Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Tham tiền bất nghĩa cuối cùng vẫn là của Thiên trả Địa
 

“Duyệt Vi Thảo Đường bút ký” của đại học sỹ Kỷ Hiểu Lam thời nhà Thanh là cuốn sách ghi chép lại rất nhiều sự việc kỳ lạ mà tác giả chứng kiến hàng ngày, trong đó có không ít câu chuyện về nhân quả. Dưới đây là một trong những trường hợp như thế…

Có một thương nhân giàu có người Sơn Tây trú ở khách sạn Thành Tín trong kinh thành, trang phục và người hầu, ngựa xe đi theo đều rất sang trọng. Lần này ông đến kinh thành là để hiến một món tiền mua một chức quan.

Có một ông lão nghèo đến thăm ông. Những người hầu đều không muốn thông báo giúp ông lão, thế nên ông lão đó đành phải đứng ngoài cổng chờ đợi, đợi mãi cuối cùng cũng được gặp. Thương nhân giàu có đối xử với ông lão rất lạnh nhạt, sau khi tiếp đãi một chén trà nguội thì chẳng hàn huyên thêm một câu nào.

Ông lão ngồi một lát, rụt rè bày tỏ ý muốn xin được giúp đỡ. Thương nhân giàu có liền xị mặt xuống lắc đầu nói: “Hiện nay ngay cả tiền mua chức quan tôi còn chưa gom đủ, đâu có sức giúp ông?”.
 
Ông lão không phục, bèn trước mặt mọi người nói rõ lai lịch của thương nhân giàu có này. Ông nói:
 
“Trước kia tôi làm quan, khá thanh liêm chính trực và yêu dân. Người thương nhân giàu có này xưa kia rất nghèo, sống luôn phải dựa vào tôi tiếp tế. Tôi giúp ông ta mười mấy năm, cuối cùng lại tặng ông ta 100 lạng bạc để làm ăn, dần dần ông ta mới trở thành thương nhân giàu có.
 
Bây giờ tôi bị hãm hại, bị bãi chức quan, lưu lạc nơi kinh thành. Nghe nói thương nhân này đến, tôi vô cùng vui mừng, giống như gặp được cứu tinh. Lão già tôi đây cũng không có yêu cầu gì quá cao, chỉ cần có thể có được 100 lạng bạc tôi đã cho ông ta trước kia để tôi trang trải nợ nần, chỗ còn lại cũng đủ lộ phí để tôi về quê, thế cũng đã mãn nguyện lắm rồi”.
 
Nói đến đây, ông lão sụt sịt mãi không nguôi. Thương nhân giàu có vẫn cứ tỉnh bơ như chưa hề nghe thấy gì.
 
Bỗng nhiên một người Giang Tây cùng ở khách sạn bước đến, anh ta tự xưng là họ Dương, chắp tay bái thương nhân giàu có rồi hỏi: “Ông lão kia nói có đúng không?”.
 
Thương nhân giàu có đỏ bừng mặt mũi trả lời: “Tình hình quả là như vậy, nhưng hiện nay tôi không có sức báo đáp ông ấy, thật đáng tiếc”.
 
Người họ Dương nói: “Ông sắp làm quan rồi, không lo không có chỗ mượn tiền. Nếu có người sẵn lòng cho ông vay 100 lạng bạc, trong vòng một năm hoàn trả, không thu bất kỳ lời lãi nào, ông có thể đem toàn bộ số bạc này trả cho ông lão đó được không?”.
 
Thương khách Sơn Tây miễn cưỡng trả lời: “Rất vui lòng”.
 
Người họ Dương nói: “Thế thì ông viết giấy vay mượn đi, tôi có 100 lạng bạc đây”.
 
Thương khách Sơn Tây dưới sức ép của công luận đành viết một tờ giấy vay mượn. Người họ Dương cầm tờ giấy rồi mở chiếc rương cũ ra, lấy ra 100 lạng bạc giao cho thương nhân giàu có. Thương nhân giàu có nét mặt rất không vui, cầm bạc rồi giao cho ông lão kia.
 
Người Giang Tây họ Dương này sau đó không lâu cũng trả phòng khách sạn ra đi. Từ đó, không ai biết tin tức gì về anh ta nữa.
 
