật.      

Tuy nhiên, thiền với bốn bậc định này vẫn chưa giúp hành giả giải thoát trọn vẹn, mà hãy còn bị động trong sinh tử luân hồi của ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), cho nên chúng thuộc về loại thiền hữu lậu(thiền còn vướng phiền não). Dù vậy, thiền với bốn bậc định đó có công năng giảm trừ phiền não, sinh các thiện pháp, làm chỗ y cứ cho giác ngộ-giải thoát, cho nên chúng được gọi là căn bản định.
         
3) Vô sắc giới định.
1/- ĐịnhKhông vô biên xứ (空無邊處;  P: Ākāsanañcāyatana;  S: Ākāśanantyāyatana):  Loại định này vượt khỏi sắc tướng (rūpa) sai biệt, có tư duy về cái tướng không giới hạn của không gian, và đồng nhất mình với không gian vô hạn đó.       
2/-ĐịnhThức vô biên xứ (識無邊處;  P: Viññāṇañcāyatana;  S: Vijñānanantyāyatana):  Loại định này vượt khỏi Không vô biên xứ, có tư duy về cái tướng không giới hạn của tâm thức, và đồng nhất mình với tâm thức không giới hạn đó.    
3/-ĐịnhVô sở hữu xứ (無所有處;  P: Ākiñcaññāyatana;  S: Ākiṃ-canyāyatana):  Loại định này vượt khỏi Thức vô biên xứ, có tư duy về cái tướng vô sở hữu, lìa được trạng thái không quán, thức quán và tâm sở hữu (không còn có bất cứ một hiện tượng gì) của vạn pháp.
4/- ĐịnhPhi tưởng phi phi tưởng xứ (非想非非想處;  P: Nevasaññā-nāsaññāyatana;  S: Naivasaṃjñā-nāsaṃjñā-yatana): Loại định này vượt khỏi Vô sở hữu xứ, tư duy về cái tướng không có tri giác mà cũng không phải là không có tri giác.
Image result for ancient city of polonnaruwa
Tượng đá Phật Thích Ca tọa thiền với thế bán già và ấn thiền tại Chùa Gal Viharaya, Polonnaruwa, Sri Lanka.
          - Dục giới địnhcòn được gọi làCận hành định (P: Upacāra-jhāna)
          - Sắc giới định  và Vô sắc giới định còn được gọi làAn chỉ định (P: Appanā- jhāna).
Tu tập theo Vô sắc giới định hành giả phải buông tâm không trú vào đâu cả, và như thế, tâm dễ mở rộng thênh thang; tuy nhiên việc thực hành có nhiều khó khăn hơn.
          Khi nhập vào An chỉ định, một trạng thái bất nhị xuất hiện, đó là chủ thể nhận thức và đối tượng được nhân thức trở thành một: “Một là tất cả, Tất cả là một” hay “Tiểu ngã là Đại ngã, Đại ngã là Tiểu ngã” . Đây được gọi là tuệ của thiền định(P: jhāna-ñāṇa).
Các bậc thiền có thể đè nén chế ngự được phiền não loại trung (P: pariyuṭṭhānakilasa) không phát sinh ở trong tâm. Hành giả có thể an hưởng sự an lạc của các bậc thiền, và có thể luyện pháp thần thông.
Các bậc thiền hữu sắc cho quả tái sinh cõi trời sắc giới phạm thiên. Các bậc thiền vô sắc cho quả tái sinh cõi trời vô sắc giới. Các bậc thiền đều có thể làm nền tảng, làm đối tượng cho pháp hành thiền tuệ.
II. Chánh định.
          Chánh định (正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi) còn được gọi là Sát-na định (P: Khaṇika-samādhi):  Đây là định tâm trên đối tượng ở mỗi danh pháp hoặc mỗi sắc pháp trong thời gian ngắn ngủi tùy theo nhân duyên của nó. Sát-na định này thuộc về pháp hành thiền tuệ.
          Trong kinh Đế Phân Biệt Tâm - Trung Bộ, luận về tiến trình giải thoát, đức Phật nói :  “Chánh định được tu tập cùng với 7 chi phần khác của Bát Thánh Đạo sẽ dẫn đến Chánh trí, và Chánh trí (P: Sammā-ñāṇa)sẽ dẫn đến Chánh giải thoát (P: Sammā-vimutti)”.
Trong thực tế, khi đạt được định của tứ thiền thì hành giả đã có khả năng hướng tâm tới việc thành tựu minh (P: vijja : thấy biết) về các đời sống quá khứ, về nghiệp và nghiệp quả, phát triển tuệ mạnh để đoạn trừ phiền não và nhập vào dòng thánh, thành tựu Niết Bàn (giải thoát) mà không phải tiếp tục đi vào Vô sắc giới định.
          Sở dĩ thiền của đức Phật không tiếp tục đi vào Vô sắc giới định là bởi sự kiện trước khi  thành đạo của đức Phật.  Đức Phật đã từng theo học với hai vị thầy trứ danh lúc bây giờ là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta.  Không lâu sau khi nhận họ làm thầy, Ngài đã chứng đến các tầng thiền định thứ bảy và thứ tám – Vô Sở Hữu Xứ và Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ, và ngài đã nhận ra rằng đây không phải là con đường đem lại an lạc và giải thoát.  Ngài đã từ giả họ và sau đó đã tự khám phá ra con đường Thiền tuệ đưa ngài đến quả vị Phật – bậc toàn giác giải thoát.
         
Định tâm mạnh mẽ là điều kiện tạo ra ánh sáng mạnh mẽ, đó là ánh sáng tâm trí với thiền quán như được nói đến trong kinh Tăng Chi, chương nói về Hào quang (P: ābhāvagga). Chính nhờ ánh sáng ấy mà hành giả có thể đi sâu hay thể nhập vào sự thực chân đế (P: paramattha sacca). Đó là khả năng “nhận biết rõ ràng” hoặc “nhận thấy như thực” (P: yathābhūtaṁ pajānāti) những thực thể vi tế của tâm và vật gọi là các pháp chân đế (P: paramattha dhamma).

III. Chướng ngại trong thiền định.

Có năm chướng ngại chính cản trở sự thực hành thiền định gọi là Ngũ triền cái. Hành giả cần tu tập Ngũ thiền chi để chế ngự các chướng ngại này [Xin xem mục từ Triền cái và Thiền chi].

