Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Tập Cận Bình và chính sách Biển Đông
 
 
 
Tình hình chung
 
Suốt thập niên 50, và đầu thập niên 60, Nga Sô giúp Trung Cộng cố vấn và kỹ thuật thành lập Hải Quân Nhân Dân. Cho tới cuối thập niên 80, phần lớn Hải Quân Tầu chỉ gồm có giang đĩnh và tầu tuần duyên. Tây phương gọi nó là Hải quân nước nâu, mầu nước sông ngòi (brown-water-navy) (1). Nhưng bước sang thập niên 90 khi khối CS Nga Sô sụp đổ, giới lãnh đạo Hoa Lục không còn phải lo phòng thủ biên giới Nga – Hoa, chúng ta còn nhớ cuối thập niên 60, họ đã chạm súng  tại biên giới và cả hai bên sau đó phải đưa nhiều sư đoàn tới phòng thủ.
 
        Nay Trung Cộng quay ra phòng thủ biển phía đông.  Hơn trăm năm trước, thời nhà Thanh, Bát quốc liên quân Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Nga, Áo, Hung đã từ đây vào xâm lược Trung Hoa. Hồi Thế chiến Thứ Hai quân Nhật cũng từ Biển đông vào xâm lăng nước Tầu.
 
       Từ năm 2008 Trung Cộng  bắt đầu canh tân Hải quân, lên kế hoạch thành lập một Hạm đội nhỏ Hàng không mẫu hạm trong tương lai gần nhưng chỉ có mục đích phòng thủ đối với các lực lượng thù nghịch. Năm 2009 với đà tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Hải Quân Trung Cộng đã được coi như Hải quân nước xanh lá cây (green-water-navy), có nghĩa là Hải quân cận duyên nhưng cũng có khả năng ra biển. Sau đó họ chủ trương bành trướng ra các đảo trong vùng để tiến tới Hải quân nước xanh da trời (blue water) có khả năng ra biển khơi.
 
        Như vậy họ mới canh tân Hải quân từ 10 năm nay, nghĩa là chưa thoát khỏi lạc hậu. Chắc quí vị đều biết cách đây khoảng 3, 4 năm, một ông Tướng bốn sao của Nhật đã đánh giá Hải quân và không quân Trung Cộng còn lạc hậu từ 10 cho tới 20 năm so với Hải quân Nhật về kỹ thuật và huấn luyện. Người Nhật còn thách thức nếu có Hải chiến tại Biển Đông, họ sẽ đánh tan hạm đội Trung Cộng trong vòng vài ngày. Người Nhật đã có kinh nghiệm về Hải quân từ Thế Chiến Thứ Hai. Tin trong nước VN cũng nói nếu có hải chiến Hoa-Nhật thì phần thắng sẽ về phía quân Nhật.
 
        Nay theo xếp hạng về quân sự trên trang Hỏa Lực toàn cầu (globalfirepower.com) năm 2020 Mỹ đứng đầu, thứ 2 Nga, thứ 3 Trung Cộng, thứ 4 Ấn Độ, thứ 5 Nhật, thứ 6 Nam Hàn, thứ 7 Pháp, thứ 8 Anh.....năm ngoái 2019 thứ 5 Pháp, thứ 6 Nhật, thứ 7 Nam Hàn..... Họ xếp theo các tiêu chuẩn Ngân sách quốc phòng, máy bay, tầu chiến, quân số, GDP ... vân vân..
 
        Nước Nga nay NSQP và GDP rất thấp nhưng đứng thứ hai nhờ kho vũ khí cũ từ xưa để lại. 
 
       Trở lại chuyện Biển Đông, Tập Cận Bình Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư đảng cầm quyền từ năm 2012 là người đã gây sóng gió tại khu vực này từ nhiều năm qua. Mặc dù chế độ CS do tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách nhưng nay Họ Tập cai trị nước Tầu theo  kiểu Staline của Nga hay Lê Duẩn của BV, nghĩa là chế độ độc tài cá nhân chứ không phải tập thể. Ông ta vạch ra đường lưỡi bò tại Biển Đông, tuyên bố nó thuộc lãnh hải của Trung Cộng và hung hăng hiếp đáp các quốc gia trong vùng.
 
