Thân-Khẩu-Ý
身-口-意
Kāya-Vacī-Mano
Body-Speech-Thought
(2024)
***
Nội dung
1. Thân-Khẩu-Ý.
1) Thân(身; P;S: Kāya; E: Body) = Thân hành (身行)→ (Thân hành niệm)
2) Khẩu(口; P: Vacī; S: Vak; E: Speech, Words) = Khẩu hành (口行).
3) Ý(意; P: Mano; S: Mana; E: Thought) = Ý hành (意行).
2. Thân nghiệp – Khẩu nghiệp – Ý nghiệp.
1) Luật Nghiệp Quả 業果= Luật Nghiệp Báo 業報(= Luật Nhân Quả).
2) Thân nghiệp (身業; P: Kāya-kamma; S: Kāya-karma; E: Bodily action)
3) Khẩu nghiệp (口業; P: Vacī-kamma; S: Vak-karma; E: Vocal action)
4) Ý nghiệp (意業; P: Mano-kamma; S: Mana-karma; E: Mental action)
3. Thân giới – Khẩu giới – Ý giới.
1)Giới-Luật
2)Các loại Giới-Luật trong đạo Phật.
3) Kinh Thập Thiện Giới (十善戒經) = Kinh Thập ThiệnNghiệp (十善業經).
1.Thângiới(身界; P: Kāya-sīla; S: Kāya-śīla; E: Vertue of bodily action)
2.Khẩugiới(口界; P: Vacī-sīla; S: Vak-śīla; E: Vertue of vocal action)
3. Ýgiới(意界; P: Mano-sīla; S: Mana-śīla; E:Vertue of mental action)
4. Lợi ích của thập thiện giới.
4) Trì giới.
1. Trì giới chấp tướng = Trì giới hữu lậu.
- Trì giới bất thiện - Trì giới bất thiện
2. Trì giới vô tướng = Trì giới vô lậu = Trì giới Ba-la-mật.
4. Thân giáo – Khẩu giáo – Ý giáo.
1) Thân giáo(身教; P: Kāya-ajjhāpana; S: Kāya-adhyāpana; E: Education by body)
2) Khẩu giáo (口教; P: Vacī-ajjhāpana; S: Vak-adhyāpana; E: Education by speech)
3) Ý giáo (意教; P: Mano-ajjhāpana; S: Mana-adhyāpana; E: Education by thought)
5. Thân mật – Khẩu mật – Ý mật.
1) Thân mật (身密; P: Kāya-guyha; S: Kāya-guhya; E: Body secret)
Thủ ấn(印; P: Muddā; S: Mudrā; E: Mudra → seal, mark or gesture)
2) Khẩu mật (口密; P: Vacī-guyha; S: Vak-guhya; E: Speech secret)
Chân ngôn(真言; P;S;E: Mantra →sacred utterance, numinous sound)
3) Ý mật (意密; P: Mano-guyha; S: Mana-guhya; E: Thought secret)
Mạn-đà-la(曼陀羅; P;S: Maṇḍala; E: Mandala →circle, a symbolic diagram used in the performance of sacred rites and as an instrument of meditation)
6. Điển hình Thân-Khẩu-Ý trong tu học.
1) Lục hòa = Lục hòa kính(六和敬; P: Cha-sāmaggīdhamma; S: Ṣaḍ-sāmagrīdharma; E: Six accordances).
- Theo Phật giáo Nam truyền.
1. Từ thân hành.
2. Từkhẩuhành.
3.Từ ý hành.
4. Giới hòa.
5. Lợi hòa.
6. Kiến hòa.
- Theo Phật giáo Bắc truyền.
1. Thânhòa đồng trú (身和同住; E: To unify their respectful deportment...) 2. Khẩuhòa vô tranh (口和無諍; E: To unify their chanting)
3. Ý hòa đồng duyệt (意和同悅; E: To unify their purpose)
4. Giới hòa đồng tu (戒和同修; E: to unify their practices of purity)
5. Lợi hòa đồng quân (利和同均; E: to unify their benefits)
6. Kiến hòa đồng giải (見和同解; E: to unify their view)
3) Bát Chánh Đạo (八正道; P: Ariya-aṭṭhaṅgikamagga; S: Āryāṣṭāṅgamārga; E: The Eightfold Path).
1. Thânvới Chánh nghiệp: (正業; P: Sammā-kammanta; S: Samyak-karmānta; E: Right action)
2.Khẩuvới Chánh nghiệp (正語; P: Sammā-vācā; S: Samyak-vāk; E: Right speech)
3.Ý với Chánh tư duy(正思唯; P: Sammā-saṅkappa; S: Samyak-saṃkalpa; E: Right thought)
3) Tụng kinh (誦經; P: Gīta, gāyamāna; S: ; E:Sutra reciting)
1. Ý nghĩa của kinh.
2. Ý nghĩa của tụng kinh.
- Huân tập chân lý và đạo đức.
- Thân-Khẩu-Ý không có dịp bám víu vào các duyên thế sự, tức xa lìa tham-sân-si - gốc rễ của khổ đau.
4) Sám hối(懺悔; P: Khama,anutappati; S: Kshama,anutapyate; E: To repent // repentance): Tâm hổ thẹn (tàm quý 慚愧) với các bất thiện của Thân-Khẩu-Ý.
1. Sự tướng sám hối.với
- Theo Phật giáo Nam truyền.
+ Nghi thức Chế giáo sám hối.
+ Nghi thức Hóa giáo sám hối.
- Theo Phật giáo Bắc truyền.
+ Nghi thức Tác pháp sám hối.
+ Nghi thức Thủ tướng sám hối.
+ Nghi thức Hồng danh sám hối.
+ Nghi thức Lục căn sám hối.
2.Lý tánh sám hối.
Nghi thức Vô sanh sám hối.
- Quán tâm vô sanh - Quán pháp vô sanh.
Bài đọc thêm: Bài sám hối lục căn
NBS: Minh Tâm 7/2024
1. Khái niệm về Thân-Khẩu-Ý.
Thân-Khẩu-Ý (身-口-意; P: Kāya-Vacī-Mano; S: Kāya-Vak-Mana; E: Body-Speech-Thought) là 3 thứ tách biệt nơi con người, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, Ý là yếu tố có sự tác động đến cả Thân và Khẩu. Nếu một hành động của Thân hay lời nói của Khẩu mà không có Ý tác động vào thì khó mà có kết quả.
Truyện tích kể rằng nhân có một nhóm sáu vị Tỳ kheo mang guốc gỗ, tay cầm gậy khua lóc cóc, đi lên đi xuống rầm rầm trên một phiến đá, làm kinh động đến các vị Tỳ-kheo khác đang ngồi tĩnh tâm. Đức Phật nghe thấy những tiếng động đó và hỏi nguyên nhân. Khi được thầy A Nan cho biết rõ đầu đuôi, đức Phật mới ra lệnh cấm các Tỳ kheo không được mang guốc gỗ nữa. Ngài còn dạy rằng con người làm những việc lành hay dữ, hành động xấu hay tốt đều do “thân”, do “khẩu” và do “ý” mà ra. Ngài khuyên chúng sinh hãy giữ “Thân, Khẩu, Ý”, hãy kiểm soát hành động, lời nói và ý nghĩ cho trong sạch.
Khi nói Thân Khẩu Ý là hàm ý nói tới Thân hành, Khẩu hành, Ý hành.
1) Thân(身; P;S: Kāya; E: Body) = Thân hành.
Thân là cơ thể con người, có thể di chuyển, đi, đứng, ngồi, nằm. Nếu thân không được điều khiển bởi ý thức thì không có việc gì có thể thành được.
1. Thân hành(身行) là sự hoạt động của thân, gồm có hai phần:
- Thân hành ngoại là sự hoạt động thuộc vật lý ngoài thân, như sự đi, đứng, nằm, ngồi thuộc hệ vân động... Thân làm tất cả mọi công việc dù lớn nhỏ, dù nhẹ nặng ...
- Thân hành nội là sự hoạt động thuộc sinh lý trong thân như sự vận hành của các hệ chức năng.
2. Thân hành niệm(身行念; P: Kāyagatāsati; S: Kāyagatāsmṛti; E: Mindfulness of the body)là Chánhniệm về thân hành trên nền tảng của Duyên khởi. Chánh niệm về thân hành - chính là “Niệm thân trên thân” trong thiền tuệ Tứ niệm xứ. Thân hành gồm hơi thở, tư thế của thân, hoạt động của thân, các bộ phậncủa thân, cái chết và sự tan rã của thân ... nhằm để tu tập tỉnh giác (= biết rõ thực tính pháp, lìa hết tham-sân-si).
Trong kinh Niệm Xứ, thuộc Trung Bộ Kinh có chép:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm.
Như vậy, vị ấy sống quán thân trên nội thân; hay sống quán thân trên ngoại thân; hay sống quán thân trên cả nội thân, ngoại thân. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên thân; hay sống quán tánh diệt tận trên thân; hay sống quán tánh sanh diệt trên thân. "Có thân đây", vị ấy an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy là Tỷ-kheo sống quán thân trên thân.
Trong kệ Pháp Cú 231 có viết:
Giữ gìn kiểm soát Thân người
Đừng vì nóng giận để rồi làm sai
Thân đừng làm ác, hại ai
Làm lành, làm thiện miệt mài tu thân.
2) Khẩu(口; P: Vacī; S: Vak; E: Speech, Words) = Khẩu hành.
Khẩu (miệng) là một bộ phận nhỏ trên cơ thể con người, nhưng lại có nhiệm vụ quan trọng trong giao tiếp và kết nối các mối quan hệ bằng lời.
Khẩu hành (口行)là sự hoạt động của khẩu, là lời nói. Lời nói hay, nói đẹp lúc nào cũng êm tai và nhận được sự yêu mến của người khác. Ngược lại, những lời nói dối mang đầy ác ý (vọng ngữ 妄語), nói thêu dệt (ỷ ngữ 綺語), nói hai lưỡi (lưỡng thiệt 两舌), nói lời hung ác (ác khẩu 惡口) thì khó được người khác yêu quý.
Trong kệ Pháp Cú 232, có viết:
Giữ gìn kiểm soát Lời người
Đừng vì nóng giận để rồi nói sai
Lời đừng nói ác, hại ai
Nói lành, nói thiện miệt mài tu thân.
3) Ý(意; P: Mano; S: Mana; E: Thought) = Ý hành.
Ý (意) là suy nghĩ, suy tưởng, suy xét.
Ý hành (意行)là sự hoạt động của ý, của suy nghĩ. Người càng có suy nghĩ sâu xa, có sự tính toán và hướng thiện thì càng xuất ra nhiều lời nói hay và nhiều hành động đẹp. Ngược lại, những ai có ý bất thiện, có tâm gian tà thì hành động và lời nói càng xấu xí, ác độc. Ý hành có thể được ghi lại trong một câu văn, một bài văn, một bài thơ, phú ...
Trong kệ Pháp Cú 233, có viết:
Giữ gìn kiểm soát Ý người
Đừng vì nóng giận để rồi nghĩ sai
Ý đừng nghĩ ác, hại ai
Nghĩ lành, nghĩ thiện miệt mài tu thân.
