Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





Tết Bính Thân nói chuyện Tôn Ngộ Không
 
Lê Huy Trứ
 
 


Hình dáng của Tôn Ngộ Không được mô tả:
 
“Trán dô mắt thau sáng quắc,
 
Đầu tròn lông tóc bờm xờm.
 
Mõm nhọn răng thưa tính nóng,
 
Thiên lôi dữ tợn kinh hoàng.
 
Quen sử một cây gậy sắt,
 
Cửa trời từng phá vỡ toang.
 
Nay theo Đường Tăng hộ giá,
 
Cứu trừ tai nạn nhân gian.”
 
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Tôn Ngộ Không (phồn thể: 孫悟空; giản thể: 孙
 
悟空; bính âm: Sūn Wùkōng; Wade-Giles: Sun Wu-k'ung), còn gọi là Tề Thiên Đại 
 
Thánh (齊天大聖) hay Tề Thiên (齊天), là nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây du ký, 
 
nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa. 
 
Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con 
 
khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Ký thuật lại 
 
cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ 
 
Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ). Một số học giả 
 
cho rằng nhân vật Tôn Ngộ Không bắt nguồn từ truyền thuyết của Hanuman, một anh 
 
hùng khỉ Ấn Độ từ thiên sử thi Ramayana. 
 
Tây Du Ký (phồn thể: 西遊記; giản thể: 西游记; bính âm: Xī Yóu Jì; Wade-Giles: Hsi 
 
Yu Chi), là một trong những tác phẩm tiểu thuyết ‘truyện trong kinh, kinh trong truyện’ 
 
và được công nhận là tứ đại tác phẩm tuyệt tác nổi tiếng của văn chương cổ Trung Hoa. 
 
Được xuất bản với tác giả giấu tên trong những năm 1590 và không có bằng chứng trực 
 
tiếp còn tồn tại để biết tác giả của nó, nhưng tác phẩm này thường được cho là của học 
 
giả Ngô Thừa Ân. Tiểu thuyết thuật lại chuyến đi đến Ấn Độ của nhà sư Huyền Trang 
 
(Đường Tam Tạng) đi lấy kinh mà con khỉ Tôn Ngộ Không là một nhân vật tối quan 
 
trọng và rất hấp dẫn trong chuyện Tây Du Ký.
 
Con khỉ này trong Tây Du Ký được gọi bởi nhiều tên qua từng giai đoạn tiệm ngộ đến 
 
đốn ngộ của con khỉ trong lòng Tam Tạng trên đường Tây Du đầy thử thách gian khổ:
 
 Thạch Hầu (khỉ đá): Con khỉ nứt từ trong đá ra.
 
 Mĩ Hầu Vương (美猴王): nghĩa là "vua khỉ đẹp".
 
 Tôn Ngộ Không: Tên được sư phụ đầu tiên là Tu Bồ Đề đặt cho lúc tầm sư học 
 
đạo, Tôn (孫) theo một từ Hán cổ có nghĩa là "khỉ" và "Ngộ Không" (悟空) có 
 
nghĩa là "Giác ngộ được Tính không." Không tính (zh. 空, 空 性, sa. śūnya, tính 
 
từ, sa. śūnyatā, danh từ, bo. stong pa nyid སྟོང་པ་ཉིད་), nghĩa là "trống rỗng", 
 
"trống không", là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng 
 
trừu tượng nhất. Trong thời đạo Phật nguyên thủy, kinh điển đã nhắc rằng, mọi sự 
 
vật là giả hợp, hữu vi (sa. saṃskṛta), trống rỗng (sa. śūnya), Vô thường (sa. 
 
anitya), Vô ngã (sa. anātman) và Khổ (sa. duḥkha).
 
 Tề Thiên Đại Thánh (齊天大聖): Nghĩa là "Thánh lớn bằng trời". Tôn Ngộ 
 
Không đòi Ngọc Hoàng phong tước hiệu này và được toại ý. Nói thêm rằng Tề 
 
Thiên Đại Thánh là do Độc Giác quỷ vương - một trong những kẻ dưới trướng 
 
của Mĩ Hầu Vương đề nghị và được Mỹ Hầu Vương đồng ý gọi tên.
 
