Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Thần thông – Phép lạ 

***


Nội dung

1. Khái niệm về thần thông-phép lạ .
       1.1. Thần thông(supernatural power).
1.2. Phép lạ(miracle).
1.3. Đặc tính và giá trị hiện thực của thần thông-phép lạ.
2. Quan điểm triết học về thần thông-phép lạ.
          2.1. Hữu thần thuyết(theism).
          2.2. Thần thuyết(deism).
          2.3.  Bán phiếm thần thuyết(panentheism).
          2.4.  Phiếm thần thuyết(pantheism).
          2.5.  Vô thần thuyết(atheism).
          2.6.  Bất khả tri thần thuyết(agnotism).
3. Quan điểm khoa học về thần thông-phép lạ.
3.1. Năng lượng và năng lượng vũ trụ(energy - universal energy).
3.2. Năng lượng sinh học(bio-energy).
3.3. Năng lượng màu sắc (colour energy).
34. Năng lượng cảm xạ(radiesthesia energy).
3.5. Năng lượng hào quang(auraenergy).
3.6. Năng lượng âm thanh(sound energy).
3.7. Năng lượng vũ trụ cao do tập luyện. 
          1)Khinh công (levitation).
          2) Khí công (qigong, chi gung, chikung).
                    - Khí công võ thuật.
  - Khí công tu luyện: (xiên lình, thôi miên, … bùa, ngải, thư, ếm).
                    - Khí công trị bệnh.
3.8. Năng lượng vũ trụ cao không do tập luyện.
          1) Tại Việt Nam        2) Tại Ấn Độ      3) Tại Mỹ.
4. Quan điểm của Kitô giáo về thần thông-phép lạ.
          4.1. Phép lạ với quan điểm truyền thống đức tin.
                    1)  Phép lạ(miracle).      2) Bí tích (sacrament).
          4.2. Phép lạ với quan điểm biện chứng.    
5. Quan điểm của Phật giáo về thần thông-phép lạ.
          5.1. Nguồn gốc và phân loại thần thông [6 loại]:         
1) Thần thông hữu lậu[5]:   Thiên Nhãn thông, Thiên Nhĩ thông, Tha Tâm thông, Túc Mệnh thông, Thần Túc thông.
2) Thần thông vô lậu [1]:  Lậu Tận thông.
5.2. Đặc tính của Tam minh và Lục thông.
5.3. Giáo dục về giá trị của thần thông.
                   
Bài đọc thêm
1/. Sinh Tử và Thần thông-Phép lạ.
2/. Những đôi mắt dị thường nhất thế giới.
3/.Ý nghĩa màu sắc của hào quang.
4/. Truyền thuyết dân gian về bùa ngải.
 
NBS:  Minh Tâm (01/2013; 5/2019)

 
1. Khái niệm về thần thông-phép lạ .
      
1.1. Thần thông (;  P:abhiññā;  S: abhijñā;  E: supernatural power):  Thần thông là từ gốc Hán, trong đó:
- Thần:  Là kỳ lạ, huyền diệu, siêu nhiên, bất phàm.
Ví dụ:  Như thần đồng   đứa trẻ có tài năng vượt trội lạ thường.
- Thông:  Làtrơn tru, thấu suốt không bị ngăn trở khi thực hiện một sự việc nào.
          Ví dụ:  Như  khai thônglàthấu suốt không còn trở ngại.

Theo đó :
Thần thông được xem như là khả năng làm được sự việc nào đó một cách kỳ lạ khác thường. Thần thônglà từ thường dùng trong Phật giáo. Đạo Phật cho rằng người ta vốn có tuệ tính tự nhiên, thông suốt vô ngại, biến hóa vô lường, ai tu chứng được phần đó gọi là thần thông, như thiên nhãn thông  có khả năng trông thấy suốt hết mọi nơi; tha tâm thông  có khả năng biết hết lòng người khác.
       1.2. Phép lạ (E: miracle): Phép lạ là từ Việt, trong đó:
- Phép: Là sự thực hiện (phương thuật) một sự việc nào đó.
- Lạ:  Là kì lạ, khác thường.
          Theo đó :

Phép lạ cũng được xem như là khả năng làm được sự việc nào đó một cách lạ thường, đồng nghĩa với thần thông. Phép lạ là từ thường dùng trong Kitô giáo. Theo báo cáo viên của Bộ Phong Thánh, ÐGM José Luis Gutierrez đã định nghĩa: Phép lạ là một điều phi thường đặc biệt làm mọi người khâm phục, một biến cố vượt trên những luật vật chất.

Các nhà triết học duy vật và hầu hết các nhà khoa học đều cho rằng, vật chất quyết định ý thức. Nhưng khi có thần thông-phép lạ thì ý thức lại có những khả năng vượt lên những luật vật chất.  Ví dụ như nhiều nhà tu ở Tây tạng, họ có thể sống trên đỉnh núi Himalaya lạnh lẽo chỉ với một mảnh vải che thân, có thể khinh công chạy trên cỏ, leo lên vách núi.Thần thông-phép lạ thường được giải thích theo 2 quan điểm sau:
           
- Quan điểm1:  Thần thông-phép lạ được xem như là kết quả do quá trình con người rèn luyện tập trung sức chú ý (= sức định, định lực) bằng các phương tiện như hơi thở, bài chú, cầu nguyện … nhằm tăng cường sức mạnh của nội tâm, từ đó sẽ làm cho các quan năng của thân dần tiếp xúc với năng lực vũ trụ (*), và khi đạt tới một trình độ nào đó thì phát sinh ra thần thông.  Mọi việc đều diễn ra trong thế giới vật chất.  Không có điều kiện vật chất, thần thông-phép lạ sẽ không thể thi thố, biểu hiện, cũng không thể luyện thành được. Khi định lực sút kém thì thần thông-phép lạ cũng biến mất đi.

- Quan điểm2:  Thần thông-phép lạ được xem như là sở hữu của Thần linh (= Thượng Đế : TĐ), và những ai có được thần thông-phép lạlà do ân sủng của TĐ ban cho.
-------------------

(*)Chú thích:  Năng lượng này có nhiều dạng tốt xấu đối với con người (xem mục 3. bên dưới).  Trong các phương pháp luyện tập, có một số phép luyện dùng năng lượng này vào việc tốt như chữa bệnh,có một số phép luyện điều khiển năng lực người chết (= âm binh) dùng vào những việc bất chánh. Tương truyền rằng khi luyện thành công, người luyện có thể sai khiến  âm binh  để làm những việc mình muốn và có thể tiếp nhận thông tin từ âm binh qua thính giác.

1.3. Đặc tính và giá trị hiện thực của thần thông-phép lạ.
           
Thần thông-phép lạ xưa nay đều được nói đến, đó là một hiện thực ít được phổ biến bởi:
         
- Thần thông-phép lạ nằm ngoài cảm nhận của giác quan con người, tựa như mắt thường của con người không cảm nhận được các tia sáng hồng ngoại hay tia sáng tử ngoại, và tai thường con người không cảm nhận được các siêu âm hay hạ âm, … dù rằng các ánh sáng và âm thanh vô hình này đều tuân theo các quy luật vật lý về ánh sáng và âm thanh hữu hình nơi thế giới con người.
         
- Thần thông-phép lạ không có các cơ chế đạo đức chặt chẽ để khuyên dạy con người trong việc khai thác sử dụng. Do đó, thần thông-phép lạ dễ bị số ít người lạm dụng làm các điều phi đạo đức như mê tín hóa và nô lệ hóa số đông con người. Vì thế, thần thông-phép lạ làm số đông con người sợ hãi, và rồi thần thông-phép lạ chỉ sống lây lất chứ không phát triển.
         
- Thần thông-phép lạ chỉ là sự kiện nhất thời chứ không có giá trị giáo dục nhân bản bền bỉ lâu dài; ví dụ như dùng thần thông-phép lạ làm cho một người chết sống lại mà không hiểu bản chất của sinh tử, thì chỉ làm tăng trưởng tâm lý yếu hèn ham sống sợ chết, hoặc dùng thần thông-phép lạ làm nên một bữa ăn không nhọc sức, thì cũng làm tăng trưởng tâm lý ỷ lại lười nhác.

- Thần thông-phép lạ còn rõ nét đoản hậu không thể tạo nên chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống thiết thực của các thế hệ con người. Bởi loài người không thể và không bao giờ tồn tại và phát triển nhờ vào thần thông-phép lạ cả.

Như thế, nếu như thần thông-phép lạ không khéo sáng suốt để sử dụng, thì đó không khác chi là các trò ảo thuật lôi cuốn quần chúng và vô tình làm cho người có thần thông-phép lạ tăng trưởng dục vọng thấp hèn.

2. Quan điểm triết học về thần thông-phép lạ.
           
Tâm điểm của thần thông-phép lạ trong triết học là quan điểm về sự tồn tại của một Thượng đế (E: God) vô hình và toàn năng, nghĩa là Thượng đế này có đầy đủ năng lực thần thông-phép lạ cao tột tạo dựng nên vũ trụ vạn vật, và có quyền ban ơn hay giáng họa cho các vật thụ tạo theo ý muốn riêng của mình. Dưới đây là  6 ý niệm chính về Thượng đế (TĐ) này như sau:

2.1. Hữu thần thuyết (theism):

Ralph Cudworth - Wikipedia
          Thuyết này ngày nay được xem như đặt nền tảng trên 3 luận thuyết, khởi xướng từ  Ralph Cudworth (1617-:-1688) nhà thần học người Anh về sự tồn tại của một TĐ đầy thần thông-phép lạ như sau.
          1/ Bản thể luận(ontology):  Luận này là bước phát triển của tư tưởng siêu hình học của triết gia cổ đại Hy Lạp là Aristotle (384-:-322)tCN và học thuyết tồn tại một TĐ của thời cổ Hy Lạp nhằm chứng minh về mặt triết học sự hiện hữu của TĐ.

Tác giả của luận này là St. Anselm (1033-:-1109) người Anh với 16 năm làm Tổng Giám Mục của tu viện Canterbury.

Im. Kant
          Triết gia Đức Im. Kant (1724-:-1804) đã phê bình luận cứ này như sau:
          - Không thể nào có một tam giác mà không có ba cạnh và ba góc, và cũng một cách như thế, không thể nào có TĐ mà không có sự hiện hữu của ngài.
          - Và nếu bạn chấp nhận TĐ, thế thì theo luận lý, bạn chấp nhận sự hiện hữu tất yếu của ngài. Nhưng bạn không bị buộc phải chấp nhận TĐ.
          2/ Vũ trụ luận(cosmology): Luận này nhấn mạnh tới 2 điểm cho rằng:
          - TĐ có thần thông-phép lạ sáng tạo vũ trụ, vạn vật một cách trực tiếp không qua quá trình tiến hóa.
          - TĐ có thần thông-phép lạ sáng tạo nên linh hồn (soul: là thực thể thường hằng-bất biến), chứ không phải linh hồn do cha mẹ sinh racùng với cơ thể vật chất của thuyết di hồn (traducianism).

St. Thomas Aquinas
          Tác giả của luận này là St. Thomas Aquina (1225-:-1274) nhà thần học người Ý, cựu tu sĩ dòng Dominic, được phong thánh năm 1323. Ông đã đặt triết học dưới hàng thần học, luật thiên nhiên dưới hàng các mặc khải của TĐ, xã hội loài người dưới hàng tín điều của Giáo hội.

David Hume
          Triết gia Đức là Im. Kant và sử gia-triết gia Anh là David Hume (1711-:-1776) đã lập luận phê bình luận cứ này như sau:  Quan hệ nhân quả là một trong các phương cách mà qua đó tâm trí chúng ta xếp loại thế giới này, trong khi TĐ là một sự bất khả thi tinh thần, là nguyên nhân không bị tác động. Nói rõ hơn, nếu TĐ là nguyên nhân của vũ trụ, thì trong một chuỗi thoái lui vô hạn sẽ như thế nào?
          3/ Cứu cánh luận(teleology):  Luận này là bước phát triển của Vũ trụ luận, cho rằng thế giới vận động từ lúc ban đầu cho đến lúc kết thúc được quyết định bởi quyền lực siêu nhiên của TĐ.  Nói cách khác, thế giới này được TĐ tạo ra vì lợi ích của con người, cụ thể đó là “vật dưỡng nhân”.

William Paley
          Tác giả của luận này là William Paley (1743-:-1805) triết gia, nhà thần học người Anh từng lập luận rằng thế giới này trật tự như một cỗ máy tất phải có người thiết kế và không ai khác hơn đó là TĐ.

Charles Robert Darwin
         
D. Hume và R. Darwin (1809-:-1882) nhà sinh vật học người Anh đã lập luận phê bình luận cứ này như sau:  Thuyết chọn lọc tự nhiên, thích nghi sinh tồn trong thực tế đã giải đáp thay thế cho sự có mặt của nhà thiết kế TĐ.  Trật tự của quyền lực siêu nhiên có phần cường điệu, vì hiện thực không thể thiếu sự hỗn độn hiển nhiên.  Vả lại, tính tương đối của giới hữu cơ cho thấy làVật dưỡng nhân và nhân cũng dưỡng vật”.
         
Tóm lại, hữu thần thuyết là nền tảng triết học của nhiều tôn giáo, thường mô tả là:  - Có một TĐ độc nhất  - TĐ tạo dựng vũ trụ  - TĐ điều khiển vũ trụ với các qui tắc thưởng phạt  -  Bản thể của TĐ và con người hoàn toàn khác nhau.  Vì thế, thần thông-phép lạ vốn là sở hữu của TĐ, và nếu những ai có biểu hiện thần thông-phép lạ thì chính đó là ân sủng được TĐ ban cho.
         
2.2.  Thần thuyết (deism): 

Edward Herbert Cherbury
Thuyết này được Cherbury (1583-:-1648) là triết gia và chính trị gia nước Anh khởi xướng, sau đó được phát triển bởi các triết gia John Toland (1670-1722) của Anh;  J.J. Rousseau (1712-1778),  Fr.M. Arouet (1694-1778) tức Voltaire của Pháp; Gotthold Ephraim Lessing (1729-1781) của Đức; nhà vật lý-toán học Isaac Newton (1643-1727) của Anh.

    
Toland – Rousseau – Voltaire – Lessing – Newton
         
Thuyết này chủ trương có một TĐ thiết kế và tạo dựng vũ trụ nhưng ngoại tại nghĩa là không ở trong vũ trụ và không can thiệp vào vũ trụ.  Vị TĐ siêu nhiên này không tương tác với loài người.
         
2.3 Bán phiếm thần thuyết (panentheism).

Karl Krause
          Thuyết này được triết gia Đức là Karl Krause (1781-:-1832) khởi xướng. Thuyết này chủ trương TĐ ở bên trong mọi sự vật nhưng không đồng hóa với thế giới này.
         
2.4  Phiếm thần thuyết (pantheism):
          Thuyết này chủ trương đồng hóa TĐ với vũ trụ vạn sự vạn vật và được giải thích theo 2 quan điểm.

Baruch Spinoza (1632-:-1677)
          1/Theo triết gia Hà Lan gốc Do Thái là Baruch Spinoza (1632-:-1677) cho rằng TĐ là có thật, còn thế giới cùng một bản thể với TĐ.
 
Holbach – Diderot
          2/Theo triết gia Pháp gốc Đức là  Baron d' Holbach (1723-:-1789) và nhà văn-triết gia Pháp Denis Diderot (1713-:-1784) cho rằng thế giới là có thật, còn TĐ là tổng số của vạn sự vạn vật cộng lại.
          2.5.  Vô thần thuyết (atheism): Tư tưởng vô thần đã xuất hiện từ thời cổ đại với Thales (625 – 545)tCN  người khai sáng ra triết học Hy Lạp, cùng các triết gia Hy Lạp khác như  Heraclitus (540 – 480)tCN,  Democritus (460 – 360)tCN … ;  với triết gia Đức là Ludwig Feuerbach (1804 – 1872) và ngay đến ngày hôm nay.

Ludwig Feuerbach (1804 – 1872)
          Thuyết này chủ trương một cách xác quyết rằng không có bất cứ một TĐ nào hay giá trị nào với khái niệm hữu thần.
          2.6.  Bất khả tri thần thuyết (agnotism):  Được triết gia, toán học gia nước Anh là William Clifford (1845 – 1879) đề xướng.
William Kingdom CLIFFORD (1845-1879), by J. Collier and by kind permission of the Royal Society.
William Clifford
          Thuyết này cho rằng không có chứng cớ mang tính quyết định để có thể biết được TĐ có hay không.  Tất cả hiện hữu cuối cùng đều cần phải có trí năng thể hiện.
 
3. Quan điểm khoa học về thần thông-phép lạ.
Tâm điểm của thần thông-phép lạ trong khoa học là ý niệm về năng lượng (E: energy) tồn tại và biến hóa dưới nhiều hình thái trong tự nhiên và khả năng khác thường nơi con người qua một quá trình tập luyện đặc biệt. Dưới đây là một số hình thái phổ biến xưa nay.

3.1.  Năng lượng và năng lượng vũ trụ.
 
Năng lượng là khái niệm quan trọng trong Vật lýhọc. Hiểu theo nghĩa thông thường, năng lượng là khả năng làm thay đổi trạng thái hoặc thực hiện công năng lên một hệ vật chất.  Lịch sử của khái niệm này bắt đầu từ cơ học cổ điển, đến điện từ học, rồi trải qua cuộc cách mạng về việc đồng nhất với khái niệm nhiệt lượng trong nhiệt động lực học và đến giờ là quan niệm hiện đại của thuyết tương đối và thuyết lượng tử.  Thế giới vật chất vi mô có thể được mô tả bằng phương trình Einstein: E = mc2, trong đó Elà năng lượng (energy), mlà khối lượng vật chất (mass), c là vận tốc ánh sáng (speed of light in a vacuum).

Năng lượng vũ trụ được xem là hiệu ứng tương tác của vật chất với vật chất thông qua đối vật chất gọi là trường vật chất.  Vũ trụ là không gian vô cùng vô tận chỉ bao gồm vật chất và đối vật chất. 

Năng lượng vũ trụ khi xưa còn được diễn đạt cách khác gọi là Prananhư là thành phần cơ bản và nguồn gốc của mọi vật. Theo đó, mọi vật sống hoặc vô tri đều hàm chứa và toả ra năng lượng vũ trụ này; trường năng lượng vũ trụ liên kết mọi vật với nhau và thấm nhuần toàn bộ khoảng không của vạn vật; năng lượng vũ trụ chảy từ vật nọ sang vật kia.        

Chúng ta sống giữa đại dương năng lượng, năng lượng ấy liên hệ mật thiết với sức khỏe và hạnh phúc của con người. Trường năng lượng vũ trụ đã từng được con người biết đến và được nghiên cứu từ xa xưa. Người Trung Hoa, ba ngàn năm trước công nguyên, thừa nhận sự tồn tại của một năng lượng sống mà họ gọi là Khí(E: energy).

Xem thêm:
- Đối Vật Chất - Năng Lượng Vũ Trụ- KhoaHoc.tv
 
3.2. Năng lượng sinh học (bio-energy):
       
Năng lượng sinh học(NLSH) là khái niệm năng lượng vũ trụ được khảo sát nơi sự sống của sinh vật, năng lượng này được phân biệt làm 2 phần tương tác nhau là nơi sinh vật và ngoài sinh vật.
         
- Khoảng 500 tCN, nhiều nhà khoa học thời Pythagoras về lĩnh vực trường năng lượng của con ngườigọi là hào quang (aura),cho rằng hào quang năng lượng này có thể sinh ra một loạt các hiệu ứng trong cơ thể con người, bao gồm cả việc chữa bệnh.
- Đầu thế kỷ 12, Boirac và Liebeault trông thấy rằng con người có một năng lượng có thể gây ra một sự tương tác giữa các cá nhân ở khoảng cách xa. Họ kể rằng có người chỉ bằng sự có mặt của mình cũng làm cho người khác khoẻ mạnh.
- Những năm đầu thế kỷ 19, Helmont và Mesmer nghiên cứu hiện tượng năng lượng nơi con người có mối liên hệ tới thuật thôi miên.

- Năm 1911, trong lĩnh vực năng lượng của con người, bác sĩ y khoa, Tiến sĩ William Kilner đã khảo sát các vầng hào quang. Một số bệnh lý cho thấy là có nhiều  mảng bất thường trong hào quang, điều này đã giúp Kilner phát triển một hệ thống chẩn đoán trên cơ sở của màu sắc và diện mạo chung của hào quang. Một số bệnh được ông chẩn đoán theo cách này là gan nhiễm trùng, khối u, viêm ruột thừa, epilipsy và rối loạn tâm lý như cuồng loạn.

Trong thế kỷ 20, nhiều nhà khoa học đã làm việc trên các lĩnh vực năng lượng của con người - Tiến sĩ Wilhelm Reich - phát triển các kỹ thuật vật lý để giải phóng tắc nghẽn dòng chảy tự nhiên của năng lượng trong cơ thể. Tiến sĩ Valerie Hunt, tại UCLA, đã thực hiện một số lượng lớn các nghiên cứu vào chủ đề này và đã phát triển thiết bị để đo trường năng lượng này.   
 
Năng lượng sinh họchiện nay còn cótên gọi dân gian làNhân điện của, được xem như truyền thừa từ Tích Lan bởi khám phá của tiến sĩ Dasiranarada (1846 – 1924). Sư tương tác NLSH và chuyển hóa năng lượng này đã giúp nhiều người phục hồi sức khỏe rất khả quan. Hiện nay, NLSH tạm dựa trên một số tính chất cá biệt của các trường phái ứng dụng phương pháp này.
+ Đạo đức:  Là khả năng NLSH được duy trì và phát triển khi người chủ động trong tương tác có ý hướngthiện; ngược lại khả năng này ngày càng mất đi.
  
Barbara A. Brennan (1939 - …)là nhà chữa trị thực hành, nhà tâm lý trị liệu và nhà khoa học.
Bà là chuyên viên khoa học vật lý Trung tâm phi hành thuộc cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ NASA.
 
               + Định tính:   NLSH có tính thông tin định tình chọn lọc cho mục tiêu tương tác và chuyển hóa.  Đại diện cho khuynh hướng này là tiến sĩ Nguyễn Đình Phư, ông nghiên cứu dựa trên thành quả của tiến sĩ Dasiranarada và nhà vật lý Barbara A. Brennan.
  alt
Đại tá Bác sỹ Lương Đình Du trị bệnh với bàn tay NLSH.
 
