Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Sổ Tay Phật Học 2/5
佛教手冊
The Buddhist Handbook

***

Nội dung

A – G
1/5
*A Di Đà   *A-la-hán   *A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề    *A-tu-la   *Ái   *Ăn chay   *Ân   *Ấn [X. Mật]   *Bách pháp (100 pháp)   *Ba-la-mật-đa (Thập Ba-la-mật, Lục Ba-la-mật)   *Bản lai diện mục   * Bát bất   *Bát Chánh Đạo   *Bát phong   *Bất khả đắc   *Bất khả tư nghì   *Bất Nhị [X. Trung đạo]   *Bình đẳng – Công bình   *Bố thí   *Bồ-tát   *Cam lồ   *Cầu nguyện - Phát nguyện - Thệ nguyện   *Căn - Trần - Thức   *Chánh niệm   *Chánh-Tà & Chân-Vọng   *Chánh tín   *Chân đế - Tục đế   *Chân Không Diệu Hữu (X. Hữu-Không)  *Chân lý   *Chân ngôn [= Thần chú - X. Mật]   *Chân như   *Chân – Thiện – Mỹ   *Chấp trước (= Chấp thủ)   *Chữ Vạn   *Chứng & Đắc   *Chướng   *Công án   *Công đức và Phúc đức   *Cúng dường   *Dị thục   *Dục   *Duyên khởi   *Duyên khởi luận - Thực tướng luận   *Đại Thủ Ấn   *Đạo   *Đạo đức Phật giáo   *Đế [X. Chân lý]   *Địa Tạng   *Giác ngộ – Giải thoát   *Giáo dục   *Giới luật.  

H – L
2/5
*Hành   *Hạnh phúc   *Hiếu trong Phật giáo   *Hộ niệm   *Hộ trì   *Hữu-Không = Sắc-Không = Không tính   *Hữu thần - Vô thần   *Hữu thời và Phi thời [X. Thời gian]    *Hữu vi pháp - Vô vi pháp   *Kết sử (= Kiết sử)   *Khổ   *Không tính [X. Hữu-Không]   *Kiêu mạn   *Kinh điển Phật giáo   *Kinh A Di Đà   *Kinh Bát Đại Nhân Giác   *Kinh Hoa Nghiêm   *Kinh Kim Cương   *Kinh Lăng Nghiêm   *Kinh Pháp Hoa   *Kinh Phật thuyết – Kinh Tổ thuyết [X. Kinh điển Phật giáo]    *Kinh Tâm (Tâm kinh)   *Kinh Viên Giác   *Lậu hoặc   *Lễ   *Lo sợ   *Luân hồi   *Lục Diệu Pháp Môn   *Lục đạo   *Lục hoà kính.

L – Q
3/5
*Ma   *Mạn [X. Kết sử]   *Mật   *Mộng   *Ngã   *Nghi   *Nghiệp   *Ngũ căn – Ngũ lực   *Ngũ giới   *Ngũ đình tâm quán   *Ngũ minh   *Ngũ nghịch   *Ngũ nhãn   *Ngũ phần hương   *Ngũ uẩn   *Nhân cách   *Nhân Quả   *Nhẫn   *Nhị chướng   *Như Lai   *Như lý tác ý   *Như thị (X. Thập Như thị)   *Niềm tin   *Niệm   *Niệm Phật   *Niết-bàn   *Pháp   *Pháp giới   *Pháp học – Pháp hành – Pháp thành   *Pháp tướng và Pháp tính   *Phật   *Phật kỳ   *Phật lực [X. Tự lực và Tha lực]   *Phật Thích Ca   *Phật tính   *Phiền não   *Phiền não tức Bồ-đề [X. Trung đạo – Bất nhị]   *Quả báo   *Quán   *Quán Thế Âm   *Sám hối   *Sen.  

S – T
4/5
*Sinh tử   *Sư tử hống   *Tam Bảo   *Tam chướng   *Tam độc   *Tam giải thoát môn   *Tam giới   *Tam học (= Giới – Định – Tuệ)   *Tam minh   *Tam Pháp Ấn   *Tam tạng [X. Kinh điển Phật giáo]   *Tam thân   *Tam thiên đại thiên thế giới   *Tam tôn   *Tam thập thất bồ-đề phần [= 37 Phẩm trợ đạo]   *Tam tuệ (= Văn – Tư – Tu)   *Tam tự tính   *Tăng   *Tâm   *Tâm linh   *Thần thông-Phép lạ   *Thập giới (= Thập thiện)   *Thập lực   *Thập Mục Ngưu Đồ   *Thập Nhị Nhân Duyên   *Thập như thị   *Thập tùy niệm   *Thất Giác Chi   *Thất Thánh tài   *Thất tình [X. Dục]   *Thể Tướng Dụng   *Thiên đàng & Địa ngục   *Thiền   *Thiền định   *Thiền Như Lai (= Thiền Phật giáo Nguyên thủy)   *Thiền Tổ Sư (= Thiền Phật giáo Phát triển)   *Thiền tuệ (= Thiền quán “Tứ Niệm Xứ”)   *Thoại đầu [X. Công án].

T – X
5/5
*Thời gian   *Thượng Đế   *Tín - Giải - Hành - Chứng [X. Tam tuệ]   *Tịnh độ   *Tịnh Độ tông   *Tội   *Tôn giáo   *Tông phái Phật giáo   *Trai tịnh   *Triền cái và Thiền chi   *Trung đạo   *Trường cửu thí   *Tu học   *Tuệ giác (= Tuệ giải thoát, Tuệ vô lậu,Trí tuệ giác ngộ)   *Tùy (Tùy duyên – Tuỳ pháp hành – Tùy tín hành – Tùy hỷ – Tùy niệm – Tùy miên – Tùy phiền não)   *Tứ ân   *Tứ bất khả khinh   *Tứ chánh cần   *Tứ chúng   *Tứ cú   *Tứ Diệu Đế   *Tứ đức Niết-bàn   *Tứ liệu giản   *Tứ nhiếp Pháp   *Tứ niệm xứ   *Tứ oai nghi   *Tứ pháp giới [X. Kinh Hoa Nghiêm]   *Tứ sơn   *Tứ Thần Túc   *Tứ thực [X. Trai tịnh]   *Tứ vô lượng tâm [X. Vô lượng]   *Tứ vô ngại (= Biện tài vô ngại)   *Tứ y pháp   *Từ Bi và Trí Tuệ   *Tử thư Tây Tạng   *Tự do   *Tự lực và Tha lực   *Tự tại   *Tự tứ   *Tương tác - Tương thuộc   *Tương tức - Tương nhập   *Tướng   *Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm [X. Kinh Kim Cương]  *Văn-Tư-Tu (X. Tam tuệ)   *Vãng sinh tịnh độ – Siêu sinh [X. Tịnh Độ tông]   *Viên thông   *Vô   *Vô ký   *Vô lậu   *Vô lượng   *Vô ngã   *Vô sinh   *Vô thường   *Vô tướng   *Vô vi [X. Hữu vi pháp - Vô vi pháp]  *Xá-lợi   *Xá-lợi-phất   *Xả   *Xuất gia.

o0o

Lời dẫn nội dung.

-Trong các kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 nói rõ:
Ai thấy Duyên khởi, người ấy thấy Pháp(= Chân lý). Ai thấy Pháp(= Chân lý),người ấy thấy Duyên khởi”.
Hay:
Ai thấy Duyên khởi, người ấy thấy Pháp(= Chân lý). Ai thấy Pháp(= Chân lý),người ấy thấy Như Lai (= Phật)”.
-Trong kinh Tăng Chi Bộcũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã xác định rằng :
Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.
- Trong kinh Đại duyên (Mahanidana sutta), tr. 50-51, hay trong kinh Maha Nidana, Trường A Hàm đã nêu rõ bản chất của vũ trụ vạn vật là Duyên khởi, là Không làm nền tảng cho việc tu học:
Sâu sắc là giáo lý Duyên khởi! Thậm thâm là giáo lý Duyên khởi! Vì không giác ngộ và thâm nhập giáo lý Duyên khởi này mà chúng sanh hiện tại sống trong cảnh giống như ổ kén lộn xộn, cuộn chỉ rối ren, ... không thể nào vượt qua khỏi khổ cảnh, ác thú, đoạ xứ, luân hồi”.
Như Lai dạy cho các tỳ-kheo giáo pháp thánh thiện, siêu việt, có liên hệ đến  Không tính và phù hợp với giáo lýDuyên khởi”.
Nguyên lý Duyên khởi là sự chứng ngộ thành đạo của đức Phật, là đặc trưng lớn nhất của đạo Phật khác hẳn với các tư tưởng, triết học và tôn giáo khác, là chân lý khách quan  tự nhiên của vũ trụ, khác với các chân lý chủ quan  xem như được chế tác bởi con người nơi các tôn giáo khác.
Nguyên lý Duyên khởi được dùng để giải thích nguồn gốc của thế giới, xã hội, nhân sinh và sự sản sinh của những hiện tượng tinh thần, kiến lập nhân sinh quan và thế giới quan.
Nguyên lý Duyên khởiđược xem là cốt lõi, là chiếc chìa khóa để mở kho tàng Pháp bảo Tam tạng (Nam tạng hay Bắc tạng). Ý nghĩa khái quát của nó trông có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực Duyên khởi không những là phương tiện tối thượng dẫn dắt chúng sinh đi tới giác ngộ vô thượng, mà còn là giáo lý căn bản của tất cả kinh điển Phật giáo.

Duyên khởi dẫn hường cho việc học Phật và tu Phật
1. Duyên khởi = Trung đạo-Duyên khởi.
2. Duyên khởi tính = Phật tính = Không tính = Tự tính.
3. [Văn tuệ Duyên khởi + Tư tuệ Duyên khởi]  =>  Tu tuệ Duyên khởi.

Đạo Phật là đạo giải thoát, giúp chúng sinh tự rèn luyện mình để đạt tới một nội tâm sáng suốt, và từ đó tự làm chủ chính mình, chứ không mê hoặc chúng sinh phải lệ thuộc vào một thần quyền ảo tưởng nào cả. Phương tiện để dẫn dắt chúng sinh chính là Nguyên lý chân lý Duyên khởi đã được đức Phật Thích Ca khám phá ra và truyền đạt lại cho nhân loại trên suốt 45 năm.   

Có thể nói rằng ngôi nhà Phật pháp được xây dựng trên nền móng vững chắc của chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi. Vì thế, các vấn đề học Phật dưới đây sẽ được cố gắng phân tích lý giải theo sự soi sáng của Duyên khởi để phần nào tránh đi sai sót do những suy nghĩ chủ quan.
“Sổ tay Phật học” này chỉ là bước đầu tìm hiểu về đạo Phật.  Hy vọng rằng những cóp nhặt nơi “Sổ tay Phật học” sẽ được nhiều đóng góp sửa đổi, để ngày càng hoàn thiện.

NBS:  Minh Tâm 3/2022

Hành.

Hành (;  P: saṅkhāra;  S: saṃskāra).
Hành là một khái niệm phức tạp. Hành kết hợp cả "đối tượng và chủ thể" phụ thuộc lẫn nhau trong nhận thức và quá trình nhận thức của mỗi người. Hành có 2 nghĩa chính sau:

1/. Theo nghĩa bị động của từ này, thì Hành chỉ cho Hữu vi pháp (有爲法;  P: Saṇkhata-dhamma;  S: Saṃskṛta-dharma;  E: conditioned dharma), là sự vật hiện tượng có tính chất thay đổi mà chúng sinh lại thường sinh tâm chấp thủ.
Trong kinh Pháp Cú kệ số 278 đức Phật đã dạy :
Tất cả hành đau khổ
Với tuệ quán như vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.
Chư hành vô thường(諸行無常;  S: Anityah-sarva-saṁskārah;  E: Whatever is phenomenal is impermanent):  Có nghĩa là tất cả mọi hiện tượng trong thế gian luôn luôn biến chuyển không ngừng. Nói cách khác, các pháp hữu vi hiện hữu ở nơi tâm hoặc ở nơi cảnh, đều được gọi chung là chư hành
Theo luận Câu Xá, Chư hành vô thường là một trong ba Pháp ấn căn bản của Phật pháp.
  Chư Hành Vô Thường             諸行無常
  Chư Pháp Vô Ngã                             諸法無我
  Niết Bàn Tịch Tĩnh                  涅槃寂靜
2/. Theo nghĩa chủ động của từ này:
- Hành chỉ cho Hành uẩn (行蘊;  P: saṅkhāra-khandha;  S: Saṁkhāra-skandha # Nghiệp, gồm Thân nghiệp, Khẩu nghiệp, Ý nghiệp), biểu hiện cho ý chí, ý muốn về một hành động nào đó.
- Hành là đầu mối dẫn đến sự sinh khởi. Như trong Duy Thức học có 51 hành (S: saṃskāras), tức 51 tâm sở.
- Hành cũng là môt chi trong Thập Nhị Nhân Duyên.
------------------
Chú thích:    Hành 行trong chữ Hán còn có 2 nghĩa khác:
1. Hành (;  P: cariyā;  S: caryā): Là ứng xử, cư xử.
                        2. Hành (;  P;S: gamana):  Là đang đi (going). Như thiền hành [Thiền hành, Thiền trụ,  Thiền tọa, Thiền ngọa(4 uy nghi đi, đứng, ngồi, nằm). Xin xem thêm mục từ Tứ oai nghi].
o0o
Hạnh phúc.
Nội dung
I. Tổng quan về hạnh phúc.
II. Hạnh phúc theo các quan điểm dân gian.
III. Hạnh phúc theo quan điểm xã hội.
IV. Hạnh phúc theo quan điểm triết học.
V. Hạnh phúc theo các tôn giáo hữu thần – Ki-tô giáo.
VI. Hạnh phúc theo tôn giáo vô thần – Phật giáo.
I. Tổng quan về hạnh phúc.

Happiness- Wikipedia
 Hạnh phúc– Wikipedia tiếng Việt
Hạnh phúc幸福 là từ gốc Hán, trong đó:
Hạnh:  May mắn (không dùng riêng). Ví dụ:  bất hạnh 不幸,  đắc hạnh 得幸: được sủng ái)
Phúc:  Tốt lành. 
Theo đó, hạnh phúccó nghĩa tốt là tốt lànhvà thường được sử dụng dưới 3 dạng:
- Danh từ (E: happiness):  Là sự việc tốt lành, đạt được ý nguyện về lượng hay về phẩm của một thang giá trị nào đó về một cảm giác, một niềm vui sướng.  Ví dụ:  Vì hạnh phúc của trẻ thơ.
- Tính từ (E: happy):  Là tốt lành, được tốt lành.  Ví dụ: Gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.
- Trạng từ (E: happily):  Là (một) cách tốt lành.  Ví dụ: sống hạnh phúc.
Hạnh phúcđôi khi còn nói gọn là phúctheo cách nói ở miền Bắc và phướctheo cách nói ở miền Nam. Có phúc hay có phước có nghĩa là có được hạnh phúc.
Có thể nói rằng nói rằng muôn loài đều đi tìm hạnh phúc là cuộc sống tốt lành.  Con người xưa nay hướng tới văn minh bằng khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội (như triết học, tôn giáo, …) cũng không ngoài mục tiêu hạnh phúc. 
1) Nhân của hạnh phúc.
Về nguyên nhân có được hạnh phúc, nói chung có 2 quan niệm sau:
- Hạnh phúc có được từ hành động hiện thực: Bản thân con người nỗ lực thực hiện đạt được, hoặc có được sự hỗ trợ từ của người khác, hoặc do cả hai. Người hỗ trợ cho người khác được hạnh phúc gọi là người làm phúc (hay người làm phước) cho cách gọi trong quan hệ xã hội.
- Hạnh phúc có được từ niềm tin tôn giáo:  Thần linh vô hình được tôn thờ nơi tôn giáo được cho là có khả năng giúp cho con người được hạnh phúc. Con người cầu xin thần linh và thần linh ban phúc cho con người.
2) Phân loại hạnh phúc theo định tính.
Đời sống của con người, cá thể hay cộng đồng, đều gồm 2 mặt là vật chất và tinh thần. Vì thế hạnh phúc của con người được đánh giá là sự tốt lành trên hai phương diện này, đó là hạnh phúc vật chấthanh phúc tinh thần. Nếu đạt cả hai là hạnh phúc trọn vẹn.
1/.Hạnh phúc vật chất:  Có thể nói rằng loại hạnh phúc này đặt nền tảng trên sự thỏa mãn ngũ quan là nhìn (nhãn), nghe (nhĩ), ngửi (tỉ), nếm (thiệt), xúc chạm (thân). Tổng hợp chung là các hình thái ăn, mặc, ở, giải trí, … sung sướng.
Nhà triết học cổ đại Hy Lạp là Platon (428–427 TCN) đã góp ý:  “Nếu thỏa mãn vật chất là hạnh phúc thì ta có thể xem con bò là hạnh phúc…” .
Thông thường, nhiều quan điểm cực đoan đặt nặng định lượng vật chất cho vấn đề hạnh phúc. Tuy nhiên thực tế xưa nay cho thấy, tình trạng vật chất thừa mứa của một đối tượng vẫn chưa quyết định hạnh phúc, mà lắm khi bị bế tắc dẫn đến hủy hoại thân xác của họ. Tri túc là ý tưởng mà có lẽ ai cũng thường nghe qua, thuộc mảng tinh thần của con người. Vì thế nói chung, khía cạnh tinh thần không thể thiếu nếu như ta mong cho hạnh phúc của chính mình được tròn đầy.
 2/.Hạnh phúc tinh thần:  Có thể nói rằng loại hạnh phúc này đặt nền tảng trên sự thỏa mãn tư duy hiểu biết, cụ thể là trên hai lĩnh vực tình cảm và lý trí.  Tổng hợp chung là các hình thái tư duy triết học, tư duy sáng tạo.
Các tôn giáo được xem như môi trường xã hội thỏa mãn phần nào hạnh phúc tinh thần của con người. Quan điểm về nhận thức và hành động để đạt tới hạnh phúc của các tôn giáo có hai hướng trái nhau, có thể thấy như sau:
- Tôn giáo hữu thần:  Cho rằng con người cần chấp nhận và sống theo Chân lý chủ quan của tôn giáo mình thì thần linh sẽ ban cho hạnh phúc, và hứa hẹn người cầu xin sẽ có được hạnh phúc vĩnh cửu sau khi chết.
- Tôn giáo vô thần:  Cho rằng con người cần tự nỗ lực học hiểu Chân lý khách quan để có được nhận thức và thực sống hạnh phúc hợp với chân lý. Do Chân lý khách quan luôn tồn tại trong mọi không gian và thời gian, nên người thực chứng không phải cầu xin ai điều gì cả, và thản nhiên tự tại với sinh tử. 

3) Phân loại hạnh phúc theo đối tượng.
Hạnh phúc có thể được khảo sát theo đối tượng cá nhân (một người) cộng đồng (nhiều người) như gia đình, xã hội. Nội dung của hạnh phúc trên một đối tượng bao gồm hạnh phúc vật chất và hạnh phúc tinh thần.
1/.Hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc gia đình.
Từ xưa đến nay, 2 loại hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc gia đìnhthường được các nhà đạo học, các triết gia hay các tổ chức tôn giáo có những quan điểm riêng, tạo ra những ảnh hưởng nhất định. 
Nhà triết học người Đức gốc Do thái là Marx (1818–1883) nói:“Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất… Chỉ có cầm thú mới quay mặt trước nỗi đau của đồng loại, mà chỉ chăm lo cho hạnh phúc riêng của mình…”.
Ngành khoa học xã hội hiện nay có những nghiên cứu liên tục về điều kiện vật chất và tinh thần đáp ứng, nhằm làm cho cá nhân và gia đình được hạnh phúc. Tổ chức quốc tế Liên Hợp Quốc đã “mạnh dạn”, tạm đưa ra tiêu chuẩn hạnh phúc theo nhu cầu tối thiểu của cá nhân và gia đình như sau:
1. Khẩu phần ăn một ngày của mỗi người từ 2500 đến 4000 calo.
2. Một gia đình có một bộ đồ bếp đầy đủ.
3. Mỗi người có ít nhất 3 bộ đồ và 1 đôi giày.
4. Mỗi chỗ ở cho một người là 6m2 với mọi tiện nghi đầy đủ thích ứng với các điều kiện thời tiết.
5. Mọi người đều đựơc đi học lúc 6 tuổi và ít nhất là học hết phổ thông trung học.
6. Cứ mỗi gia đình có 1 cái máy cassette.
7. Cứ 100 người có 1 cái tivi.
8. Một gia đình có ít nhất 1 chiếc xe đạp.
9. Cứ 10 bác sĩ và 50 giường bệnh cho 100.000 người, hơn 10 USD tiền thuốc men cho 1 người mỗi năm.
10. Ai cũng có việc làm để có thu nhập thoả mãn các nhu cầu cá nhân và gia đình.
11. Có các tổ chức bảo vệ xã hội cho những người bệnh, người tàn tật và người già.
12. Có đủ 100 lít nước sạch mỗi ngày cho mỗi người.
Có thể những điều kiện này với một số người là đơn giản nhưng hiện nay trên thế giới vẫn còn những nơi mà người dân không có được nhu cầu tối thiểu như thế, vì vậy Liên Hợp Quốc không ngừng làm các hoạt động giúp đỡ cho những nơi khó khăn để họ có được cuộc sống tốt hơn
2/.Hạnh phúc xã hội, hạnh phúc quốc gia.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức trên thế giới đánh giá hạnh phúc của một xã hội, một quốc gia theo những yếu tố riêng biệt đặt ra và được thống kê tổng hợp, thí dụ: như dưới đây sẽ được tìm hiểu:
- Chỉ số tổng sản phẩm nội địa GDP (Gross Domestic Product).
- Chỉ số tiến bộ đích thực GPI  (Genuine Progress Indicator).
- Chỉ số tổng hạnh phúc quốc gia GNH (Gross National Happiness).
- Chỉ số phát triển con người  HDI (Human Development Index).
- Chỉ số hành tinh hạnh phúc HPI 9 (Happy Planet Index).
- Tiêu chí hạnh phúc của Viện Gallup.
- Tiêu chí hạnh phúc của WDH (World Databases of Happiness).
- Chỉ số thịnh vượng Legatum.
II. Hạnh phúc theo các quan điểm dân gian.
          Trong dân gian, ngoài nỗ lực của mình trong cuộc sống, con người còn tin rằng có nhiều hình thức bên ngoài có khả năng đem lại sự tốt lành tức hạnh phúc đến cho bản thân và gia đình. Từ sự cầu mong với các tín ngưỡng, cho đến những kinh nghiệm của người đi trước truyền lại, mà cho đến hôm nay, các loại hình này hãy còn tồn tại.
1) Hạnh phúc theo các tín ngưỡng dân gian.
  
Khai ấn đền Trần và Miếu Bà Chúa Xứ
Tín ngưỡng dân gian nói lênsự ngưỡng vọng của con người vào những "cái thiêng" riêng cho từng dân tộc. Có lẽ đó là đời sống tinh thần dưới hình thức Bái vật giáo (E: Fetishism) hay Vật linh giáo (E: Animism)còn tồn tại cho đến hôm nay dưới dạng thờ cúng ở đình, miếu, lăng đền …  Tuy rằng ngày nay đã có những cải biến phát huy mặt tích cực của nó như giáo dục về lòng biết ơn, làm việc lành thiện …,  song bên cạnh đó cũng còn có những mặt hạn chế, như quá đặt niềm tin của mình vào việc cầu xin được ban bố hạnh phúc trong mọi sự mọi việc có tính thụ động hay ỷ lại.
Ở một khía cạnh nào đó qua thực tế, chúng ta có thể nhận định rằng tình trạng khó khăn và lòng thành khẩn cao độ của người cầu xin chỉ là duyên xúc tác cho sự hiện diện của chính nhân là phước báo, thì sự cầu xin kia mới có một kết quả nhất định nào đó. Nếu vắng phước báo thì sự cầu xin kia khó thể thành tựu được. Nói cho cùng thì thần thánh kia nếu thật hiện hữu đi chăng nữa, cũng chỉ là một trợ duyên xúc tác, họ không thể vượt qua quy luật công bình Nhân Quả của vũ trụ được.
2) Hạnh phúc theo văn hóa dân gian.
   
Cá chép và Hoa cát tường
 
Chữ Phúc treo ngược và Ngũ Phúc Lâm môn

Tranh Ngũ Hổ
Ở Trung Hoa, bức tranhhay đồ gốm có vẽ 5 con dơi thì ngụ ý là “Ngũ phúc lâm môn* 五福临门”. Đó là 5 điều phúc cầu mong nhân dịp đầu năm xuất xứ từ thiên Hồng Phạm của Kinh Thư, nay đã thành quen thuộc với mọi người gồm: chángshòu trường thọ, fúguì phú quý, kāngníng an khang, hǎodé hảo đức, shànzhōng thiện chung
1. Trường thọ长寿:  Là sống lâu.
2. Phú quý富贵:  Là giàu có, địa vị tôn quý.
3. Khang ninh康宁:  Là khỏe mạnh, yên ổn.
4. Hảo đức好德:  Là làm việc tốt lành cho mọi người.
5. Thiện chung善终:  Là cuối đời được đón nhận một cái chết an lành (không đau bệnh).
          Ở Việt Nam cũng có 5 điều phúc mà người ta mong cầu qua tranh Ngũ hổ là Phú 富(giàu), Quý贵(sang), Thọ 寿(sống lâu), Khang 康(khỏe mạnh), Ninh 宁(bình an).

Phúc Lộc Thọ
Tam đa (= Tam tinh tại hộ)
          Đây cũng là 3 điều phúc được cầu mong vào nhà nhân dịp đầu năm mới bằng 3 chữ viết, bằng tranh hay bằng tượng trang trí bên trong nhà. Ba điều phúc này xuất xứ từ huyền thoại Trung Hoa cổ đại với việc sùng bái tinh tú, nay cũng đã trở thành quen thuộc thường thấy, đó là Phúc-Lộc-Thọ (福禄寿).
1. Phúc:  Đặc trưng cho đời sống tinh thần tốt đẹp, trước được biểu tượng bằng con dơi (do đồng âm), sau đó được nhân cách hóa bằng vị thừa tướng Quách Tử Nghi (697 – 781), đời Đường (618 – 907).  Ông thanh liêm và làm việc từ thiện. Ông làm chủ cái chết, mãn nguyện với đàn cháu đông đúc. Vì thế hình tượng đặc trưng thường là người nam lớn tuổi bồng đứa bé trên tay.
2. Lộc:  Đặc trưng cho đời sống vật chất, của cải tràn đầy, trước được biểu tượng bằng con nai (do đồng âm), sau đó được nhân cách hóa bằng vị thừa tướng Đậu Từ Quân, đời Tấn (266 – 420).  Ông nhiều của cải quý giá, nhưng rất đau khổ vì có con mà không có cháu thừa kế, chết không nhắm mắt. Vì thế hình tượng đặc trưng thường là người nam lớn tuổi mặc y phục có trang trí ngọc quý và tay cầm thỏi vàng.
3. Thọ寿:  Đặc trưng cho cuộc sống dài lâu, trước được biểu tượng bằng quả đào hay cây tùng, sau đó được nhân cách hóa bằng vị thừa tướng Đông Phương Sóc (154 tCN - 93 tCN), đời Tây Hán (206 tCN – 220 CN). Đời sống ông đơn giản, tương truyền rằng ông sống đến 126 tuổi, nhiều con cháu của ông lại chết trước ông. Vì thế hình tượng đặc trưng thường là ông lão lớn tuổi tay cầm gậy và quả đào.
          Như vậy, cầu Phúc-Lộc-Thọ là quan điểm cầu mong có được cuộc sống dài lâu với đầy đủ về vật chất và tinh thần, giới hạn ở khía cạnh tình cảm thường tình nơi con người.
III. Hạnh phúc theo quan điểm xã hội.
Xã hội thường đánh giá hạnh phúc thông qua khái niệm về tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần như sau:
  
Homer - Wikipedia -   Epicurus - Wikipedia  -  Juvenal - Wikipedia
 
1) Nhà vănHy Lạp cổ đạiHomer, khoảng thế kỷ 8 tCN,  triết gia Hy Lạp cổ đại  Epicurus ((341 - 270 tCN), và nhà thơ La Mã cổ đại Juvenal (thế kỷ 1 – 2 CN), đã từng cổ xúy phương châm đời sống hạnh phúc đối với con người là:"Một thân thể không đau, một tinh thần không loạn, đó là chân hạnh phúc của con người". Phương châm trông hợp lý, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cảm nhận và ý chí, vì thân không đau là việc khá hiếm thấy và tâm không loạn là việc càng hiếm thấy hơn. 
Tương tự, một châm ngôn phương Tây khác là: 
Anima sana in corpore sano” (tiếng Latin).
 “A sound mind in a sound body” (tiếng Anh).
 “Une âme saine dans un corps sain” (tiếng Pháp).
 “Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện” (tiếng Việt).
Phải chăng hạnh phúc chỉ tồn tại lúc chúng ta có được vai u thịt bắp mà thôi?  Và một ai thiếu điều đó, sẽ không hưởng được hạnh phúc gì cả ?
2)Tổ Chức Y tế Thế Giới(WHO - World Health Organization).

Lá cờ của WHO tại Genève Thụy Sĩ.
Theo định nghĩa về sức khoẻ - đặc trưng cho hạnh phúc con người như sau:
Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”(a state of complete physical, mental and social well-being and not merely the absence of disease or infirmity). 
1. Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là như thế nào?  Đó là hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, …, tất cả đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.
Sức khỏe thể chất:thể hiện ở sự sảng khoái, cảm giác dễ chịu về thể chất bao gồm sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai của cơ thể, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng và vượt qua các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
2. Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là như thế nào?  Đó là bình an trong tâm hồn, biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng thẳng trong cuộc sống.
Sức khỏe tinh thần:thể hiện ở sự sảng khoái, cảm xúc lạc quan, vui tươi, thanh thản, tích cực, dũng cảm, chủ động. Có đạo đức và khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
3.Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là như thế nào?  Đó là nghề nghiệp với thu nhập đủ sống, an sinh xã hội được đảm bảo.
Sức khoẻ xã hội:  thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên trong xã hội, hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm như: bạn bè, xóm làng, gia đình, nhà trường, nơi công cộng, cơ quan… Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng cùng sự hoà nhập về hoạt động và quyền lợi giữa cá nhân, gia đình và xã hội.
4. Không có bệnh tật hay tàn phế là như thế nào?  Đó là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội và sự an toàn về mặt xã hội.
Theo định nghĩa trên, mỗi người chúng ta cần chủ động để có một sức khoẻ tốt, bằng cách trang bị cho mình kiến thức về phòng bệnh và rèn luyện sức khoẻ. Thực hành dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao phù hợp, an toàn lao động và khám bệnh định kỳ để chủ động trong việc phòng và chữa bệnh.
Để có sức khoẻ tốt với sự nỗ lực của mỗi cá nhân là chưa đủ mà cần có sự đóng góp của cả cộng đồng, của toàn xã hội trong các vấn đề an sinh, việc làm và giáo dục hay cụ thể hơn như các vấn đề về môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm…
IV.Hạnh phúc theo quan điểm triết học.
Hạnh phúc và mưu cầu hạnh phúc cá nhân là vấn đề quan trọng luôn được quan tâm trong lịch sử triết học – cả phương Đông và phương Tây. Nó đã được đặt ra từ thời cổ đại và được tranh luận trong suốt lịch sử phát triển của triết học từ cổ đại cho đến hiện đại, với hai khuynh hướng đối lập nhau là khổ hạnhhay khoái lạccho khởi điểm, và đích là hạnh phúc, nhiều lúc đã chống đối nhau rất mãnh liệt.
1) Hạnh phúc theo các trường phái triết học phương Đông:
1/. Ở Ấn Độ cổ đại.
 
- Chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo xuất phát từ triết lý trong Kinh Vêđa, đòi hỏi cá nhân người tu hành phải hy sinh những ham muốn, dục vọng đời thường, dấn thân vào việc tu luyện khắc khổ để mong được giải thoát là hạnh phúc vĩnh cửu cho linh hồn (atman) khỏi kiếp đời đau khổ nơi trần gian.
 
Hình ảnh tu khổ hạnh của nhiều tôn giáo tại Ấn Độ
- Chủ nghĩa khoái lạc, đại diện là phái Charvaka (còn gọi là Lokayata) - một trào lưu triết học duy vật vô thần ở Ấn Độ cổ đại - lại bác bỏ ảo tưởng ở kiếp sau, phản đối phương pháp tu luyện khổ hạnh. Họ khẳng định:
+ Những khoái lạc gắn với những sự vật cảm tính (là linh hồn cá nhân) thì không tránh khỏi đi liền với những đau khổ - là những lý lẽ ngu ngốc. Nó cũng giống như bảo rằng chúng ta hãy ném bỏ những hạt thóc đi vì chúng gắn liền với cái vỏ trấu và bụi đất.
+ Không có thiên đường, không có sự giải thoát, không có linh hồn ở thế giới khác, không có nghiệp báo, không ai có thể thoát khỏi cái chết. Khi đã có cuộc sống thì bạn hãy sống một cách vui vẻ.
2/. Ở Trung Hoa cổ đại.
 
Khổng tử (trái) – Lão tử (phải)
- Phái Nho giavới khuynh hướng nhập thế, chủ trương người trí thức phải học hành đến nơi đến chốn và đem tài năng của mình ra giúp đời, giúp nước. Hạnh phúc lớn nhất của người quân tử là được cống hiến cho xã hội, lập được công danh. Khổng Tử đã từng phân biệt quan niệm về hạnh phúc của người quân tử với quan niệm của kẻ tiểu nhân. Ông nói: “Quân tử nghĩ đến đức, tiểu nhân nghĩ đến chỗ ở; quân tử quan tâm đến phép tắc, tiểu nhân quan tâm đến ân huệ”.
- Phái Đạo giađược cho là do Lão Tử sáng lập và Trang Tử phát triển, đã coi hạnh phúc cá nhân là ở cuộc sống vô vi, nhàn hạ, hòa hợp với tự nhiên. Sống hạnh phúc là sống thanh đạm, biết đủ, biết dừng, không tham lam, không bon chen, không cạnh tranh. Lối sống này cũng trở thành lối sống của nhiều người trí thức khi chưa gặp thời hoặc khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với xã hội.
Hai quan niệm về hạnh phúc của Nho gia và Đạo gia, tuy đối lập nhau về cơ bản, nhưng cũng có những khía cạnh tương đồng, như coi khinh và phản đối lối sống chạy theo lợi ích vật chất tầm thường, ích kỷ của cá nhân, gắn hạnh phúc với đạo đức, phản đối việc mưu cầu hạnh phúc bằng con đường bất chính… nên cả hai quan niệm đều được những người trí thức phương Đông, trong đó có những người trí thức Việt Nam, vận dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
2. Hạnh phúc theo các trường phái triết học phươngTây:
1/. Ở Hy Lạp cổ đại.
Ở Hy Lạp cổ đại cũng đã có cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 trường phái khổ hạnh và khoái lạc:

Antisthenes (445 – 365) - Wikipedia
- Chủ nghĩa khổ hạnhcủa phái Cynics(E: Asceticism) do Antisthenes, một môn đồ của Socrates sáng lập và được Diogenes of Sinope (khoảng 404 - 323 tCN) phát triển. Phái này chủ trương thực hiện lối sống đạo đức bằng việc coi khinh và từ bỏ tất cả những thành quả của văn minh vì xem đó là nguồn gốc của đau khổ. Họ sống một cuộc sống lang thang, rách rưới.
- Chủ nghĩa khổ hạnh của phái Khắc kỷ(Stoicism) do Zeno of Citium (khoảng 334–262 tCN.) sáng lập, được nhà triết học Hy Lạp Epictetus (khoảng 55-135) và Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius (121-180) phát triển.  Phái này cho rằng vũ trụ được điều khiển bằng lý trí (logos), bằng luật lệ tuyệt đối. Người có lý trí là người hành động theo quy luật tự nhiên. Để đạt được hạnh phúc, phái này chủ trương “Hãy sống phù hợp với tự nhiên”, đó là sống có đạo đức, có lý trí, dửng dưng trước tất cả mọi ham muốn vật chất. Họ tin rằng bằng cách chế ngự được ham muốn và xúc cảm thì sẽ có thể loại trừ được những tác động từ thế giới bên ngoài và tìm thấy sự yên bình bên trong tâm hồn.
          - Chủ nghĩa khoái lạcvị kỷ (E: hedonism): Là trường phái Cyrenaics do Aristippus một môn đồ của Socrates sáng lập, đã đưa ra một học thuyết mà theo đó, sự thỏa mãn những dục vọng trực tiếp của cá nhân, không cần quan tâm đến người khác, được coi là mục đích tối cao cho hạnh phúc. Những khoái cảm xác thịt, theo phái này, còn đáng giá hơn những niềm vui trí tuệ hư ảo và phức tạp. Thực tế lịch sử đã cho thấy sai lầm cơ bản trong quan điểm của phái này, vì khi cá nhân con người chạy theo những khoái cảm xác thịt tầm thường thì không thể có được hạnh phúc toàn diện, lâu dài được.
- Chủ nghĩa khoái lạc lý tính:Là trường phái triết học do Epicurus (341 - 270 tCN) sáng lập. Trái với chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, phái này cho rằng, khoái lạc chân chính chỉ có thể đạt được bằng lý trí. Họ đề cao những phẩm hạnh như tính tự chủ và sự cẩn trọng. Khoái lạc lớn nhất là ở cuộc sống bình dị và điều độ, tiêu dao với bè bạn và cùng đàm luận triết học với họ. Họ lập luận rằng, sẽ là không tốt nếu làm điều gì đó để có được khoái cảm nhất thời nhưng lại gây ra hậu quả xấu cho tương lai, chẳng hạn, sự hoang dâm quá độ sẽ có hậu quả bất hạnh về sau.
2/.Ở Châu Âu :
 
Jeremy Bentham (1748 – 1832) - Wikipedia(trái)
John Stuart Mill (1806 – 1873) - Wikipedia(phải)
- Chủ nghĩa khoái lạc phổ quát,còn được gọi là chủ nghĩa vị lợi (E: utilitarianism) xuất hiện ở thế kỷ XVIII và XIX với những nhà triết học Anh, như Jeremy Bentham (1748 - 1832), và John Stuart Mill (1806 – 1873) đã đề xuất học thuyết. Theo Bentham, tiêu chuẩn cuối cùng của hành vi đạo đức của cá nhân là làm điều lợi cho xã hội theo nguyên tắc “Hạnh phúc lớn nhất cho số đông người nhất” (the greatest happiness for the greatest number). 
Mill đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng của Bentham.  Song, khác với Bentham, Mill đã phân biệt sự khác nhau về chất giữa các loại khoái cảm (pleasures). Ông cho rằng, những khoái cảm tinh thần và đạo đức cao hơn những khoái cảm vật chất. Cũng có sự khác nhau giữa hạnh phúc (happiness) và sự mãn nguyện (contentment), “Thà làm một Socrates không thỏa mãn còn hơn một tên ngu đần mãn nguyện”. 
Mill cũng phân biệt những trình độ cao thấp của hạnh phúc, chẳng hạn, thưởng thức nhạc kịch (opera) là hạnh phúc ở trình độ cao hơn so với việc chơi những trò chơi trẻ con đơn giản, mặc dù chúng có thể làm cho nhiều người vui thích hơn là đi xem biểu diễn nhạc kịch. Cũng theo Mill, những người ít học thức thường chạy theo những khoái cảm đơn giản, tầm thường; chỉ có những trí thức mới hiểu biết được giá trị của những khoái cảm tinh thần ở trình độ cao.
Thuyết vị lợi của Mill đã được nhiều nhà triết học chấp nhận và tán dương, vì nó khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa khoái lạc vị kỷ, tầm thường, nâng chủ nghĩa khoái lạc lên một trình độ khác khi đề cao giá trị tinh thần, chủ nghĩa vị tha, gắn khoái cảm của cá nhân với việc đem lại hạnh phúc cho xã hội: cá nhân càng làm điều lợi cho xã hội thì càng cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn. Thuyết này nêu lên 3 điểm chính mà mỗi cá nhân cần thể hiện, để đạt tới hạnh phúc trong cuộc sống.
Thứ nhất:  Hạnh phúc của con người trước hết phải là hạnh phúc của những cá nhân con người đang sống. Mọi quan niệm, tiêu chuẩn về hạnh phúc do xã hội đặt ra, nếu không phù hợp với nhu cầu hạnh phúc của cá nhân, thì mãi mãi chỉ là những lý tưởng thuần túy.
Hạnh phúc cá nhân không thể tách rời hạnh phúc của cộng đồng, bởi “chỉ có trong đời sống cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng mới có thể có tự do cá nhân”.
Albert Einstein, nhà khoa học lớn của thế kỷ XX, cũng khẳng định mục đích cuộc sống của mỗi chúng ta là vì người khác: “Trước hết, hạnh phúc của riêng ta phụ thuộc hoàn toàn vào nụ cười và sự yên ấm của người thân, kế đến là vì bao người không quen mà số phận của họ nối với ta bằng sợi dây của lòng cảm thông” (Albert Einstein. The world as I see it. Philosophical Library, New York, 1959, pp. 1-2).
Điều này giải thích tại sao những nhà hoạt động chính trị lấy việc phấn đấu cho lợi ích của dân tộc, nhân loại làm niềm hạnh phúc của mình; những nhà khoa học hy sinh cả cuộc đời vì sự nghiệp khoa học phục vụ nhân loại; những người dân bình thường khác trong xã hội không ngần ngại trích một phần thu nhập của mình để làm công việc từ thiện.
Thứ hai: Con người là một chủ thể hoạt động. Do đó, sự nhàn hạ, vô vi, yên tĩnh… không thể đem lại hạnh phúc cho con người. Chúng chỉ có ý nghĩa là những khoái cảm mà con người tìm thấy sau một thời gian lao động mệt nhọc, phấn đấu căng thẳng mà thôi.
Albert Einstein đã tìm thấy hạnh phúc của mình ở “Thiên đường khoa học”. Ông phê phán lối sống nhàn hạ, vô vi. Ông nói: “Tôi không bao giờ tìm kiếm sự nhàn hạ và sự sung sướng như là mục đích tự thân” và “Không có tình cảm đồng loại, không có công việc bận rộn với thế giới khách quan với những nỗ lực, và không đạt được những gì trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, thì cuộc sống đối với tôi sẽ hình như vô nghĩa
Thứ ba:  Hạnh phúc cá nhân không chỉ thể hiện ở việc thỏa mãn nhu cầu, đạt được mục đích, mà là quá trình con người không ngừng phấn đấu, từ chỗ đặt ra mục đích, vạch kế hoạch, tìm kiếm phương tiện, đến việc phấn đấu thực hiện và đạt được những mục đích đó.
Khi con người thỏa mãn được một nhu cầu, đạt được một mục đích nào đó thì cảm thấy hạnh phúc; tuy nhiên, nếu dừng lại ở đó, khoái cảm hạnh phúc cũng sẽ dần mất đi. Hơn nữa, con người cảm thấy hạnh phúc ngay trong quá trình thực hiện chứ không phải đợi đến khi đã đạt được mục đích đó. Điều bất hạnh lớn nhất đối với con người là thiếu mục đích, thiếu lý tưởng, không có gì để phấn đấu trong cuộc sống.
Hạnh phúc của cá nhân không thể đứng ngoài những khoái cảm do việc thỏa mãn những nhu cầu cuộc sống hàng ngày đem lại. Tuy nhiên vấn đề là cần phải phân biệt những khoái cảm trước mắt với hạnh phúc lâu dài. Những khoái cảm có tính chất ảo tưởng, ảo giác với hạnh phúc chân chính của con người. Những khoái cảm từ men rượu, thuốc lắc, ma túy, sex, v.v. chỉ đem lại sự chán chường, tuyệt vọng, đau khổ về sau.
Việc làm giàu bằng con đường bất chính cũng không đem lại hạnh phúc thật sự. Khổng Tử đã từng nói: “Giàu và sang là điều ai cũng muốn. Nhưng để được giàu sang mà chẳng phải đạo, thì người quân tử không chọn lấy” (Ngữ văn Hán Nôm, t.1 – Tứ thư. Nxb Khoa học xã hội, HN, 2004, tr.281).
Einstein cũng lên án lối sống chạy theo đồng tiền và nhu cầu vật chất tầm thường. Ông nói: “Tiền bạc chỉ kích thích sự ích kỷ và không tránh khỏi dẫn đến sự bất lương”. “Ba điều trong số những cố gắng của con người: của cải, sự thành đạt bề ngoài, sự xa hoa đối với tôi luôn luôn là đáng khinh bỉ
Cuộc sống hạnh phúc là cuộc sống biết kết hợp hài hòa giữa đời sống cá nhân với đời sống của tập thể và xã hội.
V. Hạnh phúc theo các tôn giáo hữu thần – Ki-tô giáo.

Theo giáo lý Kitô giáo thì hạnh phúc hay bất hạnh của con người không là những gì giàu-nghèo, đẹp-xấu, vui-khổ … của thế gian này, mà hạnh phúc thật sựlà những gì được Chúa ban cho ở Nước Trời(= Thiên Đàng).  Đây được cho là lời của Chúa Jesus tuyên thuyết hứa hẹn hạnh phúc cho những ai trung thành lãnh nhận giáo huấn 8 điều và sống theo gương Chúa. Giáo huấn 8 điều có 2 loại: 
          1) Loại 8 Mối Phúc(E: Eight Beatitudes):  Đó là 8 điều được xem là 8 đầu mối hay 8 nhân đưa tới quả phúc “Thiên Đàng”, được lược ghi trong "Bài giảng trên Núi" (E: Sermon on the Mount). Bài giảng này chiếm 3 đoạn 5,6 và 7 được trình bày trong Phúc Âm Matthew 5:1-12 (107 câu).
Tóm tắt của 8 mối phúc đặc trưng này được trình bày như sau:
1.Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ.
2.Phúc thay ai hiền lành, vì Chúa dành đất hứa (Nước Trời) cho họ.
3.Phúc thay ai khóc than, vì sẽ được an ủi.
4.Phúc thay ai khao khát sống đời chính trực, vì sẽ được thỏa dạ no lòng.
5.Phúc thay ai biết xót thương người, vì chính mình sẽ được Chúa xót thương.
6.Phúc thay ai có lòng trong sạch, vì sẽ được ngắm nhìn Thiên Chúa.
7.Phúc thay ai xây dựng hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
8.Phúc thay ai bị đời ngược đãi mà vẫn sống ngay lành, vì Nước Trời dành cho họ.
1. Blessed are the poor in spirit, for theirs is the kingdom of heaven.
2. Blessed are the meek for they shall possess the land.
3. Blessed are they that mourn, for they shall be comforted.
4. Blessed are they that hunger and thirst after justice, for they shall be filled.
5. Blessed are the merciful, for they shall obtain mercy.
6. Blessed are the clean of heart, for they shall see God.
7. Blessed are the peacemakers, for they shall be called the children of God.
8. Blessed are they that suffer persecution for justice’s sake, for theirs is the kingdom of heaven.
Nhận thức cụ thể 8 mối phúc này như sau:
-Ba mối phúc đầu dạy ta phải vượt qua được những trở ngại sầu khổ, hãy chấp nhận và không phản kháng, vì đó không hẳn là bất hạnh. Mặt khác, theo giáo lý của Thiên Chúa giáo thì con người là vật thụ tạo và được xếp đặt theo ý muốn của Chúa: “Ý Chúa”. Vì thế, mỗi con người sinh ra trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải thấu hiểu và sẵn sàng vượt qua.
-Ba mối phúc tiếp theo chỉ dạy xây dựng đời sống:  - Khao khát trở thành người công chính: đối tượng là Thiên Chúa   - Xót thương: đối tượng là tha nhân  - Tâm hồn trong sạch: đối tượng là bản thân.
-Mối phúc thứ bảy nói đến sứ mạng của người môn đệ: biến cả thế giới thành một gia đình, trong đó, mọi người đều là anh em cùng một Cha với nhau trong Chúa Jesus.
-Mối phúc thứ tám là tuyệt đỉnh đời sống của người môn đệ: được sống cùng với Chúa.
Thực ra, nguồn gốc của bản văn theo Matthew có nội dung bao gồm 9 mối phúc, được giải thích như là nhấn mạnh đến sự “ Nghèo khó tinh thần” gồm sự đói khát công lý, sự đau khổ nội tâm : “Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó…”.
          2)  Loại  4 Mối Phúc + 4 Mối Họa:   Đó là 8 điều gồm 4 lời chúc phúc và 4 lời nguyền rủađược lược ghi trong “Bài giảng trong Cánh Đồng”(E: Lecture in the Field) trong Phúc Âm Luke 6:17-45(khoảng 30 câu) được nói ở  đồng bằng khi Chúa Jesus cầu nguyện xong và xuống núi. Theo Luke, ‘Bài giảng trong cánh đồng’ được giải thích như là những phản đề đối chiếu dành cho người nghèo và kẻ giàu, người đói khát và kẻ no đủ; đó là hai thành phần xã hội, hai giai cấp đối chọi nhau.
1/. 4 Mối Phúc (cc. 20-23)
1. Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em (20): Mối phúc này giống thứ nhất của Mt (5,3) ba từ đầu tiên. 
2. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng (21). Câu này tương ứng với mối phúc thứ tư của Mt (5,6). Lc thêm “bây giờ” và bỏ “và khát”.
          3. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải khóc, vì anh em sẽ được vui cười (21): Câu này tương ứng với Mt 5,4 (Mối phúc thứ hai).    
4. Phúc cho anh em khi vì Con Người mà bị người ta oán ghét, khai trừ, sỉ vả và bị xoá tên như đồ xấu xa (22): Câu này tương tứ mối phúc “thứ chín” của Mt (5,11-12).
2/. 4 Mối Họa (cc. 24-26)
1. Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có (24): Mối họa thứ nhất song song với mối phúc thứ nhất.    - vì các ngươi đã được phần an ủi của mình rồi (24): Điều này chứng tỏ những người giàu không biết nhìn xa, họ tưởng không còn gì mà mong nữa.
          2. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được no nê (25): Mối họa này song song với mối phúc thứ hai  - vì các ngươi sẽ phải đói (25): Mối họa này diễn tả một sự đảo lộn như ta thấy ở câu 1/-.
          3. Khốn cho các ngươi, hỡi những kẻ bây giờ đang được vui cười (25): Mối họa thứ ba này song song với mối phúc thứ ba. “Vui cười” đây là sự diễn tả thỏai mái tình trạng bằng lòng với thành công trong hiện tại.    
4. Khốn cho các ngươi khi được mọi người ca tụng (26): Mối họa thứ tư này song song với mối phúc cuối cùng. Mối họa cuối cùng này có dạng khác với ba mối họa trên.
          Hai bản văn này có sự khác nhau : Matthew đã luân lý hóa khi diễn tả : “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” ! Còn Luke đã xã hội hóa khi nói về những người nghèo thực sự, đói khát thực sự, đau khổ thực sự trong thân xác. 
VI. Hạnh phúc theo tôn giáo vô thần – Phật giáo.

 
1) Hạnh phúc tương đối và Hạnh phúc tuyệt đối (Niết-bàn).
          Trong Phẩm Tự Ngã, bài kệ số 165 của kinh Pháp Cú có chép:
Lành dữ bởi nơi ta.
Không ai lành cho ai.
Nhiễm tịnh do ta cả.
Không ai thanh tịnh ai.
          Theo đó, đức Phật chỉ ra rằng đời sống của mỗi con người được hạnh phúc (lành, tịnh) hay bất hạnh (dữ, nhiễm) tương ứng với giác ngộ haymê lầm, nghĩa là hạnh phúc hay bất hạnh đều do chính con người tạo ra cho chính mình, chứ không ai có thể áp đặt hay thưởng phạt cho ai cả, cho dù đó là đức Phật.  Đức Phật chỉ vạch ra con đường và phương pháp thực hành sống theo tuệ giác, để mỗi người tự hiện thực và tự chứng nghiệm sự an lành cũng như sự hài hòa cùng vũ trụ vạn vật nơi chính mình trong cuộc sống.
          Mặt khác, trong thế giới quan của Phật giáo, thế giới sống tạm chia làm hai là thế giới giác ngộ được xem là thế giới của  hạnh phúc tuyệt đối và thế giới chưa giác ngộ được xem là thế giới của hạnh phúc tương đối.
          - Nơi hạnh phúc tương đối, khái niệm hạnh phúc tồn tại và phân biệt,biến thiên với các cảm nhận từ “bất hạnh” đến “hạnh phúc”
- Nơi hạnh phúc tuyệt đối, khái niệm hạnh phúc không tồn tại, chỉ tạm gọi là Niết-bàn.
Khái niệm về 6 cõi chúng sinh có thể phản ánh lên chính thế giới sống của con người và được xếp từ “bất hạnh” đến “hạnh phúc” là  Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sinh, A-tu-la, Nhân-giới, Thiên-giới.  Theo đó, Địa-ngục được xem là bất hạnh so với Ngạ-quỷ là hạnh phúc, và Nhân-giới được xem là bất hạnh so với Thiên-giới là hạnh phúc … Tình trạng bất hạnh hay hạnh phúc chỉ nhất thời và hoàn toàn có thể đổi thay theo thời gian trong thế giới hạnh phúc tương đối.
Và để có thể thấy rõ hơn về hạnh phúc như đã nói trên, đức Phật đã chỉ ra nhận thức về Nghiệp, là động lực cả về hữu hình lẫn vô hình, xuất phát từ những hành động tạo tác của từng mỗi chúng sinh, diễn biến theo chuỗi Nhân-Quả, có thể tạm diễn tả như sau:
          - Tuệ nghiệp:  Đặc trưng cho hạnh phúc tuyệt đối.
          - Mê nghiệp:  Đặc trưng cho hạnh phúc tương đối, bao gồm thiện nghiệpbất thiện nghiệp, đó là hạnh phúc do thiện nghiệp và bất hạnh do bất thiện nghiệp.
          Trong trường hợp người chưa thực nhận ra Duyên khởi”thì hành động thiện dễ rơi vào chấp thủ vi tế của bản ngã, mà sớm muộn gì cũng sẽ bộc lộ khổ đau vì Áidục.  Có ví von xem bất thiện nghiệp là cái xích bằng sắt, còn thiện nghiệp là cái xích bằng vàng; cả hai đều trói buộc con người bởi hãy còn chấp thủ bản ngã.  Giác ngộ Duyên khởi là cách thiết thực tháo gỡ con người ra khỏi các xiềngxích trói buộc khổ đau này.
Tuy nhiên, với thiện nghiệp, tiến trình chuyển hóa từ mê nghiệp tới tuệ nghiệp thường được dễ dàng hơn so với bất thiện nghiệp.  Vì thế, theo Phật giáo, người thực hành hạnh phúc tuyệt đối vẫn phải song hành với các việc thiện tốt lành vị tha ngay từ những bước đầu.
Cấu trúc Chân – Thiện – Mỹ cho ta cách lý giải về hạnh phúc trong Phật giáo, đó là khi hành giả quán triệt và sống với chân lý Duyên khởi(= Chân) và đạo đức Duyên khởi(= Thiện), thì sẽ tự nhiên hình thành một nội tâm giải thoát(= Mỹ), là hạnh phúc đích thực Niết-bàn.
Chân + Thiện  =>  Mỹ (cái đẹp của tâm hồn) = Hạnh phúc chân chính.
          Hay:
Chân lý Duyên khởi + Đạo đức Duyên khởi  =>  Niết-bàn
2) Phân tích cấu trúc con người để nhận thức về hạnh phúc.
          Thực ra, hạnh phúc tuyệt đối và hạnh phúc tương đối trong đạo Phật vốn chỉ là một, đó là Thể và Dụng từ nguyên lý Duyên khởi. Để dễ hiểu, nhà Phật phân tích con người thành 2 Duyên sắc-danh (thân-tâm) hay chi tiết hơn là 5 Duyên sắc-thọ-tưởng-hành-thức (5 uẩn) tạothành các đặc trưng nơi cuộc sống như sau: 
1/. Theo Phật giáo Nam truyền, khi con người chưa thấy ra Chân lý khách quan tự nhiên “Duyên khởi” (= Si mê, Vô minh), sẽ chấp thủ 5 uẩn là thực có. Điều này dẫn đến dính mắc Tham lam (cực đoan của “Ưa thích”) hoặc dính mắc Sân hận (cực đoan của “Chê ghét”):
Ái(愛;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Desire, Craving, Thirst): Biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc theo thói quen
+ Tham ái:Là dính mắc vào Tham (Ưa thích => Ham muốn => Chiếm giữ).
+Sân ái:    Là dính mắc vào Sân (Chê ghét => Bực tức => Loại trừ).
+Si ái: Là dính mắc vào Si (Không thấy biết lẽ thật => Thấy biết sai lẽ thật => Chấp thủ sai lẽ thật Duyên khởi).
Dục(欲;  P;S: chanda;  E : desire to act): Có nghĩa là muốn;  sự ham muốn, lòng ham muốn. Dục bao gồm 6 dạng (Lục dục) là Sắc dục, Thinh dục, Hương dục, Vị dục, Xúc dục, Pháp dục xuất phát từ 6 căn của thân theo thứ tự là Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Da, Não – với mong cầu được đáp ứng  thỏa mãn.
2/. Theo Phật giáo Bắc truyền, khi con người si mê chưa thấy ra Chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi, sẽ chấp thủ trên 5 dục đặc trưng trong đời sống là tài-sắc-danh-thực-thùy. Với: – Tài: tiền bạc, của cải.  – Sắc: người hay vật đẹp  – Danh: uy quyền, tiếng tăm.  – Thực:  hưởng thụ ăn uống.  – Thùy:hưởng thụ ở nghỉ (nhà cửa).
Người chưa giác ngộ,xem 5 dục đặc trưng này là thực có, và tìm mọi cách để thỏa mãn chúng, như thế được xem là hạnh phúc của đời người. Bậc giác ngộ thấy biết bản chất thực của chúng, nên không phải bị trói buộc vào chúng và bị chúng sai sử như là những bất hạnh.
          3) Thực  hành sống hạnh phúc – Tứ Diệu Đế.
          Đạo Phật đã chỉ ra cách thực nhận Khổ đau và Hạnh phúc bằng Tứ diệu đế gồm 2 cặp Nhân-Quả là Khổ-Tập và Diệt-Đạo như sau:
Khổ đế                                               Tập đế                 
Khổ đau                 <=>               Chấp thường + Chấp ngã  
                    Diệt đế                                               Đạo đế       
Hạnh phúc               <=>               Vô thường + Vô ngã
          Phương pháp thực hànhVô thường + Vô ngãcòngọi làthực hànhTrung đạo(= không chấp mắc cực đoan), đó là vượt lên Chấp thường + Chấp ngã. 
Trong kinh Tương Ưng bộ5 - đức Phật dạy :
          “ Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự  làm khổ mình.
o0o
Hiếu trong Phật giáo.
1) Ý nghĩa của hiếu.
Hiếu(;  P;S: kataññutā, kataveditā;  E: filiety, filial piety - đạo làm con) là một vấn đề tình cảm mang tính đạo đức xã hội của người con đối với cha mẹ, mà từ xưa đến nay không ngừng được con người quan tâm, tìm kiếm biện pháp để giải quyết thỏa đáng.
Trong Phật giáo, hiếu là hạnh bố thí thể hiện tâm từ bi một cách thường xuyên với đối tượng là cha mẹ - những người đã có công ân sinh thành và dưỡng dục người con. Nếu như người con khiếm khuyết hạnh hiếu, thì khó có thể mà từ bi đối với những ai khác. Đỉnh cao của hiếu là bố thí ba-la-mật, là pháp tu dẫn dắt hành giả đến giác ngộ-giải thoát.
Như thế hạnhhiếu là pháp hành đáp ứng cho sự liên thông Đạo đức Phật giáo và Chân lý Phật giáo.

Filial piety in Buddhism - Wikipedia
Đức Phậtthuyết pháp lần cuối cho vua cha Suddhodana chứng đắc Thánh quả
Ở trong nhà là báo hiếu, ra ngoài xã hôi là giúp nước, ngồi một mình thì hoàn chỉnh bản thân”  -  Mâu Tử (tk.2).
2) Quan điểm về cha và mẹ trong Phật giáo: 
- Theokinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân và kinh Bổn Sanh Tâm Địa Quán thì cha mẹ là người có Duyên tạo dựng con cái là những chúng sinh tái sanh theo nghiệp lực. Cha mẹ có 10 công lao lớn (10 ân đức) cả đời đối với con cái :
1. Đại địa :Khổ nhọc cưu mang  chúng sinh vì nghiệp lực thác thai.               
2. Năng sanh :Gian nan, hiểm nguy tính mạng khi sanh nở.                             
3. Năng chánh :  Ẳm bồng, chăm sóc ngũ quan và thân mạng khi ốm đau.
4. Dưỡng dục :  Cực khổ nuôi ăn, bú mớm đúng pháp.                                      
5. Trí giả :  Chịu khó tập tành giúp con phát triển trí tuệ.                                   
6. Trang nghiêm:  Chịu mọi ô uế, tô điểm sạch đẹp cho con.                            
7. An ổn :  Gìn giữ, che chở, hy sinh cho con, lắm khi phải làm những điều bất thiện, lo lắng khi con đi xa.
8. Giáo thọ :  Khéo léo dìu dắt, dạy dỗ con điều lành.                                        
9. Giáo giới :  Khuyên dạy con xa lánh điều ác.                                               
10. Dữ nghiệp : Thương mến trọn đời, giao phó gia nghiệp cho con.
- Theotập 35 của Tục Tạng, về phương diện tâm linh (= giá trị tinh thần cao nhất), đức Phật đã dạy rằng :
Cha mẹ là là hai vị Phật sống, đang sống trong nhà.”           
3) Hiếu kính cha mẹ theo kinh điển Phật giáo:
          - Theokinh Tương Ưng 1.8:
“Giữa các loài hai chân, chánh giác là tối thắng.  Trong các loài con cái, hiếu thuận là tối thắng”.                                                                     
- Theokinh Tập Bảo Tạng:
Làm con đối với cha mẹ :                                                            
- Khi làm điều thiện, dù nhỏ đi nữa thì phước thật vô lượng.                                         - Khi làm điều ác, dù chỉ một chút thì tội cũng vô lượng.
- Theo kinh Đại Tập:
          “Thờ trời đất, quỉ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh. Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ là thờ Phật.
          Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”       
- Theo kinh Hạnh Phúc:
Thờ cha mẹ như thờ Phật, cho nên kẻ nào làm khổ làm hại cha mẹ thì giống như làm hại Phật và được xem là một tội trọng (một trong ngũ nghịch tội). Và khi cha mẹ được xem là Phật trong nhà, thì sự hiếu kính đúng pháp của con cái đối với cha mẹ là một phúc lành tối thượng.”                              
- Theo kinh Nhẫn Nhục, Phật dạy rằng:
Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu
- Theo kinh Thiện Sanh - thuộc kinh Trường Bộ - đã chỉ ra 5 điều thường gặp được xem là bất hiếu như sau :
1. Nói năng hỗn hào với cha mẹ, với mọi người (vì làm cha mẹ hổ thẹn).       
2. Không nghe theo lời dạy lành của cha mẹ, thầy bạn và các bậc trưởng thượng.
3. Theo bạn xấu gây tội lỗi cho mọi người làm buồn khổ cha mẹ
4. Không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp làm cha mẹ lo lắng.    
5. Không chăm sóc cho cha mẹ, coi thường cha mẹ, coi trọng vợ con.
 
4) Cách báo hiếu cha mẹ theo kinh điển Phật giáo:
Trong Phật giáo, người con có 2 cách báo hiếu cho cha mẹ, đó là:
                                       - Tài thí.
                                       - Pháp thí.
1/.Tài thí :  Là những gì đáp ứng cho đời sống vật chất, gồm có :
          - Ngoại tài : các vật thể đáp ứng ngũ quan (ngũ căn : sắc, thinh,…, xúc ).                             
- Nội tài: các vật thể thuộc thân mạng (máu, nội tạng, các chi phần,…).
          Và đức Phật đã có những chỉ dẫn về tài thí cho đúng pháp như sau :
-Theo kinh Tiểu Bộ:
                    “Phụng dưỡng cha mẹ phải hợp pháp và đúng pháp.”                   
          -Theokinh Trung Bộ:
          “Phụng dưỡng cha mẹ là điều nên làm, nhưng vì cha mẹ mà làm điều ác thì không thể chấp nhận được. Bởi làm như thế tự thân không thể nào tránh khỏi quả báo của hành vi bất thiện và còn đem lại sự nguy hại cho cha mẹ. Vì vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng để tự cứu và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình.“   
          Mặt khác, đức Phật cũng đã bày tỏ sự phiến diện của tài thí :
          -Theokinh Tăng Chi Bộ 2:
“Nếu một bên vai cõng mẹ, môt bên vai cõng cha, nuôi dưỡng cha mẹ đủ đầy… đến trăm tuổi cũng chưa làm đủ việc trả ơn mẹ cha.”          
          -Theo kinh Tương Ưng:
“Sữa mẹ mà mỗi người đã uống trong suốt quá trình luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển.”                                                      
Vì thế, đức Phật đã chỉ dạy sư trọn vẹn về hiếu với yếu tố thứ hai là Pháp thí như sau:
          2/.Pháp thí :  Là những gì dùng để chuyển hóa nội tâm, đó là chánh pháp qua thân giáokhẩu giáo của người con hướng cha mẹ đến giác ngộ-giải thoát, đó là thấy được lẽ thật (= giác ngộ), và từ đó đưa tới một nội tâm tự do thực sự (giải thoát). Chính sự giác ngộ-giải thoát sẽ giúp cho cha mẹ vượt qua mọi nỗi lo sợ (vô úy), nhất là nỗi sợ hãi về già, về bệnh, về chết.
Một số hướng dẫn về pháp thí được đức Phật chỉ dạy như sau:
-Theokinh Tăng Chi Bộ 2:                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    
- Ai đối với cha mẹ không có lòng tin nơi chánh pháp. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh pháp.             
- Ai đối với cha mẹ theo ác giới. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào thiện giới.                                                                    
- Ai đối với cha mẹ gian tham. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào niệm xả ly và hành bố thí.                                                  
- Ai đối với cha mẹ theo tà trí. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh trí.                                                         
Cho đến như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ.”   
o0o
Hộ niệm.
          Hộ niệm護念= Trợ niệm 助念là từ gốc Hán, trong đó:
          - Hộ 護:  Là  giúp đỡ, che chở, giữ gìn.  Như:  hộ tống 護送:  Đưa đi và che chở dọc đường;  hộ tốt 護卒:  Lính đi theo để bảo vệ;  hộ vệ 護衛:  Che chở gìn giữ người khác.
          - Niệm念:   1. Là nhớ nghĩ, nhớ mong.  Như:  tư niệm 思念:tưởng nhớ;  quải niệm 掛念:nhớ nhung canh cánh trong lòng;  hộ niệm 護念:  nhớ giữ gìn.
                              2. Là đọc, tụng. Như: niệm thư 念書đọc sách;  niệm kinh 念經:đọc kinh, tụng kinh.
Theo đó, hộ niệmcó nghĩa là nhớ nghĩ đến sự giúp đỡ mọi loài thực hành chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi. Hộ niệm cần được thể hiện cùng lúc dưới hai hình thức là Tự hộ niệm (bản thân mình) và Tha hộ niệm (từ bậc Thánh hay Thiện tri thức). 
          Ngoài ra, trong Phật giáo, hộ 護trong hộ niệm thường là cách nói gọn của hộ tử 護死với ý nghĩa là “giữ gìn cái chết an lành” hay “giúp đỡ cái chết an lành”. Theo đó, đối với người sắp chết thì:
          - Hộ niệm: Là người sắp chết cần luôn Chánh niệm để tự giúp mình, tự gìn giữ mình chết an lành.
          - Hộ niệm: Là giúp người sắp chết có được Chánh niệm để chết an lành.
          Chánh niệm nơi đây có mục đích làm cho tâm được định hay cho tâm được định-tuệ tùy theo căn cơ của người sắp chết. Dưới đây là hộ niệm được trình bày theo ý nghĩa này.
          1) Hộ niệm trong Phật giáo Nam truyền.
Ý nghĩa hộ niệm được trích nơicác đoạn kinh sau:
1/. Trong bài kinh Giáo giới Cấp Cô Độc trong Trung Bộ kinh có chép:
Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà. Bấy giờ gia chủ Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh.
Ngài Xá-lợi-phất, với thiên nhãn thanh tịnh không bợn nhơ, thấy gia chủ Cấp Cô Độc thân mang trọng bệnh, bèn nói với ngài A-nan: “Thầy cùng tôi đi đến thăm gia chủ Cấp Cô Độc.” Ngài A-nan đáp: “Vâng. Thầy biết bây giờ là đúng thời.”
Bấy giờ, đúng thời ngài Xá-lợi-phất và ngài A-nan khoác y ôm bát vào thành Xá-vệ khất thực; lần hồi đi đến nhà gia chủ. Đến nơi, các ngài ngồi xuống. Sau khi ngồi, ngài Xá-lợi-phất đang ở trên chỗ ngồi, nói với gia chủ Cấp Cô Độc:
 “Bệnh của ông hôm nay tăng hay giảm? Có cảm thấy đau đớn giảm dần, không tăng thêm?”
Gia chủ đáp: “Bệnh của con trở nên trầm trọng, có rất ít hy vọng. Con chỉ cảm thấy tăng thêm, không giảm bớt.”
Ngài Xá-lợi-phất nói: “Này gia chủ, bây giờ ông hãy nhớ tưởng đến Phật, rằng Như Lai là bậc A-la-hán, Chí Chân Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, hiệu Phật, Thế Tôn.
 “Ông cũng hãy nhớ tưởng đến Pháp, rằng Pháp của Như Lai rất thâm sâu, đáng tôn đáng quý, không gì sánh bằng, là điều mà Hiền Thánh tu hành.
“Ông cũng hãy nhớ tưởng đến Tăng, rằng Thánh chúng của Như Lai hòa thuận trên dưới, không tranh tụng, thành tựu pháp tùy pháp. Thánh chúng ấy thành tựu giới, thành tựu tam-muội, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu tri kiến về giải thoát. Tăng ấy gồm bốn đôi tám hạng. Đó gọi là Thánh chúng của Như Lai đáng tôn đáng quý, là ruộng phước vô thượng của thế gian.
“Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghĩ nhớ đến Tam bảo như thế thì sẽ không bao giờ đọa vào ba đường ác. Thiện nam tử, thiện nữ nhân nào tu niệm Tam bảo ấy chắc chắn sẽ đi đến cõi lành, được sinh vào cõi trời, cõi người.
“Này gia chủ, đừng chấp thủ vào sắc và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên sắc, đừng chấp thủ vào âm thanh và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên âm thanh, đừng chấp thủ vào mùi hương và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên mùi hương, đừng chấp thủ vào vị nếm và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên vị nếm, đừng chấp thủ vào vật xúc chạm và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên vật xúc chạm, đừng chấp thủ vào các ý tưởng và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên các ý tưởng.
“Đừng chấp thủ vào đời này hay đời sau và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên đời này hay đời sau. Đừng chấp thủ vào ái và cũng đừng chấp thủ vào thức do duyên ái. Vì sao thế? Do duyên ái mà có thủ, duyên thủ mà có hữu, duyên hữu mà có sinh, duyên sinh mà có chết, sầu ưu khổ não không thể tính kể.”
2/.Trongbài kinh Cha mẹ của Nakula (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 6, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.32) có chép:
Một thời, Thế Tôn trú ở Bhagga, rừng Bhesakā la, Lộc Uyển. Lúc bấy giờ, gia chủ, cha của Nakula bị trọng bệnh. Mẹ của Nakula nói với cha của Nakula như sau:
Thưa gia chủ, chớ có mạng chung với tâm còn luyến ái. Đau khổ là người khi mạng chung với tâm còn luyến ái. Thế Tôn đã quở trách người khi mạng chung với tâm còn luyến ái (*).
Gia chủ có thể suy nghĩ: Mẹ của Nakula, sau khi ta mạng chung, không có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa; Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula, sẽ đi đến một gia đình khác; Mẹ của Nakula, sau khi ta mạng chung, sẽ không muốn yết kiến Thế Tôn và chúng Tăng; Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula, sẽ không giữ giới một cách đầy đủ…
Thưa gia chủ, chớ có nghĩ như vậy! Sau khi gia chủ mạng chung, tôi có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa; Gia chủ cũng đã biết, mười sáu năm nay tôi đã sống với gia chủ và thực hành phạm hạnh thế nào rồi; Sau khi gia chủ mạng chung, tôi sẽ yết kiến Thế Tôn và chúng Tăng nhiều hơn; Cho đến khi nào, các nữ đệ tử áo trắng của Thế Tôn còn giữ giới luật một cách đầy đủ, tôi là một trong những người ấy…
Do vậy, gia chủ, chớ có mạng chung với tâm còn luyến ái”.
------------------
(*) Chú thích:  Luyến ái戀愛[luyến 戀:tiếc nuối;   ái 愛: dính mắc]: dính mắc bởi tiếc nuối.
          3/.Trong kinh Tương Ưng bộ IIIcó ghi: 
          Một thời Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga tại vườn Nai trong rừng Bhesakaḷā, ngoại thành Suṃsumāragira. Rồi gia chủ Nakulapitā  (cha của Nakula)đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ Nakulapitā bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con đã già, tuổi lớn, đã gần hết tuổi thọ, thân bệnh hoạn, luôn luôn ốm đau. Bạch Thế Tôn, con không được thường thấy Thế Tôn và các vị tỳ-khưu đáng kính. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn giảng dạy cho con. Bạch Thế Tôn, mong Thế Tôn chỉ bảo cho con. Nhờ vậy, con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.
– Thật sự là vậy, này gia chủ. Thân của gia chủ là bệnh hoạn, ốm đau, yếu ớt. Ai mang cái thân này lại tự cho là không bệnh, dù chỉ trong một giây phút, người ấy phải là người si mê. Do vậy, gia chủ cần phải học tập như sau: "Dù cho thân tôi có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh". Như vậy, gia chủ cần phải học tập.
Khi đối mặt với nỗi đau bệnh tật hoặc cái chết, trong tâm lý của hầu hết mọi người có lẽ ai cũng mong muốn đức Phật làm một phép lạ hay ban cho mình một sức mạnh diệu kỳ để giúp mình chiến thắng nỗi đau, vượt qua bệnh tật. Đó là tâm lý thường tình, cũng như người gia chủ Nakulapitā kia, cầu xin đức Phật giúp cho thân tâm ông được nhẹ nhàng, an ổn.
Nhưng theo đức Phật, khi mang cái thân tứ đại giả hợp này mà mong không bệnh tật là một thái độ Si mê. Bản chất của thân này là Duyên khởi sinh-diệt nên vô thường, biến hoại; mong muốn nó bền chắc, tốt đẹp, thường còn, không biến hoại để mãi mãi an vui là điều không tưởng. Đức Phật không bao giờ làm việc gì vô ích chỉ vì hư tưởng, chẳng hạn như ban phép màu để vượt qua bệnh tật hay lẩn tránh cái chết. Bằng như đức Phật ban cho họ phép màu để họ được như nguyện (thân tâm an ổn), thì sau căn bệnh đó, sau nỗi đau đó còn biết bao căn bệnh khác, nỗi đau khác vốn tiềm ẩn trong cái thân tứ đại giả hợp, họ sẽ phải đối mặt như thế nào? Chắc chắn là không có phép màu nào có thể khiến cho họ lành lặn, an ổn mãi mãi, bởi thực tính của mọi sự vật hiện tượng là vô thường, biến hoại.
Điều quan trọng là đức Phật dạy chúng ta phải đối mặt với những gì xảy đến với chúng ta, trong đó có bệnh tật. Phải thấy rõ thực tế và nhìn sâu vào thực tướng, vào bản chất sinh khởi và hoại diệt của nó như thế nào,để vượt lên cảm thọ, thành tựu được tuệ giác và có được trạng thái khinh an.
Đức Phật rất xem trọng việc thực tập giáo pháp ngay cả trong thời khắc bệnh hoạn hoặc sắp lâm chung, bởi đó có thể là cơ hội để người đó sinh khởi tuệ giác, chứng ngộ chân lý. Điều này có ý nghĩa và giá trị gấp trăm ngàn lần sự tạm thời chấm dứt các nỗi đau nơi thân xác mà không nhổ tận gốc rễ của chúng.
Đức Phật thường dạy người bệnh quán chiếu về những gì mà họ đang trải qua, cụ thể là những gì đang diễn ra nơi thân thể, các giác quan, sự sinh khởi và biến chuyển của các cảm thọ, để từ sự quán chiếu sâu sắc đó thành tựu Chánh niệm, Tuệ giác.
4/.Trong kinh Tăng Chi 1.16 và 6.19  có viết:  Có một pháp, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là  niệm Tử(= niệm chết). Chính một pháp này, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhứt hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn
TrongTích Truyện Pháp Cú tập 2, bản dịch của Thiền viện Viên Chiếu, phẩm XIII Thế Gian về “Cô bé dệt vải” sau:
Dân chúng Ālavī đã chờ đợi Đức Thế Tôn, sau khi cúng dường vật thực, và khi bữa ăn được kết thúc, họ dọn bát và chờ nghe Ngài chỉ dạy. Nhưng Ðức Thế Tôn chỉ nói: “Ta thực hiện chuyến đi dài ba mươi dặm này chỉ vì một cô gái, cô ấy chưa có mặt được. Khi cô ấy đến, Ta sẽ giảng pháp”. Vì thế, Ngài ngồi im, thính chúng cũng lặng yên đợi chờ.
Sau khi đã đánh thoi xong, cô gái bỏ vào giỏ và đem đến xưởng dệt cho cha. Trên đường đi, cô dừng lại ngoài vòng thính chúng và chăm chú nhìn Ðức Phật. Thế Tôn ra dấu và nhìn cô chăm chú. Với cái nhìn chăm chú của Ngài, cô hiểu ý: “Ðức Bổn Sư ngồi trong hội chúng, tỏ dấu nhìn ta với ý muốn ta đến gần, Ngài muốn ta đến nghe pháp vào ngay lúc này”. Do vậy, cô đặt giỏ xuống đất và lại gần Đức Phật.
Vì sao đức Thế Tôn chăm chú nhìn cô bé? Vì Ngài biết rằng “Nếu cô gái này đi tiếp cô sẽ chết như là một phàm nhân, kiếp sau của cô sẽ không chắc chắn. Nhưng nếu cô bé đến nghe pháp, cô sẽ chứng Đạo và Quả đầu tiên và chắc chắn sẽ tái sanh lên cõi trời Ðâu-suất”.
Sau khi đến gần Đức Phật và cung kính đảnh lễ, cô gái trẻ im lặng ngồi vào giữa thính chúng vây quanh Thế Tôn. Rồi Ðức Thế Tôn hỏi cô bốn câu hỏi:
1.​-Con từ đâu đến đây?
- Bạch Thế Tôn! Con không biết.
2.​-Con sẽ đi đến đâu?
- Bạch Thế Tôn! Con không biết.
3.- Con không biết phải không?
- Bạch Thế Tôn! Con biết.
4.​-Con thực sự biết không?
- Bạch Thế Tôn! Con không biết.
Thính chúng nổi giận xì xào:
- Coi kìa! Con bé, con lão thợ dệt nói như đùa với Thế Tôn.
Khi Ngài hỏi “Con từ đâu đến đây?”, nó phải đáp: “Từ nhà người thợ dệt” chứ.
Và khi Ngài hỏi “Con sẽ đi đến đâu?”, nó phải thưa là: “Ði đến xưởng dệt”, mới phải chứ.
Thế Tôn bảo thính chúng im lặng, Ngài hỏi cô bé:
- Này con! Khi Ta hỏi “Con từ đâu đến đây?”, tại sao con trả lời “Con không biết”?
- Bạch Thế Tôn! Ngài cũng biết rằng con từ nhà cha con là người thợ dệt đến đây. Vì thế khi Ngài hỏi “Con từ đâu đến đây?”, con hiểu rằng ý của câu ấy là “Từ kiếp sống nào con sanh ra đây ?”,  nên con trả lời rằng “Con không biết”.
Đức Phật khen cô gái:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Đức Phật hỏi câu hỏi khác:
- Khi Ta hỏi “Con sẽ đi đến đâu?”, vì sao con trả lời “Con không biết”?
- Bạch Thế Tôn! Ngài cũng biết con trên đường đến xưởng dệt với giỏ thoi trên tay. Nên khi Ngài hỏi “Con sẽ đi đến đâu?”, con hiểu ý của câu hỏi ấy là con sẽ tái sanh nơi đâu. Nhưng con không biết là con sẽ tái sanh nơi đâu khi con chết ở kiếp này, do vậy con trả lời rằng “Con không biết”.
Ðức Phật khen cô gái lần thứ hai:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ðức Phật tiếp một câu hỏi khác:
- Khi Ta hỏi, “Con không biết phải không?”, vì sao con trả lời “Con biết”?
- Bạch Thế Tôn! Vì con biết rằng vào một ngày nào đó chắc chắn con sẽ chết, nên con đáp “Con biết”.
Ðức Phật lại khen lần thứ ba:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ðức Phật hỏi câu hỏi cuối cùng:
- Vì sao khi Ta hỏi “Con thực sự biết không?”, con trả lời rằng “Con không biết”?
- Bạch Thế Tôn! Con chỉ biết chắc chắn là con sẽ chết. Nhưng con không biết con sẽ chết vào lúc nào, vào ban đêm hay ban ngày hay vào sáng sớm. Vì thế con đáp: “Con không biết”.
Ðức Phật lại tiếp tục khen ngợi:
- Lành thay! Lành thay! Này con, con đã trả lời đúng câu hỏi của ta.
Ðức Phật khen cô gái lần thứ tư và dạy thính chúng: “Các người không hiểu ý câu nói của cô gái. Các người đã khó chịu. Với người không có tuệ nhãn, họ mù, chỉ người nào có tuệ nhãn mới thấy được điều này”. Sau khi tuyên bố, Ngài dạy bài kệ Pháp Cú số 174 sau:
Ðời này thật mù quáng,
Ít kẻ thấy rõ ràng.
Như chim thoát khỏi lưới,
Rất ít đi thiên giới.
Cuối thời pháp cô gái chứng ngộ Đạo và Quả Trí đầu tiên. Cô đã trở thành một vị Thánh Tu-đà-hoàn (P: Sotāpanna) nhờ cô đã thực hành thiền niệm sự chết đã ba năm. Như tất cả các vị đã nghe, mặc dù có rất nhiều người nghe bài pháp nguyên bản từ đức Phật, tất cả mọi người - ngoại trừ cô con gái của người thợ dệt,  vẫn bao phủ mình trong thế sự.
2) Hộ niệm trong Phật giáo Bắc truyền.
Trong Phật giáo Bắc truyền,hộniệm rất được Tịnh Độ tôngchú ý:
- Hộ niệm hay trợ niệm là niệm Phật A Di Đà đểhỗ trợ cho người sắp xả bỏ báo thân được vãng sinh.
- Hộ niệm là cách thức trợ giúp nhắc nhở cho thần thức người bệnh trong lúc lâm chung hoặc vừa lâm chung giữ vững Chánh niệm, nhớ lại những việc làm thiện của mình lúc còn mạnh khoẻ, nhớ đến Tam bảo, nhớ những việc thiện đã làm, để tâm hướng đến Phật A Di Đà.
- Hộ niệm là phương pháp khích lệ và an ủi động viên tinh thần người bệnh sắp lâm chung vững tâm để một lòng chuyên tâm về câu niệm Phật A Di Đà.
- Hộ niệm giúp người bệnh sắp lâm chung trấn tỉnh tinh thần không lo sợ, không hoang mang, buông xả mọi duyên để chuyên trì một câu niệm Phật A Di Đà.
3) Thực hành Chánh niệm trong Hộ niệm.
          Qua phần trình bày trên, việc thực hành Chánh niệm trong Hộ niệm có thể được rút ra như sau:
          Nội dung của Chánh niệm không ngoài nhắc lại nhận thức Chân lý Duyên khởi (tuệ giác), hay Đạo đức Duyên khởi (định tĩnh), hoặc cả hai để nội tâm người sắp xả bỏ xác thân được thanh tịnh và sáng suốt.
          Do đó, người đi hộ niệm và người được hộ niệm (người sắp qua đời) cần đạt những chuẩn mực về định và tuệ, thì việc hộ niệm mới đạt được kết quả tốt lành tương thích, bằng không thì kết quả rất hạn chế.  Ví như hộ niệm bằng phương pháp niệm Phật trong Tịnh Độ tông thì:
- Niệm Phật định:  Gồm Trì danh niệm Phật, Quán tượng niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật, là những phương pháp giúp nội tâm định tĩnh.  Chữ Phật nơi đây hàm ý là Phật tướng.
- Niệm Phật tuệ:  Gồm Thật tướng niệm Phật, là phương pháp giúp nội tâm định tĩnh và sáng suốt.  Chữ Phật nơi đây hàm ý là Phật tính = Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính = Không tính = Tự tính.
o0o
Hộ trì
Hộ trì(護持;  P:  Paritta;  S: Paritrana;  E: Protection, safeguard // to protect).
Trong đó:
- Hộ 護:  Che chở , bảo vệ. 
- Trì持:  Phù trợ, giữ gìn.
Theo đó, hộ trì  có nghĩa là giữ gìn, bảo vệ.
Ví dụ:
                    - Hộ trì Phật pháp 護持佛法:  Có nghĩa là giữ gìn chân lý của đạo Phật.
                    - Hộ trì Tam bảo 護持三報:    Có nghĩa làgiữ gìn chân lý của đạo Phật.
                    - Hộ trì sáu căn 護持六根 =  Hộ phòng sáu căn 防護六根= Phòng hộ sáu căn:  Có nghĩa là bảo vệ, giũ gìn sáu căn .
          Có 2 trường hợp về hộ trì:
          1)Với Phật tử sơ cơthì cầu nguyện Phật hộ trì, Tam bảo hộ trì, Chư Thiên hộ trì để được sống an vui hạnh phúc.
          2) Với Phật tử có đủ căn lành, hiểu rõ Chánh pháp,và Tam bảo là chân lý, thì hộ trì là tự mình gìn giữ chân lý để sống theo chân lý, tự bảo vệ mình để sáu căn không ô nhiễm Tham Sân Si.
          Các kinh nhật tụng về hộ trì  (P: Paritta-sutta;  S: Paritrana-sutra) được các tổ Nam tông biên soạn cho cư sĩ và tu sĩ cũng đều mang 2 thâm ý nói trên, gồm:
1. Kinh Điềm lành(P: Mangala-sutta): Cầu mong sự an lạc, hạnh phúc.
2. Kinh Châu báu(P: Ratana-sutta): Tránh khỏi sự bệnh tật, đói khát và phi nhân quấy phá.
3. Kinh Lòng từ(P: Metta-sutta hoặc Karanīyametta-sutta):  Rải tâm từ đến mọi chúng sanh, phi nhân.
4. Kinh Uẩn(P: Khandha-sutta): Rải tâm từ đến các loài côn trùng, bò sát,… không bị xâm hại.
5. Kinh Khổng tước(P: Mora-sutta): Tránh xa những cạm bẫy, được sự an toàn.
6. Kinh Chim cút(P: Vatta-sutta): Tránh khỏi hỏa hoạn.
7. Kinh Đầu ngọn cờ(P: Dhajagga-sutta): Tránh khỏi sự kinh sợ, khiếp đảm.
8. Kinh A-sa-năng-chi(P: Ātānātiya-sutta): Tránh sự quấy phá của phi nhân, được an lành.
9. Kinh Angulimāla(P: Angulimāla-sutta): Mong sản phụ được mẹ tròn con vuông.
10. Kinh Giác chi(P: Bojjhanga-sutta):  Tránh khỏi bệnh tật, ốm đau.
11. Kinh Ban mai(P: Pubbanha-sutta):  Tránh khỏi những điều xấu, mong sự an lành cả ngày đêm.
Các Phật tử có đủ căn lành sẽ hiểu sâulẽ thật Nhân Quảtrong các sự kiện nơi các kinh này.
Về tha độ và tự độ, trong Thiền tông của Phật giáo Bắc truyền, có câu chuyện lúc tiễn ngài Huệ Năng, Ngũ tổ Hoàng Nhẫn muốn tự chèo đưa Huệ Năng sang sông, nhưngHuệ Năng bèn nói: “Khi mê thầy độ, ngộ rồi tự độ”, và Huệ Năng tự chèo qua sông.
o0o
Hữu – Không * Không tính.
Nội dung
I. Khái niệm về Hữu và Không.
II. Hữu và Không trong triết học  phương Tây.
III. Hữu và Không trong triết học phương Đông.
IV. Khái niệm về Hữu và Không trong đạo Phật.
V. Không tính.
VI. Hữu và Không trong kinh tạng Pali.
VII. Hữu-Không trong Bát-nhã Tâm kinh.
VIII. Chân Không Diệu Hữu.
IX. Thực tập quán Không.
I. Khái niệm về Hữu và Không.
   Thông thường, (hữu   hay  thực  ) được chỉ cho sự hiện hữu của vật thể mà giác quan chúng ta cảm nhận. Ngược lại, không(không    hay  )được chỉ cho sự trống rỗng hay sự giả ảo được cảm nhận cũng từ các giác quan này.
Hữu và Không có cách viết trong tiếng Hán như sau:
- Thực# Hữu (tính từ):  Là , có thật(thật).
- # Không (tính từ):  Làkhông có, không có thật(giả),trống rỗng.    
Thực Hưhay Hữu Không有空:Là thật  vàgiả,có thật  vàkhông có thật
Con người từ ngàn xưa, cũng như triết lý Đông, Tây xưa nay vẫn khắc khoải mãi sự hiện hữu: Cả vũ trụ này và bản thân ta đang sống, đang suy nghĩ, đang hoạt động… có thực sự là   hay chỉ là trò hư ảoKhông ?
Thực tế cho chúng ta thấy rằng mọi vật thể mà giác quan chúng ta cảm nhận được, theo thời gian đều biến hoại, và những gì giác quan chúng ta không cảm nhận được vẫn luôn tồn tại và chuyển đổi không ngừng nghỉ.
          Dưới đây là một vài tìm hiểu về các ý nghĩa Có và Không, tức Hữu và Không, trong tư tưởng Đông Tây xưa nay.
 
II. Hữu và Không trong triết học  phương Tây.
1/. Theo Plato Aristotle:
- Ý kiến được coi là "đúng" khi nào ý kiến đó khẳng định điều gì "có" thì thực sự "có", khẳng định "không có" thì thực sự là "không có".
- Ý kiến được coi là "sai" khi mà nêu ra "có" nhưng thực sự "không có" hoặc nêu "không có" trong khi thực sự là "có".
Khi ý kiến "đúng" thì nó phải phù hợp với phương cách của sự vật, với hiện tượng của thế giới tự nhiên hay thực tại. Lúc đó ý kiến "đúng" sẽ được coi là chân lý.
2/. Theo René Descartes (1596–1650) là nhà toán học & khoa học thực nghiệm và cũng là người đặt nền móng cho triết học hiện đại phương Tây, đã tập trung giải quyết vấn đề trên bằng tinh thần duy lý. Descartes chủ trương: "Trong khi tìm kiếm đường thẳng đến chân lý, chúng ta không cần để ý những điều mà chúng ta không nắm được một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học…".  Dựa trên tiêu chí này, Descartes đã suy niệm cho rằng: Tôi hiện hữu, Tôi có thực, không hư ảo chút nào… “Je pense donc je suis” – Tôi suy nghĩ, vậy tôi hiện hữu: Hiện hữu đi đôi với ý thức.
3/. Theo  Jean-Paul Sartre  (1905–1980) đã phân tích kỹ năng về thể xác của con người mà ông đã chia ra làm hai phần :
- Thể-xác-cho-một-cõi-khác (E: Body-for-the-Other) và
- Thể-xác-thấy-bởi-một-cõi-khác (E: Body-seen-by-the-Other). 
Đó là dây chuyền kết nối của tâm-thân. Mỗi khi Hiện hữu với tâm-thân trong cùng một tiến trình của thành quả,thì đó  là Thân-xác-thuộc-về-tôi (Body-for-me). Hiện hữu là điều kiện giản đơn như vạch trần hết thảy. Giữa hai dạng thức Hiện hữu-vạch-trần (E: Being-for-revealing / F: Être-pour-dévoiler) và Lột-trần-hiện-hữu (E: Revealed-being / F: Être dévoilé) không có gì khác biệt; nói cách khác,giữa CÓ và KHÔNG là RỖNG, tất cả đều nằm trong qui trình vũ trụ giới với con người. Sartre giải phóng toàn bộ tính không trong ý thức Hiện Hữu và Hư Không như một gạch nối cho lý thuyết hiện sinh mà Sartre đã bày tỏ và hết lòng nâng cao giá trị nhân bản một cách trọng yếu trong triết thuyết của Sartre đề ra.
Cụ thể hơn hết từ khi xuất bản tiểu luận “Hiện Hữu và Hư Không”, Sartre luôn luôn quan tâm hạnh phúc hay bất hạnh của con người, đó là vấn đề luân thường đạo lý (E: ethicalissues) mà mục đích và tính nết đã được biểu lộ một cách sâu đậm trong những tác phẩm của ông để lại; nhất là những tác phẩm triết học phong phú và hiệu năng, một luận án đầy đủ, là phạm trù triết học mang tính triết thuyết hơn là triết học.
(L'Être et le Néant / Being and Nothingness, Jean-Paul Sartre, Hiện hữu và Hư không, Võ Công Liêm).
4/. Theo Karl Jaspers (1883–1969) định nghĩa tạm: “Hiện hữu là cái không bao giờ trở thành một khách thể, cái bắt nguồn từ tư tưởng và hành động của tôi, cái mà tôi nói đến bằng những chữ, không có nghĩa gì cả. Hiện hữu là cái nó tương quan với chính nó tức là siêu việt thể của nó.”
5/. Theo Martin Heidegger (1889–1976):  Trong khi Plato tư duy về tương quan của hiện hữu là bất tận, thì tư tưởng của Heideggerchỉ là một gợi ý, một ý niệm cơ bản giữa hiện hữu và thời gian (E: Being and Time). Heidegger coi thời gian hiện tại như sự tuôn chảy trong cái phút chốc của một cái gì có tính chất lịch sử vĩ đại; đó là hình thành được một đường lối tồn lại cho nhân loại và cho mỗi thời đại (M.H. 1962).
Hiện hữu có thể không làm cho chúng ta cảm thấy xa lạ hoặc cảm thông với chúng ta như một ý nghĩa quan trọng. Nghĩ về “cái chết”, Heidegger nhấn mạnh rằng “cái chết” không có nghĩa là chuyển nhượng cho cái chết mà thực sự là “phải chết”, một khả năng khá hơn ngay trong thực tế. Sự thể của cái chết là đứng trước mặt chúng ta, thúc đẩy chúng ta chọn lựa sự sống còn một cách chính xác để đi tới quyết định một cách cụ thể hơn. Có thể đây là phương cách hiện diện với cõi đời này và chịu hao tổn như mọi điều khác. Cảm thức “Hiện tượng của hiện hữu hướng tới cái chết” không thể giảm đi cái thực tế của hiện tại .
III.  Hữu và Không trong triết học phương Đông.
          Phương Đông với Trung Hoa xưa đã có 2 luồng tư tưởng cố gắng lý giải vũ trụ, đó là Ngũ Hành và Dịch.
Trong “Dịch Truyện”, văn bản khởi nguồn của Kinh Dịch giải thích bằng Âm Dương. Riêng thiên Hệ Từ của Kinh Dịch, lý giải vũ trụ như sau: “Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái”  [Xin xem thêm mục từ Chân lý].  Về sau 2 luồng tư tưởng này được kết hợp lại bởi Tư Mã Đàm.
1. Đến Lão tử, ông gọi hữu thể  đầu tiên là Đạo. 
Đạo sinh nhất, Nhất sinh nhị, Nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương, xung khí dĩ vi hòa * 道生一,一生二,二生三,三生萬物. 萬物負陰而抱陽, 沖氣以為和*  Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Trong vạn vật không có vật nào không cõng Âm và ôm Dương. Ở giữa là nguyên khí dung hòa”. 
2.Đạo là cái tự nhiên mà có.  Đạo  chỉ có thể trực giác để biết chứ không thể giải thích, truyền đạt:
Đạo khả đạo, phi thường Đạo; Danh khả danh, phi thường Danh. Vô, danh thiên địa chi thủy; hữu, danh vạn vật chi mẫu. * 道可道,非常道;名可名,非常名., 名天地之始; ,名萬物之母*Đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là Đạo phi thường; Danh mà có thể hiểu được, không phải là cái Danh phi thường.  Không, là gọi cái bản thể của trời đất; ,là gọi mẹ sinh ra muôn vật.”  
           3. Lão tử Đạo Đức Kinh chương 40 viết: “Thiên hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô *  天下萬物生於有, 有生於無 *  Mọi vật trong trời đất sinh từ , sinh từ không” .
4. Đến Trang tử, Nam Hoa kinh cũng nói nhiều đến Đạo, đến vô danh nhưng chủ yếu là để đề cao việc thuận theo lẽ tự nhiên trong đời sống chứ không có tham vọng bàn đến hữu thể đầu tiên của vạn vật, Nam Hoa kinh kể:
          Liệt tử hỏi: Trời đất có tận cùng không? Có huỷ hoại không? Trang tử đáp: Điều đó không biết được. Trang tử lại kể chuyện nằm mộng hóa bướm, lúc tỉnh dậy cứ suy nghĩ mãi không biết Trang Chu đã nằm mộng thấy mình hóa bướm, hay là mình đang là bướm đây và đang nằm mộng hóa Trang Chu.
Suy nghĩ của Trang tử và Descartes giống nhau ở chỗ cùng nghi ngờ về sự hiện hữu của mình nhưng Trang tử khác Descartes ở chỗ chỉ dừng ở nghi vấn mà chưa giải quyết triệt để.
IV. Khái niệm về Hữu và Không trong đạo Phật.

Đến tư tưởng Phật giáo, thì vấn đề  Hữu    Không  không dừng lại ở mặt hiện tượng mang tính xác định hay phủ định, mà được bàn đến nhiều hơn và sâu sắc hơn về bản chất của sự vật dưới ánh sáng củachân lý Duyên khởi.
Dưới đây là vài từ Hán thông dụng liên quan đến khái niệm Hữu và Không trong đạo Phật.
- Thực實= Hữu(tính từ): Là , có thật
- 虚= Không(tính từ): Là rỗng, trống, không có thật(giả).  Từ ghép: Hư Không ,như: cõi hư không.
- =Phi,Bất (= bất khả 不可)= (phó từ):  Là chẳng phải, chẳng thể, không phải, không thể, hão, rỗng, giả, chớ. 
Hữu =/=    (động từ):  Là  có =/= không có.  Như: hữu học vấn 有學問có học vấn,  hữu tiền 有錢có tiền.              
Thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự vật là giả hợp, vô thường, vô ngã, và Khôngđược sử dụng như một tính từ (;  P: suñña;  S: śūnya) không mang nghĩa xác định hay phủ định,chữ Không vì thế không có thuần nghĩa là trống rỗng, ngoan không (như lông rùa, sừng thỏ), mà nhằm chỉ ra tính không thật có nơi sự vật hình thành do các Duyên,tức tính không thụ tạo (= tính không “thường hằng bất biến” từ tác nhân của một Đấng tạo dựng).  Vì thế, Không có thể được hiểu như là có mà không thực là có, tức có giả tạm với hàm ý có + không (hữu-không), nghĩa là mọi sự vật không ngừng biền đổi chứ không mãi giữ nguyên dạng nguyên trạng.
Thời đạo Phật phát triểnthì lại sử dụng Không như một danh từ thường được gọi là  Khôngtính(空性;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā) để chỉ tính chất không thực có, đây có lẽ để tránh nhầm lẫn với các phó từ và động từ Hư, Phi, Bất, Vô.
          Trong tư tưởng nhà Phật, tínhhữu-không  biểu hiện “tínhVô thường và tínhVô ngã tươngthích với Hiện tượng và Bản chất  hay Thời gian và Không gian, là những tính chất cấu thành và vận động của mọi sự vật. Mọi sự vật biến dịch như chiếc bánh xe luôn quay, hoặc như một dòng suối triền miên tuôn chảy, dù trong một khoảnh khắc thật ngắn vẫn chuyển tiếp đến sự kế tục.
          Như thế, Khônglà hàm ý vượt thoát khái niệm đối đãi hữu-không, và Khôngtínhlà hàm ý vượt thoát khái niệm hữutính-không tính.
Mỗi sự vật không tự nhiên mà có, mà phát sinh từ những cái khác trước đó, và tiếp tục do các tương tác với môi trường bên ngoài và bên trong chính nó mà chuyển biến thành cái khác nữa sau đó. Tất cả không những vô thường trong từng năm, tháng, ngày, giờ mà còn vô thường trong từng sát-na sinh diệt.  Như kinh Kim Cương có chép:
一切有爲法             Nhất thiết hữu vi pháp
如夢幻泡影             Như mộng huyễn bào ảnh
如露亦如電            Như lộ diệc như điện
應作如是觀            Ưng tác như thị quán.
 
