Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





 
Thước Đo Người Tu


TT Thích Trí Siêu


Nhiều người tu lâu năm, thường đi chùa, ăn chay, ngồi thiền, niệm Phật, làm công quả, theo học giáo lý với nhiều thầy nổi tiếng, nhưng bấy nhiêu đó có đủ để chứng minh là người này tu khá, tu đúng và đưa đến giải thoát hay không?  Có những người tu chỉ thích đến chùa làm công quả, hoặc thích tạo chùa to, tượng lớn.  Có người thích nhiều chùa, đông đệ tử. Có người thích học lấy nhiều bằng cấp thế gian. Có người thích nổi tiếng, v.v... Những cái đó có phải là tu không? Tu có hai phần: phần tánh và phần tướng.  Phần tướng (hay là hình thức) ví dụ như: tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, ăn chay, sám hối, v.v... Phần nội dung bên trong gọi là tánh tu tức là sửa tánh của mình.  Có người tu tướng nhưng không tu tánh.  Đa số người tu mắc phải vấn đề hình tướng, thấy mình niệm nhiều, tụng kinh nhiều, nhưng tánh không đổi. 

Mình nương theo "tướng tu" (hình thức tu) để sửa cái tánh.  Những hình thức chư Tổ sáng lập ra như tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, sám hối, ăn chay,v.v... Đó là những phương pháp hình tướng nhằm mục đích chuyểc cái tánh bên trong.  Nhưng chúng sinh không hiểu cứ bám vào cái tướng bên ngoài mà không chuyển đổi cái tánh bên trong.  Việc này dẫn đến mê tín dị đoan, cúng kiến, cầu xin, v.v...

Có nhiều người tu lâu năm, thường tụng kinh nhiều, niệm Phật nhiều, ăn chay lâu năm, làm công quả nhiều, học nhiều giáo lý nhưng như vậy có đủ để chứng minh rằng người này tu đúng và sẽ đạt được giải thoát hay không?
 
Sau đây là những tiêu chuẩn tối thiểu và căn bản để nhận xét một người tu đúng hay không?

1. Còn ham thích tài sản, danh lợi và sắc dục hay không ?

2. Còn dễ nổi sân hay không? Khi gặp chuyện trái ý thì giận dữ, bực tức.

3. Còn kiêu căng ngã mạn hay không? Thích khoe khoang, điều khiển kẻ khác. Thích được khen ngợi, tâng bốc.

4. Còn chấp vào thầy tôi hay pháp môn của tôi là hay hơn hết.  Tâm tư hẹp hòi, ưa chia rẽ, bè phái.

Nói về điều thứ ba: càng tu thì sự ngã mạn (cái ta) càng nhỏ lại mới là tu đúng. 

· Cái ngã lộ liễu nhất là đưa cái danh ra, đi đâu cũng chưng cái bằng của mình ra.  Tôi tu 30 năm rồi, có bằng tiến sĩ và tôi đang dạy ở chổ này, chổ kia.  Đó là sự ngã mạn quá lộ liễu.

· Sự ngã mạn vi tế là tu mà không nói gì hết mà làm rầm rầm, làm dữ dội cho người ta nhìn thấy là mình có tu.  Ví  dụ như khi cúng chùa đề tên vô hoặc là phải la lên là tôi cúng chùa $5000.00, $10,000.00 hoặc là tôi giúp thầy này thầy kia. Cái đó mình không nói không ai biết nên phải nói ra để người ta biết.  Còn có nhiều người thi Thứ Bảy, Chủ Nhật tới chùa thì sám hối đập đầu lia lịa nên bà con thấy mình tu dữ quá mà khen mình.

·  Còn cái ngã mạn vi tế hơn nữa là lâu lâu mình nói chuyện để cho người khác khen mình. Nhiều người không biết mình làm cái gì nhưng mình kể để người ta nhận biết mình làm cái đó là hay để người ta khen mình.  Đó là một loại ngã mạn vi tế.

