Thanh tịnh & Tịnh độ
清淨 & 淨土
Pure & Pure land
***
Nội dung
Phần I
Thanh tịnh
1. Định tính thanh tịnh.
2. Định lượng thanh tịnh.
Phần II
Tịnh độ
1. Tịnh độ theo Phật giáo Nam truyền (PGNT).
1) Các loại tịnh độ.
2) Tịnh độ trong các tầng thánh trí.
2. Tịnh độ theo Phật giáo Bắc truyền (PGBT).
1) Tịnh độ biểu tượng:
1/. Tịnh độ Di Đà.
2/. Tịnh độ Dược Sư.
3/. Tịnh độ Di Lặc.
2) Tịnh độ hiện thực.
1/. Tịnh độ Nhân gian.
2/. Tịnh độ Thiên quốc.
3/. Tịnh độ Phật quốc.
4/. Tịnh độ Tự tâm.
NBS: Minh Tâm 6/2022
Thanh tịnh và Tịnh độ (= nơi thanh tịnh) chỉ cho tính chất trong sạch và nơi trong sạch (= không còn phiền não); cả hai đều có những cấp độ tương thích với tuệ giác của hành giả. Theo đó, tuệ giác là điều kiện cần và đủ của Thanh tịnh và Tịnh độ. Tương tự hạnh phúc “Niết-bàn” cũng không thể tách biệt với tuệ giác.
Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có dạy: “Duy Tuệ Thị Nghiệp * 唯慧是業* Có nghĩa rằng: Tuệ giác là sự nghiệp của người tu học Phật”
Phần I
Thanh tịnh
Thanh tịnh(清淨; P: suddha, visuddha, parisuddha; S: śuddha, viśuddha, pariśuddha; E: pure; clean // cleaned, purified), còn được nói gọn là Tịnh.
- Thanh清có nghĩalà trong, trái với Trọc 濁có nghĩalà đục.
- Tịnh 淨có nghĩa là sạch, trái với Nhiễm 染có nghĩalà dính mắc, hay Ô 汚có nghĩalà bẩn.
Theo đó, thanh tịnh có nghĩa làtrong sạch. Trong đạo Phật, thanh tịnh hàm ý nghĩa cho tâm thanh tịnh 心清淨, và tâm thanh tịnh này hoàn toàn tương thích với sự phát triển của tuệ giác; nói cách khác, không có tuệ giác thì không thể có thanh tịnh đúng nghĩa được. Tâm thanh tịnh có các đặc tính sau:
1. Tâm không bị loạn động, dính mắc (= tịnh).
2. Tâm không mê mờ, mà sáng suốt (= thanh).
Tâm thanh tịnh được định tính và định lượng như được trình bày dưới đây:
1. Định tính thanh tịnh:
Tâm thanh tịnh được phân biệt dưới nhiều dạng sau:
1/.Tự tính thanh tịnh (自性清淨; P: Pakati-parisuddha; S: Prakṛti-pariśuddha; E: Original purity // The purity existent in an original form of something): Có nghĩa là Bậc giác ngộ, hiện diện trong trần thế nhưng tâm không ô nhiễm trần thế, do Bậc giác ngộ đã thấy biết rõ bản tính tự nhiên của vạn pháp.
2/. Bồ Tát thanh tịnh (菩薩清淨): Có nghĩa là Bậc độ sinh có 3 chủng loại thanh tịnh của tâm, gọi là Tam chủng thanh tịnh (三種清淨; E: Three purities of a Bodhisattva) dưới 2 dạng:
Dạng 1-Theo Luận Tịnh độ của ngài Thế thân có nêu ra 2 thứ thanh tịnh:
- Khí thế gian thanh tịnh (器世間清淨) là y báo của cõi Tịnh độ cực lạc, có nghĩa là làm cho hoàn cảnh trở nên thanh tịnh- (y báo依報: Là hoàn cảnh, môi trường nà chúng ta được sinh vào) .
- Chúng sinh thế gian thanh tịnh (衆生世間清淨) là chánh báo của cõi Tịnh độ cực lạc. Một khi khí thế gian đã thanh tịnh, thì chúng sinh ở trong đó biến thành Thánh chúng– (chánh báo正報: Là thân tâm chúng sinh được sinh ra).