 Bật Mã Ôn (弼馬溫): Chức vụ giữ ngựa thiên đình. Tôn Ngộ Không được Ngọc 
 
Hoàng phong chức này sau khi đại náo đến Long cung và cõi Diêm phù lần thứ 
 
nhất. Sau khi khám phá rằng đây là một trong những chức thấp nhất trên thiên 
 
đình, Ngộ Không rất tức giận và bỏ về Hoa Quả Sơn.
 
 Tôn Hành Giả (孫行者) hay Giả Hành Tôn (者行孫) hoặc Hành Giả Tôn (行
 
者孫): Nghĩa là "người tu hành họ Tôn", do sư phụ Tam tạng đặt sau khi được 
 
Tam Tạng giải thoát khỏi núi Ngũ Hành.
 
 Đấu Chiến Thắng Phật (鬪戰勝佛): Danh hiệu sau khi thỉnh kinh xong, thành 
 
chánh quả, tên được người thờ phụng.
 
Theo truyền thuyết trong Tây Du Ký, Ngộ Không sinh ra từ một hòn đá và đã học được 
 
nhiều thần thông biến hóa và võ công.  Tôn Ngộ Không biết được 72 phép biến hóa (Thất 
 
thập nhị huyền công - Địa Sát).
 
Ngộ Không được trường sinh bất lão, có phép đổi hình, có thể bay lộn trên mây (Cân đẩu 
 
vân), lộn một vòng bay được 10 vạn 8 ngàn (108.000) dặm (54000 kilometer) và có một 
 
cây gậy "Như ý Kim Cô" (hay Định Hải Thần Châm) có thể thay đổi kích thước, được 
 
đặt sau tai Ngộ Không, hay được dùng để đập yêu quái. Cây gậy này được Ngộ Không 
 
"cướp" từ Đông Hải Long Vương.
 
Cây thiết bản như ý là vũ khí chính của Ngộ Không, tương truyền nó được Nguyên Thủy 
 
Thiên Tôn dùng để đo biển và trời, nặng Một vạn ba ngàn năm trăm (13500) cân (8100 
 
kilogram), có thể dài ngắn vô hạn và có thể biến hình, phân thân được. Ngộ Không cũng 
 
lấy được một số món quà khác từ Đông Hải Long Vương và các Long Vương khác như 
 
áo giáp, giày bằng kim cang huyền thiếc. Ngộ Không có thể tùy thích gọi ra bộ giáp này 
 
để ra oai.
 
Về sau, Ngộ Không còn nhận được 3 chiếc lá dương liễu thần từ Quan Âm Bồ Tát và một 
 
món "quà" khác mà Ngộ Không chẳng hề muốn là chiếc Vòng Kim Cô gây đau đầu mỗi 
 
khi Đường Tam Tạng niệm chú. Chiếc vòng này biến mất khi Ngộ Không thành Phật.
 
Tôn Ngộ Không học được phép thuật từ Bồ Đề Tổ Sư; Tổ Sư đã đặt cho con khỉ này tên 
 
"Ngộ Không". Khi họ chia tay, Bồ Đề Tổ Sư tin rằng con khỉ sẽ gặp chuyện không hay, 
 
căn dặn Ngộ Không không được cho ai biết sư phụ là ai.  
 
Đại náo thiên cung
 
Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung làm các chư tiên và các tướng trời không ai kềm chế 
 
nổi nên Ngọc Hoàng Thượng Đế mới dụ cho Tôn Ngộ Không một chức nhỏ ở trên trời đó 
 
là chúc Bật Mã Ôn (giữ ngựa trời) để không quấy phá nữa.   Tuy nhiên, Ngộ Không tính 
 
nào tật nấy, sau khi không được mời dự tiệc, đã ăn trộm quả đào Trường Thọ và uống 
 
những viên thuốc trường sinh bất tử (linh đan) của Thái Thượng Lão Quân. Thiên đình 
 
đành phải tìm cách khống chế Ngộ Không.
 
