Thanh tịnh 清淨 Purity
(2024)
***
Nội dung
1. Khái quát về thanh tịnh.
Thanh tịnhhay Tịnh (清淨; P: suddha, visuddha, parisuddha; S: śuddha, viśuddha, pariśuddha; E: especially pure // purity).
2. Thanh tịnh theo Phật giáo Nam truyền.
1)Giới thanh tịnh(P: Sīla-visuddhi; E: Purity of moral habit)
2)Tâm thanh tịnh = Chánh định (P: Citta-visuddhi; E: Purity of mind).
3)Kiến thanh tịnh (P: Ditthi-visuddhi; E: Purity of view).
4)Ðoạn nghi thanh tịnh (P: Kankhāvitarana-visuddhi; E: Purity through ...).
5)“Ðạo - Phi đạo” tri kiến thanh tịnh (P: Maggāmagga-ñānadassana-visuddhi; E: Purity of knowledge and insight into the way and ...).
6)Ðạo tri kiến thanh tịnh (P: Patipadā-ñānadassana-visuddhi; E: Purity of knowledge and insight into the course).
7)Tri kiến thanh tịnh (P: Ñānadassana-visuddhi; E: Purity arising from knowledge and insight).
3. Thanh tịnh theo Phật giáo Bắc truyền.
1) Thanh tịnh theo ý nghĩa cơ bản.
1. Thân thanh tịnh(身清淨).
2. Khẩu thanh tịnh (口清淨).
3. Tâm thanh tịnh (心清淨).
2) Thanh tịnh theo các luận PGBT.
1.Nhiếp Đại Thừa Luận.
- Thế gian thanh tịnh (世間清淨).
- Xuất thế gian thanh tịnh (出世間清淨)
2.Luận Tịnh độ
- Khí thế gian thanh tịnh (器世間清淨)
- Chúng sinh thế gian thanh tịnh (眾生世間清淨)
3.Luận Đại Trí Độ.
- Tâm thanh tịnh (心清淨).
- Thân thanh tịnh (身清淨).
- Tướng thanh tịnh (相清淨).
4.Luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tích.
- Tự tính thanh tịnh (自性清淨).
- Li cấu thanh tịnh (離垢清淨).
NBS: Minh Tâm3/2024
1. Khái quát về thanh tịnh.
Thanh tịnh (清淨; P: suddha, visuddha, parisuddha; S: śuddha, viśuddha, pariśuddha; E: especially pure // purity).
Trong đó:
- Thanh (清: Trong, rõ ràng) =/= Trọc (濁: Đục)
- Tịnh (淨: Sạch) =/= Nhiễm(染: Vấy, dính bẩn), Ô (汚: Bẩn thỉu)
Theo đó:
Thanh tịnhhay Tịnhlà không có sự vọng động của Tham Sân Si. Có sựthanh tịnh thật sự là khi hành giả thấy ra chân lý Duyên khởi (Vô ngã + Vô thướng), tức thấy ra lẽ thật hay sự thật, và Tham Sân biểu hiện của Chấp ngã nơi hành giả sẽ tự tan biến.
Trong kinh Pháp Cú, kệ 165, nói về sự thanh tịnh do chính mình thấy ra chứ không thể xin ban được:
Attana hi kataj papaj attana savkilissati
Attana akataj papaj attana va visujjhati
Suddhi asuddhi paccattaj n'abbo abbaj visodhaye
The evil is done by oneself; by oneself one becomes impure.
The evil is undone by oneself; by oneself one becomes pure.
Purity and impurity depend on oneself. No one can purify another.
Tự mình, làm điều ác,
Tự mình làm trọc nhiễm,
Tự mình không làm ác,
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình,
Không ai thanh tịnh ai!
Trong kinh Pháp Bảo Đàn nói về tính chất tự nhiên thanh tịnh vốn có nơi tâm của mọi chúng sinh:
何期自性本自清淨。 Hà kỳ tự tánh bản tự thanh tịnh,
何期自性本不生滅。 Hà kỳ tự tánh bản bất sanh diệt,
何期自性本自具足。 Hà kỳ tự tánh bản tự cụ túc,
何期自性本無動搖。 Hà kỳ tự tánh bản vô động diêu,
何期自性能生萬法。 Hà kỳ tự tánh năng sanh vạn pháp!