Dạng 2 - Theo Luận Đại trí độ quyển 73, Bồ-tát có 3 thứ thanh tịnh:
- Tâm thanh tịnh (心清淨): Người tu học Bát-nhãBa-la-mật(= Tuệ giác Duyên khởi) sẽ không dấy lên tâm ô nhiễm và tâm sân hận.
- Thân thanh tịnh (身清淨): Tâm đã thanh tịnh thì thường được hóa sinh, cho nên thân thanh tịnh.
- Tướng thanh tịnh (相清淨): Thân thanh tịnh dẫn đến đầy đủ các tướng (= vẻ) tốt đẹp, trang nghiêm.
Dạng 3, Bồ-tát có 3 thứ thanh tịnh gồm:
- Thân thanh tịnh (身清淨; P;S: Kāya-visuddhi; E: Pure deed): Tức việc làm trong sạch.
- Khẩu thanh tịnh (口清淨; P: Vacī-visuddhi; S: Vāk-visuddhi; E: Pure word): Tức lời nói trong sạch.
- Ý thanh tịnh (意清淨; P: Mano-visuddhi; S: Manas-visuddhi; E: Pure mind): Tức ý nghĩ trong sạch.
Dạng 4 - Là Lục căn thanh tịnh(六根清淨; E:Six pure faculties): Sáu căn thanh tịnh nghĩa là tiêu trừ tội cấu từ vô thủy để phát triển sức mạnh vô hạn từ cảnh trời cao nhất xuống cõi địa ngục thấp nhứt, thấy tất cả chúng sanh từ quá khứ, hiện tại, vị lai, cũng như nghiệp lực của từng cá nhân (như trường hợp đức Phật).
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật chỉ dạy pháp thanh tịnh Lục căn như sau:
"Có sáu pháp vô-thượng mà các thầy cần tu. Những gì là sáu?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ýcđối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
2. Định lượng thanh tịnh.
Nói đến thanh tịnh hay chủng loại thanh tịnh là nhằm định tính chung chung đối với các bậc tu học hay bậc giác ngộ. Còn nguyên nhân và định lượng cho các tầng bậc thanh tịnh chính là tuệ giác khai mở tương thích mà hành giả cần hướng đến.Dưới đây là mối liên hệ gắn liền giữa Thanh tịnh và Tam học “Giới Định Tuệ”.
Trongkinh điển Nam truyền và Bắc truyền có bài kinh ẩndụ bảy trạm xe làm phương tiện di chuyển, nhằmchỉ rõ lộ trình tu tập cũng qua 7 cấpđộ thanh tịnh, tức7 cấp độ tuệ giác, đó là: Giới thanhtịnh, Định thanhtịnh, Chánhkiến thanhtịnh, Đoạn nghi thanhtịnh, Đạo phi đạo tri kiến thanhtịnh, Đạo tích tri kiến thanhtịnh, Trikiến thanhtịnh.
Trong kinh Trạm xe, số 24 thuộc Trung Bộ kinh có ghi chép 7 cấp độ thanh tịnh sau:
-Cấp 1- Giới thanh tịnh(P: Sīlavisuddhi) có mục đích đạt được Tâm thanh tịnh. Giới thanh tịnh là giữ gìn giới hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, nhất là tham ái, ngã mạn, tà kiến. Giới thanh tịnh là quả của Pháp hành Giới.
-Cấp2- Địnhthanh tịnh = Tâm thanh tịnh(P: Cittavisuddhi) có mục đích đạt được Kiến thanh tịnh. Định thanh tịnhlà định tâm hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi phiền não, tham ái, ngã mạn, tà kiến.
Định thanh tịnh là quả của Pháp hành thiền Định.
- Cấp3- Chánhkiến thanh tịnh(P: Diṭṭhivisuddhi) có mục đích đạt được Đoạn nghi thanh tịnh. Đây là Trí tuệ thấy rõ, biết rõ, phân biệt rõ mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp là phápVô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải một chúng sinh nào, không phải vật này, vật kia,... mà:
- Danh pháp chỉ là danh pháp.
- Sắc pháp chỉ là sắc pháp.
- Danh pháp là một, sắc pháp là một.
- Danh pháp, sắc pháp đều là pháp vô ngã.