Nghĩa:                    Tất cả các pháp hữu vi
Như là mộng huyễn, như là điện sương,
Như bóng nước, như ảnh tượng,
Xét suy như thế cho tường chớ quên.
          Vì thế:
- Trong kinh Kim Cương có chép:
Các Thầy Tỳ kheo phải biết: Giáo pháp của ta cũng như chiếc đò đưa người qua sông, các ông không nên trụ chấp nơi giáo pháp, chánh pháp còn không trụ chấp huống chi là phi pháp”.
- Trong kinh Viên Giác cũng nhấn mạnh:
Tất cả Kinh giáo của Như Lai đều như ngón tay để chỉ mặt trăng Viên giác
Ẩn dụ “chiếc bè” trong kinh Kim Cương và “ngón tay chỉ mặt trăng” trong kinh Viên Giác đã nói lên thâm ý của đức Phật nhằm chỉ cho chúng sinh thấu triệt bản chất của các pháp một cách chân thật rốt ráo, chớ nên trụ chấp vào chúng, bởi tất cả chúng đều do Duyên hợp mà sinh, Duyên ly mà diệt.  Tất cả mọi sự vật trên thế gian này đều như huyễn, tuy có nhưng không thật là có.  Thật tướng của chúng là Không, làKhông tính, là chân Không, cái dụng của Không thì tuỳ Duyên mà hiển hiện ra vạn tượng.
Không chấp trụ vào vào các pháp (ngôn từ, sắc tướng, …) là cách tự cởi trói tâm (tinh thần) ra khỏi các nội kết, là sự giải thoát (tự do nội tâm) đích thực.
          Chân lý vi diệu Không = Vô thường + Vô ngã đã được vị Thiền sư thời Lý là Từ Đạo Hạnh khéo diễn đạt trong bài kệ “Hữu-Không有空như sau:
 

Chùa Thầy ở chân núi Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (trước đây thuộc Hà Tây) xây từ thời nhà Lý, thờ Thiền sư Đạo Hạnh (1072-1116).
  
有,    Tác hữu trần sa hữu;
空。    Vi không nhất thiết không.
月,    Hữu, Không như thủy nguyệt.    
空。    Vật trước hữu không không. 
Bài kệ được dịch thơ:
Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Thử xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay không có, có không là gì?
                                                                     Bản dịch: Phan Kế Bính
Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không.
Vừng trăng vằng vặc in sông,
Chắc chi có có, không không mơ màng.
Bản dịch: Huyền Quang
Có thì muôn sự có,
Không thì tất cả không.
Có không trăng đáy nước,
Đừng mắc có cùng không.
Bản dịch: HT Thanh Từ
 
          Ý của nguyên tác:  Cho là có, thì hạt cát, hạt bụi cũng là có.  Quyết là không, thì tất cả đều không, bởi chúng là không thực có. “Có-Không” như bóng trăng dưới nước. Chớ cho rằng cái “không” là có,và cái “có” là không.  Bài kệ được xem đã gom được hết ý cơ bản của “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc …của Tâm kinh”
          Hàm ý của bài kệ nói rằng cái Tâm con người thật lạ kỳ. Nếu nói “có” thì chuyện gì cũng có, ma quỷ cũng có. Thậm chí chuyện bịa đặt tưởng tượng cũng thành “có”. Nếu nói “không” thì chuyện gì cũng “không” thậm chí chuyện có thực 100% cũng nói “không có”. Cho nên người tu đạo cần vượt lên đối đãi cực đoan có-không.
V. Không tính

Śūnyatā- Wikipedia
Tính Không– Wikipedia tiếng Việt
Không tính (空性;  P: Suññatā;  S:Śūnyatā;  E: Emptiness – cách gọi theo tiếng Việt là tính Không).
Do tínhcó nghĩa là tính chất, cho nên tính Không có thể được hiểu như là một danh từ hàm ý tính chất không có thực.  Đây là cách trình bày thường thấy trong đạo Phật Bắc truyền, cho rằng mọi sự vật tuy ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan, song chúng không tồn tại mãi mãi, mà luôn biến đổi theo theo thời gian trong từng giây từng phút theo nguyên lý Duyên khởi. Vì thế, tính Không chính là cách nói khác của Duyên khởi.
Trong đạo Phật, Không tính còn được gọi là Phật tính(佛性;  P: Buddhatta;  S:Buddhatā;  E: Buddha-Nature, True Nature), là Bình đẳng tính Chân tính, đó làtính chất chân thật nơi tự thân của mọi sự vật, làVô thường tính– biểu thị cho hiện tượng và tính chất tương tác của các Duyên (biến đổi) theo cấu trúc thời gian, và Vô ngã tính– biểu thị cho bản chất và tính chất Duyên hợp-tan  theo cấu trúc không gian.
Không tính = Vô thường tính + Vô ngã tính = Phật tính
Theo đó, có thể nói rằng con chó, con mèo, cái ly, cái chén, quả núi, dòng sông … đều tròn đầy Không tính, Phật tính, … – đó là Vô thường tính và Vô ngã tính luôn hiện hữu nơi tự thân của chúng.
Vì thế, Không tính  là một khái niệm phương tiện của đạo Phật, nhằm chuyển hóa nội tâm vượt lên các chấp thủ cực đoan về  (thường hằng hay thường kiến) và về không có(đoạn diệt hay đoạn kiến).Theo đó:
- Không tính hàm ý mọi hiện tượng thân tâm đều không hề có  tự tính[自性;  P: sabhāva;  S: svabhāva;  E: self-nature:  Đó là 3 đặc điểm Tự có, Duy nhất  vàThường trụ], nghĩa là mọi pháp đều chỉ là những dạng trình hiện(呈現;  E: appearance: Sự hiển bày ra, lộ dạng ra) xuyên suốt các quá trình biến đổi.
- Không tính cũng chẳng phải hư vô(;  E: nihilism)– là thứ tư tưởng đoạn diệt “hoàn toàn không có gì”, bởi mọi sự vật được hiểu chẳng phải là không có, chúng có, nhưng chỉ là những dạng xuất hiện tạm.
Vì thế, soi sáng vũ trụ bằng Không tính cũng chính là soi sáng thấu suốt bằng Trung đạo [中道: Bất nhị (không hai)]: Đó là Trung quán [中觀: “Quán Trung đạo”].  Ngài Long Thọ trong Trung Quán Luận 中觀論bài kệ “Quán Nhân Duyên” – Phẩm 1, có viết:
不生亦不滅              Bất sinh diệc bất diệt
不常亦不斷              Bất thường diệc bất đoạn
不一亦不異              Bất nhất diệc bất dị
不來亦不出              Bất lai diệc bất xuất
                    Không sanh cũng không diệt
                    Không thường cũng không đoạn
                    Không một cũng không khác
                    Không đến cũng không đi
Nổi bật hơn,bài kệ “Quán Tứ Đế- Phẩm 24  đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa lý Duyên khởichủ đạo và các cách nhìn về Không(hayvề Không tính),về Giả danh,và về Trung đạo
眾繇缘生法            Chúng do Duyên sanh pháp
我説即是空            Ngã thuyết tức thị Không
亦為是假名            Diệc vi thị Giả danh
亦是中道義            Diệc thị Trung đạo nghĩa
Mọi pháp từ các Duyên
Ta nói tức làKhông
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Các pháp hình thành và hoại diệt từ các Duyên, cho nên các pháp không có thực thể (= Không); các pháp có tên gọi tùy thích, nên đó chỉ là các danh không thật (= Giả danh); hiểu được thế, tâm không chấp thủ, nên gọi là Trung đạo.
Tiếp cận Không tính là nội dung của các phép tu học, nhất là Thiền tông, nhằm không phải bị hạn lượng của nhị nguyên.

Trong Phật giáo Tây Tạng, tính Không được phân tích theo nhiều cách khác nhau. Tác phẩm “Introduction to the Middle Way: Chandrakirti's Madhyamakavatara with ...”  có liệt kê và giải thích chi tiết 16 loại Không tính.  Tuy nhiên, có hai loại Không tính  quan trọng nhất, thể hiện sự phân biệt giữa quan điểm của một người mới bắt đầu (hinayana) và quan điểm của một người thực hành cấp cao (mahayana):
                    1/. Tính Không của bản thân.
2/. Tính Không của tất cả các Pháp
Từ khoảng thế kỉ 11, người ta bắt đầu thiết lập nhiều phép tu và quan niệm triết học về Không tính, vàhãy còn được ghi lại trong những tác phẩm gọi chung là Tất-đàn-đa (S: siddhānta). Các trường phái của Trung Quán đều lấy quan điểm "hai chân lý" của Long Thụ làm gốc, đó là:
  • Chân lý quy ước = Tục đế(俗諦;  P: Sammuti-sacca, Vohara-sacca;  S: Samvrti-satya, Prajnapti-satya;  E: Relative truth;  F: Vérité relative), có giá trị trong đời sống bình thường, có giá trị cho các hiện tượng do Duyên khởi tạo nên, nhưng chúng không tồn tại thật sự. Bấy giờ, Không tính là phương tiện phá chấp thủ Hữu tính.
  • Chân lý tuyệt đối = Chân đế(真諦;  P: Paramattha-sacca;  S: Paramartha-satya;  E: Ultimate truth;  F: Vérité ultime): Bấy giờ Chân Khônglà cách nói trực nhận vượt lên HữuKhông hay vượt lên Hữu tínhKhông tính, là chẳng thể nghĩ bàn.
VI. Hữu và Không trong kinh tạng Pali.
- Trong kinh Tương Ưng (Samyutta - Nikāya) ghi lại một giai thoại rằng: Một thời vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) yết kiến Tỳ Kheo Ni Khemātại Teranavathu, giữa thành Sāvatthi và Sāketa, ông đã đặt bốn câu hỏi như sau :
1- Như Lai có tồn tại sau khi chết?
2- Như Lai không tồn tại sau khi chết?
3- Như Lai có tồn tại và không tồn tại sau khi chết?
4- Như Lai không tồn tại và không không tồn tại sau khi chết?
Tỳ Kheo Ni Khemātrả lời, "Thế Tôn không trả lời bốn câu hỏi trên. Sau đó, đích thân vua Pasenadi yết kiến Đức Phật và đặt lại bốn câu hỏi trên, Đức Phật im lặng.
-Trong một dịp khác, Trưởng lão Sāriputta (Xá Lợi Phất) trả lời rằng: “Thế Tôn không trả lời bốn câu hỏi trên là vì nếu trả lời là rơi vào chấp thủ Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Do đó, Thế Tôn đã im lặng”. Trưởng lão còn giải thích tiếp:
“- Những vấn nạn như thế chỉ có đối với người chưa đoạn trừ tham ái và chấp thủ đối với Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức.
 - Những vấn nạn như thế chỉ có đối với người chưa đoạn trừ ái lạc Hữu, ái lạc Thủ, ái lạc Ái.”
Từ đây, rõ ràng là khi con người đặt vấn nạn về các vấn đề siêu hình, thực chất không phải họ muốn vươn lên một tầm cao của thực tại, mà là do bị kẹt vào thân kiến hay ngã kiến của chính cái xác thân của họ đang đầy ắp dục vọng, muốn tìm kiếm một sự thường hằng, một linh hồn bất tử.  Sự khát vọng thống thiết đó một mặt muốn tìm kiếm chân lý và hạnh phúc vĩnh hằng; mặt khác do bị thiêu đốt bởi dục vọng, và bởi chính sự lang thang đi tìm cái chân lý hão huyền nên không thể đi vào thực tại - một thực tại (= chân lý khách quan tự nhiên “Duyên khởi”) đang vận hành bất tuyệt ngay trong đương niệm hiện tiền. Điều trớ trêu đó xuất hiện và vây bủa con người chỉ vì họ đang đuổi bắt cái bóng mờ ảo ảnh của một cái Ngã - linh hồn không thật, lúc ẩn, lúc hiện trong bóng đêm của trần thế mông lung, ảo vọng.
Về khái niệm Không thì đã được đức Phật đề cập khá sớm trong các kinh tạng Nikayā hay Îgama (A hàm) của thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy. Không những chỉ có thế mà ngay cả thời kỳ Phật giáo Bộ phái cũng đề cập, cho đến thời kỳ Phật giáo truyền đến Trung Quốc cũng đề cập đến khái niệm này. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ lịch sử khái niệm Không này có những cách trình bày diễn đạt có khác. Sự khác đó nói lên quá trình diễn biến và phát triển của Phật giáo, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng mâu thuẫn lẫn nhau. Phải nói rằng khái niệm Không trong Phật giáo có chung nguồn gốc, và được xây dựng trên nền tảng của chân lý Duyên khởi.
          - Trong kinh Tương Ưng, đức Phật còn dạy các Tỷ kheo như sau:
          “Ví như, này các Tỷ-kheo, sông Hằng này chảy mang theo đống bọt nước lớn. Người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó, đống bọt nước ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong đống bọt nước được?
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có Sắc gì thuộc quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc nội hay ngoại, hoặc thô hay tế, hoặc liệt hay thắng, hoặc xa hay gần; vị Tỷ-kheo thấy Sắc, chuyên chú, như lý quán sát Sắc. Do vị Tỷ-kheo nhìn chuyên chú, như lý quán sát Sắc, Sắc ấy hiện rõ ra là trống không, hiện rõ ra là rỗng không, hiện rõ ra là không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong Sắc được?…Ví như, này các Tỷ-kheo, trong tháng cuối mùa hạ, vào đúng giữa trưa đứng bóng, một ráng mặt trời rung động hiện lên. Một người có mắt nhìn chuyên chú, như lý quán sát nó. Do người ấy nhìn chuyên chú, như lý quán sát, nên ráng mặt trời ấy hiện rõ ra là trống không, rỗng không, không có lõi cứng... Làm sao, này các Tỷ-kheo, lại có lõi cứng trong ráng mặt trời được?
          Nội dung và ý nghĩa của đoạn kinh vừa dẫn, đức Phật đã mượn hình ảnh những bọt nước trôi trên dòng sông Hằng để mô tả về sự tồn tại các pháp trong thế gian cũng chẳng khác nào như thế, thật ngắn ngủi mong manh. Nếu như sự tồn tại và hình thành của những bọt nước trôi trên sông là ảo ảnh không bền chắc, sự tồn tại của chúng chỉ trong phút giây, có rồi không, sinh rồi lại diệt, vô thường mau chóng thì con người và mọi vật trên thế gian này cũng chẳng khác nào như thế, nếu chúng ta so với thời gian vô cùng, phải chăng mạng sống con người chẳng khác nào con phù du trước ngọn đèn, sống và chết chỉ trong cái nháy mắt. Đây chính là ý nghĩa đức Phật mượn những bọt nước sông Hằng để ví dụ cho thọ mạng của con người và vạn vật, nếu như tướng trạng của bọt nước có rồi không, thì mạng sống con người nếu có khác đi chăng nữa, cũng chẳng khác mấy.
- Trong kinh Đại duyên (Mahanidana sutta), tr. 50-51, đã nêu rõ bản chất của vũ trụ vạn vật là Duyên khởi, là Không làm nền tảng cho việc tu học:
Sâu sắc là giáo lý Duyên khởi! Thậm thâm là giáo lý Duyên khởi! Vì không giác ngộ và thâm nhập giáo lý này mà chúng sanh hiện tại giống như ổ kén lộn xộn, cuộn chỉ rối ren, giống như cỏ munja và cây bấc lao xao, không thể nào vượt qua khỏi cảnh khổ, ác thú, đoạ xứ, luân hồi”.
NhưLai dạy cho các tỳ-kheo giáo pháp  thánhthiện, siêu việt, có liên hệ đến  Không tính và phù hợp với giáo lý Duyên khởi”.
- Trong kinh Tiểu Không - Trung Bộ III, đức Phật bảo với ngài Anan:
Này Anan, nhờ an trú vào Không mà bây giờ ta được an trú viên mãn nhất”.
- Trong kinh Đại Không– Trung Bộ II, đức Phật đã dạy về việc quán và diệt trừ năm thủ uẩn(= sự chấp thủ vào Ngũ uẩn), vì chính năm thủ uẩn này mà chúng sanh bị rối ren, bị đọa xứ, bị khổ đau. Cho nên phải thấy nó là Không, là “có nhưng không thực là có”:
Này Ānanda, có năm thủ uẩn. Ở đây, Tỷ kheo cần phải đoạn tận chúng khi vị ấy tùy quán sự sanh diệt. Đây là Sắc, đây là sự tập khởi của Sắc, đây là sự đoạn diệt của Sắc. Đây là Thọ, đây là sự tập khởi của Thọ, đây là sự đoạn diệt của Thọ. Đây là Tưởng... Đây là Hành... Đây là Thức, đây là sự tập khởi của Thức, đây là sự đoạn diệt của Thức.
Trong khi vị ấy an trú, tùy quán sự sanh diệt của năm thủ uẩn này, nếu có ngã mạn nào (asmiṃmāno) khởi lên đối với năm thủ uẩn, ngã mạn ấy được đoạn tận. Sự kiện là như vậy, này Ānanda, Tỷ-kheo tuệ tri như sau: “Phàm có ngã mạn nào đối với năm thủ uẩn khởi lên nơi ta, ta đã đoạn tận ngã mạn ấy”.  Ở đây, vị ấy ý thức rõ ràng như vậy. Những pháp này, này Ānanda, thuần nhất liên hệ đến thiện, đều thuộc Hiền Thánh, siêu thế, vượt ngoài tầm của Ác ma”.
Đến đây, hành giả đã hoàn thiện được nội Không, ngoại Không và nội ngoại đều Không. Hành giả đạt tới giác ngộ-giải thoát  (thấy biết viên mãn – tự do đích thực).
 
VII. Hữu-Không trong Bát-nhã Tâm kinh.

Heart Sutra- Wikipedia
Bát-nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh– Wikipedia tiếng Việt

Bát-nhã tâm kinhhay Tâm kinhlà kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo phát triển và Thiền tông. Nó cũng là kinh tinh yếu của bộ kinh Đại Bát Nhã gồm 600 cuốn.  Trong bộ kinh này, Không hay Không tính được xem là cái chung nhất của tất cả mọi hiện tượng đối đãi lẫn nhau, đặc biệt là khai thị vềKhôngcủa cáctướng Ngũ Uẩn .

Năm pháp Ngũ Uẩn này cũng đặc trưng cho 100 pháp Đại Thừa (Đại Thừa Bách Pháp) của Duy Thức học. Và do đó, Ngũ Uẩn cũng tượng trưng cho vạn pháp trong vũ trụ nhân sinh.
Dưới đây là các bản văn của  Tâm kinh.
1) Bản phiên âm Hán-Việt.
    觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆。度一切苦厄。
    Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách.
     舍利子。色不異不異色。色即是即是色。受想行識亦復如是。
     Xá-Lợi-Tử! Sắcbất dị Không, Khôngbất dị SắcSắctức thị Không, Khôngtức thị Sắc; Thọ, Tưởng, Hành, Thức, diệc phục như thị.
   舍利子。是諸法相。不生不滅。不垢不淨不增不減。是故中。無色。無受想行識。 無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp Khôngtướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố Khôngtrung, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; nhãn giới, nãi chí ý-thức-giới, vô-minh, diệc vô-minh tận, nãi chí lão tử, diệc lão tử tận; khổ, tập, diệt, đạo; trí diệc đắc.(*)
 
以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。
 Dĩ sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố; tâm quái-ngại; quái-ngại cố, hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn; Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố; đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa; thị đại-thần chú; thị đại minh chú, thị vô-thượng chú; thị vô đẳng đẳng chú; năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hưcố.
說般若波羅蜜多咒即說咒曰
Thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶
Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.
 
 
Chú thích:
          1/. Sắc tức thị Không:  Có nghĩa của Hữu và Không.Ta có  Hữu-Không = Sắc-Không
2/. Chữ nơi đâytuy diễn đạt qua hình thức phủ định, nhưng vẫn hàm ý của Không.
2) Bản dịch Việt.
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát-nhã-ba-la-mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều Không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc; Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng Khôngcác pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cũng thế tướng Khôngcủa:
- Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
-Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý.
- Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
- Nhãn thức cho đến Ý thức
- Vô minh cũng không vô minh hết.
- Già chết, cũng không già chết hết.
- Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
- Trí và Đắc.
Bởi  sở đắc Không, Bồ-tát nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết-bàn. Chư Phật ba đời nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên chứng A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề.
Nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha
          3) Lý giảiSắc-Không = Hữu-Không
Thiền sư Khánh Hỷ 慶喜 (1066 -1142) là vị thiền sư Việt Nam, thuộc phái Tì-ni-đa Lưu-chi đời thứ 14, dòng Tịnh Hạnh. Sư họ Nguyễn, quê ở Cổ Giao, huyện Long Biên, Hà Nội, xuất gia tu học với Thiền sư Bản Tịch tại chùa Chúc Thánh. Sư nối pháp Thiền sư Bản Tịch và truyền lại cho Thiền sư Pháp Dung.
Sư từng được vua Lý Thần Tông mời vào kinh, Sư ứng đối xứng hợp ý chỉ nên vua rất phục, phong chức Tăng lục, sau lại phong Tăng thống.
Ðệ tử Pháp Dung hỏi: “Liễu đạt Sắc-Không, Sắc là phàm hay là thánh?”, Sư liền đọc bài kệ sau:
勞生休問色兼空。             Lao sinh hưu vấn sắc kiêm không
學道無過訪祖宗                 Học đạo vô quá phỏng Tổ tông
                    天外覓心難定體。              Thiên ngoại mích tâm nan định thể
                   人間植桂豈成叢               Nhân gian thực quế khởi thành tùng  
                   乾坤盡是毛頭上。              Càn khôn tận thị mao đầu thượng
                    日月包含芥子中                  Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung
大用現前拳在手。             Ðại dụng hiện tiền quyền tại thủ
                   誰知凡聖與西東                  Thùy tri phàm thánh dữ Tây Ðông?
         Nghĩa:
                              Uổng công thôi hỏi Sắc cùng Không
                              Học đạo gì hơn phỏng Tổ tông
                              Ngoài trời tìm tâm thật khó thấy
Thế gian trồng quế đâu thành tùng
                              Ðầu lông trùm cả càn khôn thảy
Hạt cải bao gồm nhật nguyệt trong
                              Ðại dụng hiện tiền tay nắm vững
                              Ai phân phàm thánh với Tây, Ðông.
          HT. Thanh Từcó luận về bài kệ này như sau: 
Cả trời đất nằm trên đầu sợi lông, mặt trời mặt trăng nằm trong lòng hạt cải: Đầu sợi lông rất nhỏ thế mà cả trời đất nằm gọn trên đó, hạt cải nhỏ xíu mà chứa cả mặt trời mặt trăng”. Việc này dễ tin không? Hai câu này giải thích hai mặt, mặt sự tướng và mặt lý tánh.
1/.Đứng về sự tướng thì từ thân người cho đến vạn vật đều do đất nước gió lửa hợp thành. Tứ đại là một, mà tất cả thân và tất cả vật là nhiều, tất cả cái nhiều ấy không cái nào ngoài đất nước gió lửa mà có.
Do đó nên nói “một là tất cả, tất cả là một”, hay nói tất cả cùng chung một thể không khác. Tứ đại của mình và Tứ đại bên ngoài đâu có khác. Chúng ta vì còn nhiều tình chấp phàm phu nên phân biệt mình khác với người, mình khác với cây cỏ, mình khác với thiên nhiên…. Nhưng nếu chúng ta dùng tuệ giác để quán sát thì thấy không khác, và nơi cái này có đủ yếu tố biểu hiện nơi những cái kia.
Như vậy thì, nhỏ như đầu mảy lông cũng gồm có đất nước gió lửa, lớn như càn khôn đại địa cũng gồm có Tứ đại (Đất Nước Gió Lửa – tức Thể rắn, Thể lỏng, Thể khí, Thể Plasma). Và nhỏ như hạt cải lớn, như mặt trời mặt trăng, không vật nào ngoài Tứ đại. Đó là đứng trên phương diện sự tướng mà giải thích.
2/.Đứng về lý tính thì vạn vật có hình tướng nhỏ như mảy lông hạt cải, lớn như mặt trời mặt trăng quả địa cầu đều do Duyên khởi, không có thực thể cố định, gọi là Không tính. Người đạt đạo thấy Không tính của quả đất, của mặt trời, của mặt trăng, của mảy lông, của hạt cải không khác nhau, nên nói đầu sợi lông trùm cả quả đất, và mặt trời mặt trăng ở trong hạt cải là vô ngại (không trở ngại). Trên phương diện Không tính, không có tướng lớn-nhỏ; do đó, người đạt đạo thấu suốt lý Không, thấy chẳng có gì ngăn ngại.
Trong kinh Duy Ma Cật mô tả cái thất của ngài Duy Ma Cật nhỏ xíu, mà chứa cả hàng ngàn tòa sư tử, hàng ngàn vị A La Hán và Bồ Tát mà vẫn không có gì ngăn ngại. Bởi tính của các pháp vốn Không, nên chẳng có cái lớn-nhỏ riêng biệt chướng ngại nhau.
VIII. Chân Không Diệu Hữu.
1) Chân Không (真空;  E: Real void)
- Chân 真:   Có nghĩa là thực.
- Không 空:  Có nghĩa là vượt qua (= lìa tướng).
Theo đó, Chân Khôngkhông có nghĩa là trống rỗng, mà là cách diễn đạt về trực nhận vượt thoát đối đãi HữuKhông hay vượt thoát tính Hữutính Không. Vì thế:
●Chân Không có nghĩa là tính chất “không có  cũng không không”, hay “không thực có  cũng không thực không” , hoặc “không, nhưng chẳng phải là thật không”  nơi bất kỳ một sự vật nào.
●Chân Không còn có nghĩa là Thực tướng của vũ trụ vạn sự vạn vật, là Duyên khởi, nên Thực tướng là Vô tướng.
Chân Không= Không tính(PGBT) = Niết-bàn(PGNT)
Chân Không quán(真空觀) là một trong 3 phép thiền quán trong tu học của Hoa Nghiêm tông, nhằm thấu suốt được sự đối đãi, hư dối của cặp đối đãi nhị nguyên không-có, để nhận rõ được Không tính  là chân lý của vũ trụ.
2) Diệu Hữu (妙有;  E: marvellous entity, as contrasted with the superficial reality of phenomena).
- Diệu 妙:  Có nghĩa là thần kì, tài tình.
- Hữu 有:  Có nghĩa là .
Theo đó, Diệu Hữu hàm nghĩa rằng “có, nhưng chẳng phải là thật có ” .
3) Chân Không - Diệu Hữu (真空妙有;  E: truly empty, (hence) unfathomable existence) hàm những ý nghĩa sau:
●Chân Không - Diệu Hữu hàm ý rằng Chân không làm khởi lên Diệu hữu:
● Chân Không - Diệu Hữu là “chân thật và kỳ diệu về cặp đối đãi có-không”.
● Chân Không - Diệu Hữu lại mang ý nghĩa “Không tính là sự hiện hữu mầu nhiệm ”.
●Chân Không - Diệu Hữu có nghĩa rằng: “không, nhưng chẳng phải là thật không – có, nhưng chẳng phải là thật có “.  Đây là phương tiện giúp hành giả vượt qua các chấp thủ cực đoan trong nhận thức.
Mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ không bao giờ tồn tại độc lập, mà do các Duyên luôn vận động hình thành và biến hoại, tức sinh và diệt. Điều đó nói lên hai tính chất của các sự vật hiện tượng là Vô ngã(= không có thực thể) và Vô thường(không mãi tồn tại). Hành giả thấy được hai tính chất này sẽ không khởi tâm phân biệt chấp trước, nhờ đó mà lúc nào cũng thong dong tự tại. Như thế, tâm hành giả không bị dao động, và đã thật an trú vào chân giải thoát.
Trong Trung bộ kinh140 kinh Giới phân biệtcó chép:
Này Tỷ-kheo, cái gì có thể đưa đến hư vọng, thời thuộc về hư vọng. Cái gì không thể đưa đến hư vọng, thời thuộc về Chân đế, Niết-bàn.
Cái gì là hư vọng? Tất cả pháp đều là hư vọng, huyễn hoặc, không thật, chóng sinh chóng diệt, do các Duyên mà có, tưởng điên đảo mà sinh. Những ai tuệ tri như vậy và không sanh tâm chấp trước bất cứ pháp nào trên đời, thì ngộ được Chân Không, Niết-bàn giải thoát. Nói cách khác, mọi sự vật hiện tượng qua tâm Chân Không thì sẽ biến thành Diệu Hữu, tức là thong dong tự tại trước sự biến đổi của mọi hiện tượng vạn hữu trong vũ trụ.
IX. Thực tập quán Không.
          Theo trên, trong thực tập, có thể thấy rằng: Quán Không = Quán Vô Thường + Quán Vô Ngã = Quán Như Huyễn, là để thấy ra bản chất như thật đối với các pháp (= vạn sự vạn vật). Thực tập quán “Không” là phương tiện nhằm tháo gỡ các thói quen chấp “hữu”, là cội nguồn đưa tới nội kết khổ đau.  Sự hoàn mãn của quán “Không” là “Chân Không”, là tự tại: “Trong hữu-không mà  không mắc dính vào hữu-không. Trong hữu-không tính mà không dính mắc vào hữu-không tính”
Quán Không được xem là phép quán xuất thếnhằm hiệnthực tiến trình rèn luyện đời sống nội tâm giải thoát (đã đoạn trừ nội kết), để hình thành “Tuệ Giác.” Hiệu ứng của phép quán này là đoạn trừ tham-sân một cách tự nhiên chứ không cố gắng dằn ép, và là nền tảng của phép quán nhập thế  “Từ Bi” cho một đời sốngngoại cảnhkhôngvướng mắc  [Từ Bi là “Ban vui-Cứu khổ” Ba-la-mật hay Yêu thương Ba-la-mật].
Hành giả theo tinh thần đạo Phật tất cần thực hành đủ 2 phép quán này, nhằm tự lợilợi thatheo tinh thần Trung Đạo, đó là tuy sống trong thế giới đối đãi, nhưng vẫn hài hòa trong ý nghĩa Lục Hòa, nhờ vào chủ động vượt lên các cực đoan tai hại về vật chất  và tinh thần(tình cảm + lý trí).
Có thể thấy rằng công năng của các phép quán trên là xuất phát từ chânlýDuyên khởi, là Chánh Tri Kiến của đạo Phật, là công đức vô lượng như trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 có ghi như sau:
“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự vật ””.
Có thể nói rằng phép quán “Không” này được xem là không khác với phép quán Tứ Niệm Xứ.
o0o
Hữu thần - Vô thần.
Nội dung
I. Khái niệm về Thần.
II. Hữu thần thuyết.
III. Thần thuyết.
IV. Phiếm thần thuyết.
V. Vô thần thuyết.
VI. Đạo Phật và Thần.

I. Khái niệm về Thần.
Thần  (;  E: god) là từ gốc Hán có nghĩa như sau:
1. Tính từ
- Linh hoạt. Như: thần sắc 神色,  thần khí 神氣thần thái神采.
 - Kì diệu, phi thường. Như: thần đồng 神童thần dược神藥.
2. Danh từ:  
-Sức chú ý, khả năng suy tưởng, tâm trí.  Như: tinh thần 精神.
          - Đồ vật hoặc sinh vật (hữu hình hay vô hình) có khả năng kỳ diệu, phi thường. Như: sơn thần 山神, thuỷ thần 水神, thổ thần 土神, … – được các tôn giáo gọi chung là – linh thần 靈神.  Về sau, con người còn thần hóa các vị anh hùng trong dã sử hay lịch sử của một dân tộc.
Trong các tôn giáo, sinh vật vô hình có khả năng kỳ diệu, phi thường được gọi là  Linh thần 靈神hay Thượng Đế.  Đối tượng thờ phượng của tôn giáo chính là vị Linh thần này.
3. Các từ ghép:
- hữu .                           + hữu Thần有神
- đanhiều                 +đa Thần多神
- độc獨:  duy nhất                    +độc Thần獨神
- không có.                              + vô Thần無神
- phiếm không rõ.               + phiếm Thần泛神
 
II. Hữu thần thuyết.
Hữu thần thuyết (有神論;  E:Theism) là một học thuyếtquan niệm rằng có một thế giới sinh vật vô hình tồn tại trong vũ trụ này. Sinh vật vô hình này có khả năng kỳ diệu phi thường, có thể gây ảnh hưởng lên tất cả mọi sự vật ở thế giới hữu hình. 
Ý niệm về hữu hình hay vô hình là căn cứ vào hệ thống giác quan hữu hạn của con người, mà thông thường là thị giác và thính giác.
 Về khía cạnh khoa học tâm lý, những đối tượng có cá tính dễ dàng gắn kết mạnh với các đối đãi – ưa hay ghét, chấp nhận hayphủ bác, … – qua những gì mình thấy haybiết chưa thấu đáo, hoặc chưa thấy haychưa biết, là mảng người có thuộc tính tình cảm.  Những người này khi có điều kiện tiếp cận với tôn giáo, thì họ có thể dễ dàng trở nên những người “hữu thần”.
Về các tổ chức tín ngưỡng, có thể thấy rằng các tổ chức tín ngưỡng thường gắn liền việc thờ phượng của mình với học thuyết hữu thần.  Sự phân biệt các dạng tín ngưỡng thường được xem xét qua việc định lượng quyền năng phi thường của đối tượng linh thần như dưới đây.
1)Tín ngưỡng đa thầnhay đa thần giáo(多神教;  E: polytheistic religion):  Tín ngưỡng này chủ trương thờ một hay nhiều linh thần. Mỗi linh thần có quyền năng đảm nhiệm thưởng phạt theo một chức năng riêng.
          Tín ngưỡng thời cổ đại trải qua các thời kỳ: 
1. Vật tổ giáo (E: totemism).      2. Ma thuật giáo (E: magicism).
3. Bái vật giáo (E: fetishism).      4. Vật linh giáo (E: animism).     
Tín ngưỡng đa thần được xem là lọai tín ngưỡng hình thành vào giai đoạn Vật linh giáo qua các biểu hiện sau:
+Dạng thần linh liên hệ đến đời sống cá nhân :  Thần tài, Thần bếp, Thần canh cửa, Thần nhà xí, Thần tình ái, Thần hôn nhân, Thần nhi đồng …
+ Dạng thần linh liên hệ đến đời sống xã hội :  Thần tằm tơ, Thần nhuộm, Thần hoa, Thần trà, Thần nấu rượu, Thần gốm, Thần kiến trúc, Thần tàu thuyền, Thần coi ngựa, Thần trừ sâu, Thần bảo hộ kỹ nữ… Ở Việt Nam, các vị thần này thường được gọi là tổ,  như Tổ nghề kim hoàn, Tổ nghề mộc, Tổ nghề thêu may.., Tổ cải lương …
Vật linh giáo biểu hiện qua tín ngưỡng đa thần thời cổ đại của Hy Lạp (1100 – 323 ) tCNvà La Mã (753 tCN – 476 CN).
Hy Lạp                  La Mã                    Đặc trưng
Zeus                                 Jupiter                    Vua các thần.
Hera                       Juno                       Nữ hoàng các thần. Bảo trợ hôn nhân.
Apollo                     Apollo( mặt trời)       Nam thần. Bảo trợ nghệ thuật và chân lý.
Artemis                   Diana                       Nữ thần. Bảo trợ săn bắn.
Ares                        Mars                       Nam thần. Bảo trợ chiến tranh.
Aphodrite                Venus                     Nữ thần. Bảo trợ sanh sản và sắc đẹp.
Athena                    Minerva                   Nam thần. Bảo trợ công mỹ nghệ và trí tuệ.
Eros                        Cupid                      Nữ thần. Bảo trợ tình ái.
Demeter                  Ceres                      Nữ thần. Bảo trợ mùa màng.
Dionysus                  Liber                       Nam thần. Bảo trợ rượu vang.
Hermes                   Mercury                   Nam thần. BT văn chương, thi ca, nhạc.
Hestia                     Vesta                      Nữ thần. Bảo trợ bếp núc và sức khỏe.
Hephaestus              Vulcan                     Nam thần. BT công nghệ (đúc, rèn kim khí). 
Poseidon                 Neptunus                 Nam thần. Bảo trợ biển, động đất, ngựa.
Thavatos                 Mors                       Nam thần. Bảo trợ sự chết.  
Tín ngưỡng đa thần được xem là lọai tín ngưỡng chưa có "khái niệm" về một vị thần tối cao duy nhất tự hữu và hằng hữu. Nghĩa là với tín ngưỡng đa thần, dù cho có một vị thần đứng đầu trong số những vị thần mà họ tôn thờ, vị thần này cũng sinh ra từ một phả hệ hay dòng tộc như trong xã hội loài người.     
Học thuyết hữu thần của tín ngưỡng đa thầnnày gọi là thuyết đa thần hay đa thần thuyết(多神論;  E: polytheism).
Đặc trưng của các tín ngưỡng đa thần lớn trên thế giới như đa thần Nhật Bản (Thần đạo), đa thần Ai Cập cổ, đa thần Hy Lạp cổ, đa thần La Mã cổ, đa thần Trung Quốc cổ, đa thần của người German, đa thần của người Slav, đa thần của người Anglo-Saxon.
Ấn giáo dù được xem là tôn giáo đa thần, với các thần có những chức năng đặc biệt quan trọng, như “Sinh ra – Bảo tồn – Hủy diệt”. Nhưng nhiều nghiên cứu thì lại cho rằng  học thuyết của Ấn giáo lại  rất gần với học thuyết Phiếm thần.

                                     Ba vị thần đảm nhiệm 3 chức năng riêng biệt:
      Sinh ra         –           Bảo tồn            –      Hủy diệt.
2)Tín ngưỡng độc thầnhay độc thần giáo (獨神教;  E: monotheistic religion):  Tín ngưỡng này chủ trương thờ một linh thần hay nhiều linh thần, nhưng chỉ có một linh thần duy nhất có quyền năng to lớn nhất chi phối trên tất cả mọi sự.Vị linh thần toàn năng này thường được gọi là Thượng Đế.
 Một số các nhà  khoa học xã hội và nhân văn cho rằng tín ngưỡng độc thần tiến bộ hơn tín ngưỡng đa thần. Nhưng lại có trường phái quan niệm rằng tín ngưỡng đa thần là sự suy thoái từ tín ngưỡng độc thần, nghĩa là độc thần có trước, đa thần có sau.
Tín ngưỡng độc thần cho rằng vị Thượng Đế này là một siêu sinh vật tự nhiên, làvị thần tối cao duy nhất, tự hữu và hằng hữu, có tính cách riêng biệt, tạo ra vũ trụ, tác động đến tất cả các quá trình vật chất và tinh thần. Tất cả những gì diễn ra trên thế giới đều được xem là do ý định xếp đặt và điều khiển của Thượng Đế.

 
Học thuyết hữu thần của tín ngưỡng độc thầnnày gọi là thuyết độc thần hay độc thần thuyết(獨神論;  E: monotheism).
Ở phương Tây, Kinh thánh Do Thái (Hebrew Bible), tức Cựu Ước (Old Testament) của Cơ Đốc giáo, là nguồn kiến thức chủ yếu về độc thần giáo, miêu tả trình tự và thời điểm độc thần giáo được giới thiệu vào vùng Trung Đông và phương Tây. Trong lịch sử cổ đại, cho đến thời điểm ấy (khoảng 1500 năm TCN), mọi nền văn hoá đều đặt niềm tin vào nhiều thần linh, hoặc vào các sức mạnh thiên nhiên và các loài tạo vật, hoặc tin vào sự huyền nhiệm của môn chiêm tinh, nhưng không ai đặt niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Theo các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáoHồi giáo, ấy là khi Abraham nhận biết Thiên Chúa (Sáng thế ký 12:1-9; 13:14-18;15; 18; và 22), ông được cho là tín hữu độc thần giáo đầu tiên trên thế giới.
Kinh Thánh Hebrew dạy rằng mặc dù khi sáng thế Adamvà Eva (cùng với dòng dõi của họ) đã nhận biết Thiên Chúa, nhưng trải qua các thế hệ, Thiên Chúa và danh của Ngài đã bị lãng quên.
Đặc trưng có 3 tôn giáo độc thần lớn trên thế giới nói trên:
1/.Do Thái giáo.
Do Thái giáo (Judaism):  Qui tắc sống đạo được bảo tồn và huấn thị trong kinh Torah và kinh Tanakh (Kinh Thánh Hebrew), cung cấp nguồn văn kiện xác minh sự khởi phát và tăng trưởng của nền luân lý độc thần giáo của Do Thái giáo:
Moses trở lại với dân chúng với Mười Điều Răn trên tay. Điều răn thứ nhất dạy rằng "Trước mặt ta, ngươi chớ có các thần khác" (Xuất Ai Cập ký 20.3).
Hơn nữa, người Do Thái thường trích dẫn Shema Yisrael chép rằng: "Hãy lắng nghe, hỡi Israel: Đức Giê-hô-va, Thiên Chúa của chúng ta, Thiên Chúa là duy nhất".  Độc thần giáo là trọng tâm của Do Thái giáo và dân tộc Do Thái.
2/.Cơ Đốc giáo.
Xác tín vào một Thiên Chúa duy nhất, hầu hết tín hữu Cơ Đốc tin rằng Thiên Chúa hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Linh (giáo lý Ba Ngôi). Ba Ngôi có cùng một bản thể và một thần tính. Tuy nhiên, có một vài giáo phái nhỏ, tự nhận mình thuộc cộng đồng Cơ Đốc giáo như Chứng nhân Jehovah, bác bỏ giáo lý Ba Ngôi trong khi đạo Mormon chỉ thờ một Thiên Chúa nhưng không phủ nhận sự hiện hữu của các ngôi kia.
3/.Hồi giáo.
Hồi giáo trình bày tín lý của mình về độc thần giáo theo cung cách đơn giản hơn. Bản tín điều Shahadah(الشهادة) khẳng định niềm tin vào Đấng Allah duy nhất và tiên tri Muhamad. Câu kinh này được xem là một trong Năm Trụ cột của Hồi giáo theo hệ phái Sunni. Khi một người đọc to câu kinh này, người ấy được xem là đã chính thức theo đạo Hồi.
Hồi giáo cho rằng tính duy nhất của Thiên Chúa là giáo lý căn cốt. Hơn nữa, Hồi giáo còn xem học thuyết Ba Ngôi của Cơ Đốc giáo là sự biến dị của lời dạy của Chúa Jesus.
3) Triết lý về Hữu thần thuyết (= Triết thuyết về Thượng Đế).
          Có 6 quan điểm triết học chính về sự hiện hữu và các tính chất của Thượng Đế:
Hữu thần thuyết đượcRalphCudworth (1617-1688) là nhà thần học người Anh khởi xướng. Về sau, thuyết này được củng cố trên nền tảng trên 3 luận thuyết sau:
          1/.Bản thể luận (E: ontology):  Luận này là bước phát triển của tư tưởng siêu hình học nơi triết gia Hy Lạp là Aristotle (384-322) tCN và học thuyết tồn tại một Thượng Đế của thời cổ Hy Lạp, nhằm chứng minh về mặt triết học sự hiện hữu của Thượng Đế.  Tác giả của luận này là St. Anselm (1033-1109) người Anh với 16 năm làm Tổng Giám Mục ở tu viện Canterbury.
          Triết gia Đức là  I. Kant (1724-1804) đã phê bình luận cứ này như sau:
          + Không thể nào có một tam giác mà không có ba cạnh và ba góc. Và cũng như thế, không thể nào có Thượng Đế mà không có sự hiện hữu của ngài.
          + Và nếu bạn chấp nhận Thượng Đế, thế thì theo luận lý, bạn chấp nhận tất yếu sự hiện hữu của ngài, nhưng bạn không bị buộc phải chấp nhận Thượng Đế.
          2/.Vũ trụ luận (E: cosmology):   Luận này nhấn mạnh tới 2 điểm cho rằng:
          + Thượng Đế sáng tạo vũ trụ, vạn vật một cách trực tiếp không qua quá trình tiến hóa.
          +Thượng Đế sáng tạo nên linh hồn, chứ linh hồn không do cha mẹ sinh ra [đối lập với thuyết di hồn (E: traducianism)].
          Tác giả của luận này là St. Thomas Aquinas (1225-1274), nhà thần học người Ý, cựu tu sĩ dòng Dominic, được phong thánh năm 1323.  Ông đặt triết học dưới hàng thần học, luật thiên nhiên dưới hàng các mạc khải của Thượng Đế, xã hội loài người dưới hàng tín điều của giáo hội.
          Triết gia Đức là  I. Kant và triết-sử gia Anh là David Hume (1711-1776) đã lập luận phê bình như sau:  “Quan hệ nhân quả là một trong các phương cách mà qua đó tâm trí chúng ta xếp loại thế giới này, lúc đó nếu Thượng Đế là nguyên nhân của vũ trụ, thì trong chuỗi thoái lui vô hạn Thượng Đế sẽ như thế nào ?”
          3/.Cứu cánh luận (E: teleology):  Luận này là bước phát triển của Vũ trụ luận, cho rằng thế giới vận động từ lúc ban đầu đến lúc kết thúc được quyết định bởi một quyền lực siêu nhiên của Thượng Đế. Thế giới này được Thượng Đế tạo ra vì lợi ích của con người, cụ thể đó là “vật dưỡng nhân”.
          Tác giả của luận này là William Paley (1743-1805) triết gia, nhà thần học người Anh, đã từng lập luận rằng “Thế giới này trật tự như một cỗ máy, tất phải có người thiết kế, và người thiết kế không ai khác hơn là Thượng Đế”.
          Triết-sử gia Anh là David Hume và sinh học gia Anh là Charles Darwin (1809-1882) đã lập luận phê bình như sau: “Thuyết chọn lọc tự nhiên, thích nghi sinh tồn trong thực tế đã giải đáp thay thế cho sự có mặt của nhà thiết kế T.Đ.  Trật tự của quyền lực siêu nhiên có phần cường điệu vì hiện thực không thiếu sự hỗn độn hiển nhiên. Vả lại, tính tương đối của giới hữu cơ cho thấy là “Vật dưỡng nhân và nhân cũng dưỡng vật”.
          Tóm lại, Hữu thần thuyết mô tả là:  – Có một Thượng Đế độc nhất.  – Tạo dựng vũ trụ.  – Điều khiển vũ trụ với các qui tắc thưởng phạt.  Hữu thần thuyết là nền tảng triết học của các tôn giáo.  Nơi tôn giáo, Thượng Đế được cho là một Đấng có các tính chất: toàn năng, toàn thiện, toàn trí… Vị Thượng Đế vô hình này xuất hiện ở  nhiều nơi dưới các tên gọi khác nhau.
          4) Khoa học và Hữu thần thuyết (= Khoa học và Thượng Đế).
Mục đích của khoa học là khám phá ra chân lý – cái đang là (chân như), chứ không phải cái mong muốn.
Ngày xưa, Thượng Đế dùng để giải thích mưa bão, động đất, núi lửa, sóng thần …   Nhưng ngày nay, điều này không cần thiết nữa. Những khẳng định của khoa học thực nghiệm không bao giờ mang một ý nghĩa tuyệt đối như trong luận lý học thuần lý.  Nếu có sự đòi hỏi tính tuyệt đối trong những khẳng định của khoa học thực nghiệm, thì điều này đồng nghĩa với việc không thể tin được bất cứ điều gì của khoa học, hay nói cách khác là đồng nghĩa với việc phủ nhận các thành quả của khoa học vậy.
Điều các nhà khoa học muốn chứng minh là không cần phải mang Thượng Đế ra để giải thích bất cứ hiện tượng nào trong vũ trụ như các nhà hữu thần đang làm. Bởi mang Thượng Đế ra để giải thích chỉ đơn giản gần như là cái cớ để từ chối giải thích.  Sau đây là một số điều để minh định về con đường và mục đích của khoa học.
          1/.Khoa học tự nhiên.
Trong khoa học tự nhiên có một số vấn đề đặt ra đối với vị Thượng Đế chủ quan như sau:
          1.Vật lý học(E: physics; F: la physique).
- Thời gian(E: time;  F: Le temps):  Trong sách Sáng Thế ký của Cựu Ước có ghi rằng Thượng Đế (gọi là Elohim) đã tạo dựng vũ trụ trong 7 ngày vào thời điểm sau:
+ Theo Do Thái giáo là ngày 7-10-3761 tCN
                    + Theo Kitô giáo 5199 tCN.
                    + Theo Tin Lành giáo là lúc 9g sáng ngày 23-10-4004 tCN.
          Theo thuyết Big Bang cho rằng cách đây 15 tỷ năm, có sự nổ lớn sinh ra các Giải ngân hà, 5 tỉ năm ra đời Thái dương hệ, 450 triệu năm thì có cây cỏ và các loại nhân hầu … Con người như ngày nay thật sự cách nay khoảng 50,000 năm.
- Thứ nguyên(E;F: dimension):  Trong vật lý học thì hình dáng và kích thước là yếu tố xác định sự hiện hữu của một vật thể nói chung và Thượng Đế nói riêng.  Vũ trụ nếu do Thượng Đế sinh ra thì hình dáng Thượng Đế phải có, không lý cái bóng mà sinh ra vạn vật hữu hình.
          2.Hóa học(E: chemistry;  F: la chimie):  Các nguyên tố hóa học là yếu tố xác định sự hiện hữu của Thượng Đế và khả năng sáng tạo của Thượng Đế (tức khả năng biến đổi năng lượng: energy transformation).
          3.Sinh học(E: biology;  F: la biologie):  Cũng trong sách Sáng Thế ký của Cựu Ước, của Thượng Đế đã dựng nên Adam và Eva (xương sườn của Adam) là thủy tổ của loài người. Nếu họ là da trắng, thì theo di truyền học làm sao để hậu duệ của họ có thêm các màu đen, vàng, đỏ ?
          Vả lại, mọi loài sinh vật đều có tính di truyền tương thích cho dù là động vật hay thực vật. Thế thì Thượng Đế làm thế nào cho sự hiếu sinh của mình, đó là làm cho con người sống lại sau khi chết và sống đời đời mà không trái với quy luật khách quan?

Thượng Đế tạo ra con người ? - Một giả thuyết.
Con người làm ra Thượng Đế ? - Một điều hiển nhiên!
          Một tác giả bộc bạch về việc ứng dụng phân tử acid nucleic mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các vật chất hữu cơ  [E:  deoxyribonucleic acid(DNA);  F: acide désoxyribonucléique (ADN)] như sau:
Tôi không thấy ba mẹ sinh ra tôi thế nào, nhưng ông bà tôi, cậu mợ cô chú tôi, bạn bè của ba mẹ tôi kể cho tôi nghe họ tận mắt chứng kiến cảnh bố mẹ tôi yêu rồi cưới nhau, rồi mẹ tôi có mang và đi đến bệnh viện sinh ra tôi. Nhưng một khi đã xảy ra những sự ngờ vực, thì con cái và cha mẹ ngày nay hoàn toàn có thể viện dẫn đến công cụ xét nghiệm DNAđể chứng minh huyết thống (điều này là không còn lạ lẫm gì nữa, ngay cả ở Việt Nam). Còn việc Thượng Đế tạo ra tôi như thế nào theo kinh sách tôn giáo?”
2/.Khoa học xã hội.
Trong khoa học xã hội có một số vấn đề đặt ra đối với vị của Thượng Đếchủ quan như sau:
1.Về vị Thượng Đế toàn năng, toàn trí, toàn thiện :
            Tính chất của vị Thượng Đếđược xác lập trên các hiện tượng sau:
          Vị Thượng Đế được cho là toàn năng, toàn trí và toàn thiện. Thế thì khả năng vô song, trí tuệ cao tột và lòng tốt vô hạn của Thượng Đế là như thế nào mà lại tạo ra một thế giới dãy đầy:
- Những mâu thuẫn, thù hận, chiến tranh đầy chết chóc sợ hãi.
- Những kẻ giàu người nghèo, kẻ tốt người xấu, kẻ no thừa người đói kém.
- Những kẻ lành lặn người tật nguyền, ốm đau, dịch bệnh.
- Những thiên tai lũ lụt, núi lửa, động đất, sóng thần, bão tố.
          …
          Tất cả những tai ương này đã triền miên giáng lên đầu con người. Không lẽ Thượng Đế đã làm trái với bản chất của mình và làm ngơ trước sự cầu nguyện vang rền của con cái Thượng Đế.  Hay chăng Thượng Đế chỉ là sản phẩm tưởng tượng phong phú của con người, mà kẻ nhanh trí đã lợi dụng thủ lợi cho mình và ngu muội hóa người chậm trí ?
          2.Về niềm tin nơi vị Thượng Đế cổ đại.
          Theo như lời giải thích của các tôn giáo hữu thần thì mọi sự vận hành hoạt động của vạn sự vạn vật trong vũ trụ này, đều do bàn tay của vị Thượng Đế siêu hình toàn năng định đoạt, và mọi người phải thấy đó là ân sủng và cần phải tri ân Thượng Đế.
Thế như khiAlbert Einstein lập ra thuyết tương đối hay năng lượng nguyên tử, thì ông đã cầu nguyện và được Thượng Đế chấp thuận ?  Hay như khi Bill Gates rời bỏ đại học để tự lập hãng Microsoft thì cũng đã thông qua Thượng Đế ?
3.Về một Thượng Đế hiện đại.
          Lý trí con người có thể tạo dựng nên những hình ảnh mèo đẻ trứng, rắn có chân, rùa có lông, thỏ có sừng là những cái không bao giờ có thật và không bao giờ xảy ra trong thế gian này. Tâm lý con người cũng không kémkhi ban đêm thấy sợi giây thừng mà tưởng tượng và lo sợ là rắn.

          Câu chuyện “Người mù sờ voi” còn cho ta thấy nhiều hơn về sự sai lầm của tri giác của con người trước những gì cụ thể gần gủi, huống chi trước một đối tượng vô hình ngày càng thiếu tính thuyết phục là vị Thượng Đế chủ quan – tựa như một sản phẩm của lý trí, thì sự sai lầm về mặt tri giác lại càng cao hơn nữa.
          Do đó, khoa học cũng như triết học ngày nay có xu hướng cho rằng sự tồn tại của vị Thượng Đế chủ quannên được xem là một hiện tượng lịch sử đã được hoàn tất và thay vào đó là vị Thượng Đế khách quanvới hai ý niệm sau:
          1. Thượng Đế là nguyên lý sáng tạo :  Đây là nguyên lý nội tại không tách biệt với tự nhiên (E; F: nature).  Mặc dù ngày nay hãy còn nhiều nhà khoa học và triết học vẫn giữ quan điểm về vị Thượng Đế cũ, nhưng với tầm vóc to lớn của khoa học và triết học hiện đại, đã có nhiều tác động hạn chế quan niệm truyền thống về vị T.Đ này.
          2. Thượng Đế là nhân cách cao thượng :  Đây là lý tưởng nhân bản làm nổi bật vị trí tâm điểm của con người, gây sự hứng khởi và làm cho cuộc sống ngày càng cao quý và danh giá hơn.
          Vì thế, định chuẩn bất khả đổi (thường hằng) từ nguồn gốc một Thượng Đế thường tại phải được thay bằng một định chuẩn có đối tượng biến đổi từ nguồn gốc tự nhiên. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, thường tại được thay thế và vô thường là một thực tại tối hậu.
----------------------
Ghi chú:  Một số thuật ngữ trong hữu thần thuyết.
- Mạc khải(E: revelation;  F: la révélation):  còn gọi là thần khải, là  điều kín đáo được T.Đ tiết lộ, có các loại mạc khải sau:
+ Mạc khải chung (E: general revelation):  loại mạc khải dành cho toàn loài người.
+ Mạc khải riêng (E: special revelation):  loại mạc khải dành cho Hội thánh.
+ Mạc khải công (E: public revelation):  loại mạc khải do các tông đồ truyền lại cho Hội thánh làm nền tảng cho đức tin.
+ Mạc khải tư (E: private revelation):  loại mạc khải không thuộc về nền tảng đức tin cho Hội thánh.
  • Kinh Cựu Ước, kinh Tân Ước là các sách ghi chép mạc khải của T.Đ.
  • Thánh truyền:  là mạc khải của T.Đ được Chúa Jesus đã trao cho các tông đồ và những người kế vị để rao giảng.
- Tiên tri(E: prophet;  F: le prophète):  còn gọi là ngôn sứ, gồm 3 đối tượng sau.
+ Người được thần khí của T.Đ tác động để chuyển thông điệp của T.Đ cho con người. Trong Tân Ước, Chúa Jesus là tiên tri của T.Đ cho loài người.
+ Giáo hội là tiên tri đặc biệt của T.Đ.
+ Các tín đồ với bí tích rửa tội được xem là tiên tri của T.Đ.
            - Thiên sai (E: messiah;  F: le messie):  là người được T.Đ xức dầu thánh, đó là vua David và các hậu duệ của Do Thái giáo, là Chúa Jesus của Kitô giáo.

            - Tông đồ (E: apostle;  F: l’apôtre):  gồm các đối tượng sau.

+ Nhóm 12 môn đệ của Chúa Jesus được chọn làm phụ giảng khi truyền đạo.

+ Người làm chứng cho sự kiện tử nạn và phục sinh của Chúa Jesus.
+ Người được đề cử thi hành một sứ mạng.
 
III.Thần thuyết.
Thần thuyết(神論;  E: deism) được triết gia và chính trị gia Anh là Edward Herbert of Cherbury (1583-1648) khởi xướng và được các triết gia John Toland (1670–1722) của Anh, J.J Rousseau (1712–1778) và Voltaire (1694–1778) của Pháp, G.E Lessing (1729–1781) của Đức và nhà vật lý-toán học Isaac Newton 1642–1727) của Anh phát triển.
Thuyết này chủ trương có một  Thượng Đế  thiết kế và tạo dựng vũ trụ, nhưng ngoại tại không can thiệp vào vũ trụ, nghĩa là.  Vị Thượng Đế siêu nhiên này không tương tác với loài người.
IV. Phiếm thần thuyết.

Biểu tượng thuyết phiếm thần
Phiếm thần thuyết (泛神論  ;   E: pantheism) là quan niệm cho rằng “Thần là Thế giới”.  Học thuyết này đồng nhất hóa thần linh và tự nhiên.
Trong tiếng Hy lạp pantheismđược phân tích:  pan= tất cả; theos= Thần (Thượng Đế). Theo đó, phiếm thần hàm ý "Thượng Đế là Tất cả và Tất cả là Thượng Đế",  tức mọi sự vật đều hoàn toàn có Thượng Đế nội tại chứ không tách biệt,  hoặc Vũ trụ hay Thiên nhiên và Thượng Đế đều tương đồng.
Thẩm sâu hơn, đây là ý tưởng cho rằng tổng thể vũ trụ và thế giới hiện hữu, đều thể hiện sự cấu thành và vận hành theo các qui luật khách quan tự nhiên, và điều đó được xem như là nguyên tắc của Thượng Đế.        
 Tư tưởng phiếm thần vốn có ở Đông Tây từ thời cổ đại, và nổi bật hơn với các triết gia và thần học gia phương Tây vào thế kỷ 16 và 17:
- Khổng Tửnói: “Đắc tội với trời không thể cầu mà thoát được”.
- Giordano Bruno(1548-1600),  tu sĩ dòng Đa Minh nước Ý, triết gia, sau đó rời bỏ dòng tu, bị tù và sau đó bị thiêu sống.  Ông đam mê các khám phá của thiên văn học về vũ trụ bao la nên cho rằng T.Đ ở khắp mọi nơi và thống nhất được mọi đối lập trong vũ trụ mà con người không thể đạt được. Ông nói: “Thần là cái toàn thể phổ quát nơi nơi, không gì đối nghịch”.
          - Benedict de Spinoza(1632-1677)  triết gia Hà Lan gốc Do Thái, cho rằng T.Đ là có thật, còn thế giới cùng một bản thể với T.Đ.  Ông nói: “Thần là tự nhiên
          - Baron d’Holbach(1723-1789)  nhà thần học Đức và Denis Diderot (1713-1784) nhà văn, triết gia Pháp cho rằng thế giới là có thật, còn T.Đ là tổng số của vạn vật cộng lại.
Những người tư tưởng theo thuyết phiếm thần chỉ cầu mình sống thuận với thần (tức với tự nhiên), tôn kính thần và yêu thương con người, mà không cầu thần ban thưởng. Họ đa phần là những nhà nhân đạo chủ nghĩa đáng kính nhất, họ không có tâm lý cuồng tín, không réo gọi T.Đ một cách mù quáng, cũng không lo sợ ngày tận thế sẽ đến.  Ví như Spinoza, ông cho rằng “Người ta có thể tôn kính Chúa, nhưng không thể lấy việc tôn kính đó làm điều kiện cầu Chúa ban phát yêu thương cho con người. Vì toàn thể vũ trụ là Chúa nên con người cũng là một bộ phận trong những thuộc tính của Chúa, ngoài việc tự hoàn thiện thần tính của mình ra, con người không thể cầu nguyện nơi một vị thần nào khác”.
V. Vô thần thuyết.

Biểu tượng thuyết vô thần
Vô thần thuyết(無神論;  E: atheism) hayChủ nghĩa vô thần 論無神được định nghĩa như sau:
- Trong quyển “Từ điển Tôn giáo Thế giới” (The Oxford Dictionary of World Religions của John Bowker) đã định nghĩa “chủ nghĩa vô thần (atheism) là phủ nhận sự hiện hữu của Trời (God)” (Trời được hiểu như một chủ vật, chẳng hạn như Phạm thiên, Chúa, Thượng Đế…). Trời ở đây thực ra rất đa dạng, tùy theo mỗi hệ thống tín ngưỡng mà có những danh xưng và vai trò khác nhau. Trong các tôn giáo độc thần thì cho đó là vị chủ tể khai sáng dựng lập thế giới, trong tôn giáo đa thần thì đó là những vị thần có quyền năng siêu việt.
- Trong quyển “Từ điển Công giáo Phổ thông” (Pocket Catholic Dictionary của John A. Hardon) đã định nghĩa “Thuyết vô thần là thuyết phủ nhận một Thiên Chúa ngôi vị. … Ngày nay vô thần đã trở thành đa dạng và phổ biến đến nỗi công đồng Vatican II đã kể ra không dưới 8 hình thức. … Trước đạo binh đông đảo những người không tin, công đồng thật hợp lý khi tuyên bố rằng thuyết vô thần là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với con người trong thế giới hôm nay.”.
- Trong quyển “Từ diển Công giáo Anh-Việtcủa Nguyễn Đình Diễn” có kể chung 2 dạng người vô thần điển hình:
          + Người vô thần trong hành động (E: pratical atheist) là người sống như thể không tin có Thượng Đế.
          + Người vô thần trong tư tưởng (E: speculative atheist) là người không tin có Thượng Đế.
Thực ra, thuật ngữ "vô thần" chỉ mới xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 16 tại Pháp, còn tư tưởng vô thần thì như đã được ghi nhận là từ thời cổ đại, xuất hiện song hành cùng “hữu thần”.  Vài số liệu chính về tư tưởng vô thần Đông Tây được ghi nhận theo thời gian như sau:
- Cārvāka là trường phái triết học ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên.
- Diagoras, triết gia xứ Melos, Hy Lạp, thế kỷ 5 trước Công Nguyên.
- Ludwig Feuerbach(1804 – 1872), triết gia Đức. Ông đã có ảnh hưởng lớn tới các triết gia như Engels, Marx, David Strauss và Nietzsche. Ông xem Chúa Trời là một phát minh của con người và coi các hoạt động tôn giáo là để thỏa mãn mong ước.
Từ thế kỷ 20, chủ nghĩa vô thần ngày càng phát triển.

Socrates (470–399 BC)bị Meletus kết tội không tin vào thần thánh.
Họa phẩm của Jacques-Louis David, Metropolitan Museum of Art. 
Kỳ thực, tư tưởng vô thần không có gì quá phức tạp như nhiều người tưởng tượng. Đó là khi thông qua các giác quan của mình, những con người trung thực đã không cảm nhận hay chứng nghiệm được sự thật hợp lý hợp lẽ về các vị thần kỳ diệu phi thường, mà vốn nhiều người khác đã truyền tụng và tin tưởng.
Trái với cá tính của người “hữu thần” là dễ tin và dễ bị kết dính, thì những đối tượng có cá tính thực tế hơn, những gì mình chưa thấu đáothấy hay biết, hoặc chưa thấy hay chưa biết, cần phải tìm hiểu ra căn nguyên, là mảng người có thuộc tính lý trí.  Đối tượng có thuộc tính lý trí này được xem là người vô thần.
Những người vô thần có thuộc tính lý trí này khi có điều kiện tiếp cận với tôn giáo, thì họ khó có thể dễ dàng tiếp nhận, khi mà lời giải của một sự kiện, một vấn đề lại thiếu đi tính hợp lý hợp lẽ và thiếu thực tế. Vì thế, không lấy gì làm khó hiểu khi thấy phần lớn số đông các nhà khoa học đều là những người vô thần.
Sâu hơn, người có nhận thức chân lý khách quan hẳn phải là người có thuộc tính lý trí. Với lý trí này, họ thấy ra được tính tương quan tương duyên tự nhiên nơi mọi sự vật, cho nên họ cởi mở hơn và không cực đoan khi đứng trước các sự kiện. Người sống với chân lý khách quan sẽ khéo hài hòacác yếu tố Vật chất, Tình cảm và Lý trí trong đời sống, chứ không thuần là một đời sống tình cảm như khẩu hiệu: “đời sống Đức tin” hay “Thượng Đế là Tình yêu”.
Vì thế, tùy theo trình độ nhận thức, có thể thấy rằng người vô thần có thể là tín đồ của một tôn giáo, là đảng viên của một đảng chính trị, là người làm việc thiện nguyện hay không thiện nguyện nhưng không tôn giáo-không đảng phái.
Trong nghiên cứu của Tâm lý học ngày nay cho biết, thông thường tiến trình của ý thức về hữu thần và vô thần là như sau:
- Sinh ra đến 14, 15, 16 tuổi, tin có “Thượng Đế” vì cha mẹ dạy thế và nghĩ là có lý.
- Vào tuổi dậy thì, não phát triển đầy đủ, biết suy nghĩ cặn kẽ. Những người thông minh và can đảm từ bỏ sự phi lý, gian dối về sự hiện hữu của “Thượng Đế” và “Thần Quyền”.
Ngày nay, với sự phát triển của học vấn và kiến thức, người vô thần ngày càng đông đảo, nhất là ở Bắc và Tây Âu, và Bắc Mỹ (vào khoảng 30-35% của dân số).
Mặt khác, trong cuộc sống con người, cũng nên biết rằng tính vô thường tâm lý theo thời gian về 3 yếu tố Vật chất, Tình cảm, Lý trí là một hiện thực, và có thể gây ra “mất cân bằng” ít nhiều tùy nỗ lực duy trì của từng cá nhân.
          +Vật chất:  Người càng lớn tuổi, cơ thể bị suy thoái, nhu cầu đời sống vật chất cũng giảm theo (ăn uống ít).
          +Tình cảm:  Người càng lớn tuổi, các quan hệ giảm dần (người thân, bạn bè, … qua đời). Con người quan tâm duy trì đời sống tình cảm, như tìm người thân mới. Ngoài ra, sự trổi dậy hoạt động của ký ứcsợ chết nơi người lớn tuổi, đã biểu hiện tự nhiên trong việc duy trì đời sống tình cảm.
          +Lý trí:  Người càng lớn tuổi, càng ít chịu suy nghĩ lý luận, thậm chí còn bị lú lẫn hay bị bệnh mất trí nhớ.
Vì thế, để tránh sự xuống cấp quá nhanh chóng về thân và tâm, y học Đông Tây đã có những lời khuyên về ăn uống và luyện tập trí nhớ cho người già.
          Theo trên, có thể thấy rằng đời sống của người lớn tuổi có những thay đổi lớn. Trong đó, yếu tố tình cảm hoạt động vượt trội, hơn hẳn hai yếu tố còn lại là vật chất và lý trí.  Vì thế, có thể chúng ta không làm lạ gì đông đảo người lớn tuổi có xu hướng tìm đến nương tựa nơi các tôn giáo – tức vô thần=> hữu thần, trong đó không ngoại trừ nhiều nhà khoa học trước đây đã từng hoạt động cao độ trên lĩnh vực lý trí, nay vẫn phải thất thủ  trước sức mạnh của tình cảm khi về già!
VI. Đạo Phật và Thần.

1) Vài nét về vũ trụ quan trong đạo Phật.
Vũ trụ quan của đạo Phật không nói đến Thần, mà nói đến Pháp – tức vạn sự vạn vật ở bất kỳ hình thái nào khi được đề cặp đến, trong đó không thể không bao hàm vấn đề Thần.  Có sự phân biệt Pháp theo giác quan làTâm Pháphay Danh(vô hình) và  Sắc PháphaySắc(hữu hình).
Theo đạo Phật, bất cứ một Pháp nào cũng đều do sự tương hợp bởi nhiều Pháp khác nhau – thường gọi là Duyên. Các Duyên tương hợp chỉ hình thành tạm và tiếp tục tương tác với các Pháp (= Duyên) khác, để tạo thành Pháp mới. Chuỗi biến đổi không ngừng nghỉ ở các cấp độ vi mô và vĩ mô của một Pháp thường gọi là trùng trùng Duyên khởi.  Nguyên lý vận hành các Pháp diễn ra tự nhiên mà không do một tác nhân chủ định nào hết, được gọi là Nguyên lý Duyên khởi hay Duyên hợp , Duyên sinh được phát biểu như sau:
Cái này có thì cái kia có
Cái này không thì cái kia không.
Cái này sanh thì cái kia sanh
Cái này diệt thì cái kia diệt.
(Mjjhimani Nikaya III 63)
(Duyên khởi: P: Paticcasamuppada;  S: Pratiyasamutpada;  E: Conditional Causation, Dependent Arising;  F: coproduction conditionnelle, coproduction conditionnée).
Lưu ý rằng, giả sử có một tác nhân chủ định nào đó tham gia vào quá trình vận hành chuyển hóa, thì đó cũng chỉ là một Duyên mà thôi, và tácnhânnày cũng nhưcác Duyên khác luôn biến hóa chứ không thể là một thực thể  tự hữuhay một thực thể  hằng hữungoại lệ được.
 - Trong kinh Vô Ngã Tướng (Anattalakkhana sutta) thuộc Tương Ưng Bộ, III, 66  có chép rằng:
“… Này các Tỳ-kheo,tất cả các ngũ uẩn, dầu ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, ở bên trong hay ở ngoại cảnh, thô kịch hay vi tế, thấp hèn hay cao thượng, xa hay gần, cần phải thật quán với Chánh tri kiến như sau:
Cái này không phải của ta,
Cái này không phải là ta,
Cái này không phải là tự ngã của ta.
          Trong đó:
-Cái này= Ngũ uẩn = Sắc (thân xác) + Thọ (tình cảm) + Tưởng (lý trí) + Hành (ý chí) + Thức (ký ức).
- Ta= Ngã = (danh từ) Thực thể tự hữu, Thực thể hằng hữu, Thực thể tự hữu-hằng hữu // (tính từ) Tự hữu, Hằng hữu, Tự hữu-Hằng hữu.
Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta), đức Phật còn chỉ rõ:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc, sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
Phần nào của nguyên lý Duyên khởi đã được khoa học Vật lý ngày nay diễn đạt một cách khách quan bởi định luật Bảo toàn và Chuyển hóa năng lượng, tức định luật thứ nhất Nhiệt Động Lực học (xem: First law of thermodynamics- Wikipedia).
Như vậy, nhiều vị Thần linh đặc nhiệm (Đa thần) hay một vị Thần linh tối cao, tự hữu-hằng hữu, toàn năng sáng tạo và toàn quyền thưởng phạt các vật thụ tạo (Độc thần)đều không tồn tại trong đạo Phật.
Đạo Phật không phủ bác thế giới vô hình trongTam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới – Xin xem mục từ Tam giới) vượt ngoài khả năng tri giác của giác quan nơi con người. Tuy nhiên, đạo Phật không quan tâm đến vô hình bởi:
1. Những gì vận hành trong thế giới vô hình không khác gì trong thế giới hữu hình, cho nên thiện-ác trong cả hai thế giới là không khác. Hoàn thiện trong thế giới hữu hình tức hoàn thiện trong thế giới vô hình.
2. Căn trí của con người không đồng đều. Theo đó, kẻ lợi căn dễ tưởng tượng bày vẽ mê tín về thế gới vô hình để qua mặt và trục lợi số đông người căn trí thấp. Điều mà chúng ta có thể thấy là luật Nhân Quả dễ bị kẻ xấu bẻ lệch khi lập luận với yếu tố vô hình, như đối với cơ cấu 2 cặp Nhân Quả nơi Tứ Diệu Đế.
- Khổ đau     =>  Nguyên nhân của khổ đau là vì không tin Thượng Đế (vô hình)
- Hạnh phúc =>  Nguyên nhân của hạnh phúc là kiên tâm tin vào Thượng Đế.    
Luật Nhân Duyên Quả tuy trông đơn giản, nhưng con đường hình thành Quả không đơn giản, mà chỉ những bậc giác ngộ thực sự với đầy đủ Tam Minh (Thiên nhãn minh, Túc mệnh minh, Lậu tận minh) mới có thể phán đoán đúng đắn. Vì thế, chúng ta cần hết sức cẩn thận về các lời giảng dạy của nhữngai nóivề thế giới vô hình để không phải dính mắc vào mê tín có hại.
Một số nội dung về vũ trụ quan trong đạo Phật được trình bày dưới đây, có thể phần nào cụ thể hóa những khái niệm về Thần, như đã được nêu ở mục I Khái niệm về thần.
2) Pháp giới:
Vũ trụ theo đạo Phật có vô số thế giới vô hình và hữu hình, tất cả đều vận hành không ngừng nghỉ theo cùng những quy luật tự nhiên. Gần hơn và thực tế hơn đối với con người, đạo Phật tạm chia làm hai thế giới, đó là thế giới Chúng sinhthế giới Giác ngộ. Cả hai thế giới này đều gọi chung là Pháp giới.
1/-Theo đạo Phật Nam Truyền:     
1.Thế giới Chúng sinh chia làm 6 – tức Lục đạo hay Lục phàm:

1)Địa-ngục: 地獄;  P: niraya;   S: naraka;   E:  (the realm of) hells       =>    (sân)
2)Ngạ-quỷ: 餓鬼;   P: peta;   S: pretas;   E: hungry ghosts                     =>    (tham)
3)Súc-sinh: 畜生;   P:tiracchana;   S: tiryagyoni;   E: animals                        =>    (si)
4)A-tu-la: 阿脩羅;  P;S:asura;  E: (the realm of) asuras, war gods       =>    (sân)
5)Nhân-giới: 人界; P;S: manusya;   E: man, human beings                  =>    (tham)
6)Thiên-giới: 天界; P;S: deva;   E: heaven, celestial beings                 =>    (si)
Thiên-giới có 6 cấp độ (Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Xuất Đà Thiên, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại). Tất cả được hiểu như là thiên đàng. [Xin xemTam giới].
 
                    2.Thế giới Giác ngộ chia làm 4 – tức Tứ quả hay Tứ thánh:
   Tứ quả  
Đoạn diệtkết sử (gây phiền não)
Vòng tái sinh
1) Dự Lưu
(Tu-đà-hoàn)
Thân kiến, nghi, và giới cấm thủ
( 3 kiết sử đầu tiên)
Thất lai: thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
2) Nhất lai
(Tư-đà-hàm)
Làm nguội thêm dục và sân
(2 kiết sử kế tiếp)
Nhất lai: thêm một lần tái sinh nữa trong cõi dục
3) Bất Lai
(A-na-hàm)
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử ở trên:                      (thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục, sân) Bất lai : tùy sinh vào cõi Sắc giới
4) Arahant
(A-la-hán)
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử:                          (sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh) Giải thoátvòng sinh tử luân hồi
 
 
          2/.Theo đạo Phật Bắc Truyền:

Mườicảnh giới (十界)theo Phật giáo Bắc truyền.
1.Thế giới chúng sinh - Lục phàm:
          + Thiên giới (Si), Nhân giới  (Tham),   A-tu-la   (Sân):      Nhiều phước báu.
          + Súc sinh   (Si), Ngạ quỷ    (Tham), Địa ngục  (Sân):     Thiếu phước báu.
Ví dụ :  Theo luật Nhân-Quả một chúng sinh Thiên (# Trời) tuy nhiều phước báu (ví như có nhiều tài sản), nhưng có thể bị Nghiệp xấu dẫn sang 5 loại chúng sinh còn lại do giảm sút phước báu (ví như tài sản đã bị tiêu hao mà không được tái tạo). Tương tự cho các chúng sinh khác tương thích với tình trang phước báu của chính mình.
2.Thế giới Giác ngộ - Tứ thánh:  Đó là khi các chúng sinh trong Lục đạo giác ngộ và sống thuần thục dần theo Chánh tri kiến “Duyên khởi”, bấy giờ Tham-Sân-Si dần tự đoạn diệt, Phước-Tuệ dần được vuông tròn.
Vì thế, đạo Phật nhấn mạnh đến tu Tâm, đó là rèn luyện đoạn diệt Tham-Sân-Si, là 3 hình thái của Tâm chấp thủ (tình cảm: tham, sân + lý trí: si) [Xin xem mục từ Tam độc].
Có 4 quả vị Thánh trong Phật giáo Bắc truyền, đó là Thanh Văn. Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.  Phương pháp thực hành của PGBT đặt trọng tâm trên các nhận thức giác ngộ chân lý như sau :
1)Thanh Văn (聲聞;  P: Savaka;  S: Sravaka) — Những vị đệ tử trực tiếp của Phật hay thành tựu tu tập Tứ Diệu Đế (= Tứ Thánh đế  — P : Cattari ariyasaccani;  S : Catvari aryasatyani;  E : The Four Noble Truths )
2)Duyên Giác: (;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha) — Một vị Phật tự giác ngộ (Độc-giác Phật, Bích-chi Phật) hay một vị thành Phật nhờ tu tập 12 nhân duyên (= Thập nhị Duyên khởi — P : Paticca samuppada;  S: pPatitya samutpada;  E : The Twelve Nidanas).
3)Bồ Tát (菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva) — Hành giả giác ngộ hay một vị Phật tương lai nhờ vào thành tựu 6 Ba-la-mật(= Lục Độ —  P;S : paramita;  E : The Six Paramitas)
4)Phật: (;  P;S: Buddha)— Hành giả đã đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác và chuyển Pháp luân. Một vị Phật không ở trong vòng Thập Pháp giới (mười cõi thế gian) này, nhưng thị hiện giữa loài người để giảng dạy giáo pháp, nên được kể trong Tứ Thánh.
Nói chung, Lục phàm và Tứ thánh đều có thể đặc trưng cho cảthế giới hữu hìnhthế giới vô hình.  Lục phàm chuyển hóa theo Mê nghiệp (động lực chấp thủ: Tham-Sân-Si),  tức bị động trong sinh tử.  Tứ thánh chuyển hóa theo Tuệ nghiệp (động lực cảm ứng - Nguyện), tức chủ động trong sinh tử.
Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
Trong kinh Tạp A Hàmcó chép:
Niết Bàn (涅槃;  S: nirvāṇa;  P:  nibbānacó nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện là Tham, Sân và Si.
o0o
Hữu thời và Phi thời[Xin xem mục từ Thời gian].
o0o
Hữu vi pháp - Vô vi pháp.
Hữu vi(有爲;  P: saṅkhāta;  S: saṃskṛta):  Có nghĩa là có được tạo tác, phụ thuộc, bị ảnh hưởng.
Vô vi(無爲;  P: asaṅkhata;  S: asaṁskṛta):  Có nghĩa là thực tại không phải phụ thuộc, không phải được tạo tác và bị ảnh hưởng. Vô vi được xem là Chân lý của vũ trụ.
- 無có nghĩa là không (= không tư dục, không chủ quan) =/= Hữu有có nghĩa là   (tư dục, chủ quan).
- Vi爲có nghĩa là làm, tạo tác, tác động (= sống).
1) Hữu vi pháp(有爲法;  P: Saṇkhata-dhamma;  S: Saṃskṛta-dharma;  E: conditioned dharma):  Còn gọi là thế gian pháp, là các pháp giả tạm, nhất thời – tức Vô thường.
Hữu vi pháp hàm ý rằng mọi sự vật hiện tượng hình thành do các Duyên tương tác, chịu ảnh hưởng lẫn nhau, chúng luônsinh khởi, biến dịch và hoại diệt – nghĩa là bị  chi phối bởi các tướng Thành Trụ Hoại Không, Sinh Trụ Dị Diệt, hay Sinh Lão Bệnh Tử; chúng có hình tướng, số lượng, có thể suy lường và dùng lời nói văn tự diễn tả được.
Vì thế nên tất cả các Pháp hữu vi đều vô thường, không có thực thể, không có tự tính (Không tính).  Khi con người chấp mắc vào pháp hữu vi sẽ dẫn đến khổ não.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương 3, Ba Pháp, Phẩm nhỏ (47) có ghi: 
Này các Tỷ-kheo, có ba tướng hữu vi cho các pháp hữu vi. Thế nào là ba?
Sanh được trình bày rõ, Diệt được trình bày rõ, Biến dị khi đang trú được trình bày rõ. Có ba tướng hữu vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp hữu vi”.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn (bằng tiếng Anh và tiếng Pali), đức Phật dạy "Này các đệ tử: Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật." (P: "handa'dāni bhikkhave āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādethā ti.")
Trong kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Kim cương tứ cú) có ghi:
一切有爲法。         Nhất thiết hữu vi pháp
如夢幻泡影            Như mộng huyễn bào ảnh
如露亦如電。         Như lộ diệc như điện
應作如是觀           Ưng tác như thị quán.
Các pháp hữu vi ấy
Như chiêm bao huyễn mị
Bọt bèo bóng chớp mù
Nên tưởng đều như vậy.
2) Vô vi pháp(無爲法;  P: Asaṅkhata-dhamma;  S: Asaṁskṛta-dharma;  E: Unconditioned dharma):  Là các pháp không do các Duyên cấu thành, không có hình tướng và số lượng, chẳng thể suy lường và dùng lời nói diễn tả được.
Vô vi pháplà thực tại  (= chân lý) mang tính vô hạn định, vượt không gian và thời gian của mọi hiện tượng sinh-diệt, vượt lên mọi phân biệt đối đãi nhị nguyên làm dính mắc nội tâm. Theo đó, Vô vi pháp dùng để chỉ trạng thái tâm tuy ở trong đối đãi mà không dính mắc vào đối đãi, là tên gọi khác của Niết-bàn (涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa).
Vô vi phápquán sát Duyên khởi tính (= Vô thường tính và Vô ngã tính) của các Duyên (Chân đế), khác với Hữu vi pháp quán sát quan hệ Nhân Quả của các Duyên (Tục đế), mang tính phân biệt đối đãi như sinh-diệt, tạo tác-được tạo tác, ảnh hưởng-bị ảnh hưởng với những hạn định phụ thuộc.
 Trong kinh Tăng Chi Bộ, chương 3, Ba Pháp, Phẩm nhỏ (47), có ghi: 
Này các Tỷ-kheo, có ba tướng vô vi cho các pháp vô vi. Thế nào là ba?
Sanh không được trình bày rõ, diệt không được trình bày rõ, sự biến dị khi đang trú không được trình bày rõ. Có ba tướng vô vi này, này các Tỷ-kheo, cho các pháp vô vi”.
Trong Câu Xá Luận (倶舍論) có nêu ra 3 loai vô vi là Hư Không (虛空), Trạch Diệt (擇滅) và Phi Trạch Diệt (非擇滅).
Trong Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論) thì đưa ra 8 loại khác là Hư Không (虛空), Phi Trạch Diệt (非擇滅), Trạch Diệt (擇滅), Thiện (善), Bất Thiện (不善), Vô Ký Pháp (無記法), Chơn Như (眞如), Bất Động Tưởng Thọ Diệt (不動想受滅).
Theo Thiền Tông khi dùng từ này không có nghĩa là không làm gì cả, mà hết thảy các hành vi đều tự do, tự tại, không trở ngại, giống như cá lội trong nước, chim bay trên không, chẳng lưu lại vết tích nào.
Trong Chứng Đạo Ca (証道歌) của Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713) có đoạn rằng: “Quân bất kiến, tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân, bất trừ vọng tưởng bất cầu chân * 君不見、絕學無爲閑道人、不除妄想不求眞* Bạn có thấy chăng, người nhàn đạo vô vi chẳng còn học gì nữa, chẳng trừ bỏ vọng tưởng mà cũng không tìm cầu cái chân thật”.
Thiền Sư Pháp Thuận (法順, ?-991) của Việt Nam có bài thơ rằng: “Quốc tộ như đằng lạc, nam thiên lí thái bình, vô vi cư điện các, xứ xứ tức đao binh * 國祚如藤絡、南天裏太平、無爲居殿閣、處處息刀兵* Vận nước như dây quấn, trời nam trọn thái bình, vô vi nơi điện gác, chốn chốn hết đao binh.”
Theo Lão Trang thì “Vô vi” có nghĩa là y cứ theo quy luật tự nhiên mà sống. Con người không nên sống theo tư dục (lòng ham muốn của mình), mà hãy sống theo Đạo (= Chân lý), đó là những quy luật tự nhiên như được trình bày ở Kinh Dịch, đó là  Luật ứng cầu應求, Luật tích tiệm 積漸[Xin xem mục từ Chân lý]. Vô vi được xem là gồm nắm tất cả bộ sách Đạo Đức Kinh:
- “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi  * 道常無為而無不為* Đạo thường không làm gì; nhưng không gì không làm” [Vô vi là làm một cách âm thầm, vô danh, vô công, vô kỷ quên mình].
- “Thị dĩ thánh nhân xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo * 是以聖人處無為之事, 行不言之教* Thánh nhân dùng Vô vi mà xử sự, dùng «vô ngôn» mà dạy dỗ.”
3) Câu Xá Luận và ba loại Vô vi pháp:
Trong Câu Xá Luận (倶舍論) có nêu ra 3 loại vô vi pháp là:
1/. Hư không vô vi (虛空無爲;  P: Ākāsa-asaṅkhata;  S: Ākāśa-asaṁkṛta):  
- Hư 虛:  Có nghĩa là không có thực // trống rỗng.
- Không 空:  Có nghĩa là rỗng, trống.
Theo đó, Hư không được hiểu là “không gian”.  Có hai thứ không gian:
1.Không gian do sắc thể quy định mà thành, có thuộc tính vật lý-tâm lý. Loại Hư không này được xem là Hữu vi pháp, khiến tâm dễ dẫn đến các chấp thủ cực đoan.
2.Không gian vô cùng tận không bị bất cứ sự vật nào làm cho chướng ngại, có thuộc tính chân lý. Không gian nơi đây hàm ý là Không tính (空性;  S: Śūnyatā) là bản tính không thực của mọi sự vật hiện tượng.
Hư không có nghĩa là vô ngại, Hư không vô vi  là sống vô vi không bị các hoặc nghiệp ô nhiễm làm chướng ngại, dung nạp muôn vật khắp tất cả.  Loại Hư không này được xem là Vô vi pháp, dễ dẫn dắt hành giả đến giải thoát.
2/. Trạch diệt vô vi (擇滅無爲;  P: Paṭisaṃkhā-asaṅkhata;  S: Pratisaṃkhyā-āsaṃskṛta):   
- Trạch 擇:  Có nghĩa là phân tích,chọn lựa.
- Diệt 滅:  Có nghĩa là dập tắt,đoạn trừ.
Theo đó, Trạch diệt có nghĩa là đoạn trừ ô nhiễm phiền não thông qua tuệ giác, để hiển bày cảnh giới không tịch (= Niết-bàn) vốn xưa nay Bất sinh - Bất diệt (= Vô vi). Trạch diệt vô vi là sống vô vi thì xa lìa sự trói buộc của Kiến, Tư hoặc.
Trạch diệt vô vi được cho là sự lựa chọn của bậc tu học Thanh Văn.
3/. Phi trạch diệt vô vi (非擇滅無爲;  P: Appaṭisaṃkhā-asaṅkhata;  S: Apratisaṃkhyā-āsaṃskṛta): 
- Phi 非:  Có nghĩa là chẳng phải.
Theo đó, Phi trạch diệt là đoạn trừ ô nhiễm phiền não mà không phải thông qua tuệ giác, chỉ nhờ thiếu vắng sinh duyên mà hiện bày cảnh giới không tịch(= Niết-bàn) vốn xưa nay Bất sinh - Bất diệt (= Vô vi).  Phi trạch diệt vô vilà sống vô vi tự nhiên khế ngộ lý tịch diệt mà không cần đến sự lựa chọn.
Phi trạch diệt vô vi được cho là sự tiếp nối sau khi chứng quả của bậc tu học Thanh Văn.
o0o
Kết sử = Kiết sử.[Xin xem mục từ Thiền tuệ]
Nội dung
I. Mười kết sử theo Phật giáo Nam truyền.
II. Mười kết sử theo Phật giáo Bắc truyền.
 