IV. Các chọn lựa đối tượng thích hợp ở thiền định.
         
1) Theo tính khí.
Có 6 loại tính khí với 40 đối tượng cho thiền định.
+ Tính tham dục(tham hạnh) :  Chọn niệm thân bất tịnh, là 10 tướng tử thi như – phình trương, sưng bầm, máu mủ, nứt nẻ, gặm khởi, rã rời, phân tán, chảy máu, bị trùng ăn và bộ xương.
          + Tính sân hận (sân hạnh) :  Chọn niệm bốn tâm vô lượng, là Từ, Bi, Hỷ, Xả và 4 biến xứ (kasiṇa) xanh-vàng-đỏ-trắng.
          + Tính si mê (si hạnh) + Tính tán loạn (tầm hạnh) :  Chọn niệm tức, là hơi thở.
          + Tính tình cảm (tín hạnh,dễ tin) :  Chọn 6 niệm trong Thập tùy niệm, là niệm Phật, Pháp, Tăng, Giới, Thí, Thiên.
          + Tính lý trí (giác hạnh) :  Chọn niệm tử, niệm chán thức ăn.
         
2) Theo loại tâm.
          Có 2 loại tâm với 7 đối tượng của Thất Giác Chi cho thiền định (theo Tăng Chi Bộ kinh) :
          + Tâm dao động (trạo cử):  Niệm, Khinh An, Định, Xả.
+ Tâm thụ động (hôn trầm):  Trạch Pháp, Tinh Tấn, Hỷ.
V. Các chuẩn bị cho thiền định.
Có 25 phương tiện.
          1/. Năm duyên : - Giữ giới thanh tịnh. - Thức ăn, áo mặc. - Nơi ở thanh tịnh. - Bớt việc không cần thiết (duyên vụ).
2/.Năm dục:  Bỏ đi - sắc, thinh, hương, vị, xúc.
          3/. Năm triền cái:  Bỏ đi.
          4/. Năm điều hòa:  - Ăn uống  - Ngủ nghỉ  - Thân  - Hơi thở  - Tâm
          5/. Năm thực hành: - Thực tiễn  - Tinh tấn  - Niệm  - Định  - Tuệ.
o0o

Thiền tuệ = Thiền quán “Tứ Niệm Xứ”.

I. Ý nghĩa của thiền tuệ.

Thiền tuệ 禪慧= Thiền quán 禪觀= (P: Vipassanā bhāvanā;  S: Vipaśyanā bhāvanā;  E: Vipassana meditation; Insight meditation).       
Thiền tuệlà khám phá trọng đại của đức Phật Thích Ca, vượt lên hẳn đối với phương pháp thiền truyền thống của Ấn giáo. 
Thiền tuệ có mục đích làm cho tuệ phát triểnthôngqua quá trình công phu quán sát các đối tượng đang hiện hữu, diễn biến trong thân và tâm với mục đích để thấy ra Duyên khởitính Vô thường tínhVô ngã tính nơi chúng.Đó là tâm thức nhận chân bản chất của đối tượng.
Kết quả sau cùng là đắc tuệ (giác ngộ-giải thoát), là mục tiêu tối hậu và là đặc thù của Phật giáo. Tuệ giác tối hậu “biện tài vô ngại” này giải tỏa rốt ráo các mối nghi vốn còn tồn tại, có thể cụ thể như sau:
+ Năm loại hoài nghi về quá khứ(không chắc chắn): “Ðời trước có ta phải không? Ðời trước không có ta phải không? Ðời trước ta là gì? Ðời trước ta như thế nào? Ðời trước của ta từ đâu sanh lại?
+ Năm loại hoài nghi vềtương lai: “Ðời sau ta có phải không? Ðời sau không có ta phải không? Ðời sau ta là gì? Ðời sau ta như thế nào? Ðời sau ta chết sẽ sanh về đâu?
+ Sáu loại hoài nghi về hiện tại: “Là ta chăng? Không phải là ta chăng? Hiện giờ ta là cái gì? Hiện giờ ta như thế nào? Từ kiếp sống nào ta sanh ra ở kiếp này? Nếu ta chết ta sẽ sanh về đâu?”

Đây là những thứ hoài nghi chính, dễ dàng dẫn con người đến những tà kiến, những niềm tin hay đức tin mê lầm tai hại. Vì thế, tuệ suy lý được xem như sự thấu hiểu nhanh chóng – là đốn ngộ; tuy nhiên sau đó, hành giả phải tiệm tu bằng con đường thiền tập nhằm giải trừ các tập khí lâu đời để đi đến giác ngộ viên mãn. Kệ rằng:

Đốn ngộ tuy đồng Phật              頓悟雖同佛
Đa sanh tập khí thâm                 多生習氣深
Phong đình ba thượng dũng        風停波尚涌  
Lý hiện niệm du xâm.                 理現念猶侵  

Dịch: 

Đốn ngộ tuy đồng Phật
Nhiều đời tập khí sâu
Gió dừng sóng vẫn vỗ
Lý hiện niệm còn xâm.
II. Chướng ngại trong thiền tuệ - Mười kết sử.
+  Năm hạ phần kết sử.    + Năm thượng phần kết sử.
[Xin xem mục từ Kết sử]
 
III. Pháp học thiền quán Tứ Niệm Xứ(nhận thức):
Khác với nhận thức thông tục trên đối tượng là kháiniệm chế định, nhận thức thiền quán trên đối tượng là thực tính.  Nhận thức thiền quán trên vạn pháp - tức vạn sự vạn vật - là thấy biết thực tính của vạn pháp đó, gồm 5 cách sau :
         
1) Tưởng tri(P: Sañjānati):  Biết bằngtưởng(ngoại trừ tưởng trong 5 thức giác quan) về thực tánh của pháp.
- Tưởng tri có thể là nhận thức xuất thế gian; hoặc bằng khái niệm chế định có thực mang tính thiện (vjjamana pannatti : như sự vật bố thí) hay khái niệm chế định không có thực mang tính thiện của pháp đó (avjjamana pannatti : như  sự hiếu thảo)
- Tưởng tri có thể là nhận thức thế gian (có 2 mặt thiện-bất thiện). 
Tưởng tri là loại nhận thức chúng ta sử dụng thường ngày. Loại tri này lệ thuộc vào ký ứcvà sự đặt tên. Mắt ta thấy một cây bút, ta không quán sát gì nhiều nhưng vẫn biết ngay đó là một cây bút. Đó là tưởng tri. Tưởng tri nhờ cậy vào sự hiểu biết và sự định danh đã có trong quá khứ.
Tưởng tri chỉ có thể cung cấp dữ liệu hay soi chiếu đối tượng, chứ không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán
         
