Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Thuyền nhân, thiên anh hùng ca
của một dân tộc
 
                                                                       
 
Chuyện kể từ đầu
 
So với các dân tộc Tây phương, người Việt gắn bó nhiều với quê hương trong những ngôi làng với lũy tre xanh bao quanh. Nhưng rồi cũng phải di chuyển. Ngàn năm trước bộ tộc Lạc Việt từ phía Nam sông Dương Tử miền Hoa Nam Trung Quốc di chuyển xuống đồng bằng châu thổ Hồng Hà và tiến dần xuống  miền Nam đến miền đất Quảng.
 
Cuộc chiến tranh Nam Bắc giữa 2 họTrịnh Nguyễn đã mở đường cho nhà Nguyễn Nam Tiến trong 500 năm xuống đến tận Cà Mâu. Trong 4000 năm dựng nước với 3 lần Bắc thuộc, người Việt vẫn dành quyền tự chủ và sống chết với quê hương. Sống trên giải đất huyền diệu chạy dài ven biển nhìn ra Thái Bình Dương, tiền nhân Việt Nam vẫn cố gắng giữ mảnh giang sơn gấm vóc khi Đông Nam Á tiếp xúc với Tây phương vào thế kỷ 19.
 
Sau 80 năm bị Pháp cai trị người Việt và đất Việt trở thành thí điểm chiến tranh tương tàn giữa 2 phe Tự Do và Cộng sản. Năm 1945 khi thế chiến đệ nhị kết thúc nước Việt lại bắt đầu sa vào chiến tranh ghi dấu cuộc thử thách binh đao Quốc Cộng trắc nghiệm của thời kỳ sau đại chiến.
 
Năm 1954 thế giới họp hội nghị Geneve chia đôi Việt Nam và lần đầu tiên người Việt miền Bắc rời bỏ lũy tre xanh di cư vào Nam. Chuyến đi lịch sử nhưng còn có phần trật tự. Từ 1954 đến 1975 miền Nam vừa xây dựng vừa chống cộng sản miền Bắc xâm lăng trong 21 năm dài. Nhưng sau cùng Sài Gòn thất bại vì phía Nga Tầu tiếp tục giúp miền Bắc nhưng Hoa Kỳ bỏ cuộc tại miền Nam.                                                         
 
Bỏ nước ra đi.
 
Biển cố kinh hoàng 30 tháng tư năm 1975 đã có 150 ngàn người bỏ nước ra đi trong tháng tư và tháng năm 1975.
 
Đó là đợt di tản đầu tiên của người Việt được dân Mỹ mở vòng tay chào đón tại khắp các tiểu bang Hoa Kỳ. Đồng thời cũng có trên 10 ngàn người định cư tại Úc, Canada và Âu Châu. Những người di tản đầu tiên năm 1975 dù chỉ có mục tiêu đơn giản là thoát khỏi chế độ cộng sản nhưng đã nhanh chóng trở thành các đơn vị tiền phong cho người Việt tìm đường trở thành di dân đến với thế giới.
 
Cuối tháng 5-1975 khi những thương thuyền vớt người di tản đã đến bến tự do. Khi những chiến hạm Hoa Kỳ rời khỏi biển Đông thì những con thuyền chở người ty nạn muộn màn liều lĩnh ra khơi đi Thái Lan, đi Mã Lai, Nam Dương, Tân Gia Ba, Hồng Kông hay hướng thẳng đến Úc Châu. Bao nhiêu thuyền phải trở lại. Bao nhiêu thuyền mất tích. Bao nhiêu thuyền thành công. Họ đã tạm trú tại các quốc gia Đông Nam Á. Đó là những Thuyền Nhân đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
 
Những người mở đầu cho trang thiên anh hùng ca của thế giới trong 20 năm thuyền nhân từ 1975 đến 1995. Những Thuyền nhân đầu tiên của một triệu thuyền nhân Việt Nam đã đến bến tự do. Từ trước 1975, nhạc sĩ Phạm Duy đã soạn bản nhạc Viễn Du tiên tri về những chuyến ra đi lịch sử.
 