Ba bài kệ trên dạy giữ gìn “thân nghiệp”, “khẩu nghiệp” và “ý nghiệp” cho thật trong sạch. Đức Phật luôn luôn dạy không nên tạo ác nghiệp bằng Thân, Khẩu, Ý. Cần giữ cho thanh tịnh bằng cách tự mình kiềm chế lấy mình:
Trong kinh Pháp Cú sau, có dạy rằng:
Người không tạo nghiệp ác chi
Hành vi, lời nói, nghĩ suy đúng đường,
Khi thân, khẩu, ý đàng hoàng
Tự mình chế ngự, sẽ mang tốt lành
Bà La Môn thật xứng danh!
(Kệ Pháp Cú 391)
Lời nên thận trọng mọi bề,
Ý luôn kiềm chế chớ hề buông lung,
Thân đừng làm ác, bất lương
Cố mà thanh lọc ba đường kể trên
Sẽ mau chứng đạo thánh hiền.
(Kệ Pháp Cú 281)
2. Thân nghiệp – Khẩu nghiệp – Ý nghiệp.
Hành động của Thân-Khẩu-Ý được dẫn dắt bởi ý định, ý chí, ý muốn(意; P;S: cetanā; E: intention, will, volition, motivation) tạo tác nên những kết quả thiện-ác, được gọi là Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệp.
Hành động của Thân-Khẩu-Ý nơi bậc giác ngộ là tùy Duyên, thuận Pháp(theo Duyên, hợp với Chân lý) vượt lên thiện-ác, được gọi là Duy tác(唯作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action).
Khi nói Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệplà hàm ý nói tới Thân hành nghiệp, Khẩu hành nghiệp và Ý hành nghiệp. Nói rõ hơn Thân hành - Khẩu hành - Ỳ hành là Nhân, còn Thân nghiệp - Khẩu nghiệp - Ý nghiệp là Quả.
1) Luật Nghiệp Quả 業果= Luật Nghiệp Báo 業報(= Luật Nhân Quả).ghiệp
Nghiệp(業; P: Kamma, S: Karma) trong Phật giáo hàm chứa một nội dung sâu rộng với sự lý giải các trạng tướng về sự sống và hoạt động của chúng sinh hữu tình, đặc biệt là con người.
1. Nhân Quả là luật nói chung cho mọi pháp.
2. Nghiệp Quả là luật Nhân Quả đối với hành động của con người mang tính thiện-ác.
Nội dung của Nghiệp được đặt trên nền tảng của chân lý khách quan Duyên khởi, được cụ thể là luật Nhân-Quả 因果(= Nhân-Duyên-Quả 因緣果; E: Law of Cause and Effect) do đức Phật Thích Ca chứng ngộ khám phá ra.
Trong kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara-nikāya VI) hay kinh Tăng Nhất A Hàm có ghi: “Như Lai xác nhận chính tác ý(= tư tác: P;S: cetanā; E: volition, intention) là gốc của Nghiệp. Bởi có ý muốn làm mới có hành động bằng thân-khẩu”.
Như vậy, Nghiệp hình thành từtác ý, đó là ý chí (E: will), là ý muốn (E: desire, volition), là ý định (E: intent, intention), mong muốn cho một hành động, thuộc Hành uẩn (行蘊; P: Saṅkhāra-khandha; S: Saṁkhāra-skandha).
Theo đó, luật Nghiệp Báo 業報làcách nói về đạo đức của luật Nhân-Quả đối với hành động thiện hay bất thiện. Trong đó:
- Nghiệp 業: Là hành động có tác ý,
- Báo報: Là đền trả một cách công bằng, không tiêu mất khi đủ nhân duyên.
-------------
Chú thích:
Báo chia làm ba thứ: hiện báo, sinh báo và hậu báo.
- Hiện báo (現報; E: Immediate retribution)là quả báo trong hiện tại, do những hành động tốt hay xấu mình đã làm ra.
- Sinh báo (生報; E: Life’s retribution) là quả báo mình phải chịu trong đời sau. Do hành động tốt hay xấu của ba nghiệp, đến đời sau mới chịu quả báo.
- Hậu báo (後報; E: Future retribution)là qua nhiều đời kiếp mới chịu quả báo.
Theo Phật giáo, Nghiệp báo không phải là định mệnh, vì vậy luật Nghiệp báo không cố định mà thường được xem như là những khuynh hướng, như:
-Trong Tiểu Kinh Nghiệp Phân Biệt (Cūḷa Kamma VibhaṅgaSutta) nói rằng: “Một nghiệp nhân thiện có khuynh hướng đem lại một nghiệp quả lành, một nghiệp nhân bất thiện có khuynh hướng đưa đến một nghiệp quả dữ.
-Trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikāya), đức Phật có dạy rằng: “Con người là chủ nhân của Nghiệp; là kẻ thừa tự Nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; Nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa” .
-Trong Tương Ưng Bộ kinh, đức Phật cho biết: “Không có người nào hay thực thể nào nằm đàng sau tiến trình 5 Uẩn, 12 Nhân Duyên. Cũng không có cá nhân nào đi tái sinh mà chỉ có dòng Nghiệp báo trôi chảy triền miên. Đức Phật là người đã thoát ra khỏi dòng Nghiệp báo qua tỉnh giác (= biết rõthực tính pháp, lìa hết tham-sân-si):Như Lai không bước tới, Như Lai không dừng lại, Như Lai thoát khỏi bộc lưu”
2)Thân nghiệp (身業; P: Kāya-kamma; S: Kāya-karma; E: Body-kamma,Bodily action): Là quả báo ứng tương xứng phải chịu với việc do thân làm ra, quả báo ứng có thiện có áckhác nhau. Nơi thân con người hình thành hành vi tác động trên sự vật bên ngoài, gồm có 3 loại như sau :
+ Trên mạng sống: hủy diệt (như sát sanh) hay bảo vệ.
+ Trên tài lợi: chiếm hại (như trộm cắp) haytôn trọng.
+ Trên tình cảm gia đình: phá vỡ (như tà dâm) hay xây dựng.
3) Khẩu nghiệp (口業; P: Vacī-kamma; S: Vak-karma; E: Words-kamma, Speech-kamma, Vocal action): Là quả báo ứng phải chịu tương xứng với việc do miệng nói ra, quả báo ứng có thiện có ác khác nhau. Nơi miệng con người hình thành lời nói tác động trên sự vật bên ngoài, gồm có 4 loại như sau :
+ Trên lẽ thật (nói dối): sai hay đúng.
+ Trên thái độ (nói lời thô ác): hung hãn hay ôn hòa, cộc cằn hay dịu dàng, rủa xả hay nhã nhặn.
+ Trên tài lợi (nói lời thêu dệt): lường gạt, vu oan hay trung thực.
+ Trên tinh cảm (nói 2 lưỡi): ly gián hay hòa hợp.
4) Ý nghiệp (意業; P: Mano-kamma; S: Mana-karma; E: Thought-kamma, Mind-kamma,Mental action): Là quả báo ứng phải chịu tương xứng với việc do tâm ý suy nghĩ ra, quả báo ứng có thiện và ác khác nhau. Nơi tâm ý con người hình thành suy nghĩ tác động trên sự vật bên ngoài, gồm có 3 loại như sau :
+ Trên thuận cảnh : tham dục hay từ bi.
+ Trên nghịch cảnh : sân hận hay từ bi.
+ Trên nhận thức : si mê (tà kiến) hay trí tuệ.
Trong kinh Pháp Cú, kệ 1 và 2 cho thấy sự chủ đạo của Ý trên hoạt động của Thân và Khẩu.
+ Ý dẫn đầu các pháp. + Ý dẫn đầu các pháp.
Ý làm chủ tạo tác. Ý làm chủ tạo tác.
Nếu với ý nhiễm ô. Nếu với ý thanh tịnh.
Nói năng hay hành động. Nói năng hay hành động
Khổ não bước theo sau. An lạc bước theo sau.
Như xe theo vật kéo. Như bóng không rời hình.
(Kệ Pháp Cú 1) (Kệ Pháp Cú 2)
Tổng cộng có 10 hành vi quan trọng thể hiện tính đạo đức, quyết định tình trạng sống xấu hay tốt, khổ đau hay hạnh phúc nơi con người, và được gọi là Thập ác nghiệp hay Thập thiện nghiệp.
3. Thân giới – Khẩu giới – Ý giới.
Hành động của Thân-Khẩu-Ý được dẫn dắt bởi nguyên tắc đạo đức Duyên khởi hoặc nguyên lý chân lý Duyên khởi, được gọi là Thân giới - Khẩu giới - Ý giới. Hành động của Thân-Khẩu-Ý nơi bậc giác ngộ gắn liền với nguyên lý chân lý Duyên khởi là tùy duyên thuận pháp, không bị ràng buộc nơi nguyên tắc nữa, nên gọi là Chứng giới.
Khi nói Thân giới - Khẩu giới - Ý giớilà hàm ý nói tới Thân hành giới, Khẩu hành giới và Ý hành giới. Nói rõ hơn, Thân giới - Khẩu giới - Ý giớilà Thân hành – Khẩu hành – Ý hành - dẫn dắt bởi Giới.
1) Giới-Luật(戒-律; P: Sīla-Vinaya; S: Śīla-Vinaya)
Giới-Luật làtừ ghépcủa Giới 戒và Luật 律có ý nghĩa là Đạo đức Phật giáo. Đạo đức Phật giáo có đặc trưng sau:
- Giới đặc trưng cho định tính.
- Luật đặc trưng cho định lượng.
1.Giới (戒; P: Sīla; S: Śīla; E: Virtue, morality) phiên âm là Thi-La:
Giới được hiểu là nguyên tắc đạo đức, nhằm hướng dẫn hành giả tránh làm những điều ác, làm những điều lành, tu tập thân-khẩu-ý thanh tịnh, đoạn trừ tham sân si đưa đến sự an lạc giải thoát cho chính mình, đồng thời mang lại lợi ích, an vui và hạnh phúc thật sự cho mọi người xung quanh.
Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, nguyên tắc Đạo đức Phật giáo trên nền tảng chân lý Duyên khởi-Vô ngã,được phát biểu như sau:
“Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện, là lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Theo đó, Giới thể hiện định tínhđối với Đạo đức học Phật giáo, được ghi trong Kinh tạng.
Theo ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cho rằng "Giới" có nghĩa là "Giới hạnh", là cách sống đạo đức với một tâm sở thánh thiện.
2.Luật (律; P;S: Vinaya; E: the code of monastic discipline) phiên âm là Tỳ-nại-da, ngắn gọn là Tỳ-ni.
Luật được hiểu là tập hợp những điềuthực tiễn chi tiết, ứng xử cho đời sống trong tập thể Tăng đoàn.
Theo đó, Luật thể hiện định lượngđối với Đạo đức học Phật giáo, được ghi lại trong Luật tạng.
Tuy Giới và Luật tên gọi khác nhau nhưng tính chất gần như đồng nghĩa nên người ta thường ghép chung hai chữ này lại với nhau, gọi là "Giới-Luật". Có so sánh ví Giới như vàng, và Luật là những trang sức được làm từ vàng này.