Chánh kiến thanh tịnh là Trí tuệ thứ nhất của Pháp hành thiền tuệ.
- Cấp4- Đoạn nghi thanh tịnh(P: Kaṅkhāvitaraṇavisuddhi) có mục đích đạt được Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh. Đây là Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh của mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp. Do đó, thoát ly được sự hoài nghi trong danh pháp, sắc pháp; không còn hoài nghi rằng: "Có Đấng Tạo Hóa nào sáng tạo ra danh pháp, sắc pháp".
Đoạn nghi thanh tịnh là Trí tuệ thứ nhì của Pháp hành thiền tuệ.
- Cấp5- Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh(P:Maggāmaggañāṇadassanavisuddhi) có mục đích đạt được Đạo tíchtri kiến thanh tịnh. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh có 2 loại trí tuệ của Pháp hành thiền tuệ sau:
+ Trí tuệ thứ ba (P: Sammasanañāṇa): Đây là trí tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp, nên hiện thấy rõ trạng thái Vô thường, trạng thái Vô ngãcủa danh pháp, sắc pháp.
+ Trí tuệ thứ tư (P: Udayabbayānupassanāñāṇa): Đây là trí tuệ thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, nên hiện thấy rõ trạng thái Vô thường, trạng thái Vô ngãcủa danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại. Song trí tuệ thiền tuệ thứ tư chưa có thể thoát khỏi phiền não của thiền tuệ (P: vipassanūpakilesa), nên có thể làm ngừng trệ sự phát triển trí tuệ thiền tuệ bậc cao.
- Cấp 6- Đạo tíchtri kiến thanh tịnh (P: Paṭipadāñāṇadassanavisuddhi) có mục đích đạt được Tri kiến thanh tịnh.
Đạo tích tri kiến thanh tịnh có 9 loại trí tuệ của Pháp hành thiền tuệ sau:
+ Trí tuệ thứ 5 (P: Udayabbayānupassanāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sanh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, nên hiện thấy rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp ngay hiện tại, đặc biệt đã thoát khỏi phiền não của thiền tuệ (P: vipassanūpakilesa), có thể tiếp tục phát triển trí tuệ thiền tuệ bậc cao.
+ Trí tuệ thứ 6 (P: Bhaṅgānupassanāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của danh pháp, sắc pháp hiện rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã.
+ Trí tuệ thứ 7 (P: Bhayatupaṭṭhānañāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, sắc pháp đáng kinh sợ.
+ Trí tuệ thứ 8 (P: Ādīnavānupassanāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng.
+ Trí tuệ thứ 9 (P: Nibbidānupassanāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm chán.
+ Trí tuệ thứ 10 (P: Muñcitukamyatāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ muốn giải thoát khỏi danh pháp, sắc pháp.
+ Trí tuệ thứ 11 (P: Paṭisaṅkhānupassanāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã một cách rõ ràng, để chọn con đường giải thoát khổ của danh pháp, sắc pháp.
+ Trí tuệ thứ 12 (P: Saṅkhārupekkhāñāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp là pháp Vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt trung dung giữa danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã làm đối tượng, không có tâm tham muốn nơi danh pháp, sắc pháp, cũng không có tâm sân chán ghét nơi danh pháp, sắc pháp, nên chọn 1 trong 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái Vô ngã để dẫn đến sự giải thoát khổ của danh pháp, sắc pháp.
+ Trí tuệ thứ 13 (P: Anulomañāṇa): Trí tuệ thiền tuệ thuận dòng theo 8 trí tuệ thiền tuệ phần trước, và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo phần sau, để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.
- Cấp7- Tri kiến thanh tịnh(P: Ñāṇadassanavisuddhi) có mục đích đạt được Vô thủ trước Bát-niết-bàn.
Tri kiến thanh tịnh làTrí tuệ thứ 14,gồm 4 trí tuệ siêu tam giới đó là:
- Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ.
- Nhất Lai Thánh Đạo Tuệ.
- Bất Lai Thánh Đạo Tuệ.
- Arahán Thánh Đạo Tuệ.
Trí tuệ siêu tam giới thứ 15 Phalañāṇa và trí tuệ siêu tam giới thứ 16 Paccavekkhaṇañāṇa không thuộc về thanh tịnh nào trong 7 pháp thanh tịnh.
