Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
 
Thủ tướng Ấn Độ xin lỗi người nghèo vì lệnh phong tỏa
 
 
 
 
Thủ tướng Ấn Độ Modi hôm nay đã gửi lời xin lỗi người nghèo trong một lá thư được phát trên toàn quốc qua đài phát thanh vì những ảnh hưởng do lệnh phong tỏa toàn quốc gây nên.
 

Người nhập cư chen chúc bên ngoài một trạm xe buýt chờ lên xe trở về quê trong thời gian phong tỏa toàn quốc 21 ngày để hạn chế sự lây lan của virus corona ở Ghaziabad, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ ngày 28 tháng 3 năm 2020.
 
Thủ tướng Modi hôm thứ ba đã tuyên bố phong tỏa toàn quốc trong thời gian ba tuần để hạn chế sự lây lan của virus corona. Quyết định này đặc biệt khiến hàng triệu người nghèo ở Ấn Độ bị đói và buộc hàng chục nghìn lao động nhập cư thất nghiệp phải đi bộ hàng trăm km từ các thành phố để trở về quê nhà.
 
Trước tiên, tôi muốn tìm kiếm sự tha thứ từ tất cả những người đồng hương của mình, ông Modi nói trong một lá thư gửi đến người dân được phát trên đài phát thanh nhà nước.
 
“Người nghèo chắc chắn sẽ nghĩ đây là loại thủ tướng nào, người đã khiến chúng ta gặp quá nhiều rắc rối”, ông nói trong khi mong mỏi mọi người hiểu rằng ông không còn lựa chọn nào khác.
 
“Những biện pháp được thực hiện cho đến nay, sẽ mang lại cho Ấn Độ chiến thắng trước virus corona”, ông nói thêm.
 
Hôm thứ Năm, chính phủ của Thủ tướng Modi đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 22,6 tỷ đô la để cung cấp tiền mặt trực tiếp và phân phát thực phẩm cho người nghèo ở Ấn Độ, tuy nhiên, chưa đưa ra bất kỳ chi tiết nào về kế hoạch trong tương lai.
 
Mọi người ngồi trong vòng tròn được vẽ bằng phấn trên mặt đất để duy trì khoảng cách an toàn chi chờ nhận đồ tiếp tế của một tổ chức từ thiện sau lệnh phong tỏa.
 
Trong một bài báo thể hiện ý kiến riêng của mình được công bố vào Chủ nhật, Abhijit Banerjee và Esther Duflo - hai trong số ba người giành giải thưởng Nobel về kinh tế năm 2019 – đã cảnh báo rằng người nghèo ở Ấn Độ cần nhiều viện trợ hơn. Nếu không, cuộc khủng hoảng nhu cầu sẽ khiến mọi người sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc bất chấp mệnh lệnh..
 
Vẫn cần những biện pháp tăng cường hơn nữa để tránh thảm họa Covid-19 ở Ấn Độ - một quốc gia có khoảng 1,3 tỷ người mà hệ thống y tế công cộng còn rất nghèo nàn. Nhưng các lãnh đạo phe đối lập, các nhà phân tích và thậm chí một số công dân đang ngày càng chỉ trích việc thực hiện các biện pháp đó.
 
Cảnh sát cho biết bốn người di cư đã thiệt mạng hôm thứ Bảy khi một chiếc xe tải đâm phải họ ở bang miền tây Maharashtra. Hôm thứ bảy, một người nhập cư đã trong khi đi bộ hơn 270 km (168 dặm) để về nhà.
 
“Chúng tôi sẽ chết vì đi bộ và chết đói trước khi bị virus corona giết chết” – một người nhập cư cho biết.
 
Số ca nhiễm coronavirus được xác nhận ở Ấn Độ la` 979 vào Chủ nhật (29/3), trong đó có 25 trường hợp tử vong.
 
Mặc dù các chuyên gia phần lớn đồng ý rằng việc phong tỏa toàn quốc ở Ấn Độ là cần thiết để kiểm soát sự lây lan của virus, nhưng sự sụp đổ kinh tế vì lệnh phong tỏa này đang gây ra sự giận dữ trong người nghèo.
 