2) Thức tri(P: Vijanati):  Biết bằng kiến thức, là khái niệm chế định có được từ vay mượn bên ngoài, là nhận thức thế gian với mặt thiện, như ở các lãnh vực khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.  Thức tri có chức năng như tưởng tri và không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
         
3) Thắng tri(P: Abhijānāti) :  Biết bằng đắc định, là khả năng nhận thức bằng giác quan của định sắc giới hay định vô sắc giới đạt được vi tế hơn nhận thức của dục giới.  Ví dụ khả năng thấy xuyên tường, nghe được ngôn ngữ của các loài khác…, những khả năng này có thể hổ trợ cho thiền quán, nhất là khi cần thấy rõ diễn biến thay đổi cực kỳ vi tế trong hiện tượng vật lý hay tâm lý mà người bình thường không thể biết được.
            Thực ra, Thắng tri là một loại Tưởng tri nhưng kèm theo toàn bộ hiểu biết về đối tượng, thay vì chỉ định danh (xác định nó là cái gì), rồi bỏ qua như Tưởng tri, thì Thắng Tri lại có sự tập trung, dồn hết hiểu biết đã có vào đối tượng. Ví dụ khi dịch một từ nào đó, ta dồn hết hiểu biết đã có, kinh nghiệm đã có vào từ ngữ ấy. Cái tri này gọi là Thắng tri.
         
Đỉnh cao của Thắng tri gọi là thần thông 神通. Có 5 loại Thắng tri hay 5 loại Thần thông sau:
          1/.Thần túc triThần túc thông 神足通:  Khả năng đi lại khắp nơi trong nháy mắt.
          2/.Thiên nhãn tri- Thiên nhãn thông 天眼通: Khả năng thấy không hạn chế các sự vật và vòng luân hồi.
3/.Thiên nhĩ tri -  Thiên nhĩ thông 天耳通:  Khả năng nghe được âm thanh mọi loài (kể cả chư thiên).
          4/.Tha tâm tri- Tha tâm thông他心通:  Khả năng biết được tâm ý, suy nghĩ của người khác.
          5/.Túc mạng tri- Túc mạng thông 宿命通: Khả năng thấy biết được các kiếp sống đã qua của mình.
          Năm tri Thần thông này được gọi là Tục trí, đạt được do tứ thiền định mang lại và thường được xem là phó sảncủa bậc giác ngộ. Thật vậy, con người không thể sống còn và thoát khỏi mọi đau khổ bằng Thần thông hay Phép lạ như thường nói đến ở các tôn giáo. Do đó, nếu không khéo thấy ra giá trị nhất thời và khả năng hạn hữu của Thần thông-Phép lạ, con người sẽ dễ sa vào mê tín và đau khổ triền miên. Khi cần thiết thì bậc giác ngộ với Liễu tri (xem bên dưới) sẽ soi sáng việc sử dụng Thần thông-Phép lạ, thiết thực trong việc độ sinh.
Thắng tri cũng có 2 mặt lợi hại đối lập nhau và không là nhận thức trực tiếp trong thiền quán.
          4) Tuệ tri(P: Pajānāti):   Biết bằng tuệ giác (P: paññā, ñāṇa;  E: come to know), đây là cái biết trong sáng, khách quan, vượt ngoài ngôn ngữ và khái niệm, thấy được thực tính của pháp, là sự nhận biết rõ rệt chứ không hời hợt như trong quán sát và nhờ cậy vào ký ức.
Tuệ tri chính là nhận thức trực tiếp trong thiền tuệ.  Khởi đầu của tuệ tri là Chánh niệm - Tỉnh giác (P: Sati-sampajañña-ñāṇa).  Chánh tri kiến có nhiệm vụ tuệ tri thực tính của pháp, còn Chánh tư duy xác định lại thực tính này, vì Chánh tri kiến chỉ trải nghiệm hay chứng kiến thực tính chứ không xác định được thực tính.
Trong 5 cách nhận thức, chỉ có Tuệ tri - kết thành từ 3 yếu tố Chánh tri kiến (= Tỉnh giác), Chánh tinh tấn và Chánh niệm - là nhận thức trực tiếp thực tính của pháp từ đối tượng trong pháp hành thiền quán.
          5) Liễu tri(P: Parijānāti):  Biết bằng giác tríhay tuệ giác(P: bodhinãnã hay sambodhi) của bậc đã giác ngộ, là thành tựu trọn vẹn của tuệ tri, không là nhận thức trong khi đang tiến hành thiền quán.
          Liễu tri là tri đi kèm toàn bộ hiểu biết đầy đủ và chính xác về đối tượng, mang ý khách quan, khác với Thắng tri, loại tri dựa vào kinh nghiệm cá nhân, mang ý chủ quan. Chúng ta dễ có “Thắng tri về đối tượng” chứ không dễ có “Liễu tri về đối tượng”. Liễu Tri được xem là loại tri cao nhất.
          Liễu tri còn gọi là thần thông thứ sáu, là Lậu tận thông漏盡通hay Lậu tận trí  hay Chân trí, đạt được do thâm nhập quán nơi bậc giác ngộ A-la-hán (Bồ-tát hay Phật trong Phật giáo Bắc truyền). Đó là khả năng đoạn tận phiền não. Đây cũng là điểm được xem là khác biệt và vượt trội hơn so với các tôn giáo, ngoại đạo khác.

IV. Pháp hành thiền quán Tứ Niệm Xứ(thực hành):

Tứ Niệm Xứ(四念處;  P: Satipaṭṭhāna;  S: Smṛtyupasthāna;  E: The four awakening foundations of mindfulness): Là 4 lĩnh vực niệm gồm thân, thọ, tâm, pháp.
Đối tượng của thiền quán là pháp với thực tính của nó nhằm mục đích hóa giải ảo tưởng, ảo kiến về ngã và pháp – là tâm điểm của phiền não và bị động trong sinh tử luân hồi.  Với định hướng đó, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành Tứ Niệm Xứ để thấy biết được thực tính của các pháp, thông qua việc tu tập thiền quán trên 4 pháp, đó là thân, thọ, tâm, pháp.
         