Trongkinh Thất xa, số 9 Trung A-hàm cóghichép 7cấp độ sau:
1 -Vì Giới thanh tịnh, nên Định thanh tịnh (= Tâm thanh tịnh).
2 - Vì Định thanh tịnh, nên Chánh kiến thanh tịnh.
3 - Vì Chánh kiến thanh tịnh, nên Đoạnnghi thanh tịnh(= Nghi cái thanh tịnh).
4 -Vì Đoạnnghi thanh tịnh,nên Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh;
5 -Vì Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh nên Đạo tíchtri kiến thanh tịnh.
6 -Vì Đạo tích tri kiến thanh tịnh nên Trikiến tt(= Đạo tích đoạn trí thanh tịnh)
7 -Vì Trikiến thanh tịnhnên Thế Tôn thi thiết(*) Vô dư Niết-bàn.
Xem thêm:
- Những Giai Đoạn Tiến Triển của Thiền Minh Sát
-----------------
(*) Chú thích: Thi thiết (施設; P: paññatti, paññatta; S: prajñapti, prajñapta; E: arranged, provided): Có nghĩa là thành tựu (xếp đặt, ngồi vào).
Phần II
Tịnh độ
Pure land - Wikipedia
Tịnh độ – Wikipedia tiếng Việt
Tịnh độ(淨土; P: Suddhāvāsa; S: Sukhavatì; E: Pure land) còn gọi là Tịnh thổ, Tịnh cư.
Trong đó :
- Tịnh 淨là nói gọn của thanh tịnh 清淨(thanh 清: trong sạch, tịnh 淨: yên ổn, không bị phiền não; E: pure).
- Độ(土; E: land):Là nơi chốn.
Theo đó, tịnh độ có nghĩa là nơi trong sạch và an ổn, nơi này có thể được hiểu như là một ngoại cảnhhay một nội tâmở trạng thái trong sạch và an vui.
1. Tịnh độ theo Phật giáo Nam truyền (PGNT).
1) Các loại tịnh độ.
Theo PGNT, Chú Sớ A Tỳ Đàm có phân ra 5 loại tịnh độ thuộc cõi Sắc trang nghiêm – được xem là những dấu vết của Ngũ Uẩn, đó là:
1/.Tịnh độ Vô Phiền(P: Avihā) có thọ mạng 1.000 đại kiếp,
2/.Tịnh độ Vô Nhiệt(P: Ātappa) có thọ mạng 2.000 đại kiếp,
3/.Tịnh độ Thiện Hiện(P: Sudassā) có thọ mạng 4.000 đại kiếp,
4/.Tịnh độ Thiện Kiến(P: Sudassī) có thọ mạng 8.000 đại kiếp,
5/.Tịnh độ Sắc Cứu Cánh(P: Akanittha) có thọ mạng 16.000 đại kiếp.
Năm loại tịnh độ này phân bố ở 3 trong 4 tầng thánh trí của các bậc thánh nhân và chính đức Phật Thích Ca cũng được kể vào đó. Trong đó, tầng thánh trí thứ Bất Lai (A-na-hàm) có vai trò quan trọng nhất đối với 5 loại tịnh độ này.
Tất cả 5 loại tịnh độ được xem là ‘trạm’ trung chuyển cho điểm đến sau cùng là Niết-bàn.
-------------
Chú thích: Đại kiếp (大劫; P: mahākappa; S: mahākalpa; E: great cosmic period): Chu kỳ lớn của vũ trụ.