            +Định lượng:   NLSH có tính thông tin định lượng chọn lọc cho mục tiêu tương tác và chuyển hóa.  Người chủ động trong tương tác có thể cảm nhận sự kiện này.  Đại diện cho khuynh hướng này là tiến sĩ  Lương Minh Đáng.
 
Tiến sĩ Y học Lương Minh Đáng & Trường ĐH Y học Bổ sung (Alternative Medecine) tại Colombo – Tích Lan.
3.3.  Năng lượng màu sắc (colour energy).
Mỗi màu trong phổ ánh sáng thấy được có bước sóng và tần số riêng. Khi ánh sáng đi qua mắt chúng ta, những năng lượng màu này tạo ra những tác dụngcụ thể khác nhau trong việc kích hoạt sản xuất hormone, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống sinh hóa phức tạp, nghĩa là ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của chúng ta.
  
Màu sắc vốn đã được khám phá và sử dụng từ xa xưa. Trong suốt quá trình lịch sử, những nền văn minh khác nhau đã có nhiều thử nghiệm và học hỏi nhiều về màu sắc. Cho đến ngày nay, con người hãy vẫn còn học hỏi nghiên cứu về những cách tác động của màu sắc đối với con người và tầm quan trọng của màu sắc trong cuộc sống.

Vào thời cổ đại,người Ai Cập cổ đã biết sử dụng màu sắc cho việc chữa bệnh. Họ thờ phụng vị thần Mặt trời, và biết rằng nếu không có ánh sáng thì sẽ không có cuộc sống. Họ quan sát thiên nhiên, sao chép và ứng dụng nó trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Sàn của ngôi đền có màu lục như màu của cỏ xanh dọc theo sông Nile. Màu lam cũng rất quan trọng với người Ai cập vì nó là màu của bầu trời. Họ xây dựng những ngôi đền có nhiều phòng màu sắc khác nhau … dành cho việc chữa bệnh, đồng thời sử dụng những viên đá, ngọc quý dưới ánh nắng của mặt trời.

Có nhiều bản viết trên loại giấy cói nói về phép chữa bệnh bằng việc sử dụng màu sắc vào những năm 1550 tCN.  Kiến thức và sự hiểu biết của người Ai cập vể việc sử dụng năng lượng của màu sắc trong việc chữa trị thì gần như thất thoát cho đến khi người Hy lạp công nhận màu sắc như là một ngành khoa học. Hippocrates đã quên đi khía cạnh trừu tượng của màu sắc mà tập trung vào khía cạnh khoa học. May mắn là kiến thức và triết lý của màu sắc đã được truyền lại cho đời sau.    

Một trong những học thuyết nghiên cứu về ánh sáng là của Aristotle. Ông đã khám phá việc trộn lẫn hai màu sắc với nhau tạo ra màu thứ ba, như việc ông đã dùng những mảnh kiếng màu vàng và màu lam (xanh da trời) đã phát hiện ra màu lục (xanh lá cây) nhờ ánh sáng xuyên qua.  Plato và Pythagoras cũng đã nghiên cứu về ánh sáng.

Người Trung quốc cũng biết rành về sử dụng màu sắc để chữa bệnh. Cuốn sách Nội Kinh (Nei-ching) đã lưu lại những cách chẩn đoán chữa bệnh bằng màu sắc.      

Vào thời Trung cổ, Paracelsus đã lại giới thiệu kiến thức và triết lý màu sắc qua việc sử dụng những tia màu để chữa bệnh cùng với âm nhạc và thảo mộc. Nhưng không may mắn, ông đã bị xua đuổi khắp Châu Âu và bị khinh rẻ về công việc của mình. Hầu hết các bản thảo của ông đã bị đốt. Ngày nay theo suy nghĩ của nhiều người, ông là một trong những bác sĩ giỏi nhất, người đi tiên phong vào thời bấy giờ. Ngày nay, liệu pháp màu sắc và liệu pháp âm nhạc là những liệu pháp chữa bệnh bổ sung rất phổ biến.
[Xin xem bài đã soạn “Liệu pháp màu sắc”]

3.4. Năng lượng cảm xạ (radiesthesia energy):
          Ngành Quang học cho ta biết rằng, khi ta thấy một vật thể, đó là do ánh sáng từ vật thể đó đến mắt ta.  Như thế là ta đã cảm nhận bức xạ (cảm xạ) của vật thể đó.
Ánh sáng Độ dài sóng (nm) Năng lượng sóng (eV)
Tia tử ngoại Ngắn hơn 380 Lớn hơn  3,3
Tím 380 3,3
Xanh lam 450 2,8
Xanh lục 530 2,3
Vàng 580 2,1
Đỏ 720 1,7
Tia hồng ngoại Dài hơn 720 Nhỏ hơn 1,7
     
 
 
Độ dài sóng và năng lượng sóng.
    
Nhà cảm xạ với đũa và con lắc - tranh minh hoạ sách của Pháp thế kỷ 18
Cảm xạ học (;   F: radiesthésie;  E: radiesthesia:  xuất phát từ 2 tiếng Latin là Radius: tia sáng, tia xạ  và  Aisthesis: nhạy cảm), đó là môn nghiên cứu về khả năng nhạy cảm của con người với bức xạ từ các vật thể. Khoa học hiện đại đã chứng minh mọi sinh vật, khoáng vật... đều có bức xạ dưới dạng sóng và con người có khả năng cảm nhận, phân tích và sử dụng được lượng thông tin đặc biệt này trong đời sống xã hội, nếu có kiến thức về cảm xạ học và công cụ hỗ trợ.

Từ hàng nghìn năm trước (Radiesthesia | Encyclopedia.com), người ta đã biết đến hoạt động huyền bí của những nhà chiêm tinh, thầy bói, phù thuỷ, đồng cốt... qua việc tìm mỏ quặng, tìm mạch nước ngầm, xác định địa trạch, dự báo thời tiết, dự đoán tương lai - thời vận, tìm người và đồ vật mất tích... tuy nhiên, hãy còn chưa có các luận cứ khoa học thuyết phục.  Ngày nay với khái niệm về năng lượng vũ trụ tất cả đã lần lượt được lý giải.

Kỹ thuật cảm xạ có thể tiếp nhận thông tin về vật lý và tâm lý của một vật thể.  

Ví dụ:        
- Tiên lượng tính khí một đối tượng, đối tượng có hợp ý hay không.
- Xác định trường hào quang của một vật thể (máy chụp hào quang hiện  nay chưa hoàn hảo).       
- Tiếp nhận tình trạng sóng não, sóng tim, dạ dày … từ đó có thể có đánh giá về sức khỏe của não, của tim, của dạ dày ...
- Chọn lựa thức ăn, thuốc uống, phương pháp tập luyện thể chất và tinh thần sao cho thích nghi với cơ địa từng người.      
- Thực hành thuật phong thủy tốt và nhanh gọn [vì giải quyết được bài toán nhiều biến số như là một hộp đen (black box)].

Phương pháp cảm xạ ở một mức độ nào đó, có thể giúp chúng ta khám phá ra nhiều bí mật khoa học, công nghệ và cả tâm linh … mà bình thường chúng ta phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mới đạt được.
 natural-mirror1

Hình ảnh vật lý phẳng lặng của mặt nước biểu tượng cho một nội tâm thanh tịnh.

Tuy nhiên, để sự tiếp nhận thông tin được khá tin cậy, người thực hành cảm xạ ít nhất phải thỏa 2 điều kiện cơ bản sau:

1/ Khả năng cảm ứng của cơ thểđược khuếch đại với chuyển động tuần hoàn của con lắc là chính các phần của cơ thể của mình hay dụng cụ hình giọt nước và sợi dây. Đây chỉ là điều kiện cần được tập luyện theo kỹ thuật cảm xạ. Người có trường NLSH  ở mức độ khá có thể đạt được kết quả này dễ dàng.

2/ Khả năng thanh tịnh nội tâmlà điều kiện chính yếu, khó khăn và là then chốt đủ để thông tin tiếp nhận được chính xác. Người tập phải luyện cho nội tâm không bị thiên lệch, không bị tự kỷ ám thị trước sự kiện mà mình cần biết:  “Hãy nhìn sự việc y như nó xảy ra, chứ đừng nhìn nó theo ý ta mong muốn”.  Nội tâm của chúng ta ví như mặt nước, khi nội tâm động tức mặt nước động, và ta sẽ không thể có được thông tin chính xác, bởi vì như hình ảnh ta tiếp nhận dưới mặt nước sẽ không giống hình ảnh thực (xem hình minh họa trên).  Trong điều kiện này, người có luyện tập phương pháp thiền thanh tịnh nội tâm rất có lợi thế.

Võ Sum - Kim Hoàng Sơn (1922 – 2009)
Thân sinh nhạc sĩ Võ Tá Hân, người đầu tiên và là người có công lớn phổ biến chính thức môn Cảm Xạ học đầu tiên ở Việt Nam từ năm 1972.
 
Xem thêm:
- Cảm xạ – Wikipedia
- Cảm Xạ Học Việt Nam 
- Kinh nghiệm luyện tập Cảm xạ
- Cảm xạ học - từ huyền bí đến khoa học
- Phóng sự Vietnamnet về Cảm xạ học
 
VIDEO
- Khóa học cảm xạ 1/2
- Khóa học cảm xạ 2/2
- Âm nhạc trị liệu với Cảm xạ học (1)
-Âm nhạc trị liệu với cảm xạ học (2)
- Giới thiệu các con lắc thường dùng- Cảm xạ học Việt Nam
- Hướng dẩn luyện tập con lắc nhạy cảm- Cảm xạ học Việt Nam
 
3.5.  Năng lượng hào quang (aura energy).
 
Tướng thân dược sĩ của BT. Quán Thế Âm có hào quang xung quanh đầu.
         
Trong các họa phẩm cổ xưa, chúng ta thường thấy xuất hiện nơi người và vật có những vầng sáng gọi là hào quang (aura), nhất là hình ảnh của các vị giáo chủ trong các tôn giáo.
            Ngày nay, ngành cận tâm lý (E: parapsychology) cho rằng trường năng lượng vũ trụ nơi con người và vật là phần của năng lượng vũ trụ gắn kết với thân thể, nó biểu hiện bằng các vầng sáng bao quanh thân thể và được gọi là hào quang.  Các vầng nầy còn được gọi là cơ thể năng lượng, chúng thâm nhập và bao quanh thành từng vầng liên tục. Mỗi cơ thể năng lượng kế tiếp gồm những chất tinh khiết và có “rung động” cao hơn của cơ thể mà nó bao quanh và thâm nhập. Mỗi vầng hào quang hay trường hào quang kết hợp với một luân xa (tương đương với các huyệt quan trọng trong châm cứu) và chúng có nhiều mức độ năng lượng khác nhau, có thể nhìn được bằng mắt thường sau khi đã trải qua quá trình luyện tập, và khả năng nhìn thay đổi theo tuổi tác. Vì thế, không phải ai cũng nhận ra điều đó, vì mọi người phần lớn bị giới hạn bởi 5 giác quan thông thường của mình.
   
 Kirlian photography – Wikipedia

Vào năm 1939, một kỹ sư điện người Nga đã vô tình khám phá ra hiệu ứng về sau mang tên ông: Hiệu ứng Kirlian.  Ông làm việc trong một bệnh viện. Một lần trong khi sửa chữa máy điện cao tần, Kirlian bị phóng điện nhưng không hề hấn gì. Ông đã tìm cách chụp hình một vật đặt trong điện trường cao áp và thu được kết quả là hình ảnh của vật đó trên phim có quầng hào quang xung quanh. Quầng sáng đó có những đặc điểm riêng phụ thuộc vào từng loại vật chất.
Khi bệnh viện được trang bị một máy điện mới, Kirlian được phép dùng chiếc máy cũ để làm thí nghiệm. Ông đã tìm cách chụp nhiều loại vật chất khác nhau và làm cho hình ảnh hào quang của chúng ngày càng rõ nét, có hệ thống. Công việc tìm tòi của ông và các cộng sự đã gây được sự chú ý của nhà nước. Vào năm 1950, ông được cấp kinh phí để xây dựng phòng thí nghiệm hiện đại hơn. Những kết quả nghiên cứu của Kirlian đã gây được sự chú ý của giới khoa học trong và ngoài nước.

Cơ chế máy chụp hào quang
Cùng phát triển theo hướng của Kirlian, vào năm 1970, George Hadjo (Anh) đã phát minh ra máy chụp hào quang sinh học. Ông là một thợ chụp ảnh và thay vì gắn một điện cực lên tấm phim theo phương pháp của Krilian, ông đã gắn nhiều điện cực khác nhau lên vùng nào đó của cơ thể và chụp hào quang của hầu hết các bộ phận. Các máy chụp hào quang tiếp tục phát triển qua nhiều thế hệ. Họ tập hợp các bức ảnh hào quang một cách hệ thống và liên hệ nó với những ứng dụng y học, tâm lý học.
          Đó cũng là cơ sở cho sự ra đời môn khám bệnh qua chụp hình hào quang, dựa vào sự phân bổ "năng lượng" trên các bức hình để đánh giá tình trạng sức khỏe. Đại khái như bệnh nhân nhiễm độc có hình ảnh vành năng lượng tách ra thể hiện sự suy thoái, bệnh nhân ung thư có vành năng lượng màu đen như than. Ở bệnh nhân tự kỷ, stress, sang chấn tâm lý, hình ảnh hào quang ở ngón tay đeo nhẫn sẽ rối loạn, phân tán, mù mờ màu đỏ.
          Tuy nhiên, sự giải mã hào quang của loài người đã trải qua hàng ngàn năm vẫn còn đang tiếp diễn.
Người ta thường chia hào quang ra thành 7 cấp năng lượng tương ứng với nhiều màu sắc khác nhau. Khi tức giận, nó có màu đen hoặc đỏ thẫm. Người tu hành chân chánh phát ra hào quang màu da cam. Theo đó, qua kinh nghiệm thực tế màu sắc và cường độ của hào quang có liên quan mật thiết đến sức khỏe vật chất và tinh thần.

Hào quang của con người
- Vầng thứ nhất (cơ thể etheric)và luân xa 1 (huyệt Hội âm) kết hợp với hoạt động thể chất -  sự đau đớn hay dễ chịu của thể chất. Vầng thứ nhất kết hợp với hoạt động tự động và tự quản của thân thể. 
Cơ thể của tầng hào quang thứ nhất, ở sát với thân thể. Nó có cấu trúc với thân thể, gồm toàn thể các bộ phận và các cơ quan. Trường năng lượng này được cho là có trước thân thể, không do bức xạ của thân thể tạo nên. Nó là hình mẫu thiết kế cho sự hình thành của cơ thể. Cấu trúc Ether dựng lên một khuôn mẫu để cho các tế bào thân thể sinh trưởng theo đúng khuôn mẫu này, nghĩa là nó vạch sẵn một hình dạng rồi sau đó thân thể phát triển theo hình dạng đó. Vì cơ thể Ether có cùng một cấu trúc với thân thể, nên sự mất cân đối trong cơ thể Ether luôn dẫn đến thể xác bị bệnh tật.        
- Vầng thứ hai(cơ thể cảm xúc)và luân xa 2 (h. Trường cường) kết hợp với cảm xúc của con người. Chúng là những cỗ xe qua đó ta có đời sống cảm xúc.      

Cơ thể của tầng hào quang thứ hai tinh tế hơn cơ thể etheric, vì có cấu trúc loãng hơn rất nhiều. Cấu trúc của nó như những đám mây, luôn ở trạng thái chuyển động liên tục. Cơ thể này kết hợp với cảm giác để ghi nhận các cảm xúc yêu thương-giận hờn , vui mừng-buồn bã. Chính những cảm xúc này trở thành năng lượng tương tác, nên mầu của cơ thể cảm xúc luôn thay đổi từ trong sáng đến xám xịt hoặc ngược lại. Do sự phản ứng nhạy bén này, nên rất dễ điều chỉnh bằng đá thạch anh hoặc luyên tập thiền định.        
- Vầng thứ ba(cơ thể tâm thần)và luân xa 3 (h. Mệnh môn) kết hợp với đời sống tâm thần, với tư duy.
         
Cơ thể của tầng hào quang thứ ba này là nơi chứa đựng các mẫu hình theo đó chúng ta thiết lập các ý nghĩ, các hình thái tư tưởng: sự hiểu biết, sự phấn đấu, sự nhìn nhận đa chiều hằng ngày trong từng công việc. Cơ thể tâm thần có cấu trúc mầu vàng, nó trở nên rực rỡ khi chúng ta thiền định sâu, hoặc có đời sống tâm linh ổn định.  
- Vầng thứ tư(cơ thể tinh tú)và luân xa 4 (h. Thần đạo), là cỗ xe qua đó ta có yêu thương, không chỉ có vợ chồng mà có cả nhân loại nói chung . Luân xa 4 là luân xa chuyển hóa năng lượng yêu thương.
         
Cơ thể của tầng thứ tư này liên quan đến luân xa 4, còn gọi là luân xa tim, nơi phát sinh và chứa đượng tình yêu, thiết lập mối quan hệ từ cơ thể đến tất cả các sinh vật khác với mức độ tương tác rộng.
- Vầng thứ năm(cơ thể etheric mẫu)và luân xa 5 (h. Đại chùy) là mức kết hợp với một ý chí cao cấp có quan hệ chặt chẽ hơn với ý chí siêu phàm. Luân xa năm kết hợp với sức mạnh của lời nói, của sự phát biểu, lắng nghe và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
         
Cơ thể của tầng thứ năm này vạch mẫu cho sự xuất hiện của cơ thể Ether tầng thứ nhất, vì thế nó chứa mọi hình thái tồn tại của thể chất. Nó là tầng hào quang thích ứng với âm thanh để tạo ra vật chất. Nếu dùng âm thanh để chữa trị cho tầng hào quang này sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
- Vầng thứ sáu(cơ thể thượng giới)và luân xa 6 (h. Thiên mục) là mức kết hợp với thượng giới, vượt ra khỏi giới hạn bình thường của con người.
Cơ thể của tầng hào quang thứ sáu là nơi trải nghiệm các mức độ tâm linh (*) giữa con người và vũ trụ, mức độ gắn kết và sự “nhìn thấy” vũ trụ. Ở tầng cơ thể thứ 6 này, thiền định sẽ giúp chúng ta đi vào các trạng thái tư duy tinh tế và sự hiểu biết vũ trụ một cách nhanh nhất. 
- Vầng thứ bảy(cơ thể ketheric)và luân xa 7 (h. Bách hội) là mức kết hợp với trí tụê bậc cao, hiểu biết và sự hợp nhất bản chất của tâm linh và thể chất.
          Cơ thể của tầng hào quang thứ bảy là lớp vỏ bọc tất cả các tầng cơ thể phía trong. Nó chứa đựng hồ sơ cuộc sống, là lớp hào quang cuối cùng thuộc bình diện tâm linh. Nó cảm nhận rất tinh tế các sức mạnh siêu phàm của vũ trụ.

Ai cũng có một trường năng lượng hay là hào quang bao quanh và thâm nhập vào thân thể. Trường năng lượng này kết hợp chặt chẽ với sức khỏe vật chất và tinh thần. Nếu một người không được khỏe thì điều đó biểu hiện rõ trong trường năng lượng bằng một dòng chảy năng lượng mất cân bằng hoặc năng lượng ứ trệ ngừng chảy.
------------
(*)Chú thích:  Từ tâm linh nơi đây được hiểu như là tinh thần với giá trị cao nhất, không phải là hiện tượng kỳ bí như nhiều người quan niệm.
Xem thêm:
- Phương pháp chụp ảnh 'hào quang'
- Hào Quang Con Người – 1 | Blog MTTL
- Aura – vùng hào quang | Đọt Chuối Non
- Hào quang | GIÁC CHÚNG SANH HỮU TÌNH 
- Sóng Hình Dạng Và Hào Quang - Camxahoc.vn
- Ý NGHĨA MÀU SẮC CỦA HÀO QUANG ~ Thiền định - HHN
- Nghiên cứu:Hào quang có mối liên hệ với sức khỏe thể chất
- Phương pháp làm sạch hào quang. - Cảm xạ Nguyễn Ngọc Sơn
- Giải phẫu Hào quang (The Anatomy of the Aura) – Thiền Chữa Lành
- Hào Quang Năng Lượng xung quanh con người -Dr. Mathews Shield ...
 
VIDEO
- Human Aura Recordings

- What Color Is Your Aura?

- WHAT COLOR IS YOUR AURA?
- Can You Have Your Aura Read?
- What Is Aura Reading? | Psychic Abilities
- Aura Test:Pick a Gemstone and See What it Means
- Mind over Matter: Secrets of human aura revealed by Russian scientists
 
- PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH HÀO QUANG (AURA)
- PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP NHÌN RÕ HÀO QUANG (AURA)
- NHẬN BIẾT TÍNH CÁCH CON NGƯỜI QUA ÁNH HÀO QUANG
 
          3.6. Năng lượng âm thanh.

Vật lý học ngày nay cho rằng âm thanh là sự chuyển động của năng lượngdưới dạng sóng. Thông thường, năng lượng âm thanh có mực ít hơn so với các dạng năng lượng khác. Năng lượng âm thanh thường được đo bằng áp lực và cường độ của nó, đơn vị đo làdecibel . Đôi khi, một tiếng ồn lớn có thể gây đau cho con người. Điều này được gọi là ngưỡng đau. Ngưỡng này là khác nhau từ người này sang người khác. Ví dụ, thiếu niên có thể chịu đựng một áp lực âm thanh cao hơn rất nhiều so với những người cao tuổi, hoặc người làm việc trong các nhà máy có xu hướng  chịu một ngưỡng cao hơn người bình thường, bởi vì họ đã quen với tiếng ồn lớn.
 