Trong Trường Bộ Kinh, đức Phật đã dặn dò Ngài Ananda như sau: "Này Ananda , Pháp và Luật Ta đã giảng dạy và trình bày. Sau khi Ta diệt độ, Chánh Pháp và Giới Luật ấy sẽ là Đạo sư của các con".
Như vậy hiểu biết Chánh Pháp và Giới Luật không thể tách rời trong đời sống tu học của hành giả.
2)Các loại Giới-Luật trong đạo Phật.
Giới-Luật Phật giáo được phân ra nhiều loại áp dụng cho hàng xuất gia và hàng tại gia.
1. Phật tử tại gia có Ngũ Giới (5 giới), Bát Quan Trai Giới (8 giới), Thập Giới (10 giới).
2. Xuất gia Sa-dithì có (10 giới).
- Sa-diGiới (沙彌戒)
- Sa-di-ni Giới(沙彌尼戒)
Thức-xoa-ma-na (式叉摩那尼; P: Sikkhamānā; S. Śikṣamāṇā) là cách xưng hô đối với Sa-di ni thọ thêm 6 giới trước khi thọ giới Tỳ-kheo ni.
3. Xuất gia Tỳ Kheo.
- Tỳ-kheo Giới (比丘戒).
- Tỳ-kheo-ni Giới (比丘尼戒).
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda) thì Tỳ Kheo có 227 giới, Tỳ Kheo Ni có 311 giới.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (Mahāyāna) thì Tỳ kheo có 250 giới, Tỳ Kheo Ni có 348 giới.
Tỳ-kheo Giới còn được gọi là Biệt giải thoát giới 别解脱戒 hay Giới bổn (戒本; P: Pāṭimokkha; S. Pratimokṣa → Ba-la-đề-mộc-xoa), là chữ gọi chung giới của Tỳ-kheo hay giới của Tỳ-kheo ni. Ngoài việc chấp trì các học giới, mỗi nửa tháng các tăng ni phải họp mặt một lần để trùng thuật và lắng nghe Giới bổn như một cách ôn tập và cũng để duy trì đạo tình (和敬; P: sāmaggi; S: sāṃmanasya; E: amicableness; concord; unity).
3) Kinh Thập Thiện Giới(十善戒經) = Kinh Thập ThiệnNghiệp (十善業經).
Kinh Thập Thiện Giới hay còn gọi là Kinh Thập Thiện Nghiệp, rất phổ biến ở cả Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền, là một quyển kinh nhỏ ghi lại buổi thuyết pháp của Phật cho cả cư sĩ lẫn người xuất gia.Chúng sinh nào hiểu được, giữ gìn và làm đúng 10 điều thiện này thì sẽ được quả báo tốt lành. Ngoài ra, 10 đều thiện này cũng là căn bản đạo đức của những bậc thánh.
Trongkinh Thập Thiện ghi rằng:
“10 điều đạo đức này là nhân lành của đạo quả Nhân, Thiên (cõi người, cõi trời), là nhân lành của đạo quả Bồ Đề (giác ngộ-giải thoát) của hàng Thinh Văn, Độc Giác, là nhân lành của đạo quả Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật. Tất cả đều y vào thiện pháp này làm cội gốc mà được thành tựu”.
Nội dung kinh với 10 giới được tóm lược như sau:
1.Thân giới (身界; P: Kāya-sīla; S: Kāya-śīla; E: Vertue of bodily action), có 3 điều.
1/ Không giết hại (sát sinh) mà phóng sinh.
2/ Không trộm cắp (đạo tặc)mà bố thí.
3/ Không tà hạnh (tà dâm) mà giữ phạm hạnh.
2.Khẩu giới (口界; P: Vacī-sīla; S: Vak-śīla; E: Vertue of vocal action), có 4 điều.
4/ Không nói dối (vọng ngữ 妄語), mà nói lời thành thật.
5/ Không nói thêu dệt (ỷ ngữ 綺語), mà nói lời chất trực.
6/ Không nói hai lưỡi (lưỡng thiệt 两舌), mà nói lời hòa hợp.
7/ Không nói lời hung ác (ác khẩu 惡口), mà nói lời dịu dàng, hòa nhã.
3. Ý giới (意界; P: Mano-sīla; S: Mana-śīla; E:Vertue of mental action), có 3 điều.
8/ Không thamdục (vị kỷ) mà viễn ly (vị tha) bằng pháp bố thí.
9/ Không sânhận (giận hờn, thù oán) mà khoan dung bằng pháp nhẫn (kiềm chế).
10/ Không si mê (vô minh) mà sáng suốt về Duyên khởi.
Có thể thấy 10 giới (sinh thiện hay ác) nơi đây là sự mở rộng 5 giới của Nhân thừa về mặt nhận thức và hành động tích cực trực tiếp nơi cá nhân. Còn về gián tiếp nơi cá nhân như:
- Không bảo kẻ khác làm
- Không vui khi thấy kẻ khác làm
- Không khen khi thấy kẻ khác làm
Bấy giờ sẽ phát sinh thêm 30 giới khác. Như vậy, hành động có tác ý tạo nên tất cả 40 giới, và đối lại là 40 bất thiện nghiệp, đó là các Thângiới, các Khẩugiới và các Ý giới.
Hơn nữa:
Trong kinh Tương Ưng Bộ IV,trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tận (E: to transcend// transcendence, transcendency)Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
Trong kinh Tạp A Hàm có chép:
“Niết-bàn có nghĩa là dập tắt (E: to extinguish // extinction)hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ Nghiệp gây ra từ ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
Điều này cho thấy Ý giới thông cả tục đế và chân đế, hữu lậu và vô lậu, nghĩa là có sự diệu dụng giữa đạo đức và chân lý.
4. Lợi ích của thập thiện giới.
Theo kinh Thập Thiện Giới, tu tập 10 diều lành có những lợi ích sau.
1/Không giết hại:
– Tất cả chúng sinh đều kính mến.
– Lòng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh .
– Trừ sạch thói quen giận hờn.
– Thân thể thường được khỏe mạnh.
– Tuổi thọ được lâu dài.
– Thường được Thiên thần hộ trợ.
– Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ.
– Trừ hết các mối oán thù.
– Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
– Sau khi chết, được sanh lên cõi Trời.
2/ Không trộm cắp:
– Tiền của có dư không bị nạn giặc giả cướp mất, chánh quyền tịch thâu, không bị nạn lụt trôi, lửa cháy và con cái phá tán.
– Được nhiều người tin cậy.
– Không bị lừa dối, gạt gẫm.
– Xa gần đều khen ngợi lòng ngay thẳng của mình.
– Lòng được an ổn, không lo sợ vì sự tổn hại gì cả.
– Khi chết rồi được sanh lên cõi Trời.
3/ Không tà hạnh:
– Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.
– Đoạn trừ hết những sự phiền não, quấy nhiễu.
– Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái.
– Được tiếng tốt, người đời khen ngợi.
4/ Không nói dối:
– Miệng thường thơm sạch.
– Thế gian và nhâm, thiên đều kính yêu.
– Lời nói không lầm lộn và vui vẻ.
– Trí tuệ thù thắng, không ai hơn.
– Được hưởng lạc thú như ý nguyện và ba nghiệp đều sạch.
5/ Không nói thêu dệt:
– Được người trí thức yêu mến.
– Hay đáp được những câu hỏi khó khăn.
– Được làm người có uy đức, cao quý trong cõi nhân thiên.
6/ Không nói hai lưỡi:
– Bà con, dòng họ được luôn luôn sum họp.
– Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại.
– Chánh tín bất hoại.
– Pháp hạnh bất hoại.
7/ Không nói lời hung ác:
– Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích.
– Nói điều gì, ai cũng nghe theo và tin cậy.
– Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được mến yêu.
8/ Không thamdục:
– Ba nghiệp (thân, khẩu, ý) được tự tại, vì nhân các căn đều đầy đủ.
– Của cải không mất mát, hay bị cướp giật.
– Phúc đức tự tại.
– Những sự tốt đẹp sẽ đến với mình, mặc dù mình không mong ước.
9/ Không sânhận:
– Không tâm khổ não.
– Không tâm giận hờn.
– Không tâm tranh giành.
– Tâm nhu hòa ngay thẳng.
– Tâm từ bi như Phật.
– Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh.
– Thân tướng trang nghiêm, chúng sinh đều tôn kính.
– Có đức nhẫn nhục, được mau sanh lên cõi Phạm Thiên.
10/ Không si mê:
– Được ý vui chơn thiện và bạn chơn thiện.
– Tin sâu Nhân Quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.
– Chỉ quy y Phật, chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo.
– Tâm sanh ngay thẳng, Chánh kiến.
– Sanh lên cõi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác.
– Phúc huệ không lường, thường tăng lên mãi.
– Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo chánh.
– Không lòng chấp ngã, bỏ hết ác nghiệp.
– Yên ở vào nơi Chánh kiến.
– Khỏi bị nạn dữ.
4)Trì giới.
Trì giới 持戒là thực hành giới. Có 2 cách trì giới:
1. Trì giới chấp tướng = Trì giới hữu lậu.
Gồm các hình thức sau:
- Trì giới bất thiện: Đó là trì gới vì danh để được người ta khen, vì bị người khác ép hay nể người khác mà trì giới, vì ganh đua hay tự hào mà trì giới. Những loại trì giới như thế, chỉ có bề ngoài, miễn cưỡng, tự cao tự đại, giả dối đánh lừa người khác, trì giới như thế không có lợi ích gì cả, vì bên trong ô nhiễm xấu xa.
- Trì giới thiện: Đó là trì giới tích cực là thực hành chủ động các việc thiện, hoặc trì giới tiêu cực là thực hành thụ động với các việc ác không làm như không sát sanh, không trộm cắp...
2. Trì giới vô tướng = Trì giới vô lậu =Trì giới Ba-la-mật: Đó là trì giới với nội tâm thanh tịnh khi hành giả đã quán triệt đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi
Trong Tạp A Hàm quyển 2 trang 609 và Tăng Nhất A Hàm, quyển 3, trang 551, đức Phật dạy người tu: “Chẳng thà ngủ nghỉ chứ không trong lúc tỉnh táo tư tưởng suy nghĩ điên đảo. Thà dùng sắt nóng nung vào mắt chứ không do nhìn sắc đẹp xấu mà khởi loạn tưởng, thà dùng dùi nhọn đâm thủng lỗ tai chứ không vì nghe tiếng hay dở mà khởi loạn tưởng, thà dùng kìm nóng kẹp đứt lỗ mũi chứ không do ngửi mùi mà khởi yêu ghét, thà dùng dao bén cắt lưỡi chứ không nói lời ác, thà dùng lá đồng nung đỏ cuốn quanh người, chứ không khởi nghĩ dâm dục”.
4. Thân giáo – Khẩu giáo – Ý giáo.
Hành động của Thân-Khẩu-Ý đối với sự giáo dục được gọi là Thân giáo-Khẩu giáo-Ý giáo, hành động này hướng vào tiêu điểm “Tuệ giác là sự nghiệp* Duy tuệ thị nghiệp * 唯慧是業”, đó là hành động tương hợp với chân lý và đạo đức:
- Chân lý Duyên khởi.
- Đạo đức Duyên khởi.
Giáo 教(= Giáo dục 教育, Giáo hóa 教化; E: Education) là sự dạy dỗ, sự dạy bảo hoặc truyền thụ giúp thay đổi được con người từ xấu trở thành tốt.