       Năm 2016 Donald Trump trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ, ông này có một chính khách cứng rắn và chống Tầu quyết liệt, mới đầu Tập lân la hòa hoãn nhưng Trump thẳng tay trong cuộc chiến mậu dịch khiến kinh tế Trung Cộng khốn đốn. Nay nhân lúc Mỹ đang bối rối vì đại dịch COVID-19, họ Tập lại gây sự tại Biển Đông, đâm chìm tầu đánh cá VN và hăm dọa các nước trong vùng. Donald Trump trả lời bằng điều các chiến hạm tới khu vực Biển Đông sẵn sàng nghênh chiến.
 
       Vấn đề đăt ra là Trung Cộng có muốn chiến tranh tại Biển Đông hay không? Từ hai năm trước, một Thượng Tướng Hoa Lục tuyên bố ta cứ đánh chìm một Hàng không mẫu hạm Mỹ, chúng rât sợ thương vong, sau đó chúng phải rút đi. Khi một HKMH Hoa Kỳ bị đánh chìm tức là đã có đánh lớn, khi ấy nước Tầu sẽ trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, các thánh phố lớn Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân...mà họ ký ca ký cóp kiến thiết mấy chục năm nay sẽ phút chốc điêu tàn, họ không ngu xuẩn và điên khùng như vậy. Người Mỹ có thể đem chiến tranh tới đất Tầu và ngược lại Tầu không thể đem chiến tranh tới đất Mỹ. Từ nhiều năm nay Hoa Lục chỉ hù dọa đối phương nhưng trò hù dọa mang nhiều rủi ro nguy hiểm.
 
       Từ ngày đắc cử Tổng Thống tháng 11-2016, TT Trump mở chiến tranh thương mại với Trung Cộng và lên án họ cướp công việc của người Mỹ, mỗi năm họ kiếm lời của Mỹ 300 tỷ Mỹ kim nhờ mậu dịch dối trá, ma mãnh. Thời TT Bush con Mỹ bị mất 2 triệu 4 công việc làm, kinh tế Hoa Lục tăng thì 14 triệu người Mỹ mất việc. TT Trump cho rằng thâm thủng thương mại hàng năm lên tới 500 tỷ, trong mấy chục năm qua Mỹ đã chịu thiệt nhiều. D.Trump đã và đang kìm kẹp sự bành trướng của TC về Kinh tế cũng như Quân sự tại Biển Đông. Mỹ vẫn là siêu cường kinh tế có khả năng đè bẹp nước Tầu.
 
       TT Trump mở chiến tranh mậu dịch với Trung Cộng từ đầu tháng 7-2018 khiến kinh tế, tài chính của Hoa Lục vô cùng khốn đốn, chứng khoán của họ giảm 12% tháng 10 và 26% trong một năm qua (trang invest), chỉ số Shanghai giảm 8,84% (VN Express).
 
        Tương quan chính trị quân sự Mỹ-Trung
 
       Tập Cận Bình tìm mọi cách phá cho Donald Trump thất cử trong nhiệm kỳ hai 2020 và gây hấn tại Biển Đông là một đường hướng mà ông ta cho là tốt đẹp để gây bất lợi cho TT Trump, nếu không loại được ông ta thì tương lai kinh tế của Trung Cộng sẽ còn thảm hại lâu dài.
 
       Họ Tập cũng biết chính sách cứng rắn của Donald Trump nhưng ông ta không còn con đường nào khác, nay TT Trump đã điều thêm Chiến hạm và Tầu sân bay tới Biển Đông và đi sát các hòn đảo nhỏ và các chiến hạm Tầu. Trung Cộng hiện đang đối mặt với Hạm đội số 7, một hạm đội lớn nhất của Mỹ hoạt động tại Thái Bình Dương để đương đầu với Trung Cộng về bộ chiến cũng như hải chiến. Nó là một phần của Hạm đội Mỹ gồm từ 60 tới 70 chiến hạm và 300 phi cơ quân sự, 40,000 nhân viên và lính Thủy quân lục chiến.
 
       Dưới đây là vài số thống kê về Quốc phòng giữa Mỹ và Hoa Lục từ trang Hỏa lực toàn cầu (globalfirepower.com.)