Biểu đồ diễn tả làn sóng âm thanh
             
Tuy nhiên, từ xa xưa, con người đã phát hiện ra khả năng tiếp nhận và truyền tải năng lượng vũ trụ như tiếng thét Kiai trong võ thuật hay cách luyện các luân xa (chakra), thần chú (divineincantations) với một nguồn năng lượng lớn từ âm thanh, và có các cách áp dụng rất đa dạng.
The 6 'speakable*' Chakra Seed Mantras

 
Chakra Color Seed Mantra
Ajna Indigo Om
Visuddha Sky Blue Ham
Anahata Green Yam
Manipura Yellow Ram
Svadhisthana Orange Vam
Maladhara Red Lam
 
 
Xem: Chakras: 7 Minute Tune Up
Trong Mật tông của Phật giáo, người ta cho rằng Chân ngôn hay Thần chú (mantra: câu thần chú; dharani: bài thần chú) chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ - năng lượng vũ trụ, là phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả tu tập. Hành giả có thể tập trung tâm ý một cách có ý thức nơi một số âm tiết để phát triển nội quán và xem đó là đối tượng của thiền đưa đến tỉnh giác.
Chân ngôn có tác dụng kỳ diệu không phải vì tính chất thần bí của tự thân, mà vì sức cảm nghiệm của tâm thức. Chân ngôn chỉ là công cụ để gom kết những nguồn năng lực sẵn có. Giống như một thấu kính hội tụ, mặc dù bản thân thấu kính không chứa đựng một chút ánh sáng nào cả, thế mà nó có thể gom kết những tia sáng và chuyển hóa những tia sáng dàn trải lan man đó trở thành một điểm sáng cháy bỏng (Govinda 1970, 28).

Ngày nay, Chân ngôn hay các dạng âm thanh khác có thể được cảm nghiệm phần nào qua các âm thanh liệu pháp (sound therapy) và âm nhạc liệu pháp (music therapy) trong y học theo đặc tính tần số (frequency: number of cycles per second - số lượng chu kỳ/giây = số lượng Hertz) của âm thanh.

Frequency
 
-Beta:          > 14 Hz (Hertz) :   Tăng cường khả năng tập trung và phán đoán.
- Alpha:       (7 -:- 14) Hz  :       Kích thích óc sáng tạo, giải quyết vấn đề.
- Theta:        (4 -:- 7) Hz  :         Thư giãn, giải tỏa stress và gợi nhớ.
- Delta:        (0,5 -:- 4) Hz  :      Giúp cho có giấc ngủ say.        
 
Xem thêm:
- Tiếng hét Kiai
- Chakras - Sound Essence
- Chakra Sound Chart  và   Chakras: 7 Minute Tune Up
- BioWaves Sound Therapy
- Music therapy -Wikipedia   và   Music Therapy
         
3.7. Năng lượng vũ trụ cao do tập luyện. 
          Năng lượng vũ trụ chi phối toàn bộ cuộc sống của vạn sự vạn vật. Mức năng lượng này biểu hiện khác nhau nơi từng mỗi con người, bằng những khả năng bình thường cho số đông, và đặc biệt cao khác thường cho một số ít người. Số ít này có thể do sự tập luyện mà đạt được hay bẩm sinh mà có một cách tự nhiên (xem mục 3.7), sẽ được giới thiệu sau đây.
Từ ngàn xưa con người đã có nhiều phương pháp luyện tập định tâm để  tiếp nhận năng lượng vũ trụ nhằm làm tăng những khả năng của sự sống, biểu hiện bằng  sự vượt qua những qui luật vật chất bình thường cho riêng mình hay mở rộng cho các đối tượng khác . Một số hiện tượng được ghi nhận như sau:
          1. Khinh công(;  E: levitation)là kỹ thuật tự bay trong không khí mà không cần trợ giúp, có tínhđi ngược lại định luật vạn vật hấp dẫn Newton. Khinh công chỉ là một trong nhiều khả năng của Thần Túc thông trong Phật giáo.

Giáo sĩ Tin Lành Joseph Cupertino thế kỷ 17thực hiện pha bay lượn khoảng 2 giờ.
(Ảnh: tripod.com)
 
Nhiều tài liệu cổ của phương Đông và phương Tây đã ghi chép khá tỉ mỉ về khả năng con người tự bay lên mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào.

Pha khinh công đầu tiên được ghi lại là do Simon Magus thực hiện vào thế kỷ thứ 1. Ông là một giáo sĩ theo dòng dị giáo, tham gia tập luyện nhiều thuật như phép tàng hình, khinh công. Người thực hiện pha bay lượn trong thời gian lâu nhất là Joseph Capertino thế kỷ 17. Giáo sĩ đạo Tin Lành này đã lơ lửng trong không khí khoảng 2 tiếng đồng hồ.
Những đạo giáo khác như Hindu, Bà la môn và Phật giáo cũng ghi nhận nhiều trường hợp khinh công. Trong cuốn sách “Khoa học huyền bí ở Ấn Độ thời cổ đại”, tác giả Louis Jacolliot (1837-:-1890) – Luật sư người Pháp – [Louis Jacolliot –Wikipedia]đã ghi lại khá chi tiết các pha khinh công. Không chỉ các thày tu khổ hạnh tại Ấn Độ có thể thực hiện tuyệt kỹ này, mà các môn đệ của phái Ninja ở Nhật Bản cũng có khả năng tương tự.  

Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa những người biết bay thời Trung cổ ở phương Đông và phương Tây.  Không giống những giáo sĩ Bà La Môn, thuật sĩ Yoga và những ẩn sĩ, các tu sĩ ở châu Âu không tham gia bất cứ một lớp huấn luyện đặc biệt nào để được bay lên. Họ thường lơ lửng trong không trung sau khi đã đạt đến “trạng thái xuất thần”.

Thánh Teresa of Ávila (1515 – 1582)
Theo nhiều tài liệu, Thánh Teresa (1515 – 1582), nữ tu dòng Carmelite, là một trong những người có thuật khinh công của thời Trung cổ. Bà đã bay trước sự chứng kiến của 230 tu sĩ và nâng một nữ tu khác rời khỏi mặt đất khoảng 1,5 bộ (bộ = yard = 3 ft = 0,9144 m). Bà mô tả là có một lực nâng rất mạnh phía dưới 2 bàn chân mà bà không cưỡng lại được, nhưng không bị mất cảm giác.

Vị nữ tu đã viết về "món quà" bất thường của mình trong tự truyện vào năm 1565, đó là bản thân bà không muốn bay. Bà đã mất nhiều giờ cầu nguyện trong một nỗ lực xin thoát khỏi năng lực đặc biệt này, và sau đó người nữ tu này đã không bao giờ còn bay được nữa.

Thánh Josef Desa (1603 – 1663)

Thánh Josef Desa (1603 – 1663) từng là "người bay" nổi tiếng nhất. Ông xuất thân từ một gia đình có đạo ở miền Nam Italy. Tương truyền từ khi còn là một cậu bé, Josef đã có những trạng thái xuất thần. Sau đó, ông gia nhập dòng thánh Francis và có được khả năng bay.

Trên 100 trường hợp về khả năng bay của Josef được ghi chép lại trong các tài liệu chính thức. Tuy nhiên, giáo hội tỏ ra không hài lòng về hiện tượng này và hậu quả là Josef được đưa đến một tu viện xa xôi vào năm 1653. Ba tháng sau, ông lại phải đến một tu viện khác, rồi tiếp tục đến một tu viện khác nữa... Mỗi khi Josef xuất hiện, tin tức về "người có phép màu" lan ra nhanh chóng. Nhiều người từ những vùng lân cận tìm đến đứng bên ngoài bức tường của tu viện chờ đợi một điều kỳ diệu. Cuối cùng, Josef lại được đưa đến một tu viện ở Osimo. Ông đã mất tại đây vào năm 1663 và được phong thánh 4 tháng sau đó.

Trong Kitô giáo còn có nhiều vị tu sĩ khác có phép khinh công và đều được Giáo hội phong Thánh (xem :  Levitation | OccultCenter)
 
Daniel Douglas Hewm (trái - 1887) và Colin Evans (phải - 1938)
         
Nổi tiếng nhất thế kỷ 19 là Daniel Douglas Hewm (1833 – 1886) người Scotland có thuật khinh công kỳ bí từ năm 19 tuổi. Ông được mệnh danh là người nắm giữ nhiều sức mạnh huyền bí đến nỗi có thể đi lại, ăn, ngủ trong khi khinh công lơ lửng giữa không khí, làm cho đồ vật di chuyển ... Trên một tờ báo Mỹ, một nhà báo đã mô tả trạng thái bồng bềnh trong không gian của Hewm như sau: "Bất thình lình Hewm bắt đầu nhấc mình lên khỏi mặt đất khiến những người trong phòng sửng sốt, ngạc nhiên. Tôi thấy chân của ông ta cách mặt đất khoảng 0,3 mét. Ông ta vọt lên rồi hạ xuống. Đến lần thứ 3 thì ông ta chạm trần nhà...".  Hewm đã biểu diễn năng lực đặc biệt này trước hàng nghìn khán giả, trong đó có cả những người nổi tiếng chứng kiến như William Makepeace Thackeray, Mark Twain, Napoleon III cùng những nhà chính trị, bác sĩ, khoa học gia. Ông làm nhiều nghề, từ 1871 – 1873 ông chấp nhận để huân tước William Crookes ở Anh kiểm tra; nhà khoa học này cho biết là đã  không phát hiện ra sự lừa đảo nào trong hiện tượng này.
 Tập tin:Louise Eugenie Alexandrine Marie David 19th century.gif
Alexandra David-Neel (1868-:-1969) tại Lhasa năm 1924
Alexandra David-Néel - Wikipedia, the free encyclopedia
Alexandra David-Neel, một nhà thám hiểm người Anh kể lại rằng, một ngày nọ đã chứng kiến nhà sư Tây Tạng là Cnang Tang bay lên khỏi mặt đất hàng chục mét trên một cao nguyên đầy thông. Tu sĩ nọ bật lên khỏi mặt đất nhiều lần như một quả bóng tennis nẩy. 
www.hophap.net -Một Đại Sư Tây Tạng đang ngồi thiền tọa niệm Phật cách mặt đất
Một nhà sư Tây Tạng thực hiện màn khinh công
Không chỉ có Cnang Tang có thể bay như một quả bóng mà nhiều nhà sư khác cũng có khả năng tự nhấc mình lên khỏi mặt đất đến 90cm. Họ làm việc này không phải để biểu diễn cho công chúng xem mà chỉ nhằm mục đích phục vụ cho những nghi thức tôn giáo.

Neel không khỏi ngạc nhiên với điều kỳ lạ này. Một thời gian dài, Neel sống cùng các lạt-ma, cố gắng tìm hiểu bí mật của họ. Neel nhận ra, các lạt-ma thường xuyên tập yoga và võ thuật. Đặc biệt, họ có khả năng giữ thăng bằng rất tốt, nhanh nhẹn trong từng cử động. Để đạt được trình độ khinh công, các nhà sư phải trải qua tất cả mức khinh hành (đi bộ với tốc độ rất lớn). Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thân hành (chạy hàng nhiều dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).

7 199x300  Bí ẩn võ thuật Khinh Công  Giải mã bí ẩn khả năng “bay” của con người
Tất cả những nhà sư này đều có một thể lực phi thường cùng sức chịu đựng tốt với tấm thân "mình đồng da sắt". Neel chỉ có thể rút ra kết luận, khinh công là một môn võ tập luyện cho thân thể được nhẹ nhàng như bướm trên cành, như chim bay lượn, - chạy trên cỏ mà cỏ chẳng hề di động, - chạy trên tuyết, tuyết chẳng hề in dấu chân, - băng qua nước, nước không hề gợn sóng.

Nhà thám hiểm Neel đã cố gắng chứng minh, khinh công hoàn toàn là do luyện tập, không phải là một trò lừa đảo hay đánh lừa thị giác như người ta vẫn nói. Thời gian sống cùng các nhà sư Tây Tạng, trải qua quá trình luyện tập khắc khổ, cuối cùng Neel đã có thể bay lơ lửng cách mặt đất 40cm. Neel cho biết: "Tôi luyện tập yoga và các môn võ kết hợp hàng ngày. Cái quan trọng nhất chính là tĩnh tâm và cách hít thở của người tập. Khi đạt đến trạng thái vô thức, tôi thấy thân mình nhẹ bẫng, cảm giác như đang trên mây. Lúc lấy lại được nhận thức, các nhà sư cho tôi biết tôi đã thành công".

Việc Neel có thể thắng lại được lực hút của trái đất, nhấc mình lên khỏi mặt đất mà không có sự trợ giúp của bất cứ thiết bị nào đã khiến nhiều người tò mò hơn và muốn tìm ra được bí quyết. Neel vốn là người ngoại đạo mà vẫn có thể học khinh công, chứng tỏ bí mật khinh công của các nhà sư Tây Tạng không phải là điều quá huyền bí với con người. Tuy nhiên, khi được hỏi về cách thức thực hiện, Neel lại giữ im lặng, không trả lời. Có lẽ bà muốn giữ lời thề của mình trước khi học khinh công.
 
Zhang Xingquan đang trình diễn

Gần đây, anh Zhang Xingquan, 38 tuổi (2005) đã thực hiện màn trình diễn dùng tai của mình để kéo một chiếc ô tô đi 20m ngay khi anh đang đứng trên những quả trứng mà không làm trứng vỡ tại Dehui, tỉnh Jinli, Trung Quốc. Màn trình diễn lôi kéo rất đông khán giả đến xem với ánh mắt ngạc nhiên thích thú.  Zhang nói anh bắt đầu tập màn diễn nguy hiểm này từ khi còn là một cậu bé 8 tuổi.  Được biết anh cũng có thể dùng miệng nhấc một chiếc xe đạp nặng 25kg, cũng trong khi đang đứng trên trứng như thế này
Khinh cong truoc cua Nha Trang 
Màn trình diễn khinh công của Wouter Bijdendijk, người Hòa Lantrước cửa Nhà Trắng, ngày 22/10/2007
 
Xem thêm
-New illusions         
- Secret the trick
- What Is Quantum Levitation?
- Bí ẩn võ thuật Khinh Công
- Khinh công trước cửa Nhà Trắng - Dân trí
- Đi trên trứng, kéo ô tô bằng tai - Chuyen la
 
VIDEO
- Man Levitates
- Levitating In Da Hood
- Buddhist Monk Levitation -Full Movie
- African shaman performing levitation
- Himalayan Tantrik Yogi ( !!) in Pisa, Italy .
- Special Head Live Levitiation - America's Got Talent
- Special Head Levitates Without His Cane - Is it Real?
- Special Head Levitates and Shocks the Crowd - America's Got Talent
 
2.Khí công(氣功;  E:qigong, chi gung, chikung) là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để chỉ rất nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tinhthần để đạt được sức khoẻ, luyện võ và để tự giác ngộ.
 
Image result for qigong
Image result for qi gong
Qigong- Wikipedia
Khí công – Wikipedia tiếng Việt
 

Category:Qigong - Wikipedia

Thể loại: Khí công – Wikipedia tiếng Việt

 Hầu hết các trường phái đào tạo khí công đều có một số hình thức thiền định. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, thiền định được xem như một kỹ thuật tập trung cao cấp mà ở đó các hành giả dùng để có sự tập trung và thanh tĩnh, các danh y cũng thực hành thiền định. Thiền định cũng được xem như để khai thông một số điểm tập trung năng lượng gọi là Luân-xa (= đại huyệt) và hình thành dòng nối các kinh mạch trong cơ thể. Thiền định cũng được thực hành nhằm tăng khả năng nhẫn nại, và sự tập trung tạo định lực.

Từ khí   với khái niệm hẹp có nghĩa như “hít thở”, “không khí”, “gas” và “hơi nước”,  với khái niệm rộng theo như thuyết của người Trung Hoa để mô tả mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần. Ngày nay khí được xem như tương đương với khái niệm năng lượng (E: energy) gắn liền với y học là sự rèn luyện sức khỏe và chữa bệnh. 

Từ công  có nghĩa là thành quả hoặc kết quả.
Hai từ này hợp lại là khícông 氣功  là công phu của việc dùng khí, dùng để mô tả các hệ thống và phương pháp “tu dưỡng năng lượng” và sử dụng nguồn năng lượng bên trong các cơ thể sống.
Khí công thường được phân làm 3 loại:
- Khí công võ thuật: Dong Changsheng, 44 tuổi (2006) chuyên gia võ thuật Trung Quốc dùng mí mắt để kéo một chiếc ô tô tại Changchun, tỉnh Jilin.
Dùng mí mắt kéo… máy bay, Phi thường - kỳ quặc, Dong Changsheng, 50 tuổi, kinh ngạc, mí mắt, kỳ lạ
 
Ông Dong nói: “Tôi đã luyện tập kung fu và cơ bắp suốt hơn 40 năm nay nên mới có khả năng làm được những điều như thế dù tôi cũng biết có những người như Yang Guanghe hay Li Dasheng từng dùng mí mắt kéo xe hơi như tôi, nhưng họ cũng đã trải qua những năm tháng luyện tập không ngừng nghỉ. Chính vì vậy, nó rất nguy hiểm đối với người bình thường. Vì vậy tôi hy vọng không ai dại dột làm theo những gì tôi đã làm. Còn nếu muốn, bạn phải luyện tập kungfu 40 năm”.
Xem thêm:
Myths & Logic of Shaolin Monks
 
- Khí công tu luyện:
+ Thuật xiên lình:đặc trưnglà hình ảnh ở lễ hội Thaipusam cổ xưa của người Ấn Độ, nhưng đã “tiệt chủng” ở đất nước ngày. Thật đáng ngạc nhiên là giờ đây người ta có thể tìm thấy Thaipusam ở đất nước xinh đẹp Singapore. Theo truyền thống của người Ấn Độ, lễ hội Thaipusam được tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của một vị thần Hindu để thể hiện lòng tôn thờ, cầu mong hạnh phúc, bình an cho mọi người. Đến với lễ hội, ngoài việc chiêm ngưỡng các điệu múa truyền thống, các chương trình ca nhạc và đặc biệt được tham gia vào cuộc hành hương “rợn tóc gáy" nhất nhì hành tinh của những người mộ đạo. Tuy gốc từ Ấn Độ, nhưng nội dung của nó có thể xem như một dạng khí công.

Không khí rộn ràng của lễ hội Thaipusam.
VIDEO
- Đức ông Trần Triều xiên lình vào mặt làm phép.flv
- Full TỔNG HỢP các pha XIÊN LÌNH - Lấy dấu mặn trừ tà - Hát Văn Hầu Đồng
- Xiên Lình, lên đai thượng, trích huyết lấy dấu mặn trừ tà, đồng thầy trẻ nhất vn
 
+ Thuật thôi miên(hypnosis)thuật thôi miên mang nhiều bí ẩn và kích thích trí tò mò của con người từ hơn 200 năm trước. Trong thế kỷ trước, tuy khoa học đã có nhiều phát hiện và hiểu biết hơn về thuật thôi miên, nhưng cho đến ngày nay hiện tượng này vẫn chứa nhiều điều bí ẩn mà khoa học vẫn chưa hoàn toàn giải thích tận gốc cơ chế này hoạt động ra sao.
         
Hiện nay, các nhà tâm thần học đã phần nào hiểu được cơ chế của hiện tượng này và nói rằng thuật thôi miên là cách để tiếp cận và giao tiếp với tiềm thức của con người một cách trực tiếp.
 
Thí nghiệm và luyện thuật thôi miên.

Các nhà tâm thần học cho rằng các bài tập thả lỏng và tập trung cao độ trong thôi miên làm cho ý thức lắng xuống, không còn đóng vai trò chủ động trong quá trình suy nghĩ của ta nữa. Ở trạng thái này, ý thức vẫn tồn tại nhưng “đứng lùi về sau” để nhường chỗ cho tiềm thức phát huy sức mạnh của mình. Điều này cho phép cả nhà thôi miên và người bị thôi miên làm việc trực tiếp với tiềm thức.
         
Một số nhà nghiên cứu thì cho rằng những “giấc mơ ngày” là một hiện tượng tự thôi miên. Ví như trạng thái lúc bạn ngồi suy nghĩ mơ mộng mà quên mất mọi việc xung quanh, bạn tỉnh táo nhưng tâm trí tạm thời không bị tác động bởi các kích thích tố xung quanh. Bạn vui buồn theo những sự kiện trong trí tưởng tượng của mình.
  
Thuật thôi miên:  - Điều trị mất ngủ (h.trái) - Điều trị giảm cân (h.phải)
         
Trong thôi miên truyền thống, người bị thôi miên tiếp cận với các yêu cầu của người thôi miên và xem nó như thể là thực tại. Người thôi miên được xem là người ám thị, người bị thôi miên sẽ ở trạng thái cực kỳ dễ bị ám thị. Chẳng hạn, nếu người thôi miên nói với bạn rằng bạn bị đứt tay, bạn sẽ cảm thấy tay mình đau nhói; hoặc nếu ông ta bảo rằng bạn đang ăn kem, bạn sẽ cảm thấy lưỡi và cổ họng tê lạnh; nếu ông ấy nói rằng bạn đang rất hoảng sợ, bạn sẽ cảm thấy hoảng sợ thật sự và toát cả mồ hôi. Tuy nhiên, trong suốt quá trình này bạn hoàn toàn tỉnh táo và vẫn ý thức được đây chỉ là sự tưởng tượng. Thực chất, bạn đang chơi trò “giả vờ” với một sự nhập tâm và tập trung cao độ. Tuy nhiên, ý thức về đạo đức và sự an toàn cho bản thân vẫn tồn tại khi bị thôi miên. Người thôi miên không thể khiến bạn làm những việc nguy hiểm mà bạn không muốn làm. Trong nhiều trường hợp lừa đảo, người ta cho đó là do tác động của thôi mien.

Trên thế giới, cụ thể là trong lĩnh vực tâm lý học y khoa, thôi miên được các bác sĩ sử dụng nhằm giảm đau khi cấy ghép tủy xương, khiến cho việc nội soi dạ dày dễ chịu hơn, giảm chứng đau nửa đầu, đau do các khối u, giảm đau khi sinh con, điều trị rối loạn thính lực, ổn định huyết áp, điều trị các bệnh đau mãn tính, ù tai, chóng mặt, dị ứng thần kinh, herpes, mất ngủ, trầm cảm. Và đặc biệt hữu hiệu với những trẻ em sợ đến trường, sợ thi, học kém, sợ giao tiếp, đái dầm, rối loạn ngôn ngữ, và cả những vận động viên thể dục thể thao trước kỳ thi đấu, rối loạn tiêu hóa, cai nghiện, giải tỏa stress mãn tính...
Xem thêm:
- Những bức ảnhcông cụ trong thuật thôi miên
-Trường Đào Tạo Thôi Miên tại Việt Nam
 
VIDEO
- Thôi miên biểu diễn bẻ cong thìa chỉ bằng ý 
- Thôi miên bằng tiếng việt để tự tin nói trước đám đông 
- Nikki Nguyen - Ảo Giác Tâm Lý (Psychological Illusion) 
 
+ Người nam châm:Sau 1 năm nghiên cứu chuyên đề về năng lượng sinh học, trên hơn 600 học viên của Viện nghiên cứu Kiến trúc Phong thuỷ Năng lượng Cảm ứng - Hà Nội đã phát hiện thấy rằng: khi nguồn năng lượng sinh học của cơ thể phát triển đến “mốc giới” từ 300.000 đơn vị Bovis (đơn vị đo lường cường độ NLVT theo qui ước) trở lên, lúc đó cơ thể có thể tự chữa bệnh cho chính mình và có thể “hút dính” được các đồ vật có nhiều chất liệu khác nhau lên trên cơ thể. Cơ chế “hút dính” các vật lên trên cơ thể đến nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào giải thích được vấn đề này bởi chất liệu của đồ vật dùng để dính hút có thể là gỗ, nhựa, sách vở, sứ, thuỷ tinh, đá … và cả hoa quả nữa.