Sau đó, thương nhân giàu có mở rương kiểm đếm lại số bạc của mình thì phát hiện ra thiếu mất 100 lạng bạc. Nhưng khóa và niêm phong trên rương đều còn nguyên vẹn, chưa có ai động chạm đến, thế nên ông ta không thể nào tra xét chất vất người khác được. Thương nhân lại phát hiện ra có dư chiếc áo da cáo và một giấy cầm đồ, trên có viết cầm đồ với số tiền 2000 xu. Số tiền này hoàn toàn trùng với chi phí mà người họ Dương đã mở tiệc rượu ở khách sạn.
 
Thương nhân giàu có lúc này mới sực tỉnh: “Người họ Dương này biết pháp thuật, ông ta dùng pháp thuật để lấy 100 lạng bạc của mình, để mình hoàn trả ông lão kia. Ông ta còn để mình bỏ tiền mở tiệc rượu chiêu đãi họ”.
 
Lữ khách và chủ nhân khách sạn sau khi biết sự việc này đều thầm khen ngợi nhân vật bí ẩn họ Dương kia.
 
Thương nhân giàu có Sơn Tây thì vừa xấu hổ vừa buồn rầu, vội vàng rời khỏi khách sạn Tín Thành. Sau này người đời cũng không biết ông ta trú ở đâu nữa.
 
Kiến Thiện
 


 
  QUẢ BÁO NHÃN TIỀN
 

Làm người phải có nền tảng luân thường đạo lý. Nhất là người Á Đông chúngta. Luân thường đạo lý là Thờ Cha, Kính Mẹ, thương yêu mọi người, nhất làngười ơn của mình. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín là 5 điều mà con người tốt phải noi gương theo. Nhất là người Việt chúng ta, sự quan trọng nhất là Quả báo do gieo Nhân. Đây không hẳn là từ đạo Phật mà dạy truyền cho chúng ta, nhưng đólà điều có thật.

Câu chuyện thứ nhất: Ngày xưa lúc chúng tôi còn học lớp Sixieme tại trường Taberd Saigon, thầy giáo mà chúng tôi gọi là frere (sư huynh), thầy dạy giáo lý. Một vị tu sỉ đạo Công giáo, làm nghề dạy học, tánh tình tốt không thua gì những thầy giáo đạo Khổng là xem học trò như con ruột. Frere Vial thấy dư giờ, sợ học trò giởn hớt thì phiền lớp kế bên. Nên frere mói kể chuyện ma cho học trò teo gân mà quên phá lớp. Frere kề có một cặp vợ chồng, khi nào mưa to gió lớn thì người ta thấy đôi vợ chồng nầy hiện ra, đi vòng quanh trong nhà thờ. Chân mang lòi tói đi rổn rảng. Học trò nghe chuyện nầy teo “bu gì“ hết ráo. Học trò có hỏi frere nhà thờ đó là nhà thờ gì vậy ?  Frere không trả lời chỉ ừ hử mà thôi. Hơn 40 năm trôi qua, khi đọc quyển Hồi Ký 2 của tác già Huỳnh Văn Lang, ông tiết lộ câu chuyện đó ông cũng nghe lúc còn nhỏ, và nhà thờ đó là nhà thờ Huyện Sĩ Sai gon.

Ngày xưa đó, Huyện Sĩ là người giàu nhất Đông nam Á thời dó, ruộng vườn miệt Long An là của ông ta. Ông để đức lại cho hậu thế bằng cách xây nhà thờ mang tên ông là Huyện Sỉ. Xác 2 vợ chồng Huyện Sỉ được đặt trong 2 mã đúc mã bằng đá cẩm thạch, nằm trong bên trái nhà thờ. Hy vọng ngày kia hồn và xác sống dậy mà lên Thiên đàng. Hai vong hồn mang lòi tói đi đau khổ quanh nhà thờ khi mưa to giólớn chính là vợ chồng Huyện Sĩ nầy.

