THIỀN PHÁP QUÁN ÂM
Quán Âm là một thiền pháp xuất xứ từ sơ tổ Nanak vào thế kỷ thứ 15. Đúng ra thế kỷ 15 chỉ mới bắt đầu khai sáng đạo Sikh. Gia đình Ngài theo Ấn giáo (Hinhdu). Qua giao dịch trong xã hội, Ngài tìm hiểu đạo Hồi, đạo Chúa và đạo Phật.
Nhận thấy sự phức tạp về giáo luật và nghi lễ của một số Tôn giáo đương thời, Ngài chỉ tôn thờ một Thượng đế duy nhất gọi là đơn Thần giáo; thiên về cầu nguyện và thực hiện tình thương, thiên hướng hòa bình và bình đẳng giới tính. Trong một buổi cầu nguyện, chiêm niệm và tĩnh tâm, Ngài được mặc khải như nhà Tiên tri. Những năm sau, càng đắm sâu vào thế giới tâm linh, Ngài ngộ chứng con đường đến với Thượng đế bằng cảm nghiệm Âm thanh và Ánh sáng.
Trãi qua 10 đời kế thừa giòng Sikh, bốn đời đầu là những guru đầy đủ phẩm chất và đạo đức, những vị sau là kế thừa bởi dòng tộc huyết thống. Từ đó, đạo Sikh chia làm 2 ngả rõ rệt, một thiên hướng như một Tôn giáo, một sang hẳn chiều sâu tâm linh về thiền quán. Thiền pháp Quán Âm âm thầm phát triển hạn chế, không chủ trương truyền bá, sẵn sàng hoan nghinh những ai đến với Sant Mat. Do tính thụ động tùy duyên mà khó phát triển và phát triển hạn chế so với Tôn giáo, mãi đạo sư thứ 11 trở đi ,đến các Guru như : Gobind Singh,Kirpal Singh, Thakar singh, Baljit Singh dần dần Sant Mat được phục hồi.
Chủ trương của San Mat giống đạo Phật là trong con người đều có khả năng tính giác, hướng nội nhiều hơn. Giống đạo gia của Trung Hoa, con người là tiểu vũ trụ, có đủ đặc tính của thiên hà vũ trụ, biết vận dụng, khuếch trương năng lượng tự thân, sẽ hòa nhập làm một với vũ trụ.
Tuyệt đối trường trai, giữ 5 giới như đạo Phật, không sử dụng vật thể liên quan đến động vật. Tu hành nghiêm túc.
Thể nghiệm từ năng lượng bên trong: Ánh sáng và Âm thanh là dạng sóng năng lượng có nguồn gốc từ năng lượng vũ trụ, trong ánh sáng có tích điện sóng âm, trong sóng âm chiết xuất vẫn có nguồn sáng. Khi phát tán vào không gian, sóng quang đi nhanh hơn sóng âm. Chính nguồn năng lượng này là nền tảng cơ bản cấu thành vạn thể. “nhất bản tán vạn thù” từ đó xa nguồn nguyên thủy, càng đi xa càng ô trược, càng trụy lạc, càng nặng vật lý, tâm linh càng mờ nhạt, từ đó các trường phái tâm linh đều hướng về nguyên thể, thanh lọc mọi ô trược phàm tục từ thực phẩm nuôi sinh lý đến mọi tập khí trong tâm thức, bong bóng khí nhẹ tất sẽ bay lên.
Các trường phái tu luyện Yoga, Đạo gia, Phật gia đều có điểm tương đồng tuy hành trì dị biệt. Sant Mat hướng nội là kết hợp hướng tâm đến Ánh sáng và Âm thanh. Loại trừ tạp âm và nhiễu quang bên ngoài. Người khiếm thị không sử dụng được nguồn sáng từ ngoài, nhưng họ vẫn có một nguồn sáng năng lượng tâm thức nên sinh hoạt thường nhật tuy chậm mà vẫn tốt. Bịt hai lỗ tai, không nghe tạp âm từ ngoài nhưng vẫn nghe ù ù, do đâu? Hai cái ly úp vào lỗ tai vẫn phát ra âm thanh lạ. Người câu thông âm lưu nội tại với sóng âm vũ trụ sẽ thường xuyên tiếp nhận vang rền bên tai thường nhật. Ngồi thiền nhắm mắt vẫn thấy luồng sáng từ giữa hai chân mày nhích lên hai phân chiếu ra…Người chết lâm sàng thường thấy đi trong ánh sáng…
Một loại sóng từ tích tụ tổng hợp các loại tia Alpha, beta, gamma, neutron…Thiền sư đạt đỉnh định lực tuyệt đối, qua máy đo, kim hoạt động chỉ số tối đa, chứng tỏ năng lượng tự thân đã khai thác đúng mức, báo thân đã đồng nhất thể với vũ trụ, Pháp thân sẽ là dụng thể của báo thân, thay báo thân điều hóa và hỗ trợ cho pháp tử.
Tùy mỗi pháp hành và tùy công hạnh của từng minh sư có những phương tiện giúp cho hành giả. Từ thời chánh pháp đến tượng pháp, hành giả nỗ lực hành trì 24/24 trong ngày. Xã hội chưa phát triển nhiều, chưa xuất hiện nhiều chướng duyên cản trở, sang thời mạt pháp, ma đạo quấy nhiễu lạc dẫn nhân sinh; xã hội càng phát triển càng phát sanh nhiều vấn đề làm con người dễ phân tâm cũng từ đó, các minh sư, Bồ Tát xuất hiện giúp cho những ai có duyên từng trồng thiện căn, nương pháp thoát khỏi cõi mê.
Mỗi pháp hành của các minh sư, tuy khác nhau về dụng công, đường đi có khác, như các đường lên đỉnh núi, không đến đỉnh như căn cơ cao thì có pháp hợp với căn cơ thấp, ít ra đứng ở chân núi còn hơn lọt xuống hố sâu. Làm sao biết pháp nào đúng pháp nào sai? Pháp nào hoạt dụng theo danh lợi thế gian đó chưa phải pháp giải thoát. Pháp nào tạo cho ta xem nhẹ của cải, tâm hồn thư thái, không bị ràng buộc bất cứ thứ gì, tùy duyên nhưng không tùy tiện trong đời sống. Pháp nào hành có kết quả thay đổi thân tâm, an nhiên, thánh thiện thiên về khuynh hướng đạo đức đó là pháp đã giải thoát ràng buộc hiện tại làm nền móng giải thoát cho tương lai.
Thiền pháp Quán Âm không phát xuất từ Phật giáo, nhưng lấy giới luật Phật giáo làm cơ bản. Ánh sáng là phẩm chất của”Tự tánh Di Đà”, Âm thanh là phẩm hạnh của “Quán Âm”. Dùng ánh sáng trí tuệ quán chiếu, dùng năng lượng âm lưu để lắng nghe.Quán chiếu ngoại cảnh, lắng nghe chúng sanh hay quán chiếu nội tâm, lắng nghe nội âm đều là công hạnh của một hành giả. Tương ưng với góc độ nào đó pháp thiền Phật giáo nhưng có đường đi cách biệt.
Guru Gobind Singh Ji, đạo sư thứ XI của dòng Sant Mat,là người chứng đắc nội tâm pháp hành nên đã phục hồi Sant Mat cho đến nay.
MINH MÂN 17/10/2023
_________________
MinhManNguyen gởi