  “Người nam châm” hút phiến đá 42kg, phá kỷ lục Việt Nam
Nhạc sĩ Trần Tiến thành “Người nam châm”.

          Giáo sư, Viện sỹ Viện vật lý Đào Vọng Đức đã nhận xét và đánh giá về cơ chế “dính hút” các vật thể lên trên cơ thể như sau: “chưa có một định luật nào trong vật lý có thể áp dụng để giải thích được cơ chế dính hút các vật với nhiều chất liệu khác nhau lên trên cơ thể”.   
         
Cơ chế “dính hút” này có thể thực hiện với mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Có thể nói hầu hết các học viên sau khi kết thúc khoá học “Năng lượng cảm ứng” do Viện nghiên cứu Kiến trúc Phong thuỷ Năng lượng Cảm ứng tổ chức đều “dính hút” được các vật thể lên trên cơ thể. Đây là những thành công bước đầu của Viện và cũng là quà tặng dành cho các học viên.

Sau khoá học, sức khoẻ của các học viên được nâng lên rõ rệt. những chứng bệnh trước đây học viên phải sử dụng  thuốc uống hằng ngày như: bệnh đau đầu, chứng mất ngủ, bệnh cao huyết áp … nay không cần sử dụng nữa bởi sức khoẻ đã được ổn định nhanh chóng nhờ vào phương pháp luyện tập cân bằng năng lượng sinh học trong cơ thể.       
         
Có nhiều tờ báo đã dùng thuật ngữ “Người nam châm” dùng để dành riêng cho những người có thể “dính hút” các vật lên trên cơ thể.  Cơ chế “dính hút” các vật lên trên cơ thể, chuẩn đoán bệnh qua mầu sắc của hào quang… đang được nghành khoa học “năng lượng sinh học” thế giới tiếp tục nghiên cứu. Có một thực tế cho thấy, nếu luyện tập song song hai phương pháp “Thiền động” và “Thiền tĩnh” do Viện nghiên cứu Kiến trúc Phong thuỷ Năng lượng Cảm ứng hướng dẫn, các học viên sau khi tốt nghiệp đều có nhiều khả năng đặc biệt.      

Trong ngày đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Viện nghiên cứu Kiến trúc Phong thuỷ Năng lượng Cảm ứng kết hợp cùng các thành viên trong câu lạc bộ “Năng lượng cảm ứng” đã trình diễn màn biểu diễn tập thể độc đáo: 1000 người cùng một lúc “dính hút” các vật lên trên cơ thể.
 
+ Ngườibiết dùng sấm sét:tác giả Bạch Liên của Hội Thông Thiên Học có viết về 3 trường hợp :
   Sozomène
1/- Trong bộ giáo sử của Sozomène (Histoire ecclésiatique de Sozomène) (L. IX, ch VI) có thuật chuyện vua Alaric tới công phá thành Narnia bị những giáo sĩ Etrusques dùng sấm sét đánh lui. Thành Narnia khỏi bị thất thủ.

2/- Lucius Pison cũng nói Đệ nhị Quốc Vương La Mã hồi thế kỷ thứ 7 tCN, là xuất thân từ một tu viện biết dùng sấm sét để giết thú rừng.

3/- Bà Alexandra David Néel cũng có nói một vị người tu ở Tây Tạng dùng sấm sét giết một đứa chăn chiên vì nó phá khuấy ông.
+ Thuật bùa, ngải, thư, ếm:
1/ Bùa(từ Hán gọi làphù ): là một loại chữ viết hay hình dáng nào đó, được vẽ tưởng tượng trên khoảng không hay vẽ lên trên giấy chứa dấu ấn ý muốn. Người luyện bùa là người luyện tinh thần tập trung vào bùa nhằm tự tạo cho chính mình khả năng thực hiện ý muốn này. Người luyện bùa thường không thể thiếu tác động cho sự định tâm bằng cách sử dụng bài chú (: tâm nguyện), đó là một bài đọc mang dấu ấn ý muốn. Người luyện bùa thường lập một đàn tràng, bày các vât dụng, nghi thức mà viết bùa và tụng chú trong một thời gian dài cho đến khi bùa luyện có công năng như là một sự hội tụ của năng lượng vũ trụ, tạo nên các lực siêu nhiên cho ý muốn đó. Ai mang bùa, như mang dấu ấn của người luyện bùa, được sự che chở, phụ giúp của thế lực siêu nhiên nọ.
 
   
Sách nói về bùa và chữ bùa
 
               Lương y Trần Kim Cang – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Khí công Dưỡng sinh Kim cang Thiền, thuộc Liên Hiệp Khoa  Học Công Nghệ Tin Học Ứng Dụng – UIA, người có nhiều nghiên cứu về bùa đã ghi nhận trong tác phẩm “Dịch quái linh phù” như sau :  “Bùa chú không có tính tôn giáo, bùa chú thể hiện sức sáng tạo của con người trong lúc tâm thăng hoa vô thức, nó là loại khí công cấp cao dùng để chữa trị thân bệnh và tâm bệnh, bùa chú có tính khoa học tâm thức rất sâu sắc nên bản thân bùa chú không phải là những điều mê tín, chỉ có những người không muốn hiểu biết về nó đã khoác lên bùa chú chiếc áo đầy sắc màu mê tín mà thôi”. Theo ông, qua kinh nghiệm cho thấy, mọi người đều có thể tự tạo một loại bùa nào đó cho chính mình.
  
Ts Y khoa, lương y, võ sư, nhà giáo ưu tú Nguyễn Hữu Khai, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tập đoàn y dược Bảo Long và lương y Trần Kim Cang, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khí công dưỡng sinh Kim Cang Thiền.
 
 
Giảng dạy khí công tại nhiều nước  –  Thử nghiệm xuyên kim.
 
Xem thêm:
- Tìm hiểu bùa Lỗ Ban ...
- Vén màn bí mật về bùa chú
- Trong thế giới thầy bùa - Dân Việt
- Những dấu hiệu khi bị dính bùa ngải 
- Thuật Dùng Bùa Ngãi -WordPress.com
- Những lý giải về bùa ngải - Tác giả: Mộc Trà
 - Vạn Pháp Quy Tông – Giáo Sư Trần Quang Quyến
- Kim Cang Dịch Quái Linh Phù - THẾ GIỚI VÔ HÌNH
- Quan điểm và cách hóa giải bùa ngải theo Phật giáo
- Đức Phật dạy cách hóa giải 'bùa ngải' hữu hiệu nhất
- Đi tìm sự thật về bùa ngải làm từ xác người - Soha.vn
- Những dấu hiệu khi bị dính bùa ngải và cách phòng tránh
- Bùa ngải là gì? đối phó bùa ngải như thế nào? - Âm Dương
 - TÌM HIỂU VỀ BÙA NGẢI VÀ CÁCH GIẢI BÙA NGẢI - Giáo sư Cao
 
 
VIDEO
- Bùa Ngải
- Bí Mật 69 : Bùa Ngải
- Bùa - Ngãi Và Cách Giải Trừ
- Thực hư sức mạnh của bùa ngải
- Chuyên gia giải mã bùa ngải| VTC14
- TỰ CHỮA VÀ GIẢI KHI BỊ DÍNH BÙA NGẢI
- KHÓ TIN NHƯNG CÓ THẬT: BÙA NGẢI THẤT SƠN
- Vấn đáp: Bùa ngải có hay không, trì tụng Thần chú, cải đạo qua hôn nhân
 
2/ Ngải:là những loài thực vật bình thường, có những công năng riêng biệt theo kinh nghiệm. Chúng có thể trồng ở những nơi bình thường hay mọc hoang ở những địa thế hiểm trở sông núi. Luyện ngải về cơ chế cũng giống luyện bùa. Có thể xem ngải như bùa, vì vật chứng cây ngải thay vào vị trí vật chứng chữ bùa. Người luyện sẽ biết nuôi sống cây ra sao bằng các thực phẩm, thường là thực vật (như bắp rang, cơm, cháo …) cho các ý muốn thiện và động vật (như gà sống, máu …) cho các ý muốn bất thiện. Và cứ mỗi lần cho ăn, người luyện tập trung định tâm gửi gắm năng lượng thông tin hay các bài chú mang các ý muốn của mình vào cây ngải cho đến khi có kết quả sau cùng. Ai mang ngải, như mang dấu ấn của người luyện ngải, được sự che chở, phụ giúp của thế lực siêu nhiên nọ.
           
Hiện nay được biết có hàng trăm loại ngải, phân bố khắp nơi trên thế giới ở vùng nhiệt đới, nhưng họ ngải hiện diện nhiều hơn hết thuộc họ gừng (Zingiberaceae).

Ngải bó sưng trặc, đánh gió, cho đến chiêu tài, làm phép bán nhà, giữ nhà, phụ giúp đánh tà, nuôi con nít  v.v.  đều được.
Ngải Bạch Hổ.
 

Ngải điều hòa âm dương, vận chuyển tài khí, giữ nhà:
Ngải diệp môn,tên gọi khác là Môn Tía Y.

[IMG]  [IMG]  [IMG]Ngải cầu tài (chiêu khách) loại có củ: 
Nàng Rù – Nàng Mơn trắng (ngải bún) – Nàng Mơn đỏ.
 
Ngải thuộc họ thực vật, thân thảo, có củ. Củ nhỏ nhất thì nhỏ hơn củ nghệ một chút như ngải đen, ngải nàng thâm, nàng xoài; lớn hơn thì có thể to bằng con heo đất như ngải hổ, ngải tượng,… Một số loài đã có tên khoa học và đã được công nhận tính năng chữa bệnh hay giúp ích cho cơ thể con người, bởi các nhà nghiên cứu khoa học công bố.

Chẳng hạn có những loại củ cây ngải có thể giúp tăng cường sinh lực, tăng sự dẻo dai mà dân phu trầm thường hay dùng trong những chuyến luồn rừng dài ngày. Người ta thường hay nói “ngậm Ngải tìm trầm” là vì thế. Nhưng đa phần cây ngải vẫn còn mang nhiều bí ẩn mà tên gọi chỉ được truyền miệng qua kinh nghiệm dân gian.

Ngược lại với những loài ngải có tính dược liệu thì cũng có những loại ngải có tính độc, nhẹ thì gây mẩn ngứa ngoài da, nặng hơn thì có thể ngộ độc, dẫn đến bệnh tật hoặc mất mạng.
Ảnh một số loại ngải phổ biến:
 
H1: Ngải Hổ Xanh. 
 

H2: Ngải Nàng Thăm còn gọi là cây Ngải Tím thường mọc ở vùng Tây Nam Bộ, Thất Sơn, Campuchia và Thái Lan.   H3: Ngải Nàng Rù còn có tên gọi khác là ngải Quến hay ngải Quyến. Nơi bán hoa kiểng gọi đây là Lan chi sọc.   H4: Ngải Rẽ Quạt.
 
9-bua-ngai-4
H5: Ngải Nàng Chuôi.  H6: Ngải Diệp Tiên. H7: Ngải Trắng.
 
9-bua-ngai-5
H8: Ngải Nàng Thăm Vàng.  H9: Ngải Nàng Rế.  H10: Ngải Nàng Gù.
 

H11: Ngải Năm ông.  H12: Ngải Minh Ti.  H13: Ngải Lục Bình.  H14: Ngải Hắc Hổ.
 

H15: Ngải Chúa Xiêm hoa trắng.  H16: Ngải Chúa Xiêm hoa đỏ.  H17: Ngải Bướm Đêm.
 

H18: Ngải Bạch Hải Đường.  H19: Đại Quả Ngải.  H20: Ngải tổ – Ngải quấn.
 
Xem thêm:
- TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI NGẢI | Phong Thủy
- Diện kiến “thần y” và 46 loại ngải quý hiếm - Đời sống pháp luật
- Bùa ngải là gì? đối phó bùa ngải như thế nào? -Lịch Vạn Niên
 
 
3/ Thư:là hình thức dùng năng lực siêu nhiên từ các cách luyện bùa nhằm cấy 1 vật gì đó như đinh, tóc rối, da trâu … vào cơ thể đối tượng nhằm trực tiếp làm hại họ hay buộc họ phải cầu cạnh để được cứu giải.       

4/ Ếm:là hình thức dùng năng lực siêu nhiên từ các cách luyện bùa nhằm gián tiếp làm hại đối tượng. Người ếm có thể vẽ hình hay làm hình nộm tượng trưng cho đối tượng và các vật dụng trấn áp, hãm hại đối tượng theo ý muốn.
         
Ông Trần Kim Cang cũng phát biểu:Người thiện tâm thích học bùa ngải giải trừ thư-ếm, kẻ tâm ác ham học bùa ngải hại người bằng thư-ếm.
         
Phương thuật bùa ngải đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống con người, tuy nhiên nó không phát triển bởi có lẽ thiếu cân bằng với một nền tảng đạo đức và đòi hỏi một nổ lực luyện tập nơi cá nhân.  Ngày nay, các nước phát triển đã có những ngấm ngầm nghiên cứu chúng với mục đích tạo ra những tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực thế giới vô hình hãy còn nhiều bí ẩn và đầy hứa hẹn, nhất là trong lĩnh vực y học.
          - Khí công trị bệnh:  Đây là khoa khí công có nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tâm thần khác nhau để đạt được sức khoẻ cho phòng và chữa trị bệnh tật.
 
 
Ngủ khí công trị bệnh – Lớp Khí công dưỡng sinh, Hải Dương
Xem thêm:
- Khí công và ung thư - KhiCong.com.vn
- Luyện khí công để chữa bệnh - Karate.vn
- Muốn khỏe hãy luyện khí công - SucKhoeDoiSong
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ...
- Tập khí công Sự thật và những điều ngộ nhận - Vov
- Cách luyện tập khí công đúng cách chữa được nhiều bệnh
- Vì sao tập khí công có thể chữa khỏi bệnh? - Đại Kỷ Nguyên
- Tập thở khí công chữa bệnh và khí công thiền - KHÍ CÔNG Y ĐẠO ...
- Cách luyện tập khí công đúng cách chữa được nhiều bệnh - Phununet
 
VIDEO
- Âm dương khí công
- Khí công -Luyện Thở
- Bí Mật 97: Khí Công Y Đạo
- Khí công chữa bệnh -Đỗ Vạn Thông
- Chiến thắng ung thư nhờ tập Khí công Himalaya
                    3.8.  Năng lượng vũ trụ cao không do tập luyện. 
          Rất nhiều trường hợp người có những khả năng đặc biệt tự nhiên nào đó như thể đã từng tập luyện khinh công hay khí công. Họ có sẵn nguồn năng lượng vũ trụ tiềm ẩn và bộc phát trong một điều kiện hay tình cờ nào đó một cách tự nhiên. Chúng ta hãy xem vài trường hợp điển hình như sau:
1. Tại Việt Nam:
    
Cụ Nguyễn Đức Cần (1909 -1983).
 
Hình ảnh
Bà Nguyễn Thị Sinh - con gái cụ và nhà khoa học Nguyễn Phúc Giác Hải
http://my.opera.com/nguyentaiduc49/blog/
 
+ Cụ Nguyễn Đức Cần nói rằng: Những người bị những bệnh nhẹ như cảm nắng đau đầu…, chỉ cần vào đến sân nhà cụ là đã khỏi bệnh. Thật vậy, có nhiều người bị ốm sốt, vào nhà cụ xin chữa, thì khi vừa ra khỏi nhà, lại thấy chạy vào, báo tin là đã khỏi bệnh… Theo các nhà chữa trị theo NLSH thì bệnh tật, ốm đau là hậu quả của sự mất cân bằng năng lượng, từ sự tắc nghẽn năng lượng trong cơ thể (các vầng hào quang). Nhưng như đã nói ở trên, năng lượng của con người có thể gây tương tác từ xa, trong trường hợp của cụ Nguyễn Đức Cần, cụ đã nhận được một nguồn năng lượng vũ trụ khá lớn và với lòng yêu thương đối với người bệnh, cụ đã truyền vào họ những năng lượng vũ trụ thích nghi, điều chỉnh nó, làm nó thông suốt không còn bị tắc nghẽn nữa và cơ thể của người bệnh trở lại khỏe mạnh.
Image result for esp extra sensory perception
Ngoại cảm – Wikipedia tiếng Việt
Extrasensory perception -Wikipedia
         
+
Các nhà ngoại cảm: ngoại cảm là một khả năng đặc biệt của con người. Người có khả năng ngoại cảm không sử dụng những giác quan bình thường, là khả năng cảm nhận bằng “giác quan thứ sáu” rõ ràng và liên tục hơn những người thường như khả năng nói chuyện với người chết, khả năng theo dõi con người, tiên đoán tương lai, biết được quá khứ của một thực thể nào đó v.v.  Ở Việt Nam các nhà ngoại cảm đã giúp tìm được rất nhiều mộ thất lạc, kể lại các câu chuyện lịch sử với độ chính xác tương đối cao.
VIDEO
- Điều Cần Biết Về Cõi Âm | Thích Nhật Từ
-  Sự thật về ngoại cảm và cõi âm| TT. Thích Nhật Từ
- Nhà Ngoại Cảm Phan Thị Bích Hằng - Thế Giới Không Như Mình Thấy 
- Nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã và việc tìm được 8000 NGÔI MỘ LIỆT SĨ
 
2.Tại Ấn Ðộ:  
  
Sai Baba of Shirdi –Wikipedia(trái)  Sathya Sai Baba – Wikipedia(phải)

 Sudeih Babu haySai Baba: tiền thân và hậu thân  
Vào năm 1910  có một nhân vật có khả năng phân thân và tàng hình. Nhân vật đó chính là Sudeih Babucó tài liệu gọi là Sai Baba. Sudeih Babu có rất nhiều khả năng lạ lùng như có thể lấy những đồ vật ở xa, nhìn xuyên qua các vật cản. Sudeih Babu mất năm 1918. Tám năm sau vào ngày 23 tháng 11 năm 1926, tại một tỉnh ở Ấn Độ có một đứa trẻ ra đời tên là Satyanarayana Raju. Ðứa bé này sau đó đã tự nhận mình là hiện thân của Sudeih Babu. Người trong làng và ngay cả cha mẹ của cậu bé cũng không hiểu cậu ta nói gì vì quả thật ít người còn nhớ lại vị thánh sống Sudeih Babu. Về sau có một ông lão đi qua làng nghe chuyện lạ mới tìm đến gia đình của cậu bé, sau khi hỏi ngày sinh tháng đẻ của cậu bé, ông lão gật gù nói: “Trước đây tại Ấn có một người tên là Sudeih Babu, người này có nhiều phép lạ và được người Ấn trong vùng gọi là thánh sống. Trước khi qua đời, vị thánh sống này đã trối trăn lại rằng tám năm sau đó ông ta sẽ lại tái sanh. Cháu bé này chính là hiện thân của Sudeih Babu”.
733-sai baba.png
Satyanarayana Raju (1926 – 2011)
Riêng Satyanarayana Raju thì càng ngày càng phát triển được nhiều tài năng kỳ diệu do một năng lực siêu phàm nào đó hỗ trợ như có thể dùng tay không lấy ra từ không khí những đồ vật một cách hết sức tự nhiên. Trước hàng ngàn người, Satyanarayana Raju đã theo lời yêu cầu của bất cứ ai lấy trong không khí ra cái mà họ yêu cầu. Những thứ mà nhiều người yêu cầu ông lấy ra từ không khí rất đa dạng, có khi là những vật mà vào giai đoạn thời gian đó khó tìm thấy, nhưng ông vẫn làm được. Theo các tài liệu trình bày về các năng lực phi thường đầy biến hóa của Satyanarayana Raju thì từ ngày bộc lộ tài năng này ra cho mọi người biết, ông ta đã lấy được từ không khí ra hàng vạn đồ vật khác nhau : từ chén dĩa, bông hoa, vải vóc, thức ăn, sách vở và cả những thứ ít người nghĩ đến như cái gối , tổ chim, rễ câỵ...

Các nhà khoa học đã tìm đến quan sát và tìm hiểu. Khi hỏi rằng do đâu mà Satyanarayana có thể lấy được các đồ vật trong không khí thì ông ta trả lời như sau: “Sự thật chẳng có gì là khó khăn khi ta biết rằng trong vũ trụ không gian tích trữ các chất cấu tạo nên mọi vật. Vì thế muốn có được chúng, ta chỉ cần lấy từ trong không khí, sự việc tự nhiên như ta thò tay lấy vật dụng trong tủ vậy thôi.”


Ngoài khả năng kỳ lạ ấy , Satyanarayana còn có thể đi xuyên qua vách tường, nhìn xuyên qua sắt, gỗ, đất, đá. Ông ta có thể ngồi ở vị trí A và phân thân để đi đến vị trí B rồi trở lại mô tả tất cả những gì đang xẩy ra tại vị trí B. Có lần ông bước xuyên qua một tấm gương chắn trước mặt. Sự kiện này đã được thực hiện trước một đám đông ước lượng đến mấy nghìn người. Tuy nhiên, mặc dù năng lực của ông không thua sút Sukeih Babu, người mà ông tự nhận là tiền thân của mình nhưng vẫn còn nhiều người không chịu tin ông chính là vị thánh sống ngày xưa của xứ Ấn. Một hôm trước một cử tọa rất đông, nhiêu người đã yêu cầu ông chứng minh qua tài năng mình là hiện thân của Sudeih Babu. Ông đã mỉm cười và đưa cao 2 tay lấy từ trong không khí hai nắm lớn hoa trắng rồi thả hoa rơi xuống sàn sân khấu. Kỳ lạ thay, các hoa trắng này đã tức thì nối kết lại thành một dòng chữ. Đó là tên của vị thánh sống Ấn Độ ngày xưa Sudeih Babu.