                                                    Fetter (Buddhism) -Wikipedia
Kết sử –Wikipedia tiếng Việt
Kết sử(結使;  P;S: Saṃyojana;  E: Fetter) là một thuật ngữ trong đạo Phật gốc Hán, còn gọi là nội kết (內結), với:
- Kết 結:  Là thắt buộc, trói buộc tâm.
- Sử 使:  Là sai khiến.
Theo đó, kết sử chỉ cho những chướng ngại tạo ra phiền não, khiến cho con người bị ràng buộc và bị động trong sinh tử luân hồi. Vì thế, đoạn diệt những kết sử này, là cách để thể nhập Niết-bàn (tự do nội tâm).
Kết sử còn gọi là Nội kết 內結để chỉ những gút mắc trong lòng ta.  Khi một sự việc xảy ra, tùy cách ta tiếp nhận nó mà tạo ra nội kết hay không. Ví như khi ai đó nói với ta một lời không đẹp, nếu ta hiểu vì sao mà họ nói với ta như vậy, ta không giận thì không tạo nội kết. Trái lại khi ta nghe nói như vậy, ta không hiểu lại tức giận, và như vậy là ta đã tạo nên nội kết.
mười kết sử (十結使) được chỉ ra là:
I. Mười kết sử theo Phật giáo Nam truyền.
1) Năm hạ phần kết sử:
          Năm hạ phần kết sử là 5 chấp thủ thô thiển, dễ thấy, như 5 sợi dây trói buộc, gồm: thânkiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân.
1/. Thân kiến(kết sử)(身見;  P: Sakkyadiṭṭhi;  S: Satkya-dṛṣṭi;  E: Belief in a self):  Chấp rằng có một bản ngã hình thành nơi thân thể. Đây là sợi dây trói buộc chấp vào cái thân, xem sự sống, làm việc, lo lắng, buồn vui trên đời cũng vì cái thân này.
          Đức Phật đã thấy ra thân này là thân Tứ đại hình thành do các Duyên, là vô thường và vô ngã (= không thực thể).  Thấy sâu hơn, con người chỉ là một tổ hợp 5 duyên gọi là Ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), tất cả đều tuân theo quy luật Duyên sinh-diệt.
          Muốn thấy rõ cái thân này không phải của ta thì hành giả phải thực tập quán Vô thường-Vô ngã. Vì khi quán Vô thường-Vô ngã, hành giả sẽ thấy được sự hoại diệt của thân theo thời gian mà ta không làm gì được cả. Ta không có quyền sai bảo cái thân này, mà hoàn toàn bị nó chi phối, như khi bệnh thì nó tự nhiên bệnh, lúc hết thì nó hết, ta không thể sai bảo nó hết bệnh được.
2/. Nghi(疑;  P: Vicikicchā;  S: Vicikitsā;  E: Doubt or uncertainty, especially about the Buddha's awakeness and nine supermundane consciousnesses):  Đây là lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin bao gồm nghi ngờ mình, nghi ngờ người và nghi ngờ Pháp.
          - Nghi ngờ mình là không có niềm tin vào bản thân, thối lui trước các khó khăn nên không làm được việc gì cả. Những người như vậy thì phải ở gần thiện hữu tri thức để được động viên, thúc đẩy tập làm những chuyện nhỏ trước. Có thành công những chuyện nhỏ thì nhiều chuyện nhỏ góp lại nên được chuyện lớn.
          - Nghi ngờ người là không có niềm tin vào người khác. Những người hay nghi ngờ người khác thường do chấp vào tri kiến hiểu biết của mình, cho nên bình luận đánh giá người khác qua những hiểu biết của mình, dễ làm mất đi thiện hữu tri thức mà ta không biết. Những ai ít nghi ngờ người khác sẽ dễ học được cái hay của người và có nhiều thiện hữu tri thức.
          - Nghi ngờ pháp là không có niềm tin vào pháp dạy đơn giản, rõ ràng. Ví dụ trong kinh Pháp cú, bài kệ 183 có chép:
Các ác pháp chớ làm,
Chỉ làm các pháp thiện,
Tự tâm ý thanh tịnh,
Đó là lời Phật dạy”.
          Đơn giản hành động “ngăn ác diệt ác pháp, sanh trưởng tăng trưởng thiện” thì sẽ thấy thanh thoát hơn. Người nghi ngờ pháp này sẽ dẫn đến thối chí không thể nào tu tập được.
3/. Giới cấm thủ(戒禁取;  P: Sīlabbata-parāmāsa;  S: Śīlavrata-parmarśa;  E: ttachment to rites and rituals): 
Giới cấm thủ, nói chung, là sự cố chấp vào những giới điềumột cách không chính đáng, cố chấp vào những pháp hành sai lạc như các hình thức, tập tục, lễ nghi, … để tự trói buộc mình một cách si mê và đưa đến đau khổ, chứ không thể mang lại ánh sáng giải thoát.
Trong Tam tạng có cụm từ giới cấm thủ có nghĩa là sự chấp thủ vào những sự thực hành sai trái về giới (đạo đức), do hành giả không hiểu thực chất của giới, kể cả với những người đã biết được giáo lý về giới. Bởi bất cứ những gì sinh khởi đều do Duyên, chừng nào hãy còn ý niệm về Ngã, chừng ấy sẽ còn những khoảnh khắc có ý muốn cố gắng, ví như ngay lúc hành giả đang có ý muốn Chánh niệm. Cũng cần biết rằng mục tiêu của giới nhằm ngăn ngừa động lực Tham Sân Si phát tác, chứ không nhằm tạo phước đức.
Hành giả bằng tuệ giác cần một thời gian dài để có thể có được hiểu biết đầy đủ về tà kiến sinh khởi. Có thể thấy ra hai trường hợp của giới cấm thủ như sau: 
- Trường hợp 1:  Vẫn giữ đúng giới luật, nhưng lại câu nệ hình thức của giới luật, làm trái với tinh thần của giới luật là lòng Từ Bi (= Yêu thương Ba-la-mật). Ví dụ:
          + Giới của người xuất gia là không đụng chạm đến thân thể của người khác giới (nam không chạm vào thân nữ và ngược lại). Nhưng nếu gặp trường hợp người khác giới tính sắp chết đuối, mà vẫn còn câu nệ hình thức của giới để cho người chết đuối hay sao?
          + Giới cấm uống rượu đối với người tu tại gia ở các xứ hàn đới và ôn đới có tháng rất rét như ở Nhật, được đổi thành giới cấm buôn bán rượu, và uống rượu vẫn được phép miễn là không say.
 - Trường hợp 2:  Cố chấp những điều cấm, những điều răn vô lý của ngoại đạo. Ví như sống theo nếp sống của con chó, con trâu (gọi là hạnh trâu chó), như sống khổ hạnh ngủ dưới đất, ăn phân, không tắm rửa v.v…, mà tưởng đó là phương tiện tu đạo.
4/. Dục tham(欲貪;  P: kāmacchando;  S: kma-rga;  E: sensual desire ):  Đó là tham đắm vào cõi dục.
          Lòng tham không đáy, cho nên lòng tham có sự trói buộc vào đối tượng không dứt ra được. Ví như tham của cải tài sản, đến khi chết mà vẫn còn luyến tiếc cất dấu, không chia sẻ cho ai cả …
          Tham phước hữu lậu cũng là một tham kiết sử. Hy vọng vào tương lai sẽ sanh ra trong gia đình giàu có, cho nên đời này họ tìm mọi cách làm phước. Ai nói làm việc gì có phước là họ xông vào không mệt mỏi, không hối tiếc tài sản của mình.
5/. Sân hận (瞋恚;  P: vyāpāda;  S: vypda;  E: ill will).
          Đó là giận hờn vào những ai đó không dứt được. Khi gặp người đó là giận ngay, dù cho họ nói điều gì đúng hay sai cũng giận, và còn nói xấu về họ, lúc đó chỉ thấy cái sai của người mà thôi. Cái giận này đã biến thành hận và thù không tha thứ được.
          Kết quả:
- Khi đoạn tận 1) 2) 3) thì đạt quả vị Tu-đà-hoàn (hay Nhập lưu).
- Khi nhẹ đi thêm 3) 4) thì đạt quả vị Tư-đà-hàm (hay Nhất lai).
- Khi đoạn hẳn 3) 4) thì đạt quả vị A-na-hàm (hay Bất lai) không trở về cõi dục nữa.      
2) Năm thượng phần kết sử:
Năm thượng phần kết sử là 5 chấp thủ vi tế, khó thấy, như 5 sợi dây trói buộc, gồm: sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Như vậy, xả ly những sự trói buộc này chính là xả ly những trang thái vi tế của 5 hạ phần kết sử trên.
6/. Sắc tham(色貪;  P: rūparāgo;  S: rpa-rga;  E: lust for material existence, lust for material rebirth):  Đó là tham đắm vào cõi sắc, là những trói buộc thuộc hình sắc, tức những hình ảnh trong hiện tại lảng vảng xung quanh ta. Như trước cảnh thấy Cha Mẹ già yếu bệnh hoạn hay cực nhọc, chúng ta khởi niềm thương và bị dính chặt vào đó không nỡ lìa xa.
7/. Vô sắc tham (無色貪;  P: arūparāgo;  S: arpa-rga;  E: lust for immaterial existence, lust for rebirth in a formless realm):  Đó là tham đắm vào cõi vô sắc, là những trói buộc thuộc không hình sắc. Như khi ngồi tu mà khởi nghĩ đến Cha Mẹ hiện giờ đang cô đơn một mình, không ai chăm sóc. Rồi sanh ra lòng thương yêu, cảm xúc mạnh (có thể bật ra thành tiếng khóc), muốn về bên Cha Mẹ để làm giảm đi cảnh lẻ loi đó.
Sống bên cạnh những người thân đau khổ, mà lại không giúp được gì, khiến ta cảm thấy đau khổ. Hơn nữa, thử nghĩ xem hiện tại có bao nhiêu người trên thế gian này còn đau khổ giống hay nhiềuhơn cả Cha Mẹ ta, thì lòng thương chỉ dành riêng cho Cha Mẹ ta há chẳng là vi tế của ích kỷ?
Cả hai tâm sắc ái và tâm vô sắc ái đều được xem là tâm bất thiện, ràng buộc con người với nhau, đó là nguyên nhân của sựbị động trong sanh tử luân hồi. Nếu một ai muốn vượt thoát, thì cần biến những yêu thương nhỏ này hướng đến tất cả muôn loài chúng sinh.
          8/. Mạn .
          Mạn biểuhiện sựso sánh. Khi có sự so sánh thì có ngã. Có chấp vào một cái mạn nào đó thì ta bị trói buộc vào đó. Theođó, mạnlà khinh thường, coi thường,kiêu căng, kiêungạongười khác.
           Mạn gồm có 7 dạng sau:   
1.Mạn (慢;  P;S: māna;  E: conceit, pride, arrogance):  Hạng người này nghĩ mình hơn người. Mỗi người có một tài riêng chuyên về các lãnh vực khác nhau. Cho nên có phần thì ta giỏi hơn người, có phần thì người giỏi hơn mình.
Người không mạn thì dễ học hỏi những cái hay của người khác. Người đó hiểu rằng những hiểu biết hiện nay đang có là từ học hỏi vay mượn từ sách vở hay của người khác. Cho nên đừng bao giờ nghĩ mình hơn người, rồi khinh thường họ.
Người không mạn thì sẵn sàng chia sẽ những gì mình biết, không dấu diếm, không cho những hiểu biết đó là cao siêu. Mọi người đầu bình đẳng nhau.  
2.Ngã mạn(我慢;  P: asmi-māna;  S: ātma-māna;  E: ego-conceit) : Hạng người nàyỷ mình giỏi hơn người mà lấn lướt người khác. Những người này bị người đời tránh xa, vì sống quá kiêu căng, tự cao, xem thường người khác. Thường họ ỷ mình có tiền, có danh, có tài sản, có hiểu biết nhiều, có bằng cấp cao mà không coi ai ra gì cả. Những người như vậy là có tài mà không có đức.
          3. Quá mạn (過慢;  P;S: ati-māna;  E: superiority-conceit):  Hạng người này chỉ bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. Những người này không bao giờ chịu thua người khác. Thường hay lý luận hơn thua, tìm cái sai của người khác, bắt bẻ, châm biếm, không biết nhường nhịn cho ai cả. Họ không bao giờ biết nhận cái sai của mình.
          4. Mạn quá mạn (慢過慢;  P;S: mānāti-māna;  E: very great (self-pride):  Hạng người này lúc nào cũng tự cho mình là hơn người. Tự cho mình tài giỏi hơn người đến hai bậc. Do ỷ mình như thế nên sanh tâm khinh thường kẻ khác. .
5.Tăng thượng mạn (增上慢;  P;S: adhi-māna): Hạng người này mới được một ít cho là đủ. Họ là hạng người luôn luôn tự mãn không bao giờ chịu học hỏi với ai. Thậm chí họ tu hành chẳng ra chi, mà cứ tự hào khoe khoang với mọi người là họ đã ngộ như thế nầy và chứng quả như thế kia. Họ chỉ là một kẻ phàm phu tục tử vậy mà dám cả gan tự xưng mình là chứng Thánh.
          6.Ty liệt mạn (卑劣慢;  P;S: ūna-māna):  Hạng người nầy dù thua thấp kém hơn người rất nhiều, nhưng họ vẫn tự thị cho họ là thua kém chút ít thôi. Có đôi khi họ tự biết là mình thấp hèn, nhưng vẫn cứ bảo thủ không chịu phục tùng học hỏi với bất cứ ai. Hạng người nầy thật là đáng thương hơn đáng trách.
          7. Tà mạn (邪慢;  P: micchā-māna;  S: mithyā-māna;  E: wrong conceit):  Hạng người mang nặng hạt giống ngoại đạo, hành theo tà đạo rồi chấp vào định kiến của mình mà chê bai kích bác người khác, dù người đó đang thực hành đúng theo chánh lý. Do bảo thủ tư kiến của mình mà họ rơi vào con đường tà kiến khi nào không hay biết. Họ tự cho họ là người sống đúng theo chân lý, nhưng thực tế họ là người đang thực hành theo tà đạo. Họ chấp chặt vào tà nhân, tà quả, rồi tự thị vào tà nhân, tà quả đó mà khinh thường những người khác.
          Muốn dẹp tâm ngã mạn thì phải biết xả ly những thứ gây ra tâm ngã mạn như tiền tài, vật chất, danh, sắc, hiểu biết, bằng cấp… Sống nên biết tùy thuận vào lời nói, ý kiến, yêu cầu và việc làm của người khác. Sống biết tôn trọng mọi người không phân biệt ai cả dù già hay trẻ, trai hay gái, có học hay không học, ông chủ hay đầy tớ, giàu hay nghèo, tôn giáo hay không tôn giáo, không phân biệt màu da, dân tộc…
9/. Trạo cử(掉舉;  P: uddhacca;  S: auddhatyauddhacca;  E: restlessness):  Đó là bất an, lo lắng, hồi hộpmang tính vi tế.
- Trạo cử tâm là sự lo lắng, hồi hộp nghĩ ngợi lung tung đủ thứ cái này cái kia.
- Trạo cử thân là thân không yên khi đi đứng nằm ngồi do bị đau, ngứa ngái.
10/. Vô minh(無明;  P: avijjā;  S: avidyavijj;  E: ignorance):  Đó là si mê vi tế, là những trói buộc tâm vào các trạng thái mê mờ, không sáng suốt do không thấu hiểu chân lý Duyên khởi như Vô thường, Vô ngã, Nhân-Quả.  Lẽ thật Duyên khởi được cụ thể hóa bằng cơ cấu Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập (Lục) độ Ba-la-mật, …
          Kết quảKhi đoạn tận 5 thượng phần kết sử này thì đạt quả vị A-la-hán.
Tứ quả Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm giảm thêm Dục tham và Sân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 
 
Bảng tóm tắt tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh
II. Mười kết sử theo Phật giáo Bắc truyền.
Mười kết sử còn gọi là Thập sử (十使),  Thập phiền não (十煩惱), Thập hoặc (十惑), Thập tùy miên(十隨眠) gồm :
- Năm Lợi sử  là những 5 phiền não Thân kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới thủ kiến, Tà Kiến.  Chúng dễ sanh khởi lanh lẹ, mà cũng rất dễ trừ bỏ (lợi 俐là nhanh lẹ).
- Năm Ðộn sử  là những 5 loại phiền não Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.  Chúng sanh khởi một cách ngấm ngầm, chậm chạm, nhưng mãnh liệt, sâu nặng, khó dứt trừ (độn 鈍là chậm lụt).
1) Năm Lợi sử  (Ngũ lợi sử 五利使;  S: Pañca-dṛṣṭi, Pañca-dṛṣṭayaḥ, Pañca-dṛṣṭayaḥ;  E: Five kinds of mistaken perception)
Năm loại phiền não (do mê lầm về lí) mà những người tu tập thường gặp: thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến. Cũng còn gọi là Ngũ kiến (五見). Đây là năm loại sau cùng trong Thập sử. Năm loại đầu gọi là Ngũ độn sử (五鈍使)..(十使)
1/. Thân kiến  (身見):  Là chấp kiến cực đoan về cái thân Ngũ uẩn này là ta, do không thấy biết đạo lý Vô ngã.
2/. Biên kiến (邊見):  Là chấp kiến cực đoan đối đãi là thật có, như chấp chặt có thường, có đoạn, có trước, có sau, có cao, có thấp, v.v.
3/. Kiến thủ kiến (見取見):  Là chấp kiến cực đoan (= thành kiến, định kiến) những thấy biết hiểu biết hãy còn nhiều thiếu sót hay sai lầm đã có từ trước mà không chịu rời bỏ.
4/. Giới cấm thủ kiến (戒禁取見):  Là chấp kiến cực đoan những giới luật ngoại đạo đã được truyền thọ, khi đã được nghe Chánh pháp, cũng không chịu rời bỏ.
5/. Tà kiến (邪見):  Là chấp kiến cực đoan những giáo lý tà giáo đã học được, như những chân lý chủ quan ảo tưởng, thậm chí còn bài bác các chân lý khách quan hiện thực.
2) Năm Độn sử (五鈍使;  S: Pañca-kleśa).Năm loại phiền não ảnh hưởng đến người tu tập sơ cơ, đó là: Dục, sân, si, mạn, nghi. Đây là năm loại đầu trong Thập sử (十使), năm loại sau là Ngũ lợi sử (五利使).
6/. Tham (貪, 欲):  Là tâm ưa thích => đắm trước => mong muốn chiếm đoạt những đối tượng gây ra lạc thọ hoặc hỉ thọ.
7/Sân (瞋):  Là tâm chê ghét => bực tức => mong muốn loại trừ những đối tượng với cái gây ra khổ thọ hoặc ưu thọ. 
8/. Si (癡):  Là tâm mê mờ đối với lẽ thật (chân lý) Duyên khởi – Nhân Quả.  Do đó mà dẫn đến chấp ngã-chấp pháp cực đoan, phát sinh nên những nhận thức và hành động sai lầm, là đầu mối của mê nghiệp khiến phải bị động trong luân hồi sinh tử.
9/. Mạn (慢):  Là tự đề cao mình, phân tích ra có: ngã mạn, xem cái ta là quý báu hơn hết; quá mạn là mình chỉ bằng người, lại cho là hơn người; mạn quá mạn là chính chỗ mình thua kém người, lại tự phụ là hơn người; tà mạn là tự cao tự đại với những tà pháp, với những chức vụ cao trong tà đạo; tăng thượng mạn là chưa chứng đã xưng là chứng, chưa ngộ đã xưng là ngộ, lại có cái mạn bình thường, mình có hơn người một ít mà cho là hơn nhiều. Mạn có tác hại tăng trưởng các kiến chấp, sinh lòng tự mãn, làm trở ngại rất nhiều cho sự tu tập.
10/. Nghi (疑):  Là đối với Chánh pháp, sinh lòng do dự, không tin chắc chắn, như đã phát lòng tin với Tam Bảo (= Chân lý), lại còn cầu thần, vái quỷ, bảo rằng “Phật thì xa, bản nha thì gần”.
Mười kết sử này buộc con người, sai khiến con người mãi bị động trong đường luân hồi sinh tử.
o0o
Khổ.
Khổ(苦;  P: Dukkha;   S: Duḥkha;  E: Suffering or Unsatisfaction;   F: Souffrance) :  Khổ là trạng thái nội tâm bất như ý, mà nguyên nhân sâu xa là con người chưa giác ngộ chân lý Duyên khởi (tức Vô thường và Vô ngã) dẫn đến chấp thủ, tức tự trói tâm của chính mình.
-Trong kinh Pháp Cú kệ số 278 đức Phật đã dạy :
Tất cả hành đau khổ  (*)
Với tuệ quán như vậy
Đau khổ được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.
(*) Hành 行= Hữu vi pháp有爲法  hay  Hành uẩn 行蘊(Xin xem mục từ Hành).
I. Phân loại khổ
1) Nội khổ:  Đó là khổ có nguyên nhân xuất phát từ con người (thân + tâm). Trong giáo lý Tứ Diệu Đế cho rằng mọi con người tồn tại đều mang tính chất bất toàn gọi là khổ. Có 8 loại khổ chính biểu hiện ở sự bất toàn này: 
                    1/. Thân: Có 4 khổ về thân là Sinh, Lão (Già), Bệnh, Tử (Chết).
          2/. Tâm:  Có 4 khổ về tâm được xếp theo Tam độc (Tham, Sân, Si).         
- Tham:  Đối với cái mình ưa thích (danh, lợi, tình)
          1. Ái biệt ly khổ:   Khổ do mất đi cái mình ưa thích.
          2. Cầu bất đắc khổ:   Khổ do không có được cái mình ưa thích.
- Sân :  Đối với cái mình chê ghét.
          3. Oán tắng hội khổ:  Khổ do gặp phải cái mình chê ghét.
- Si :  Đối với ngũ uẩn (thân + tâm).
4. Ngũ ấm xí thạnh khổ: Khổ do chấp thủ ngũ uẩn. Ngũ uẩn là giả hợp do Duyên sinh mà chấp là thật có. Theo đó, mọi hành hoạt của ngũ uẩn là chủ quan và cực đoan.
2)Ngoại khổ:  Đó là khổ có nguyên nhân xuất phát từ mọi sự vật (pháp) bên ngoài tác động vào như giặc cướp, thiên tai (bão, lụt, động đất …).
II. Khổ về thân
Gồm có 4 loại.
1) Sinh khổ: (生苦;  P: Jāti-dukkha;  S: Jāti-duḥkha;  E: ‎Suffering of birth):
Là cái khổ do có sự hiện hữu của cái thân Sinh khổ, nghĩa là có sinh thì có khổ, vì đã có sinh thì nhất định phải có diệt và bị vô thường chi phối, nên có khổ. Hơn nữa, trong nhiều loài, chính trong lúc mới sinh ra, cũng đã phải chịu những cái khổ nhất định do thân thể yếu ớt và hoàn cảnh thay đổi, lại muốn duy trì được sự sống, còn phải tìm cái ăn, cái uống, phải chống cái nóng, cái rét, phải tự vệ đối với nhiều loài khác, phải đối phó với những tai họa thiên nhiên và nhân tạo, v.v. nên suốt đời vất vả lo âu, đó là Sinh khổ.
2) Lão khổ: (老苦;  P: Jarā-dukkha;  S: Jarā-duḥkha;  E: ‎Suffering of aging):
Là cái khổ do thân thể biến dạng theo thời gian. Con người ai cũng muốn trẻ, muốn mạnh, nhưng thân thể thường chuyển biến, sự già yếu cứ thôi thúc bên mình, mắt mờ, tai điếc, da nhăn, lưng còng, cái già đến đâu thì suy yếu đến đó, làm cho không đủ sức thích nghi với hoàn cảnh thay đổi và dễ mắc bệnh tật, đó là Lão khổ.
3) Bệnh khổ(病苦;  P: Byādhi-dukkha;  S: Vyādhi-duḥkha;  E: ‎Suffering of sickness): 
Là cái khổ do thân thể thường mắc nhiều tật bệnh. Nhất là khi đã già, sức đề kháng suy kém thì càng dễ sinh bệnh, đó là Bệnh khổ.
4) Tử khổ (死苦;  P: Maraṇa-dukkha;  S: Maraṇa-duḥkha;  E: ‎Suffering of death):
Là cái khổ trong lúc chết. Chúng sinh do nghiệp báo chịu một thân thể nào, thì gắn bó với thân thể ấy, xem thân thể ấy là thân thể duy nhất của mình, suốt đời yêu quí cái thân thể với cảnh vật quanh mình, nên đến khi thân thể chết thì luyến tiếc vô hạn. Loài nào có thân thể xinh đẹp bao nhiêu, có hoàn cảnh thuận lợi bao nhiêu, thì lại càng luyến tiếc bấy nhiêu, đó là Tử khổ.
III. Khổ về tâm
Gồm có 4 loại.
1) Cầu bất đắc khổ  (求不得苦;  P: Yampicchamnalabhati dukkha;  S: Yad apīcchayāparyeṣamāṇo na labhate tad api duḥkhaṃ;  E: Not getting what is wanted is duḥkha):  Ý niệm của con người thường rong ruổi theo hoàn cảnh, mong cầu những điều ưa thích. Khi mong cầu được cái này, thì lại mong cầu thêm cái khác, đến khi mong cầu chưa được, hoặc không được, thì buồn rầu và đau khổ.
2) Ái biệt ly khổ: (愛別離苦;  P: Piyehivippayoga dukkha;  S: Priya viprayoga-duḥkha;  E: Separation from the loved is duḥkha) Sống trong cảnh vô thường, thì những cái mình ưa thích cũng đều là vô thường. Khi phải xa rời những cái mình yêu thích đó, như khi mẹ mất con, chồng mất vợ, người mất của báu, thì sinh ra đau khổ vô hạn.
3) Oán tắng hội khổ(怨憎會苦;  P: Appiyehi sampayoga dukkha;  S: Apriya-saṃprayoga-duḥkha;  E: Association with the unbeloved is duḥkha):  Lại có những điều mình thù ghét, không thích mà nó cứ đến với mình, như mình muốn có con hiếu thảo mà sinh ra con bất hiếu, muốn có người láng giềng tốt mà lại phải ở với những người láng giềng xấu, v.v. thì sinh ra khổ.
8) Ngũ ấm thạnh khổ (五陰盛苦;  P: Pāncupādāna-kkhandhāpi dukkhā;  S: Saṃkṣepeṇa pañcopādāna-skandha-duḥkha;  E: the five clinging-aggregates are duḥkha) :  Khi chưa nhận ra được bản chất của năm uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Vô thường Vô ngã, thì chúng sinh luôn có chấp thủ cực đoan.  Chẳng hạn hưởng thụ (Thọ) quá, mơ ước hay tính toán (Tưởng) quá, ham muốn (Hành) quá, biết (Thức) nhiều quá, đều dẫn đến khổ.
Về Nguyên nhân của khổ và Diệt khổ, xin xem ở mục từ Tứ Diệu Đế.
-----------
Ghi chú8 loại khổ này thường được chia làm 3 nhóm, gọi là Tam khổ, gồm:
1/.Khổ khổ(苦苦;  P: Dukkha‐dukkha;  S: Duḥkha-duḥkhatā;  E: Suffering of Suffering):  Gồm 4 loại đầu là Sanh Lão Bệnh Tử  thuộc thân.
2/.Hoại khổ(壞苦;  P: Vipariṇāma‐dukkha;  S: Vipariṇāma-duḥkhatā;  E: Suffering of Change):  Gồm 3 loại kế là Cầu bất đắc, Ái biệt ly, Oán tắng hội thuộc tâm.
3/.Hành khổ(行苦;  P: Saṃkhāra‐dukkha;  S: Saṃskāra-duḥkhatā;  E: Pervasive Suffering):  Gồm Ngũ uẩn do Nghiệp dẫn dắt, một cách tổng quát thuộc về thân & tâm.
o0o
Không tính.
        [Xin xem mục từ Hữu – Không * Không tính].
o0o
Kiêu mạn.
          Kiêu mạn (憍慢;  P;S:adhimāna;  E: undue estimate of oneself):
          - Kiêu 憍:  Là tự cao tự đại.
          - Mạn 慢:  Là khinh thường, xem thường người (hay vật) khác.
Theo đó, kiêu mạn là đánh giá quá mức về bản thân và xem thường người khác vật khác. Đây là trạng thái tâm chấp ngãchấp pháp. Theo Duy Thức tông thì cho Kiêu là một trong các Tùy phiền não, Mạn là một trong những Căn bản phiền não.  Trái với kiêu mạn là khiêm cung 謙恭(nhún nhường và tôn trọng)
          Trong kinh Tăng Chi Bộ có kể ra 3 dạng kiêu mạn:
          1. Lòng kiêu mạn của người trẻ tuổi, không thấy rằng rồi đây mình cũng bị già.
          2. Lòng kiêu mạn của người không bệnh, không thấy rằng người khỏe nhất rồi đây cũng có ngày mắc bệnh.
          3. Lòng kiêu mạn của người còn sống, không thấy rằng một ngày nào đó mình cũng bị chết.
          Ba dạng kiêu mạn trên còn được mô tả là Tứ bất khả đắc  四不可得;  E: The four unattainables), là bốn việc mà thế gian không thể nào có được, đó là:
          1. Thường thiếu Bất Khả Đắc (常少不可得;E: Perpetual youth): Trẻ mãi không già.
2. Vô bệnh Bất Khả Đắc (無病不可得;  E: No sickness):  Không ốm đau bịnh hoạn.
3. Trường thọ Bất Khả Đắc (長壽不可得;  E: Perennial life):  Sống lâu.
4. Bất tử Bất Khả Đắc (不死不可得;  E: No death):  Không chết.
[Xin xem thêm Mạn trong mục từ Kết sử]
o0o
Kinh (kinh điển Phật giáo).
Nội dung
I. Tam tạng.
II. Kết tập Tam tạng.
III. Kinh Phật thuyết – Kinh Tổ thuyết.
                                                 IV. Kinh liễu nghĩa – Kinh bất liễu nghĩa.
V. Học kinh Phật.


Buddhist texts - Wikipedia
Kinh điển Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
I. Tam tạng.
Tam tạng(三藏;  P: Tipiṭaka;  S: Tripiṭaka;  E: Triple Basket) là ba phần cốt tuỷ của kinh sách đạo Phật gồm:
1) Kinh tạng(經藏;  P: Sutta-piṭaka;  S: Sūtra-piṭaka) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử vào những dịp khác nhau để giáo hóa mọi thành phần căn cơ chúng sinh. Mục đích là hướng dẫn chúng sinh thoát khỏi mê lầm, tiến đến giác ngộ.
1/. Kinh điển Phật giáo Nam truyềnđược viết bằng tiếng Pali (Nam Phạn) và được xem là gần gũi với lời Phật dạy nhất; kinh tạng gồm năm bộ được dần hình thành sau kỳ kết tập lần thứ 2 (tức 100 nămsau khi đức Phật Niết-bàn (# 443 tDL) và hoàn thành vào khoảng đầu thế kỷ thứ II tDL:
1. Trường bộ kinh(P: Dīgha Nikāya):  Gồm những bài kinh dài.
2. Trung bộ kinh(P: Majjhima Nikāya):  Gồm những bài kinh trung bình.
3. Tương Ưng Bộ kinh(P: Saṃyutta Nikāya): Gồm những bài kinh có điểm đồng nhau ghép thành nhóm.
4. Tăng chi bộ kinh(P: Aṅguttara Nikāya):  Gồm những bài kinh có chi pháp rõ ràng.
5. Tiểu bộ kinh(P: Khuddaka-nikāya):  Gồm những bài kinh, bài kệ không có trong 4 bộ trên, được gom vào Tiểu Bộ Kinh này.
Tạng Kinh có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết pháp dùng ngôn ngữ thích hợp (P: vohāradesanā).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh tùy theo căn duyên (P: yathālomasāsana).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh diệt được tà kiến (P: diṭṭhiviniveṭhanakathā).
 Ngoài ra còn có chú giải và phụ chú giải.
2/. Kinh điển Phật giáo Bắc truyền được viết bằng tiếng Sanskrit (Bắc Phạn) gồm 4 bộ, được dần hình thành sau kỳ kết tập lần thứ 2 (tức 100 nămsau khi đức Phật Niết-bàn (# 443 tDL) và hoàn thành vào khoảng đầu thế kỷ I TL:
1. Trường A Hàm(S: Dīrgha Āgama) tương đương với Trường Bộ Kinh (Pali).
2. Trung A Hàm(S: Madhyama Āgama) tương đương với Trung Bộ Kinh.
3. Tạp A Hàm(S: Saṃyukta Āgama) tương đương với Tương Ưng Bộ Kinh.
4. Tăng Nhất A Hàm(S: Ekottara Āgama) tương đương với Tăng Chi Bộ Kinh.
Các kinh điển khác về sau như Kinh A Di Đà, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Địa Tạng … đều do chư Tổ viết ra và không có một kỳ kết tập nào để duyệt qua hay chấp thuận, ngay cả không có một đại hội của chư Tăng nào để đồng thuận rằng tất cả những kinh điển đó là do những lời giảng của đức Phật.
Cũng cần biết rằng mỗi lần kếp tập kinh điển thì trong đại hội phải có ít nhất từ 500 cho đến 1000 vị Thánh tăng hay Trưởng lão để kiểm nhiệm từng câu, từng bài giảng và thời gian làm việc có thể kéo dài từ một năm cho đến vài năm mới hoàn tất.
-----------------
Chú thích:  Sau kỳ kết tập lần thứ 2, Phật giáo chia làm 2 bộ phái là Thượng Tọa Bộ上座部hayTrưởng lão bộ 長老部(P: Theravāda;  S: Sthaviravāda;  E: Way of the Elders, Sect of the Elders), tiền thân của Phật giáo Nam truyền; và Đại chúng bộ(大眾部;  P: Mahāsāṅghika;  S: Mahāsāṃghika;  E: Way of the Great Saṃgha, Sect of Great Saṃgha), tiền thân của Phật giáo Bắc truyền. Từ đó hình thành 2 tạng kinh là Nikayā và Āgama.
3/. Số lượng kinh điển của Nikayā và Āgama (A-hàm).
1. Kinh Trường Bộ và Trường A-hàm.
- Trường Bộ Kinh có 34 bài kinh.
- Trường A-hàm gồm 30 bài kinh.
2. KinhTrung Bộ và Trung A-hàm.
          - Trung Bộ Kinh có 152 bài kinh.
- Trung A-hàm có 222 bài kinh.
3. Kinh Tương Ưng và Tạp A-hàm.
- Tương Ưng Bộ gồm có 2858 tiểu kinh.
- Tạp A-hàm có1.362 tiểu kinh.
4. KinhTăng Chi Bộ và Tăng Nhất A-hàm.
- Tăng Chi Bộ là tuyển tập 9.557 bài kinh.
- Tăng Nhất A-hàm gồm có 472 bài kinh.
Cộng lại toàn số lượng của bốn bộ Nikaya có khoảng (34+152+9557+2858) = 12.601 bản kinh (chưa tính Tiểu bộ kinh) và bốn bộ A-hàm có khoảng (30+222+472+1362) = 2.086 bản kinh. Như vậy, số lượng pháp thoại đức Phật đã để lại cho chúng ta rất nhiều.
2) Luật tạng(律藏;  P;S: Vinaya-piṭaka), bao gồm những qui định trong sinh hoạt của tồ chức Tăng đoàn do Phật thiết lập. Đức Phật đã dựa vào những sự kiện xảy ra, nơi xảy ra, và đệ tử vi phạm, cùng sinh hoạt tổ chức của giáo đoàn để chế tác ra các Giới luật là những phép hành tăng sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm v.v…. Theo đó, Giới luật mang ý nghĩa của khái niệm đạo đức ngày nay.
          Tạng Luật có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết giảng bằng pháp lệnh (P: aṇādesanā).
+ Đức Phật dạy tùy theo lỗi (P: yathāparādhasāsana)
+ Đức Phật dạy Tỳ-khưu giữ gìn thân và khẩu (P: saṃvarāsaṃvarakāthā).
3) Luận tạng(論藏;  P: Abhidhamma-piṭaka;  S: Abhidharma-piṭaka), còn gọi là Tạng Thắng Pháp hayTạng Vi Diệu Pháp, gồm những Chân nghĩa pháp (P: Paramatthadhamma) vi diệu, đó là những pháp có thực tính như:  Pháp thiện, Pháp bất thiện, Pháp không phải thiện-không phải bất thiện… Những pháp ấy là Ngũ uẩn, 12 Xứ, 18 Giới… bao gồm các kiến thức lý luận liên quan đến sinh hoạt  tâm lý con người và vũ trụ, nhằm triển khai và làm sáng tỏ thêm lời Phật dạy trong Kinh.
Tạng Luận có 3 đặc tính:
+ Đức Phật thuyết giảng về Chân nghĩa pháp (P: Paramattha-desanā).
+ Đức Phật dạy cho chúng sinh tùy theo căn duyên để phá chấp ngã (P: yathādhamma-sāsana).
+ Đức Phật dạy phương pháp phân tích danh pháp sắc pháp (P: nāmarāpa-pariccheda-kathā)[với: danh pháp (P: nāmadhamma), sắc pháp (P: rūpadhamma).
Tam tạng được truyền lại trọn vẹn nhất chính là Tam tạng tiếng Pali. Theo lịch sử, Kinh tạng và Luật tạng bằng tiếng Pali được viết lại trong lần kết tập thứ nhất (năm 480 trước Dương lịch), trong đó Tôn giả A-nan-đà trình bày Kinh (= giáo pháp) và Tôn giả Ưu-bà-li nói về Luật. Những lời thuật lại của hai vị đại đệ tử này đã trở thành cơ sở của hai tạng Kinh và Luật. Và tạng Luận (Vi Diệu Pháp) cũng hình thành ngay sau đó.
-----------------         
Chú thích:
1/.Pháp-Luật (Dhamma-Vinaya), chỉ cho giáo phápgiới luật được đức Phật thuyết giảng và chế định cho những đệ tử của Ngài thực hành theo.
2/.Theo truyền thuyết ở một ít kinh điển, Pháp học diễn biến theo 3 thời kỳ:
Thời Chánh pháp: lúc Phật nhập diệt cho đến 500 năm sau, nhờ ảnh hưởng thần lực của Phật nên người tu dễ đắc đạo.       
Thời Tượng pháp: kéo dài 1000 năm kễ từ sau 500 sau khi Phật nhập diệt. Pháp còn tương tợ chứ không phải là chánh, dù khó nhưng cũng có nhiều người đắc đạo.      
Thời Mạt Pháp: từ 1500 năm sau khi Phật nhập diệt trở về sau, thời kỳ này kéo dài 1000 năm. Người tu sanh giải đãi, sa ngã, ít người tinh tấn, ít người thành đạo.

Sơ đồ Tam tạng PG Nam truyền
 

 Sơ đồ Tam tạng PG Bắc truyền
 

Đối chiếu Tam tạng PG Nam tông& Tam tạng PG Bắc tông.
Trong suốt 45 năm thuyết pháp hoẳng truyền chân lý và đạo đức, các bài pháp thoại của đức Phật đã được ghi lại trong 5 bộ Nikãya gồm khoảng 30.000 bản kinh dài, vừa, ngắn. Ngắn khoảng 4 câu kệ, dài có thể vài nghìn trang nói về nhân quả, trí tuệ, khổ đau, hạnh phúc, và 4 bộ Āgama (A-Hàm) gồm 2.086 bản kinh.
II.Kết tập Tamtạng.
Kết tập Tam tạng nơi đây được ghi lại theo các lần tổ chức của Phật giáo Nam truyền – Theravāda.
1) Kết tập lần thứ I  diễn ravào mùa Hạ, khoảng bốn tháng sau khi đức Phật Niết-bàn (# 543tDL), đã được tổ chức tại thành Vương Xá (Rājagaha). Lần kết tập này được sự bảo trợ của vua A Xà Thế (Ajatasatru). Tôn giả Ưu Ba Ly (Upali) trùng tuyên Luật tạng trước, tôn giả A Nan (Ānanda) trùng tuyên Kinh tạng sau. Đây là bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng. Riêng tạng Luận:
- Có thuyết cho rằng lần kết tập nầy không có trùng tuyên tạng Luận (như trong bộ Tỳ Nại Gia Tạp Sự, Ma Ha Tăng Kỳ Luật),
- Có thuyết cho rằng có trùng tuyên tạng Luận (như trong Tây Vức Ký, Ngài Huyền Trang bảo rằng tạng Luận do Tôn giả Ca Diếp trùng tuyên, còn trong Bộ  Chấp  Luận  Sớ, Ngài Chân Ðế cho rằng tạng Luận do Tôn giả Phú Lâu Na trùng tuyên.
2) Kết tập lần thứ IIdiễn ravàokhoảng 100 nămsau khi đức Phật Niết-bàn (# 443tDL) tại thành Tỳ Xá Ly (Vesāli)nhằm mục đích ngăn không để các tư tưởng của các đạo khác thâm nhập vào giáo lý Phật giáo.Trong lần kết tập này có sự bất đồng về giới luật, từ đó hình thành 2 bộ phái:
- Thượng tọa bộ (Theravada), chủ trương giữ nguyên giới luật.
- Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika), chủ trương sửa đổi giới luật.
3) Kết tập lần thứ IIIdiễn ra khoảng 218 năm sau khi Phật Niết Bàn (# 325tDL), nhằm mục đích ngăn không để ngoại đạo trà trộn, sửa đổi Kinh tạng, không giữ Giới luật. Lần kết tập này được sự bảo trợ của vua A Dục (Asoka), Theo đó, đây là lần đầu tiên Tam tạng gồm Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng được hoàn thiện được viết bằng tiếng Pali trên lá bối (= lá cọ).

Kinh trên lá bối(E: palm leaf)
4) Kết tập lần thứ IV:  Có hai thuyết chính về lần kết tập này.
Thuyết thứ nhất :  Lần kết tập này diễn ra khoảng 400 năm sau khi Phật Niết-bàn (# 143tDL), tại thành Ca Thấp Di La (Kasmira), nước Kiền Ðà La (Gandhāra) thuộc miền Tây Bắc Ấn Ðộ, dưới sự bảo trợ của vua Ca Nị Sắc Ca (Kanishka), vị hộ pháp được xem là có công tương đương với vua A Dục, nhằm giải quyết những kiến giải bất đồng về kinh điển của các bộ phái.
Sau khi kết tập, vua Kanishka đã ra lệnh khắc lại toàn bộ Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng lên trên những lá đồng, bảo quản tại một nơi cố định, không cho mang ra ngoài. Tuy nhiên, những di vật này đã bị thất lạc, nay chỉ còn phần thích luận A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa (Abhidharma Mahavibhasa sastra) mà Trần Huyền Trang đã dịch sang tiếng Hán, gồm hai trăm quyển.
Thuyết thứ hai :  Lần kết tập này diễn ra khoảng 400 năm sau khi Phật Niết-bàn (# 143tDL) tại thôn Mã Ðặc Lê, nước Tích Lan, dưới sự bảo trợ của vua Vattagāmani, nhằmhiệu đính lại những chú thích của ba tạng, sắp xếp lại thứ tự của kinh điển, viết một bộ Tam tạng bằng tiếng Pali.
Các kì kết tập khác:  Các lần kết tập còn lại đều là của riêng bộ phái Thượng tọa bộ tại Miến Điện.
5) Kết tập lần thứ Vđược tổ chức vào năm 1871, dưới sự bảo trợ của vua Mindon. Kết quả là 3 tạng kinh được hiệu đính lại và đem khắc trên 729 phiến đá hình vuông cất vào trong chùa tháp Kuthodaw.


Kuthodaw Pagoda - Wikipedia
 Tam tạng Pali khắc trên đá cẩm thạch lớn nhất thế giới 
Tam tạng trên 729 tấm bia đá:
                                                   – Tạng Luật gồm có 111 tấm.
                                                   – Tạng Kinh gồm có 410 tấm.
                                                   – Tạng Vi Diệu Pháp gồm có 208 tấm.
6) Kết tập lần thứ VInăm 1954 ở Ngưỡng Quang (Yangon). Dưới sự khởi xướng của Giáo hội Phật giáo Miến Điện và bảo trợ của chính phủ Miến Điện. Kết quả là tham khảo lại tất cả kinh điển của các nước Phật giáo Nam truyền, rồi đúc kết và đem xuất bản để truyền bá.
III.Kinh Phật thuyết – Kinh Tổ thuyết.
Kinh được xem là lời thuyết pháp của Phật. Tuy nhiên hiện nay, kinh Na Tiên Tỳ Kheo của Phật giáo Nam truyền và kinh Pháp Bảo Đàn của Phật giáo Bắc truyền do Tổ thuyết pháp được xem chính thức là kinh – tức Phật thuyết pháp.  Để tìm hiểu về kinh Phật thuyết và kinh Tổ thuyết, có lẽ trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về đặc tính giáo pháp của đạo Phật qua một số kinh sau:
1. Trong kinh Tương Ưng V, trang 170, đức Phật đã có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Ðạo sư viên tịch:
Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (P: atta-dipā viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (P: attāsaranā) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác …”
[Chữ dipā vừa có nghĩa là ngọn đèn, vừa có nghĩa là hòn đảo nên có thể dịch: Tự mình thắp đuốc lên mà đi, hay Tự mình xây dựng hòn đảo cho chính mình. Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình.]
        2. Trong bài kệ Pháp Cú 165 có ghi:
Tự mình, điều ác làm,
Tự mình làm nhiễm ô,
Tự mình ác không làm,
Tự mình làm thanh tịnh,
Tịnh, không tịnh, tự mình,
Không ai thanh tịnh ai”.
        3. Trong kinh Trường Bộ” tập 1, Thích Minh Châu dịch, “Viện NCPHVN ấn hành, 1991, trang 662~663, có viết:
Này Ananda, nếu trong các ngươi có người nghĩ rằng: “Lời nói của bậc Ðạo sư không còn nữa. Chúng ta không có Ðạo sư (giáo chủ)”. Này Ananda, chớ có những tư tưởng như vậy. Này Ananda, Pháp và Luật, Ta đã giảng dạy và trình bày, sau khi Ta diệt độ, chính  Pháp (= chân lý) và Luật (= đạo đức) ấy sẽ là Ðạo Sư của các ngươi”.
4- Trong kinh Tăng Chi Bộ cũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã xác định rằng :
Duyên khởi là lẽ thật chỉ rõ thực tính nơi mọi sự mọi vật – vật lý hay tâm lý, trong vũ trụ.  Sự thật này luôn tồn tại cho dù Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện nơi thế gian này …”.
Thực ra, những đoạn kinh trích trên là do người về sau viết lại, chứ lời Phật dạy bấy giờ không thể thu giữ được rõ ràng và đầy đủ bằng các phương tiện tân tiến như ngày nay, nghĩa là chúng ta chỉ có thể xem các kinh đây chính là thâm ý của đức Phật. Theo đó, có thể thấy rằng ngọn đuốc mà đức Phật khuyên mỗi người tự thắp lên là Pháp và Luật,  là chính chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi. 
Như thế nơi Tam tạng, chúng ta có thể nhận ra đâu là lời kinh do Phật hay Tổ dạy đúng với Chánh pháp, đâu là lời kinh do người chưa giác ngộ xen tạp vào.
Về Chánh pháp, là Pháp và Luật, làChánh tri kiến, chúng ta có thể tạm ngắn gọn sau:
1) Pháp = Chân lý Duyên khởi:
Vô ngã  và Vô thường, hướng tới Chân đế (# Chân lý tuyệt đối, với nhận thức đối tượng không phân biệt là “Duyên”).
Nhân Duyên Quả  => Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên, hướng tới Tục đế (# Chân lý tương đối, với nhận thức đối tượng phân biệt là “Nhân và Duyên”).
2) Luật = Đạo đức Duyên khởi:
Đạo đức Phật giáo không mang ý nghĩa tín điều áp đặt cứng nhắc như đạo đức của các tôn giáo khác, mà là nguyên tắc linh hoạt của chân lý Duyên khởi, vượt lên mọi không gian và thời gian, như được đề cặp trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, với chuẩn mực sau:
 “Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện, là lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại người hay hại mình-lợi người hay hại mình-hại người, được xem là xấu, là ác, là dữ.”
       Vì thế, các loại kinh điển Phật giáo hay các tư tưởng trong hoặc ngoài Phật giáo, nếu chúng đáp ứng chuẩn về Pháp và Luật, tức Chân lý và Đạo đức nói trên, thì chúng được xem là ý của Phật thuyết  [Xin lưu ý rằng các Tam Pháp Ấn hay Tứ Pháp Ấn là những sản phẩm được chế tác bởi các Tổ].
IV.Kinh liễu nghĩa – Kinh bất liễu nghĩa.
Theo quan điểm của Phật giáo Bắc truyền, kinh điển được Phật tuyên thuyết tùy căn cơ chúng sanh nên có cao thấp, khác biệt. Dù mục tiêu cứu cánh vẫn là giải thoát sinh tử, song trên tinh thần phương tiện thì những kinh điển thuyết minh về con đường thể nhập Nhân thừa, Thiên thừa v.v… được gọi là kinh bất liễu nghĩa(不了義經;  E: The sutrasthat do not make plain the Buddha’s whole truth) vì chưa nói hết ý nghĩa thâm diệu, toàn triệt của giáo pháp. Những kinh điển chỉ thẳng đến quả vị giải thoát viên mãn (Phật quả) được gọi là kinh liễu nghĩa (了義經;  E: The sutras containing the whole truth).
Hành giả khi hướng về Vô thượng Bồ đề, tất nhiên phải y cứ vào kinh liễu nghĩa để hành trì nhằm thành tựu giác ngộ rốt ráo, thành Phật., Kinh sách không chuyên chở hết chân lý mà Phật đã giảng dạy—
        Thiền sư Đạo Xuyên, tức Xuyên thiền sư, đời thứ 3 sau Lục Tổ có dạy rằng: 
Chánh nhơn thuyết Tà pháp, Tà pháp tất qui chánh;
Tà nhơn thuyết Chánh pháp, Chánh pháp tất qui tà.
正人說邪法,邪法必歸正;邪人說正法, 正法必歸邪
          Nghĩa:
                    Người chánh nói pháp tà, tà pháp trở về chánh
Người tà nói pháp chánh, pháp chánh trở thành tà.
          Theo đó, cách phân biệt loại kinh liễu nghĩa và kinh bất liễu nghĩa chỉ mang tính tương đối. Quan trọng là ở người giảng Phật pháp có đủ hiểu biết dẫn dắt người học liên thông đi từ thấp đến cao hay không.
          Thuyết pháp(説法;  P: desanā;  S: deśanā;  E: discourse, sermon, preaching) là sự giảng dạy giáo pháp, là hình thức “kinh nói”. Theo đó cũng có thể có hai hình thức “kinh nói”, đó là thuyết pháp liễu nghĩathuyết pháp bất liễu nghĩa.
V. Học kinh Phật.
Tổ Viên Ngộ Khắc Cần 圓悟克勤(1063-1135) còn được gọi là Phật Quả, là một Thiền sư Trung Quốc tông Lâm Tế, hệ phái Dương Kì đã khai ngộ cho thiền sư Trung Nhân như sau:  "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan - Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết  *  依經解義,三世佛冤。離經一字,即同魔*Có nghĩa là chấp chặt nơi văn tự mà giải nghĩa, thì oan cho ba đời chư Phật, mà rời bỏ kinh điển thì lại lạc vào những tà thuyết của ma vương".
Thật ra, lời dạy của chư Phật chỉ là phương tiện tạm thời, nghĩa là tùy bệnh cho thuốc. Thuốc trị bệnh của Phật là thuốc phá chấp, nếu chiếu theo văn tự để giải nghĩa, hễ Phật nói Có thì mình chấp cái Có đó là thật, hễ Phật nói Không thì lại chấp cái Không đó là thật, ấy là oan cho Phật. Còn nếu "Ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết": Kinh là phá chấp, nếu lìa kinh tức còn chấp, còn chấp là ma, không thể giải thoát được.
Trong kinh Viên Giác, đức Phật dạy rằng, giáo pháp của Ngài như ngón tay chỉ mặt trăng, là phương tiện để đạt đến chân lý, cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng, chân lý không nằm trong kinh điển. Nếu y theo kinh điển để giải nghĩa, để tìm chân lý trong những giòng chữ, thì đó chính là chỉ biết nhìn ngón tay mà chưa biết nhìn mặt trăng. Nhưng rời bỏ hẳn kinh điển đi thì lại có thể rơi vào những điên đảo vọng tưởng. Cũng vì không muốn cho môn đệ chấp chặt rằng kinh điển là chân lý mà thật ra chỉ là phương tiện chỉ bày chân lý, cho nên trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật đã nói: "Trong bốn mươi chín năm thuyết pháp Như lai chưa từng thuyết một lời nào" Và chấp lấy phương tiện làm cứu cánh tức là làm oan ức cho chư Phật, mà bỏ mất phương tiện đi thì cũng không có cách gì đạt đến cứu cánh.
Trong nguyệt san Viên Âm số  01, ngày 01 tháng 12 năm 1933 có đăng bài thơ nổi tiếng của Hòa thượng Thích Phước Hậu (1866 - 1949) ở Huế nói về việc học kinh điển như sau:
Kinh điển lưu truyền tám vạn tư
                    Học hành không thiếu cũng không dư
                    Đến nay tính lại đà quên hết
                    Chỉ nhớ trên đầu một chữNhư.
Chữ “Như” nơi đây hàm ý chân lý Duyên khởi, không nhiễm ô (= “quên hết”) tư tưởng chấp mắc nơi ngôn ngữ văn tự Nhị nguyên của kinh điển, chứ không do mắc bệnh lú lẫn của tuổi già (bệnh Alzheimer’s).
Xem thêm:
- Kinh Điển Phật Giáo - Phật Học Cơ Bản
- Kinh Điển Phật Giáo - Tủ Sách Phật Giáo
- Kinh Điển Phật Giáo - Đạo Phật Ngày Nay
- Trong 49 năm Đức Phật có thuyết pháp hay không? -Đại Bảo ...
 
VIDEO 
- Tìm Hiểu Tam Tạng Kinh Điển Phật Giáo
- Giới trẻ tiếp cận với Kinh điển Phật giáo
 
o0o
Kinh A Di Đà
Nội dung
I. Tổng quan về kinh A Di Đà.
II. Bố cục và nội dung kinh A Di Đà.
I. Tổng quan về kinh A Di Đà.
 
Shorter Sukhāvatīvyūha Sūtra- Wikipedia
Kinh A Di Đà – Wikipedia tiếng Việt

Kinh A Di Đà(經阿彌陀;  S: Amitābha Sūtra, Sukhāvatīvyūha Sūtra;  E: Amitabha Sutra, Shorter Sukhavativyuha Sutra), là một trong ba bộ kinh quan trọng nhất của Tịnh Độ tông, lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Kinh A Di Đà miêu tả thế giới Cực lạc đẹp đẽ trang nghiêm có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp [Tiểu phẩm Sukhāvatīvyūha: The Smaller (Shorter) Sukhāvatīvyūha Sūtra, or the Amitabha Sutra]. Kinh này được viết dưới dạng Phật Thích Ca thuyết cho ngài A Nan ở Kỳ Viên, thành Xá vệ, tức thuộc dạng kinh tự giảng nói (vô vấn tự thuyết).
Kinh A Di Đà có 3 bản dịch:
+ Bản dịch của Cưu-ma-la-thập cuối đời Tần (Ch'in) vào năm 402.
+ Bản dịch của Gunabhadra năm 455.
+ Bản dịch của Tăng Sáng năm 650.
Từ A Di Đà trong Phạn ngữ (Sanskrit) là Amida có nghĩa là Vô lượng, hàm ý nghĩa là:  Amida = Amitābha + Amitāyusnhư sau:
+ Amitābhacó nghĩa là "Vô lượng quang" - "ánh sáng vô lượng", hàm ý chân lý Duyên khởi được chứng ngộ bởi đức Phật, có chân giá trị vượt mọi không gian. Vô lượng quang còn được gọi là Pháp thân(S: Dharma-kāya).
+ Amitāyuscó nghĩa là "Vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng", hàm ý chân lý chứng ngộ của đức Phật, có chân giá trị vượt mọi thời gian. Vô lượng thọ còn được gọi là Báo thân(S: Sambhoga-kāya) hay Giải thoát thân(S: Vimukti-skandha).
Như thế, kinh A Di Đà hàm ý là bộ kinh dùng chuyển tải chân lý, đó là chân lý khách quan Duyên khởi với giá trị vượt mọi không gian và thời gian.
Theo tác phẩm “Các tông phái đạo Phật”, bản dịch của Tuệ Sỹ, Tu thư Đại học Vạn Hạnh 1973, tr.329, có viết:
“Kinh A Di Đà là một bản toát yếu của kinh Vô Lượng Thọ. Còn tập kinh Quán Vô Lượng Thọ (The Amitāyurdhyāna sūtra) cho ta biết nguyên lai của giáo lý Tịnh Độ được xem là do đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết về việc A Xà Thế (阿闍世;  P:  Ajātasattu;  S: Ajātaśatru), Thái tử thành Vương Xá (城王舍;  P: Rājagaha;  S: Rājagṛha), nước Ma Kiệt Đà (摩揭陀;  P;S: Magādha)  nổi loạn chống lại vua cha là Tần Bà Sa La (頻毘娑羅;  P;S: Bimbisāra) và hạ ngục nhà vua này; hoàng hậu Vi Đề Hi (韋提希;  P;S: Vedehi) cũng bị giam vào một nơi. Sau đó, hoàng hậu cầu thỉnh đức Phật chỉ cho bà một chỗ tốt đẹp hơn, nơi không có những tai biến xảy ra như vậy.
Đức Phật liền hiện thân trước mặt bà và thị hiện cho thấy tất cả các Phật độ, và bà chọn quốc độ của Phật A Di Đà coi như tối hảo, Phật bèn dạy bà cách tụng niệm về quốc độ này để sau cùng được thác sinh vào đó.  Ngài dạy bà bằng giáo pháp riêng của Ngài và đồng thời giảng giáo pháp của Phật A Di Đà.
Cả hai giáo pháp cuối cùng cũng chỉ là một, điều này ta có thể thấy rõ theo những lời Ngài dạy Tôn giả A Nan ở đoạn cuối của các bài pháp: "Này A Nan, hãy ghi nhớ bài thuyết pháp này và lặp lại cho đại chúng ở Kỳ Xà Quật nghe. Thuyết giáo này, ta gọi đấy là Kinh A Di Đà".
Quan điểm đó của kinh Quán Vô Lượng Thọ như muốn nói lên giáo lý A Di Đà cùng nguồn gốc với giáo lý Nguyên thủy, đều do đức Phật Thích Ca thuyết.”
 Tuy nhiên, trong kinh tạng Nguyên thủy không đề cập đến các chi tiết nói trên, có lẽ vì kinh tạng Nguyên thủy ít quan tâm đến yếu tố tha lực.  Đến thời kỳ đầu của Phật giáo Phát triển, ngài Long Thụ (龍樹; S: Nāgārjuna) được cho là đã đưa lý thuyết Phật cứu độ vào trong lý luận của mình, trở thành tiền đề cho tư tưởng Phật lực về sau.
Cũng theo kinh Quán Vô Lượng Thọ, tịnh độ hay còn gọi là Thế giới Cực lạc (極樂世界;  S: Sukhāvatī;  E: the Western Paradise, refers to the western pure land of Amitābha) được xem là nơi có hạnh phúc mà không có khổ đau. Thế giới này do đức Phật A Di Đà giáo hóa. Có thể nói Thế giới Cực lạc là một khái niệm cận với Niết-bàn (涅槃;  P: Nibbāna;  S: Nirvāṇa), vì Niết-bàn có nghĩa là dập tắt mọi phiền não khổ đau. Trong ý nghĩa hẹp hơn thì đó là một thế giới hiện thực ở phương Tây, khác với thế giới Ta-bà mà con người đang sống đầy đau khổ này, mà kinh A Di Đà gọi là "ngũ trược ác thế  * 五濁惡世* 5thứ nhơ đục ở cõi thế gian".
II. Bố cục và nội dung kinh A Di Đà.
          Tham khảo từ quyển “Tư tưởng kinh A Di Đà” của HT. Thích Chơn Thiện.
Duyên khởi kinh A Di Đà.
1) Cảnh giới A Di Đà– Đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
          - Đoạn 1:
          Giới thiệu tổng quát về cõi nước Cực Lạc của Phật A-di-đà:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
+ Ở nước Cực Lạc không có mặt tất cả các thứ khổ đau, chỉ thuần cảm nhận hạnh phúc.
+ Ở nước Cực Lạc xứ sở gồm toàn bảy thứ báu làm bằng bốn vật liệu quý (vàng, bạc, lưu ly, pha lê) bao quanh khắp nơi.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Cảnh giới A Di Đà là cảnh giới của các Bậc giác ngộ chân lý vũ trụ. Đó là chân lý Duyên khởi.
          - Đoạn 2:    
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Tại nước Cực Lạc có ao bảybáu với nước támcông đức (sạch sẽ, mát mẻ, ngon ngọt, êm ả, nhẹ nhàng, gội thuần, yên lành, trừ đói khát và phát sinh thiện tâm); với lòng cát vàng (bằng vàng); chung quanh là những lâu đài và đường đi bằng phẳng bằng tứ bảo (vàng, bạc, lưu ly, pha lê); với hoa sen chiếu các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng có hương thơm vị diệu..
         b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
          Cảnh giới A Di Đà là nơi cư dân đã chứng đắc Thất Giác chi (tượng trưng bẳng bảy báu: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả) và tám cảnh giới thiền định và thiền tuệ (4 thiền sắc giới và4 thiền niệm xứ ). Tại đó, cư dân đã chứng tâm giải thoát hoàn toàn (biểu tượng bằng hương thơm sen vi diệu) với tuệ giác giải thoát tối thượng (biểu tượng bằng hào quang chiếu sáng từ hoa sen).
          - Đoạn 3:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Giới thiệu hai điểm chính:
          - Đất bằng vàng ròng, có thiên hoa và thiên nhạc.
- Chúng sinh dùng túi vải hứng thiên hoa cúng dường chư Phật, trở về bổn độ, độ trai và kinh hành.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
- Đất bằng vàng ròng là chỉ thanh tịnh, không cấu uế, gọi là Tịnh Thổ hay Tịnh Độ. Đất tịnh là ý nghĩa tâm tịnh, đã đoạn trừ các lậu hoặc.
- Thiên nhạc và thiên hoa: khi tâm thanh tịnh thì hiện an vui giải thoát; lòng đẹp như thiên hoa và vui như thiên nhạc.
          - Dâng hoa cúng dường chư Phật là ý nghĩa hướng tới Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vừa nói lên cư dân ở đó không thụ hưởng, chỉ hành lợi tha.
          - Cúng xong thì dùng cơm và đi kinh hành: Đó là sinh hoạt như chúng Tăng ở đời. Sinh hoạt của cư dân Tịnh Độ biểu hiện như sinh hoạt của một Tăng đoàn lý tưởng.
          - Đoạn 4:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
          Nước Cực Lạc có nhiều loài chim đủ sắc màu tuyệt đẹp ngày đêm hót lên những tiếng hót thanh thoát.
Các loài chim ấy là do thần thông của Phật A-di-đà hóa thiện, chứ không phải do nghiệp lực sinh, bởi ở đó đã thoát ly nghiệp địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.
Cực Lạc còn có gió chạm vào các cánh cây báu gây nên những pháp âm đánh thức, nhắc nhở chúng sinh ở đó hướng niệm Tam Bảo.
          b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Cảnh giới A Di Đà là cảnh giới của những tâm thức thanh tịnh và giải thoát nên những tiếng chim hót ở đó phải là tiếng lòng giải thoát. Đó là tiếng vọng của tâm thức đã chứng đắc thuần thục chân lý giải thoát.
          - Cư dân có định và tuệ thì sẽ nghe tiếng Pháp Vô ngã khắp mọi nơi (chim, mây, hoa, lá, núi, sông v.v... đều nói pháp). Đó là ý nghĩa mà kinh A-di-đà dạy: Các loài chim kia không phải do nghiệp lực sinh, mà do đức Phật A-di-đà hóa hiện.
- Cảnh giới A-di-đà thường xuyên thuyết Chánh pháp nên chúng sinh ở đó có điều kiện để tăng trưởng trí tuệ (niệm Phật), tăng trưởng khả năng ly chấp thủ (niệm Pháp) và thành tựu rốt ráo phạm hạnh (niệm Tăng).
          - Đoạn 5:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Đoạn kinh này cắt nghĩa vì sao có danh hiệu A-di-đà. Do vì:
- Đức Phật ấy có hào quang vô lượng chiếu khắp mười phương mà không bị ngăn ngại.
- Đức Phật và nhân dân nước ấy sống lâu không thể nghĩ bàn.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
- Hào quang vô lượng chiếu khắp mười phương thế giới chính là chân lý giải thoát tối thượng (tự tánh giác ngộ của mỗi chúng sinh) vượt mọi không gian.
- Cõi vô sinh nào cũng có thọ mạng vô lượng cả, thọ mạng vô lượng là chân lý giải thoát tối thượng luôn ở mọi thời, vượt mọi thời gian.
2) Hàng đệ tử được đức A Di Đà giáo hóa  –  Đoạn 6
- Đoạn 6:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Phật A-di-đà có vô lượng vô biên đệ tử A-la-hán, vô lượng vô biên đệ tử Bồ-tát. Đó là công đức trang nghiêm của cõi ấy.
Các chúng sinh được sinh về cõi nước ấy đều là các bậc Bất thối (A-bệ-bạc-trí A-na-hàm), bậc Vô sinh, trong số ấy rất nhiều là bậc Nhất sinh bổ xứ.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
          Tự tính A-di-đà là Duyên khởi tính của cư dân, đặc trưng cho Giới đức, Định đức và Tuệ đức của các quả vị A-na-hàm, A-la-hán và Phật bổ xứ.
3) Kết quả tu tập do đức A Di Đà giáo hóa–  Đoạn 7
-Đoạn 7:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Chúng sinh nào nghe nói vậy về cõi nước A-di-đà thì nên phát nguyện cầu sinh về đó, bởi vì sẽ hạnh phúc sống chung với các bậc Thánh giải thoát.
Nhưng nếu trồng ít căn lành, ít thiện duyên thì không thể sinh về đó được. Cần trì niệm danh hiệu A-di-đà từ một ngày cho đến bảy ngày mà được kết quả bất loạn.
Đây hẳn là hàng căn cơ cao, khi chết có Phật A-di-đà và Thánh chúng xuất hiện trước mắt, tâm giữ bất điên đảo, thì liền được sinh về Cực Lạc. Thế Tôn dạy phát nguyện cầu sinh về Cực Lạc là vì lợi ích này theo ý nghĩa này.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Chúng sinh muốn sinh về nước cõi nước A-di-đà không phải bằng lời cầu nguyện suông. Chúng sinh không nên mơ màng chờ đợi một phép lạ của tha lực nào cứu độ ngoài “con đường” trồng căn lành bằng việc luôn trì Chánh niệm chân lý Duyên khởi (= Niệm A-di-đà, Thật tướng niệm Phật)
4) Sự thật giải thoát của Giới Định Tuệ–  Đoạn 8, 9, 10
-Đoạn 8:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
          - Phật Thích Ca dạy: “ Như nay Thế Tôn tán dương lợi ích không thể nghĩ được của Phật A-di-đà”, thì mười phương chu Phật cũng đang tán thán, đang phóng đại quang minh chuyển âm thanh đến đây, nói lên lới chân thật rằng: “Các chúng sinh nên tin tưởng vào bản kinh tán dương các sự không thể nghĩ bàn và được chư Phật giữ gìn ấy”.
          - Phật Thích Ca dạy Tôn giả Xá-lợi-phất “ Ý Tôn giả nghĩ sao? Vì sao gọi là kinh được chư Phật giữ gìn? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe kinh ấy, ghi nhớ và nắm được ý kinh, cùng nghe danh hiệu chư Phật và giữ gìn, tất cả các người ấy sẽ đắc vị Bất thối chuyển đối với quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên, Tôn giả và chúng sinh nên tin lời Ta và lời chư Phật nói!
          Này Xá-lợi-phất! Nếu có người đã, đang, sẽ và phát nguyện muốn sinh về cõi Cực Lạc thì người ấy sẽ đắc quả Bất thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác, người ấy đã, đang , sẽ sinh về nước Cực Lạc kia.”
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Phật Thích Ca và chư Thế Tôn trong mười phương thế giới đang cùng lúc tán thán công đức vô lượng của Phật A-di-đà là ý nghĩa của Thế Tôn tán thán con đường mà truyền thống chư Phật trong ba đời hằng thuyết giảng trong mỗi thời pháp, vì đó là con đường độc nhất đưa đến giải thoát sinh tử.
          Các danh hiệu chư Phật của mười phương trong kinh A-di-đà đều là những biểu tượng của phẩm chất của đắc Giới, đắc Định, đắc Tuệ.
-Đoạn 9:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
- Thế Tôn dạy Tôn giả Xá-lợi-phất: “ Này Xá-lợi-phất, ý Tôn giả nghĩ sao? Vì sao gọi là kinh được chư Phật giữ gìn?”
- Thế Tôn lại dạy : “Nếu ai nghe kinh A-di-đà ghi nhớ và hiểu nghĩa và nghe danh hiệu chư Phật giữ gìn, sẽ đắc Bất thối chuyển. Vì vậy, Xá-lợi-phất và chúng sinh nên tin lời Ta và chư Phật nói.”
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Ý nghĩa chư Phật hộ niệm kinh A-di-đà là hộ niệm người học hiểu và ghi nhớ nghĩa lý kinh. Do hiểu nghĩa kinh dạy và nương tựa vào nỗ lực giải thoát của mình. Do tinh cần tu tập để phát triển Giới, Định, Tuệ. Đây chính là ý nghĩa cứu độ của Phật A-di-đà. Tha lực cứu độ chính là nghĩa lý Giới, Định, Tuệ thành tựu nơi mỗi người mà chư Phật hằng tuyên giảng.
Trong Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu, Tổ dạy:
Sấu khẩu liên tâm tịnh                         Súc miệng lòng sạch luôn
Vẫn thủy bách hoa hương                              Miệng thơm mùi trăm hoa
Tam nghiệp hằng thanh tịnh                Ba nghiệp thường trong sạch
Đồng Phật vãng Tây phương               Cùng Phật sinh Tây phương
          Nếu không tự tu cho thanh tịnh thân, khẩu, ý, thì lấy cái tâm nào để vãng sinh Tịnh Độ?
-Đoạn 10:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
Thế Tôn dạy: “Này Xá-lợi-phất! Nếu có người đã, đang, sẽ phát tâm mong cầu về nước Cực Lạc, thì người ấy sẽ đắc quả Bất thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng, chánh giác, người ấy và đã, đang, và sẽ sinh về nước Cực Lạc”.
          b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Như các đoạn trước đã nói, phát tâm về cảnh giới A-di-đà thì hành giả cần thực hành thiền định và thiền tuệ với Chánh niệm chân lý Duyên khởi (= niệm danh hiêu A-di-đà) đến nhất tâm bất loạn.
A-la-hán hay Nhất sinh sanh bổ xứ. Kết quả đó là sự bảo đảm vãng sinh về Cảnh giới A-di-đà. Thực sự, đây là ý nghĩa đi vào tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Thời gian tu tập để giải thoát thì phụ thuộc công phu Định, Tuệ của mỗi người.
5) Con dường giáo hóa của đức Phật A Di Đà– Đoạn 11
          - Đoạn 11:
a. Nghĩa biểu tượng tín ngưỡng.
          - Thế Tôn dạy: “Như Ta nay đã đang xưng tán công đức bất khả tư nghị của chư Phật, thì chư Phật cũng đang xưng tán công đức bất khả rằng “Phật Thích-ca Mâu-ni có thể làm được việc thật khó làm, ở trong thời kỳ đủ năm thứ ô nhiếm mà có thể giác ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác vì chúng sinh giảng nói diệu pháp khó tin”. Này Xá-lợi-phất! Nên biết trong giai đoạn này, đầy năm thứ ô nhiễm của cuộc đời Ta đã làm việc khó làm này, đã đắc Vô thượng giác và giới thiệu pháp giải thoát khó tin nhận.Quả là việc thậm khó!.
          - Kết thúc kinh: chư Tăng, trời, người... hoan hỷ và phấn khởi vâng giữ các  lời dạy của Thế Tôn. Tất cả đảnh lễ mà lui.
b. Nghĩa biểu tượng triết lý.
Chúng sinh đời nay vốn trí tuệ yếu, lại đa tham, đa sân nên nhận rõ Vô ngã pháp là điều thậm khó, từ bỏ lòng tham ái và cố chấp là một điều thậm thâm khó nữa.
Việc khó như thế mà Đức Thích Tôn thực hiện: ra đời, xuất gia, thành đạo và thuyết giảng độ sinh hầu giúp chúng sinh giác ngộ xây dựng vương quốc tuệ giác của mình.
Đức Thích Tôn tán thán chư Phật trong mười phương cùng ý nghĩa tương tự. Tán thán chư Thế Tôn là tán thành tuệ giác giải thoát tuyệt vời và tán thành việc thành tựu Giới, Định, Tuệ. Đồng thời, xác nhận cái khó nằm về phía giải thoát. Do đó, cần hiểu rằng: không thực sự có con đường giải thoát mà chỉ có con đường trừ khổ đau, không thực sự có pháp đưa đến giải thoát, mà chỉ có pháp đoạn trừ tham, sân, si. Khi cái khó ở chúng sinh bị loại ra rồi, thì tuệ giác giải thoát và cảnh giới A-di-đà tự hiện.
[Xin xemthêmcác mục từ Tịnh Độ, Tịnh Độ tông, Tự lực và Tha lực, Niệm Phật]
o0o
Kinh Bát Đại Nhân Giác.
Nội dung
I. Tổng quan về kinh Bát Đại Nhân Giác.
II. Nội dung kinh Bát Đại Nhân Giác.
I. Tổng quan về kinh Bát Đại Nhân Giác.

1)Ý nghĩa chung kinh Bát Đại Nhân Giác.
Kinh Bát Đại Nhân Giác (經八大人覺;  E: The Eight Great Awakenings Sutra) là bản kinh trình bày tám giáo pháp của bậc đại nhân (bậc thánh). Cụ thể như sau:
- Bát 八:  Là tám.
- Đại Nhân 大人:  Là người lớn. Người lớn mà kinh muốn nói nơi đây là bậc giác ngộ thấy rõ các pháp đúng như thật, không còn mê lầm các pháp. Như vậy, hàng Bồ-tát và Phật chính là đại nhân.
- Giác 覺:  Là biết rõ chân lý, là biết rõ thực tại, là biết rõ bản chất thật của mọi sự vật do tu chứng mà thành, là thấy biết đúng lẽ thật chứ không là kiến thức hiểu biết thông thường của người thế gian.
Theo đó, Bát Đại Nhân Giác là tám điều giác ngộ hay tám điều tỉnh giác nơi một vị Phật, là tám thứ giáo pháp vào đạo Bồ-đề mà các hành giả tu học cần nhận thức đúng đắn và ghi nhớ tu học. Tám điều sáng suốt về thực tại, về chân lý này nơi kinh còn cho thấy “Bồ-tát sợ Nhân – Chúng sinh sợ Quả”, đó là:
1.Biết thế giới vô thường là chân lý của vũ trụ.
2.Biết tham muốn nhiều là nhân của đau khổ.
3.Biết luôn mong cầu là nhân của đau khổ.
4.Biết lười biếng là nhân của trầm luân.
5.Biết si mê là nhân của luân hồi.
6.Biết nghèo là nhân của oán hờn.
7.Biết năm dục là nhân của tai họa.
8.Biết sanh tử là nhân của đau khổ.
 [Xinxem Thành thực luận Q.5 phẩm Vô tương ứng; Di giáo kinh luận ký Q.trung].
           Từng điều trong tám điều giác ngộ này của các bậc giác ngộ có thể được xem như những đề tài thiền quán mà các hành giả Phật giáo cần thọ trì, tụng niệm ghi nhớ.  Các bậc thánh thì lại dùng tám điều giác ngộ để khai ngộ cho chúng sanh.
2) Nguồn gốc kinh Bát Đại Nhân Giác.
Nguyên bản Phạn văn của kinh đã lưu truyền nay không tìm thấy còn lưu giữ nơi đâu.  Kinh văn của Bát Đại Nhân Giác rất cổ và rất đơn giản. Văn thể của kinh thuộc loại kết tập như kinh Tứ Thập Nhị Chương và kinh Lục Độ Tập. Kinh này dung hợp cả đạo Phật Nguyên Thủy và đạo Phật Phát Triển.
Tám điều mà kinh văn nói đến có thể chia làm nhiều đề tài nhỏ cho thiền quán. Về nội dung thì tư tưởng của kinh rất sâu sắc và thực tiễn, không có tính cách luận thuyết.
Được biết kinh này do một cao tăng nước Parthia (xứ Ba Tư cổ) tên là An Thế Cao (安世高;  E: An Shigao) dịch từ Phạn văn ra Hán văn  tại trung tâm Phật giáo Lạc Dương, trong khoảng thời gian từ năm 140 đến năm 171 của kỷ nguyên Tây lịch. Ông là người dịch các văn bản Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Trung sớm nhất được biết đến. Theo truyền thuyết, ông là thái tử, nhưng đã nhường ngôi vị lại cho người chú của mình, để xuất gia tu hành học Phật.
An Thế Cao đến Trung Quốc thời kỳ hậu Hán. Vào năm Kiến Hòa thứ hai (năm 148 CN), đến trung tâm Phật giáo Lạc Dương, từ đó về sau, trong 20 năm ông làm công tác dịch kinh sách, tổng cộng phiên dịch được hơn 30 bộ kinh điển Hán văn. Tăng Hựu đời nhà Lương nói rằng: “An Thế Cao có tầm học vấn vô cùng quảng bác và hiểu biết thâm sâu đối với kinh tạng Phật giáo, nhất là tinh thông về sự tương quan luận điển của A Tỳ Đàm v.v.., tụng trì Thiền kinh” (theo “Xuất Tam tạng ký tập” quyển thứ 13)
Kinh Bát Đại Nhân Giác đã được Hòa-thượng Thích Thanh Từ dịch từ Hán sang Việt vào khoảng thập niên 70. 
II. Nội dungkinh Bát Đại Nhân Giác.
          Bài kệ khai kinh viết:
Vi Phật đệ tử,                 為佛弟子,
Thường ư trú dạ,              常於晝夜,
Chí tâm tụng niệm,          至心誦念,
Bát Đại Nhân Giác.           八大人覺.
Dịch:(của HT. Thanh Từ và HT. Nhất Hạnh)
Chúng ta đã là hàng Phật tử,                                    Là đệ tử Bụt
Đêm lẫn ngày hằng giữ thọ trì.                                 Thường phải hết lòng
Chí thành tụng niệm nhớ ghi,                                  Ngày đêm tụng niệm
Tám điều giác ngộ của vì Đại nhân.                         Bát Đại Nhân Giác
1) Đệ nhất giác ngộ第一覺悟.
Thế gian vô thường,                   世間無常,
Quốc độ nguy thúy.                    國土危脆。
Tứ đại khổ không,            四大苦空,
Ngũ ấm vô ngã.               五陰無我。
Sanh diệt biến dị,             生滅變異,
Hư ngụy vô chủ.               虛偽無主。
Tâm thị ác nguyên,          心是惡源,
Hình vi tội tẩu.                 形為罪藪。
Như thị quán sát,             如是觀察,
Tiệm ly sanh tử.               漸離生死。
Dịch:
Điều thứ nhất phải thường giác ngộ:
Đời vô thường quốc độ bở dòn.                      Thế gian vô thường
Khổ không tứ đại thon von,                           Đất nước mong manh      
Năm ấm vô ngã có còn chi đâu.                     Tứ đại khổ không   
Đổi đời sanh diệt chẳng lâu,                          Ngũ ấm vô ngã      
Giả dối không chủ lý mầu khó tin.                  Sinh diệt biến đổi   
Tâm là nguồn ác xuất sanh,                          Hư ngụy không chủ
Thân hình rừng tội mà mình chẳng hay.                   Tâm là nguồn ác    
Người nào quán sát thế này,                          Thân là rừng tội     
Lần hồi sanh tử sớm chầy thoát ra.                   Quán chiếu như thế
Dần lìa sinh tử.     
                   
          Ý chính:  Hành giả giác ngộ quy luật Vô thường trong vũ trụ vạn vật.
Vô thường(無常;  P: anicca;  S: anitya;  E;F: impermanence):  Có nghĩa là tính không thường hằng của các pháp theo thời gian.
Tất cả các pháp (= sự vật) đều do Duyên khởi nên không có tự tính (自性;  P: sabhāva;  S: svabhāva;  E: self-nature);  nghĩa là các pháp không có 2 tính chất Tự hữu (=/= Vô ngã)vàHằng hữu (=/= Vô thường).
Nói cách khác, chân lý khách quan Duyên khởi bao hàm 2 nội dung là Vô thường và Vô ngã.  Theo đó, đứng về mặt thời gian, các pháp là Vô thường; đứng về mặt không gian, các pháp là Vô ngã.
Vì các pháp không có tự tính nên chúng mới sinh động. Vô thường là tính thường trực của các pháp, các pháp luôn luôn sinh thành và luôn luôn biến hoại, cho nênVô thường còn có cách nói khác là Vô tướng hay Vô trụ.
Trong kinh Đại Bảo Tích có kể câu chuyện con chó bị ném cục đá, nó chạy theo cục đá mà sủa, vì tưởng cục đá là nguyên do làm nó đau. Con chó đâu biết rằng nguyên nhân làm nó đau là người ném cục đá. Cũng vậy, vô thường không gây ra khổ, mà chính vì nhận thức sai lầm của ta, cho những gì vô thường là thường tại, nên ta khổ.
[Xin xem thêm mục từ Vô thường]
2) Đệ nhị giác tri  第二覺知.     
Đa dục vi khổ,                            多欲為苦,
Sanh tử bì lao,                           生死疲勞,
Tùng tham dục khởi.                 從貪欲起。
Thiểu dục vô vi,                        少欲無為,
Thân tâm tự tại.                       身心自在。
Dịch:
Điều thứ hai lại cần giác biết:
Tham dục nhiều, khổ thiệt thêm nhiều.                              Đa dục là khổ
Nhọc nhằn sanh tử bao nhiêu,                                 Sinh tử nhọc nhằn
Bởi chưng tham dục, mà chiêu khổ nầy.                             Đều do tham dục
Bớt lòng tham dục chẳng gây,                                 Thiểu dục vô vi      
Thân tâm tự tại vui nầy ai hơn.                               Thân tâm tự tại.
          Ý chính:  Hành giả thấy dục là đầu mối của phiền não (= khổ)
Dục(欲;  P: chanda;  S: rajas;   E: desire;  impulse; will; wish): Có ý nghĩa là  muốn;  sự mong muốn, lòng mong muốn được thỏa mãn, động lực thúc đẩy. Dục được chia làm 2 loại là:
1.  Thiện dục 善欲:  Đó làlòng mong muốn đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Biểu hiện của thiện dục là những nhận thức suy nghĩ và hành động có tính vị tha.
Các thiện dục được phân biệt:
+ Là lòng mong muốn hướng thiện dính mắccủa các chúng sinh. Bởi sự hướng thiện này gắn với một nội tâm hữu ngã.
+ Là lòng mong muốn hướng thiện không dính mắc của các bậc giác ngộ. Bởi sự hướng thiện này gắn với một nội tâm vô ngã.
2.Ác dục惡欲:  Đó làlòng mong muốn luôn gắn với một nội tâm hữu ngã, chỉ đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Biểu hiện của ác dục là những nhận thức suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.
Các ác dục luônlà các ham muốn bất thiện đầy dính mắc của nhiều chúng sinh.
Trong kinh Di Giáo, đức Phật có dạy thiểu dục tri túc 少欲知足để tránh sa vào ác dục.
"Tỳ-kheo các ông! Nên biết rằng người nhiều ham muốn luôn cầu được nhiều món lợi, nên khổ não cũng nhiều. Người ít ham muốn không bị sự mong cầu, ham muốn gây ra cái hại ấy. Chỉ một việc ít ham muốn đó, rất nên tu tập; huống chi ít ham muốn lại có thể sanh ra các công đức nữa?
Người ít ham muốn thì không có tâm siểm khúc để cầu cho được vừa lòng người, lại cũng không bị các căn dắt dẫn. Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không lo sợ chi cả; cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ. Giữ tâm ít ham muốn, ắt được Niết-bàn.  Như vậy gọi là ít ham muốn."
"Tỳ-kheo các ông! Nếu muốn thoát khỏi mọi khổ não, nên quán xét việc biết đủ. Phép biết đủ chính là chỗ giàu có, vui vẻ, an ổn. Người biết đủ dù nằm trên mặt đất, vẫn thấy yên vui. Người không biết đủ, dù ở trên cảnh trời cũng chưa thỏa ý.
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kẻ không biết đủ thường bị năm dục dắt dẫn, nên người biết đủ lấy làm thương xót lắm.  Như vậy gọi là sự biết đủ."
- Thiểu dục (少欲;  P: appiccha;  S: alpeccha;  E: little desire // little or moderate wishes):  Ít ham muốn.
- Tri túc(知足;  P: santuṭṭha // santuṭṭhi;  S: saṃtuṣṭa // saṃtuṣṭi;  E: satisfaction // satisfied, pleased, contented):  Biết đủ.
Chuyện xưa thường dạy rằng “Nếu bảo rằng người giàu có nhất là người không thiếu thốn hết, thì đó là người biết đủ”.  Thật vậy, người biết đủ thì dù nghèo mà vẫn giàu; còn người không biết đủ thì dù giàu có đến mức nào cũng luôn thấy mình nghèo vậy.
          1/.Dục theo quan điểm Phật giáo Nam truyền:
Trong  Phật giáo Nam truyền, dục có mối tương quan với các yếu tố căn, trần, thức. Đó là hệ thống  Lục căn - Lục trần - Lục thức - Lục dục như sau:
LỤC CĂN + LỤC TRẦN
(hữu+vô)
=> LỤC THỨC
  (vô hình)
─> LỤC DỤC
 (vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức   Sắc dục
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức   Thinh dục
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức   Hương dục
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức   Vị dục
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức   Xúc dục
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức   Pháp dục
 
 
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy người tu phải luôn cảnh giác, tức Chánh niệm chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởiđể sống tốt với cuộc đời, để không phải dính mắc vào Lục trần, vì đó là đầu mối của bấtthiện nghiệp mà ta không ngờ được:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượng. Những gì là sáu ?
          - Mắt thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng. 
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
- Ý suy tưởng đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
          Ngoài ra, hành giả còn thường xuyên thực hành sám hối 6 căn, nhằm tự cảnh giác các hành động của mình trong cuộc sống.
2/.Dục theo quan điểm Phật giáo Bắc truyền :    
Trong  Phật giáo Bắc truyền, dục có nhiều cách phân biệt [Xin xem mục từ Dục]. Đặc trưng thường được nói đến là Ngũ dục.
Ngũ dục (五欲) theo Phật giáo Bắc truyền còn gọi là Ái dục (愛欲). Tương tự như ở Phật giáo Nam truyền, trong đó: 
Ái (;  P: taṇhā;  S: tṛṣṇā;  E: love, craving) chỉ chosự hay vật (= tinh thần hay vật chất) mà ta có sự gắn kết, dính mắc.
          + Dục (;P: chanda;   S: rajas;   E: desire)  chỉ cholòng (= tâm) khát khao, ham muốn.
Ngũ dục hay Ái dục là những ham muốn khiến tâm bị trói buộc trong phiền não, gồm có : 
- 4 dụcthuộc về vật chất :
1. Tài dục (của cải):  động sản và bất động sản.
2. Sắc dục (cái đẹp):  giới tính (tính dục).
3. Thực dục (cái ăn):  món ăn, thức uống.
4. Thùy dục (cái ngủ):  chỗ ăn ở (nhà cửa)
- 1 dụcthuộc về tinh thần :
5. Danh dục (cái ta):  tiếng tăm.
Đây là 5 hình ảnh biểu trưng ham muốn nơi mỗi con người bình thường, mà mỗi hình ảnh là tổng hợp của 6 dục cơ bản từ Lục căn. Ngũ dục còn gọi là Ngũ độc tiển (năm mũi tên độc hại), là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhân, thiên. Nếu như ta không điều phục Lục căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý) để cho sa đắm ngũ dục thì dễ sa vào nẽo ác. Tham đắm Ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.
          - Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương, chương 24 có ghi : “Trong các thứ Ái dục, không gì bằng Sắc dục.  Sự ham muốn sắc dục mạnh hơn mọi thứ khác.  Chỉ có một sắc dục như vậy, nếu có cái thứ hai giống như sắc dục thì người trong thiên hạ không có ai có thể tu tập được cả”.
- Trong kinh Niết Bàn quyển 21 chép rằng: “Bồ Tát Ma Ha Tát biết pháp Ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. Người mê theo Ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như dấu vẽ trên nước, như bọt nước, Ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.”
(Đây là bản dịch theo tinh thần hệ PGBT với 5 căn và 5 dục, khác với hệ PGNT thì đó là 6 căn và 6 dục như trong kinh Tăng Chi Bộđã trình bày trên).
- Trong kinh Di Giáo, đức Phật có dạy rằng: “Tỳ Kheo các ông ! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kềm chế Ngũ căn chẳng để buông lung theo Ngũ dục. Ví như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng Ngũ căn…chạy theo Ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta  sa vào hầm hố…”
- Trong bia chùa Linh Xứng có ghi:
Ba cõi luân hồi, bốn đời lăn lóc,
Vọng niệm sinh ra, tâm hình điên đảo.
Theo đuổi tham sân, triền miên Ái dục.
3. Đệ tam giác tri  第三覺知.
Tâm vô yểm túc,                       心無厭足,
Duy đắc đa cầu,                        唯得多求,
Tăng trưởng tội ác.                             增長罪惡。
Bồ-tát bất nhĩ,                          菩薩不爾,
Thường niệm tri túc,                 常念知足,
An bần thủ đạo,                        安貧守道,
Duy tuệ thị nghiệp.                             唯慧是業。
Dịch:
Điều thứ ba phải thêm giác biết:
Đắm mê trần mải miết chẳng dừng.                        Lòng dục không cùng
Một bề cầu được vô chừng,                                     Tìm kiếm chẳng ngừng         
Tội kia thêm lớn có ngừng được đâu.                       Thêm lớn tội lỗi
Những hàng Bồ-tát hiểu sâu,                                   Bồ Tát trái lại
Nhớ cầu tri túc chẳng lâu chẳng sờn.                        Thường niệm tri túc         
Cam nghèo giữ đạo là hơn,                                     Sống nghèo hành đạo         
Lầu cao trí tuệ chẳng khờn dựng lên.                       Xem tuệ giác là
Sự nghiệp duy nhất.
Ý chínhHành giả nhận thức đúng đắn rằng tuệ giác là sự nghiệp chính yếu, là phương tiện đoạn trừ tham dục để có được đời sống tri túc.
          Tuệ giác  (慧覺;  P: paññā;   S: prajñā;   E: wisdom)  nơi đây không gì khác hơn là nhận thức đầy đủ về chân lý Duyên khởi, mà Duyên khởi tính (= Vô thường tính + Vô ngã tính) sẽ giúp hành giả quán chiếu vượt qua các dính mắc vào những ham muốn cực đoan, và cách sống tri túc (知足:  biết đủ) là một kết quả tự nhiên. (Xin xem thêm mục từ Tuệ giác).
           
4. Đệ tứ giác tri第四覺知.
Giải đãi trụy lạc.                       懈怠墜落。
Thường hành tinh tấn,               常行精進,
Phá phiền não ác,                     破煩惱惡,
Tồi phục tứ ma,                        摧伏四魔,
Xuất ấm giới ngục.                              出陰界獄。
Dịch:
Điều thứ tư cần nên giác biết:
Kẻ biếng lười hạ liệt trầm luân.                               Vì tính lười biếng   
Thường tu tinh tấn vui mừng,                                  Nên bị đọa lạc       
Dẹp trừ phiền não ác quân nhiều đời.                      Phải tinh tiến tu     
Bốn ma hàng phục như chơi,                                   Phá giặc phiền não
Ngục tù ấm giới thảnh thơi ra ngoài.                        Hàng phục tứ ma
Thoát ngục ấm giới.        
          Ý chính:   Hành giả không nên lười biếng, mà luôn siêng năng trong việc rèn luyện tu học Chánh pháp. Đó là nhận thức về Tứ chánh cần.
Tứ chánh cần (四正勤;  P: Cattāro sammappadhānā;  S: Catvāri prahāṇāni;  E: Four right exertions/efforts):  Là bốn cách nỗ lực,siêng năng hợp với Chánh đạo.Đây được xem là nội dung chi tiết của Chánh tinh tấn trong giáo lý Ngũ căn và Bát Chánh Đạo. Bốn cách tinh tấn ấy là:
1.Tinh tấntránh làm các điều ác chưa sinh (S: Anutpanna pāpakākuśala-dharma;  E: Exertion for the preventing of unskillful states to arise)
2.Tinh tấnvượt qua những điều ác đã sinh (S: Utpanna-pāpakākuśala-dharma;  E: Exertion for the abandoning of the already arisen unskillful states)
3/Tinh tấnphát huy các điều thiện đã có  (S: Utpanna-kuśala-dharma;  E: Exertion for the arising of skillful states)
4.Tinh tấnlàm cho các điều thiện phát sinh (S: Anutpanna-kuśala-dharma;  E: Exertion for the sustaining and increasing of arisen skillful states).
Hợp với Chánh đạo nơi đây hàm ý là hợp với Chánh tri kiến, tức hợp với Chân lý và Đạo đức nơi đạo Phật, có nội dung sau:
- Chân lý:  Đó là Nguyên lý Duyên khởi, là Duyên khởi tính (= Vô thường tính + Vô ngã tính) nơi mọi sự vật.
- Đạo đức:  Đó là nguyên tắc “Từ bi-Trí tuệ” cho hành động như sau:
“Mọi hành động đem lạilợi mình-lợi người, được xem làtốt, thiện, lành.
Mọi hành động đem lạilợi mình-hại người hayhại mình-lợingười hayhại mình-hại người, được xem làxấu, ác, dữ.
Trong kinh Tương Ưng 5.49, Tương ưng Chánh cần có ghi:
Này các Tỳ-khưu, có bốn chánh cần này. Thế nào là bốn ?
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
+ Tỳ-khưu đối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn làm cho an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng.
Như vậy, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu tu tập bốn chánh cần, làm cho sung mãn bốn chánh cần, thiên về Niết-bàn, hướng về Niết-bàn, xuôi về Niết-bàn.
5) Đệ ngũ giác ngộ第五覺悟.
Ngu si sanh tử.                         愚癡生死。
Bồ-tát thường niệm,                  菩薩常念,
Quảng học đa văn,                              廣學多聞,
Tăng trưởng trí tuệ,                  增長智慧,
Thành tựu biện tài,                             成就辯才,
Giáo hóa nhất thiết,                  教化一切,
Tất dĩ đại lạc.                           悉以大樂。
Dịch:
Điều thứ năm lại thêm giác ngộ:
Ngu si là gốc khổ luân hồi.                                      Chỉ vì si mê  
Bồ-tát thường nhớ không ngơi,                                Nên có sinh tử
Nghe nhiều học rộng chẳng lơi chút nào.                  Bồ tát thường nhớ
Vun bồi trí tuệ càng cao,                                         Học rộng nghe nhiều
Biện tài đầy đủ công lao chóng thành.                     Nuôi dưỡng trí tuệ  
Đặng đem giáo hóa chúng sanh,                                       Thành tựu biện tài
Niết-bàn an lạc còn lành nào hơn.                            Giáo hóa chúng sanh
Khiến cho mọi người.       
Được niềm vui lớn.

Ý chính:   Hành giả nhận thức rằng Si mê, tức Vô minh, là đầu mối của phiền não (= khổ) và bị động trong sinh tử luân hồi. Văn-Tư-Tugọi là Tam Tuệ học. Đây là lộ trình tu học chân lý Duyên khởi giúp hành giả sáng suốt và thành tựu đạo quả Niết-bàn,trong đó:
          - Văn 聞hay Văn tuệ (聞慧;  P: Sutamayā paññā;  S: Śruta prajñā;  E: wisdom by study):  Là quá trình hình thành tuệ, hiểu biết từ việc hành giả thấy, nghe … đọc giáo pháp.
          - 思hay Tư tuệ (思慧;  P: Cintāmayā paññā;  S: Cintā prajñā;  E: wisdom by reflection):  Là quá trình hình thành tuệ từ việc hành giả suy nghĩ, luận bàn, phản biện giáo pháp.
          - Tu 修hay Tu tuệ (修慧;  P: Bhāvanāmayā paññā;  S: Bhāvanā prajñā;  E: Wisdom by meditation):  Là quá trình hình thành tuệ từ việc hành giả thực hành rèn luyện tâm, chuyển hóa từ tâm mê lầm chấp thủ sang tâm giác ngộ giải thoát, hành giả có được nhận thức và hành động trong cuộc sống đúng đắn theo chân lý khách quan Duyên khởi, tức lẽ thật của vũ trụ.
          Nội dung của Tu tuệ trong 20 năm đầu sau khi đức Phật giác ngộ là Niệm-Định-Tuệ (Chánh niệm + Thiền định + Thiền tuệ). Về sau, do căn cơ các hành giả không đồng đều, Phật chế tác Giới; vì thế từ đó đến nay, nội dung của Tu tuệ là Giới-Niệm-Định-Tuệ.
          Theo Phật giáo Bắc truyền, lộ trình tu học chân lý Duyên khởi này có tên gọi là Bát-nhã Ba-la-mật, nói gọn là Bát-nhã như sau:
                    -Văn tự Bát-nhã文字般若                   =  Văn tuệ.
                    - Quán chiếu Bát-nhã觀照般若            =  Tư tuệ.
                    -Thật tướng Bát-nhã實相般若                      =  Tu tuệ
6) Đệ lục giác tri第六覺知.
Bần khổ đa oán,                       貧苦多怨,
Hoạnh kết ác duyên.                 橫結惡緣。
Bồ-tát bố thí,                            菩薩布施,
Đẳng niệm oán thân,                等念冤親,
Bất niệm cựu ác,                       不念舊惡,
Bất tắng ác nhân.                     不憎惡人。
 
Dịch:
Điều thứ sáu phải nên giác biết:
Người khổ nghèo lắm kết oán hờn.                          Chỉ vì nghèo khổ
Không duyên tạo ác đâu sờn,                                  Mà nhiều oán hận  
Bồ-tát bố thí, ai hơn kẻ này.                                    Tạo nhiều duyên ác
Lòng không còn thấy kia đây,                                  Bồ tát bố thí
Ít khi nhớ đến buồn gây thuở nào.                           Không nệ oán thân
Dù người làm ác biết bao,                                                 Xóa bỏ thù hận         
Một lòng thương xót, khổ đau cứu giùm.                  Không ghét kẻ ác.
          Ý chính:   Hành giả thực hành hạnh bố thí là để đoạn trừ tâm Tham, là đầu mối của phiền não (= khổ)
          Bố thí  [布施(bố 布: phân phát, ban phát khắp nơi, cho hết - thí 施: giúp, cho);  P;S,: dāna;  E: generosity; alms; alms-giving):  Đây là một đức hạnh quan trọng để nuôi dưỡng công đức (功德;  P: puñña;  S: puṇya;  E: merit) qua hành động hiến tặng vật chất, năng lực hoặc trí tuệ cho người khác.
Bố thí được xem là phương tiện để đối trị tính tham ái, ích kỉ của chúng sinh, và cũng là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh đến giác ngộ qua nhận thức và hành động của Bố thí Ba-la-mật được phân tích trên 2 yếu tố là người bố thísự vật thí.
[Xin xem thêm mục từ Bố thí]
7) Đệ thất giác ngộ  第七覺悟.
Ngũ dục quá hoạn.                    五欲過患。
Tuy vi tục nhân,              雖為俗人,
Bất nhiễm thế lạc.           不染世樂。
Thường niệm tam y,        常念三衣,
Ngõa bát pháp khí.                    瓶缽法器。
Chí nguyện xuất gia,       志願出家,
Thủ đạo thanh bạch.       守道清白。
Phạm hạnh cao viễn,       梵行高遠,
Từ bi nhất thiết.              慈悲一切。
Dịch:
Điều thứ bảy là thường giác ngộ:
Năm dục gây lầm lỗi ngất trời.                                 Năm thứ dục lạc    
Tuy người thế tục ngoài đời,                                    Gây thành tội nạn  
Mà lòng không nhiễm vui chơi thế tình.                              Người đã xuất gia    
Ba y thường nhớ của mình,                                      Tuy ở cõi tục
Ngày nào sẽ được ôm bình ngao du.                        Không nhiễm thói đời         
Chí mong lìa tục đi tu,                                             Pháp khí chỉ là       
Đạo gìn trong sạch chẳng lu không mờ.                             Ba y một bát
Hạnh lành cao vút kính thờ,                                     Chí nguyện xuất trần
Thương yêu tất cả không bờ bến đâu.                      Giữ đạo thanh bạch
Phạm hạnh cao vời        
Đem lòng từ bi     
Đối với muôn loại.
 
          Ý chính:   Hành giả thực hành theo giáo pháp của nhà Phật, tâm luôn nhớ dục lạc thế gian là tai họa, giữ phạm hạnh thanh tịnh làm lợi ích cho chúng sanh.  Ở ý nghĩa chân chánh, cần hiểu rằng Phật tửbao gồm cả cư sĩ và tu sĩ và gọi chung là Tăng :
                    - Cư sĩ được gọi là Tăng tại gia.
                    - Tu sĩ được gọi là Tăng xuất gia.
          Trong quá trình tu học chưa giác ngộ, cả Tăng tại giaTăng xuất gia đều được gọi chung là Phàm tăng 凡僧.  Cũng cần thấy rằng Tăng xuất gia có nhiều điều kiện thuận lợi trong tu học hơn Tăng tại gia. Tuy nhiên, tùy yếu tố quan trọng là căn cơ và căn trí của Phàm tăng, mà nhanh hay chậm, đều có sự chuyển hóa giác ngộ Thánh tăng 聖僧.
Phần lớn đời sống của người cư sĩ tại gia lắm điều ràng buộc, nhiều chướng duyên ngăn ngại khó tu khó tiến. Tuy chưa đủ duyên xuất trần, nhưng người cư sĩ tại gia vẫn nên cố gắng giữ gìn không ô nhiễm bụi trần như vài trường hợp điển hình là Bàng Long Uẩn ở Trung Hoa, Tuệ Trung Thượng Sĩ, Trần Thánh Tông ở Việt Nam ...
          - Bàng Cư Sĩ 龐居士(740–808), tức Bàng Long Uẩn, là cư sĩ Thiền tông ngộ đạo nổi tiếng thời Đường. Ông là môn đệ của hai vị Thiền sư kiệt xuất đương thời là Thạch Đầu Hi Thiên và Mã Tổ Đạo Nhất, đồng thời ông cũng là bạn với Thiền sư Đan Hà Thiên Nhiên. Ông được xem như là cư sĩ Duy Ma Cật của Trung Hoa và là minh chứng cho việc những người cư sĩ Phật tử bình thường (không phải người xuất gia) nếu có ý chí tu học cũng có thể đạt đạo và sống một cuộc đời giác ngộ.
          - Tuệ Trung Thượng sĩ 慧中上士(1230–1291) tên thật là Trần Tung (陳嵩, hay Trần Quốc Tung), là một tôn thất hoàng gia, nhà quân sự, nhà tâm linh Đại Việt đời Trần. Ông có tước hiệu Hưng Ninh Vương, từng cầm quân 2 lần đánh bại Nguyên-Mông xâm lược (năm 1285 và 1287), và là một thiền sư Phật giáo Bắc truyền. Ông là đạo huynh của vua Trần Thánh Tông, là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền. Ông là người có nhiều ảnh hưởng đặt nền móng cho sự phát triển Thiền phái Trúc Lâm ở Đại Việt thế kỷ 13 – 14.
8) Đệ bát giác tri  第八覺知.
Sanh tử xí nhiên,                       生死熾然,
Khổ não vô lượng.                     苦惱無量。
Phát đại thừa tâm,                              發大乘心,
Phổ tế nhất thiết.                      普濟一切。
Nguyện đại chúng sanh,            願代眾生,
Thọ vô lượng khổ.                     受無量苦。
Linh chư chúng sanh,                令諸眾生,
Tất cánh đại lạc.                       畢竟大樂。
 
Dịch:
Điều thứ tám lại nên giác ngộ:
Tử sanh hoài đau khổ vô cùng.                                Ngọn lửa sinh tử    
Phát tâm dõng mãnh đại hùng,                               Đang cháy hừng hực         
Quyết lòng độ hết đồng chung Niết-bàn.                  Thống khổ vô biên 
Thà mình chịu khổ muôn vàn,                                  Phát tâm đại thừa  
Thay cho tất cả an nhàn thảnh thơi.                        Độ cho tất cả         
Mọi người đều được vui tươi,                                   Nguyện thay chúng sanh  
Đến bờ giác ngộ rạng ngời hào quang.                     Chịu vô lượng khổ  
Khiến cho muôn loài        
Hoàn toàn đạt tới 
Niềm vui to lớn
          Ý chính:   Hành giả phát nguyện hạnh Bồ-tátdũng mãnh độ sinh tới bến bờ giác ngộ.
          Bồ-tát菩薩(P: Bodhisatta;   S: Bodhisattva)  đều được nói đến trong cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền (Xin xem thêmmục từ Bồ-tát).
Bồ-tát là cách nói gọn của Bồ-đề Tát-đỏa 菩提薩埵, được dịch nghĩa theo tiếng Hán là Đại sĩ 大士hoặc Giác hữu tình 覺有情(lợi lạc chúng sinh hữu tình). Trong đó:
- Bồ-đề(菩提;  P;S: Bodhi;  E: Enlightenment):  Giác ngộ.
- Tát-đỏa (薩埵;  P: Satta;  S: Sattva):  Hữu tình.
Theo đó, Bồ-tát được hiểu một cách đơn giản là Bậc giác ngộ đang gắn với việc độ sinh, nghĩa là đang trong hạnh nhập thế. 
          Khái niệm Bồ-tát đã từng được tìm thấy trong các kinh điển Phật giáo Nguyên thủy, nhất là khi nói về các tiền thân của Tất-đạt-đa Cồ-đàm trong kinh Bản Sinh (P;S: Jātaka. Tuy nhiên,tư tưởng Bồ-tát bắt đầu ảnh hưởng trong các tông phái Phật giáo Ấn Độ vào những năm cuối của vương triều A-dục (Ashoka). Không lâu sau đó, khi Phật giáo Đại Chúng bộ phát triển, tư tưởng nhập thế này đã nhanh chóng ảnh hưởng mạnh mẽ khắp Ấn Độ và truyền rộng đến các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Việt Nam … Theo truyền thống tư tưởng này, có vô lượng Bồ-tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian để cứu giúp chúng sanh đang trôi lăn trong khổ đau.
Trong các kinh điển Phật giáo Phát triển (Bắc truyền), hình ảnh Bồ-tát tương tự như A-la-hán, trong đó A-la-hán thường bị hiểu nhầm là tập trung chủ yếu vào sự giải thoát cho chính mình, xu hướng ít làm lợi nhiều cho chúng sinh, còn Bồ-tát thì có nguyện lực cao cả hơn nhiều, không những tu bổ trí tuệ bản thân mà còn mang lợi ích đến mọi chúng sinh trên con đường giác ngộ.
Tuy nhiên, nếu tự thân những ai đã hiểu rõ về giáo lý của đạo Phật về hai phương diện Chân lý và Đạo đức, thì đều có thể chiêm nghiệm nhận ra thâm ý của các Bậc giác ngộ, cho dù các vị này ở tầng bậc nào đi chăng nữa.
Hiện nay, trong Phật giáo Phát triển, khi nói đến Bồ-tát, người ta lại xem đó là tiền thân của các vị Phật tương lai, và Bồ-tát được chia làm hai dạng sau:
1/.Bồ-tát hiện thực:  Đó là những hành giả đang sống nơi thế gian này, đầy lòng từ bi, giúp đỡ chúng sinh, hướng về Phật quả bằng cách thực hành các hạnh vượt thoát (Thập Ba-la-mật hay Lục Ba-la-mật).
2/.Bồ-tát siêu việt:  Đó là những hành giả đã thực hành các hạnh vượt thoát ở mức độ rất cao, hoàn toàn bất thối chuyển (không còn thối lui), có khả năng chủ động trong sinh tử luân hồi nhưng chưa nhập Vô dư y Niết-bàn.
Trongkinh Bồ Tát Anh Lạc Bổn Nghiệp, hành giả từ Bồ-tát hiện thực đến Bồ-tát siêu việt phải trải qua 50 ngôi vị tu tập và đạt quả, được gọi là Bồ Tát Giai Vị, gồm có: Thập Tín Vị, Thập Trụ Vị, Thập Hạnh Vị, Thập Hồi Hướng Vị Thập Địa Vị
1/-Thập Tín vị:  Là 10 ngôi vị thuộc về thứ bậc của Bồ Tát Nhập Môn hay Bồ Tát Ngoại Phàm.
2/- Thập Trụ vị, Thập Hạnh vị, Thập Hồi Hướng vị:  Là 30 ngôi vị thuộc về thứ bậc của Bồ Tát Tam Hiền. hay Bồ Tát Nội Phàm.
3/- Thập Địa vị:  Là 10 ngôi vị thuộc về thứ bậc của Bồ Tát Thánh Nhân  hay Bồ Tát Thánh Vị.
9) Tóm Tắt.
Như thử bát sự,                        如此八事,
Nãi thị chư Phật,                       乃是諸佛,
Bồ-tát đại nhân,                        菩薩大人,
Chi sở giác ngộ.                        之所覺悟。
Tinh tiến hành đạo,                            精進行道,
Từ bi tu tuệ,                                       慈悲修慧,
Thừa pháp thân thuyền,            乘法身船,
Chí Niết-bàn ngạn.                    至涅槃岸。
Phục hoàn sanh tử,                             復還生死,
Độ thoát chúng sanh.                度脫眾生。
Dĩ tiền bát sự,                           以前八事,
Khai đạo nhất thiết,                  開導一切,
Linh chư chúng sanh,                令諸眾生,
Giác sanh tử khổ,                      覺生死苦,
Xả ly ngũ dục,                           捨離五欲,
Tu tâm Thánh đạo.                             修心聖道。
Nhược Phật đệ tử,                     若佛弟子,
Tụng thử bát sự,                       誦此八事,
Ư niệm niệm trung,                             於念念中,
Diệt vô lượng tội.                      滅無量罪。
Tiến thú Bồ-đề,                         進趣菩提,
Tốc đăng chánh giác.                速登正覺。
Vĩnh đoạn sanh tử,                             永斷生死,
Thường trụ khoái lạc.                常住快樂。
Dịch:
Tám điều như thế dạy qua,                                     Tám điều nói trên
Chính hàng Bồ-tát cùng là Thế Tôn,                         Các bậc đại nhân   
Đã từng giác ngộ lẽ chân,                                                 Bụt và Bồ Tát
Tiến tu đạo hạnh vô ngần từ bi.                              Đã giác ngộ được   
Đốt đèn trí tuệ phá si,                                             Các ngài tinh tấn
Pháp thân thuyền quí dạo đi Niết-bàn.                     Hành đạo theo đó  
Trở vào sanh tử thanh nhàn,                                   Un đúc từ bi 
Chúng sanh độ thoát an toàn vui lây.                       Phát triển trí tuệ
Lại dùng tám việc trước này,                                   Cưỡi thuyền pháp thân
Mở đường khai lối dắt dìu chúng sanh.                     Tới bến Niết-bàn
Khiến cho hết thảy biết rành,                                  Sau khi trở về        
Tử sanh khổ não đừng manh chớ mờ.                      Trong cõi sinh tử
Xa lìa năm dục đục lờ,                                             Các vị sử dụng
Tâm tu đạo Thánh không giờ nào quên.                             Tám điều nói trên   
Nếu là Phật tử phải nên,                                         Để mà khai đạo     
Tám điều như thế hằng đêm tụng hoài.                             Cho chúng sinh thấy  
Ở trong mỗi niệm hằng ngày,                                  Cái khổ sinh tử
Bao nhiêu tội lỗi diệt rày sạch trơn.                         Tâm lìa ngũ dục     
Bồ-đề hoa báu nhẹ thơm,                                                  Vào con đường thánh
Trên bờ chánh giác gót chân giẫm liền.                              Nếu đệ tử Bụt
Hằng hà sanh tử lưu linh,                                        Đọc tụng quán chiếu
Thường vui yên ổn tâm tình tiêu tan.                         Tám điều nói trên
Thì trong mỗi giây
Diệt vô lượng tội  
Tiến về giác ngộ   
Mau thành chánh giác       
Vĩnh viễn xa lìa    
Cõi sinh tử khổ

Và thường trú mãi
Nơi cõi an lạc.

o0o
Kinh Hoa Nghiêm.
Nội dung
I. Ý nghĩa tên gọi kinh Hoa Nghiêm.
II. Nguồn gốc của kinh Hoa Nghiêm.
III. Bố cục kinh Hoa Nghiêm.
IV. Ý nghĩa tổng quát về kinh Hoa Nghiêm.
V. Những vấn đề chính trong kinh Hoa Nghiêm.
I. Ý nghĩa tên gọi kinh Hoa Nghiêm.
   
