Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





TA CHỈ CÓ THỂ ĐEM KHỈ RA KHỎI RỪNG CHỨ KHÔNG THỂ ĐEM RỪNG RA KHỎI KHỈ"
 

 
 
Đó là câu nói hay nhất, sâu sắc nhất về những người cộng sản.
 
Ngày 30/4 một đàn khỉ từ rừng Trường Sơn tràn về thành phố. Và từ đấy khỉ "chủ nghĩa cộng sản" cũng đã ra khỏi rừng để thay thế dân chủ, nhân quyền, pháp trị...Khỉ "luật là tao, tao là luật" "tự do là cái con cặc"...cũng đã về phố để thay thế cho những giá trị nhân bản và văn minh mà "Hòn Ngọc Viễn Đông" đã tiếp thu từ nhân loại.
 
Khỉ từ các cuộc đấu tố của thời cải cách ruộng đất, phê và tự phê đã tràn ngập các thôn xóm miền Nam bằng các cuộc họp tổ dân phố, bình bầu điểm rồi từ điểm để tính công quy ra thóc trong các hợp tác xã ở miền Nam.

Khỉ len lỏi vào các trường đại học, trung học bằng các bản tự kiểm điểm cá nhân, bình chọn chiến sĩ thi đua...

Khỉ không tha cả các nghệ sĩ bằng việc phải nộp đơn xin được phong tặng "nghệ sĩ nhân dân" "nghệ sĩ ưu tú".

Đặc biệt nhất là "khỉ" len lỏi vào luật pháp khiến công lý chỉ là một anh hề, luật sư là vật trang trí...

Khỉ còn xuất hiện ở chế độ bao cấp ,tem phiếu một nền kinh tế què quặt,tự cung tự cấp.
 
Sau 1986 với chủ trương "đổi mới" "những việc cần làm ngay"...khỉ cũng đã ra khỏi rừng bằng việc ngành luật đã được đưa vào giảng dạy ở các trường đại học, bao cấp được thay bằng "kinh tế thị trường định hướng XHCN",.

Khỉ cũng đã khoác áo vét thắt cà vạt tham gia các hội nghị, ký các công ước quốc tế.
Khỉ cũng đã huênh hoang trên báo chí" Chưa bao giờ nước có dân chủ như bây giờ" " Dân chủ và pháp trị là cặp song sinh của một nhà nước hiện đại"
 
Thế nhưng xét kỷ lại "rừng" vẫn chưa ra khỏi khỉ.
 
Bởi lẻ "định hướng XHCN" vẫn còn trong "kinh tế thị trường", luật pháp vẫn là công cụ của chế độ khi vẫn còn đảng ở trên luật. Từ đó dù xây dựng rất nhiều cao tốc với hệ thống cầu vượt hiện đại, dù xã hội đã có nhiều người nói tiếng Anh như gió, dù vũ trường, sòng bạc, khu du lịch ăn chơi mọc lên như nấm nhưng cái rừng rú trong xã hội Việt nam vẫn không thể lấy ra được khỏi con khỉ Trường Sơn.
 
Đó là việc quy hoạch thành phố hỗn loạn, ngu xuẩn đường cao hơn nhà, nước ngập lênh láng chỉ sau một trận mưa. Đó là hệ thống giao thông xi măng cốt tre, là thứ luật rừng như "vượt đèn vàng sẽ bị phạt", là sự cãi cọ giữa người tham gia giao thông với công an, là sự núp lùm của những kẻ chấp pháp, là sự chạy án của bộ ba : công an, kiểm sát, quan tòa, là những tranh cãi về những kiến thức sơ đẵng về luật pháp trong quốc hội như quyền im lặng, đặc quyền miễn truy tố hình sự với luật sư...
 
Căn bản quan trọng nhất chính là thể chế tam quyền phân lập, tư pháp độc lập một thể chế có thể khiến những con khỉ tách khỏi rừng vẫn không hề được thực thi. Đơn giản là những con khỉ này không hề muốn xã hội văn minh lên. Chúng vẫn muốn những khu rừng tăm tối của tri thức nhân loại vẫn cứ tồn tại mãi ngay giữa lòng thành phố. Bởi lẻ chỉ có như vậy chúng mới có thể nắm được đặc quyền cai trị đất nước này.
 
Không lạ khi gần đây các con khỉ tiếp tục sử dụng màn đấu tố với các linh mục công giáo, dùng loa phường và băng rôn để bôi nhọ các cha. Tại sao chúng vẫn làm điều đó khi chỉ cần ký và thực hiện lệnh bắt vì luật pháp trong tay chúng?

Câu trả lời rất đơn giản là vì chúng muốn đưa "rừng" trở lại trong đầu người dân. Chỉ có đấu tố và tuyên truyền mới có thể khiến những tư tưởng "phi pháp trị" lan tỏa trong tâm thức người dân. Một hình thức của chủ nghĩa ngu dân.
 
Như vậy chừng nào vẫn còn đảng cộng sản vẫn còn thể chế chính trị độc tài người dân Việt Nam chừng đó vẫn chưa thoát khỏi những khu rừng tăm tối của nghèo đói,lạc hậu, bất công và phi nhân. Khi và chỉ khi xuống đường làm một cuộc cách mạng họ mới có thể lấy rừng ra khỏi khỉ.
 

Dương Hoài Linh


Đỗ Hứng gởi