Các tư liệu đề cập đến Satyanarayana Raju có nhiều chi tiết rất lạ. Ngay lúc còn bé, Satyanarayana không chịu ăn thịt mà chỉ thích ăn chay. Thường ngày nhìn những người đói khổ đi ăn xin bằng đôi mắt thương xót. Cậu bé đầy lòng từ tâm đã luôn cắp gạo và thức ăn trong nhà để cho những người này ... Nếu bất kỳ ai không tận mắt chứng kiến những gì cậu bé đã làm mà chỉ nghe qua lời kể lại thì chắc chắn sẽ cho đó là chuyện vô lý, huyền hoặc, không thể nào tin được. Nhưng ngay cả các nhà khoa học từ Nga, Ðức, Pháp, Hoa Kỳ... đến Ấn Ðộ và tận mắt xem qua những gì mà cậu bé đã làm thì đều phải kinh ngạc và thừa nhận rằng quả thật cậu bé Satayanarayana không phải là con người bình thường và những gì cậu làm thì không thể nào lý giải được là tại sao lại có thể làm được điều đó.

Xem thêm:
- Người tàng hình nhìn xuyên cả… bê tông -VietNamNet
 
VIDEO
- Sai baba cheat all followers
- Sathya Sai Baba lying in state
- SAI BABA:: MATERIALIZATIONs
- 2011-04-27_The Final- Last Rites.
- Swami offered food at the hospital
- Materializations of Sathya Sai Baba
- Sai Love 147 - Sai Geeta & Grama Seva
- Bhagawan Sri Sathya Sai Baba Vibuthi Miracles
 
 
3. Tại Mỹ:

Edgar Cayce -Wikipedia
Edgar Cayce (1877-:-1945). Ảnh năm 1910
 
Nhà tâm linh người MỹEdgar Cayce xuất thân từ một gia đình Cơ Đốc giáo, ông chưa học hết cấp 2, chưa học qua nghề y, chưa có khái niệm nào về luân hồi tái sinh cả, nhưng lại có khả năng tìm ra nguồn gốc xa xăm căn bệnh nan y của người bệnh nào đó qua giấc ngủ của ông ở trạng thái vô thức.  Ông có thể kê toa và điều trị bao gồm các khía cạnh sinh lý bệnh, sinh hóa bệnh và giải phẫu học chính xác trên 90% số bệnh nhân của mình, khiến giới thầy thuốc vô cùng kinh ngạc.  Trong suốt 43 năm trị bệnh từ xa cho mọi người trên khắp thế giới qua tên và địa chỉ, ông đã để lại trên 30.000 hồ sơ bệnh án hiện đang được nghiên cứu và giải thích bởi cơ quan ARE (Association for Research and Enlightenment).
          Khi chữa cho bệnh nhân, ông thường thốt ra câu : “ Thuở xa xưa, ông (hay bà) là …(một nhà giáo, một kẻ tàn bạo …)”.  Đến năm 1911, ông bắt đầu dùng từ nghiệp chướng(kamma : action)để chỉ nguyên nhân bệnh tật do việc làm hoặc đam mê có hại trong đời sống trước đây của người bệnh.  Ông cho biết khi đi vào giấc ngủ vô thức của mình, ông có thể nhận được hình ảnh, sự việc một cách dễ dàng chứa trong vô thức của người mà ông đang truy tìm bệnh chứng, đã lưu trữ qua nhiều kiếp đời của người ấy.  Ông giải thích rằng khi thức ông chỉ dùng ý thức, nhưng ý thức thì khó cho việc dò tìm vô thức của người khác.
         
Theo ông, một sự kiện mà khoa học ngày nay có thể chưa hề biết đến, đó là trong vũ trụ và nơi mỗi con người đều có một chất liệu rất đặc biệt, có khả năng ghi lại như phim ảnh với đầy đủ chi tiết các sự kiện của đời sống đã qua, mà nếu cần ta chỉ giở ra xem mà thôi.  Điều này chỉ có thể cảm nhận dễ dàng ở một số ít người, và được gọi là những người có khả năng thấu thị hay thần nhãn.

          Các sự kiện đặc biệt đến với bản thân ông khiến ông ngày càng khẳng định niềm tin vào thuyết luân hồi-tái sinh.  Ông đã còn tự thấy rõ các đời sống trước đây của chính ông, kể cả là sinh vật cách nay trên hàng chục ngàn năm, thấy rõ hào quang (aura) của người khác, thấy rõ các sinh vật phi vật thể là các bạn bè quá cố của ông.
VIDEO
- Edgar Cayce Documentary

- Edgar Cayce, The Powers of the Lapis Lazuli Stone
- Edgar Cayce Remedies
- Edgar Cayce treatments
- Edgar Cayce/Diet/Healing
- Edgar Cayce How to Heal Your Body
 
 
4. Quan điểm của Kitô giáo về thần thông-phép lạ.
Tâm điểm của thần thông-phép lạ trong Kitô giáo là ý niệm về một Thiên Chúa (E: God) vô hình tồn tại. Thiên Chúa này tự hữu và hằng hữu, toàn năng-toàn thiện-toàn mỹ, có đầy đủ thần thông-phép lạ biến hóa tạo nên vũ trụ vạn vật và con người, có quyền ban ơn và trừng phạt các vật thụ tạo theo ý muốn riêng của mình. Dưới đây là một số quan điểm đặc trưng về thần thông-phép lạ từng được các tôn giáo tôn thờ Thiên Chúa này nói đến.
         
4.1. Phép lạ với quan điểm tình cảm – đức tin truyền thống.

  
4.1.1. Phép lạ.
1. Định nghĩa phép lạ:   Các nhà tu Thiên Chúa giáo phân biệt 2 định nghĩa về phép lạ, được phát biểu như sau:
- Định nghĩa đơn giảnPhép lạ là sự để qua một bên luật thiên nhiên bằng một luật siêu nhiên. Luật siêu nhiên là luật của Thiên Chúa vốn cao hơn luật thiên nhiên của quả đất.
Chẳng hạn, một trái táo rơi ngược lên trời thay vì rơi xuống đất, đó là một phép lạ,là quyền năng của Thiên Chúa chế ngự và thay đổi luật trọng lực và luật vạn vật hấp dẫn.
Tập tin:Giotto - Scrovegni - -24- - Marriage at Cana.jpg
Bức họa Tiệc cưới ở Cana của Giotto di Bondone, thế kỷ thứ 14
Phép lạ đầu tiên mà Chúa Giêsu thực hiện làbiến những chum nước lã thành rượu mới.             (hiện chưa xác định được nơi chốn)
- Định nghĩa kinh điển:  “Phép lạlà sự ảnh hưởng trong thiên nhiên, không do các hoạt động được thừa nhận trong thiên nhiên hay do hành động của con người, nhưng chứng tỏ một quyền lực cao siêu và nhằm làm một dấu chứng" (theo Lindsoll và Woodbridge).
Chẳng hạn, sự chữa lành trong Công vụ 3:1-11 là một phép lạ. Bình thường một người 40 tuổi mà không hề đi được sẽ không thể đứng dậy, bước đi, nhảy nhót như một người mạnh mẽ được. Cho nên người què ở cửa hẹp đứng dậy đi được là một phép lạ.
Phép khinh công như đã trình bày bên trên, có thể là một đáp án với các định nghĩa này (?).
Tập tin:PikiWiki Israel 3346 Geography of Israel.jpg
Núi Biến Hình(núi Tabor) Độ cao  575 m (1.886 ft)
Biến Hình là một trong những phép lạ mà Chúa Jesus thực hiện cho chính bản thân mình và là một trong năm tiêu điểm chính về cuộc đời của Chúa Jesus, những cột mốc khác là: - Lúc được Thanh Tẩy, - Lúc bị đóng đinh tử nạn, - Lúc phục sinh và - Lúc lên trời.
2. Lãnh vực phép lạ của Chúa Jesus.
          Theo các tài liệu được người về sau ghi chép lại, thì các hiện tượng phép lạ được Chúa Jesus thực hiện lúc đi truyền giảng, được phân loại như sau:

Nhà thờ Hóa Bánh Ra Nhiều - nơi được tin là xảy ra phép lạ khi xưa
 
+ Trên thiên nhiên:
Chúa Jêsus khiến biển yên lặng (Ma-thi-ơ 8:26,27).
+ Trên Ma quỷ:
Chúa Jesus đuổi quỷ ra khỏi người bị quỷ ám (Mác 5:12,13; Ma-thi-ơ 8:28-32; 9:32-33; 15:22-28; 17:14-18; Mác 1:23-27).
+ Trên bệnh tật:
- Bại liệt (Ma-thi-ơ 8:13; 9:6; Giăng 5:9)  – Teo tay (Ma-thi-ơ 12:13).  – Lưng còng (Lu-ca 3:12)  – Mất huyết (Ma-thi-ơ 9:22)  –Phù thũng (Lu-ca 14:2)  – Sốt rét (Ma-thi-ơ 8:15)  – Câm không nói (Ma-thi-ơ 9:3  – Mù mắt (Giăng 9:1-38)  – Điếc tai (Ma-thi-ơ 11:5)  – Phung các loại (Ma-thi-ơ 8:3; Lu-ca 17:19).
+Trên sự chết:
– Ngài kêu La-xa-rơ từ kẻ chết (Giăng 11:43-44)  – Ngài kêu con gái Giai-ru (Ma-thi-ơ 19:18-26)  – Ngài kêu con trai bà góa Na-in (Lu-ca 7:12-15)
+ Các lãnh vực khác:
– Chúa hóa nước thành rượu (Giăng 2:1-11)  – Nuôi năm ngàn người ăn (Giăng 6:1-14)  – Bước trên nước biển (Giăng 6:15-21)  – Nuôi bốn ngàn người ăn (Ma-thi-ơ 15:32-39)  – Khiến cây vả khô (Ma-thi-ơ 21:18-22)  – Tìm đồng bạc trong miệng cá (Ma-thi-ơ 17:27)  – Phép lạ đánh cá (Lu-ca 5:1-11; Giăng 21:6).
+ Phép lạ lớn nhất:
Là sự phục sinh của chính Chúa Jesus sau ba ngày nằm trong phần mộ. (Cô-rinh-tô 5;4; Rô-ma 1:4).
 

Mặt tiền Nhà thờ mộ Chúa Jesus


Cổng vào nhà thờ do hai dòng tộc người đạo Hồi chịu trách nhiệm từ năm 1192 - mỗi ngày 2 lần, gia đình Joudeh đem chìa khóa đến cổng và gia đình Nusseibeh có trách nhiệm mở và đóng cửa. Nhìn kỹsẽ thấy phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Jesus.


Phiến đá nơi tẩm liệm Chúa Jesus


Trong phúc âm Thánh Luca, việc chôn cất Chúa Giêsu chỉ ghi vắn tắt: 
Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. (Lc 23, 53).
 
3. Tính chất phép lạ của Chúa Jesus.

Các phép lạ của Chúa Jesus theo II Cô-rinh-tô 2:9:
          - Là bằng chứng của quyền lực siêu nhiên(kiểm soát thiên nhiên).
- Là độc nhất vô nhị.
- Là thật (vì công khai trước mặt nhiều nhân chứng).
Các phép lạ này được thi thố để chứng minh "Thần tánh" của Chúa. Các phép lạ không cứu rỗi ai(Giăng 12:37), nhưng phép lạ có thể dẫn một người đến đức tin và tăng cường đức tin (Ma-thi-ơ 8:27).
Người theo đạo phải vui vẻ xác nhận đức tin của mình và tôn vinh Thiên Chúa bằng việc chấp nhận các phép lạ đúng y như Kinh Thánh đã chép. Như một nữ tín hữu da đen đã nói: "Tôi tin rằng con cá nuốt ông Giô-na vì Kinh Thánh chép như thế. Nếu Kinh Thánh chép là ông Giô-na nuốt con cá thì tôi cũng tin như vậy".  Mọi cố gắng giải thích các phép lạ là xúc phạm quyền năng và sự chính trực của Thiên Chúa.

 
Chúa Jesus đi trên mặt nước, tranh của Ivan Aivazovsky (1888)
Quyền năng kiểm soát thiên nhiên của Chúa Jesus
Xem thêm:
-Các phép lạ của Chúa Jêsus 
- Các trang trong thể loại “Phép lạ của Chúa Giêsu”
 
VIDEO
- Những Phép Màu Của Chúa Giêsu (Phần 1)
- Những Phép Màu Của Chúa Giêsu (Phần 2)
- Những Phép Màu Của Chúa Giêsu (Phần 3)
- Những Phép Màu Của Chúa Giêsu (Phần 4)
- Những Phép Màu Của Chúa Giêsu (Phần 5)
 
- Dấu Kì Phép Lạ - Miracles, Signs and Wonders
                       
4.1.2. Bí tích.

       
Theo truyền thuyết, khi còn tại thế đức Jesus đã có những hành động đặc biệt, như việc xức dầu cho bệnh nhân (Mc 6:13), rửa tội bằng nước (Ga 3:5) và ăn bánh (1 Cr 11:26).  Khi sắp rời trần gian, ngài đã truyền đạt lại các môn đệ và sau đó là Giáo hội, và được gọi là bí tích. 
       
Tuy nhiên, từ bí tích không phải là tiếng chính đức Jesus đã sử dụng.  Ngay trong Kinh Thánh cũng không gặp từ ấy. Việc sử dụng từ này đầu tiên gặp thấy trong những tác phẩm của nhà văn châu Phi theo đạo là Tertullian (160 - 225) – ông được xem là ‘cha đẻ của Kitô giáo Latin’ và là ‘nhà sáng lập của nền thần học phương Tây’.  Ông so sánh việc rửa tội với bí tích mà người Rô-ma dùng để nhận những người được tuyển mộ vào quân đội.  Cũng thế, bí tích rửa tội được xem như đem người theo đạo nhập vào thân thể của Chúa.
       
Từ này đã được áp dụng một cách bừa bãi vào những hành động của Giáo hội.  Đã có thời người ta soạn ra một danh sách gồm khoảng ba mươi hành động của Giáo hội gọi là những bí tích.  Nhưng rồi Giáo hội đã giới hạn lại, chỉ dùng từ ấy cho bảy hành động quan trọng mà thôi, đó là “bảy bí tích”.  Các bí tích được sắp thành nhóm như sau:
                 - Bí tích khai tâm (3):                   Rửa tội, Thêm sức, Thánh thể.
                 - Bí tích chữa lành (2):        Giải tội, Xức dầu bệnh nhân.
                 - Bí tích ơn gọi (2):             Hôn phối, Truyền chức.
       
Mỗi bí tích được xem là đem lại cho người nhận, đến gặp gỡ đức Jesus và để Ngài đi vào cuộc đời của người nhận.         
         
1. Bí tích Rửa tội.
       
Bí tích Rửa tội cần thiết vì được cho là tội nguyên tổ mà tổ tông đã truyền lại cho ta sẽ được tha để ta vào thiên đàng.  Linh Mục (hay giáo dân cũng được khi trong trường hợp khẩn cấp) có thể ban bí tích này bằng cách đổ nước trên trán người nhận và đọc: “Tôi rửa ... nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.  
       
Lễ này nhằm đưa người gia nhập vào cộng đồng người theo đạo. Người lớn nhận bí tích này phải có lòng tin, phải học giáo lý và hứa sống theo giáo huấn của Chúa thông qua Giáo hội.
        
2. Bí tích Thêm sức.
       
Bí tích Thêm sức được cho là được tăng thêm sức sống Thần Linh với dấu ấn thiêng liêng được Chúa ban cho linh hồn người nhận, và dấu ấn này sẽ không hề mất. Người lãnh nhận bí tích này phải kinh qua bí tích Rửa tội.  
       
Thông thường Giám mục (hay Linh mục được tòa thánh hay Giám mục cho phép) mới có quyền ban bí tích này mà thôi, bằng cách đặt tay trên đầu người nhận bí tích này cùng với việc vẽ hình Thánh Giá trên trán bằng dầu thánh và đọc: “Hãy nhận lấy ấn tín Chúa Thánh Thần, ân huệ của Chúa Cha”.
        
3. Bí tích Thánh thể (=Mình Thánh Chúa).
       
Bí tích Thánh thể được cho là Chúa Jesus đã lập ra trong bữa tiệc ly (bữa ăn sau cùng trước khi bị đóng đinh), gồm có rượu và bánh. Ngài cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ và phán: “Hãy cầm lấy mà ăn, này là Mình Ta sẽ bị nộp vì các con … Hãy cầm lấy mà uống, này là Máu Ta sẽ đổ ra vì các con …”.  Vì thế bánh và rượu biểu tượng cho Mình và Máu Chúa và được gọi là Thánh thể. Lễ này nhằm xác minh tiến trình khai tâm (= dẫn nhập) tới tột đỉnh và được xem là cuộc gặp gỡ thân mật nhất với đức Jesus.
        
Trong Thánh Lễ, khi linh mục đọc lời truyền: “Này là Mình Ta, này là Máu Ta” thì chất thể của bánh và rượu được xem như trở nên Mình Thánh Chúa. Tương truyền trong bữa Tiệc Ly,  Chúa Jesus còn cho các tông đồ làm Linh mục và truyền cho các ông phải dâng Hy Lễ (lễ hy sinh của Chúa) và truyền chức Linh mục lại cho người khác.
        
4. Bí tích Giải tội.
       
Bí tích Giải tội là bí tích được lập ra để tha tội riêng của ta phạm, bởi quyền hành Chúa thông qua các linh mục.  Được xem là tội khi bất tuân luật của Chúa và luật của Giáo hội.
       
Người nhận lãnh nhận bí tích phải thật lòng ăn năn thống hối vì những tội mình đã làm mất lòng Chúa, quyết tâm chừa cải và không phạm tội nữa. Người này phải xưng kể các tội của mình ra để linh mục giải tội và tha tội cho bằng cách làm các việc mà vị linh mục này dạy, để đền cho các tội xưng. Theo đó, người lãnh nhận bí tích sẽ được tha tội, tha hình phạt đời đời và ít nhất một phần hình phạt đời này bởi tội mà ra, linh hồn người phạm tội được xem là bảo tồn được ơn thánh và được trợ giúp để sống thánh thiện hơn.
        
Linh mục hoặc Giám mục hành động nhân danh Chúa Jesus trong lễ này nói: “Cha tha tội cho con. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen“.
        
5. Bí tích Xức Dầu Thánh.
       
Bí tích Xức dầu là bí tích ban ơn nâng đỡ sức mạnh phần hồn xác cho bất cứ ai đang yếu liệt nặng vì lý do bệnh tật, thương tích hay tuổi già. Dầu thánh tượng trưng cho sự chữa lành phần hồn và phần xác. 
        Linh mục và Gíám mục có thể ban bí tích này bằng cách xức dầu trên trán và tay bệnh nhân và đặt tay trên bệnh nhân. Lời đọc trong bí tích có nghĩa là xin Chúa ban sức mạnh, chữa lành và ban ơn thánh.
         6. Bí tích Truyền Chức Thánh.
        Bí tích Truyền Chức Thánh là bí tích ban quyền Linh mục cho những người được chọn đặc biệt, để ăn ở xứng đáng, chu toàn chức vụ cứu rỗi loài người.  Tương truyền Chúa Jesus lập bí tích Truyền Chức Thánh trong bữa tiệc ly nhằm trao các quyền sau cho các Linh mục:  
                 - Rao giảng Lời Chúa.
                 - Dâng Thánh Lễ.        
                 - Ban các bí tích.
                 - Cai trị và phục vụ dân Chúa.
        Linh mục không được lập gia đình nhằm noi gương Chúa Jesus để không bị ràng buộc trong việc phục vụ mọi người.
        Có 3 nghi lễ truyền chức gồm chức Phó tế, chức Linh mục, và chức Giám mục cho người nam độc thân có ý muốn lãnh nhận và được đức Giám mục chấp thuận và ban truyền cho.  Dấu ấn của bí tích gồm việc vị Giám mục đặt tay trên đầu người nhận và cầu nguyện nói lên việc ban Chúa Thánh Thần. 
        
Các Phó tế phục vụ dân bằng sự rửa tội, tuyên đọc và rao giảng Lời Chúa, cho rước lễ, làm phép cho các đôi tân hôn trong bí tích Hôn Phối.  Có hai loại phó tế. Những phó tế đang chuẩn bị lên chức linh mục, họ chỉ là phó tế tạm thời. Ngoài ra còn có những phó tế vĩnh viễn, họ là những người độc thân hoặc có gia đình, và là những phó tế suốt đời.
         
7. Bí tích Hôn Phối.
        
Tương truyền Chúa Jesus lập bí tích Hôn Phối từ thời nguyên thủy của Adong và Evà. Trong Tân Ước có ghi việc Chúa Jesus đã chúc lành cho đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana. Bí tích này được lập ra nhằm kết hợp một nam một nữ thành vợ chồng trước mặt Chúa và Giáo hội, và ban ơn cho họ sống chu toàn các nghĩa vụ sau:. 
                 - Sinh sản và giáo dục con cái theo đạo, thờ phượng Chúa.
                 - Phản ánh sự trung thành, yêu thương giữa hai người giống như sự kết hợp giữa đức Jesus và các môn đệ của Ngài (Ep 5:28-29).          
        Trước khi lãnh bí tích,  người nam và người nữ:     
                 - Phải sạch tội trọng.
                 - Hiểu biết bổn phận của đời sống gia đình.   
                 - Bằng lòng kết bạn với nhau theo nghi thức Giáo hội.
        
Trong nghi thức bí tích, Linh mục hay Phó tế chỉ chứng kiến bí tích và chúc lành cho đôi tân hôn. Người nam và người nữ phải nhân danh Chúa biểu lộ sự ưng thuận bằng lời nói, lời cam kết với nội dung sau:   
                 - Hợp nhất: Phải giữ một vợ một chồng.        
                 - Không được ly dị và phải sống hoà thuận với nhau cho đến chết.
        Ngoài ra,Giáo hội còn được gọi là bí tích nền tảng hay bí tích căn bản. Điều này được giải thích là vì “Bảy bí tích” của đức Jesus được tiếp tục hiện diện và hoạt động bởi Giáo hội hôm nay.  
        Ngày nay, bí tích được tin là những dấu hiệu bề ngoài, là những hành động có thể cảm nhận được như việc đổ nước, xức dầu, hoặc ăn uống… được giải thích là nhằm làm cho một thực tại thiêng liêng vô hình - là Thiên Chúa, trở nên thấy được, sờ được, cảm nhận được bằng giác quan.  Vì thế, bí tích được xem như sự ban ân sủng cho những ai lãnh nhận nó.  