Avatamsaka Sutra - Wikipedia
 Kinh Hoa Nghiêm – Wikipedia tiếng ...
Kinh Hoa Nghiêm(經華嚴;  S: Avataṃsaka Sūtra;  E: The) gọi tên đủ là Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (經大方廣佛華嚴;  S: Buddhāvataṃsaka mahāvaipulya Sūtra), là một bộ kinh của Phật giáo Bắc truyền, lập nên giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông (華嚴宗;  E: Hua Yen sect), có nhiều ảnh hưởng ở Đông Á.
Tựa “Hoa Nghiêm” của kinh có thể phân tích sau:
- Hoa華  có nghĩa là  hoa của cây cỏ // phần tinh yếu, tinh túy của sự vật (như tinh hoa).
- Nghiêm嚴  có nghĩa là  kín chắc, chặt chẽ.
Qua một số tài liệu thì loài hoa nơi kinh Hoa Nghiêm nói đếnlà hoa sen, hàm ý vũ trụ được mô tả như là một hoa sen với nhiều cánh hoa, mỗi cánh cũng là một hoa sen với đầy đủ những cánh hoa.  Khi nhìn sâu vào hoa, chúng ta có thể thấy toàn bộ vũ trụ chứa trong đó.  Một cánh hoa là toàn bộ bông hoa, là toàn bộ vũ trụ. Và  Một hạt bụi là nhiều vùng đất Phật. Bởi tất cả đều đồng một Thể tính (= bản tính thực), đó là Duyên khởi tính.
 Theo đó, kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh nói đến những tinh túy cao tột của đạo Phật, là thế giới trí tuệ của chư Phật, đặc trưng bằng một triết lý về tương quan tương thuộc (thâm nhập lẫn nhau), đó là chân lý Duyên khởi
II. Nguồn gốc của kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm được xem là bài thuyết pháp trên thiên giới bởi đức Phật Thích Ca ngay sau khi Ngài đạt được Phật quả. 
1) Truyền thuyết và hiện thực của kinh Hoa Nghiêm.
Về nguồn gốc xuất xứ của bộ kinh này, có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chung quy chỉ có 3 giả thuyết được ghi lại rõ ràng trong sử sách.  
1/. Giả thuyết thứ nhất:  Sau khi thành đạo Vô thượng Chánh giác, đức Thích Ca Mâu Ni với Pháp thân Tỳ Lô Giá Na cùng chư đại Bồ tát chứng đạo giải thoát như Văn-thù, Phổ Hiền... tuyên thuyết kinh Hoa Nghiêm này tại Bồ-đề đạo tràng. Hàng chúng sanh căn trí thấp, nghe lời giảng của đức Phật không ai hiểu được. Vì thế, đức Thế Tôn nói  kinh A Hàm (Ayamas) và các giáo lý khác cho chúng sanh là những người mới học đạo dễ nghe, dễ hiểu hơn.
          Sau khi đức Phật nhập diệt khoảng hơn 600 năm, ngài Long Thụ [龍樹; S: Nāgārjuna (thế ký thứ 1–2)] chỉnh đốn giáo nghĩa tư tưởng Đại thừa, nên kinh Hoa Nghiêm được viết bằng Phạn văn này mới được lưu truyền. Toàn bộ kinh chữ Phạn có 100.000 bài kệ chia làm 48 phẩm. Tiếp theo sau:
          + Đại sư Thật Xoa Nan Đà đời nhà Đường, từ nước Vu Điền mang bản kinh đến Trung Quốc dịch sang Hán văn, nhưng chỉ dịch được 39 phẩm. Từ phẩm “Thế Chủ Diệu Nghiêm” đến phẩm “Nhập Pháp Giới.
+ Pháp sư Bát Nhã Kế đó dịch thêm phẩm “Phổ Hiền Hạnh Nguyện” thành phẩm thứ 40 của bộ kinh Hoa Nghiêm. Bộ kinh 40 phẩm này đã được Hòa thượng Trí Tịnh dịch sang tiếng Việt.
  2/. Giả thuyết thứ hai:  Khoảng 600 năm sau khi đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn, ngài Long Thụ [龍樹; S: Nāgārjuna (thế ký thứ 1–2)] sau khi chứng ngộ mới dùng thần thông hiện đến Long Cung tìm thấy nơi ấy có cất giữ ba bản kinh Hoa Nghiêm. Tuy nhiên, trong đó có hai bản nghĩa lý quá sâu xa huyền diệu, trí huệ của người đời không thể hiểu nổi. Ngài liền xem qua bản thứ ba, thấy có một trăm ngàn bài kệ, chia làm 48 phẩm (có thuyết nói là 38 phẩm), nghĩa lý có thể truyền dạy cho người đời được, liền mang về Ấn Độ.
Bộ thứ nhất nội dung gồm nhiều bài kệ, số nhiều như nguyên tử trong mười phương thế giới. Bộ thứ hai có tất cả 498.800 bài kệ được phân làm 1200 chương. Bộ nhỏ nhất có thể vừa tầm hiểu biết của chúng ta, có 100.000 bài kệ được phân làm 48 chương. Vì bộ thứ nhất và thứ hai quá nhiều, giáo lý quá cao siêu, vượt ngoài tầm kiến thức của con người nên không lưu truyền được. Chỉ có bộ thứ ba có 100.000 bài kệ được lưu truyền cho tới ngày nay. (Từ điển Phật học, trang 208, Đoàn Trung Còn, Sài Gòn 1968 tập 2).
          3/. Giả thuyết thứ ba: Có một số học giả cho rằng ngài Mã Minh [馬鳴;  S: Aśvaghosa (80-150)] là tác giả của bộ kinh Hoa Nghiêm, và ngài Long Thụ là sơ tổ của Hoa Nghiêm tông ở Ấn Độ, còn ngài Đỗ Thuận là sơ tổ Hoa Nghiêm tông ở Trung Hoa.
Theo tài liệu của Binyiu Nanjco trong Catalogue of the Buddhist Tripitaka:
- Ngài Mã Minh đã sáng tác 7 tác phẩm, trong đó có 2 bộ luận  lớn là “Đại Tông Địa Truyền Văn Bổn Luận” (Mahāyanā Bhūmiguhyava-Kāmūla Śāstra) và “Đại Trang Nghiêm Kinh Luận” (Sūtralankāra-Śāstra).
- Ngài Long Thụ sáng tác đến 24 tác phẩm khác nhau, trong đó có 2 bộ luận nổi tiếng là “Trung Quán Luận” (Madhyāmika Śāstra) và bộ “Thập Nhị Môn Luận” (Dvādasa Mikāya Śāstra).
Trong bốn bộ luận nêu trên có nhiều điểm trùng hợp với nội dung kinh Hoa Nghiêm” (theo Từ điển Phật học, trang 208, Đoàn Trung Còn - 1968 tập 2).
          Qua 3 sử liệu trên, chúng ta thấy hầu hết các môn đồ của Phật cho rằng kinh Hoa Nghiêm tuy đã được đức Phật nói ra, nhưng cho mãi đến năm 643 sau công nguyên, kinh Hoa Nghiêm mới được chư tổ gieo trồng vào Trung Quốc. Từ đó, bộ kinh này đâm chồi nẩy tược sang các nước khác như Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam.
          Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.
          2) Phiên dịch kinh Hoa Nghiêm.
          Bộ kinh Hoa Nghiêm bằng Phạn văn được truyền vào Trung Quốc khoảng 300 năm sau Tây lịch và được dịch 3 lần sang chữ Hán.
1/. Lần 1:  Một bản cựu dịch dưới thời Đông Tấn (317-419 TL.) do ngài  Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra: Giác Hiền) ), người Bắc Thiên Trúc dịch, gồm 60 quyển, 36 phẩm, 36.000 bài tụng, gọi là Lục thập Hoa Nghiêm.    
2/. Lần 2:  Một bản tân dịch dưới đời Đường (618-907 T.L.) do ngài Thức Xoa Nan Đà (Giksananda - Hỷ Học) người nước Vu Điền (KoTan) tái dịch bản cũ, gồm 80 quyển, 39 phẩm, 45.000 bài tụng, hơn bản cựu dịch trên 9.000 bài tụng, gọi là Bát thập Hoa Nghiêm        .
3/. Lần 3:  Một bản nữa dưới đời Đường, do ngài Bát Nhã (Prajñā) người nước Kế Tân (Kaboul) dịch, gồm 40 quyển, được gọi là Tứ thập Hoa Nghiêm hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện. Bộ này chỉ dịch một phần của bộ kinh là phẩm Nhập Pháp Giới (kể truyện Thiện Tài Đồng tử) nên gọi là sao dịch. Tuy chỉ là sao dịch nhưng cũng đứng ngang hàng với hai bản dịch trên.
          Trong ba bản dịch đó thì bộ Bát Thập Hoa Nghiêm hoàn bị hơn cả, nhưng xưa nay bộ Lục Thập Hoa Nghiêm vẫn được lưu truyền rộng rãi và được coi như điểm tựa của Hoa Nghiêm tông.
Tại Việt Nam, bộ kinh Hoa Nghiêm được truyền vào trong nước không rõ từ thời nào, nhưng bộ Bát Thập Hoa Nghiêm đã được Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch sang tiếng việt từ bản Hán văn gồm 80 quyển, xếp thành một bộ 8 quyển, gồm 40 phẩm, khoảng 5600 trang, năm 1965.
III. Bố cục kinh Hoa Nghiêm.
Kinh Hoa Nghiêm
(Bát Thập Hoa Nghiêm)
Hán Dịch: Ðại-Sư Thật-Xoa-Nan-Ðà
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch Việt
(8 tập)

Kinh Hoa Nghiêm - Thích Trí Tịnh
Mục Lục Chi Tiết 
TẬP 1
TẬP 2
TẬP 3
TẬP 4
TẬP 5
TẬP 6
TẬP 7
TẬP 8
IV. Ý nghĩa tổng quát về kinh Hoa Nghiêm.
Dưới đây là một số ý chính về giáo lý nơi kinh Hoa Nghiêm.
1) Kinh Hoa Nghiêm không do đức Phật Thích Ca trực tiếp truyền dạy. Theo truyền thuyết, trong hội truyền dạy kinh này, Phật nói rất ít, mà là phát biểu của của Pháp thân (thuộc hệ Tam thân – Xin xem mục từ này). Sự im lặng của đức Phật Thích Ca biểu hiện Không tính  trong việc truyền dạy giáo pháp giác ngộ. 
Tương truyền kinh này rất khó hiểu, chỉ các Đại Bồ-tát mới lĩnh hội được, với cách thức tu luyện qua mười giai đoạn của trí tuệ [= 10 địa (S: bhūmi) của Bồ-tát] để đi vào thế giới Hoa Nghiêm (= thế giới Phật: Niết-bàn) từ thế giới Ta-bà (Sahā) của chúng ta đang sống.
Phẩm Hoa Nghiêm (S: Gaṇḍavyūha) của bản kinh tương đương với bộ 40 quyển (Tứ Thập Hoa Nghiêm) của Pháp sư Bát Nhã, thường được xem là toàn bộ kinh Hoa Nghiêm. Phẩm này còn được gọi là phẩm "Nhập Pháp giới" (入法界;  S: Dharmadhātupraveṣa).
Phẩm Hoa Nghiêm dài nhất và quan trọng nhất của bộ kinh, được xem là Phật Thích Ca thuyết tại thành Xá-vệ (S: Śrāvastī), tả cảnh Thiện Tài đồng tử (S: Sudhanakumāra) đi tìm đạo dưới sự hướng dẫn của ngài Văn Thù Sư Lợi (S: Mañjuśrī). Thiện Tài đồng tử tham vấn 53 vị Thánh nhân, kể cả Bồ-tát Di Lặc (S: Maitreya) là vị Phật tương lai. Cuối cùng Thiện Tài gặp được ngài Phổ Hiền (S: Samantabhadra), được vị này giáo hoá và đạt Bồ-đề. Đoạn cuối của phẩm này trình bày mười đại nguyện của Phổ Hiền, là cơ sở của một đời sống Bồ-tát. Phẩm này trở thành giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông.
-------
Chú thích:
Pháp giới(法界;  S: Dharma-dhātu):  Là thế giới vạn pháp, tức mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Lưu ý rằng Pháp giới có nhiều nghĩa sau:
1)Tên của sự vật khi nói chung cả Lý lẫn Sự.
2)Chân lý Duyên khởi chỉ ra cách mà vạn pháp sanh ra. Đây là một trong 18 pháp giới (6 căn +6 trần + 6 thức).
3)Pháp giới trong Mật giáo bao gồm Thai Tạng giới (Garbhadhatu: vật chất) và Kim Cang giới (Vajradhatu: bất hoại).
4)Pháp giới còn có nghĩa là xá lợi Phật (A relic of the Buddha).
5)Trong Pháp giới hay thế giới hiện tượng, có ba thế giới là Dục, Sắc và Vô sắc. Hết thảy các loài tạo vật, cả Thánh lẫn phàm, Nhân và Quả, đều ở trong Pháp giới đó. Chỉ có Phật là ở ngoài Pháp giới.
6)Pháp giới có đến hai nghĩa:
a) Vũ trụ hiện thực (the actual universe).
            b) Niết-bàn tịch diệt vừa có nghĩa là sự biến diệt của thể xác con người (theo nghĩa tiêu cực), và vừa là sự đoạn diệt các điều kiện sinh tử (theo nghĩa tích cực)
7)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Pháp giới trong ý nghĩa vừa là cảnh giới của Lý tắc vừa là cảnh giới của tất cả Sự tướng, đồng nghĩa với Như Lai tạng hay vũ trụ hoặc thế giới hiện thực.
8)Theo triết học Trung Quán, Pháp giới cũng có nghĩa là Chân như hoặc Thực tại hay Niết-bàn. Ở đây chữ ‘Giới’ có nghĩa là bản chất thâm sâu nhất, hay bản chất tối hậu nội tồn trong mỗi người.
Trong Kinh Hoa Nghiêm, Nhập Pháp giới có nghĩa là một pháp dù nhỏ đến đâu và một pháp dù lớn đến đâu vẫn luôn hàm chứa một Thể tính như nhau, đó là Duyên khởi tính (= Phật tính, Không tính, Tự tính, …). Thể tính của chúng sanh, vũ trụ và Phật đều không sai khác.
2) Kinh Hoa Nghiêmtriển khai Chân lý khách quan Duyên khởi, là chân lý tối thượng mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã giác ngộ dưới cội Bồ-đề.  Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các sự vật hiện tượng (= pháp – dharmas) như trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikāya), tập 1,  Chân lý Duyên khởi được tóm tắt như sau:
Cái này có vì cái kia có
                                               Cái này sinh vì cái kia sinh
Cái này không vì cái kia không
                                               Cái này diệt vì cái kia diệt.
 
Imasmim sati idam hoti
Imasmimasati Idamna hoti
Imassuppãdã idam uppajjati
Imassa nidrdhãidam nirujjhati
 
此有故彼有                Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生                Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無                Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅                Thử diệt tắc bỉ diệt
Chân lý Duyên khởi diễn đạt tính tương quan tương thuộc hay tương sinh tương khởi của các pháp, nghĩa là “Cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này. Cái này và cái kia tương quan tương duyên, lớp lớp không cùng tột”; cho nên một cách hình tượng hơn, các nhà nghiên cứu kinh Hoa nghiêm thường gọi tên chân lý này là  Y tha khởi  hay  Vô tận Duyên khởi  hoặc Trùng trùng Duyên khởi.  Với cách trình bày này, Hoa Nghiêm tông nhằm giúp hành giả tu tập có một tầm nhìn bao quát và đúng thật về thực tại(= chân lý).
Khi giảng về giáo lý Hoa Nghiêm, có lần vị tổ thứ ba của Hoa Nghiêm tông là Hiền Thủ Pháp Tạng nhận thấy đại chúng còn hoang mang không hiểu, trong đó có hoàng đế Võ Tắc Thiên vào khoảng năm 700.  Ngài liền sai mang đến một số gương soi, các gương đều quay vào nhau. Rồi Pháp Tạng để một tượng Phật ở chính giữa buồng cùng với một ngọn đuốc bên cạnh tượng.
Thật là kỳ diệu, các gương phản chiếu lẫn nhau, trùng trùng điệp điệp. Trong mỗi tấm gương sẽ thấy phản chiếu lại các gương khác, với hình đức Phật và ngọn đuốc trong đó. Và gương nào cũng phản chiếu lại trung thực như vậy. Cho thấy tất cả đều dung thông, dung nhiếp lẫn nhau. Một là tất cả, tất cả là một. Cái lý Trùng trùng Duyên khởi đã được chứng minh, và đại chúng liền nhận ra được thế nào là tính chất tương quan của vạn vật trong toàn thể Pháp giới.
3) Kinh Hoa Nghiêmnhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi sự vật hiện tượng qua hai hình thái sau:
1/.Lý-Sự vô ngại (Bản chất-Hiện tượng vô ngại):  Là biểu hiện mọi sự vật hiện tượng tuy thiên hình vạn trạng nhưng vẫn “tương hợp” nhau, theo Thể tínhthường nhiên (= Duyên khởi tính) của các pháp hữu tình và các pháp vô tình.
Quan điểm này được vị tổ thứ ba của Hoa Nghiêm tông là Hiền Thủ Pháp Tạng trình bày qua các ẩn dụ nổi tiếng, để thấy rằng mọi sự vật hiện tượng trong thế gian đều diễn ra theo cái lý đó.
1-“Sư tử vàng”:  Sư tử biểu hiện cho thế giới sự vật hiện tượng (Sự). Vàng biểu hiện cho bản chất (Lý), vàng ở dạng nào cũng được nhưng không có một dạng riêng tư, phải xuất hiện dưới một dạng nhất định như là một toàn thể. Mỗi một bộ phận của con sư tử đều bằng vàng. Trong mỗi bộ phận đều có cái toàn thể và ngược lại, cái toàn thể hiện lên trong mỗi bộ phận. Mỗi sự vật hiện tượng đều là thể hiện của một cái lý duy nhất và mỗi sự vật hiện tượng nói lên tất cả mọi thứ khác. Vàng và sư tử hiện diện đồng thời, phụ thuộc lẫn nhau, bao hàm lẫn nhau.
2-“Sóng nước:  Trên thực tế, sóng (Sự) là hiện tượng của nước và nước (Lý) là bản chất của sóng. Điểm mà sóng khác với nước là sự biểu hiện lên xuống liên hồi của sóng theo tác động của gió (Duyên). Do đó, về mặt hiện tượng, sóng và nước có vẻ như hai, tức là sóng khác với nước, nhưng về mặt Thể tính, sóng và nước là một, vì cả hai có cùng một thể, đó là nước.
2/.Sự-Sự vô ngại (Hiện tượng-Hiện tượng vô ngại):  Đó là biểu hiện mọi sự vật hiện tượng tuy thiên hình vạn trạng nhưng vẫn “tương hợp” nhau theo Tự tính(= Duyên khởi tính) của các pháp hữu tình và các pháp vô tình. Do đó, có thể thấy rằng con người, vũ trụ vạn sự vật và Phật là đồng Tự tính.
 Hình ảnh một hoa sen với nhiều cánh hoa, mỗi cánh cũng là một hoa sen đầy đủ những cánh hoa (Xin xem lại mục giải thích tựa kinh “Hoa Nghiêm”) đã minh họa cho lý này. 
Với tính vô ngạinày, hành giả có thể ly vọng hoàn chân, toàn triệt lý viên dung vô ngại nơi vạn pháp trong tương quan của chủ khách, trong tương quan của lớn nhỏ, trong tương quan của tâm cảnh, trong tương quan của sinh diệtqua cấu trúc Nhân-Duyên-Quả. Quan điểm này được Thiền tông nhấn mạnh, và vì thế kinh này cũng thường được Thiền tông nhắc đến.
Hai bài kệ quan trọng của kinh Hoa Nghiêm đã được HT. Duy Lực dịch như sau:
Nếu người muốn biết rõ
Tất cả Phật tam thế
Phải quán tính Pháp giới
Tất cả do tâm tạo.
                                                  ***
Nếu người muốn biết cảnh giới Phật
Ý căn thanh tịnh như hư không
Xa lìa vọng tưởng và chấp thủ
Khiến tâm khắp nơi đều vô ngại
 
V. Những vấn đề chính trong kinh Hoa Nghiêm.
          Kinh Hoa Nghiêm là nền tảng của Hoa Nghiêm tông, cho nên những vấn đề chính trong kinh Hoa Nghiêm cũng chính là giáo lý của Hoa Ngiêm tông.  Dưới đây là vài nét chính về Hoa Nghiêm tông.
          1) Lịch sử Hoa Nghiêm tông.
Hoa Nghiêm tông (華嚴宗;  E: Hua Yen sect) là một tông phái được thành lập vào khoảng đời nhà Tùy cho đến đầu nhà Đường. Tông xây dựng giáo lý dựa trên tư tưởng của kinh Hoa Nghiêm. Theo cách nhìn truyền thống thì có hai thuyết là Thất Tổ Ấn-Trung hay Ngũ Tổ Trung Hoa gồm:
1/.Mã Minh(馬鳴;  S:Aśvaghoṣa khoảng 85-150).         
2/.Long Thọ(龍樹;  S: Nāgārjuna,  khoảng 150-250)
Hay
1/. Sơ Tổ Ðế TâmÐỗ Thuận(帝心杜順; 557-640).
2/. Nhị Tổ Vân HoaTrí Nghiễm(雲華智儼; 602-668).
3/. Tam Tổ Hiền ThủPháp Tạng(賢首法藏; 643-712).
4/. Tứ Tổ Thanh LươngTrừng Quán(清涼澄觀; 737-820). Tổ phát triển mạnh tông phái, và được xem là một hiện thân của Văn Thù Sư Lợi (S: Mañjuśrī).
5/. Ngũ Tổ Khuê PhongTông Mật(圭峰宗密; 780-841). Tổ là một Pháp sư kiêm Thiền sư xuất sắc, đã đề ra 4 phương pháp Niệm Phật của Tịnh Độ tông.
Ở Trung Hoa, sau thời Tông Mật thì Hoa Nghiêm tông bắt đầu suy yếu dần. Năm 671 có Nghĩa Sương (義湘), người đồng hàng sư huynh của Pháp Tạng, đã truyền tông này sang Tân La (新羅, tức Triều Tiên); và vào năm 736 thì Thẩm Tường (審祥), môn hạ của Pháp Tạng, truyền tông này sang Nhật Bản.
Bên cạnh căn cứ vào kinh Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm tông của Nhật Bản còn chú trọng đến kinh Phạm Võng (經梵綱), thành lập tông ở Đông Đại Tự (東大寺;  J: Tōdai-ji).  Ðại sư người Nhật đầu tiên của Hoa Nghiêm tông là Lương Biện (良辨;  J: Roben – 689-772).
2) Bố cục giáo lý Hoa Nghiêm tông - Ngũ thời giáo.
Ngũ thời giáo五時教của Hoa nghiêm tông chia giáo pháp của đức Phật Thích Ca ra nhiều thời kì, đó là năm thời giáo:
1/. Thời Sơ giáo:  Nội dung giáo pháp chứa đựng trong các kinh A-hàm (阿含;  S: Āgama – tương đương với các kinh P: Nikāya) , dùng để tiếp nhận những người sơ cơ, căn trí kém, với những điều chỉ dạy dễ hiểu, dễ tiếp nhận, có ý nghĩa giúp người xa dần các tư tưởng ác và hướng nhiều hơn đến các điều lành.        
2/. Thời Thủy giáo:  Nội dung giáo pháp dạy về Không tính của các pháp, tức mọi pháp tuy có nhưng không thực có vì chúng dựa trên nhau mà có (Duyên khởi). Nói cách khác, mọi pháp đều là Không, tức chấp nhận sự trình hiện của chúng trên mặt tương đối. Giáo pháp này nhằm giúp hành giả lìa bỏ những kiến chấp hạn hẹp.
3/. Thời Chung giáo:  Nội dung giáo pháp là Phật tính. Tất cả chúng sinh đều tương đồng với chư Phật, và do đó mà xác quyết rằng bất cứ ai cũng có thể thành Phật trong tương lai.
4/. Thởi Ðốn giáo:   Nội dung giáo pháp là dạy về khả năng đốn ngộ, hay giác ngộ tức thời, nghĩa là “Giáo pháp đạt được do sự đốn ngộ mà ra”. Đây là phần giáo lý dành cho các bậc thượng căn thượng trí.
5/. Thời Viên giáo:  Đây là phần giáo pháp được xem là rốt ráo, trọn vẹn nhấtcủa Hoa Nghiêm tông, cũng như một cái vòng tròn, không thể thêm vào hay bớt đi bất cứ một điểm nào trên đó mà làm mất đi tính chất tròn trịa của nó.
Dù ở thời nào, kinhHoa nghiêmcũng nhắc ta: “Chánh tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”
3) Nội dung giáo lý Hoa Nghiêm tông.
Hoa Nghiêmtông xem mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ - Pháp giới,  cùng xuất hiện đồng thời, đều bình đẳng, đều liên hệ qua lại, đều tương tác lẫn nhau, đều phụ thuộc lẫn nhau, chứ không có pháp nào tồn tại độc lập.  Giáo pháp này được gọi là Pháp giới Duyên khởi hay Trùng trùngDuyên khởi, nghĩa là tất cả đều từ Một, đó là từ một nguyên lý chân lý khách quan Duyên khởi mà ra.
Tất cả mỗi pháp đều có tính chất là cùng lúc tồn tại hai mặt tĩnh (Lý) và động (Sự), xuyên suốt vào nhau, không ngăn ngại. Quan điểm này được Tam tổ Hiền Thủ Pháp Tạng trình bày qua ẩn dụ nổi tiếng “sư tử vàng” và “sóng nước” (Xin xem chi tiết ở mục  IV.Ý nghĩa tổng quát về kinh Hoa Nghiêm) :  Sư tử hay Sóng biểu hiện cho thế giới hiện tượng (Sự), còn Vàng hay Nước biểu hiện cho bản chất (Lý).
Hoa Nghiêm tông xem mọi sự vật trong thế gian được lý giải trong Tứ pháp giới và Lục tướng.
1/.Tứ pháp giới (四法界;  P:Dhammadhātu;  S: Dharmadhātu;  E: The Four Dharmadhatu):
Theo kinh Hoa nghiêm, Pháp giới tức vạn pháp vận hành được biểu hiện qua 4 dạng gọi là Tứ pháp giớinhư sau:
1.Sự pháp giới(事法界;  E: matter // phenomenon // event):  Là thế giới hiện tượng,biểu hiện của mọi sự vật hiện tượng hiển lộ bên ngoài.
2.Lý pháp giới(理法界;  E: principle // law // noumenon):  Là thế giới bản thể, biểu hiệnThể tính chung của mọi sự vật hiện tượngtiềm ẩn bên trong. Đó là Duyên khởi tính, biểu hiện chân lý của vũ trụ vạn sự vạn vật.
3.Lý Sự vô ngại pháp giới(理事無礙法界;  E : the realm of non-obstruction between principle and phenomena):  Là biểu hiện mối liên hệ giữa hiện tượng và bản thể, sinh thành lẫn nhau, đại diện cho nhau không hề chướng ngại. Hai thế giới hiện tượng và bản thể không khác và biến hóa hòa điệu không ngăn ngại nhau (= tương tức - tương nhập-相即相入: viên dung và dung thông) như sóng và nước.  Đó là “Tất cả là Một, Một là tất cả”.
4.Sự Sự vô ngại pháp giới(事事無礙法界;  E : the realm of non-obstruction between phenomena):  Là biểu hiện sự vật hiện tượng tuy thiên hình vạn trạng nhưng vẫn tương hợp nhau, dựa lên nhau mà sinh sinh hóa hóa. Thế giới hiện tượng luôn vận động và ảnh hưởng hòa điệu nhau(tương tác tương thuộc- 相作相屬haytương quan tương duyên-相關相缘) trùng trùng vô tận,như nước và sữahay vật chất và tinh thần. Đó là  “Trùng trùng Duyên khởi Pháp giới”.
Duyên khởi, trong thực tại, là một hiện tượng trùng trùng các duyên. Một sự vật có mặt có nghĩa là tất cả các duyên trùng trùng ấy có mặt, tất cả Pháp giới có mặt. Nói khác đi, không thể có một Ngã tướng nào có mặt ngoại trừ Pháp giới Duyên khởi.
---------------------
Ghi chú:  
1)Tương tức - Tương nhập(相即相入;  E:mutual identity &  mutual penetration)  =>  Sự vô ngại Pháp giới理事無礙法界hay  Tất cả là Một, Một là tất cả * *  Nhất tức nhất thiết - Nhất thiết tức nhất * 一即一切一切即一(như sóng và nước dung thông không ngăn ngại nhau).
-Tương tức (;  E:inter-are,interbeing, mutual identity) có nghĩa là cái này là cái kia, cái kia là cái này. Tương tức nói lên sự bình đẳng của vạn pháp. Các pháp tuy có sai biệt khác nhau hay tương phản nhau, nhưng đều có tính bình đẳng, ví như “Sóng tức là Nước, Nước tức là Sóng” hay “Sắc tức là Không, Không tức là Sắc”.
- Tương nhập (相入; E: inter-penetration, interpenetration, mutual penetration) có nghĩa là cái này nằm trong cái kia, cái kia nằm trong cái này hoặc cái này đi vào cái kia, cái kia đi vào cái này. Tương nhập nói lên sự hòa hợp của vạn pháp. Các pháp tuy có sai biệt khác nhau hay tương phản nhau, nhưng luôn dung chứa nhau, ví như nhiều ánh đèn hòa lẫn vào nhau.
Trong đó :
- Tương 相=  Hỗ 互:  qua lại lẫn nhau  // hỗ tương 互相: dựa vào nhau.
- Tức 即:   chính là.
- Nhập 入:  vào trong, đối lại với Xuấtra ngoài.
2)Tương tác - Tương thuộc相作相屬hayTương quan - Tương duyên 相關相缘=> Sự Sự vô ngại Pháp giới事事無礙法界hay Trùngtrùng Duyên khởiPháp giới  重重緣起法界(như nước và sữa hay vật chất và tinh thầntrùng trùng không ngăn ngại nhau,).
Trong đó :
- Tương 相=  Hỗ 互:  qua lại lẫn nhau.
- Tác 作:  kết hợp, phối hợp.       - Thuộc 屬:  nối liền, nối kết,gắn bó
- Quan 關:  liên hệ, dính líu.         - Duyên 缘:  hoà hợp, hòa điệu.
Về toà "Ðại lâu các Trang Nghiêm tạng" (S : Vairochana Vyūha Alankara-garbha)  mà đức Di-lặc hóa hiện ở kinh Hoa Nghiêm, Tôn giả Thiện Tài đã phát biểu:  "Ðại lâu các này là trú xứ của những ai đã hiểu ý nghĩa Không, Vô tướng và  Vô nguyện (Vô dục), của những ai đã hiểu rằng hết thảy các pháp là vô phân biệt, rằng Pháp giới vốn là vô sai biệt, rằng chúng sanh giới vốn là bất khả đắc, rằng hết thảy các pháp vốn là vô sinh. Ðây là trú xứ, nơi thường thích ở đối với những ai biết rằng hết thảy các pháp đều không riêng tự tánh, đối với những ai không phân biệt pháp theo bất cứ loại tướng nào...".
Như vậy, rõ ràng những gì mà Duyên khởi đã nói, "Ðại lâu các" chính là Pháp giới Duyên khởi vậy.
2/.Lục tướng: 
Dựa theo kinh Hoa Nghiêm, Tổ Thế Thân đã làm ra bộ Thập Địa Luận để giải thích nghĩa lý của Lục tướng 六相.  Lục tướng này được gọi là viên dung(圓融:  không dính mắc, không câu nệ chấp trước), vì nó có những đức tính viên mãn (圓滿: đầy đủ) và dung thông (融通: hòa tan vào nhau) vô ngại.
Theo Hoa Nghiêm tông, trong Pháp giới, sở dĩ Sự Sự vô ngại, dung thông là đều do các pháp có đủ Lục tướng (Sáu tướng) và Thập Huyền môn (Mười lý huyền diệu).
Theo Tam tổ Hiền Thủ Pháp Tạng, Luc tướng là sáu dạng xuất hiện, là sáu mối liên hệ giữa cái toàn thể và cái riêng lẽ trên ba mặt Thể, Tướng, Dụng [體相用: Ba phương diện của mọi pháp, đó là bản thể (Thể), hiện tượng (Tướng) và tác dụng (Dụng)].
Lục tướng gồm ba cặp đối xứng đặc trưng của tất cả các Pháp (S: Dharma), đó là  toàn thể   riêng biệtgiống nhau  và  khác biệthoà nhập  và  riêng tư.
1. Tổng tướng(總相):  Tổng tướng là cái tướng trạng toàn phần   (tổng hợp). 
2. Biệt tướng(別相):  Biệt tướng là nói cái tướng trạng đơn phần (chi tiết).
=>  Như khi ta nói đến cái nhà, thì cái nhà là Tổng tướng.  Tất cả các chi tiết của cái nhà  (như cột, kèo, tường mái, đá, gạch …) là Biệt tướng. Nhiều Biệt tướng cộng lại thành Tổng tướng.
3. Ðồng tướng(同相):  Ðồng tướng là cái tướng chung (hình dạng chung)
4. Dị tướng(異相):  Dị tướng là cái tướng riêng (hình dạng riêng). Cái này cái kia, hình dạng (= hình tướng) không giống nhau, nhưng chúng vẫn cùng nhau dung hòa để có được hình dạng chung.
=>  Như khi ta nói đến cái nhà, thì hình dáng cái nhà là Đồng tướng. Tất cả hình dáng các chi tiết (như cột, kèo, tường mái, đá, gạch …) là Dị tướng. Nhiều Dị tướng cộng lại thành Đồng tướng.
5. Thành tướng(成相):  Thành-tướng là cái tướng thành tựu với công dụng nào đó.
6. Hoại tướng(壞相):  Hoại tướng là cái tướng độc lập cho một hợp dụng.
=>  Như khi ta nói đến cái nhà, thì công dụng của cái nhà dùng để ở là Thành tướng. Tất cả các công dụng của các chi tiết (như cột, kèo, tường mái, đá, gạch …) dùng hợp thành cái nhà dùng để ở là Hoại tướng.
Lục tướng này còn phân ra làm ba đối, gọi là Tam đối lục tướng.
- Tổng, Biệtcùng đối nhau thuộc về Thể體.
- Ðồng, Dịcùng đối nhau thuộc về Tướng相.
- Thành, Hoạicùng đối nhau thuộc về Dụng用.
Khi chúng ta nói đến Tổng, Ðồng, Thành là nói về phương diện bình đẳng của bản thể vũ trụ. Khi chúng ta nói đến Biệt, Dị, Hoại là nói về phương diện sai biệt của hiện tượng giới, trong đò mỗi mỗi sự vật đều phơi bày tính riêng rẽ khác nhau.
Theo kinh Hoa Nghiêm thì các tướng Tổng, Ðồng, Thành thuộc về môn viên dung (bình đẳng); còn các tướng Biệt, Dị, Hoại thuộc về môn hàng bố (sai biệt). Nhưng bình đẳng và sai biệt vẫn viên dung vô ngại tương tức – tương nhập.
Tương tức nghĩa là cái này tức cái kia (viên dung), như nước tức là sóng; tương nhập nghĩa là hòa nhập vào nhau (dung thông), như mặt gương này và mặt gương kia phản chiếu vào nhau không cùng mà không cản trở gì nhau.
Vì tương tức – tương nhập, nên lìa Tổng tướng thời không Biệt tướng, lìa Đồng tướng thì không Dị tướng, lìa Thành tướng thì không Hoại tướng.  Tóm lại, viên dung (bình đẳng) không lìa hàng bố (sai biệt), hàng bố không lìa viên dung, viên dung tức hàng bố, hàng bố tức viên dung. Hết tháy các pháp đều đủ 6 tướng ấy, không một pháp nào là không viên dung dung thông, tương tức tương nhập, tự tại vô ngại. Vì thế Lục tướng còn gọi là Lục tướng viên dung. Ðó là ý nghĩa huyền diệu cúa Hoa Nghiêm.
3) Thập huyền môn.
Thập huyền môn十玄門hay Thập huyền Duyên khởi hay Thập huyền diệu pháp,cũng gọi là Vô tận Duyên khởi pháp môn là mười lý huyền diệu của các pháp bổ sung cho giáo lý Lục tướng nói trên, mà bộ kinh Hoa Nghiêm sớ sao và bộ Tham Huyền Ký của Tam tổ Hiền Thủ Pháp Tạng giải thích như sau:
1/. Đồng thời cụ túc tương ưng môn(同時具足相應門:  Môn đồng thời đầy đủ các pháp tương ứng):
Nghĩa là trong mỗi một pháp đồng thời cũng có đủ, hàm chứa tất cả các pháp khác trong vũ trụ. Như một giọt nước có đủ khí vị của các sông hay các biển.
2/. Quảng hiệp tự tại vô ngại môn (廣狹自在無礙門:  Môn rộng và hẹp tự tại không ngại): 
Nghĩa là một vật gọi là lớn, chưa hẳn là lớn, vật gọi là nhỏ chưa hẳn là nhỏ. Ðây muốn nói rằng, trong pháp giới, sự sự đã vô ngại, dung thông, thì quan niệm về sự rộng hẹp, lớn nhỏ đều là những tương đối, những giả danh, không có biên giới nhất định giữa một vật này với một vật khác:
Một vật nhỏ như vi trần có liên quan đến vũ trụ; một vật lớn như vũ trụ có liên quan đến một vi trần. Cho nên kinh Hoa-Nghiêm có chép: Trong một mảy trần, hết thảy cỏi nước rộng rãi an tụ. Để giải thích ý nghĩa này, kinh thường dạy: "Sự Lý mà được dung thông, tự tại không ngăn ngại".
3/. Nhất đa tương dung bất đồng môn (一多相容不同門:  Môn "một và nhiều dung nhau không đồng"):
Nghĩa là về số lượng, một và nhiều vật có thể dung nạp lẫn nhau, mà vẫn không phá hoại cái tướng riêng biệt của mỗi vật (an lập). Ví như muôn ngàn ngọn đèn thắp sáng trong một gian nhà, ngọn này ngọn kia lẫn hiệp với nhau, nhưng ngọn nào vẫn có ánh sáng riêng của nó
4/. Chư pháp tương tức tự tại môn(諸法相即自在門:  Môn "các pháp tương tức tự tại"):
Nghĩa là các pháp cùng dung, cùng tức, không ngăn ngại nhau. Ví như một pháp khi bỏ mình đồng với các pháp khác, thì toàn thể đều nơi pháp kia; nếu một pháp nhiếp thâu các pháp đồng về mình, thì hết thảy các pháp kia lại về một nơi pháp thâu nhiếp ấy. Cũng ví như chất vàng với sắc vàng, hai pháp ấy không rời nhau.
5/. Ẩn mật hiển liễu câu thành môn (隱密顯了俱成門:  Môn "ẩn mật tỏ rõ đều thành"):
Nghĩa là một pháp có nhiều phương diện, khi phương diện này hiển thì phương diện kia ẩn; khi phương diện kia ẩn, thì phương diện này hiển; trong ẩn có hiển; hiển ẩn đắp đổi nhau mà thành tựu. Sự ẩn hiển cũng không nhất định cái nào sau cái nào trước, cũng không ngăn ngại, chống đối nhau. Như một pho tượng bằng vàng, khi chú ý đến vàng thì không thấy cái đẹp của pho tượng, khi chú ý đến pho tượng thì không thấy vàng. Tóm lại, khi cái đẹp hiển thì vàng ẩn, khi vàng hiển thì cái đẹp ẩn.
6/. Vi tế tương dung an lập môn (微細相容安立門:  Môn "vi tế dung nhau, an lập"):
Nghĩa là nhỏ nhiệm (= vi tế) mà rõ ràng. Một vật nhỏ nhiệm này mà bao trùm một vật nhỏ nhiệm khác, mà không cản trở nhau, không phá hoại cá tướng của nhau. Như một hạt nước bao gồm nhiều hạt nước, mỗi hạt nước gồn nhiều hóa chất, mỗi hóa chất gồm nhiều nguyên tử, mỗi nguyên tử gồm nhiều điện tử, giữa những điện tử có cái nhân: Mỗi thứ đều dung nhau và an lập trong nhau.
7/.  Nhân đà la võng cãnh giới môn (因陀羅網法界門:  Môn "cảnh giới tướng võng nhơn-đà-la"):
Nghĩa là trong mỗi pháp có nhiều pháp khác, trong nhiều pháp khác lại có nhiều pháp nữa. Cứ thế nhân mãi lên cho đến vô cùng tận. Kinh Hoa-Nghiêm có chép; "Hết thảy thế giới đều như màn lưới Nhơn-đà-la" [Nhơn-đà-la (Indra) là cõi trời Ðế Thích].
8/. Thác sự hiện pháp sinh giải môn (託事顯法生解門:  Môn "nhân việc rõ pháp, sanh trí hiểu biết"):
Nghĩa là nhờ Sự mà hiểu được Lý; nhưng khi Lý đã rõ, thì Lý lại lan rộng làm cho chúng ta hiểu rộng sâu xa qua nhiều Sự khác. Ðây muốn nói trí hiểu biết lan rộng dung thông qua sự vật, như vết dầu lan trên mặt nước, chỉ một tia lửa là bừng cháy tất cả.
9/. Thập thế cách pháp dị thành môn (十世隔法異成門:  Môn "mười đời cách pháp dị thành"):
Nghĩa là thời gian mặc dù cách biệt nhau từ quá khứ đến hiện tại qua tương lai, nhưng chính nhờ thế mà các pháp được thành tựu một cách dễ dàng. Tuy nhiên theo kinh thì thời gian được chia thành mười thời mà không chia làm ba thời vì muốn chia một cách rốt ráo, tinh vi,
Trong kinh chia mười đời như sau:  Trong quá khứ cũng gồm có quá khứhiện tại và tương lai; trong hiện tại cũng gồm như thế và trong tương lai cũng vậy. Như thế có ba thời, mỗi thời chia ba nên tổng thành chín. Nhưng nếu chia nhỏ như thế mà không có ý niệm tổng quát so sánh liên hệ với nhau thì cũng không có được ý niệm về thời gian. Vì thế cho nên về chín niệm ấy, còn cộng thêm một niệm tổng (tổng quát) nữa, thành ra mười.
10/. Chủ bạn viên minh cụ đức môn (主伴圓明具德門:  Môn "chủ và bạn nương nhau làm đầy đủ công đức sáng suốt hoàn toàn"):
Nghĩa là các pháp nương nhau mà thành. Nếu ta lấy một pháp làm chủ, thì các pháp khác là bạn. Chủ và bạn nương nhau làm đầy đủ công đức, lớp lớp không cùng tận, như mặt trăng sáng trên không, chung quanh những vì sao nhấp nháy, rồi trên mặt đất bao nhiêu sông ngòi, ao hồ lại phản chiếu ánh sáng trăng sao ở trên không, làm cho cảnh vật ở khắp nơi rạng rỡ.
Tóm lại, Thập huyền môn này cùng với Lục tướng nói trên nơi các pháp là nguyên nhân giải thích vì sao "Sự Sự được vô ngại" trong pháp giới, nghĩa là giải thích một cách đầy đủ giáo lý "Trùng trùng Duyên khởi" mà Hoa Nghiêm tông chủ trương.
4) Phương pháp tu học.
Phương pháp tu học của Hoa Nghiêm tông tựu trung trong ba pháp quán về Pháp giới được xem là trọng yếu và có hiệu quả rốt ráo nhất:
1/. Chân Không quán 真空觀.
- Chân 真:  Có nghĩa là chân thật khách quan, không hư vọng.
- Không 空:  Có nghĩa là không bị sắc tướng chi phối, ngăn ngại.
Đó là bản chất Không tính nơi các pháp.
Pháp quán này dựa trên "Lý pháp giới" mà lập ra. Mục đích của pháp quán này là dứt vọng tình, rõ chân tính, khiến cho hành giả thấy sắc mà không bị sắc ngăn ngại và nhận được rằng toàn thể là Chân Không, chứ không là đoạn không, không là cực đoan “không” trong cơ cấu đối đãi không-có.  Tóm lại, pháp quán này nhìn thấu qua được sự đối đãi, hư dối của không-có, để nhận rõ được cái chân lý của vũ trụ.
2/. Lý Sự vô ngại quán 理事無礙觀:  Pháp quán này dựa theo lý "Lý Sự vô ngại pháp giới" mà lập ra. Lý và Sự, tức bản chất và hiện tượng không phải hai phạm trù chống nhau, ngăn cách nhau, mà trái lại, dung thông nhau. Lý Sự thấu suốt, viên dung không ngăn trở nên gọi là "Lý Sự vô ngại quán".
Theo pháp quán này, hành giả quan sát cái sắc tướng của một mảy trần mà khám phá ra được chân lý của vũ trụ. Nghĩa là qua cái tướng hư giả của sự vật mà thấy được cái chân tính sáng suốt.
3/. Châu biến hàm dung quán 周變涵容觀(= Sự Sự vô ngại quán 事事無礙觀):  Pháp quán này dựa trên cái lý " Sự Sự vô ngại pháp giới" mà lập ra.
- Châu biến 周變(Châu 周: cùng khắp;  Biến 變: thay đổi – biến hóa變化):  Là lan ra, biến hóa cùng khắp tất cả.
- Hàm dung 涵容(Hàm涵: bao gồm;  Dung 容: thu nạp, chứa đựng):  Là bao gồm, thu nhiếp và dung thông tất cả.
Châu biến hàm dung quán là pháp quán nhằm mục đích nhận chân được rằng các pháp lớn và nhỏ, một và nhiều tương tức tương nhập không ngại nhau, mà dung nhiếp lẫn nhau, lớp lớp không cùng tận trong toàn vũ trụ.
Theo pháp quán này, hành giả quan sát cái Lý nơi một Sự, rồi do một Sự ấy mà mỗi mỗi Sự khác cũng đều thấy rõ. Hành giả lại quán mọi Sự nơi Lý, rồi theo Lý ấy mà mỗi mỗi Sự đều dung thông.
5) Quả vị tu chứng.
Theo Hoa Nghiêm tông, hành giả giác ngộ giải thoát vẫn không phá hoại thế gian tướng; nói một cách khác, không phải phủ nhận thế gian tướng mà có thể tìm thấy giải thoát ở một nơi nào khác. Ngay trong thế gian này, một khi hành giả thấy được chân vọng, đoạn trừ điên đảo, khiến cho tâm thanh tịnh cùng với thực tại (= chân lý):  Ðó là giải thoát.
佛法在世间            Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉            Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提            Ly thế gian mịch bồ đề   
恰如求兔角            Kháp như cầu thố giác   
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
                                                                               Lục tổ Huệ Năng
Quan niệm về giải thoát của Hoa Nghiêm tông này không khác với Thiên Thai tông, nghĩa là đều chủ trương một cách đạt quan rằng chúng sinh và Phật không sai cách:  Không nhận chân được lý “Trùng trùng Duyên khởi, Sự Sự vô ngại pháp giới”, là chúng sinh; giác ngộ được chân lý trên là Phật.
Giáo pháp của Hoa nghiêm tông có một điểm quan trọng khác với các trường phái Ðại thừa còn lại, đó là Hoa Nghiêm tông chuyên nghiên cứu mối liên hệ giữa hiện tượng và hiện tượng, chứ không phải giữa hiện tượng và bản thể.  Tông này cho rằng mọi hiện tượng đều tồn tại hoà hợp với nhau, vì chúng là phát biểu của một bản thể duy nhất. Chúng như những đợt sóng của một biển duy nhất. Vì thế mọi thế giới và mọi hiện tượng trong mỗi thế giới là hiện thân của một thực thể và đồng thể, đó là Phật tính (= Duyên khởi tính).
o0o
Kinh Kim Cương.
Nội dung
I. Tổng quan về kinh Kim Cương.
II. Quan điểm chính của kinh Kim Cương.
III. Ý nghĩa của kinh Kim Cương.
IV. Tính Không trong kinh Kim Cương.
I. Tổng quan về kinh Kim Cương.
 
Diamond Sūtra- Wikipedia
Kinh Kim Cương – Wikipedia tiếng Việt
1) Tựa kinh.
Kinh Kim Cương(經金剛;  S: Vajra Sūtra;  E: Diamond Sutra) là cách nói gọn.
Kinh Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa(經金剛般若波羅密多;  S: Vajracchedikā Prajñāpāramitā Sūtra) là cách nói đủ.
Đây là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á.
Ý nghĩa của tựa kinhtheo Phạn ngữ (Sanskrit):
- Vajra(Kim cương +Tiếng sét;  金刚;  E: Diamond + Thunderbolt) (*)  
- Chedikā(Cắt đứt, đoạn diệt;  断除;  E:To cut off // a cutter).
- Prajñā(Bát-nhã;  般若;  E: Wisdom):  Có nghĩa là trí tuệ 智慧, là sự hiểu biết.
- Pāramitā(Ba-la-mật-đa;  波羅密多;  E: Perfection, Transcendental perfection, Completeness):  Thường được dịch với nghĩa là:
Độ 度 (sang bờ bên kia).
Đáo bỉ ngạn 到彼岸 (đạt đến bờ bên kia).
+ Cứu cánh 究竟 (sau cùng, hoàn tất, hoàn hảo, tối hậu)
Theo đó, để lập nên tựa của kinh, có sự phối hợp sau được dùng:
- Kim Cương là tên của dụ 喩, là đối tượng dùng so sánh để nói cho dễ hiểu.
- Bát-nhã Ba-la-mật-đa là tên của pháp 法, là cách thức để thể hiện chân lý.
Như vậy Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa có nghĩa là tuệ giác từ nhận thức chân lý được ví như kim cương sắc bén, có thể đoạn trừ được hết thảy khổ não để đạt tới an vui giải thoát. Nói cách khác, kinh Kim Cương là bản kinh trình bày về chân lý khách quan tự nhiên, lấy Không tuệ  làm thể, có những giá trị hoàn hảo như vật thể kim cương.
-------------
(*) Chú thích:  Tên gọi “kim cương” được bắt nguồn từ tiếng Hán có nghĩa là kim loại cứng. Tuy nhiên khoa học ngày nay cho biết kim cương là một loại khoáng sản có nguồn gốc từ Carbon thuần chất với những tính chất vật lý hoàn hảo, đó là độ cứng cao (chỉ có kim cương mới cắt được kim cương) và khả năng quang học cực tốt được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, và đặc biệt những viên kim cương chất lượng tốt nhất được sử dụng trong ngành kim hoàn.
Hiện có sáu bản dịch của kinh này trong Hán tạng có các tên gọi sau:
1. Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), do Cưu-ma-la-thập  đời  Diêu Tần  (384-417) dịch.
2. Kim Cương Năng đoạn Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛能斷般若波羅蜜經), do Đạt-ma-cấp-đa dịch.
3. Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), do Chân Đế dịch.
4. Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật kinh (金剛般若波羅蜜經), do Bồ-đề-lưu-chi dịch.
5. Năng đoạn Kim Cương phần (能斷金剛分), do hội thứ 9 của bộ Đại bát-nhã kinh, do Huyền Trang dịch.
6. Phật thuyết Năng đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (佛說能斷金剛般若波羅蜜多經), do Nghĩa Tịnh dịch.
Trong tất cả các bản Hán dịch thì bản của Cưu-ma-la-thập là nổi danh nhất, được dịch sang tiếng Việt nhiều nhất.
Tại Việt Nam, các nhà Phật học, các dịch giả lỗi lạc cũng đã dịch các bản kinh Kim Cương này ra tiếng Việt, như HT. Thích Thiện Hoa, HT.Thích Thiện Siêu, HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Trí Quang, HT.Thích Thanh Từ, HT.Thích Từ Thông, HT.Thích Nhất Hạnh, HT.Thích Chơn Thiện, HT.Thích Thái Hòa ... Ngoài ra còn có các bản dịch khá nổi tiếng của các vị khác như Đoàn Trung Còn, Phạm Thiên Thư...
Bản dịch tiếng Anh của kinh Kim Cương thông thường chỉ khoảng 6.000 từ, và người đọc có thể hoàn thành nó trong vòng chưa đầy 40 phút. Cuốn sách chứa đựng thông điệp sâu sắc, có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một trong những cách diễn giải cơ bản nhất về kinh Kim Cương là lời khích lệ của đức Phật đối với các đệ tử là “vượt qua những ảo tưởng về thực tại xung quanh, để nhận thức rõ lẽ thật”. Phạn bản của kinh Kim Cương đã được nhà Phật học nổi tiếng người Đức là Edward Conze (1904–1979) dịch và chú giải bằng tiếng Anh.
2) Bản văn kinh Kim Cương.

Bản gốc kinh Kim Cương in đời nhà Đường, năm 868
Nhiều học giả tin rằng, bài kinh Kim Cương được viết từ thế kỷ 1 trước Công nguyên và hoàn thành vài thế kỷ sau đó.
Tên Phạn Vajracchedikā Prajñāpāramitā đã được tìm thấy và xác nhận ở nhiều bản dịch, thứ nhất là bản Hán của Đạt-ma-cấp-đa, sau là bản dịch tiếng Tây Tạng và trong tác phẩm Tập Bồ-tát học luận của Tịch Thiên. Nhà Ấn Độ học Max Müller gọi ngắn là Diamond Sutra, như ta thường gặp tên ngắn là kinh Kim Cương. Nguyên nghĩa của tên Phạn là "Bài kinh về một loại Bát-nhã Ba-la-mật-đa [sắc bén]có khả năng cắt đứt cả kim cương".
Vào đầu thế kỷ 20, một tu sĩ Đạo giáo tên Wang Yuanlu chịu trách nhiệm trông coi hang Mạc Cao ở thành phố Đôn Hoàng, Trung Quốc. Tại đây, Wang tình cờ phát hiện một cánh cửa bí mật dẫn đến căn phòng kín chứa 40.000 tài liệu và đồ tạo tác cổ, trong đó có một bản sao của kinh Kim Cương. Đến nay, đây được xem là một trong những quyển sách in hoàn chỉnh cổ nhất thế giới từng được con người biết đến, và nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Khí hậu sa mạc khô cằn của Đôn Hoàng là điều kiện hoàn hảo giúp bảo quản các cuốn sách.
Nhờ một ghi chú ngắn ở cuối bản sao kinh Kim Cương, chúng ta có thể biết rõ nguồn gốc và niên đại của nó. Nội dung cụ thể như sau: “Wang Jie thay mặt cha mẹ phân phát miễn phí cuốn sách này vào ngày 11 tháng 5 năm 868 [thuộc triều đại nhà Đường]”.

Aurel Stein, nhà khảo cổ học mang bản sao kinh Kim Cương từ Trung Quốc tới Anh.
Năm 1907, Aurel Stein – nhà khảo cổ người Anh gốc Hungary – đến thăm hang Mạc Cao trong một chuyến thám hiểm trên Con đường tơ lụa và gặp Wang Yuanlu. Ông chi số tiền 130 bảng Anh để mua lại 24 thùng chứa đầy tài liệu, trong đó bao gồm kinh Kim Cương, truyện dân gian, nhạc kịch, thơ, tiểu luận, tiểu thuyết,.., cùng các bức tranh lụa, đồ thêu dệt, đồ tạo tác mang tính nghệ thuật cao. Sau đó, ông đem tất cả chúng về nước Anh.
Hiện nay, bản sao của kinh Kim Cương lấy từ hang Mạc Cao đang được trưng bày tại Thư viện Anh ở London. Hang Mạc cao cũng trở thành một di sản văn hóa của thế giới. Nhà nước Trung Quốc thành lập một ủy ban chuyên nghiên cứu và tu bổ hang, nhưng chỉ có điều các báu vật “một đi không trở lại” thì chẳng tiền của nào có thể đánh đổi.
Bản sao kinh Kim Cương được tạo ra bằng phương pháp in khối, hay in mộc bản. Người thợ khắc các nét chữ, hình vẽ lên một tấm gỗ. Phần có chữ sẽ nổi lên cao, phần không chữ được khoét lõm xuống. Khi in, người ta phủ một lớp mực mỏng trên bề mặt tấm gỗ, sau đó đặt tờ giấy lên và dùng một thanh gỗ đã mài nhẵn gạt nhẹ phía trên tờ giấy. Giấy in được ngâm trong một loại thuốc nhuộm màu vàng chiết xuất từ cây Hoàng Bá mang đặc tính diệt sâu bọ và côn trùng. Bản khắc gỗ có nhược điểm là nếu hỏng một từ hoặc một ký tự thì phải làm lại cả khuôn in.
II. Quan điểm chính của kinh Kim Cương.
Kinh Kim Cương là bài kinh khá ngắn ngọn, trình bày câu chuyện hỏi đáp giữa đức Phật và ngài Tu-bồ-đề (須菩提;  P;S: Subhūti). Ngài Tu-bồ-đề là một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật, là Giải Không đệ nhất (đứng đầu về lý giải Không tính), thường xuất hiện trong kinh điển hệ Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tức Trí tuệ Vượt thoát hay Tuệ giác, là khả năng nhận thức đúng đắn về chân lý khách quan Duyên khởi. Trong kinh Kim Cương, Không tính là cách nói khác của Duyên khởi, là phương tiện có công năng mạnh mẽ được dùng làm phương tiện để chuyển hóa tâm từ mê sang ngộ.
Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho thấy tất cả pháp là các tướng hợp nên bởi các Duyên luôn sinh-diệt nên không có thực thể, mà chỉ có giả danh. Bởi chỉ có giả danh nên không một pháp nào thật, và vì các pháp có tính chất không thật, nên gọi đó là Không tính (= tính chất không thực thể, nói theo tiếng Việt là tính Không). Theo đó, nếu không chấp vào pháp thì mới có thể hàng phục tâm và an trụ tâm.
Dưới đây là một ít bài kệ trong Trung Luận của ngài Long Thụ  (Nāgārjuna)  khéo diễn đạt về Không tính.
- Bài kệ “Quán Nhân Duyên” – Phẩm 1 của Trung Luận, có trình bày giả danhqua mô tả Không tính. Đây là cách giúp hành giả nhận thức vượt lên đối đãi.
不生亦不滅                 Không sanh cũng không diệt
不常亦不斷                 Không thường cũng không đoạn
不一亦不異                 Không một cũng không khác
不來亦不出                 Không đến cũng không đi
能說是因緣                  Hay thuyết Nhân Duyên ấy
善滅諸戲論                 Khéo diệt các hí luận
我稽首禮佛                  Con cúi đầu lễ Phật
諸說中第一                  Bậc nhất trong các thuyết
- Bài kệ “Quán Tứ Đế” - Phẩm 24 của Trung Luận cũng chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa lý Duyên khởi chủ đạo và các cách nhìn về Giả danh, về “Không(tức Không tính)  = Trung đạo. Đây cũng là cách giúp hành giả nhận thức vượt lên đối đãi.
眾因缘生法                  Các pháp từ nhân duyên
我説即是空                  Ta nói tức là Không
亦為是假名                  Cũng gọi là Giả danh
亦是中道義                  Cũng là nghĩa Trung đạo.
          - Bài kệ “Quán Pháp - Phẩm 18 của Trung Luận chỉ ra thực tướng của các pháp là do Duyên khởi nên Vô ngôn ngữ(tức giả danh) và Vô sanh(tức không có thực Sinh-Diệt, không có thực Sinh-Trụ-Dị-Diệt), mà các pháp chỉ biến từ dạng này sang dạng khác.  Đây cũng là cách giúp hành giả nhận thức vượt lên đối đãi.
諸法實相者                Thực tướng các pháp đó
心行言語斷                  Tâm hành ngôn ngữ đoạn
無生亦無滅                Không sanh cũng không diệt
寂滅如涅槃                  Tịch diệt như Niết-bàn      
III. Ý nghĩa của kinh Kim Cương.
Kinh Kim Cương là văn bản khá ngắn ngọn. Kinh văn chỉ tập trung vào một vài điểm giáo lý quan trọng và được giải thích triệt để.
1) Ý nghĩa bố cục kinh Kim Cương.
Nguyên thủy của kinh Kim Cương vốn không phân chia làm đoạn chương hay phần. Về sau, nội dung toàn bản kinh Kim Cương đã được thái tử Chiêu Minh là con của vua Lương Vũ Đế phân kinh ra làm 32 đoạnvới các ý chính sau: 
1/.  Phần tựa (Phần tổng quát): Đây là đoạn thứ nhất bao quát này nói lên nguyên do có pháp hội thuyết pháp.
2/.  Phần chánh tôn(Phần nội dung chính):  Gồm từ đọan thứ hai đền đoạn thứ ba mươi mốt nói rõ tôn chỉ, mục đích của bản kinh.  Mục đích của kinh là sự chuyển hóa tâm từ sang ngộ, từ chấp thủ sang xả ly bằng nhận thức tính Không của tâm, với tính Không chỉ là cách nói khác của Duyên khởi-Vô ngã. Hệ quả của sự chuyển hóa tâm này là Vô trụ tâm (Xin xem thêm mục IV. 1)“Tính Không và tâm” bên dưới).
3/.  Phần lưu thông(Phần truyền-bá lưu-thông):  Đây là đoạn thứ ba mươi hai cuối cùng của bản kinh nói đến sự khuyến khích lưu truyền kinh này cho đời sau. 
Kim Cương truyền bá khắp nơi,
Ưng vô sở trụ, tâm thời bao la,
Kim Cương ở tại lòng ta,
Tỉnh thành ngọc quý, mê là bùn nhơ!
2) Ý nghĩa nội dung kinh Kim Cương.
Dưới đây là đại ý của 32 đoạn trong kinh Kim Cương :
  • Đoạn 1: Pháp Hội Nhân DoNguyên do của Pháp hội:  Đoạn này nói lên sự bình đẳng giữa Phật và các vị Tỳ Kheo qua mô tả  "Thọ trai rồi, Phật dẹp y bát, rửa chân, trải tọa ngồi".
  • Đoạn 2: Thiện Hiện Khải ThỉnhThiện Hiện thưa hỏi Pháp: Thiện Hiện là ngài Tu Bồ Đề thưa hỏi về pháp tu Hàng phục tâm và An trụ tâm. Phật dạy chúng ta nên giữ gìn tâm mình vào từng hành động của mình.
  • Đoạn 3: Đại Thừa Chánh TôngChánh Tông của Đại thừa: Đức Phật dạy cho đại chúng về tính tương quan tương liên mật thiết giữa các chúng sanh với nhau. Đây là cách nhìn gần gũi và cụ thể về Duyên khởi. Bốn tướng chấp thủ NgãNhânChúng sinhThọ giảđược nêu ra không để dính mắc.
  • Đoạn 4: Diệu Hạnh Vô TrụDiệu hạnh không có chỗ trụ:  Đức Phật dạy chúng ta không nên có tâm cực đoan trong các hành động. Ví dụ nơi việc bố thí chúng ta không nên phân biệt người giàu, nghèo, sang, hèn, tốt, xấu.
  • Đoạn 5: Như Lý Thật KiếnThấy thực đúng như chân lý:  Đức Phật dạy cho chúng ta thấy Phật là thấy được "Phật tâm thanh tịnh" nơi chính mình, chứ không nên thấy cái sắc thân có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp bên ngoài của Phật mà cho là đã thấy Phật.
  • Đoạn 6: Chánh Tín Hi HữuChánh tín ít có(Người tin đúng rất ít có): Đức Phật dạy rằng Bát-nhã Ba-la-mật-đa (= tuệ giác) đồng nghĩa với việc thấu hiểu Duyên khởi (Nhân Quả + Vô thường + Vô ngã). Ai hiểu sâu như thế là người là đã trồng sâu căn lành nhiều đời rồi, không còn chấp vào tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, đó là Chánh tín.
          Ở câu cuối đức Phật dạy chúng ta không nên chấp pháp, không nên chấp phi pháp, và Ngài nói : "Tỳ-kheo các ông nên biết, ta nói pháp ví dụ như chiếc bè, pháp còn nên bỏ, huống là phi pháp."
  • Đoạn 7: Vô Đắc Vô ThuyếtKhông được, không nói:  Đức Phật dạy rằng pháp Như Lai nói đều không thể chấp là pháp hay phi pháp (tức pháp “vượt lên đối đãi”), nên không thể nói nới ngôn ngữ đối đãi. Có pháp và nhiều pháp sinh ra là vì tâm chúng sinh chấp đối đãi sai biệt.
  • Đoạn 8: Y Pháp Xuất SanhY pháp sanh ra(Y nơi Chánh pháp mà sanh ra tất cả quả vị):  Đức Phật dạy rằng phước trí theo ta muôn đời.Dù bất cứ ở đâu, người có trí tuệ thì làm việc gì cũng xong, ngược lại kẻ nhiều châu báu mà thiếu trí thì khó mà làm xong việc. Theo đó, chúng ta là phải hiểu rõ ý của kinh chứ không nên thuộc lòng từng câu như vẹt.
  • Đoạn 9: Nhất Tướng Vô TướngMột tướng không tướng:  Đức Phật có ý giải thích cái nghi “Phật pháp, tức chẳng phải Phật pháp, ấy mới thật là Phật pháp”, nhằm chỉ ra tính phương tiện của Phật pháp để không phải dính mắc vào đó; như trước đây nói về phương tiện quả vị Vô-thượng Bồ-đề, nay nói về tính phương tiện của bốn quả vị Tu-đà-hoàn – Tư-đà-hàm – A-na-hàm – A-la-hán cũng thế.
  • Đoạn 10: Trang Nghiêm Tịnh ĐộTrang nghiêm Tịnh độ(hiểu biết đúng đắn về cõi Phật):  Đức Phật nói về Bồ-tát trên đường đến Phật quả, các Ngài thường hiểu biết đúng đắn về cõi Phật, là nơi không có giả danh về quyền uy hay địa vị. Đức Phật dạy “Người thân to lớn (tức quyền uy và địa vị) như núi Tu-di, mà không thấy thân to lớn, ấy mới thật là thân to lớn” là vậy..Các Bồ-tát lớn nên như thế mà sanh tâm thanh tịnh, không nên trụ nơi sắc sanh tâm, không nên trụ nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên không có chỗ trụ mà sanh tâm kia (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Phật dạy : « Trang nghiêm cõi Phật tức không phải trang nghiêm, ấy gọi là trang nghiêm »
  • Đoạn 11: Vô Vi Phước ThắngPhước vô vi thù thắng(Phước của việc không chấp trước các tướng là lớn hơn hết):  Đức Phật nói rằng phước của việc bố thí bảy báu đầy dãy tam thiên đại thiên thế giới hay bố thí nhiều như số cát sông Hằng không thể sánh bằng phước của việc không chấp trước các tướng.
  • Đoạn 12: Tôn Trọng Chánh GiáoTôn trọng giáo pháp chân chánh:  Đức Phật dạy ý nghĩa tôn trọng giáo pháp là biết mở quyển kinh sống nơi chính mình, biết khai thác kho báu chân thật nơi mình, thì mới ứng dụng linh hoạt giúp mình có đủ sức thắng được phiền não, thắng được sanh tử …
  • Đoạn 13: Như Pháp Thọ TrìĐúng pháp thọ trì:  Đức Phật dạy rằng, có Tuệ giác “Bát-nhã Ba-la-mật-đa” không chấp vào tướng thì thọ trì kinh mới đem lại hiệu quả.Đức Phật nói người thiện nam hay nữ đem thân mạng nhiều như cát sông Hằng để bố thí, mà không hiểu lý do tại sao phải bố thí, thì chẳng được phước báu gì, mà còn dễ tạo thêm tội, và sẽ còn bị đau khổ. Ngược lại với Tuệ giác “Bát-nhã Ba-la-mật-đa” (Duyên khởi), thì việc thọ trì kinh mới đem lại an vui, tự tại, vô ngại.
  • Đoạn 14: Ly Tướng Tịch DiệtLìa tướng tịch diệt(Lìa tướng là Niết-bàn):  Đức Phật lặp lại những lời dạy “không nên trụ tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không nên trụ nơi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp (đối đãi)mà sanh tâm chấp trước”. Không chấp trước vào tướng là trạng thái tâm thức của Bậc giác ngộ, tâm không chỗ trụ thì mới phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác (Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm).
  • Đoạn 15: Trì Kinh Công ĐứcCông đức trì kinh:  Đức Phật dạy rằng, công đức ở mọi hình thức tài thí dù to lớn đến đâu và nhiều như cát ở sông Hằng, cũng không thể sánh với pháp thí – là Tuệ giác, được trình bày nơi kinh.
  • Đoạn 16: Năng Tịnh Nghiệp ChướngLàm sạch nghiệp chướng: Đức Phật dạy rằng, nghiệp chướng (tội) từ tâm đối đãi chấp trước sinh ra. Hiểu rõ và trì kinh thì Tuệ giác ngày càng như kim cương, có công năng đoạn trừ phiền não nghiệp chướng.
  • Đoạn 17: Cứu Kính Vô NgãRốt ráo vô ngã:  Đức Phật dạy không có pháp tên là Bồ-tát, nếu vị nào hiểu rằng việc giúp vô lượng chúng sanh đạt Niết-bàn (tức diệt độ) là địa vị để ta chứng đắc (tức trang nghiêm cõi Phật) thì vị ấy đã tu sai, không phải là Bồ-tát. Vì vị này còn chấp vào tướng “nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả”.
  • Đoạn 18: Nhất Thể Đồng QuánĐồng quán một thể:  Đức Phật hiển bày Phật tri kiến lìa tướng, để thấy rõ ngay đó là như như “không phải một, nhưng không khác”.Đức Phật cho chúng ta biết là:
          - Phật có nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Đó là năm sự thấy biết, nghĩa là năm mắt đồng một thể là tính thấy. Phật nói “các nhãn đều không phải nhãn, ấy mới gọi là nhãn.
          - Phật thấy biết các tâm: tâm quá khứ - tâm hiện tại - tâm vị lai. Nhưng tất cả tâm đều rỗng không như một thể hư không vậy. Cuối cùng Phật nói "các tâm đều không phải tâm, ấy mới gọi là tâm”.
  • Đoạn 19: Pháp Giới Thông HóaHóa thông cả pháp giới(Pháp giới thông suốt không bị ngăn trở):  Đức Phật nói: "Nếu phước đức có thật, Như Lai chẳng nói được phước đức nhiều, do phước đức không, nên Như Lai nói được phước đức nhiều." Ý đức Phật nói là khi ta đem bảy báu đầy dãy cả tam thiên đại thiên thế giới để bố thí, thì ta tập cho ta có tâm từ bi biết giúp đỡ người khác, không tham đắm vào vàng bạc, vì vậy Như Lai nói là được phước đức nhiều, chứ thật ra không có phước đức thật. Chẳng qua là vì ta tập cho ta được cái tâm không chấp vào tiền tài, vàng bạc,… nên Như Lai nói là được phước đức nhiều.
  • Đoạn 20: Ly Sắc Ly TướngLìa sắc lìa tướng:  Đức Phật nhắc lại là chúng ta không nên chấp vào sắc thân và tướng Phật mà thấy Phật
– “Như Lai nói đầy đủ sắc thân tức chẳng phải đầy đủ sắc thân ấy gọi là đầy đủ sắc thân
– “Như Lai nói các tướng đầy đủ tức chẳng phải các tướng đầy đủ, ấy gọi là các tướng đầy đủ.
- Thuyết pháp: Nói pháp, tức không pháp có thể nói, đó gọi là nói pháp.
- Đức Phật dạy: Khi thân này hoại đi thì tuệ giác sẽ theo ta từ đời này sang đời khác. Khi thọ mạng thân khác như các chúng sanh, nhưng không thể gọi đây là chúng sanh tầm thường được.
  • Đoạn 22: Vô Pháp Khả ĐắcKhông pháp có thể được(không pháp nào để chứng được):  Đức Phật muốn nói rằng Bậc giác ngộ thấy suốt tất cả mọi việc, nhưng tâm thì rỗng rang như hư không, bởi đã vượt thoát đối đãi (Thường-Vô thường => Chân thường; Ngã-Vô ngã => Chân ngã).
  • Đoạn 23: Tịnh Tâm Hành ThiệnTâm thanh tịnh làm việc lành:  Đức Phật dạy bình đẳng không có cao thấp, được gọi là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.Pháp bình đẳng này là một quy luật tự nhiên, là pháp lành bởi không chấp “ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”. Như Lai nói là pháp lành nhưng thật ra chẳng phải là pháp lành, nên tạm gọi nó là pháp lành.
  • Đoạn 24: Phước Trí Vô Tỉ  – Phước trí không gì sánh bằng:  Đức Phật dạy rằng phước của việc bố thí bảy báu đầy dãy tam thiên đại thiên thế giới không thể sánh bằng phước trí vô lậu (= tuệ giác, Bát-nhã Ba-la-mật).
  • Đoạn 25: Hóa Vô Sở HóaGiáo hóa không chỗ giáo hóa:  Đức Phật dạy vượt thoát cái niệm độ sanh:
- Như Lai nói: Người phàm phu, tức chẳng phải phàm phu, ấy gọi là phàm phu.
- Như Lai nói: Ta độ chúng sanh, thật không có chúng sanh để Như Lai độ. Nếu có chúng sanh để Như Lai độ, thì Như Lai ắt có “ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả”.
  • Đoạn 26: Pháp Thân Phi TướngPháp thân chẳng phải là tướng:  Đức Phật dạy chúng ta không nên thấy 32 tướng tốt mà cho đó là Như Lai. Như Lai ấy là tâm thanh tịnh. Bởi Chuyển Luân Thánh Vương cũng có ba mươi hai tướng tốt nhưng không phải là Như Lai. Phật dạy nếu thấy Như Lai qua hình sắc, âm thanh thì người đó tu sai rồi, không thể thấy Như Lai.
  • Đoạn 27: Vô Đoạn, Vô DiệtKhông đoạn không diệt:  Đức Phật dạy vượt thoát mọi niệm đoạn diệt, vì đây là ý niệm cực đoan, như ở các đối đãi Thường-Đoạn, Sinh-Diệt.
  • Đoạn 28: Bất Thọ, Bất ThamChẳng thọ chẳng tham:  Đức Phật dạy rằng người biết tất cả pháp là vô ngã sẽ hình thành đức nhẫn nhục. Người này sẽ được công đức nhiều hơn người bố thí của báu nhiều như số cát sông Hằng. Người bố thí của báu, họ chỉ tập tánh không tham lam vàng bạc thôi, còn người hiểu được tất cả pháp là vô ngã do nhân duyên mà thành, thì khi bất cứ chuyện gì xảy ra, họ đều thấy rõ tường tận mọi việc và họ thành tựu được đức nhẫn nhục.
          Đối với chúng ta thì chúng ta thấy họ nhẫn nhục nhưng đối với họ thì đó là chuyện hiển nhiên không có gì gọi là nhẫn nhục cả. Chính vì không thấy mình nhẫn nhục nên chẳng thọ phước đức. Nói chung đoạn này đức Phật dạy chúng ta là phải hiểu thật rõ các pháp chứ không phải tu nhẫn nhục bằng cách kiềm tâm mình lại và chịu nhẫn nhục.
  • Đoạn 29: Uy Nghi Tịch TĩnhBốn oai nghi đều tịch tĩnh:  Đức Phật dạy rằng Như Lai (*) là chân lý, có nghĩa là không từ đâu đến cũng không đi đâu, tức chẳng động chẳng tịnh, chẳng đến chẳng đi. Tâm tánh Như Lai là tâm thanh tịnh và sáng suốt.
          Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nước trong lặng thì mặt trăng hiện, mặt trăng vốn không đến, mây ngăn mặt trăng bị che, mặt trăng cũng chẳng đi đâu. Cũng như vậy, tâm thanh tịnh thì thấy Phật, không phải là Phật từ đâu dến, tâm nhơ đục thì không thấy, cũng chẳng phải Phật đi đâu”. Tâm người tự có nhơ sạch, Phật vốn không bao giờ có khứ lai.
  • Đoạn 30: Nhất Hiệp Tướng LýLý một hợp tướng:   Đức Phật dạy tất cả các vật thể đều do các Duyên mà hợp thành không có cái gì là cố định cả, vì các Duyên tương quan tương liên tương tác nhau.
          Nếu chúng ta sanh trong một môi trường khó khăn thì việc chúng ta trở về cái tâm thanh tịnh của mình rất khó làm được. Nếu chúng ta sanh trong một môi trường an lành thì việc tu học để trở về cái tánh thanh tịnh của mình rất dễ dàng. Ví như ta có hột giống tốt, nếu ta trồng nó ở trong môi trường đầy đủ tiện nghi thì nó sẽ sanh sôi nảy nở, đơm hoa, kết trái, còn nếu ta trồng trong môi trường bị thiếu thốn, không đủ nước chẳng hạn thì nó sẽ không nảy mầm.
          Ý nghĩa này được nói đến trong kinh Vô Lượng Thọ (48 đại nguyện của Phật A Di Đà) có nói: “Nếu một chúng sanh nào chưa được nhiếp thọ thì Ta (= Phật A Di Đà) cũng nguyện không thành Phật.” hay trong kinh Hoa Nghiêm bằng tuyên bố: “Một là tất cả, tất cả là một” là vậy.
  • Đoạn 31: Tri Kiến Bất SanhTri kiến chẳng sanh:  Đức Phật dạy tri kiến chẳng sanh tức không dính mắc vào những cái thấy biết, như “ngã kiến, nhân kiến, chúng sanh kiến, thọ giã kiến”. Các pháp nên như thế mà biết, như thế mà thấy, như thế mà hiểu, và không được cho đó là có pháp thật sự để mình chứng đắc: “Nói là chứng đắc, tức chẳng phải chứng đắc, ấy mới thật chứng đắc”.
          Nói chung là khi đọc kinh này, chúng ta nên cố gắng hiểu liễu nghĩa của kinh, không nên chấp vào từng từ ngữ của kinh.
  • Đoạn 32: Ứng Hóa Phi ChânỨng hóa chẳng phải thật:  Đức Phật cứ lặp đi lặp lại là bố thí pháp công đức nhiều hơn bố thí tiền của, vì nếu pháp được lưu giữ thì lợi ích cho nhiều người.
          Khi diễn nói về kinh điển này ta chẳng nên thủ nơi tướng, mà như như bất động, có nghĩa là ta chỉ mong sao cho tất cả mọi người cùng thấu hiểu được, tất cả đều có cuộc sống an vui, hạnh phúc đích thực. Muốn thế, Phật dạy chúng ta nên quán tất cả mọi sự vật đều do nhân duyên mà sinh-diệt, chứ không có tồn tại vĩnh hằng.
          Cuối cùng đức Phật dạy bài kệ:
Bản Hán:
一切有爲法                  Nhất thiết hữu vi pháp,               
如夢幻泡影                  Như mộng huyễn bào ảnh,          
如露亦如電                  Như lộ diệc như điện,                  
應作如是觀                  Ưng tác như thị quán.               
Dịch:
Tất cả các pháp hữu vi               Bao nhiêu những pháp nhận nhìn,
Như cơn mộng, như ảo ảnh,        Vi như mộng ảo, bọt hình đó chi
Như sương mai, như ánh chớp    Cũng như hơi nước bay đi,
Nên nhìn nhận chúng như thế.    Các nhà học đạo xét vào cho minh.
IV. Tính Không trong kinh Kim Cương.
          Trong kinh Kim Cương, Không tính (tức tính Không) là cách nói khác của Duyên khởi tính, là đại ý về tinh thần chủ đạo trình bày nơi bản kinh. Dưới đây là một ít nhắc lại về chữ Không, trước khi nhìn vào một số vấn đề chính yếu qua nhãn quan “tính Không”.
Vài ý nghĩa về chữ Không trong “tính Không” :
          - Không 空  =  Vô  無  –  không có nghĩa là không có, mà là có nhưng không thực (là) có
          Hay:
- Không 空  =  Vô  無  =  Vô ngã無我  –  không có nghĩa là không có cái ngã, mà là cái ngã không thực (là) có.
Theo đó, ta có những cách ghép từ sau:
- Vô tướng無相là cách nói gọn của Vô ngã tướng無我相  –  không có nghĩa là không có cái tướng, mà là cái tướng không thực (là) có.
- Vô tâm無心là cách nói gọn của Vô ngã tâm無我心  –  không có nghĩa là không có cái tâm, mà là cái tâm không thực (là) có.
- Vô tánh(= Vô tính) 無性  là cách nói gọn của Vô ngã tánh無我性  –  không có nghĩa là không có cái tánh, mà là cái tánh không thực (là) có.
            Dưới đây là những điểm cần lưu ý về tính Không trong trong kinh Kim Cương.
          1) Tính Không và tâm.
          Trong Đoạn 2, 4, 5, 10, 14, 22, 27,  của kinh Kim Cương có đặt vấn đề về hàng phục tâman trụ tâm.
1/.Hàng phục tâm:  Đức Phật dạy: Muốn hàng phục tâm, hành giả cần vượt lên tất cả những niệm tưởng đối đãivề có sắckhông sắc, về có tưởngkhông tưởng …, được gọi là vào chỗ vô sanh.  Những niệm tưởng đối đãi này làm tâm loạn động được gọi là vọng tâm (nói theo tiếng Việt làtâm vọng).
Hàng phục tâm là giai đoạn đầu, giai đoạn sơ cơ để đoạn trừ Vọng tâm. Hành giả quán chiếu Bát-nhã Ba-la-mật-đa qua ý niệm Không tính (性空;  P: : Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness), tức quán chiếu chân lý khách quan Duyên khởi, là phương tiện có công năng mạnh mẽ trong việc hàng phục này.
2/. An trụ tâm:  Đức Phật dạy:  Muốn an trụ tâm, hành giảkhông nên trụ sắc mà sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp mà sanh tâm, đó là: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, tức không để cho tâm dính mắc vào sáu trần.
Trong Đoạn 10, 14 của kinh Kim Cương có ghi : Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm應無所住而生其心có thể được phân tích như sau:
- Ưng  應:   Nên, cần phải.
- Vô  無:    Chớ,  chẳng phải.
- Sở  所:    Đó là sáu trần 六塵, là đối tượng của sáu căn 六根[Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý (= Não bộ)]. Nhà Phật cho phần trần 塵là sở 所, phần căn 根là năng 能. Ví dụ như mắt trông thấy sắc, thì mắt là năng, mà sắc là sở.
- Trụ:  Lưu luyến, bám víu.
- Nhi   :   Có thể, khả dĩ.
- Sinh :  Tạo ra.
- Kỳ   :     Người đó, cái đó, việc đó (tính từ chỉ thị).
- Tâm :  Tư tưởng, ý niệm.
Theo đó “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm”có thể hiểu là“Nên phát triển một tâm thức không bám víu vào bất cứ sự vật nào”.  Bởi để tâm bám chấp, biến cảnhthành trần,thì đó là tâm vọng; ngược lại, không để tâm bám chấp, không biến cảnh thành trần, thì đó là tâm tịnhhaytâm chân.
Thật ra, “Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm” chỉ là cách nói gọn về việc phòng hộ sáu căn đối với sáutrần [= cảnh trần: ngoại cảnh bị chấp mắc] mà đức Phật Thích Ca đã từng trực tiếpchỉ dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, như sau:
"Các thầy cần phải tu «sáu pháp vô-thượng ». Những gì là sáu?
Mắt  thấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tai nghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũi ngửi mùi, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡi  nếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ý  đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Chúng ta biết rằng: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp là sáu trần của sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, da, não tương thích. Trong khi căn, trần lại là nhân duyên của thức. Cả ba hợp lại gọi là mười tám giới. Theo đó, chúng ta có thể hiểu lời Phật dạy tôn giả Tu Bồ Đề rằng: Các bậc Bồ-tát và đại nhân phát tâm thanh tịnh nhưng hoàn toàn tự do - không bị mười tám giới ràng buộc.
An trụ tâm là giai đoạn liền sau Hàng phục tâm. Bấy giờ, việc quán chiếu Bát-nhã Ba-la-mật-đa của hành giả trở nên nhẹ nhàng hơn do đã thuần thục. Hành giả dần dễ dàng vượt thoát các dính mắc đối đãi của Vọng tâm. Sự hoàn thiện của an trụ tâm được gọi là Thanh tịnh tâm hay Chân tâm.
(Xin xem phần đối chiếu với hệ Nikāya ở ngay bên dưới – nói chung cho Danh Sắc, tức Ngũ uẩn)
          2) Tính Không vàtướng(Ngã – Nhân – Chúng sanh – Thọ giả).
Trong kinh Kim Cương – Đoạn 3, 11, 14, 17, 20, 21, 23, 25, 26, 31 và các kinh Viên Giác, Lăng Già, bốn tướng mô tả sự nhận lầm và chấp thủ bốn thứ cảnh giới nội tâm, gọi là bốn tướngchấp thủ “Ngã – Nhân - Chúng sanh - Thọ giả”. Bốn tướng này nói chung đều là chỗ thấy biết không đúng với thật tướng và thật tính (vì Duyên khởi–tính Không). Bốn tướng có hai thứ :
         1/.Bốn tướng mê thức của phàm phu :      
     - Ngã tướng(我相;  S: ātman):  Mê chấp nhận cái thân ngũ uẩn này là thật có.
     - Nhân tướng(人相;  S: pudgala):  Mê chấp vào người được mình độ là người thật.
     - Chúng Sanh tướng(眾生相;  S: sattva):  Mê chấp là thấy thật có nhiều loài sai biệt, thật có nhiều căn cơ chúng sanh, thật có người ngu người trí.
     - Thọ Giả tướng(壽者相;  S: jīva):  Mê chấp chúng sanh ai cũng có mạng sống thật, cho nên ai mà đoạt mạng này thì hận lắm. “Linh hồn” là một cách nói của Thọ Giả tướng.   
2/.Bốn tướng mê trí của bậc Thánh :
     - Ngã tướng  我相:Bậc Thánh tâm biết có sở chứng.
     - Nhân tướng人相: Bậc Thánh biết chẳng phải ta chứng, siêu việt tất cả chứng, nhưng còn cái tâm năng ngộ (năng能: chủ thể // chủ động  =>  như sáu căn;  sở 所: đối tượng // bị động  =>  như sáu trần).
     - Chúng Sanh tướng眾生相: Bậc Thánh liễu tri tâm năng ngộ, chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ một giác thể thanh tịnh, tất cả tịch diệt, cũng gọi là Niết-bàn.
     - Thọ Giả tướng壽者相: Bậc Thánh còn trụ nơi Niết-bàn thì mạng căn chưa dứt.
        Bồ-tát thấy rằng: không thực có Bồ-tát và không thực có chúng-sanh, không thực có việc cứu-độ, không thực có sự thọ-nhận cứu-độ, để đừng chấp vào việc làm chứ không phải là không làm; nghĩa là mọi ‘hành tứcvô-hành’, mọi ‘tác-ý tứcvô-tác-ý’, mọi ‘sở-đắc tứcvô-sở-đắc’, bởi nhânpháp đều là Duyên khởi-Vô ngã.
        Trong Đoạn 5 của kinh Kim Cương, Phật bảo Tu-bồ-đề:
Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai – Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai – 凡所有相.皆是虛妄.若見諸相非相.即見如來”.
Trong Đoạn 31 của kinh Kim Cương:
Này Tu Bồ Đề, chỗ mà Như Lai gọi là pháp tướng đó không phải là pháp tướng, chỉ tạm gọi là pháp tướng  –  Tu-bồ-đề! Sở ngôn pháp tướng giả, Như Lai thuyết tức phi pháp tướng, thị danh pháp tướng –  須菩提. 所言法相者. 如來說即非法相. 是名法相.
=>  Đối chiếu với hệ Nikāya:
Trong Tương Ưng Bộ, III, 66, bài kinh Vô Ngã Tướng (P: Anattalakkhaṇa Sutta;  S: Anātmalakṣaṇa Sūtra) là bản kinh thứ hai do Phật thuyết giảng sau kinh Chuyển Pháp Luân. 
Này các thầy, các thầy nghĩ sao? Sắc thânlà thường hay vô thường? (Sắc uẩn)
- Sắc là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Cảm thọlà thường hay vô thường? (Thọ uẩn)
- Cảm thọ là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Tri giáclà thường hay vô thường? (Tưởng uẩn)
- Tri giác là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại,  người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Ý muốnlà thường hay vô thường? (Hành uẩn)
- Ý muốn là vô thường, thưa Thế Tôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, chịu sự biến hoại, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Các thầy nghĩ sao? Ý thứclà thường hay vô thường? (Thức uẩn)
- Ý thức là vô thường, thưa ThếTôn.
- Như vậy, đối với cái gì vô thường, người ta có thể nói: "Cái này là của ta, cái này là ta, cái này là tự ngã của ta" được chăng?
- Không thể được, thưa Thế Tôn.
Này các thầy, như thế thì tất cả những gì thuộc sắc thân (hay cảm thọ, tri giác, ý muốn, ý thức) quá khứ, vị lai hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô hay tế, xấu hay tốt, xa hay gần, tất cả cần phải được nhận định theo Chánh tri kiến, đúng như thật: "Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là tự ngã của ta".
----------------
Chú thích:
Trong kinh Mãn Nguyệt thuộc Trung Bộ kinh (Trung Bo giang giai - Kinh so 101-110 - BuddhaSasana by Binh Anson) có giải thích sau:
Thế Tôn dạy:  Thấy Sắc ... Thọ ... Tưởng ... Hành ... Thức như thật với Chánh trí rằng:
+ Cái này không phảiNgã sở(我所:  cái của Ta;  E:Mine => đối tượng),
+ Cái này không phải làNgã(我:  cáiTa;  E:I / Ego => chủ thể), 
+ Cái này không phải là Tự ngã(似我:  cái Ta tự có;  E: Myself => tự thể).
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna Sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng Năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau".
3) Tính Không và đồng thể.
Trong kinh Kim Cương – Đoạn 18 hiển bày tính Không là Phật tri kiến lìa tướng, để thấy rõ ngay đó là như như “không phải một, nhưng không khác”, đó là:
 1/.Năm loại thấy.
Phật có nhục nhãn, thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Đó là năm sự thấy biết, nghĩa là năm mắt đều đồng một thể là tính thấy. Phật nói “Các nhãn đều không phải nhãn, ấy mới gọi là nhãn”, đó là.
1.  Thiên nhãn thông phi ngại:   =>      Thiên nhãnthì thấy suốt qua tường vách chẳng ngăn ngại.
2. Nhục nhãn ngại phi thông:    =>      Nhục nhãnthì cách một tờ giấy mỏng là không thấy được.
3.  Pháp nhãn duy quán tục:      =>      Pháp nhãnthì quán tục đế, quán các tướng sai biệt, nghĩa là mọi pháp sai biệt; pháp nhãn quán rõ hết không lầm.
4. Huệ nhãn trực duyên không: =>      Huệ nhãnthấy về lý, Pháp nhãn thấy về sự.     
5.  Phật nhãn như thiên nhật:     =>     Phật nhãnlà tuệ giác.
2/.Ba loại tâm.
Phật thấy biết các tâm: tâm quá khứ - tâm hiện tại - tâm vị lai. Nhưng tất cả tâm đều đồng không có thực thể (tính Không). Cuối cùng Phật nói "Các tâm đều không phải tâm, ấy mới gọi là tâm”.
Phật bảo Tu Bồ Đề: Bao nhiêu tâm niệm của tất cả chúng sinh trong từng ấy thế giới, Như Lai đều biết hết.– Phật cáo Tu-bồ-đề: Nhĩ sở quốc độ trung, sở hữu chúng sanh, nhược can chủng tâm, Như Lai tất tri  –  佛告須菩提. 爾所國土中.  所有眾生. 若干種心. 如來悉知
Bởi cớ sao? Bởi vì những thứ tâm đó Như Lai nói không phải là tâm  –  Hà dĩ cố? Như Lai thuyết chư tâm, giai vi phi tâm, thị danh vi tâm  –  何以故. 如來說諸心, 皆為非心, 是名為心.
Bởi cớ sao? Này Tu Bồ Đề, bởi vì tâm quá khứ không thể nắm bắt; tâm hiện tại không thể nắm bắt; tâm vị lai không thể nắm bắt ! –  Sở dĩ giả hà? Tu-bồ-đề! Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc  –  所以者何. 須菩提. 過去心不可得. 現在心不可得. 未來心不可得.
Trong kinh Duy Ma Cật có chép: “Ta và chúng sanh là nhất thể, lấy bệnh chúng sanh làm bệnh của ta, lấy bệnh của ta làm bệnh chúng sanh. Cá thể không tự mình sinh tồn, không tự mình điều tiết và phát triển, nó là một điểm trong mạng lưới thế giới trùng trùng vô tận.”
=>  Đối chiếu với hệ Nikāya:
Thực chấtbình đẳng của các duyên được biểu hiện bằnghiện tượng vô thườngbản chất vô ngã(các duyên = mọi sự vật : có tính biến đổi, tính không thực có). Vạn sự vật “Ngũ uẩn Vô ngã” luôn diễn biến theo quy luật Vô thường nói lên tính bình đẳng của vũ trụ.
-Trong kinh Tăng Chi Bộ. “Này Paharada, có 4 giai cấp :  Sát-đế-lợi (cai trị), Bà-la-môn (tăng lữ), Phệ-xá (nông-công-thương), Thủ-đà-la (nô lệ)(*),  sau khi xuất gia và sống trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giáo, đều là những Sa môn Thích tử”.    
Không ai sinh ra đã thành hạ tiện. Không ai sinh ra đã thành Bà-la-môn. Chính do hành động, do nghiệp (kamma) mới thành hạ tiện, chính do hành động, do nghiệp mới thành Bà-la-môn! 
Tôn giả luật sư Ưu Ba Li (Upali) gốc là người thợ hớt tóc, Tôn giả Ni Đề (Sunita) gốc là người gánh phân … đều thuộc giai cấp hạ tiện, tất cả đều được đức Phật độ trên nhận thức:  “Không có giai cấp ở những con người có dòng máu cùng đỏ, không có hận thù trong giọt nước mắt cùng mặn”.
-Trong kinh Tăng Chi Bộ 3, Đức Phật trả lời cho tôn giả Ananda: “Này Ananda, sau khi xuất gia và sống trong Pháp và Luật do Như Lai thuyết giáo, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất lai quả, Bất lai quả hay A-la-hán quả”.
--------------
(*)Chú thích: Theo quan điểm Bà La Môn giáo (Brahmanism), xã hội con người có 4 giai cấp suốt đời, đó là:
- Giai cấp Bà La Môn (S: Brāhmaṇa - tu sĩ, triết gia, học giả).
- Giai cấp Sát Đế Lợi (S: Kṣatra - dũng sĩ, kẻ cai trị)
- Giai cấp Phệ Xá (S: Vaiśya - buôn bán, làm nghề công-nông).
- Giai cấp Thủ Đà La (S: Śūdra – nô lệ, lao động thấp kém)
4) Tính Không vàChánh tín.
Trong Đoạn 6 của kinh Kim Cương nói đến Chánh tín.
Chánh tín(正信;  E: Right belief):  Đó là niềm tin hình thành từ sự hiểu biết chân chánh. Sự hiểu biết chân chánh nơi đây chính là sự quán triệt chân lý khách quan Duyên khởi-tính Không. Chánh tín là cửa ngõ đầu tiên đi vào đại giác, vì nhờ đó mà tâm ta luôn vững vàng không thối chuyển.
          Trái với Chánh tín là Đức tin ở các tôn giáo khác. Đức tin là niềm tin vô điều kiện về chân lý chủ quan, như “Sự tự hữu và hằng hữu về một Thượng Đế toàn năng tạo dựng vũ trụ muôn loài (vật thụ tạo), và có quyền thưởng phạt tùy thích các vật thụ tạo này” mà người tín đồ phải chấp nhận không được thắc mắc và hiểu biết.
          Trong kinh Hoa Nghiêm có chép: “Chánh tín là căn nguyên của Đạo, là mẹ của mọi công đức lành, nuôi dưỡng hết thảy các thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn”.
          Lợi ích của Chánh tín ở bước đầu là thế, nhưng Chánh tín luôn được Duyên khởi–tính Không soi sáng thì mới thực sự là khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết-bàn.  Tuy nhiên, hành giả cần thấy rằng Duyên khởi–tính Không cũng chỉ là phương tiện, chứ không là cứu cánh của giải thoát (tự do nội tâm), để hành giả không bị dính mắc phiền não do đã tự trói mình vào chính phương tiện này.
Trong kinh Pháp Hoa, kinh Viên Giác (*), đức Phật xác định pháp Phật là pháp phương tiện. Kinh Kim Cương cũng không khác, như ở Đoạn 6 của kinh Kim Cương nói rõ:
Hỡi các thầy tỳ-kheo, các thầy nên biết rằng Pháp ta thuyết giống như một chiếc bè. Ngay cả Pháp còn buông, huống hồ là Phi-Pháp  –  Nhữ đẳng Tỳ-kheo tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp  –  汝等比丘.知我說法.如筏喻者.法尚應捨.何況非法.”
------------------
(*) Trong kinh Viên giác, có dạy:  “Tất cả các kinh giáo Ta dạy như ngón tay chỉ mặt trăng- Nhất thiết tu đa la như tiêu nguyệt chỉ  -  一切修多羅如宵月指”.
          5) Tính Không và Bố thí.
          Trong kinh Kim Cương Đoạn 4, 11, 13, 19, 24 có nói đến hạnh bố thí. Bố thí 布施trong đạo Phật là hành động hiến tặng không dụng tâm bên trong để cầu danh cầu lợi. Có 2 dạng bố thí sau:
          1/.Bố thí chấp tướng:
Có 2 loại bố thí chấp tướng là:
          - Bố thí tài 布施財:  Là hành động hiến tặng vật chất, như nội tàilà hiến tặng máu, nội tạng … hay ngoại tài là hiến tặng tiền bạc, vật phẩm …
          - Bố thí pháp: 布施法:  Là hành động hiến tặng tinh thần, như kiến thức thế gian, kiến thức Phật pháp. Kiến thức hay lời khuyên giúp người vượt qua sự sợ hãi gọi là Bố thí vô úy.
          Trong bố thí chấp tướng có 3 đối tượng phân biệt là Ngã (người tặng), Nhân (người nhận),  Pháp  (sự vật tặng) được gọi là Tam luân 三輪.