Nào ngờ tự tính vốn tự thanh tịnh,
Nào ngờ tự tính vốn chẳng sanh diệt,
Nào ngờ tự tính vốn tự đầy đủ,
Nào ngờ tự tính vốn chẳng lay động,
Ðâu ngờ tự tính hay snh vạn pháp!
2. Thanh tịnh theo Phật giáo Nam truyền.
Theo kinh Trạm Xe (傳車經; P: Rathavinìta sutta), thuộc Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya), có nói về “7 trạm xe”, tức nói về Giới Định Tuệdo thành tựu chân lý và đạo đức của đạo Phật nơi một hành giả, trong đó phần Tuệ tương ưng với “16 tuệ minh sát” của Tạng Luận.
Giới Định Tuệ nơi đây không là chế định Giới Định Tuệ, mà là tự tính Giới Định Tuệ của bậc phạm hạnh (梵行; P: brahma-cariyā; S: brahma-carya; E: complete chastity → khiết tịnh).
1) Giới thanh tịnh(P: Sīla-visuddhi; E: Purity of moral habit, Pure precepts).
Giới là nói gọn của Giới Luật (戒律) với ý nghĩa sau:
- Giới đặc trưng cho định tính.
- Luật đặc trưng cho định lượng.
1.Giới(戒; P: Sīla; S: Śīla; E: Morality) phiên âm là Thi-La.
Giới được hiểu là nguyên tắc đạo đức, nhằm hướng dẫn Thân-Khẩu-Ý của hành giả tránh làm những điều ác do động lực Tham-Sân-Si của bản ngã gây ra, đồng thời làm những điều lành đưa đến sự an lạc giải thoát cho chính mình, cùng mang lại lợi ích, an vui và hạnh phúc thật sự cho mọi người xung quanh.
Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, nguyên tắc Đạo đức Phật giáo trên nền tảng chân lý Duyên khởi-Vô ngã,được phát biểu như sau:
“Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện, là lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Theo đó, Giới thể hiện định tính đối với Đạo đức học Phật giáo, được ghi trong Kinh tạng.
2.Luật(律; P;S: Vinaya; E: The code of monastic discipline) phiên âm là Tỳ-nại-da, ngắn gọn là Tỳ-ni.
Luật được hiểu là tập hợp những điềuthực tiễn chi tiết, ứng xử cho đời sống trong tập thể Tăng đoàn.
Theo đó, Luật thể hiện định lượng đối với Đạo đức học Phật giáo, được ghi lại trong Luật tạng.
Giới và Luật tuy khác nhau, nhưng sự hoàn thiện thì không thể tách rời nhau, nên người ta thường ghép chung hai chữ này lại với nhau, gọi là "Giới Luật". Có so sánh ví Giới như vàng, và Luật là những trang sức được làm từ vàng này.
Trong Trường Bộ Kinh, đức Phật đã dặn dò Ngài Ananda như sau: "Này Ananda, Pháp và Luật (= Chánh Pháp và Giới Luật) mà Ta đã giảng dạy và trình bày. Sau khi Ta diệt độ, Chánh Pháp và Giới Luật ấy sẽ là Đạo Sư của các con".
Như vậy hiểu biết Chánh Pháp và Giới Luật lại càng không thể tách rời trong đời sống tu học của hành giả.
Thành tựu đỉnh cao của Giới (= Giới Luật) là “Giới thanh tịnh”, là vượt lên “Giới cấm thủ” từ các Giới chế định. Với “Giới thanh tịnh” hành giả sẽ luôn sáng suốt, linh hoạt và chủ động Giới (= Giới Luật) theo nguyên tắc Đạo đức nói trên.
Giới chế định (Giới và Luật chế định) đối với người tại gia là 5 giới, 8 giới; đối với sadi giữ 10 giới; đối với Tỳ-khưu là tứ thanh tịnh giới (P: Catupārisuddhisila):
- 227 Biệt biệt giải thoát thu thúc giới (P: Pātimokkhasamvarasila).
- Lục căn thu thúc giới (P: Indriyasamvarasila).
- Chánh mạng thu thúc giới (P: Ājìvapārisuddhisila)
- Quán tưởng thọ vật dụng giới (P: Paccayasannisstasila).
