Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





 
Tiền không mua được "tình": 3 thập niên xây dựng ảnh hưởng tại Australia đổ vỡ, Trung Cộng nhận bài học đắng cay
 



Theo Foreign Policy | 17/10/2020

 
See the source image
 
 
Andy Van
 
xi GIF
 
Tiền không mua được tình: 3 thập kỷ xây dựng ảnh hưởng tại Australia đổ vỡ, TQ nhận bài học đắng cay
 

Hiếm có quốc gia nào đảo chiều thái độ đối với TC mạnh mẽ như Australia chỉ trong một thời gian ngắn, tạp chí Foreign Policy (Mỹ) bình luận.
 
TC đã đưa Australia vào tầm ngắm từ lâu, và tiền là "vũ khí" ưa thích của nước này, tạp chí Foreign Policy nhận định.
 
Thực tế, gần 1/2 doanh thu xuất khẩu của Australia đến từ TC. Cho đến gần đây, TC vẫn là một nhà đầu tư lớn ở Australia. Du học sinh TC chiếm đến 10% trong tổng số sinh viên tại các trường đại học ở Australia, và Bắc Kinh cũng đã tài trợ cho các Viện Khổng Tử tại 13/37 trường đại học công lập của Australia.
 
Trong khi đó, các nhà tài trợ có liên kết với TC tài trợ cho một số tổ chức nghiên cứu xúc tiến các chính sách thân thiện với TC. Gần như mọi tổ chức công lớn ở Australia đều có "chiến lược TC". Tại New Zealand, quốc gia láng giềng nhỏ của Australia, sự hiện diện của TC thậm chí còn lớn hơn nữa.
 
Thế nhưng, tỷ lệ người Australia có thiện cảm với TC đã giảm mạnh từ 64% xuống còn 15% trong vòng 3 năm qua, theo một cuộc khảo sát của Pew Global Attitude được công bố vào tuần trước (Khảo sát không được tiến hành tại New Zealand). Tỷ lệ người Australia không có thiện cảm với TC đã tăng lên 81%, và chỉ có 3% lựa chọn câu trả lời trung lập.
 
Sự thay đổi trong thái độ của người dân Australia đối với TC là một phần trong xu hướng chung toàn cầu, nhưng đây là sự đảo ngược lớn nhất trong số 12 quốc gia thường xuyên tham gia khảo sát của Pew, và xu hướng này cũng được ghi nhận từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
 
Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù Australia có quan niệm từ lâu đời rằng tương lai kinh tế của nước này phụ thuộc vào TC, nhưng hóa ra tiền nhiều không mua được cảm tình - chí ít là trong lĩnh vực ngoại giao.
 
Gió đổi chiều trong thái độ của người dân Australia đối với TC
 
Chắc chắn TC đã chi tiền. Cuốn sách Silent Invasion năm 2018 của giáo sư người Australia Clive Hamilton đã tiết lộ nhiều con đường mà các khoản tiền của TC hoặc có liên quan đến TC đã ảnh hướng đến các cuộc tranh luận công khai của Australia - từ các khoản quyên góp lớn cho các đảng phái chính trị, hay tài trợ cho các chuyến thăm TC của các nhà báo và chính trị gia Australia...
 
Trong giai đoạn từ năm 2016-2018, ít nhất 8 công ty quốc doanh và công ty liên kết với nhà nước của TC đã rót vốn đầu tư vào bang Victoria của Australia, sau đó hai bên đã ký kết thỏa thuận tham gia dự án Vành đai và Con đường của TC, bất chấp những cảnh báo của chính quyền Canberra về điều này.
 
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews đã 2 lần tham dự diễn đàn Vành đai và Con đường của TC ở Bắc Kinh vào năm 2017 và 2019, và ông này cũng là một trong số ít các nhà lãnh đạo dưới cấp chính quyền trung ương được mời tham dự sự kiện này.
 
Trong khi đó, lãnh đạo và quan chức Canberra lại không tham gia diễn đàn này. Một điều tình cờ - hoặc không - là khi TC áp thuế và ban lệnh hạn chế đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Australia vào đầu năm nay, các sản phẩm của bang Victoria hầu như không bị ảnh hưởng.
 
