Virus Vũ Hán xuất hiện dường như để tiết lộ những quốc gia và cá nhân nào thân với chính quyền Trung Quốc. Ngăn chặn mối liên hệ với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới có thể diệt trừ hoàn toàn sự lây lan rộng rãi của dịch bệnh.
Theo CBS NewYork, ngày 8/4, New York hiện có 138.836 trường hợp mắc virus Vũ Hán và 5.489 trường hợp tử vong, chiếm số lượng cao nhất trên toàn Hoa Kỳ. Nhìn từ biểu hiện bề mặt, tình hình dịch bệnh ở New York nghiêm trọng có liên quan đến những nguyên nhân cụ thể như Thống đốc thành phố tuyên bố thời gian phòng chống dịch với toàn dân tương đối muộn, mật độ dân số ở đây khá cao, lượng dân nhập cư lớn, xét nghiệm virus số lượng lớn.
Nhưng thật “trùng hợp”, giới chính trị và kinh doanh nơi đây đã qua lại thân mật với chính quyền Trung Quốc trong nhiều năm. Mức độ thâm nhập của người Trung Quốc tại đây có thể đã góp phần lớn vào sự lây lan không kiểm soát này.
ĐCSTQ thâm nhập vào New York phức tạp tới khó gỡ
Là đô thị lớn nhất thế giới, New York là trung tâm tài chính, kinh doanh, văn hóa và truyền thông toàn cầu, cũng là trụ sở của Liên Hợp Quốc. Với vị thế đặc biệt và tầm ảnh hưởng hết sức quan trọng này, ĐCSTQ đã tìm cách thâm nhập vào đô thị này trên mọi phương diện.
Phố Wall và thị trường tài chính Hoa Kỳ đã ồ ạt “truyền máu” với lượng lớn cho ĐCSTQ. Uy tín của Liên Hợp Quốc bị ĐCSTQ cướp mất, Tổ chức Y tế Thế giới WHO bị thao túng. Tầng lớp lãnh đạo chủ chốt và tầng lớp quý tộc ở New York làm bệ đỡ và tiếng nói cho Trung Cộng. Truyền thông của ĐCSTQ còn trả phí cho kênh truyền thông của giới chủ lưu ở Mỹ. Các trường đại học tràn ngập chương trình học tuyên truyền quy mô lớn và ở đâu cũng thấy xuất hiện Viện Khổng Tử. Cộng đồng Hoa Kiều bị lợi dụng để chống lại những người có đức tin và bất đồng chính kiến. Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ như Tân Hoa xã, Renminwang, đều mở văn phòng đại diện tại Manhattan. Phim tuyên truyền của Tân Hoa Xã phát liên tục 24h tại quảng trường Thời Đại…
Việc ra sức ủng hộ và tạo chỗ đứng cho ĐCSTQ tại đây mang lại những hậu quả nghiêm trọng khôn lường ở các lĩnh vực khác nhau cho thành phố New York, và virus Vũ Hán cũng theo đó thâm nhập vào trên diện rộng.
1. Mối đe dọa từ việc phố Wall bị ĐCSTQ xâm nhập lớn hơn cả mối đe dọa của virus
Vào ngày 12/3, Tờ Bưu điện Washington công bố một bản cáo trạng mạnh mẽ kêu gọi truy tố quỹ ETF – phương tiện đầu tư thụ động chủ đạo trong thị trường vốn của Hoa Kỳ. Theo chuyên gia bình luận Josh Rogin, việc phố Wall sử dụng những công cụ kiểu như vậy để chuyển vốn đầu tư từ Mỹ vào Trung Quốc còn có nguy cơ đe dọa nhiều hơn virus Vũ Hán.
Pitirim Alexandrovich Sorokin nhà xã hội học và nhà hoạt động chính trị người Mỹ gốc Nga, dẫn lời cố vấn An ninh quốc gia Robert O’Brien nói:
Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải cung cấp bảo hiểm cho ngành công nghiệp quốc phòng của ĐCSTQ. Các nhà đầu tư Mỹ muốn góp vốn cho các hoạt động của các công ty khác để giúp đỡ Trung Quốc, tại sao vấn đề này lại xuất hiện lần nữa? Những hoạt động này hỗ trợ ĐCSTQ có thể đàn áp người dân, thực dân hóa các nước trên thế giới; xây dựng thành lũy ngoài biển Đông và đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực hàng không – chưa kể đến các hoạt động tuyên truyền và vi phạm nhân quyền đã bị chính phủ Mỹ trừng phạt.
