Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 
Tại sao Đức Phật chọn tái sanh vào xứ Ấn Độ ?
 
 
Tôi xin mạo muội giải thích công án này, trong kiếp nhân sinh cuối cùng lịch sử của Đức Thế Tôn: Như Lai đã có chủ định rất minh bạch, và với mục đích chính yếu, chọn ngay xứ Ấn Độ để tái sinh, đầu thai trong hoàng tộc.
 
Nên lưu ý, kiếp cuối cùng của Đức Thế Tôn là hiện thân của Đức Phật lịch sử.   Tuy nhiên, Ngài đã đắc đạo trong nhiều kiếp trước.  Chính từ kim khẩu của Đức Thế Tôn, Ngài đã từng giảng pháp cho chúng sinh ngay cả chư thiên, trong những tiền kiếp, có thể còn trong hiện tại, và ngay cả tương lai, ở những khoảng không thời gian nào đó, mà tôi sẽ chứng minh trong một chủ đề pháp luận khác trong tương lai rất gần, dựa vào cả hai kinh điển của Đại Thừa và Nguyên Thủy.
 
Hành trình giác ngộ của hành giả có thể từ vài trăm năm cho đến vài ngàn năm tùy theo căn cơ của mỗi chúng sinh (kể cả người, chư thiên [phạm thiên, mini gods], thượng đế [vua của chư thiên, God], …).  Một kiếp bách tuế của nhân sinh chỉ là một chuổi tràng hạt trong vòng tu tập của hành giả.  100 năm trong cõi trần ai chỉ là một niệm trên cõi của chư thiên.  Một kiếp của chư thiên chỉ như một phần ngàn của sátna trong vũ trụ.   Vài tỷ năm tuổi của trái đất (nhỏ hơn hạt lân hư trần trong vũ trụ) không nghĩa lý gì với 14 tỷ năm của vũ trụ, đáng kể gì triệu kiếp của vi khuẩn chúng sinh…muốn tu thành tiên, thành phật.
 
Những điều này đã được khoa học giải thích về thời gian khác nhau trên những vệ tinh có độ quay nhanh chậm khác nhau, chung quanh định tinh.
 
Tự cổ chí kim, Ấn Độ có một xã hội rất phức tạp, kỳ thị giai cấp, kỳ thị tôn giáo với hơn 250 thổ âm trong những quốc gia nhỏ, rất nhiều bất công, và thống khổ trong nhân gian.  Và như thế, Như Lai đã đến, như là một bậc tối thượng Dược Y Vương, để dạy chúng sinh về nguyên nhân của sự Khổ và phương cách để Diệt Khổ.
 
Như Lai không tái sinh, lần cuối cùng này thôi, ở Tàu, Âu Châu (lúc đó, còn ăn lông ở lỗ,) Phi Châu, Úc Châu, Bắc Nam Cực, hay đầu thai làm Indian ở Châu Mỹ, Tây Tạng, hay ở Việt Nam, những nơi đó đang còn man di, mà Ngài lại đi chọn cái xứ Ấn Độ để tái sinh, tại vì Như Lai, chắc chắn, cũng đã có chủ ý riêng – không có chỗ nào khổ hơn xứ Ấn, ngay cả bây giờ vẫn khốn nạn, không khá gì hơn?
 
Như Lai có nhiều nghĩa, trong Anh Ngữ dịch hai nghĩa trái ngược đó là “one who has thus come ” (Tathā-gata) hoặc “one who has thus gone” (Tathā-āgata), tức là người đã đến như vậy, và người đã đi như vậy.  Theo tôi Như Lai còn là ‘không đến, không đi.’
 
Chư tăng ni của Phật Giáo Bắc Truyền ít có khi giảng về lý tương đồng của danh từ Như Lai, tương tự như quan niệm của Phật Giáo Nam Truyền, qua lời trình bày sau đây của Ngài Long Thọ trong tác phẩm Trung Quán Luận, phẩm Niết Bàn. 
 
Ở trong phẩm Niết Bàn, Ngài Long Thọ dùng phương pháp luận, tứ cú bách phi, nói rằng,
 
“Sở dĩ gọi là “Như Lai” bởi vì không thể nói Như Lai tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói Như Lai không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Không thể nói vừa tồn tại vừa không tồn tại sau khi viên tịch Niết-bàn. Và cũng không thể nói là không tồn tại và cũng không tồn tại sau khi Niết-bàn”.
 
Cho nên, Như Lai không đến, không đi (vô khứ, vô lai.)
 
Vô khứ vô lai có nghĩa là, “Không đi không đến, chỉ pháp thân của Đức Như Lai vắng lặng thường trụ.”
 
“Theo Kinh Kim Cang thì Như Lai là không từ đâu tới và không đi đâu; theo Khởi Tín Luận thì Như Lai không sinh không diệt, bốn tướng không làm nó di động, không đi không đến, ba đời không làm nó thay đổi —Neither going nor coming—Eternal like the dharmakaya.”10
 
Nên biết, Đức Thế Tôn không cố tâm sáng lập Phật Giáo để được tín đồ quỳ lạy, tụng kinh, và thờ cúng mình mà Ngài chỉ muốn truyền phương pháp diệt khổ cho chúng sinh.   Điều không ngờ là Phật Giáo bành trướng nhanh chóng, với nhiều tín đồ và tu sĩ nam lẫn nữ, nên Ngài phải tổ chức tăng đoàn với những điều luật cần thiết để duy trì trật tự.  Từ đó “đạo” Phật (con đường giác ngộ) trở thành Phật Giáo, tôn giáo bất đắc dĩ, với những nghi thức cúng bái, tụng kinh, cầu xin, và lễ lược phức tạp như chúng ta được chứng kiến hiện nay.
 
Tôn Giáo Giác Ngộ này, do nhân duyên sinh ra, manh nha, và trưởng thành với những hoàn cảnh rất khó khăn trong một xã hội rất cổ thủ, đầy phong kiến, phân chia giai cấp, và kỳ thị tôn giáo ở Ấn Độ kể cả Pakistan hiện đại, tự cổ chí kim.  Hậu quả, “Tân tôn giáo cải cách, cách mạng phôi thai” này đã bị Hindu và Hồi Giáo truy diệt, tàn sát tới cùng một cách rất dã man sau khi Đức Phật nhập diệt.
 
Phật Giáo ở Ấn, nhất là ở Paksitan, bây giờ cũng không thể bành trướng được như những quốc gia khác trên thế giới, đã được tôi giải thích qua những phân tích kể trên.  Nhưng yếu tố chánh làm cho Phật Giáo hầu như bị tiêu diệt ở Ấn, nguyên nhân bởi vì nhân tâm, nhân tình, nhân tánh, ... từ những tập tục truyền kiếp, và với những hủ tục cuồng tín nên không thể ‘giáo’ hóa hay thay đổi họ được.
 
Lê Huy Trứ
 
___________


Tru Le gởi