2)Tâm thanh tịnh = Chánh định(P: Citta-visuddhi; E: Purity of mind).
Là thanh tịnh tâm bằng cách phát triển Chánh niệm, là niệm “Chánh tri kiến”, thành tựu Sát-na định, tức Chánh định (正定; P: Sammā-samādhi; S: Samyak-samādhi; E: Right concentration).
Chánh tri kiến(正知見; P: Sammā-diṭṭhi; S: Samyag-dṛṣṭi; E: Right view, Right understanding)
- Chánh = Chánh pháp (正法; P: Saddhamma; S: Saddharma; E: Right Dharma): Là chân lý Duyên khởi đã được đức Phật Thích Ca chứng ngộ. Chữ Chánh nơi đây hàm nghĩa cho Chánh của 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo.
- Tri kiến (知見; P: diṭṭhi; S: dṛṣṭi; E: view // opinion): Là sự thấy biết.
Do đó, Chánh tri kiến là thấy biết đúng lẽ thật (= chân lý), là thấy biết vượt thoát tam độc Tham-Sân-Si.
Trong kinh Tương Ưng 3 có ghi :
Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Duyên khởi.
Hay:
Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp, ai thấy Pháp là thấy Phật“.
Phápnơi đây là Chân lý khách quan tự nhiên, và Phật là Giác ngộ-Giải thoát vậy.
Những diễn đạt cụ thể chính yếu về Duyên khởi bao hàm Chân đế và Tục đế:
1. LýVô thường - LýVô ngã: (*)
- Vô thường (無常; P: anicca; S: anitya; E: impermanence)
- Vô ngã (無我; P: anattā; S: anātman; E:no-self, not self, non-ego)
2. LýNhân Quả(因果; P;S : Hetu-phala; E: Cause and Effect).
Từ lý Nhân Quả, tức Nhân Duyên Quả, cấu trúc Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên được hình thành.
3. LýTrung đạo (中道; P: Majjhimā-paṭipadā; S: Madhyamā-pratipad; E: Midle Way).
Trong kinh Maha Nidana, Trường A Hàm - đức Phật nói :
“Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý Duyên khởi này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò”.
Dưới dây là thanh tịnh nhờ Tuệ, đó Tuệ minh sát có 16 dặc diểm sau:
3)Kiến thanh tịnh (P: Ditthi-visuddhi; E: Purity of view).
Hành giả thấy sự thật của các hiện hữu rằng cái gọi là Ta và thế giới chỉ là một quá trình vận hành tâm lý và vật lý quyện vào nhau. Không thấy có một tự ngã nào hiện hữu cả.
Tuệ minh sát:
(1) Tuệ phân tích Danh Sắc (P: Nāmarūpa-pariccheda-ñāna): Là quan kiến do phân biệt được Danh pháp & Sắc pháp
4)Ðoạn nghi thanh tịnh (P: Kankhāvitarana-visuddhi; E: Purity through crossing over doubt).
Hành giả thấy rõ quá trình tâm lý và vật lý tự phô bày sự thật Duyên khởi, sự tồn tại và sự tan rã của các cảm thọ, các tưởng... Bấy giờ hành giả cảm thọ an lạc tràn ngập nơi thân tâm, dứt nghi tâm.
Tuệ minh sát:
(2) Tuệ phân biệt Nhân Duyên = Tuệ phân tích Nhân Quả (P: Paccaya-pariggaha-ñāna): Bằng cách đoạn diệt hoài nghi do hiểu rõ nhân nào duyên nào phát sanh Danh pháp & Sắc pháp.
5)“Ðạo - Phi đạo” tri kiến thanh tịnh(P: Maggāmagga-ñānadassana-visuddhi; E: Purity of knowledge and insight into the way and what is not the way).
Hành giả biết rõ các cảm thọ hỉ, lạc đều là chướng ngại cho sự phát triển trí tuệ rộng lớn, liền giác tỉnh. Đây gọi là đắc được trí biết rõ cái gì là Đạo và cái gì là Chướng đạo (hay Phi đạo). Bấy giờ hành giả tự mình biết chắc rằng, cảm nhận rằng “giờ mới thực sự hạnh phúc”.
