Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Tiểu Bộ Kinh
 
Bāhiya Sutta
 
Lê Huy Trứ 
 
*
 
Được nghe Đức Phật đích thân thuyết pháp là một nhân duyên hy hữu, một công đức vô 
 
lượng, và may mắn hãn hữu trong đời.  Những lời chúng ta nghe kể lại ở đây hay được 
 
thuyết pháp từ những người kém trí tuệ và đạo đức cho dù có lập lại chính xác từng lời 
 
từng chữ từ kim khẫu của Đức Thế Tôn vẫn không có đủ hấp lực, mãnh lực và công lực 
 
sư tử hống để giác ngộ nổi cho người nghe.  Tuy nhiên, khi đọc, nghe được những lời 
 
vàng ngọc của Đức Thế Tôn dù qua bất cứ một phương tiện nào cũng như là những hạt 
 
nhân giác ngộ được cấy vào trong ý thức của chúng ta chờ nhân duyên chín ‘muồi’ để 
 
Qua kinh nghiệm riêng tư, một là dừng lại ở đây đừng đọc tiếp nữa hay nếu vẫn còn bản 
 
tính hiếu kỳ ‘chấp đọc’ tiếp thì những triết lý Phật Đà này nó sẽ thấm nhuần vào tâm 
 
thức của quý vị không dễ dàng gọt rửa vì khi mà trí tuệ đã mở mang rồi thì khó mà trở 
 
lại vô minh.  Nếu không muốn đánh mất bóng tối vô minh thì đừng tìm đến gần ánh 
 
sáng quang minh của trí tuệ.  Nếu không muốn ‘diệt’ tham sân si thì đừng đi tìm vô ngã.  
 
Nếu không muốn an tâm kiến tánh thì đừng đi tìm giác ngộ giải, thoát luân hồi khổ đau.  
 
Không muốn biết nhân sinh quan, và vũ trụ quan thì đừng học hỏi kiến thức từ khoa 
 
học, và khai mở trí tuệ từ Phật Pháp.  Nếu không muốn biết Không thì đừng đi tìm Có.  
 
Nếu không muốn biết bất nhị thì đừng tìm hiểu nhị nguyên.  Nếu không muốn vô 
 
thường thì đừng đi tìm hữu thường.  Nếu không muốn tri kiến Phật thì đừng tu học Phật.  
 
Còn nếu vẫn cố chấp tìm hiểu thì sẽ bị qua bờ bên kia lúc nào không hay biết.  Mà khi 
 
đã qua bờ bên kia rồi thì không thể trở lại bờ bên kia vì không có bờ bên kia để trở lại.
 
Một trong những tiêu biểu tuyệt vời là bài kinh trong Tiểu Bộ Kinh, Bāhiya Sutta:  Lúc 
 
ấy, đức Phật rời khỏi tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana) đi trì bình khất thực tại Xá Vệ 
 
(Sāvatthi) thì có một vị Bà La Môn đã già, tên là Bāhiya Dāraciriva, đi tìm kiếm Đức 
 
Thế Tôn để hỏi pháp.  Khi ấy, đức Phật đang ôm bát đi vào giữa các xóm nhà thì 
 
Bāhiya Dāraciriva đến gần bên, cúi đầu xuống chân ngài cầu pháp.
 
Đức Phật và Bāhiya
 
Đức Phật đã từ chối lần thứ hai, lần thứ ba, viện cớ đang trì bình khất thực nhưng sau 
 
đó, ngài đã thuyết ngắn gọn tinh yếu của giáo lý thoát khổ như sau:
 
“Vậy này Bāhiya! Ông cần phải học tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. 
 
Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong 
 
cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
 
Như vậy, này Bāhiya! Nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái 
 
nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri 
 
– thì không có ông ở trong ấy, ông không là chỗ ấy.  Do vậy, này Bāhiya! Ông không là 
 
đời này, ông không là đời sau, ông không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ 
 
đau.”  Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bāhiya Dāruciriya được 
 
giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.  
 
Dĩ nhiên, sau khi thuyết pháp cho Bāhiya, Đức Phật bướt đi vài bướt và ngài đã bảo các 
 
đệ tử của mình chuẩn bị trỡ lại để an táng cho Dāruciriya vì ông ta ngay sau khi được 
 
nghe Pháp mà giác ngộ thì bị một con bò điên húc chết.  Đức Thế Tôn đã biết trước là 
 
Dāruciriya phải bướt qua cửa tử để thoát ra ngoài vòng luân hồi.  Cho nên khi ông ta ra 
 
đường gặp Phật cầu Pháp, Đức Thế Tôn từ chối 3 lần cho đến khi ông ta cầu khẩn vì đời 
 
vô thường, sống chết khôn lường không biết mình lẫn Phật có còn sống đến ngày mai 
 
để được nghe pháp lẫn truyền pháp cho nên nhất tâm phải cầu Pháp ngay lúc gặp Phật.
 
