Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
TÂM TỪ BI VÀ TÂM HOAN HỶ


Thế thì làm sao các tâm vô lượng được tỏa rộng và tràn ngập lẫn nhau?

1. TÂM TỪ : Tâm từ (tình yêu thương) vô hạn hỗ trợ cho tâm bi mẫn, khiến cho không bị chuyển hướng thành tâm thiên vị, đồng thời ngăn cản để không có một sự phân biệt đối xử nào xảy ra bằng cách khơi dậy tính chọn lọc và cẩn trọng (trạch pháp và thẩm sát).

Do đó, bảo vệ chúng ta không rơi vào trạng thái thiên vị hoặc ác cảm với đối tượng đối nghịch, cần loại trừ. Tâm từ truyền cho tâm xả tính vị tha, không hạn lượng và thậm chí cả lòng nhiệt thành. Vì lòng nhiệt thành cũng được chuyển hóa và kiểm soát, một phần của sự điềm tĩnh bậc nhất, gia tăng sức mạnh cho thiền định và sự nhẫn nại khôn ngoan.

2. TÂM BI : Tâm bi (lòng trắc ẩn) không cho tâm từ và tâm hỷ quên rằng, trong khi cả hai đang hưởng thụ hay cho đi những hạnh phúc tạm bợ và có hạn thì lúc đó vẫn tồn tại những trạng thái đau khổ khủng khiếp nhất trên thế gian. Tâm bi nhắc nhở tâm từ và tâm hỷ rằng hạnh phúc luôn cùng tồn tại với nỗi đau khổ khôn lường, có lẽ ở ngay ngưỡng cửa kế bên thôi. Đó là lời nhắc nhở cho tâm từ và tâm hỷ rằng có nhiều đau khổ trong thế giới hơn mức chúng ta tưởng khi mà tâm từ và tâm hỷ đem đến sự xoa dịu đau khổ cho thế giới.

Tuy nhiên, sau khi sự xoa dịu đó biến mất, nỗi buồn và nỗi đau chắc chắn trỗi dậy một lần nữa, trỗi dậy liên tục cho đến khi đau khổ được nhổ tận gốc, lúc mà ta hoàn toàn đạt được Niết-bàn. Tâm bi không cho phép điều mà tâm từ và tâm hỷ đồng cảm, chỉ để khép mình lại thế giới rộng lớn bằng cách tự giới hạn mình trong một khu vực hẹp của nó.

Tâm bi ngăn cản tâm từ và tâm hỷ chuyển sang trạng thái tự mãn trong sự nhỏ nhen, ghen tuông bảo vệ hạnh phúc nhỏ nhặt. Lòng trắc ẩn khuấy động và thúc giục tâm từ mở rộng phạm vi; tâm bi khuấy động và kêu gọi tâm hỷ tìm kiếm nguồn dinh dưỡng tươi mới. Do đó, tâm bi giúp tâm từ và tâm hỷ phát triển thành những trạng thái thực sự vô biên (appamaññā).

Tâm bi bảo vệ tâm xả khỏi rơi vào tình trạng thờ ơ lạnh lùng và giữ cho tâm xả khỏi sự trì trệ lười biếng hoặc ích kỷ. Cho đến khi sự tâm xả đạt được sự hoàn hảo, tâm bi thúc đẩy tâm xả đi vào lại chiến trường của cuộc chiến thế giới, để ta có thể đứng vững trước thử thách, bằng cách tôi luyện và củng cố chính sự bình thản, điềm đạm của tâm xả.

3. TÂM HỶ: Tâm hỷ (niềm vui từ sự đồng cảm) giúp tâm bi không bị choáng ngợp trước cảnh đau khổ của thế giới, từ việc đón nhận mọi thứ mình thích cho đến việc loại trừ những thứ mình ghét. Tâm hỷ làm giảm căng thẳng tinh thần, xoa dịu sự cháy bỏng đau đớn của trái tim nhân ái. Tâm hỷ giữ cho tâm bi khỏi sự ấp ủ ưu sầu không mục đích, khỏi sự đa cảm vô ích chỉ làm yếu đuối và nhu nhược, tiêu tốn sức mạnh của tâm trí và con tim. Tâm hỷ phát triển tâm bi thành lòng trắc ẩn tích cực.

Tâm hỷ mang lại cho tâm xả sự điềm đạm nhẹ nhàng để làm dịu đi vẻ ngoài nghiêm khắc của tâm xả. Đó là nụ cười trên khuôn mặt của Đấng giác ngộ, một nụ cười vẫn tồn tại, cho dù với trí tuệ biết đời là bể khổ, một nụ cười mang lại niềm an ủi và hy vọng, sự can đảm và tự tin: “Hãy rộng mở những cánh cửa giải thoát”, tâm hỷ thúc giục trong lòng như vậy.

Tâm Cung dịch [Từ tác phẩm “The Four Sublime States” của Hòa thượng Nyanaponika Thera, phần The Inter-Relations Of The Four Sublime States – Loving-kindness, Compassion and Sympathetic Joy]


________________


Hoang Nguyen gởi