Tuệ minh sát:
(3) Tuệ thấu đạt (P: Sammasana-ñāna), còn gọi là Thẩm sát tuệ, biết rõ đâu là Chánh đạo (con đường chân chánh).
6)Ðạo tri kiến thanh tịnh(P: Patipadā-ñānadassana-visuddhi; E: Purity of knowledge and insight into the course).
Hành giả, tại đây thấy rất rõ quá trình thực hành, tu tập; thấy rõ hiện tượng tan rã của các quá trình thân và tâm. Thấy rõ Duyên khởi (= Vô thường, Vô ngã).
Tuệ minh sát: Bằng cách thực hành Pháp, hành giả thấu hiểu nhờ năng lực phát triển mạnh mẽ, sắc bén:
Tuệ (1), (2), (3) còn là chế định (P: paññatti; E: concept). Ðến các Tuệ này, hành-giả đã bỏ chế-định và bắt đầu nhận thức của bản thể. Vì không có Pháp học, nên khó nhận rõ.
(4) Tuệ thấy rõ Danh Sắc sinh & diệt theo sát-na (P: Udayabbayānupassanā-ñāna). Tuệ phát sinh lối 5 phút rồi diệt.
(5) Tuệ thấy rõ Danh Sắc diệt theo sát-na (P: Bhangānupassanā-ñāna), còn gọi là Hoại tán tuệ.
(6) Tuệ phát hiện kinh sợ trước sự sinh diệt của Danh Sắc (P: Bhayupatthāna-ñāna), còn gọi là Kinh úy tuệ.
(7) Tuệ quán chiếu hiểm họa của thân ngũ uẩn (P: Adīnavānupassanā-ñāna), còn gọi là Nguy hại tuệ.
(8) Tuệ quán chiếu sự chán nản thân ngũ uẩn (P: Nibbidānupassanā-ñāna), còn gọi là Yếm ố tuệ.
(9) Tuệ muốn giải thoát khỏi thân ngũ uẩn (P: Muncitukamyatā-ñāna), còn gọi là Cầu thoát tuệ.
(10) Tuệ quán chiếu sự suy tư (P: Patisankhānupassanā-ñāna), còn gọi là Trạch sát tuệ: Tuệ này thấy rõ ràng mãnh liệt Danh pháp-Sắc pháp là Khổ, Vô thường, Vô ngã. Tuệ này phát sanh không lâu rồi diệt, chỉ lối 5 phút là qua rồi.
(11) Tuệ xả về các hành (P: Sankhārupekkhā-ñāna), còn gọi là Hành xả tuệ: tuệ này sẽ lấy Xả làm đối tượng để thấy trong Xả cũng có tính chất Vô thường, Vô ngã.
(12) Tuệ thuận thứ (P: Saccānulomika-ñāna): Tuệ này cao nhất của tâm hiệp thế có Khổ, Vô thường, Vô ngã là đối tượng.
Tuệ (11) (12) còn gọi là Tuệ "Hướng về Niết-bàn". Từ Tuệ thứ (1) đến Tuệ thứ (12) là Phàm tuệ. Từ Tuệ (13) đến Tuệ (16) là Thánh-tuệ.
7) Tri kiến thanh tịnh(P: Ñānadassana-visuddhi; E: Purity arising from knowledge and insight).
Hành giả đi vào các Thánh quả (Thánh đạo và Thánh quả) đi đến thành tựu Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát Thánh đạo.
Tuệ minh sát: Bằng cách vượt qua & thành tựu
(13) Tuệ chuyển tánh (P: Gotrabhū-ñāna) là tuệ hiệp thế nhưng buông bỏ tam tướng (= Khổ, Vô thường, Vô ngã) chuyển sang lấy Niết Bàn làm đối tượng.Còn gọi là Tuệ "Cắt dòng phàm".
(14) Ðạo tuệ (P: Magga-ñāna)
(15) Quả tuệ (P: Phala-ñāna)
(16) Tuệ ôn lại (P: Paccavekkhana-ñāna), còn gọi là Phản khán tuệ. Đây là Tuệ kiểm soát phiền-não và Tuệ Niết-Bàn.