CáctầngThánhtrítrong Phật giáo
Tứ quả |
Kiết sử (gây phiền não) được đoạn diệt |
Vòng tái sinh
|
Dự Lưu
(Tu-đà-hoàn) |
Thân kiến, Nghi, và Giới cấm thủ
( 3 kiết sử đầu tiên) |
Thất lai:thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời. |
Nhất Lai
(Tư-đà-hàm) |
Làm nguội thêm Dục và Sân
(2 kiết sử kế tiếp) |
Nhất lai:thêm một lần tái sinh nữa trong cõi dục. |
Bất Lai(A-na-hàm) |
Đoạn diệt hoàn toàn 5 hạ phần kiết sử ở trên: (Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục, Sân) |
Bất lai :tùy sinh vào cõi Sắc giới. |
Arahant
(A-la-hán) |
Đoạn diệt hoàn toàn 5 thượng phần kiết sử: (Sắc ái, Vô sắc ái, Mạn, Trạo cử, Vô minh) |
Giải thoátvòng sinh tử luân hồi. |
2) Tịnh độ trong các tầng thánh trí: Đại lược về 4 tầng thánh trí và 5 loại tịnh độ như sau:
1/.Tầng thánh trí thứ nhất-Tu-đà-hườn: Sơ quả Tu-đà-hườn hay Dự Lưu (須陀洹; P: Sotāpatti; S: Srota-apanna; E: Stream-enterer) còn được gọi là Thất Lai, là quả vị không tái sanh quá 7 lần ở cõi Dục. Đây là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến(nôm na là chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi(nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ(chấp trước các tín điều mù quáng).
Ở một số vị, thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp), và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại.
2/.Tầng thánh trí thứ hai-Tư-đà-hàm: Nhị quả Tư-đà-hàm (斯陀含; P: Sakadāgāmì; S: Sakrdagamin; E: Once-returner) còn được gọi là Nhất Lai, là quả vị chỉ tái sanh ở cõi Dục một lần nữa mà thôi, và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại. Đây là vị ngoài kết quả đoạn trừ 3 thứ phiền não của tầng thánh trên, còn làm giảm nhẹ Dục Ái (niềm tham luyến trong Ngũ trần) và Sân hận.
3/.Tầng thánh trí thứ ba-A-na-hàm: Tam quả A-na-hàm (阿那含; P;S: Anāgāmi; E: Non-returner) còn được gọi là Bất Lai, là quả vị không còn tái sanh ở cõi Dục nữa. Theo A Tỳ Đàm tạng Pāli, trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:
- Nếu vị thánh Bất Lai đã chứng đắc Ngũ Thiền (theo tạng kinh là Tứ Thiền) thì sẽ tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ Quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về một trong 5 tịnh độ.
* Tín Quyềnnổi trội thì sanh về Tịnh độ Vô Phiền,
* Tấn Quyềnhùng hậu thì về Tịnh độ Vô Nhiệt,
* Niệm Quyềnhùng hậu về Tịnh độ Thiện Hiện,
* Định Quyềnhùng hậu thì về Tịnh độ Thiện Kiến,
* Tuệ Quyềnthâm hậu thì sanh về tịnh độ Sắc Cứu Cánh (P: Akanittha-không thứ gì yếu kém). Ở tịnh độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được đầy đủ, và là chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả A La Hán.
Theo Manorathapurani – là Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika) cho rằng do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Bất Lai cũng có vài sai biệt, đó là từ bất kỳ một trong 5 tịnh độ chứng thẳng A-la-hán:
*Tiền Bán Niết Bàn(P: Antarāparinibbāyī): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
*Hậu Bán Niết Bàn(P: Upahaccaparinibbāyī): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
*Luân Lưu Niết Bàn(P: Uddhamsoto Akanitthagāmī): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán phải lần lượt sanh đủ 5 tịnh độ, bởi căn tính có nhiều hạn chế.
*Bất Lao Niết Bàn(P: Asankhāraparinibbāyī): Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán mà không cần nhiều cố gắng.
*Cần Lao Niết Bàn(P: Sasankhāraparinibbāyī): Dùng chỉ cho vị Bất Lai phải cần nhiều nỗlực cố gắng mới có thể chứng A-la-hán.
- Nếu vị thánh Bất Lai chưa chứng qua một tầng thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (Vipassanā) mà không từng tu tập Thiền Chỉ (P: Samathabhāvanā) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng thành tựu Sơ Thiền trước khi mạng chung ở cõi Dục, và như vậy cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên.
4./Tầng thánh trí thứ tư - A-la-hán: Tứ quả A-la-hán (阿羅漢; P: Arahatta; S: Arahant; E: Complete-liberation) là quả vị chỉ cho sự chấm dứt hoàn toàn phiền não.
Theo A Tỳ Đàm tạng Pāli thì có 3 quả vị A-la-hán:
- Phật Chánh Đẳng Giáchay Phật Toàn Giác(P: Ammāsambuddha hay Sabbannubuddha) - quả vị A-la-hán thứ nhất, là những vị do tự mình chứng ngộ A-la-hán và là đạo sư hữu duyên cho nhiều người chứng đắc A-la-hán.