Thống kê về Quốc phòng giữa Mỹ và Hoa Lục
 
 Ngân sách Quốc phòng:
              
 Mỹ: 750 tỷ,
              
 Hoa Lục: 237 tỷ
 
 Máy bay quân sự:
              
 Mỹ: 13,264 chiếc
              
 Trung Cộng: 3,210 chiếc
 
 Chiến hạm

 Mỹ: 490 tầu trong đó
 
      có 20 Hàng không mẫu hạm
              
 Trung Cộng: 777 tầu,
 
         2 Hàng không mẫu hạm.
 
        Phi cơ quân sự Trung Cộng phần lớn lỗi thời do Nga viện trợ từ thập niên 60, 70. Họ đang có kế hoạch chế tạo phi cơ mới thay thế các loại cũ. Về Hải quân như đã nói trên, số lượng thì nhiều 777 chiếc nhưng đa số giang đỉnh, giang thuyền hay tầu cận duyên chạy ven bờ, họ mới canh tân Hải quân gần đây, đóng được 2 Hàng không mẫu hạm loại nhỏ, trọng tải 33 ngàn tấn, chỉ bằng 1/3 HKMH Mỹ. HKMH của Hoa Lục chỉ dùng để huấn luyện.
 
dcs09-371-5.jpg
              
USS Gerald Ford
              
China Shandong
 
       Trong khi đó Mỹ hiện có 20 Hàng không mẫu hạm gồm 10 HKMH tối tân hiện dịch 100 ngàn tấn, 2 HKMH trừ bị và 9 HKMH loại trung bình cho máy bay và trực thăng lên thẳng. Nay ngoài Mỹ ra chưa có Quốc gia nào đóng được HKMH 100 ngàn tấn, nó đòi hỏi kỹ thuật cao và vô cùng tốn kém.
 
       Như trên Hoa Kỳ có thể đem chiến tranh tới đất Tầu mà ngược lại Hoa Lục không thể đem chiến tranh tới Mỹ vì Mỹ có các căn cứ khắp nơi trên thế giới trong khi Tầu không có. Mỹ có nhiều hạm đội trấn đóng khắp nơi, Hạm Đội số 7 hoạt động tại Thái Bình Dương để kìm chế Trung Cộng từ Chiến tranh Cao Ly đến nay. Hoa Lục ngày càng gia tăng Ngân sách quốc phòng khiến Tây phương lo ngại. Tổng sản lượng GDP tăng nhanh nhờ nhờ xuất khẩu nhiều hàng hóa, kiếm nhiều lời họ gia tăng NSQP.
 
       Xin có vài nét về sự tiến bộ của Kinh tế Hoa Lục trong mấy thập niên qua, tỷ lệ tăng trưởng rất cao (10 chấm) khiến GDP của họ nay bằng 60% so với GDP Mỹ và là nền kinh tế lớn thứ nhì so với Mỹ. Năm 1952, thời Mao Trạch Đông GDP của họ chỉ có 30 tỷ Mỹ kim, 10 năm sau tăng 47 tỷ, tỷ lệ tăng trưởng rất chậm, 10 năm sau nữa 1972 chỉ lên 113 tỷ, 10 năm sau 1983 tăng thành 304 tỷ khi họ bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho các nước phát triển vào đầu tư, buôn bán.
 
       Sang thập niên 2000, GDP của Trung Cộng tăng trưởng rất mạnh từ  619 tỷ năm năm 1993 lên 1,660 tỷ năm 2003 và tới năm 2013 GDP lên 9,611 tỷ và nay lên hơn 13,000 tỷ (2). Nhưng thực ra con số thống kê họ đưa ra cũng có phần phóng đại vì các tỉnh, địa phương cứ báo cáo cho nhiều để lập thành tích.
 
       So sánh Tổng sản lượng Mỹ-Hoa từ 1970 tới nay ta thấy Hoa Lục tiến rất nhanh từng thập niên
 
Năm
           
Tổng sản lượng
 
 Năm 1970
              
 Mỹ: 1,075 tỷ
              
Trung cộng:  89 tỷ
 
 Năm 1980
 
 Mỹ: 2,862 tỷ,
  
TC lên 305 tỷ
 
 Năm 1990
     
 Mỹ: 5,979 tỷ
    
  TC lên 398 tỷ
 
 Năm 2000
              
 
 Mỹ: 10,284 tỷ
     
  TC lên 1,214 tỷ
 
 Năm 2010
           
 Mỹ: 14,964 tỷ,
        
  TC lên 6,066 tỷ
 
 Năm 2015
        
 Mỹ: 18,036 tỷ
           
  TC lên 11,158 tỷ
 
       Tuy Hoa Lục gia tăng NSQP nhưng còn lâu mới theo kịp Mỹ về Hải quân cũng như Quốc phòng.
 