Sau cùng hành giả đi vào tịch diệt Vô thủ Niết-bàn (無手涅槃; P: Anupādā parinibbāna; E: Nibbāna without attachment).
Xem thêm
- Kinh 7 Trạm Xe
- Kinh Trung Bộ I - Kinh Trạm Xe
- 16 Tầng Tuệ Minh Sát - Vipassana
VIDEO
- Bảy Pháp Thanh Tịnh - HT Viên Minh
- HT Giác Chánh - 7 Pháp Thanh Tịnh
- Mười sáu tầng Tuệ Minh Sát.
- 6 Tầng Tuệ - 06/12/2018 - SC. TS. Diệu Hiếu
- 16 Tuệ trong thiền Vipassana có phải do đức Phật nêu ra? HT Viên Minh
3. Thanh tịnh theo Phật giáo Bắc truyền.
1) Thanh tịnh theo ý nghĩa cơ bản.
Thanh tịnh (清淨; P: suddha, visuddha, parisuddha; S: śuddha, viśuddha, pariśuddha) có nghĩa là trong sạch, tức đã xa lìa phiền não do chính bản ngã giả ảo nơi con người tạo ra.
Thanh tịnh đặc trưng là: Thân thanh tịnh, Khẩu thanh tịnh, Ý thanh tịnh, tức việc làm, lời nói và ý nghĩ đều trong sạch.
1.Thân thanh tịnh (身清淨) Chỉ cho thân nghiệp xa lìa bản ngã biểu hiện qua các hành vi phiền não, ô nhiễm.
Tục đế:
1/ Không sát sinh mà phóng sinh.
2/ Không trộm cắp mà bố thí.
3/ Không tà hạnh mà giữ phạm hạnh.
- Chân đế: Vô vi
2.Khẩu thanh tịnh (口清淨) Chỉ cho khẩu nghiệp xa lìa bản ngã biểu hiện qua các lời nói gây phiền não, ô nhiễm.
- Tục đế:
4/ Không nói dối mà nói lời thành thật.
5/ Không nói thêu dệt mà nói lời chất trực.
6/ Không nói hai lưỡi mà nói lời hòa hợp.
7/ Không nói lời hung ác mà nói lời dịu dàng, hòa nhã.
- Chân đế: Vô ngôn
Trong kinh Trường A-hàm, quyển thứ 12, phần thứ 2, kinh Thanh Tịnh có ghi: “Như Lai đối với quá khứ, vị lai, hiện tại, nói đúng thời, nói sự thật, nói có nghĩa, có lợi, nói đúng pháp, đúng luật, không có lời hư dối. Phật từ đêm đầu tiên thành Vô thượng Chánh Giác cho đến đêm cuối cùng, trong khoảng giữa, có nói điều gì, thảy đều như thật. Lại nữa, những điều Như Lai nói đúng như sự, sự đúng như lời; do đó gọi là Như Lai”.
3.Tâm thanh tịnh (心清淨) Chỉ cho ý nghiệp trong sạch, Tâm sáng suốt do xa lìa bản ngã qua những ý niệm tà vạy ẩn chứa tam độc Tham-Sân-Si.
Tục đế:
8/ Không tham dục (vị kỷ) mà viễn ly (vị tha) bằng pháp bốthí.
9/ Không sân hận mà khoan dung bằngpháp nhẫn (kiềm chế).
10/ Không si mê mà sáng suốt thấy biết luật Nhân-Quả.
- Chân đế: Vô tâm
Tục đế với 10 điều phân biệt Thiện Ác đặc trưng, tổng quát vẫn là nguyên tắc đạo đức:
“Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện, là lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
----------------
(*) Mọi hành động nơi đây hàm nghĩa việc làm của Thân Khẩu Ý
Tuy nhiên, 10 điều phân biệt Thiện Ác ví như sợi dây xích bằng vàng (tượng trưng cho Thiện) và sợi dây xích bằng sắt (tượng trưng cho Ác), vẫn mang ý nghĩa trói buộc gây khổ cho con người. Do vậy, hành giả phải biết cách tháo mở sợi dây xích này, nghĩa là biết vượt lên các khái niệm phân biệt Thiện Ác đã chế định. Phương tiện để vượt lên đưa đến thanh tịnh không gì khác hơn là thấy ra chân lý Duyên khởi(Vô ngã – Vô thường), hành giả bấy giờ sẽ làm chủ việc phân biệt Thiện Ác, nghĩa là không dính mắc vào khái niệm Thiện Ác vậy.