1/. Quán thân niệm xứ (觀身念處;  P: Kāyanupassanā satipaṭṭhāna), còn gọi là Quán thân trên thân(P: Kāye kāyanupassanā): Hành giả thực hành quán và làm chủ thân.  Đó là Duyên khởi soi sáng thấy rõ thực tính của thân ngay trên chính cái thân ấy như nó đang là, chứ không phải là cái thân mà chúng ta nghĩ qua những ý niệm hay tưởng tượng.  Sau đây là một số đối tượng quán thân được giới thiệu trong kinh Đại Tứ Niệm Xứ :
          +Hơi thở vô ra.                         + Bốn oai nghi:  đi, đứng, ngồi, nằm.
+Tất cả hành động.                  + Bốn đại:  địa, thủy, hỏa, phong.
+32 thể trược.                          + Chín loại tử thi.  
         
2/. Quán thọ niệm xứ (觀受念處;  P: Vedanānupassanā  satipaṭṭhāna), còn gọi làQuán thọ trên thọ (P: Vedanāsu  vedanānupassanā):  Hành giả thực hành quán và làm chủ cảm xúc.  Đó không nhằm để tránh khổ tìm vui, mà là Duyên khởi soi sáng thấy rõthực tính của các cảm xúc như nó đang là, khổ là khổ, lạc là lạc, không tham ưu, không thủ xả.  Trong khổ không bất mãn, trong lạc không đam mê, đó là khổ lạc đúng với thực tính của nó.  Thọ có sẵn nơi mỗi chúng sinh, đối tượng của quán thọ:
                    + Cảm xúc khổ  (khó chịu, buồn, …)
                    + Cảm xúc lạc (dễ chịu, vui, …)
                    + Cảm xúc không khổ-không lạc
          Cảm xúc có thể đến từ tự thân hay do ngũ dục. Ngũ dục là 5 sự ham muốn của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ Trần.
1. Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt.
2. Thinh dục : Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….
3. Hương dục : Ham muốn mùi thơm ngạt ngào….
4. Vị dục : Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…
5. Xúc dục : Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu….
Ngũ dục dưới dạng khác :
1. Tài dục : Ham muốn của cải.
2. Sắc dục : Tham sắc đẹp.
3. Danh dục : Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt.
4. Thực dục : Tham muốn thức ăn ngon nhiều.
5. Thùy dục : Tham muốn ngủ nghỉ nhiều.
          
3/. Quán tâm niệm xứ (觀心念處;  P: Cittānupassanā satipaṭṭhāna) Quán tâm trên tâm (P: Citte cittanupassanā):  Hành giả thực hành  quán và làm chủ tâm.  Đó là với Duyên khởi tính, sẽ soi sáng thấy rõ  thực tính của tâm  như nó đang là, nghĩa là không cần có một kết luận nào về tâm, mà chính là cần thấy rõ tâm mình đang như thế nào hay không.  Chỉ cần khi tâm có tham, có sân, có si…, thì nhận rõ tâm đang có tham, có sân, có si…; khi tâm không tham, không sân, không si, …, thì nhận rõ tâm đang không tham, không sân, không si,… mà không cần phê phán, giữ lại hay bỏ đi gì cả.  Tâm gì khởi lên không quan trọng, mà quan trọng là có thấy được bản tính Duyên khởi đích thực của nó, là thực tính của tâm như nó đang là.
Hành giả tập trung theo dõi và biết rõ 16 loại tâm qua tám cặp:
+ Tâm có tham hay tâm không có tham.
+Tâm có sân hay tâm không có sân.
+Tâm có si hay tâm không có si.
+Tâm có tập trung hay tâm tán loạn.
+Tâm quảng đại hay tâm không quảng đại.
+Tâm giới hạn hay tâm vô thượng.
+ Tâm có định hay tâm không có định.
+Tâm giải thoát hay tâm không giải thoát.
         
4/.Quán pháp niệm xứ (觀法念處;  P: Dhammānupassanā satipaṭṭhāna), còn gọi là Quán pháp trên pháp(P : Dhammesu dhammanupassanā):   Hành giả thực hành quán và làm chủ ý niệm trong tâm  hay quán các đối tượng của tâm.  Đó là Duyên khởi soi sáng để thấy rõ thực tính của các pháp như nó đang là, nghĩa là thực tính sinh diệt không thực của chúng. Một số đối tượng thực hành quán pháp trên pháp là :
          +Năm triền cái.               + Năm thủ uẩn.                + Tứ thánh đế.
+ Thất giác chi.                + Mười hai xứ.
Mười hai xứ gồm 6 nội xứ  là sáu giác quan gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý (não) và 6 ngoại xứ là sáu đối tượng nhận thức gồm hình dáng và màu sắc đối với mắt, âm thanh đối với tai, các mùi đối với mũi, các vị đối với lưỡi, vật xúc chạm đối với thân và các thứ hình dung như ký ức và vọng tưởng.
                              Nội dung của Tứ Niệm Xứ nhằm sáng tỏ thực tính của Thân, thực tính của Thọ, thực tính của Tâm, thực tính của Pháp. Đó chính là thực tính Duyên khởi, là thực tính Vô thường + Vô ngã của Thân-Thọ-Tâm-Pháp.  Thật vậy, trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 có ghi như sau:
“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc chân lý Duyên khởi  – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự vật””.
          Có thể nói rằng tuệ chứng của thiền quán là tuệ nghiệpcủa bậc giác ngộ - chủ động Nhân Quả và Sinh Tử luân hồi, là mãi vượt thoát mê nghiệpcủa chúng sinh.
                              - Thánh Đạo nào đã chứng.
                              - Thánh Quả nào đã chứng.
                              - Niết Bàn đã chứng qua Thánh Đạo-Quả nào.
                              - Những phiền não hay kết sử nào đã diệt tận.
                              - Những phiền não hay kết sử nào chưa diệt.

Thiền Tổ Sư

I. Tư tưởng thiền Tổ sư.

Thiền Tổ sư (禪祖師;  E: Patriarchal meditation) là  Thiền Phật giáo Phát triển, còn được gọi là Thiền Nhất thừa, Thiền Tối thượng thừa, Thiền công án hay Thiền thoại đầu do các vị tổ sư thiền của sáng tác, dựa vào tinh thần của các bộ luận Phật giáo.

Tư tưởng thiềnPhật giáo từ thời đức Phật đã được duy trì và được chú giải chi tiết hóa thích nghi qua tác phẩm Thanh Tịnh Đạo Luận vào thế kỷ thứ 5 CN bởi ngài Buddhaghosa (Phật Âm).  Bên cạnh đó, cũng có những ý tưởng về thiền của các tổ sư được cho là phù hợp cho các đối tượng theo từng trình độ, theo từng bản địa với những hình thức diễn đạt đa dạng. Tuy những phương pháp này có những nét riêng, nhưng nét chung là Chánh tri kiến “Duyên khởi” thì không khác.

