Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Thiền Hiện Đại
 
Ý Nhật, Việt Thuyết
 
Lê Huy Trứ
 
“Y Nhật giải nghĩa thiền, tam thế Nhật oan; Ly Nhật nhất tự thiền tức đồng Việt thuyết.”
 
Hỏi và Đáp
 
Trong sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Lê Huy Trứ ‘cọp dê,’ ‘Đức Phật tuyên bố’ trên internet rằng: "Như Lai không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Như Lai mà thôi. Những gì người trí chấp nhận, Như Lai chấp nhận."
 
Internet nói Phật nói như vậy. Tuy đọc như vậy nhưng không phải như vậy mà có thể ‘những gì’ như vậy được ‘chấp nhận’ như vậy.    
 
Xin hỏi ý của câu này, có phải thật là Phật nói trên internet?
 
 Xin Trã Lời để cùng tu học:
 
Mô Phật!
 
Nói có sách mách có chứng!  Câu này, cũng lượm được trên internet, "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết."  Lời hay ý đẹp này được Tổ đổ thừa oan cho Phật nói để dể thuyết phục cái đám thượng mạn cứng đầu?
 
Tôi xin mượn ‘y ý giải nghĩa’ nhưng diễn tả ‘ly internet’ cho câu hỏi ‘noble’ của qúy vị:
 
‘Y internet’ giải nghĩa, tam thế Phật oan; ‘ly internet’ nhất tự, tức đồng ma thuyết?
Đại khái, tin vào internet, viết bằng tiếng Việt, mà giải nghĩa thì bán lúa giống; mà không dùng internet thì biết nói với ai trừ chơi với Ma?  
 
Tóm lại,  “Như Lai không nói một chữ!’ Vậy thì câu này, Phật đã từng chữ một, nói y chang như vậy bằng tiếng Ấn Độ hay y ý giải dịch ra tiếng Việt?  Nhưng, Phật đã nói là không nói một chữ tại sao chúng ta vẫn thắc mắc là Phật có nói là không nói một chữ?  Y theo câu tiếng Việt ở trên thì Phật nói đến 6 chữ?  Ly kinh lục tự, tức đồng internet thuyết?  Đến đây hy vọng chúng ta ngộ được cái “im lặng” (Noble silence) của Đức Thế Tôn.
 
Như Lai
Nhất tự
Không nói
Nói không
(Lê Huy Trứ)
 
One word
 
“I’ve been listening to your Buddhism lectures for years,” a student said during the question and answer time following a lecture, “but I just don’t understand. Could you just please put it in a nutshell? Can you reduce Buddhism to one word?”
 
The Zen master, “...”
Please fill in blank yourself.
 
Một chữ
 
“Con đã lắng nghe thầy giảng kinh nhiều năm mà không hiểu gì cả.  Thầy có thể tóm tắc đạo Phật trong một chữ được không?”
 
Thầy, “...”
 
Qúy vị thử điền vào là một chữ gì?
 
 
The Another Side
 
 
 
Bờ bên Ni
 
Một ni cô, tên Ni Liên, trên đường về chùa Ni Giới Khất Sĩ, đi tới bờ sông Sài Gòn.  Cô ta thấy một tỳ kheo ni trưởng ở bên kia bờ.  Ni cô dùng sư tử hống gọi qua:  Sư trưởng có muốn qua bên ni không?  Ni trưởng ngẩn người một lúc, nhìn lên bên nớ, nhìn xuống bên tê rồi dùng thần công sư tử hống trả lời, “Con ơi, ta đang ở bên ni.”
 
Still Mind
 
 
 
Phướng Rũ
 
Hai sãi ngắm cái phướng rũ.  “Phướng không động,” Sãi kia đồng ý, “Phướng không bao giờ động.”  Một thiện tri thức, tình cờ dạo bước tới, nghe được câu chuyện, bàn thêm, “Vô thủy vô chung không có gì động. Tâm cũng vậy.”
 
True Self
 
A distraught man approached the Zen master, “Please, Master, I feel lost, desperate. I don’t know who I am. Please, show me my true self!” But the teacher just looked away without responding. The man began to plead and beg, but still the master gave no reply. Finally giving up in frustration, the man turned to leave. At that moment the master called out to him by name. “Yes!” the man said as he spun back around. “There it is!” exclaimed the master.
 
Ngã
 
Một người thất chí tới hỏi Sư, “Thầy ơi, con đang khổ đau, không tìm được lối thoát.  Con không còn biết mình là ai nữa.  Xin thầy chỉ cho con tìm lại mình.”  Sư im lặng. Người thất chí tiếp tục năn nỉ, Sư xô anh ta ngã xuống đất rồi quát lớn, “Ngã!”
 
 
Thiền Hiện Đại 2
 
Ý Nhật, Việt Thuyết
 
Lê Huy Trứ
 
“Y Nhật giải nghĩa thiền, tam thế Nhật oan; Ly Nhật Bản nhất tự thiền tức đồng Việt Nam thuyết.”
 

Blind Man with Lantern (Thiền Nhật Bản)

 
 
 
Ai Ngã?
 
Người mù tới thăm bạn mù, ra về khi trời tối đen như mực, dĩ nhiên cả hai đều biết trời tối chứ không thấy trời tối.  Người mù, “Cho tôi mượn cây đuốc.”  Người bạn, “Anh đâu có thấy đường để cần thắp đuốc đi đêm?”  Người mù, “Tôi cần cây đuốc để cho người ta không té ngã đụng vào tôi.”  Vừa cầm đuốc đi được vài bướt thì:  Ối!!!!  Có người đụng người mù ngã lăng cù.  Người mù tức giận, “Bộ đui hả, tại sao không thấy cây đuốc?”  Người đụng, “Trời tối đen như mực, tôi không thấy đường.” Người đụng cự nự, nói tiếp, “Nhưng tại sao ông không thắp đuốc lên vừa đi vừa rao lớn cho người ta nghe - coi chừng bị đụng té ngã?  Bộ ông đui hả?”   Người mù càng thêm tức tối, “Chỉ có đui mù, ngu xuẩn mới đụng người mù.  Mà ông đã vừa đui vừa ngu muội thì dù tôi có thắp đuốc hay không thì cũng đui, vô minh không thấy cây đuốc mới ngã vào người khác.”  Người đụng, “Ông nói đúng đó,  “Tui cũng đui mù như ông, cho dù ông có ‘tục diệm truyền đăng’ hay không thì tôi cũng đui mù ‘Ngã đại’ vào ông hay ông sẽ ‘Ngã đại’ vào tôi.”  Người mù càng thêm tức giận, “Ai Ngã vào ai?”
 
Lê Huy Trứ, phóng tác
 

Dreaming (Thiền Trung Hoa)

 
 
 
Tóm dịch, Trang Tử, Hồn Bướm mơ tiên, “Ta là bướm hay bướm là ta?”
 
 
Lưu Nguyễn lạc thiên thai sau khi trở về lại nhà tự hỏi, “Chúng ta trước đó là tục tử mơ tiên cảnh hay bây giờ là tiên mê tục?”
 
Lê Huy Trứ, phóng tác
 
 

Enlightened (Thiền Nhật Bản)

 
One day the Master announced that a young monk had reached an advanced state of enlightenment. The news caused some stir. Some of the monks went to see the young monk. “We heard you are enlightened. Is that true?” they asked.
“It is,” he replied.
“And how do you feel?”
“As miserable as ever,” said the monk.
Giác Ngộ
Rồi có một ngày, Thiền Sư tuyên cáo rằng một sư trẽ đã đạt được giác ngộ.  Các sư trẽ khác đến gặp sư đó, “Chúng tôi nghe rằng sư đệ đã giác ngộ.  Có phải như vậy không?”
Sư trẽ, “Đúng như y như rứa!”
“Vậy thì giác ngộ nó sướng như thế nào?” Họ hỏi.
Sư trẽ trã lời, “Chưa khi mô, khổ răng mà khổ như rứa!”
 
Lê Huy Trứ, phóng dịch
 
 

Bắt Đầu Từ Đâu? (Unknown Source)

 
Có một thiền sinh viết thư hỏi một vị thiền sư, "Con vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, con thấy con đường này mênh mông quá. Con có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về vô ngã, sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và con cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, con phải bắt đầu ở nơi đâu đây?" (internet source, from Nguyễn Duy Nhiên)
 
Vị thiền sư trả lời, "Bắt đầu khi mình đứng dậy và bước khỏi chiếc tọa cụ ngược dòng, trở về với cuộc sống thuận dòng hằng ngày.” 

Lê Huy Trứ, phóng tác


 
Thiền Hiện Đại 3

Lê Huy Trứ
 
 
Mỹ Nhân và Chú Tiểu
 
Có một cô gái có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, ai cũng phải công nhận và đa số mê sắc đẹp của cô. Một hôm, nhân dịp đầu năm cô đi lễ chùa, gặp một chú tiểu đang chú tâm quét lá đa, không trộm nhắm nhìn cô như những tín hữu khác trong chùa.  Cô liền tới trước mặt chú tiểu, kiêu hãnh hỏi:
 
Tôi là người đẹp nhất thế giới không có bất cứ gì trên đời có thể sánh bằng. Chú có thấy như vậy không?
 
Chú tiểu ngước nhìn cô rồi nhìn đống lá đa mình đang dồn đống trước sân chùa và đáp:
 
-Dạ!  Tôi thấy!  Cô đẹp như cái lá đa.
 