- Phật Thinh Văn Giác(P: Sāvakabuddha) - quả vị A-la-hán thứ hai, là những vị chứng ngộ A-la-hán dưới sự hướng dẫn của Phật Toàn Giác.
- Phật Độc Giác(P: Paccekabuddha) - quả vị A-la-hán thứ ba, là những vị do tự mình chứng ngộ A-la-hán nhưng không hữu duyên hướng dẫn người khác chứng ngộ A-la-hán.
Trong Chú Sớ Tiểu Bộ Kinh thuộc Hán tạng còn gọi Phật Độc Giác là Phật Duyên Giác vì cho rằng các ngài nhờ liễu ngộ chân lý Duyên khởi mà đắc quả vị, hàm ý phân biệt các mức độ khác biệt về tuệ giác của các A-la-hán; bởi Phật Thinh Văn Giác được cho là nhờ liễu ngộ Tứ Thánh Đế mà đắc quả vị. Tuy nhiên, trong kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh, lý Duyên Khởi và lý Tứ Đế vốn dĩ chỉ là một (Xin xem Bát Chánh Đạo).
Trong Trung Bộ kinh, đức Phật đã xác định “Ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp và ngược lại”. Đồng thời, không thể có một người giác ngộ lý Tứ Đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị A-la-hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khiá cạnh giác ngộ các pháp cần yếu (như Duyên khởi, Tứ Đế ...), chỉ khác ở hai điểm chính:
- Điểm thứ nhất là tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn.
- Điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ có còn khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
2. Tịnh độ theo Phật giáo Bắc truyền (PGBT).
Theo PGBT, tịnh độ có thể được trình bày theo 2 cách, đó là tịnh độ biểu tượng thể hiện tính tha lựcvà tịnh độ hiện thực thể hiện tính tự lực. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm phân tích. Kỳ thực, tịnh độ biểu tượng hàm ý tạo bước đầu để người sơ cơ đến với tịnh độ hiện thực theo lý “tùng tướng nhập tính* 從相入性” [nương theo hìnhtướng ‘Vô thường’ mà hiển bày bảntính ‘Vô ngã’, nếu như khéo được ôn lại những lời dạy nơi đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, để nhận ra sự kiện này.
Như thế, có thể thấy rằng dù ở hình thức tông phái nào, tất cả đều phải cùng hướng chung mục tiêu là khai mở tuệ giác, nhằm đoạn trừ vô minh-phiền não, để thiết lập hạnh phúc thực sự và bền vững. Mọi việc đều phải được hiện thực và bắt đầu ngay trong kiếp sống này.
1)Tịnh độ biểu tượng: Có 3 loại tịnh độ biểu tượng nổi bật hơn hết, mỗi loại tịnh độ được đặc trưng bằng một vị Phật có thể được nhận biết như sau :
1/.Tịnh độ Di Đà: Còn có tên gọi là Tịnh độTây PhươnghayTịnh độ Trang Nghiêm, được cho là tịnh độ do đức Phật A Di Đà phát nguyện thực hiện bằng 48 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết, có được cuộc sống an lạc và tu học hướng tới thánh vị.
Amitābha - Wikipedia
A-di-đà – Wikipedia tiếng Việt
Đức Phật A-di-đà được xem là một vị Phật biểu tượng, vì theo sự trình bày nơi kinh Quán Vô Lượng Thọ, được cho là do đức Phật lịch sử Thích-ca giới thiệu và mô tả, và xem đó như là một pháp tu.
Về sau, sự kiện này được hệ thống Phật giáo Bắc truyền phát triển, qua các kinh điển như kinh Pháp Hoa, kinh Bi Hoa, kinh Quán Phật Tam Muội Hải …, đặc biệt là 3 bộ kinh chính gồm kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ vàkinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm. Pháp tu ngày càng phát triển và hình thành một tông phái chuyên biệt gọi là Tịnh Độ tông tại Trung Hoa.
2/.Tịnh độ Dược Sư: Còn có tên gọi là Tịnh độĐông Phương, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Dược Sư Lưu Ly phát nguyện thực hiện bằng 12 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh ngay trên hiện đời có được cuộc sống an lạc.