Những phân tích dưới đây cho thấy Thiền Tổ sư đồng nhất quá trình Thiền định và Thiền tuệ theo tư tưởng “ĐịnhsinhTuệ”. Điều này khác vớiThiền Như Lai tách biệt ra cơ cấu Thiền địnhThiền tuệ. [Xin xem các mục từ Tam vô lậu và Tam tuệ]
         
1) Tư tưởng thiền Tổ sư theo Bồ-tát luận

Bồ-tát(菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva) là danh hiệu đã từng xuất hiện trong kinh Bổn Sanh (P: Jataka), thuộc Tiểu Bộ kinh ghi chép vào thế kỷ III tCN, dùng để chỉ người có chí nguyện cầu tuệ giác (P: boddhi), sắp thành Phật và luôn tận lực độ cho chúng sinh. Tuy nhiên, sự hình thành mô hình này chỉ bắt đầu hiện thực vào khoảng 500 đến 600 năm sau khi đức Phật nhập diệt.  Bồ-tát được xem là hành giả có tâm huyết phát nguyện “tự độ-độ tha, tự giác-giác tha”. Theo đó, nguyên tắc đạo đức và giáo dục của Phật giáo là “Từ Bi-Trí Tuệ”, luôn là đối tượng gắn kết với hành giả trong khi tu tập và sau khi đã thành tựu định và tuệ.
          + Từ :  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
          +Bi :  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
+Trí tuệ :  Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người ” (Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147).
         
Từ bi-Trí tuệ kỳ thực đã khởi phát từ chân lý Duyên khởi, được thể hiện ở hành động ứng xử trong nhập thế, nó thể hiện một tình cảm rộng lớn mà không trói buộc, song hành cùng một lý trí không vướng mắc.  Đây là hai phẩm chất chủ đạo trong các phẩm chất Ba-la-mật (vượt thoát), và hành động trên hai phẩm chất Từ bi-Trí tuệ này được gọi là Duy tác (P:  Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).
Thực hành hạnh Bồ-tát là thực hành đúng nghĩa hai phẩm chất Từ bi-Trí tuệ này, là đồng nghĩa với Ba-la-mật hóa mọi hành động trong cuộc sống, trong đó Lục Ba-la-mật hay Thập Ba-la-mật chỉ là đại diện điển hình trong tu tập.
          Tư tưởng thiền trong Bồ-tát luận rất được phổ biến trong thiền Tây Tạng.
           
2) Tư tưởng thiền Tổ sư theo Phật tính luận
Phật tính(佛性;  P: Buddhatā, Buddha-subuddhatā;  S: Buddhatā, Buddha-svabhāva;  E: Buddha-nature) là thuật ngữ được xem là được suy diễn từ kinh Lượng Bộ – Wikipedia(經量部;  S: Sautrāntika), được ghi chép vào khoảng 150 tCN.

Theo kinh Lượng Bộ, có một Thức tinh vihơn thức thông thường, từ đó đời sống con người sinh ra và chính Thức tinh vi đó sẽ tái sinh.  Kinh còn cho rằng, mỗi một hiện tượng thật sự chỉ hiện hữu trong một khoảnh khắc cực nhỏ – được gọi là Sát-na – và mỗi quá trình chỉ là tiếp nối những khoảnh khắc đó, mỗi quá trình thông qua thời gian chỉ là ảo ảnh.

Kinh Lượng Bộ xem Niết-bàn (涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa) là sản phẩm của sự phủ nhận (E: negation) của tư duy, là sự tịch diệt.  Theo đó, mọi loài đều có thể đạt giác ngộ và trở thành một vị Phật, không bị đời sống hiện tại hạn chế.
Có nhiều quan điểm về Phật tính, như: - mọi loài đều có Phật tính hay không, - liệu thiên nhiên vô sinh vô tri như đất đá có Phật tính hay không … ?
Tuy nhiên có 2 nhận xét có thể thấy như sau:

1.- Nếu First law of thermodynamics - Wikipedia].

2.- Nếu Phật tính được xem là nhận thức tiên khởi đưa tới khai mở tuệ giác – là chân lý Duyên khởi – thì ‘Phật tính’ có lẽ là đối tượng khá hữu hiệu cho kết quả trong thiền tuệ. Bởi Phật tính có thể hiểu như là Giác tính,  là Duyên khởi tính,  là Không tính(S: Śūnyatā),  là Pháp tính(S: Dharmatā), là Chân như tính(真如;  P;S: Tathatā, Bhūtatathatā) … Tất cả các tính chất này đều đồng nghĩa, và là tính chất luôn hiện hữu hiển nhiên nơi mọi sự mọi vật.
         
Tác phẩm Trung Quán Luận được cho rằng đã được ngài Long Thọ Thụ (龍樹;  S: Nāgārjuna) tổng hợp như trên từ lý Duyên khởi và bộ kinh Bát-nhã nguyên thủy (S: Prajnaparamita-sutra) làm nền tảng của tư tưởng Không tính về sau, như trong phẩm thứ 24 – Quán Tứ Đế của Trung Quán Luận có trình bày sau:
                  
Nhân duyên sanh các pháp                  

Ta nói tức là Không         
Cũng gọi là Giả danh       
Cũng gọi nghĩa Trung đạo.        
         
Cũng nên biết rằng người tu trước phải thông rõ Phật tính trên bước đường tu của mình để tránh lầm lạc, thứ đến là để thấy rõ chuyển biến các tập khí xấu hãy còn tồn tại. Điều này đã được thấy chỉ dẫn trong các kinh điển Bắc truyền sau:
          - Kinh Pháp Hoa (S: Sadharmapundarika-sutra): “Đốn ngộ Phật thừa, còn phải tiệm tu Bồ-tát hạnh, sau mới chứng thành Phật quả”.
          - Kinh Hoa Nghiêm (S: Avatamsaka-sutra):  “Trước phải đốn ngộ, sau mới tiệm tu”.
           Tư tưởng thiền theo Phật tính luận rất được phổ biến trong thiền Trung Hoa, thiềnTriều Tiên, thiền Nhật Bản, thiền Việt Nam.