 
Những nhà tỷ phú bố tát hiện đại và thiền sư
 
Có những tỷ phú thời đại bây vô cùng giàu có nhưng với tấm lòng bồ tát cho hầu hết gia tài mình để bố thí, từ thiện, khỏi phải giới thiệu họ là ai, tất cả chúng ta đều biết họ là những ai rồi, điểm đặc biệt là họ luôn luôn sống đơn giản, vui vẻ lẫn hạnh phúc.  Họ có thể không biết Phật Pháp là gì nhưng đã ngộ được hạnh bố thí và sống thản nhiên như bồ tát ở trên đời.
 
Đến một ngày kia họ gom tất cả những gia tài bạc tỷ dollars của họ và tự nhủ ai xứng đám được họ tặng cái gia tài kết xù đó, thay vì vợ con của họ?
 
Họ cố tìm mãi, hỏi mãi, cuối cùng khi gặp người thiện tri thức chỉ cho họ gặp một thiền sư, nếu như sau khi gặp đại sư này mà vẫn không giúp được thì khẳng định các ông có đi đến chân trời góc biển cũng vô ích.
 
Thế rồi họ tới và trông thấy nhà sư đang ngồi thiền, họ lại gần nói với tâm trạng háo hức: “Chúng tôi đến đây là có một mục đích! Gia sản cả đời chúng tôi đang ở trong cái túi áo này. Chỉ cần đại sư nói cho tôi biết làm sao để tìm ra những người xứng đáng thừa hưởng số gia tài kết xù đó.”
 
Thiền sư, “Người không của không có gì để sợ mất (have nothing to lose,) người có của thì thập thòm sợ mất của (have something to lose,) nhưng các ngài đây từ không tới có của lớn như núi lại đem tất cả mà cho đi, không mảy may nuối tiếc.  Vậy thì ai là các ngài trên thế gian này?”
 
Các nhà tỷ phú nhìn nhau tự hỏi, “Ai là chúng ta?”
 
Kiến Không
 
Trong Nam Kha ký thuật của Lý Công Tá đời nhà Đường có kể truyện Thuần Vu Phần nằm mộng thấy chàng đến nước Hòe An. Thuần được vua Hòe An cho vào bái yết. Thấy Thuần tướng mạo khôi vĩ nên gả công chúa, cho làm phò mã và đưa ra quận Nam Kha làm quan Thái thú, cai trị cả một vùng to lớn.   Đương lúc vợ chồng Thuần sống một cuộc vương giả, cực kỳ sung sướng thì bỗng có giặc kéo đến vây quận Nam Kha. Thuần đem quân chống cự. Giặc đông mạnh, Thuần thua chạy. Quân giặc vây thành đánh phá. Công chúa nước Hòe An, vợ của Vu Phần chết trong đám loạn quân. Thuần Vu Phần đem tàn quân về kinh đô tâu lại vua cha. Nhà vua nghi kỵ Thuần đã đầu hàng giặc, nên tước hết phẩm hàm, đuổi về làm thường dân. Thuần oan ức vừa tủi nhục, khóc lóc bi thương... Vừa lúc ấy thì Thuần chợt tỉnh dậy, thấy mình nằm dưới gốc cây hòe, trên đầu một nhành cây hòe chĩa về phía nam. Cạnh Thuần lại có một ổ kiến lớn. Bầy kiến kéo hàng đàn hàng lũ trèo lên cây hòe.  Cuộc đời công danh, phú quí, giàu sang chỉ là vô thường như một giấc mộng thì ra Thuần làm phò mã kiến trên cây Hòe? 
 
Ôi vợ con ơi đã đâu rồi,
Ôi tình, ôi nghĩa, duyên thế thôi.
Ngày nào hạnh phúc nghe con nói,
Trước ngõ, phòng the vợ đón chờ.
Đập cổ kính mong tìm thấy bóng,
Xếp tàn y ủ chút hương thừa.
Cô đơn muốn dứt càng vướng bận,
Đau khổ theo hoài vẫn chẳng thôi.
 
(Lê Huy Trứ đối lại với bài thơ Khóc Bằng Phi của Vua Tự Đức hay Khóc Bằng Cơ của đại thi hào Ôn Như Hầu, tức Nguyễn Gia Thiều)
 
Trong tác phẩm "Cung oán ngâm khúc" của Nguyễn Gia Thiều, có câu: 
 
Giấc Nam Kha khéo bất bình,
Bừng con mắt dậy, thấy mình tay không.
Giấc Hòe ‘Ant’ kiến bất đắc
Tỉnh cơn mơ dậy, thấy mình kiến không.

Ba giai đoạn tham thiền

Ba giai đoạn tham thiền của thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư. Ngài nói : “Trước khi tham thiền thấy núi là núi, thấy sông là sông; khi tham thiền, thấy núi không phải núi, thấy sông không phải sông; sau khi tham thiền, thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông”.
Lời bình, nguồn tin Thường Chiếu, thiền giả qua ba cửa này, tuy được khai ngộ, nhưng hoàn toàn không tu chứng. Ngộ là hiểu, còn tu thuộc chứng, cho nên thiền giả do ngộ mà khởi tu, do tu mà chứng.
 
Theo tôi, sau khi giác thì thấy núi cũng như sông, sông cũng như núi và sau khi ngộ thì không thấy núi lẫn sông.  Có tu, không chứng!
 
 
 

Thiền Hiện Đại 4

Lê Huy Trứ
Bay!
 
Gia đình Pilot đi du lịch trên một máy bay riêng.  Trong lúc máy bay bay thì hai đứa con nhỏ cải nhau: Gió thổi máy bay.  Đứa em không chịu: Máy bay lướt gió.  Người cha vừa lái máy bay vừa phải nghe 2 đứa nhỏ cải cọ mệt quá nên gặt số bay tự động (auto-pilot) trước khi đi restroom.  Ông ta nói với hai con: Tự-động bay! Tự-động Bay! Rồi nhắm mắt vờ ngũ.  Người vợ (co-pilot) vừa mắt nhắm mắt mở, ngủ mơ màng, lo lắng hỏi: Ai bay, Ai bay?  Đứa con lớn chơi với cần lái trã lời:  Máy bay! Máy Bay!  Đứa nhỏ sợ hải ú ớ la: Đừng bay, Đừng bay!
 
(Bài này đối với bài Phướng Rủ.  Bay = Động!)
 
Diều động!
 
Chú điệu này nói:  Gió thổi diều bay!
Chú tiểu kia cải: Không phải thật như vậy, diều nương gió mà bay.
Sư phụ nghe vậy nói: Cả hai [đứa/thứ] ‘diều’ [dìu/dựa] nhau bay.
 
(Tương tự như bài Phướng Động nổi tiếng trong chuyện Lục Tổ nhưng được Việt hóa)
 
Lời Bàn:
 
Dùng phương tiện ‘động cơ bay’ để,
 
Mượn chỉ đưa diều lên khỏi gió
Buông thuyền lúc khách đã sang sông
 
Nếu không thì sẽ khó tự chủ để bị,
 
Gió thổi diều bay vút vút cao
Cánh chim chiều củng dạc lao đao
 
Rồi thì động lòng trần, lạc bướt rong chơi,
 
Không gian gió thoảng đầy vườn vắng
Thoảng gót tiên nga nhẹ gót đào.
 
Tự bơi, tự độ!
 
Có một vị cư sĩ đang chờ đò sang sông, bờ bên kia, nhìn thấy một vị thiền sư đang chèo thuyền ngược dòng. Ngay khi ấy vị cư sĩ dùng thần công sư tử hống, gọi to rằng: “Thiền sư! Độ khắp chúng sinh vô khổ ách! Con xin quá giang một quãng được không?”.
 
Thiền sư nói: “Ta đang ngược dòng chèo khó khăn, không bờ bến để ghé, còn ông ở trên bờ bên ‘kia,’ chờ qua bến bên ‘kia,’ khác đường nhau vậy ông chẳng cần ta độ.”
 
Vị cư sĩ lập tức nhảy ùm xuống giữa dòng sông, nói rằng: “Hiện tại con cũng ở trong dòng sông, con đáng được độ rồi nhé?” Thiền sư: “Ta ở trong dòng sông, ông cũng ở trong cùng một dòng sông, ta chèo thuyền ngược dòng, còn ông đang lội thuận dòng, nhưng không có thuyền.  Trong một khoảng khắc thì không gian cách biệt  – ta sẽ ở giang đầu, ông sẽ ở giang vỷ cùng bơi chèo trong cùng một dòng sông nhưng cho dù có tương cố cũng bất tương kiến.  Cái tương đồng là ông cùng ta điều động (bơi/chèo) nhưng cái tương biệt là ông mệt ông có thể chìm còn ta mệt thì ta để cho thuyền trôi ‘ngược dòng’ (ngược lại với dòng mà thiền sư đang chèo, ngược dòng.)
 
Do đó, chẳng phải là ta có khả năng độ ai mà là do thuyền độ ta. Ông hãy tự độ, chẳng cần nhờ đến ta, hãy tự tin mau mau lội băng sông mà vượt qua bờ bên kia nhé.”
 
Lời bình:
 
Tu tại chùa là chèo ngược dòng, khó mà dễ.  Ngược gió thì cuốn buồm hay thuận buồm xuôi gió.  Tu tại gia, tại chợ là bơi băng dòng, khó hơn.  Sống đời bình thường là lội thuận dòng, dễ mà khó bình thường. 
 