Ra khơi, biết mặt trùng dương, biết trời mênh mông, biết đời viển vông, biết ta hãi hùng.
 
Ra khơi, thấy long phơi phới, thấy tình thế giới, thấy mộng ngày mai, thấy niềm tin mới.
 
Chơi vơi, con thuyền trên sóng không nguôi.
 
Bão bùng xô tới xô lui,vững tay chèo lái.
 
Xa xôi, hỡi người trong viễn phương ơi,
 
Hẹn hò nhau viễn du thôi, lên đường mãi mãi….  
 
Lịch sử Thuyền Nhân là nguồn gốc của cộng đồng Việt hải ngoại. 
                        
Sau 30 thángtư 1975, người Việt di tản mở con đường định cư trên đất tự do đã đem lại những tin tức và kinh nghiệm sống trên đất mới. Đồng thời người ở lại sống thử thách trong giai đoạn khốn cùng của đất nước thống nhất hòa bình dưới chế độ độc tài đảng trị. Lịch sử thuyền nhân bắt đầu viết những trang anh hùng ca của người Việt miền Nam.
 
Trong 20 năm tổng số 1 triệuvà 300 ngàn người lần lượt ra đi với hơn 900 ngàn thành công để lại hơn 300 ngàn nằm dưới biển Đông. Chính Thuyền nhân đã mở đường cho chương trình đoàn tụ ODP, HO, Con lai và sau cùng là diện hôn nhân đoàn tụ. Khi hàng trăm ngàn thuyền nhân tràn ngập các trại ty nạn,thế giới tự do đã phải tổ chức  nhiều hội nghị tìm cách giải quyết.
 
Trong chiến tranh chỉ có những thanh niên cầm súng chiến đấu. Trong cuộc chiến vượt biên mọi người đều trở thành chiến sĩ. Những ông bà già và trẻ thơ đều tham dự. Các thầy tu đi cùng nhà sư. Các giáo sư vượt biển cùng thương phế binh. Phụ nữ với đàn con nhỏ và cả bà bầu mang con trong bụng. Cuộc chiến tìm tự do mở đường cho mọi người tham dự.
 
Cộng sản có giai đoạn mở cửa cho đi không chính thức khi tống xuất người Hoa. Phong trào vượt biển đã biến dân chài Thái Lan thành hải tặc. Thế giới nhân đạo đã ra tay thuê tàu đi vớt thuyền nhân trên biển cả. Từ Âu Châu Cap Anamur là thiên thần mạng số I, II và III đã thành công cứu vớt hàng ngàn thuyền nhân. Khắp nơi người Việt tích cực quyên góp và tham dự vào chương trình cứu người vượt biển. Những cuộc biểu dương, các chương trình văn nghệ và các cuộc đi bộ gây quỹ. Tổng thống Carter và Phó Tổng thống Mondale đã mở rộng vòng tay nhân đạo. Ra lệnh cho hải quân Mỹ vớt thuyền nhân và Mỹ thêm cấp khoản tiếp nhận. Tổng thống Carter tham dự các hội nghị thế giới. Ông phó đi khắp các trại ty nạn rồi lên hô hào thế giới cứu thuyền nhân ngay tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
 
Với những thương đau trên biển cả đã đưa đến giải pháp cao ủy tỵ nạn tìm cách cưỡng bách thuyền nhân hồi hương. Dân ty nạn tự vẫn để trả lời. Hoa Kỳ thảo dự luật ODP đoàn tụ gia đình để tìm cách giải quyết toàn diện lâu dài. Dự luật về con lai tiếp theo đưa những đứa con 2 dòng máu trở về quê cha. Vấn nạn đau thương từ chiến tranh Việt Nam là thảm kịch Hà Nội giam giữ tù binh vẫn đè nặng lương tâm nước Mỹ.
 