Bhaisajyaguru - Wikipedia
Phật Dược Sư – Wikipedia tiếng Việt
Phật Dược Sư (藥師佛; S: Bhaiṣajyaguru) nghĩa là "vị Phật thầy thuốc", còn gọi là:
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật (藥師琉璃光佛; S: Bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha),
Đại Y Vương Phật (S: Mahà Bhaiṣaijya-ràja buddha), do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly).
Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay cầm thuốc chữa bệnh và tay giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và PhậtA Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp.
3/.Tịnh độ Di Lặc: Còn có tên gọi là Tịnh độ Thượng Sanh, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Di Lặc (vị Phật tương lai) phát nguyện thực hiện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết có được cuộc sống tu học nơi cõi trời Đâu Suất và sau đó thực hiện Tịnh độ Hạ Sanh – như là một loại Tịnh độ Nhân gian(xem mục II. Tịnh độ hiện thực) xuất hiện cùng lúc với Bồ Tát Di Lặc trở thành vị Phật sau này.
Maitreya - Wikipedia
Di Lặc – Wikipedia tiếng Việt
Dự án tượng Phật Di Lặc cao 45m tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
Di Lặc (彌勒; P: Metteyya; S: Maitreya) được dịch là Từ Thị 慈氏, có nghĩa là "người có lòng từ". Theo truyền thuyết, Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất. Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi.
2)Tịnh độ hiện thực: Từ góc độ của cuộc sống hiện thực, mà theo đó, tịnh độ có thể được cảm nhận qua bốn dạng:
1/. Tịnh độ Nhân gian: Tịnh độ nhân gian là chỉ cho hoàn cảnh sinh sống hiện thực của chúng ta thể nghiệm được sự thanh tịnh của thân và tâm. Tịnh độ này có được do sự học và hành trì Phật pháp, hiển hiện ngay trước mắt của con người.
2/. Tịnh độ Thiên quốc: Tịnh độ Thiên quốc là chỉ cho cảnh giới hưởng thụ dục lạc ở cõi trời Dục giới, hoặc nhờ tu thiền định mà hưởng thụ định lạc ở các cõi trời thiền Sắc giới hay thiền Vô sắc giới. Song lúc hưởng thụ hết phước báo ở cõi trời Dục hoặc lúc định lực thối thất ở cõi trời Thiền, lại phải từ cõi trời rớt xuống nhân gian hoặc có thể đoạ lạc nơi tam đồ ác đạo.
Chúngsinh nơi cõi trời Dục giới không có loạn lạc, không có tội phạm, không có tai biến, không có bệnh tật, sở cầu như ý, như muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, đến đi tùy ý, thân nhẹ như hư không. Cho nên có rất nhiều tôn giáo khuyến khích tín đồ cầu sinh Thiên quốc(= Thiên đàng).
Chỉ có điều họ không biết rõ khi được sinh lên cõi trời rồi một ngày nào đó cũng hưởng hết phước báo, lúc ấy có năm thứ tướng suy hiện ra trước mắt, như kinh Niết-bàn quyển 19 đã nói “Thích Đề Hoàn Nhân ở cõi trời, khi mạng sắp hết, có năm tướng hiện: 1- Y phục dơ bẩn. 2- Hoa trên đầu khô héo. 3- Thân thể hôi hám. 4- Nách ra mồ hôi. 5- Không ưa chỗ ngồi”.
Cho nên đối với người thông thường, cõi trời là tịnh độ. Còn đối với người hiểu đạo Phật thực sự thì cho rằng thà sinh tại nhân gian tu học Phật pháp, còn hơn là sinh về Thiên quốc để hưởng phước trời.
Tịnh độ Thiên quốc này có được do sự học và hành trì Thập thiện.
3/.Tịnh độ Phật quốc: Tịnh độ Phật quốc là chỉ cho cảnh giới của bậc giác ngộ. Tịnh độ Phật quốc nàycó hai biểu hiện: - một là công đức quả báo của Phật, - hai là tiếp dẫn hóa độ tất cả chúng sinh hữu duyên, tu học Phật pháp.