(Mượn ý Phật nhưng không đồng ma thuyết.)

 
Thiền Hiện Đại 5
Sưu Tầm & Lời Bàn của Lê Huy Trứ
Tâm bình thường của Thích Chúc Hội
 
(Câu Chuyện Nhà Thiền, Source: Chùa Đông Hưng [Buddhist Education Center])
 
Trong chùa không có cá Chi tiết
Viết bởi Thích Chúc Hội
Hồi nhỏ, ngày tôi đi xuất gia,  chị ba tôi tiễn tôi trong nước mắt:
- Mày đi tu, ở trong chùa không có cá cho mày ăn đâu!’
Chị nói thế nhằm ‘thuyết phục’ [tôi] quay trở lại nhà. Nhưng tôi trả lời một cách khẳng khái:
- ‘Kệ, không có cá cũng không sao’.
Miệng thì nói vậy, nhưng  trong lòng đã có ‘chủ trương’ rồi: ‘nhà mình gần ruộng đồng, dễ dàng bắt cá ăn, còn chùa thì ở ngoài thị xã nên không bắt cá được, nhưng mình có thể đi mua mà.’ Vì tôi nhớ không lầm, mình được một lần theo mẹ đi chợ ở ngoài thị xã, chợ đó lớn và bán nhiều đồ lắm, lo gì không có cá.
Và thực tế, đúng như lời của chị tôi: ở chùa không có cá để ăn.  Còn tôi thì, 'không có cá cũng không sao'.
Lời Bàn: 
Ăn có,
Cá không!
 
Xin sửa lại lời vái
Chi tiết
Viết bởi Thích Chúc Hội
Không muốn thành Phật
Đây là một mẩu chuyện thật của tôi:
Cách đây hơn 20 năm, ngày đầu tiên tôi vào chùa chuẩn bị xuất gia, tôi thấy trên chánh điện chùa tôi có nhiều tượng Phật , Bồ tát và hộ pháp tạc bằng gỗ rất linh động, tượng phật Bổn sư chính giữa là to lớn hơn cả. Tượng này to hơn người thật. Tôi đăc biệt chú ý tượng này, nên mới hỏi một chú tiểu khác lớn hơn tôi 2 tuổi và tu lâu hơn tôi mấy năm (chính là chị ruột tôi): “tượng Phật đó là ai vậy chị? chị tôi trả lời: “tượng Phật đó là do người ta tu thành và biến thành tượng luôn”. Và, tôi đã tin điều này.
Sáng hôm sau, tôi được sư trụ trì hướng dẫn lên chánh điện làm lễ phát nguyện xuất gia. Tôi được Người dạy phải nói theo những lời nguyện này: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, con tên LMT, xin được xuất gia tu học với Pháp danh là Chúc Hội. Con là đệ tử đức Phật Thích Ca. Con nguyện tu hành tinh tấn, để mai mốt con thành Phật”. Lời phát nguyện của tôi rất mộc mạc và ngắn và gọn như vậy. Trong lời phát nguyện đó, tôi đặc biệt thích câu: “Con là đệ tử đức Phật Thích Ca".
Sau cuộc lễ kết thúc, tôi vẫn ghi nhớ những lời phát nguyện vừa rồi. Ngẫm đi ngẫm lại, đầu óc thơ dại  của tôi bỗng “phát hiện” ra một ý nhỏ xem chừng không ổn. Vì vậy, đến trưa hôm ấy, tôi len lén lên chánh điện quỳ trước Phật để xin “điều chỉnh lại”: lời phát nguyện hồi sáng: Con xin thưa với đức Phật, làm đệ tử đức Phật Thích Ca thì con chịu, nhưng xin đừng cho con thành Phật !” Vì tôi nghĩ, nếu mình thành Phật rồi trở thành bức tượng ngồi hoài mỏi lưng và rất buồn chán.
Bây giờ thì, tôi không sợ mình biến thành tượng gỗ, vì tôi chưa thành Phật.
Virginia Beach, USA Hè năm 2010
Thích Chúc Hội
 
 Thiền Hiện Đại 6
 
Lê Huy Trứ & những tác giả khác
 
Vô Học (Wu, Mu,không)
Có vài người ‘gắn’ cho tôi là Học Giả.  Thoáng nghe qua tương đối tạm đúng như vậy, tôi Không Học Thiệt hay Học Không Thiệt.  Nhưng tôi [đang] Vô Học thì gần đúng hơn vì tôi có thể [chưa] Không Học Vô hay [đã] Học Không Vô.
Lê Huy Trứ
 
Chớ coi thường!
Một hôm có bác Phật tử nọ đến chùa để viếng Hòa thượng Trí Tịnh. Vừa gặp Hòa thượng, trước  thay vì hỏi đạo thì  bác này lại phàn nàn về việc mấy chú tiểu không giữ oai nghi, chạy giỡn trong chùa … (Trước khi vào thất riêng của Hòa thượng, bác đã gặp cảnh này).
 
Nghe xong, Hòa thượng nói để Ngài dạy bảo mấy chú. Đến khi người khách chào Hòa thượng ra về thì Ngài hỏi:
 
- À mà cô đã ăn chay trường được chưa?
- Dạ, con tập hoài mà ăn chưa được, thưa thầy. Bác Phật tử dè dặt trả lời.
- Ừ thôi cố gắng lên, chứ mấy chú tiểu khi nãy cô “mắng vốn” đó, đều ăn chay trường hết đó!
 
Lời bàn:
 
Đức Phật dạy đừng coi thường con rắn độc nhỏ, vị thái tử nhỏ và chú tiểu nhỏ … chắc là cũng ý nghĩa này!
 
Pháp Trung
 
(dựa theo lời kể lại của HT. Thông Nhiệm, khi ngài còn sinh tiền)
 
 
Đọc “nuốt” chữ
 
Chi tiết
Viết bởi Thích Chúc Hội
Ni sư Như Thiện (1920-2009) Viện chủa Chùa Phước An, Sa đéc thường làm lễ quy y Tam Bảo cho những đứa trẻ trong xóm nhằm gieo duyên Phật pháp cho chúng.
Buổi lễ này luôn diễn ra chánh điện; tuy nhiên, đến những thời gian Ni sư tuổi cao sức yếu lâm bệnh, Ni sư làm lễ quy y tại phòng mình.
Một ngày nọ (năm 2009), có một cô bé vào thăm Ni sư,vì vị này nghe tin Ni sư bị té ngã. Ni sư cũng làm lễ quy y tại chỗ cho cô này. Ban đầu, còn sức nên đặt tay trên đầu cô bé để truyền thọ Tam quy ngũ giới, nhưng một hồi thì cánh tay đã mỏi nên phải …nắm tóc cô ta. Nắm một hồi cũng mỏi, nên buông luôn.
- Quy y Phật [không] đọa địa ngục
(chữ ‘không’ chẳng nghe được vì Ni sư đọc nhanh và phần vì mệt)
- Quy y Pháp [không] đọa ngạ quỷ
- Quy y Tăng[không] đọa súc sanh.
Và cũng vậy, khi truyền ngũ giới:
- Thứ nhất [không] sát sanh
- Thứ hai [không] trộm cắp
- Thứ ba [không] tà dâm
- Thứ tứ [không] nói dối
- Thứ năm [không] uống ruợu.
(Theo lời kể của Sc Chúc Hiền, thị giả của Ni sư)
 
 
Tỉnh ngủ!
Viết bởi Thích Chúc Hội
 
Chi tiết
Cách đây hơn 30 năm, tại một buổi học giáo lý căn bản tại Chùa Phước Huệ (Sa đéc). Một hôm nọ, đến giờ học Phật pháp, vị giáo thọ hỏi một Ni sinh:
- Ngũ ấm là gì?.
Vị Ni sinh này đang mơ màng, bỗng nghe giáo thọ hỏi bất chợt nên tỏ ra rất lúng, hơn nữa vì mới xuất gia chưa thuộc rành pháp số nên đánh liều trả lời:
- Bạch Thầy, ngủ ấm (thanh hỏi) là người ta nằm ngủ và đắp mền cho nó ấm.
Câu trả lời ‘lạc đề’ này khiến cả lớp học đều không nhịn cười được,và nó cũng làm cho mấy cô bạn đang ‘gật gù’ phải…tỉnh ngủ.
(Chuyện này có thật , theo lời kể của Sư cô Như Hạnh ở Sa Đéc)
Trị đúng bịnh
Hồi Hòa Thượng Thích Trí Tịnh còn ở Vũng Tàu, một hôm, Ngài tiếp một chú Phật tử tại phòng khách,  trong khi các chú Sa di đang công phu chiều  trên chánh điện, vang rền tiếng mõ hồi chuông.
Ông khách quở:
Thời buổi này mà còn ngồi đó ê a đọc tụng, câu nệ vào hình tướng thì bao giờ mới giải thoát ?!
HT. Trí Tịnh (bình tĩnh đáp lời vị này với chút khôi hài):
Mấy chú ê a trên chánh điện, còn hơn mình ngồi đây tán dóc !
(Theo lời kể của Hòa Thượng Thích Thông Nhiệm, cố trụ trì Tổ đình Đông Hưng)
Lời bàn:
Nhiều khi chỉ luôn nói về lí “không” nhưng chưa hề thực hành và thực chứng được chút gì của pháp Phật cả. Thà rằng, bước từng bước vững chắc mà còn mong có ngày giải thoát. Đúng là:
“Đầu mồm nói suốt trăm phần diệu
Dưới gót không li một điểm trần”
Pháp Trung
Không Có Câu Hỏi Nào Nữa
Một Bác Sĩ Tâm Thần (Psychologist) hỏi một ‘bệnh nhân’ trông có vẽ như là một hiền triết, một Phật Tử, một câu hỏi nghề nghiệp, "Chính xác là ngài nói:  Ngài đã giúp đỡ chúng tôi, những nhà có bằng chuyên môn hành nghề chữa bệnh tâm thần, như thế nào?"
Vị hiền triết trả lời: "Tôi dẫn họ đến chỗ không thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào nữa.”
Lê Huy Trứ phóng tác
Source: Unknown
 
Thiền Hiện Đại 7
 
Lê Huy Trứ
 
Mượn thân tứ đại làm tọa cụ
 
Một Thiền Sư đến thăm một Thiện Tri Thức vô danh trong lúc vị cư sĩ đó đang ngồi tịnh tâm trên tọa cụ (bồ đoàn.)
 