3) Tư tưởng thiền tổ sư theo Duy thức luận:

trong kinh Lượng Bộ (mục 2) nói trên) còn đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành Duy thức tông(唯識宗;  S: Vijñānavādin, Yogācāra). Thức này luân chuyển trong vòng sinh tử, và với cái chết thì bốn uẩn còn lại [thọ, tưởng, hành, thức thuộc Ngũ uẩn(五蘊;  P: Panca-khandha;  S: Panca-skandha;  E: The Five Aggregates)]chìm lắng trong thức đó.  Và Niết-bàn (涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa) là sản phẩm của sự phủ nhận (E: negation) của tư duy, là sự tịch diệt của 4 uẩn này.  Bấy giờ, Thức tinh vi được hoàn nguyên và được gọi là Bạch tịnh thức.

Thực ra, Duy Thức tông đã dựa vào mối tương quan của 2 học thuyết cơ bản, đó là Lục thức và Ngũ uẩn, mà cả 2 lại là hệ quả của lý Duyên khởi, trong đó:
- Thọ uẩn(# tình cảm) tương quan với Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức.
- Tưởng uẩn(# lý trí)  tương quan với Ý thức.
- Hành uẩn(# ý chí) tương quan với Mạt-na thức.
- Thức uẩn tương quan với A-lại-da-thức (# ký ức, bao gồmý thức-tiềm thức-vô thức).

Vì thế, hệ thống 8 thức của Duy Thức tông do Vô Trước (S: Asanga, 410-500) và Thế Thân (S: Vashbandhu, 420-500) sáng lập cũng chỉ ra tính không thực thể, tức Duyên khởi tính.  Do đó, hành giả thiền có thể mượn đây làm đối tượng để tháo gỡ các chấp mắc thủ giữ của tâm thức gồm thọ-tưởng-hành-thức.

Như vậy, có thể thấy rằng thiền Phật giáo về cơ bản trước sau vẫn hàm chứa nội dung như nhất – đó là lý Duyên khởi, khai thông mọi bế tắc do chấp thủ; còn về hình thức thì được chia chẻ làm nhiều phương tiện khế hợp với căn tính (trình độ) và hoàn cảnh sống theo từng thời kỳ, từng bản địacủa con người.

II. Thực hành thiền Tổ sư.

Sự xuất hiện của thiền Tổ sư được chư Tổ gắn với sự tích “Niêm hoa vi tiếu 拈花微笑”, nghĩa là “cầm hoa mỉm cười”. Đây là câu nói thường được dùng để chỉ việc truyền pháp nằm ngoài ngôn ngữ của đức Phật Thích Ca cho vị Tổ thứ nhất là Ma-ha Ca-diếp (P: Mahākassapa;  S: Mahākāśyapa), là cách “Dĩ tâm truyền tâm - Giáo ngoại biệt truyền”, một danh hiệu mà chư vị Thiền sư tự đặt cho trường phái của mình.

Theo Vô môn quan, Công án thứ 6 – một cách trình bày ngắn gọn của sự kiện này – Phật bảo rằng: “Ta có Chính pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, Thật tướng không tướng, Vi diệu pháp môn, Bất lập văn tự, Giáo ngoại biệt truyền, nay trao lại cho Ma-ha Ca-diếp”.

Ma-ha Ca-diếp vì vậy mà được xem là Tổ thứ nhất của Thiền Tổ sư, tức Thiền tông. Thiền Tổ sư được trao truyền tiếp nối qua các vị Tổ sư. Tổ thứ 28 ở Ấn độ là Bồ-đề Đạt-ma mang pháp thiền này truyền bá sang Trung Hoa và trở thành Sơ tổ của Tổ sư thiền Trung Hoa. Sự xuất hiện của Tổ sư thiền ở Trung Hoa được gắn liền với 4 câu kệ: 

Bất lập văn tự       
Giáo ngoại biệt truyền     
Trực chỉ Chân tâm 
Kiến tính thành Phật.


- Bất lập văn tự  (= Không lập văn tự):  Nơi “Niêm hoa vi tiếu”, khi đức Phật đưa cành hoa lên, ngài Ca-diếp ngay đó nhận ra (đốn ngộ) thì không cần nói thêm một lời nào nữa mà mọi việc hoàn toàn sáng tỏ. Lại nữa, nếu dùng ngôn từ để diễn tả thì không một lời nào thích hợp, vì đây là chỗ “Ngôn ngữ đạo đoạn. Tâm hành xứ diệt - Đường ngôn ngữ dứt. Bặt dấu tâm hành”. Vì vậy tìm hiểu ý nghĩa của việc đưa cành hoa lên không dính gì đến thực ý của “Niêm hoa vi tiếu”.
- Giáo ngoại biệt truyền(Truyền riêng ngoài giáo):  Giáo lý là văn tự. Nơi đây, giáo lý được ví như ngón tay chỉ mặt trăng, không phải là chính mặt trăng (kinh Viên Giác). Người tu theo thiền Tổ sư, khi chưa ngộ thì nương theo ngón tay (giáo lý) để nhận ra mặt trăng (ngộ), không được xem giáo lý là mặt trăng, không xem việc hiểu được kinh luận là đã đạt đến chỗ cứu cánh.
- Trực chỉ Chân tâm          (Chỉ thẳng Chân lý):  Là chỉ cho thấy rằng Chân lý  xưa nay vốn trong lặng. Chân lý ấy không sinh không diệt, không sạch không nhơ, không thêm không bớt... nơi phiền não mà không loạn động, trụ trần lao mà không nhiễm ô, nên nói Chân lý xưa nay trong sạch.
- Kiến tính thành Phật  (Thấy tính thành Phật):  Thấy tính là thấy Duyên khởi tínhhay Không tính, rồi y cứ vào đó mà tu để thành tựu  Phật quả.

1) Thiền  Tổ sư với phương thức khai ngộ.                   
Các thiền sư thường sử dụng nhiều cách thức khác nhau để khai ngộ cho người. Ở đây lược nêu hai phương thức thường được sử dụng.

1/.Cắt đứt dòng tâm thức.

1. Dùng động tác: Người thầy tạo ra một tác động nhằm cắt đứt dòng tâm thức đang vận hành trên tâm người hỏi đạo. Làm được điều này, thức tạm thời ngưng nghỉ, tâm tạm thời không bị che đậy, nếu người hỏi đạo có căn tánh phù hợp thì ngộ xuất hiện.  Để thực hiện phương thức này, các thiền sư có những hành động có vẻ kỳ lạ như đánh, hét… hoặc cực đoan hơn là đạp mạnh hay chèn nát chân người đệ tử.
Thiền sư Đức Sơn hay đánh. Câu nói nổi tiếng của ngài: “Nói không được đánh 30 gậy. Nói được đánh 30 gậy”.
Thiền sư Lâm Tế hay hét. Một tiếng hét khiến người tự ngộ.
Trước Mã Tổ, sư Thủy Lão đứng chấp tay thưa hỏi:
- Ý Tổ sư sang Đông là gì?

