Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Tại sao giá cả sẽ tiếp tục tăng vọt
vào năm 2022
 

Chào mừng Mỹ  trở lại với cảnh khốn đốn của lạm phát đình trệ theo kiểu của thập niên 1970, cảm ơn Joe Biden
 
THE NEW YORK POST by Peter Navarro
 
Đừng nhầm là ông thần lạm phát đã thóat ra khỏi bình rồi. Nhưng nếu Quốc hội cứ đổ thêm dầu vào lửa với hàng nghìn tỷ USD chi tiêu nhiều hơn như vậy , thì những năm 70’ sẽ là một kỷ niệm vui khi đem ra so sánh.
 
Một Biden cùng đội ngũ bất tài và thiếu trách nhiệm đã tạo dựng nên một Lạm phát đình trệ những năm 70’ là hậu quả của chính sách tài khóa sai lệch, chính sách tiền tệ bị chính trị hóa và các cú sốc về lương thực thực phẩm và năng lượng.
 
Sau khi Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm Arthur Burns làm chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, Burns đã cho Fed tăng cường in tiền để ủng hộ các nỗ lực tái tranh cử của Nixon.
 
Kết quả là tiền tệ giảm giá đã buộc Nixon phải từ bỏ tiêu chuẩn bản vị đô la Mỹ, cốt lõi của hệ thống tiền tệ toàn cầu; đồng đô la giảm giá, làm tăng giá nhập cảng và tiếp tục gây ra lạm phát.
 
Nền kinh tế Mỹ khi đó cũng phải trải qua hai cuộc khủng hoảng về nguồn cung làm cho tê liệt. Giá lương thực thực phẩm tăng cao do thời tiết xấu, việc phải mua ngũ cốc của  Nga và quản lý đất canh tác kém. Giá năng lượng tăng chóng mặt, do lệnh cấm vận dầu mỏ của khối Ả Rập.
 
Khi Tổng thống Jimmy Carter chạy đua với Ronald Reagan để tái tranh cử, – tỷ lệ thất nghiệp cộng với tỷ lệ lạm phát – đã cán mốc 20%.
 
Năm 1979, chi tiêu liên bang chiếm hơn 19% tổng sản phẩm quốc nội. Ngày nay, năm 2021. chính sách tài khóa đã ngông cuồng hơn. Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, chi tiêu liên bang hiện  là 30,6% vào năm 2021. Và các khoản chi tiêu được đề xuất  hoang tàng trị giá 3,5 nghìn tỷ đô la và gói “cơ sở hạ tầng” giả dối 1 nghìn tỷ đô la, đe dọa sức chịu đựng trong tương lai của chính trò phá tán đó.
 
Trước khi đại dịch xảy ra, tỷ lệ lấp đầy văn phòng tại các khu vực đô thị chính của Hoa Kỳ như New York và Chicago đều trên 90%. Ngày nay, những con số này dao động ở mức thấp nhất là 30%; phần lớn nhân viên văn phòng người Mỹ đã học cách làm việc từ xa.
 
Cú sốc về cơ cấu này đã đẩy tất cả những người làm dịch vụ có thu nhập thấp ra lề đường đô thị, từ những người làm công việc vệ sinh và dịch vụ ăn uống cho đến những người thợ cắt tóc, làm đẹp và đánh giày.
 
Việc tiền trợ cấp  thất nghiệp quá mức đã làm gia tăng tình trạng thất nghiệp mang tính cơ cấu này. Trong nhiều trường hợp, người lao động tiếp tục tận dụng lối phát chẩn “kích thích kinh tế” do COVID hơn là đi làm.
 
Thêm vào những tai ương từ giới lao động chân tay này, chính quyền Biden đã chấm dứt một cách tai họa các thỏa thuận “quốc gia thứ ba an toàn” của Trump với Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador, một chính sách giữ người nhập cư ở bên kia biên giới phía nam của chúng ta.
 
New York (CNN Business) Mỹ đang kết thúc năm với lạm phát cao nhất trong hàng thập kỷ. Tình trạng đó không tốt cho năm 2022.
 
Đừng nhầm là ông thần lạm phát đã thóat ra khỏi bình rồi. Nhưng nếu Quốc hội cứ đổ thêm dầu vào lửa với hàng nghìn tỷ USD chi tiêu nhiều hơn như vậy , thì những năm 70’ sẽ là một kỷ niệm vui khi đem ra so sánh.
 
Tại sao lạm phát vẫn ở mức cao?
 
Giá cả đã tăng quá cao và sẽ mất một thời gian để chúng trở lại bình thường. Nói cách khác, những con số lạm phát khó chịu của năm 2021 sẽ ở lại với chúng ta trong năm mới.
 
