Tản mạn cuối tuần
Mặc niệm ngày Quốc Hận tang thương 30 tháng tư năm 1975, chúng ta cùng đọc lại trích đoạn dưới đây từ "Diễn Đàn Trái Chiều" phát hành tuần này của của bình luận gia Vũ Linh và cùng suy ngẫm.
TT Ford. Cộng Hòa 1974 – 1976
TT Ford nhậm chức sau khi TT Nixon từ chức. Ông thừa hưởng một nước Mỹ phân hóa nặng chưa từng thấy và phải tập trung mọi nỗ lực để cứu con bệnh Mỹ, trong khi uy tín ông không có bao nhiêu vì chỉ là tổng thống ‘ngáp’ do Nixon chỉ định chứ không ai bầu (tuy ông có được quốc hội phê chuẩn). Trong chuyện VN, ông hoàn toàn bị trói tay bởi Hiệp Định Paris cũng như các luật Church-Cooper.
Khi VC rầm rộ chiếm miền Trung, ào ạt nam tiến, TT Ford tìm mọi cách cứu giúp.
1. Ông yêu cầu quốc hội cho lính Mỹ trở lại viện cớ không phải để cứu nam VN, mà là để bảo vệ lính và dân Mỹ còn đang ở VN. Bị quốc hội DC bác bỏ.
2. Ông cũng yêu cầu quốc hội cho tháo khoán khẩn cấp 720 triệu tiền viện trợ quân sự đã được phê chuẩn cho tài khoá 75 nhưng chưa tháo khoán. Cũng bị quốc hội DC bác bỏ. Nhưng TT Ford vẫn bất chấp, trong những ngày cuối, chở hàng loạt vũ khí, đại bác, súng đạn qua cho VNCH, lấy cớ thay thế hao mòn mất mát, trên nguyên tắc được Hiệp Định Paris cho phép.
3. Giữa tháng Tư 75, khi VC gõ cửa Sàigòn, quốc hội DC cũng bác luôn yêu cầu của TT Ford xin viện trợ khẩn cấp 300 triệu để tăng cường bảo vệ thủ đô Sàigòn và phần còn lại của miền Nam trong khi chờ đợi (hy vọng?) các bên điều đình lại.
4. Cận ngày mất nước khi không còn hy vọng gì, TT Ford xin chuyển số 300 triệu này qua một quỹ đặc biệt giúp chuyên chở và định cư tại Mỹ khoảng 200.000 quân cán chính VNCH mà ông cho rằng chắc chắn sẽ bị VC giết sau khi họ chiến thắng. Đề nghị này cũng bị quốc hội DC bác.
Khi đó, tân thượng nghị sĩ Joe Biden đã biểu quyết chống tất cả 4 yêu cầu khẩn cấp trên của TT Ford, không chừa một cái nào.
Cho đến giờ phút này, kẻ này vẫn không thể hiểu tại sao trong cộng đồng gọi là tị nạn, chống cộng chết bỏ, năm nào cũng tổ chức kỷ niệm ngày Quốc Hận tang thương, mà lại có không ít dân ủng hộ Biden. Một là họ không biết họ đang làm gì, hai là họ giả dối, chống cộng cuội.
Thắc mắc này chắc sẽ không bao giờ có câu trả lời vì các ông bà này chỉ biết… ‘làm thinh’ thôi.
KẾT
Nhìn vào thực tế lịch sử,
- VN từ thời Quốc Gia VN đến Đệ Nhất rồi Đệ Nhị Cộng Hòa, cũng kể luôn cả chế độ VC tại miền Bắc, trước sau vẫn chỉ là quân chốt trên bàn cờ chính trị thế giới.
- Quân chốt của Mỹ và quân chốt của khối CS quốc tế, trong một cuộc chiến ‘ủy nhiệm’ không hơn không kém. Việc đánh hay giúp VN – QG hay CS - luôn nằm trong những tính toán lớn của các đại cường. Cấp lãnh đạo VN từ CS đến QG, có tiếng nói rất nhỏ và quyền hành còn nhỏ hơn nữa.
Dù vậy, cũng không thể nói cấp lãnh đạo VN hoàn toàn không có trách nhiệm.
Về cấp lãnh đạo CSVN, ta khỏi cần bàn cho mất thời giờ khi chính miệng Lê Duẩn xác nhận chúng đánh miền Nam vì Liên Xô và Trung Cộng.
Về phiá quốc gia, trách nhiệm không nhỏ.
- Từ Bảo Đại ăn chơi trác táng bên Pháp bất cần việc nước,
- tới TT Diệm xây dựng nên một quốc gia thịnh vượng và ổn định, nhưng sau đó phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng, trở nên độc tài,
- tới các tướng lãnh đảo chánh trên danh nghĩa để đánh VC hữu hiệu hơn, nhưng rồi vì tham vọng cá nhân liên tục chỉnh lý lẫn nhau, bán cái việc đánh VC cho Mỹ,
- các sư sãi mang bàn thờ xuống đường ‘chống chiến tranh’,
- linh mục ‘chống tham nhũng’,
- sinh viên ‘chống bắt lính’,
- ký giả ‘đi ăn mày’,
- nhân sĩ ‘đòi quyền sống’,
- các chính khách thời cơ ‘cẳng giữa’,
- những cuộc triệt thoái hỗn độn qua những quân lệnh bất nhất,…
cuối cùng đưa đến mất nước, đó chính là những phần trách nhiệm lớn của người Việt quốc gia, không phải là lỗi của Johnson hay Nixon hay Kissinger gì hết.
Lịch sử VNCH sẽ ghi nhận ta có 4 ông tổng thống:
- một ông bị giết,
- hai ông đào nhiệm và từ chức,
- một ông hấp tấp đầu hàng khi giặc gõ cửa.
Một lịch sử không mấy hãnh diện. Đáng buồn!
* Những sai lầm đó đưa đến sự hy sinh cao cả nhưng oan uổng của một số tướng lãnh oai hùng tuẫn tiết vì nước và những sĩ quan và lính can trường chiến đấu đến cùng dù biết vô vọng.
* Lập luận "Mỹ tháo chạy" hiển nhiên không sai lắm, nhưng dù sao cũng vẫn là cách các quan chức miền Nam xiả tay đổ thừa mà không dám nhận phần trách nhiệm của chính mình.
* Nhiều chính khách và tướng tá có trách nhiệm lớn trong cuộc chiến sau này đã viết sách, hồi ký, hay nói chuyện. Hầu hết đều khoe mình đúng và tài giỏi, để đổ thừa tất cả sai lầm hay trách nhiệm lên đầu người khác. Điều đáng buồn là hình như trong những vị này, đã không có một vị nào nhận sai lầm của chính mình, công khai có một lời xin lỗi người dân, nhất là xin lỗi người lính của họ đã bị họ bỏ lại, sống chết không cần biết, từ lính chủ lực tới địa phương quân, nghĩa quân, nhân dân tự vệ, và nhất là vợ con của lính, là những nạn nhân thật sự khốn khổ nhất trong cuộc chiến bi thảm kéo dài 30 năm.
Vũ Linh
_____________
Đỗ Hứng gởi