An tâm trên tọa cụ,
Phóng thí không lay động.
 
 
Cư sĩ đứng dậy, bướt ra khỏi bồ đoàn, vui vẻ chào hỏi:  Ngọn gió nào thổi ngài sang sông? Xin mời ngài ngồi xuống, chỉ tọa cụ.
 
Một nụ cười từ bi nở trên môi, Thiền sư đáp:
 
- Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có. Vậy ngài lấy chi để mời an tọa? 
 
Cư sĩ vui vẻ trã lời: Ngài đã là tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có thì cần có gì để hỏi câu an trụ?
 
Cư sĩ nói tiếp: Khi kẻ hèn đứng lên đón tiếp Ngài là đã bước khỏi cái tọa cụ đó rồi tại sao Ngài vẫn còn ‘canh cánh,’ ưng cái sở trụ đó trong lòng?
*
Phóng tác từ Tô Đông Pha và Phật Ấn trong chuyện dưới đây:
 
Khi Tô Ðông Pha đến non Vân, sư Phật Ấn còn đang ngồi tịnh trong phương trượng, nghe thị giả thưa:
 
-"Có quan Hàn Lâm học sĩ đến"
 
Sư vui vẻ chào hỏi và mời khách ngồi. Sau khi đáp lễ xong, Tô Ðông Pha liền mở lời vấn nạn:
 
- Bạch Hòa Thượng! Xin cho tôi hỏi một câu:
 
- Vâng, tôi cũng xin tùy chỗ hiểu biết để hầu chuyện cùng ngài.
 
- Bạch, tôi muốn mượn thân tứ đại của Hòa Thượng làm tòa ngồi, có được chăng?
 
Một nụ cười nở trên môi, Phật Ấn thiền sư đáp:
 
- Nếu bần đạo trả lời không suông, xin theo tôn ý, bằng trái lại, ngài sẽ tính thế nào?
 
- Tôi xin đem chiếc đai ngọc, một vật quí của vua ban cho, để đáp tạ Hòa Thượng.
 
- Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, vậy ngài lấy chi làm tòa ngồi.
 
Tô Ðông Pha sửng sốt hồi lâu, không trả lời được, đành phải mở đai ngọc giao cho Phật Ấn thiền sư. Sư thâu nhận, rồi bảo thị giả vào trong đem chiếc áo bá nạp ra tặng cho quan Hàn Lâm học sĩ. Tô Ðông Pha gắng gượng tiếp lấy và làm bài kệ trình lên rằng:
 
Căn tối đành ngơ trước máy thần
Nặng vì thân bịnh vướng đai cân!
Muốn khuyên khất thực nhà ca kỹ?
Nên mới nhường cho áo núi Vân.
 
Lời Bàn:
 
Cái nước cờ ba que, mách qué, xỏ lá của Tô Đông Pha đã tự đưa mình vào thế cờ bí.  Vì ông ta chưa chiếu kiến ngũ uẩn giai không nên vẫn lầm tưởng cái tọa cụ là thật, hữu thường.  Mượn cái giai không, vô thường để an tọa cái hữu thường là tự đưa mình vào ngỏ bí của công án.  Nhưng nếu hiểu được cái lý - lấy Không để vào Không như câu chuyện của Lý Vạn Quyển, cả ngàn cuốn sách chứa trong não.  Tương tự như trong kinh: Lấy núi Tu Di bỏ vào lỗ chân lông, mượn ảo vào ảo,  không tăng không giảm, thì cái công án thiền này sẽ sáng tỏ như trăng rằm.
 
Phóng Thí
 
Bài kệ của Tô Đông Pha đã được người đời cho là rung động xưa nay:
 
Cúi lạy Thiên trung Thiên
Hào quang chiếu đại thiên
Tám gió không lay động
Ngồi vững đài Kim Liên.
 
Lời Bàn:
 
Bài thơ này bị Sư Phật Ấn cho là “phóng thí” (rắm rít, thối địt) cũng là quá đúng vì Tô Đông Pha không có kiến thức khoa học chứ đừng nói chi đến trí tuệ Phật.  Cái bát phong cà chớn đó của con người làm sao lay động được vũ trụ (Thiên trung Thiên,) ngăn được hào quang chiếu đại thiên (Quang Minh Tạng)?
 
Bài kệ trên thoáng nghe rất ổn diệu nhưng phân tách ra thì bất ổn, vô diệu. Thiên trung Thiên chỉ cho Phật là bậc bi trí dũng, hào quang là ánh sáng, chân hỏa tam muội, phát xuất từ tự tánh của Phật. Một ngàn thái dương hệ là 1 tiểu thiên thế giới, 1.000 tiểu thiên thế giới là 1 đại thiên thế giới. Tám gió của phàm phu tục tử là 8 thứ gió từ hoàn cảnh (cảnh phong): Lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc (lợi lộc, suy hao, hạ thấp, đề cao, khen, chê, khổ, vui.)  Trước định lực của vũ trụ (Tri Kiến Phật,) 8 thứ gió thúi địt này  làm sao lay động được vũ trụ?  Hơn nữa, vũ trụ vẫn ngồi sừng sững, sở trụ trên tòa sen báu nào?   
 
Tới đây mới thấy được cái trí huệ siêu phàm, vượt không gian lẫn thời gian, của Đại Sư Phật Ấn.  Đọc xong cái ‘kẹ’ đao to búa lớn của Tô Đông Pha, ngài phán:  Thằng địt thối mau mau đáo bỉ ngạn để ta chỉ điểm cho.  Quả thật đúng như vậy:  Tám gió thổi chưa kịp lay, cức chó đã hối hả vượt sông.
 
Tô Đông Pha Lắm Lời
 
Tiếng khe, như tiếng quảng trường thiệt
Sắc núi, đúng màu thanh tịnh thân
Đêm lại tám muôn bốn ngàn kệ
Sáng ra làm sao nói với người?
 
Bài thất ngôn tứ tuyệt trên đây là của Tô Đông Pha sáng tác khi ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm. Bài kệ của ông ta hai câu mở đầu, mới xem qua thật kinh người. Nếu không phải là tác gia tông hạ thì khẩu khí của ông ta không quá khoát đại được như vậy, ngay cả Thượng Trúc Trí Viên Chứng Ngộ Pháp sư còn bị gạt nữa là. Một hôm Chứng Ngộ đến tham yết Hộ Quốc Thử Am Nguyên Thiền sư, hai bên bàn luận suốt đêm. Chứng Ngộ đưa ra bài Túc Đông Lâm Kệ của Tô Đông Pha và khen : "Cũng không dễ gì [đạt] đến được chỗ đó!"
 
Thử Am nói : Đường còn chưa biết, nói gì chuyện đến ?
 
Chứng Ngộ nói : "Tiếng khe như tiếng quảng trường thiệt, sắc núi đúng màu thanh tịnh thân;" nếu không đến được chỗ ấy thì làm sao dám thốt ra như thế ?
 
Thử Am nói : Chỉ là bọn ngoài cửa thôi !
 
Chứng Ngộ nói : Xin Hòa thượng từ bi nói toạt ra thử ?
 
Thử Am nói : Có thể từ chỗ tình thái mạnh mẽ đó mà rình bắt được, nếu rình bắt được ông ta rồi thì sẽ biết bổn mạng nguơn thần [bản lai diện mục] của ông ấy rơi vào đâu.
 
Chứng Ngộ nghe nói thế hoang mang, cả đêm suy nghĩ mãi, không tài nào ngủ được, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ, như cất đi gánh nặng ‘đại nghi,’ làm bài kệ :
 
Cư sĩ Đông Pha thật lắm lời
Thanh sắc tầm thường muốn ví thân
Khe nếu là thanh, núi là sắc
Núi không, nước cạn khéo trêu [Ta.]
 
 
 
Tôi xin tạm đối :
 
 
 
Thiền Sư Chứng Ngộ không ‘nhắm’ đường,
Thanh sắc tầm thường không ngã thân.
Đêm thức tám vạn tư mặc kệ,
Sáng ra không một tiếng oán Thân.
 