Cái chết của Dāruciriya đúng với linh tính lẫn ý nguyện của ông ta khi cầu khẩn 3 lần 
 
xin Phật cho Pháp vì sợ rằng cả Phật lẫn ông ta có thể tịch diệt không biết lúc nào để có 
 
dịp khác được cho pháp và nhận pháp.  Có thể Dāruciriya đã tới số hay đôi khi ra ngõ 
 
gặp Phật cũng không phải hoàn toàn may mắn, được phúc thọ như chúng ta mong ước?
 
Tôi xin mạo muội vọng ngôn diễn giải thêm, Đức Phật còn có ẩn ý: ‘trong cái thọ mạng 
 
tưởng, sẽ chỉ là cái thọ mạng tưởng’ thì khi ông bị bò ‘bạng’ (húc) không có ông sở 
 
trong ấy, ông không trụ chỗ ấy.  Ông không chết đời này, ông không chết đời sau, ông 
 
không chết đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau sau khi bị bò điên ‘chẹt’ chết.  
 
Con bò vì điên ‘trong cái thọ húc tưởng, sẻ chỉ là cái thọ húc’ vì khi nó húc không có nó 
 
ở trong ấy, nó không là chỗ ấy.  Nó không húc chết ai đời này, nó không húc chết ai đời 
 
sau, nó không húc chết ai chặng giữa.  Nó chỉ là phương tiện như con bè đưa ông ta qua 
 
bờ tử, tới bến giải thoát, đoạn tận khổ đau. Không có người bị húc, kẻ húc; không có kẻ 
 
giết, người bị giết.  Nó không còn có tính chất nội tại nữa, mà có thể thay đổi bởi tương 
 
giác giữa chủ thể và vật thể. Tất cả chẳng qua cũng vì nghiệp quả và nhân duyên, đến 
 
đi, xãy ra như thị tri kiến vậy thôi.  Ngược lại, ông không sống đời này, ông không sống 
 
đời sau, ông không sống đời chặng giữa cho nên những điều trên trong cái thọ mạng 
 
tưởng, sẽ không có cái thọ mạng tưởng vì ông không bị bò ‘bạng’ không có ông sở sống 
 
trong ấy, ông không sống trụ chỗ ấy.  
 
Nói theo lập trường Đệ Nhất Nghĩa Đế của Bồ Tát Long Thụ thì: chủ quan, khách quan, 
 
quan hệ, nhận thức, tất cả đều chỉ là “không” mà thôi.  Lập trường của chính Long Thụ 
 
quyết không nhất định ở thuyết không. Chính cái không cũng là không rồi, vậy thì lại 
 
trở về cái thế giới vũ trụ giả danh (Prajnapti) để diệu hữu hóa nó.  Trong Trung Luận đã 
 
có một bài tụng nói rõ ý ấy, “Các pháp do nhân duyên sinh, tôi nói: đó là không, cũng 
 
gọi là giả danh, mà cũng là nghĩa “Trung Đạo.” Nghĩa là giữa khoảng KHÔNG và 
 
HỮU triển khai một thế giới thực tướng Trung Đạo. (Chương Ba, Đại Thừa Phật Giáo 
 
Đến Thời Đại Long Thụ - Tiết Thứ 3: Phật Giáo Quan Và Long Thụ, Thích Quảng Độ) 
 
Một bài tụng trong Trung Luận để thuyết minh cái “không đi” trong thuyết Bát Bất ở 
 
“Đi rồi, không có đi. Chưa đi, cũng không có cái đi. Ngoài cái đi rồi và chưa đi. Thì khi 
 
Tôi xin phóng tác lại để cho hợp với chủ đề trên:
 
“Chết rồi, không có Chết. Chưa Chết, cũng không có cái Chết. Ngoài cái Chết rồi và 
 
chưa Chết. Thì khi Chết cũng không có cái Chết!”
 
“Sống rồi, không có Sống. Chưa Sống, cũng không có cái Sống. Ngoài cái Sống rồi và 
 
chưa Sống. Thì khi Sống cũng không có cái Sống!”
 
“Đau khổ rồi, không có Khổ đau nữa. Còn chưa Đau khổ, không có biết Khổ đau. Ngoài 
 
cái Đau khổ rồi và chưa Khổ đau thì khi Đau khổ cũng như chưa Khổ đau vậy!”
 
Không có bản ngã của người, ta và vật ở trong ấy, không có vật thể lẫn chủ thể, khi một 
 
cảm thọ đau khổ thì chỉ là một cảm thọ đau khổ chứ không có cái gọi là “tôi đau khổ” ở 
 
trong đó.  Nếu có người hỏi tôi:  Anh có đau khổ không?  Tôi sẽ trả lời: Cơ thể ngũ uẩn 
 
của tôi cảm thấy khổ đau. Thay vì trả lời:  Tôi ‘có’ (to have) đau khổ.  Tương tự: Are 
 
you suffering?  My body is.  Trong phim Ma Trận (Matrix,) Hollywood và người Mỹ đã 
 
biết nguyên lý này từ lâu.  Cho nên, trong thời đại văn minh điện tử này không còn 
 
nhiều cách biệt giữa ý tưởng của Đông lẫn Tây.  Không còn phân biệt Đông Tây Nam 
 
Bắc trên quan niệm sống như hồi xưa nữa.
 