Khi mình làm cái gì mà muốn người khác khen mình thì tự động mình biết đó là cái ta của mình.  Chính vì vậy trong 10 điều tâm niệm nói rằng “Tri ân không cầu đền đáp”.  Bồ Tát làm đẹp cho cuộc đời mà không cần ai biết tới mình hết.  Cho nên những bậc cao tăng tu như Ngộ Đạt Quốc Sư làm tới quốc sư rồi và khi lên đài ngồi chỉ cần khởi một niệm “Chà mình tu suốt cuộc đời mình được làm quốc sư bao nhiêu người trọng vọng như vậy, kể ra đường tu mình cũng khá ”  Cái này không cần ai khen mình mà mình tự khen mình, chỉ cần khởi một niệm ngã mạn là bị nạn liền.

Cho nên người cảm thấy mình tu khá tức là còn ngã mạn tức là chưa khá. Tu mà còn thấy mình tu tức là chưa đạt được mức thượng  thừa.  Tu tới mức không thấy mình tu nữa mới là thực tu.  Cũng như tinh thần bố thí bát nhã ba la mật tức là bố thí, làm phước cho người khác mà không thấy có ai làm hết mới gọi là bố thí ba la mật.  Còn thấy mình là người bố thí và để ý xem người ta có mang ơn mình không thì chưa phải bố thí ba la mật.  Hoặc là làm phước giúp đở người khác rồi lại kể đi kể lại việc mình làm cho nhiều người nghe để được ngưỡng mộ, được khen ngợi.  Cho nên bồ tát làm phước xong rồi xả liền gọi là “hành” rồi “xả”. Như vậy mới diệt trừ được cái kiêu căng ngã mạn. 

Cái tham, sân rất là thô nhưng cái kiêu căng ngã mạn rất là vi tế.  Những người tu lâu năm hay bị mắc cái kiêu căng ngã mạn vi tế này.       

Nếu còn 4 điều trên thì dù đã tu 30, 40 năm, ngồi thiền nhập định 6, 7 tháng, tu đủ loại pháp môn Thiền, Tịnh, Mật, tụng làu làu đủ loại kinh chú, có hàng ngàn đệ tử, viết hàng trăm cuốn sách, người này vẫn chưa tu đúng theo đạo Phật.

Ngoài ra một người tu cần phải có ít nhất những đức tính sau đây :

1. Biết làm phước, bố thí . Có những người học (đọc) nhiều kinh sách, hiểu biết giáo lý, nói đạo rất hay, nhưng không biết làm phước, bố thí, mà lại keo kiệt, bỏn sẻn, bo bo bám chặt vào tài sản, tiền bạc của mình.

2. Nói lời ái ngữ . Có người học đạo lâu năm mà không giữ gìn khẩu nghiệp, ăn nói xả láng, chê bai, chỉ trích, vu khống, bịa đặt, phỉ báng kẻ khác.

3. Từ, bi, hỷ, xả .  Thiếu 4 đức tính này thì không phải là kẻ tu hành;

4. Khiêm cung và lễ độ . Càng tu thì cái ngã phải nhỏ dần và biết cung kính tôn trọng kẻ khác, nhất là các bậc trưởng thượng.
Nếu chưa có những đức tính này thì cũng chưa biết tu hoặc tu chưa đủ để sửa đổi tâm tánh. 
 
Thích Trí Siêu


 
Trung Bộ Kinh Majjhima Nikaya
47. Đánh Giá Các Bậc Thầy (Vīmamsaka sutta)
 
Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Savatthi, tại Jetavana, tinh xá của Ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo.

-- Bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, một người đi tìm thầy học đạo mà không có khả năng đoán biết được tâm tư của người thầy thì người ấy cần phải tìm
hiểu Như Lai như thế nào
để biết được Như Lai có thực sự đắc quả giác ngộ hay không.

-- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các giáo pháp đều dựa vào Thế Tôn làm căn bản, hướng về Thế Tôn làm bậc lãnh đạo, nương tựa Thế
Tôn làm y cứ. Bạch Thế Tôn, tốt lành thay, Thế Tôn thuyết giảng cho ý nghĩa này! Sau khi được nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ hành trì.

-- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:

1. -- Này các Tỷ-kheo, một người đi tìm thầy học đạo nhưng không có khả năng đoán biết được tư cách của người thầy như thế nào người ấy
cần phải khảo sát tư cách của Như Lai trên hai loại:

các tình huống có thể nhận biết được bằng mắt thấy[1],

các tình huống có thể nhận biết được bằng tai[2] nghe.

Người ấy khảo sát như thế này: “những tình huống ô nhiễm do mắt nhận thức, do tai nhận thức, những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như
Lai hay chúng không hiện ra rõ rệt ở Như Lai.”

Sau khi khảo sát như vậy, vị Tỷ-kheo được biết như sau: "Những tình huống ô nhiễm[3] có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận
biết được bằng tai nghe; những tình huống ấy không có hiện ra rõ rệt ở Như Lai".

Sau khi khảo sát như vậy và biết được rằng: "Những tình huống ô nhiễm có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng tai
nghe; những tình huống ấy không có hiện ra rõ rệt ở Như Lai".

2. Rồi vị ấy khảo sát thêm: "Những tình huống hỗn tạp[4] (khi dơ khi sạch) có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được
bằng tai nghe; những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như Lai hay không hiện ra rõ rệt?"

Sau khi khảo sát như vậy và biết được như sau : "Những tình huống hỗn tạp có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng
tai nghe; những tình huống ấy không có hiện ra rõ rệt ở Như Lai."

3. Rồi vị ấy khảo sát thêm: "Những tình huống hoàn toàn thanh tịnh[5] có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng tai
nghe; những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như Lai hay không hiện ra rõ rệt?" Sau khi khảo sát như vậy, vị Tỷ-kheo biết được như sau:
"Những tình huống hoàn toàn thanh tịnh có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng tai nghe, những tình huống ấy có
hiện ra rõ rệt ở Như Lai".

Sau khi khảo sát như vậy và biết được rằng: "Những tình huống hoàn toàn thanh tịnh có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết
được bằng tai nghe; những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như Lai".

4. Rồi vị ấy khảo sát thêm: "Vị Tôn Giả này đạt tới lối sống thánh thiện này đã lâu rồi hay chỉ đạt tới lối sống thánh thiện này mới gần đây
thôi?" Sau khi khảo sát như vậy, vị Tỷ-kheo biết được rằng: "Vị Tôn Giả này đạt tới lối sống thánh thiện này đã lâu rồi; vị Tôn Giả này đạt tới
lối sống thánh thiện này không phải chỉ đạt tới lối sống thánh thiện này mới gần đây thôi".

Sau khi khảo sát như vậy và biết được như sau: "Vị Tôn Giả này đạt tới lối sống thánh thiện này đã lâu rồi; vị Tôn Giả này đạt tới lối sống
thánh thiện này không phải chỉ đạt tới lối sống thánh thiện này mới gần đây thôi".

5. Rồi vị ấy khảo sát thêm: "Vị Tôn Giả Tỷ-kheo được nổi danh và trở nên có tiếng tăm thì vị này có bị những nguy hiểm liên hệ tới việc được
nổi danh và có tiếng tăm không. Bởi vì, khi mà một vị Tỷ-kheo còn chưa được nổi danh, chưa có danh tiếng thì các vị ấy không bị các nguy
hiểm ấy, nhưng khi mà vị Tỷ-kheo ấy được nổi danh, có danh tiếng, thì vị ấy sẽ có các nguy hiểm[6] liên hệ với sự nổi danh và tiếng tăm ấy.
Sau khi khảo sát như vậy, người đi khảo sát hiểu biết được như sau: "Vị Tôn Giả Tỷ-kheo khi chưa nổi tiếng, vị ấy không bị nguy hiểm nào".
Sau khi khảo sát như vậy, vị ấy biết được rằng: "Vị Tôn Giả Tỷ-kheo nổi danh này, khi có danh, vị này không bị những nguy hiểm liên quan
đến việc nổi danh này."