(Lê Huy Trứ)
 
Làm kệ xong Chứng Ngộ lật đật đem cả hai bài kệ cho Thử Am xem. Thử Am xem xong bảo, "Trước đây những gì ông nói đều là của bọn ngoài cửa. Trừ thằng Trứ nó không trong, không ngoài."  Chứng Ngộ bèn lễ tạ chờ đêm tới thức trắng mắt ra cho cái công án mới.
 
 
Lời Bàn:
 
Đổ thừa cho Tô Đông Pha lắm lời thì cũng hơi oan cho Tô Đông Pha vì ông ta chỉ là một nhà học giả, chưa phải là cư sĩ, có tới 7 vợ xinh đẹp nên ông ta còn thấy sắc là sắc, khe là khe, núi là núi, rừng lá xum xê, đồi núi lên xuống chập chùng, có chi là kinh người, khoát lát hay lừa gạt ai?  Chỉ có Thượng Trúc Trí Viên Chứng Ngộ Pháp Sư, méo mó Phật Pháp mới ‘dại nghi’ nhưng cũng nhờ vậy sau một đêm thức trắng mắt mới hiểu và ngộ được chính mình quán âm thấy sắc là sắc, thanh là thanh, khe là khe, núi là núi.  Vì Chứng Ngộ chưa bao giờ luyến ái nên không biết được cái sở trụ của ái dục.  Ngược lại, Tô Đông Pha ái dục có thừa cho nên thấy ái là ái, dục là dục, sắc là sắc nhưng chưa ngộ được ngũ uẩn giai không vì vậy mà phải mượn nhầm ‘cái ngũ uẩn để an tọa.’  Tô Đông Pha luôn ‘thua’ Thiền Sư Phật Ấn vì Tô không được như Duy Ma Cật và Phật Ấn không phải là một thiền sư kém trí tuệ.  Tô Đông Pha là quan lớn trong triều, danh cao trọng vọng, kiến thức cao kỳ, đối luận của ông và Phật Ấn không phải hơn thua tầm thường của những kẻ phàm phu mà là một rừng công án cao siêu, viên diệu cho hậu thế.
 
Tô Đông Pha không có lên đường, thì làm gì có từ đâu mà tới?  Mà không đi, không đến thì làm gì có chuyện vô quan (qua cửa vô)?  Mà ai trong Phật Giáo là đấng không đến không đi?  Thấy tương tự như vậy nhưng không phải như vậy.  Một bên, không đi mà đến.  Một bên, đi nhưng không bao giờ đến.
 
Đó cũng là lý do, Thử Am bảo Thượng Trúc Trí Viên Chứng Ngộ Pháp sư: "Trước đây những gì ông nói đều là của bọn ngoài cửa."  Rỏ nghĩa hơn:  Chính ông mới là bọn ngoài cửa.  Đường (đạo) còn chưa biết, mong gì tới (đạt)?  Nhưng muốn tìm ra đường thì phải tự mình thắp đuốt mà đi.  “Bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ” đến chưa?  Thấy vô môn quan chưa? Vào chưa?  Hay vẫn ở ngoài mà đại nghi? Tổ dạy:  Kẻ đại nghi sẽ đại ngộ là ý như vậy.


 
Thiền Hiện Đại 8
Lê Huy Trứ
 
 
 
Binh cửa nào đây?
 
Có một người mắc bệnh tứ đổ tường, 4 thứ đổ tường...nhà, mê cờ bạc; nghiện rượu chè, ái trai gái; ghiền hút sách.  Sau đó rất đau khổ tìm tới danh sư nghe pháp.  Khi gặp Tổ hiện đại, người đó thưa:
 
-          Bạch Hòa Thượng! con nghiệp chướng nặng nề nên phải mang tật xấu nan y xin hòa thượng dạy con phương pháp sám hối và phương pháp chữa trị.
 
Tổ hiện đại cũng bắt chước học dùng toa thuốc của Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tuệ Khả và Tăng Xán khi xưa nên nhìn thẳng vào mặt người đó mà nói rằng:

- Đem tội nghiệp của tứ đổ tường ra, Ta sẽ ‘binh’ [xập sám] dùm cho.

Người đó quay lại tìm ‘bốn cái tứ đại đổ tường’ đó nhưng tìm mãi mà không biết cái phần tội nghiệt nào của tứ đổ tường để ‘thùng thủ hay cù lũ dương’ nên thưa:

- Bạch Hòa thượng! Con tìm ra nó nhưng không biết cái nửa nào thầy muốn ‘binh’ dùm?
- Nửa cờ hay nữa bạc? nửa rượu hay nửa chè?  Nửa trai hay nửa gái?  Nửa hút hay nửa sách?

Hòa Thượng Tổ Sư bảo:

- Ta đã
‘thủ’ cái nửa bên ‘tê’ xuống cho ngươi rồi đó.  Còn cái nửa còn lại bên ‘nớ’ ngươi tự mình mà ‘dương’ lên.
 
Chuyện trên, tôi phóng tác theo chuyện Tăng Xán và Huệ Khả:  Ngày xưa ngài Tăng Xán bị bệnh cùi rất đau khổ nghe danh Tổ Huệ Khả nên đến nghe pháp. Khi gặp Tổ thì ngài thưa:
 
- Bạch Hòa Thượng! con nghiệp chướng nặng nề nên phải mang bệnh nan y xin Hòa thượng dạy con phương pháp sám hối.

Tổ Huệ Khả cũng dùng thuật của Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi xưa nên nhìn thẳng vào mặt Tăng Xán mà nói rằng:

- Đem tội nghiệp ra, Ta sẽ sám cho.

Ngài Tăng Xán quay lại tìm nhưng tìm mãi mà không thấy tội nghiệp ở đâu nên thưa:

- Bạch Hòa thượng! Con tìm tội không được.

Tổ Huệ Khả bảo:

- Ta đã sám hối cho ngươi rồi đó.
 
Lời ‘Bường:’
 
Ngài Tăng Xán quay lại tìm tội nghiệp của mình mà lúc đó ngài cho là cùi thật, nhưng càng tìm thì càng không thấy tâm dạng của nó ở đâu. Vì ngài thấy tội nghiệp là thật mới sanh ra bệnh cùi bây giờ tìm thì lại không thấy nó nữa. Như vậy tội nghiệp có hay không? Nếu không thì làm sao lại mang bệnh còn nếu có thì nó ở đâu? Khi ngài Tăng Xán tìm mà không thấy tội nghiệp thì tội nghiệp nay biến thành không... cùi mà lở. Một khi tội nghiệp đã không thì hiện tượng quả báo đang chịu đó làm sao có thật? Vì thế cái gốc của tội nghiệp vốn không thì tất cả tướng tội nghiệp cũng theo đó mà tiêu diệt hết. Khi hiểu được cùi không sợ lở, ngài Tăng Xán từ từ tan biến bệnh cùi (?) và về sau ‘lở’ thành Tổ thứ ba của Trung Quốc. 
 
Hừm!  Phóng thí!  Phóng Thí!  Có thể Tăng Xán ở dơ bị ghẻ Tàu nên lở lói chứ không phải cùi nhưng thần hồn nát thần tính tìm thầy chùa xin chữa bệnh tưởng.  Gặp ngay chóc tổ khùng Huệ Khả đã từng chặt tay hủy hoại thân thể vì đã quá điên cuồng với Phật Pháp.  Tăng Xán hết bệnh cùi nhờ phước chủ may thầy rồi thì sau đó tổ khùng Huệ Khả truyền tâm ấn cho tổ cùi, Tăng Xán.  Tổ trác!  Tổ trát!
 
Hiện nay, chỉ có phương thuốc Tử mới chữa được bệnh ung thư (cancer.) Khi hiểu được như vậy thì bệnh ung thư (cancer) bây giờ nó sẽ đột nhiên tan biến vì tất cả các bệnh điều là không có thật sau khi chết.  

Vơi Đầy!
 
Phóng tác theo chuyện thiền của Nhật Bản “Empty your cup.”
 
Có một người mê tứ đổ tường, tìm tới danh sư, trước khi đi tu người bạn thân hồi xưa, để hàn huyên và nghe pháp.  Khi sư đang rót trà mời bạn củ, người đó khoát tay nói, cái thứ nước chè nhạt thết đó không bằng rượu XO pha cao hổ cốt thượng hạng.  Sư từ tốn đáp, ở chùa chỉ có ‘cờ, chè, trai và sách’ chứ không có rượu ngon để đải bạn hiền.  Người bạn không thèm chú ý, tiếp tục huyên thuyên:
 
-          Bạch thầy, ‘tao’ vừa đem theo mấy con bồ đi Casino đánh bạc, chơi bời ăn nhậu, hút sách, trác táng thâu đêm chứ đâu có phải tới chùa để chơi cờ tướng, uống chè rẻ tiền, ăn trường trai, đọc kinh sách chán phèo với ‘mầy.’  Rồi anh ta xuống giọng, sau khi nhìn trước nhìn sau, cái thứ tứ đổ tường đó lúc trước mầy dạy tao nhưng tao bị lạm nặng còn làm sao mà mầy bỏ cái rụp, vô chùa tu tỉnh bơ quá dzể dzàng dzậy?  Mầy có thể chỉ cho tao được không?  Hắn lỗ mãng tru tréo: Đéo mịa, đừng làm bộ pha trà, cố tình đổ tùm lum ra khỏi chén rồi dạy tao bài học vơi đầy của Nhật, xưa rồi Tám.
 