Khi nói Thân giáo - Khẩu giáo - Ý giáo là hàm ý nói tới Thân hành giáo, Khẩu hành giáo và Ý hành giáo. Nói rõ hơn, Thân giáo - Khẩu giáo - Ý giáo là Thân hành – Khẩu hành – Ý hành được dùng trong giáo hóa.
1) Thân giáo(身教; P: Kāya-ajjhāpana; S: Kāya-adhyāpana; E: Education by body):
Thân giáolà giáo dục con người mang tính trực tiếp, bằng thân tướng qua hành động và việc làm cụ thể, tức là không nói hay chưa nói mà các đối tượng sống chung, làm việc chung hay vừa mới gặp đã sanh tâm tôn kính, chào hỏi, vâng lời, kính nễ và cả sợ nữa.
Thân tướng ấy không phải là tấm thân cao ráo, xinh đẹp, các căn đầy đủ, mà là bản thân có được trạng thái đứng đắn, thật lòng, thường ít nói, im lặng, nhưng khi nói là nói điều lợi ích cho người. Tất cả những đức hạnh nói trên có được là do tâm ý của người dùng thân giáo đó, được xây dựng trên hai đức từ bi và trí tuệ, hai đức ấy hướng về tiêu điểm“Hành dĩ tải Đạo* 行以載道”
Thiền sư người Nhật là Sengai (1751-1837) có nhiều đệ tử đang theo học, một người trong bọn họ thường hay thức dậy ban đêm, vượt tường ra ngoài dạo chơi cho thỏa thích.
Một hôm, Sengai đi xem xét các phòng ngủ, thấy một đệ tử vắng mặt đồng thời cũng khám phá ra một chiếc ghế cao mà anh ta dùng để leo qua tường. Sengai bèn dời chiếc ghế ra chỗ khác và đứng thay vào chỗ đó. Khi người đệ tử rong chơi trở về, không hề biết Sengai đang đứng chỗ chiếc ghế, anh ta đặt chân lên đầu thầy và nhảy xuống đất. Nhận ra việc mình làm, anh ta vô cùng hoảng sợ.
Sengai nhỏ nhẹ bảo:
Sáng sớm trời lạnh lắm, con hãy cẩn thận kẻo bị cảm.
Từ đó, người đệ tử không bao giờ ra ngoài vào ban đêm nữa”.
Thiền sư Sengai nổi tiếng nghiêm khắc đối với đệ tử. Vậy mà trong cái đêm đẹp trời đầy “may mắn” ấy của người đệ tử, ngài lại quá đỗi từ bi. Cú đạp tội lỗi có một không hai ấy thực sự là cú sốc, chấn động tận cùng trong sâu thẳm của tâm thức, chấm dứt toàn bộ đam mê, phóng dật của người đệ tử.
2) Khẩu giáo (口教; P: Vacī-ajjhāpana; S: Vak-adhyāpana; E: Education by speech).
Khẩu giáo là giáo dục con người bằng ngôn ngữ, giáo dục mang tính trực tiếp. Cha mẹ nói lời dạy bảo con cái, thầy cô ở trường giảng dạy cho học sinh, bổn sư nói lời giáo huấn cho các đệ tử, các giáo thọ giảng dạy kinh luật cho các tăng, ni sinh, chư tăng thuyết pháp cho Phật tử… đều thuộc về lãnh vực khẩu giáo.
Ngôn ngữ giáo dục khác với ngôn ngữ sân si, tranh cãi, giận hờn, phân bua thua thiệt, v.v… Ngôn ngữ giáo dục có âm đức, tức là có âm điệu từ tốn, mạch lạc, dịu dàng, hiền hòa, nhẹ nhàng, êm ái, không đanh thép, chát chúa … được hiển lộ ra thái độ nghiêm trang, đứng đắn, nhưng tình người qua nụ cười kín môi và đôi mắt hiền từ, tâm niệm thiết tha mong muốn các đối tượng nghe lĩnh hội lý nghĩa Đạo mình đang nói, đang thuyết giảng, đang trao truyền, khuyến cáo.
Tất cả những đức hạnh nói trên có được là do tâm ý của người dùng khẩu giáo đó được xây dựng trên hai đức từ bi và trí tuệ, hai đức ấy hướng về tiêu điểm “Ngôn dĩ tải Đạo* 言以載道”.
3) Ý giáo(意教; P: Mano-ajjhāpana; S: Mana-adhyāpana; E: Education by thought)
Ý giáo là giáo dục con người bằng ý nghĩ, tư tưởng về Đạo trong Kinh, Luật, Luận, trong giáo nghĩa của các pháp môn tu. Ý giáo mang tính gián tiếp, được Tăng, Ni và Phật tử tại giatiếp nhận qua sách báo.
Tâm ý của người viết là đã thông lý Đạo, và kinh sách hướng về tiêu điểm “Văn dĩ tải đạo* 文以載道”
5. Thân mật – Khẩu mật – Ý mật.
Hành động của Thân-Khẩu-Ý đối với việc tu học nhẳm thanh tịnh hóa Thân-Khẩu-Ý trong Phật giáo Mật tông được gọi là Thân mật – Khẩu mật – Ý mật.
Khi nói Thân mật – Khẩu mật – Ý mậtlà hàm ý nói tới Thân hành mật, Khẩu hành mậtvà Ý hành mật. Nói rõ hơn, Thân mật – Khẩu mật – Ý mật là Thân hành – Khẩu hành – Ý hành được sử dụng trong tu học bởi Phật giáo Mật tông.
1)Thân mật (身密; P: Kāya-guyha; S: Kāya-guhya; E: Body secret).
Đó là là luôn giữ gìn thân nghiệpthanh tịnh. Việc đi, đứng, nằm, ngồi đều nghiêm trang đúng pháp, và quan trọng nhất khi hành trì phải bắt ấn quyếtđúng pháp.
Để tu thân mật, hành giả phải nghiêm trì giới luật. Đây chính là chỗ khác nhau giữa Mật tông với các tà phái chỉ chuyên dùng bùa chú, phép thuật. Người tu nhờ giữ theo giới luật nên tự nhiên tạo ra oai nghi tế hạnh, khiến cho thân tâm được nhu hòa, thuần phục, không còn sự nóng nảy hay vội vàng, hối hả.
Đầu Công nguyên, nhiều trường phái điêu khắc Ấn Độ cùng lúc thực hiện những hình tượng trong Phật giáo và Ấn Độ giáovới các dấu hiệu thân thểnhững vị Phật và Bồ-tát hay thần thánh qua nhiều bộ, cử chỉ khác nhau và được xếp thành quy tắc và gọi là Ấn (印; P: Muddā; S: Mudrā; E: Mudra; seal, mark or gesture) hay thủ ấn, ấn quyết.
Trong tranh tượng, các đức Phật thường được trình bày với một kiểu tay đặc biệt, vừa là một cử chỉ tự nhiên, vừa là một dấu hiệu của tính chất Phật.Các ấn này được cho là giúp hành giả chứng được các cấp tâm thức nội tại, bằng cách giữ vững những vị trí thân thể nhất định và tạo mối liên hệ giữa hành giả với các vị Phật hoặc Đạo sư trong lúc hành trì một Thành tựu pháp = Nghi quỹ (S: sādhana: luật tắc).
Trong Phật giáo có các dạng Ấn sau:
1.Khế ấn: Là những tư thế khác như cầm ngọc, tọa thiền... Đặc biệt trong các tông phái như Thiên Thai tông, Kim Cương thừa, các ấn này thường đi đôi với Chân ngôn.
Nếu muốn từ thân này cho đến thân thành Phật, tâm bồ đề thường không lui sụt, nên cầu nơi tay cầm “Bất thối kim luân”.
- Chân ngôn rằng: Án – thiết na di tả, tát phạ hạ.
- Chân ngôn rằng: Bồ-đề dạ (theo chú Đại bi)
2.Thủ ấn: Là các ấn nơi tay, đều tương ứng với các ý nghĩa đặc biệt. Các thủ ấn thường thấy nhất:
Ngày nay, Ấn quyết có thể phần nào được cảm nghiệm là tương tác dưới dạng năng lượng thị giác (E: visual energy) thuộc hình dáng.
2) Khẩu mật (口密; P: Vacī-guyha; S: Vak-guhya; E: Speech secret).
Đó là luôn giữ gìn khẩu nghiệp thanh tịnh. Chỉ nói những lời phù hợp với Chánh pháp, và khi hành trì thì phải trì tụng Chân ngôn.
Để tu khẩu mật, hành giả phải được chân truyền từ bậc chân sư, phải đem tâm thành kính để cầu được Chân ngôn. Khi được thầy dạy cho thì phải lắng tai nghe rồi đem lòng ghi nhớ, đặt hết niềm tin vào Chân ngôn, không chút hoài nghi hay xao lãng. Tùy theo mục đích phát tâm, pháp môn hành trì khác nhau, có thể có nhiều loại Chân ngôn khác nhau. Nhưng khi hành trì thì hành giả chỉ biết đến Chân ngôn đang tụng, không còn biết đến bất cứ điều gì khác, cũng chẳng nghĩ đến kết quả của sự hành trì đó.
Chân ngôn hoặc Chân âm (真言; P;S: Mantra; E: Mantra → sacred utterance, numinous sound) => mannghĩa là tâmvà tra nghĩa là công cụ), phiên âm sang tiếng Hán là Mạn-đát-la (曼怛羅), các cách dịch ý khác là Chú (咒), Minh (明), Thần-chú (神咒), Mật-ngôn (密言), Mật-ngữ(密語),Mật hiệu (密號): có nghĩa là lời của lẽ thật, là biểu hiện của lẽ thật, là công cụ của tâm.
Chân ngôn có thể là một âm tiết, một chữ hoặc câu kệ chứa đựng năng lực đưa đến kết quả siêu nhiên hay thế tục. Vốn xuất phát từ đạo Bà-la-môn Ấn Độ, Chân ngôn được giải thích là những năng lực bí mật của vũ trụ tiết lộ cho các hành giả thấu thị (S: ṛṣi) trong lúc thiền định.
Trong Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó làm phương tiện trợ giúp tâm thức hành giảtu tập. Hành giả có thể tập trung tâm ý một cách có ý thức nơi một âm tiết để phát triển nội quán và xem đó là đối tượng của thiền quán đưa đến tỉnh giác.
Chân ngôn có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Chân ngôn chỉ là công cụ để gom kết những nguồn năng lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút ánh sáng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia sáng và chuyển hóa những tia sáng dàn trải lan man đó trở thành một điểm sáng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).
Phân biệt giữa Mantravà Dhāraṇī(Đà-la-ni 總持, dịch là “Tổng trì”: xem Chú Đại Bi) là khó rạch ròi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một nhận xét như sau :
- Có thể nói rằng tất cả mọi Mantra đều là Dhāraṇī, nhưng không phải tất cả Dhāraṇī đều là Mantra.
- Mantra thường có khuynh hướng ngắn hơn Dhāraṇī.
- Cả hai Dhāraṇī và Mantra đều chứa một số phần có âm không thể hiểu như Om, hay Hūm, mà có lẽ đó là lý do khiến một số người xem chúng về cơ bản là vô nghĩa.