6. Sau khi khảo sát như vậy, rồi vị ấy khảo sát thêm: "Có phải vị Tôn Giả này từ bỏ tham ái không phải vì sợ hãi, không phải vì sợ hãi mà từ
bỏ không? Có phải vị Tôn Giả này tránh xa việc say đắm vào dục lạc bởi vì vị ấy không còn tham ái vì tham ái đã bị đoạn diệt?" Sau khi khảo
sát như vậy, vị ấy biết được như sau: "Vị Tôn Giả này, từ bỏ tham ái không sợ hãi, không phải từ bỏ vì sợ hãi mà từ bỏ. Vị này tránh xa việc
say đắm dục lạc vì không có tham ái do tham ái đã bị đoạn diệt".

7. Này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ-kheo ấy như sau: "Do những lý do gì, những bằng chứng gì, mà Tôn Giả nói: "Vị Tôn
Giả này, từ bỏ tham ái không sợ hãi, không phải từ bỏ vì sợ hãi mà từ bỏ. Vị này tránh xa việc say đắm dục lạc vì không có tham ái do tham ái
đã bị đoạn diệt". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo muốn trả lời cho đúng, vị ấy phải trả lời như sau: "Vị Tôn Giả này sống giữa Tăng chúng hay sống
một mình, dầu cho những vị sống ở đây tánh hạnh tốt, hay là tánh hạnh xấu, hay có những vị dạy cho nhóm người, dầu cho có những vị
chuyên trọng tài sản vật chất, có những vị ở đây không bị ô nhiễm vì tài sản vật chất thì vị Tôn Giả này không vì vậy mà coi thường[7] họ vì
lý do đó.

Và chính tôi được nghe trước mặt Thế Tôn, được biết từ chính kim khẩu Thế Tôn như vầy: "Ta từ bỏ mà không do sợ hãi, Ta không phải vì sợ
hãi mà từ bỏ. Do không có tham ái vì tham ái đã được đoạn diệt cho nên Ta không chìm đắm trong sắc dục"".

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi thêm về việc ấy như sau: "Các tình huống ô nhiễm có thể nhận biết được bằng mắt
thấy, có thể nhận biết được bằng tai nghe; những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như Lai hay không có hiện ra rõ rệt?" Ðược hỏi vậy, Như
Lai sẽ trả lời như sau: "Các tình huống ô nhiễm có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng tai nghe; những tình huống
ấy không hiện ra rõ rệt ở Như Lai."

9. Nếu được hỏi: "Những tình huống hỗn tạp ở mắt, tai nhận thức; những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như Lai hay không có hiện ra rõ
rệt?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Những tình huống hỗn tạp có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận
biết được bằng tai nghe, những tình huống ấy không có hiện ra rõ rệt ở Như Lai."

10. Nếu được hỏi: "Những tình huống hoàn toàn thanh tịnh có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng tai nghe; những
tình huống ấy có hiện ra rõ rệt ở Như Lai hay không có hiện ra rõ rệt?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai trả lời như sau: "Những tình
huống hoàn toàn thanh tịnh có thể nhận biết được bằng mắt thấy, có thể nhận biết được bằng tai nghe; những tình huống ấy có hiện ra rõ rệt 

ở Như Lai. Ta lấy đó làm con đường tu học, làm lãnh vực hoạt động của ta. Dẫu thế ta cũng không vướng mắc vào đó."

11. Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Ðạo Sư có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các điều tốt, các điều xấu cùng với các pháp tương đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Ðạo Sư thuyết pháp cho vị Tỷ-kheo, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các điều tốt, các điều xấu cùng với các pháp tương đương; vị Tỷ-kheo, tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Vị ấy khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì". 