Sư nổi sân, xắng tăng bào, định đại khai sát giới nhưng dằn lại được, vội ngừng châm trà, nhỏ giọng nói:
 
-          Tao trước khi đi tu là đại ca của mầy.  Tao đi guốt trong bụng mầy từ lâu, biết mầy tới thăm tao để phá thanh tịnh, dụ tao hạ sơn, gở gạt cứu mầy.
-          Nhưng bần đạo đã bỏ đao xuống tự nguyện làm thầy chùa, con có chịu từ bỏ tứ đổ tường, cờ bạc-rượu chè-trai gái-hút sách, trước khi học Phật Pháp ‘Không?’ Không vơi trước thì làm sao mà Có đầy được?  Muốn có Không thì phải bỏ cái Có (empty) trước đã.  Muốn không tứ đổ tường thì phải có tứ đổ tường để Không tứ đổ tường.  Rõ hơn, con người không bao giờ có tứ đổ tường; muốn bỏ tứ đổ tường thì phải có tứ đổ tường trước đã như tao đã làm.  Không từ Có; Có từ Không!  Như có, như không!
 
Người bạn trầm ngâm:
 
-          Dạ, con xin kính cẩn chịu nghe thầy nhưng phải vơi cái nào trước để đổ cái nào đầy sau?
-          Vơi cái cờ, chè, gái, sách để đổ đầy cái hút, trai, rượu, bạc?
-          Hay vơi cái bạc, rượu, trai, hút để đổ đầy cái sách, gái, chè, cờ?
 
Sư: OHM!
 
Nhị Nguyên (Dualism) và Bất Nhị (Non-Dualism)
 
Người học Phật thường nghe ‘giẻng,’ “Thân không thật, hành động không thật và tội nghiệp cũng không thật nhưng không phải là không Có, tất cả chỉ là hiện tượng duyên sinh nên không thật Có. Vì thế tội nghiệp tuy không thật mà chẳng mất.”  (Thuyết Nhị Nguyên và Chân Lý Nhất Như, Lê Sỹ Minh Tùng)
 
Ví như ta nằm mộng, tuy mộng không phải thật nhưng có mộng.  Bình thường, thật là tỉnh (thức;) mộng là mơ (mê!) Hay, thật không là mộng; mộng không là thật.  Hơi kém tế nhị thực tế, thật hay mộng; mộng hay thật?  Trở lại tế nhị, mộng là mộng; thật là thật.  Bình thường thì thật là chính; ngụy là giả.  Với Tâm bất nhị: Không thật không giả, không ngụy không chính!
 
Trong bài Thuyết Nhị Nguyên và Chân Lý Nhất Như, Lê Sỹ Minh Tùng viết tiếp: Chúng ta thường hay có thói quen là nghĩ rằng nghiệp dẫn dắt chúng sinh đi trong sanh tử luân hồi. Vì thế nghiệp chính là cái đã trói buộc mình. Nhưng nghiệp có thật không? Nếu nghiệp là thật thì chúng ta đã tìm thấy, nhưng có ai thấy được nghiệp của mình đâu? Như thế thì nghiệp không thật nên tìm không thấy. Nếu nghiệp không thật thì làm sao dám kết luận là nghiệp trói buộc mình. Do đó khi biết nghiệp không thật nên hết trói buộc tức là giải thoát. Nói một cách khác là nếu con người làm chủ được mình có nghĩa là không còn chạy theo thói hư tất xấu mà cái gốc của nó là suy nghĩ, phân biệt, đối đãi để có cơ hội tạo nghiệp thì nghiệp đâu còn tức là chúng ta được giải thoát vậy.
 
Theo tôi, nếu ngã không thật (không có ngã, vô ngã) thì cái gì trói buộc được vô ngã?  Cái gì là bản lai diện mục của ta đi đầu thai và lọt lại vào vòng luân hồi?  Khi không có ngã thì cái gì luân hồi, sanh tử, nhân duyên và nghiệp quả?  Nếu chúng sinh lẫn vũ trụ là ảo thì cái ảo nào có thể trói buộc được cái ảo nào? 
 
Ví như câu chuyện ngài Đạo Tín lúc ấy mới mười bốn tuổi tìm tới gặp Tổ Tăng Xán mà thưa rằng:

- Kính bạch Hòa thượng! xin Hòa thượng dạy cho con pháp môn giải thoát.

Tổ Tăng Xán bảo:

- Ai trói buộc ngươi?

- Không ai trói buộc con.

Tổ bảo:

- Không ai trói buộc thì cầu giải thoát để làm gì?

 
Tóm lại, khi không giữ chánh niệm thì tà niệm khởi, nghiệp chướng tới rồi thì phiền não khởi vì thế khi biết rằng nghiệp tánh bổn không tức là thân không thật, hành động do thân tác tạo cũng không thật thì dĩ nhiên nghiệp báo cũng là hư ảo. Mà nghiệp không thật thì còn cái gì trói buộc, làm khổ chúng ta?  Không thấy tội nghiệp tức là không chạy theo ngoại cảnh, vọng trần mà sống với tánh giác, bản lai diện mục, tâm lòng bồ đề của mình tức là buông xả hết tập tục, nhân quả và duyên nghiệp tạo nên căn vô minh gây ra nghiệp khổ đau thì nghiệp chướng sẽ tiêu tan.
 
Hộ Quốc Thử Am Nguyên Thiền Sư lắm đường
 
Một hôm, Chứng Ngộ đến tham yết Hộ Quốc Thử Am Nguyên Thiền sư, hai bên bàn luận suốt đêm.  Chứng Ngộ đưa ra bài Túc Đông Lâm Kệ của Tô Đông Pha sáng tác khi tác giả ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm và khen, hai câu mở đầu mới xem qua thật kinh người.  Tác gia tông hạ với khẩu khí quá khoát đại mới đạt được đến chỗ đó.
 
Tiếng khe, như tiếng quảng trường thiệt,
Sắc núi, đúng màu thanh tịnh thân.
 
(Tô Đông Pha)
 
Tôi xin xướng họa,
 
Nước Khe, âm không quảng trường thiệt,
Thâm sơn, không sắc thanh tịnh tâm.
 
(Lê Huy Trứ)
 
 
Hình như Thử Am nói như ri: Đường còn chưa biết [ngọt,] nói gì đến chuyện [cát bùi.]
 
Thử Am nói : Có thể từ chỗ tình thái mạnh mẽ đó mà rình bắt được, nếu rình bắt được ông ta rồi thì sẽ biết bổn mạng nguơn thần của ông ấy rơi vào đâu.
 
Thử Am kết luận: Chỉ là bọn ngoài cửa [ngoại đạo, THL] thôi!
 
Có thể Thử Am muốn biết và nghĩ mình có tâm thái mạnh mẽ, có thể rình bắt được cái Phật Tánh, cái bản lai diện mục, của Tô Đông Pha rơi vào ngoài cửa hay rơi vào trong cửa của vô môn quan?
 
Chứng Ngộ nghe nói thế hoang mang, cả đêm suy nghĩ mãi, không tài nào ngủ được, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông hoát nhiên đại ngộ, như cất đi gánh nặng ‘đại nghi,’ làm bài kệ :
 
Cư sĩ Đông Pha thật lắm lời
Thanh sắc tầm thường muốn ví thân
Khe nếu là thanh, núi là sắc
Núi không, nước cạn khéo trêu thân.
 
Tôi cũng suốt đêm không ngủ được nghe ‘tiếng chuông Linh Mụ, thèm canh gà Thọ Xương,’ vội bừng tỉnh dậy, bèn tỉnh ngộ nên ra bài tạm đối ‘kẹ,’
 
Cư sĩ Đông Pha không lắm chữ,
Thanh sắc vô thường vô ngã thân.
Đêm thức tám vạn tư mặc kệ,
Sắc núi, khe sanh không động Tâm.
 
(Lê Huy Trứ)
 
Có thể Tô Đông Pha đã ‘Chứng Ngộ’ khi sáng tác bài Túc Đông Lâm Kệ sau khi tác giả ngủ lại đêm ở chùa Đông Lâm, bất giác trời sáng, bỗng nghe tiếng chuông Đông Lâm hoát nhiên đại ngộ, dù lòng chưa bao giờ ‘đại nghi?’   Làm kệ xong, Tô Đông Pha cũng không lật đật như Chứng Ngộ vội vàn đem bài kệ điểm tâm này để bàn luận với Phật Ấn trong bữa sáng điểm tâm, uống trà.  Chỉ có Chứng Ngộ lắm chuyện, tự tâng bốc cái kệ điểm tâm của Tô Đông Pha lên tới trời cao xanh thẫm sau khi Chứng Ngộ đại nghi suốt đêm, tỉnh giấc và đại ngộ bởi tiếng ‘chum’ của chùa Đông Lâm.
 