Ông Pitirim Alexandrovich cũng cảnh báo, nếu không thay đổi các điều kiện khác, Kế hoạch tiết kiệm (Thrift Savings Plan – là một loại chương trình đầu tư hưu trí dành cho nhân viên liên bang của Mỹ và các thành viên của các Lực lượng đồng phục Mỹ, bao gồm cả Lực lượng dự bị) của chính phủ liên bang, trong tương lai sẽ bị áp dụng các biện pháp để ép buộc quân nhân Mỹ, các nhà lập pháp và các nhân viên chính phủ khác đầu tư vào những công ty của Trung Quốc.
Theo quyết định về thay đổi chính sách đầu tư được thông qua năm 2017, một danh mục của Ủy ban đầu tư tiết kiệm hưu trí Liên bang Mỹ (FRTIB) sẽ chuyển sang mô phỏng biến động chỉ số MSCI All Country World Index ex-US Investable Market Index (viết tắt là ACWI ex-US IMI). Các cổ phiếu đến từ Trung Quốc hiện chiếm khoảng 7,6% cơ cấu chỉ số này. Giá trị danh mục của FRTIB là khoảng 50 tỉ USD. Nếu chính sách đầu tư mới này có hiệu lực, FRTIB sẽ phải mua các cổ phiếu thành viên của ACWI ex-US IMI, trong đó có nhiều cổ phiếu Trung Quốc.
Theo Financial Times, hôm 26/8 các Thượng Nghị sĩ Marco Rubio (Đảng Cộng hòa) và Jeanne Shaheen (Đảng Dân chủ) đã gửi thư cho ông Michael Kennedy – Chủ tịch Ủy ban FRTIB. Trong thư, các nghị sĩ cho rằng quỹ đầu tư của ông Kennedy đang có ý định hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc bằng “đồng lương của các sĩ quan, binh sĩ quân đội và công chức liên bang Mỹ”. Lá thư còn cho rằng khoảng 50 tỉ USD tiền tiết kiệm của người dân Mỹ sẽ phải hứng chịu những rủi ro “nghiêm trọng và mờ ám” vì bị đem đầu tư vào một số công ty Trung Quốc.
Ủy ban ứng phó nguy cơ từ ĐCSTQ hiện tại của Mỹ từng yêu cầu FRTIB hủy bỏ quyết định này, khi công ty mà FRTIB sắp đầu tư vào nơi có hoạt động bức hại các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, tín đồ Kitô giáo… không những vậy nó còn đe dọa tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Trên thực tế phố Wall có lịch sử chuyển dịch vốn quyên góp sang Trung Quốc từ lâu đời. Ngày 3/9/2018 chỉ số MSCI đã tăng tỷ lệ cổ phiếu A của Trung Quốc lên 5%. Ngày 28/2/2019 MSCI tuyên bố sẽ tăng tỷ lệ các cổ phiếu lớn của Trung Quốc lên 20%.
Roger Robinson, chủ tịch Viện nghiên cứu an ninh Prague bày tỏ, ĐCSTQ đã thâm nhập thị trường tài chính Hoa Kỳ ở một mức độ đáng kể, và tình hình rất đáng lo ngại.
Theo ông Robinson, có hơn 1.000 công ty niêm yết của Trung Quốc trên ba sàn giao dịch lớn của Mỹ. Chỉ riêng Sở giao dịch chứng khoán New York đã có hơn 650 doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc niêm yết. Tất cả các doanh nghiệp này là một phần của quân đội Trung Quốc. Khi các công ty Trung Quốc này trở thành một phần của các chỉ số chứng khoán khác nhau (như chỉ số MSCI), họ trở thành một phần trong danh mục đầu tư cá nhân của hàng triệu người Mỹ. Kết quả là, người Mỹ thực sự đã đầu tư vào các hoạt động mở rộng và thâm nhập của ĐCSTQ thông qua đầu tư vào thị trường chứng khoán.
New York, 17/1/2020: Biểu ngữ trên Tòa nhà giao dịch chứng khoán New York kỷ niệm IPO của công ty cho thuê nhà ở trực tuyến Trung Quốc Danke ở Lower Manhattan
Ngoài ra, vào năm 2003, Ngân hàng JP Morgan Chase Bank đã khởi động hạng mục tuyển dụng tên Sons and Daughters, chuyên môn chào hàng cho con cái các quan chức cấp cao của ĐCSTQ. Vào năm 2009, hạng mục bị vượt quá mức kiểm soát nên ngân hàng đã tiến hành thực hiện “thể chế hóa”. Vào năm 2013, ngân hàng đã chấm dứt hạng mục này. Tuy nhiên, trong vòng 7 năm kể từ năm 2006 đến năm 2013, Ngân hàng JPMorgan Chase Bank đã thuê hơn 100 người có quan hệ mật thiết với các quan chức châu Á và Trung Quốc làm nhân viên chính thức và thực tập sinh, nhờ vậy ngân hàng này đã thu được món lợi trị giá 100 triệu đô-la Mỹ.