 
Xem thêm: 
7 Phép Bí Tích  by STEPHEN -  2009 
1. Bí Tích là gì?/What is a Sacrament?    
2. Bí Tích Rửa TộiBaptism
3. Bí Tích Thêm SứcConfirmation
4, Bí Tích Mình Thánh ChúaSacrament of Holy Communion
5. Bí Tích Giải TộiConfession
6. Bí Tích Xức Dầu ThánhSacrament of Anointing of the Holy
7. Bí Tích Truyền Chức ThánhSacrament of Holy Orders
8. Bí Tích Hôn PhốiSacrament of Matrimony
 
VIDEO
- BÍ TÍCH LÀ GÌ
- Tìm hiểu về các Bí tích của Giáo Hội Công Giáo
- Bí Tích Quan Trọng Nhất Trong 7 Phép Bí Tích
             
Chú thích:  Những khác biệt về bí tích giữa Tin Lành giáo và Kitô giáo.
 
- Tin Lành: Từ chối tất cả các bí tích, trừ phép Rửa Tội và nghi thức Tiệc Ly, nhưng họ giữ hai điều này vì vâng theo thánh ý Chúa mà thôi. Các phép giải tội, thêm sức, truyền chức thánh, hôn phối, và xức dầu bệnh nhân chỉ được giữ như những nghi thức của giáo hội chứ không phải là bí tích.        
Về nghi thức tiệc ly (chứ không phải thánh lễ), người Tin Lành từ chối ý nghĩa của “Lễ Hy Sinh” và đặt Lời Chúa thành trọng tâm của việc thờ phượng. Vì Giáo hội vô hình, lại không có Thánh lễ và năm bí tích khác nên chức linh mục cũng trở nên không cần thiết. Tất cả các tín hữu đều là linh mục mà phép Truyền Chức là phép Rửa Tội. Tuy nhiên, một số người đã được huấn luyện cách đặc biệt, trở thành Mục sư để điều hợp cộng đoàn. 
- Kitô giáo:Công nhận tất cả 7 bí tích, chứ không phải chỉ có Lời Chúa. Mọi người cùng tham dự vào thiên chức linh mục của Chúa, nhưng chỉ có một số người được ơn gọi đặc biệt làm Linh mục để cử hành Lễ HySinh.

Xem thêm: 
- SỰ KHÁC BIỆT CĂN BẢN GIỮA CHÍNH THỐNG, TIN LÀNH VÀ CÔNG GIÁO...
- Các Giáo Phái Tin Lành Có Bí Tích Thánh Thể Không?
           
4.2. Phép lạ với quan điểm biện chứng.
         
Ngày nay, Kitô giáo không tỏ ra cực đoan đối lập với khoa học, và cố gắng chứng minh sự bất toàn của khoa học nơi các quy luật về hiện tượng vật lý và tâm lý, cũng như xác lập thêm một số các tính chất đặc thù nơi Thiên Chúa (phỏng theo ‘Thần thuyết’ – xem lại mục 2.2 ở trên). Tính chất trừu tượng vô hình của Thiên Chúa dường như được nâng bậc, và là những ‘vòng dây’ đầy thách đố đối với nền khoa học thực nghiệm hiện nay, đang loay hoay trong cái thế giới tương đối đầy biến động này. Đây có lẽ là yếu tố khiến tôn giáo hãy còn tồn tại (xem thêm bài đã soạn ‘Tôn giáo’ – Lý do tồn tại của tôn giáo).


1.  Theo Dinesh D'Souza(xemĐiều Vĩ Đại của Kitô Giáo:What's So Great  About Christianity).

Dinesh D'Souza (1961-:-…)
Dinesh D'Souza nhà phê bình chính trị bảo thủ Mỹ gốc Ấn
Dinesh D'Souza cho rằng: “… vấn đề phép lạ là cực kỳ quan trọng đối với Kitô hữu, bởi vì Kitô giáo là tôn giáo duy nhất trên thế giới tin vào phép lạ. Các tôn giáo khác, tỉ như Do Thái giáo, có thể phúc trình hay công nhận phép lạ, nhưng chỉ có Kitô giáo là tâm điểm của việc tin tưởng vào phép lạ. Trong thư gửi tín hữu Côrintô 15:14, Phaolô viết rằng nếu đức Kitô không sống lại, thì "lời rao giảng của chúng tôi vô dụng và đức tin của anh chị em cũng vậy". Nhưng sự phục sinh thì không phải là phép lạ duy nhất trong Tân Ước. Trong khi vị sáng lập Hồi giáo, ngôn sứ Môhamét, chưa bao giờ cho rằng đã làm một phép lạ, đức Kitô lúc nào cũng làm phép lạ. Người đi trên mặt nước, dẹp êm bão tố, nuôi ăn biết bao người, chữa người mù, và ngay cả cho Lagiarô sống lại sau khi đã chết. Nếu phép lạ không thể xảy ra thì Kitô giáo không thể đáng tin …
   
David Strauss (1808-:-1874) 
 
Mục đích của tôi là lật đổ lý luận phản đối phép lạ củasử gia-triết gia Anh là David Hume (1711-:-1776) và những người về sau như nhà thần học và nhà văn người Đức David Strauss; nhà phong tục học và sinh học tiến hóa người AnhRichard Dawkins bằng cách dùng chính triết lý về cảm nghiệm và hoài nghi của các ông. Hume cả quyết rằng các phép lạ vi phạm quy luật của thiên nhiên, nhưng tôi nói rằng triết lý hoài nghi của chính Hume cho thấy rằng chẳng có luật thiên nhiên nào được biết. Các phép lạ chỉ có thể bị bác bỏ nếu quy tắc khoa học tất nhiên đúng và không có ngoại lệ.Nhưng Hume từng giải thích rằng, không có định đề gì về cảm nghiệm để chúng ta biết, vì thế phép lạ rất có thể xảy ra. Các phép lạ chỉ có thể được coi là phản khoa học nếu sự hiểu biết của chúng ta về tương quan nhân quả quá rộng rãi đến độ chúng ta có thể tin tưởng bác bỏ quan hệ nhân quả thần thánh”.
-------------

Chú thích:   Một ít tư liệu về Richard Dawkins:
 
Richard Dawkins - Wikipedia
Richard Dawkins – Wikipedia tiếng Việt
Richard Dawkins (1941- )lànhà sinh vật học tiến hóa, giáo sư tại đại học New College, Oxford, Anh, tác giả nhiều sách khoa học viết cho đại chúng. Cuốn The God Delusion(Ảo tưởng về Thượng Đế, 2006) của ông khẳng định rằng hầu như chắc chắn không hiện hữu cái gọi là đấng tọa hóa siêu nhiên và đức tin cố định vào một kẻ như thế thì không đạt tiêu chuẩn và chỉ là niềm tin giả tạo.
          Một chi tiết trong sách cho biết trong tất cả 1.074 khoa học gia của hội Hoàng gia (Fellows of the Royal Society) được gửi câu hỏi qua điện thư, có 23% khoa học gia đã trả lời. Đây là một con số tỉ lệ tương đối cao nếu so sánh với các cuộc nghiên cứu thăm dò khác. Trong bản thăm dò, để trả lời cho câu hỏi ông có tin một Thượng Đế có nhân tính (personal God) tồn tại hay không. Có 3.3% chọn hoàn toàn tin; và 78.8% chọn hoàn toàn không tin. Như vậy, con số tỉ lệ của những khoa học gia vô thần của hội Hoàng Gia tại Anh quốc còn cao hơn con số tỉ lệ của hội Hàn lâm Khoa học Quốc gia ở Mỹ. Kết quả còn cho thấy có một khuynh hướng, mặc dù nhỏ nhưng lại có nhiều ý nghĩa, rằng những nhà sinh vật học thì vô thần hơn những nhà vật lý học.

Theo Dawkins, cứ đọc kỹ những bằng chứng khoa học vật lý, ta sẽ tìm thấy các nền tảng cho một chủ trương vô thần. Cho tới cuối năm 2007, bản tiếng Anh của cuốn The God Delusion bán được hơn 1.5 triệu cuốn và đã được dịch ra 31 thứ tiếng, lưu hành trên khắp thế giới.

2. Theo Noberto Nguyễn Văn Khanh(xem Phép lạ và khoa học)
Tác giả đặt vấn đề và trình bày như sau:
Kinh Thánh kể lại rất nhiều phép lạ. Tin vào những phép lạ ấy phải chăng là đi ngược lại với khoa học?

Trước đây người ta thường định nghĩa phép lạ là những sự kiện phi thường vượt ra ngoài các quy luật tự nhiên, không thể giải thích được theo khoa học, và bởi thế đó là những  hành động của Thiên Chúa.  Định nghĩa này đề cao tính cách lạ lùng của sự kiện, và tạo nên một sự đối lập giữa đức tin và khoa học. Một định nghĩa như thế thực ra còn phiến diện.

Trước hết, chúng ta chưa biết hết các quy luật tự nhiên, nên không thể nói phép lạ là điều mà khoa học không thể giải thích được. Tình trạng khoa học hôm nay còn yếu kém, nhưng theo nguyên tắc thì khoa học cứ tiến bộ, và như vậy biết đâu ngày mai khoa học lại có thể giải thích được.
Đàng khác, trên bình diện thần học, chúng ta không thể nói phép lạ là một sự “can thiệp trực tiếp” của  Thiên Chúa vào trong thế giới này. Thiên Chúa là Tạo hóa, nên Ngài đứng trên và ngoài dây xích các nguyên nhân mà con người có thể quan sát. Ngài không thể là một trong những nguyên nhân hiện diện trong các sự kiện. Ngài có cách tác động qua trung gian các nguyên nhân phụ của thế giới thụ tạo (Giáo hội?), và như vậy vẫn tôn trọng các quy luật tự nhiên. Nếu ta đặt Ngài vào hàng các nguyên nhân quan sát được trong thế giới này, thì Ngài chẳng phải là Thiên Chúa nữa: lúc ấy Ngài cũng giống như một thiên thạch từ một thế giới khác rơi vào thế giới chúng ta, một thực tại hoàn toàn xa lạ với thế giới này. Một phép lạ theo kiểu đó sẽ bắt buộc chúng ta phải tin và tước hết mọi quyết định tự do của con người.

Kinh Thánh nêu ra cho chúng ta một quan niệm khác về phép lạ. Để nói về các phép lạ, Kinh Thánh ít khi dùng từ “terata”, một từ gợi lên khía cạnh lạ lùng của sự kiện, nhưng thường xuyên dùng từ “sèmeia”, nghĩa là dấu chỉ. Các dấu chỉ là những biến cố phi thường, gây kinh ngạc và thán phục nơi con người. Nhưng ở đây cái nhìn không hướng về thiên nhiên và các quy luật của nó, nhưng về Thiên Chúa là Đấng ra dấu hiệu để kêu gọi con người.

“Con người của Kinh Thánh” không nhìn thế giới này như “thiên nhiên” với các quy luật “tự nhiên”, nhưng như là thụ tạo của Thiên Chúa với những quy luật mà chính Thiên Chúa đã ấn định với tư cách là Chúa Tể. Vì thế đối với “người của Kinh Thánh”, mọi thực tại trong vũ trụ này đều là “kỳ công”, là “dấu chỉ” của Đấng Tạo hóa. Câu Thánh vịnh sau đây cũng đủ nói lên điều đó: “Dân cư trên khắp cùng trái đất thấy kỳ công (dịch sát: dấu chỉ) của Ngài, phải khiếp oai. Ngài làm vang tiếng reo cười, cửa đông sáng sớm, cửa đoài chiều hôm” (Tv 65,9). Các quy luật của vũ trụ cũng là do Thiên Chúa đặt ra. Vì thế con người của Kinh Thánh không thể quan niệm Thiên Chúa phá bỏ những quy luật mà chính Người đã đặt ra để điều hành vũ trụ.

Vậy theo Kinh Thánh phép lạ là những “dấu chỉ” (E: sign) đặc biệt qua đó Thiên Chúa gửi một sứ điệp cho con người. “Dấu chỉ” giả định một ngữ cảnh tôn giáo (một niềm tin tổng quát về sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự sẵn sàng tối thiểu của con người chấp nhận chân lý) trong đó Thiên Chúa ra dấu hiệu để kêu gọi con người, và con người, nhờ đức tin, nhận ra lời mời gọi thần linh ấy và tự đáp trả. Bên ngoài ngữ cảnh tôn giáo này, con người chỉ nhìn thấy sự kiện trên bình diện vật chất thôi, chứ không nắm bắt được ý nghĩa của nó, tức là sứ điệp mà nó chuyển tải.

Như vậy phép lạ nằm trên bình diện dấu chỉ. Khoa học nằm trên một bình diện khác. Lãnh vực của khoa học là những hiện tượng quan sát được, đo lường được. Theo đúng phương pháp của mình, nhà khoa học cố giải thích các sự kiện xảy ra như thế nào, theo quy luật nhân quả tất yếu. Trên bình diện khoa học thuần túy, không thể có dấu chỉ, không thể có phép lạ, không thể có tự do hay tình yêu, mà chỉ có những sự kiện xảy ra theo quy luật quyết định.

Chân lý khoa học vì thế không toàn diện, không diễn tả hết thực tại được. Chính vì thế mà triết học và tôn giáo có thể bổ túc cho khoa học, mở rộng tầm nhìn cho khoa học. Nhưng khi một nhà khoa học tin vào các phép lạ, thì người ấy đã đi ra ngoài lãnh vực khoa học rồi. Người ấy đã hành động không phải với tư cách là nhà khoa học nữa, mà với tư cách là tín hữu”.
5. Quan điểm của Phật giáo về thần thông-phép lạ.
Tâm điểm của thần thông-phép lạ trong Phật giáo là phó sản của sự giác ngộ, có được là do là hiệu ứng tổng hợp từ sự chế ngự 6 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Vì thế,  thần thông-phép lạ được xem là chỉ có giá trị thấp thứ yếu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, so với giá trị cao quan yếu và hiện thực là tuệ giác.
   
5.1.  Nguồn gốc và phân loại thần thông.

     

Từ xưa người ta đã biết về những phép thần thông và theo Phật giáo chúng được xếp thành 6 loại thần thông gọi là Lục thông (六通;  P: abhiññā;  S: abhijna or sadabhijna;  E: six supernatural or universal powers - còn gọi là 6 sức mạnh tâm linh siêu thế).  Lục thông được xem làphó sản của sự giác ngộ, có được là do là hiệu ứng tổng hợp từ sự chế ngự 6 căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. 
Khi bị ô nhiễm tham-sân-si thì 6 căn này xao động, bấy giờ tâm thứcgồm 6 thức: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức là những vọng tưởng thức, và ta có tâm thức trọc động.  Khi 6 căn được chế ngự, thì tâm thức thanh tịnh.

Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy sự chế ngự này như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.    
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.        
- Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.    
- Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.        
- Ýđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
          Trong Lâm Tế Ngữ Lục của Thiền tông cũng trình bày tương tự:
“… Người như khi vào thế giới của sắc mà không bị sắc mê hoặc; vào thế giới của thinh mà không bị thinh mê hoặc; vào thế giới của hương mà không bị hương mê hoặc; vào thế giới của vị mà không bị vị mê hoặc; vào thế giới của xúc mà không bị xúc mê hoặc; vào thế giới của pháp mà không bị pháp mê hoặc. Cho nên người đó đã đạt được cái vô tướng của sắc, thinh,hương, vị, xúc, pháp. Vì thế, chúng (6 căn) không thể trói buộc được ‘bậc-khộng-y-cứ’ này được. Tuy vẫn là năm uẩn hữu lậu, mà thực sự là địa hành thần thông”.
Sau đây là nội dung của của các thần thông:

5.1.1. Thần thông hữu lậu:  Gồm 5 loại khả năng siêu nhiên có những tác ý thiện-ác, dễ đưa đến những vướng mắc nhiễm ô, tạo mê nghiệp và gây nên phiền não, gồm có:   
1. Thiên Nhãn thông(天眼通;  P: dibbacakkhu, cutūpapātañāṇa;  S: divyacaksus;  E:clairvoyance):  Đó là khả năng nhìn của mắt không hạn chế - không bị trở ngại bởi khoảng cách và chướng ngại vật.

Cơ sở khoa học của Thiên Nhãn thông có thể được hiểu như sau: Bình thường con người chúng ta chỉ nhìn thấy những sắc chất có quang phổ từ màu đỏ đến màu tím. Nhờ luyện tập thiền định, hoặc một phép rèn luyện tinh thần nào đó, sóng não của chúng ta mạnh lên, có thể thu sóng được những hình sắc ở tần số khác, ví như sóng siêu ngắn (một loại sóng có thể xuyên qua vật cản, dùng trong thông tin vũ trụ). Vì vậy, người đạt Thiên Nhãn thông có sức nhìn không hạn chế.
------------

Chú thích:  Vị trí của Thiên Nhãn thông trong Ngũ nhãn (5 thấy biết) của Phật giáo được trình bày trong kinh Đại Thừa Kim Cangnhư sau:

1) Nhục nhãn: Thấy chỉ chỗ sáng, không thấy chỗ tối, chỉ thấy trước mắt, không thấy sau lưng.
2) Thiên nhãn: Thấy trước sau, trong ngoài, núi gò, vách đá đều thông suốt không ngăn ngại.
3) Huệ nhãn: Thấy được nghĩa lý trong văn tự sâu cạn, Nhân Quả lành dữ, kiếp trước, kiếp sau rõ rệt như xem chỉ trong lòng bàn tay.
4) Pháp nhãn:Thấy và hiểu được các pháp phương tiện của chư Phật là tùy theo căn cơ cao thấp của chúng sinh mà chỉ dạy không sai lạc, như bệnh nào cho thuốc nấy.
5) Phật nhãn: Soi thấu khắp kiếp từ vô thỉ đến vô chung, tất cả Nhân Quả đều hiện rõ trước mắt, một mảy lông, cọng tóc cũng không sót.  
Năm thứ con mắt này đều do phước lành chiêu cảm mà ra. Duy có Phật là hoàn toàn đầy đủ. Con mắt chia ra làm năm mà gốc ở chỗ chứng ngộ chân lýtoàn triệt, rồi thì ai ai cũng có được.

2. Thiên Nhĩ thông(天耳通;  P:dibbasota;  S: divyasrotam;  E: clairaudience): Đó là khả năng nghe của tai không hạn chế, không bị trở ngại của ngôn ngữ, hiểu được tiếng muôn loài.
Cơ sở khoa học tương tự Thiên Nhãn thông.

3. Tha Tâm thông(他心通;P: paracittavijañāṇa, cetopariyañāṇa;  S: paracittajnana;  E: mental telepathy, ability to know the minds of all living beings):  Đó là khả năng biết được suy nghĩ của muôn loài.

Cơ sở khoa học của Tha Tâm thông có thể được hiểu như sau:  Bộ não con người ví như một đài thu và phát sóng, mọi tâm tư, ý nghĩ của chúng ta đều tỏa ra xung quanh dưới dạng sóng. Nhờ tu tập Thiền định, hoặc một phép luyện tinh thần nào đó, chúng ta cải thiện được sức thu của não bộ. Khi đó, chúng ta có thể thu được sóng não và hiểu đối tượng đang nghĩ gì.
4. Túc Mạng thông(通; P: pubbenivāsānussatiñāna; S: purvanivasanusmrtij-nana;  E: ability to penetrate into past and future lives of self and others):  Đó là khả năng nhìn thấy được nhiều kiếp quá khứ của mình và người khác.

Cơ sở khoa học của Túc Mạng thông có thể được hiểu như sau:  Khoa học nhân điện ngày nay đã chụp được trường bức xạ xung quanh con người, mà trong tôn giáo gọi là "Hào quang", gồm 7 tầng, phản ánh tính cách, tình trạng sức khoẻ, suy nghĩ của người đó. Đặc biệt tầng thứ 7, nằm ở ngoài cùng, lưu giữ ký ức của người đó, bao gồm Tiềm thứcVô thức,không chỉ từ thuở nhỏ mà từ nhiều kiếp quá khứ. Người đạt Túc Mạng thông có thể đọc hiểu tầng hào quang này.
5. Thần Túc thông(通;P: Iddhividha;  S: rddhipada;  E:  ability to be anywhere at will):  Đó là khả năng di chuyển không hạn chế: phi thân (khinh thân), di chuyển tức thời. Thậm chí còn có thể tàng hình, hiện thân to, nhỏ tùy ý. Thần Túc thông còn gọi là Biến Hóa thông.
Cơ sở khoa học của Biến Hóa thông có thể được hiểu như sau:  Con người vốn dĩ được tạo thành bởi vô số các tế bào. Khi luyện tập sức mạnh ý chí đến mức có thể làm chủ chính mình, làm chủ từng bộ phận trong cơ thể, thì việc làm cho cơ thể nhẹ nhàng, co nhỏ, phình lớn… là điều hoàn toàn có thể. Nói thêm về khả năng di chuyển tức thời, thì khoa học ngày nay thừa nhận có sự tồn tại của chiều không gian thứ 4, người bước vào chiều không gian này có thể đi đến bất cứ đâu trong không gian 3 chiều là nơi ta đang ở.
-------------

Chú thích:
- Theo Luận Đại Tì Bà Sa,có 3 thứ thần dụngcủa Thần Túc thông.
1)Vận thân thần dụng:  Bay lên hư không giống như chim bay nhẹ nhàng .
2)Thắng giải thần dụng: Ởxa mà thấy như gần, nương vào năng lực này thì tuy thân ở thế giới này mà tay với tới mặt trăng, mặt trời.
3)Ý thế thần dụng:Nhãn thức siêu việt có thể thấy tới nhiều thế giới khác.
- Theo Luận Đại Trí Độcủa ngài Long Thọ, có 3 thứ như ýcủa Thần Túc thông.

1)Năng đáo như ý: Thân bay đi được, giống như chim bay vô ngại. Dời xa lại gần, không đi mà đến. Biến mất nơi đây, xuất hiện nơi khác. Trong một niệm là đến nơi.

2)Chuyển biến như ý: Lớn biến thành nhỏ, nhỏ biến thành lớn. Một biến thành nhiều, nhiều biến thành một cho nên mọi vật đều có thể chuyển biến.