Cho dù bang này có chịu ảnh hưởng của TC hay không, thì cho đến năm 2018, nhiều chính trị gia hàng đầu của Australia đã lưu ý việc TC kêu gọi nước này theo đuổi một chính sách đối ngoại "độc lập", tức là tách khỏi Mỹ - đồng minh lâu năm của Australia.
 
Cựu Thủ tướng Paul Keating (nhiệm kỳ 1991-1996) và cố Thủ tướng Malcolm Fraser (nhiệm kỳ 1975-1983) thực sự đã từng khuyến nghị Australia rút khỏi liên minh với Mỹ, trong khi cựu Thủ tướng Bob Hawke (nhiệm kỳ 1983-1991) sau này đã chuyển sang vận động hành lang cho Bắc Kinh.
 
Một thượng nghị sĩ cấp cao và cựu bộ trưởng Australia thậm chí còn chỉ trích một tổ chức tư vấn do chính phủ tài trợ, Viện Chính sách Chiến lược Australia, vì đã nhận khoản tài trợ nghiên cứu từ Bộ Ngoại giao Mỹ. Các quan điểm ủng hộ TC, chống Mỹ đã nổi lên ở Australia một thời.
 
Trong khi đó, công chúng Australia vẫn tiếp tục ủng hộ quan hệ của nước này với Mỹ và bày tỏ hoài nghi về các mối liên kết đang phát triển của nước này với TC.
 
 
Tiền không mua được tình: 3 thập kỷ xây dựng ảnh hưởng tại Australia đổ vỡ, TQ nhận bài học đắng cay - Ảnh 2.
 

Từ năm 2008 đến năm 2020, sự ủng hộ của công chúng dành cho liên minh với Mỹ chưa bao giờ giảm xuống mức thấp hơn 70%, theo kết quả thăm dò của Viện Lowy Australia. Đa số những người tham gia khảo sát đều tin rằng chính phủ Australia đang cho phép TC đầu tư quá nhiều vào nước này.
 
Trong khi đó, đa số người dân Australia vẫn tin tưởng Mỹ sẽ "hành động có trách nhiệm với thế giới", và chỉ 23% tin rằng TC sẽ làm điều tương tự.
 
Bước ngoặt thực sự trong xu hướng thay đổi thái độ với TC là năm 2019, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo người dân Australia: "Quý vị có thể bán linh hồn mình để đổi lấy một đống đậu tương, hoặc quý vị có thể bảo vệ người dân".
 
Tất nhiên, Australia không thực sự mua bán đậu tương, nhưng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ đã thực sự gây tiếng vang trong dư luận Australia - vốn đã có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của TC đối với các thể chế của họ.
 
 
TC có nhiều tiền cũng chẳng thể mua được "tình"
 
Sau đó đại dịch COVID-19 bùng phát. Dịch bệnh không chỉ giáng đòn mạnh vào uy tín của TC đối với Australia, mà còn có tác động rõ rệt đến thái độ của Canberra đối với Bắc Kinh.
 
Ban đầu, theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ trưởng Y tế Australia đã bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng ngăn chặn đại dịch của TC, và thậm chí một chính trị gia hàng đầu của bang Victoria đã khen ngợi biện pháp phong tỏa chống dịch của TC.
 
Đại dịch COVID-19 là một thảm họa cho thế giới, nhưng khi đó nó chưa trở thành thảm họa đối với TC trong lĩnh vực ngoại giao.
 
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison và Ngoại trưởng Marise Payne kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về việc xử lý đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, TC đã đả kích Australia.

Bước ngoặt thực sự trong xu hướng thay đổi thái độ với TC là năm 2019, khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo người dân Australia: "Quý vị có thể bán linh hồn mình để đổi lấy một đống đậu tương, hoặc quý vị có thể bảo vệ người dân".
 
Tất nhiên, Australia không thực sự mua bán đậu tương, nhưng phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ đã thực sự gây tiếng vang trong dư luận Australia - vốn đã có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của TC đối với các thể chế của họ.
 