2. Con ngựa thành Troy kiểu mới – Chính sách tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ cắm rễ sâu vào giới chủ lưu nước Mỹ
Những ngày gần đây, Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ bắt tay tuyên bố phản kích nguồn tin giả của ĐCSTQ. Trong hội thảo chiếu phim của Hội đồng Đại Tây Dương (The Atlantic Council) ở thủ đô Washington DC vào ngày 31/3 vừa qua, Phát ngôn viên Morgan Ortagus của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bày tỏ, “Chúng tôi quyết định sẽ không để yên cho nguồn tin tức giả, đặc biệt là những tin tức đến từ các quan chức ĐCSTQ”. Trên thực tế, ĐCSTQ đã thông qua lợi ích để thu mua các kênh truyền thông chủ lưu ở New York, thậm chí là các kênh truyền thông là phát ngôn của ĐCSTQ, cắm rễ sâu vào giới chủ lưu New York, sớm lan truyền những tin tức giả của ĐCSTQ ra toàn Hoa Kỳ.
Ở nước Mỹ, không chỉ có phe cánh tả gần gũi với ĐCSTQ mà còn có rất nhiều kênh truyền thông vẫn luôn sát cánh với ĐCSTQ chỉ vì lợi ích kinh tế.
Vào ngày 9/6/2016, Tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) có đăng tải báo cáo số liệu tính toán của Giáo sư Khoa chính trị David Shambaugh thuộc Trường đại học George Washington về số tiền ĐCSTQ sử dụng cho chính sách tuyên truyền đối ngoại, lên đến 10 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm.
2.1. Truyền thông chính quyền ĐCSTQ chi tiền, chen chân vào truyền thông chủ lưu của nước Mỹ
China Daily, trang báo của chính quyền ĐCSTQ đã bỏ tiền chèn ghép các chuyên mục tuyển tập và biên tập bằng tiếng Anh không định kỳ vào các kênh truyền thông chủ lưu như The Wall Street Journal, The New York Times, Washington Post, USA Today… Tên thống nhất của các chuyên mục là China Watch, nội dung của nó hoàn toàn do Ban biên tập của China Daily tuyển tập và kiểm soát.
Hiện tại, ĐCSTQ dùng phương thức này để chen chân vào 30 kênh truyền thông nổi tiếng thế giới. Nhóm độc giả là cấp quản lý ở các tầng lớp xã hội và những nhân vật có sức ảnh hưởng lớn ở xã hội quốc tế.
Báo cáo Trật tự mới về truyền thông thế giới mà ĐCSTQ theo đuổi của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF) cho biết, những thứ này chính là chiêu trò “con ngựa thành Troy kiểu mới”, sẽ giúp ĐCSTQ tiến hành tuyên truyền đến các phần tử tinh anh trên toàn thế giới.
Ông Cédric Alviani, Giám đốc điều hành Văn phòng Đông Á của RSF cho biết, những bài báo được chèn ghép này là do chính quyền ĐCSTQ cố ý chọn lọc ra, đối tượng nhắm vào là “những người có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, những người đưa ra và đặt định chính sách cho đến những người quan tâm đến lợi ích kinh tế”.
Theo tính toán của các nhân sĩ truyền thông Hoa Kỳ, các chuyên mục chèn ghép có thể đem đến thu nhập 250.000 đô-la Mỹ cho các tờ báo lớn. Ông Cédric Alviani nói: “Truyền thông khó có thể cưỡng lại món tiền nhận từ ĐCSTQ. Vấn đề ở chỗ, khi những kênh truyền thông này cho đăng những nội dung mà ĐCSTQ không thích, Đại sứ quán Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ tìm đến họ để hỏi chuyện xem họ có muốn giữ lại chuyên mục China Watch hay không. Đây chính là mối đe dọa lớn đối với tính độc lập của truyền thông”.
2.2. Tân Hoa Xã chiếu phim tuyên truyền 24 giờ đồng hồ ở Quảng trường Thời Đại
Từ ngày 1/8/2011, trên màn hình quảng cáo ở Tòa nhà thứ 2 tại Quảng trường Thời Đại, Manhattan đã xuất hiện đoạn phim tuyên truyền của kênh truyền thông Tân Hoa Xã. Màn hình HD khổng lồ này nằm ngay vị trí đắt đỏ ở trung tâm New York, tổng diện tích lên đến 238m2, phát sóng những đoạn phim do ĐCSTQ chế tác trong suốt 24 giờ đồng hồ. Theo báo cáo về tính toán giá cả từ các màn hình quảng cáo cùng loại, tiền thuê hàng tháng cho màn hình quảng cáo này có thể từ 300.000 đến 400.000 đô-la Mỹ.