Mã Tổ nói:
- Ngươi lại gần đây vái lạy đi.
 Thủy Lão đến gần quì xuống lạy, Mã Tổ liền tống cho một đạp thật mạnh, té lăn ra đất, và … đại ngộ. Thủy Lão lồm cồm bò dậy, vỗ tay cười lớn nói:
           - Lạ thật! Lạ thật! Trăm ngàn tam muội, vô lượng diệu nghĩa chỉ ở trên đầu một sợi lông mà hiểu rõ căn nguyên.
Nói rồi Thủy Lão  vái lạy lui ra. Về sau Thủy Lão thường bảo chúng: “Ta từ buổi bị Mã đại sư đạp cho một đạp, đến nay cười mãi không thôi”.

2. Dùng ngôn từ: Trong trường hợp dùng ngôn từ để trả lời câu hỏi của người học đạo, nhiều khi câu trả lời nghe như lạc đề, không dính gì đến câu hỏi.
* Một Tăng hỏi Hòa thượng Đông Sơn:
- Phật là gì?
Sư đáp:
- Ba cân mè.

Ở đây chúng ta cần lưu ý, việc sử dụng phương cách nào, đối với ai, vào lúc nào … là sự cảm ứng của người thầy với căn cơ người đệ tử, không phải là một hành vi tùy tiện, cũng không lặp đi lặp lại một cách sáo rỗng. Nhiều người không hiểu, bắt chước theo các thiền sư một cách bừa bãi, khiến cho các hành động hay lời nói vốn có tác động cao quí, là khai ngộ cho người, trở thành những hành vi thô lỗ dung tục.

2/.Ngay dụng nhận thể.

Do sự thấy, nghe, cử động… là dụng của tâm. Do dụng không lìa thể nên có thể ngay nơi dụng mà nhận thể. Với phương thức này, các ngài có thể dùng những hành động bình thường để khai ngộ cho người, như Phật đưa cành hoa lên, ngài Câu-chi đưa một ngón tay v.v… Sự khai ngộ theo phương thức này có vẻ bình thường, không lạ lùng.
* Một ông tăng hỏi thiền sư Triệu Châu:
- Tôi mới vào chùa mong ngài chỉ dạy.
Sư hỏi:
- Ăn cháo chưa?
Tăng đáp:
- Ăn cháo rồi.
Sư nói:
- Rửa bát đi.
Tăng liền ngộ.     
* Ngài Sùng Tín ở Long Đàm thưa với thiền sư Đạo Ngộ:
- Từ ngày con vào đây đến giờ chưa được Thầy chỉ dạy tâm yếu.
Đạo Ngộ đáp:
- Từ ngày ngươi tới đây, ta chưa từng chẳng chỉ dạy ngươi tâm yếu.
Sùng Tín hỏi:
- Chỉ dạy chỗ nào?
Đạo Ngộ nói:
- Ngươi dâng trà lên, ta vì ngươi mà tiếp. Ngươi bưng cơm lên, ta vì ngươi mà nhận. Ngươi xá lui ra, ta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu.
Ngài Sùng Tín cúi đầu yên lặng giây lâu.
Đạo Ngộ bảo:
- Thấy thì thẳng đấy liền thấy, suy nghĩ liền sai.
Ngay câu nói này, Sùng Tín được khai ngộ.

Qua các diễn giải nói trên, chúng ta thấy các hành động và lời nói của chư thiền sư trong một số trường hợp nhằm tạo ra tác động loại bỏ sự chế định biểu hiện của Thức. Khi sự chế định của Thức được soi sáng bởi Duyên khởi tính, tức Không tính, ngộ liền xuất hiện, nghĩa là Thức => Trí. Hiểu như thế, chúng ta dễ dàng nhận ra sự tương hợp giữa thiền  Tổ sư và giáo lý Năm uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức).
 
Tam vô lậu.

Tam vô lậu 三無漏:  Là 3 vô lậu, là 3 chuẩn mực về phẩm cách giải thoát của hành giả qua quá trình tu học đã đoạn tận phiền não, đó là:  Giới vô lậu – Định vô lậu – Tuệ vô lậu.

Trong đạo Phật, phẩm cách của một hành giả được đánh giá qua 3 tiêu chuẩn Giới Định Tuệ của hành giả đó.  Giới Định Tuệ thường được gọi Tam học (三學;  P: tisikkhā;  S: tri-śikṣā;  E: the threefold training).
Giới (;  P: Sīla;  S: Śīla;  E: Virtue, moral conduct)         =>  Bi:  
   Là chuẩn mực về đạo đức, tức cách xử thế.
Định (;  P: Samatha;  S: Śamatha;  E: Calm mind)       =>  Dũng
   Là chuẩn mực về một nội tâm vững vàng.             
Tuệ (慧;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom)                     =>  Trí
   Là chuẩn mực về một nội tâm sáng suốt.                       

Giới Định Tuệ 戒定慧 có cơ cấu Đạo đức (Giới) + Chân lý (Định + Tuệ).

1. Chân lý được đánh giá ở một nội tâm hướng theo Chân đế, đó là một nội tâm vững vàng (Định) và sáng suốt (Tuệ) trên nền tảng chân lý Duyên khởi.

2. Đạo đức được đánh giá ở 3 phương diện là Thân Khẩu Ý. Nơi đây, Ý thuộc về nội tâm, nhưng là nội tâm hướng theo Tục đế, là ý chí và kiến thức.

Muốn đạo đức được Phật tính hóa, thì hành giả cần quán triệt chân lý Duyên khởi. Bấy giờ Giới Định Tuệ nằm trên một quỹ đạo khép kín tương quan-tương duyên, là Một, tức phi thờihay tự tính, chứ không xếp như trên một trục thẳng:  Giới sinh Định, Định sinh Tuệ, tức hữu thời.  
- Với quá trình Văn Tư, thì Giới Định Tuệ thuộc loại nhận thức (lý thuyết).
- Với quá trình Tu, thì Giới Định Tuệ thuộc loại hành động (thực hành).

