TẬP CẬN BÌNH VỖ MẶT JOE BIDEN
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình như được cởi trói sau khi Joe Biden ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Hoa Kỳ thứ 46. Mọi hoạt động của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) và Biển Ðông Trung Hoa (ECS) bị hạn chế suốt 4 năm Tổng thống Donald Trump cầm quyền, đã làm bộc lộ các ý đồ khống chế kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá của Chủ nghĩa Ðại Hán.
Tập Cận Bình được sự hỗ trợ “vô tình?” của Châu Âu đã đặt một chính trị gia hám danh, ham lợi như Thượng nghị sĩ Joe Biden vào chiếc ghế Tổng thống thứ 46 Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.
Tập và giới cầm quyền Brussels đang thổi phồng con rối Biden để giữ thế thượng phong trên các phương diện kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá trong bối cảnh Hoa Kỳ rơi vào cuộc hỗn loạn về tư tưởng, hành vi bất nhất, tự tay chặt bỏ quyền lực quốc gia.
Biên giới mở toang bất cứ loại người nào cũng ùn ùn kéo vào phá hoại chủ quyền quốc gia và an ninh công dân Mỹ.
Các cơ quan an ninh xã hội không còn quyền hạn xét hỏi, áp giải tới pháp đình những tội phạm cướp của, giết người, xóa bỏ lịch sử lập quốc. Cơ quan Tư pháp xét xử vụ án dựa trên hành vi chính trị mà bỏ qua yếu tố pháp lý nên tội phạm giết người, cướp của, hiếp đáp kẻ cô thế ngày càng đông và hung tàn. Xã hội thiếu nhân viên công lực, thừa kẻ vô loại, lắm chính trị gia tư lợi khiến quốc gia rất dễ mất quyền tự chủ dân tộc.
Tập Cận Bình thừa nước đục thả câu đã mua chuộc chính trị gia quốc tế, giới truyền thông “kiếm tiền” khắp thế giới để bôi tro trát trấu lên mặt một dân tộc từng cứu thoát nhân loại khỏi hoạ diệt chủng và nô lệ, nô dịch trở thành một xã hội hỗn loạn đến độ không phân biệt được thiện/ác, phải/trái, đúng/sai. Từ đó, nguy cơ huỷ diệt không còn che đậy.
Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ lãnh đạo thế giới dân chủ để chống lại hệ thống độc tài đã tạo ra hai phản ứng trái ngược.
Thứ nhất, Trung Quốc lập tức tăng cường sức mạnh quân sự trên hai Biển Ðông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCSa) Bắc Kinh điều động hai Nhóm Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và Sơn Ðông tập trận thường xuyên trên ECS và SCS nhằm mục đích: đe doạ sẵn sàng giao chiến với Hoa Kỳ trong khu vực Bắc Kinh “yêu sách chủ quyền”; cảnh cáo các quốc gia trong khu vực không nên đứng về phía Mỹ; cho phép Hải cảnh sử dụng vũ khí tác chiến ở ECS và SCS; tăng cường các biện pháp chống tiếp cận, chống xâm nhập (A2/AD); cụ-thể-hoá hoạt động của Dân Quân Biển trong Bộ Ba “Hải Quân-Hải Cảnh-Dân Quân Biển” trên ECS và SCS.
Trong Hiệu triệu nhân Kỷ niệm 100 năm Ðảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình xác định vai trò lịch sử của ÐCSTQ và ra lệnh cho đảng viên sẵn sàng đánh cho kẻ nào bắt nạt Trung Quốc phải bị sứt đầu, bể trán. Ám chỉ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Ðộ, Úc Ðại Lợi, Anh, Pháp ...
Trung Quốc điều động 220 tàu Dân Quân Biển, mạo danh tàu cá tránh bão, neo đậu bên trong Ðá Ba Ðầu (Whitsun Reef) buộc Manila phải la làng và nhắc nhở Hoa Thịnh Ðốn về Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương 1951.
Bắc Kinh điều động các toán phi cơ tổng hợp xâm phạm Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Ðài Loan để đe doạ khát vọng độc lập của 24 triệu dân trên hải đảo cách xa Hoa Lục 150 km.
Bắc Kinh phái Toán phi cơ 16 chiếc bay vào EEZ của Mã Lai Á trong lúc nước này đang sửa soạn khai thác mỏ khí đốt mà bị Hải Cảnh Trung Quốc quấy nhiễu liên tục. Kuala Lumpur tố cáo với dư luận quốc tế, đồng thời điều động chiến hạm bảo vệ, nhưng, Hải Cảnh Trung Quốc không hề chùn bước.
Chính quyền Biden chỉ lên án bằng lời nói nên không ảnh hưởng tới quyết định của Bắc Kinh.
Ngược lại, năm 2020, Bắc Kinh phái HD8 thăm dò trong EEZ Mã Lai Á phải rút đi khi Hoa Kỳ phái Thuỷ bộ hạm USS America (LHA 6) tập trận với Tuần dương hạm HMAS Parramatta của Úc gần HD 8. Tiếp theo, phái Cận duyên hạm Tác chiến USS Gabrielle Giffords hải hành song song với tàu thăm dò của Mã lai Á buộc HD 8 phải rời khu vực.
Thứ hai, sau khi tiếp nhận Toà Bạch Ốc, Tổng thống Biden không đưa ra một chiến lược hoặc biện pháp đối phó với Trung Quốc trên ECS và SCS mà chỉ thực hiện một số hoạt động có từ thời Trump. Tiếp theo, Biden hạn chế leo thang đối phó với hoạt động quân sự, tài nguyên thiên nhiên mà Bắc Kinh đang tiến hành. Biden bắn tiếng sẵn sàng đấu dịu với Tập.
Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp đã nhiều lần thực hiện Tự do Hàng hải (FONOP) trên Biển Ðông Á, Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth của Anh đã tiến vào Biển Ðông Á từ giữa tháng 5/2021 do thỏa thuận thời Tổng thống Trump.
Sự lo ngại diễn ra khi Nhật Bản cố lấp lỗ hổng ở Châu Á do Chính quyền Biden chờ họp với Tập về cách chia đôi thiên hạ như Chính quyền Obama-Biden đã làm năm 2013.
Indonesia, Phi Luật Tân, Mã Lai Á đang cố gắng tăng cường sức mạnh quốc phòng và liên hệ với các cường quốc trên thế giới để trang bị các loại khí tài tác chiến.
Biện pháp nào để phá vỡ tham vọng thống trị của Trung Quốc?
Lời hùng biện về sức mạnh quân sự của Tập Cận Bình trong thông điệp Kỷ niệm thứ 100 ngày thành lập Ðảng Cộng sản Trung Quốc rất quá lố khi so sánh tương quan lực lượng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc được Viện Nghiên cứu Hòa Bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố: Ngân sách Quốc phòng Mỹ 778 tỉ USD/252 (TQ); Quân nhân 1.3 triệu/2 triệu; Lục quân 486,000/915,000, Thiết giáp 6,333/5,600 xe tăng; Phi cơ 13,000/2,500; Chiến hạm 297/360; HKMH 11 hạt nhân/2 động cơ thường; Ðầu đạn nguyên tử 5,800/360; Tên lửa hành trình và Ðạn đạo Tầm trung trên mặt đất thì Trung Quốc chiếm ưu thế, nhưng, sẽ thu hẹp sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) năm 1987 với Liên Xô.
Có hai ưu thế quan trọng mà SIPRI chưa đề cập: (a) Hoa Kỳ có nhiều đồng minh và đối tác mạnh trong khi Trung Quốc chỉ có một số chư hầu yếu, không đáng tin cậy. Nga và Trung Quốc đang có mối quan hệ lỏng lẻo. (b) Trung Quốc có thể bị bao vây bằng hai chuỗi đảo số 1 và số 2 do Hoa Kỳ và các đồng minh kiểm soát nên dễ kiệt quệ.
Chuỗi Cung ứng Toàn cầu của Trung Quốc phát triển nhờ thu hút được vốn đầu tư nước ngoài (hàng 100 tỉ USD/năm) và công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển, hám lợi hoặc nhẹ dạ. Sáng kiến Vành đai và Con đường để phục vụ cho nhu cầu của Chuỗi Cung ứng Toàn cầu mà thực tế đã đẩy các quốc gia tham dự chui vào chiếc bẫy nợ khó gỡ, kể cả một vài nước trong Liên Hiệp Châu Âu.
Tổng thống Donald Trump bằng các giải pháp kinh tế đã kéo các công ty Mỹ và Nhật Bản, Châu Âu, Ðại Hàn, Ðài Loan rút từ Trung Quốc về cố quốc hoặc chuyển tới các nước khác. Bắt đầu xây dựng lại Chuỗi Cung ứng Toàn cầu không lệ thuộc vào Trung Quốc.
Các biện pháp tăng thuế công ty, thuế lợi tức, thuế gia sản (của Biden) buộc giới thương gia ngừng đem công ty trở về cố quốc và tiếp tục tăng đầu tư vào Hoa Lục. Con đường lệ thuộc Trung Quốc đang rộng thênh thang.
Với vai trò Phó tổng thống Phụ trách Ngoại giao, Joe Biden đã thất bại hoàn toàn trong kế hoạch “sắp xếp lại (Reset)” mối quan hệ với Nga tạo điều kiện cho Tổng thống Vladimir Putin bất ngờ đoạt lấy Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 làm rúng động Liên Hiệp Châu Âu (EU). Brussels thoả thuận với Nga xây đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Ðức để cung ứng cho EU trong khi tổ chức này kêu gọi Hoa Kỳ trừng phạt Nga một cách nghiêm ngặt. Tổng thống Trump phản đối thỏa thuận này nên đường ống ngưng trệ. Nhưng, Tổng thống Biden tuyên bố không phản đối nhằm làm hài lòng Putin và Brussels khiến Hoa Kỳ không thể bán khí đốt cho EU.
Nga và Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau hơn sẽ gây nhiều khó khăn cho chính sách chống Bắc Kinh trên khắp thế giới.
Ðại-Dương
Tài liệu tham khảo:
- What to Expect From China’s New Anti-Sanctions Law (Diplomat)
- Chinese Air Force Fly 16 Aircraft Through Malaysian Airspace in Large-Scale Exercise (USNI News)
- What Do Filipino Maoists Think of China Now? (Diplomat)
- Telenor signals Myanmar exit, as UN calls for urgent action (Aljazeera)
- ASEAN Plans to Expedite Myanmar Response: Singapore (Diplomat)
- ASEAN and China Have Entered the ‘Zero Gravity Zone’ in Myanmar (Diplomat)
- Inside the Myanmar mountain camp where rebels train to fight for freedom from the junta (CNN)
- Rhetoric Divorced from Reality: Deciphering Biden’s Foreign Policy Philosophy (National Interest)
- China’s 709 Crackdown Is Still Going On (Diplomat)
____________________
usaelection gởi