2.3. Nhân Dân nhật báo thiết lập văn phòng ở Manhattan
Ngày 18/2/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ rõ, Tân Hoa Xã và 5 kênh truyền thông chính thức khác của ĐCSTQ là “Sứ đoàn ngoại quốc” (Đoàn thể thực hiện nhiệm vụ ngoại giao của quốc gia). Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những kênh truyền thông này đều bị chính quyền ĐCSTQ kiểm soát, chúng không phải là các cơ quan báo chí độc lập.
3. Bắt cóc và thao túng các tổ chức quốc tế – làm nguy hại cho toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có nhiều lời phát biểu thiên lệch trong dịch virus Vũ Hán khiến người ta phải tự hỏi đây là một tổ chức quốc tế hay là “Tổ chức Y tế của ĐCSTQ”. Sự việc này đã làm dấy lên sự cảnh giác mới của các quốc gia đối với việc ĐCSTQ thâm nhập vào cơ cấu của Liên Hiệp Quốc. Sự thật là ĐCSTQ đã đi sâu vào mọi ngóc ngách trong Liên Hiệp Quốc có trụ sở đặt tại New York để kiểm soát quyền phát ngôn ở Liên Hiệp Quốc.
3.1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hay là “Tổ chức y tế Trung Quốc”?
Dịch bệnh viêm phổi do virus Vũ Hán đang lan rộng với mức độ nghiêm trọng khắp toàn cầu. Tuy nhiên, Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trực thuộc Liên Hiệp Quốc, có thái độ đánh giá thấp tính nghiêm trọng của dịch bệnh và một mực ca ngợi ĐCSTQ khiến cho chính phủ và người dân các quốc gia trên thế giới cảm thấy bất mãn.
Một cư dân mạng người Canada đã phát động ký tên thỉnh nguyện toàn cầu lớn nhất trên mạng vào cuối tháng 1 để yêu cầu Tedros từ chức. Trước mắt, tính đến hết ngày 2/4 đã thu thập được hơn 690.000 chữ ký, mục tiêu của ký tên thỉnh nguyện là 1 triệu chữ ký.
Ảnh chụp màn hình trên trang Change.org, thu thập chữ ký kêu gọi ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ chức. Vào ngày 8/4, số người ký đã có trên 747.000 người.
Trong thư thỉnh nguyện ký tên cho biết vào ngày 23/1, ông Tedros đã từ chối công bố dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc là “sự kiện y tế khẩn cấp toàn cầu” dẫn đến số người nhiễm bệnh và tử vong tăng cao. Điều này có quan hệ với việc ông Tedros đánh giá thấp dịch bệnh viêm phổi khiến người dân thế giới cho rằng ông không thích hợp đảm nhiệm chức vụ hiện giờ và kêu gọi ông lập tức từ chức. WHO phải giữ vị trí trung lập về chính trị, tuy nhiên ông Tedros không hề tiến hành điều tra gì, chỉ trực tiếp chọn lấy và tin vào số liệu người nhiễm bệnh và tử vong do ĐCSTQ cung cấp, khiến cho nhiều người cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, kỹ thuật chữa trị y tế của Đài Loan tiên tiến hơn so với một số quốc gia thành viên của WHO và Đài Loan không nên bị loại ra ngoài với bất kỳ lý do chính trị nào.
Nghị viên Marco Rubio lên tiếng chỉ trích việc Tedros không ngừng lặp lại “lời nói dối của ĐCSTQ rằng không có bằng chứng rõ ràng cho thấy virus Trung Quốc có thể truyền từ người sang người”, kết quả đã dẫn đến nguy cơ y tế cộng đồng bùng phát toàn cầu.
3.2. Tổ chức nhân quyền thế giới cung cấp danh sách các nhân sĩ bất đồng chính kiến cho ĐCSTQ
Theo báo cáo ngày 14/12/2019 của Fox News, nhân viên Liên Hiệp Quốc Emma Reilly tiết lộ với kênh này rằng Văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Thụy Sĩ đã liên tục cung cấp tin tức và danh sách các nhân sĩ hoạt động nhân quyền và những người chỉ trích chính quyền cho ĐCSTQ.
Năm 2013, Reilly đã tố cáo hành vi của Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong bức thư viết cho quan chức ngoại giao cấp cao và nghị viên Quốc hội Hoa Kỳ của cô có đoạn, “Văn phòng Cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc (Office of The High Commissioner for Human Rights) hiển nhiên liên tục cung cấp tin tức cho ĐCSTQ và tiết lộ nhân viên công tác nhân quyền nào đó sẽ tham gia vào Hội nghị Geneva”.