Ngay từ sau tháng tư 1975. Người di tản đến Mỹ đã ngó về đất nước. Bước chân đi mặt còn quay lại. Bên quê nhà xiềng xích trông theo.Đấu tranh và than khóc suốt 5 năm rồi đến 10 năm vận động. Kết quả là chuyến bay HO chở tù miền Nam đến San Francisco vào đầu thập niên 90. Chương trình Tự do cho tù tập trung là thành quả gián tiếp từ sự hy sinh của Thuyền Nhân trên biển Đông.
 
Di sản Thuyền Nhân.
 
Chiến tranh Việt Nam từ 1962 đến 1975 đã hy sinh 500 ngàn lính cộng sản miền Bắc và 250 ngàn chiến sĩ miền Nam. Dân chúng cả 2 miền chết oan vì bom đạn là 1 triệu. Trong khi đó cuộc ra đi của thuyền nhân đã hy sinh gần 300 ngàn người. Những thảm kịch thuyền nhân Việt Nam đã có hàng trăm tác phẩm và hàng ngàn câu chuyện. Những cái chết của người Việt trong chiến tranh tuy đau thương nhưng không bi thảm như sự hy sinh của thuyền nhân.
 
Những mẩu chuyện đau thương lạ lùng của từng con người, của từng gia đình mãi mãi còn ở lại với những thuyền nhân sống còn với những hình ảnh không bao giờ xóa mờ trong tâm khảm. Con thuyền tiêu biểu miền Nam là thuyền Tân Phát đi từ Cà Mâu vào năm 1980 đã đưa 21 người đến bến Tự do. 10 năm sau chúng tôi sưu tầm được con thuyền Hải Nhuận năm 1987 ra đi từ cửa Thuận An xứ Huế. Thuyền không mui chở 26 người đi ngược từ miền Trung qua Hải Nam mà vào trại Hồng Kông.
 
 
Di sản viện Bảo tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa tại San Jose
 
Dân miền Hải Nhuận hiện nay trở thành một cộng đồng thuyền nhân lớn mạnh tại Bắc CA có nối tiếp với Hải Nhuận cùng khắp thế giới. Con thuyền Hải Nhuận nằm bên thuyền Cà Mâu như đôi thuyền vượt biên gian khổ nay duyên nợ đưa về nằm cạnh nhau trên bến San Jose History Kelley Park của Viet Museum.
                                                           
Những sự hy sinh trên biển cả.
 
Với những con thuyền đi mà không đến. Những người than yêu mất tích và hàng trăm đứa bé gái bị bắt đi. Cuộc chiến đấu với giông bão điên cuồng. Thuyền nhân chết cùng cơn sóng dữ. Khi thuyền tắt máy hết nước hết dầu thả trôi lênh đênh trên mặt biển phẳng lặng tối đen. Thuyền nhân lần lượt chết dần từng gia đình.  Kinh hoàng trong các lần bị hải tặc tấn công. Cuộc chiến tuyệt vọng của người chồng người cha bất lực..
 
Bi kịch ra đi không phải chỉ dành cho thuyền nhân mà còn mãi trong lòng người ở lại. Một đứa con đi không đến, bây giờ sẽ gửi thêm đứa nào lên đường. Má nuôi con chờ ngày con đi nuôi má. Nào hay con nuôi cá biển Đông. Mẹ cho vào tay con gái thân yêu liều lĩnh ra đi những viên thuốc ngừa thai nói rằng bằng mọi giá con phải sống. Rồi tiếp theo những ngày tháng chờ đợi dài hơn cả ngục tù…
 
Trong những ngày tháng đó trên thế giới này ai là những người anh hùng như bác sĩ Rupert Nendeck người Đức là tác giả của giải pháp Cap Anamur trong 9 năm từ 1979 đến 1988 đã trực tiếp vớt 11,300 thuyềnnhân. Đây mới chỉ là 1 trong hàng trăm người đã đi cứu thuyền nhân.
 
Những đứa con của thuyền nhân.
 