Ngộ Không liên tục kháng cự lại 10 vạn thiên binh, tứ đại thiên vương, Nhị Lang Thần - 
 
cháu Ngọc Hoàng Đại Đế - và Na Tra. Cuối cùng, Ngộ Không bị bắt. Tuy nhiên, tất cả cố 
 
gắng hành hình bằng mọi cách của thiên đình đều thất bại: lần 1 sai đao phủ đến chém; 
 
lần 2 là đốt yêu hầu; lần 3 là sai Thần Sét tới đánh. Thế cho nên thiên đình phải nhốt Ngộ 
 
Không vào lò bát quái (cũng viết là lò bắt quái) của Thái Thượng Lão Quân (dùng để 
 
luyện đan) đốt Tam Muội nhằm nấu chảy.  Sau khi bị nung đốt suốt 49 ngày, Ngộ Không 
 
làm nổ tung lò và thoát ra, càng mạnh hơn trước (vì Ngộ Không từ hòn đá mà ra.) Chẳng 
 
những Ngộ Không không bị tổn thương gì, mà còn thu được phép nhìn thấu yêu tinh dưới 
 
bất cứ hình thức ngụy trang nào nhờ "Hoả nhãn kim tinh".
 
Đến đường cùng, thiên đình đành phải cầu cứu chư Phật và xin Phật Thích Ca Mâu Ni 
 
giúp đỡ. Phật đánh cuộc với Ngộ Không rằng Ngộ Không sẽ không thể thoát khỏi lòng 
 
bàn tay của Phật được, nếu Phật thua thì xin dâng cả Thiên giới cho Ngộ Không. Ngộ 
 
Không tự tin vì có thể nhào lộn một cái trên một vạn tám ngàn dặm, đã đồng ý. Ngộ 
 
Không nhảy xa và đi đến một nơi xa lạ như là nơi tận cùng của trời đất. Xung quanh chỉ 
 
có năm cây cột, Ngộ Không tưởng rằng mình đã đi đến tận chân trời và viết tám chữ Tề 
 
Thiên Đại Thánh đáo thử nhất du  trên cột ở giữa rồi tiểu tiện xuống gốc cột thứ nhất. 
 
Hớn hở, Ngộ Không bay trở lại lòng bàn tay của Phật, Phật bảo Ngộ Không quay lại. Thì 
 
ra Ngộ Không đã viết trên ngón tay của Phật, cho nên chưa ra khỏi lòng bàn tay. Ngộ 
 
Không thua cuộc, tìm cách trốn chạy, nhưng Phật úp lòng bàn tay và nhốt Ngộ Không lại 
 
dưới một dãy núi Ngũ Hành Sơn. Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm.
 
Đi thỉnh kinh
 
Tôn Ngộ Không bị đè dưới núi 500 năm cho đến khi gặp Đường Tam Tạng đi sang Tây 
 
Thiên thỉnh kinh. Quan Âm đánh lừa Ngộ Không và đặt trên đầu Ngộ Không một "vòng 
 
kim cô" (金箍 / đai vàng) để Tam Tạng có thể khống chế.  Nếu không nghe lời thì chỉ 
 
cần đọc một câu thần chú thì vòng kim cô có thể siết chặt đầu Ngộ Không, gây đau đớn 
 
khủng khiếp.
 
Trên chặng đường còn lại, Ngộ Không bảo vệ sư phụ trên đường thỉnh kinh. Họ gặp được 
 
Trư Bát Giới và Sa Tăng, hai vị tiên đã bị đày xuống trần gian và theo thầy trò Tam 
 
Tạng. Con ngựa chở Tam Tạng cũng là một thái tử con Long Vương.
 
Thầy trò Đường Tăng
 
Thầy trò Đường Tăng đã đối đầu với nhiều yêu tinh và học nhiều học thuyết Phật giáo 
 
trước khi trở về nước Đường sau khi lấy được kinh. 
 
Có nhiều văn bản viết khác nhau về chức vị của 4 thầy trò Đường Tăng và con Bạch mã, 
 
theo kinh thư của Đường Huyền Trang ghi chép như sau:
 
 Đường Huyền Trang do có tâm tu hành hướng Phật, từ bi phổ độ chúng sinh, 
 
được phong làm Chiên Đàn công đức Phật hay Công Đức Phật Tổ hay Vô Lượng 
 
Công Đức Phật.
 
 Tôn Ngộ Không do có tài phép đánh yêu tinh, ngay cả chư Thần Tiên cũng khó 
 
sánh, lại có công phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, được phong làm Đấu Chiến 
 
Thắng Phật.
 
 Trư Bát Giới do không có tâm tu hành, còn bị tham, sân, ái, ố làm ảnh hưởng dục 
 
tâm, không được làm Phật, nhưng có công phò tá Đường Tăng, được khôi phục 
 
tướng người và nhận chức Tịnh Đàn Sứ Giả.
 