Fox News đã có được bản sao bức thư của Reilly, trong đó có một thư điện tử cho thấy Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã bàn giao tên của một số nhân sĩ bất đồng chính kiến cho ĐCSTQ. Trong thư còn nói rằng một số nhân sĩ hoạt động nhân quyền bị nhắm đến là công dân Hoa Kỳ và cư dân có tư cách thường trú vĩnh viễn ở Hoa Kỳ.
Việc tố cáo này đã gián tiếp vạch trần ĐCSTQ đứng đằng sau thao túng trong nhiều năm qua. Đây là một trong những thủ đoạn làm suy yếu cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Nó đã phản ánh sự thâm nhập sâu rộng của ĐCSTQ vào nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Trên thực tế, những việc làm mờ ám này chỉ mới là phần nổi của tảng băng trôi mà thôi.
4. Giáo dục Mỹ “được thuê” làm cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ
Phương thức xâm nhập của ĐCSTQ đối với các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ bao gồm việc thành lập Viện Khổng Tử, tài trợ tiền quỹ, lợi dụng du học sinh để ăn cắp bí mật, gây áp lực hạn chế tự do ngôn luận trong khuôn viên trường học… Hành vi của Trung cộng làm khuấy động sự cảnh giác từ chính phủ, sinh viên và các kênh truyền thông của nước Mỹ.
Theo báo cáo ngày 5/4/2019 của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), dựa trên số liệu Bộ Giáo dục Mỹ cung cấp, ít nhất 9 trường đại học ở Mỹ đã thu tiền tài trợ tổng cộng 10,5 triệu đô-la Mỹ từ Huawei trong 6 năm qua. Trong đó có Đại học Cornell ở tiểu bang New York nhận nhiều tiền nhất với khoảng hơn 5,3 triệu đô-la Mỹ.
Vào ngày 2/2/2020, Tờ NY Daily news đăng tải bài bình luận “ĐCSTQ chống lưng trường đại học ở Mỹ: Đại học tiểu bang New York phải điều tra Viện Khổng Tử ngay cả khi nó không đóng cửa”. Bài bình luận bày tỏ, trước mắt có 6 học viện trong Hệ thống đại học tiểu bang New York (SUNY) tiếp nhận Viện Khổng Tử, đó là: Stony Brook University, University at Albany, SUNY Global Center, Binghamton University, University at Buffalo, State College of Optometry.
Todd Pittinsky, Phó giáo sư Khoa Công nghệ và Xã hội trường Stony Brook University cho biết: “Sai lầm ở chỗ là chúng tôi đã mang nền giáo dục của nước Mỹ đi làm thuê cho cơ cấu tuyên truyền của một nước ngoại quốc”. Nội dung giảng dạy của Viện Khổng Tử chính là lịch sử theo phiên bản của ĐCSTQ. Trong bản hợp đồng hợp tác với các trường đại học đều viết là “tôn trọng pháp luật của Trung Quốc” cho nên mối nguy hiểm tiềm ẩn mà nó mang theo là điều hiển nhiên không cần phải nói.
Pittinsky cho biết Đại học Chicago, Đại học Illinois Urbana-Champaign, Đại học Pennsylvania… đã dừng hợp tác với Viện Khổng Tử, nhưng Tiểu bang New York vẫn chưa đóng cửa Viện Khổng Tử và cũng không có lời giải thích rõ ràng cho người nộp thuế lý do vì sao có thể tiếp nhận Viện Khổng Tử, để nó làm xâm hại đến nền tự do học thuật của Hoa Kỳ, thậm chí cũng không thể nói rõ vì sao tiếp nhận Viện Khổng tử là một việc kinh doanh tốt.
5. ĐCSTQ thâm nhập vào cộng đồng người Hoa ở New York
Cộng đồng người Hoa ở New York như Chinatown, Flushing… là “cứ điểm” kinh doanh trọng yếu của ĐCSTQ trong nhiều năm qua. Hội liên hiệp cộng đồng người Hoa ở miền Đông nước Mỹ (tên gọi trước đây là: Hội liên hiệp cộng đồng người Hoa ở New York) cũng nghe theo mệnh lệnh từ Lãnh sự quán Trung Quốc. Sau khi ĐCSTQ phát động bức hại Pháp Luân Công, Hội trưởng Lương Quan Quân đã tích cực phối hợp với Lãnh sự quán Trung Quốc tổ chức phỉ báng Pháp Luân Công, thậm chí là sử dụng bạo lực để công kích.