       Sau Thế chiến Thứ hai, bom nguyên tử là một vũ khí mới và chiến tranh nguyên tử là một hình thức chiến tranh mới trái ngược với chiến tranh cổ điển như súng đạn, tầu chiến, phi cơ quân sự... vế vũ khí nguyên tử Mỹ vẫn đứng đầu Thế giới
 
       Mỹ là nước đầu tiên và duy nhất nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, các nước CS chỉ đánh cắp tài liệu như Nga, Trung Cộng .. Mỹ cũng là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945). Về số lượng, Mỹ là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất.
 
       Từ 1940 tới 1996 (3), trong 56 năm Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí nguyên tử. Người ta ước lượng từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn  tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại. Sô Viết đã chế tạo khoảng 55,000 đầu đạn NT từ  1949, Pháp chế tạo 1,100 đầu đạn NT từ 1960, Anh chế 835 đầu đạn NT từ 1952, Trung Cộng chế 500 đầu đạn từ 1964, các nước khác chế tổng cộng khoảng 500 đầu đạn. Từ 1962 Mỹ thử bom nguyên tử dưới đất (thôi thử trên mặt đất). Kho vũ khí NT của Mỹ nhiều nhất là 31,355 đầu đạn vào năm 1967, nay chỉ còn 4,018.
 
       Năm 1964 Trung Cộng thử bom nguyên tử lần đầu tiên, năm 1967 họ thử bom khinh khí lần dầu. Vào năm 2015 Mỹ ước lượng Hoa Lục có vào khoảng 260 đầu đạn NT (warhead) trong kho (4).
 
       Người ta ước lượng vào giữa năm 2020 họ sẽ sản xuất hơn gấp hai số đầu đạn hiện có để đe dọa Mỹ.
 
       Nhưng dù xử dụng vũ khí nguyên tử hay vũ khí cổ điển Hoa Lục cũng sẽ bị Mỹ đè bẹp ngay, các căn cứ Quân sự của họ trên thế giới sẽ can thiệp kịp thời khi hữu sự.     
 
       Kết luận
 
       Trung Cộng không hề muốn chiến tranh tại Biển Đông vì bãi chiến trường sẽ diễn ra tại đất Tầu và các thành phố lớn Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân... mà họ đã dầy công xây dựng, canh tân bao năm nay sẽ một sớm một chiều bị hủy hoại. Chiến tranh nguyên tử chắc chắn sẽ không sẩy ra vì cấp lãnh đạo Trung Cộng biết là không thể đem trứng chọi đá. Nay Hoa Lục hiếp đáp các nước nhỏ trong vùng như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương.. Họ đã từng đâm chìm nhiều tầu đánh cá của CSVN trong nhiều năm qua và mới đây, sở dĩ như vậy vì Hoa Lục biết chắc là Mỹ và các nước trong vùng sẽ không can thiệp giúp VN, người ta mặc cho bọn CS đánh giết lẫn nhau.
 
       Nay Hải quân, không quân Hoa Lục còn rất lạc hậu so với Mỹ, Nhật nên không thể đem thi thố tại bãi chiến trường. Họ Tập chỉ tìm mọi cách để phá hoại cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2020 làm cho Trump phải thất bại trước Dân Chủ. Hy vọng của Hoa Lục chỉ là ảo tưởng vĩ đại vì họ không có khả năng can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ. Tập Cận Bình lợi dụng mùa Đại dịch để gây khó khăn cho Donald Trump nhưng cũng không hy vọng gì.
 
       Kinh tế Hoa Lục khó có thể giữ được đà tăng trưởng cao như trước, đó là một nền kinh tế xuất cảng, không đủ trình độ một nền kinh tế tiêu thụ, nay các nước Mỹ, Nhật.. đã đang dời các hãng xưởng sang các nước khác trong vùng như Ấn Độ, VN, Thái Lan... cách đây mấy năm Hoa Lục tuyên bố khoảng 10 hay 15 năm nữa họ sẽ vượt qua mặt Mỹ cả về kinh tế lẫn quân sự có khả năng lãnh đạo Thế giới.
 