Sau đó đại dịch COVID-19 bùng phát. Dịch bệnh không chỉ giáng đòn mạnh vào uy tín của TC đối với Australia, mà còn có tác động rõ rệt đến thái độ của Canberra đối với Bắc Kinh.
 
Ban đầu, theo lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Bộ trưởng Y tế Australia đã bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng ngăn chặn đại dịch của TC, và thậm chí một chính trị gia hàng đầu của bang Victoria đã khen ngợi biện pháp phong tỏa chống dịch của TC.
 
Đại dịch COVID-19 là một thảm họa cho thế giới, nhưng khi đó nó chưa trở thành thảm họa đối với TC trong lĩnh vực ngoại giao.
 
Tuy nhiên, sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison và Ngoại trưởng Marise Payne kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về việc xử lý đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, TC đã đả kích Australia.

 
Tiền không mua được tình: 3 thập kỷ xây dựng ảnh hưởng tại Australia đổ vỡ, TQ nhận bài học đắng cay - Ảnh 3.
 

Đại sứ quán TC tại Australia đã phàn nàn rằng "các chính trị gia Australia muốn làm theo những điều người Mỹ khẳng định, và đơn giản là theo chân Mỹ trong việc dàn dựng các cuộc công kích chính trị nhằm vào TC".
 
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Bắc Kinh còn gay gắt hơn nữa khi nói rằng Australia "rất vô trách nhiệm khi đưa ra những nghi ngờ và cáo buộc có động cơ chính trị", đồng thời khuyên Australia nên "gạt những tư tưởng thiên vị và trò chơi chính trị sang một bên".
 
Và theo lời giải thích của phó trưởng phái đoàn ngoại giao của TC tại Canberra, việc Australia kêu gọi điều tra đã "gây tổn thương đến tình cảm của người dân TC khi họ phải nghe tin sốc này từ Australia - một quốc gia được cho là bạn tốt của TC".
 
Thế nhưng các nhà ngoại giao TC dường như không để tâm đến việc những bình luận của họ đã có ảnh hưởng đến cảm xúc của người dân Australia ra sao. Chiến lược "ngoại giao chiến lang" của TC thực sự đã có tác động mạnh đến quan điểm của người dân Australia và quan hệ của hai nước.
 
Thay vào đó, TC đang phải đối mặt với sự đổ vỡ nhanh chóng của ba thập kỷ kiên nhẫn xây dựng ảnh hưởng tại Australia. Trong những tháng gần đây, Australia đã tuyên bố thắt chặt nghiêm ngặt các thủ tục của Ban Đánh giá Đầu tư Nước ngoài nhằm khiến các công ty liên kết với TC gặp khó khăn trong việc mua lại các tài sản chiến lược của Australia.
 
Australia cũng đã đề xuất Dự luật Quan hệ Đối ngoại mới để chính phủ có quyền phủ quyết đối với các thỏa thuận của bang và địa phương với các tổ chức nước ngoài, cùng với đó là thực hiện các bước để mở cuộc điều tra của Ủy ban về Tình báo và An ninh của Quốc hội về sự can thiệp của nước ngoài vào các trường đại học của Australia.
 
Tất cả những nỗ lực này đều nhận được sự ủng hộ rộng rãi, và tất cả đều hướng đến TC. Con lắc đã chuyển động. Đã đến lúc chuyến tàu của "chủ nghĩa thực dụng" của TC phải dừng lại.
 
Câu chuyện tương tự cũng xảy ra ở gần như tất cả các nền dân chủ trên thế giới: Chiến lược toàn cầu nhằm thu phục giới tinh hoa của TC đã thất bại. Việc Australia đối đầu với TC đã tái khẳng định các cam kết của nước này đối với các giá trị tự do và hệ thống liên minh phương Tây, tương ứng với những thay đổi tương tự ở các quốc gia khác.
 
Tại New Zealand, và châu Âu đã có một loạt các phản ứng chống lại các hoạt động gây ảnh hưởng của TC. Các nền dân chủ có thể đã chậm chạp trong việc bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài, nhưng cuối cùng họ đã thức tỉnh. Đó là một bài học dành cho TC.
 

(Theo Foreign Policy)


usaelection gởi