Nhiều hội người Hoa khác như Phòng thương mại, Hội đồng hương, đa số đều là người đại diện và công cụ chính trị ở hải ngoại của ĐCSTQ. Ví dụ, Hội đồng hương Ôn Châu, Hội đồng hương Phúc Châu ở New York, Hội đồng hương Thượng Hải trực tiếp do ĐCSTQ chống lưng. Vào ngày 17/5/2008, dưới sự chỉ huy của Bành Khắc Ngọc đảm nhiệm chức vụ Tổng lãnh sự ở New York, nhiều “hội đồng hương” đã chi tiền thuê mướn từ hàng trăm đến cả ngàn người để bao vây học viên Pháp Luân Công tại Flushing ở New York, tiến hành lăng mạ trên quy mô lớn và tiếp tục bao vây trong hơn 20 ngày.
Lãnh sự quán Trung Quốc đã tiến hành phá hoại nhắm thẳng vào buổi biểu diễn Shen Yun, là đoàn nghệ thuật giới thiệu văn hóa truyền thống Trung Hoa có trụ sở tại New York. Ngày 3/1/2019, Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun đã cử hành 29 buổi diễn ở trung tâm Lincoln và đón nhận sự khen ngợi từ các nhân sĩ chủ lưu ở địa phương. Tuy nhiên, trong suốt thời gian biểu diễn, những phần tử thân cộng như Lý Hoa Hồng… là nhà tài trợ cho Phòng 610 của ĐCSTQ ở Thiên Tân, đã bôi nhọ và phỉ báng Shen Yun và Pháp Luân Công bên ngoài Nhà hát kịch New York và đã bị khán giả lên án.
Ngày 20 đến 22/12/2019, một nhóm hơn 20 người gồm những phần tử thân Trung cộng như Lý Hoa Hồng… đã bôi nhọ và nói xấu Shen Yun trước Trung tâm Nghệ thuật Biểu diễn của Trường Cao đẳng Purchase (The Performing Arts Center at Purchase College) ở thành phố Purchase, tiểu bang New York.
Kết luận: Nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, tránh xa ôn dịch
Trong buổi họp báo ngắn ngày 1/4, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo phát biểu: “Căn cứ theo mô hình dự đoán của các công ty quan sát cho thấy dịch bệnh ở New York sẽ đạt đến đỉnh điểm vào cuối tháng 4, căn cứ theo dự đoán của Viện nghiên cứu và đánh giá sức khỏe của Đại học Flushing thì New York sẽ có khoảng 16.000 người chết vì virus Vũ Hán”.
Washington, Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từng nói:
Chính sách của nước Mỹ là lấy nguyên tắc đạo đức cá nhân làm cơ sở, lấy hết thảy đặc điểm của việc đắc được lòng dân và sự tôn trọng của toàn thế giới để thể hiện ra tính ưu việt. Tôn giáo và đạo đức là hai trụ cột thiết yếu. Chính trị gia thuần túy phải giống như một người thành kính, biết tôn trọng và trân quý tôn giáo cùng với đạo đức.
Sinh mệnh là vô cùng đáng quý. Chúng ta tìm hiểu sâu về nguyên nhân sâu xa của dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra ở New York là để giúp đỡ nhân sĩ các giới ở nước Mỹ nhìn rõ kinh nghiệm và bài học giáo huấn trong quá khứ, lập tức chấm dứt hành vi xâm hại của ĐCSTQ vào nước Mỹ và bản thân mình. Nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ, nó mới thật sự là virus, từ đó tránh xa ĐCSTQ thì mới có thể tránh xa ôn dịch mà nó mang đến.
Trải qua trận ôn dịch quy mô lớn lần này đã mở ra thời đại để toàn thế giới nhìn rõ bản chất của ĐCSTQ.
Kiên Định dịch và biên tập
Mỹ cần chặn ngay dòng tiền giúp cho những tham vọng không tử tế của chính quyền Trung Quốc
Tập Cận Bình có lý do thúc đẩy để phải tuyên bố chiến thắng đại dịch virus Vũ Hán và ra lệnh cho công dân trở lại làm việc. Nếu ông ta không khởi động lại nền kinh tế đất nước thì có thể ông ta sẽ cạn tiền tiêu.
Tất nhiên, ông Tập có thể cho in thêm tiền Nhân dân tệ với một số lượng bất kỳ, nhưng bên ngoài biên giới Trung Quốc không có nhiều người muốn dùng loại tiền đó vì nó không phải là loại tiền tệ tự do chuyển đổi (convertible currency).