       Trong mấy thập niên qua, hàng của họ rẻ, thu được nhiều ngoại tệ tại Mỹ cũng như tại các nước khác vì nhờ
 
      - Nhân công rẻ mạt, dân số một tỷ tư
 
      - Trợ giúp của chính phủ
 
      - Chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ
 
      - Xử dụng nguyên liệu bẩn, rẻ và độc hại.
 
      - Ăn trộm ăn cắp kỹ thuật Mỹ, Tây phương, Nhật...
 
      Nhưng nay những mánh này hết liệu lực, các sinh viên du học, các gián điệp kinh tế đã bị theo dõi, bị đuổi về nước. Cách đây mấy năm một viên chức quân sự cao cấp của Hoa Lục nói nếu họ bị  bao vây kinh tế, chỉ vài tháng hay nửa năm Kinh tế Hoa Lục sẽ đình trệ vì thiếu linh kiện, thí dụ cái TV phải nhập cảng tới 80%.
 
       Nay Trung Cộng sản xuất xe hơi với số lượng rất lớn, từ 2009 số xe hàng năm của họ được làm nhiều hơn cả số xe của Liên Âu, Mỹ và Nhật cộng lại, nhưng phẩm chất còn kém nhiều, họ mua linh kiện, có chế tạo một ít và lắp ráp trong nước. (5)
 
Chevy truck
       
Dongfeng TUYI Light Truck
           
Chinese cars in parking lot
         
American cars in parking lot
 
       Từ 2012, xe hơi xuất cảng của Hoa Lục khoảng 1 triệu cái mỗi năm và ngày càng tăng hơn, phần nhiều bán cho các nước đang lên như Afghanistan, Algeria, Brazil, Ai Cập, Iraq, Iran, Libya, Bắc Hàn, Phi Luật Tân, Nga, Nam Phi hay Syria ...  Xe của họ rẻ bằng nửa giá các nước, họ chế tạo xe theo thiết kế của các nước khác và lắp ráp, họ làm rẻ, không an toàn. Về mặt phẩm tuy có cải thiện nhưng phải tới năm 2018 mới hy vọng sánh được với xe các nước tân tiến.
 
       Mặc dù từ thời xưa, Trung Hoa truyền bá văn minh cho nước Hàn và nước Nhật, nhưng nay như mọi người đều thấy, họ thua kém rất xa Hàn, Nhật về khoa học, kỹ thuật. Văn minh Nhật, Nam Hàn cũng vượt xa Hoa Lục về tổ chức xã hội, về con người về kinh tế, khoa học. Thời đại này không thể dựa vào cái “đống thịt” để tiến tới lãnh đạo Thế giới được
 
        Khoa học kỹ nghệ của Trung Cộng còn thấp, đã là một siêu cường kinh tế không thể rình rập ăn trộm ăn cắp thông tin các nước tân tiến, họ cần phải có bằng phát minh, sáng chế và sản xuất hàng kỹ nghệ nặng, hàng điện tử tinh vi như Nhật, Nam Hàn
 
       Trên thương trường quốc tế, họ không bao giờ có thể đóng máy bay lớn như Boeing, Airbus của Mỹ và Tây Âu...
 
       Một bài viết trong nước có tên tác giả Vi Anh trên báo Tuổi Trẻ của Đảng Nhà Nước CSVN ra 03/04/2018 trên online.  Trung Quốc được gọi là một đại công xưởng của thế giới, nhưng chỉ đi gia công cho nước khác. Chuyện dưới đây trích trong quyển sách "China's Great Wall of Debt" của tác giả Dinny McMahon. Trung Quốc làm ra 80% bút bi của thế giới hàng năm, nhưng theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, không cây viết nào đạt chuẩn vì họ không thể luyện kim tinh vi. Trung Quốc không có khả năng chế tạo viên bi thép bé xíu ở đầu ngòi viết nên đã phải nhập cảng viên bi từ Nhựt, Đức.. Trung Quốc có 3.000 nhà sản xuất bút bi, cả 3.000  đều phải nhập cảng hầu hết viên bi họ cần từ Đức và Nhật Bản (6)
 
       Môt cường quốc kinh tế mà chưa làm nổi viên bi cây viết BIC thì chưa thể tiến lên lãnh đạo kinh tế toàn cầu vì khoa học còn kém, luyện kim chưa đủ tiêu chuẩn.
 