 Sa Ngộ Tịnh có tâm hướng phật, phò trợ Đường Tăng, thoát khỏi thất tình lục dục 
 
và được phong làm Kim Thân La Hán (La Hán Mình Vàng).
 
 Tây Hải Long Vương Tam Thái Tử do có công lao cõng Đường Huyền Trang trên 
 
đường đến Tây Thiên nên được phong làm Bát Bộ Thiên Long.
 
Những chuyện khỉ khác
 
Các truyền thuyết về Tôn Ngộ Không đã thay đổi theo quá trình văn hóa Trung Hoa. Câu 
 
chuyện về Phật và 5 cây cột chưa xuất hiện trong truyền thuyết cho đến đời nhà Hán, sau 
 
khi Phật giáo đã lan tràn đến Trung Hoa. Các chuyện khác về Tôn Ngộ Không đã có 
 
trước khi lịch sử Trung Hoa được viết xuống, được thay đổi theo tôn giáo phổ biến nhất 
 
của mỗi thời đại.
 
Một số học giả tin rằng nhân vật Tôn Ngộ Không được phỏng theo Hanuman, "thần khỉ" 
 
trong Ấn Độ giáo được thuật lại trong một quyển sách của Huyền Trang.  Hanuman 
 
(tiếng Phạn: हनुमान्, IAST: Hanumān, tiếng Miến Điện: ဟာနုမန်, phát âm [hànṵmàɴ], 
 
tiếng Indonesia: Hanoman, Bản mẫu:Lang-jv, tiếng Thái: หนุมาน, tiếng Lào: Hunlaman, 
 
tiếng Mã Lai: Andoman, tiếng Tamil: அனுமன்)[1] là một nhân vật trong thần thoại 
 
Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người 
 
anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana.  Thần khỉ Hanuman là nhân 
 
vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và 
 
Mahabharata.
 
Các nhà khảo cổ Trung Quốc gần đây phát hiện ra một nguồn gốc khác của Tôn Ngộ 
 
Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm. Những bức vẽ này được tìm 
 
thấy trong Động Thiên Phật, cách huyện Tây An, tỉnh Cam Túc khoảng 90 km. Các bức 
 
hình có cảnh một vị hòa thượng và "Hầu hình nhân" (khỉ hình người) đang trang nghiêm 
 
chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm trên đài Kim Cương bảo thạch. 
 
Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, tương tự 
 
như câu chuyện trong "Tây Du Ký" của Ngô Thừa Ân sau này. Ngô Thừa Ân (tiếng 
 
Trung phồn thể: 吳承恩; giản thể: 吴承恩; bính âm: Wú Chéng'ēn) (1500? hoặc 1506?-
 
1581), tự Nhữ Trung (汝忠), hiệu Xạ Dương sơn nhân (射阳山人), là một nhà văn, nhà 
 
thơ Trung Quốc, sống trong thời nhà Minh.
 
Theo giáo sư Hà Văn Kiệt, trưởng nhóm nghiên cứu, Tôn Ngộ Không thực chất là một 
 
người đàn ông có thật, tên là Thạch Bàn Đà, quê tại thành Tiên Dương, người dân tộc Hồ. 
 
Ông có ngoại hình xấu xí, thô kệch, kỳ quái, nên có biệt danh là "Hầu hình nhân."  Tuy 
 
nhiên, người dân trong vùng ai cũng yêu quý Thạch Bàn Đà, bởi ông tính tình thực thà, 
 
thông minh nhanh nhẹn, võ nghệ cao cường, thường hay cứu mạng dân lành, diệt trừ thú 
 
dữ. Vào năm 629, khi Đường Tăng dừng chân tại vùng Tiên Dương, biết tin Huyền Trang 
 
đang giảng kinh, người đàn ông xấu xí này liền tìm tới nghe, rồi bị cảm hóa, thấm dần tư 
 
tưởng nhà Phật. Ông một người một ngựa, tự nguyện tháp tùng Đường Tăng tới Tây 
 
Thiên, cùng sư phụ vượt mọi gian nan, hiểm trở trên đường lấy kinh.
 