3)Thánh như ý: Đó làđối với 6 trần, năng quán vật bất tịnh không đáng ưa thích là tịnh, quán vật thanh tịnh lại đáng ưa là bất tịnh. Phép thánh như ý này chỉ bậc giác ngộmới có.
         
5.1.2. Thần thông vô lậu:  Đây là khả năng siêu nhiên chủ động Nhân Quả cho 5 loại thần thông nói trên bằng tuệ giác, đó là chủ động vượt qua các vướng mắc chấp thủ gây phiền não từ 5 loại thần thông này, đó là:


6. Lậu Tận thông:(漏盡通;  P: asavakkhayañāṇa;  S: asravaksayajnana;  E:  the supernatural insight into the initiative of the stream of transmigration):  Là khả năng làm chủ thân và tâm, không bị nhiễm ô tham-sân-si trong mọi hoàn cảnh. Phá được ngã chấplà đầu mối của mọi nghiệp chướngđối đãi thị phi nhưtốt hay xấuhoặc thiện hay ác, gây ra phiền não. Người đạt Lậu Tận thông sẽ ở trong một trạng thái được gọi là Niết bàn.
Ví dụ: Hành giả khi thấy đóa hoa thì cảm thấy dễ chịu hay khó chịu. Nhưng người chánh niệm sẽ thấy biết đóa hoa là do trùng trùng duyên khởi và diễn biến theo tiến trình Thành Trụ Hoại Không … Từ đó mà nghiệm ra rằng tất cả những hình sắc khác trên thế gian này cũng sẽ như đóa hoa, không sai khác. Đó là sự thấy thực tướng của vạn pháp là vô tướng, sự thấy đó không có sự ngăn ngại bởi không gian và thời gian. Vì thế tâm hành giả không dính mắc vào sự thấy sắccủa nhãn (mắt) vàtâm ví thế màthanh tịnh, không đắm nhiễm chấp thủ để đưa đến phiền não. Một cách tương tự cho thinh, hương, vị, xúc, phápcủa nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý (tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Xem thêm về 6 căn, 6 trần, 6 thức.

Phép quán “Duyên khởi” như ví dụ trên đối vớimọi sự mọi sự việc khác như thấy, nghe, ngửi, ăn uống, xúc chạm, suy tưởng… là những Chánh niệm, là nội dung cơ bản trong thực hành thiền tuệ vậy. Các loại hình nghệ thuật như Thiền trà, Thiền cắm hoa … đích thực không thể thiếu nội dung phép quánDuyên khởinày một cách thích nghi.   

Theo Luận Câu Xá quyển 27, trong 6 thần thông trên, 5 thần thông đầu (ngũ thông) thì quỷ (tà giáo)hoặcthiên, thần(thiện giáo), hoặc người phàm bình thường đều có thể cóđược thông qua luyện tập thiền chỉ (= thiềnđịnh); duy nhất thần thông thứ 6 thì chỉ có những bậc thánh mới có thể đạt được. Lậu Tận thông là mục đích cuối cùng của người tu theo đạo Phật, thành tựu bởi thiền quán (= thiềntuệ).  Khi thần thông 6 hình thành, thì 5 thần thông kia sẽ thành tựu hoàn hảo. 
5.2. Đặc tính của Tam minh và Lục thông.
          Ba pháp Thiên Nhãn thông, Túc Mạng thông và Lậu Tận thông còn được gọi là Tam Minh (三明;  P: Tivijja;  S: Trividya;  E: Three insights, Three kinds of clarity)bởi sau khi nhập được vào Tứ thiền và đắc được Đệ tứ Thánh quảA-la-hán thì hành giả đó bắt buộc phải trải qua 3 kinh nghiệm  tam minh  này.
  • Quá khứ:  Đầu tiên là nhớ lại vô lượng kiếp quá khứ của mình với từng chi tiết nhỏ để thành tựu Túc Mạng minh(明;  E: insight into the mortal conditions of self and others in previous life).
  • Tương lai:  Kế đến là thấy sự lưu chuyển sinh tử của vô số chúng sinh ở các cõi theo nghiệp duyên thiện ác để thành tựu  Thiên Nhãn minh (天眼明;E: supernatural insight into future mortal conditions - deaths and rebirths).
  • Hiện tại:  Cuối cùng là thấy rõ bản chất đau khổ của luân hồi sinh tử, nguyên nhân của đau khổ, bản chất của Niết bàn, và con đường đưa đến Niết bàn để thành tựu Lậu Tận minh (漏盡明;  E: Nirvana insight - insight into present mortal sufferings so as to overcome all passions or temptations).
Tam Minh luôn xuất hiện kèm với Lục Thông.
          Theo đạo Phật, ai thành tựu trong tu học mà không muốn có thần thông cũng không được, vì có Nhân tất có Quả. Nhưng đức Phật không khuyến khích các đệ tử sử dụng thần thông để phô trương thanh thế truyền dạy đạo pháp, mà Ngài luôn nhắc nhở chiến thắng vĩ đại nhất của người tu là chiến thắng lòng tham lam, sân hận và si mê của chính mình. Người phá trừ được 3 món độc trên, thân-khẩu-ý sẽ hoàn toàn thanh tịnh và thần thông tự xuất hiện, chứ không do ai ban ơn cho cả.

Cũng theo đạo Phật, thần thông không là vạn năng. Công dụng của thần thông tuy rất lớn, nhưng cũng chỉ là một trong những hiện tượng tự nhiên, không thể đi ngược lại hay vượt qua quy luật tự nhiên Nhân Quả-Nghiệp Báo.  Người có phép thần thông, thường dễ làm những việc dị lạ để mê hoặc người ra, chứ không thể giúp ích gì cho sự hỗn loạn của xã hội, cũng không làm cho nhân tâm bớt phần lo lắng bàng hoàng. Ngược lại, người đam mê phép thân thông sẽ tách rời cuộc sống bình thường.

Các đệ tử A-la-hán, không phải vị nào cũng có thần thông giống như nhau. Dùng thần thông có thể nhất thời cảm hóa (thu hút) chúng sinh, nhưng không thể nhiếp hóa (thu phục) chúng sinh lâu dài được. Trong hàng ngũ tỳ-khưu tăng, giỏi thần thông nhất có ngài Mục-kiền-liên. Trong hàng ngũ tỳ-khưu-ni, thần thông đệ nhất là Liên-hoa-sắc. Thế nhưng, ngài Mục-kiền-liên bị ngoại đạo dùng gậy đánh chết. Còn ngài Liên-hoa-sắc thì bị gậy sắt của Đề-bà-đạt-đa đánh chết. Chính vì vậy mà các vị Tổ sư qua các đời ở Ấn Độ cũng như ở Trung Quốc đều rất ít dùng thần thông để truyền bá đạo Phật.
Không trên trời dưới biển.                                            Không hang động núi rừng.                                Không trú chốn nơi nào.                                                Trốn được quả ác nghiệp.                                                                                         (k. Pháp Cú 127)
 
Do đó khi còn tại thế, đức Phật không cho phép đệ tử lạm dụng phép thần thông vì dễ đưa đến kiêu mạn, đồng thời tránh ngoại đạo xem thường vì vào thời đó các tu sĩ thuộc các đạo giáo khác họ cũng có thần thông, bởi họ cũngcó người đắc được tứ thiền

Do vậy, đức Phật thường nói: “Các vị tỳ kheo hãy tu tập giữ gìn giới hạnh, hãy thật sự là người tu hành có đạo đức thì quần chúng Phật tử mới ủng hộ. Nếu các thầy sử dụng thần thông bừa bãi làm cho Phật tử tín đồ đi theo thần thông thì không hay. Cho nên, quý thầy hãy trang nghiêm giới hạnh để Phật tử vì mến phục oai đức và đạo lực mà đến với đạo”.

Và để khẳng định trước các vấn đề được gọi là thần bí, ngay trước lúc từ giả cõi đời, đức Phật trong kinh Di giáo hãy còn nhắn nhủ:
 “Trong bốn mươi lăm năm giáo hóa của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thật và minh bạch”.
Vì vậy, người tu tập không nên xem thần thông là mục đích, mà phải lấy giác ngộ-giải thoát làm cứu cánh.
 
Xem thêm:
- THANH TỊNH ÐẠO LUẬN TOẢN YẾU- Chương XII-Chương XIII
- Kinh Ước nguyện - Quang Duc Homepage
 

5.3.  Giáo dục về giá trị của thần thông.
Dưới đây là một số các trường hợp điển hình đã được đức Phật chỉ dạy về bản chất giá trị của thần thông, nhằm khéo mà tránh mê chấp vào đó.

Trường hợp 1
Trong quyển “Những thần thoại và huyền bí ở Tây Tạng” (Mystiques et magiciens du Tibet) của Alexandra David-Neel (1868-:-1969) có kể về câu chuyện liên quan đến thần thông được nhiều kinh điển Phật giáo  nói đến.
Sinh thời, một hôm đức Phật cùng các đệ tử đi đến bờ sông Hằng, thấy một đạo sĩ ngồi tu dưới gốc cổ thụ. Đức Phật lại thăm và hỏi:
- Đạo sĩ ngồi tu ở đây được bao lâu và đã tu được gì ?
Đạo sĩ trả lời:
- Tôi ngồi ở đây 40 năm và đã tu được phép khinh thân (làm cho nhẹ mình) qua sông không cần phải thuyền bè chi hết.
Nói đoạn, đạo sĩ niệm thần chú, rồi bước đi, qua sông như làn khói bay. Nhiều đệ tử Phật thấy thế rất thán phục, đức Phật bèn chỉ dạy:
- Nếu phải mất hơn một nửa đời người tu luyện để bay qua dòng sông mà khỏi phải mất một đồng xu thì quả thật giá quá đắt.
 
Trường hợp 2
Trong Trung Bộ kinh (Majjhima Nikaya), số 86. Kinh Angulimàla (Angulimàla sutta) có ghi lại sự kiện sau:
  
Đức Phật Thích Ca dùng thần thông cảm hóa Angulimala
 Nền tháp tôn giả Vô Não (Angulimala)  

Ahimsaka (người vô tội) là con của quốc sư xứ Kosala. Ông ăn học ở Taxila, một trung tâm giáo dục trứ danh thời xưa, và trở thành vị đệ tử lỗi lạc và thân tín nhất của một ông thầy rất danh tiếng. Bất hạnh thay, bạn bè ông nảy sanh lòng ganh tị, bày điều gièm xiểm và thành công đầu độc tư tưởng của thầy. Ông này tin lời, lấy làm tức giận, và không kịp nghĩ suy hay dò xét, mưu hại Ahimsaka bằng cách truyền lệnh cho ông này phải đem đến một trăm ngón tay người, ngón út ở bàn tay mặt, dâng lên ông để làm lễ thọ giáo bí truyền. 

Mặc dầu không vui, Ahimsaka gượng gạo vâng lời thầy, đi vào rừng Jalini, tại Kosala, và bắt đầu chuỗi dài những cuộc sát nhân ghê tởm, để chặt lấy ngón tay. Ban đầu ông xỏ xâu các ngón tay lại, treo lên cành cây. Nhưng vì kên kên và quạ đến ăn nên ông đeo trên cổ như một tràng hoa làm bằng ngón tay người, giữ cho khỏi bị mất và để dành cho đủ số cần thiết. Do đó Ahimsaka còn có tên là "Angulimala", có nghĩa là "tràng hoa kết bằng ngón tay" (xin xem đoạn phim minh họa vềAngulimala).

Khi ông để dành được chín mươi chín ngón thì đức Phật xuất hiện. Nhìn thấy đức Phật, Angulimala mừng lắm, nghĩ rằng đây là cơ hội để ông hoàn tất sứ mạng.  Ông liền rút hung khí và rảo bước thẳng tới đức Phật.
Đức Phật đã dùng thần thông làm cho Angulimala chạy theo không kịp, mặc dầu đã cố hết sức rượt bắt. Mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhại, ông dừng chân lại và cất tiếng gọi: "Hãy dừng lại, ông Sa môn".
Đức Phật từ tốn đáp:
"Mặc dầu Như Lai đi, nhưng Như Lai đã dừng bước. Còn con, này Angulimala, hãy dừng bước."

Tên sát nhân suy nghĩ: "Các vị sa môn luôn nói thật. Vị này nói rằng ông ta đã dừng bước, còn ta thì không dừng. Thế là nghĩa làm sao?", Angulimala liền hỏi thêm: "Này ông Sa môn. Ông còn đi, chính tôi đã dừng. Ông lại nói rằng tôi không dừng, còn ông thì đã dừng. Xin hỏi, này ông Sa môn, lời nói của ông có ý nghĩa gì?"

Đức Phật dịu dàng đáp: "Đúng vậy, Angulimala, Như Lai đã dừng bước, dừng luôn, mãi mãi. Như Lai đã từ khước, dứt bỏ, không còn hành hung hay gây tổn thương cho một sanh vật nào. Còn chính con không giữ lại bàn tay đẫm máu, vẫn sát hại đồng loại. Vậy, Như Lai đã dừng, còn con thì vẫn tiếp tục."

Đến đây nghiệp tốt của Angulimala mau chóng trồi lên mặt. Ông nghĩ rằng vị sa môn này chắc không phải ai khác hơn là đức Phật Gotama (Cồ Đàm), quang lâm đến đây vì lòng bi mẫn, muốn tế độ mình. Nghĩ vậy, ông liền vứt đi tất cả vũ khí, rồi đến gần đức Phật, đảnh lễ Ngài và xin quy y ( tức nương tựa Tam bảo Phật-Pháp-Tăng). Về sau đức Phật chấp nhận ông vào Giáo Hội Tăng Già Cao Thượng bằng cách thốt ra lời: "Ehi Bhikkhu!" ("Hãy đến đây Tỳ khưu!")

Tin Angulimala xuất gia tỳ khưu với đức Phật được truyền rộng ra khắp xứ. Riêng vua Kosala cảm thấy nhẹ nhàng như thoát khỏi nạn, vì Angulimala quả thật là một đại họa cho dân chúng trong xứ.

Nhưng tâm của tỳ khưu Angulimala vẫn không an tĩnh bởi vì luôn luôn ngài tưởng nhớ đến dĩ vãng tội lỗi của mình và những tiếng kêu la than khóc của các nạn nhân. Chí đến những lúc một mình hành thiền ở nơi vắng vẻ cũng không quên được. Ngày kia, khi đi trì bình ngoài đường, ngài bị người ta dùng gậy gộc đánh đập và chọi đá vào mình, phải đi về chùa với đầu cổ đầy thương tích, máu chảy dầm dề, mình mẩy chỗ bị bầm dập. Một cơ hội để đức Phật nhắc lại rằng đó là hậu quả bất thiện của những hành vi hung bạo của ngài trong quá khứ.

Ngày nọ, lúc đi bát, tỳ khưu Angulimala thấy một người phụ nữ sắp lâm bồn đang gặp khó khăn, rên xiết bên đường. Động lòng bi mẫn, ngài đem câu chuyện đau thương ấy bạch lại với đức Phật. Đức Phật khuyên ngài hãy quày trở lại, đọc những lời xác nhận sau đây - những câu này vẫn còn được lưu truyền đến nay dưới tựa đề Angulimala Paritta:

"Này đạo hữu, từ ngày được sanh vào Thánh tộc (nghĩa là từ ngày tôi xuất gia), tôi chưa hề cố ý tiêu diệt đời sống của một sinh vật nào. Do lời chân thật này, ước mong cô được vuông tròn và con của cô bình an vô sự."

Ngài Angulimala học thuộc lòng bài kinh, rồi đi đến nơi, ngồi cách người phụ nữ một bức màn, đọc lại. Người mẹ đau khổ liền sanh được dễ dàng. Đến nay bài kinh Paritta này vẫn còn nguyên giá trị.

Về sau, vào đúng thời kỳ, Đại Đức Angulimala đắc quả A La Hán. Khi nhắc đến đường lối đức Phật cảm hóa Ngài, Đại Đức Angulimala nói:
"Có những sinh vật bị khắc phục bằng võ lực, bằng cù móc hay roi vọt. Nhưng ta đây, được thuần hóa do một nhân vật không cần đến gậy gộc, cũng không dùng gươm đao”.
Trích: "Đức Phật và Phật pháp” – tác giả Narada, Phạm Kim Khánh dịch.
[Đức Phật Thích Ca dùng thần thông cảm hóa Angulimala]

 
Thiền Sư Thanh Từ trong một bài giảng về “Thần thông…” đã nói:
“Tâm lý chung Phật tử thì ưa thích thần thông với những tướng lạ thường. Giả sử bây giờ quý vị đang ngồi nghe tôi nói pháp, ngoài kia có người đang vận thần thông bay lên dạo chơi trong hư không, quý vị sẽ cùng đua nhau xem họ trình diễn thần thông, chớ không thể ngồi yên mà nghe pháp. Vì bản chất con người là hiếu kỳ, ưa thích những điều khác lạ, còn những gì bình thường đơn giản thì không ưa chuộng. Tu, nếu tôi bảo chuyển nghiệp ác của thân, của miệng, của ý thành ba nghiệp thiện thì thấy thường và khó làm. Còn, nếu tôi nói tôi có thần thông, ai muốn được hết tội, tôi hoá ra nước Cam lồ rưới sẽ hết phiền não, thì mọi người sẽ đua nhau xin nước Cam lồ này để tắm gội hay để uống cho hết tội. Vì người ta vừa hiếu kỳ vừa lười biếng, hễ thấy dễ  là làm. Vì vậy, nên dễ bị gạt và dễ rơi vào mê tín tà giáo.

Người tu Phật ngày nay cũng không nên mưu cầu đạt được thần thông trong quá trình tu luyện, rồi sử dụng nó vào các việc bất thiện chỉ gieo rắc việc mưu cầu ngoại duyên của người khác,rồi từ đó tăng trưởng ngã mạn của mình. Như vậy là đi ngược với Phật pháp, và đó chính là tà đạo.

Tóm lại, tu theo đạo Phật chủ yếu là tránh ba nghiệp của thân miệng ý. Vì nghiệp có sức mạnh đưa người tới chỗ khổ hay vui. Nếu tu mà nghiệp thức còn thì dù có chứng thần thông siêu việt đến đâu cũng không tránh được khi nghiệp báo đến. Vì thế đạo Phật không trọng thần thông, mà phòng hộ cho việc tạo nghiệp. Thế nên mọi hiện tượng huyền bí lạ lùng không phải là cái đích cho người tu Phật hướng đến. Người tu Phật chân chính là tự trau sửa mình để trở thành người đức hạnh, tâm bình, tuệ sáng, hằng ngày làm lợi ích cho mọi người, đó là điều cơ bản, không hiếu kỳ, không lười biếng, không ỷ vào thần quyền ma lực”.

Các bài kệ Pháp Cú sau khuyến dạy:

Ý dẫn đầu các pháp.                                    Ý dẫn đầu các pháp.                       
Ý làm chủ tạo tác.                              Ý làm chủ tạo tác.                      

Nếu với ý nhiễm ô.                           Nếu với ý thanh tịnh.                                 
Nói năng hay hành động.                            Nói năng hay hành động.    
Khổ não bước theo sau.                   An lạc bước theo sau.          
Như xe theo vật kéo.                                   Như bóng không rời hình.                           (k. Pháp Cú 1)                                   (k. Pháp Cú 2)                                                                                                                                            +  Không trên trời dưới biển.     Lành dữ bởi nơi ta.                  
Không hang động núi rừng.     Không ai lành cho ai.     
Không trú chốn nơi nào.           Nhiễm tịnh do ta cả.                
Trốn được quả ác nghiệp.                  Không ai thanh tịnh ai.                          (k. Pháp Cú 127)                               (k. Pháp Cú 165)      
 
VIDEO     
- Phép lạ - TT. Chân Quang

- Thần Thông Bất Năng Định Nghiệp                                                                               
- Chứng đắc thần thông- Thích Nhật Từ
-Thần Thông Trong Đạo Phật – Thích Phước Tiến 
- Thần thông, nghiệp lực và giáo hóa- Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Ý nghĩa Thần thông trong Phật giáo| Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Giới hạn của thần thông và nghiệp lực– Thích Nhật Từ
                             

 
Bài đọc thêm:
1/. Sinh Tử và Thần thông-Phép lạ.
            Dưới đây là đối chiếu 2 câu chuyện về thần thông-phép lạ có liên quan với vấn đề sinh tử.
1)Sự kiện phép lạ phục sinh: 
Kết quả hình ảnh cho Lc 7, 11-17 - story of Nain
         
Trong mục (Luke 7:11-17) kể rằng đức Jesus khi đến thành Nain, cũng là lúc đoàn người khiêng ra xác chết đứa con trai của một người đàn bà góa đang khóc.  Đức Jesus động lòng thương xót, bèn đi đến đưa tay vào áo quan bảo dừng lại. Sau đó đức Jesus phán “Hỡi anh bạn trẻ kia ơi, ta bảo anh hãy ngồi dậy”. Người chết vùng ngồi dậy và bắt đầu nói chuyện. Đức Jesus giao người con lại cho bà mẹ. Ai nấy đều sợ hãi và ngợi khen đức Chúa Trời đã đến thăm viếng con dân.


2) Nhận thức lẽ thật sinh tử.

 

          - Trong Trưởng Lão Ni Kệ (Dhp 114), câu chuyện bàKisagotaminhận thức lẽ thật lời dạy của đức Phật về quy luật  phổ cập của sinh tử:

Vào thời Đức Phật, có một người phụ nữ tên là Kisagotami vừa bị mất đứa con duy nhất. Không chấp nhận sự thật đau lòng này, bà ta chạy đi khắp nơi, hỏi thăm từng người một, hòng tìm thuốc cứu sống đứa con mình. Người ta nói với bà có thể đức Phật có liều thuốc ấy.
Kisagotami liền đến gặp đức Phật, với lòng tôn kính, bà hỏi: “Lạy Phật, ngài có thể làm ra thuốc để hồi sinh mạng sống cho con của con không?
Ta biết có một liều thuốc như thế” – Đức Phật đáp lời bà. “Nhưng để chế tạo thuốc, ta cần phải có nhiều thành phần”.
Cảm thấy nhẹ lòng, người phụ nữ liền hỏi: “Đó là những thành phần nào? Phật có thể cho con biết không?
Con hãy mang cho ta một nắm đầy hạt cải mù tạt” – Đức Phật nói với bà.