Quân lực Hoa Kỳ hiện có nhiều vị tướng lãnh gốc Việt. 5 người là nam quân nhân cấp tướng của Hải Lục Không quân và vệ binh quốc gia. Hai vị nữ lưu Đại tá trong danh sách chờ thuộc Công Binh chiến đấu và Quân Y. Một số là thuyền nhân. Còn rất nhiều chiến binh các cấp và các vị dân cử trẻ tuổi từ các Tiểu bang và trong các ngành nghề tại Hoa Kỳ.
 
Và cả trên thế giới đặc biệt là tại Úc châu vốn là một cộng đồng đa số là thuyền nhân. Trên khắp thế giới hiện nay có 2 niềm tự hào của quá khứ. Chiến binh Việt Nam Cộng Hòa và Thuyền nhân. Hàng năm cựu quân nhân có ngày 19 tháng 6 là ngày quân lực. Anh em cựu chiến binh mặc đồ lính trong niềm hãnh diện nhưng tiếc thay không có ngày Thuyền Nhân để vinh danh những thành công của thế hệ tương lai.
 
Trên khắp thế giới người Việt đã xây dựng hàng trăm tượng đài để vinh danh Thuyền Nhân. Chính phủ Úc Châu đã dành ngân khoản hàng triệu đồng để xây dựng Bảo tàng Viện cho đề tài nguồn gốc thuyền nhân. Và niềm hãnh diện Việt Nam là viện Bảo tàng Thuyền Nhân và Việt Nam Cộng Hòa tại San Jose.
 
 

Đây là bảo tàng viện đầu tiên và duy nhất đã hình thành.Tại đây đã có hàng trăm tác phẩm và di vật của thuyền nhân được sưu tầm, lưu trữ và triển lãm.Viện bảo tàng là linh hồn của dân tộc. Cũng là linh hồn của một cộng đồng. Cộng đồng có gốc rễ là Thuyền Nhân Việt Nam đã viết nên thiên anh hùng ca bất diệt. Cuộc vượt biển 20 năm qua là thảm kịch nhưng cũng là quá khứ đau thương đã vượt qua nhưng không bao giờ quên. Hãy thăm viếng, tìm hiểu,yểm trợ và gìn giữ viện bảo tàng Thuyền Nhân tại San Jose.
 
Tài Liệu để tham khảo:
 
Một tác phẩm nghệ thuật hình bản đồ lịch sử 20 năm thuyền nhân với tài liệu thống kê chính thức tại Việt Museum ghi nhận như sau. 5 giai đoạn ra đi gồm có: 1) 30 tháng tư 75 di tản 130 ngàn 2) 4 năm 75-79 ra đi cao nhất 326 ngàn 3) 4 năm 80-84 ra đi 253 ngàn 4) 4 năm 85-89 ra đi 192 ngàn và sau cùng 5) 5 năm 90-95 ra đi 63 ngàn. Tổng cộng 20 năm số người ra đi còn sống ghi nhận được bởi Liên Hiệp Quốc là 964 ngàn. Con số ghi nhận tại Việt Museum với tổng số ra đi kể cả đường bộ và đường biển là 1 triệu 300 ngàn. Con số định cư tại Hoa Kỳ và các nước là 1 triệu và 300 ngàn tổn thất.
 
Ngay sau ngày 30 tháng tư Hoa Kỳ tiếp nhận 130 ngàn ty nạn. Đến năm 1979 quốc hội đã ban hành luật ODP về đoàn tụ di dân nhưng 10 năm sau 1 mới thi hành khi thuyền nhân ra đi chết trên biển quá nhiều. Đến năm 1994 chấm dứt ODP đặc biệt nhưng rồi lại tái áp dụng từ 2005 đến 2008. Trong thời gian con số Vượt biên vẫn còn cao Hoa Kỳ ban hành luật tiếp nhận Con Lai vào năm 1988. Đồng thời tiếp tục thảo luận về chương trình HO để rồi đến đầu thập niên 90 mới chính thức tiếp nhận.
 
 

Giao Chi San Jose.  

giao...@gmail.com  (408) 316 8393



usaelection gởi