Đoạn 15 của kinh Kim Cương nhắc nhở lại lời này
2/.Bố thí vô tướng 布施無相           
Bố thí vô tướng có các tên gọi đồng nghĩa sau:
- Bố thí độ布施度
- Bố thí ba-la-mật-đa布施波羅密多
- Bố thí vô trụ(tướng)布施無住  hay  Bố thí tam luân Không tịch  布施三輪空寂
          Trong bố thí vô tướng, 3 đối tượng là Ngã (người tặng), Nhân (người nhận), Pháp (sự vật tặng) đều được soi sáng bởi Duyên khởi-tính Không (= Duyên khởi-Vô ngã).  Cho nên cả 3 đối tượng này bấy giờ gọi là Tam luân Không tịch 三輪空寂.
          Bố thí vô tướng chính là Bố thí Ba-la-mật-đa, hàm ý cho cả 2 dạng Bố thí tài và Bố thí pháp được vô tướng hóa vậy.
          =>   Đối chiếu với hệ Nikāya:
          -Trong kinh Tăng Chi I, 1981, tr.105 có ghi:
Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí: bố thí tài vật và bố thí pháp. Tối thắng trong hai loại bố thí này, là pháp thí”.
-Trong kinh Tăng Chi IIIA, 1981, tr.61 có ghi:
Này Sàriputta (Xá-lợi-phất), có hạng người bố thí với tâm mong cầu, với tâm trói buộc, với tâm chất chứa, bố thí với ý nghĩ “ta sẽ hưởng quả báo trong đời sau”. Vị ấy  bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh lên cùng sống với Tứ Thiên vương thiên và vị ấy khi nghiệp dứt, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy cũng dứt, vị ấy trở lại trạng thái này”.
-Trong kinh Tăng Chi IIIA, 1981.63
“ … Nhưng vị ấy không bố thí như trên, nay bố thí đểtrang nghiêm tâm, để trang bị tâm (= tâm giải thoát khỏi các lậu hoặc)”. Do bố thí như vậy, sau khi thân hoại, mệnh chung, vị ấy sanh về cùng trú với Phạm Chúng Thiên (Sơ thiền sắc giới). Ở đó, khi nghiệp dứt, thần lực ấy, uy quyền ấy dứt, vị ấy trở thành vị Bất Lai (A-na-hàm), không trở lui trạng thái này nữa.
6) Tính Không và Nhẫn.
Trong kinh Kim Cương Đoạn 28,  tính Không từ quán triệt Duyên khởi-Vô ngã đưa hành giả đến hạnh Nhẫn Vô tướng, tức Nhẫn Ba-la-mật-đa  hay  Vô sanh Nhẫn vậy.
Này Tu Bồ Đề! Giả sử Bồ-tát dùng bảy báu chất đầy hằng hà sa số thế giới đem ra bố thí. Lại giả sử có người thấu lý Vô ngã của các pháp mà thành tựu hạnh nhẫn nại.  Như vậy thì công đức của vị Bồ-tát này hơn công đức của vị Bồ-tát nói trên.  Bởi cớ sao? Bởi vì các Bồ-tát không thọ nhận phước đức.
Tu-bồ-đề! Nhược Bồ-tát dĩ mãn hằng hà sa đẳng thế giới thất bảo, trì dụng bố thí, nhược phục hữu nhân, tri nhất thiết pháp vô ngã, đắc thành ư nhẫn. Thử Bồ-tát thắng tiền Bồ-tát sở đắc công đức. Hà dĩ cố? Tu-bồ-đề! Dĩ chư Bồ-tát bất thọ phước đức cố  –  須菩提.若菩薩以滿恆河沙等世界七寶. 持用布施. 若復有人. 知一切法無我. 得成於忍. 此菩薩勝前菩薩所得功德. 何以故. 須菩提. 以諸菩薩不受福德故.
          =>  Đối chiếu với hệ Nikāya(Xin xem thêm “Nhẫn độ” nơi Thập độ):
          - Trong kinh Pháp Cú, kệ 184 có ghi:
Nhẫn, pháp hành tối thượng,
Niết bàn, quả tối thượng;
Xuất gia không phá người;
Sa môn không hại người.
- Trong Trung Bộ Kinh 145, kinhGiáo giới Puñña (Phú-lâu-na)  có ghi:
Ngài Phú-lâu-na thưa Phật rằng:  “Bạch Thế Tôn! Con đã được nhờ Thế Tôn giáo hóa. Nay con muốn qua xứ Du-na (Sunaparanta), phía Tây để hóa độ mọi người bên ấy”.
Phật hỏi: “Người dân xứ kia tính tình hung ác, dữ tợn, tệ bạo mà hay mắng chửi. Nếu ngươi bị họ làm dữ và mắng chửi, hủy nhục thì ngươi làm sao?”.
Thưa: “Nếu đối với trước mặt con mà họ tệ bạo như thế thì con tự nghĩ: họ còn hiền lành và có trí khôn, tuy làm dữ như thế mà chẳng cầm đá đánh đập”.
Phật hỏi: “Họ làm thế ngươi còn nhẫn được, chớ phỏng họ dùng đá đánh đập ngươi thì ngươi nghĩ sao?”.
Thưa: “Nếu họ làm vậy con lại nghĩ rằng họ còn chút hiền lành và có trí khôn nên chẳng dùng dao gậy.”
Phật hỏi: “Nếu họ dùng tới dao gậy ngươi làm cách nào?”.
Thưa: “Nếu họ làm vậy con tự nghĩ rằng họ vẫn còn hiền lành và có trí khôn. Tuy là đánh chém mà chẳng giết chết”.
Phật hỏi nữa:  “Phỏng như họ giết chết ngươi, bấy giờ ngươi sẽ tính cách nào ?”.
Ngài Phú-lâu-na lại thưa đức Phật rằng: “Bạch Thế Tôn! Quả thật nếu họ giết chết con, con lại nghĩ rằng họ cũng còn hiền lành và có trí khôn với tấm thân hủ bại này, họ làm chút phương tiện khiến con liền được giải thoát”.
Phật khen ngợi: “Hay thay Phú-lâu-na! Ngươi đã học được pháp Nhẫn. Ngươi nay đã đủ sức qua ở bên xứ Du-na mà giáo hóa nhơn gian. Ngươi nên đi ngay, qua bên ấy ngươi sẽ độ cho những kẻ chưa được độ, an ẩn những kẻ chưa được an ẩn, và những kẻ chưa được Niết-bàn thì ngươi hãy độ cho họ được Niết-bàn.”
7) Tính Không và Như Lai.
Như Lai(如來;  P;S: Tathāgata), là một trong 10 danh hiệu của một vị Phật, mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni sử dụng lúc sinh thời nhằm thể hiện sự khiêm tốn, tránh sử dụng ngôi thứ nhất "ta", "tôi" trong lúc giảng dạy, thuyết Pháp.
Chữ Tathāgata được phân tích như sau: 
Tathā= Chân như (là:  như Thực, như Thực tại, như Chân lý).
Gata= “đã đi”,    Āgata= "đã đến".
Theo đó, Tathāgata được dịch nghĩa là Như Lai hay Như Khứ:
- Tathā-gata (如去: Như Khứ):  Có nghĩa là Người đã đi từ Chân như.
- Tathā-āgata (如來, Như Lai):  Có nghĩa là Người đã đến từ Chân như.
Tổng hợp lại,  Tathāgata  là  Người  “đi và đến từ Chân như”.
Về sau, Tathāgata thường được gọi là Như Lai, là một danh hiệu chỉ phẩm tính của Phật (E: epithet of the Buddha) đã đạt đến Bậc Giác ngộ cao nhất hay Bậc Vô thượng Chính đẳng Chính giác (無上正等正覺;  P: Anuttarā-sammā-saṃbodhi;  S: Anuttarā-samyak-saṃbodhi  – được dịch âm là A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-bồ-đề).
Trong kinh Kim Cương Đoạn 5, 26 - Như Lai đã được trình bày như sau:
1/.Như Laichẳng ở thân tướng.
- Nơi Đoạn 5 - Như Lý Thật Kiến(thấy lẽ thật đúng lý) có chép:
Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng?
- Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức chẳng phải thân tướng.
Phật bảo Tu-bồ-đề:
- Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.
若以色見我                   Nhược dĩ sắc kiến Ngã,         
以音聲求我                  Dĩ âm thanh cầu Ngã,            
是人行邪道                  Thị nhân hành tà đạo,            
不能見如來                  Bất năng kiến Như Lai.       
Dịch:
                    Nếu thấy ta qua sắc,         Thấy sắc cho rằng thấy Phật đà,
                    Cầu ta qua âm thanh,       Nghe thanh, lại bảo đó là Ta,
                    Người ấy hành đạo tà,      Những người như vậy hành tà đạo,
                    Không thể thấy Như Lai.   Hồ dễ thấy tường Đức Phật a?
          - Nơi Đoạn 26 - Pháp Thân Phi Tướng (Pháp thân chẳng phải là tướng), đức Phật chỉ cho Bồ-tát thấy tất cả các sự vật hiện tượng trên đời đều là hư vọng, giả tạm không có thật, trong Đoạn 5 kinh văn nói:
Ông Tu Bồ Đề, ý ông như thế nào, có thể thấy Như Lai ở nơi thân tướng chăng?
Không thể, thưa Thế Tôn, không thể dùng thân tướng để thấy được Như Lai. Bởi vì Như Lai từng  dạy thân tướng tức chẳng phải thân tướng.
Đức Phật bảo ông Tu Bồ Đề: Tất cả những gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai – Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như lai  -  凡所有相皆是虛妄, 若見諸相非相, 卽見如來”.
2/.Như Laichẳng ở oai nghi.
Nơi Đoạn 29: Uy Nghi Tịch Tĩnh (Oai nghi tịch tĩnh) có chép:
“ Này Tu-bồ-đề, nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa của Ta nói. Vì cớ sao? Như Lai đó không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai* Tu-bồ-đề ! Nhược hữu nhân ngôn Như Lai nhược lai, nhược khứ, nhược tọa, nhược ngọa. Thị nhân bất giải ngã sở thuyết nghĩa. Hà dĩ cố? Như Lai giả vô sở tòng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai * 須菩提。若有人言如來若來若去若坐若臥。是人不解我所說義。何以故。如來者無所從來亦無所去故名如來。”
Nói rõ hơn, Như Lai là cách nói khác của Chân lý Duyên khởi, là Thực tại Duyên khởi, Chân lý này không đến cũng không đi mà ở cùng khắp. Chân lý vốn không được sinh ra và không sinh ra, lúc nào cũng vẫn như thế, hiện diện và hoạt động trong tất cả mọi sự mọi vật.
=>   Đối chiếu với hệ Nikāya:
Trong kinh Bà-sa-cù-đa Hỏa-dụ (P: Aggi Vacchagotta sutta), Trung Bộ Kinh II, trang 488A-488B ghi rõ, đại lược là:
Thế Tôn xác định rằng không một ai có thể nhận biết được  Thế Tôn qua chấp thủ tướng của Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn. Bởi vì Như Lai là bậc đã đoạn diệt Năm thủ uẩn.
o0o
Kinh Lăng Nghiêm.
Nội dung
I. Tổng quan về kinh Lăng Nghiêm.
II. Những vấn đề chính trong kinh Lăng Nghiêm.
III. Tinh yếu khuyến tu của kinh Lăng Nghiêm.
 
 
Śūraṅgama Sūtra- Wikipedia
 Kinh Lăng Nghiêm – Wikipedia tiếng Việt
 I. Tổng quan về kinh Lăng Nghiêm.
1) Ý nghĩa tên gọi kinh Lăng Nghiêm.
Kinh Lăng Nghiêm(經楞嚴;  S: Śūraṅgama sūtra)  còn có các tên gọi sau:
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm 經首楞嚴
- Kinh Đại Phật đỉnh Thủ Lăng Nghiêm 經大佛頂首楞嚴
- Kinh Trung Ấn Na-lan-Đà Đại Đạo Tràng 經中印那爛陀大道場
- Kinh Đại Phật đỉnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm 經大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴.  Đây được xem là tên trọn vẹn của kinh, tạm dịch: "Kinh của đỉnh Đại Phật, chứng ngộ trọn vẹn do tu hành nguyên nhân bí mật của các Như Lai, nền móng của vạn hạnh của tất cả các Bồ Tát".  Bộ kinh gồm 10 quyển. (Taisho Tripitaka Nº 945)
Chữ Śūraṅgamatrong tiếng Phạn có nghĩa là dũng cảm anh hùng(heroic valour)
Chữ Thủ Lăng Nghiêm首楞嚴 trong tiếng Hán có nghĩa như sau:
- Thủ首có nghĩa là đệ nhất, hàng đầu của sự việc.
- Lăng楞có nghĩa là rộng lớn, mênh mông.
-Nghiêm嚴có nghĩa là kín chắc, chặt chẽ.
          Theo đó kinh Thủ Lăng Nghiêm hàm ý đây là một trong những bộ kinh diễn đạt chân lý rộng lớn và kiên cố hàng đầucủa đạo Phật.
Thường hay có sự nhầm lẫn giữa kinh này với một bộ kinh khác, gồm 2 quyển, là kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội.
Trong khi kinh Lăng Nghiêm triển khai giáo lý về bản Tâm và các cảnh giới tu chứng trong Thiền định cùng với phần tuyên thuyết Bạch-tản-cái Đà-la-ni, thì kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội nói về nền tảng giáo lý cơ bản của Đại Thừa, với sức đại định kiên cố (Thủ-lăng-nghiêm Tam-muội) mà Bồ Tát trong đại định ấy có thể thị hiện đi khắp nơi giáo hóa hàng phục Ma Vương một cách tự tại, tuy thị hiện nhập Niết-bàn ở nơi này nhưng lại bày thân đi giáo hóa chúng sinh ở cảnh giới khác.
2) Nguồn gốc của kinh Lăng Nghiêm.
Theo truyền thống, kinh Lăng Nghiêm được sư người Ấn Độ tên Bát Lạt Mật Đế (般羅蜜帝) và 2 vị phụ tá dịch năm 705 tại chùa Chế Chỉ (制止寺) ở Quảng Đông, dưới sự bảo trợ của Phòng Dung (房融), một quan gián đại phu của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên vừa bị giáng chức xuống hàng quan địa phương tại quê mình. Có người cho là kinh do Phòng Dung viết lại với một lối hành văn cổ điển lưu loát khác hẳn các bản dịch khác.
Ngày nay, cộng đồng Phật giáo Trung Hoa và nhiều chuyên gia thời hiện đại như Ron Epsein của Đại học San Francisco và La Hương Lâm (羅香林) của Đại học Hồng Kông, xem kinh Lăng Nghiêm là một bản dịch tốt đẹp từ tài liệu tiếng Phạn và không phải là một sáng tác của Trung Hoa.
3) Truyền thuyết về kinh Lăng Nghiêm.
Theo truyền thuyết, kinh Lăng Nghiêm được cho là do ngài Long Thụ tìm ra, từ đó được các vua chúa Ấn Độ xem như quốc bảo, và việc đem kinh này ra khỏi Ấn Độ là phạm pháp.
Từ triều đại nhà Tùy, vị sáng lập Thiên Thai tông, Trí Nghĩ (智顗), đã có nghe đến kinh Lăng Nghiêm và mỗi ngày quay về hướng Tây tụng niệm cầu cho kinh đến được Trung Hoa.
Sau một lần thử đem ra khỏi Ấn Độ không kết quả, Bát Lạt Mật Đế quyết định giấu kinh trong cánh tay của mình, kinh được bao bọc trong lụa và sáp. Khi đến Quảng Đông, ngài lấy kinh ra từ chỗ giấu, do đó kinh còn có biệt danh là kinh Tẩm Máu (Huyết Tí Kinh - 血漬經).
Sau khi hướng dẫn dịch xong, Bát Lạt Mật Đế trở về xứ nhận trách nhiệm tội lén đem kinh ra ngoài và giải tội cho người canh phòng biên giới bị bắt giữ vì trách nhiệm lây.
Khi được Phòng Dung dâng lên Võ Tắc Thiên, kinh không được phổ biến ngay vì mới đó có một vụ tai tiếng về giả mạo kinh. Sau đó, Thiền sư Thần Tú (神秀) tìm thấy kinh khi cư ngụ trong hoàng cung.
Phật giáo Trung Hoa cho rằng kinh Lăng Nghiêm là kinh cuối cùng được tìm ra và sẽ bị phá hủy trước tiên khi gần đến thời kỳ của Phật Di-lặc.
Kinh Lăng Nghiêm vốn đã được tất cả các trường phái Phật giáo Trung Hoa tụng niệm và nghiên cứu từ đời nhà Đường và thường được luận giải ở các thế kỷ tiếp theo sau. Kinh rất được những người "Hợp Nhất Tam Giáo" (Tam Giáo Nhất Nguyên 三教一源) đời nhà Tống và đời nhà Minh ưa chuộng.
Kinh Lăng Nghiêm dần dần về sau được các tổ Thiền tông đặc biệt quan tâm, trong đó có các ngài Trường Thủy Tử Duệ (長水子鋭- đời Tống), Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清- đời Minh) và Tuyên Hoá (宣化; 1918-1995) đã góp nhiều công sức phổ biến và giảng giải.
4) Nội dung kinh Lăng Nghiêm.
          1/.Bản dịch và giảng của HT. Tuyên Hóa.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2/.Bản dịch của BS. Tâm Minh Lê Đình Thám.     
  • Quyển 1      
    Phần Thứ Nhất:Phần Tựa.        
    Phần Thứ Hai:Phần Chánh Tông.        
    Chương I:Chỉ Ngay Chỗ Viên Ngộ.      
    01. Gạn Hỏi Cái Tâm.      
    02. Chỉ Rõ Tính Thấy.      
  • Quyển Hai    
    Chỉ Rõ Tính Thấy (Tiếp Theo).   
    03. Phật Nêu Ra Tính Thấy Ngoài Các Nghĩa Thị và Phi Thị.
    04. Phá Những Thuyết Nhân Duyên, Tự Nhiên để bày Tỏ Sự Thật Nhận Thấy.          Tính Thấy.  
    05. Chỉ Ra Cái Nhận Thức Sai Lầm Để Bày Tỏ Thề Tính Chân Thật.        
    06. Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ.  
  • Quyển Ba    
    Tóm Thu Bốn Khoa và Bảy Đại Về Như Lai Tạng để Phát khởi Chỗ Chân Ngộ (Tiếp Theo).
  • Quyển Bốn  
    07. Chỉ Rõ Sự Tiếp Tục Giả Dối Sinh Ra và Các Đại Không Ngăn Ngại Lẫn Nhau.
    08. Chỉ Tính Diệu Minh Hợp Về Như Lai Tạng, Rời Cả Hai Nghĩa Phi (không là) và Tức (tức là).
    09. Chỉ Mê Vọng Không Có Nhân, Hết Mê Tức Bồ Đề.
    10. Lại Phá Xích Nhân Duyên, Tự Nhiên và Trách Chỉ Biết Nghe Nhiều.   
    11. Chỉ Nghĩa Quyết Định  .
    12. Đánh Chuông Thật Nghiệm Tính Thường.
  • Quyển Năm 
    Chương II:Nương Chỗ Ngộ Mà Viên Tu.        
    01. Nêu Ra Cái Căn Để Chỉ Rõ Chỗ Mê. 
    02. Cột Khăn Để Chỉ Đầu Nút.    
    03. Chỉ Cởi Nút Trước Sau.         
    04. Gạn Hỏi Đại Chúng Về Viên Thông.
  • Quyển Sáu   
    Viên Thông Về Nhĩ Căn.   
    05. Mục Đích Phép Viên Tu.       
    Chương III:Rộng Để Lại Khuôn Phép Tu Hành.       
    01. Nhân Ông A Nan Xin Cứu Độ Đời Vị Lai, Phật Tóm Nêu Ra Ba Nghĩa Quyết Định. 
    02. Chỉ Bày Bốn Lời Dạy Bảo Rõ Ràng Quyết Định.   
  • Quyển Bảy   
    03. Phật Khai Thị Về Mật giáo, Thầm Giúp Cho Những Người Tu Hành.   
    04. Khai Thị Những Phép Tắc Lập Đạo Trường Tu Tu Trì.    
    05. Tuyên Nói Tâm Chú Rộng Khai Thị Những Lợi Ích.        
    06. Khai Thị Những Vị Trí Tu Chứng Trước Sau.        
  • Quyển Tám
07. Chỉ Dạy Tên Kinh.      
08. Nghe Pháp Được Tăng Tiến. 
Chương IV:Phân Biệt Kỹ Càng Các Nghiệp Quả, Phân Tách Rạch Ròi Về Tà Ma Ngoại Đạo.       
01. Hỏi Về Những Tập Khí Vốn Có Sinh Khởi Ra Lục Đạo.    
02. Hỏi Về Việc Bác Không Có Nhân Quả, CBị Sa Mãi Vào Địa Ngục và Về Nghiệp Chung, Nghiệp Riêng.     
03. Khai Thị Về Phận Trong, Phận Ngoài Của Chúng Sinh.   
04. Chỉ Ra Mười Tập Nhân và Sáu Giao Báo.   
05. Tu Nhân Riêng Biệt, Thành Quả Hư Vọng  .
06. Các Cõi Trời Sai Khác.
  • Quyển Chín 
    07. Khai Thị Chỗ Hư Vọng Của Bảy Loài Để Khuyến Khích tu Hành Chánh Pháp.
    08. Phân Biệt Các Ấm Ma.
  • Quyển Mười
09. Chỉ Rõ Thứ Lớp Tiêu Diệt Các Ấm và Giới Hạn Phạm Vi Các Ấm.       
Phần Thứ Ba:Phần Lưu Thông   .
01. Lưu Thông Của Kinh Này.     
02. Lưu Thông Chung.
3) Tóm tắt nội dung của kinh Lăng Nghiêm.
Quyển 1:  Kinh nói về xuất xứ của thần chú Lăng nghiêm và hoàn cảnh của ngài A-Nan gần đánh mất giới thể, do đánh mất chánh niệm khi gặp nàng Ma-đăng-già.
Quyển 2:  Đức Phật nói về tâm, và khẳng định tâm là hệ quy chiếu của sanh tử, của khổ đau và Niết-bàn, của phàm và thánh. Cuộc thảo luận của đức Phật và tôn giả A-nan cũng xoay quanh vị trí của tâm.
Quyển 3:  Giải thích mối quan hệ của tâm và đối tượng phân biệt, bao gồm các hình sắc đối với mắt, các âm thanh đối với tai, các mùi vị hấp hẫn cũng như khó chịu đối với mũi, các vị ngọt của thức ăn cũng như đắng cay mặn ngọt đối với lưỡi, cảm giác nóng lạnh dễ chịu và khó chịu đối với thân, các suy tưởng về quá khứ-hiện tại-vị lai hay tư duy-sáng tạo hoặc các hoạt động trí não đối với ý.
Ngoài ra tâm còn vượt ra khỏi mọi phạm trù, mọi ý niệm hòa hợp hay không hòa hợp. Tâm trong kinh được coi là đầu mối của các cấp độ tâm linh, và tương thích đối với Nhân-Quả trong quá trình sống của con người. Mối quan hệ giữa tâm về 5 ấm(uẩn), 6 nhập(căn), 12 xứ, 18 giới, 7 đạiđược phân tích rất rõ ràng khúc chiết trong chương này .
Quyển 4:  Khái quát về bản chất của 4 đại như Đất, Nước, Gió, Lửa. Mối quan hệ giữa không và sắc, sắc và không, vật thể và tính không tự thể (Không tính), tính không tự thể và vật thể được nói đến rất sâu sắc. Đức Phật dạy vọng tâmlà đầu mối của sanh tử luân hồi, chân tâmthường trú là đầu mối của cảnh giới thánh. Như Lai tạng là nơi chứa các hạt giống Phật, thánh, người và các loài chúng sanh. Đặc biệt đức Phật cũng khai thị về bản chất của tánh nghe. Mọi hoạt động về thấy nghe và hiểu biết là hoạt động không ngừng.
Quyển 5:  Vô minh là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, nếu không chuyển hóa vô minh thì mãi mãi chìm trong sanh tử luân hồi. Dưới tác động của các giác quan nếu không chuyển hóa vô minh thì sẽ bị trôi mãi trong dòng sanh tử. Chân lý Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã) nơi các đức Phật là như nhau. Hai mươi bốn vị Bồ-tát trình bày về nguyên nhân chứng ngộ của mình. Các pháp môn này đưa đến quả chứng A-la-hán .
Quyển 6:Bồ-tát Quán Thế Âm trình bày phương pháp tu Nhĩ căn viên thôngvà được đức Phật xác nhận đây là pháp môn tối ưu cho chúng sanh ở cõi Ta Bà, phù hợp với đa số quần chúng. Tùy theo hoàn cảnh mà Bồ-tát Quán Thế Âm ứng thân ra 32 tướng và đồng hành cùng bốn vô úy trong việc hoằng pháp.
Quyển 7:Giới thiệu về tâm lực của thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Đây là chương giới thiệu về Mật tông tại Trung Quốc .
Quyển 8:Các phương pháp và các tiến trình tu chứng, biện chứng về khổ và vui. Các loại khổ do 6 giác quan gây ra.
Quyển 9:Giới thiệu về 2 cảnh giới Sắc giới và Vô sắc giới, 4 loại A–tu-la. Giới thiệu chi tiết về Ngũ ấm ma: Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, Thức ấm.
Quyển 10:Giới thiệu thêm Hành ấm và Thức ấm trong quá trình tu tập.
Theo Ron Epstein, ta có thể nhận ra ảnh hưởng của Mật tông 密宗và Duy Thức tông 唯識宗(Du-già Hành tông 瑜伽行宗) trong kinh Lăng Nghiêm qua 2 sự kiện không may của thị giả A-nan-đà như sau:
1/. Tính vô hiệu của Pháp (sự giảng dạy) khi không có tu tập thiền định.  Như trường hợp thị giả  A-nan-đà đã nằm lòng giáo lý của đức Phật nhưng không hành thiền.
Kinh có những chỉ dẫn cụ thể liên quan đến thiền định, miêu tả 57 giai đoạn đến cảnh giới Bồ Tát, giải thích rõ ràng về nghiệp và tái sinh, cũng như sự trình bày 50 "tâm giới" ma quỷ mà người tu tập có thể gặp phải trên con đường thực nghiệm.
2/. Sự quan trọng của việc giữ giới:  Thị giả  A-nan-đà là nạn nhân của một nghiệp xấu dẫn đưa gặp một kỹ nữ, A-nan-đà được cứu thoát nhờ một thần chú do đức Phật đề ra.
Kinh cũng khai triển sự phân biệt giữa ý thức phân biệt  và chân tâm phổ cập (chứng ngộ trọn vẹn) hiện diện không phân biệt trong tất cả các pháp.
Theo Thiền sư Hám Sơn Đức Thanh (triều đại nhà Minh), kinh Lăng Nghiêm chỉ có thể được thông hiểu gián tiếp qua tu tập loại trừ mọi dấu vết của sự phân biệt có ý thức.
Ở Trung Hoa, kinh Lăng Nghiêm có một vị trí cũng quan trọng như kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm và kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Trên khía cạnh thiết thực, đoạn cuối của kinh mô tả 50 "tâm giới" (10 cho mỗi uẩn), ma quỷ cản trở tiến bộ tâm linh. Đoạn này cũng như những chú giải liên quan đến Chú Lăng Nghiêm rất được nhiều người ưa đọc.
Thiền sư Tuyên Hoá (1918-1995), một trong những vị đại sư đề xướng kinh Lăng Nghiêm, cũng nêu ra trước giá trị của kinh giúp báo động về các vị thầy thiếu chân chính.
II. Những vấn đề chính trong kinh Lăng Nghiêm.
1) Về Tâm:  Vọng tâm và Chân tâm.
Trọng tâm của Phật giáo không phải là thay đổi thế giới mà là thay đổi Tâm, và bằng cách đó thay đổi cuộc sống. Có một châm ngôn khá nổi tiếng trong đạo Phật, đó là câu: “Nếu người làm chủ được Tâmmình, thì người làm chủ được thế giới.” và thế giới bị dẫn dắt bởi Tâm.
Có 3 từ ngữ thườngđược hiểu như là Tâm, đó làÝ, ThứcTâm,và chúng được dùng chung với nhau rất chặtchẽ.Tùy theo nội dung của giáo lý, 3 từ này được dùng như một yếu tố nhận thức.
- Ý:  Là những ý tưởng suy lường bên trong đầu óc.
- Thức:  Là những ý tưởng đối đãi phân biệt (hiểu biết) được lưu giữ bên trong.
 - Tâm:  Là những ý tưởng bao hàm tất cả hai phần Ý và Thức. Theo đó ta có các cách gọi cụ thể là Tâm ý hay Tâm thức.
Bản chất của Tâm ý và Tâm thức là do Duyên khởi, nên chúng không là những thực thể, cho nên chúng được gọi và Vọng tâm. Sống dính mắc vào Vọng tâm là đồng hành cùng phiền não.
Nhận thức Tâm ý và Tâm thức là do Duyên khởi, không phủ bác chúng nhưng cũng không dính mắc vào chúng, cho nên gọi đó là Chân tâm. Sống tự tại cùng Chân tâm là đồng hành cùng Niết-bàn.
Theo kinh Lăng nghiêm, muốn hiểu rõ kinh Phật, chúng ta cần biết kết cấu của Tâm. Kinh Lăng Nghiêm giải rõ thế nào là Vọng tâm và Chân tâm. Theo đó, có ngộ được Chân tâm thì chúng sanh mới tự do tự tại, trí tuệ vô ngại ..., vượt qua được trầm luân, không bị động trong biển sanh tử khổ não. Đây là phương pháp mà mười phương chư Phật tu hành đã đạt thành đạo chứng quả.
- Chân tâm(真心;  E: Enlightened mind, Natural mind) là tâm chân thực, là tâm vượt lên các đối đãi phân biệt. Như thế, có thể nói rõ hơn Chân tâm chính là Chân như tâm  hay Như Lai tạng tâm (*). Tịnh Độ chân tông Nhật bản gọi Chân tâm là Tín tâm tha lực.
-Vọng tâm(妄心;  E: Unenlightened mind)  là tâm hư dối, tâm hư vọng điên đảo chấp vào các đối đãi phân biệt cực đoan, mà phàm phu phát động trong các sinh hoạt hàng ngày.
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật dạy chi tiết về tâm thức (= lục thức), là sự kết hợp hỗ tương của lục căn với lục trần.
LỤC CĂN + LỤC TRẦN => LỤC THỨC
(vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức
 
 
--------------
(*) Chú thích:
- Chân như(真如;  P: Tathatā;  S: Tathātā):  Là Chân lý như thực, Thực tại. Đây là một trong những cách nói của chân lý Duyên khởi.
- Như Lai tạng(如來藏;  S: Tathāgata-garbha):  Là bản tính thanh tịnh, chân thật và vượt thoátẩn tàngtrong thân phiền não của tất cả chúng sinh. Tất cả hiện tượng ô nhiễm và thanh tịnh đều duyên theo Như Lai tạng mà sinh khởi, cho nên Như Lai tạng còn gọi là Như Lai tạng duyên khởi. Trong các kinh luận, tư tưởng Như Lai tạng mô tả Chân lý như thực này thường được dùng để nói rõ về ý nghĩa mê và ngộ đối lập trong con người.
            Vì thế, Chân như và Như Lai tạng được xem là đồng nghĩa.
 
=>  Đối chiếu với hệ kinh văn Nikāya:
- Trong kinh Tương Ưng Chư Thiên VII: Phẩm Thắng 62 có chép:
Vật gì dắt dẫn đời?
Vật gì tự não hại?
Và có một pháp nào,
Mọi vật đều tùy thuộc?
                                                           *
Chính Tâm dắt dẫn đời,
Chính Tâm tự não hại,
Chính Tâm là một pháp,
Mọi vật đều tùy thuộc.
          - Trong kinh Pháp Cú, kệ 1 và 2 có chép:
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, Tâm tạo tác;
Nếu với Tâm ô nhiễm,
Nói năng hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
                                                           *
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm làm chủ, Tâm tạo tác;
Nếu với Tâm thanh tịnh,
Nói năng hay hành động,
An lạc bước theo sau,
Như bóng, không rời hình.
          - Trong Duy Thức học có viết:
                    “Vạn pháp duy Thức” có nghĩa là Vọng tâm làm ra vạn pháp.
          2) Về “tánh Thấy” -  Kiến tính.
          Chữ  Tánh = Tính (性) trong Phật giáo dùng để chỉ bản tính  hay bản chất của sự vật, đó là tính chất thể hiện nhận thức chân lý nơi sự vật. Chẳng hạn:
          - Không tính空性(tức tính Không), dùng để chỉ ra tính chất không có thực thể của sự vật, là hệ luận từ chân lý khách quan Duyên khởi đã được đức Phật Thích Ca chứng ngộ khám phá ra.
          - Giác tính覺性= Ngộ tính悟性=  Kiến tính見性,  dùng để chỉ ra tính chất thực,  tức bản chất thực  của sự vật hợp với chân lý khách quan Duyên khởi. Đây là tính chất thực nơi sự vật được nhận thức (thấy) đúng đắn đối với bậc giác ngộ chân lý.
          Nói chung, các cách nói Không tính, Giác tính, Ngộ tính, Kiến tính, Chân tính, Phật tính, Tự tính, Vô thường tính, Vô ngã tính, …đều xuất phát từ Duyên khởi tính, nghĩa là tất cả đều đồng nghĩa với nhau.
          Theo đó, tánh Thấy= tính Thấy(theo cách nói của tiếng Việt) trình bày nơi kinh Lăng Nghiêm được xem là Ngộ tính = Kiến tính(theo cách nói của tiếng Hán).
Một trong những nét tinh yếu đặc trưng của Thiền tông thường được tóm tắt được như sau:
Giáo ngoại biệt truyền - Bất lập văn tự
Trực chỉ Chân tâm - Kiến tính thành Phật.
教外別傳- 不立文字
直指人心- 見性成佛
 (Truyền giáo pháp ngoài kinh điển - Không lập văn tự,
Chỉ thẳng Chân lý - Thấy Không tínhthành Phật).
          Thiền sư Cảnh Sầm (Trường Sa) sống vào thế kỷ thứ 9, đời thứ tư sau  Lục Tổ nói rằng: “Cùng khắp mười phương thế giới là con mắt của Sa-môn! Cùng khắp mười phương thế giới là toàn thân của Sa-môn! Cùng khắp mười phương thế giới là quang minh của chính mình! Cùng khắp mười phương thế giới không ai chẳng phải là chính mình. Ta thường nói với các ông: Ba đời chư Phật, pháp giới, chúng sanh là cái ánh sáng của Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa”.
          3) Về Thập Nhị Xứ và Thập Bát Giới.
          1/. Thập nhị xứ(十二處;  S: Dvādaśa āyatanani;  E: Twelve sense fields)  cũng gọi  Thập nhị nhập  có nghĩa là 12 pháp nuôi lớn tâm và tâm sở. Thập nhị xứ được xem là bao hàm (thu nhiếp) hết tất cả các pháp, gồm:
- Lục nội xứ (6 chỗ bên trong = 6 căn):  Gồm nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý  là 6 cơ quan cảm giác thuộc về chủ quan.
-  Lục ngoại xứ (6 chỗ bên ngoài = 6 cảnh trần):  Gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc  là các đối tượng của nhận thức thuộc về khách quan.
2/.Thập Bát Giới.
- Mỗi căn trong lục căn có một “lãnh vực hoạt động riêng” gọi là “giới”. Ví dụ như mắt chỉ nhìn thấy trong phạm vi “hình và sắc” nên gọi là “nhãn giới”; tai chỉ nghe thấy trong phạm vi tiếng động, gọi là “nhĩ giới”…  Với lục căn ta có 6 “căn giới”:
Nhãn giới, Nhĩ giới, Tỉ giới, Thiệt giới, Thân giới, Ý giới.
- Mỗi trần là đối tượng của căn, cũng hợp thành “lãnh vực riêng”, gọi là “giới”. Ví dụ như “vật có sắc hình” được nhìn thấy bằng mắt nên gọi là “sắc giới”; “âm thanh” được nghe thấy bằng tai, gọi là “thanh giới”… Với lục trần ta có 6 “trần giới”:
Sắc giới, Thanh giới, Hương giới, Vị giới, Xúc giới, Pháp giới.
          - Mỗi thức, kết quả khi căn tiếp xúc với trần sinh ra những “cái thấy biết”, cũng hợp thành một “lãnh vực riêng”, một “giới” riêng, goị là “thức giới”. Ví dụ mắt (chủ động) nhìn thấy vật có hình sắc (cái bị thấy) sinh ra nhận thức về hình ảnh của vật, và ta gọi là “nhãn thức giới”. Với lục thức ta có 6 “thức giới”:
Nhãn thức giới, Nhĩ thức giới, Tỉ thức giới, Thiệt thức giới, Xúc thức giới, Ý thức giới.
          Tổng hợp chung là 18 giới gọi là “Thập bát giới”. “Thập bát giới” bao gồm mọi thứ trong vũ trụ mà con người thấy biết được bằng lục căn, tượng trưng cho thế giớibên ngoài một cá nhân là Ta (hay uẩn), hay với nghĩa hẹp hơn để chỉ Người khác (hay chúng sanh) khi muốn phân biệt với Ta.  Ví dụ ta đã từng biết hai chữ Uẩn và Giới, mang nghĩa phân biệt đối đãi giữa TA và NGƯỜI (hoặc TA và chúng sinh, hoặc TA với thế giới bên ngoài), trong câu kinh quen thuộc sau đây, nói về “tính không hai”:
          “Một là thiện, hai là bất thiện, còn Phật tính chẳng phải thiện chẳng phải bất thiện, gọi là tính không hai.Uẩn  Giới phàm phu thấy hai, người trí liễu đạt tính của chúng không hai, tính không hai là Phật tính”
Ở đây, Uẩn và Giới dùng để diễn tả sự phân biệt giữa TA và NGƯỜI (hay nói rộng hơn là CHÚNG SANH), đức Phật muốn nói về cái tâm phân biệt TA/NGƯỜI của phàm phu (phàm phu thấy hai), còn người trí không mang tâm phân biệt ấy nên gọi đã đạt được Phật tính.
=>  Đối chiếu với hệ kinh văn Nikāya:
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy giá trị lớn lao của việc hộ trì 6 căn: "Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Đối với Bồ-tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
          4) Về Viên thông – Nhĩ căn viên thông.
          1/.Viên thông.
          - Viên 圓:  Là tròn đầy, trọn vẹn. 
          - Thông 通:  Là trơn tru không trở ngại // sâu rộng.
          Theo đó, viên thông圓通chỉ sự thấu suốt hết lẽ đạo, lẽ thật (chân lý Duyên khởi) một cách toàn vẹn. Viên thông là một pháp tu.
          Trong kinh Lăng Nghiêm Chánh Mạch Sớ (經楞嚴正脈疏, Tục Tạng Kinh Vol. 12, No. 275) quyển 5 có câu:  “Viên thông tức là sáu căn cùng tác dụng lẫn nhau, là quả cùng khắp viên dung – Viên thông     tức Lục Căn hỗ dụng, châu biến viên dung chi quả (圓通卽六根互用、周遍圓融之果).
          Vì cơ duyên của chúng sinh khác nhau nên pháp tu để chứng được viên thông cũng bất đồng. Có 25 viên thông là những phương pháp chứng ngộ tròn đầy trùm khắp và vô ngại của bậc thánh Bồ-tát và Thanh-văn. Con số 25 bao gồm 6 trần, 6 căn, 6 thức và 7 đại, đó là:
1. Sắc trần:  Viên thông của tỉ khưu Ưu-ba-ni-sa-đà.
2. Thanh trần: Viên thông của các ngài Kiêu-trần-na...
3. Hương trần: Viên thông của đồng tử Hương-nghiêm.
4. Vị trần: Viên thông của 2 vị: Dược vương, Dược thượng.
5. Xúc trần: Viên thông của ngài Bạt-đà-la...
6. Pháp trần: Viên thông của ngài Ma-ha-ca-diếp.
***
7. Nhãn căn: Viên thông của ngài A-na-luật-đà.
8. Nhĩ căn: Viên thông của Bồ-tát Quán-thế-âm.
9. Tị căn: Viên thông của ngài Chu-lợi-bàn-đặc-ca.
10. Thiệt căn: Viên thông của ngài Kiều-phạm-bát-đề.
11. Thân căn: Viên thông của ngài Tất-lăng-già-bà-ta
12. Ý căn: Viên thông của ngài Tu-bồ-đề.
***
13. Nhãn thức: Viên thông của ngài Xá-lợi-phất.
14. Nhĩ thức: Viên thông của bồ tát Phổ-hiền.
15. Tị thức: Viên thông của ngài Tôn-đà-la-nan-đà.
16. Thiệt thức: Viên thông của ngài Phú-lâu-na.
17. Thân thức: Viên thông của ngài Ưu-ba-di.
18. Ý thức Tâm đạt: Viên thông của ngài Mục-kiền-liên.
***
19. Hỏa đại: Viên thông của ngài Ô-sô-sắt-ma.
20. Địa đại: Viên thông của Bồ-tát Địa-trì.
21. Thủy đại: Viên thông của đồng tử Nguyệt-quang.
22. Phong đại: Viên thông của Pháp-vương-tử Lưu-li-quang.
23. Không đại: Viên thông của bồ tát Hư-không-tạng.
24. Thức đại: Viên thông của bồ tát Di-lặc.
25. Tịnh đại: Viên thông của bồ tát Đại-thế-chí.
2/. Nhĩ căn viên thông.
Nói chung, bất cứ pháp môn nào giúp khai mở nội tâm đạt tới Chân tâm sáng suốt, nghĩa là quán triệt chân lý Duyên khởi, thì đều là phương pháp viên thông cả.
Nhĩ căn viên thôngtức là thấy ra bản chất của sự nghe. Sự nghe đến rồi đi, sinh rồi diệt, tùy duyên mà biến hiện vô cùng tận.
Vọng tâm phân biệt và bám chấp vào các cực đoan hay-dở, tốt-xấu … của cái nghe, sự nghe chỉ dẫn đến phiền não. Khi nghe lời khen hay chê, tán dương hay chỉ trích … mà khởi vui, buồn, giận … là cái nghe bị nhiễm ô nơi chúng sinh.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Chương Viên Thông, Bồ-tát Quán Thế Âm có dạy: ‘Xoay cái nghe, nghe nơi tự tính; tính nghe trở thành đạo vô thượng; viên thông đúng là như thế ’ (Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo, viên thông thật như thị   -  反聞聞自性。性成無上道。圓通實如是。). Ðây là cương lĩnh tu hành của Bồ-tát Quán Thế Âm. 
“Phản văn” 反聞nơi đây không những chỉ cho sự nghe nơi căn tai, mà hàm chứa cả sáu căn (tức thâu nhiếp cả sáu căn). Nghĩa là khi nhĩ căn đã viên thông, thì 5 căn còn lại cũng đồng một thấu hiểu Duyên khởi mà thành tựu.
[Xin xem thêm mục từ Viên thông]
5) Về Chân ngôn:  Thần chú Thủ lăng Nghiêm.
          1/.Chân ngôn (真言;  S: Mantra, Dhāraṇī)  =  Thần chú神咒  có nghĩa là lời của lẽ thật, là biểu hiện của lẽ thật, là công cụ của tâm.
          Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ hoặc câu kệ chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, Chân ngôn được giải thích là những năng lực bí mật của vũ trụ tiết lộ cho các hành giả thấu thị (S: ṛṣi) trong lúc thiền định.
Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó làm phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả tu tập. Hành giả có thể tập trung tâm ý một cách có ý thức nơi một âm tiết để phát triển nội quán và xem đó là đối tượng của thiền quán đưa đến tỉnh giác.
Chân ngôn có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Chân ngôn chỉ là công cụ để gom kết những nguồn năng lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút ánh sáng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia sáng và chuyển hóa những tia sáng dàn trải lan man đó trở thành một điểm sáng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).
          Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một nhận xét như sau :
- Mantra (Chân ngôn 真言) thường có khuynh hướng ngắn hơn Dhāraṇī (Tổng trì 總持).
- Cả hai Mantra và Dhāraṇī đều chứa một số phần có âm không thể hiểu như Om, hay Hūm, mà có lẽ đó là lý do khiến một số người xem chúng về cơ bản là vô nghĩa.
- Mantra dùng riêng cho các nghi thức Phật giáo có tính chất bí mật trong khi Dhāranī được thấy dùng trong cả hai nghi thức mật và hiển (công khai).
- Dhāranī cũng được xem như để bảo vệ những ai tụng đọc, tránh khỏi các ảnh hưởng ác độc và các tai họa.
2/.Thần chú Thủ Lăng Nghiêm.

Thần chú Thủ lăng Nghiêm
          Chú Lăng Nghiêm (S: Śūraṅgama Mantra) là một thần chú dài và lâu đời của Phật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặc dù tương đối chưa được biết đến ở Tây Tạng hiện đại, nhưng có một vài bản văn của Chú Lăng Nghiêm nằm trong kinh điển Phật giáo Kim Cương Thừa. Nó liên quan đến trường phái Tangmi và Shingon.
Do đây là bài thần chú, nên từ “Thủ Lăng Nghiêm” còn được dịch là “Đại Định Kiên cố”. Theo đó, thần chú Lăng Nghiêm hay Thủ Lăng Nghiêm được đọc tụng nhằm hướng tâm về bản chất “Đại Định Kiên cố” này.
Theo chương mở đầu của kinh Lăng Nghiêm, thì truyền thuyết về nguồn gốc Chú Lăng Nghiêm có từ khi đức Phật Thích Ca cứu Tôn Giả A Nan (Ananda). Trước khi tuyên thuyết bài chú, từ nơi Nhục Kế (S: Uṣṇīṣa) trên đỉnh đầu đức Phật phóng ra luồng ánh sáng vô cùng quý báu, trong ánh sáng phun ra hoa sen ngàn cánh, có một vị Như Lai ngồi trên hoa sen này.
          Phiên bản được phổ biến hiện nay của Kinh Lăng Nghiêm và Chú Lăng Nghiêm được xem là do tỳ kheo Shramana Lokasema đến Trung Quốc khoảng những năm 168-179 tCN (thời nhà Đường), đã chuyển ngữ từ tiếng Phạn sang tiếng Trung Quốc.
Cho đến ngày nay, các tăng ni trong truyền thống Phật giáo Trung Quốc, cũng như nhiều Phật tử theo nhiều trường phái khác cũng niệm thần chú này như là một khía cạnh thiết yếu của việc thực hành hàng ngày.
3/.Tâm chú Thủ Lăng Nghiêm.

          Tâm chú Lăng Nghiêm là phần tinh yếu của bài chú Thủ Lăng Nghiêm, đó là 34 chữ cuối cũa bài chú này. Người trì chú có thể thường xuyên nhớ và sử dụng 34 chữ này:
          “Án a na lệ, tỳ xá đề bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng đô lô ung phấn, ta bà ha. ”    
6) Về ma chướng.
1/.Ma – Ma cảnh.
Trong Phật giáo, từ ma 魔hay ma cảnh 魔境dùng để chỉ những cảm giác và hiện tượng quái dị mà hành giả có thể trải qua trong khi toạ thiền. Những hiện tượng này gồm: âm thanh, hình tượng lạ, hương vị, những hoạt động thân thể ngoài ý muốn… và đôi khi nhìn được việc sẽ xảy ra; tất cả đều gây trở ngại cho người tu học.  Do đó, hành giả không nên coi trọng những hiện tượng kinh dị hay cám dỗ này, mà hãy bất động và tiếp tục tu tập.
Trong một ý nghĩa bao quát hơn thì tất cả những cảnh mà phàm phu, người chưa thức tỉnh, nhận thức được cũng đều gọi là ma hay ma cảnh. Chỉ có những bậc Giác ngộ mới thấy được chân cảnh 真境(bản chất thực của cảnh, của ma cảnh).
2/.Ma chướng.
Ma chướng魔障là những trở lực đối với người tu học, có 2 dạng:
          1.Nội ma內魔hay Nội chướng 內障:   Đó là những ma cảnh, là trở lực trong nội tâm, là các phiền não như Tham dục, Sân nhuế, Si mê ... Trong Vãng sinh yếu tập quyển thượng (Đại 84, 37 trung) nói: “Hoặc có loài quỉ do nội chướng nên ăn không được, nghĩa là miệng nhỏ như lỗ kim, bụng to như núi, dẫu có gặp thức uống ăn cũng không cách nào ăn được.” 
          2.Ngoại ma外魔hay Ngoại chướng 外障:   Đó là những trở lực từ bên ngoài đến gây chướng ngại cho người tu đạo, tức chỉ cho Thiên ma天魔. Thiên ma, gọi đủ là Tha hóa tự tại thiên tử ma. Ma vương và quyến thuộc của ma này ở tại tầng trời thứ 6 của cõi Dục, thường cản trở những việc thiện của loài người, ganh ghét chính pháp của bậc Hiền Thánh, gây chướng ngại cho việc thành tựu thiện căn xuất thế của người tu hành. [Xin xem Luận Đại trí độ Q.5, 56, 68;  (xt. Tứ Ma, Ma]) .               
          3/.50 hiện tượng Ngũ ấm ma五陰魔(= Ngũ uẩn ma 五蘊魔).
          Ngũ ấm ma là những Nội ma chướng, được trình bày theo tính chất của Ngũ ấm (= Ngũ uẩn), gồm 50 loại thường xuất hiện trong thiền định.
1 .Sắc ấm (10 hiện tượng)             
2 . Thọ ấm (10 hiện tượng)            
3 .Tưởng ấm (10 hiện tượng)      
4 .Hành ấm (10 hiện tượng)        
5 .Thức ấm (10 hiện tượng)    
          Dưới đây là chi tiết của 50 cảnh ma (Xin bấm vào “Xem thêm” bên dưới, để tra cứu giải thích chi tiết):
I/. MƯỜI CẢNH MA VỀ SẮC ẤM  
1. Thân thể không bị chướng ngại.       
2. Lượm bỏ trùng độc trong thân.          
3. Nghe trong hư không có tiếng nói pháp.       
4. Thấy Phật hiện và hoa sen nở.         
5. Thấy các vật báu đầy cả hư không.    
6. Thấy ban đêm như ban ngày. 
7. Thân thể không biết đau.        
8. Thấy cảnh giới Phật hiện khắp nơi.
9. Ban đêm thấy, nghe được phương xa.
                              10. Thân hình biến hóa, nói pháp thông suốt.
Kinh chép:   
          Này A Nan!  Mười cảnh ma này, đều do trong lúc tu thiền, hành giả dụng tâm phá trừ sắc ấm, nên nó biến hiện ra các cảnh như vậy.  Nếu khi gặp những cảnh ấy, mê lầm không biết, cho mình đã chứng Thánh thì bị ma nó ám ảnh, rồi sanh đại vọng ngữ, nói mình thành đạo chứng quả v.v....sau khi chết rồi đọa vào địa ngục vô gián.  Vậy khi ta nhập diệt rồi, các ông nên y lời ta dạy, đem những việc ma này, giảng dạy cho người tu hành đời sau, bảo hộ cho người tu hành đặng đạo quả, chớ để cho họ bị thiên ma nhiễu hại.   

                    II/.MƯỜI CẢNH MA VỀ THỌ ẤM :          
1. Thấy loài vật, thương khóc.   
2. Chí dõng mãnh bằng Phật.     
3. Tâm nghĩ tưởng khô khan.     
4. Đặng chút ít cho là đầy đủ.    
5. Tâm buồn rầu vô hạn. 
6. Vui cười không thôi.     
7. Sanh đại ngã mạn.      
8. Tâm sanh khinh an.     
9. Chấp không.      
10.  Vì quá tham ái nên sanh ra cuồng.
Kinh chép:   
          A Nan, mười cảnh ma này, đều do trong lúc tu thiền, hành giả dụng tâm phá trừ thọ ấm, nên tự hiện ra các cảnh như vậy. Nếu hành giả mê lầm không biết, cho rằng chứng Thánh, thì bị ma dựa vào, làm nhiễu hại đến thế; chết rồi đọa vào địa ngục vô gián.
          Sau khi Ta nhập diệt, các ông nên đem lời Ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng sanh đời sau, bảo hộ người tu hành được thành đạo Bồ-đề, chớ để cho họ gặp các loài ma chuớng làm hại, mà phải bị đọa vào ác đạo.  
 
                    III/. MƯỜI CẢNH MA VỀ TƯỞNG ẤM :  
1. Tham cầu diệu dụng.
2. Tham cầu du ngọan.    
3. Cầu ngộ chơn lý.
4. Móng tâm muốn biết nguồn gốc của muôn loài.   
5. Tham cầu cảm ứng linh nghiệm.      
6. Tham cầu ở chỗ vắng vẻ tịch mịch.  
7. Tham cầu biết kiếp trước.      
8. Tham cầu thần thông. 
9. Tham cầu không không.        
10. Tham cầu sống lâu.   
Kinh chép:   
          A Nan, mười món ma tưởng ấm này, ở trong đời mạt pháp, sẽ giả làm người xuất gia tu hành, trong đạo của Ta, hoặc nhập vào người, hoặc tự hiện hình, đều tự xưng rằng: “Đã chứng quả Phật”. Chúng khen ngợi việc dâm dục, phá giới luật của Phật. Ma thầy, ma trò cùng nhau tryền dạy, làm hại cho người đến nhiều đời lắm, khiến người chơn tu mất chánh kiến, bị đọa làm bà con quyến thuộc của ma.
Các ông ngày nay đã được độ ra khỏi sanh tử luân hồi rồi, vậy các ông phải khởi lòng đại bi, không nên nhập diệt sớm, phải nguyện ở lại đời mạt pháp để cứu độ những người chơn chánh tu hành đời sau, khỏi bị ma nhiễu hại.    
          Các ông tuân theo lời ta dạy đây, mới gọi là đền đáp ơn Phật. Các ông gắng bảo hộ người tu hành, nên đem lời nói của Ta đây truyền dạy cho chúng sanh đời sau, khiến cho họ hiểu rõ các việc ma, để khỏi bị Thiên ma nhiễu hại và mau được thành đạo vô thượng.

IV/. MƯỜI CẢNH MA VỀ HÀNH ẤM
1. Chấp không nguyên nhơn sanh
2. Bốn món chấp thường
3. Chấp một phần thường, một phần vô thường
4.  Chấp có bốn món biên giới
5. Bốn món luận nghị rối loạn không có nhứt định
6. Chấp mười sáu tướng có
7. Chấp tám món vô tướng
8. Chấp tám món cu phi
9. Chấp năm món đoạn diệt
10. Chấp năm món Niết bàn hiện tại
Kinh chép:
          A Nan, mười cảnh ma về hành ấm này, là do hành giả dụng tâm sai lầm nên mới sanh ra như vậy. Vì hành giả mê mờ không biết, tự cho là chứng Thánh, sanh đại vọng ngữ, nên đọa vào ngục vô gián. Vây các ông nên đem các việc ma này truyền dạy cho chúng sanh đời sau, chớ để cho người tu thiền bị tâm ma khởi lên làm hại đến thế. Các ông phải bảo hộ người tu hành đi thẳng đến đạo Bồ đề, chớ để cho họ gặp con đuờng chia tẽ.
V/. MƯỜI CẢNH MA VỀ THỨC ẤM
1. Chấp minh đế
2. Chấp năng sanh
3. Chấp chơn thường
4. Chấp cỏ cây cũng đều biết
5. Chấp tứ đại hóa sanh
6. Chấp hư vô (*)
7. Tham cầu sống lâu
8. Tham luyến cảnh dục
9. Định tánh Thinh văn
10.  Định tánh Duyên giác.
---------
(*) Chú thíchTrong các kinh của Phật giáo Bắc truyền, các từ Hư vô 虛無, Như Lai tạng如來藏đồng nghĩa với Phật tính, Pháp giới, Chân như , với ý nghĩa như là Thể tính vũ trụ.
Kinh chép:
          A Nan, mười món ma này, do người tu thiền, khi dụng tâm phá trừ thức ấm, nên nó biến hiện ra các cảnh như vậy. Vì mất chánh tri kiến, mê lầm tánh Bồ đề, khởi tâm chấp trước, cho mình đặng thiền, đặng đạo, thành Phật, thành Thánh v.v... có người sanh ra điên cuồng, nên đều đọa về ngoại đạo cả.
          Vậy các ông phải giữ gìn nơi lòng, vâng lời ta dạy: Sau khi ta diệt độ rồi, các ông phải đem lời ta dạy đây mà truyền dạy cho chúng sanh đời sau, bảo hộ người tu hành, chớ để cho chúng ma làm hại. Trên đường tu hành họ được thẳng vào chỗ tri kiến của Phật chẳng gặp các đường tẽ.
          Này A Nan, người trong khi tu thiền, gặp ma nó biến hiện ra nhiều cảnh rất là vi tế, nếu các ông hiểu biết, rửa sạch tâm cấu nhiễm, chẳng khởi tà kiến, thì cảnh ma kia lần lần tiêu diệt, các ông sẽ thẳng đến đạo Bồ đề.
          Còn như đời sau, có chúng sanh nào chẳng dám tu thiền, sợ bị các ma nhiễu hại, thì ông nên khuyên họ nhất tâm trì chú Lăng Nghiêm này, để các ma chướng kia không thể hại được, rồi cũng thẳng đến được đạo Bồ đề.
          Khi Phật nói Kinh này rồi, toàn cả hội chúng, nào là: Tăng, Ni, thiện nam, tín nữ, trời, người, thần A tu la, Thánh, Tiên, quỉ thần, Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát, tất cả đều hoan hỷ lễ Phật rồi trở lui.
 
          4/. Thiên ma Ba-tuần.
          Trong 6 tầng trời Dục giới (Tứ thiên vương, Đao lợi, Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc, Tha hóa tự tại) thì Tha hóa tự tại là cõi trời cao nhất, chư thiên ở đây có phước báo về các phương diện như dung sắc, thọ mạng, sức mạnh lớn nhất. Tha hóa tự tại thiên có nghĩa, chư vị thiên ở cõi này thọ hưởng dục lạc thắng diệu của cõi trời từ nơi các vị thiên khác, biết được ý muốn của vị trời ấy nên hóa hiện ra để dâng lên. Ba-tuần là vị vua trời cõi này, ngoài việc cai trị cõi trời của mình còn thống lĩnh các cõi trời thấp hơn.
Theo Từ điển Phật học Huệ Quang: Thiên ma Ba-tuần (天魔波旬;  P: Māra Pāpiya)gọi là Sát giả, là kẻ giết hại pháp thân huệ mạng của người thiện, lúc nào cũng theo phá những người tu tập Chánh pháp, nhất là những vị sắp chứng đạt Thánh quả. Thiên ma Ba-tuần là kẻ phá Phật lúc sắp thành đạo.
Việc hóa sinh lên 6 cõi trời Dục giới đều tùy thuộc cấp độ phước báo. Thiên ma Ba-tuần cũng vậy, được làm vua trời Tha hóa tự tại căn bản vẫn do phước quả dị thục thập thiện trong quá khứ tạo nên, chỉ trừ một việc là không tin vào Chánh pháp, chấp thủ tà kiến tự ngã và thường đoạn kiến sâu nặng, không muốn có người tu đắc đạo thoát khỏi luân hồi trong ba cõi.
Tương đồng với phước nghiệp của Thiên ma Ba-tuần xét kỹ trong nhân gian cũng không phải là hiếm. Đây là những người có tu tạo thiện nghiệp mà không gieo duyên với Phật pháp. Vì không tin Phật pháp, thêm chấp thủ tà kiến, không muốn mất quyến thuộc nên Thiên ma thường phá hoại thành quả tu hành của người sắp đắc đạo. Không phải ngay lúc khởi lên niệm xấu liền bị đọa mà phải đợi đến khi hết phước trời, cộng thêm tội phá hoại Chánh pháp nên thiên ma Ba-tuần bị đọa vào cõi khổ.
Câu chuyện về Thiên ma trong kinh ghi lại như sau:
Thuở xưa, Tổ Ưu Bà Quật Tôn giả đang nhập định, bị Thiên ma Ba tuần khuấy nhiễu... Đến khi xuất định, Ngài dùng thần thông hàng phục được Thiên ma. Sau khi chúng đã hối ngộ quy y Tam bảo rồi, vì cảm hồng ân tế độ của Tổ sư, nên đến xin cúng dường Ngài một bữa cơm để tỏ lòng tri ân.
Tổ sư dạy: “Ta vì chuyên lo tu hành không giờ rảnh để đi thụ trai. Ta chỉ muốn xem một việc, nếu ngươi bằng lòng, thế là đền ơn cho ta rồi”. Thiên ma: “Dạ, đệ tử xin vâng”. Tổ sư dạy: “Khi Phật ra đời đã có ngươi: Vậy trong lúc đó Phật cùng các vị Thánh chúng như thế nào? Hôm nay ngươi hóa hiện lại cho ta xem thử”. Thiên ma thưa: “Con xin vâng lời Tổ sư dạy. Nhưng khi con hóa hiện ra Phật, xin Tổ sư nhớ đừng lạy, vì sợ tổn phước con nhiều”. Tổ sư hứa lời.
Thiên ma Ba tuần liền biến mất, trong giây phút hóa hiện ra đức Phật, thân vàng rực rỡ, đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, hào quang sáng chiếu khắp cả một góc trời, trong rừng từ từ đi ra. Nào là ngài Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp đứng hầu hai bên oai nghi tề chỉnh đủ cả 1.250 vị đệ tử, rần rộ theo sau...
Tổ Ưu Bà Quật Tôn giả thấy Phật đi đến phóng hào quang rực rỡ, các vị Thánh chúng theo hầu, oai nghi tề chỉnh v.v... nên hết sức vui mừng, liền đứng dậy kính lễ, mà quên hẳn lời hứa trước kia. Lúc bấy giờ Thiên ma biến mất”.
Phật thường dạy các đệ tử: “Không nên thấy Phật cứ theo, nghe lời Phật nói cứ tin; mà phải luôn luôn suy nghĩ, nếu đúng chơn lý sẽ tin theo”. Phật dạy như thế, để các Phật tử khỏi bị tà ma ngoại đạo dối gạt. Trong kinh Kim Cương Phật dạy:
若以色見我                  Nhược dĩ sắc kiến Ngã,         
以音聲求我                  Dĩ âm thanh cầu Ngã,            
是人行邪道                  Thị nhân hành tà đạo,            
不能見如來                  Bất năng kiến Như Lai.       
Dịch:
                    Nếu thấy Ta qua sắc,             Thấy sắc cho rằng thấy Phật đà,
                    Cầu Ta qua âm thanh,           Nghe thanh, lại bảo đó là Ta,
                    Người ấy hành đạo tà,           Những người như vậy hành tà đạo,
                    Không thể thấy Như Lai.        Hồ dễ thấy tường Đức Phật a?
III. Tinh yếu khuyến tu của kinh Lăng Nghiêm.
Có thể nói rằng nội dung chính của toàn bộ kinh Lăng Nghiêm là “Khai thị ngộ nhập Chân tâm thường trụ”, đồng với ý nghĩa trong kinh Pháp Hoa là: “Khai thị ngộ nhập Phật tri kiến”.
Phật đã dạy cho chúng ta biết rằng: Chư Phật và chúng sanh cũng đồng một thể tính Chân tâm(= Duyên khởi tính)không khác. Vì chúng sanh mê muội thể tính Chân tâm này, nên phải bị động trong sanh tử luân hồi; còn chư Phật đã ngộ Chân tâm nên được tự tại giải thoát. Vì vậy mà Phật dạy: “Ta là Phật đã thành, còn các chúng sanh là Phật sẽ thành”.
Nguyên nhân Phật nói kinh này, là do ngài A Nan thị hiện mắc nạn nàng Ma Đăng Già. Sau khi nhờ Phật cứu độ được thoát nạn rồi, ngài mới cầu Phật chỉ dạy cho phương pháp được thành đạo chứng quả.
Nhân đó Phật nói kinh Lăng Nghiêm, để chỉ rõ Chân tâm. Nếu giác ngộ được Chân tâm là được thành Phật. Đó là một con đường tu duy nhứt của chư Phật quá khứ, hiện tại cũng như vị lai.
Trước khi chỉ Chân tâm thì Phật gạn hỏi cái tâm liên hệ tới các giác quan theo thường tình chúng sanh vọng chấp. Bảy đoạn hỏi tâm làm cho ngài A Nan cùng đường tột lối.
Sau đó, Phật mới từ từ chỉ Chân tâm đến sáu lần. Khi A Nan và đại chúng đều hiểu rồi, Phật lại chỉ lên một tầng nữa: “Các giác quan tuy không phải vọng, nhưng cũng chưa phải là Chân tâm, nó cũng như mặt trăng thứ hai v.v...”. Phật lại chỉ cái thể tính sinh ra các giác quan (hiện tượng) mới thật là Chân tâm, đó là “Kiến kiến chi thời, kiến phi thị kiến, kiến du ly kiến, kiến bất năng cập v.v...”.
Phật dạy: Vì các ông còn ở trong vòng mê, nên chỉ gọi là giác quan: thấy, nghe, hay, biết của chúng sanh; đến khi ngộ rồi thì gọi là bốn đức Niết bàn của Phật: Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Và Phật dạy: Tất cả các pháp như năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới và bảy đại đều do đều từ thể tính Chân tâm biến hiện. Thế là Ngài dẫn các tướng đều qui về thể tính Chân tâm.
 Qua đó, ngài A Nan ngộ được đồng thể tính Chân tâm và đứng dậy lạy Phật phát lời thệ nguyện rộng sâu vô tận. Ngài nguyện rằng: “Trong đời ngũ trược tội ác, con thề vào trước để độ chúng sanh; nếu còn có một chúng sanh nào chưa thành Phật thì con thề chẳng lãnh quả vui Niết bàn...” Và “Hư không kia có thể tiêu hết, chớ chí nguyện của con đây không hề lay chuyển”.
Bản thân đã được độ, muốn cho chúng sanh cũng đều được độ, nên ngài A Nan cầu Phật chỉ dạy phương pháp tu hành cho chúng sanh đời sau, Phật dạy có ba việc sau:
1)Chánh niệm, để khi đối cảnh không khởi vọng niệm hay không dính mắc vào vọng niện phân biệt theo vọng trần; nghĩa là, xoay các giác quan như thấy, nghe, hay, biết đều trở về thể tính Chân tâm. Nếu không khởi hay không dính mắc vọng niệm thì Chân tâm hiện bày, đây là một pháp tu trực chỉ của bực thượng căn.
2)Trì giới. Nhân trì giới thì tâm đuợc thanh tịnh, nhờ tâm tịnh mới dễ phát sanh ra trí tuệ, để phá trừ vô minh. Vô minh hết thì Chân tâm tự hiện bày. Nhưng trong kinh này nói trì giới là chỉ cho tâm giới. Nghĩa là thân đã không sát, đạo, dâm, vọng mà tâm cũng không nghĩ tưởng đến việc sát, đạo, dâm, vọng, cho đến cái “biết mình đã đoạn trừ” cũng không còn. Vì nếu tâm còn móng một tý vọng niệm gì, thế là tâm chưa tịnh. Nếu tâm chưa tịnh thì giới thể chưa viên.
3) Trì chú. Phật dạy, nếu người nào nghiệp chướng nặng nề, thì nên chí tâm trì chú Lăng Nghiêm, để nghiệp chướng nặng dần tiêu, phước lành tăng trưởng, sẽ thành đạo Bồ-đề; như thuận gió tung bụi chẳng khó khăn gì.
Trong khi tu Thiền định lại gặp năm chục thứ ma (sắc, thọ, tưởng, hành, thức mỗi ấm có mười) biến hiện của nội ma, ngoại ma, đủ cách nhiễu hại hành giả. Cho đến khi gần thành Phật các ma cũng vẫn còn theo phá. Như thái tử Sĩ Đạt Ta, trước giờ phút đại ngộ, dưới cây Bồ đề, vẫn còn bị ba người con của Ma vương tận lực khuấy nhiễu. Đến sao mai sắp mọc, Ngài được thành Phật mới hết.
Sau mỗi đoạn ma hiện, Phật đều dạy rằng: “Do hành giả dụng công tu thiền, nên ma biến hiện ra như vậy, không phải là đạt đạo hay chứng Thánh. Nếu hành giả biết trước thì các cảnh ma kia lần lần biến diệt không hại, còn như mê lầm không biết, thì bị ma cám dỗ, rồi phải đọa vào đuờng tà, làm quyến thuộc của ma.”
Bởi thế, nên hành giả cần phải thận trọng, chớ nên gặp chi tin nấy mà bị ma cám dỗ, rất nguy hiểm cho đời mình về hiện tại cũng như vị lai. Phật nhắc đi nhắc lại nhiều lần, bảo các đệ tử: “Nên đem lời ta nói đây truyền dạy cho chúng sanh đời sau, khiến cho mọi người đều biết rõ, để tránh khỏi các ma nhiễu hại, trên đường tu hành đuợc thẳng đến đạo Bồ đề”.
Phật lại thiết tha kêu gọi các đệ tử: “Hôm nay các ông đã được ta tế độ rồi, vậy các ông không nên nhập diệt sớm, mà phải nguyện ở lại đời mạt pháp, để bảo hộ người tu hành đời sau, thế mới là người biết ơn Phật.” 
o0o
Kinh Pháp Hoa.
Nội dung
I. Tổng quan về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
II. Quan điểm chính của kinh Pháp Hoa.
III. Ý nghĩa của kinh Pháp Hoa.
IV. Việc cần làm trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa.
I. Tổng quan về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
1) Sơ nét về kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
 
Lotus Sutra -Wikipedia
 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa –Wikipedia tiếng Việt
Diệu Pháp Liên Hoakinh (妙法蓮華經;  S: Saddharmapuṇḍarīka-sūtra;  E: The Lotus Sūtra), cũng được gọi ngắn là Pháp Hoa kinh, là một trong những bộ kinh quan trọng, được lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Tạng và Việt Nam.  Thiên Thai tông lấy kinh này làm giáo pháp căn bản.
- Diệu Pháp (妙法) :
Diệu 妙:  Có nghĩa là  khéo léo, tinh xảo, tài tình, thần kỳ.
Pháp法: Có nghĩa là  phương pháp, cách thức.
Theo đó, Diệu Pháp hàm ý là chân lý khách quan của vũ trụ, gắn liền và chi phối con người cùng vạn vật theo quy luật tự nhiên, chứ không do một chủ thể nào có quyền năng chi phối.
          - Liên Hoa(蓮華):
          Liên 蓮:  Có nghĩa là  cây sen, hoa sen.
          Hoa 華:  Có nghĩa là tinh túy, cái đẹp đẽ cao quý.
          Theo đó, Liên Hoa hàm ý rằng trong cõi ô trược, chúng sanh hiểu và sống theo quy luật tự nhiên, vẫn có thể vươn lên giải thoát hoàn toàn, như hoa sen mọc ở trong bùn mà vươn lên trên bùn, không bị ô nhiễm mà còn tỏa sắc hương.
Nói chung,Diệu Pháp Liên Hoa kinh là bộ kinh trình bày chân lý khách quan như là những cách thức tinh tế về tính chất và vẻ đẹp cao quý của sen, nhằm dẫn dắt hành giả đi đến giác ngộ giải thoát.
Kinh Pháp Hoa được cho là do Phật giảng trên đỉnh Linh Thứu; (靈鷲;  P: Gijjhakūṭa;  S: Gṛdhrakūṭa;  E: Vulture Peak, Eagle Peak) vào lúc cuối đời, nhưng lại được kết tập vào khoảng năm 200. Trong kinh Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ phù hợp với căn cơ của hành giả, nhưng chúng chỉ là phương tiện nhất thời, như Tam thừa  (三乘;   S: Triyāna) là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, nhưng thực chất chỉ có  Nhất thừa (一乘;  S: Eka-yāna), tức  Phật thừa (佛乘;  S: Buddhayāna) dẫn hành giả đến giác ngộ - giải thoát.

Một bản chép tay kinh Pháp Hoa quý hiếm, được phát hiện bởi những người chăn thả gia súc vào năm 1931 trong một hộp gỗ ở một căn phòng hình tròn bên trong một bảo tháp. Đó là bộ kinh Pháp Hoa đã được tìm thấy ở Gilgit, nay là vùng Kashmir thuộc Pakistan, có niên đại từ thế kỷ thứ V, có lẽ đây là bản kinh viết tay duy nhất được phát hiện ở Ấn Độ.


Kinh Pháp Hoa được phát hiện vào năm 1931
- Photo: Kho Lưu trữ Quốc gia Ấn Độ
Kinh Pháp Hoa Gilgit được lưu giữ tại Văn khố Quốc gia Ấn Độ (The National Archives of India) ở thủ đô Delhi. Cuốn sách - một ấn bản sao chụp, là một bản sao chính xác của bản thảo sẽ được phát hành bởi Văn khố Quốc gia phối hợp với Viện Triết học phương Đông và Soka Gakkai, một tổ chức phi chính phủ của Nhật Bản được Liên Hợp Quốc công nhận.
Giáo sư Mushir-ul Hasan, Tổng giám đốc Văn khố Quốc gia Ấn Độ cho biết: "Điều này sẽ giúp rất nhiều trong việc bảo quản các tài liệu hiếm hoi cho hậu thế và công tác nghiên cứu trong tương lai".
Tài liệu này đã được nhà khảo cổ Hungary - Anh, Sir Aurel Stein, nghiên cứu và tuyên bố giá trị quan trọng của bản thảo đến toàn thế giới. Các quan chức tại Văn khố Quốc gia nói rằng bản thảo cổ này được bảo quản để tồn tại trong nhiều thế kỷ vì được viết trên vỏ cây Bhoj (cây bu lô – bạch dương), loại cây không bị phân hủy và được giữ ở nhiệt độ dưới không ở khu vực Gilgit.
Ngày 3-5-2012, bản thảo kinh Pháp Hoa quý hiếm đã được quyết định sẽ phát hành thành sách tại Ấn Độ.
----------------
Chú thích: Núi Linh Thứu (chim Thứu - loài chim giống như chim ưng, sống trên núi này) là thắng cảnh thuộc cấp tỉnh Đại Tuyết Phong, và là thắng cảnh du lịch tự nhiên. Nơi đây là khu rừng nguyên thủy rậm rạp, cây cối um tùm, rất nhiều chủng loại động thực vật, du khách có thể du lịch cả bốn mùa, thưởng tuyết mùa đông, ngắm hoa mùa xuân, trốn nắng mùa hè, xem lá đỏ mùa thu.
Theo các tài liệu về lịch sử Phật giáo hiện đại, kinh Pháp Hoa được dịch rất sớm từ bản tiếng Phạn và có rất nhiều bản dịch khác nhau. Tương truyền bộ kinh ghi lại lời của đức Phật thuyết pháp trong 8 năm cho các đệ tử. Bộ kinh được các học giả phương Tây cho là 1 trong 20 Thánh thư phương Đông.
Từ lâu, sự nghiên cứu và lưu truyền kinh Pháp Hoa khá sâu rộng như:
1.Ở Ấn Độ:
+  Ngài  Long Thọ (Nagarjuna) khi  trứ tác Đại Trí Độ Luận đã dẫn chứng kinh Pháp Hoa và ngài có một tác phẩm giải  thích là Pháp Hoa Thích Luận.
+ Ngài Thế Thân, một Luận sư nổi tiếng có lược dịch và giải thích Pháp Hoa qua bộ Pháp Hoa Luận.
2.Ở Trung Hoa:
Những bản chú giải, sớ giải về Pháp Hoa của các nhà nghiên cứu  Phật học qua các thời đại rất nhiều, nổi bật là Trí Giả Đại sư (538) của Thiên Thai tông với các tác phẩm nổi tiếng như Pháp Hoa Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, v.v…
--------------
Chú thíchTam thừađặc trưng cho 3 quả vị thánh;
  1. Thanh Văn(聲聞;  P: Sāvaka;  S: Śrāvaka;  P: Sound Hearer): Là thánh đệ tử của Phật, chứng ngộ chân lý từ Tứ Diệu Đế.
  2. Duyên Giác(緣覺;  P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha;  E: Lone Buddha): Còn được gọi là Bích-chi Phật (辟支佛), Độc giác Phật (獨覺佛) hay Duyên giác Phật (緣覺佛), là một thuật ngữ chỉ khái niệm một vị Phật đạt được Phật quả do tự mình chứng ngộ chân lý từ Duyên khởi.
  3. Bồ Tát(菩薩;  P: Bodhisatta;  S: Bodhisattva;  E: Bodhisattva): Hàm 2 nghĩa:
– Tiền thân của các vị Phật tương lai.
– Tất cả các đối tượng hướng tới quả vị Phật.
 

Phật pháp (= chân lý Giác ngộ)kỳ diệu như hoa sen
2) Phật pháp kỳ diệu như hoa sen.
Nước Việt có bài  ca dao :
Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trong Phật giáo, Diệu Pháp Liên Hoa được hiểu là Phật pháp kỳ diệu như hoa sen hay Chân lý nhà Phật kỳ diệu như hoa sen. Vì theo Phật giáo,hoa senbiểu tượng cho vẻ đẹp của toàn cây sen, có thể được ghi nhận theo các sự kiện sau:
1/.Thứ nhất :  Kế thừacác ý nghĩatinh khiếtcủa sen trong Ấn giáo, hoa sentrong Phật giáođã cụ thể hóa bằngsự tinh khiết củaThân Khẩu Ý vượt ra ngoài Ái làcác loại dính mắc trói buộcthể xác, lời nóitinh thần.
          2/. Thứ hai :  Với hình ảnh sen nơi bùn nhơ - của ao, của hồ - sen trổi dậy, vươn ra khỏi bùn, ra khỏi nước, rồi trổ hoa, sen được tượng trưng cho cuộc đời của đức Phật qua 4 giai đoạn sau :
1.  Giai đoạn một là ở trong bùn, đặc trưng cho giai đoạn đắm mê dục lạc ở thế tục.
2.  Giai đoạn hai là ra khỏi bùn và ở trong nước, đặc trưng cho giai đoạn xuất thế tục gia.
3.  Giai đoạn ba là ra khỏi nước, đặc trưng cho giai đoạn tinh tấn tu đạt được giới thanh tịnh, điều phục được tâm.
4.  Giai đoạn bốn là nở hoa và tỏa hương thanh khiết, đặc trưng cho giai đoạn giác ngộ viên mãn.
Trong kinh Tương Ưng Bộ, Phẩm Hoa, đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, ví như bông sen xanh, bông sen hồng, hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn lên khỏi nước, và đứng thẳng không bị nước nhiễm ướt. Cũng vậy, này các Tỳ kheo, Như Lai sanh ra ở trong đời, lớn lên trong đời, vươn lên khỏi đời, và sống không bị đời ô nhiễm”.
3/.Thứ ba :  Đức Phật cũng dùng sen để nhắc nhở các đệ tử nên sống theo tinh thần như tập tính của sen, đó là từ chỗ nhiễm nhơ phàm tục phải dùng trí tuệ sáng ngời để đi đến giác ngộ.
Các sự kiện trên đã được ghi nhận trong kinh Pháp Cú sau :
Trước tâm ta buông lung,
Chạy theo ái dục lạc,
Nay ta chánh chế ngự,
Như câu móc điều voi.
(Kệ Pháp Cú 326)
                                                                        
Ai sinh sống trên đời, 
Hàng phục được tham ái, 
Khổ đau sẽ vuột khỏi, 
Như nước trượt lá sen.

(Kệ Pháp Cú 336)

Như giữa đống rác nhớp
Quăng bỏ bên cạnh đầm,
Chỗ ấy hoa sen nở
Thơm sạch đẹp lòng người.
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế nhiễm mù phàm tục,
Đệ tử bậc Chánh giác,
Sáng ngời bằng trí tuệ.
(Kệ Pháp Cú 58-59)
4/.Thứ tư :  Sen có 3 tầng sống riêng biệt, là trong bùn tối; vươn lên khoảng trong sạch là nước; rồi cuối cùng vươn lên với bầu khí quyển, xem đó sen biểu trưng cho 3 tầng sống là cõi dục giới, sắc giớivô sắc giới. Cây sen trải qua 3 tầng sống đó, đến khi nở hoa được xem như sự đạt ngộ, giải thoát …
5/.Thứ năm :  Thân sen ngay thẳng tiêu biểu cho người tu cần phải sửa thân và tâm cho ngay thẳng.  Ruột thân thì trống rỗng hàm ý người tu cần hành tính hỷ xả. Hai đức tính nầy Bồ tát luôn thực hiện.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy trực tiếp: "Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thân chạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ý  đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Đối với Bồ-tát Di Lặc mọi việc đến và đi, tất cả chỉ là một nụ cười an nhiên. Một nụ cười khi nhìn thấy:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
6/.Thứ sáu :  Phỏng theo thế hoa sen, trong ngồi thiền gọi là Liên hoa toạ (ngồi kiết già), phỏng theo hình búp sen cho hai tay chắp lại làm lễ Phật hay chào hỏi nhau thì gọi là Liên hoa hiệp chưởng.
Búp sen xin tặng người, một vị Phật tương lai. ”
Theo Phật giáo Bắc truyền, hai bàn tay chắp lại là biểu hiện của Lý và Trí. Năm ngón tay trái là Ngũ trí - Thai tạng giới, năm ngón tay phải là Ngũ trí - Kim cương giới. Mười ngón tay chắp lại thành Thập độ, hay còn gọi là Thập pháp giới.
Một Phật tử đã tâm sự : “Sống tại Hoa Kỳ, khi tưởng nhớ đến diệu nghĩa hoa sen, tôi thường ước ao một cơ hội dâng đóa sen cúng Phật, chuyện khó khăn làm sao tại xứ này! Bất ngờ, một hôm khi chắp tay niệm hương, tôi bỗng nhớ ra rằng mình đang Liên hoa hiệp chưởnghướng về đức Phật, thì ra hoa sen thuở giờ vẫn thường trực hiện hữu, lỗi tự mình không mở mắt nên đã không thấy hoa mà cúng Phật”. (Huỳnh Trung Chánh -“Hoa Sen Trong Phật Giáo”)
7/.Thứ bảy :  Hoa sen nở tượng trưng cho quá khứ, đài sen tượng trưng cho hiện tại và hạt sen tượng trưng cho tương lai. Sự nối tiếp liên tục này về mặt triết lý, hoa sen tượng trưng cho nhân quả đồng thời... Nhân Quả như hình với bóng, hình thế nào, thì bóng như thế đó.  Niết-bàn hay đau khổ, rốt lại ở nơi tâm chúng ta mà thôi.
          Với các yếu tố trên, hoa sen được đặc trưng cho sen, và đài sen là nơi an vị của các bậc giác ngộ đáng được tôn kính. Trong Phật giáo Bắc truyền, đài sen còn mang giá trị triết học dụng nghĩa cho - Liên Hoa Tạng thế giới.
- Thiền sư Việt Nam – Ngộ Ấn (1020-1088) với kệ Thị Tịch 示寂như sau:
Diệu tính rỗng không khó vin noi,
Rỗng không tâm ngộ hiểu được thôi.
Trên núi ngọc thiêu, mầu vẫn nhuận,
Trong lò, sen nở sắc thường tươi.
          [Hán văn]:
Diệu tính hư vô bất khả phan,
          Hư vô tâm ngộ đắc hà nan.
          Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận
          Liên phát lô trung thấp vị can.
- Thiền sư Việt Nam – Chân Nguyên (1647-1726) thì có kệ rằng :
"Trần trần sát sát Như Lai,
Chúng sanh mỗi người mỗi có hoa sen.
Hoa là bản tánh trạm viên,
Bao hàm trời đất dưới trên cùng bằng.
Hậu học có biết hay chăng?
Tâm hoa ứng miệng nói năng mọi lời."
          - Trong sách Tính Mệnh Khuê Chỉ 性命圭旨có bài kệ hay về hoa sen không rõ tác giả:
Sen nở trong đầm, đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm, sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hạt.
Diệu lý tu hành cũng thế thôi.
          [Hán văn]:
Hồng hồng bạch bạch, thủy trung liên,
Xuất ố, nê trung, sắc chuyển tiên;
Hành trực ngẫu không bồng hựu thực,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên.
Kinh Pháp Hoa lấy dụ Hoa sen làm biểu tượng là vậy.
II. Quan điểm chính của kinh Pháp Hoa.
Kinh Pháp Hoa chứa đựng những quan điểm chủ yếu của Phật giáo, đó là giáo pháp về sự nhận thức Phật tínhđể dẫn đến giải thoát (= tự do nội tâm). Kinh này được cho là Phật giảng vào lúc cuối đời trên đỉnh Linh Thứu và được kết tập trong khoảng năm 200. 
Trong kinh có ghi lý do vì sao đức Phật xuất hiện nơi đời chỉ vì một đại sự     nhân duyên lớn, đó là “Khai thị chúng sanh  ngộ  nhập  Phật tri kiến  –  開是眾生悟入佛知見”, là chỉ cho chúng sanh nhận chân được những thấy biết của chư Phật.  Đức Phật chỉ rõ, tuy có nhiều cách để giác ngộ, nhưng chúng chỉ là những phương tiện nhất thời phù hợp căn cơ của hành giả, và thực tế những phương tiện này chỉ có một mục tiêu duy nhất là dẫn dắt hành giả đến giác ngộ giải thoát.
Tóm lại, tuy cấu trúc của kinh Pháp Hoa rất phức tạp, nhưng nội dung cũng không ngoài mục đích giúp chúng sinh phá chấp Ngã, để không còn chấp thân và tâm này làCủa Ta, Ta, là Tự ngã của Ta.
          1) Phật tính:
          Phật tính  hay  Phật tánh  (佛性;  P: Buddhatta;  S:Buddhatā;  E: Buddha-Nature, True Nature):  Là tính chất trong tự nhiên biểu hiện chân lý hàm tàng ở vạn sự vạn vật. 
Phật tính là từ ít được dùng trong Phật giáo Nam truyền, nhưng lại phổ biến trong Phật giáo Bắc truyền, lẫn lộn với một số từ khác, hoặc đánh đồng với nhau. Từ Phật tính được xem là xuất hiện sớm nhất trong kinh Niết-bàn (Mahāparinirvana-sūtra).
          Một thuật ngữ chỉ Phật tính khác, đó là Bản lai thành Phật(本來成佛), nhưng ít phổ biến.  Chủ ý có nghĩa là Phật tính ở khắp mọi nơi, tất cả chúng sinh xưa nay vốn có Phật tính.  Khái niệm này thường thấy trong các bộ kinh và luận của Phật giáo Bắc truyền, như trong Viên Giác kinh Đại thừa khởi tín luận.
          Có ý tưởng phân biệt cho rằng loài hữu tình thì gọi là Phật tínhhay Như Lai tạng … Nếu như chỉ chung cho vạn hữu thì gọi là Pháp tính(P;S: Bhūtatathatā)  hay  Chân như.
          Về sau, phần nhiều các nhà giải thích nghĩa Phật tính đều căn cứ vào sức hiểu kinh luận mà mình có được, khiến cho từ Phật tính không thống nhất, nhất là bản Phạn của kinh Niết-bàn lại bị rách nát.
          Nói chung, Phật tính không là một thực thể, mà chỉ nói lên tính chất hàm tàng hay bản tính vốn hiện hữu nơi mọi chúng sinh, như là phôi mầm, mà nếu như có duyên lành sẽ kích ứng chuyển hóa hình thành tuệ giác. Cái tính chất “mầm giác ngộ” này vốn sẵn tồn tại trong mọi chúng sinh một cách hiển nhiên, còn được ghi nhận qua các kinh điển sau:
- Trong kinh Phạm Võng đã chỉ ra rằng:
Tất cả chúng sinh đều có Phật tính - Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tính  一切眾生皆有佛性”
- Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng cũng viết:
Dẫu kẻ ngu, dẫu người trí cũng đều có Phật tính như nhau. Chỉ tại sự mê, ngộ chẳng đồng đó thôi.”
2) Phật tri kiến:
Phật tri kiến(佛知見- hay Tri kiến Phật;  P; S: Buddhajñāna;  E: Buddha's knowledge.):   Là sự thấy biết chân lý của bậc giác ngộ. Đó là sự thấy biết thực tính của vạn sự vạn vật – tức Phật tính.
Phật tính quan cho rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính, nhưng Phật tính không thể chấp hữu, cũng không thể chấp vô, mà Phật tính chính là tiềm năng Phật tri kiến dẫn đến giác ngộ. Phật tri kiến nơi đây không gì ngoài chân lý Duyên khởi mà đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ dưới cội Bồ-đề. Do đó, Phật tri kiến chính là tri kiến về Phật tính, là tri kiến về chân lý Duyên khởi. Ta có:
Phật tính = Duyên khởi tính = Không tính = Tự tính
          Trong đó:
Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính
Với Vô thường – biểu thị cho hiện tượng biến đổi theo cấu trúc thời gian, và Vô ngã – biểu thị cho bản chất duyên khởi theo cấu trúc không gian, nơi vạn sự vạn vật.
Phật tính vì thế thể hiện Chân thật tính, Chân thường tính, Bình đẳng tính … nơi vạn sự vạn vật. Có thể nói rằng con chó, con mèo, cái ly, cái chén, quả núi, dòng sông … đều tròn đầy Phật tính – đó là Vô thường tính và Vô ngã tính luôn hiện hữu nơi tự thân của chúng.
Chánh niệm “Vô thường tính + Vô ngã tính” chính là Niệm Phật theo lý sự viên dung, là Niệm Phật tính của Thiền tông (kiến tính = kiến Phật tính) hay Niệm Phật Thật tướng của Tịnh Độ tông.
Vì thế, có thể nói rằng Chánh niệm về Phật tính là một phương tiện thù thắng để chuyển hóa nội tâm nhằm bứng tận gốc rễ các khổ đau, là hạt nhân để đi tới Phật quả.
III. Ý nghĩa của kinh Pháp Hoa.
          1) Ý nghĩa nội dung kinh Pháp Hoa.

Diệu pháp liên hoa kinh, bản chép tay có minh họa khoảng năm 1340 từ Cao Ly
Ngày nay bộ kinh Pháp Hoa tiếng Việt gồm 28 phẩm dịch từ Hán văn, trước gồm 27 phẩm của Pháp sư Cưu-ma-la-thập và sau là phẩm Đề-bà-đạt-đa của sư Pháp Hiển, môn đệ của Cưu-ma-la-thập thêm vào. Bộ kinh được trình bày và tóm ý như sau:
- Phẩm 1:  Tựa  (Introduction):  Giới thiệu giáo lý Phật thừa, với Phật tri kiến là “Thực tướng Vô tướng” (Phật thừa còn gọi là Nhất thừa).
- Phẩm 2:  Phương tiện  (sự khéo léo -Ways and Means):Ý nghĩa Phật thừa dành cho bậc thượng căn(gọi là Pháp thuyết) . Giáo lý “Thập Như Thị” được Thiên Thai tông đề xuất.
- Phẩm 3:  Thí dụ (A Parable):  Triển khai ý nghĩa Phật thừa qua nhiều thí dụ dành cho bậc trung căn(gồm luôn các Phẩm 4,5,6 dưới đây, gọi là Dụ thuyết) như:
– Các con đang vui chơi trong nhà lửa Tam giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới).
– Dụ các con ra ngoài nhà lửa để nhận 3 xe, đặc trưng cho Thánh quả.
- Phẩm 4:  Tín giải  (niềm tin vững chắc từ sự hiểu biết - Faith and Understanding):Ý nghĩa Phật thừa qua giáo lý Tín căn, tức Chánh tín (niềm tin có điều kiện).
- Phẩm 5:  Dược Thảo dụ(thí dụ về cây thuốc - Parable of the plants):  Phật thừa “Thực tướng Vô tướng” như là “Thần dược” giúp trị tâm bệnh chấp thủ của con người.
- Phẩm 6:  Thọ ký  (xác nhận thành Phật - Assurances of Becoming a Buddha):Ai nhận ra Phật tính của chính mình thì Như Lai xác nhận sau này sẽ được thành Phật.
- Phẩm 7:  Hóa thành dụ (thí dụ về thành phố biến ảo - The Magic City):Môt ví dụ về Phật thừa “Thật tướng Vô tướng” qua hình ảnh biến hóa của thần thông, dành cho bậc hạ căn(bao gồm các Phẩm 8,9 dưới đây, gọi là Nhân Duyên thuyết).
- Phẩm 8:  Ngũ bách đệ tử thọ ký  (xác nhận cho 500 đệ tử thành Phật - Assurances for 500 Arhats):Như Lai thọ ký cho những đệ tử có duyên lớn với pháp môn giải thoát, bởi: “Tất cả sẽ thành phật, vì tất cả vốn luôn hiện hữu Phật tính, tức Duyên khởi tính”.
- Phẩm 9:  Thọ ký các vị hữu học vả vô học (xác nhận thành Phật cho những người cần phải học và người không cần phải học- Assurances for the Trainees and Adepts):  Như Lai thọ ký bất cứ người nào có học hay không học mà nhận ra Phật tính của chính mình đều được thành Phật.
- Phẩm 10:  Pháp sư  (Thầy dạy Pháp Hoa - Teacher of the Dharma):Để tán thán công đức Pháp Hoa và người thọ trì đọc tụng hầu cho những chúng sanh vị lai vẫn được thọ ký. Đây được xem là vị thầy dạy Pháp Hoa, là người gieo trồng công đức, là các Bồ-tát xuất hiện ở đời, là sứ giả Như Lai đáng được tôn kính cúng dường.
- Phẩm 11:  Hiện Bửu tháp(hóa hiện tháp báu - The Treasure stupa):  Biểu tượng triết lý bửu tháp là Phật tính. Người tu mà nhận chân được Phật tính từ nơi tự thân là chân thật đúng đắn.
- Phẩm 12:  Đề Bà Đạt Đa(Devadatta):  Đây là thông điệp cứu khổ theo tâm hướng giải thoát.
 - Một:  Đề Bà Đạt Đa là vị Bồ-tát thử thách và gắn bó với Như Lai trong nhiều đời tu theo chánh pháp. Đây là một vị Thiện tri thức đối với Như Lai.
 - Hai:  Sự kiện Long Nữ thành Phật: Cho thấy người nữ hoàn toàn có thể đắc quả thành Phật.
- Phẩm 13:  Trì(giữ gìn kinh - Encouragement to uphold the sutra):  Sau khi nghe lời tán thán công đức và khuyến khích trì kinh của đức Thích Ca, 500 vị A La Hán quyết chí giữ gìn kinh Diệu Pháp Liên Hoa này. (Dịch đúng nghĩa là 500 vị Bồ Tát nguyện gìn giữ kinh Diệu Pháp Liên Hoa này).
- Phẩm 14:  An Lạc hành(Peace and Contentment):  Như Lai chỉ dạy pháp an trú thân tâm của Bồ Tát khi giảng diễn kinh Pháp Hoa. Theo kinh, thì có bốn thứ An Lạc Hành: Thân an lạc hành, Khẩu an lạc hành, Ý an lạc hành, Thệ nguyện an lạc hành, gọi là Tứ an lạc hành. Bồ Tát xa lìa những tội lỗi của ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng thời phát nguyện dạy bảo chúng sinh, hóa độ chúng sinh, là những hành vi làm lợi mình lợi người đem đến yên vui.
- Phẩm 15:  Tùng địa dũng xuất(từ đất vọt ra - Springing Up from the Earth):  Như Lai chỉ dạy cho chúng sinh về ý thức tự lực giải thoát qua hình ảnh chư Bồ-tát từ lòng đất vụt ra.
- Phẩm 16:  Như Lai thọ lượng(The eternal lifespan of the Tathagata):  Như Lai dạy rằng chân lý Duyên khởi – Phật thừa vượt lên thởi gian, nên gọi là thọ mệnh lâu dài của Như Lai.
- Phẩm 17:  Phân biệt công đức(Merits and Virtues of enlightenment):  Giáo lý Phật thừa “Thực tướng Vô tướng” giúp cho hành giả vượt qua chấp tướng, nuôi dưỡng tuệ “Vô ngã” là nguồn công đức vô hạn lượng.
- Phẩm 18:  Tùy hỷ công đức(công đức về sự vui nhận - Merits and Virtues of Joyful Acceptance):  Những ai nghe kinh mà hoan hỷ và khuyến khích người khác cùng nghe, thì công đức vẫn lớn hơn công đức của thí chủ bố thí vô lượng của cải cho chúng sinh, và công đức này được xếp vào dạng hạ phẩm công đức.
- Phẩm 19:  Pháp sư công đức(Merits and Virtues obtained by a Teacher of the Dharma): Những ai thọ trì, đọc tụng, viết chép, giảng giải, nói cho người nghequán triệt thâm sâu kinh Pháp Hoa, là tỏ ngộ “Thực tướng Vô tướng”, thành tựu 6 căn công đức, đó là trung phẩm công đức.Thànhquả giải thoát của hành giả chính là tỏ ngộ “Thập Như Thị”.  Tuy nhiên, hành giả muốn thọ trì Pháp Hoa được viên mãn, trước hết cần hội đủ ba điều kiện căn bản như phẩm là: “Ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai” [Xin xem giải thích ở mục 3.2. – 2) bên dưới].
- Phẩm 20:  Thường Bất Khinh Bồ Tát(The Bodhisattva Sadāparibhūta):  Hành giả quán triệt kinh Pháp Hoa là người hiểu thâm sâu “Phật tính”, tức tuệ Vô ngã “Thực tướng Vô tướng”, sẽ luôn có hạnh khiêm cung, nhẫn nhục giống như hình ảnh Bồ-tát Thường Bất Khinh đã thanh tịnh sáu căn: “Tôi không dám khinh các Ngài, các Ngài rồi đây sẽ được thành Phật”; được như thế, hành giả đạt đến thượng phẩm công đức.
- Phẩm 21:  Như Lai Thần lực(The Spiritual Power of the Tathagata):  Sức mạnhcủa “Thực tướng Vô tướng” là chẳng thể nghĩ bàn, mà không một lực thần thông nào có thể sánh nổi. Hành giả tu tập buông xả các ngã tưởng để ngộ nhập sức mạnh này.
- Phẩm 22:  Chúc lụy (dặn dò - Passing of the Commission):Lời di chúc của Như Lai: Như Lai chuyển giao trọng trách mở bày và ngộ nhập sự thật Phật thừa, tức chân lý Duyên khởi (= Phật tri kiến), cho hàng Bồ-tát trong sứ mệnh hóa độ chúng sinh.
- Phẩm 23:  Dược Vương Bồ Tát bổn sự(The Bodhisattva Bhaiṣajyarāja): Phẩm này thuật lại một mẫu đời điển hình của Bồ tát đi đến giác ngộ Diệu pháp trong quá khứ, hầu giúp chúng sinh noi gương. Dược Vương có nghĩa là liều thuốc thần diệu nhất (liều thuốc chúa) có tác dụng chữa lành các tâm bệnh ngăn che Phật tri kiến.
- Phẩm 24:  Diệu Âm Bồ Tát(The Bodhisattva Gadgadasvara):  Như Lai thuật lại: Khi Như Lai còn là Bồ-tát, Như Lai thường sử dụng Diệu Âm là tiếng nói Vô ngã của các pháp, giúp cho chúng sinh trong 6 nẻo được giác ngộ và giải thoát. Đây là phương pháp hoằng hóa lợi sinh của Pháp Hoa tiếp theo liều thuốc thần diệu của Dược Vương.
- Phẩm 25:  Quán Thế Âm Bồ Tát – Phổ Môn(普門; S: Samanta-mukha - The Bodhisattva Avalokiteśvara):  Phổ Môn là cửa ngõ chính từ đó tham ái chấp thủ và khổ đau vào, nhưng cũng chính từ đó tham ái, chấp thủ và khổ đau ra đi. Cánh cửa đó là 6 căn, 6 trần, và 6 thức bị chấp thủ. Quán chiếu về diệu âm đối với Phổ Môn là cách để vượt qua khổ đau của 18 giới (6 căn + 6 trần + 6 thức) này.
- Phẩm 26:  Đà La Ni (mật chú - Dhāraṇī):  Các bài chú (Đà La Ni) chỉ là trợ duyên cho hành giả chứ không phải là pháp môn giải thoát của Pháp Hoa với Phật tri kiến. Con đường Phật tri kiến là Đạo đế được hành với cấp độ giải thoát của Bồ tát. Tại đây cũng không có mật chú nào là pháp tổng trì đưa đến vô phân biệt trí là kết quả của thiền chỉ và thiền quán, cũng không có mật chú nào dập tắt các ngã tưởng. Hành giả phải đi từng bước giác tỉnh Vô ngã để dập tắt các ngã tưởng. Dập tắt các ngã tưởng là dập tắt chấp trước tham sân.
- Phẩm 27:  Diệu Trang Nghiêm Vương bổn sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm - King Wonderfully Adorned):Người hoằng kinh lợi vật là chơn thiện tri thức của chúng sanh, dù ở trong nghịch cảnh nào họ cũng chuyển được người bỏ tà về chánh. Phẩm kinh này dẫn dắt chúng sinh từ tà kiến, ngoại đạo vào Diệu pháp là Phật tri kiến, bao gồm tu tập
- Nhận thức Duyên khời: Nhân Quả, Vô thường, Vô ngã.
- Thực hành các hạnh Ba-la-mật, Tứ vô lượng tâm.
- Phẩm 28: Phổ Hiền Bồ Tát khuyến phát(sự khuyến khích của Bồ-tát Phổ Hiền - Encouragement of the Bodhisattva Samantabhadra):  Đây là biểu tượng của sức mạnh ý chí hướng tới giải thoát trong tâm hành giả trong việc tu hạnh Nhất thừa Pháp Hoa và truyền trì Pháp Hoa. Đây là năng lực tinh tấn để thể nhập thực tướng. Nói chung, để đắc Phật tri kiến, hành giả cần có tiếng gầm trí tuệ của sư tử, và có sức mạnh thực hành chuyên chở như voi.
          2) Ý nghĩa bố cục kinh Pháp Hoa.
Nội dung của kinh Pháp Hoa được trình bày theo cụm các Phẩm qua hai quan điểm chính như sau:        
1/.TheoThiên Thai tông, kinh Pháp Hoa chia làm hai phần:
1.Phần Tích môn 迹門  (tích : dấu vết, phỏng theo;  môn : cửa):  Phần Tích môn trình bày giáo nghĩa “khai Tamhiển Nhất”, đó là vượt lên Tam thừa phương tiện (Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa) để hiển bày Nhất thừa chân thực (= Phật thừa). Đây được xem là phần trình bày Tục đế, có nghĩa là những gì mà người thường đồng ý với nhau, là sự thật của thế tình, sự thật của ngôn từ nhằm để bày tỏ khái niệm(Tục đế - ý niệm chung) các sự vật, được nói trong 14 phẩm đầu của kinh Pháp Hoa, với phân đoạn như sau:
- Phẩm 1: Giới thiệu tổng quát về Phật tri kiến.       
- Phẩm 2:  Gọi là “ Pháp thuyết châu - 法說珠”, cũng chỉ bày Phật tri kiến, nhưng chỉ có bậc đệ tử thượng trínhư Tôn giả Xá-lợi-phất mới lãnh hội được.
Đây là phẩm căn bản của phần tích môn, cũng là chính yếu của bộ Kinh Pháp Hoa. Phẩm này đức Phật xác nhận tất cả các pháp của Phật đều là phương tiện.
- Phẩm 3-6:  Gọi là “Dụ thuyết châu - 喻說珠”, ở đây Phật tiếp tục chỉ bày Phật tri kiếnqua các hình ảnh thí dụ, nhờ thế, các bậc đệ tửtrung trí  thấp hơn giai đoạn đầu mới lãnh hội được.
- Phẩm 7-9:  Gọi là “Nhân Duyên thuyết châu - 因緣說珠”, ở đây Phật mở tâm cho các đệ tử  hạ trí  thấy rõ Nhân Duyên tu hành, hầu thấy rõ Phật tri kiến.
- Phẩm 10-14:  Từ phẩm 2 đến phẩm 9 là phần chính của Tích Môn; từ phẩm 10 đến phẩm 14 là phần trình bày bổ sung vào phần chính của Tích môn vừa nói, nói lên khả năng thành Phật của mọi chúng sinh, hay nói cách khác là phần này nói về Phật tính và điều kiện để hiểu và thuyết giảng kinh Pháp Hoa. Thực sự phần này chỉ tiếp tục phơi bày Phật tri kiến.        
2.Phần Bản môn本門  (bản : chính yếu;  môn : cửa):  Phần Bản môn trình bày giáo nghĩa “hội Tích quy Bản” (= hội Tích môn, quy Bản môn).  Đây được xem là phần trình bày Chân đế, có nghĩa là những gìdùng để bày tỏ thực tại(Chân đế - sự thật hiện thực)của mọi sự vật.
Phần Bản môn chỉ rõ Phật tính vốn không sinh không diệt. Đây chính là phần triển khai giáo lý Pháp Hoa, giải thích tại sao thành Phật và con đường đi vào Phật đạo, chứng ngộ Phật tri kiến của các hàng Bồ tát. Phần Bản môn này được chia ra 3 phần nhỏ.
- Phẩm 15-16:  Là phần chính của Bản môn, nói lên Phật tính luôn hiện hữu, không sinh diệt. Đây là phần giáo lý đặc biệt của Pháp Hoa giải thích lý do tại sao có thể thành Phật.
- Phẩm 17-22:  Tiếp tục giới thiệu tư tưởng của Bản môn, vừa khích lệ các đệ tử học hiểu, tu tập và phổ biến kinh.
- Phẩm 23-28:  Chỉ rõ con đường chứng nhập Phật tri kiến của hàng Bồ-tát.
Tóm lại, trong toàn bộ nội dung kinh Pháp Hoa, đức Phật dụng phương tiện để “Khai Thị Chúng Sanh, Ngộ Nhập Phật Tri Kiến -開是眾生悟入佛知見”, nghĩa là đức Phật dùng vô số phương tiện để dẫn dắt chúng sanh thấy biết như chư Phật ở chính nơi mình.
2/.Theo Thiền sư Hải Ấn.
Thiền sư trình bày nội dung kinh Pháp Hoa như sau:
- Phẩm 1:  Tổng quan về hiện tượng và bản thể của vũ trụ pháp giới(法界;  P: dhamma-dhātu;  S: dharma-dhātu :  Tất cả sự vật trong vũ trụ hoặc ẩn hoặc hiển, hoặc hoặc không, hoặc đã biết hoặc chưa biết, đều gọi là pháp, tổng danh là pháp giới).
- Phẩm 2 - 10:  Mở ra Phật tri kiến (thấy biết của Phật).
- Phẩm 11 - 22:  Chỉ cho thấy rõ chỗ thâm áo của Phật tri kiến.
- Phẩm 23 - 28:  Nói về thể nhập Phật tri kiến.
 