Trở lại vấn đề trên, nếu trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái 
 
nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái tri thức, sẽ chỉ là cái thức tri – 
 
thì không có Ta (Ngã) ở trong ấy, Ta không là chỗ ấy.  Không có bản ngã của Ta ở trong 
 
ấy, ví dụ khi một cảm thọ đau thì chỉ là một cảm thọ đau chứ không có cái gọi là “tôi 
 
đau” ở trong đó. Do vậy, này Ngã! Ta không là đời này, Ta không là đời sau, Ta không là 
 
đời chặng giữa của đời này và đời sau, lẫn đời này và đời trước. 
 
Giống như dòng tâm thức không đến không đi trong Phật Giáo, thuyết tương đối nói rằng 
 
sự trôi của thời gian, với một quá khứ đã qua và một tương lai còn chưa tới, chỉ là ảo 
 
giác, vì tương lai, quá khứ và hiện tại tất cả phụ thuộc vào chuyển động tương đối của ý 
 
thức. Thời gian không trôi, nó đơn giản chỉ tồn tại, cô đọng, và cuộn lại ở đó mà thôi.
 
Giác ngộ được thực tại như vậy thì sẽ đoạn tận khổ đau. Vậy này Ngã! Ta cần phải học 
 
tập như sau: Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong 
 
cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái xúc giác, sẽ chỉ là cái xúc giác. Trong 
 
cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri.
 
Không có bản ngã thực tại của Ta ở trong ấy để mà Tôi thấy, Tôi nghe, Tôi thọ, Tôi 
 
xúc, Tôi thức mà nhục thể của Tôi tưởng như là Tôi thấy thực, tưởng như là Tôi nghe 
 
thực, tưởng như là Tôi thọ thực, tưởng như là Tôi xúc thực, tưởng như là Tôi thức thực.
 
Dùng Tứ Đoạn Luận: Tất cả đều thật tại; không thật tại; cả hai thật tại và cả không thật 
 
tại; không phải không thật tại cũng không phải thật tại. 
 
Câu luận giải dưới đây nêu lên bản chất của một hiện tượng bằng cách dựa vào phép tứ 
 
đoạn luận đã nói lên một sự quán thấy không nhất thiết biệt đãi hay thiên vị sở trụ vào 
 
một nơi chốn nào cả (Trung Quán) - tức là vượt lên trên cả hai vị thế đối nghịch nhị 
 
nguyên.  Trung Quán Luận Tụng của Long Thụ khá khúc chiết và cô đọng, không phải 
 
dễ hiểu và nhất là dịch thuật ra những ngôn ngữ khác.
 
Trong Tập Trung Quán Luận Tụng (Madhyamaka-karikas) là tập luận giải chủ yếu và 
 
độc đáo nhất của Long Thụ. Trong tập luận này, có một câu (tiết 15.8) có thể xem là 
 
tiêu biểu nhất phản ảnh học thuyết Trung Quán được Học Giả và Triết Gia Phật Giáo 
 
"Tout est bien comme il semble, rien comme il semble. À la fois comme il semble et 
 
non comme il semble. Ni l'un ni l'autre. Tel est l'enseignement progressif (anuśāsana) 
 
des Bouddha." (Stances du Milieu par excellence, Guy Bugault, Gallimard, Paris, 2002)
 
Tôi liều lĩnh dịch từ tiếng Pháp ra tiếng Huế: Tất cả là tốt giống như rứa, không phải 
 
giống như rứa.  Có lần giống như rứa và không giống như rứa. Không phải như ri cũng 
 
không phải như rứa.  Đó là thuyết tuần tự nhi tiến của Phật.
 
Câu tiết 15.8 trên của Tập Trung Quán Luận Tụng được Guy Bugault dịch sang tiếng 
 
Pháp khá văn chương và triết lý tuy nhiên câu dịch dưới đây của Thiền Sư và Triết Gia 
 
Phật Giáo Stephen Batchelor dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh đơn giản và dễ hiểu 
 
"Everything is real, not real; both real and not real; neither not real nor real: this is the 
 
teaching of the Buddha." (Verses from the Center, Stephen Batchelor, Sarpham College, 
 
Tôi xin dịch sát nghĩa như sau: Tất cả đều thật; không thật; cả hai thật và cả không thật; 
 
không phải không thật cũng không phải thật:  đây là lối dạy của Phật.
 
Hay, tất cả đều thật; đều láo; cả hai thật và láo cả hai; không phải láo cũng không phải 
 
thật:  đây là lối dạy kỳ cục của Phật.
 
Mong những lời diễn giải từ những bài thuyết pháp đơn giản của Đức Phật và luận lý tư 
 
nghị của Luận Sư Long Thụ trên đây làm cho tâm của Ta được giác ngộ, giải thoát khỏi 
 
các lậu hoặc và không có chấp thủ nữa. 
 
Trích từ Phật Giáo 
& Vũ Trụ Quan của tác giả Lê Huy Trứ

Tle8464953 gởi