       Hoa Kỳ bao bọc bởi đại dương nằm hai bên và có một lực lượng hải quân lớn và mạnh nhất thế giới với toàn bộ chiến hạm có trọng tải lớn nhất nên họ có thể đem chiến tranh tới tới Thái Bình Dương mà Hoa Lục không thể làm ngược lại, còn lâu lắm, có sớm lắm cũng phải nửa thế kỷ nữa may ra.
 
       Các hạm đội Mỹ được phân chia bảo vệ các khu vực trên thế giới (7)
 
       Hạm Đội 2 chịu trách nhiệm bờ biển Đông và Bắc Thái Binh Dương từ sau Thế chiến Thứ Hai có 126 tầu, 4,500 máy bay, 90,000 người
 
       Hạm Đội 3 hoạt động tại Bắc Thái Bình Dương và Đông Thái Bình Dương, (US Pacific fleet) gồm 400 máy bay, đóng tại California, Washington, Hawai, gồm 5 HKMH, 30 Tiềm thủy đĩnh và nhiều chiến hạm khác.
 
       Hạm Đội 4 hoạt động Nam Châu Mỹ (Naval Forces Southern Command), Bộ chỉ huy tại Florida, gồm các HKMH Tầu nổi, Tầu ngầm. Chịu trách nhiệm biển Caribe’ Bắc Thái Bình Dương và TBD, quanh Trung và Nam Mỹ
 
       Hạm Đội 5 tại Ấn Độ Dương, Trung Đông (Naval Forces Central Command), chịu trách nhiệm vịnh Ba Tư, Hồng Hải, biển Ả Rập và một phần Ấn Độ Dương. Năm 1944 là Hạm đội lớn nhật Thế giới 535 chiến hạm. Cao điểm năm 2003 có 5 HKMH và 6 tầu đổ bộ.
 
       Hạm đội 6 hoạt động tại Địa Trung Hải từ 1950 tới nay gồm 40 tầu, 175 máy bay, 21,000 người tại Đại Tây dương Âu Châu (Naval Forces Europe),
 
       Hạm đội 7 tại Thái Bình Dương (U.S Pacific Fleet) như đã nói trên là Hạm Đội lớn nhất của Hải Quân Mỹ, một mình nó đủ sức trấn áp Hoa Lục.
 
       Trung Cộng chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng, họ cho đóng các Hàng Không Mẫu hạm và nhiều chiếm hạm khác để có thể vươn tới những mảnh đât xa hơn. Khoa học Quốc phòng còn yếu kém, họ phải thuê các cố vấn và kỹ sư Nga giúp thực hiện.
 
       Trước mắt Hoa Lục phải phá Mỹ về chính trị vì biết rằng chưa thể phá về Quân sự, Kinh tế. Mới đây họ gây sự đâm chím tầu đánh cá VN và cản trở Mỹ và các nước khác phải tôn trọng và tránh xa đường lưỡi bò mà họ cho là thuộc lãnh hải của mình. Nhân khi Hoa Kỳ bối rối vì Dịch bệnh COVID-19, họ Tập càng lợi dụng thời cơ để phá Mỹ mà trước mắt là cuộc bầu cử năm 2020. Nhưng sự thành công của kế hoạch mong manh lắm, Hoa Lục không dủ khả năng làm chuyện đó vì Mỹ là một dân tộc, một đất nước văn minh không thể cho một đất nước lạc hậu quê mùa như Hoa Lục thao túng. Bát cơm đôi đũa còn xa cặp môi lắm ông Tập Cận Bình ạ.
 
       Nay Mỹ và nhiều nước đồng minh đang trừng phạt nền móng kinh tế của Trung Cộng vì họ đã để Đại dịch Corona lây lan gây thiệt hại nhân mạng, kinh tế cho cả thế giới, chết mấy trăm nghìn người.
 
 
Trọng Đạt
 

        (1) Wikipedia, People's Liberation Army Navy
 
        (2) Wikipedia, Economy of China, China's Historical GDP for 1952 –present
 
        (3) Wikipedia -Nuclear weapons and the United States
 
        (4) Wikipedia- China and weapons of mass destruction
 
        (5) Wikipedia, Automotive industry in China
 
        (6) Vi Anh, Trung Quốc Khổng Lồ Mà Không Làm Được Viên Bi Cây Viết, Việt Báo
 
        (7) Wikipedia-Structure of the United States Navy
 
              Wikipedia- United States Navy
 


usaelection gởi