Tình cảnh tài chính thảm khốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể sẽ buộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải sửa đổi hành vi để trở nên tử tế hơn, nhưng Bắc Kinh có thể đang nhận được sự giúp đỡ từ những nguồn tiền không ngờ tới.
Dòng tiền chảy vào Trung Quốc
Đầu tiên, phải kể đến các công ty tài chính phương Tây hoặc là những cá nhân đang gấp rút rót tiền cho Trung Quốc.
Vào đầu năm 2019, trước khi virus Vũ Hán tấn công, công ty tài chính Mỹ Morgan Stanley Capital International đã nâng tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc. Hàng chục tỷ USD tiền tự do chuyển đổi đã chảy vào kho bạc nhà nước Trung Quốc.
Chỉ số Bloomberg Barclays Global Aggregate Index đã làm điều tương tự cho thị trường trái phiếu Trung Quốc, và nhà nước Trung Quốc đã lấy được hơn 100 tỷ USD từ nguồn tiền tự do chuyển đổi này. Đây là một nguồn tiền rất lớn và là một nguồn tiền “thật”, có giá trị thật. Có thể còn nhiều tiền nữa đang chảy tới.
Thứ hai, khu vực công của Mỹ đã chất tiền cho Trung Quốc. Ở cấp độ quốc gia, chương trình tiết kiệm cho nhân viên liên bang của Mỹ (Thrift Savings Program) đã chuyển tiền tiết kiệm của những người về hưu (trong số đó có nhiều cựu quân nhân) vào thị trường Trung Quốc.
Ở cấp tiểu bang, quỹ hưu trí công cộng California (CalPERS) lớn nhất nước Mỹ cũng làm điều tương tự. Đáng chú ý là giám đốc đầu tư của quỹ có trị giá 400 tỷ USD này là một người gốc Hoa, Bân Mạnh. Mới đây, Washington đã gia tăng giám sát quỹ này bởi có những khoản đầu tư đáng ngờ.
Khi các thượng nghị sĩ và các đại diện Mỹ chất vấn “khôn ngoan và đạo đức ở đâu” khi cấp vốn cho chính quyền ĐCSTQ, vốn là một chế độ độc tài hiếu chiến, hung hăng, đồng bóng đang tìm cách thay thế vị trí của Mỹ, thì ngành công nghiệp tài chính đã phản hồi lại các chính trị gia bằng những cử chỉ xem thường.
Dường như Phố Wall và các công ty thương mại Mỹ đã bị che mắt khi tiếp tục làm ăn với một chế độ kiểu Hitler, giúp nó phát triển thành một đội quân hùng mạnh, từng lên kế hoạch tấn công các đồng minh và tấn công cả chúng ta.
Để mở rộng phạm vi địa chính trị, sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc ném tiền vào các dự án cơ sở hạ tầng trải dài từ Nam Á đến Bắc Đại Tây Dương, từ Biển Đông đến Palau.
Cục nghiên cứu quốc gia châu Á ước tính hiện BRI có giá khoảng 1.000 đến 1.300 tỷ USD. Trong những thập niên qua, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã tăng trung bình khoảng 10% mỗi năm, một tỷ lệ vượt xa các đối thủ.
Có được một khoản chi như vậy, Trung Quốc đã có thể đã tránh được đại dịch và ngăn ngừa những điều như thế trong tương lai. Nhưng họ đã làm gì với nguồn tài chính dồi dào ở trong nước, chính quyền ĐCSTQ đã chi vô khối tiền cho cái gọi là “ổn định trật tự” bằng cách đàn áp những gia đình đông con, những người dùng Internet, những người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo, nhũng nhà dân chủ Hồng Kông và đến cả Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng.
Chính quyền Trung Quốc bưng bít thông tin khiến virus Vũ Hán phát tán xa hơn
Sau khi virus Vũ Hán lan rộng, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm hành vi sai trái của mình, đầu tiên che đậy, sau đó cản trở những người nhận thức được vấn đề, ngăn chặn tin tức, giảm thiểu mức độ dịch bệnh và cuối cùng đổ lỗi cho các nạn nhân của nó.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O’Brien nói rằng Trung Quốc đã “che đậy” sự bùng phát virus corona ngay từ đầu, khiến một phản ứng toàn cầu hiệu quả bị trì hoãn đi 2 tháng. Vị cố vấn Mỹ cũng lưu ý, có nhiều báo cáo nguồn mở từ Trung Quốc, từ công dân Trung Quốc rằng chính quyền ĐCSTQ đã bịt miệng các bác sĩ để các thông tin về dịch bệnh không thoát ra bên ngoài.
Khi cái kim trong bọc lòi ra thì Trung Quốc cản trở các chuyên gia quốc tế đến để nghiên cứu về căn bệnh và sự lây lan của nó.