Hành giả quán triệtvà thực hành thuần thục Chánh niệm về Giới, Chánh niệm về Định, Chánh niệm về Tuệ trên nền tảng của nhận thức chân lý Duyên khởi được xem là đạt tới đỉnh cao của Giới Định Tuệ phi thời hay tự tính, là đã Đắc giới – Đắc định – Đắc tuệ  hay đã thành tựu 3 vô lậu Giới vô lậu – Định vô lậu – Tuệ vô lậu.  Cũng cần biết rằng Chánh niệm hình thành từ Văn và Tư, và thực hành các Chánh niệm chính là Tu. [Xin xem thêm mục từ Tam tuệ “Văn Tư Tu”].
Trên thực tế, hành giả dù giữ Giới miên mật mà không học hiểu để hướng vào tu Thiền định, thì Định không thể tự sinh được. Cũng thế, hành giả đạt tới đỉnh cao của Định mà không học hiểu và thực hành Thiền tuệ, thì Tuệ không thể tự sinh được. Vì thế, lộ trình tu trong đạo phật là Tam Tuệ “Văn-Tư-Tu”, còn Tam Vô lậu “Giới-Định-Tuệ” là thành quả của hành giả đạt được giải thoát rốt ráo trong việc tu học. Điều này có thể nghiệm lại quá trình thành đạo của Phật Thích Ca.

Thật vậy, Sa môn Tất-đạt-đa bắt đầu thử cùng tu khổ hạnh với nhiều nhóm tăng sĩ khác nhau, cũng như tìm mọi đạo sư ở các giáo phái khác nhau, với quyết tâm tìm cách diệt khổ. Theo truyền thống Ấn Độ bấy giờ chỉ có con đường khổ hạnh mới đưa đến đạt đạo và diệt khổ. Các vị đạo sư khổ hạnh danh tiếng thời đó là A-la-la Ca-lam (阿羅邏迦藍;  P: Āḷāra-kālāma;  S: Ārāda-kālāma) và Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子;  P: Uddaka-rāmaputta;  S: Rudraka-rāmaputra).
- Nơi A-la-la Ca-lam, Tất-đạt-đa nhanh chóng đạt đến cấp thiền Vô sắc giới Vô sở hữu xứ(無所有處;  P: ākiñcaññāyatana, S: ākiṃcanyāyatana) của thiền định.
- Nơi Ưu-đà-la La-ma tử  Tất-đạt-đa đạt đến cấp thiền Vô sắc giới Phi tưởng phi phi tưởng xứ(非想非非想處;  P: Nevasaññā-nāsaññāyatana; S: Naivasaṃjñā-nāsaṃñāyatana), là trạng thái siêu việt nhất.

Tất-đạt-đa đã không tìm thấy nơi các vị đó lời giải cho thắc mắc diệt khổ của mình. Ngay cả cấp độ thiền định cao nhất là "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" vẫn chưa đạt đến việc giải thoát khỏi khổ đau, và cũng không phải là chân lý tối hậu. Tất-đạt-đa và năm sa môn Kiều Trần Như (憍陳如;  P: Koṇḍañña;  S: Kaundinya) đồng hành, quyết tâm từ giả tự tìm đường giải thoát. Và con đường dẫn đến giải thoát chính là con đường Thiền tuệ, là sản phẩm độc đáo của đạo Phật và là độc nhất của nhân loại.

Vì thế, nếu như hành giả giữ Giới chế định nghiêm nhặt (nhập thất chẳng hạn) mà không học hiểu để thực hành thế nào là Tam vô lậu, thì Định vô lậu sẽ không thể tự nhiên sinh từ Giới chế định được, và Tuệ vô lậu cũng không thể tự sinh từ Định chế định ... Bởi người giữ Giới chế định bấy giờ không khác chi một phạm nhân bị nhốt riêng rẽ trong một nhà tù vậy.
 
Tam tuệ = Văn + Tư + Tu = Văn tuệ + Tư tuệ + Tu tuệ.
Văn Tư Tu là lộ trình tu học chung trong Phật giáo, Thiền tập cũng không ngoài lộ trình này. Lộ trình này nhằm trang bị cho hành giả trí tuệ từ nhận thức tới hiện thực chân lý Phật giáo và đạo đức Phật giáo:
         
- Văn 聞=> Văn tuệ (聞慧;  P: sutamayā paññā;  S: śruta prajñā;  E: wisdom by study):  Là quá trình hình thành tuệ, hiểu biết từ việc hành giả thấy, nghe … đọc giáo pháp (ngũ căn giác quan).
         
- 思=> Tư tuệ (思慧;  P: cintāmayā paññā; S: cintā prajñā; E: wisdom by reflection):  Là quá trình hình thành tuệ từ việc hành giả suy nghĩ, luận bàn, phản biện giáo pháp (ý căn).
         
- Tu 修=> Tu tuệ (修慧;  P: bhāvanāmayā paññā;  S: bhāvanā prajñā;  E: wisdom by meditation):  Là quá trình hình thành tuệ từ việc hành giả thực hành rèn luyện tâm, chuyển hóa từ tâm mê lầm chấp thủ sang tâm giác ngộ giải thoát, hành giả có được nhận thức và hành động trong cuộc sống đúng đắn theo chân lý khách quan, tức lẽ thật của vũ trụ. Ta có:
[Văn tuệ + Tư tuệ]  => Tu tuệ

Trong khoảng 20 năm đầu sau khi đức Phật giác ngộ, nội dung của quá trình Tu tuệ này là Niệm – Định – Tuệ.  Trong đó Niệm念hay Chánh Niệmniệm Chánh tri kiến. Hành giả lấy Văn tuệ và Tư tuệ làm nền tảng cho Chánh tri kiến để thực hành Định定và Tuệ 慧, tức thực hành cho quá trình Thiền ĐịnhThiền Tuệ.
Về sau, do các hành giả có căn cơ kém, đức Phật đã chế Giới để nâng cao phẩm hạnh cho việc tu tập. Vì thế, quá trình Tu từ đó đến ngày nay là  Giới – Niệm – Định – Tuệcho quá trình Thiền ĐịnhThiền Tuệ.
         
Kết quả quá trình tu học của hành giả là Bất Sinh, có đầy đủ phẩm cách Giới – Định – Tuệ của một bậc Thánh, tức hành giả đã đắc Giới, đắc Địnhđắc Tuệ, còn gọi là Tam Vô Lậu – đó là Giới Vô lậu, Định Vô lậuTuệ Vô lậu.
Như thế chúng ta có thể thấy rằng lộ trình tu của một hành giả đạo Phật là Văn Tư Tu, còn Giới Định Tuệ là phẩm chất của hành giả đạt được trong quá trình tu học. 
 
 
Huy Thai gởi