Lục Nhĩ Mỹ Hầu đại chiến Tôn Ngộ Không
 
Trong truyện Tây Du Ký sau khi Lục Nhĩ Hầu hổn chiến với Tôn Ngộ Không, không ai 
 
biết ai là ngộ không thiệt giả.  Lục Nhĩ Mỹ Hầu có tới tận 6 cái tai, mọi việc trong thiên 
 
hạ nó chỉ cần đứng 1 chỗ là biết được tường tận, vậy nên khi Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn 
 
Ngộ Không đi khắp Tam giới để tranh luận mình là thực hay giả, Tôn Ngộ Không chẳng 
 
thể nào cãi thắng được con khỉ giả mạo kia.  Nhưng cuối cùng thì Phật Quan Âm bắt 
 
được Lục Nhĩ Mỹ Hầu - con khỉ mạo danh Tôn Ngộ Không-  Quan Âm định giam giữ nó 
 
bằng Đại Thiên Am thay vì ra tay tiêu diệt nhưng Tôn Ngộ Không nhanh tay hơn dùng 
 
thiết bản như ý đập chết con khỉ giả mạo mình.
 
Câu chuyện hổn chiến đầy hấp dẫn giữa Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu trong Tây 
 
Du Ký không ở trong 81 khổ nạn được xếp đặt từ trước bởi Phật như là những nhân 
 
duyên thữ thách Đường Tam Tạng trên đường Tây Du thỉnh kinh.  Như chúng ta hiểu con 
 
khỉ Tôn Ngộ Không tượng trưng cho trí tuệ của Đường Tăng.  Lục Nhĩ Mỹ Hầu và Tôn 
 
Ngộ Không là những chiến đấu trong nội tâm giữa hai mặt tâm lý trên đường thỉnh kinh 
 
đầy gian nan của Tam Tạng .  Lục Nhĩ Mỹ Hầu chính là Tôn Ngộ Không lúc trước và 
 
Tôn Ngộ Không đang bị Lục Nhĩ Mỹ Hầu dụ dỗ để nổi loạn, chống lại cái trò chơi khổ 
 
nạn thỉnh kinh của Phật Tổ.  
 
Tôn Ngộ Không và Lục Nhĩ Mỹ Hầu vốn ở chung một tinh phách nên cả đường sinh 
 
mệnh lẫn tư chất đều tương đương nhau, bởi vậy khi hai con khỉ đấu chiến với nhau để 
 
tìm ra kẻ mạo danh Tề Thiên Đại Thánh, Tam giới đều chứng kiến chúng có cùng một 
 
nguồn sức mạnh vô song, nói gở khi xưa nếu cả hai mà hợp lực đại náo thiên cung thì hẳn 
 
tới cả hai giới thần, tiên, phật cũng sẽ chỉ biết ngồi bó tay chịu trận.  Cho nên Phật Quan 
 
Âm phải nhúng tay vào để giúp Tôn Ngộ Không thắng Lục Nhĩ Mỹ Hầu.  Nhưng Quan 
 
Âm không muốn diệt trừ nó vì Ngài cũng biết nếu diệt Lục Nhĩ Mỹ Hầu thì cũng như diệt 
 
luôn Tôn Ngộ Không cho nên Ngài định bắt nó về để Phật Tổ quyết định nhưng Tôn Ngộ 
 
Không nhanh tay dùng thiết bản diệt Lục Nhĩ Mỹ Hầu.  Phật Quan Âm than, “Con khỉ 
 
này tính tình vẫn còn hung hăng chưa thay đổi.”  Tuy nhiên, cái thái dứt khoát đó của 
 
Tôn Hành Giả đã là một hành động rất quyết liệt để đốn ngộ.  
 
Tôn Ngộ Không đã nhất quyết đánh ngã cái Ngã của mình với phương tiện Như Ý (thiết 
 
bản.)  Tôn Hành Giả sau đó thật sự vô Ngã như ý cho đến ngày thành Vạn Thắng Phật.  
 
Tôn Ngộ Không thắng mình cũng chính là Đường Tam Tạng đã tự thắng những xung đột 
 
chủ bại trong tâm mình trên đường Tây Du quá nhiều gian lao với đầy thử thách.  
 
Có thể vì vậy mà chúng ta thường chúc tết nhau:  Đầu năm mới chúc 
 
được vạn sự như ý?  Mùng một, đạp ngã như ý.  

 
 



Tle8464953 gởi