- Mantra dùng riêng cho các nghi thức Phật giáo có tính chất bí mật trong khi Dhāranī được thấy dùng trong cả hai nghi thức mật và hiển (công khai).
- Dhāranī cũng được xem như để bảo vệ những ai tụng đọc, tránh khỏi các ảnh hưởng ác độc và các tai họa.
High Quality Shakyamuni Buddha Tibetan Thangka Handmade in Nepal
VIDEO: Mantra de Buda Shakyamuni
3) Ý mật (意密; P: Mano-guyha; S: Mana-guhya; E: Thought secret).
Đó là luôn giữ gìn ý nghiệp thanh tịnh. Mọi suy nghĩ thì phù hợp với Chánh pháp, và khi hành trì thì nhờ vào Mạn-đà-la.
Mạn-đà-la (âm 曼陀羅), từgốc là (梵語; P;S:मण्डल Maṇḍala; E: Mandala → circle, a symbolic diagram used in the performance of sacred rites and as an instrument of meditation), trong đó मंड"tinh túy" + ल"chứa đựng").
Mạn-đà-la cổ đại của Bà-la-môn giáo (trái)
Mạn-đà-la hiện đại của Computer (phải)
Theo các nghiên cứu, các đồ hình Mạn-đà-la có thể đã phát nguồn từ đạo Bà-la-môn được dùng trong các buổi lễ. Đặc trưng vũ trụ của Mạn-đà-la được cho rằng có nguồn gốc từ trong các bài thánh kệ, qua đó, các âm thanh thiêng liêng được chuyển tải theo các dạng thức di truyền của các chúng sinh và sự vật. Từ Mạn-đà-la tự nó đã mang gốc "manda" có nghĩa là tinh túy với tiếp vĩ ngữ "la" có nghĩa là chứa đựng. Do vậy, Mạn-đà-la, có ý nghĩa chung là một "vật chứa sự cốt lõi". Nói chung, từ vựng này dùng để chỉ các đồ hình có mang đặc tính tượng trưng vũ trụ hay của tiểu bản thể con người.
Xa hơn, có một vài giải thích về nguồn gốc của Mạn-đà-la có thể đã bắt nguồn từ các hình dạng vật thể trong thiên nhiên như là mặt cắt bình diện của các loại hoa, các vỏ sò ốc, các loại cây trái mô hình vũ trụ (hay hệ mặt trời) hay là từ sự đối xứng tâm của các tinh thể như hoa tuyết, tinh thể ...
Theo giải thích từ tự viện Namgyal (tự viện riêng của đức Đạt-lai Lạt-ma tại Dharamsala Ấn Độ), có đến hàng ngàn các truyền thống Mandala, rất nhiều truyền thống đã bị mất mát hoàn toàn. Các loại Mạn-đà-la khác nhau được thiết lập tùy theo mục đích và thực hành. Một Mandala thường được tạo nên nhằm để hỗ trợ cho việc thiền. Mỗi khiá cạnh của Mandala đều có ý nghĩa, không có chi tiết nào thừa hay tùy ý đặt ra.
Mật tông ngày nayđã thiết lập hai loại Mạn-đà-la là: Thai Tạng giới Mạn-đà-lavà Kim Cương giới Mạn-đà-la, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đảnh. Thai Tạng giới là hiện tượng, là phương tiện – Kim Cương giới là bản chất, là tuệ giác. Bí tạng ký viết: "Thai Tạnglàlý, Kim Cươnglàtrí ".
- Theo ý nghĩa tôn giáo thì Mạn-đà-la là đàn tràng để hành giả bày các lễ vật hay pháp khí cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện ...
- Theo ý nghĩa triết lý thì Mạn-đà-la là một mô hình thu nhỏ, biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ,
Thai tạng giới Mạn-đà-la
THAI TẠNG GIỚI ĐẠI NHẬT NHƯ LAI CHÂN NGÔN
“A, vĩ, la, hồng, khiếm”
Năm chữ ấy là ý nghĩa của đất, nước, lửa, gió, hư không,tượng trưng cho sự tổng hợp thế giới vật chất của vũ trụ.
Kim Cương giới Mạn-đà-la
KIM CƯƠNG GIỚI ĐẠI NHẬT NHƯ LAI CHÂN NGÔN
“Ông, oa nhật la, đả đô, hám”
OṂ_ VAJRA-DHĀTU VAṂ
Ý nghĩa của chân ngôn ấy là: “Quy mệnh sự chẳng thể nghĩ bàn của Kim Cương Giới”. Chữ Hán(圳:VAṂ)có nghĩa làvô biên khó nghĩ bàn, sâu chẳng thể đo lường, rộng không có bờ mé. Ấy là Chân lý của vũ trụ, Chân lý này không cùng tận, không có Pháp để miêu tả tô vẽ hiện ra…
Phần lớn các Mạn-đà-la Phật giáo được vẽ, in hoặc thêu những mẫu hoa văn kỷ hà. Những loại Mạn-đà-la lớn thường gặp là Mạn-đà-la làm bằng cátmàu. Ngoài ra, ở Tây Tạng còn có các Mạn-đà-la ba chiều giống như cung điện. Mạn-đà-la lớn nhất trên thế giới hiện nay là những khoảng sân đồng tâm của các đền tháp (stupa) ở Boroburdur, Java, Indonesia, có niên đại thế kỷ 8.
Mạn-đà-la cát
Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo, mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày, sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
Mạn-đà-laba chiều
Bình đồ Borobudur
Boroburdur, Java, Indonesia, thế kỷ 8, có dạng Mạn-đà-la
Trong trường hợp Mạn-đà-la cát, thì cát thường được tạo ra từ việc nghiền các viên đá quý và được xem như là vật liệu có hiệu lực nhất bởi vì có các chất liệu quý đòi hỏi kĩ năng rất khéo léo để tạo nên các Mạn-đà-la có các chi tiết tuyệt hảo. Do mỗi hạt cát được nạp bởi các phúc lành của tiến trình lễ nên toàn thể Mạn-đà-la cát biểu hiện một kho chứa khổng lồ của năng lực tinh thần. Những Mạn-đà-la này được tạo ra trong nhiều tuần lễ và sau đó lại được quét bỏ đi để nói lên tính Vô thường của hiện hữu.
6. Điển hình Thân-Khẩu-Ý trong tu học.
1) Lục hòa = Lục hòa kính(六和敬; P: Cha-sāmaggīdhamma; S: Ṣaḍ-sāmagrīdharma; E: Six accordances).
Hòa (和: thuận, hợp) = Hòa đồng (和同: cùng nhau thuận).
Kính (敬: tôn trọng).
Lục hòa kính là sáu điều hoà đồng, kính ái mà những người tu học Phật pháp nên thực hiện để sống hòa hợp, cảm thông và quan tâm đến mọi người khác.
Lục hoà kính mang ý nghĩa tục đế và hiện diện ở cả Phật giáo Nam truyền cùng Phật giáo Bắc truyền, bao gồm:
✦Theo Phật giáo Nam truyền:
Theo kinh Kosambiya (P. Kosambiyasuttaṃ) thuộc Trung Bộ Kinh, Lục hòa (Sáu nguyên tắc sống hoà hợp) được nói đến như sau:
1. Từ thânhành(Sự thành tựu từ thân hành đưa đến hòa hợp)nghĩa là cái thân của mỗi vị phải được tẩm mát bởi tâm từ. Ngoài chuyện cái thân ấy không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh - mà còn phải biết dùng cái thân ấy chia sẻ đem đến lợi ích cho mình, cho bạn đồng tu và cho cả chúng sanh muôn loại nữa.
Trong Trung Bộ Kinh đức Phật dạy rằng:“Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ thân hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”
2. Từ khẩuhành(Sự thành tựu từ khẩu hành đưa đến hòa hợp) nghĩa là lời nói ra của mỗi vị phải được tẩm mát bởi tâm từ. Như thế có nghĩa là, ngoài chuyện ngôn lời không được nói dối, không được nói đâm thọc, không được nói lời độc ác, không được nói lời rỗng không, thô tục, nhảm nhí, vô ích - mà lời nói ấy còn phải hòa nhã, dịu ngọt, êm ái, hoan hỷ cho mọi người.
Trong Trung Bộ Kinh đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ khẩu hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”
3. Từ ý hành (Sự thành tựu từ ý hành đưa đến hòa hợp) là luôn an trú tâm từ khi sống với nhau. Như vậy, ý nghĩ của mỗi người không bao giờ để cho tham lam, sân hận và tà kiến chi phối. Đừng bao giờ bắt mọi người sống theo ý của mình. Khi giải quyết một vấn đề cần ý kiến của mọi người thì phải tôn trọng những quan điểm riêng tư. Nếu có được từ ý hành như thế làm chủ đạo - thì hội chúng nào cũng vui vẻ, thanh bình cả. Như nhà lợp không kín, nước mưa rơi lọt vào, ý lơi lỏng không tu, tham dục liền sanh khởi.
Trong Trung Bộ Kinh đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú từ ý hành đối với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”
4. Giới hòa (Sự thành tựu từ giới hành đưa đến hòa hợp) là mỗi người sống theo giới luật mà mình đã thọ trì một cách trọn vẹn. Ai nấy đều làm tốt bổn phận mình, tôn trọng nhau, hòa hợp nhau. Không có trường hợp người nhiều giới xem thường, coi khinh kẻ ít giới, hoặc ngược lại. Người đi trước dẫn người đi sau trong tình huynh đệ và cao đẹp. Trong một đoàn thể, đạo hay đời, nếu không cùng nhau giữ gìn giới điều, kỷ luật, quy tắc thì chúng ta không bao giờ sống chung với nhau được.
Trong Trung Bộ Kinh đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, đối với các tài vật nhận được đúng pháp, hợp pháp, cho đến những tài vật thâu nhận chỉ trong bình bát, Tỷ-kheo không phải là người không san sẻ, các tài vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng phạm hạnh có giới đức”
5. Lợi hòa (Sự thành tựu từ lợi hành đưa đến hòa hợp) là khi có lợi lộc phát sinh, cụ thể là thức ăn, vật uống, chỗ ở, giường gối, chăn màn, y áo và vải vóc, thuốc chữa bệnh và ngừa bệnh... nói chung là tất thảy những tiện nghi cần thiết cho đời sống thì phải chia sớt, san sẻ đồng đều đến mọi thành viên, không ai được nhiều hơn ai. Những người ốm đau, tật bệnh thì được hội chúng ưu tiên hơn.
Trong Trung Bộ Kinh đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, đối với các giới luật không có vi phạm, không có tỳ vết, không có vẩn đục, không có uế tạp, giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu trong các giới luật ấy với các vị đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng”
6. Kiến hòa (Sự thành tựu từ kiến hành đưa đến hòa hợp)nghĩa là cùng chia sẻ, cùng trao đổi với nhau một cách hòa hợp những hiểu biết và kinh nghiệm trong việc thực nghiệm chánh pháp. Hiểu biết và kinh nghiệm ấy không phải là vốn liếng riêng tư của ai để mà kiếm sống như các nghề nghiệp chuyên môn của người thế gian. Cho nên trong sự sống chung cùng tu học, người thượng căn hiểu biết thì giải bày cho người hạ căn hiểu được ý mình, giúp nhau cùng tiến tu trên con đường giác ngộ giải thoát.