3) Ý nghĩa Duyên khởi trong kinh Pháp Hoa.
          1/.Duyên khởi với Phật tính và Vô tướng.
Tự thân của giáo lý Phật giáo là nhân bản, vì Phật giáo giúp con người dập tắt mọi nhân tố của khổ đau ngay giữa cuộc đời này.
- Pháp Hoa xây dựng một mẫu Phật tử lý tưởng (tu sĩ và cư sĩ) gọi là Bồ tát, kết hợp chặt chẽ và điều hòa giữa tự độ và độ tha.
- Pháp Hoa chỉ rõ Tam giới  (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới – tức năm thủ uẩn) là khổ đau, nhưng không phải từ bỏ cuộc đời để đi đến một thế giới xạ lạ nào khác, mà là từ bỏ tham, sân, si nơi chính mình ngay trong hiện tại. Đây là thực chất của Trung đạo đế bao hàm cả Chân đế và Tục đế (chân lý và đạo đức). 
- Pháp Hoa quan niệm tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tức Duyên khởi tính (= Vô thường tính + Vô ngã tính), nên thực tướng của các pháp là Vô tướng  –  là “Thực tướng Vô tướng”,  nhằm phá đổ các ngăn che trí tuệ toàn giác, bứng tận gốc rễ khổ đau và đi vào Phật tri kiến (Phật trí).
Hơn nữa, ngay từ Phẩm Tựa, có thể tìm thấy tinh lý của Pháp Hoa, trình bày Thế Tôn nhập "Vô lượng nghĩa xứ định" rồi xuất "Vô lượng nghĩa xứ định" mới tuyên thuyết Pháp Hoa. Vô lượng nghĩa thì thoát ly ý nghĩa, thoát ly niệm. Ý nghĩa của thoát ly niệm là rời tất cả tướng. Nói cách khác, thật tướng của các pháp là Vô ngã tướng. Ðây là những gì đã được nói từ Duyên khởi.
          2/.Duyên khởi với Phật tri kiến “Vô tự tính”.
Nơi Phẩm Pháp sư công đức, một Pháp sư cần thỏa ba điều kiện sau để tuyên thuyết Pháp Hoa, đó là: “Vào nhà Như Lai, Mặc áo Như Lai và Ngồi tòa Như Lai– Nhập Như Lai thất, Trước Như Lai y, và Tọa Như Lai tòa -  入如來室, 着如來衣, 坐如來座” như sau:
-Điều kiện thứ nhất  – "Vào nhà Như Lai":  Dạy rằng người nói kinh Pháp Hoa phải đủ Từ bi và Trí tuệ, thì mới nói kinh được viên mãn.
- Điều kiện thứ hai –"Mặc áo Như Lai":   Dạy rằng người nói kinh Pháp Hoa phải đủ nhu hòa nhẫn nhục , thì mới nói kinh được viên mãn. Đức nhẫn này rất cần để vượt mọi khó khăn. Nhẫn có ba thứ:
          1.Nại oán hại nhẫn:  Nhẫn trước lời sỉ nhục thù hằn, chuyên gây khó khổ của người khác đối với mình.
          2.Kham thọ khổ nhẫn:  Nhẫn đối với những vật vô tình đem lại thọ khổ cho chúng ta như nóng, lạnh, đói, khát. Nếu người hành đạo nửa chừng bỏ tu vì không chịu nổi những chướng duyên này, ấy là vì không kham nhẫn.
          3.Vô sanh pháp nhẫn:  Cái nhẫn cao nhất vì biết các pháp vốn vô sanh. Đã vô sanh thì lời mắng nhiếc sỉ nhục của người đối với mình cũng vô sanh. Hiểu được vậy thì không thấy có điều nhục để mà nhẫn gọi là vô sanh pháp nhẫn.
- Điều kiện thứ ba  – “Ngồi toà Như Lai:  Dạy rằng người nói kinh Pháp Hoa viên mãn, người ấy phải an trú vào chỗ "Nhất thiết pháp Không”  thì mới nói kinh được,  Không ấy là không thực tính, tức Vô tự tính, hay Vô ngã tính. Đó chính là Duyên khởi tính của các pháp.
Tất cả các pháp đều vô tự tánh, nên các pháp đều bình đẳng. Vì thế đứng trên tâm niệm bình đẳng này, thì dù chỉ có một người nghe, hành giả cũng không phiền muộn. Có nhiều người nghe, hành giả cũng không hớn hở và lấy đó làm mừng.
Hòa thượng Thích Trí Thủ trì tụng kinh Pháp Hoa đã có lời nguyện như sau:
"Một lòng kính lạy Phật đà,
Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai,
Con nguyền mặc áo Như Lai,
Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời".
Cùng một ý nghĩa này, nơi Phẩm Phương tiện của kinh có chép:
"Chư Phật Lưỡng túc tôn  
Tri Pháp thường Vô tính   
Phật chủng tùng Duyên khởi      
Thị cố thuyết Nhất thừa ..."

Nghĩa là:
Chư vị Phật, chư vị Trí, Hạnh (Trí Tuệ và Từ Bi)       
Biết pháp luôn vẫn Vô tính         (Vô tự tính)
Quả Phật do từ Duyên mà khởi  
Cho nên bảo là Nhất thừa.
Giác ngộ tối thượng của chư Thế Tôn là giác ngộ thực tính “Vô tính” của các pháp, và giác ngộ sự thật rằng "Quả Phật" cũng từ Duyên mà phát khởi.
---------------
(*) Chú thích:
- Nhất thừa:  là Phật thừa.
- Lưỡng túc:  là Từ bi và Trí tuệ của chư Phật.
- Vô tính:  làVô tự tính, Vô ngã tính hay Duyên khởi tính của các pháp.
 
          3/.Duyên khởi với Thập Như Thị.
Thập Như Thị(十如是;  E: The ten essential qualities;   F: Dix modalités d'expression de la vie  -  “Mười Pháp Như Vậy”) trong Phẩm Phương tiện trình bày 10 cái thấy như thật về thực tướng của các pháp, được 2 đại sư Trí Giả và Thái Hư kiến giải như là cấu trúc đặc biệt của Thập Nhị Duyên Khởi (12 Nhân Duyên).
Kinh ghi: “Pháp mà chư Phật thành tựu là tối thắng đệ nhất, cực kỳ hiếm có và chúng sanh khó mà hiểu được. Chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu được tận gốc rễ về tướng chân thật của các pháp, bởi vì các pháp có tướng như thị, tánh như thị, thể như thị, lực như thị, tác như thị, nhân như thị, duyên như thị, quả như thị, báo như thị, cứu cánh bình đẳng từ đầu đến cuối như th".
Căn cứ trong kinh Pháp Hoa,  Thiên Thai tông đề xướng Thập như thị là mười đặc tánh chung cho tất cả pháp giới bao gồm thế giới chúng sanh cho đến thế giới của Phật và Bồ Tát. Thập như thị là nguyên lý tồn tại của tất cả Pháp, đó là: Như thị tướng, Như thị tính, Như thị thể, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên, Như thị quả, Như thị báo, Như thị bổn mạt cứu cánh.  Mười đặc tính này sẽ được giải thích cụ thể sau đây.
(1)   Như thị tướng             (如是相– tướngnhư vậy;  E:form):  Là tính chất tướng mạo (Dáng-Dạng-Chủng-Loại)thuộc bên ngoài của pháp (hữu hình), hiện ra những sai biệt mà ta có thể nhận thức, phân biệt rõ ràng. Tướngcó đặc tính Vô thường.
(2)   Như thị tính    (如是性– tính như vậy;  E: nature): Là tính chất thuộc bên trongcủa pháp (vô hình). Khi một tướng đã hiện hữu thì có tính chất riêng của nó. Tínhcó đặc tính Vô thường.
(3)   Như thị thể      (如是体– thể như vậy;  E: corpus or embodiment): Là bản chất cấu thành của pháp, gồm tướng và tính nói trên. Thểcó đặc tính Vô ngã.
(4)   Như thị lực      (如是力– lực như vậy;  E: power):  Là tính chất động lực của pháp, khiến tướng và tính luôn thay đổi. Lựccó đặc tính hoạt hóa.
(5)   Như thị tác      (如是作– tác như vậy;  E: function):  Là tính chất tương tác (với bên ngoài).Táccó đặc tính trao đổi.
(6)   Như thị nhân (如是因– nhân như vậy;  E: primary cause):  Là tính chất đóng vai trò chính. Nhâncó đặc tính trực tiếp.
(7)   Như thị duyên (如是緣– duyên như vậy;  E: environmental cause):  Là tính chất đóng vai trò gián tiếp. Duyêncó đặc tính gián tiếp.
(8)   Như thị quả     (如是果– quả như vậy;  E: effect):   Là tính chất hình thành. Quảcó đặc tính của sự kết hợp của nhânduyên.
(9)   Như thị báo     (如是報– báo như vậy;  E: retribution):  Là tính chất hoàn mãn của sự kết hợp. Báocó đặc tính của sự đền trả một cách công bằng.
(10) Như thị đẳng  (如是等– đẳng như vậy;  E: equality):  Là tính chất bình đẳngcủa mọi sự vật với 9 đặc tính trên, không có thực tính riêng hay phân biệt như cao-thấp, hơn-kém ... Đẳngcó đặc tính vượt thoát các dính mắc vào đối đãi nhị nguyên.
Tóm lại, giáo lý Thập Như thị như một công thức chuẩn mực giải trình mọi hiện tượng hiện hữu. Đây là chìa khóa giúp cho con người nhận thức về nhân sinh và vũ trụ qua nhận thứcDuyên khởi tính nơi các pháp. 
 Tuy cấu trúc của kinh Pháp Hoa có phần  phức tạp, nhưng nội dung  cũng  không  ngoài mục đích giúp chúng sinh phá chấp Ngã (tức phá chấp Ngũ uẩn) để không còn chấp thân, chấp tâm này là Của Ta là Ta, hay là Tự ngã.  Giáo lý Pháp Hoa đặt chúng ta trước một chọn lựa cực kỳ quan yếu, đó là :     
- Hoặc là chấp thủ ngã tướng để tiếp tục thiêu cháy tâm thức mình trong ngọn lửa dữ dội của Tam giới, tiếp tục nổi trôi với Tự ngã nhỏ nhen.      
- Hoặc chấp nhận con đường vào thực tại Vô ngã  để chấm dứt khổ đau, và khích lệ chúng ta vào đời để thắp sáng trí tuệ Vô ngã ấy cho mình và người.
Kinh Pháp Hoa là một bộ kinh đặc biệt về cả hai mặt triết lý và huyền bí, kinh  đóng một vai trò quan trọng không những ở Ấn Độ mà còn ở Trung Hoa, Nhật Bản và các nước theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền.  Tuy nhiên, chưa có công trình nào đánh giá hết được tác dụng của kinh đối với xã hội nhân sinh ở các nước trên đến mức nào.

Bản kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị.
Đây là bộ kinh khắc gỗrất tinh xảovà đầy đủ với 60.000 chữ Hán khắc ngược cả hai mặt trên 118 tấm ván bằng gỗ thị, mỗi tấm dài 0,68m, rộng 0,26m, dày 0,03m, được nhà sư Thiện Huệ thực hiện suốt 28 năm, từ năm 1704 đến năm 1732, dưới sự chủ trì của Thiền sư Minh Dung và sự hỗ trợ của nhà sư Thiện Pháp cùng 59 nam nữ Phật tử.Đặc biệt có 7 bức phụ bản khắc họa hình ảnh Đức Phật đang thuyết pháp.
Do được khắc trên gỗ thị đỏ, một loại gỗ tích nhiệt cao, không loài sâu mọt nào dám đến gần nên bộ kinh hầu như còn nguyên vẹn 100% dù đã có niên đại hơn 300 năm. Được biết, cây thị đỏ chỉ phát triển được duy nhất tại vùng Bình Thuận, Ninh Thuận, hiện nay đã tuyệt chủng. Một năm, thị đỏ chỉ rụng 7 lá, thân cây phát ra một nhiệt lượng rất nóng không loài vật nào dám lại gần. Vào đời vua Lê - chúa Trịnh, thị đỏ được cống nạp ra Bắc để dùng chạm khắc các tài liệu quan trọng của triều đình.
Du khách đến viếng chùa Phật Quang – Phan Thiết có thể ngủ lại, gặp bữa nếu muốn, được dùng cơm chay hoặc thỉnh mấy cây cảnh về làm lộc. Của chùa nên cứ thoải mái, ai có lòng thì gửi lại ít tiền công quả để người sau tiếp tục được phần.
IV.Việc cần làm trước khi tụng đọc kinh Pháp Hoa.
Để hành trì kinh một cách có lợi lạc, hành giả cần tuân thủ 2 điều sau:
1) Thứ 1:  Nhận diện Tích môn và Bản môn. 
          Như đã nói ở trên, tổng quát, kinh có thể được chia ra làm hai phần: Phần thứ nhất có liên hệ nhiều đến những gì mà người thường đồng ý với nhau, là sự thật của thế tình, củathế giới sinh diệt hay sự thật của ngôn từ, nhằm để bày tỏ khái niệm(Tục đế), gọi là Tích môn.  Phần thứ hai có liên hệ về giáo pháp vượt lên thời gian và không gian, trình bày bản chất của Pháp, bày tỏ thực tại(Chân đế), gọi là Bản môn.
          Ví dụ, khi thấy Hội Pháp Hoa diễn ra trên Núi Thứu, mọi người ngồi trên mặt đất, ta biết nó đã xảy ra trong thế giới Tích môn.  Nhưng khi thính chúng nhìn lên tháp Đa Bảo ở trên không, thì mình biết rằng kinh đang trình bày những hiện tượng thuộc về Bản môn.
          Nhận ra được thế giới mà kinh đang diễn bày, ta sẽ không phân vân, ngỡ ngàng với ngôn từ trong kinh, đặc biệt là trong Bản môn.  Vì trong đó mọi Pháp đều vượt thoát thời gian và không gian, cho nên ta thấy kinh thường nói đến những con số rất lớn, như vô lượng vô biên a-tăng-kỳ kiếp.  Tất cả những ngôn từ đó đều dùng để diễn bày cái ý niệm về thời gian vô tận và không gian vô biên ở trong pháp giới Bản môn, không giống như trong thế giới Tích môn, tức là cõi ta bà.
          Ví dụ như trong phẩm thứ 16, Như Lai Thọ Lượng, đoạn thứ hai,phương tiện để diễn bày cái ý niệm về thọ lượng của Như Lai trong cái không gian vô biên và thời gian vô tận ở trong pháp giới Bản môn.  Tương tự như vậy, trong phẩm thứ 15, phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, khi hàng triệu vị Bồ Tát thân đẹp như vàng ròng, từ dưới đất trồi lên, an trú trong hư không, và dùng những âm thanh rất vi diệu để ca ngợi Phật và sự ca ngợi đó kéo dài đến năm mươi tỉ kiếp, thì đây cũng là một cách để diễn đạt về bản chất của thời gian ở trong Bản môn: một giây phút chứa đựng cả ngàn đời, và thiên thu cũng chỉ là một giây phút.
          2) Thứ 2Lãnh ý buông lời.
          Tất cả những tư tưởng uyên áo và đặc thù của kinh Pháp Hoa đều được trình bày bằng các bức tranh có tính cách thực tiễn.  Ngôn ngữ hội họa và điêu khắc của đạo Bụt đã được tận dụng để diễn bày ý kinh.  Người sử dụng những hình ảnh này để nói lên những ý tưởng thâm diệu trong đạo Phật, phải là một thi sĩ rất lớn.
          Nhiều khi những hình ảnh này có tính cách thần thông, nhưng tất cả chỉ là phương tiện quyền xảo của người chép kinh, sử dụng ngôn ngữ hội họa và điêu khắc của đạo Phật để diễn đạt những tư tưởng uyên áo mà kinh muốn diễn bày.  Đó là một điểm rất đặc thù của kinh Pháp Hoa.  Vì vậy khi tụng đọc, chúng ta phải thấy cho được ý kinh và đừng bị kẹt vào lời kinh, nếu không thì khi đọc, ta chỉ thấy toàn các phép thần thông mà chẳng học được gì từ kinh Pháp Hoa cả.
          Ví dụ như trong Phẩm thứ 21, Phẩm Như Lai Thần Lực, đoạn thứ hai, chúng ta thấy Phật thực hiện một phép thần thông lớn, Ngài lè lưỡi ra, và lưỡi của Ngài che lấp cả tam thiên đại thiên thế giới, rồi từ các lỗ chân lông trong người của Ngài phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, và những tia sáng đó cho ta thấy được tất cả các cõi nước trong mười phương.  Chủ ý của bức tranh này là để diễn bày cái khả năng lớn lao của một vị toàn giác.  Trong kinh điển Bắc truyền cũng như Nam truyền, ánh sáng tượng trưng cho sự giác ngộ.  Phật Thích Ca là ánh sáng Chánh niệm, và ánh sáng đó phát tỏa ra từ Pháp thân (Chân lý).  Cho nên từ các lỗ chân lông trong người của Ngài phóng ra vô lượng vô số tia sáng đủ màu sắc, chỉ là một nghệ thuật trình bày, một bức tranh diễn tả cái ánh sáng Chánh niệm rất lớn, rất mạnh, tỏa chiếu ra từ Pháp thân của đức Như Lai.  Nó cũng giống như trong các tranh hay tượng mình thường thấy, để cực tả cái khả năng an tọa của Phật, người ta đã đặt Ngài ngồi trên một đóa hoa sen.
          Mặt khác, lưỡi của Ngài che lấp cả tam thiên đại thiên thế giới, đây là hình ảnh của Quảng trường Thiệt tướng, tức là cái lưỡi lớn và dài, một trong 32 tướng tốt của đức Phật.  Bức tranh này là để diễn tả một người chỉ nói sự thật tuyệt đối, chỉ nói đệ nhất nghĩa đế mà thôi.  Đây là một hình ảnh của văn hóa Ấn Độ, nó không phải chỉ có trong đạo Phật mà nó có trong những truyền thống có trước đạo Phật, những người nói sự thật, thường có lưỡi rất lớn.        
          Vì vậy, muốn tụng đọc và hành trì Pháp Hoa đúng theo chánh Pháp, trước tiên ta phải hiểu kinh Pháp Hoa.

Pháp Hoa tán

Đêm tụng kinh Pháp Hoa
      Tiếng xao động tinh hà
      Địa cầu vừa tỉnh thức
      Lòng đất bỗng đơm hoa
      Đêm tụng kinh Pháp Hoa
      Bảo tháp hiện chói lòa
      Khắp trời Bồ Tát hiện
      Tay Bụt trong tay ta.
o0o
Kinh Phật thuyết – Kinh Tổ thuyết.
[Xin xem mục từ Kinh (kinh điển Phật giáo)]
oOo
Kinh Tâm.
Nội dung
I. Tổng quan về Tâm kinh.
II. Ý nghĩa tựa của Tâm kinh.
III. Ý nghĩa nội dung của Tâm kinh.
I.Tổng quan về Tâm kinh.
 
Heart Sutra- Wikipedia
Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh– Wikipedia tiếng Việt
“Kinh Tâm” là cách nói của tiếng Việt, còn “Tâm kinh” là cách nói của người Tàu. Tuy nhiên, kinh sách và người Việt có thói quen sử dụng cách nói “Tâm kinh” này.
1) Sơ nét về Tâm kinh.
1/.  Tâm(心;  P: hadaya;  S: hṛdaya;  E: heart, centre):  Theo nghĩa vật chất hay vật lý, tâm có các nghĩa sau:
1. Tâm có nghĩa là trái tim của sinh động vật.
2. Tâm có nghĩa là giữa, ruột, lõi, chủ yếu (của cái gì). Như tâm điểm 心点.  Nơi đây tâm có thể hiểu là cốt lõi, trọng yếu, tinh yếu.
2/.Tâm theo nghĩa tinh thần còn gọi là Tập khởi tâm 集起心hàm những khái niệm sau:
1. Tâm (心;  P;S: Mano, Mana, Manas;  E: Mind):  Là khái niệm về toàn bộ những “hành động tinh thần”, trái ngược với những “hành động thể chất” hoặc lời nói.  Với hành động (行動;  P: kamma;  S: karma;  E: action)
2. Tâm (心;  P;S: Citta;  E: Mind):  Là khái niệm về quá trình tức thì của những “hành động tinh thần” như các suy nghĩ, cảm xúc.
3. Tâm (心;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna;  E: Mind):  Là khái niệm về những “hành động tinh thần”, như các nhận biết của giác quan, và gọi là Thức hay Tâm thức, cụ thể là qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý
3/. Kinh (經;  P: sutta;  S: sūtra;  E: canon):  Là sách của các tôn giáo.  Trong Phật giáo, kinh được xem là lời dạy của Phật, và được phân thành 2 hướng là  Tín tâmTriết học lý luận.
Hiện nay, Tâm kinh thường được chuyển ngữ như sau:
Tâmkinh (心經;  P: Hadaya sutta;  S: Hṛdaya Sūtra;  E: Heart Sutra).
Tuy nhiên, theo theo hình thức và ý nghĩa nơi nội dung của Tâm kinh, thì nơi đây có thể hiểu Tâm kinh là bài kinh “Tinh yếu hiểu biết – Tâm” về “Trí tuệ lớn giải thoát – Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa”
Tâm kinhlà cách nói ngắn của Bát-nhã Tâm kinh hay Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh, là bài kinh ngắn nhất chỉ có khoảng 260 chữ của Phật giáo Phát triển và Thiền tông, nằm trong bộ kinh Đại Bát-nhã 600 cuốn, và là bài kinh tóm các ý chính của bộ Đại Bát-nhã này. 
Tâm kinhlà bản kinh thuộc dạng lý luận triết học, bởi nội dung của kinh hình thành từ chân lý khách quan tự nhiên Duyên khởi, mà chỉ những ai có trí tuệ vượt thoát chấp thủ đối đãi mới có thể lĩnh hội được. Vượt thoát nơi đây không nhằm phủ định đối đãi từ tính tương đối của sự vật, mà hàm ý là không dính mắc chấp thủ vào các đối đãi của chúng, vốn thường bị con người cực đoan tuyệt đối hóa chúng.
Tâm kinhđược hầu hết các Phật tử tại Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, Tây Tạng, và Trung Quốc biết đến và rất thường dùng trong việc đọc tụng. Bài Bát-nhã Tâm kinh thường thấy lắp ghép vào bố cục của các nghi thức  kinh tụng tại Việt Nam.
          2)Nguồn gốc Tâm kinh.
Tâm kinhlà bản kinh tiếng Sanskrit, gọi đủ là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh(摩訶般若波羅蜜多心經; S: Mahā Prajñā Pāramitā Hṛdaya Sūtra, Prajñāpāramitāhṛdaya Sūtra;  E: Heart of Perfect Wisdom Sutra), được hiểu như là bản kinh tinh yếu về trí tuệ giải thoát   hay  bản kinh tinh yếu về tuệ giác.
Việc xuất hiện của bản kinh này không được các tác giả thống nhất. Thời điểm ra đời của nó có thể là từ năm 100 tCN đến thế kỷ thứ 2 và một số tác giả cho rằng bài kinh này do Bồ-tát Long Thụ (Nāgārjuna) viết. Tuy nhiên, tính cách lời thoại của bản kinh này vẫn như lời thoại thời Phật tại thế. Vì thế, những tác giả cho rằng "Kinh có sau thời Đức Phật" như đã nói trên vẫn là giả thuyết mơ hồ.
Trong thập niên cuối của thế kỷ 19 thì bản kinh mới được Samuel Beal dịch ra Anh ngữ.  Còn Edward Conze(1904-1979), nhà nghiên cứu Phật học Anh với nhiều công trình nghiên cứu đã không thể tìm thấy được bài văn nguyên thủy của kinh này, mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy có một nguyên bản ban đầu của kinh này.
Toàn bộ bộ kinh lớn Đại Bát Nhã cũng đã bị quân Hồi giáo tiêu hủy khi họ đánh chiếm Đại học NalandacủaPhật giáo. (Xin xem:  Lịch sử Phật giáo)
Khi so lại bản dịch phổ biến hiện nay, hầu hết dịch lại từ bản Hán ngữ của sư Trần Huyền Trang, thiếu vắng phần khai kinh và phần kết luận so với một phiên bản khác còn đầy đủ hơn được lưu lại trong bản Tạng ngữ
Bản kinh phổ biến nhất ở Việt Nam là bản của sư Trần Huyền Trang (Tam Tạng) sau khi thỉnh kinh về đã dịch lại vào năm 649. Trước đó đã có nhiều sư dịch từ tiếng Sanskrit ra Hán ngữ trong đó có Cưu Ma La Thập (402-412), Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã và Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ.
Kinh cũng đã được sự chú giải của rất nhiều sư từ nhiều quốc gia. Riêng ở Việt Nam, người chú giải kinh này đầu tiên là thiền sư Đạo Tuân Minh Chánh ở chùa Bích Động (tỉnh Ninh Bình) thời vua Minh Mạng.
Dưới đây là nội dung các bản dịch Hán và Việt của Bát-nhã Tâm kinh do Đường Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang dịch
II. Ý nghĩa tựa của Tâm kinh.
          1) Ma-ha  –  Bát-nhã  –  Ba-la-mật-đa.
          Tâm kinh có tựa là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đacó các nghĩa sau:
- Ma-ha(摩訶;  P;S: Mahā;  E: Great):  Có nghĩa là đại 大, lớn.
- Bát-nhã(般若;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom):  Có nghĩa là trí tuệ 智慧, là sự hiểu biết.
- Ba-la-mật-đa(波羅蜜多;  P: Pāramī;  S: Pāramitā;  E: Perfection, Transcendental perfection, Completeness)  thường được dịch nghĩa là:
+  Độ 度 (sang bờ bên kia).
+  Đáo bỉ ngạn 到彼岸 (đạt đến bờ bên kia).
+  Cứu cánh 究竟 (sau cùng, hoàn tất, hoàn hảo, tối hậu).
Theo đó, cụm từ Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể hiểu là trí tuệ lớn hoàn hảo  hay  trí tuệ lớn giải thoát, là sự hiểu biết sáng suốt bản chất thực của thực tại (the perfected way of seeing the nature of reality).
Trí tuệ lớn giải thoát không gì khác hơn chính là thấu suốt chân lý Duyên khởi, mà cụ thể là thấu suốt:
- LýVô thường(無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence).
-LýVô ngã(無我;  P: Anattā;  S: Anātman;  E: Non-self).
- Lý Nhân Quả(因果;  P;S: Hetu-Phala;  E: Cause and Effect)
          [Hetu: cause, condition, reason;  Phala: fruition, result, effect]
Trong luận  Trung Quán có kệ rằng:
眾繇缘生法            Chúng do Duyên sanh pháp
我說即是空            Ngã thuyết tức thị Không
亦是為假名            Diệc thị vi giả danh
亦是中道義            Diệc thị Trung đạo nghĩa
Nghĩa:
Mọi pháp do các Duyên
Ta nói đó là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo
Hay
Các pháp do Duyên khởi, nên ta nói là Không, là Giả danh, và cũng chính là Trung đạo".
Nơi đây, ngài Long Thọ xác quyết mối quan hệ đồng nhất giữa ba phương pháp Không, Giả danh, Trung đạo  dùng mô tả cụ thể cho Duyên khởi  (縁起;  P: Paṭicca-samuppāda;  S: Pratītya-samutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising):
 -Không  (空;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness):  Nhằm vượt lên chấp thủ dính mắc vào nhận thức các pháp như là những thực thể, bằng cách thấy biết rõ thực tính Duyên khởi là Không tính (= bản tính không thực thể của các pháp).  Cụ thể:
Duyên khởi tính = Không tính = Phật tính = Vô ngã tính + Vô thường tính
 -Giả danh  (假名;  P: Upādāya-paññatti;  S: Upādāya-prajñapti;  E: Conventional designation):  Nhằm vượt lên chấp thủ dính mắc vào các khái niệm quy ước được chế tác đối với các pháp.
 -Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipada;  E: Middle path):  Nhằm vượt lên chấp thủ dính mắc vào các nhận thức và hành động cực đoan.
2) Cách nói gọn Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Về sau trong thực tế, cụm từ Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đacó các cách nói gọn như sau:
1/.Theo âm tiếng Phạn:
          1. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa = Bát-nhã Ba-la-mật  (般若波羅蜜;  P: Paññā Pāramī ;  S: Prajñā Pāramitā;  E : the Perfection of (Transcendent) Wisdom).
Đây là cách lượcbớt chữ Ma-hađa.
          2. Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa = Bát-nhã (般若;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E : Wisdom).
          Đây là cách lược bớt chữ Ma-ha  và  Ba-la-mật-đa.  
Có lẽ đây là lý do vì sao chữ Bát-nhã được nhiều người cho rằng có ý thâm sâu hơn là nghĩa Trí tuệ thông thường.  Theo đó, Bát-nhã  hàm ý Tuệ giác, là trí tuệ của bậc giác ngộ-giải thoát.
          2/.Theo âm tiếng Phạn và Hán:
1. Bát-nhã Ba-la-mật  =  Trí tuệ Ba-la-mật  智慧波羅蜜  =  Trí Độ  智度.
Cụm từ Trí tuệ Ba-la-mật được sử dụng ởvị trí thứ 4 trong Thập độBa-la-mậtvà thứ 6 trong Lục độ Ba-la-mật  (Xin xem mục từ Ba-la-mật-đa).
2. Bát-nhã  =  Trí tuệ 智慧  =  Trí
Điều này có thể giải thích các cách nói sau:
          - Đạo Phật là đạo trí tuệ, thì trí tuệ nơi đây không phải là loại trí thông minh (E: intelligence - như cách nói cuộc thi ‘siêu trí tuệ’) được nói thông thường, mà là trí tuệ giác ngộ-giải thoát, trí tuệ vượt thoát, tức Bát-nhã Ba-la-mật hay Tuệ giác.
          - Mục đích tu học của Duy Thức tông hay Tịnh Độ tông là chuyển hóa Thức thành Trí, thì trí nơi đây cũng không phải là loại trí thông minh, mà là trí tuệ giác ngộ-giải thoát, trí tuệ vượt thoát, tức Bát-nhã hay Tuệ giác.
Thức(識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna;  E: Perception; Consciousness; Knowledge) nói chung là cái biết.  Nếu như những cái biết này được soi sáng bản tính của chúng là Duyên khởi tính  hay Không tính thì cái biết được xem là hoàn hảo, là Trí (智;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Perfectwisdom).  Nói rõ hơn, có Trí là do Thức, nghĩa là Trí không tách rời Thức, tức Giác ngộ không tách rời Ý thức, Tri thức nơi thế gian này.
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ nói:
佛法在世间  Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉  Bất ly thế gian giác        
离世觅菩提  Ly thế gian mịch bồ đề   
恰如求兔角  Kháp như cầu thố giác   
Nghĩa:
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
          Điều này cho thấy rằng thực chất của đạo Phật là luôn thiết thực hiện tại chứ không thần bí huyễn hoặc cao siêu, đến để mà thấy chứ không đến để mà tin .
---------
Ghi chú:  Dựa trên lộ trình Tam Tuệ học Văn Tư Tu, có sự phân biệt Bát-nhã = Tuệ giác về Chân lý Duyên khởi:
            1) Văn tự Bát-nhã (= Văn tuệ)         :   Tuệ có được từ việc học hiểu Chân lý Duyên khởi. 
2)Quán chiếu Bát-nhã (= Tư tuệ):  Tuệ có được từ việc suy tưởng luận biện về Chân lý Duyên khởi.                       
            3) Thực tướng Bát-nhã (= Tu tuệ)   :   Tuệ có được từ việc tu tập Chánh Niệm + Thiền Định + Thiền Tuệ về Chân lý Duyên khởi.
III. Ý nghĩa nội dung của Tâm kinh.


 Tâm kinh chữ Háncủa nhà thư pháp Zhao Mengfu (1254 -1322 CE), triều đại Yuan
1)Bản dịch Hán.
    觀自在菩薩。行深般若波羅蜜多時。照見五蘊皆。度一切苦厄。
    Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai Không, độ nhất thiết khổ ách.
     舍利子。色不異不異色。色即是即是色。受想行識亦復如是。
     Xá-Lợi-Tử! Sắcbất dị Không, Khôngbất dị SắcSắctức thị Không, Khôngtức thị Sắc; Thọ, Tưởng, Hành, Thức, diệc phục như thị.
   舍利子。是諸法相。不生不滅。不垢不淨不增不減。是故中。無色。無受想行識。 無眼耳鼻舌身意。無色聲香味觸法。無眼界。乃至無意識界。無無明。亦無無明盡。乃至無老死。亦無老死盡。無苦集滅道。無智亦無得。
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp Khôngtướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố Khôngtrung, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; nhãn giới, nãi chí ý-thức-giới, vô-minh, diệc vô-minh tận, nãi chí lão tử, diệc lão tử tận; khổ, tập, diệt, đạo; trí diệc đắc.(*)
 
以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。
 Dĩ sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố; tâm quái-ngại; quái-ngại cố, hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn; Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố; đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
故知般若波羅蜜多。是大神咒。是大明咒是無上咒。是無等等咒。能除一切苦。真實不虛故。
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa; thị đại-thần chú; thị đại minh chú, thị vô-thượng chú; thị vô đẳng đẳng chú; năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hưcố.
說般若波羅蜜多咒即說咒曰
Thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
揭帝揭帝 般羅揭帝 般羅僧揭帝菩提僧莎訶
Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.
 
 
Chú thích:
          1/. Sắc tức thị Không:  Có nghĩa của Hữu và Không(= không thực Hữu).
2/. Chữ nơi đâytuy diễn đạt qua hình thức phủ định, nhưng vẫn hàm ý của Không .
2) Bản dịch Việtbằng vănxuôi 1.
[(văn xuôi = trường hàng 長行)=/= (văn vần = kệ tụng 偈頌)].
Bồ tát Quán tự tại khi hành Bát-nhã-ba-la-mật đa sâu xa soi thấy năm uẩn đều Không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc; Sắc tức là Không, Không tức là Sắc; Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng Khôngcác pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cũng thế tướng Khôngcủa:
- Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức.
-Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý.
- Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp.
- Nhãn thức cho đến Ý thức
- Vô minh cũng không vô minh hết.
- Già chết, cũng không già chết hết.
- Khổ, Tập, Diệt, Đạo.
- Trí và Đắc.
Bởi  sở đắcKhông, Bồ-tát nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết-bàn. Chư Phật ba đời nương Bát-nhã-ba-la-mật-đa nên chứng A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề.
Nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha
3) Bản dịch Việt bằng văn xuôi 2.
[(văn xuôi = trường hàng 長行)=/= (văn vần = kệ tụng 偈頌)].
Bồ-tát Avalokiteśvara, trong khi quán chiếu sâu sắc với tuệ giác giải thoát, đã thấy ra rằng tất cả năm uẩn đều Không(= tuy có mà không thực là có).  Giác ngộ điều ấy xong, Bồ-tát vượt qua được mọi khổ đau ách nạn.
“Này Śāriputra, tự tính của hình Sắc(Sắcuẩn) này là Không. Điều này cũng đúng với các cảm Thọ, suy Tưởng, tâm Hànhnhận Thức(= Thọuẩn, Tưởnguẩn, Hànhuẩn, Thứcuẩn).
“Này Śāriputra, tự tính tất cả mọi sự vật hiện tượng đều thể hiện nơi tướng Không. Tất cả không tự sinh ra, không tự diệt đi, không thêm-không bớt, không dơ-không sạch (đối đãi).
“Chính vì vậy với tự tính Khôngnăm uẩnhình sắc, cảm thọ, suy tưởng, tâm hànhnhận thức đều không là những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu Căn, sáu Trần, sáu Thứccũng đều không là những thực tại riêng biệt; Mười Hai Nhân Duyêncùng sự chấm dứt của chúng, hay bốn đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạocũng đều không là những thực tại riêng biệt; tuệ giácchứng đắccũng đều như thế.
“Vị bồ-tát khi thực tập phép quán tuệ giác giải thoát không thấy có gì cần được chứng đắc, nên không thấy còn có gì chướng ngại trong tâm. Và vì tâm không còn chướng ngại nên vị ấy vượt qua được mọi sợ hãi, vượt qua được mọi thấy biết mê lầm và đạt được thực tại Niết-bàn.
“Tất cả chư Phật trong quá khứ, hiện tại và vị lai nhờ nương vào phép thực tập tuệ giác giải thoát mà đạt tới Chánh giác toàn vẹn.
“Cho nên, này thầy Śāriputra, ai cũng cần biết rằng tuệ giác giải thoát là chói sáng và kỳ diệu không gì so sánh được. Đó là tuệ giác chân thực có khả năng diệt trừ tất cả mọi khổ nạn. Vì vậy ta nên tán dương tuệ giác giải thoát tựa như một linh chú sau:
“Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi, svaha!”
Trong lời giáo huấn sau cùng nơi kinh Di Giáo, đức Phật nói:
Sau khi ta tịch diệt, Chánh pháp sẽ thay ta làm thầy cho các con. Biết noi theo Chánh pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch.
          Thế thì Chánh pháp ấy là những gì?
- Có thể nói rằng Chánh pháp soi sáng ấy chính là Chân lý khách quan Duyên khởimà đức Phật đã khám phá ra, và Đạo đức ứng xử  Từ bi – Trí tuệmà đức Phật đã chỉ dạy được vận dụng từ chính chân lý này.
          - Có thể nói rằng Chánh pháp qua Tam tạng kinh điển của nhà Phật không ngoài việc chuyển tải các giá trị lớn lao từ Chân lý và Đạo đức đến với thế gian này.  Vì thế, Tâm kinh với nội dung chuyển tải Không tính là tuệ giác, cũng không là ngoại lệ trong hệ thống kinh điển.
Nội dung của Tâm kinh cũng như nhiều bài kinh khác, nhằm diễn đạt giáo lý nhà Phật trên tinh thần chủ đạo của chân lý Duyên khởi như đã nói trên; đó là diễn đạt qua Không tính(= tính KhôngŚūnyatā) là bản tính không thực, không có tự tính của vạn sự vạn vật do bởi tính tương tác hình thành và biến đổi của các Duyên, chứ không có nghĩa là không-có của đối đãi trong ngôn ngữ thông thường, theo đó:
Không tính = Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính
          Khôngtính nơi bài kinh được xem là cái chung  nhất của tất cả mọi sự vật hiện tượng, đặc biệt là khai thị vềKhôngtính của cáctướng Ngũ Uẩn,đồng thời cả về các giáo lý phương tiện như Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Niết-bàn, … Với nhận thức Không tính, hành giả sẽ dễ dàng hơn trong việc tu tập giải trừ các chấp kiến cực đoan, vốn đã từng trói buộc con người và gây ra biết bao khổ não cho con người từ bao đời nay.
-----------------
          => Xin xem các mục từ sau để hiểu thêm chi tiết.
          - Duyên khởi   - Chân ký   - Đạo đức   - Ngũ uẩn   - Niết-bàn   - Tứ Diệu Đế
          - Thập Nhị Nhân Duyên   - Hữu-Không.
o0o
Kinh Viên Giác.
Nội dung
I. Tổng quan về kinh Viên Giác.
II. Bố cục và ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.
III. Các vấn đề chính yếu nơi kinh Viên Giác.
I. Tổng quan về kinh Viên Giác.
 
Sutra of Perfect Enlightenment - Wikipedia
 Kinh Viên Giác – Wikipedia tiếng Việt
 
Kinh Viên Giác (經圓覺;  E: The Sutra of Perfect Enlightenment), tên đầy đủ là kinh Ðại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghĩa (經大方廣圓覺修多羅了義;  S: Mahāvaipulyapūrṇa-buddhasūtra-prasannārtha-sūtra). Trong đó:
- Viên 圓:   Tròn // Đầy đủ, hoàn chỉnh, trọn vẹn.
- Giác 覺:   Biết // Hiểu ra, tỉnh ngộ.
Theo đó, kinh Viên Giác là bộ kinh chỉ dạy cho các hành giả tu học hướng tới sự giác ngộ chân lý vũ trụ một cách trọn vẹn (= viên giác). Cụ thể hơn, vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều hàm chứa tính chất của chân lý này, nên gọi là Viên Giác tính. Ta có:
Viên Giác tính = Duyên khởi tính = Tự tính = Không tính = Phật tính
Đây là một trong số những bộ kinh hàng đầu trong hệ thống tư tưởng Phật giáo Bắc truyền. Kinh đã được Pháp sư Giác Cứu (S: Suddhatrāta - Phật Đà Đa La) dịch sang Hán văn vào năm 693. Dịch giả là người nước Kế Tân, và Hán văn có lẽ chưa thông thạo lắm nên trong bản dịch còn có chổ dịch tối nghĩa, khó hiểu. Hơn nữa, hiện nay không có văn bản tiếng Phạn nào được lưu truyền lại, nên các học giả Phật giáo hiện đại nghi ngờ rằng kinh này có thể được viết ở Trung Hoa chứ không phải du nhập từ Ấn Độ.
Theo nội dung và tư tưởng, các học giả Phật giáo xếp kinh này vào loại tác phẩm của Như Lai tạng, tức tác phẩm trình bày quan điểm về Nguyên lý căn bản của vũ trụ.
Tên kinh Viên Giác, tức chỉ cho bản thể tự tính ở cùng khắp không gian và thời gian. Hơn nữa, hết thảy chúng sinh hữu tình đều có sẵn bản giác Chân tâm, từ vô thủy đến nay thường tự vốn thanh tịnh, sáng rõ không mê mờ, rõ ràng thường biết. Nếu nói là thể thì đó là Nhất tâm(一心;  S: Eka-citta), nếu nói về nhân thì đó là Như Lai tạng (如來藏;  S: Tathāgata-garbha), nếu nói về quả thì đó là Viên Giác.
Đại sư Khuê Phong Tông Mật trong tác phẩm Viên Giác Kinh Lược Sớ Tự Chú 圓覺經略疏序注-  luận giải kinh Viên Giác sớm nhất vào thế kỷ 9 có giải thích như sau:
Vạn pháp hư ngụy                      萬法虛僞 
Duyên hội nhi sanh                    緣會而生、
Sanh pháp bổn vô                      生法本無、
Nhất thiết duy thức                    一切唯識、
Thức như huyễn mộng               識如幻夢、
Đản thị nhất tâm                       但是一心、
Tâm tịch nhi tri                          心寂而知、
Mục chi vi Viên Giác                   目之爲圓覺.
Muôn pháp không thật,
Do duyên gặp mà sinh,
Pháp sinh ra vốn Không,
Hết thảy chỉ biết,
Biết như huyễn mộng,
Chỉ là Nhất tâm,
Tâm lặng mà biết,
Mắt thấy nên Viên Giác
Kinh này có ảnh hưởng lớn đối với tư tưởng Thiền tông, Thiên Thai  tông và Hoa Nghiêm tông.  Đặc biệt là đối với chủ trương Kiến tính Khởi tu của Đại sư Khuê Phong Tông Mật.
II. Bố cục và ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.
          1) Bố cục kinh Viên Giác.
 Toàn bộ kinh Viên Giác gồm có mười hai chương. Mỗi chương có một vị Bồ-tát đại diện đứng ra thưa hỏi tham vấn với Phật Thích Ca Mâu Ni.  Phần nội dung và kết thúc của mỗi chương bao gồm 12 lần hỏi đáp, trong đó đặc biệt nhất là chương Bồ-tát Văn Thù, Bồ-tát Phổ Hiền được đức Phật khai thị về sự viên mãn của giác ngộ (= viên giác).
KINH VIÊN GIÁC
Chương 1: BỒ-TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI Thưa Hỏi
Chương 2: BỒ-TÁT PHỔ HIỀN Thưa Hỏi
Chương 3: BỒ-TÁT PHỔ NHÃN Thưa Hỏi
Chương 4: BỒ-TÁT KIM CANG TẠNG Thưa Hỏi
Chương 5: BỒ-TÁT DI-LẶC Thưa Hỏi
Chương 6: BỒ-TÁT THANH TỊNH TUỆ Thưa Hỏi
Chương 7: BỒ-TÁT OAI ĐỨC TỰ TẠI Thưa Hỏi
Chương 8: BỒ-TÁT BIỆN ÂM Thưa Hỏi
Chương 9: BỒ-TÁT TỊNH CHƯ NGHIỆP CHƯỚNG Thưa Hỏi
Chương 10: BỒ-TÁT PHỔ GIÁC Thưa Hỏi
Chương 11: BỒ-TÁT VIÊN GIÁC Thưa Hỏi
Chương 12: BỒ-TÁT HIỀN THIỆN THỦ Thưa Hỏi
Xoay quanh các chương này là các cuộc tham vấn liên quan đến các vấn đề như:
- Nguồn gốc và bản chất của Vô minh.
- Đốn ngộ và Tiệm tu.
- Bản thể Phật tính.
- Phương pháp Thiền...
Những vấn đề này về sau cũng được làm rõ trong Đại Thừa Khởi Tín Luận của Tổ sư Mã Minh.
2) Ý nghĩa tổng quát về kinh Viên Giác.
- Chương thứ 1, Bồ-tát Văn Thù đứng ra hỏi Phật về công hạnh tu hành ban đầu của Phật, tu thế nào được viên mãn thành Phật? Đó là mục tiêu của toàn bộ kinh. Đức Phật trả lời: Tu là sống lại với Viên Giác tính tròn đầy chớ không có gì khác. Nhưng muốn trở lại với Tánh giác tròn đầy thì trước phải biết rõ Vô minh. Vì Vô minh nên chấp tứ đại là thân mình thật, chấp vọng tưởng là tâm mình thật. Kế đó Phật dạy chúng ta quán từng phần thân để thấy rõ thân không thật. Nhìn kỹ tâm thức, thấy tâm thức chỉ là bóng dáng sáu trần chợt hiện chợt mất, nó không thật. Buông được hai cái lầm chấp về thân tâm thì sẽ sống được với Viên Giác tính (= tính Viên Giác, tính giác, tánh giác).
- Chương thứ 2 -:- 9, các Bồ-tát tuần tự hỏi về phương pháp tu. Phật dạy tu Thiền … Toàn bộ kinh Phật dạy không ngoài pháp tu Thiền, làm căn bản giúp cho hành giả sống trọn vẹn với Tánh giác, đó là:
1-Thiền Chỉ= Thiền Định:  Là cách giúp cho tâm an.
2- Thiền Quán= Thiền tuệ:  Có hai cách giúp cho tâm sáng.
- Quán hạnh của chư Phật Bồ-tát.
- Quán các pháp như huyễn hóa.
Trong Chương 6, Bồ-tát Thanh Tịnh Huệ thưa hỏi, Phật nói: " Kinh giáo như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết rõ ngón tay rốt ráo không phải là mặt trăng. Tất cả ngôn giáo của Như Lai khai thị cho Bồ-tát cũng như thế".
Trongkinh Ví Dụ Con Rắn (kinh số 22, thuộc Trung Bộ kinh), đức Phật cũng từng dạy rằng:
"Này các Tỷ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỷ-kheo, các thầy cần hiểu ví dụ chiếc bè, Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là Phi pháp".
Ngón tay hay chiếc bè biểu tượng cho chân lý khách quan Duyên khởi mà đức Phật đã khám phá ra và làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống giáo lý, là Chánh pháp phương tiện giúp mọi người tu học để chứng ngộ. Hành giả cần cảnh giác không mãi dính mắc vào ngón tay hay mãi luyến tiếc mang vác chiếc bè theo thân.
- Chương thứ 10 -:- 12, các Bồ-tát Phổ Giác, Viên Giác, Hiền Thiện Thủ chỉ rõ trong khi tu có những bệnh:
1-Bệnh tác:  Đó là bệnh cho rằng dụng công nhiều, làm các công hạnh nhiều là được thành Phật.
2-Bệnh nhậm:  Đó là bệnh nghe Phật nói chúng ta đều có Phật tính nên mặc tình không tu hành gì hết.
3-Bệnh chỉ:  Đó là bệnh đè cho vọng tưởng lặng xuống cho đó là đạo.
4-Bệnh diệt:  Đó là bệnh diệt hết phiền não cho tâm rỗng không, cho cái rỗng không khô lạnh đó là cứu cánh của đạo.
Những bệnh đó làm chúng ta dính mắc, tu không đến Viên Giác được. Nếu bỏ bốn bệnh đó mới tu đến cứu cánh viên mãn.
Nếu như chúng sinh đời sau căn tánh thấp, nghiệp chướng nặng nề, muốn cầu Phật đạo, nhưng không thành tựu, thì phải siêng năng sám hối, nguyện đoạn các phiền não. Đối với pháp tu Thiền không thành tựu thì dốc lòng tu pháp khác, không nên thối tâm.
III. Các vấn đề chính yếu nơi kinh Viên Giác.
Dưới đây là tóm tắt một số các vấn đề chính của kinh.
1) Về “Vô minh”.
Vô minh(無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: ignorance or misconceptions about reality of the impermanence and non-self doctrines):  Đó là không sáng suốt nhận rõ chân lý Duyên khởi (= Vô thường + Vô ngã), là nguyên nhân dẫn tới  phiền não (= khổ). Vôminh được xem là Si của Tam độc.
Trong Chương thứ 1 kinh Viên Giác, Bồ-tát Văn Thù nêu lên câu hỏi quan trọng cho sự tu hành. Đó là cách tu để thành Phật và cách trừ chướng ngại trên đường tu. Đức Phật chỉ ra cách trừ Vô minh để hiển lộ tánh Viên Giác:
“Thế nào là Vô minh?
Này thiện nam! Tất cả chúng sanh từ vô thủy đến nay, bị các thứ điên đảo (làm mờ tánh Viên Giác) như người mê lầm lộn bốn phương, vọng nhận tướng tứ đại là thân mình, chấp cái duyên theo dáng sáu trần là tâm mình. Ví như (người) nhặm mắt thấy hoa đốm trong hư không và mặt trăng thứ hai.
Này thiện nam, hư không thật không có hoa đốm, vì người bệnh vọng chấp, do vọng chấp nên chẳng những lầm Tự tánh của hư không mà cũng lầm luôn chỗ sanh ra hoa đốm là thật. Do vọng chấp này mà có luân chuyển sanh tử nên gọi là Vô minh.
Này thiện nam, cái Vô minh này không có thực thể. Như người trong mộng, khi mộng chẳng phải thực có và đến khi thức dậy rõ ràng chẳng có.”
Như vậy muốn thành Phật đạo thì cần phải đoạn Vô minh.
Vô minh là một chi trong giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên (十二因緣;  P: Dvādasaṅga-paṭicca-samuppāda;  S: Dvādaśāṅga-pratītya-samutpāda;  E: Twelve-fold chain).
- Theo Câu Xá Luận (倶舍論), Vô minh là một trong đại phiền não địa (大煩惱地); trong Duy Thức (唯識), Vô minh là phiền não căn bản (煩惱).
- Thiền sư Viên Học (圓學, 1053-1116) của Việt Nam có bài thơ liên quan đến Vô minh rằng:
Lục thức thường hôn chung dạ khổ       六識常昏終夜苦
Vô minh bị phú cửu mê dung               無明被覆久迷慵
Trú dạ văn chung khai giác ngộ             晝夜聞鐘開覺悟
Lãn thần tịnh sát đắc thần thông                   懶神淨刹得神通     
Sáu Thức thường mê đêm suốt khổ
Vô minh che đậy mãi mờ tăm
Đêm ngày nghe chuông bừng giác ngộ
Thần lười dứt sạch chứng thần thông
2) Về “Như huyễn”.
Như huyễn (如幻;  S: Māyopama;  E: Like an illusion, as a magical illusion)         
Như:  Có nghĩa là bằng, cùng.
HuyễnCó nghĩa là hư ảo, không có thực.
Trong Chương thứ 2 kinh Viên Giác, Bồ-tát Phổ Hiền, Phật bảo Bồ-tát Phổ Hiền:
- “Này thiện nam tử! Tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau phải xa lìa tất cả cảnh giới hư vọng, huyễn hoá. Do giữ tâm xa lìa, nên tâm như huyễn cũng lại xa lìa. Xa lìa là huyễn cũng lại xa lìa. Lìa cái xa lìa huyễn cũng lại xa lìa. Được không chỗ gì để xa lìa, liền trừ các huyễn”.
Trong đây có mấy lớp:
1/. Xa lìa tất cả cảnh huyễn.
2/. Xa lìa tâm huyễn.
3/. Xa lìa cái xa lìa huyễn.
4/. Xa lìa cái xa lìa.
5/. Không còn gì để xa lìa, huyễn hết, tức giác tâm bất động.
- Trong Chương thứ 3 kinh Viên Giác, Bồ-tát Phổ Nhãn bạch Phật:
" Bạch Thế Tôn, nếu chúng sanh biết các pháp như huyễn, thân tâm cũng huyễn, làm sao dùng huyễn để tu huyễn?"
Phật dạy pháp tu lìa huyễn:       
" Này Thiện nam, Tâm huyễn của chúng sanh lại y nơi pháp huyễn mà diệt. Pháp huyễn, tâm huyễn diệt hết thì tánh giác bất động. Y pháp huyễn mà nói giác cũng gọi là huyễn nữa. Nếu nói “có giác” vẫn chưa lìa huyễn, còn nói “không giác” cũng lại như thế. Cho nên pháp huyễn (có và không) diệt hết gọi là bất động."
" Này thiện nam, tất cả Bồ-tát và chúng sanh đời sau phải xa lìa tất cả cảnh giới huyễn hóa hư vọng. Do chấp cứng cái tâm xa lìa, tâm ấy là huyễn cũng phải xa lìa, lìa cái lìa huyễn cũng lại xa lìa, được Không chỗ lìa tức là trừ các huyễn.     
Như thế, kinh Viên Giác còn nói rõ là nếu y theo pháp huyễn mà nói "giác" cũng vẫn chưa lìa huyễn. Cho nên có thể dùng pháp huyễn mà xa lìa tâm huyễn, rồi sau đó cũng phải lìa luôn pháp huyễn, thì đó mới là tâm Viên Giác.        
Tuy xa lìa cảnh giới huyễn hóa, mà còn chấp cứng cái tâm xa lìa thì vẫn chưa đủ, phải xa lìa luôn cái tâm xa lìa đó, vì nó vẫn là huyễn. Rồi còn phải xa lìa cái tâm huyễn đó cho đến khi không còn chỗ lìa nữa mới được gọi là trừ các huyễn, đạt được giác ngộ. Có người sau khi đã xa lìa được cảnh giới huyễn hóa thì đắc ý cho rằng mình đã đắc đạo, sinh ra kiêu ngạo, nhưng không biết rằng còn giữ cái tâm chứng đắc đó thì vẫn chỉ là tâm huyễn, chưa đạt được tánh Viên Giác.
 - Trong kinh Kim Cương, Phật dạy nên khởi quán là tất cả các pháp hữu vi (= pháp do Duyên khởi) đều như huyễn:    
一切有爲法         Nhất thiết hữu vi pháp,        
如夢幻泡影         Như mộng huyễn bào ảnh,   
如露亦如電         Như lộ diệc như điện,             
應作如是觀         Ưng tác như thị quán.           
Dịch nghĩa:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương, như chớp loé,
Hãy quán chiếu như thế. 
3) Về “chứng đắc”.
Chứng đắc(證得;  P;S: Abhisaṃbodha;  E: To realize, to attain truth by personal experience).
- Chứng證:  Bằng cớ (chứng cớ)  //  Nghiệm thực (sáng tỏ).
- Đắc 得:  Được, đạt được, lấy được.
Theo đó, chứng đắc có nghĩa là đạt được chân lý, sáng tỏ chân lý (Duyên khởi),  tức nhờ tu đạo mà đạt được quả vị trí tuệ, chứng ngộ chân lý giải thoát. Chứng đắc còn gọi là Hiện chứng  (現證;  S: Pratyaksha).
Trong Chương 6kinh Viên Giác, Bồ-tát Thanh Tịnh Tuệ có câu hỏi: "sở chứng, sở đắc của chúng sanh, Bồ-tát và chư Phật sai biệt như thế nào"?         
Phật đáp rằng có 4 thứ lớp tu chứng sai biệt: Phàm phu, Bồ-tát chưa nhập địa, Bồ-tát đã nhập địa và Như Lai:     
- Lại, nếu có người hằng đoạn các lao lự thì ngộ được pháp giới thanh tịnh, nhưng đối với tánh Viên giác chưa được tự tại, vì còn bị “cái biết tịnh” làm chướng ngại, những người ấy gọi là Phàm phu tùy thuận Viên Giác tính.
- Này thiện nam, tất cả Bồ-tát bị kiến giải làm ngại, tuy đã đoạn được cái ngại của kiến giải, nhưng vẫn còn trụ ở kiến giác, do kiến giác làm ngại nên không tự tại. Những vị này gọi là Bồ-tát chưa nhập địa tùy thuận Viên giác tính.
- Này thiện nam, còn chiếu còn giác đều còn chướng ngại, thế nên Bồ-tát thường giác mà chẳng trụ, năng chiếu và sở chiếu đồng thời vắng lặng… Này thiện nam, còn chiếu còn giác đều còn chướng ngại, thế nên Bồ-tát thường giác mà chẳng trụ, năng chiếu và sở chiếu đồng thời vắng lặng… Đây gọi là Bồ-tát đã nhập địa tùy thuận Viên giác tính.
- Này thiện nam, tất cả chướng ngại tức là cứu cánh giác; chánh niệm, thất niệm đều là giải thoát; giữ giới, phá giới đều là Niết-bàn; trí tuệ, ngu si đều là Bát-nhã; pháp của Bồ-tát và ngoại đạo thành tựu đồng là Bồ-đề; Vô minh, Chân như đồng một cảnh giới; giới, định, tuệ và dâm, nộ, si đều là phạm hạnh; chúng sanh quốc độ, đồng một pháp tánh; địa ngục, thiên cung đều là tịnh độ; hữu tình, vô tình đều thành Phật đạo; tất cả phiền não là giải thoát rốt ráo, vì biển tuệ pháp giới soi rõ các tướng như hư không. Đây gọi là Như Lai tùy thuận Viên giác tính.
Như vậy cần biết thế nào là "tùy thuận Viên Giác tính ":     
"Này thiện nam, các vị Bồ-tát và những chúng sanh đời sau ở trong tất cả thời chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng không cần dứt trừ, ở cảnh vọng tưởng mà không thêm phân biệt, đối với cái không hiểu biết chẳng biện chân thật, các chúng sanh kia nghe được pháp môn này tin hiểu thọ trì không sanh kinh sợ. Ấy gọi là tùy thuận Viên Giác tính
Tuy kinh nói phân chia thứ lớp như vậy mà không có nghĩa rằng phải bắt buộc tiến từng bực một. Kết quả việc tu hành tùy thuộc cơ duyên gặp được đạo sư chánh hay tà, nếu gặp đạo sư tà thì không thể nào đạt được thứ lớp cao hơn, còn nếu gặp được đạo sư chân chánh thì mới có thể đạt được Phật đạo. Điều này rất quan trọng trong việc "tìm thầy học đạo", nếu gặp tà sư thì chỉ uổng công tu tập.   
Phật nói rõ: "Này thiện nam, tất cả chúng sanh đều chứng Viên Giác".
"Nếu các chúng sanh tuy cầu bạn lành, lại gặp người tà kiến chưa được chánh ngộ, ấy gọi là chủng tánh ngoại đạo. Đây là do lỗi lầm của tà sư, chớ không phải lỗi nơi chúng sanh ấy.
"Nếu gặp được pháp tu hành chân chánh vô thượng Bồ-đề của Như Lai thì đều thành Phật quả.”
Trong Luận Du Già Sư Địa quyển 64 nói có bốn thứ chứng đắc:
1. Các hữu tình chứng được Nghiệp quả,
2. Thanh văn thừa chứng được năm thứ: chứng được ngôi, chứng được trí, chứng được tịnh, chứng được quả và chứng được công đức.
3. Độc giác thừa chứng được ba thứ: chứng được phần thiện căn thuận quyết trạch mà trước đã được, chứng được sự chứng được mà trước đã được và chứng được sự chứng được mà trước chưa được.
4. Đại thừa chứng được phát tâm, chứng được đại bi, chứng được Ba-la-mật-đa, chứng được nhiếp sự, chứng được ngôi, chứng được năm Vô lượng, cho đến Chân như, chứng được uy đức tin hiểu chẳng thể nghĩ bàn, chứng được bất cộng Phật pháp v.v....
 [Xin xem luận Đại Tì Bà Sa Q.42 - luận Du Già Sư Địa Q.82 - Đại Thừa Pháp Uyển Nghĩa Lâm Chương Q.1 phần cuối].
4) Về pháp tu hành thiền theo kinh Viên Giác. 
Trong Chương 2 kinh Viên Giác, Bồ-tát Phổ Hiền, Phật dạy: "Biết huyễn tức ly huyễn, không cần đến phương tiện; ly huyễn tức giác cũng không có thứ lớp trước sau", nhưng tùy thuận thì cần lập phương tiện để dẫn dắt chúng sinh.
Trong Chương 7 kinh Viên Giác, Bồ-tát Oai Đức Tự Tại chỉ ra phương tiện trong việc tu hành để đạt tánh Viên Giác, đó là tu thiền với ba phương tiện chánh là: Xa-ma-tha(Chỉ), Tam-ma-bát-đề(Quán) và Thiền-na(Thiền).
Này thiện nam, nếu Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng tâm giác thanh tịnh giữ cái lặng lẽ làm hạnh, rồi y đó lắng các vọng niệm và biết thức phiền động, thì trí tuệ lặng lẽ phát sanh, thân tâm khách trần từ đây diệt hết. Nội (tâm) liền phát ra lặng lẽ khinh an. Do vì lặng lẽ nên tâm của các đức Như Lai ở mười phương thế giới hiển hiện rõ trong đó, như bóng hiện trong gương. Phương tiện này gọi là Xa-ma-tha(奢摩他;  P: Samatha;  S: Śamatha;  E: Tranquility)- Chỉ.  
Này thiện nam tử, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi, dùng giác tâm thanh tịnh nhận biết tâm tánh cùng với căn trần đều là huyễn hóa, liền khởi trí huyễn để trừ pháp huyễn, biến hiện các hạnh huyễn mà khai hóa chúng sanh như huyễn. Do khởi pháp quán huyễn nên nội tâm phát đại bi khinh an. Tất cả Bồ-tát từ đây khởi hạnh tu quán, dần dần tăng tiến. Người quán huyễn không đồng với cảnh huyễn, không đồng với pháp quán huyễn, vì đều là huyễn nên tướng huyễn hằng lìa. Các vị Bồ-tát này ở nơi hạnh viên diệu như đất làm cho mầm được tăng trưởng, phương tiện ấy gọi là Tam-ma-bát-đề (三摩鉢底;  P;S: Samāpatti)  hay Tam-ma-địa(三摩地;  S: Samādhi) - Quán. (đúng ra gọi là Định, Đại Định hay Tam-muội)
Này thiện nam, nếu các vị Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh, dùng giác tâm thanh tịnh không thủ pháp quán huyễn và tướng lặng lẽ. Rõ biết thân tâm đều là vật ngăn ngại, còn cái vô tri giác minh thì không bị các pháp làm chướng ngại, hằng siêu vượt các pháp chướng ngại và không chướng ngại. Thọ dụng các tướng thế giới và thân tâm ở cõi trần này, cũng như âm thanh từ đồ vật thoát ra ngoài, phiền não Niết-bàn chẳng lưu ngại nhau, nội tâm liền được lặng lẽ khinh an, diệu giác tùy thuận cảnh giới tịch diệt tự tha, thân tâm không còn có thể kịp nữa. Chúng sanh, thọ mạng đều là cái tưởng phù hư. Phương tiện tu này gọi là Thiền-na(禅那;  P: Jhāna;  S: Dhyāna;  E: Meditation) – Thiền(= Tĩnh lự 靜慮).
Điều nên chú ý là muốn khởi đầu cả ba pháp tu đó thì điều kiện trước hết phải là: "Bồ-tát ngộ được tánh Viên giác thanh tịnh rồi", sau đó "dùng giác tâm thanh tịnh" để tu hành thì mới có kết quả. Cho nên cần biết là phải "ngộ" trước, “tu” sau mới đạt đạo.       
Quan niệm thông thường là phải tu hành để được chứng ngộ, nay kinh lại nói là phải ngộ được tánh Viên giác rồi mới tu tập, cho nên phần nào khó hiểu. Thiền sư S. Suzuki, theo pháp môn Thiền tông Tào động, đã lập nhiều thiền viện tại Mỹ, đã giảng là giác ngộ rồi, tức phải thấy tánh Giác (= Phật tánh, Không tánh, Duyên khởi tánh), rồi mới tu tập.
Có thấy như vậy thì công phu tu tập mới đạt kết quả, vì nếu không thấy như vậy thì việc tu hành dễ nhầm lẫn phương tiện và  cứu cánh.
5) Về “Bốn tướng”.      
Trong Chương 9 Bồ-tát Tịnh Chư Nghiệp Chướng, Phật dạy lý do tại sao chúng sanh vốn có Viên Giác tính thanh tịnh mà rồi lại bị ô nhiễm khiến chúng sanh không vào được Viên Giác tính. Lý do là vì chúng sanh vọng tưởng chấp có bốn tướng là ngã, nhân, chúng sanh, thọ mạng (kinh Kim Cương gọi là thọ giả). Đó là bốn chướng trên đường tu tập.
Theo trong văn kinh chữ Hán, bốn chữ riêng biệt được dùng để chỉ rõ bốn tướng có thô và tế khác nhau.
          1. ChứngNgã tướng 我相:  Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem có thật Ta và cái của Ta.
          2. NgộNhân tướng 人相: Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem cái ta sanh trong cõi người là người, vốn khác với các cõi khác.
          3. LiễuChúng sanh tướng 眾生相:  Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem cái ta nương vào Năm Uẩn, Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hòa hợp mà sanh ra.
          4. GiácThọ mạng tướng壽命相(= Thọ Giả tướng 壽者相):  Chúng sanh trong pháp Ngũ Uẩn lầm xem cái ta thọ nhận một chu kỳ thọ mạng, ngắn dài không thống nhất, khác nhau tùy theo mỗi người.
Kinh văn:
1/. Ngã tướng.
“Này thiện nam! Thế nào là Ngã tướng? Những chúng sanh tu hành, tâm biết có sở chứng đều thuộc về Ngã tướng.
Này thiện nam! Ví như có người cơ thể điều hoà thư thái, tay chân thư giãn, bỗng quên mất thân ta, vì ăn uống thất thường sanh ra bệnh hoạn, nhờ thầy thuốc châm cứu thấy đau mới biết có ta còn đây, cho nên người chấp có sở chứng mới hiện ra Ngã tướng.
Này thiện nam! Nếu tâm liễu tri rốt ráo biết có sở chứng, dù chứng đến thanh tịnh Niết Bàn của Như Lai đều thuộc về Ngã tướng." 
2/. Nhân tướng.
“Này thiện nam! Thế nào là nhân tướng? Như những chúng sanh tâm có sở chứng, cho kẻ năng chứng là ta, nay tiến thêm một bậc, ngộ biết chứng chẳng phải ta, ngộ này siêu việt tất cả chứng, nhưng còn giữ tâm năng ngộ tức là Nhân tướng.
Này thiện nam! Những tâm biết có năng sở đều thuộc về ngã, tâm dù chỉ còn chút năng ngộ để chứng lý cùng tột của Niết Bàn đều gọi là Nhân tướng."
3/. Chúng sanh tướng.
Này thiện nam! Thế nào là Chúng sanh tướng? Chỗ này là những chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều chẳng thể đến.
Này thiện nam! Ví như có người nói rằng: Ta là Chúng sanh, thì biết kẻ nói Chúng sanh kia chẳng phải ta cũng chẳng phải ngươi. Sao nói chẳng phải ta? Vì Ta là Chúng sanh thì chẳng phải ta, sao nói chẳng phải ngươi? Vì nói Ta là Chúng sanh thì chẳng phải ngươi cũng chẳng phải ta vậy.
Này thiện nam! Nếu những Chúng sanh có tâm biết năng chứng năng ngộ đều là Ngã tướng Nhân tướng. Nay tiến thêm một bậc, liễu tri chỗ này là Ngã tướng Nhân tướng chẳng thể đến, nhưng còn có sở liễu tri, biết có năng chứng năng ngộ để lìa, nên gọi là Chúng sanh tướng."   
4/. Thọ mạng tướng.
" Nghĩa là các chúng sanh tâm chiếu thanh tịnh đã giác được cái sở liễu, tất cả nghiệp trí không thể tự thấy ví như là mạng căn."
" Này thiện nam, chúng sanh đời sau không rõ bốn tướng, tuy trải qua nhiều kiếp cần khổ tu hành chỉ gọi là hữu vi, trọn không thể thành tựu được tất cả thánh quả. Cho nên gọi là chánh pháp mạt thế."
"Này thiện nam, những chúng sanh đời sau tu đạo Bồ-đề, do đã chứng chút ít mà tự cho thanh tịnh nhưng vẫn chưa đoạn tận gốc ngã tướng.
" Này thiện nam, người tu kia không đoạn trừ được ngã tướng nên không nhập được tánh Viên giác thanh tịnh.   
 Này thiện nam! Thế nào là Thọ mạng tướng? Những chúng sanh nay tiến thêm một bậc nữa, tâm quán chiếu sáng tỏ chiếu soi tâm liễu tri cũng bất khả đắc, chỉ còn một giác thể trong sạch; giác thể này tất cả nghiệp trí trong luân hồi đều chẳng thể tự thấy được, cũng như con mắt chẳng tự thấy mắt, tất cả tịch diệt. Vì trụ nơi tịch diệt thì mạng căn chưa dứt, nên gọi là Thọ mạng tướng.
Thiện nam tử! Nếu ta chiếu soi thấy tất cả người giác tri là cấu bẩn của trần lao. Có năng giác sở giác là chẳng lìa được trần lao. Ví như canh làm tan băng, canh là năng tan, băng là sở tan; khi băng đã tan thì canh và băng đều thành nước, năng tan (canh) sở tan (băng) đều diệt, nếu còn có kẻ biết băng tan thì còn cái năng biết, cái biết đó là Ngã. Nói “còn Thọ mạng tướng” thì nghĩa cũng như vậy (Thọ mạng = Ngã vi tế).  
Pháp môn của Tổ Huệ Năng lập Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm bản (tức Vô ngã vả Vô thường). Tổ chỉ rõ: " Này Thiện tri thức, ngoài lìa tất cả tướng gọi là Vô tướng, hay lìa nơi tướng tức là Pháp thể thanh tịnh, đây là lấy Vô tướng làm thể."  Nếu không lìa tướng thì không thể thấy được tự tánh thanh tịnh.
6) Về “Bốn bệnh”.        
Phật dạy muốn thành tựu Phật đạo thì cần phải tìm cầu thiện tri thức: "Những chúng sanh đời sau sắp phát đại tâm cầu thiện tri thức để tu hành, phải cầu tất cả người có chánh tri kiến, tâm không trụ tướng, chẳng chấp cảnh giới Thanh Văn Duyên Giác, tuy hiện trong trần lao mà tâm hằng thanh tịnh, dù có thị hiện những lỗi lầm mà vẫn tán thán hạnh thanh tịnh. Cầu được người như thế tức được thành tựu pháp Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác."
Kinh nói rõ thế nào là thiện tri thức: " Vị thiện tri thức kia đã chứng diệu pháp nên lìa bốn bệnh." Bốn bệnh là: Tác, Nhậm, Chỉ và Diệt.
1/. Bệnh Tác:  Nếu có người nói như thế này:“Bản tâm của tôi làm các thứ hạnh để cầu Viên Giác.” Song, tánh Viên Giác kia chẳng phải do làm mà được, ấy gọi là bệnh. 
- Thiền tông chỉ rõ là " tự tánh thanh tịnh", vậy nếu nói phải tu theo pháp nào để đạt được tánh thanh tịnh thì chưa biết thế nào là "tự tánh". 
- Thiền sư Thần Hội nói: " Dụng tâm là pháp điều phục. Nếu pháp điều phục làm sao được giải thoát?"
- Kinh Pháp Bảo Đàn có kể bài kệ chứng ngộ kiến tánh  của Tổ thứ sáu thiền tông Huệ Năng so với Thượng tọa Thần Tú :
Thân là cội bồ-đề,                      Bồ-đề vốn không cây, 
Tâm như đài gương sáng.                    Gương sáng cũng chẳng đài. 
Luôn luôn phải lau chùi,              Xưa nay không một vật
Chớ để dính bụi bặm.                 Chỗ nào dính bụi bặm?    
                             Thần Tú                                               Huệ Năng 
Thần Tú còn thấy phải "lau chùi" gương sáng là còn có bệnh Tác vậy, không thấy được chỗ " Xưa nay không một vật" nên chưa thấy được "tự tánh".
2/.Bệnh Nhậm:  Nếu có người nói thế này:“Nay chúng ta không đoạn sanh tử chẳng cầu Niết-bàn, Niết-bàn sanh tử không niệm khởi diệt, mặc cho tất cả kia tùy các pháp tánh” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải mặc tình mà có, nên nói là bệnh.
Theo Thiền tông, muốn thấy tánh, cần phải tự ngộ, nếu không tự ngộ thì phải nhờ thầy chỉ đường, và dĩ nhiên, sau khi biết đường thì còn phải tu tập, không thể mặc kệ, không cần tu tập mà được thấy tự tánh.
Tổ Huệ Năng dạy chúng: "Này Thiện tri thức, Bát-nhã Ba-la-mật-đa người đời vốn tự có, chỉ nhân vì tâm mê không thể tự ngộ, phải nhờ đến Đại thiện tri thức chỉ đường mới thấy được tánh".
3/.Bệnh Chỉ:  Nếu có người nói thế này:“Nay ta tự tâm hằng dứt các niệm, được tất cả tánh lặng lẽ bình đẳng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên Giác kia chẳng phải do dừng chỉ mà có, nên nói là bệnh.       
- Thiền sư Thần Hội nói: " Nếu có người ngồi “tâm si nhập định, trụ tâm khán tịnh, khởi tâm chiếu bên ngoài, nhiếp tâm lắng lặng bên trong”, đây là chướng Bồ-đề, chẳng cùng Bồ-đề tương ưng, do đâu có thể được giải thoát?"  
- Kinh Pháp Bảo Đàn chép:
+ “Lại có người mê, để tâm rỗng không, ngồi tĩnh tọa, trăm việc không cho nghĩ", đó là tà kiến.”
+ “Người mê chấp Pháp tướng, chấp nhất hạnh tam-muội, chỉ nói ngồi không động, tâm vọng không khởi tức là nhất hạnh tam-muội, người khởi hiểu thế này tức là đồng với vô tình, trở lại là nhân duyên chướng đạo."    
4/.Bệnh Diệt:  Nếu có người nói như thế này: “Nay ta nên đoạn hẳn tất cả phiền não, thân tâm hoàn toàn không, không sở hữu, huống là cảnh giới hư vọng của căn trần, tất cả đều vắng lặng” để cầu Viên giác. Song, tánh Viên giác kia chẳng phải tướng tịch diệt, nên nói là bệnh.   
Bốn "bệnh" đó không những để giúp việc tìm cầu đạo sư chân chánh, mà còn giúp các hành giả biết những điều lầm lỗi cần phải tránh.
Tóm lại:
- Kinh Viên giác cho rằng tuy bước đầu cần phải tu tập, nhưng nên biết đó chỉ là phương tiện, không thể nói tu như vậy để kiến Tánh (= thấy được Duyên khởi tánh) được. 
- Thiền tông cũng có thể nói rằng hành giả kiến Tánh tức là người đã đạt được "tùy thuận Viên Giác tánh ".  Bấy giờ "Chánh niệm, Thất niệm đều là giải thoát, Trí tuệ, Ngu si đều là Bát-nhã; Vô minh, Chân như đồng một cảnh giới; Địa ngục, Thiên cung đều là tịnh độ; tất cả Phiền não là giải thoát rốt ráo …"         
- Tổ Bồ Đề Đạt Ma cũng nói không khác:
          +Chẳng thấy phiền não khác với Niết- bàn, ấy gọi là bình đẳng. Vì cớ sao? Phiền não cùng với Niết-bàn đồng một tánh.
+Bồ-tát cùng Phật chưa từng sanh tâm mà cũng chưa từng diệt tâm.
          +Không có mê, ngộ mới gọi là Chánh giải, Chánh kiến." (Sáu cửa vào động Thiếu thất)
- Ngũ tổ Hoằng Nhẫn nói: "Chẳng biết Bản tâm (= nhận thức chân lý Duyên khởi), học pháp vô ích, nếu biết được Bản tâm mình  (= nhận thức chân lý Duyên khởi nơi chính mình), thấy được Bản tánh mình (= Duyên khởi tánh), tức gọi là Trượng phu, là Thầy của trời, người, là Phật."
- Lục tổ Huệ Năng.
+ Trong bài kệ chứng đắc chân lý trình cho Ngũ tổ, Lục tổ viết:
Hà kỳ tự tánh bản tự thanh tịnh!                   何期自性本自清淨。
Hà kỳ tự tánh bản bất sanh diệt!                    何期自性本不生滅。
Hà kỳ tự tánh bản tự cụ túc!                 何期自性本自具足。
Hà kỳ tự tánh bản vô động diêu!                    何期自性本無動搖。
Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp!     何期自性能生萬法。
Ngờ đâu tự tínhvốn tự thanh tịnh. (*)
Ngờ đâu tự tínhvốn chẳng sanh diệt.
Ngờ đâu tự tínhvốn tự đầy đủ.
Ngờ đâu tự tínhvốn chẳng lay động.
Ngờ đâu tự tínhsanh ra muôn pháp.
 
                    + Trong kinh Pháp Bảo Đàn, tổ nói:  "Tất cả trí Bát-nhã đều từ Tự tánh sanh, chẳng từ bên ngoài vào. Nếu biết Tự tánh một phen ngộ tức đến quả vị Phật".
--------------
(*) Chú thích:   Tự tính = Viên Giác tính = Duyên khởi tính 
o0o
Lậu hoặc.
Nội dung
I. Tổng quan về Lậu hoặc.
II. Đoạn trừ lậu hoặc.
I. Tổng quan về lậu hoặc.
Lậu hoặc(漏惑;   P: Āsava;  S: Āsrava;  E: Mental intoxicants)hayHữu lậu (有漏;  P: sāsava;  S: sāsrava;  E: Impure happiness).
- Lậu 漏:  Là ô nhiễm, phiền não.
- Hoặc 惑:  Là mê lú, mê lầm.
Theo đó, lậu hoặc 漏惑là chướng ngại do Si, là phiền não do không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lýDuyên khởi, mà theo đó mọi hành động sẽ dễ dàng rơi vào các bám chấp Thamhay Sân.Nói là
Vô lậu hoặc(無漏惑;  P: Anāsava;  S:Anāsrava;  E: Pure happiness, pure faculties; free from mental +intoxicants) hay Vô lậu無漏có nghĩa là đoạn diệt phiền não do nhận thức quán triệt và hành động thuận theo chân lýDuyên khởi (tùy Duyên thuận Pháp).
Lậu hoặc chia làm bốn loại, đó là: Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu.
 1) Dục lậu (P: Kāmāsava):  Đây là những phiền não ở cõi dục (nơi cuộc sống của con người). Dục lậu được xem như sinh ra từ 2 dạng Ngũ dục sau:
- Ngũ dục giác quan:  Sắc dục, Thinh dục, Hương dục, Vị dục, Xúc dục.
- Ngũ dục thế tục: Tài (tài sản), Sắc (nữ sắc), Danh (tiếng khen), Thực (ăn uống), Thùy (ngủ nghỉ).
2) Hữu lậu (P: Bhavāsava): 
Đây là những phiền não ở cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc (tam giới):
- Dục hữu :  Ý nghĩa như Dục lậu.
- Sắc hữu và Vô sắc hữu :   Đây là những phiền não gây ra do sự ham mê, mong muốn được chứng đắc các tầng thiền Sắc và Vô sắc để thọ hưởng  hỷ, lạc, xả … trong các tầng thiền định.
3) Kiến lậu (P: Diṭṭhāsava): 
Đây là những phiền não thuộc về sở tri, tức về kiến thức, về quan niệm của mình trên các lĩnh vực của đời sống như chính trị, tôn giáo, xã hội. Kiến lậu xuất phát từ  kiến chấp ưa ghét … làm tổn thương đến giá trị tinh thần, lòng nhân ái, làm mất đi công bằng và lẽ phải giữa con người với con người.
Kiến lậu biểu hiện chấp thủ, bảo vệ quan điểm của riêng mình qua cách nhìn, các thấy biết sai lệch, những tư tưởng, những triết lý, quan niệm sai lạc mà cho là đúng. 
4) Vô minh lậu (P: Avijjāsava): 
Đây là trạng thái tâm không sáng suốt, không tỉnh giác, đối với chân lý Duyên khởi khiến con người có những hành động mê lầm chấp thường-chấp ngã, gieo trồng các mê nghiệp, tạo nên lậu hoặc, khiến phải chịu trôi lăn trong vòng sanh tử.
II. Đoạn trừ lậu hoặc.
Đoạn trừ lậu hoặc là nhằm đạt Tâm vô lậu 無漏心, chấm dứt phiền não và đạt cảnh giới thanh tịnh. Trí vô lậu 無漏智là trí của các bậc đắc quả Thánh không còn phiền não bám nhiễm. Trí vô lậu không gì khác hơn là khả năng thông suốt chân lý Duyên khởi, thấy rõ bản chất thực vũ trụ vạn vật.
- Trong Kinh Pháp Cú – Phẩm Ác, kệ 126 có viết:
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết Bàn.
- Trong kinh Trung bộ I, Phật dạy 7 cách giúp phòng hộ và diệt tận lậu hoặc: 
“Này các Tỷ-kheo!
Có những lậu hoặc phải do tri kiến mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ”.
1)Tri kiến giúp đoạn trừ lậu hoặc:  
Tri kiếnlà thấy biết. Có loại tri kiến dẫn con người vào chỗ bất thiện, không tránh được phiền não trong hiện tại và tương lai. Có loại tri kiến giúp đoạn tận phiền não dẫn con người vào Thánh đạo; tri kiến về đạo đức và chân lý Duyên khởi, mà cụ thể là Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả là tri kiến đỉnh cao giúp hành giả đạt tới Phật quả.
Trong kinhTương ưng bộ, chương 22 Tương ưng Uẩn, iii: Phẩm Những gì được ăn, có chép:
Này các Tỷ-kheo, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức? Ở đây, này các Tỷ- kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, quán Sắc như là Tự ngã, sự quán như vầy là Hành, Hành ấy là Vô thường, hữu vi, do duyên sinh. Vô minh ấy là Vô thường, hữu vi, do duyên sinh. Do biết vậy, do thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức”.
Đoạn kinh văn trên còn chứng tỏ rằng các lậu hoặc được đoạn tận ngay lập tức, không cần trải qua thời gian, không cần phải tu tập tứ niệm xứ, tứ thiền, 37 phẩm trợ đạo... mà chỉ cần rõ biết các Hành là vô thường, hữu vi, do duyên sinh, Thọ là vô thường, hữu vi, do duyên sinh, thì sẽ đoạn tận các lậu hoặc ngay lập tức, cứu cánh niết-bàn.
2)Phòng hộ giúp đoạn trừ lậu hoặc:  
Phòng hộnói đây là phòng hộ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Sáu căn là nơi có thể làm hiện khởi tập khí Tham dục, Sân hận, Si mê, gây chướng ngại cho sự tu học. Đó là lý do cần phòng hộ sáu căn.
- Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Sáu thứ mắt tai mũi lưỡi thân ý làm mai mối cho giặc phiền não. Do đây từ vô thủy, thế giới chúng sinh sinh ra ràng buộc, không thể vượt khỏi sự vật thế gian”.  Phòng hộ được sáu căn thì ngay đó là giải thoát.
- Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành 6 căn này dựa trên nhận thức chân lý Duyên khởiđể đi đến giải thoát, tức Lục căn viên thông, như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
+ Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+ Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.      
+ Ý đối với suy nghĩ mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
3) Thọ dụng giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Thọ dụng nơi đây là đối với việc ăn mặc. Ăn mặc sao để không ngày càng bị trói buộc làm cho Tham dục và Sân hận tăng trưởng. Mục đích của việc thọ dụng này là để hỗ trợ phạm hạnh. Đây là chỗ khác với người đời, ăn là phải ngon, mặc là phải đẹp, là chỗ hướng đến của người đời.
          - Trong kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc (P: Sabbāsava sutta) thuộc Trung Bộ Kinh, có chép:
          “Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát (*), thọ dụng y phục, chỉ để che đậy sự trần truồng, ngăn ngừa lạnh, nóng, xúc chạm của các loài côn trùng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, đam mê, trang sức, hay tự làm đẹp mình. Chỉ là để thân này được dài lâu, để thân này khỏi bị hại thương, để hỗ trợ phạm hạnh...”.
---------
(*) Chú thích: 
          1/. Như lý giác sát(如理覺察;  P: Yoniso-paṭisaṅkhāna;  E: skilful discrimination, wise discrimination) = Khéo giác sát:  Là dùng ánh sáng chân lý suy xét hiểu biết một đối tượng.
2/. Như lý tác ý(如理作意;  P: Yoniso-manasikāra;  E: proper attention,  wise attention) = Khéo tác ý: Là dùng ánh sáng chân lý soi sáng tới một đối tượng.
- Như lý (P: Yoniso) là đúng lẽ thật (chân lý Duyên khởi)
- Giác sát (P: Paṭisaṅkhāna) là suy xét hiểu biết một đối tượng.
- Tác ý (P: Manasikāra) làhướng tâm, khởi tâm tới một đối tượng.
          4)Kham nhẫn giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Kham nhẫnlà nói đến những gì không thuận với ý mình. Ăn những món không hợp khẩu vị mà phải ăn; mặc những thứ không thích mà phải mặc; gần những người không hợp; xa những người thân thương …; rất nhiều thứ trong cuộc đời này hiện ra rất trái ý, mà không ít thì nhiều, ai cũng phải chịu. Bởi thế, sống có kham nhẫn thì mới tìm thấy an lạc, mới vượt thoát được Sân hận.
Quán chiếu Duyên khởi, mà cụ thể là lý Nhân Duyên Quả, Vô thường, Vô ngã – là tuệ giác soi sáng cho kham nhẫn, vượt lên các phiền não dằn nén.
 
          5) Tránh né giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Tránh né, là một hình thức của tránh duyên. Những duyên nào không thể đương đầu hay kham nhẫn, có thể ảnh hưởng đến hành giả khiến có thể làm hiện hành và phát triển Tham dục cũng như Sân hận thì cần phải tránh.
- Trong kinhTất Cả Các Lậu Hoặc, Phật dạy:
Thế nào là các lậu hoặc do tránh né mà được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây các Tỷ-kheo như lý giác sát, tránh né voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo như lý giác sát, có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các đồng phạm hạnh nghi ngờ khinh thường”.
          - Trong kinh Phạm Võng Bồ-tát giới nói:
Cũng chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, chơi cầu, đá bóng, cho đến chơi bói xú v.v…”.  Bởi đây là những trú xứ làm loạn tâm, tăng trưởng hơn thua và tham, sân, si, mà hành giả không nên lai vãng.
 
          6) Trừ diệt giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Trừ diệt là hành tác không cho lậuhoặc tồn tại và hiện khởi. Tuy nhiên có những lậu hoặc khó dứt trừ, nên cần sự hỗ trợ của các pháp khác như tránh duyên, kham nhẫn v.v…
- Tránh duyên, để không tạo duyên cho lậu hoặc sinh khởi.
- Kham nhẫn, vì lỡ sinh khởi rồi thì chịu đựng, không cho nó phát thành hành động.
          Trong kinh Tất Cả Các Lậu Hoặcnói: 
“Thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát, không chấp nhận dục niệm đã khởi lên. Từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại dục niệm ấy. Không chấp nhận sân niệm đã khởi lên. Từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại sân niệm ấy...”
 
          7) Tu tập giúp đoạn trừ lậu hoặc:  
Tu tập là gồm những 6 pháp đã trình bày trên. Ngoài ra theo kinh Tất Cả Lậu Hoặc, phần tu tập này chỉ cho Thất Giác Chi (= Thất Bồ-đề Phần, thuộc hệ thống 37 Phẩm Trợ Đạo).  Đây là 7 pháp có công năng giúp cho hành giả đi tới giác ngộ (Xin xem mục từ Thất Giác Chi).
[Xin xem thêm mục từ Phiền não]
o0o
Lễ
Nội dung
I. Khái niệm về lễ.
II. Lễ nghi.
III. Lễ trong Nho giáo.
IV. Lễ trong Kitô giáo.
V. Lễ trong Phật giáo.
"Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó"
- Thành ngữ Việt Nam -
I. Khái niệm về lễ.
Lễ(禮;  E: veneration, reverence // to venerate, toreverence) là từ gốc Hán, là một hình thức văn hóa thể hiện đời sống tình cảm rất đa dạng và phức tạp của con người, tạm có thể được phân tích với những nghĩa sau:
1) Danh từ :  Lễ biểu thị sự tôn kính bằng một hình thức nào đó. Có thể xếp thành 2 dạng chính là:
1/.Dạng nghi thức - Lễ nghi (禮儀;  E: ceremonial):  Là các hình thức được thực hiện để kỉ niệm, biểu thị sự tôn kính về một sự kiện có ý nghĩa nào đó, như:lễ đường,lễ đài, lễ vật,  lễ nhạc, lễ phục, lễ bái, lễ tục; lễ Phật đản, lễ Giáng sinh, hôn lễ, tang lễ, quốc lễ, tế lễ …  Nếu sự kiện có tầm vóc lớn, qui tụ đông người, thời gian kéo dài, với nhiều hạng mục … thì thường được gọi là lễ hội.
Lễ nghi là phần khá quan trọng, chiếm tỉ lệ lớn và rất phong phú trong đời sống con người, sẽ được trình bày chính bên dưới.
2/. Dạng lịch sự - Lễ độ (禮度;  E: civility):  Là các hình thức cần tuân theo khi tiếp xúc với người khác, biểu thị sự tương kính, nhưlễ phép, lễ tắc; cống lễ, sính lễ

Lễ độ:  Cách cúi chào của người Nhật
Trong trường hợp xã giao hay chào hỏi, lễ thường được thể hiện bằng cách cúi đầu và hơi ngiêng người.
2) Động từ:  Lễ biểu thị hành động tôn kính bằng một hình thức nào đó.
1/. Tham dự các nghi thức tôn giáo:  đi lễ chùa, đi lễ nhà thờ.
2/.Tặng, biếu (người có quyền thế):  lễ quan.
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học Việt Nam, lễ là phép tắc phải tuân theo khi thờ cúng tổ tiên, thần thánh, hoặc giao tế trong xã hội. Nói một cách rộng rãi dễ hiểu hơn, đây là những quy tắc nhất định của cung cách, đi đứng, nói năng trong Quan, Hôn, Tang, Tế … nhằm thể hiện sự cung kính và bao gồm cả những phép lịch sự chào hỏi nhau để biểu lộ sự thân thiện quen biết. Nó còn là một phương tiện đặc biệt để gây tình cảm. Người dưới gặp người trên mà không biết chào hỏi là thiếu lễ độ. Người trên không biết đáp lại lời chào của người dưới, thường bị mang tiếng là hách dịch, khinh người.
II. Lễ nghi.
          Lễ nghi (禮儀-nghi: hình thức;  E: ceremonial):  Là hình thức của lễ, được thể hiện bằng một số trong 6 dạng chính:  lễ vị, lễ vật, lễ nhạc, lễ phục, lễ ngôn, lễ bái.
          1) Lễ vị(禮位;  E:place for the ceremony):  Là nơi để cử hành lễ.
1/. Lễ đường(禮堂;  E: hall):  Là nơi kiến trúc có tính cố định dùng để tiến hành việc lễ như đền, miếu, chùa, nhà thờ …,  ở tại nhà thì lễ đường là nhà thờ họ tộc, phòng thờ, bàn thờ.
2/.  Lễ đài (禮臺;  E: rostrum): Là nơi kiến trúc có vị thế cao,  thường được xây dựng tạm để tiến hành việc lễ.Không gian của nơi cử hành lễ thường được trang trí nhằm làm cho buổi lễ được trang trọng hơn.
 

Lễ đường – Thánh Thất Cao Đài, Tây Ninh.
2) Lễ vật(禮物;  E: offering):  Là những vật dụng được sắm sửa để cúng dâng  (cung tế 供祭) trong buổi lễ.
1/.Lễ vật là người sống:  Thường được thực hiện ngày xưa trong các lễ dâng phẩm vật lên thần, để cầu xin điều tốt lành nào đó, gọi là lễ tế thần(tế : dâng lên). Lễ vật là người sống, được ghi nhận ở một số nơi sau:
-Vùng Tây Nam Á châu :  Còn được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Theo các sử liệu và các nghiên cứu của ngành khảo cổ, cho thấy là cách đây trên 5000 năm, con vật bốn chân được người ta tôn thờ như một vị thần dũng mãnh hơn hết các vị thần. Người Babylon gọi nó là Il, người Do thái gọi là El. Người ta tin rằng thần El thường hiện hình thành một con bò đực nên vị thần này được gọi là Thần Bò El (The Bull El hoặc El the Bull).
Đạo thờ bò lan rộng ra khắp vùng Trung Đông, từ Babylon đến Canaan và Phoenicia.  Hầu hết các sắc dân Do thái và Ả rập đều tôn thờ thần bò El từ khoảng 3000 năm trước Công nguyên cho đến thời Moses - 1250 tCN thì đạo thờ bò El biến thể.
Mặc dầu đạo thờ bò El đã phát sinh ở Babylon từ rất lâu đời, nhưng nó được chính thức du nhập vào dân tộc Do thái khỏang từ thời Abraham - 2000 tCN. Điều đáng chú ý là tổ phụ Abraham, người được cho là do Thượng đế chọn làm “cha của các dân tộc” (St 17, 5-7), và dân tộc Do thái coi El là vị thần duy nhất để tôn thờ, trong khi các dân tộc chung quanh tôn thờ thần El cùng với các vị thần khác như Baal, Anath, Ashtaroh, Ashera v.v... Chính vì yếu tố khác biệt quan trọng này mà Abraham đã được coi là ông tổ của các đạo độc thần (monotheistic religions).

Một thiên sứ ngăn Abrahamgiết con mình, Isaac, để dâng lên Thượng Đế.
(Abraham and Isaac, doRembrandt vẽ năm 1635)
 

Thần Molech (thân người, đầu bò) là Thượng Đế của các bộ tộc người ở vùng Trung Đông thời cổ đại.
 

Valley of Hinnom, vào năm 2007

Gehenna - Wikipedia

Cái tên "Gehenna" ban đầu là tên của một thung lũng BenHinnom, dưới chân đồi Sion, gần Jerusalem nơi các tín đồ thờ thần Moloch (Thượng Đế của các bộ tộc người ở vùng Trung Đông thời cổ đại – thân người, đầu bò) hiến tế những đứa trẻ bằng cách thiêu sống. Sau này nó được đặt tên cho địa ngục trong ngôn ngữ Do Thái (Hebrew), là nơi các những kẻ xấu phải đền tội. Gehenna được cho là hỏa ngục sau ngày phán xét. Nó là một nơi sâu thẳm và tách biệt, với những cơn mưa lửa cháy không ngừng. Ngọn lửa ở đây được nói là nóng gấp 60 lần so với bất kì ngọn lửa nào trên mặt đất, làm cả kim loại nóng chảy. Đây còn gọi là nơi có sự chết đời đời.
 
          -Vùng Trung Mỹ châu, thuộc đông nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay:  đây là nơi mà người Maya - một bộ tộc thổ dân châu Mỹ, đã sinh sống từ hơn 2000 năm trước đây (Xin xem: Văn minh Maya – Wikipedia). Các nhà khoa học phát hiện ra các "giếng thánh" tuyệt đẹp của người Maya, nhưng qua đó, họ lại vô tình có được bằng chứng ghê rợn về hủ tục tế người man rợ của đế chế này để hiến tế cho Thủy thần nhằm cầu mong không bị hạn. Tuy nhiên, dù không bị hạn hán, việc lễ tế vẫn diễn ra.
 
“Giếng Thánh” – Nơi lễ tế Thủy thần của người Maya, nay được khảo sát.
Hài cốt của hơn 125 người nằm lại trong “Giếng Thánh” tự nhiên Las Calaveras.
 
-Vùng Trung Mỹ châu, nơithung lũng Mexico, với thành phố Tenochtitlan được xây trên một hòn đảo nhỏ nằm trong hồ Texcoco, là thủ đô của liên minh các bộ tộc Aztec - cái nôi của nền văn minh Aztec từ thế kỷ 13-16 (Xin xem Aztec – Wikipedia).  Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra nhiều chứng cứ ghê rợn về hủ tục tế người man rợ của đế chế này rất thường xuyên và rộng khắp, bằng cách moi tim mọi người già-trẻ, bé-lớn, nam-nữ cho thần Mặt trời.
 
Lễ tế người sống của người Aztec
-Vùng Trung Mỹ châu,người Inca là một tộc người da đỏ tại miền nam châu Mỹ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16, người Inca đã làm chủ một vương quốc rộng lớn có mức độ tổ chức cao. Trong thời điểm mở rộng nhất, ảnh hưởng của vương quốc này trải dài từ Ecuador ngày nay cho đến Chile và Argentina. Trung tâm văn hóa, kinh tế và tế lễ là thủ đô Cuzco trong nước Peru ngày nay (Xin xem Đế chế Inca – Wikipedia). Việc tế lễ được dành cho thần Mặt trời Inca bằng cách chọn trẻ emvà ép sử dụng một lượng lớn rượu cồn cùng cocaine trong khoảng 1 năm trước khi bị hiến tế.
          Hiện nay, thỉnh thoảng có những phát hiện nhiều nơi trên thế giới có những loại hình tế lễ này.
          2/.Lễ vật là vật nuôi.

Đây là những lễ vật thường được sử dụng tại Đền, Đình, Miếu thờ các vị thần, các anh hùng dân tộc có công xây dựng và bảo vệ sự sống của người dân. Lễ  trong trường hợp này cũng gọi là lễ tế thần.  Lễ vật dâng lên thần chỉ là những con vật, một hình thức thay thế con người để trông ít man rợ hơn.
          3/.Lễ vật là các thức ăn, thức uống, hương, đèn, hoa, quả.

Đây là những lễ vật thường được sử dụng tại nhà trong các lễ giỗ. Thường lễ giỗ còn được gọi là cúng giỗ.  Bởi từ cúng = cungcó nghĩa là cung cấp, hàm ý cung dưỡng cho người thân đã quá cố.
 
3) Lễ nhạc(禮樂;  E: ceremony music):  Là những yêu cầu cần có về âm nhạc nói lên sự kính trọng trong buổi lễ.  Từ lễ nhạc thường được được gọi là nhạc lễ theo người Việt.  Hiệu ứng của âm nhạc thường làm cho không khí buổi lễ thêm phấn khích, trang trọng.

Hình ảnh đội nhạc lễ thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
 

Hình ảnh đội nhạc lễ ngày nay
4) Lễ phục(禮服;  E: ceremony fig, full fig): Là những yêu cầu cần có về y phục nói lên sự kính trọng mà người tham dự trong buổi lễ phải thực hiện.  Hiệu ứng của y phục cũng thường làm cho hình ảnh buổi lễ thêm phấn khích, trang trọng dù là buổi lễ vui hay buồn.

Lễ phục quan lại thời phong kiến.

Lễ phục điển hình Phật giáo.

Lễ phục điển hình Kitô giáo.
 

Lễ phục tốt nghiệp.

Lễ phục cưới.

Lễ phục tang
(Lễ tang GS Lê Trí Viễn).
 
5) Lễ ngôn(禮言;  E: ceremony recitation, chanting, adjuration):  Là những động tác về lời nhằm nói lên sự kính trọng trong lòng mà người tham dự trong buổi lễ cần có. Các bài văn hay kinh, thơ hay kệ … được đọc, ngâm, kể, thuật …
- Cầu=  Khấnvái:  Là nói nhỏ trong miệng khi cúng liên-quan đến các chi tiết về ngày tháng năm, nơi chốn, mục đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.  Trong truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
Lầm rầm khấn vái nhỏ to, Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)         
- Xướng:  Là cất tiếng khởi phát để dẫn dắt cho mọi người cùng đọc lời của một mục nào đó trong buổi lễ.
- Tụng:  Là đọc lời kinh dành riêng cho thời điểm buổi lễ.
- Ca :  Là khúc hát ngợi khen, tán thán nội dung sự việc liên quan đến buổi lễ.
6) Lễ bái(禮拜;  P: namassana;  S: namaskara;  E: prostration):  Là những động tác của thân nhằm nói lên sự kính trọng trong lòng mà người tham dự trong buổi lễ cần có.  Hiệu ứng của các thao tác cũng thường làm cho hình ảnh buổi lễ tăng thêm sự trang trọng.  Loại thao tác này được gọi là bái  (;  P;S: vandana),  được dịch nôm là lạy.  Tuy nhiên, từ lạy còn được sử dụng với 2 nghĩa. 
1.Từ dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói, để tỏ thái độ cung kínhhoặc ý cầu xin khẩn thiết  (E: to reverence; to pray) . Ví dụ:  - Lạy cụ!  - Lạy trời mưa thuận gió hoà. (ca dao)  - Kinh Lạy Cha (Lord's Prayer - Kitô giáo).
(= lễ ba lễ).
Do đó, lễ bái là một nghi thức tôn kính được bày tỏ ra ở thân tướng, cung cách với hình thức cúi đầu quỳ lạy trước những bậc tiền nhân, hiền thánh mà mình đã đặt trọn niềm tin quy ngưỡng hướng về, như lạy Phật, lạy tổ tiên, lạy cha mẹ, lạy thầy tổ v.v...