4/.Tịnh độ Tự tâm: Tịnh độ Tự tâm có ý nói ở nội tâm của mỗi người, dù phàm hay thánh vốn đầy đủ Phật tính (= tính chất giác ngộ), tức là tâm chúng sinh và tâm Phật tương đồng, thế giới chúng sinh và cõi Phật không khác. Chẳng qua tâm chúng sinh bị phiền não mà không thấy được thanh tịnh.
Nếu trong tâm mình không bị hoàn cảnh làm cho dao độngdính mắc, thì đó chính là tịnh độ. Tịnh độ tự tâm tuy không ở ngoài tâm, song hoàn cảnh bên ngoài cũng tùy theo nội tâm mà chuyển. Đây là điều rất thiết thực, đó là: “Niệm Phật liền thấy Phật - Tâm tịnh quốc độ tịnh”, Phật của niệm Phật nơi đây hàm nghĩa sự giác ngộ hay tính chất biểu hiện sự giác ngộ; niệm Phật nơi đây đồng nghĩa vớiniệm Duyên khởi, niệm Vô thường-Vô ngã.
Nếu có thể soi thấu phiền não của phàm trần và xét rõ chỗ sâu xa của nội tâm, thì sẽ phát hiện tâm Phật tức chínhlà tâm mình và thế giới này với Phật quốc không khác. Bởi nếu tâm thanh tịnh thì sẽ nhìn thế giới này cũng thanh tịnh, nếu tâm không thanh tịnh thì hoàn cảnh sinh hoạt sẽ là khổ ải không cùng.
Thực ra thế giới Hoa Tạng trong kinh Hoa Nghiêm, pháp môn Tâm địa Bồ Tát trong kinh Phạm Võng, Tịnh độ Linh Sơn trong kinh Pháp Hoa, Chân tâm hay Thâm tâm trong kinh Duy Ma đều chỉ là tịnh độ Tự tâm: “Tùy tâm mình tịnh thì quốc độ tịnh”.
Tâm đục ắt chúng sinh đục.
Tâm tịnh ắt chúng sinh tịnh.
Muốn được tịnh độ, trước cần tịnh tâm.
Tùy tâm mình tịnh, xứ Phật tịnh theo.
Tam giới tu tịnh, tự nhiên thành tựu.
Tịnh độ Tự tâm luôn ở mọi nơi mọi thời cho hành giả giác ngộ, nên tịnh độ này còn gọi là “Tịnh độ có thể mang theo” (E: Portable Pure Land).
----------------
Ghi chú:
Thiên Thai tông đề xướng bốn loại Phật độ, tức bốn loại Tịnh độ (tứ chủng Tịnh độ) sau:
1. Phàm thánh đồng cư tịnh độ: Là tịnh độ mà trong đó Người, Trời (phàm) và các vị Thanh văn, Duyên giác (thánh) cùng ở chung. Lại nữa, trong “phàm” thì Người và Trời thuộc về “thiện chúng sinh”, ngoài ra còn có thể kể thêm bốn loài “ác chúng sinh” cũng cùng ở chung là Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh và A-tu-la; trong “thánh” thì Thanh văn và Duyên giác là các bậc thánh chính thức, ngoài ra còn có thể kể chung các vị “thánh quyền biến”, tức là chư Phật và Bồ-tát lớn, vì cứu độ chúng sinh mà thị hiện trong các quốc độ đó.
2. Phương tiện hữu dư tịnh độ: tức là quốc độ của các bậc A-la-hán, Phật Bích-chi và Bồ-tát Địa tiền. Những vị này nương vào các pháp phương tiện để tu tập, đoạn trừ các kiến tư hoặc, nên gọi là “phương tiện”; nhưng vẫn còn căn bản vô minh làm che lấp thật tướng trung đạo, nên gọi là “hữu dư”.
3. Thật báo vô chướng ngại tịnh độ: tức là quốc độ thuần túy của các vị Bồ-tát Địa thượng. Những vị này đã trừ từng phần căn bản vô minh, có được quả báo tự tại vô ngại của đạo chân thật.
4. Thường tịch quang tịnh độ: tức là quốc độ của chư Phật. Đó là quốc độ của pháp thân thường trú (thường), hoàn toàn giải thoát (tịch), và trí tuệ siêu việt (quang).
***
Huy Thai gởi
|
|