Trong Trung Bộ Kinh đức Phật dạy rằng: “Này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc về bậc Thánh có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chân chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo, sống thành tựu tri kiến như vậy, cùng với các đồng phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Pháp này cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí”.
Ba pháp Giới hòa, Lợi hòa, Kiến hòa (4,5,6) đều hướng về ba pháp Từ thân hành, Từ khẩu hành, Từ ý hành (1,2,3).
✦Theo Phật giáo Bắc truyền:
Trong Trung A-hàm 52, kinh 196 Châu-na (T1n26, tr. 755b21), 6 phép hòa kính được trình bày như sau:
1.Thânhòa đồng trú(身和同住; E: To unify their respectful deportment to be the same → Thân hòa cùng ở chung): Nghĩa là sống ở nơi đâu và làm việc gì nên thuận hợp cùng nhau, tôn trọng lẫn nhau,không dùng uy quyền thế lực hay sức mạnh để lấn hiếp mà làm tổn hại cho nhau.
- Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình thì nên biết kính trên nhường dưới, trên thuận dưới hòa, biết tôn trọng và quý kính lẫn nhau.
- Nếu là Phật tử, cùng tu học với nhau trong một ngôi chùa, là những người bạn đạo, là đệ tử Phật thì cũng phải vui vẻ hòa thuận với nhau, không được chia phe phái công kích lẫn nhau.
- Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một đất nước, thì phải lấy sự đoàn kết dân tộc làm đầu với tinh thần không phân biệt chủng tộc hay màu da.
2.Khẩuhòa vô tranh(口和無諍; E: To unify their chanting → Lời nói hòa hợp không tranh cãi): Nghĩa là nói lời hòa hợp không tranh cải nhau.Nên nói với nhau những lời vui vẻ, dịu dàng, hòa nhã, từ ái (ái ngữ). Không tìm cách mỉa mai nói xấu nhau, tạo ra sự chia rẽ, dễ dẫn đến thù hằn ghét bỏ làm tổn hại cho nhau.
- Trong gia đình, lời nói không hòa dẫn đến mối quan hệ xấu giữa anh em, vợ chồng, con cái.
- Trong đoàn thể mà cải cọ nhau thì dẫn đến mất đoàn kết.
- Trong xã hội mà ăn nói bừa bãi sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
3.Ýhòa đồng duyệt(意和同悅; E: To unify their purpose → Ý hòa cùng vui): Nghĩa là mọi ý kiến phải được đồng thuận vui vẻ trước khi thực hịên.
- Trong gia đình, hai vợ chồng không cùng một quan điểm, không biết cảm thông cho nhau thì dễ dẫn đến ly hôn.
- Trong một đoàn thể hay một đất nước, nếu không thống nhất một quan điểm sẽ dẫn đến gây chia rẽ và tạo ra sự đối kháng mãnh liệt mà tìm cách hủy diệt lẫn nhau.
Trong Duy thức học có nói: “Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân, kể công thì nó đứng đầu mà kết tội nó cũng đứng trước”.
Muốn được tâm ý hòa hợp phải thực tu hạnh hỷ xả, nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp chặt trong lòng những lỗi lầm của người khác.
4. Giới hòa đồng tu (戒和同修; E: to unify their practices of purity → Giới hòa cùng tu tập): Nghĩa là cùng nhau gìn giữ giới luật để tu học.
Trong đạo Phật, tùy người xuất gia hay Phật tử tại gia mà thọ lãnh ít hay nhiều giới luật. Một đoàn thể đạo hay đời, nếu không cùng nhau giữ nguyên tắc chung (giới cấm và những điều luật của tổ chức) thì không thể sống chung với nhau được.
5. Lợi hòa đồng quân (利和同均; E: to unify their benefits → Lợi hòa cùng chia): Nghĩa là cùng chia xẻ vật chất với nhau.
Phân chia hợp lý các tặng phẩm, tài vật cho mỗi thành viên, có chiếu cố người đau yếu bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn hơn. Không ai được chiếm làm của riêng hay giành phần nhiều về mình, ở đây không có chỗ cho tính ích kỹ, bè phái, hám lợi.
6. Kiến hòa đồng giải (見和同解; E: to unify their view → Cùng chung kiến giải): Nghĩa là thấy biết cùng giải bày cho nhau.
Những thấy biết cần được giải bày cho nhau để hiểu rõ khi ta khám phá ra điều mới lạ. Một ý kiến hay thì nên giải bày cho mọi người chung quanh cùng hiểu, chia sẻ sự hiểu biết của mình cho người khác. Mọi ý kiến chưa thông suốt cần được làm rõ.
Người Phật tử khi nghe pháp, đọc Kinh, Luật, Luận mỗi người có cách ngộ riêng. Đừng chấp chặt với cái ngộ của chính mình. Trong kho tàng giáo pháp của Đức Phật có vô số điều vi diệu, cho nên việc giải bày ý kiến của mình cho bạn cùng tu là điều hết sức cần thiết. Như thế sự tu học mới đạt kết quả viên mãn.
Giới hòa đồng tu, Kiến hòa đồng giải, Lợi hòa đồng quân (4,5,6) là những việc làm cụ thể của Thân, Khẩu, Ý.
Trong kinh Pháp Cú, phẩm Phật Đà, kệ 194 có viết:
Vui thay hòa hợp tăng già
Lành thay bốn chúng vui mà đồng tu.
Trong Tăng Chi Bộ Kinh, chương Sáu Pháp, phẩm Cần Phải Nhớ, bài kinh Cần Phải Nhớ 2, đức Phật dạy về pháp Lục hòa là pháp mà các thầy Tỳ kheo cần phải ghi nhớ để thực hành:
Có sáu pháp cần phải ghi nhớ này, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí. Thế nào là sáu?
1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thânlàm từ đối với các vị đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
2. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lờinói từ… ý nghĩ từ đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ... ýnghĩ từ đối với các vị đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các vị đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo đối với các GiớiLuật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các tri kiếnthuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các vị đồng Phạm hạnh, cả trước mặt lẫn sau lưng.
Ðây là sáu pháp cần phải ghi nhớ, này các Tỷ-kheo, tạo thành tương ái, tạo thành tương kính, đưa đến hòa đồng, đưa đến không tranh luận, hòa hợp, nhất trí.
Ba pháp Giới hòa đồng tu, Lợi hòa đồng quân, Kiến hòa đồng giải (4,5,6) đều hướng về ba pháp Thân hòa đồng trú, Khẩu hòa vô tranh, Ý hòa đồng duyệt (1,2,3).
2) Bát Chánh Đạo.
Bát Chánh Đạo (八正道; P: Ariya-aṭṭhaṅgikamagga; S: Āryāṣṭāṅgamārga; E: The Eightfold Path) là phương pháp thực hành trong đạo Phật nhằm thấy ra sự thật hay lẽ thật, từ đó dẫn đến sự giải thoát khỏi khổ não.
Bát Chánh Đạo bao gồm tám pháp thực hành sau:
1. Chánh tri kiến.
2. Chánh tư duy.
3. Chánh ngữ.
4. Chánh nghiệp.
5. Chánh mạng.
6. Chánh tinh tấn.
7. Chánh niệm.
8. Chánh định.
Trong đó:
1. Thân với Chánh nghiệp: (正業; P: Sammā-kammanta; S: Samyak-karmānta; E: Right action): Đó là hành động của thân đúngvới Chánh pháp, theo đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến; tức Chánh nghiệp là mọi hành động không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si, là “Hành động như Chánh pháp”.
2.Khẩu với Chánh nghiệp (正語; P: Sammā-vācā; S: Samyak-vāk; E: Right speech): Đó là lời nói đúng với Chánh pháp, để diễn đạt ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến; tức Chánh ngữ là những lời nói không do động cơ từ tam độc Tham-Sân-Si, là “Nói năng như Chánh pháp”.
3.Ý với Chánh tư duy (正思唯; P: Sammā-saṅkappa; S: Samyak-saṃkalpa; E: Right thought): Đó là suy nghĩ, suy tưởngđúngvới Chánh pháp, nghiệm xét đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến; tức Chánh tư duy là mọi suy nghĩ, suy tưởng vượt thoát tam độc Tham-Sân-Si, là “Suy nghĩ như Chánh pháp”.
Chánh nghiệp, Chánh nghiệp, Chánh tư duy có ý nghĩa cho tuc đế và chân đế tương ứng với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Chánh tri kiến cùng Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định là những yếu tố liên hệ tới Chánh nghiệp, Chánh nghiệp, Chánh tư duy, tức Thân-Khẩu-Ý.
3) Tụng kinh.
1.Ý nghĩa của kinh.
Kinh(經; P: Sutta; S: Sūtra; E: A written work in the belief systems) là tác phẩm viết trong hệ thống tín ngưỡng của Ấn Độ giáo , Kỳ Na giáo và Phật giáo, được hiểu là lưu giữ chính xác những giáo lý quan trọng của các tín ngưỡng tương ứng.
Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả lời dạy của Phật được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng của các vị đệ tử truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, về sau mới được ghi chép lại thành dạng văn bản, gọi là Kinh.
Các nhà Phật học truyền thống Trung Quốc giải thích rằng kinh là "khế hợp". Khế ở đây bao gồm hai phạm trù khế lý và khế cơ.
- Khế lý là nội dung ý nghĩa của những lời giảng dạy phải được đặt trên nền tảng chân lý (sự thật) và đạo đức (thiện lành) không thiên lệch vào sự chấp mắc nào.
- Khế cơ là sự thể hợp với từng căn cơ đối tượng.
Khế lý và khế cơ có giá trị xuyên suốt thời gian và không gian.
Theo đó, kinh trong Phật giáo được dùng để chỉ cho lời Phật dạy dưới hình thức văn tự hay truyền khẩu, có giá trị hướng thượng, giúp phát sinh trí tuệ cho người đọc tụng.
Hành giả nên nhớ rằng kinh điển chỉ là phương tiện, là ngón tay để chỉ cho chúng sinh thấy được mặt trăng chân lý, là chiếc bè để đưa người sang sông giải thoát, chứ kinh điển không phải là mặt trăng và cũng không phải là bờ giải thoát.
2.Ý Nghĩa của tụng kinh – trì kinh.
Tụng[誦; P: Sajjhāyati; S: Svādhyāyati; E: To recite] đọc thuộc lòng.
Tụng kinh(誦經; E: To recite the Buddhist sutra) là đọc thuộc lòng kinh để ôn lại và tư duy về lời Phật dạy, là phương thức huân tập vào tâm thức các hạt giống chân lý và đạo đức có khả năng chuyển hóa thân tâm phát triển ba nghiệp Thân-Khẩu-Ý được trong sạch. Có phân biệt tụng kinh với đọc kinh, đó là đọc kinh không bắt buộc phải thuộc lòng kinh.