Người phụ nữ hứa sẽ mang đến nhiều hạt mù tạt như lời Phật yêu cầu. Trước khi người phụ nữ quay đi, Phật còn dặn thêm: “Ta cần những hạt mù tạt lấy từ một gia đình và gia đình này chưa từng có trẻ con, vợ chồng, cha mẹ hay người hầu bị chết”.

Người phụ nữ đồng ý và bắt đầu đi từ nhà này sang nhà khác để tìm những hạt mù tạt. Tại mỗi nhà bà đến, mọi người đều đồng ý cho bà những hạt mù tạt, nhưng khi bà hỏi đã từng có ai chết trong nhà chưa thì bà không tìm được ra một gia đình nào chưa từng có người qua đời – có gia đình thì có con gái qua đời, có gia đình thì đã có người hầu chết, gia đình khác lại có chồng hoặc cha, mẹ lâm chung … Kisagotami không tài nào tìm được một gia đình không từng trải qua khổ đau của chết chóc.

Theo đó, bà bừng tỉnh không chỉ riêng mình hứng chịu nỗi đau buồn này, bà liền rời xác đứa con và trở lại gặp Phật.  Phật nói trong sự thương cảm vô biên: “Con nghĩ rằng chỉ có con mới mất mát đứa con thôi sao? Sinh tử là quy luật tự nhiên chi phối lên tất cả vạn vật, đó là vô thường”.
Kết quả hình ảnh cho kisagotami story
        Ngay khi đức Phật kết thúc, Kisagotami đã chứng thánh quả Nhập Lưu, và bà xin được phép xuất gia.
 
2/. Những đôi mắt dị thường nhất thế giới.
Họ là những người sở hữu đôi mắt có thể đọc được chữ trong bóng đêm hoàn toàn hay nhìn thấu cơ thể, thậm chí chẩn đoán được cả bệnh tật.
  1. Cậu bé đọc chữ trong đêm tối.

Cậu bé Nong Youhui (người Trung Quốc) có khả năng đặc biệt là đọc chữ ngay cả trong bóng đêm hoàn toàn. Khi đó, mắt cậu bé xanh như mắt mèo, với ánh sáng xanh dị thường. Ban ngày, mắt cậu vẫn tinh tường như người bình thường. Các bác sĩ cho rằng, cậu bé Nong bị chứng bẩm sinh hiếm gặp có tên là bạch bì, khiến cho mắt có rất ít sắc tố bảo vệ và rất nhạy cảm với ánh sáng.
2/. Cô gái có khả năng nhìn xuyên thấu cơ thể người.

Đó là trường hợp của cô Heise (19 tuổi) đến từ Mỹ. Cô gái này được tin là người sở hữu đôi mắt thần, có thể nhìn xuyên thấu cơ thể người và chẩn đoán được bệnh tật.
Nhìn từ bên ngoài, đôi mắt của cô Heise không có gì khác lạ so với những người bình thường, nhưng đôi mắt ấy lại có khả năng rất dị thường. Đó là khả năng nhìn thấy được các bộ phận, nội tạng cơ thể như một máy chụp X-quang.

Các chuyên gia y tế cũng chưa giải thich được khả năng siêu phàm của cặp mắt cô Heise. Họ chỉ chẩn đoán rằng Heise sở hữu giác quan liên đới đặc biệt, có tên là Synesthesia.

Natasha Demkina - Wikipedia, the free encyclopedia
Natasha Demkina từng được mời đến London, Anh và New York, Mỹ để tham gia các cuộc thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu nước Anh đã công nhận khả năng khác thường của Natasha. Natasha Demkina cũng từng trải qua một cuộc thử nghiệm tương tự ở Tokyo, Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản cũng xác nhận khả năng của cô.

Trong cuộc kiểm tra ở Nhật, Natasha có thể nhìn thấy một trong những bệnh nhân có chân giả. Một bệnh nhân có nội tạng không cân xứng. Natasha chẩn đoán được việc mang thai giai đoạn đầu và còn chẩn đoán được bệnh lý của bào thai. Khi so sánh chẩn đoán của Natasha với phim X quang, người ta thấy rằng chẩn đoán của cô chính xác.
Cô còn thử nghiệm khám bệnh cho động vật. Sau 5 phút nhìn vào chân sau bên phải của một con chó, cô phát hiện ra một bộ phận giả. Cô nói cô có thể nhìn ra bệnh qua ảnh chụp. Khi cô được nhìn ảnh thẻ của một người, cô đã chẩn đoán người trong ảnh bị ung thư gan.
VIDEO
- Testing Natasha
- Cách khai mở con mắt thứ ba
- Khai mở con mắt thứ ba (luân xa 6)
- Khai mở con mắt thứ ba- Truyền hình An Viên
- Sóng âm kích hoạt giúp mở con mắt thứ 3 của bạn
- Làm thế nào để khai mở con mắt thứ ba?- Tinh Hoa TV
- Mở Con Mắt Thiền - Mở Chakra Mắt Thứ Ba- Thanh Tịnh Đạo
 
3/.Ý nghĩa màu sắc của hào quang.

Hào quang ổn định (tốt) và bị rối loạn (xấu)

1) Màu xanh lục(Green Aura)  trong hào quang cho thấy lòng từ bi ngày càng tăng, và mong muốn được phục vụ, để giúp đỡ người khác. Đó là một màu của sự cân bằng, hài hòa, và cảm giác rằng tôi ổn, bạn ổn, và mọi thứ khác đều ổn.
Màu sắc này phản ánh sự tích cực và sự phát triển cá nhân, cởi mở của trái tim, sẵn sàng thay đổi và biến đổi.

2)Màu xanh lam(Blue Aura) là một trong những màu dễ thấy nhất trong hào quang, biểu thị sự bình yên, trật tự yên tĩnh. Người có nhiều màu xanh trong hào quang có ý thức mạnh mẽ và phát triển về mục đích đang theo đuổi.
Màu xanh lam đậm hơn là một dấu hiệu cho thấy mối liên hệ với những bí ẩn sâu sắc của đời sống tinh thần, như trực giác, thần giao cách cảm., trí tưởng tượng sáng tạo.

3) Màu tím(Purple Aura) trong hào quang cho thấy một người đang tích hợp mặt phẳng vật lý và mặt phẳng tâm linh. , cũng như ý thức lãnh đạo.
Màu tím biểu thị trực giác, trí tưởng tượng cao, kết nối với thế giới của những giấc mơ. Nó cho thấy một sự pha trộn của tình cảm và lý trí. Những người có nhiều hào quang màu tím sẽ có nhiều khả năng ngoại cảm.

4) Màu vàng kim(Golden Aura) trong hào quang cho thấy một người đang trong quá trình phát triển tâm linh cao, không bị ràng buộc bởi Bản ngã.
Màu vàng biểu thị của tâm trí cao sự hiểu biết về các quy luật của Vũ trụ. Màu vàng trong hào quang xung quanh đường chân tóc cho thấy sự phát triển tâm linh cao.

5) Màu hồng(Pink Aura) trong hào quang biểu thị sự mềm mại, mang yêu thương lại cho người khác. Đó là một màu sắc của lòng trắc ẩn, sự dịu dàng, lòng tốt và bản chất dịu dàng.
Khi màu hồng trong hào quang cùng với các màu nhạt (pastel) khác, nó chỉ ra một người trầm tính, khiêm tốn, với tình yêu dành cho cả nhân loại.  Còn như với các màu tối (muddy) khác thì chỉ ra sự mất cân bằng cảm xúc; có lẽ người đó cho đi quá nhiều và hy sinh nhu cầu của chính họ.

6) Màu vàng(Yellow Aura) là một trong những màu sắc hào quang dễ thấy nhất. Đó là màu của ánh nắng mặt trời, hạnh phúc, lạc quan và đánh thức khả năng ngoại cảm.
Màu vàng sang ở chân tóc có thể cho thấy sự phát triển tâm linh, trí tuệ phát triển; còn màu vàng tối cho thấy sự suy nghĩ quá mức.

7) Màu đỏ(Red Aura) là một màu sắc mạnh mẽ liên quan đến những hoạt động cơ bản, báo hiệu sự tồn tại năng lượng và nhiệt huyết của sự sống.
Khi có nhiều màu đỏ trong hào quang, người này có niềm say mê với cuộc sống và mong muốn thành công trong thế giới này. Còn sắc đỏ tối có thể chỉ ra sự tức giận ẩn sâu bên trong; sự tức giận này đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ cho sinh mệnh tồn tại.

8) Màu cam(Orange Aura) trong hào quang gắn liền với tham vọng, sáng tạo và năng lượng tình dục. Đó là một màu sắc đam mê, và người có nhiều màu cam sáng trong hào quang là biểu tượng người có nhiều cảm xúc. Còn màu cam tối biểu hiện sự mất cân bằng cảm xúc như niềm tự hào, sự lòe loẹt hoặc sự phù phiếm.

9) Màu đen(Black Aura) thường được cho là năng lượng tối, tiêu cực. Theo kinh nghiệm của tôi, nhìn thấy màu đen trong hào quang cũng là một dấu hiệu của sự yên bình. Tùy thuộc vào màu sắc tổng thể của hào quang, sự sống động của màu sắc, màu đen trong hào quang cho tôi biết rằng người đó đang trải qua một mức độ hòa bình và yên tĩnh.

Màu đen cũng có thể chỉ ra sự mất cân bằng hoặc tắc nghẽn vật lý. Đặc biệt nếu nó được nhìn thấy gần một bộ phận cơ thể, ví dụ như đầu gối, nó có thể chỉ ra sự tắc nghẽn ở khu vực đó và người đó có thể bị đau ở khu vực đó. Màu đen cũng có thể là một dấu hiệu của quá trình chết và tái sinh.

10) Màu xám(Grey Aura) tương tự như màu đen, màu xám trong hào quang có thể chỉ ra sự tắc nghẽn ở một số bộ phận cơ thể. Đặc biệt là nếu màu xám đậm hơn thì sự tắc nghẽn sẽ nặng hơn.
Màu xám cũng có thể chỉ ra rằng một người đang trải qua một lối mở tâm linh và khả năng bẩm sinh của họ, như trực giác và trí tưởng tượng sáng tạo đang thức tỉnh.

Bạn cần lưu ý khi diễn giải màu sắc hào quang của người khác. Bởi khi bạn đang nhìn thấy màu sắc hào quang của người khác, có nghĩa là bạn đang nhìn thấy điều này thông qua hào quang của chính mình. Có khả năng những gì bạn đang thấy là sự pha trộn màu sắc của chính bạn và màu sắc của người khác.

Ví dụ, nếu màu hào quang của bạn là màu xanh và màu của người khác là màu đỏ, bạn có thể thấy màu tím trong hào quang của người khác. Do đó, bạn cần điều chỉnh và loại bỏ màu sắc của riêng bạn, nhưng đôi khi khó có thể thực hiện. Vì vậy, học cách nhìn thấy hào quang là dễ dàng, nhưng như bạn đã học, diễn giải ý nghĩa của những gì chúng ta thấy, thì khá phức tạp.

4/. Truyền thuyết dân gian về bùa ngải.
Bùa ngải luôn là một phạm trù bí ẩn đối với con người. Trên thế giới, có rất nhiều lời đồn đại về bùa ngải, thậm chí có người từng chứng kiến tận mắt. Vậy làm sao để nhận biết khi bị dính bùa ngải và cách nào để phòng tránh ?
Trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học chứng minh bùa ngải là có thật. Bùa ngải trước đây chủ yếu được dùng để thể hiện khát khao đạt được những điều tốt lành: bùa cầu bình an, ngải chữa bệnh…

Tuy nhiên, cuộc sống quá nhiều bon chen, cám dỗ, ghen ghét, đố kỵ khiến ý nghĩa tốt đẹp ban đầu bị bóp méo, giờ đây nhắc tới bùa ngải, thứ hiện lên trong đầu mọi người chỉ là những thứ rất đáng sợ, những cơn đau dữ dội, tâm thần bấn loạn, mất trí,…

1) Bùa.

Đã nói đến Bùa chú thì dù là bất cứ loại Bùa chú nào cũng phải nhờ có lực lượng Âm binh giúp sức mới thành công. Ở đây ta hiểu đối với một số người dùng Bùa Ngải vào việc vô đạo thì lực lượng âm binh này chính là các loài yêu quỷ. Đối với yêu quỷ thì một đặc tính cơ bản của chúng là làm hại người. Nếu chúng giết được càng nhiều người thì bản thân chúng cũng được tăng thêm sức mạnh siêu nhiên. Chính vì vậy chúng rất thích những người thường kêu gọi và nhờ vả đến chúng để làm việc thất nhân thất đức. Chúng ám nhập, kích động, điều khiển người đã kêu gọi chúng phải tuân theo tinh thần và ý chí của chúng.

2) Ngải.
Ngải được dùng thường làm từ các loại ngải lâu năm, dùng để kêu gọi các thế lực siêu nhiên hắc ám làm theo tôn chỉ, mục đích Thần chú của người đã tạo ra nó.
Tương truyền rằng, khi luyện ngải, các thầy ngải, pháp sư phải nuôi ngải bằng máu gà và máu của mình, tắm cho ngải, cho ngải ăn vào giờ nhất định, đọc thần chú cho ngải nghe..vv…Chăm ngải còn hơn cả chăm con so, cùng với đủ thứ chuyện ly kỳ, thâm u huyền bí khác.
Có khoảng 100 loại ngải có thể dùng làm bùa, nằm rải rác trên thế giới trong rừng sâu núi thẳm. 
9-bua-ngai-9
Đàn luyện ngải
Do ngải là loại cây có những tính chất đặc biệt, lại tồn tại lâu năm trong những nơi chướng khí ngút ngàn, nên ngải này có tính Linh (Ma tính), là nơi mà các loài yêu ma quỷ quái rất thích cư ngụ ẩn náu. Cũng giống như là các vong linh (linh hồn) rất thích cư ngụ trên cây chuối hoặc nơi có vườn chuối. Vì thế mà trong các lễ chiêu hồn, lập bàn thờ tang cho người mới mất người ta thường bày cây chuối là theo lý này).

3) Bùa ngải được sử dụng như thế nào?
Người sử dụng bùa ngải muốn thư yếm làm hại một ai đó thì nhất định phải có những thông tin như:
1/. Họ tên và tuổi.
2/. Địa chỉ nơi ở.
9-dinh-bua-1
Nếu có ảnh chụp của người đó nữa thì càng tốt. Không có thì thầy bùa sẽ cắt giấy thành hình người, rồi ghi họ tên, tuổi, địa chỉ nơi ở của người đó lên.
Tiếp theo thầy bùa đăng đàn, đọc Thần Chú, làm pháp, kêu gọi Ma Quỷ dùng năng lực thần thức siêu nhiên của chúng để đi đánh người vào những giờ nhất định trong ngày. Thường thì phải dùng chính giờ thì linh lực phá hoại mới mạnh. Giờ xung với tuổi của người bị hại hay được sử dụng.

Thầy bùa khi đó sẽ đốt ngải khô hun khói xông vào hình nhân (hình người giả) hoặc là vào ảnh của nạn nhân. Mồm đọc Thần Chú để kêu gọi Ma Quỷ hành hạ nạn nhân. Bọn Ma Quỷ đó sẽ dùng các đồ vật, vũ khí đánh vào người bị hại (không thành vết thương mà thành nội thương, tà khí xâm nhập vào trong cơ thể). Lâu dần bệnh trạng nặng lên, nếu không biết thì có thể chết.
Cách khác nữa là thầy bùa dùng 1 lư hương, bên trong có bài vị ghi tên, tuổi, nơi ở của người cần hại. Nam thì dùng 7 nén hương, Nữ thì dùng 9 nén hương cắm vào lư hương đó, phía trên treo hình nhân người muốn yếm để khói hương xông, ám vào hình và đọc Thần Chú kêu gọi Ma Quỷ đi đánh phá hại người.

Những người bị bùa ngải thư yếm như thế, thường trong ngày vào những giờ nhất định sẽ bị đau yếu, mỏi mệt vô cùng, tinh thần bất định hoảng hốt, lòng áy náy lo lắng không yên, sợ hãi vô cớ… Sau giờ đó lại hết triệu chứng trên hoặc nhẹ đi hẳn. Ngày qua ngày nếu không biết bệnh sẽ nặng dần lên mà không biết do nguyên nhân gì, đi khám cũng chẳng ra bệnh.
         
4)Dấu hiệu bị trúng bùa ngải và cách phòng tránh.

1/. Dấu hiệu bị trúng bùa ngải : 
9-dinh-bua-5

Nếu bị người khác hại, người bị dính bùa ngải thường đau nhức dữ dội, mệt mỏi, bần thần, hốt hoảng, sợ hãi, tâm thần bấn loạn… Chúng ta có thể thử xem bản thân có bị trúng bùa ngải hay không bằng cách nhiều cách :
Dùng một quả trứng gà luộc chín, đem lăn trên người, sau một lúc, tách quả trứng ra quan sát, nếu lòng đỏ trứng chuyển thành màu đen, tức là đã bị nhiễm, nếu lòng đỏ trứng có màu đỏ tươi, tức là đã bị nhiễm rất nặng.
Lấy một nắm đậu nành hoặc đậu đen nhai, nếu có mùi tanh, tức là đã dính ngải.
Nếu ngậm cam thảo, mà bị nôn ra nước cam thảo, tức là đã trúng độc bùa ngải.

2/. Đề phòng bị dính bùa ngải: 


Dù không hề mong muốn điều này xảy ra, nhưng các bạn cũng nên đề cao cảnh giác, có những biện pháp phòng ngừa cho bản thân, tránh những điều không may xảy ra với mình.
Khi bạn phải đi vào những nơi nhạy cảm, đi lên vùng núi, miền sâu…nếu sợ bị chuốc ngải, bạn nên mang theo một vật rất âm bên mình, ví dụ như mang tỏi hoặc lấy một ít phân ngỗng phơi khô, mang theo bên cạnh. Vì theo nguyên lý âm dương thì âm sẽ chống lại âm, ngỗng và tỏi là những loài sinh vật mang nhiều tính âm.
- Cần cảnh giác khi tiếp xúc với người lạ, khi uống trà nếu tách trà bằng sứ nghi ngút khói mà tách lại lạnh toát thì tuyệt đối không được uống.
- Khi được mời uống trà, uống nước, liếc xuống xem, nếu ly trà không thấy đáy hoặc không phản ánh hình ảnh của mình thì có thể đã bị chuốc ngải.
- Đừng để người lạ biết được ngày sinh tháng đẻ của mình bởi yếu tố tiên quyết để chuốc bùa ngải một người chính là biết được họ tên và ngày sinh tháng đẻ.
- Khi đi ngoài đường, nếu có đối tượng lạ bắt chuyện, nếu cảm thấy nghi ngờ, đừng bao giờ trả lời, cũng đừng để người lạ chạm vào mình.

3/. Phải làm gì khi bị dính bùa ngải ? 
9-bua-ngai-9a
Trong trường hợp đã chắc chắn bị dính phải bùa ngải, hãy bình tĩnh và thực hiện những biện pháp sau:
– Khi bị dính bùa ngải, tức là não đang bị chi phối và xâm hại, cần tăng cường vitamin B2 để kích thích hoạt động của tế bào não, hoá giải sự khống chế bằng tâm linh.
– Ngồi thiền, luyện tập dưỡng sinh để có sức khoẻ và tinh thần thoải mái nhất.
– Dùng trứng gà luộc bóc vỏ và lăn trên toàn bộ cơ thể để hút hết tà khí trong cơ thể ra bên ngoài, lăn liên tục và nhiều ngày. Sau đó kiểm tra bằng cách bẻ đôi quả trứng, nếu lòng đỏ trứng không đổi màu, có nghĩa là đã hoá giải thành công. Trứng gà sau khi lăn phải bỏ đi, không được cho người hay động vật ăn vào.
– Khi ai bị trúng trùng độc, có thể dùng hùng hoàng, tỏicây thạch xương bồ – Calamus, cho ba vị vào và uống với nước có thể làm cho đi cầu ra trùng độc.
– Thay đổi môi trường sống tốt hơn, sạch sẽ hơn, tránh xa những xô bồ, bon chen để tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.
4/. Đừng nhìn nhận vấn đề theo cách tiêu cực : 
9-dinh-bua-4
Trong tâm lý học, có một hội chứng tâm lý với những biểu hiện như: stress, căng thẳng, sợ hãi dẫn đến cơ thể mệt mỏi, biểu hiện những bệnh lý. Đừng quá cực đoan mà vội quy chụp là đã bị dính bùa ngải, hãy đến tìm các chuyên gia y tế để tìm hiểu về bệnh tình xem sao đã.
- Nếu bạn luôn gặp thất bại trong cuộc sống, làm ăn thua lỗ, phá sản, hãy nghĩ lại xem bạn đã sai ở đâu, đã vấp phải khúc mắc nào, đừng vội cho rằng đối thủ ghen ghét nên chơi bùa ngải với bạn.
- Nếu tình cảm trục trặc, chia tay người yêu, đừng vội nghĩ rằng người yêu bạn bị chuốc bùa ngãi, hãy nghĩ lại xem 2 bạn có thực sự hợp nhau hay không ? Có thật sự ở bên nhau thấy hạnh phúc không ?
- Nếu gia đình cãi vã, con cái hư hỏng, thay vì hoang mang vì nghĩ đã dính bùa ngải thì hãy bình tĩnh mà nhìn nhận xem ai đúng ai sai trong trận cãi vã đó, nghĩ xem bạn đã giáo dục con cái đúng cách chưa?
- Nếu đã xem xét hết góc độ, loại trừ hết mọi khả năng, và xác định được mình đã bị dính bùa ngải, thì cũng đừng quá tuyệt vọng, vì vạn vật trên đời đều theo thuyết âm dương, theo những quy luật tự nhiên của cuộc sống và đều có thể giải quyết được.
Vượt lên trên tất cả những phương pháp phòng ngừa và chữa trị khi bị dính ngải nói trên, chính là việc bạn hãy xây dựng một đời sống trong sạch và lành mạnh, cầu sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn, sống nhân ái, khoan dung và lương thiện, giúp người giúp đời, không gây thù chuốc oán, đừng ích kỷ chỉ biết nghĩ đến bản thân, bởi suy cho cùng từ ngàn đời xưa, vốn là: “Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đó”. 
Xuân Mai (theo Hành trình tâm linh)

[Awesome 'fire rainbow' appears over Pinnacles National Park – CA - 2018]
 

Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !

***
 
Huy Thai g
ởi