Tệ hại hơn là trong khoảng thời gian đó, những du khách vô tình mang virus đã phát tán khắp nơi, các nước đã mất thêm nhiều tuần để thu thập vật tư y tế, thiết lập cơ sở vật chất và phát triển các biện pháp đối phó với dịch bệnh.
Không chỉ gây ra và làm trầm trọng một đại dịch toàn cầu, các quan chức Trung Quốc còn khiến cộng đồng quốc tế phẫn nộ khi họ tìm cách đổ lỗi cho nước Mỹ.
Có phải là mù quáng không khi thời điểm này các nhà đầu tư vẫn đề dòng tiền của họ chảy đến một chế độ độc tài, nơi tập trung cải tiến quân đội, xây dựng trại tập trung và thu hoạch nội tạng sống các tù nhân lương tâm. Tất cả đã được chứng minh bằng tài liệu, cho thấy sự phi nhân tính của ĐCSTQ ngang với hành vi của bác sĩ Josef Mengele của Đức quốc xã hoặc “Đơn vị 731” của Nhật Bản.
Tham vọng loại tiền tệ tự do chuyển đổi
Hầu hết mọi thứ Trung Quốc cần từ nước ngoài bao gồm thực phẩm, dầu, quặng sắt và công nghệ, những thứ đòi hỏi phải có USD, hoặc sử dụng đồng euro, đồng yên Nhật và đồng bảng Anh đều được.
Nhưng tham vọng toàn cầu của Trung Quốc là tiền tệ tự do chuyển đổi, bởi vì để tài trợ cho các dự án BRI hoặc mua công nghệ, mua công ty nước ngoài, thậm chí mua các lãnh đạo của họ, Bắc Kinh phải trả bằng loại tiền mà có người chấp nhận.
Tương tự, các đại sứ quán của Trung Quốc cũng phải chi trả cho các khoản lương thưởng bằng USD hoặc trang trải các khoản chi tiêu quá mức của những ông trùm. Các giáo sư Harvard với các hợp đồng dấm dúi bí mật trong “Chương trình ngàn nhân tài” của Trung Quốc cũng phải chi bằng USD và chắc chắn không phải là đồng nhân dân tệ.
Trung Quốc cũng tốn không ít tiền của cho chiến dịch tuyên truyền nhằm đổ lỗi cho virus ở Hoa Kỳ.
Trung Quốc có thể in đồng nhân dân tệ, cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng, cung cấp trợ cấp, hạ lãi suất, hoặc ra lệnh hoãn trả nợ hoặc những gì tương tự. Nhưng ngay cả khi Bắc Kinh mang tiền đi cho, thì chính quyền này vẫn phải lo lắng về tình trạng thất nghiệp, lạm phát và quá nhiều nợ ở mọi cấp độ, từ cá nhân cho đến trung ương.
Nếu điều này vượt khỏi tầm kiểm soát, người dân Trung Quốc sẽ mất niềm tin vào nền kinh tế dẫn đến mất lòng tin vào chính quyền ĐCSTQ và tạo điều kiện dẫn đến sự bất ổn công chúng. Nhưng điều đó chưa đủ tệ. Nếu không có tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi, nó sẽ còn tệ hơn.
Trung Quốc không thể in tiền USD hay tiền euro. Vì vậy họ phải kiếm chúng thông qua một số hình thức, bao gồm xuất khẩu sản phẩm, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bắc Kinh giả vờ rằng họ vẫn là một quốc gia đang phát triển và do đó có đủ điều kiện nhận các khoản ưu đãi và viện trợ tài chính từ các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.
Ngoài ra Trung Quốc còn có các phương pháp khác như mua các công ty nước ngoài hoặc thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài. Nhưng nhiều doanh nhân Trung Quốc khi kiếm được USD ở nước ngoài lại muốn muốn giữ tiền của họ ngoài Trung Quốc và nằm ngoài bàn tay kiểm soát của ĐCSTQ.
Vì vậy, có thể thấy ngay vấn đề của ông Tập, nếu Trung Quốc không xuất khẩu, thì không thể kiếm được tiền USD.
Và nếu Trung Quốc có vẻ hỗn loạn, xung đột hoặc trong tương lai gặp kiểu tai nạn “thiên tai sinh học” như virus Vũ Hán, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ rời đi một phần hoặc hoàn toàn, thậm chí họ sẽ tránh xa việc đầu tư tương lai vào Trung Quốc.
Tất cả điều này cộng lại, Bắc Kinh không còn đủ ngoại hối để mua những gì họ cần hoặc làm những gì họ muốn.
Triệu Hằng dịch và biên tập
usaelection gởi