Tụng kinh chính là lúc Thân-Khẩu-Ý của hành giả không có dịp bám víu vào các duyên thế sự (như chuyện phù phiếm, bất hòa) và các phiền não trần lao, xa lìa được các gốc rễ của khổ đau như tham lam - sân hận - si mê; đồng thời hành giả một lòng thành kính đối trước Tam Bảo, sám hối tất cả các nghiệp xấu, ăn năn các lỗi đã qua, phát nguyện làm các việc thiện, để hoàn thiện đời sống đạo đức của bản thân.
Tụng kinh không như để “trả bài” hay làm công cứ “tính điểm” với Phật, hay tệ hơn là như “máy thâu và phát” lại những lời Phật dạy, rõ ràng không mang lại kết quả hay lợi ích thực tiễn nào, trái lại còn làm mất thời giờ và công sức.
Tụng kinh không phải để cầu nguyện Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình, cho gia đình mình và thân quyến tai qua nạn khỏi, thăng quan tiến chức, làm ăn thịnh vượng, tuổi thọ tăng trưởng, sở nguyện tùy tâm, kiết tường như ý. Tụng Kinh cũng không phải là dịp để cầu cho mua may bán đắc, hay mong Phật và Bồ-tát gia hộ cho mình được đầy đủ phước-lộc-thọ.
Khi ngồi tụng kinh thì Thân hành giả được trang nghiêm, Khẩu được thanh tịnh và Ý được bừng sáng các lỹ lẽ sâu xa, trí tuệ phát sinh.
Trì kinh (持經→ gìn giữ kinh) đó là thực hành lời Phật dạy ở kinh vào trong đời sống thường nhật.
Tụng kinh là Văn. Tư duy thấu đáo, hiểu rõ ngọn nguồn ý kinh là Tư. Trì kinh là Tu. Đó chính là Văn-Tư-Tu mà đức Phật đã từng dạy.
Nếu tụng kinh mà không dùng Chánh kiến (Trí tuệ) để tư duy, hiểu rõ ngọn nguồn ý kinh thì chỉ là tụng suông, tức Văn không được ích lợi gì.
Nếu tụng kinh mà dùng Chánh kiến để tư duy, chiêm nghiệm nghĩa lý ẩn tàng thì đó là Tư. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở đây tức rơi vào bệnh học Phật (như chạy theo bằng cấp, hám danh, ...). Do đó, bất kỳ ai, nếu chỉ Văn-Tư mà không Tu thì mang chướng ngã học Phật, không phải là người tu hành chơn chánh.
Nếu tụng kinh, sau đó dùng Chánh kiến để tư duy, chiêm nghiệm tận tường ý kinh rồi lãnh thọ, tinh tấn hành trì trong đời sống thường nhật, thì đó là Văn-Tư-Tu trọn vẹn, lợi lạc vô cùng.
4) Sám hối(懺悔; P: Khama,anutappati; S: Kshama,anutapyate; E: To repent // repentance)
- Sám (懺) là phơi bày tội lỗi của mình ra trước mọi người, thành khẩn cầu mong họ tha thứ và hứa sẽ không tái phạm.
- Hối (悔) là cải đổi lỗi lầm đã gây ra, xin chừa bỏ và nguyện làm các việc thiện trong tương lai.
Theo đó, sám hối là biết sanh tâm hổ thẹn (tàm quý 慚愧), tỏ lòng ăn năn và xin chừa lỗi, nguyện từ nay về sau sẽ không còn tái phạm.
Phật thường dạy chừng nào mà con người còn luân hồi trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới), sanh tử qua lại trong sáu đường (trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh) thì không một ai là không lầm lỗi và cũng không một ai là người hoàn thiện tuyệt đối. Hơn thế nữa, trong đời sống hiện tại, chúng ta đã và đang tạo ra những hành động xấu ác mà chúng ta còn không nhớ và chưa sám hối hết được, huống gì những tội lỗi đã tạo ra trong vô lượng kiếp ở quá khứ.
- Tội lỗi do chính Thân-Khẩu-Ý ác tạo ra thì phải lấy Thân-Khẩu-Ý thiện để sám hối mới thiết thực được.
- Tội lỗi không có tính cố định và xuất phát từ tâm (ý thức), nên phải lấy tâm mà sám để chuyển hóa mọi sai lầm.
Theo kinh Pháp Hoa, có dạy rằng: “Có 2 loại người đáng khen, một là không bao giờ gây tội lỗi, hai là lỡ gây ra tội nhưng biết ăn năn chừa bỏ”.
Trong kinh Hoa nghiêm quyển 40, bài kệ sám hối ghi trong phẩm Phổ hiền, toàn văn như sau:
往昔所造諸惡業 Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
皆由無始貪嗔痴 Giai do vô thủy tham sân si
從身口意之所生 Tùng thân khẩu ý chi sở sanh
一切我今皆懺悔 Nhất thiết ngã kim giai sám hối.
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thủy tham sân si
Từ thân khẩu ý phát sinh ra
Hết thảy con nay nguyện sám hối.
Về“Nghi thức sám hối” chỉ xuất hiện sau thời đức Phật tại thế, và được xem như là một trong những pháp môn tu tập trong đạo Phật, nhằm mục tiêu chuyển hóa ba nghiệp bất thiện của thân-khẩu-ý dưới 2 dạng, đó là:
- Sự tướng sám hối là hình thức sơ thô hướng thiện trên hiện tượng (tục đế)
- Lý tánh sám hối là hình thức sâu tế giải thoát thuộc bản chất (chân đế).
1. Sự tướng sám hối.
Sự tướng sám hối(事相懺悔) mang ý nghĩa đặc trưng cho tục đế, cho hiện tượng. Đó là thể hiện nhận thức và mong muốn hướng thiện, với các nội dung sau:
- Tự thấy ra được lỗi lầm của mình đã vi phạm giới luật.
- Tự hổ thẹn (tàm quý) về lỗi lầm đã làm.
- Mong muốn lỗi lầm này không tái phạm trong tương lai.
- Mong muốn dùng hành vi thích đáng bù lại để được hưởng sự tha thứ.
Trong trường hợp này sám hối và ăn năn được xem như đồng nghĩa nhau.
✦Theo Phật giáo Nam truyền: Đặc trưng với 2 nghi thức từ Tứ Phần Luật Yết Ma Sớ.
1. Nghi thức Chế giáo sám hối: Nội dung gồm 2 giai đoạn.
-Giai đoạn 1: Phản tỉnh nhận ra tội qua việc thiền quán 3 nghiệp với mong muốn không tái phạm các sai lầm. Nếu đó chỉ là ý nghiệp thì tự mình sám hối là đủ, nhưng nếu vượt quá ý nghiệp với hành vi sai lầm đã được người khác biết thì phải tiếp sang giai đoạn 2.
-Giai đoạn 2: Trình bày với bậc Đạo sư hay vị đồng phạm hạnh có trí về sự phản tỉnh của mình, để mong họ cho những lời khuyên thích đáng. Nếu sự sai lầm có liên quan đến người khác, thì sự phản tỉnh này cũng được tỏ bày công khai với người này, để cả đôi bên đều được an lạc.
2.Nghi thức Hóa giáo sám hối: Đây là nghi thức sám hối theo giáo pháp của Kinh-Luật. Người sám hối lễ bái trước điện Phật, đọc tụng kinh Tam Bảo và kinh Sám Hối. Sau đó nếu tại chùa thì các cư sĩ thỉnh pháp sư thuyết pháp cho hội chúng, nếu ở nhà thì tọa thiền công phu.
✦ Theo Phật giáo Bắc truyền:
1.Nghi thức Tác pháp sám hối:
Nghi thức sám hối này xuất phát từ kinh Kim Quang Minh.
Đây là nghi thức sám hối dành cho những lỗi lầm nhỏ nhặt, có 2 loại:
- Đối thú Sám hối: Khi đã gây lỗi lầm với ai thì phải đối trước người đó cùng nhiều người chứng minh để xin tha thứ, dù người đó biết mình hay không biết mình đã tạo lỗi. Nếu họ chưa tha thứ thì không được oán hận và hứa xin chừa bỏ.
- Đàn tràng Sám hối: Lập giới đàn, thỉnh chúng Tăng chứng minh để sám hối. Khi vào đàn, người sám hối phải thành khẩn, tỏ bày lỗi lầm và nguyện trọn đời không tái phạm nữa.
2. Nghi thức Thủ tướng sám hối:
Nghi thức sám hối này xuất phát từ kinh Kim Quang Minh.
Đây là nghi thức sám hối dành cho những lỗi lầm mới phát khởi từ tâm nhưng chưa thực hiện. Người sám hối phải đứng trước tượng Phật hay Bồ-tát để sám hối. Thời gian thực hiện nghi thức từ 3 đến 49 ngày, lúc nào thấy tâm niệm xấu ấy tiêu tan, thân tâm nhẹ nhàng thì sự sám hối mới được thành tựu.
3. Nghi thức Hồng danh sám hối:
Nghi thức sám hối này do pháp sư Bất Động đời Tống (960-1279) ở Trung Hoa soạn ra.
Đây là nghi thức sám hối dành cho những tội lỗi đã tạo nghiệp từ nhiều kiếp quá khứ đến nay. Người sám hối phát tâm lễ Phật, bái sám trọn đời, ít nhất mỗi nửa tháng vào ngày 14 và 30 âm lịch, phân làm 2 cách:
- Lạy 53 danh hiệu Phật.
- Lạy 35 danh hiệu Phật để sám hối 5 tội trọng ‘Ngũ Nghịch’.
Về sau có thêm vào kệ Phổ Hiền Đại Nguyện tạo thành 108 lạy để ám chỉ diệt trừ 108 phiền não.
4.Nghi thức Lục căn sám hối:
Nghi thức sám hối này do pháp sư Trí Khải (538 - 597)đời Tùy ở Trung Hoa soạn ra thực hành theo Pháp Hoa Tam Muội Sám Pháp.
Đây cũng là nghi thức sám hối dành cho những tội lỗi đã tạo nghiệp từ nhiều kiếp quá khứ đến nay.
Người sám hối phát tâm lễ Phật, bái sám nêu rõ những lỗi lầm gây ra do sự buông lung 6 căn (Nhãn căn, Nhĩ căn, ..., Ý căn) từ nhiều đời nhiều kiếp, nguyện phòng hộ các căn để phòng ngừa tội lỗi. [Xin xem Bài đọc thêm]
2.Lý tánh sám hối.
Lý tánh sám hối(理性懺悔) mang ý nghĩa đặc trưng cho chân đế, cho bản chất. Nghi thức sám hối này xuất phát từ kinh Kim Quang Minh. Đó là thể hiện nhận thức về một nội tâm giải thoát, với các nội dung sau:
- Tự thấy ra được nghiệp chướng gây ra bởi nội tâm chấp thủ tham-sân-si, biểu hiện ra hành vi của thân-khẩu-ý.
- Tự hổ thẹn (tàm quý) về các nghiệp đã làm.
- Mong muốn các nghiệp chướng này không tái phạm trong tương lai.
- Mong muốn tu tập đúng chánh pháp hướng đến nội tâm giải thoát.
Đây là nghi thức sám hối dành cho người thượng căn thượng trí, được gọi là Vô sanh sám hối. Nội dung thực hành nghi thức gồm 2 phần quán:
1.Quán tâm vô sanh: Hành giả quán sát tâm mình và thấy rằng “Tâm quá khứ đã diệt, tâm hiện tại không dừng, tâm vị lai chưa đến. Do đó, tội từ tâm không nương vào đâu mà tồn tại được”.