• Thanh tịnh hay Tịnh là do chính mỗi người tự hành động, không thể cầu xin một ai ban ơn cho.
Trong kinh Pháp Cú, bài kệ 183 có viết:
諸 惡 莫 作 Chư ác mạc tác
諸 善 奉 行 Chư thiện phụng hành
自 淨 其 意 Tự tịnh kỳ ý
是 諸 佛 教 Thị chư Phật giáo
Việc ác chẳng làm,
Điều lành siêng tu,
Tâm-ý sạch lặng,
Lời chư Phật dạy.
• Thanh tịnh hay Tịnh nơi hành giả vẫn không tách rời khỏi thế gian này.
Trong phẩm Quán Tứ Đế của Trung Quán Luận, ngài Long Thọ viết:
若不依俗諦 Nhược bất y tục đế
不得第一義 Bất đắc đệ nhất nghĩa
不得第一義 Bất đắc đệ nhất nghĩa
則不得涅槃 Tắc bất đắc Niết-bàn.
Nếu không nương tục đế
Thì không đạt chân đế
Nếu không đạt chân đế.
Thì không chứng Niết-bàn
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Luc tổ Huệ Năng cũng đã nói:
佛法在世间 Phật pháp tại thế gian
不离世间觉 Bất ly thế gian giác
离世觅菩提 Ly thế gian mịch bồ đề
恰如求兔角 Kháp như cầu thố giác
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
2) Thanh tịnh theo các luận PGBT.
Về chủng loại thanh tịnh, trong các kinh luận đều có nói rõ như sau:
1.Nhiếp Đại Thừa Luậnthích quyển 2 của ngài Vô Tín, nêu 2 loại thanh tịnh trong việc áp phục và đoạn trừ phiền não:
- Thế gian thanh tịnh (世間清淨): Nhờ tu hành đạo hữu lậu, có thể tạm thời đè nén sự hiện hành của phiền não, không cho trỗi dậy, gọi là Thế gian thanh tịnh.
- Xuất thế gian thanh tịnh (出世間清淨): Nhờ tu hành đạo vô lậu, có năng lực diệt hết sạch phiền não, gọi là Xuất thế gian thanh tịnh.
2.Luận Tịnh độcủa ngài Thế Thân nêu ra 2 thứ thanh tịnh, cũng gọi là Nhị chủng thanh tịnh (二種清淨):
- Khí thế gian thanh tịnh (器世間清淨): Làm cho hoàn cảnh trở nên thanh tịnh.
- Chúng sinh thế gian thanh tịnh (眾生世間清淨): Một khi khí thế gian đã thanh tịnh, thì chúng sinh ở trong đó biến thành Thánh chúng.
Hai thế gian trên đây hiển bày nghĩa Y báo và Chính báo đều thanh tịnh.
3.Luận Đại Trí Độquyển 73 nêu ba thứ thanh tịnh, gọi là Tam chủng thanh tịnh (三種清淨). Đây là ba thứ thanh tịnh mà Bồ tát phải có đầy đủ:
- Tâm thanh tịnh (心清淨): Người tu học Bát nhã sẽ không dấy lên tâm ô nhiễm và tâm sân hận.
- Thân thanh tịnh (身清淨): Tâm đã thanh tịnh thì thường được hóa sinh, cho nên thân thanh tịnh.
- Tướng thanh tịnh (相清淨): Thân được đầy đủ các tướng tốt đẹp, trang nghiêm.
4.Luận Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tích, quyển 4, Phẩm Thân Chuyển Thanh Tịnh Thành Bồ Đề, có nêu 2 thứ thanh tịnh, cũng gọi là Nhị chủng thanh tịnh (二種清淨), tức Bản lai tự tính thanh tịnh:
- Tự tính thanh tịnh (自性清淨): Tâm tính của người ta vốn thanh tịnh, không nhiễm ô.
- Li cấu thanh tịnh (離垢清淨): Tức xa lìa tất cả khách trần phiền não mà được thanh tịnh.
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
_____________
Huy Thai gởi
|
|