Chứng Ngộ lại đọc bài kệ này cho Thử Am.  Thử Am lắm lời, "Trước đây những gì ông nói đều là của bọn ngoài cửa."  Nếu những gì Chứng Ngộ nói nếu là ngoài cửa hay trong cửa thiền thì cũng như hai mặt, trong ngoài của một cửa quan.  Hơn nữa, Tô Đông Pha viết kệ chứ chưa nói một lời nhị nguyên, trong ngoài.  Hơn nữa, vô môn đạo quan có cửa đâu mà phân biệt trong ngoài, cao thấp, hay dở, thanh sắc, có không lắm lời?  Thử Am vẫn còn phân biệt nhị nguyên, nhìn ra ngoài để thấy tất cả bổn mạng nguơn thần của những người ngoại đạo rơi ở ngoài cửa, còn Chứng Ngộ nhìn vào trong Thử Am để hỏi Pháp cũng là nhìn ngoài tâm mình để cầu Pháp ngoại nhân từ Thử Am.  Chỉ có Tô Đông Pha lần này không đại nghi mà vô tình đại ngộ.  Bài kệ của ông nghè Tô Đông Pha là một bài kệ hay nhưng nó chỉ chấn động Chứng Ngộ và những kẻ ‘nịnh kẻ có tiền, sợ kẻ có quyền’ chứ chưa phải là tuyệt tác, bất tiền khoáng hậu vì chưa đạt tới bất nhị.  Không ngờ lần này Quan Hàn Lâm đại học sĩ,  Tô đại nhân phóng thí lại có nhiều người, tăng lẫn tục đến bây giờ vẫn còn khen thơm.
 
Lê Huy Trứ

Thiền Hiện Đại 9

Lê Huy Trứ

Đường đi không đến, đường đến không đi!

 
Portrait_of_Ikkyū_by_Bokusai.jpg
Thiền sư Ikkyu (do họa sĩ Bokusai)
Trước khi Ninakawa qua đời thiền sư Ikkyu đến thăm ông. “Tôi dẫn độ cho anh nhé?” Ikkyu hỏi.
Ninikawa trả lời: “Tôi đến đây một mình và tôi đi một mình. Thiền sư giúp tôi được gì?”
Ikkyu nói: “Nếu anh nghĩ là anh thật có đến và đi, đó là ảo tưởng của anh. Để tôi chỉ cho anh con đường trên đó chẳng có đến, chẳng có đi.”
Với các lời giảng, Ikkyu đã chỉ ra con đường rõ ràng đến nỗi Ninakawa mỉm cười và từ trần.
 
Chú Thích:
 
Người ta đồn rằng Ikkyu là con không chính thức của Thiên hoàng Go-Komatsu.  Ikkyū (一休宗純 Ikkyū Sōjun, 1394-1481) là một thiền sư và thi sĩ lập dị hàng đầu trong lịch sử Thiền tông Nhật Bản. Ikkyu học nhiều thầy, nhưng không thích chùa chiền và cái mà Ikkyu cho là đạo đức giả và sự lười biếng của các nhà sư, nên chỉ sống lang thang ngoài đường. Tuy vậy Ikkyu vẫn có nhiều bạn bè trong giới thi ca và nghệ sĩ.
 
Lời Bàn:
 
Tôi đoán mò, Ikkyu đã chỉ ra rõ ràng con đường, Không đường đi qua, không lối đi về (vô đạo, vô môn, the way of no way,) đến nỗi Ninakawa ngộ luôn những công án ‘ngón tay chỉ mặt trăng’ lẫn  ‘tiếng vỗ của một bàn tay’ nên mỉm cười mà tịch diệt?
 
Có thể Ikkyu giảng nghĩa tương tự như bài kệ dưới đây. 
Không từ đâu mà đến
Không tại đó mà về
Lúc này không ở đây
Không “thọ” vô nhất kiếp
 
(Tác gỉa: Lê Huy Trứ)
November 11th, 2013

Trong cõi mộng

“Thầy của chúng tôi thường ngủ trưa,” một học trò của Soyen Shaku kể lại. “Đám con nít tụi tôi hỏi tại sao thầy ngủ trưa và thầy nói: ‘Thầy vào cõi mộng để gặp các bậc thánh hiền như Khổng Tử làm. Khi Khổng Tử ngủ, ngài mơ đến các thánh nhân xa xưa và sau đó kể lại cho học trò.’

Ngày nọ trời rất nóng cho nên vài đứa chúng tôi ngủ trưa. Thầy mắng tụi tôi. ‘Tụi con đến cõi mộng để gặp các thánh nhân xa xưa như Khổng Tử làm,’ chúng tôi giải thích. ‘Vậy các thánh nhân nói gì?’ Thầy tra vấn. Một đứa trong bọn chúng tôi trả lời: ‘Tụi con đến cõi mộng và gặp các thánh nhân và hỏi họ có phải thầy của chúng con đến đây mỗi trưa, nhưng họ nói là họ chẳng bao giờ thấy ai như vậy cả.”
 
Tôi xin thêm thắt một tí:
 
Thầy không chịu thua: Ta cũng có hỏi họ, có thấy mấy đứa đệ tử của ta tới đây tìm ta không nhưng họ nói họ chẳng bao giờ thấy ai như chúng bây cả.
 
Rồi thầy hỏi tiếp: Vậy thì thầy trò chúng mình đã đi đâu trong cõi mộng?
 
Trò trả lời thầy:  Bọn con đã vừa tỉnh dậy từ cõi mộng, tại sao Thầy vẩn còn ôm mộng về đây?
 

Thiền Hiện Đại 10
Lê Huy Trứ
Happy New Year!
2016
 
Siêu vi chúng sinh
 
2600 năm về trước khi Phật trông thấy các Tỳ-kheo dùng gáo múc nước sạch trong chum để uống, Ngài dạy, “Các ông phải niệm chú trước khi uống nước ấy, vì trong nước đó có nhiều sinh vật rất nhỏ bé.” Rồi Ngài dạy các Tỳ Kheo đọc câu chú, “Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha.” (Có sách lại ghi, “Án địa lị nhật lị sa ha”) Ngài dặn tiếp: “Mỗi lần uống nước đều nên đọc câu chú ấy ba lần để chúng sanh nhỏ bé ấy được siêu thoát.”
 
Lời Bàn:
 
Vi sinh vật đó, vài trăm năm sau này sau khi khoa học khám phá ra Thiên Nhãn Thông, qua kính hiển vi mới thấy được những sinh vật, gọi là vi khuẩn, siêu vi trùng (virus) tạo ra bệnh truyền nhiễm chết người (diseases) mà ngày nay y học chỉ có khả năng làm cho nó bớt hoành hành để tác hại tới sinh mạng con người, rồi thì chờ nó tự đến và tự đi chứ không có thuốc gì “diệt” được siêu vi khuẩn.  Ví như vi trùng bệnh cúm, nó càng ngày càng mạnh hơn cùng tỉ lệ thuận với liều thuốc trị bệnh cúm.  Con người không cần phải bận tâm lo siêu thoát cho vi trùng trái lại “vi trùng chúng sinh” nếu có Phật tánh khi chui vào cái túi da người dơ bẩn đó nên bận tâm cho sanh mạng của con người.  Tóm lại, chỉ có vi trùng chúng sinh nên đọc, “Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha, Án chạ tất ba ra ma ni tóa ha,”  không hiểu câu chú này nghĩa là gì, nhưng đại khái, có thể ý cầu cho chúng người siêu thoát, tiêu diêu cực lạc sau khi bị nhiễm vi trùng chúng sinh. 
 
Nhìn qua một lăng kính khác, những chúng sanh siêu vi này cũng như là một phần của tất cả chúng sinh, kể luôn cả con người lẫn vũ trụ đó là những phản ứng lượng tử, hóa học (transformations,) không sinh không diệt.  Tất cả là một tương quan mật thiết và tương trợ lẫn nhau để hiện hữu cho nên chúng ta “vô ý” uống vi trùng hay vi trùng “vô tâm” ra vào trong cơ thể chúng ta, cả hai đều không có chủ ý lẫn vật ý để sợ phạm sát sinh.  Cho dù con người chết vì “ăn hay uống” vi trùng hay vi trùng tự/bị đào thải từ cơ thể con người cũng không phải là cái “giết chết sự sống” để mong cầu siêu thoát.  Vì vi trùng không thể tiêu diệt được chỉ có nhục thể con người và chúng sinh khác bị hoại diệt. 
 
Đức Thế Tôn ngụ ý còn viên diệu hơn:  Nhất cử nhất động không quên (awareness) tự tánh và bản lai chúng sinh là một.  Đại vũ trụ hay tiểu vũ trụ, vi mô hay vỷ mô cũng chỉ là một, nhất như.  “Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết?”  Lời Bường này: không y không ly!  Không kinh để y giảng; vô kinh để thuyết ly. Phi Phật oan; bất ma thuyết!
 
Thắc mắc này sinh ra công án mới, tương đương với công án ”Phật Tính của Chó,”  vi trùng có Phật Tánh không?  Cây cỏ có Phật Tính không?  Nếu cây cỏ có Phật Tánh thì chúng sinh ăn gì khác để sống mà không sợ phạm sát sinh?  Hơn nữa, khi chúng ta bị bệnh thì có nên uống hay tiêm thuốc để ”giết” vi trùng không?   Tế bào ung thư (cancers) có Phật Tính không?  Năm 2015, khoa học khám phá ra tế bào cancers trường sinh bất tử, nếu biết xử dụng cái (tánh) tiềm năng bất tử của nó, chúng ta có thể bất tử?  Tất cả những công án trên được tóm gọn trong một câu hỏi:  Lượng tử trong vũ trụ có Phật Tánh không?
 
Ghi Chú: Vào thế kỷ thứ 17, nhà sinh vật học Aton Van Leeuwenhock (1632-1723) đã khám phá nhiều loại vi sinh vật (Micro-organism) trong nước, trên không, dưới đất, trong cơ thể v.v… như sinh vật đơn bào (Protozoans), vi trùng (microbes), thực vật không chân không lá, tảo trong nước (algae, fungus), vi khuẩn (bacteria), sinh vật bé nhỏ hơn vi khuẩn (virus), ...”