Một trong các cách bái (lạy)
Lễ bái thường thấy ở phương Đông. Khởi nguyên, có lẽ lễ bái biểu thị sự phục tùng, sự tôn kính đối với các uy lực siêu nhiên, đấng thần linh mà con người tôn thờ. Dần dần, tùy theo tập tục bản địa và sự phát triển của mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mà có những ý nghĩa khác nhau trong cách thức lễ bái.
Lễ bái còn có tên gọi là (E: venerative bow) theo từ miền Nam, và váitheo từ miền Bắc. Đó là từ Việt, là động tác chắp hai bàn tay lại, cúi mình xuống khoảng 15 độ gọi là xá cạn hay 45 độ gọi là xá sâu, để tỏ sự thành kính của mình với đối tượng được lễ.
- Xá cạnđược dùng trong trường hợp kết hợp với lạy. Lạy xong thì xá cạn. Xá cạn cũng được dùng trong việc giao tế hàng ngày. Khi chào người lớn tuổi hơn mình, hoặc có địa vị xã hội cao quý, gặp ngoài đường hay người ấy đến nhà, thường dùng xá cạn để chào. Thường chỉ một xá, nhưng cũng có trường hợp mình quá xúc động trước sự xuất hiện của vị khách, quá vui mừng, người ta hay xá hai ba cái, hay lia lịa.
- Xá sâuđược dùng trong trường hợp thay cho lạy. Đó là trường hợp người chủ lễ đứng trước bàn thờ chính để cử hành khóa lễ mà hai bên có bàn thờ Tả ban, Hữu ban. Ví dụ: buổi lễ kết thúc bao gồm 4 lạy 3 xá cạn. Sau đó, thay vì đến trước 2 bàn thờ bên Tả Hữu kia lạy 4 lạy 3 xá cạn, thì vẫn đứng tại chỗ, chỉ quay mình hướng về 2 bàn thờ và xá mỗi bên 3 xá sâu, gọi là lễ tam khấu.
Ngày nay do bận âu phục, nếu khom người xuống cấn cá, nên người ta thường xá sâu thay cho lạy. Trường hợp thông thường khi đi phúng điếu người quá cố, mà mình bận âu phục, hoặc người nằm trong quan tài ít tuổi hơn mình, hoặc địa vị xã hội thua mình, hoặc do xã giao chứ không thân tình, người ta cũng dùng xá sâu thay cho lạy.

Lạy tạ ơn đấng sinh thành.
Tác phẩm ‘Vũ trung tùy bút’của Phạm Đình Hổ trang 174  có đề cặp đến lễ bái  trong các lễ nghi như sau:
“… Từ đời xưa, vua đối với bày tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưởng với kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ "tôn quân ti thần," nên thiên tử không đáp lạy bày tôi nữa... Từ quan khanh sĩ trở xuống đều theo cổ lễ mà đáp lễ kẻ ti ấu (bề dưới), nếu kẻ ti ấu chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. Còn vái là nghi thức lúc đã lễ xong.... Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ hạ quan, cũng vái bậc trưởng quan.  Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến cổ điên lại cho là lễ của tôn trưởng đối với kẻ ti ấu, còn kẻ ti ấu đối với tôn trưởng không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra...".
Xem đoạn văn trích dẫn trên, ta thấy lễ bái là một phép xã giao, không chỉ lễ bái người trên mà người trên cũng lễ bái đáp lại. Xưa thì lạy nhau, nay chuyền sang vái nhau trong buổi tương kiến. Đến nay ta tiếp thu văn hoá Âu Tây vẫn giữ được phép tôn ti (tôn trưởng - ti ấu).
Theo phong tục lễ giáo Việt, bề dưới phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào già trước, trò chào thầy trước.  Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không chào lại trò, tức là không đáp lễ, thì cũng bất lịch sự chẳng khác gì từ chối người khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất bình. Không biết vái, chào lại người khác là đã tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính mình.
Y học với sự lễ bái:Khi lễ bái, toàn bộ các chi trong cơ thể đều vận động, lại thêm vào sự chuyên chú với tâm ý chân thành, động tác khoan thai, không những có thể giải tỏa sự căng thẳng tinh thần mà còn có thể làm cho gân cốt thả lỏng, máu huyết lưu thông. Tất cả những điều đó đều có lợi cho sức khỏe và có tác dụng phòng trừ tật bệnh.
III. Lễ trong Nho giáo.
Lễ là phạm trù đạo đức rất phổ biến trong đời sống văn hóa tinh thần của người Trung Hoa.
1) Nguồn gốc và mục đích về lễ của Nho giáo.
1/.Nguồn gốc:  Trước Khổng Tử, kể từ thời Chu Công, lễ đã có hai nghĩa: nghĩa cũ là lễ tế có tính chất tôn giáo, nghĩa mới là phép tắc phong kiến do Chu Công chế định, có tính cách chính trị, để duy trì trật tự xã hội. Sau dùng rộng ra ý nghĩa của lễ chỉ cả phong tục tập quán và sau cùng qua thời Đông Chu nhất là từ Khổng Tử nó có một nội dung mới, nội dung luân lý chỉ sự kỷ luật về tinh thần: Người có lễ là người biết tự chủ khắc kỷ.
Khổng Tử chủ trương theo Chu, giữ pháp chế lễ nhạc của Chu Công, do đó tất nhiên rất trọng lễ và buộc vua chúa phải trọng lễ. Lễ để duy trì trật tự xã hội, có trật tự đó thì vua mới được tôn, nước mới được trị, nếu vua không trọng lễ thì còn bắt ai trọng nó được nữa.
Học thuyết  Ngũ thườngcủa Nho giáo là năm đức cơ bản nhất gồm Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đó là nền tảng đạo đức của Nho giáo, trong đó đức Nhân được xem là đại diện của năm đức này.
2/.Mục đích:  Trong việc trị nước cũng như tu thân học đạo, sửa mình để đạt được đức Nhân thì Lễ là một trong những yếu tố được Khổng tử rất mực coi trọng. Điều này được thể hiện rõ trong cuốn Luận ngữ.
Trong Luận Ngữ khái niệm Nhân được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng chung nhất Nhân là nguyên tắc đạo đức. Theo Khổng tử, Nhân là nội dung, Lễ là hình thức của Nhân và là phương tiện để đạt đến điều Nhân.
Để đạt được đức Nhân con người phải có Lễ, con người sẽ không đạt được Nhân nếu như: xem, nghe, nói và làm những điều trái với Lễ. Vì vậy, Lễ là một trong các phương tiện để giáo hóa con người cùng với Nhạc, Thi, Thư. Nếu không có Nhân mà dùng Lễ thì Lễ chỉ là hình thức sáo rỗng mà thôi.
Quan niệm về Lễ không chỉ dừng ở Khổng tử mà nó đã được phát triển và mang những hàm nghĩa khác nhau trong quan niệm của một số Nho gia khác như Mạnh tử, Tuân tử trong Lễ Ký - một tập sách do nhiều nho gia thời Hán viết ra.
Như vậy, trong lịch sử xã hội Trung Hoa, mục đích của Nho gia nói chung và Khổng tử nói riêng, đã dùng tư tưởng Lễ nhằm giáo hóa con người để ổn định trật tự xã hội.
          -Lễ với cá nhân:  Nho giáo lấy tình cảm làm trọng nhưng cho rằng tình cảm của con người mà không được hạn chế thì thành hư hỏng. Trong Lễ ký đã viết “Sự giáo hóa của lễ rất cơ màu, ngăn cấm điều bậy ngay lúc chưa hình thành, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội mà tự mình không biết” (Lễ chi giáo hóa giã vi, kỳ chỉ tà giả ư vị hình, sử nhân nhật tỷ thiện, viễn tộ, nhi bất tự tri giã). Vì thế, lễ được xem là công cụ tiết chế hành vi của con người.
          -Lễ với xã hội:  Trước hết, những quan hệ đạo đức đó được thể hiện trong tế bào của xã hội là gia đình. Đó là mối quan hệ với cha mẹ, bởi vì cha mẹ là những người đầu tiên của các mối quan hệ xã hội.
          Lễ còn được quy định cả những cách ứng xử của những người có chức, có quyền trong xã hội, như trong quan hệ vua tôi. Lễ khuyên người ta trong quan hệ với bạn bè phải chân thành thân mật “Cửu nhi kính chi”.
Trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức ấy mà con người điều chỉnh hành vi xử thế của mình trong các quan hệ cho phù hợp. Vì thế, lễ được cho là chuẩn mực đạo đức của con người trong xã hội.
- Lễ với chính trị:  Trong việc trị nước, lễ được vận dụng trong lĩnh vực chính trị còn có tên là là Lễ trị.  Lúc bấy giờ có hai quan điểm khác nhau về đường lối trị nước đó là Pháp trị và Lễ trị.  Khổng Tử phê phán Pháp trị và đề cao Lễ trị. Khổng Tử cho rằng dùng Lễ để trị nước thì có sức quy tụ lớn. Ông nói: “Lấy đức làm cơ sở cho chính sự thì như sao Bắc đẩu ở trên trời, chỉ đứng một chỗ mà các sao khác đều chầu về”.
 Vì thế, lễ được xem là đường lối trị nước và là luật lệ quốc gia.
          2) Lễ nghi Nho giáo:  Hình thức của lễ trong Nho giáo còn gọi làtế. Với Khổng tử, khi tế phải kính cẩn nghiêm túc, ông nói: “Ở bậc trên mà không khoan nhượng, làm lễ mà không nghiêm túc, gặp việc tang mà không bi thương, hạng người đó còn gì cho ta xem xét nữa” (Cư thượng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan tri tạng).
          Điều đó có nghĩa khi tế phải đúng danh phận của mình, đúng những nghi thức, quy định mà xã hội đã đặt ra, không được vi phạm nếu vi phạm thì sẽ là người thất lễ, tiếm lễ (tiếm : giả dối)
1/.Lễ phục trong Nho giáo: Tế cóhình thức như một nghi thức tôn giáo, trong đó không những quy định địa vị cho mỗi con người khi tế lễ mà còn quy định cả cách ăn mặc khi tế lễ. Cách ăn mặc trong lúc tang chế, ở chỗ triều đường hay khi đi trận mạc cũng phải theo Lễ, có ý để tạo nên những tình cảm cho xứng đạo Nhân. Tuy nhiên, lễ phục không qui định rõ, chỉ có thể biết rằng lễ phục được xem như quốc phục – tùy bản địa, như thường thấy trong thực tế.
 

Cách lạy cho người nam Hàn Quốc.
 
 
Cách lạy cho người nữ Hàn Quốc.
Hàn Quốc là đất nước rất coi trọng nghi thức Nho giáo và đặc biệt nhạy cảm đối với niềm tự hào dân tộc.
         
2/.Lễ bái trong Nho giáo.
Trong cách lạy của Nho giáo, trước hết con người phải đứng thẳng là tiêu biểu cho cái uy của kẻ sĩ. Hai tay cung thủ là tiêu biểu cho cái dũng của Thánh nhân. Trước khi lạy, hai tay cung thủ đưa lên trán, kế đưa sang phải, rồi đưa phía trái là tiêu biểu cho Tam tài (Trời, Đất và Người). Khi lạy, hai tay cung thủ chống lên đầu gối chân mặt và quỳ chân trái xuống trước là tiêu biểu cho sự tôn kính mà không mất tư thế cái uy dũng của kẻ sĩ. Cúi đầu xuống đất là tiêu biểu cho sự cung kính những bậc mà mình đảnh lễ. Đó là cung cách và ý nghĩa tổng quát về bái theo quan niệm của Nho giáo.
 
IV. Lễ trong Kitô giáo.
1) Nguồn gốc và mục đích của lễ trong Kitô giáo.
Lễ trong Kitô giáo thường được gọi là Thánh lễ, hay Thánh lễ Missa (E: Eucharist, Holy Mass). 
Thánh lễ bắt nguồn từ một nghi thức của Do Thái – nghi thức Vượt Qua, trong đó mỗi gia đình người Do Thái dâng lời cảm tạ Thiên Chúa đã thương giải phóng dân tộc của họ thoát khỏi ách nô lệ của Ai Cập và những cuộc giải cứu khác.
Thánh lễ Missa (E: Mass) là tên gọi Thánh lễ vào thế kỷ thứ IV, vào thời hoàng đế Constantinus (272-:-337) CN.

A 15th-century Mass

Một Thánh lễ truyền chức.
          Vào thế kỷ XII, việc tôn sùng đối với sự kiện bữa ăn sau cùng của Chúa Giêsu, đã đưa đến việc trưng bày bánh thánh trên bàn thờ (chầu Thánh thể). Việc linh mục giơ cao bánh được cho là đã được truyền phép, xuất phát từ việc người theo đạo ước mong được "nhìn" bánh thánh (khoảng từ năm 1200). Việc nâng cao ly rượu (= chén Thánh) được thêm vào sau đó.
-------------
Chú thích:  Thánh thể(E: Eucharist) là mìnhmáu Chúa Giêsu hiện diện dưới hình thức bánh và rượu sau khi truyền phép trong Thánh lễ
Vào thế kỷ XIII và XIV, người ta thấy xuất hiện những cuộc kiệu rước Thánh thể đầu tiên. Tín hữu "ngắm nhìn" Thánh thể nhưng ít khi rước lễ (E: communion: nhận bánh). Phải chờ đến triều đại của Đức Giáo Hoàng Piô X, họ mới được rước lễ "thường xuyên" vào năm 1905 và cho trẻ em rước lễ vào năm 1910.
Rước lễ được cho là đón nhận Chúa Giêsu đang ngự trong bánh và rượu (ăn bánh và uống rượu lễ), hàm ý nhờ vào đó mà người nhận có sức mạnh để chống lại tội lỗi, để sống yêu thương, hầu chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại trần gian. Sự kiện này được xem là thực hiện theo lời chép trong (1 Cor 11, 23-25):
"Này là mình Thầy, chịu phó nộp vì các con : các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy". Cũng vậy sau bữa ăn:
"Chén này là Giao Ước mới trong máu Thầy; mỗi lần các con uống, các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy".
Ngày nay, Thánh lễ được xemlà việc thờ phượng (= phụng vụ) mà Giáo Hội dâng lên Chúa Cha trên trời, qua trung gian Chúa Giêsu. Hay nói khác đi, qua tác vụ của Giáo Hội, bằng cách nhờ tay linh mục và giáo dân, Chúa Giêsu được tiếp tục dâng lên Chúa Cha để xin ơn cứu độ như lần đầu tiên thực hiện đóng đinh trên thập giá. Tuy nhiên, có điểm khác là ngày nay, Chúa Giêsu không còn đổ máu nữa.  Đây là mục đích và ý nghĩa của mỗi lần cử  hành Thánh lễ.
Thánh lễ được thực hiện với hai ý chỉ sau đây:
- Để người dự lễ nhớ lại sự kiện Chúa Giêsu tử nạn và phục sinh.
- Để người dự lễ thờ phượng, tạ ơn Thiên Chúa, xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi, cùng ban ơn lành cho hồn xác của mình.
Tuy nhiên, để nhấn mạnh tầm quan trọng và mục đích khác nhau  của mỗi sự việc được cử hành trong Thánh lễ, Giáo Hội phân chia phụng vụ ra 4 bậc cử hành sau đây:
1/.  Lễ Trọng (E: Solemnity):  Kỷ niệm những sự việc quan trọng như  Lễ  Giáng Sinh, Lễ Phục Sinh của Chúa Giêsu, Lễ  Đức Mẹ Vô nhiễm thai, Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa (1-1) kính Thánh Cả Giuse (19-3), kính hai Thánh Phêrô, Phaolô tử đạo,(29-6), kính  Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả (24-6)  v.v
Lễ trọng có 3 bài đọc (bài đọc 1, 2 và bài Phúc Âm) có kinh Vinh Danh (Gloria), kinh Tin Kính và kinh Tiền Tụng (Preface) riêng. Lễ Trọng có Lễ Vọng (Vigil) cử hành chiều trước ngày Lễ chính. Lễ Trọng là Lễ buộc tín hữu phải giữ như các ngày Chú Nhật (luật Giáo Hội). Lễ Phục Sinh là lễ trọng nhất trong các lễ trọng.
2/. Lễ Kính (E: Feast):  Kính các thánh nam nữ quanh năm ngoài Lễ kính chung vào ngày 1-11 (Lễ Trọng, buộc) . Các thánh nam nữ khác như các Thánh Tông Đồ, các Thánh tử đạo, hiển tu, đồng trinh ,v.v  và vài  dịp khác kính Đức Mẹ hay kỷ niệm ngày thánh hiến Thánh Đường, kính Ngai Toà Phêrô, (Chair of Peter,) v.v.
Lễ kính chỉ có 2 bài đọc: bài đọc 1 và bài Phúc Âm.  Có kinh Vinh Danh nhưng không đọc kinh Tin Kính, và không có kinh Tiền Tụng riêng. Lễ kính không buộc như Lễ Trọng.
3/.  Lễ Nhớ (E: Memorial):  Lễ nhớ cử hành quanh năm, có hai loại lễ nhớ : lễ nhớ buộc và lễ nhớ tự do.
- Lễ nhớ buộc là buộc phải cử hành vào đúng ngày (trừ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ cần được ưu tiên hơn).
- Lễ nhớ tự do thì được quyền chọn lựa có thể cử hành hay không tùy theo nhu cầu mục vụ (nhu cầu chăn dắt tín đồ: pastoral needs).
Các lễ nhớ thường liên quan đến đức Maria và các thánh, không có các lễ nhớ về Chúa. Trong lễ nhớ không có hát kinh Vinh Danh và cũng không có đọc kinh Tin Kính, chỉ có bài đọc 1 và bài Phúc Âm.
4/.  Lễ Thường (E: Normal, Convention): Là lễ các ngày thường trong tuần, không có lễ riêng kính hay lễ trọng nào, lễ này được cử hành theo lịch của năm phụng vụ.
[Xin đọc thêm trong sách Giáo lý Công giáo từ số 1322 đến 1419].
Sự phân chia nói trên như đã nói trên, chỉ để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mỗi sự kiện mà lễ được cử hành chứ không liên hệ gì  đến giá trị thờ phượng và cứu rỗi của Thánh lễ vì như đã đã nói  ở trên, mọi thánh lễ đều là Hy Tế (dâng lên sự hy sinh) của Chúa Giêsu tức Ý Lễ (E: Mass intention) mà Giáo Hội nhân danh (in persona Christi) cử hành dâng lên Chúa Cha để tôn  thờ, cảm tạ và xin ơn cứu độ. Cho nên, Thánh lễ có qui định tiền xin Lễ (bổng lễ: mass  stipends) và không liên quan gì đến số tiền dành cho linh mục cử hành lễ như đã có sự lạm dụng từ xưa đến nay ở nhiều nơi trong và ngoài Việt Nam.
2) Lễ nghi Kitô giáo.
Sự thờ phượng (= phụng vụ;  E: liturgy) gồm có 2 nội dung:
1/. Phụng vụ Lời Chúa(E: Liturgy of the Word):   Là ngợi khen những lời Chúa dạy được trích ra từ trong Kinh Thánh. Phần Phụng vụ Lời Chúa bắt đầu từ đầu Thánh lễ cho đến hết Lời nguyện Giáo dân.
2/.Phụng vụ Thánh Thể(E: Liturgy of the Eucharist):  Là phần Giáo Hội dâng lên Chúa Cha lễ vật là Mình và Máu của Chúa Giêsu (bánh và rượu), cảm tạ Chúa Cha ban ơn cứu độ. Phần này bắt đầu từ Bài ca dâng lễ cho đến hết lễ. Nghi thức này gồm 3 việc là dâng lễ vật, truyền phép và hiệp lễ.
- Dâng lễ vật:  Là việc linh mục dâng lên Thiên Chúa bánh và rượu, với những lời kinh xin Chúa Cha vui nhận và ban ơn lành. Phần này bắt đầu từ Bài ca dâng lễ cho đến hết kinh Tiền tụng.
- Truyền phép:  Là việc linh mục làm lại những cử chỉ và đọc lại những lời mà Chúa Giêsu đã làm và nói trong bữa tiệc cuối, để bánh và rượu trở nên Mình và Máu của Chúa Giêsu, và dâng lên Chúa Cha. Phần này bắt đầu từ kinh Tiền tụng cho đến kinh Lạy Cha.
- Hiệp lễ:  Là việc rước lễ, để kết hợp với Chúa Giêsu và lãnh nhận ơn lành. Phần này bắt đầu từ kinh Lạy Cha cho đến hết lễ.  Rước lễ được những ơn sau:
a) Kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu và hợp nhất với những tín  hữu khác.
b) Xóa bỏ các tội nhẹ và gia tăng ơn thánh hóa.
c) Thêm sức chống trả các cơn cám dỗ và sửa các tính mê nết xấu.
d) Bảo đảm sự sống đời đời (xem thêm: Gioan 6, 48-58).
Để việc rước lễ mang lại lợi ích thiêng liêng, người theo đạo được khuyên phải dọn linh hồn và thân xác.
Dọn linh hồn: Đó là phải sạch tội trọng và có ý tốt, phải giục lòng tin, cậy, mếnvà ước ao được rước Chúa vào lòng.  Ai biết mình mắc tội trọng mà cố tình rước lễ thì phạm thêm một tội gọi là phạm sự thánh, như lời Thánh Phaolô đã nói: "Ai ăn bánh này hoặc uống chén của Chúa cách bất xứng thì phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa" (1 Côrintô 11, 27). Vì thế, những người tham dự lễ mà chưa theo đạo thì không được nhận bánh rước lễ.
Dọn thân xác: Đó là phải giữ chay, nghiã là phải kiêng ăn uống trước khi rước lễ một tiếng đồng hồ. Còn nước lạnh và thuốc chữa bệnh thì không phải kiêng. Ngoài ra, còn phải ăn mặc cho xứng đáng.
Khi rước lễ phải đi đứng nghiêm trang. Khi linh mục nói: "Mình Thánh Chúa Kitô (Giêsu)" thì thưa "Amen" rồi mới rước lễ (Amen tiếng Do Thái có nghiã là "đúng như thế").
Sau khi rước lễ, người theo đạo phải luôn thúc giục lòng tin, thờ lạy và cảm tạ Chúa đang ngự trong lòng, xin Ngài ban cho mọi ơn lành hồn xác, cùng quyết tâm sống thánh thiện, công bằng, bác ái.
Mỗi ngày được rước lễ một lần. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp được rước lễ hai lần, như:
- Khi tham dự 2 Thánh lễ trong cùng một ngày.
- Khi rước lễ như "của ăn đàng" (E: viaticum;  F: viatique), nghiã là rước lễ trong giờ hấp hối.
- Khi đã rước lễ đêm Giáng sinh và Phục sinh, mà còn dự lễ ban ngày thì cũng được rước lễ một lần nữa.


Phủ phục khi chịu chức thánh (E: ordination)

Prostration - Wikipedia
Hình thức lễ bái trong Kitô giáo
 

 

Hình thức lễ bái trong Hồi giáo
 
V. Lễ trong Phật giáo.
1) Nguồn gốc và mục đích của lễ trong Phật giáo.
          Lễ(;  P;S: namkkara // namassati;  E: veneration, reverence // to venerate, toreverence):  Lễtrong Phật giáo được xem là hình thức hoạt động hỗ trợ cho việc tu học, mà cụ thể chính là lễ trợ duyên cho Chánh niệm.
Chữ  Phật (;  P;S:  Buddha;  E:  Enlightenment) vốn xuất xứ từ budh  có nghĩa là tỉnh giác, đó là thấy biết rõ lẽ thật. Về sau Phật được chỉ cho bậc tỉnh giác. Do đó, lễ Phật là hàm ý sự tôn kính chân lý, mà đặc trưng biểu tượng chân lý là hình tượng đức Phật lịch sử Thích Ca, bởi như lời đức Phật chỉ dạy như sau:
- Trong kinh Tăng Nhất A Hàm:
"Thiện Nghiệp đã lễ trước
Đầu tiên không lỗi lầm
Cửa giải thoát vốn Không
Đây là nghĩa lễ Phật
Nếu người muốn lễ Phật
Vị lai và quá khứ
Nên quán chiếu pháp Không
Đây là nghĩa lễ Phật."
     

- Ngài Long Thọ (龍樹;  S: Nāgārjuna) được xem là vị tổ thứ mười bốn của dòng thiền nguyên thủy Phật giáo và cũng là người đã đặt nền móng đầu tiên của Phật giáo phát triển, trong phẩm đầu tiên Quán Nhân Duyên của Trung Quán Luận (S: Madhyamaka-śāstra), nhằm nói rõ về pháp Không (;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness) như sau:
        “Chẳng sanh cũng chẳng diệt,
Chẳng thường cũng chẳng đoạn,
Chẳng một cũng chẳng khác,
Chẳng đến cũng chẳng đi.
Con cúi đầu lễ Phật,
Tối thắng trong thế gian ?
Khéo nói pháp Nhân Duyên,
Hay diệt các hý luận”.
Trên đây là ý nghĩa cơ bản của việc lễ trong đạo Phật. Việc lễ không có ý là dâng lễ vật cho thần linh để được yêu quý, để cầu xin như một sự đánh đổi thường thấy trong tín ngưỡng dân gian hay trong nhiều tôn giáo.
Sự lễ lạy trong đạo Phật giúp cho ta nhận thức rằng có điều gì đó còn có ý nghĩa hơn bản thân ta. Theo đó, lễ được cho là phương cách giúp mỗi người tịnh hóa tánh kiêu mạn vốn đã từng tích tập trong suy nghĩ và được biểu lộ qua thân và khẩu trong đời sống hàng ngày.
Vì thế, trong kinh điển Phật giáo, lễ rất được lưu ý cho một nội dung trí tuệ để việc lễ được đúng đắn và sáng tỏ.
Trong đoạn kinhKutadanta(Cứu-la-đàn-đầu), Trường Bộ I-5, lễ được ghi nhận như sau:
Khi Ðức Thế Tôn đang lưu trú tại khu vườn Ambalatthika cùng với 500 vị Tỳ kheo tăng, thì có một người Bà-la-môn tên là Kutadanta chuẩn bị tổ chức một đại tế đàn, là nghi thức được xem là phương tiện hết sức thiết yếu và quan trọng của Bà-la-môn giáo, nhằm đưa tới giải thoát. Vì muốn tìm hiểu thêm những nghi thức lễ tế, nên ông đã không ngại tìm đến tham vấn Ðức Thế Tôn:
- Tôn giả Gotama, tôi được nghe như sau: "Sa môn am hiểu ba cách thức tế tự và mười sáu tế vật". Tôi không biết đến ba tế tự và mười sáu tế vật, và tôi muốn cử hành đại tế tự. Tốt đẹp thay nếu Tôn giả Gotama giảng cho tôi ba cách thức tế tự và mười sáu tế vật.
Ðức Phật đã không trực tiếp trả lời câu hỏi của Bà La Môn Kutadanta mà Ngài chỉ kể một câu chuyện như sau:
Thuở xưa có một vị vua tên là Mahavijita rất giàu có. Ông ta muốn tổ chức một đại tế đàn để cầu phúc, nên hỏi ý kiến của một vị Bà La Môn cố vấn về lễ tế. Vị này khuyên nhà vua nên thực hành một chính sách nhằm ổn định trật tự trị an, khiến quốc gia được hưng thịnh thái bình: Ðối với nông dân nỗ lực về nông nghiệp và chăn nuôi, thì cấp cho họ hột giống và thực vật; đối với người nỗ lực về thương nghiệp, thì cấp cho họ vốn đầu tư; đối với người nỗ lực về quan chức, thì cấp cho họ vật thực và lương bổng. Khi nhà vua thực hiện theo kế hoạch nói trên, mọi người có công ăn việc làm, các ngành nghề trong nước đều phát triển, ngân quỹ quốc gia càng dồi dào, tình hình chính trị được ổn định và nhân dân được an cư lập nghiệp.
Nhờ áp dụng chính sách sáng suốt và thông minh như vậy, đã đem lại lợi ích thiết thực và hạnh phúc cho mọi người, nhưng nhà vua lại còn muốn tổ chức một tế đàn như trước đây đã nói. Lần này vị Bà La Môn chủ tế khuyên nhà vua: trước khi tổ chức tế lễ, nên trưng cầu ý kiến với bốn đại chúng: sát đế lợi, đại thần, Bà La Môn và gia chủ phú hào. Sau khi bốn đại chúng tán thành, vị Bà La Môn chủ tế nêu những yếu kiện cần thiết cho một lễ tế đàn, đó là:
- Tám đức tánh của vua Mahavijita: huyết thống thanh tịnh, tướng mạo khôi ngô, đại phú, có đầy đủ uy lực, có tâm từ bi bố thí, bác học đa văn, thông hiểu ý nghĩa lời nói, và thông minh sáng suốt biết được quá khứ vị lai.
- Bốn đức tính của Bà La Môn chủ tế: huyết thống thanh tịnh, thông hiểu 3 tập Vệ đà, có đức độ cao dày và bác học.
- Ba pháp nên biết trước khi thực hiện một tế đàn: trước khi tế không nên hối tiếc về sự tiêu hao tài sản (tư tiền); trong khi tế, không nên hối tiếc về sự tiêu hao tài sản (tư hiện); sau khi tế, không nên hối tiếc về sự tiêu hao tài sản (tư hậu).
Ðiểm đặc biệt nhất của tế đànnày là không giết hại sanh linh, không chặt phá cây cối, không cắt cỏ cát tường để rải xung quanh tế đàn, không có hiện tượng đánh đập, bắt buộc, đàn áp những người lao công phục vụ, mà mọi người làm việc vì sự tự nguyện, vì sự hoan hỷ. Trong lễ tế đàn chỉ dùng dầu, sanh tô, thục tô, mật và đường miếng.
Như vậy tế đàn này thành tựu gồm:
- Ba tế pháp: tư tiền, tư hiện và tư hậu.
- Mười sáu tế vật: tám đức tính của vua, bốn đức tính của vị Bà La Môn chủ tế và bốn sự tán thành ủng hộ của bốn đại chúng.
Ðến đây Ðức Phật bảo: “ Này Bà La Môn, như vậy gọi là ba tế pháp và mười sáu tế vật.”
Những vị Bà La Môn có mặt lúc đó đều lớn tiếng thưa rằng: "Cao quí thay lễ tế đàn! Vẻ vang thay sự thành tựu của lễ tế đàn!". Riêng Bà La Môn Kutadanta vẫn giữ yên lặng. Sau khi biết vị Bà La Môn chủ tế trong câu chuyện kia là tiền thân của Ðức Phật, Kutadanta xin Ðức Thế Tôn cho biết những tế đàn khác ít phức tạp hơn, ít nhiễu hại hơn nhưng có quả báo và ích lợi hơn tế đàn với ba tế pháp và mười sáu tế vật.
Bấy giờ Ðức Phật mới chỉ bảo Bà-La-môn Kutadanta:
Vì có đại hội cúng tế, người chủ muốn thực hành lễ tế, bố thí, làm phước, mà lại sinh tội, bị đâm cắt bởi ba thứ đao kiếm, chuốc lấy quảbáo dữ; ba thứ đao kiếm là gì ? Là: ý đao kiếm, miệng đao kiếm, và thân đao kiếm.
Thế nào là ý đao kiếmsinh ra quảbáo khổ?
Người chủ tế suy nghĩ rằng: “Cúng tế cần phải giết nhiều trâu, nhiều dê, và nhiều các con vật nhỏ bé khác, đógọi là ý nghĩ đao kiếm sinh quảbáo khổ”; người chủ tế làm các việc lễtế, bố thí, cúng dường là những việc hợp đạo lý, nhưng thực ra lại sinh tội lỗi vì người ấy có ý nghĩ muốn giết các con vật.
Thế nào là miệng đao kiếmsinh raquảbáo khổ?
Người chủ tếbảo: “Hôm nay ta tổ chức tế lễ, các ông hãy giết bấy nhiêu trâu, bấy nhiêu dê, và bấy nhiêu súc vật nhỏ, các ông không được làm sai khác”, đó gọi là từ miệng mà sinh ra đao kiếm, và sinh ra quả báo khổ; người chủ tế mặc dù làm các việc cúng tế, bố thí, cúng dường là những việc tốt, nhưng thật ra lại sinh thêm tội lỗi vì đã sai bảo người khác giết hại các con vật.
Thế nào là thân đao kiếmsinh raquảbáo khổ?
Người chủ tế, tự tay mình sát hại sanh mạng các con vật, đó gọi là thânđao kiếm sinh ra quả báo khổ; người chủ tế mặc dù làm các việc cúng tế, bố thí, cúng dường là những việc tốt, nhưng thật ra lại sinh thêm tội lỗi vì đã tự tay mình giết hại súc vật.
Ngài giảng tiếp:
- Những người nào tùy thời cúng lễ, bố thí, cúng dường, phụng sự ba thứ lửa, sẽ đem lại sự an lạc, ba thứ lửa ấy là gì? Một là lửa căn bản, hai là lửa gia cư, ba là lửa phước điền. 
Thế nào là lửa căn bản?
Người nào có được tiền của do việc làm cần khổ và chính đáng, rồi đem một phần biếu cha mẹ, làm cho cha mẹ được an vui; đó là lửa căn bản.
Thế nào là lửa gia cư?
Người nào có tiền của do sự làm việc thu hoạch hợp pháp, rồi đem cung cấp cho vợ con, anh em, quyến thuộc, người giúp việc, kẻ hầu hạ. Người ấy tùy lúc tùy chỗ mà chu cấp cho họ, và đem lại sự an vui cho người thân thuộc họ hàng; vì người ấy sống trong gia đình, cùng thân bằng quyến thuộc, nên vui cùng vui khổ cùng khổ chia ngọt sẻ (san sẻ) bùi; đó là lửa cư gia.
Thế nào là lửa phúc điền?
Người làm việc siêng năng kiếm được tiền của do sự làm việc lao nhọc, và thu hoạch hợp pháp; người ấy tùy thời cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn biết khéo điều phục tham sân si, cũng tùy thời bố thí cho kẻ nghèo cùng, đói khát, bệnh khổ. Cúng dường bố thí như thế là kiến lập ruộng phúc, hiện tại an vui, vị lai được qủa báo tốt sinh lên cõi Trời, đó gọi là lửa phúc điền.
Nhưng người thiện nam trước khi tế lễ, cúng dường, bố thí ba thứ lửa nêu trên, hãy nên dập tắt ba thứ lửa khác; đó là lửa tham lam, lửa sân hận, và lửa tà kiến ngu si, vì sao?  Nếu lửa tham lam không dứt, thì sẽ tự hại mình, hoặc gây hại người, hoặc cả hai đều bị hại; hiện tại đắc tội, đời sau đắc tội, do lòng tham lam sinh ra đủ thứ ưu phiền khổ não. Lửa sân hận, lửa tà kiến ngu si cũng giống như thế.
Ðến đây Bà La Môn Kutadanta thực sự được thuyết phục, và ông ta thưa với Ðức Thế Tôn:
- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc đường, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng phương tiện trình bày giải thích rõ ràng.  Vậy nay con xin qui y Tôn giả Gotama, qui y Pháp và qui y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng Tôn giả Gotama. Con xin trả lại sự sống cho bảy trăm con bò đực, bảy trăm con bò cái, bảy trăm con dê, và bảy trăm con cừu. Mong chúng được ăn cỏ xanh, uống nước mát và được hưởng gió mát.
 

Hình thức lễ bái trong Ấn Độ giáo
Vấn đề tế lễ đối với các Bà-la-môn hết sức thiết yếu. Nó được xem như một phương tiện giải thoát. Song Bà-la-môn Kutadanta sau khi nghe đức Phật giải thích về quan điểm tế lễ của Ngài, thì hoàn toàn cắt đứt thành kiến lễ tế truyền thống của quá khứ, mà trước đây cho đó là chân lý bất cải. Đức Phật không vội bác bỏ quan niệm về tế đàn, mà dần cho thấy rằng tế đàn không phải là phương tiện để đạt đến hạnh phúc và giải thoát, mà đó chỉ là sự cuồng tín vấy máu của loài người cần được loại bỏ.
Phật giáo, không chủ trương những nghi lễ tế tự phiền hà tốn kém, nhất là sát hại sanh linh để cúng tế. Đạo lý của lễ là nhằm đem lại sự an vui cho mình, cho người và cho tất cả chúng sanh trong 6 cõi.  Ðức Phật thường bảo con người là chủ tế của nghiệp là thừa tự của nghiệp - mà không có một đấng thần linh nào ban phúc hay giáng họa cho mình căn cứ vào lễ tế. Do đó muốn hưởng hạnh phúc lâu dài phải tự mình bồi đắp nhân lành, giống thiện mà thôi.
2) Lễ nghi Phật giáo.
Mọi dân tộc trên thế giới đều có nghi thức lễ của mình. Phật giáo quan niệm ở những bước đầu, qua hình thức lễ, sẽ biểu lộ sự thành kính và nguyện noi theo gương sáng của chư Phật để phát triển hạnh lành, tiến tu nhằm đạt được trí tuệ giải thoát như các Ngài. Trong Nhân Quả của sự tôn kính thì "Kính thầy sẽ được làm thầy".
Sau đây là một số hình thức đặc trưng trong lễ nghi của Phật giáo, chúng rất đa dạng và tùy thuộc theo cách suy nghĩ và các tập tục văn hóa địa phương.
            1/.Lễ vật:
Trong Phật giáo không ràng buộc tính loại lễ vật và số lượng lễ vật, vì đây chỉ là hình thức chưa hẳn đánh dấu cho một sự tôn kính thực sự của người thực hiện lễ. Thông thường lễ vật trong nghi thức là hoa, quả, hương, đèn và nước, tránh các sinh vật hữu tình. Mỗi lễ vật tùy theo mỗi người, mỗi địa phương được xem như là một biểu tượng nhắc nhở lời dạy của đức Phật.
- Hoa: là biểu tượng cho sự trong sáng, tinh khiếtkhông ô trược (汙濁: bẩn đục),là đức tính mà người tu cần cố công tập luyện.
Tiêu biểu cho sự việc này thường được nhắc đến chính là hoa sen. Tuy nhiên, cũng có thể dùng các loài hoa khác để làm lễ vật.
- Quả: là biểu tượng cho đạo lý công bình Nhân Quảmột quá trình đi đến thành quả, biểu tượng cho sự thành công, sự viên mãn của mỗi chúng ta.
- Hương: là biểu tượng cho tâm hành cao quýcủa người tu.
- Đèn: là biểu tượng cho trí tuệđoạn trừ mê lầm (vô minh), như mặt trời phá tan màn đêm tăm tối.  Trí tuệ giúp ta phân biệt đâu là chánh đâu là tà và đâu là hư đâu là thật.
- Nước: là tượng trưng cho lòng từ bitrải rộng khắp muôn nơi.
Trong 5 lễ vật nêu trên, lễ vật hương thường được xem là đại diện và gọi là “Tâm hương” hay “Ngũ phần pháp thân hương”, nói lên kết quả nội tâm của người tu giao cảm cùng các bậc giác ngộ. Năm loại hương này được mô tả như sau:
1.Giới hương: Đó là hương thơm của bậc giữ tròn được các giới-hạnhcủa mình đã thọ.  Ba nghiệp thân, khẩu, ý thảy đều trong sạch.
2.Ðịnh hương: Đó là hương thơm của bậc giữ tâm được thanh tịnh, không còn chạy theo trần-dục mừng, giận, thương, ghét, ... của thường tình nhân thế nữa.
3.Huệ hương: Đó là hương thơm trí huệcủa bậc thấu rõ lẽ thật. Đó là lẽ thật Duyên khởi, lẽthật Vô thường-Vô ngã,lẽ thật Nhân Quả, …
4.Giải thoát hương: Đó là hương thơm của bậc đã vượt qua ngã chấpđạt tới tự do nội tâm.
5.Giải thoát tri kiến hương: Đó là hương thơm của bậc đã vượt qua pháp chấpđạt tới tự do nội tâm trọn vẹn.
Trong những bài nguyện hương nơi các chốn thiền môn có một bài nguyện về “Ngũ phần Pháp thân hương” – tức 5 loại hương dẫn tới chân lý, như sau:
Giới-hương, định-hương, huệ-hương,
Giải-thoát, giải-thoát tri-kiến hương.
Năm thứ hương nầy xông pháp-giới,
Cúng-dường chư Phật khắp mười phương.
 
          2/.Lễ ngôn: 
1. Các dạng lễ ngôn:  Trong lễ Phật có thể có các dạng lễ ngôn sau:
- Tán  làbản văn khen ngợi công đức của các bậc giác ngộ giải thoát.
- Sám  làbản văn bày tỏ sự nhận ra những lỗi lầm của mình.
-Chú  (hayChân ngôn真言;  S: mantra) là bản văn ghi chép lời nói là một âm tiết, một câu hay một bài được cho là huyền nhiệm, chứa đựng năng lực có thể đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Chú vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, về sau được sử dụng trong Mật tông của Phật giáo phát triển.
- Kinh(;  P: sutta;  S:  sūtra) làbản văn ghi chép lời dạy của  đức Phật.
Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả lời dạy của  đức Phật được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, về sau mới được ghi chép lại thành dạng văn bản, gọi là kinh.
Do đó, ý nghĩa chữ kinh ban đầu rất đơn giản, chỉ có nghĩa chính là những lời giảng dạy của đức Phật về đạo đức, và chân lý giải thoát. Tuy nhiên, vì kinh có liên hệ đến sự nghe, nên kinh được chỉ chung cho các lời dạy đạo lý hoặc là các pháp thoại do đức Phật nói cho các hàng đệ tử hoặc người khác, hoặc các pháp thoại của các vị thánh tăng A-la-hán đối đáp với nhau hay đối với người ngoài đạo.
Trong ý nghĩa rộng hơn, chữ kinh còn ám chỉ cho:
(1) Các thể loại văn học Phật giáo, hay
(2) Tạng Kinh (Sutta Piṭaka), hay chỉ cho một trong ba kho tàng văn học Phật giáo (Kinh, Luật, Luận). Kinh ghi chép những lời dạy về Chánh pháp, những phương thức hành trì hay các pháp môn được đức Phật và các vị thánh đệ tử của ngài giảng dạy.
Các nhà Phật học truyền thống Trung Quốc giải thích rằng kinh là "khế hợp." Khế ở đây bao gồm hai phạm trù khế lý và khế cơ. Khế lý(契理) là nội dung ý nghĩa của những lời giảng dạy phải được đặt trên nền tảng Trung đạo, không thiên lệch vào sự chấp mắc nào. Khế cơ(契機)là sựthể hợp với từng căn cơ đối tượng. Khế lý và khế cơ có giá trị xuyên suốt thời gian và không gian. Theo đó, sự khế lý mà thiếu khế cơ hay khế cơ mà không khế lý thì chẳng được gọi là kinh.  Do đó, kinh được xem là chân lý siêu tuyệt của chân lý.
Vì thế, ứng dụng kinh trong lễ Phật vừa phải khế lý cho nội dung buổi lễ, vừa phải khế cơ nhằm đem lại lợi ích và an lạc cho người tán tụng. Kinh điển của Phật phải là kim chỉ nam hướng dẫn chúng ta sống đời chân chánh, để gặt hái kết quả hạnh phúc ở muôn đời.
2.Thực hành lễ ngôn.
Việc thực hành lễ ngôn thường có 2 dạng sau:
- Tụng:  Là ngâm, đọc, đọc thuộc lòng tán, sám, kinh, chú.
-Niệm:  Là nhớ, nghĩ (lời dạy, danh hiệu và tướng tốt của Phật …).
Có quan điểm phân biệt Đọc kinh và Tụng kinh.
- Đọc kinhnghĩa là chúng ta cầm lấy quyển kinh nào mình muốn đọc để hiểu biết đạo lý trong kinh đó và đọc ở nơi bất cứ chỗ nào cảm thấy tiện lợi mà không cần đến hình thức lễ nghi trang nghiêm.  Người nắm được yếu chỉ của đạo lý trong các kinh thì theo Phật giáo người đó mới thật sự là người biết đọc kinh.
- Tụng kinhhay Tụng niệm kinhnhằm mục đích tu tập bên cạnh việc đọc để nhắc lại đạo lý nơi kinh.
Thời đức Phật còn sống, tụng kinh chỉ đơn thuần là sự trùng tuyên lại lời Phật dạy, để nhớ sâu hơn về lời Ngài, và nhất là để ứng dụng vào cuộc sống thường nhật.
Ngày nay cách thức tụng kinh trong Phật giáo rất đa dạng và khác nhau tùy theo từng truyền thống. Tụng kinh đã dần trở thành một nghi thức, cho nên ngoài việc đọc để nhắc lại đạo lý nơi kinh, người tu còn sử dụng nghi lễ và chọn chỗ trang nghiêm nơi trước bàn Phật, có đủ hương đèn để hành trì. Điều này được cho là nhằm mục đích tu tập năm Căn (Ngũ Căn) làm nền tảng để phát triển năm Lực (Ngũ Lực), khiến cho thân tâm ngày trở nên thanh tịnh sáng suốt.
Trong Phật giáo Bắc tông hiện nay, tụng kinh đã trở thành một nghi lễ hẳn hoi, với sự hỗ trợ của các pháp cụ và nhạc cụ, như chuông, mõ, trống, kiểng, khánh, tang, đẩu v.v… Sự tụng kinh ở nhiều nơi đã trở thành một khoá lễ nhạc có âm điệu trầm bổng, du dương, gây nhiều cảm hứng tốt ở người nghe.
Dù theo truyền thống nào, điểm quan trọng cơ bản mà người thọ trì kinh cần chú ý là tụng kinh để hiểu và ứng dụng lời Phật dạy vào trong cuộc sống. Do đó, trong khi tụng niệm, có thể không nên quá chú trọng vào các nghệ thuật tán tụng, mặc dù nghệ thuật này có thể giúp cho người tụng lẫn người nghe dễ lắng tâm và phát khởi cảm hứng tốt.  Nếu thời kinh nặng về nghệ thuật tán tụng thì việc tập trung tâm ý vào lời kinh để thâm nhập ý đạo sẽ trở nên mờ nhạt, và ý nghĩa của tụng kinh sẽ không còn nữa.
Chính sự ứng dụng lời kinh vào cuộc sống mới thật sự đem lại phước báo, an lạc và giải thoát. Do đó, ta không chỉ tụng bằng miệng mà còn phải niệm bằng tâm mới thật đúng nghĩa.
Bản thân của sự tụng kinh sẽ không có phước báu, nếu như người đọc tụng không chịu chú tâm vào từng lời kinh để tìm ra đạo lý sâu xa ẩn chứa trong đó và thực hành trong cuộc sống. Các hình thức và thói quen tụng kinh như để “trả bài” hay làm công cứ “tính điểm” với Phật, hay tệ hơn là như “máy thâu và phát” lại những lời Phật dạy, rõ ràng không mang lại kết quả hay lợi ích thực tiễn nào, trái lại còn làm mất thời giờ và công sức.
Nói chung, mục đích tụng kinh là nhằm tìm hiểu chính xác lời Phật dạy, rồi ứng dụng thiết thực vào đời sống, đem lại hạnh phúc cho mình và cho người.
Nếu nói rõ, tụng niệmlà mục đích để làm cho miệng và tâm được hợp nhất vào câu kinh … của Phật, thì Phật tử bất luận tại gia hay xuất gia, ai ai cũng cần phải học và hiểu ý nghĩa lễ nghi tụng niệm. Công năng của tụng niệm có được ở nhiều mặt sau:
- Tụng niệm để ôn lại những lời Phật dạy, hầu lấy đó làm phương châm cho đời sống hằng ngày và gieo hạt giống giác ngộ giải thoát vào tâm thức.
- Tụng niệm để kềm chế thân khẩu trong khuôn khổ thanh tịnh, trang nghiêm, không cho nói năng, hàng động buông lung theo tập quán xấu.
- Tụng niệm để tỏ lòng sám hối các mê lầm và chuyển hóa các nghiệp thức.
- Tụng niệm để kích thích, nhắc nhở mình và người trên con đường làm lành, phát triển tâm nguyện từ bi-trí tuệ, chứkhông là buổi cầu nguyện, van xin.
- Tụng niệm để cảm hóa tâm thức chúng sinh, khiến họ xa lìa nghiệp nhân xấu ác, rời khỏi cảnh giới tối tăm và đạt được cảnh giới siêu sanh.
          3/.Lễ bái.
Lễ bái(禮拜;  S. samayaḥ):  Có nghĩa là lạy, bái lạy, xá lạy, lễ lạy.
Trong Phật giáo, lễ bái là pháp hành căn bản để đoạn trừ cống cao, ngã mạn là tập khí tồn tại nơi con người. Các tập khí này biểu hiện qua sự tự cao tự đắc, xem "cái tôi" của mình là trung tâm của mọi sự vật.
Tùy theo phong tục của mỗi nơi mà có sự khác biệt nhau về cung cách lễ bái như : Lễ bái đứng một chân quỳ lạy (Tồn cử lễ); bước một bước lễ một lạy (Khởi cư lễ); lễ một lạy rồi đi nhiễu ba vòng về phía bên hữu của Phật hoặc bảo tháp (Hữu nhiễu tam thất lễ); lễ bằng cách ngồi cúi đầu lạy (Tạ lễ).


Lễ bái theo Phật giáo Nam truyền.

Lễ bái theo Phật giáo Bắc truyền.
Riêng về Phật giáo Việt Nam, phần đông các Phật tử đều áp dụng theo phương pháp năm vóc sát đất trong khi lễ bái (Ngũ thể đầu địa lễ).  Năm vóc: 1. gối trái, 2. gối phải, 3. tay trái, 4. tay phải, 5. cái đầu – tất cả đều gieo xuống đất.  Đây là một phương pháp được xem là tiêu biểu cho tâm ý tôn kính cao đẹp nhất trong các cung cách lễ bái.
Khi lễ bái, đầu tiên người phải đứng ngay thẳng trước tượng Phật cho trang nghiêm và khép hai chân vào nhau để lấy lại sự an tâm thanh tịnh, đồng thời kiểm thúc tâm ý không để chao động vọng tưởng. Ngay lúc đó, đôi mắt nhìn lên tượng Phật, quán niệm những lẽ thật chân chính mà chư Phật đã chứng ngộ. Hai tay chắp lại là biểu thị thân tâm hiệp nhất để nói lên sự nhất tâm cung kính của mình và để hai tay trước ngực là tiêu biểu ý nghĩa Ấn tâm. Chắp tay đưa lên giữa chặng mày (cử án tề mi) thể hiện sự cung kính và tiêu biểu cho ý nghĩa tâm nguyện của mình được dung thông đến chư Phật, rồi xướng câu :
"Năng lễ sở lễ tánh không tịch, cảm ứng đạo giao nan từ nghì, ngã thử đạo tràng như đế châu, thập phương chư Phật ảnh hiện trung,ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền, ..." và lạy theo nguyên tắc Ngũ thể đầu địa - "Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ".
能禮所禮性空寂            Năng lễ sở lễ Tánh không tịch
感應道交難思議         Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
我此道場如帝珠         Ngã thử Đạo tràng như Đế châu
十方諸佛影現中         Thập phương chư Phật ảnh hiện trung
我身影現諸佛前         Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền
頭面接足歸命禮。    Đầu diện tiếp túc quy mạng lễ.
Bản tiếng Việt:
Phật và chúng sinh tánh thường rỗng lặng,
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn.
Lưới Đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.
Trước bảo toạ thân con ảnh hiện,
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
          Dịch sát nghĩa bài kệ trên:
Người đảnh lễ và đối tượng được lễ bản tánh đều vắng lặng, không vướng mắc. Sự cảm ứng của đạo không thể nghĩ bàn. Đạo tràng của chúng ta như lưới Châu của cung trời Đế-thích, mười phương chư Phật đều ảnh hiện trong đó, thân của người hành lễ cũng đang ảnh hiện trong đó, đầu mặt  của người hành lễ cúi xuống với tất cả tâm thành xin đảnh lễ chư Phật.
Quy mạng lễ:  ý rằng người Phật tử ngoài sự lễ và tưởng niệm ân đức của chư Phật, chư Hiền Thánh Tăng ra, còn phải phát nguyện suốt đời tiến tu đạo nghiệp.
Phật giáoBắc truyền chia lễ bái ra làm 7 cách lạy. Bảy cách lạy này do ngài Tam tạng Pháp sư Lặc Na (Ratnamati, dịch là Bảo Hỷ, thế kỷ 5-6 đời Bắc Ngụy) phân chia ra, trong sách Pháp Uyển Châu Lâm (於法苑珠林) có nói rõ về nguyên nhân và hoàn cảnh vì sao phải chia ra 7 cách lạy này :
1.Ngã mạn kiêu tâm lễ(我慢憍心禮): Nghĩa là lạy với tâm ngã mạn, tâm kiêu căng. Người lạy Phật hoặc lạy ông bà, tổ tiên vì hoàn cảnh bắt buộc phải hành lễ, nhưng thâm tâm của họ không muốn lạy, do đó họ lạy với cử chỉ ngạo nghễ, thái độ kiêu căng, không chút nào lễ độ cung kính cả. Tuy có lễ bái nhưng tâm chạy theo ngoại cảnh. Đầu họ lạy không sát đất và họ đứng lên cẩu thả cho qua chuyện. Họ sợ mất thể diện với bạn bè và sợ dơ bẩn quần, nên buộc lòng phải lễ bái theo kiểu Ngã mạn để bạn bè khỏi chê trách mình là kẻ bất hiếu, bất nghĩa, bất tín. Cách lạy đó gọi là Ngã mạn lễ.
2.Xướng hòa cầu danh lễ(唱和求名禮): Nghĩa là lạy xướng họa cầu danh. Những người lạy vì mong cầu danh vọng, quyền tước qua sự chú ý và ngợi khen của cấp trên, cũng như lấy lòng quần chúng để được ủng hộ; khi có cấp trên cũng như có đông người thì họ siêng năng lễ lạy để cho mọi người khen mình là người siêng năng có đạo đức. Thật ra thâm tâm của họ không có chút gì tín thành cả; oai nghi thô vụn, thân tâm cung kính dối trá. Thấy người thì thân nhẹ lạy mau, người đi thì thân tâm mệt mỏi, biếng nhác giải đãi trong việc lễ lạy. Cách lạy này gọi là Cầu danh lễ.
Hai cách lạy vừa trình bày trên được Pháp sư Lặc Na nêu ra là nhằm mục đích ngăn ngừa hành động dối trá, không thể có nơi người đạo đức chân chánh.
3.Thân tâm cung kính lễ (身心恭敬禮): Nghĩa là người lễ lạy phải thể hiện thân và tâm đều cung kính, chí thành không nghĩ đến việc khác. Thân tâm cung kính là cách lạy cơ bản trong Phật giáo về mặt sự tướng, hay nói cách khác về mặt hình thức mà người xuất gia và tại gia phải hành trì nghiêm túc.
Thân tâm cung kính lễ chính là pháp môn quan trọng, là điều kiện tất yếu của người hiếu nghĩa, tín tâm để tỏ bày lòng tri ân và báo ân. Thân tâm cung kính lễ là phương tiện cần thiết để làm gạch nối giữa chư Phật và tâm linh con người.
 Tuy nhiên, phương pháp lễ lạy chỉ là nền tảng căn bản, là phương tiện bước đầu trên con đường tiến tu đạo nghiệp, để được chứng ngộ qua bốn cách lễ của Thánh giáo sau đây mà không cảm thấy trở ngại.
4.Phát trí thanh tịnh lễ (發智清淨禮): Trí tuệ phát sanh từ tâm thức thuộc về phàm trí còn bị giới hạn bởi căn và trần. Trái lại, trí tuệ phát sanh từ thánh trí thành tựu từ sự tu tập thiền quán, đã thoát ra vòng cương tỏa của cả hai.
Trong phép lạy này, hành giả phải thấu suốt rằng cảnh giới của chư Phật đều hiện bày từ nơi tâm trí thanh tịnh của mình. Cho nên người lễ bái một đức Phật tức là lạy tất cả chư Phật trong mười phương không ngăn ngại. Lạy một lạy tức là lạy tất cả Pháp giới, vì Pháp thân của Phật dung thông.
5.Biến nhập Pháp giới lễ(遍入法界禮):  Pháp giới tính là nơi chư Phật thường an trụ để hóa độ chúng sanh. Hành giả thực hiện việc lạy này với quán chiếu thân và tâm nơi chính mình biến nhập vào Pháp giới tính của vạn pháp một cách dung thông. Đó là lạy theo phương pháp Biến nhập Pháp giới lễ.
6.Chính quán tu thành lễ(正觀修誠禮):  Chánh quán nghĩa là quán chiếu Phật tính nơi chính mình. Hành giả thực hiện việc lạy này với quán chiếu Phật tính ngay chinh mình, bởi tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, đều sẵn có Phật tính viên mãn. Đó là lạy theo phương phápChánh quán lễ.
7.Thật tướng bình đẳng lễ(實相平等禮): Thật tướng bình đẳng nghĩa là tuệ quán chiếu thật tướng của vạn pháp đều thể hiện một cách bình đẳng, không sai biệt. Không có nhân ngã bỉ thử, tức là người lễ bái không thấy mình lạy và người để cho mình lạy. Nói một cách khác, hành giả thực hiện việc lạy này dùng tuệ quán thật tướng vạn pháp thấy rằng mình và người, thể và dụng, phàm và thánh thảy đều vắng lặng không hai (đều nhất như): "Năng lễ sở lễ tánh không tịch" (Bồ-tát Văn Thù).
Bốn cách lạy: Phát trí thanh tịnh, Biến nhập pháp giới, Chánh quán và Thật tướng bình đẳng là những pháp môn thuộc về lý tính lễ bái của các bậc Bồ-tát thường tu tập để thể nhập vào Pháp giới tính của chư Phật.
Tác dụng và lợi ích của sự lễ bái:
Trong kinh Tăng Nhất A Hàm, quyển 24 có ghi : Cung kính lễ Phật sẽ được 5 phần lợi ích sau :
1.Đoan chánh:  Người lễ bái, thường chiêm ngưỡng dung nhan và tướng hảo của đức Phật liền khởi niệm hoan hỉ và phát tâm ước nguyện. Nhờ nhân duyên đó, qua kiếp sau có thể hưởng được tướng mạo đoan trang tốt đẹp.
2.Hảo thinh: Người lễ bái xưng tụng hồng danh của chư Phật. Nhờ nhân duyên đó đời sau họ sẽ được tiếng nói lảnh lót trong trẻo tốt đẹp.
3.Đa tài bảo:  Người lễ bái thường dâng hoa, đốt đèn v.v... để cúng dường các đức Như Lai. Nhờ nhân duyên đó đời sau hưởng nhiều của báu.
4.Sanh Trưởng giả gia:Người lễ bái tâm không chấp trước, chắp tay, quỳ gối, chí thành lễ Phật. Nhờ nhân duyên đó, đời sau được sanh vào nơi sang quý.
5.Sanh Thiện xứ thiên thượng:Người lễ bái thường lễ các đức Như Lai.  Nhờ nhân duyên đó, đời sau được sanh vào các cõi lành.

Đại giới đàn truyền giới lớn nhất thế giới này được tổ chức trọng thể tại Thiền viện Dhammakaya, Thái Lan. 
Tóm lại:
Lễ bái không phải là hành động thấp hèn làm mất phẩm cách con người hay gợi lên dấu ấn phong kiến. Trái lại, lễ bái chính là một đạo nghĩa, một nghĩa cử rất cao đẹp của những người sống có văn hóa.
+ Đối với tổ tiên, người hiếu hạnh cần phải lễ bái để tỏ lòng cung kính.
+ Đối với Thánh hiền, tín đồ chân chánh cần phải lễ bái để thể hiện đức tính khiêm cung trong tu tập đạo lý giác ngộ.
Lễ bái nhằm giao cảm với bậc trên và tạo nên chất liệu để xóa bỏ mọi dị biệt ngăn cách chia rẽ trong đoàn thể. Lễ bái cũng tạo ra sự lễ phép và thân thiện không chia rẽ, nhằm thêm bạn bớt thù tạo ra một xã hội thanh bình an lạc.
Lễ bái trong cội nguồn văn hóa dân tộc là những thuần phong mỹ tục, là tinh hoa trong sinh hoạt văn hóa tâm linh. Nó thay cho những lời nói, những lời phát biểu, những cảm tưởng dông dài, đây gọi là tấm lòng thành của mình.
Lễ bái có ý nghĩa là báo ơn, tạ ơn với cung cách quy ngưỡng hướng về các bậc tôn kính để tu tập. Đó là một nét đẹp văn hóa có ý nghĩa giáo dục với nghi cách lễ bái này.
3) Ý nghĩa của chắp tay:
Trong nghi thức hằng ngày, khi lễ Phật, niệm Phật, khi chào nhau, người Phật tử thường chắp tay. Hành động chắp tay (chấp tay) được gọi là hiệp chưởng (= hợp chưởng), hợp thập  hay hợp trảo (合掌;  P;S: añjali;  E: the open hands placed side by side). Chấp tay được biểu hiện bằng hình thức là hai bàn tay úp vào nhau, các ngón tay khít lại, lòng bàn tay rỗng không, trông như hình chiếc búp sen sắp nở.
Thực ra, hành động chắp tay không chỉ xuất hiện từ khi Phật giáo ra đời, mà trước đó, trong xã hội Ấn Độ cổ, người Ấn Độ có quan niệm, tay phải là tay thần thánh, dành cho thần thánh, trong sạch và linh thiêng, tay trái là tay nhiễm ô, bất tịnh, trần tục. Chấp tay tượng trưng cho sự hợp nhất thánh thiện và nhiễm ô, dung thông thần thánh và trần tục.
Truyền thống này của Ấn Độ đã được Phật giáo tiếp biến thành hiệp chưởng. Theo tinh thần Phật giáo, hai bàn tay chắp lại trước ngực, biểu thị lòng tôn kính, sự tập trung tư tưởng, nhất tâm, tán dương và ca ngợi. Đồng thời cho rằng, chắp tay có ý nghĩa dung hợp các phạm trù đối lập, biểu thị thật tướng của vạn pháp trong  vũ trụ, tìm về với bản nguyên chân diện mục của Pháp giới.

Chỉ riêng về ấn tướng hiệp chưởng này, trong giáo lý Phật giáo đã được nhắc đến trong nhiều kinh:
- Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phương Tiện, dạy: “cung kính hiệp chưởng lễ”, chắp tay là thể hiện sự kính lễ được phát khởi.
- Trong kinh Quán Vô Lượng thọ nói, chắp tay biểu thị cho sự ca ngợi, tán thán công đức chư Phật và chư Bồ tát.
- Trong kinh Đại Nhật, tay phải tượng trưng cho Tuệ, tay trái tượng trưng cho Định, chắp tay biểu trưng cho Định và Tuệ nhất như, đồng hiện. Mười ngón tay tiêu biểu cho mười pháp giới. Quán tưởng thập pháp giới trong hai bàn tay úp lại. Chắp tay chính là thâu nhiếp loạn tâm, tập trung tư tưởng nhất tâm hướng Phật, tâm và hành thống nhất, lý và sự tương ứng. Chỉ là một cái chấp tay, nhưng thâu nhiếp tất cả giáo lý Phật Đà. Nếu chấp tay mà tâm tĩnh tại, không tán loạn, thiền định, dẹp bỏ mọi tạp niệm, quán tưởng Như Lai, thấy được vạn pháp dung thông bất nhị, ấy là đã chứng nhập vào cảnh giới Niết Bàn. 
Trong Đại Nhật Kinh sớ, quyển 13, nói đến 12 loại hiệp chưởng: 
1- Kiên thực tâm hiệp chưởng,
2- Hư tâm hiệp chưởng,
3- Vi phu liên hoa hiệp chưởng,
4- Sơ cát liên hoa hiệp chưởng,
5- Hiển lộ hiệp chưởng,
6- Trì thủy hiệp chưởng, 
7- Quy mệnh hiệp chưởng, 
8- Phản xoa hiệp chưởng,
9- Phản bối hỗ tương hiệp chưởng, 
10- Trú chỉ hiệp chưởng,
11- Phúc thủ hương hạ hiệp chưởng,
12- Phúc thủ hiệp chưởng.

          Trong đời sống hằng ngày, người Phật tử khi gặp nhau họ cũng chắp tay chào hỏi nhau. Ngoài những ý nghĩa kinh điển như đã nói ở trên, hành động đó còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn khác.
- Chắp tay xá chào người đối diện thể hiện sự khiêm từ, kiệm đức của chính mình, cho dù đó là một con người bình thường, hay một vị thánh tăng cao đạo.
- Chắp tay xá chào người đối diện thể hiện ý nghĩa khuyến tấn, thức tỉnh người sơ cơ trên đường tu học, bởi họ là hiện thân của vị Phật trong kiếp vị lai: Búp sen xin tặng người, một vi Phật tương lai.
Như vậy, ngoài ý nghĩa kết ấn (S: mudra;  E: seal, sign: các kiểu đứng, ngồi, bắt tay, xếp chân), hiệp chưởng còn mang nét văn hóa đặc thù của Phật giáo.
o0o
Lo sợ
Nội dung
Phần A:  Khoa học và sự lo sợ
I. Khái niệm về cảm xúc.
II. Lo sợ.
III. Rối loạn lo âu.
IV. Sợ chết.
Phần B:  Thiên Chúa giáo và sự lo sợ. 
Phần C :  Phật giáo và sự lo sợ. 
I. Phân biệt về tâm lo sợ trong đạo Phật
II. Thực tướng của tâm lo sợ qua kinh điển.
III. Thực hành vượt thoát lo sợ.
 
Phần A:  Khoa học và sự lo sợ
I. Khái niệm về cảm xúc.
Cảm xúc là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh, gắn liền với những suy nghĩ, phản ứng hành vi và mức độ của niềm vui hay không vui của một người từ hoàn cảnh, từ tâm trạng hoặc từ mối quan hệ với một đối tượng bên trong hay ngoài mình.


1/.Cảm giác(sensation)   =>   2/.Tri giác(perception)   =>   3/. Cảm xúc(emotion)
1/.[Căn + Trần]   =>   2/.Thức   =>   3/.Thọ
1/.Thấy   =>   2/.Biết(phân biệt)   =>  3/.[Vui hoặc Buồn, hoặc Không Vui-Buồn]
Như thế, cảm xúc được xem như là kết quả của phản ứng từ các sự kiện quan trọng bên trong và bên ngoài con người, là kết quả của một quá trình nhận thức và ý thức xảy ra để đáp ứng với phản ứng của hệ thống cơ thể đối với một kích hoạt nào đó.
1)Bánh xe cảm xúc Plutchik.


Bánh xe cảm xúcPlutchik
1) Mô tả “Bánh xe cảm xúc” Plutchik.
Mỗi ngày chúng ta trải qua muôn hình vạn trạng các cảm xúc. Theo lý thuyết “Bánh xe cảm xúc” của Tiến sĩ Tâm lý Robert Plutchik, cho dù tâm trạng chúng ta có phong phú ra sao thì vẫn xoay quanh 8 loại cảm xúc chính được phân thành 4 cặp đối lập:
1/.  [Hân hoan (E: Joy)                        – Buồn bã (E: Sadness)]
2/.  [Tin tưởng (E: Trust)                      – Chán ghét (E: Disgust)]
3/.  [Kinh hãi (E: Fear)                         – Tức giận (E: Anger)]
4/.  [Mong đợi (E: Anticipation)             – Ngạc nhiên (E: Surprise)]
Tâm trạng của chúng ta sẽ bị chi phối bởi nhiều tầng cảm xúc với mức độ khác nhau và pha trộn các cảm xúc với nhau. Theo đó, có vô vàn những cảm xúc khác nhau là từ sự kết hợp của 8 loại cảm xúc này, được phân thành các cấp độ cảm xúc tăng dần khi vào gần tâm.
Những 8 loại cảm xúc chính nằm ở vòng tròn nhiều màu thứ hai. Di chuyển vào tâm, cường độ cảm xúc tăng lên nên màu sắc sẽ đậm hơn. Ví dụ: cường độ tăng dần của cảm xúc Tức giậnThịnh nộ, cường độ giảm dần của Tức giậnBực tức … Do đó, nếu chúng ta không nhận biết và xử lý cảm xúc của mình, thì từ Tức giận ta có thể trở nên Thịnh nộkhi nó tăng cường độ.
Những cảm xúc không có màu sắc là cảm xúc được tạo ra từ hai cảm xúc chính gần nhau. Ví dụ, như Tình yêu sẽ được tạo từ cảm xúc Hân hoan và Tin tưởng.
Cảm xúc có sự đối lập. Đối diện với từng cảm xúc trong vòng tròn là cảm xúc đối lập của nó. Ví dụ: Đối lập với Tin tưởng (Trust) là Chán ghét (Disgust)…
2)Tác dụng của Bánh xe cảm xúc.
Bánh xe cảm xúc giúp chúng ta dễ dàng hình dung cảm xúc của mình, xác định chính xác mình đang cảm thấy như thế nào, những cảm xúc nào đã kết hợp để tạo ra cảm xúc hiện tại, cảm xúc nào đang chi phối hành động của chúng ta.
Hiểu cảm xúc là bước đầu tiên để giải quyết các vấn đề nan giải của chính bản thân ta.
Khi nắm rõ và sử dụng Bánh xe cảm xúc, ta sẽ thực sự khám phá những cảm xúc chính mà mình đang cảm nhận, và cách để ta kết hợp để tạo ra cảm xúc thứ cấp (lạc quan, kính nể, nóng giận...) cũng như xác định cường độ cảm xúc đang hiện diện bên trong mình.
  
Feelings Wheel Emotions
 
II.Lo sợ.
Lo sợ(畏懼;  E: Anxiety & Fear) là 2 cảm xúc phân biệt LoSợ, nhưng có thể cùng nhanh chóng  diễn biến đồng thời. Dưới đây là phân tích một số nét chính về chúng.    

Bồn chồn  =>  Lo  =>  Sợ  =>  Kinh hãi
[Lo = Lo âu    =>  Sợ = Sợ hãi]
Trong tâm lý học, lo và sợ là hai yếu tố quan trọng của tâm lý, và cũng là một phần quan trọng của chứng loạn thần kinh. Tuy nhiên, sợ hãi và lo âu có bản chất chúng khác nhau có thể được phân biệt theo bốn lĩnh vực sau:
(1) Thời gian trải nghiệm cảm xúc:  Ngắn – Dài
(2) Tập trung (trọng tâm) nhất thời:  Hiện tại – Tương lai
(3) Tính chất xác định của mối đe dọa:  Cụ thể  - Lan tỏa
(4) Hướng động cơ:  Đối phó – Thận trọng
Nỗi sợ hãi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, tập trung vào hiện tại, hướng tới một mối đe dọa cụ thể và tạo điều kiện để đối phó thoát khỏi mối đe dọa; trái lại, lo lắng là hành động lâu dài, tập trung vào tương lai, vào mối đe dọa lan tỏa và đề cao sự thận trọng.
Trạng thái lo âu đưa đến sự sợ hãi, căng thẳng – stress.  Những cảm xúc này làm suy giảm năng lượng và suy yếu hệ thống miễn dịch (E: immune). Người lo sợ thường bị bệnh và sức khoẻ yếu kém, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến sinh mạng.
Lo sợ thường xảy ra khi chúng ta đối diện với một vấn đề có thể xảy đến mà chúng ta nghĩ nó sẽ vượt khỏi sự kiểm soát của ta, vấn đề xảy đến sẽ gây thiệt hại và bất lợi hoàn toàn cho chúng ta. Nhưng tại sao chúng ta có thể xác quyết như thế?  Cũng có thể một điều tốt xảy ra trong vấn đề chúng ta lo sợ. Do vậy tại sao lại thất vọng và khổ sở về một vấn đề có thể xảy ra tốt đẹp hơn. Nếu không tốt đẹp trong hiện tại, nó có thể tốt đẹp trong tương lai.
Như câu tục ngữ nói: “Mỗi đám mây đen đều mang theo tia chớp bạc”, chúng ta vẫn có những phương pháp để giải quyết vấn đề lo sợ này, chứ không nên cường điệu lo âu và sợ hãi khiến dẫn đến trạng thái bệnh lý rối loạn lo âu(Xin xem mục 2.3).
1)Lo âu.

Anxiety - Wikipedia
 Lo âu – Wikipedia tiếng Việt
          1/.Cơ chế và phân loại  lo âu.         
Lolà từ thuần Việt. Các từ thuần Việt đồng nghĩa.
- Lo = Lo âu =Lo lắng:  Áy náy, băn khoăn, không yên trong lòng.  Ví dụ :  Lo bão lũ, lo thân.
- Lo= Lo liệu =Lo lường =Lo toanĐể ý toan tính việc gì đó. Ví dụ:  Lo ăn, lo công việc.
Lo là một trạng thái tâm lý đặc trưng bởi các cảm xúc (nhận thức lý tính) có thể biểu hiện ra các yếu tố về cơ thể và hành vi. Cảm giác lo âu được xem là hình thành bởi sự dự đoánsợ hãi (theo giản đồ của Plutchik bên trên) biểu hiện với  sự bất an, chung chung và không tập trung.

Amygdala (Hạnh nhân), Hippocampus (Hồi hải mã) và Hypothalamus (Vùng dưới đồi) là những bộ phận thần kinh liên quan đến sự hình thành lo lắng và sợ hãi.
Cảm xúc lo âu là một cảm xúc thông thường, là lành mạnh mà hầu hết mọi người đều gặp phải. Lo âu được xem là phản ứng bình thường đối với tác nhân gây stress. Sự lo âu quá mức có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tâm thần, làm giảm khả năng đối mặt với cảm xúc lo lắng.
Cảm xúc lo âu có các triệu chứng sinh lý sau:
- Thần kinh, như đau đầu, dị cảm, co giật cơ cục bộ (fasciculation), chóng mặt, hoặc thiếu máu đưa oxy lên não (presyncope).
- Tiêu hóa, như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, khô miệng.
- Hô hấp, như thở gấp hoặc thở dài.
- Tim mạch, như đánh trống ngực , nhịp tim nhanh hoặc đau ngực .
- Cơ bắp, như mệt mỏi , run hoặc tê cứng .
- Da, như đổ mồ hôi , hoặc ngứa da.
-Sinh dục, tiết niệu, như đi tiểu thường xuyên, tiểu gấp, khó tiêu hoặc bất lực, hội chứng đau vùng chậu mãn tính…
Nguyên nhân chính của lo âu thường là do cú sốc từ môi trường bên ngoài không thể hình thành sự cân bằng nhất định với khả năng chịu áp lực của bản thân. Sự vắng mặt của những lo âu và sợ hãi không cần thiết là một trong những đặc điểm của một tâm trí khỏe mạnh.
Muốn vượt qua sự lo âu, ta không nên cố gắng loại bỏ cảm xúc lo âu, mà thay vào đó, hãy xây dựng cơ chế đối phó khi bị cảm thấy lo âu. Biết cách đối mặt với suy nghĩ lo âu là chìa khóa để vượt qua cảm xúc này.  Đừng để sự lo âu khống chế ta vì đây là trường hợp có thể dẫn ta đến trình trạng trầm cảm kéo dài, là một vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng.
2/.Cách để vượt qua sự lo âu.
Phương pháp 1:  Đối diện với lo âu.
1.Tự tin trước sự lo lắng:  Hiểu và thừa nhận rằng bạn lo lắng. Đừng trách móc bản thân vì điều đó, hoặc nói với bản thân những điều vô bổ như "Mình sẽ chẳng bao giờ vượt qua chuyện này" hoặc "Mình thiếu năng lực". Hãy hiểu rằng bạn có thể vượt qua tình trạng này và bạn sẽ làm được điều đó.
2.Xác định thực hay hư của nỗi lo lắng:  Bạn thường lo lắng về một sự việc nào đó. Hãy xét xem sự lo lắng này là thực tế hay do bạn tưởng tượng.
- Nếu bạn lo lắng trước một tình huống nguy hiểm có thật, nỗi lo của bạn sẽ tạo ra tác động tích cực.
- Nếu bạn lo lắng không vì lý do gì cả, nỗi sợ lúc này chỉ đem đến tác động tiêu cực.
Khi ghi nhớ điều này, bạn có thể trấn an bản thân nếu gặp phải tình trạng lo lắng.
3.Tìm ra nguồn gốc của sự lo lắng:  Bất kể bạn gặp phải một nỗi sợ hay lo lắng bất chợt, việc xác định nguyên nhân dẫn đến sự lo lắng là điều hết sức quan trọng.
- Có phải nguyên nhân chính của sự lo lắng là điều gì đó trong cuộc sống của bạn?
- Có phải nguyên nhân chính của sự lo lắng là một điều bất hạnh gây ra?
- Có phải nguyên nhân chính của sự lo lắng là một hoạt động, là một cuộc họp hay một sự kiện sắp đến khiến bạn lo lắng?
Bạn có thể kiểm soát nỗi sợ của mình dễ dàng hơn khi biết rõ nguyên nhân là gì.
4.Đánh giá xem nỗi lo có thể giải quyết được hay không:  Nếu bạn đã biết nguyên nhân dẫn đến nỗi sợ, bước tiếp theo là xác định xem bạn có thể xử lý việc này hay để thời gian lo liệu mọi việc.
- Nếu nỗi sợ của bạn đa phần xuất phát từ trí tưởng tượng hoặc không thể xử lý ngay, bạn nên chủ động gạt điều đó ra khỏi tâm trí của mình.
- Nếu bạn cần giải quyết nỗi lo của mình, hãy hành động theo các bước sau:
+ Bạn có thể làm gì để giảm nỗi sợ hoặc nỗi lo?
+ Đây là cách giải quyết ngắn hạn hay dài hạn?
+ Bạn có thể làm gì để ngăn tình trạng lo lắng hoặc sợ hãi tái diễn?
5.Khả năng điều tồi tệ nhất có thể xảy ra:  Nếu nỗi sợ xâm chiếm tâm trí của bạn, hãy dành một ít thời gian để nghĩ về kết quả thực sự có thể xảy ra. Ví như bạn đang chuẩn bị cho một buổi thuyết trình quan trọng và cảm thấy sợ hãi. Bạn hãy dừng lại và nghĩ xem “điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?”.  Việc xác định nghiêm túc cùng những câu trả lời nào đó sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn luôn có giải pháp cho hầu hết vấn đề mà mình gặp phải.
6.Chấp nhận sự không chắc chắn:  Bạn sẽ cảm thấy khó khăn trong việc ngừng lo lắng khi không chắc chắn về một viễn cảnh nào đó. Vào lúc này, điều quan trọng và tốt nhất là bạn cần chấp nhận thực tại của sự không chắc chắn.
Phương pháp 2: Tránh các cảm xúc và suy tưởng tiêu cực.
1.Tránh nhận thức phiến diện.
Hãy tập trung vào điều tích cực lẫn tiêu cực của nỗi lo.
Khi lo lắng về điều gì đó, bạn thường dễ dàng nhận thấy mặt tiêu cực của sự việc. Tương tự như với mọi việc khác, sẽ luôn có mặt tích cực trong tình huống chứa đầy nỗi lo của bạn. Đừng chỉ tập trung vào mặt tiêu cực mà quên hẳn những khía cạnh tích cực của sự việc.
2.Tránh nhận thức cực đoan "được ăn cả, ngã về không":  Bất kể tình huống có tồi tệ đến mức nào cũng không nên bi kịch hóa vấn đề. Ví dụ, vì không đậu vào trường đại học mà mình muốn, bạn tự cho rằng bản thân là một kẻ thất bại và không ai cần đến bạn. Kiểu suy nghĩ này thường xuất hiện khi bạn lo lắng, nhưng hoàn toàn không hợp lý.
3.Tránh biến mọi thứ thành thảm kịch:  Lo âu sẽ càng tồi tệ hơn nếu điều gì đó không nguy hiểm lại được bạn tưởng tượng thành thảm kịch. Nếu bạn sợ đi máy bay và liền nghĩ đến thảm kịch khi máy bay gặp vùng nhiễu động, tình trạng lo lắng sẽ trở nên tồi tệ hơn. Hãy nhìn nhận thực tại của mọi tình huống, thay vì suy diễn việc sẽ xảy ra.
4.Tránh vội đưa ra kết luận:  Nếu bạn thiếu thông tin và chưa trải qua mà vội vàng kết luận đến điều tồi tệ nhất sẽ chỉ gây ra nỗi lo hoặc nỗi sợ. Tốt nhất là bạn có thể trấn an bản thân bằng cách chấp nhận sự việc sẽ xảy ra dù là thế nào đi nữa.
5.Tránh để cảm xúc kiểm soát lý trí của bạn:  Khi lo lắng, bạn sẽ dễ dàng để cảm xúc lấn át lý trí, làm bạn rối trí và khiến bạn nghĩ rằng mình đang gặp nhiều nguy hiểm hơn thực tế. Điều này tương tự như một nhận thức phiến diện trước cảm xúc lo lắng tiêu cực, với trạng thái căng thẳng, tội lỗi và xấu hổ.
6.Tránh việc đổ lỗi cho bản thân:  Khi nỗi lo lắng xuất hiện, bạn không nên để điều đó khiến bản thân trở thành “tội đồ” vì một tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát. Ví như trước cảm xúc lo lắng và sợ hãi khi nhà bị trộm, bạn sẽ dễ dàng đổ lỗi và trách móc bản thân vì sự bất cẩn của mình. Tuy nhiên, cách nghĩ này không hợp lý và sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn không phải chịu trách nhiệm cho việc bị trộm, trừ khi bạn chủ động mời những tên trộm đến nhà.
Phương pháp 3:  Dưỡng sinh và trị liệu thân tâm.
1. Tập thở sâu:
Khi lo lắng, bạn thường thở gấp dẫn đến việc não bộ nhận được ít ô-xi hơn. Điều này khiến bạn khó có thể suy nghĩ một cách sáng suốt và đưa ra lý do chính đáng. Hãy dành ít phút để tập trung vào việc hít thở sâu từ bụng. Hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 4 giây và thở ra trong 4 giây. Thực hiện thao tác này khoảng 1-2 phút là cách giúp bạn nhanh chóng giữ được bình tĩnh. Nếu bạn không biết nên hít thở từ đâu, hãy đặt hai tay lên bụng và cảm nhận sự phồng-xẹp của bụng khi bạn hít thở.
2.Tập thể dục:  Bất kể tình trạng lo lắng chỉ mới xuất hiện hay đã ngự trị trong bạn suốt thời gian dài, việc tập thể dục chắc chắn sẽ rất có ích. Hoạt động thể chất sản sinh endorphin làm tăng cảm giác hạnh phúc và giảm cortisol - một loại hooc-môn gây căng thẳng. Khi bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng, hãy tập thể dục hoặc đi dạo. Tập thể dục thường xuyên vừa là biện pháp điều trị tức thời vừa có thể giúp bạn giảm lo âu về lâu dài.
3.Tập thiền hoặc tĩnh tâm:  Khi suy nghĩ lo lắng xuất hiện, bạn hãy hướng suy nghĩ vào nội tâm và tích cực nhẩm một câu chân ngôn (mantra) hoặc cầu nguyện tĩnh tâm. Khi tập trung thực hiện việc này, nỗi lo lắng của bạn sẽ tự nhanh chóng tan biến.
4.Chế độ ăn uống tốt:  Bữa ăn sáng liên quan đến nỗi lo lắng, nhưng thức ăn mà bạn chọn có ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe tinh thần. Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa chế độ ăn không lành mạnh và mức độ lo lắng, căng thẳng. Hãy bổ sung thêm hoa quả, rau củ và ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn hằng ngày của bạn. Cần  lưu ý tình trạng dị ứng những thức ăn dẫn đến cảm xúc lo lắng.
5.Bổ sung ma-giê:  Ma-giê (Mg) trong cơ thể làm giảm tác động của những suy nghĩ lo lắng thường xuyên và những cơn hoảng loạn. Khi thiếu hụt ma-giê, bạn sẽ cảm thấy lo lắng hơn bình thường. Hãy uống thuốc bổ sung ma-giê có bán ở các hiệu thuốc và chờ xem tâm trạng của bạn có cải thiện hay không.
6.Trị liệu bằng thảo dược:  Bạn không nhất thiết phải phụ thuộc hoàn toàn vào các loại thuốc tây để giảm tình trạng lo lắng. Thay vào đó, hãy thử trị liệu bằng thảo dược tự nhiên. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa sự thuyên giảm lo lắng và việc trị liệu bằng hoa cúc La Mã (E: chamomile). Hãy thử một trong các loại thảo dược này trước khi điều trị bằng thuốc.
7.Gặp chuyên gia tâm lý:  Nếu sự lo lắng của bạn ngày càng nghiêm trọng đến mức bạn không thể tự vượt qua, đừng cảm thấy xấu hổ với việc gặp chuyên gia tâm lý. Tương tự như việc bạn không do dự khi đến gặp bác sĩ để điều trị bệnh, việc đến gặp chuyên gia tâm lý để điều trị tình trạng sức khỏe tinh thần và cảm xúc là hoàn toàn bình thường. Nếu bạn gặp phải tình trạng lo lắng kéo dài hoặc các cơn hoảng loạn thường tái diễn, bạn sẽ được chẩn đoán tâm lý và điều trị dễ dàng bằng chương trình trị liệu đặc biệt hoặc thuốc.
Lời khuyên
Tránh các loại thức uống có nhiều caffeine vì chúng kích thích hệ thần kinh và tích tụ thêm căng thẳng thay vì giúp bạn thư giãn.
Thử các hình thức trị liệu cơ bản trước khi dùng thuốc chống căng thẳng. Việc dùng thuốc luôn dễ dàng hơn việc cố gắng ngưng thuốc.
Bạn có thể thoa một ít dầu oải hương (E: lavender) để thư giãn và giải tỏa căng thẳng thần kinh. Chỉ thoa một giọt dầu vào thái dương là đủ để bạn cảm nhận được hiệu quả.
Tìm điều gì đó khiến bạn vui, chẳng hạn như sách, chương trình tivi, phim hoặc bài hát. Mỗi khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy nghe, đọc, hoặc xem một trong các nội dung trên.
2) Sợ hãi.

Fear- Wikipedia
Sợ hãi – Wikipedia tiếng Việt
1/.Cơ chế của sự sợ hãi: 
Sợ = Sợ hãi = Sợ sệt  là từ thuần Việt.
Sợ hãi là một cảm xúc tiêu cực đề cập đến tình trạng hoảng loạn và tình trạng khẩn cấp do con người hoặc động vật phải đối mặt với những điều không thích, các mối đe dọa thực tế, hay tưởng tượng nguy hiểm … Nói ngắn gọn, sợ hãi là khả năng nhận ra nguy hiểm với phản ứng chạy trốn khỏi nó hoặc chiến đấu chống lại.
Một số nhà tâm lý học như John B. Watson, Robert Plutchik, và Paul Ekman cho rằng nỗi sợ hãi cũng có thể bao gồm các cảm xúc như vui, buồn, và tức giận.
          Sự sợ hãi đe dọa cuộc sống được gọi là khủng bố.
Cảm xúc sợ hãi thường có các triệu chứng sinh lý sau:
          - Tim đập nhanh, tăng huyết áp. Đôi khi phản ứng khẩn cấp sinh lý này dội hơn như ngừng tim và sốc. Một nỗi sợ hãi đột ngột, dữ dội có thể gây đột tử.
- Khó thở.
- Chóng mặt.
- Ra mồ hôi, run.
- Hồi hộp, lo lắng quá mức.
- Muốn giải thoát.
- Cảm thấy lạc lõng.
- Cảm thấy có thể bị kiệt sức hay tắt thở.
- Cảm thấy hoàn toàn bất lực trước nỗi sợ hãi, thậm chí cả khi bạn biết điều đó hoàn toàn phi lý.
Thông thường, con người có nỗi sợ hãi do từ môi trường hoặc sự vật cụ thể, hay khi đối mặt với những thứ không quen thuộc và hiếm gặp.  Ví dụ như bóng tối, nơi cao (nhà cao tầng, máy bay), lửa, tiếng ồn đột ngột kích thích, ..., hay như sự xuất hiện đột ngột của người lạ, của động vật độc (rắn), động vật ăn thịt lớn, …
Những sự sợ hãi này được cho là bắt nguồn từ tình trạng con người sống hoang dã trong xã hội nguyên thủy, và là phản ứng bản năng của con người để thích nghi với tự nhiên. Vì thế, sợ hãi được xem là hành vi bản năng tự vệ hoặc chạy trốn để tồn tại khi đối mặt với nguy hiểm .
Sự sợ hãi thường liên quan đến tính cách cá nhân của con người. Ví dụ, hầu hết mọi người và tinh tinh đều cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy rắn độc nhưng không sợ hãi khi nhìn thấy gián, nhưng một số ít người lại tỏ ra sợ gián mạnh mẽ.
Các loài động vật như người và vượn lớn thường la hét khi cảm thấy sợ hãi. Các quan sát đã chỉ ra rằng sau khi một cá thể nào đó của động vật xã hội hét lên khi thấy kẻ thù, tự nhiên đồng loại của nó có thể nhanh chóng trốn thoát theo tiếng hét cảnh báo.
2/.Cách để vượt qua sự sợ hãi.        
Phương pháp 1:  Tương tác với sự sợ hãi.
1.Tự tin trước nỗi sợ hãi:  Bạn hãy can đảm đối mặt với nỗi sợ hãi, đó là cách bạn đang tiến những bước đầu tiên trong việc kiểm soát tình huống cụ thể nhằm làm chủ cảm xúc của mình bằng việc:
- Gọi tên nỗi sợ hãi:  Hãy để nỗi sợ được phơi bày và cho nó một cái tên. Đó có thể là một nỗi sợ hữu hình (như sợ mèo) hay một hoàn cảnh nào đó (như sợ bị gọi tên trong lớp).
- Không đánh giá nỗi sợ hãi:  Bạn chỉ nên thừa nhận nỗi sợ mà không cần đánh giá “tốt” hay “xấu” về nỗi sợ hãi đó.
2.Tìm ra nguồn gốc của nỗi sợ hãi:  Bạn hãy tìm ra mọi nguyên nhân có thể gây ra nỗi sợ hãi cho bạn. Bạn càng hiểu về nỗi sợ của mình, mọi việc sẽ càng trở nên tốt hơn. Đó có thể là một thứ gì đó rõ ràng, như hình ảnh một con rắn trên đường mòn, hay như việc đi ngang qua cửa văn phòng tư vấn viên nghề nghiệp hay khi bạn đi qua hành lang trường trung học.
3.Thay đổi nỗi sợ hãi:  Chẳng hạn như nỗi sợ khiến bạn nằm lỳ trên giường thay vì để tới trường bởi hôm nay có môn học mà bạn rất sợ trượt ?  Bạn tránh đi thăm người thân ở xa vì không muốn đi máy bay ?  Hãy tìm ra chính xác nỗi sợ hãi ảnh hưởng đến tâm trí và hành vi của bạn đến đâu.
Giờ đây, khi đã hiểu hơn về nỗi sợ hãi của bản thân, hãy nghĩ đến việc chính xác là bạn muốn thay đổi điều gì. Nghĩ tới việc bản thân bạn trải nghiệm cuộc sống mà không có nỗi sợ hãi. Bạn cảm thấy thế nào?
 Ví dụ:
- Nếu nỗi sợ là sự gắn kết, hãy tưởng tượng bạn đang hạnh phúc với người thương của mình.
- Nếu sợ độ cao, hãy tưởng tượng bạn đang chinh phục một cuộc leo núi đầy khó khăn. Đồng thời kết nối với cảm giác khi hoàn thành.
- Nếu bạn sợ nhện, hãy tưởng tượng bạn đang nhìn thấy một con nhện và cảm thấy bình thường.
Phương pháp 2:  Đối trị sự sợ hãi.
1.Xác định nỗi sợ hãi:  Rất nhiều nỗi sợ hãi bắt nguồn từ những niềm tin sai lầm hay suy nghĩ tiêu cực.
Ví như khi bạn nhìn thấy nhện, bạn có thể ngay lập tức tin rằng con nhện “sẽ” làm hại bạn, và bạn sẽ chết. Bạn hãy xác định những kiểu suy nghĩ này và bắt đầu truy vấn. Tìm kiếm trên mạng để hiểu nguy cơ thực sự đối với bạn, thay vì những nguy cơ do nhận thức sai lầm hầu như không có. Bắt đầu tái cấu trúc suy nghĩ để không còn gắn với những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời đối đáp lại với những suy nghĩ đó.
Khi nỗi sợ hãi dâng cao, hãy ngừng lại và phản ánh vào nguy cơ trên thực tế. Đối đáp lại với những suy nghĩ tiêu cực hay niềm tin sai lầm trong bạn và nói “Tôi nhận ra rằng tuy có một vài con chó thật sự hung dữ, nhưng phần lớn chúng đều khá hiền lành. Tôi khó mà có thể bị cắn được.
2.Tiếp cận nỗi sợ hãi:  Sau khi đối mặt với niềm tin sai lầm của mình, bạn hãy bắt đầu để bản thân tiếp cận với nỗi sợ hãi. Thông thường, chúng ta e sợ một thứ gì đó bởi chúng ta không tiếp xúc với thứ đó nhiều. “Nỗi sợ hãi vô định” là một cụm từ phổ biến để miêu tả việc con người mặc định ác cảm với một thứ gì đó không quen thuộc với mình.
Nếu bạn sợ chó, hãy bắt đầu bằng việc nhìn một chú chó được vẽ và tô màu một cách ngộ nghĩnh. Hãy nhìn cho đến khi bạn không còn cảm thấy sợ nữa.  Sau đó, hãy nhìn vào ảnh một chú chó thật, tiếp đến là video về một chú chó. Xem đến khi bạn không còn cảm thấy sợ hãi.
- Tới công viên, nơi bạn biết sẽ có một vài chú chó được thả rông và theo dõi chúng cho đến khi bạn không còn cảm thấy sợ hãi.
- Tới nhà một người bạn có nuôi chó và xem cách người bạn ấy tương tác với chú chó cho đến khi cảm giác sợ hãi không còn xuất hiện.
- Đề nghị người bạn cho bạn được sờ hay vuốt ve chú chó của họ trong khi chú chó vẫn được người bạn đó giữ cho đến khi bạn cảm thấy bình thường.
- Cuối cùng, lại gần và ở một mình với chú chó.
3.Gắn kết với nỗi sợ hãi:  Người ta thấy rằng việc gắn kết và diễn đạt nỗi sợ hãi thành lời sẽ cho bạn sức mạnh khó tin để vượt qua nỗi sợ và điều tiết cảm xúc. Các nhà nghiên cứu đã cho những người sợ nhện tiếp xúc với một con nhện, và những người tham gia nào đã gán nhãn cho nỗi sợ của họ (“Tôi cảm thấy rất sợ con nhện này”), đã có phản ứng sợ hãi giảm dần vào tuần kế tiếp khi tiếp xúc với một con nhện khác.
Chạy trốn nỗi sợ hãi sẽ không bao giờ giúp bạn cải thiện cảm xúc của mình với nỗi sợ đó.
4.Thả lỏng để hóa giải nỗi sợ hãi:  Khi cơ thể đối mặt với nỗi sợ hãi, sẽ có rất nhiều nhân tố khiến cơ thể chuẩn bị cho phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Hãy học cách gạt đi phản ứng này bằng cách sử dụng các kỹ thuật thả lỏng. Hành động thả lỏng sẽ truyền thông điệp tới cơ thể rằng không có nguy hiểm nào cả, và bạn hoàn toàn an toàn. Thả lỏng cũng có thể giúp bạn đương đầu với những căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống.
- Tập các bài tập thở sâu:  Bạn hãy tập trung vào hơi thở và bắt đầu đếm mỗi lần thở: bốn giây hít vào, rồi bốn giây thở ra. Một khi đã cảm thấy thoải mái, hãy kéo dài hơi thở lên sáu giây.
- Hãy cố gắng thả lỏng các cơ đang căng cứng:  Bạn hãy ghì chặt tất cả các cơ trong ba giây, sau đó thả lỏng. Thực hiện hai hoặc ba lần để loại bỏ những căng thẳng trong cơ thể bạn.
3/.Lợi ích từ sự sợ hãi.
1.Biến nỗi sợ hãi thành một niềm đam mê:  Thứ khiến chúng ta sợ hãi cũng đồng thời có thể làm chúng ta cảm thấy vui vẻ, thậm chí là đam mê. Đó là lý do tại sao nhiều người thích các môn thể thao mạo hiểm, phim kinh dị, hay cả việc bơi với cá mập trong kỳ nghỉ của mình. Hãy cố gắng định hình lại nỗi sợ của bạn theo một cách tích cực và thừa nhận sự kích thích mà nỗi sợ hãi mang lại. Khi bắt đầu coi nỗi sợ hãi như một nguồn năng lượng, bạn thậm chí có thể gắn nó với cuộc sống của mình.
Trong thời hiện đại, tiểu thuyết kinh dị, phim kinh dị, phim hoạt hình kinh dị và trò chơi kinh dị dành riêng cho việc khiến độc giả và khán giả cảm thấy khiếp sợ đã phát triển rất nhiều. Tâm lý học nói chung tin rằng điều này thỏa mãn nhu cầu kích thích của con người trong một cuộc sống bình thường và ổn định. Cũng có quan điểm cho rằng điều này liên quan đến sự hưng phấn dopamine tiết ra khi bạn cảm thấy sợ hãi.  Nhiều người thích làm người khác sợ hãi và nhìn người khác sợ hãi.
2.Tận dụng sức mạnh của nỗi sợ hãi:  Nỗi sợ hãi có thể có sức mạnh vô song trong những tình huống sinh tử. Con người cảm thấy thời gian như chậm lại, các giác quan trở nên nhạy bén và có khả năng nhận biết phải làm gì theo bản năng. Trong khi các giao tiếp giữa các bộ phận cơ thể phải mất khoảng nửa giây, thì cơ chế sợ hãi làm việc nhanh chóng hơn nhiều. Nỗi sợ hãi cũng làm mất đi cảm giác đau của chúng ta.
Việc hiểu được những mặt tích cực của sự sợ hãi có thể giúp ích cho bạn. Ví dụ, nhiều người sợ đứng trên sân khấu, tuy nhiên nếu phải biểu diễn, nỗi sợ có thể giúp bạn trong thời điểm đó, giúp bạn tập trung vào những gì phía trước. Học cách thừa nhận nỗi sợ hãi và làm cho điều đó mang đến nhiều lợi ích nhất cho bạn.
Hầu hết mọi người đều sợ hãi trước khi sự kiện diễn ra, nhưng lại không còn thấy sợ trong khi diễn ra sự việc. Hãy nhớ rằng nỗi sợ hãi sẽ làm các giác quan của bạn nhạy cảm hơn, nhờ đó bạn có thể thực hiện một cách hiệu quả và đầy sức mạnh.
3.Bắt đầu coi nỗi sợ hãi như một cơ hội:  Sợ hãi có thể được sử dụng như một công cụ giúp chúng ta xác định và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả. Đó chính là kim chỉ nam, là báo động đỏ cảnh báo chúng ta khi có vấn đề gì cần chú ý. Một khi nỗi lo lắng ban đầu qua đi, hãy nhìn lại một cách cẩn thận để xem bạn có thể học hỏi được gì.
Khi bạn cảm thấy sợ hãi một thứ gì đó không quen thuộc, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần hiểu hơn về một người hay một tình huống nào đó.
Nếu bạn cảm thấy trong chớp nhoáng nỗi sợ hãi về một hạn cuối nào đó hay một sự kiện sắp tới, hãy biến điều đó thành cơ hội để bạn lập kế hoạch hành động và chuẩn bị một cách chu đáo, cho dù đó là bắt đầu một bài luận, tổng duyệt cho một vở kịch hay luyện tập một bài diễn thuyết.
Lời khuyên:
- Cân nhắc gặp tư vấn viên nếu nỗi sợ hãi bắt đầu xâm lấn cuộc sống của bạn. Một chuyên gia được đào tạo có thể giúp bạn tìm ra căn nguyên của nỗi sợ hãi và đưa ra giải pháp.
- Dùng sự tưởng tượng của bạn để giữ bình tĩnh, không phải để tự làm mình sợ hãi.
- Đừng để động lực suy giảm. Bạn cần có một động lực nhất định để đương đầu với nỗi sợ hãi. Nếu bị nhụt chí, bạn sẽ rất dễ quyết định từ bỏ. Hãy quyết đoán và kiên trì ngay cả khi tưởng như không thể.
 