Này các Tỷ-kheo, nếu có người khác hỏi Tỷ-kheo ấy như sau: "Tôn giả có những dữ kiện gì, có những bằng chứng gì để Tôn giả nói rằng: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành trì?"" Này các Tỷ-kheo, muốn trả lời một cách chân chánh, vị Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đến yết kiến Thế Tôn để nghe thuyết pháp, Thế Tôn thuyết pháp cho tôi, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các điều tốt, các điều xấu với các pháp tương đương của chúng. Này Hiền giả, tùy theo Thế Tôn thuyết pháp cho tôi như thế nào, từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến vi diệu khác, các điều tốt, các điều xấu với các pháp tương đương của chúng; tùy theo như vậy, sau khi chứng tri trong pháp ấy, tôi đạt đến sự cứu cánh của từng pháp một. Tôi khởi lòng tịnh tín đối với bậc Ðạo Sư: "Thế Tôn là bậc Chánh Ðẳng Giác, Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, chúng Tăng thật khéo hành
trì"".

Này các Tỷ-kheo, đối với ai mà lòng tin đối với Như Lai được an lập, căn cứ, an trú trên những dữ kiện, những văn cú, những văn tự như vậy, này các Tỷ-kheo, lòng tin như vậy được gọi là có dữ kiện đầy đủ, căn cứ trên (chánh) kiến, vững chắc, không thể bị phá hoại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, Ma ra, Phạm thiên hay bất cứ ai ở đời. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là sự tìm hiểu về Như Lai, và như vậy Như Lai mới được khéo tìm hiểu một cách đúng pháp. 

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy.
47 Vimamsaka Sutta The Inquirer
 
1. THUS HAVE I heard. On one occasion the Blessed One was liv­ing at Savatthi in Jeta's Grove, Anamapindika's Park. There he addressed the bhikkhus thus: "Bhikkhus."—"Venerable sir,' they replied. The Blessed One said this:
 
2. "Bhikkhus, a bhikkhu who is an inquirer, not knowing how to gauge another's mind,482 should make an investigation of the Tathagata in order to find out whether or not he is fully

enlightened."

3. "Venerable sir, our teachings are rooted in the Blessed One, guided by the Blessed One, have the Blessed One as their resort.

It would be good if the Blessed One would explain the meaning of these words. Having heard it from the Blessed One, the

bhikkhus will remember it." "Then listen, bhikkhus, and attend closely to [318] what I shall say."-

"Yes, venerable sir," the bhikkhus replied. The Blessed One said this:

4. "Bhikkhus, a bhikkhu who is an inquirer, not knowing how to gauge another's mind, should investigate the Tathagata with respect to two kinds of states, states cognizable through the eye and through the ear thus: 'Are there found in the Tathagata or not any defiled states cognizable through the eye or through the

ear?'483 When he investigates him, he comes to know: 'No defiled states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathagata.'

5. "When he comes to know this, he investigates him further thus: 'Are there found in the Tathagata or not any mixed states

cognizable through the eye or through the ear?'484 When he investigates him, he comes to know: 'No mixed states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathagata.'
415
 
416 Vimamsaka Sutta: Sutta 47 i 319

6. "When he comes to know this, he investigates him further thus: 'Are there found in the Tathagata or not cleansed states cognizable through the eye or through the ear?' When he inves­tigates him, he comes to know: 'Cleansed states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathagata,
 
7. "When he comes to know this, he investigates him further thus: 'Has this venerable one attained this wholesome state over a long time or did he attain it recently?' When he investigates him, he comes to know: 'This venerable one has attained this wholesome state over a long time; he did not attain it only recently,

8. "When he comes to know this, he investigates him further thus: 'Has this venerable one acquired renown and attained fame, so that the dangers [connected with renown and fame] are found in him?' For, bhikkhus, as long as a bhikkhu has not acquired renown and attained fame, the dangers [connected with renown and fame] are not found in him; but when he has acquired renown and attained fame, those dangers are found in
him.485 When he investigates him, he comes to know: 'This vener­ able one has acquired renown and attained fame, but the dangers [connected with renown and fame] are not found in him,

9. "When he comes to know this, [319] he investigates him further thus: Ts this venerable one restrained without fear, not restrained by fear, and does he avoid indulging in sensual plea­sures because he is without lust through the destruction of lust?'
When he investigates him, he comes to know: 'This venerable one is restrained without fear, not restrained by fear, and he avoids indulging in sensual pleasure because he is without lust through the destruction of lust,