 

Thiền Hiện Đại 11


Lê Huy Trứ

*

 

Quan Âm Bồ Tát

 

Quán Âm!

 

Trong Lời Phật Dạy Và Khoa Học, Toàn Không viết: Có một lần Phật bảo các Tỳ-kheo: “Âm thanh của ta, các ông, và của mọi người không mất, nó sẽ còn mãi mãi.” 

 

Toàn Không giải thích tiếp, “Ngày nay chúng ta đã giữ được âm thanh, có đài phát thanh, truyền hình, vô tuyến điện thoại, băng, đĩa, CD... Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho biết họ đã nhận được nhiều tín hiệu từ rất xa ngoài hành tinh của chúng ta, mặc dù chưa tín hiệu nào được xác nhận chính thức...” 

 

Lời Bàn:

 

Tóm lại, những làn sóng âm thanh (tiếng động) vượt thời gian và không gian cũng như dòng tâm thức không bao giờ ngừng trôi.  Không biết Phật có nói như vậy hay không vì bây giờ trên internet những lời hay ý đẹp đều được Tây Mỹ gán oan cho Phật ”noái” cũng như các Tổ Tàu ngày xưa.  Lành thay! Lành thay!  Các Tổ Tây Mỹ chỉ gán lời hay ý đẹp cho Phật để cái đám nhân sinh thượng mạng cứng đầu không cãi cọ, phản đối trong lúc nghe đạo pháp hiện đại.

 

Ngày nay, khoa học còn chứng minh và phân tích được những tầng siêu thanh cao mà lỗ tai của con người không thể nghe được.  Đây có thể là thâm ý viên diệu của các Tổ đã quán âm và ngộ được khi ra công án: Tiếng vỗ của một bàn tay!  Khi chúng ta ở ngoài khí quyển, trong không gian tịnh tĩnh, như các phi hành gia, chúng ta sẽ nghe được tiếng vỗ của không bàn tay – Quán được vũ trụ âm.

 

Trong Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Chương 8) Vũ Trụ vạn pháp trong lỗ chân lông,  tác giả Lê Huy Trứ viết: Bồ Tát trụ ở Phép giải thoát không thể nghĩ bàn có thể biến tất cả âm thanh trong thế giới mười phương thành tiếng vô thanh của Phật, diễn ra những tiếng vô thường, khổ, không, vô ngã.  Một tiếng chuông, tiếng mõ, một tiếng chim kêu, tiếng ngói vỡ, lá trúc reo, tiếng sóng vỗ, hay một tiếng sư tử hống,… ở trần ai đã nói lên tất cả các pháp Phật vô thanh.  Tiếng động vô thanh của độc thủ vỗ tay trong Chân Như tịnh tĩnh làm ta bừng tỉnh ngộ.

 

Quán Quang!

 

 Quyển Đạo Phật và Khoa Học, tác giả Minh-Giác đã khéo nhìn thấy chỗ Kinh nói, trang 149 viết:

 

- Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, trang 24-27 kể rằng khi đức Phật cho bà Vi-Đề-Hy, chánh hậu của vua Tần-Bà Sa-La coi cảnh cõi nước chư Phật hiện bóng rõ nơi tòa quang minh, rất rõ ràng và nghiêm đẹp... Như vậy chữ hiện bóng, tức là hình ảnh chiếu bóng, hiện lên, và tòa quang minh tức là màn ảnh.  Đức Phật bảo bà chọn ’tuồng’ bà ưa thích, thì rõ ràng là xem chiếu bóng (ciné,) chương trình TV, hay một màn ảnh của băng video, v.v...

 

- Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem. Ngài Duy-Ma-Cật liền lấy tay phải trấn cõi nước Diệu-Hỷ để vào cõi Ta-Bà, cõi Ta-Bà không thấy chật hẹp, vẫn y nguyên như trước, không tăng không giảm. Qúy vị thấy thần thông của chư Phật và đại Bồ-Tát Duy-Ma-Cật rõ ràng là những máy truyền hình hiện đại. Thí dụ, ta mở máy truyền hình để xem trận đá banh quốc tế có hàng triệu người trên thế giới cùng đang coi trận đấu trên một sân banh rộng lớn đang chứa hàng chục nghìn người coi.  Cái sân banh nhỏ bé đó so với cái thế giới này đâu có chèn ép, chật chội gì với vài chục triệu người đang xem TV trên trái đất, dẫu cho cả nước Mỹ hay cả thế giới chiếu lên màn ảnh đó, những quang cảnh vĩ đại đó đem bỏ vào phòng mình đâu có chật hay hoang đường?   

 

Lời Bàn:

 

Trong Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, Chương 8) Vũ Trụ vạn pháp trong lỗ chân lông,  tác giả Lê Huy Trứ trích: Khi Đức Phật thành đạo đã nói, "Như Lai thì trái với vọng trần, hiệp với Chơn Tâm thường trụ bất sanh bất diệt, biến khắp cả pháp giới cho nên ta mới được tự tại vô ngại.  Như Lai ở trong một hiện ra vô lượng, vô lượng hiệp làm một, trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ; không rời nơi đạo tràng mà hiện khắp cả mười phương thế giới.  Thân Như Lai bao trùm mười phương hư không vô tận. Trên đầu một mảy lông hiện ra các cõi nước, ngồi trong hạt bụi, mà chuyển đại pháp luân. Vì ta diệt hết vọng trần nên mới được như vậy." (Phỏng theo Kinh Lăng Nghiêm, Phật Học Phổ Thông khóa VI, VII trang 132-133)

 

Đoạn kinh trên với lối diễn tả đầy phép tắc thần thông huyền bí hơi khó hiểu và không dễ gì tưởng tượng nổi bởi những kẻ phàm phu.  Nhưng thật ra Đức Phật muốn nói về cái bản thể của Chơn Tâm có những đặc điểm mầu nhiệm như thế đó.   Con người vì vô minh mà đã từ bỏ bản thể mầu nhiệm ấy, để đi vào vòng luân hồi, sanh tử khổ đau.  Con người tu hành đạt được đạo quả thì sẽ trở về với Chơn Tâm thường trụ, bất sanh bất diệt, biến khắp cả pháp giới vì có thân "tự tại, vô ngại" không có gì ngăn cản, vướng mắc.  Tâm thức hòa vào viên dung với hư không. Vì không có thân xác nên không bị kiềm hãm gò bó trong thân xác hay nói theo Duy Thức là "cái túi- A Lại Da Thức" đã bị phá vỡ và tâm thức rộng khắp theo cùng Hư Không trong cảnh Đại Viên Cảnh Trí. Tâm thức là tạng minh quang tam muội cùng đốt trong vũ trụ với vô lượng minh quang khác, ở trong một hiện ra vô lượng, vô lượng hiệp lại làm nhất thể quang tạng.

 

Và tại sao lại là, "trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ," hay "trên đầu một mảy lông hiện ra các cõi nước, ngồi trong hạt bụi mà chuyển đại pháp luân?"  Điều nầy trong kinh điển có câu "bất khả tư nghì" hay "không thể nghĩ bàn" nhưng ở vào thời đại hiện nay với những kỹ thuật chúng ta có thể dễ hiểu một phần nào, như miêu tả: vũ trụ ở trong TV, trong cái phòng gia đình tụ họp (family room) hàng ngày xem TV hay coi phim ảnh về Trái Đất, Thái Dương Hệ, dải Ngân Hà; rồi cảnh vũ trụ với nhiều hình dáng các Thiên Hà khác được TV hay ciné thu hình cho hình xa dần, xa nhiều và nhiều nữa... Như chúng ta, chúng sinh của Thái Dương Hệ, đang ngồi bên ngoài giống như chư Phật đang dùng Phật nhãn quan sát toàn cảnh trong các cõi khác vậy.  Và khi, trên màn ảnh chiếu các Thiên Hà ấy được thu tóm lại trong một bong bóng hình cầu và bóng cầu đó nhỏ dần, nhỏ dần thành một chấm điểm rồi biến mất trên màn ảnh, điều ấy giống như Đức Phật thu nhỏ đi toàn thể thế giới cùng mình đi vào "ngồi trong hạt bụi vi trần" với đầy đủ các cõi nước, và trong đó Đức Phật đang hành đạo: "Chuyển đại pháp luân."

 

Tại sao như thế? Vì Đức Phật đã được "thân tự tại vô ngại" hòa cùng hư không vô tận, cho nên "không rời nơi đạo tràng mà hiện khắp cả mười phương thế giới. Thân ta bao trùm mười phương hư không vô tận." Đó là sự mầu nhiệm hay sự thành đạt của người tu hành đạt được đạo Vô Thượng Bồ Đề."  Vì ta diệt hết vọng trần nên mới được như vậy." 

 

Lý Quang Âm này càng dể chứng minh hơn trong vòng vài ba năm nữa khi mà quantum 3-D holographic TV, quantum computer được tung ra thị trường chúng ta sẽ ở trong những trò chơi (games) đó.  Lúc đó, chúng ta sẽ nghe thấy như thật, có thể cả luôn ngửi lẫn sờ và nếm được nữa, ‘như thị tri kiến nhưng hữu khả tư nghì,’ chứ không phải ở ngoài quan sát trong nữa. 

Lê Huy Trứ

Tle8464953 gởi