“Chúng tôi không có thức ăn và đồ uống. Tôi đang phải nghĩ làm thế nào để nuôi sống gia đình mình”, một người đàn ông 50 tuổi ở khu ổ chuột Dharavi của Mumbai cho biết. “Không có gì tốt đẹp từ việc phong tỏa toàn quốc này cả. Mọi người đều tức giận, không ai chăm sóc chúng tôi”.
 

'Cuộc di dân' đầy nguy hiểm
 
Khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, những người lao động nhập cư đột nhiên mất đồ ăn và chỗ ở do các công ty ngừng hoạt động. Những khu bếp từ thiện ở Delhi bị quá tải. Hàng nghìn người nhập cư ở Delhi gói ghém đồ đạc, cõng con cái đi dọc theo đường sắt. Nhiều người đi bộ hàng trăm km để về quê. Nhưng khi đến ranh giới Delhi, nhiều người bị cảnh sát đuổi ngược lại. Tới nay, hơn 10 người lao động đã bỏ mạng trong khi cố gắng trở về nhà.
 

Hàng chục nghìn người trong số 45 triệu người nhập cư Ấn Độ bắt đầu hành trình về quê. Khi hệ thống tàu hỏa ngừng hoạt động, nhiều người không còn lựa chọn nào khác ngoài đi bộ hàng trăm km về nhà.
 
Người Ấn Độ lũ lượt về quê sau khi phong tỏa thủ đô. Ảnh: New York Times.
Không có lý do nào để ở lại. Hầu hết mọi người mất việc ở thành phố vì lệnh phong tỏa, và khu ổ chuột có nguy cơ lây lan virus. Những nhà nghiên cứu từ Trung tâm vì Sự bền vững cho biết tỷ lệ sản sinh của virus nCoV trên toàn cầu là 2-3%, ở các khu ổ chuột Ấn Độ, con số này cao hơn 20% do mật độ dân cư quá cao.
 
Khi cuộc di cư bắt đầu, chính quyền các tỉnh Uttar Pradesh, Bihar và Haryana sắp xếp hàng trăm chuyến xe bus đưa người dân về nhà, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn khi mọi người tranh nhau lên xe.
 
Người dân tranh nhau lên xe tạo nên cảnh hỗ loạn.
Ngày hôm sau, Modi ra lệnh đóng cửa các biên giới để ngăn virus lan đến khu vực nông thôn. Chính quyền đang cố gắng tìm những người đã về quê để cách ly họ 14 ngày. Sia - người sống ở công trường ở Gurugram - không thể bắt được xe bus. Lựa chọn thoát khỏi khu ổ chuột của cô có vẻ u ám. Cô cho biết: "Vì công việc của tôi đã dừng lại, tôi không được trả tiền 20 ngày rồi. Tôi được trả 5 USD một ngày, số tiền này tôi dùng để nuôi sống cả nhà. Khi mọi thứ đóng cửa, tôi tin rằng tôi không còn lựa chọn nào khác ngoài sống ở khu vực nghèo đói và bẩn thỉu của thành phố".
 
"Mọi người sợ dịch bệnh nhưng tôi sợ đói hơn là corona", Papu (32 tuổi) - người đến Delhi ba tuần trước để làm việc và giờ đây đang cố gắng để trở về nhà của mình ở bang Uttar Pradesh, cách Delhi 125 dặm - cho biết.
 
Một nhóm gồm 13 người đàn ông đi bộ dọc theo đường cao tốc Delhi vào tuần trước để trở về nhà ở Uttar Pradesh. Họ đã không ăn gì trong gần hai ngày. Nhóm này cho hay họ có khoảng 3 USD. "Phong tỏa có thể là một quyết định đúng đắn đối với những người giàu có, nhưng không phải những người không có tiền như chúng tôi", Deepak Kumar - một tài xế xe tải 28 tuổi nói. Còi kêu inh ỏi từ xa, và nhóm người đàn ông bỏ chạy, lo lắng đó là cảnh sát. Hóa ra đó là một chiếc xe cứu thương, và họ lại tập hợp lên đường trở lại.
 

usaelection gởi