2.Quán pháp vô sanh: Hành giả quán sát thật tướng của vạn pháp là không sanh không diệt, là không tăng không giảm, là không phân biệt tướng (bình đẳng tướng), là không bị thời gian thay đổi và không gian chuyển dời. Do đó tội-phúc là tướng có sanh-diệt, có tăng-giảm, có phân biệt và thay đổi theo thời gian và không gian, hẳn là giả tướng hư dối nên không còn gá nương nơi đâu mà tồn tại được.
Trong kinh Quán Phổ Hiền có chép “Muốn sám hối, phải quán thực tướng của các pháp thì tội mới hoàn toàn tiêu diệt”.
Bài kệ đặc trưng cho nghi thức này như sau:
Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu;
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thật là chân sám hối.
Hay:
Tánh tội vốn Không do tâm tạo
Tâm nếu diệt rồi, tội sạch không
Tội không tâm diệt cả hai Không
Thế ấy mới là chân sám hối.
Đứng về Lý tánh thì tội báo diệt, nhưng đứng về Sự tướng thì vẫn có tội báo. Người tu hành chân chánh hẳn phải viên dung cả Lý và Sự, và tùy thuận căn cơ hoàn cảnh của mỗi người mà nghiêm trì giới luật.
Chư Phật, chư tăng không rửa sạch tội cho người theo đạo, mà mỗi người phải tự rửa sạch tội của chính mình. Lễ Phật, tụng kinh, bái sám, trì chú, quán chiếu … chỉ chứng minh cho lòng hối cải và giúp cho người sám hối tăng thêm sức mạnh của ý chí dứt bỏ sai lầm.
Người có lỗi tựa người bị bệnh
Được đổ mồ hôi, bệnh người giảm
Phát lồ sai lầm, lỗi người nhẹ.”
(kinh42 Chương)
Bài đọc thêm
Bài sám hối lục căn
Kính lạy đại giác mười phương, hùng sư tam thế, từ sáu căn ngộ được tánh linh, nhiếp chín loài về sen chín phẩm. Mặt trời chiếu đỉnh, trời quang nắng sáng. Nhưng mặt trời lên cao để rồi lặn. Con người có thịnh ắt có suy. Hình thể chẳng thể lâu bền, sang giàu đâu còn mãi. Ngày nay chẳng tạo nhân lành, mai sau đi về đường khổ. Cầu khai tâm Phật, bừng sáng chiếu soi, vô minh tan hết.
Chúng con từ vô thủy, quên mất bản tâm, chẳng biết đường chánh, luân hồi chịu khổ vì sáu căn sai. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Hôm nay một lòng tin kính, chúng con quy mạng đảnh lễ vô thượng Tam Bảo, cầu xin sám hối.
1. Nghiệp căn mắt: Ham xem nhân ác, chẳng đoái sự lành. Lầm ngó không hoa, quên nhận trăng thật. Ghét yêu nổi rối, đẹp xấu tranh bày. Lóa mắt xem càn, mờ đường chánh kiến, xanh qua trắng tới, tía phải vàng sai, con mắt trông tà, hệt kẻ thông manh. Mày sanh má phấn, ngang liếc trộm nhìn, có mắt như mù, nào thấy bản lai diện mục. Gặp người giàu có, dua nịnh ngó nhìn. Gặp kẻ nghèo hèn, bỏ qua chẳng đoái. Thiên hạ đau khổ, đưa mắt lạnh lùng. Người thân lìa trần, nước mắt như mưa. Trong chùa điện Phật, không thèm chiêm ngưỡng. Gái trai gặp gỡ, mắt liếc mày đưa, mê man quên lễ, chẳng e Hộ Pháp, chẳng sợ long thần.
Tội lỗi vô cùng, từ nơi căn mắt. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại hỏng căn mắt. Nếu không sám hối, thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối.
2. Nghiệp căn tai: Biếng nghe chánh Pháp, ưa lắng chuyện tà. Mê mất gốc thật, chạy theo sai lầm. Vang vang đàn sáo cho là rồng ngâm. Nhịp nhàng mõ chuông coi như ếch ộp. Văn kinh lời kệ, chẳng để vào tai. Tình tứ hát ca, mắc liền thích thú. Thoảng nghe khen hão, hí hửng tìm cầu, lời phải điều hay, chẳng thèm đón nhận. Nói dông nói dài thì kề tai ghé má. Thầy hay bạn hiền răn dạy đinh ninh lại bịt tai không đoái. Tiếng vòng tiếng xuyến đã nảy lòng tham, nghe nửa câu kinh liền như tai ngựa.
Tội lỗi vô cùng từ nơi căn tai. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại hỏng căn tai. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối.
3. Nghiệp căn mũi: Ngồi thiền trên bờ ao, thoáng thọ hương sen, đã bị quỷ thần kết tội ăn trộm. Nữ nhân đi qua, hít thở hương thơm, son phấn tỏa ra, liền bị thiên long chê là đạo hạnh có vết. Huống chi chỉ tham lan xông xạ ướp, chẳng thiết năm phần hương Pháp-thân. Tai đào má hạnh quyến luyến chẳng rời, giác hoa tâm hương, kéo về chẳng được. Lư trầm cúng Phật, buông lung ngửi khói, nào nghĩ lễ nghi. Nước mũi hỉ bừa, bẩn nhơ tịnh địa. Say xưa ngủ bậy, tháp Phật điện đường, hơi thở nồng nàn hun kinh xông tượng. Hôi tanh ăn uống, đam mê như lợn rúc phân.
Tội lỗi vô cùng, từ nơi căn mũi. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại hỏng căn mũi. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối.
4. Nghiệp căn lưỡi = Nghiệp căn khẩu: Tham đủ mọi vị, nếm cả béo gầy. Tàn hại sinh linh, nuôi sướng thân miệng. Nấu nướng loài bay loài chạy, mổ chiên loài lặn loài bơi. Máu thịt tanh miệng, hành tỏi ướp lòng. Cơm chay khó nuốt, coi tựa người đau. Mỡ thịt hân hoan, tiệc tùng vui vẻ. Cưới vợ gả chồng, giết hại sinh linh vì ba tấc lưỡi.
Lại còn nói dối, bày chuyện thêu dệt, hai lưỡi ác khẩu, chê bai Tam Bảo, nguyền rủa mẹ cha. Ngạo mạn Thánh Hiền, báng vua lừa chúa, giọng hay lời khéo, ngậm độc phun người, gièm pha kẻ khác, che đậy lỗi mình. Khoe khoang tự hào, sỉ nhục người nghèo, xua đuổi Tăng Ni, đánh mắng tôi tớ. Nịnh hót chê khen, bào chữa lỗi lầm, lấy hư làm thật, chuyện có nói không, cợt đùa trong phòng Tăng, ồn ào trên điện Phật.
Tội lỗi vô cùng, từ nơi căn lưỡi. Đọa vào địa ngục, trải bao nhiêu kiếp, như cát sông Hằng. Được lên làm người, lại bị câm ngọng. Nếu không sám hối thật khó giải thoát. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối.
5. Nghiệp căn thân: Tinh cha máu mẹ, giả hợp nên hình. Năm tạng trăm xương cùng nhau kết lại, chấp làm thể mình, quên mất Pháp-thân, sinh dâm-sát-trộm.
- Nghiệp sát sanh: Tàn nhẫn độc ác, không lòng nhân từ. Giết hại chúng sanh, nào hay một thể. Lầm hại, cố sát, tự làm sai người. Vẽ bùa trù yểm. Hoặc chế thuốc độc, hoặc đốt núi rừng, lấp cạn khe suối, giăng chài giăng lưới, thả cắt suỵt chó. Thấy nghe mừng vui, nghĩ đến tưởng làm, cử động vận hành, đều thành nghiệp sát.
- Nghiệp trộm cắp: Thấy vật của người, liền nảy lòng tham. Đập khóa mở ngăn, sờ bao mò túi. Của Phật thường trụ, cướp làm của riêng, không sợ thần giận. Chẳng những vàng ngọc mới phạm tội tà, cây kim ngọn cỏ cũng thành nghiệp trộm.
- Nghiệp tà dâm: Lòng mê sắc tiếng, mắt đắm phấn son, chẳng đoái liêm trinh, riêng sinh lòng dục. Hoặc nơi tinh khiết, điện Phật phòng Tăng, gần gũi gái trai, cùng nhau đùa giỡn. Tung hoa ném quả, chạm chân vỗ vai, phá rào leo tường, đều thành dâm nghiệp.
Các tội lỗi ấy, không bến không bờ. Đến khi chết đi, sa xuống địa ngục, trai ôm cột đồng, gái nằm chông sắt. Muôn kiếp đọa đày, được lên làm người lại còn dư báo. Nếu không sám hối, sao được tiêu trừ. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối.
6. Nghiệp căn ý: Nghĩ tưởng liên miên, không một khắc dừng, gắn bó cảnh trần, vùi tâm trong tưởng. Như tằm kéo kén, càng dệt càng dày. Như con thiêu thân, vào lửa tự đốt. Hôn mê chẳng tỉnh, đảo điên sinh càn, rối loạn tấc lòng đều do ba độc:
- Nghiệp tham sẻn: Mưu ngầm vơ vét, bủn xỉn tiếc bòn. Vốn một lời mười còn chưa vừa ý. Của như nước chứa, lòng tựa chén rò, rót vào bao nhiêu, cũng không thỏa mãn. Tiền nát thóc mục, chẳng cứu người nghèo. Vải chất lụa chồng, đâu giúp kẻ rách. Vơ vào cả trăm vẫn cho là ít, mất đi một chút, gọi là hại to. Trên từ ngọc báu, dưới đến tơ gai, kho đụn chất đầy, ngày tính đêm lo, thân tâm vất vả, đều do tham nghiệp.
- Nghiệp sân giận: Gốc do tính tham, lửa giận phực cháy. Mắt trợn miệng gào, công kích đánh lộn. Chẳng những người tục, cả đến Tăng Ni, kinh sách luận bàn, tổn thương hòa khí, chê cả sư trưởng, bới móc mẹ cha, héo lá úa cành, nồng nàn lửa độc. Buông lời tổn vật, mở miệng hại người, không nghĩ từ bi, không vâng luật cấm. Nói tợ thần thánh xúc cảnh như ngu, tuy ở cửa Không, khư khư chấp ngã. Trái ý nổi sân trở lại hại mình. Như cây sinh lửa, lửa cháy đốt cây.
- Nghiệp si mê: Căn tính đần độn, ý thức tối tăm, không biết tôn ty, không phân thiện ác, ích kỷ hại người, báng Phật chiêu ương, nhổ trời ướt mặt. Quên ân quên đức, bội nghĩa bội nhân. Không xét không nghĩ, đều do si nghiệp.
Những tội như thế rất nặng rất sâu. Đến khi chết đi, sa xuống địa ngục, trải trăm ngàn kiếp, mới lên làm người, lại chịu ngoan báo. Nếu không sám hối, làm sao tiêu trừ. Nay trước Tam Bảo, chúng con chí thành cầu xin sám hối.
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi
|
|