10. "Now, bhikkhus, if others should ask that bhikkhu thus:
'What are the venerable one's reasons and what is his evidence whereby he says: "That venerable one is restrained without fear, not restrained by fear, and he avoids indulging in sensual plea­sures because he is without lust through the destruction of lust"?'—answering rightly, that bhikkhu would answer thus: 'Whether that venerable one dwells in the Sangha or alone, while some there are well behaved and some are ill behaved and some there teach a group,417 that.487 And I have heard and learned this from the Blessed One's own lips: "I am restrained without fear, not restrained b}^ fear, and I avoid indulging in sensual pleasures because I am without lust through the destruction of lust,"
 
11. "The Tathagata, bhikkhus, should be questioned further about that thus: 'Are there found in the Tathagata or not any defiled states cognizable through the eye or through the ear?' The Tathagata would answer thus: 'No defiled states cognizable through the eye or through the ear are found in the Tathagata.'
 
12. "If asked, 'Are there found in the Tathagata or not any mixed states cognizable through the eye or through the ear?' the Tathagata would answer thus: 'No mixed states cognizable
through the eye or through the ear are found in the Tathagata.'
 
13. "If asked, 'Are there found in the Tathagata or not cleansed states cognizable through the eye or through the ear?' the Tathagata would answer thus: 'Cleansed states cognizable
through the eye or through the ear are found in the Tathagata. They are my pathway and my domain, yet I do not identify
with them.'488

14. "Bhikkhus, a disciple should approach the Teacher who speaks thus in order to hear the Dhamma. The Teacher teaches him the Dhamma with its higher and higher levels, with its more and more sublime levels, with its dark and bright counterparts. As the Teacher teaches the Dhamma to a bhikkhu in this way, through direct knowledge of a certain teaching here in that Dhamma, [320] the bhikkhu comes to a conclusion about the teachings.489 He places confidence in the Teacher thus: 'The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way,

15. "Now if others should ask that bhikkhu thus: 'What are the venerable one's reasons and what is his evidence whereby he says, "The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way"?'—answering rightly, that bhikkhu would answer thus: 'Here, friends, I approached the Blessed One in order to hear the Dhamma. The Blessed One taught me the Dhamma with its higher and higher levels, with its more and more sub­ lime levels, with its dark and bright counterparts. As the Blessed One taught the Dhamma to me in this way, through direct
knowledge of a certain teaching here in that Dhamma,1 came to

418 Vimamsaka Sutta: Sutta 47 i 320
a conclusion about the teachings. I placed confidence in the Teacher thus: "The Blessed One is fully enlightened, the Dhamma is well proclaimed by the Blessed One, the Sangha is practising the good way,"

16. "Bhikkhus, when anyone's faith has been planted, rooted, and established in the Tathagata through these reasons, terms, and phrases, his faith is said to be supported by reasons, rooted in vision, firm;490 it is invincible by any recluse or brahmin or god or Mara or Brahma or by anyone in the world. That is how, bhikkhus, there is an investigation of the Tathagata in accor­dance with the Dhamma, and that is how the Tathagata is wellinvestigated in accordance with the Dhamma."

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One's words.
 

[1] Mắt thấy các việc do thân làm ra: xem xét thân hành
[2] Tai nghe các lời nói do miệng nói ra: xem xét khẩu hành
hai pháp có thể nhìn thấy và biết được một cách trực tiếp: lời nói hành động. Một đệ tử của một giáo phái nghe lời Thầy để bảy tháng để quan
sát đức Phật. Trang 746 tả đức Phật đi, đứng, uống, ăn, Trang 479 giảng pháp
[3] dính tham sân si
[4] tham sân si lẫn lộn với nhau không phân biệt được cái gì là dính tham hay dính sân hay dính si. Chỉ các bậc tỳ kheo đang trên đường tu tập
cho thanh tịnh nhưng có lúc vẫn không giữ được thanh tịnh.
[5] không tham, không sân, không si
[6] nguy hiểm như ngã mạn, kiêu căng
[7] chỉ rõ tính chất công bằng của đức Phật, không ca tụng ai, không ruồng bỏ ai
 


Trung Nguyên gởi