Câu chuyện thứ nhì: Vàothuở năm 1900 – 1920… Lúc Sai gon dân chúng còn thô sơ, khuya về thường thắp đèn dầu leo loét, sau nầy mới xài đén “măng xông“, rồi đèn điện, đèn neon, đèn LED…Một buổi sáng sớm, vợ chồng người Tây, đi tản bộ buổi sáng sớm. Thấy đôi vợ chồng có một sạp bán chuối ở chợ Thị Nghè. Chồng thì lo treo chuối trên quầy, vợ thì lo quét sạp chờ bình minh lên thì có khách đến mua. Bên cạnh là đứa bé dể thương đang ngũ gà ngũ gật. Vợ chồng người Pháp sắp về Pháp vì đến tuổi hưu. Không con nên vợ chồng nầy bèn xin vợ chồng người Việt có sạp bán chuối ngoài vòng chợ Thị Nghè. Ngần ngừ cả tuần, sau đó vợ chồng bán chuối nầy đồng ý cho đứa con trai của mình, cho cặp vợ chồng Tây đem con mình sang Pháp mà nuôi ăn học. Thời gian sau đứa bé 
học thành tài ra bác sĩ. Thay vì ở lại làm việc tại Paris, thì bác si trẻ nầy về lại Việt Nam. Ông mở phòng mạch rất đắt khách vì tốt nghiệp bên Pháp là hiếm tại Việt nam thời ấy. Cuối tuần hay lễ nghĩ thì ông đến chợ Thị Nghè khám bệnh cho thuốc không tính tiền. Bác sỉ ấy làm phước lại cho dân Việt nghèo. Bác sỉ ấy là cha ruột của Trung tướng Trần Văn Đôn sau nầy.

Câu chuyện thứ ba: Tại Hưng Yên hay tại ngoài Bắc Việt. Có một thầy giáo tuồi về hưu, thường đạp xe đạp về thôn quê. Ông dạy học không tính tiền cho trẻ nghèo. Đôi khi ông bỏ tiền túi mua sách cho học sinh nghèo không đủ tiền mua sách vở. Ông tích đức cho con cháu sau nầy. Ông cụ già ấy chính là cha ruột của Thạc sĩ Vũ Quốc Thúc (Ông làm Khoa trưởng trường Luật Sai gon).

Câu chuyện thứ tư: Tại vùng cực Nam miền Nam Châu Đốc – Chắc Cà Đao – chẳng hạn.  Có một điền chủ rất giàu, ông xây dựng trường học cho trẻ em nghèo trong vùng ông ta, ông xây cầu cho khách sang sông khòi cần chờ đò ngang. Tá điền nghèo khi thất thu lúa, ông thường xuất gạo cho và cho tiền khi bệnh hoạn, ốm đau. Ông điền chủ giàu tích đức cho con cái đó là cha ruột của tì phú Nguyễn Tấn Đời sau nầy. Phước đức là từ đâu? ÔngNguyễn Tấn Đời, tại Saigon khi còn giàu, ông tích đức cho mai sau.  Ông là ân nhân của trại cùi Quy Nhơn…và nhiều trại ho lao tại Saigon. Giờ  thứ 25 bị TT Nguyễn Văn Thiệu bắt vì tội trốn thuế. Thiệu bắt ông Đời ký 3 tờ giấy trắng tại khám Chí Hòa. Khi ông Đời được dân biểu Canada bảo lảnh từ trại Song Khla Thái Lan, qua Canada ông nhờ người truy cứu 3 tờ giấy ký trắng thì biết Nguyễn Văn Thiệu cho người điền đánh máy vào lấy hết sạch tiền của ông tại Thụy Sỉ. Trắng tay, Nhưng phước đức thì còn nhiều. Ông mua một hotel cũ xa ngoại ô Montreal Canada, vợ chồng làm bồi rất cực khổ. Không dè phước báu xảy ra … Olympic Canada 1976 tại Montreal … họ cần xây nhiều sân vận động Olympic …, hotel của Nguyễn Tấn Đời cũ rích bán giá nào họ cũng mua luôn. Có tiền ông mở tiệm ăn Nhật Shushi tại Florida. Thực khách muốn ăn tiệm ông thì phải phone đặt chổ trước 1 tuần.  Đứa con gái tu ni cô, còn 2 con trai tốt nghiep kỷ sư điện tử electronics engineers … Lương kỷ sư làm sao so bì được với lương ông chủ tiệm ăn Nhật nổi tiếng tại Folrida…Ông Đời mất để lại 2 tiệm ăn Shushi Restaurants rất danh tiếng tại Florida cho hai người con trai của ông. Ông có y tá riêng tại nhà chăm sóc 24/24 cho ông bà Nguyễn Tấn Đời.
Quả báo tốt là như vậy !


usaelection gởi