III. Rối loạn lo âu.

Anxiety disorder - Wikipedia
Rối loạn lo âu – Wikipedia tiếng Việt
 Chứng bệnh rối loạn lo âu ám ảnh sợ ngày càng phổ biến
 
Rối loạn lo âu là nhóm rối loạn tâm thần được đặc trưng bởi cảm giác lo lắng và sợ hãi bị phóng đại. Lo lắng là lo lắng về các sự kiện trong tương lai và sợ hãi là phản ứng trước các sự kiện hiện tại. Những cảm giác này có thể gây ra các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như nhịp tim nhanh và run rẩy.
Hiện tại người ta vẫn chưa hiểu rõ được nguyên nhân chính xác gây ra đa số các chứng rối loạn lo âu. Nhìn chung, các chứng rối loạn lo âu có thể do sự kết hợp phức tạp của các yếu tố di truyền và môi trường, hoặc do các bệnh như bệnh cường giáp, bệnh tim, hoặc do sử dụng caffeine, rượu hoặc cần sa.
Chứng rối loạn cảm xúc lo âu có thể được điều trị kết hợp bằng trị liệu tâm lý, thuốc men, lối sống và chế độ ăn uống.
- Trị liệu tâm lý:  Liệu pháp hành vi nhận thức (cognitive behavioral therapy - CBT), trong đó hướng dẫn bệnh nhân hiểu và thay đổi cách suy nghĩ để có các phản ứng khác đối với các tình huống khiến họ cảm thấy lo âu.
- Thuốc men(medication) cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng lo âu. Loại thuốc đang được dùng phổ biến hiện nay là nhóm thuốc ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) mà một số hoạt chất phổ biến như là fluoxetine, sertraline, paroxetine… và loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptylin cùng nhóm benzodiazepine.
- Lối sống và chế độ ăn uống (lifestyle and diet):  Thay đổi lối sống bao gồm tập thể dục, giảm lượng caffeine và ngừng hút thuốc giúp cải thiện giấc ngủ.  Ngừng hút thuốc có lợi ích lớn bằng hoặc lớn hơn so với thuốc.  Axit béo không bão hòa đa omega-3 (như dầu cá) có thể làm giảm lo lắng, đặc biệt ở những người có triệu chứng quan trọng hơn.
IV. Sợ chết.

Death anxiety (psychology) - Wikipedia
Hội chứng sợ cái chết – Wikipedia tiếng Việt
1) Tại sao ta sợ chết?
Ai trong chúng ta cũng một lần phải chết - đó là điều khỏi phải bàn cãi. Nhưng tại sao người ta lại sợ chết?
1/.Phải chăng người ta sợ đau đớn khi chết?
Chết có lẽ đau đớn thật nhưng đã chết thì sao biết đau đớn? Nếu còn biết đau đớn thì đâu đã chết? Đâu phải lúc chết mới đau đớn, trong đời chúng ta thiếu gì lần phải đau đớn, như mới sinh ra cắt rốn đã đau đớn, lớn lên thay răng sữa cũng đau đớn, ốm đau bệnh tật cũng đau đớn, thất tình cũng đau đớn, người thân không còn nữa cũng đau đớn, mất đi cái gì đó ta yêu thương cũng đau đớn... Do đó, nếu sợ chết là vì ta sợ đau đớn khi chết, thì nào đâu ta sợ chết, mà chỉ là sợ đau đớn mà thôi. Tóm lại sợ đau đớn nên sợ chết không hợp lẽ tí nào.
2/.Phải chăng người ta sợ mất đi tất cả những gì người ta khi còn sống đã tạo dựng nên?
Chết mất đi tất cả những gì ta đang có, có ai chết mà đem theo nhà cửa, tiền tài, vợ con, xe cộ... cho đến danh vọng, lời khen tiếng chê đi cùng với mình được đâu. Ngay cả cái thân xác còn bỏ lại thì những vật ngoại thân có ý nghĩa gì. Thế nhưng trong đời chúng ta, thiếu gì lần chúng ta vẫn mất đi tất cả đó thôi. Làm ăn thua lỗ, vợ chồng ly dỵ, nhà cửa tan vỡ, hôm nay khen ngày mai chê... là chuyện "thường ngày của huyện" thôi mà. Có gì phải đáng sợ hay quá bất ngờ chứ?! Do đó, nếu sợ chết là vì ta sợ mất đi những gì ta đang có khi chết, thì nào đâu ta thật sự sợ chết?
3/.Phải chăng người ta sợ chết vì chết là cái chưa biết?
Có người nói người ta sợ chết vì người ta sợ cái chưa biết. Ôi cái mà ta biết chỉ như hạt cát, cái người ta chưa biết nhiều như sa mạc. Mỗi ngày, mỗi giờ chúng ta luôn luôn phải đối diện với cái chưa biết. Chỉ vì chúng ta quá kiêu ngạo nên chúng ta cứ nhầm tưởng là mọi thứ diễn ra đúng như những gì ta biết thôi. Chẳng hạn, khi viết xong bài viết này, cá nhân tôi không thể biết được các bạn sẽ đánh giá ra sao, và thật lòng tôi phải đối diện với cái CHƯA BIẾT đó. Vậy nên tôi không nghĩ rằng người ta sợ chết vì người ta sợ đối diện với cái chưa biết. Trong trường hợp của tôi, cái gì tôi chưa biết thì tôi càng muốn khám phá chứ thật lòng thì tôi chẳng sợ nó tí nào.
2) Thế nào là chết?
1/.Theo y khoa, thì chết là khi tim không còn đập, phổi đã ngưng thở và não không còn hoạt động. Nếu theo định nghĩa này, chết cũng chẳng có gì đáng sợ lắm bởi một khi não đã ngưng hoạt động thì tư duy hay một giây để suy nghĩ về nỗi sợ cũng không còn huống hồ là sợ. 
          2/. Theo ngôn ngữ và triết lý, thì chết là một động từ chỉ một sự vật hay hiện tượng nào đó không còn duy trì ở trạng thái đó nữa mà chuyển sang một trạng thái khác.
          Nếu chúng ta hiểu như thế thì rõ ràng mỗi ngày mỗi giờ chúng ta thường xuyên CHẾT và cũng thường xuyên được SINH ra một cách liên tục. Ví dụ:
-  Như một cái cây đang xanh, bây giờ héo úa và tàn lụi đi, chúng ta nói rằng cây đó chết rồi. Vậy cây đó có chết đi với ý nghĩa là mất hẳn không? Không, cây xanh đó chết đi nhưng xác của chúng còn lại, chúng sẽ trở về với đất, theo thời gian chuyển hóa thành phân, phân kết hợp với đất để sản sinh ra cây xanh khác. Cây xanh đó mất đi nhưng không mất hẳn, cơ thể của nó chuyển hóa thành năng lượng nuôi dưỡng cây xanh khác. Vậy các cây xanh khác chính là hình ảnh đã được chuyển hóa thành năng lượng của cây xanh đã chết đi.
-  Hiện tượng mưa cũng vậy, nước mưa rơi xuống thành sông hồ, sau đó chuyển hóa thành hơi. Hơi là một hình dạng khác của nước chuyển hóa mà thành. Hơi bốc lên thành mây, mây tụ lại thành mưa... cứ như vậy, các hình dạng nước, hơi, mây... cứ chuyển hóa qua lại không ngừng. Nước đã chết để thành hơi, hơi đã chết để thành mây, mây đã chết để thành mưa....
          -  Cá nhân chúng ta cũng vậy, ngày chào đời hình thể chúng ta khác, 17 tuổi khác, 27 tuổi khác.... Cơ thể chuyển hóa không ngừng. Nếu cơ thể đứa trẻ vừa ra đời không chết đi thì không thể có cơ thể của đứa trẻ 17 tuổi, cơ thể trẻ 17 tuổi không chết đi thì không thể có người thanh niên 27 tuổi... Nói chung, chúng ta liên tục chết, chết từng giờ từng khắc để sinh từng khắc từng giờ.
3) Thế nào là sống mà như chết?
Một số người cho rằng: “Tuy sống mà như đã chết”, ý của thành ngữ này nhằm ám chỉ một người nào đó sống mà không có nhân cách của con người thì tuy sống đấy mà như đã chết rồi.
Câu nói hay ý tưởng của câu này cũng chỉ nói về việc mất đi nhân cách con người hay chết về mặt nhân cách chứ cũng chẳng liên quan gì đến cái chết.
Số người chết về mặt nhân cách chẳng bao giờ họ quan tâm đến nhân cách, mà đã không quan tâm đến nó thì có cũng như không nên nói chết với họ thì chỉ có người khác nói về họ chứ họ chẳng bao giờ nghĩ tới, mà đã không nghĩ tới thì chắc chắn không bao giờ biết sợ chết là gì rồi.
Chết về mặt thể xác không có thời gian để sợ, chết về mặt nhân cách càng không được chủ thể đó quan tâm. Vậy chết là gì và chết có gì đáng để sợ?
4) Cách nhìn đúng đắn về sự sợ chết.
Thật ra người ta không hề sợ chết, người ta chỉ nhầm tưởng về cái chết nên người ta sợ chết.
- Vì nhầm tưởng về cái chết nên người ta nghĩ chết thì sẽ rất đau.
- Vì nhầm tưởng về cái chết nên người ta nghĩ chết sẽ mất hết tất cả.
- Vì nhầm tưởng về cái chết nên người ta sợ phải đối diện với đời sống sau khi chết là cái mà ta chưa biết....
Có lẽ chẳng có gì đáng để sợ chết.
- Chỉ cần thay đổi cách nhìn về cái chết, cái chết sẽ không còn đáng sợ nữa. Nói đúng hơn, người ta phải mang ơn cái chết vì nhờ có cái CHẾT nên mới có cái SỐNG thực sự.
- Chỉ có ảo tưởng do con người bày vẽ ra mới thật sự đáng sợ, mà thật ra sợ cũng chỉ là một trạng thái của ảo tưởng mà thôi! Cho nên “Chết không đáng sợ, sợ chết mới thật đáng sợ!”.
 
Phần B:  Thiên Chúa giáo và sự lo sợ. 
Nói chung, đối với các tôn giáo hữu thần, như Thiên Chúa giáo (độc thần giáo) là đại diện chẳng hạn. Thiên Chúa (= Cha, Thượng đế, Allāh) là một sinh vật tự có và hằng có, một sinh vật siêu nhiên toàn năng, tạo dựng nên vũ trụ và muôn loài, có toàn quyền thưởng phạt muôn loài theo ý ưa ghét của Thiên Chúa. Theo đó, lời khuyên để đối diện với nỗi lo âu và sợ hãi của người theo đạo là tin và phó thác cho đấng siêu nhiên, cầu khẩn van xin và tạ ơn trước mặt Thiên Chúa những điều mình thỉnh nguyện, để được nhậm lời (= chấp thuận).
Theo quan điểm của Thiên Chúa giáo thì ân sủng của Thiên Chúa sẽ chữa lành và vượt qua các nỗi lo sợ của con người.
Trong kinh Cựu Ước có chép:
- “Hãy nói với những kẻ nhát gan: “Can đảm lên, đừng sợ! Thiên Chúa của anh em đây rồi;… Chính Người sẽ đến cứu anh em” (Isaiah 35:4)
- “Đừng sợ, vì Ta đã cứu chuộc ngươi; Ta đã kêu gọi ngươi bằng tên ngươi; ngươi thuộc về Ta.” (Isaiah 43:1)
- Thiên Chúa nói: “Chớ kinh khiếp, vì ta là Đức Chúa Trời ngươi!” (Isaiah 41:10)
Trong kinh Tân Ước có chép:
- “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14:27).
- “Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa, bình an vượt lên trên mọi hiểu biết, sẽ giữ cho lòng anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu.” (Pl 4,6-7).
          - “Vì vậy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo lắng cho mạng sống của anh em: lấy gì mà ăn hoặc lấy gì mà uống; cũng đừng lo lắng cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao? Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho, thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao?”  (Mt 6,25-26).
- Thánh thi 27 nói: “Chúa là ánh sáng và là Đấng cứu tôi, tôi sẽ chẳng sợ ai.”
Phần C :  Phật giáo và sự lo sợ. 
I. Phân biệt về tâm lo sợ trong đạo Phật.
1) Úy = Tâm lo sợ.
Trong đạo Phật thường dùng chữ úy để nói đến tâm sợ hãi, sự sợ hãi.
Theo giải thích của Thiều Chửu thì chữ úy có hai nghĩa sau:
1- Trong lòng có mối lo phải răn giữ gọi là 畏.
2- Sự gì đã xảy đến phải nhận là đáng sợ thì gọi là 畏.  Sự chưa xảy ra mà tưởng tượng đáng sợ gọi là cụ 懼.
Không lo sợlà mục đích của sự chuyển hóa tâm.  Không lo sợcó 2 đồng nghĩa sau:
(Tự tín自信;  P: vesārajja;  S: vaiśāradya;  E: self-confidence).
(Vô úy無畏;  P; S: abhaya;  E: fearlessness).
Trong đạo Phật,tùy theo Nghiệp duyên ở quá khứ và hiện tại của đối tượng mà cósự chuyển hóa tâmtừ úy (gồm lo âu, sợ hãi, lo sợ) sang vô úycó những mức độ tương thích. Ta có:
1/.Lo âu (= Tiêu lự 焦慮;  P: kilesa;  S: kleśa;  E: anxiety)
- Tiêu 焦:  Có nghĩa là cháy, bỏng //sốt ruột
- Lự 慮:  Có nghĩa là lo.  Như:  tư lự 思虑lo nghĩ (tư 思:  nhớ, nghĩ).
2/.Sợ hãi (= Khủng cụ恐惧;  P;S: bhaya;  E: fear)
- Khủng恐:  Có nghĩa là sợ. Như: sợ ma, sợ đòn, sợ việc, sợ oai, sợ rét
- Cụ 惧:  Có nghĩa là giật mình, chấn động (= hãi 駭). 
          3/. Lo sợ = Rối loạn lo âu (= Hội chứng lo sợ 症虑焦;  E: anxiety disorder).
Theo đạo Phật, lo âu, sợ hãi hay lo sợ được xem là phát sinh do Ái dục.
Khởi từ Ái dục sinh ra
Sinh lo, sinh sợ khó mà tránh đi
Khi mà Ái dục xa lìa
Chẳng còn lo sợ chút gì nữa đâu.
                                                 (Kệ Pháp Cú 216)
Chế ngự lo sợ không phải là điều dễ làm. Cách thực tế nhất để chế ngự lo sợ là chúng ta cần cósựhiểu biết,thấy ra các nguyên nhân gây ra lo sợ để khắc chế.
-----------
Chú thích:  
Trong Thập Nhị Nhân Duyên, chi Ái (; P: taṇhā; S: tṛṣṇā; E: craving) biểu hiện tính liên kết dính mắc, còn gọi là Ái dục (động lực dính mắc), đó là tâm ưa thích hay chê ghét mang tính cực đoan khi cảm nhận các duyên ngoại cảnh.
Ái biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc chấp thủ là  Tham ái, Sân ái, Si ái  chi phối trong 3 cõi là Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
2)Tứ Vô Úy.
Tứ Vô Úy(四無畏;  P: Catu-vesārajja;  S: Catur-vaiśāradya;  E: Four-fold Fearlessness), là bốn loại Vô Úy, còn gọi là Tứ Vô Sở Úy(四無所畏).  Đây là bốn loại đức (= năng lực, khả năng) có được của các bậc giác ngộ là chư Phật và chư Bồ Tát dùng trong khi thuyết pháp cứu độ chúng sanh mà không e sợ cũng không thối chí sợ hãi chi cả.
1/.Tứ Vô Sở Úy của Phật(Catvāri tathāgatasya vaiśāradyāni):
1. Nhất Thiết Trí Vô Sở Úy (一切智無所畏;  S: Sarva-dharmābhisaṃbodhi-vaiśāradya;  E: Fearlessly realizing all things): Do đã có được Phật trí, nên Phật rõ biết tường tận tất cả các pháp. Vì thế, đối với những chúng sinh vì không biết về các pháp mà đặt câu hỏi thì Phật giải đáp một cách tự tại, không có gì phải lo sợ.
2. Lậu Tận Vô Sở Úy (漏盡無所畏;  S: Sarvāsrava-kṣaya-jñāna-vaiśāradya;  E: Fearlessly extinguishing all defilements):  Do đã đoạn tận hết các phiền não, nên Phật không lo sợ gì từ các vấn nạn bên ngoài.
3. Thuyết Chướng Đạo Vô Sở Úy (說障道無所畏;  S: Antarāyika-dharmānanyathātva-niścita-vyākaraṇa-vaiśāradya;  E: Fearlessly expounding all obstructions to liberation):  Do đã rõ ràng được chỗ chướng ngại cho sự giác ngộ, nên Phật nói ‘pháp nhiễm ô chắc chắn gây trở ngại sự tu tập’. Khi nói như vậy, Phật không hề lo sợ sự bắt bẻ hay gạn hỏi của bất cứ ai.
4. Thuyết Tận Khổ Đạo Vô Sở Úy (說盡苦道無所畏;  S: Saṃpad-adhigamāya nairyāṇika-pratipat-tathātva-vaiśāradya;  E: Fearlessly asserting the true path to liberation):  Do đã đoạn tận vượt thoát các khổ não, nên Phật tuyên thuyết chỉ bày phương pháp tu tập để xuất ly các khổ não này mà không phải lo sợ gì cả.
2/.Tứ Vô Sở Úy của Bồ Tát(S: Bodhisattvānāṃ catvāri vaiśāradyāni).
Theo Đại Trí Độ Luận và Đại Thừa Nghĩa Chương, Tứ vô sở uý của Bồ tát là:
1. Năng Trì Vô Sở Úy (能持無所畏;  E: Bodhisattva-fearlessness arises from powers of memory and ability to preach without fear):  Bồ Tát có khả năng nghe hiểu giáo pháp và ghi nhớ các nghĩa mà không bao giờ quên mất, nên Bồ Tát chẳng e sợ khi thuyết pháp trước đại chúng.
2. Tri Căn Vô Sở Úy (知根無所畏;  E: Bodhisattva-fearlessness arises from powers of moral diagnosis and application of the remedy):  Bồ Tát có khả năng biết cả thế gian pháp và xuất thế gian pháp, cũng như căn cơ của chúng sanh, nên trước đại chúng Bồ Tát tuỳ theo đối tượng mà thuyết pháp mà chẳng e sợ.
 3. Quyết Nghi Vô Sở Úy (決疑無所畏;  E: Bodhisattva-fearlessness arises from powers of ratiocination):  Bồ Tát có khả năng thuyết pháp đúng như pháp và khéo trả lời giải quyết những nghi nan (= nghi vấn), nên Bồ Tát chẳng e sợ khi thuyết pháp trước đại chúng.
 4. Đáp Báo Vô Sở Úy (答報無所畏;  E: Bodhisattva-fearlessness arises from powers of solving doubts): Bồ Tát có khả năng dứt mối nghi ngờ cho chúng sanh, nên Bồ Tát chẳng e sợ khi thuyết pháp trước đại chúng. tất cả những câu hỏi của chúng sinh, Bồ tát đúng như pháp trả lời tự tại, không có gì sợ hãi.
II. Thực tướng của tâm lo sợ qua kinh điển.
Theo Phật giáo, có nhiều phương cách được đức Phật chỉ dạy qua các kinh điển, nhằm chế ngự lo sợ mà ta có thể ứng dụng, nhưng tất cả không ngoài việc hành giả tự trang bị cho mình có đủ trí tuệ để thấu hiểu sự việc hợp với chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi.
1.Hãy có đủ trí tuệ về Vô thường, Vô ngã, Nhân Quả. 
2.Hãy an trú trong giây phút hiện tại những gì đang xảy ra.
3.Hãy áp dụng vào sáu căn giác quan những gì đang xảy ra.
4. Hãy phát triển tâm biết đủ hay bằng lòng (P: santuṭṭhi; E: satisfaction).
5.Hãy hiểu sợ hãi là tà hạnh (P: agate;  E:wrong course;prejudice) cần tránh. 
6.Hãy hiểu sâu ba cái khổ của già, bệnh và chết. 
- Trong kinh Đa Giới(Bahudhātuka sutta) là kinh số 115 của Trung bộ kinh hay kinh số 181 của Trung A-hàm, đức Phật dạy:
"Phàm những sợ hãi (P;S: bhayāti;  E: fears)gì khởi lên, chỉ khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí; phàm có những thất vọng (P: upaddavā;  E: misfortune; distress)gì khởi lên, thất vọng ấy khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí; phàm có những hoạn nạn (P: upasaggā;  E: danger)gì khởi lên, những hoạn nạn ấy khởi lên cho người ngu, không khởi lên cho người trí".
Rồi đức Phật dùng ví dụ tia lửa từ ngôi nhà bằng cây lau, ngôi nhà bằng cỏ, khó có thể lây lan thiêu cháy ngôi nhà có lầu gác, được trét trong trét ngoài, được che chở khỏi gió, có chốt khóa gài kỹ, có cửa sổ gài kỹ. Như vậy đức Phật đi đến kết luận:
"Kẻ ngu đầy những sợ hãi, kẻ trí không có sợ hãi; kẻ ngu đầy những thất vọng, kẻ trí không có thất vọng; kẻ ngu đầy những hoạn nạn, kẻ trí không có hoạn nạn. Không có sợ hãi cho người trí, không có thất vọng cho người trí; không có hoạn nạn cho người trí". Và đức Phật khuyên các Tỷ-kheo cần phải tu học để thành người có trí.
- Trong kinh Pháp , kệ 317, đức Phật dạy:
Không đáng sợ, lại sợ, 
Đáng sợ, lại thấy không, 
Do chấp nhận tà kiến 
Chúng sanh đọa ác thú.
Chúng sanh ôm ấp tà kiến vì chấp thủ kiến sai lầm, nên sau khi mệnh chung sanh vào khổ cảnh. Ví như tích truyện hạnh trì bình (đi khất thực), không là chỗ đáng sợ lại sợ. Ngược lại, chỗ đáng sợ là hạnh lõa thể không kín đáo, khiến cho ái dục… phát sanh thì lại không sợ. 
- Trong kinh Pháp Cú, kệ 188 -:- 192, đức Phật đã chỉ rõ điều gì xảy ra khi sợ hãi phát sinh trong tâm của kẻ phàm phu, lo sợ nhiều thứ, đi tìm sự nương trú. Đức Phật đã giải thích:
Loài người sợ hoảng hốt, 
Tìm nhiều chỗ quy y, 
Hoặc rừng rậm, núi non,
Hoặc vườn cây, đền tháp. (188)
Quy y ấy không ổn, 
Không quy y tối thượng. 
Quy y các chỗ ấy,
Không thoát mọi khổ đau? (189)
Ai quy y Đức Phật, 
Chánh pháp và chư Tăng, 
Ai dùng Chánh tri kiến, 
Thấy được bốn Thánh đế. (190)
Thấy khổ và khổ tập, 
Thấy sự khổ vượt qua, 
Thấy đường Thánh tám ngành, 
Đưa đến khổ não tận. (191)
Thật quy y an ổn, 
Thật quy y tối thượng, 
Có quy y như vậy, 
Mới thoát mọi khổ đau. (192) 
Quy y Tam Bảo “Phật-Pháp-Tăng” chính là nương tựa chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi. Đây là cách giúp hành giả an trú tốt nhất, vượt thoát mọi khổ đau (Quy y 歸依= Nương tựa).
 - Trong kinh Nhất Dạ Hiền Giả (P: Bhaddekaratta sutta), thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikāya), số 131, có chép:
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.

Theo đó:
- “Quá khứ không truy tìm” là vì quá khứ dù vui hay buồn đều gây cho ta nỗi khổ vì tiếc nuối (do vui) và sợ hãi (do buồn).
- “Tương lai không ước vọng” là vì tương lai của ta khó có thể đo lường và kiểm soát được những gì ta mong muốn, cho nên những mong  muốn của ta có thể gây cho tâm ta nỗi lo âu sợ hãi.
Theo chân lý Duyên khởi, thì các Duyên đã hình thành trong quá khứ thì nay đã chuyển đổi, còn các Duyên sẽ hình thành trong tương lai thì ta không thể thấy biết hết (= bất khả tư nghị 不可思議;  P: aciṅteyya;  S: aciṅtya;  E: thing surpassing thought), bởi mọi sự vật đều gắn liền với tính chất “Trùng trùng Duyên khởi”. Vì thế, chỉ những gì đang diển biến trong hiện tại mới có thể được xem là trung thực khách quan và đúng đắn.
Nói sống trong hiện tại, không có nghĩa là chúng ta phủ bác quá khứ và tương lai, mà là khéo nhắc chúng ta đừng để những gì của quá khứ và tương lai biến thành những thành kiến cực đoan và cứng nhắc trói buộc tâm ta, để rồi sinh ra phiền não mà chính ta phải gánh chịu.
- Trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) có nói khi nhắc đến sự sợ hãi, người phàm phu đã cho rằng có ba thứ làm cho mẹ và con lo sợ bị chia rẽ, đó là sự kinh sợ hỏa tai lớn, lụt lội lớn, và giặc cướp rừng nổi lên. Tuy nhiên, đức Phật nói rằng có những nỗi kinh sợ gần nhất và thường xuyên nhất:
          Có ba sợ hãi này, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con. Thế nào là ba? Đó là lo sợ về già, lo sợ về bệnh, lo sợ về chết.
- Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng con ta không bị già!”. Hay người con không muốn mẹ mình bị già: “Ta nay bị già, mong rằng mẹ ta không bị già!”. 
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị bệnh: “Ta nay bị bệnh, mong rằng con ta không bị bệnh!”. Hay con không muốn mẹ mình bị bệnh: “Ta nay bị bệnh, mong rằng mẹ ta không bị bệnh!”. 
Này các Tỷ-kheo, mẹ không muốn con mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng con ta không bị chết!”. Hay người con không muốn mẹ mình bị chết: “Ta nay bị chết, mong rằng mẹ ta không bị chết!”.
Ðây là ba sợ hãi, này các Tỷ-kheo, làm chia rẽ mẹ con.
Vậy thì phải làm sao? Không thể làm gì hơn là phải càng thông tuệ. Chánh niệm về bản chất của Vô thường. Không có gì bất biến. Mọi thứ đều thay đổi, mọi thứ đều không hoàn hảo, và mọi thứ đều không có thực thể (= linh hồn). Với sự hiểu biết này, ta có thể phá vỡ, chế ngự nỗi lo sợ đang có mặt và lo sợ có thể phát khởi trong tương lai.
- Trong kinh Tâm (Bát-nhã Ba-la-mật) có đoạn sau:
以無所得故。菩提薩埵。依般若波羅蜜多故。心無罣礙。無罣礙故。無有恐怖。遠離顛倒夢想。究竟涅槃。三世諸佛。依般若波羅蜜多故。得阿耨多羅三藐三菩提。
 Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố; tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn; Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố; đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Bởi không sở đắc, Bồ-tát nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo, rốt ráo Niết-bàn. Chư Phật ba đời nương Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên chứng A-nậu-đa-la Tam-miệu-tam-bồ-đề.
Đoạn kinh cho thấy rằng, Bồ-tát nhờ an trụ trong tuệ giác Duyên khởi (= Bát-nhã Ba-la-mật-đa)không chấp thủ, nên Bồ-tát vượt thoát mọi chướng ngại, không còn sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết-bàn.
Vì thế, để học theo hạnh “Vô úy” không lo sợ của Bồ-tát, hành giả cần khai mở tuệ giác để nhìn thật sâu sắc vào tự thân cũng như cuộc sống để thấy như thật rằng "Vạn sự vạn vật đều giả có, có đầy đủ Duyên thì sinh, có đầy đủ Duyên thì diệt. Tất cả như huyễn, không cótự tính(= Không tính空性;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness, Vacuity, Voidness)". Cái thấy của hành giả càng tiệm cận với chân lý Duyên khởi bao nhiêu thì chúng ta càng thảnh thơi, tự tại, bình an và vô úy bấy nhiêu.
Khi trong ta đã có năng lực tự tin, không sợ hãi, bất động trước mọi biến động rồi thì ta mới có thể hiến tặng năng lực không sợ hãi ấy cho người thân, và cho hết thảy mọi người.
          -Trong kinh Pháp Hoa và kinh Lăng Nghiêm đều nói đến sự thành tựu hạnh Vô úy của Bồ-tát Quán Thế Âm qua tu tập Lục Căn Viên Thông (Xin xem mục từ này), nên thông đạt vô ngại, bao trùm pháp giới, giống như tấm gương lớn, phản chiếu và sáng soi cùng lúc, do đó mà có thể tùy thuận pháp môn, thọ lãnh không sót, nên không còn sợ hãi. Lấy sự không sợ hãi này mà bố thí cho chúng sinh – Vô úy thí(無畏施;  S: Abhaya dāna, Abhayapradāna;  E: Fearlessness giving).
III.Thực hành vượt thoát lo sợ.
Trong đạo Phật, bố thí là hiến tặng, là một nghĩa cử cao đẹp. Bước đầu là hiến tặng tài vật (Tài thí), kế đến là hiến tặng giáo pháp (Pháp thí) và sau hết là hiến tặng sự bình an, mang đến cho người niềm tự tin, không sợ hãi (Vô úy thí).
Muốn hiến tặng, dĩ nhiên phải có cái để trao tặng. Như muốn hiến tặng tài vật thì phải có của cải, bạc tiền; muốn hiến tặng giáo pháp thì phải am hiểu và có kinh nghiệm thực hành Phật pháp; muốn hiến tặng bình an, không sợ hãi thì ta phải có bình an, tự tin và không hề sợ sệt.
Dưới đây là 2 cách thực tập thông thường về hạnh Vô úy.
1) Thực tập Chánh niệm “Vô thường”.
Trong đạo phật, sợ chết được xem là nỗi sợ hãi quan trọng. Giáo lý Vô thường “Sanh Lão Bệnh Tử” hàm ý rằng đau khổ, bệnh tật và cái chết luôn được hiểu, sẵn sàng và thừa nhận. Sự thật này được khẳng định trong một đoạn tụng ngắn: “Tôi là đối tượng bị lão hóa, bị bệnh, tử vong".
Ý tưởng này dùng để nhắc nhở mọi người rằng nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn là điều tự nhiên đối với cuộc sống bình thường. Hiểu sâu sự thật Duyên khởi (Vô thường + Vô ngã) để thấy biết rằng ta không thể kiểm soát và không thể đoán trước được ở bất cứ sự vật sự việc gì, là một phần làm cho nội tâm ta an bình đối với thực tế.
Thay vì phản ứng cực đoan đối với sợ hãi bằng chiến đấu hay trốn chạy, đạo Phật khuyên mọi người nên hiểu thấu nỗi sợ hãi để dễ dàng chấp nhận, nhằm hướng tới một niềm an lạc thực sự.
Hành thiền với Chánh niệm là giáo lý chính của Phật giáo. Thời gian một mình với tâm trí nơi một thiền giả là một phần của khóa tu thiền. Và thực hành Chánh niệm là nhằm hạn chế các hành vi bốc đồng từ các nhận thức lệch lạc về thân và tâm. Ví dụ:
- Nơi thân, phần lớn mọi người thường phản ứng bốc đồng để gãi ngứa. Với việc thực tập Chánh niệm, các cá nhân có thể trở nên ý thức hơn để theo dõi sự phát sinh và qua đi của ngứa mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào về thể chất.
- Nơi tâm, Yongey Mingyur Rinpoche, một tu sĩ Phật giáo Tây Tạng, khuyên nên xem những cảm xúc lo sợ như những đám mây đến và đi.
Thiền cho phép một thừa nhận về sự sợ hãi, tức giận là không chắc chắn. Sự thừa nhận như vậy có thể giúp ta dễ dàng nhận ra những cảm xúc này dẫn đến một sự thật Vô thường. Trong hành thiền, khi hít vào các thiền giả thừa nhận sự đau khổ và lo sợ mà mọi người đều cảm thấy, và khi thở ra các thiền giả chúc mọi người bình an và hạnh phúc.
2) Thực tập Chánh niệm “Bốn tâm vô lượng”.
Tâm vô lượng (無量心;  E: Infinite mind)  là cách diễn đạt định lượng của tâm vô ngã 無我心trên hành động (tâm vô ngã là cách nói biểu hiện định tính của tâm).
Bốn tâm vô lượng đặc trưng cho nhận thức chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi đối với mọi hành động trong đạo Phật, gồm:
1/.Từ vô lượng (慈無量;  P: Metta-appamaññā;  S: Maitry-apramāṇa;  E: Limitless kindness):  Tâm từ vô lượng là tâm nhằm đem đến niềm vui cao thượng cho người. 
2/.Bi vô lượng (悲無量;  P: Karuṇā-appamaññā;  S: Karuṇ-āpramāṇa;  E: Limitless compassion):  Tâm bi vô lượng là tâm nhằm giải tỏa nỗi khổ thấp hèn cho người.  
3/.Hỉ vô lượng (喜無量;  P: Muditā-appamaññā;  S: Mudit-āpramāṇa;  E: Limitless joy):  Tâm hỉ vô lượng là tâm nhằm đồng cảm với niềm vui cao thượng của người.
4/.Xả vô lượng (捨無量;  P: Upekkhā-appamaññā;  S: Upekṣ-āpramāṇa;  E: Limitless equanimity):  Tâm xả vô lượng là tâm nhằm cảm thông với nỗi khổ thấp hèn của người.
Phật giáo cho rằng bốn thái độ này có thể thay thế các trạng thái tâm lý lo âu và sợ hãi.
o0o
Luân hồi.
Nội dung
I. Khái niệm về học thuyết Luân hồi.
II. Khoa học và Luân hồi.
III. Tôn giáo hữu thần và Luân hồi.
IV. Tôn giáo vô thần và Luân hồi.
I. Khái niệm về học thuyết Luân hồi.

Saṃsāra -Wikipedia
Luân hồi – Wikipedia tiếng Việt
Luân hồi[輪迴hay 輪回;  P,S : saṃsāra;  E: round of rebirth, wheel of existence (continuous flow);  F: cycle de renaissances et de morts]. Trong đó:
- Luân 輪:  (Danh từ) Bánh xe // (Động từ) Chuyển đổi, xoay chuyển.
- Hồi 迴:  (Động từ) Trở lại, qua lại.
Luân hồi theo đó có ý nghĩa nhưlà xoay vòng qua lại như thể là chuyển đổi tuần hoàn không dừng nghỉ.
Theo  Webster’s New World Encyclopedia (1992) thì luân hồi có ý nghĩa rằng sau khi chết, phần hữu hình (= phần xác) tan rã, còn phần vô hình (= phần hồn hay linh hồn) của con người, động vật haythực vật sẽ chuyển sinh sang một hữu hình mới khác. Tùy theo những gì đã tác động trong cuộc sống trước đó, phần hữu hình mới sẽ có những diện mạo tương thích.  Luân hồi được diễn đạt theo các từ sau :
- Reincarnation:  Hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp người mới.
- Transmigration:  Hồn nhận được thân mới từ kiếp người cũ sang kiếp động vật mới, hay ngược lại từ kiếp động vật cũ sang kiếp người mới.
          - Metempsychosis:  Hồn là tinh hoa bất biến (khác với 2 trường hợp trên) di chuyển từ thân này qua thân kia, thân chỉ như chiếc áo của hồn.
Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, học thuyết Luân hồihay còn gọi là học thuyết Tái sinh, đã tồn tại và phát triển cùng khắp 5 châu của thế giới trên nhiều nghìn năm.  Học thuyết này bàng bạc trong dân gian khắp nơi trên thếgiới như Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái, Ấn Độ … vào thời cổ đại, và được đặc biệt giải thích nhiều ở các tôn giáo lớn như Ấn giáo, Phật giáo, và ít hơn ở Do Thái giáo, Kitô giáo, Gô-loa giáo (religion gauloise) … Nhiều tín đồ tôn giáo ngày nay còn bị thu hút bởi thuyết Thần Trí học, tức Thông Thiên học.
Tại phương Tây, xưa cũng như nay, nhiều triết gia trong các tác phẩm bất hủ của mìnhnhư Pythagoras, Plato, Kant, Schopenhauer …, nhiều khoa học gia như Edison, Ford, Moody, Ross, Jung … đã từng suy tư nghiên cứu và có niềm tin về tái sinh.
Có quan điểm cho rằng luân hồi có mối liên hệ mật thiết với Nghiệp chướng, tức cho rằng linh hồn sẽ thực hiện cuộc hành trình theo thói quen trong cuộc sống quá khứ và hiện tại của từng con người.
Có quan điểm bác bỏ sự hiện hữu của luân hồi, cho rằng mỗi người chỉ có duy nhất một cuộc đời. Theo đó, con người cần nỗ lực sống tốt nhất có thể, bởi con người khi chết đi, sẽ tới "nơi yên nghỉ" tùy thuộc vào sự sống tốt, xấu hay trung lập của chính mình.

Luân hồi - Huyền thoại và sự thật- ChúngTa.com
Luân hồi theo một số nhà khoa học cho rằng, đó là kết quả của kí ức chọn lọc, trí nhớ sai hay do một số hiện tượng tâm lý đặc biệt như đa nhân cách, nhân cách phân ly và kí ức ẩn giấu.
Luân hồi không đồng nghĩa với hồi tưởng tìm lại tiền kiếp (PLR:Past Life Regression) hay ký ức về tiền kiếp, dù đây thường được xem là hai bằng chứng điển hình của luân hồi.
Luân hồi cũng không nhất thiết là một niềm tin tôn giáo. Dù khái niệm này có liên quan tới nhiều tín ngưỡng, không có nghĩa một người tin vào luân hồi là người có tôn giáo; hay ngược lại, người có tôn giáo không chắc chắn tin rằng luân hồi là có thực.
Có chăng Luân hồi như là một quy luật khách quan tự nhiên, mà dầu tin hay không tin, nhân loại cũng bị nó chi phối?
II. Khoa học và Luân hồi.
Lịch sử từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ em bỗng dưng nhớ lại những ký ức trong cuộc đời được cho là kiếp trước của mình. Hiện tượng này đã thu hút nhiều nhà khoa học cất công làm sáng rõ những điều lạ thường bằng lý giải khoa học.
1) Nguyên lý Bảo tồn Năng lượng hay Định luật thứ nhất Nhiệt Động Lực học.

          Khái niệm Năng lượng (E: Energy) và nguyên lý Bảo tồn Năng lượng, tức định luật thứ nhất Nhiệt Động Lực học (E: Themodynamics), cho rằng “Năng lượng không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Trong toàn vũ trụ, tổng năng lượng không đổi, nó chỉ có thể chuyển từ hệ này sang hệ khác hay chuyển từ vật này sang vật khác.”
        Định luật bảo toàn năng lượng là một nguyên lý tổng quát cho tất cả các lý thuyết vật lý (cơ học, điện từ học, vật lý hạt nhân, ...) và chưa từng thấy ngoại lệ của định luật này.
        Năng lượng có thể có nhiều dạng khác nhau, từ thô như nhiệt của lửa, đến tinh như điện, sóng, … Con người như là một tổng hợp ít nhiều các dạng năng lượng có thể có trong vũ trụ này. Nếu hiểu được điều này thì chúng ta không phải đau khổ chấp thủ cho cái sống đau khổ sợ hãi về cái chết, khiến bị một số tôn giáo vẽ vời lợi dụng và lừa gạt.
2) Hiện tượng biết về quá khứ.
Theo tạp chí Acient Origins (Ancient Origins Magazine – Evergreen Histories).
- Thỉnh thoảng một người khi tới một nơi mới đặt chân tới lần đầu, bỗng tự nhiên có cảm giác ngờ ngợ rằng “Hình như nơi đây mình đã có lần sinh sống hay đặt chân đến rồi”.  Điển hình là trường hợp của Đại tướng George Smith Patton Jr. (1885 – 1945), nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Lục quân Hoa Kỳ trong thế chiến thứ hai, ông đã từng khẳng định chi tiết thực địa cuộc chiến tranh La Mã và sự có mặt của ông nơi đó cách nay trên 1.800 năm một cách chính xác trước sự nhầm lẫn của viên đại tá là chuyên gia nghiên cứu về các trận chiến.
- Thỉnh thoảng một người dường như "biết" về một sự vật dù chỉ vừa mới gặp. Điển hình là trường hợp của các em bé nhận diện ra vật sử dụng của vị Lạt-ma Tây Tạng đã qua đời trước đó, trong số rất nhiều vật dụng tương tự được trưng bày trong khảo sát xác minh sự tái sinh.
Các báo cáo về những trải nghiệm lạ lùng này được cho là biểu hiện của hiện tượng "déjà vu" hoặc đơn thuần chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà số lượng các trải nghiệm tương tự tăng lên gấp nhiều lần, tới mức một người khẳng định họ nhớ chính xác từng chi tiết về một người hoặc nơi chốn chưa hề viếng thăm trong đời, hay có thể nói thông thạo ngôn ngữ chưa từng học qua trước đây.
          Từ thập niên 1960 đến nay, danh sách các nhà khoa học tên tuổi dấn thân vào nghiên cứu sự kiện tái sinh ngày càng dài thêm ra nhằm đi đến kết luận trung thực cho vấn đề đầy tính thâm sâu và thiết thực này.  Các nghiên cứu thường quy vào các đặc điểm sau :

Anh Sain Mumtaz, 22 tuổi, sống tại Pakistan bị mắc hội chứng Proteus, một chứng bệnh khiến xương phát triển nhanh quá mức. Anh luôn cho rằng, căn bệnh anh mắc phải là do sự trừng phạt của Chúa(kênh 14).
Chàng trai có gương mặt bị biến dạng

Anh Claudio Vieira de Oliveira, 37 tuổi sống tại đô thị Monte Santo, Brazil (kênh 14)
Người đàn ông mắc dị tật đầu gập ngược từ trước ra sau
          1.  Hình dạng và vết tích lạ lùng trên cơ thể như dị dạng hình thú (voi, chó, …), có lông, có sừng, có đuôi, vết bớt, vết sẹo…
          2.  Cử chỉ, dáng dấp, thái độ lạ lùng như co ro, uốn lượn, nhún nhẩy, rụt rè, sợ hãi…, ăn uống như lòai thú.
          3.  Các loại bệnh tật lạ lùng, vô căn … kéo dài sự đau khổ trong kiếp sống.
4.  Các loại khả năng lạ lùng như thần đồng (biết đọc, biết ngoại ngữ, biết âm nhạc, biết toán … nhưng chưa từng học bao giờ), người có điện thế bất thường, năng khiếu, ngoại cảm, thiên tài…
3) Linh  hồn và khoa học.

Soul - Wikipedia
Linh hồn – Wikipedia tiếng Việt
Việc tin hay không tin linh hồn thật khó trả lời, vì đó là một khái niệm mà chưa bao giờ con người thực sự làm chủ. Nhưng giải thích sự tồn tại và vận động của thế giới xung quanh và thậm chí là của chính bản thân mình là nhu cầu không bao giờ vơi cạn của con người.  Vì thế, các nhà khoa học vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm câu trả lời về linh hồn.Vấn đề là nếu linh hồn thực sự có trong mỗi con người thì nó tồn tại dưới dạng nào và sau khi chúng ta chết, linh hồn sẽ đi về đâu?
Dưới đây là sơ lược lịch sử những cách kiểm chứng của những nhà khoa học.
1/.Cân linh hồn:  Năm 1901, bác sĩ phẫu thuật Duncan Mac Dougall ở bang Massachusetts (Mỹ) thực hiện.
2/.Chụp ảnh linh hồn:  Năm 1910, Patrick O’Donnell một chuyên gia X-quang tại Chicago (Mỹ) quan sát được trường năng lượng của một người sắp chết.
3/.Chỉ số BIS và linh hồn: năm 2009 TS Lakhmir S. Chawla, Đại học George Washington (Mỹ) đã quan sát chỉ số BIS (chỉ số lưỡng phổ, có giá trị từ 0 - 100, tương ứng với từng mức độ từ hôn mê sâu đến tỉnh táo hoàn toàn).
4/.Thần kinh não và linh hồn:  Trong giới nghiên cứu linh hồn từ lâu đã tồn tại một giả thuyết cho rằng, trải nghiệm cận tử hay trạng thái ảo thân,cảm thấy đang bay lơ lửng trên cơ thể của chính mình, gặp người thân đã khuất hay nhìn thấy ánh sáng phía cuối đường hầm, xảy ra khi linh hồn rời khỏi thể xác.
5/.Lượng tử và linh hồn:  Một số các nhà khoa học như Stuart Hameroff, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ý thức của Đại học Arizona - Mỹ,  và Roger Penrose của Đại học Oxford, Anh dựa trên lý thuyết vật lý lượng tử có quan điểm phân tích sự tạo thành của linh hồn và ý thức bằng quá trình lượng tử.
[Xin xem chi tiết trong bài Luân Hồi]
4) Các kết quả nghiên cứu của Tiến sĩ Ian Stevenson.
 

Ian Stevenson - Wikipedia, the free encyclopedia(trái)

Jim B. Tucker - Wikipedia, the free encyclopedia(phải)

[hai nhà cộng tác nghiên cứu]
Tiến sĩ Ian Stevenson (1918-:-2007) là bác sĩ, giáo sư nhiều trường đại học tai Mỹ và Canada, ông đã dành nhiều tâm sức tìm hiểu ký ức tiền kiếp ở trẻ em. Trong sự nghiệp của mình, tính đến năm 2000 Stevenson đã nghiên cứu gần 3,000 trường hợp kể chuyện kiếp trước. Trong số này, ông khẳng định có tới 1.200 ca được chứng thực hoàn toàn khách quan, nhớ lại kiếp trước của mình, ông cho biết :
          - Từ  2-:-5 tuổi :   nhớ rõ tiền kiếp.
          - Từ  6-:-12 tuổi : nhớ rõ tiền kiếp không liên tục.
          - Trên 20 tuổi :  nhớ mù mờ, bất chợt. 
Sở dĩ sự nhớ lại quá khứ ngày càng kém là vì môi trường sống mới xâm chiếm tâm trí và đẩy lùi hình ảnh xa xưa của chúng ta vào nơi sâu thẳm của vô thức.  Ông cho rằng sự quên tiền kiếp cũng có cái hữu ích của nó, vì nó giúp mỗi con người yên tâm với cuộc đời mới, tránh được những mắc míu, ân óan buồn khổ qua bao kiếp đời đảo điên.
Các ca nghiên cứu của tiến sĩ Stevenson chủ yếu tập trung ở những khu vực nơi dân cư duy trì niềm tin lớn vào luân hồi (như châu Á, Ấn Độ…). Sau 40 năm nghiên cứu, Stevenson xác định 7 đặc điểm thường gặp về ký ức tiền kiếp ở trẻ em, mà chính ông khẳng định chỉ là bằng chứng, chứ chưa đủ để chứng minh bất cứ điều gì. Đó là những đặc điểm:
1.Đứa trẻ bắt đầu mô tả những hồi ức trong kiếp trước ngay khi có thể giao tiếp.
2.Đứa trẻ nhớ được những chi tiết về cái chết của mình trong kiếp trước.
3.Có đủ mô tả được đưa ra để xác định gia đình trong tiền kiếp.
4.Có sự tiếp nối trong đặc điểm tính cách, sở thích và thói quen sau khi đầu thai.
5.Có khoảng 90% các trường hợp giới tính trong hai kiếp sống là không thay đổi.
6.Ngoại hình, đặc biệt là các đặc điểm trên khuôn mặt, có xu hướng giống nhau giữa thân xác của kiếp trước và kiếp này.
7.Các mối quan hệ gia đình và xã hội đều được làm mới.
5) Kết quả điều tra của Viện Gallup.
Theo cuộc điều tra trên toàn nước Mỹ năm 1982, khoảng 1/4  người dân nơi đây (# 60 triệu người), vốn nổi tiếng trên thế giới là thực dụng và trọng vật chất, tin ở thuyết tái sinh.
Có lẽ câu hỏi “Luân hồi có thật hay không?” dần có nhiều sáng tỏ, và câu hỏi “Trước khi rơi vào vòng xoáy luân hồi, chúng ta là ai?  Sau khi ra khỏi vòng xoáy ấy, chúng ta về đâu?”  quan trọng và thực tế hơn. Đối với nhân loại đó là một cánh cửa bí ẩn mà có lẽ chỉ khi chịu khó đi tìm, người ta mới có thể mở ra được.
III. Tôn giáo hữu thần và Luân hồi.
Trong các tôn giáo hữu thần những tín đồ tin vào luân hồi xem thể xác và linh hồn như là hai thực thể riêng biệt, trong đó chỉ có thân xác chết đi, còn linh hồn là bất diệt. Sau cái chết, linh hồn sẽ rời khỏi thân xác và tiếp tục hành trình tới kiếp sống khác. Một định nghĩa đơn giản của luân hồi trong số rất nhiều khái niệm từng được đưa ra chính là sự đầu thai hay tái sinh của linh hồn vào một thân xác mới sau cái chết.
Hầu hết người thường cũng như tín đồ các tôn giáo đều tin là có luân hồi do căn cứ theo :
        1- Kinh sách nói về sự luân hồi.
        2- Tình trạng con người ở cõi trần.
        3- Sự hiện hữu các thần đồng.
        4- Những người nhớ chuyện kiếp trước.
1) Ấn giáo và luân hồi:
Theo Phạn ngữ saṃsārado hai chữ  saṃ và chữ  sāra ghép lại mà ra. Trong đó, saṃlà tiếp đầu ngữ rất thông dụng trong Phạn ngữ và có nghĩa là: hoàn toàn, đúng như, đồng thời, cùng nhau; sāralà tiếng chỉ chủ thể phân tách hay hủy diệt. Theo đó, saṃsāracó nghĩa là một sự kiện biến chuyển, chuyển rời từ trạng thái này qua trạng thái khác, từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Sau hết, saṃsāra còn được dùng để chỉ cõi đời biến đổi này, đối lại với cái gì bất biến bất dịch gọi là Niết-bàn (涅槃;  P: nibbāna;  S: nirvāṇa).  Tuy nhiên, điều này trái với ý nghĩa của Niết-bàn trong Phật giáo.

Reincarnation- Wikipedia
Đầu thai – Wikipedia tiếng Việt
Quá trình tái sinh cho đến giác ngộ-giải thoát của Ấn giáo
Về nguồn gốc của thuyết luân hồi, các học giả thường nêu ra nhiều giả thuyết, người thì nói rằng nó có ngay từ thời Veda (khoảng 1500 năm tCN) và là một thuyết đã khai sinh ở Ấn Độ, người khác lại chủ trương rằng đó là một thuyết ngoại lai đã được nhập cảng từ Hy Lạp, từ Âu Châu, hay là từ dân Arya ... Nhưng điều đó không có gì là chắc chắn cho lắm. Điều chắc chắn là thuyết này đã có ở Ấn Độ một cách rõ rệt ít nhất là từ thời Upanishad(Áo Nghĩa Thư).  Sau hết, cho tới ngày nay “tín điều” này vẫn còn là một chân lý tuyệt đối cho phần đông dân chúng Ấn Độ.
Nhưng luân hồi cũng có nhiều dạng, nếu chỉ luẩn quẩn trong kiếp người, nghĩa là nếu người ta cứ chết đi rồi lại đầu thai tái sinh làm người khác thì gọi là... tái sinh. Còn nếu tái sinh mà có thể làm “thân trâu ngựa” thì đó mới được gọi là luân hồi.      
Một số những kinh điển đã nói về vấn đề này như sau:      
Trong sách Luật Visnu có nói: “Những ai đã sinh ra đều chắc là sẽ chết, mà những ai chết sẽ đều chắc là phải tái sinh” (XX,29).
 Trong Rāmāyana (II,84,21) và trong Chí tôn ca (Bhagavadgita II,2) cũng nói tương tự rằng: “Thật ra, chết đó là chắc đối với ai sinh ra, và (tái) sinh là chắc đối với ai chết đi”!  Nhưng câu định nghĩa đầy đủ  nhất về saṃsāra là của Nagasena-nhà sư  Phật giáo,đã đối thoại với vua Hy Lạp Milinda: “Samsâra có nghĩa là: một hữu thể sinh ra chỗ này rồi lại chết đi chỗ khác, và sau khi chết nó lại (tái) sinh chỗ kia; sinh ra chỗ ấy, nó lại chết, và chết rồi nó lại (tái) sinh chỗ nọ” (III, 6,9).
2) Kitô giáo và luân hồi:
Thiên Chúa giáo tin rằng: Khi đứa nhỏ ra khỏi lòng mẹ thì đức Chúa Trời sanh cho nó một cái linh hồn. Tùy theo sự hành động của nó ở cõi trần, mà sau khi chết, linh hồn của đứa trẻ nầy sẽ được về Thiên Đàng hưởng phước đời đời, hoặc phải sa Địa ngục chịu hình phạt mãi mãi, chớ không tin có Luân hồi nhiều lần. Đây có lẽ vì Chúa Jesus không giảng giải tỉ mỉ và không nói rõ về Luân Hồi.  Nhưng những đoạn sau đây trong Kinh Tân Ước,như minh chứng Chúađãthừa nhận sự Luân hồi.
        1/- Jesus thấy một người mù từ trong bụng mẹ đi ngang qua, các Môn đồ mới hỏi Ngài: Thưa Thầy, ai làm tội lỗi, người đó hay cha mẹ của người đó, cho nên khi người đó sanh ra đã mang tật mù ? (St Jean IX-I)
Nếu nói cha mẹ người đó làm tội ác, để người đó mang tật mù thì không công bình, vì tội ai làm nấy chịu. Nếu nói tội của người đó, thì người đó làm tội lỗi hồi nào ? - Ở trong bụng mẹ thì làm tội sao được ? Vậy phải nói: người đó đã làm tội hồi những kiếp trước nhiều rồi, nên kiếp nầy phải đền tội cũ, không hưởng được tốt lành trong đời sống mới nữa.
        2/- Chúa Jesus dạy rằng: ”Hãy được TRỌN LÀNH như cha các ngươi ở trên Trời TRỌN LÀNH vậy “ (St. Mathieu V- 48)
        Nếu Chúa dạy phải ăn ở hiền lành thì ta có thể làm được, nhưng dạy phải TRỌN LÀNH, mà chỉ tập trong một kiếp thì chẳng có một người nào làm nổi.  Vậy câu đó có ẩn ý là phải có Luân Hồi, ta phải trở lại trần gian rất nhiều kiếp để học tập thì mới đến bực TRỌN LÀNH được.
          Chúa Jésus dạy là con người phải sanh lại (F: Renaitre), chớ không phải hồn sẽ nhập vào cái xác cũ để  sống lại (F: Revivre, Se ressussiter). Xác thịt của cha mẹ sanh ra nên nó là vật chất, sẽ tan rã, còn linh Hồn là tinh thần nên còn mãi.
3) Hồi giáo và luân hồi:
Trong  kinh Koran (E: Qur’an, Quran)của Hồi giáo cũng có đề cập đến thuyết Luân Hồi. Đọc những câu sau đây, ta sẽ thấy rõ:
1/- “Đức Thượng Đế sanh ra muôn loài và cho đầu thai đi, đầu thai lại, tới chừng nào cả thảy đều trở về với Ngài.” (Coran XXX, 10)
 2/- Linh hồn trước hết ở trong loài Kim thạch (金石: đất đá kim loại – loài vô tri)), rồi mới qua loài Thảo mộc. Linh hồn ở trong loài Thảo mộc không biết mấy thế kỷ, mãi lo tranh đấu mà quên hồi mình còn ở trong loài Kim thạch.  Khi linh hồn qua ở loài Cầm thú thì không còn nhớ tới hồi ở loài Thảo mộc nữa. Rồi đấng Tạo Hóa mới cho linh hồn đầu thai qua loài Người. Linh hồn bắt đầu từ loài nầy đi đến loài kia, cho đến chừng nào trở nên một đấng Khôn Ngoan”  (Le Mesnavi).
IV. Tôn giáovô thần và Luân hồi.
1) Sơ dẫn về Luân hồi trong đạo Phật.
 
Saṃsāra (Jainism)- Wikipedia
Và 4 dạng tái sinh theo Kỳ-na giáo (Jainism)
Vào thời đức Phật, tại Bắc Ấn Độ, đã có hai luồng tư tưởng tác động mạnh lên tôn giáo thời đó.
- Thứ nhất, tất cả chúng sinh, kể cả con người, đều là tù nhân của vòng luân hồi sanh tử.
- Thứ hai, cho rằng những hành vi có ý thức cân nhắc, tích cực hoặc tiêu cực, đương nhiên mang theo một kết quả sẽ chín muồi vào tương lai, kể cả kiếp sống mới. Đó là định luật Nghiệp báo mà không ai tránh được.
Trong bối cảnh đó, để an tâm, một số người muốn nhờ các tế lễ để mong được đầu thai hạnh phúc trong kiếp sau, nên họ mời các thầy Bà-la-môn dâng lễ cho họ. Bà-la-môn là thành viên của giai cấp tư tế, chỉ có họ mới có đủ tư cách cử hành các tế lễ trong đạo Veda cổ truyền.
Tuy nhiên, đối với một số người khác, tiến trình đó rõ ràng vô ích. Thật vậy, sao lại đi tìm một kiếp sau hạnh phúc khi tất cả mọi cuộc tử sinh mà chúng sanh trải qua đều sẽ kết thúc bằng đau khổ và cái chết?  Chỉ có sự giải thoát vĩnh viễn khỏi vòng luân hồi sinh tử,mới có thể đáp ứng được những khát vọng thực sự của con người.
Nhưng làm sao để được giải thoát? Các nhà tu khổ hạnh thời ấy hy vọng phá vỡ luật luân hồi bằng cách không có một hành vi tiêu cực nào (không có Nghiệp xấu và không có đầu thai). Những người khác thì chọn thực hành thiền, nhờ đó họ luôn ý thức rằng thực tại bên trong của mỗi người (Atman: Tiểu ngã) – là cái làm cho họ hiện hữu như một cá thể – đồng nhất với thực tại tối hậu (Brahman: Đại ngã), từ đó mọi sự xuất phát ra rồi lại quay về. Lý tưởng ấy được cho là rất cao xa, mà chỉ những người tinh tường các kinh điển thánh thiêng, tức các tu sĩ Bà-la-môn, mới có thể đạt đến.


 

Brahman- Wikipedia
Đại ngã– Wikipedia tiếng Việt
Giống những người đương thời, đức Phật chia sẻ nỗi ưu tư là làm sao được giải thoát vĩnh viễn khỏi vòng luân hồi. Nhưng Ngài bác bỏ quyền thống trị của giai cấp Bà-la-môn, và như vậy, bác bỏ sự hiện hữu của các lễ tế. Ngài phủ nhận mọi quyền bính tôn giáo đặt nền tảng trên sách thánh. Còn với con đường khổ tu, lập trường của đức Phật rất rõ: bất cứ ai gắn bó với đời sống khổ hạnh thái quá đều làm suy giảm khả năng thiền định và hành động như thế là vị kỷ. Như vậy, họ sẽ không thoát khỏi cảnh tù đày trong vòng luân hồi. Đức Phật cũng phủ nhận mọi nỗ lực nhằm đạt tới sự kinh nghiệm về sự đồng nhất giữa Atman và Brahman. Theo Ngài, Atman chỉ là ảo ảnh. Gắn bó với nó chính là tự quay ngược lại với chân lý duy nhất có thể đưa tới sự giải thoát - chân lý Trung Đạo mà Ngài khám phá ra khi trải qua kinh nghiệm giác ngộ.
Dựa trên những văn tự kinh điển liên quan đến thuyết tái sanh, chứng tỏ rằng đức Phật không dựa vào một nguồn hiểu biết nào sẵn có để giải thích chân lý hiển nhiên này. Ngài chỉ dựa trên kinh nghiệm và chứng ngộ chân lý của chính Ngài, tuy siêu phàm chứkhông siêu thực, nhưng mỗi người chúng ta đều có thể đạt được nếu trau dồi rèn luyện đúng mức.
- Trong kinh Trung A-hàm (Mahãsaccaka Sutta số 36, i, 248.) đã mô tả trong đêm Ngài đắc quả Chánh đẳng Chánh giác: “Như Lai đã nhớ lại nhiều vô cùng tận kiếp sống trong quá khứ ...”.
- Trong bài kệ 153 và 154 của kinh Pháp Cú, đức Phật dạy:
"Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh."
***
"Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Ngươi không làm nhà nữa.
Đòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong."
- Trongkinh Chuyển Pháp Luân (Mahã Vagga, trang 10 Samyutta Nikãya, câu 428), bài pháp đầu tiên, đức Phật đề cập đến chân lý thứ nhì như sau: “Chính ái dục dẫn chúng sanh đi tái sanh”. Và đức Phật kết luận bài pháp: “Đây là kiếp sống cuối cùng của Như Lai. Từ đây Như lai không còn bị tái sanh nữa”.
Ở nhiều đoạn kinh khác, Đức Phật dạy rõ ràng rằng có những kẻ phải bị sanh vào khổ cảnh vì đã sống đời tội lỗi, và có người, nhờ hành thiện, được tái sanh vào nhàn cảnh.
- Trong kinh Bát Niết Bàn (P: Parinibbãna), Dĩgha Nikãya II, 91 (số 16) ghi rằng một hôm Đại đức Anada đến bạch với đức Phật, hỏi thăm về số phận của một số người chết trong làng nọ. Đức Phật nhẫn nại diễn tả trường hợp từng người, từng hoàn cảnh.
Rất nhiều trường hợp tương tự trong Tam Tạng, chứng tỏ rằng Đức Phật đả giảng giải giáo thuyết tái sanh như một chân lý có thể kiểm chứng [Cp. Mr. J.G Jennings, The Vedantic Buddhism of The Buddha].
Theo Đại đức Nãrada Mahã Thera, trên thế gian có những nhân vật xuất chúng, những bậc toàn giác như đức Phật, những trường hợp như Khổng Tử, Pãnini, Homère, Platon,…và những thiên tài xuất chúng như Kãlidãsa, Shakespeare, những thần đồng như Ramanujan, Pascal, Mozart, Beethoven,… Có thể nào chỉ trong thời gian của một kiếp sống mà có thể trau dồi trí tuệ đến mức cao siêu toàn thiện như vậy chăng? Dĩ nhiên, họ đã trải qua nhiều kiếp sống cao thượng trong quá khứ và đã từng thu thập những kinh nghiệm tương tự. Nguyên nhân của sự phát triển khác thường ấy trong vài cá nhân, nhất định cũng có thể là Nghiệp quá khứ.
Trong tạp chí Bosat [tập XIII, số 2, trang 27] có chép rằng Pythagore đã nhớ lại tường tận cái thuẫn mà ông đã dùng trong một tiền kiếp, lúc ấy ông vây hãm thành Troie. Trong kiếp tái sinh làm Pythagore, cái thuẫn ấy vẫn còn để trong một đền thờ Hy-Lạp [William W. Atkinson và E.D Walter trong quyển Reincarnation and the Lă of kamma.].
Cũng thế, thuyết truyền thông không đủ để giải thích các trường hợp thần đồng. Để giải thích vấn đề phức tạp ấy một cách thoả đáng, lý Nghiệp báo và Tái sanh là không thể thiếu vắng. Và có lý do nào để tin rằng chỉ vỏn vẹn kiếp sống hiện tại này mà quyết định được hạnh phúc vĩnh cửu hay cảnh khốn cùng vô tận trong tương lai không? Bao nhiêu cố gắng trong một kiếp sống ngắn ngủi, nhiều lắm là một trăm năm có thể là sự chuẩn bị thích nghi cho cuộc sống vĩnh cửu không?
Nếu chúng ta tin có hiện tại và có tương lai, thì chúng ta cũng tin có quá khứ. Chính đời sống quá khứ và vị lai giải thích vì sao trong đời, lắm người hiền đạo đức phải chịu gian lao khốn khổ, và có những người gian ác bạo tàn lại được giàu sang may mắn.
2) Cơ cấu học thuyết Luân hồi.
Theo đạo Phật, sau khi chết, con người tuỳ theo Nghiệp đã tích lũy trong quá khứ, sẽ tái sanh vào một cõi khác. Nếu chết trong trạng thái chưa giác ngộ thì thần thức ở trạng thái Vô minh trước kia, sẽ tái sanh trong sáu cõi của ảo tưởng, và chúng ta sẽ lập lại cái vòng này cho đến vô cùng của thời gian. Sự lặp lại sinh tử này được gọi là Luân Hồi.
Đức Phật cho rằng luân hồi vận hành theo vòng quay của Thập Nhị Nhân Duyên. Bởi mười hai nhân duyên ấy mà chúng sanh có sinh sinh hoá hoá mãi. Thập Nhị Nhân Duyênlà cách thể hiện học thuyết Duyên khởi, tức Duyên sinh Vô ngã của đạo Phật.

 

Pratītyasamutpāda- Wikipedia
Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt

Đức Phật dạy rằng chấp Ngã (Ngã我;  E: Self: cái Ta – một thực thể bất biến) là nguồn gốc của Vô minh, và Vô minh là đầu mối của luân hồi sanh tử và đau khổ. Nói đến Luân hồi người ta thường quan niệm cái Ta chuyển từ kiếp này qua kiếp khác. Nhưng Phật giáo nói rằng cái Ta trường cửu là quan niệm sai lầm và hoàn toàn ảo tưởng. Không chấp mắc vào cái Ta là cách thoát khỏi luân hồi sinh tử.
          Luật Nhân Quả trong lãnh vực đạo đức là Nghiệp báo. Tái sanh là hệ luận tự nhiên của Nghiệp. Nghiệp báo và Tái sanh luôn liên quan mật thiết với nhau.
Theo Phật giáo, chính hành động hay Nghiệp của ta trong quá khứ là điều kiện để ta tái sanh, và cha mẹ cấu hợp nên nền tảng vật chất. Như vậy, trước chúng sanh có chúng sanh. Trước một chúng sanh trong kiếp sống hiện tại phải có một chúng sanh trong kiếp quá khứ. Lúc thọ thai, chính Nghiệp tạo điều kiện đầu tiên làm nguồn sống cho bào thai. Hội đủ ba yếu tố Nghiệp, tinh trùng của cha và trứng của mẹ – Tam nguyên – sẽ hình thành con người mới.
Trong kinh Trung A Hàm – Majjihima Nikayã. Mahãtanhãsamkhaya Sutta, số 38, đề cập đến vấn đề thọ thai, Đức Phật dạy: “Nơi nào có ba yếu tố ấy hợp lại là có mầm sống phát sanh. Nếu cha mẹ gặp nhau mà không nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và không có một chủng tử (Gandhabba) thì không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau trong thời kỳ thọ thai của mẹ mà không có sự phối hợp của một chủng tử, thì cũng không có mầm sống. Nếu cha mẹ gặp nhau nhằm thời kỳ thọ thai của mẹ và có một chủng tử thì có mầm sống, do sự phối hợp của ba yếu tố”.
Như thế, có sự tái sanh ở chỗ này, tức nhiên phải có một chúng sinh khác chết ở một nơi nào khác. Nói đầy đủ hơn, cái sinh của một chúng sinh, hay sự phát sinh của Ngũ uẩn, hay những hiện tượng tâm vật lý trong kiếp hiện tại, chuyển tiếp liền theo cái chết của một chúng sinh vừa qua đời, cũng giống như ta thường nói, khi mặt trời lặn ở một nơi tức là mặt trời mọc ở một nơi khác. Sự kiện có thể rõ ràng và dễ hiểu hơn nếu ta hình dung đời sống như một lượn sóng chớ không phải như một đường thẳng. Lượn sóng nổi lên rồi hạ xuống để bắt đầu lượn sóng mới. Tuy hai lượn sóng khác nhau nhưng không có thời gian gián đoạn. Sinh và Tử chỉ là hai giai đoạn trong một tiến trình. Sự luân lưu bất tận sinh-tử, tử-sinh của một chuỗi dài những kiếp sống gọi là luân hồi (Samsarã), một cuộc đi bất định, mãi mãi.
Phật giáo cho rằng chúng ta là sự cấu hợp của hai thành phần Danh và Sắc, tinh thần (tâm) và vật chất, và hai thành phần này ở trong trạng thái luôn biến đổi như mọi vật trong vũ trụ.  Ngoài Danh và Sắc Phật giáo không nhận có một linh hồn vĩnh cửu hay một bản ngã trường tồn nơi con người. Một linh hồn mà trường cửu tất nhiên phải bất biến, trước cũng như sau. Nếu linh hồn mà người ta giả thiết là phần tinh tuý của con người là trường tồn vĩnh cửu thì linh hồn không thể phát sinh hay tiêu diệt, và ta không thể giải thích tại sao “từ lúc sơ khởi, linh hồn này lại khác biệt rất xa với linh hồn kia”.
Theo nhà Phật, con người là một tập hợp của Ngũ uẩn. Khi chết là chết cho cái Sắc uẩn còn bốn uẩn khác tồn tại. Bốn uẩn này hợp lại trong Hành uẩn và Thức uẩn tạo nên Nghiệp lực (Nghiệp thức) để chuyển hoá. Khi Nghiệp thức hợp với Sắc (tinh cha + trứng mẹ) sẽ thành một tập hợp của Ngũ uẩn mới (con người mới). Như thế, chỉ có Nghiệp đi vào vòng luân hồi.
Toàn thể tiến trình của những hiện tượng tâm-vật lý ấy luôn luôn trở thành rồi tan đi, sanh rồi diệt. Đôi khi đức Phật dùng danh từ thông thường mà gọi tiến trình ấy là “Ta” hay “Attã” (tiếng Pali). Tuy nhiên đó chỉ là một tiến trình luôn biến đổi chứ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.
Dưới đây là các sơ đồ diễn đạt Thập Nhị Nhân Duyên, mô tả cơ cấu học thuyết Luân hồi trong đạo Phật.

 
  
Các sơ đồ diễn đạt 12 nhân duyên
Luân hồicó nghĩa là chuyển đổi, nghĩa là mọi sự vật tụ-tán là không dừng nghỉ ở cả thế giới vi mô lẫn vĩ mô (các duyên sinh-diệt). Nói cách khác cái gì không thật đã là biểu hiện cho luân hồi. 
            Luân hồi con người trong nhà Phật dựa trên phân tích cấu trúc đầy đủ Ngũ uẩn nơi con người và hàm 2 ý:  
1/.- Bị động luân hồi:  Với đối tượng hãy còn chấp thường-chấp ngã. Khi Ngũ uẩn tan rã thì Sắc, Thọ, Tưởng dừng hoạt động (Thọ: cảm xúc từ ngũ quan, Tưởng: lý trí suy tưởng từ não – cả hai đều nương gá vào Sắc mà hiển hiện). Trong khi Hành: động lực chấp thủ hãy còn tương giao với Thức = Vô minh = Thấy biết sai lầm; cả hai duyên này làm đầu mối nghiệp cho kiếp sống mới theo lập trình 12 Nhân Duyên có tínhbị động- ràng buộc.
 (chứ không phải Nghiệp) là hoàn toàn có tínhchủ động.
o0o
Phật giáo không hoàn toàn phủ nhận sự hiện hữu của một cá tính theo nghĩa thông thường của nó. Phật giáo chỉ phủ nhận – trong định nghĩa cùng tột (Paramattha Saccena) – một chúng sanh bất biến, một thực thể vĩnh cửu, chớ không phủ nhận có sự liên tục trong tiến trình. Triết học Phật giáo gọi một cá nhân là Santati, một triều lưu, hay sự liên tục. Dòng triều lưu liên tục không ngừng ấy của hiện tượng tâm vật lý – do Nghiệp lực tạo điều kiện – đã bắt nguồn từ quá khứ xa xôi mà ta không thể quan niệm được, và sẽ còn liên tục diễn tiến trong tương lai vô tận. Phải chăng chính dòng triều lưu liên tục của hiện tượng tâm vật lý ấy là cái mà các hệ thống tín ngưỡng khác gọi là cái “Ta” vĩnh cửu hay “linh hồn” trường cửu ?
Thuyết tái sinh của Phật giáo không phải là thuyết chuyển sinh linh hồn, hiểu như có sự di chuyển của một hồn chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Đức Phật cho rằng tính cách vô thường của tinh thần hay ý thức còn rõ rệt hơn là sự vô thường của thân thể. Vì vậy luân hồi theo Phật giáo có phần khác với Platon và Ấn giáo, vì đó là một sự chuyển đổi mà trong đó không có gì trường tồn cả.
3) Các cảnh giới trong Luân hồi.

Lục đạo luân hồi – Wikipedia tiếng Việt
Rebirth (Buddhism) - Wikipedia, the free encyclopedia
Tibetan Wheel of Life
Theo đạo Phật, có ba cảnh giới luân hồi chính gọi là Tam giới, như sau:
1/. Dục giới (P;S: Kāmaloka)
- Có bốn trạng thái bất hạnh (apãya) vì cả tinh thần lẫn vật chất đều chịu đau khổ. Bốn cảnh giới ấy là:
1. Địa ngục (地獄;  P: Niraya;  S: Naraka;  E: Hell)
2. Ngã quỉ (餓鬼;  P: Peta;  S: Preta;  E: Hungry ghost)
3. Cảnh thú (畜生;  P: Tiracchānayoni;  S: Tiryagyoni;  E: Animal)
4. A-tu-la (阿修羅;  P;S: Asura;  E: Asura)
- Có bảy cảnh giới hữu phúc (sugati) là Người và Trời, gồm:
1. Cảnh người (人世;  P: Manussa;  S: Manuṣya;  E: Human)
2. Tứ Thiên vương (四天王;  P:Cātummahārājikā;  S: Cāturmahārājika)
3. Đạo lợi (忉利;  P: Tavatiṃsa;  S: Trayastriṃśa);
4. Dạ ma (Yãma) (夜摩;  P: Yāmā;  S: Yāma)
5. Đấu-Xuất-Đà (兜率天;  P: Tusita;  S: Tuṣita)
6. Hoá lạc thiên (化樂天;  P: Nimmānarati;  S: Nirmāṇarati)
7. Tha hoá tự tại (他化自在天;  P: Paranimmitavasatī;  S: paranirmitavaśavarti)
2/. Sắc giới (P;S: Rūpaloka) là cảnh giới các vị Phạm Thiên, những vị Trời đã từ bỏ tham dục và đang thọ hưởng hạnh phúc của thiền.  Có tất cả 16 cảnh giới.
3/. Sắc giới(P;S: Arūpaloka) là cảnh giới các chúng sinh ở đây không còn thân xác vật chất mà chỉ tồn tại dưới dạng ý thức, họ đã chấm dứt mọi ham muốn và khoái lạc, tinh thần. Có tất cả 4 cảnh giới.
[Xin xem thêm Tam giới - Wikipedia tiếng Việt]
4)Tử thư Tây Tạng [Xin xem mục từ này].
5) Chấm dứt sự bị động  nơi vòng luân hồi.
Khi đức Phật giác ngộ chân lý Duyên khởi, thì Ngài mới lý giải học thuyết luân hồi đã xuất hiện trước đó bằng cơ cấu 12 duyên, liên kết như sợi dây kín có 12 mắt xích.
Chúng ta thử hình dung nếu chúng ta nối kết 12 mắt xích đó nó trở thành một vòng tròn thì vòng tròn này được xem là vòng tròn vô cực, nó không có kết thúc. Nỗ lực tu tập của hành giả theo tinh thần Phật dạy đó là chặt đứt 1 trong 12 mắt xích đó và để kết thúc và không có tiến trình bị động tái sanh trong tương lai. Người giác ngộ theo tinh thần Phật dạy được mô tả trong các kinh đó là:
Tái sanh đã tận. Hạnh Thánh đã thành. Việc nên đã làm. Không còn trở lại trạng thái sanh tử này nữa”.
Trong trường hợp đó đức Phật thường sánh ví bằng hình ảnh “Như củi hết, lửa tắt”. Củi là nhiên liệu tạo ra lửa. Bây giờ không có nhiên liệu tiếp tế thì sự cháy của lửa được xem là kết thúc. Đức Phật kết luận: Cũng tương tự, tham ái – sân hận – si mê – chấp thủ là nhiên liệu của sinh tử.
Như vậy, khi mình tu tập chuyển hóa được các năng lực tiêu cực này thì sự tái sinh đó không diễn ra ít nhất là trên cơ chế của Nghiệp, lúc đó các bậc Thánh vẫn tiếp tục có mặt nhưng không phải do Nghiệp dẫn dắt.
Trong kinh Đại Bát Niết Bàn mô tả sự kết thúc sinh tử này giống như là mặt Trời, và đức Phật nói như thế này: “Này các đệ tử!  Sẽ là một sai lầm nếu ai đó cho rằng mặt Trời đã từng có mọc và mặt Trời đã từng có lặn” (trên thực tế thì mặt Trời chưa từng mọc, chưa từng lặn. Mặt Trời quay theo quỹ đạo của chính nó. Đó là thời xưa cách đây 26 thế kỷ đức Phật đã khẳng định như thế).
Ở một số kinh, Đức Phật nói “Giống như hướng chim bay, chúng ta không tìm được các vết tích của nó”. Sau khi con chim nó bay qua khỏi không gian bầu Trời mà chúng ta đang có mặt quan sát. Hỏi cái hướng bay của nó hay dấu chân của nó là ở đâu thì chúng ta không tìm được, có nghĩa là không để lại dấu vết của nghiệp nhất là tham ái và si mê.
Tương tự, những bậc đã giác ngộ rồi mặc dù gọi là hết tái sanh không có nghĩa là mất đi không còn gì hết. Thật ra họ không còn tái sinh do Mê nghiệp (Vô minh và Ái) chi phối, mà họ tái sinh theo Tuệ nghiệp phát tâm từ bi mà thôi. Như vậy, khi đức Phật giới thiệu về học thuyết luân hồi thì Ngài muốn cho thấy là bản chất sự sống của con người là không có bắt đầu và không có kết thúc.
Không có bắt đầu thì học thuyết 12 Nhân Duyên này sẽ kết thúc 3 học thuyết đối lập sau:
- Thứ nhấtlà kết thúc Chủ Nghĩa Duy Thần cho rằng con người có nguồn gốc từ Thượng Đế là Đấng tạo dựng. Hầu như là phần lớn các tôn giáo đều chấp nhận Chủ Nghĩa Duy Thần. Hiện nay thì các tôn giáo Nhất Thần chiếm đại đa số trên hành tinh bao gồm Do Thái giáo, Công giáo, Tin Lành giáo, Chính Thống giáo, Anh giáo, ở phương Đông thì gồm có Bà La Môn giáo, Nho giáo, Lão giáo. ngoại trừ các tôn giáo vô Thần như đạo Phật.
- Thứ hailà kết thúc thuyết Chủ Nghĩa Duy Vật cho rằng nguồn gốc sự sống của con người và loài vật là từ vật chất.
- Thứ balà kết thúc Chủ Nghĩa Duy Tâm cho rằng là tâm tạo ra sơn hà vũ trụ và thế giới vật chất. Còn đạo Phật cho rằng là: Mọi thứ tồn tại trên mối quan hệ tương tác, tương quan, tương duyên, tương thuộc. Không có cái nào là nguyên nhân đầu tiên và không có cái nào là nguyên nhân cuối cùng. Tất cả đều nương tựa vào nhau để mà hình thành – tồn tại – phát triển hoại diệtvà tiếp tục hình thành trong một cái có quy trình tương tự.
Như vậy, người hiểu rõ thuyết Luân hồi trong Phật giáo sẽ đồng thời không còn dính mắc vào 3 học thuyết Duy Thần, Duy Vật và Duy Tâm. Mặt khác, nguyên do mà đức Phật dạy về Luân hồi là để kêu gọi con người về trách nhiệm đạo đức đối với các hành vi của mình dù là vô tình hay là cố ý. Nếu không có luân hồi thì chết là hết, cái kết cục đều giống nhau sẽ làm cho người ta không cần phải bận tâm làm việc thiện để làm gì, cũng không ai có trách nhiệm đạo đức đối với những việc phi pháp của mình.
Do vì kiếp sau được chứng minh và trách nhiệm đạo đức, cho nên hành vi của chúng ta bây giờ có qua mặt được luật pháp đi nữa, thì chúng ta vẫn phải là người gánh lấy các hậu quả xấu của nó ở kiếp sau hoặc là những kiếp sau nữa.
Như vậy là học thuyết Luân hồi của đạo Phật là một trong những dữ liệu quan trọng để bảo vệ đời sống đạo đức của con người ở kiếp này. Khi mà mình thấy có những kết cục khác nhau giữa tốt và xấu, xấu thì bị trừng phạt, tốt thì được tán thưởng; và mình là chủ nhân của sự trừng phạt hay tán thưởng này, thì tự động chúng ta sống tốt đẹp hơn, có trách nhiệm hơn, có tâm vô ngã vị tha hơn, có chí cầu tiến và hướng thượng hơn. Do đó, học thuyết Luân hồi của đạo Phật là một trong những dữ liệu để bảo vệ đạo đức, và nó làm cho đời sống đạo đức của con người có thêm những giá trị nhân văn và nhân bản.
Đức Phật dạy: “Đời sống tựa hồ như một dòng nước chảy trôi vô tận. Ngày nào còn tiếp nhận nước bùn của Vô minh và Ái dục thì dòng đời vẫn còn chảy, và chỉ ngưng khi nào Vô minh và Ái dục hoàn toàn bị cắt đứt. Chừng ấy thì không còn bị động tái sinh nữa”. Thuyết tái sinh là giáo lý căn bản của Phật giáo, mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là Niết-bàn  – sự chấm dứt bị động tái sanh– có thể thành đạt được ngay trong kiếp sống hiện tại.
6) Niết bàn [Xin xem mục từ này].
o0o
Lục Diệu Pháp Môn.

Zhiyi - Wikipedia
Trí Nghĩ –Wikipedia tiếng Việt
Trí Nghĩ智顗(= Trí Khải * 538 - 597), người sáng lập Thiên Thai tông 天台宗, lấy Long Thụ làm sơ tổ, Thiền Sư Huệ Văn làm vị tổ thứ hai, Thiền Sư Huệ Tư làm vị tổ thứ ba. Trong tác phẩm Ma Ha Chỉ Quán của Trí Nghĩ có viết: “Cao Tổ Long Thụ Bồ Tát, Nhị Tổ Bắc Tề Huệ Văn Tôn Giả, Tam Tổ Huệ Tư Tôn Giả”.  Vì thế Trí Giả được xem là Tổ thứ tư của Thiên Thai tông.
Trí Nghĩ vốn rất chú trọng tư tưởng Đại Trí Độ Luận của Long Thụ do ngài Cưu Ma La Thập phiên dịch, nổi bật nhất là tư tưởng Trung đạo.  Ông tu trên núi Thiên Thai thuộc tỉnh Chiết Giang 22 năm cho đến khi mất để nghiên cứu Phật học.  Tùy Dưỡng Đế đã ban cho ông danh hiệu Trí Giả, nên ông được người đời tôn xưng là Trí Giả đại sư hay Thiên Thai đại sư.
Lục Diệu Môn (六妙法門)  là pháp môn tu tập do đại sư Trí Giả đề ra khởi từ đối tượng hơi thở, bởi hơi thở được cho là gắn liền sự sống với con người. Kinh Tứ Thập Nhị Chương có chép rằng một tỳ kheo trả lời: “Mạng người chỉ sống trong hơi thở”, đức Phật khen rằng “Ông là người hiểu đạo”.  Lục Diệu Pháp Môn lấy hơi thở làm phương tiện với sáu bước tu tập cụ thể như sau:
          1) Sổ tức môn(数息:  phép đếm hơi thở): 
Hành giả muốn chú tâm vào hơi thở trước tiên cần phải đếm từng hơi thở vào ra từ 1 cho đến tối đa là 10, cố gắng không để cho tâm xao lãng. Nếu đếm bị lỗi tức là tâm chưa an trú trên đối tượng, phải đếm lại từ đầu cho đến khi đếm thông suốt không một lỗi nào.
Nếu đếm hơi thở không rõ ràng thì tâm không định. Không nên đếm khi hít vào nếu làm như vậy dễ bị ngưng khí ở yết hầu, hơi thở nặng nề và làm thân mình bất an. Nếu tâm thô động thì hơi thở ngắn, nếu tâm vi tế thì hơi thở sâu và nhẹ.
Đếm hơi thở lâu ngày thuần thục, tâm theo hơi thở, hơi thở theo tâm, rõ ràng minh bạch, từ một đến mười không cần công phu vì tâm đã tự chủ. Lúc này tự biết rằng đếm hơi thở là còn thô và khởi tâm tu tùy môn.
          2) Tùy tức môn(隨息phép theo dõi hơi thở): 
Hành giả theo dõi trạng thái vào ra nhẹ nhàng của hơi thở mà không cần đếm nữa.  Tâm theo dõi hơi thở ra vào như bóng với hình không tách rời nhau.
- Chú ý hơi thở vào bắt đầu từ mũi miệng yết hầu, ngực và xuống tới đan điền.
- Chú ý hơi thở ra từ đan điền lên ngực qua yết hầu, qua miệng và thở ra tại mũi.
Thực tập lâu ngày tâm an định vi tế mà biết rõ hơi thở dài ngắn, thô tháo và nhỏ nhiệm, ấm và lạnh.  Hành giả có cảm giác các hơi thở ra vào từ các lỗ chân lông của cơ thể, như nước thấm qua cát, như gió vô ngại. Lúc này thân cảm thấy nhẹ nhàng nhu nhuyến không cần theo dõi hơi thở mà phải tu Chỉ.
       3) Chỉ môn(止門:  phép dừng lại): 
Chỉ là để tâm ngưng nghỉ an định, không bị tán động trước hoàn cảnh. Hành giả chú tâm với hai mắt thường chú ý xuống chóp mũi khiến tâm không bị loạn, hoặc chú tâm ở giữa rốn và đan điền, hoặc chú tâm ở hơi thở ra vào.
Thực tập lâu ngày tâm trở nên an định, trong sáng, hành giả có thể ngồi được vài giờ với thân tâm bất động, cảm giác nhẹ nhàng, sinh tâm nhàm chán các món dục lạc thế gian. Đây là giai đoạn điều phục vọng tâm và tiếp tục tu Quán.
Ba giai đoạn trên thuộc về thiền định, nhằm mục đích giúp tâm an ổn khỏi sự loạn động, phân tán và tiêu hao năng lực.
         4) Quán môn(觀門:  phép nhìn để thấy rõ): 
Hành giả dùng trí tuệ phương tiện thực hiện bốn pháp quán để thấy Ngũ uẩn rỗng không, giải trừ kiến chấp thường-đoạn, ngã-pháp v.v... :
1/.Quán thân bất tịnh:  Thân này có do cha mẹ sanh ra, tất cả các bộ phận trong cơ thể từ máu huyết tủy não đều giả hợp mà có. Thân này không có gì là tốt đẹp và bền chắc, quán sát như vậy để lìa tham ái.
2/.Quán thọ thị khổ:  Do sáu căn, duyên với sáu trần sinh ra sáu thức để nhận biết và cảm thọ, như khổ thọ, lạc thọ, không khổ không lạc. Tất cả các hiện hữu này không thực, nhưng nếu tâm bám víu thì một khi điều kiện tâm lý và vật lý thay đổi, sẽ sanh ra trạng thái khổ não.
3/. Quán tâm vô thường:  Tâm thức thay đổi trong từng đơn vị thời gian nhỏ nhiệm, niệm niệm sanh diệt tương tục không có ngừng nghỉ. Từ xưa tới nay, chúng ta nhận lầm tâm này là thực, theo tâm tạo nghiệp mà chịu phải quả báo khổ đau.
4/.Quán pháp vô ngã:  Các pháp thế gian muôn ngàn sai biệt nhưng không ngoài bốn duyên cơ bản “Tứ Đại” mà thành: - Địa đại (thể rắn) có khả năng nâng đỡ vạn vật - Thủy đại (thể lỏng) - Phong đại (thể hơi) - Hỏa đại (thể plasma).
           Con người cũng vậy, nhờ chuỗi các duyên tinh cha huyết mẹ mà được sanh ra, tiếp thụ dinh dưỡng vật chất, duy trì hơi thở mà thành mạng sống. Do vậy, con người là hình thái chuyển bốn đại bên ngoài thành bốn đại bên trong. Sự thực bốn đại bên ngoài và bốn đại bên trong không sai biệt. Sống chết không ngoài bốn đại thay đổi, hữu tình và vô tình chẳng có gì sai biệt. Thực hiện bốn pháp quán thân-thọ-tâm-pháp trên, sẽ trừ được bốn điên đảo:
1. Nhân sinh Bất tịnh mà chấp là Tịnh.
2. Nhân sinh Khổ mà chấp là Lạc.
3. Thế gian Vô thường mà chấp là Thường.
4. Ngũ uẩn Vô ngã mà chấp là Thực ngã.
Thiền tập không phải là ngồi yên lặng để suy nghĩ về một vấn đề. Thiền tập là để đạt được tuệ giác, và tuệ giác chỉ bừng sáng nhờ công phu quán chiếu (nghĩa là nhìn sâu để thấy rõ) chứ không phải nhờ suy nghĩ.  Thiền sư Nhất Hạnh nói: "Mục đích của thiền quán là để thấy được mặt mũi của thực tại, thực tại này là tâm và đối tượng nhận thức của tâm”.  Dovậy, trong thiền tập, công trình quán chiếu (Quán môn) bao giờ cũng phải đi song song với công trình nhận diệnVôthường và Vô ngã”.
5) Hoànmôn(還門:  phép trở về): 
Hoàn là "Trở về”  tức là trở về với thực tại chân lí, trở về để nhìn thấy tự tính của mình và vạn hữu. Nói cách khác, trở về với thực tại (= chân lý) là thấy thực tại bằng trực giác kinh nghiệm của con mắt giác ngộ chứ không phải bằng tri giác phân biệt, suy tư, hay khái niệm.
Khi trí tuệ phương tiện trong Quán môn đã thuần thục thì trí tuệ phương tiện trở thành trí tuệ vô lậu. Hành giả thấy rõ thân tâm và vạn pháp đều do các Duyên hòa hợp mà có, các Duyên ly tán thì không, không có cái ngã năng quán, nên chứng ngộ được thực tính Vô ngã và tâm trở nên Vô lậu.
Tâm huệ khai phát, đoạn được phiền não, đạt Hoàn nguyên nhưng vẫn còn trụ tướng, mà ở đây lâu sẽ sanh chướng ngại. Do đó tiếp theo là “xả Hoàn tu Tịnh”.
6) Tịnh môn(phép trong sạch): 
Hoàn môn tuy đã giúp hành giả phá vỡ mọi khái niệm, mọi vọng tưởng phân biệt để thấy rõ thực tại; nhưng nếu hành giả còn thấy rằng chính mìnhđã chứng đắc tư cách ấy thì tâm ý của hành giả vẫn còn vướng mắc, còn có chỗ "trụ”, còn có ý niệm "thọ”, và như thế tức là tâm ý vẫn còn bị ô nhiễm. Vậy đến đây, hành giả cần trong sạch hóa tâm ý đến tận cùng bằng cách gột rửa hoàn toàn ý niệm về "trụ”, về "đắc”, về "chứng ngộ” v.v...; nghĩa là hành giả phải ở trong trạng thái như được diễn tả trong kinh Kim Cương là "vô sở trụ”, hay trong kinh Bát Nhã là "vô sở đắc”, hoặc như trong kinh Bốn Mươi Hai Chương là "vô niệm, vô trụ, vô tu, vô chứng”.  Đó là trạng thái giác ngộ và giải thoát toàn vẹn, chứng ngộ Niết-bàn.
Ở trạng thái này, hành giả hoàn toàn tự do, tự chủ, bình thản, an lạc, không còn bị bất cứ một vọng tưởng nào đánh lừa, hoặc một khái niệm nào che khuất. Do đó, với trí phương tiện của bậc giác ngộ, hành giả có thể tới lui tự tại trong biển sinh tử để hành đạo mà không cần phải trốn tránh hay sợ hãi gì nữa.
Nếu coi hai pháp môn "sổ tức” "tùy tức” là giai đoạn khởi đầu, hai pháp môn "chỉ”  và "quán” là giai đoạn trung tâm, thì hai pháp môn "hoàn” và "tịnh” chính là giai đoạn hoàn tất của công phu thiền tập.  Nhưng đó cũng chỉ là cái nhìn phương tiện mà thôi. Thực ra, cũng như những pháp số khác, đối với pháp số này, hành giả cũng phải có một cái nhìn toàn bộ để thấy rõ mối liên hệ chặt chẽ giữa sáu pháp môn với nhau. Một pháp môn có mặt trong tất cả sáu pháp môn, và ngược lại, cả sáu pháp môn đồng thời có mặt trong một pháp môn. Trong lúc thiền tập cũng vậy, nếu thiếu một pháp môn nào trong sáu pháp môn này thì công phu tu tập sẽ trở thành dở dang, không đem lại kết quả trọn vẹn.
Theo nguyên tắc, đức Phật khi xưa chỉ khai thị sự thật chứ không đề ra một phương pháp thực hành nào nhất định. Sự thật có tính phổ quát và bất biến, trong khi phương pháp có thể tùy căn cơ trình độ mà biến hóa vô cùng, không sao ghi hết vào Tam Tạng ngay từ thời Phật Giáo Nguyên Thủy. Vì vậy, Lục Diệu Pháp Môn (thế kỷ thứ 6 TL) có thể là một trong những phương pháp niệm hơi thở (P: ānāpānassati;  S: ānāpānasmṛti;  E: mindfulness of breathing) được đề xướng, mà vốn đã được thực hành từ trước đó rất lâu. Bằng chứng là:
- Vào thế kỷ thứ 3 TL, Khương Tăng Hội, một danh Tăng Việt Nam, đã đề cập đến phương pháp niệm hơi thở này trong lời chú giải kinh An-ban Thủ Ý do An Thế Cao dịch.
- Vào đầu thế kỷ thứ 5 TL, Ngài Bhantācariya Buddhaghosa (Phật Âm), một nhà chú giải nổi danh trong Phật Giáo Nguyên Thủy, trước Đại sư Trí Giả hàng trăm năm, đã trình bày pháp môn này rõ ràng, chi tiết hơn nhiều trong bộ chú giải có tên là Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo) nổi tiếng của ngài với phương pháp niệm hơi thở có tám giai đoạn.
Thực ra, 4 bậc định và 4 bậc tuệ trên nền tảng Duyên khởi, đủ để hành giả liên thông chủ động cho Hoàn môn và Tịnh môn để đến với giải thoát rốt ráo. Điều này rất tương tự như việc chuyển hóa tâm “6 thức thành 6 trí”, chứ không như 8 thức của Duy Tức tông, đủ để hành giả là Thánh giả.
o0o
Lục đạo.
          Lục đạo (六道;  P: Cha-gati ;  S: Ṣaḍgati;  E: Six realms of existence,six destinies), còn gọi là Lục thú 六趣:  Là 6 thế giới trong đó chúng sinh luân hồi lưu chuyển sanh tử do Nghiệp nhân thiện ác mà mình đã từng tạo ra, gồm có:
1) Địa ngục(地獄;  P: Niraya;  S: Naraka;  E: Hell)                     (Sân)
2) Ngạ quỷ(餓鬼;  P: Peta; S: Preta;  E: Hungry ghost)             (Tham)
3) Súc sinh(畜生;  P: Tiracchāna;  S: Tiryagyoni;  E: Animal)     (Si)
4) A-tu-la(修羅;  P;S: Asura;  E: Asura)                                     (Sân)
          5) Nhân gian(人間;  P: Manussa;  S: Manuṣya; E: Human)       (Tham)             
6) Thiên(trời) (天;  P;S: Deva;  E: Gods).                                   (Si)
-Ba cảnh giới  Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh đặc trưng cho chúng sinh tạo tác bất thiện (bất thiện nghiệp).  Cảnh giới Địa ngục có tính chất Sân vượt trội hơn Tham, Si.  Tương tự, tính chất Tham vượt trội ở cảnh giới Ngạ quỷ;  tính chất Si vượt trội ở cảnh giới Súc sinh.
          - Ba cảnh giới  A-tu-la, Nhân, Thiên  đặc trưng cho chúng sinh tạo tác thiện (thiện nghiệp).  Cảnh giới A-tu-la có tính chất Sân vượt trội hơn Tham, Si.  Tương tự, tính chất Tham vượt trội ở cảnh giới Nhân;  tính chất Si vượt trội ở cảnh giới Thiên.
Nói Si ở cảnh giới Thiên là để nhấn mạnh tính chất Vô minh còn sót lại của chúng sinh Thiên có phước báo lớn, ít Tham-Sân. Chữ Si đây không nhằm chỉ sự kém tri thức hay kém trí thông minh, mà là chưa lãnh hội và thực hành tốt được Chánh tri kiến, mà nguyên lý Duyên khởi là then chốt.
Trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Phổ Hiền hạnh đã chép:Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai * 一念嗔心起,百萬瘴門開* Một lần tức giận nổi lên, Muôn ngàn tai hoạ đổ trên đầu mình.; hayNhất sân chi hỏa, năng thiêu vạn khỏanh công đức chi lâm* 一瞋之火, 能燒萬頃功德之林* Một ngọn lửa sân có thể thiêu rụi cả muôn rừng công đức.
Tục ngữ Việt:   “No mất ngon, giận mất khôn”.

Chính trị gia nổi tiếng của Mỹ Robert G. Ingersoll(1833-1899) cũng đã phát biểu:“Giận dữ là cơn gió thổi tắt đi ngọn đèn của trí tuệ”( Anger is a wind which blows out the lamp of the mind).

          Thế giới quan Lục đạo không luận là người có đạo Phật hay không, hay theo bất kỳ tôn giáo nào.  Nói riêng trong thế giới loài người 6 cảnh giới này đều tương thích.  Sự tương thích của 6 cảnh giới này hãy còn khá hợp lý nơi từng mỗi con người; đây là lý do vì sao một người đang ở cảnh giới ‘thiên’ vui sướng đầy quyền lực, bất giác với tạo tác xấu xa nặng nề mà phải rơi vào cảnh giới ‘địa ngục’ tù đày, bị bức tử ngay trong một kiếp sống.
o0o
Lục hoà kính
Lục hoà kính(六和敬;  P: Cha-sāmaggi;  S:Shat-saṃpatti, Ṣaḍ-saṃpatti;  E: Six concords) là giáo lý trong Phật giáo có tên gọi là Lục Trọng pháptrong kinh Trung A-hàm, 22, chính là bài kinh Kosambīya48được tìm thấy trong Trung Bộ kinh (Majjhima-nikāya).
Lục hoà kính là sáu cách cư xử với nhau cho hòa đồng和同(cùng như nhau), hòa hợp和合(cùng êm đẹp), kính ái敬愛 (tôn trọng và yêu mến)mà mọi người tại gia hay xuất gia nên thực hiện khi đang sống chung.
- Hòa nơi đây không phải là thứ hòa thụ động, tiêu cực, lép vế, một chiều của kẻ yếu trước kẻ mạnh!
- Hòa nơi đây không phải là thứ hòa nhu nhược hay lười biếng, ai nói quấy cũng ừ, nói sai cũng gật để cho qua chuyện.
- Hòa nơi đây không phải là thứ hòa vì chưa thể chiến, tức hòa để có thì giờ chuẩn bị đầy đủ cho một cuộc chiến sau này.
Hòa nơi đây là thứ hòa chân thành, dựa trên nguyên tắc đạo đức Phật giáo là:
 “Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Lục hoà kính bao gồm:
1/.  Thân hòa đồng trú身和同住= Từ thân hành (P: Mettaṃ kāyakammaṃ; E: Living concord):  Là cùng giữ sự hòa thuận sống chung nhau. Không ỷ thế hiếp cô, ỷ mạnh hiếp yếu, không chia bè phái, bè đảng; không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, trí ngu, màu da, chủng tộc.
2/.  Khẩu hòa vô tranh口和無諍= Từ khẩu hành (P: Mettaṃ vācākammaṃ;  E: Speech concord):  Là cùng nói những lời ôn hòa, không tranh chấp, không nói dối, không nói đâm thọc, không nói hai lưỡi, không nói lỗ mãng, không nói thô tục ... Cần ôn tồn hòa nhã không to tiếng khi gặp phải sự hiểu lầm.
3/.Ý hòa đồng duyệt 意和同悅= Từ ý hành (P: Mettaṃ manokammaṃ;  E: ):  Là cùng chung ý nghĩ tốt đẹp, vui vẻ. Muốn ý được hòa, thì ta không nên cầu toàn trách móc, không nghĩ xấu cho người, và nên hoan hỷ tha thứ đối với tật xấu và lỗi lầm của người bởi không ai là người hoàn hảo.
4/.Lợi hòa đồng quân 利和同均= Lợi hòa (P: Lābhadhammikā;  E: Beneficial concord):  Là cùng chia sẻ vật chất với nhau. Trong một hoàn cảnh chung, thì điều cần nhất là quyền lợi vật chất thọ dụng được chia đồng đều, tránh người có, kẻ không, người nhiều, kẻ ít, hay tham muốn chiếm làm của riêng.
5/. Giới hòa đồng tu戒和同修= Giới hòa (P: Sīla sāmaññnagata;  E: Precept concord):  Là cùng chuyên giữ giới luật, tu tập. Giới luật là những điều cần gìn giữ đối với mình và với người để một đoàn thể tồn tại và phát triển. Nếu mỗi người sống theo ý riêng thì tình trạng hỗn độn sẽ xảy ra, mất đi sự hòa hợp.
6/.Kiến hòa đồng giải 見和同解= Kiến hòa (P: Diṭṭhi sāmaññnagata;  E: Idea concord):  Là cùng chia sẻ sự hiểu biết.Sự chênh lệch về kiến thức là mầm gây ra sự bất hòa. Vì thế, đã cùng chung sống với nhau, thì người biết nhiều, hiểu nhiều nên phải dắt dìu, chỉ bảo cho những người kém hiểu biết.

o0o

Xin xem tiếp “Căn Bản Học Phật 1/5;  3/5;  4/5;  5/5”
 

______________


Huy Thai gởi