Dữ liệu giá gần đây nhất mà chúng tôi có được là từ tháng 11, khi hai trong số các thước đo lạm phát được theo dõi nhiều nhất – chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE) – đều tăng lên mức cao nhất trong 39 năm.
 
Chỉ số thứ hai là thứ mà Cục Dự trữ Liên bang quan tâm nhất  khi đánh giá lạm phát của quốc gia.
 
Và dữ liệu của tháng trước thực sự cho thấy giá cả trong tháng 11 tăng với tốc độ chậm hơn so với tháng 10 đối với cả chỉ số CPI và chỉ số PCE. Đó là một tin tốt, mặc dù sự chậm lại chỉ ở mức 0,1 điểm phần trăm.
 
Nhưng vấn đề ở đây là: Các nhà kinh tế thích xem xét các biến động giá trong một khoảng thời gian, thường là 12 tháng. Vì vậy, một sự chậm lại nho nhỏ của giá cả như tháng 11 sẽ chưa thể làm kim chỉ nam cho việc đánh giá.
 
Trên thực tế, có thể phải mất hàng tháng để những sự chậm lại này tiếp tục được hiển thị trong dữ liệu. Sau một năm giá cả tăng vọt do nhu cầu cao và sự hỗn loạn của chuỗi cung ứng, rất nhiều con số lớn được đưa vào bộ dữ liệu 12 tháng.
 
Ngay cả khi lạm phát đột ngột giảm, vẫn sẽ cần thời gian để các chỉ số hàng đầu phản ánh điều đó. Đây là những gì Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang – Fed, Jerome Powell, đang nói đến khi ông đề cập đến “các hiệu ứng cơ bản”.
 
Tại sao lạm phát vẫn ở mức cao?
 
Một số yếu tố đang khiến cho giá cả tiếp tục tăng. Một là, sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng xảy ra vào mùa hè năm ngoái (2021). Mặc dù một số nút thắt đã được nới lỏng, nhưng các vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Và một khi tình hình giá cả vẫn tiếp tục cao hơn – và kéo dài hơn – để vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới, thì chi phí vận chuyển cao hơn sẽ được chuyển sang người tiêu dùng.
 
Một yếu tố khác đóng vai trò quan trọng, là việc định giá hàng hóa cao, dẫn đến chi phí năng lượng và thực phẩm tăng cao. Giá cả trong cả hai lĩnh vực đã tăng vọt trong năm (2021). và đã bổ sung một phần ảnh hưởng xấu vào lạm phát mà chúng ta đã thấy.
 
Trong trường hợp thực phẩm, giá cao buộc một số người tiêu dùng phải mua ít hơn hoặc chuyển sang mua ở cửa hàng khác.
 
Các nhà kinh tế không kỳ vọng tình trạng đó sẽ được cải thiện hơn trong năm nay(2022). Ngoài nhu cầu và chi phí vận chuyển cao, giá phân bón tăng và thời tiết xấu tiếp tục có thể kìm giá lương thực ở mức cao, ngay cả khi các đợt bùng phát dịch thúc đẩy áp lực lạm phát giảm bớt.
 
Giá thuê nhà tăng cũng vẫn là một mối quan tâm. Điều này rất quan trọng vì nhà ở đại diện cho một tỷ lệ phần trăm lớn trong tiêu dùng. Nếu giá thuê nhà chiếm phần lớn hơn các phí tổn  khác, thì người tiêu dùng có thể sẽ phải chi tiêu ít hơn, đây sẽ là một tin xấu cho sự phục hồi.
 
Trong tháng 11, giá thuê nhà đã tăng 0,4% trong tháng thứ ba liên tiếp, theo các nhà kinh tế tại Bank of America, và điều đó cho thấy lạm phát sẽ cao hơn và dai dẳng hơn trong tương lai.
 
Peter B. McCrory, nhà kinh tế học tại JPMorgan, cho biết:
 
“Áp lực lạm phát gia tăng gần đây đồng thời với sự gia tăng đáng chú ý của giá cho thuê nhà”.
 
"Lạm phát sẽ tiếp tục tăng nóng và kéo dài trong quý đầu tiên (của năm 2022)", nhà kinh tế Mỹ Kathy Bostjancic nhận định.
 
Lạm phát tăng không chỉ gây áp lực lên người tiêu dùng Mỹ,mà còn buộc Cục Dự trữ liên bang (FED) phải tăng nhanh hành động nhằm ngăn hàng hóa leo thang sẽ khiến tiền lương tăng mạnh và đẩy lạm phát tiếp tục tăng lên.
 
Vàng giảm mạnh nhất trong 2 tuần khi Fed bắt đầu cuộc họp chính sách tháng 12 Vàng được giữ ở mức gần 1.800 Đô la cho đến nay, trong khi lạm phát của Hoa Kỳ vẫn đang cao.


Theo Barani Krishnan


________________


usaelection gởi