TIN VUI VỀ BIỂN ĐÔNG, LÃNH THỔ, THẾ GIỚI TRỪNG PHẠT PHÁT XÍT TRUNG QUỐC
1. Trump ký luật trừng phạt Trung Quốc, tước quy chế đặc biệt của Hong Kong: Tại một cuộc họp báo ngày 14/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông đã ký thông qua Đạo luật về Hong Kong. Đạo luật này nhằm trừng phạt các quan chức Trung Quốc, cảnh sát Hong Kong bị cáo buộc có liên quan đến việc "phá hủy quyền tự do của Hong Kong", cũng như trừng phạt các ngân hàng thực hiện giao dịch liên quan đến các cá nhân này. Ngoài ra, đạo luật cũng tước quy chế ưu đãi đặc biệt dành cho Hong Kong.
"Từ giờ, chúng tôi sẽ đối xử với Hong Kong như với Trung Quốc đại lục. Không có đặc quyền nào, không có ưu đãi kinh tế đặc biệt nào, không có xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm", ông Trump nói.
2. Anh chuẩn bị đưa tàu sân bay đến Đông Á đương đầu Trung Quốc: Giới lãnh đạo quân sự của Anh đang lên kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Đông Á, tham gia chiến lược chung nhằm đối phó hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại khu vực, theo báo The Times.
Dự kiến con tàu trị giá 3,1 tỉ bảng Anh sẽ đến Đông Á, tham gia diễn tập với các đồng minh như Mỹ và Nhật Bản tại đây.
Tàu sân bay sẽ mang theo thủy thủ đoàn khoảng 700 người, và con số này tăng lên 1.600 khi bổ sung đầy đủ các chiến đấu cơ và trực thăng thuộc không đoàn tàu sân bay.
3. Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình: Trợ lý ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định tuyên bố của Ngoại trưởng Pompeo rằng thế giới không thể và sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell ngày 14/07 đã có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) về chính sách của Mỹ đối với khu vực Biển Đông.
Trợ lý Ngoại trưởng David Stilwell cho biết trong khi thế giới đang tập trung cho cuộc chiến chống Covid-19 trong những tháng qua, Trung Quốc đã gia tăng chiến dịch nhằm áp đặt một trật tự “lẽ phải thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông. Bắc Kinh đã tìm cách cản trở quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và ngăn các nước này tiếp cận các nguồn tài nguyên ngoài khơi của chính các nước này, không phải của Trung Quốc. Bắc Kinh muốn quyền thống trị cho bản thân mình. Nước này muốn thay thế luật pháp quốc tế bằng sự cai trị với đe dọa và cưỡng ép.
4. Mỹ tuyên bố hết trung lập trong vấn đề Biển Đông, điều tàu chiến thách thức Trung Quốc: "Mỹ sẽ không còn tự nhận mình trung lập trong các vấn đề hàng hải trên Biển Đông", ông Stilwell nhấn mạnh trong Hội thảo Biển Đông thường niên lần thứ 10 do Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tổ chức tối 14-7 (giờ VN).
Quan chức ngoại giao cấp cao của Mỹ khẳng định: "Một khi chúng tôi thấy các giàn khoan dầu (Trung Quốc) cắm xuống Bãi Tư Chính thuộc vùng biển của Việt Nam hay các vùng biển Malaysia, Philippines,...chúng tôi sẽ đưa ra những tuyên bố xác đáng về chuyện đó".
"Mỹ đã thể hiện sự ủng hộ một cách thực chất với các nước, chẳng hạn tăng tần suất các chiến dịch đảm bảo tự do hàng hải và gần đây là sự xuất hiện của các tàu sân bay", Trợ lý ngoại trưởng Mỹ dẫn chứng trong hội thảo.
5. Mỹ nói Trung Quốc như 'xã hội đen' ở Biển Đông mà vẫn kiếm ghế ở tòa luật biển quốc tế: Quan chức ngoại giao Mỹ cảnh báo trong bất tuân UNCLOS và chèn ép các nước cho mưu đồ khai thác chung trên Biển Đông, Trung Quốc đang tìm cách đưa người vào ghế thẩm phán tại Tòa luật biển quốc tế (ITLOS).
"Bắc Kinh đã bỏ qua phán quyết này dù có nghĩa vụ phải tuân thủ nó với tư cách là một bên phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982). Trung Quốc thích thể hiện họ là một quốc gia chủ xướng đa phương và đề cao các tổ chức quốc tế, nhưng họ đã ngó lơ và xem phán quyết như một tờ giấy lộn", quan chức Mỹ đặt vấn đề.
Ông Stilwell cũng chỉ ra việc Trung Quốc đã sử dụng các công ty có mác dân sự cho các hoạt động cưỡng ép trên Biển Đông ra sao.
Nhà ngoại giao Mỹ khẳng định việc Trung Quốc liên tục quấy rối hoạt động khai thác dầu khí của các nước là vì mưu đồ "gác tranh chấp, cùng khai thác" trên Biển Đông. Theo một số ước tính chưa chính thức, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông trị giá khoảng 2,6 nghìn tỉ USD.
Một trong những chiến thuật bắt ép và quấy rối của Bắc Kinh là cố gắng tăng rủi ro cho các công ty dầu khí nước ngoài có ý định hoạt động ở Biển Đông. Một khi đẩy được các công ty này đi, các công ty dầu khí nhà nước Trung Quốc sẽ nhảy vào.
"Bắc Kinh lúc này sẽ nói với các nước trong khu vực rằng nếu các anh muốn khai thác dầu khí ngoài khơi, các anh chỉ có lựa chọn bắt tay với chúng tôi. Đó chẳng phải là các chiến thuật như xã hội đen sao", ông Stilwell lập luận.
Trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), Trung Quốc tiếp tục bắt ép các nước ASEAN gạt bỏ lợi ích quốc gia, hướng tới việc đẩy các nước như Mỹ ra khỏi khu vực.
6. Mỹ có thể công nhận Hoàng Sa của Việt Nam: Mỹ vốn không công nhận các yêu sách hàng hải quá mức của Trung Quốc, và đã tiến hành các đợt tuần tra tự do hàng hải (FONOPs) để nhấn mạnh điều này.
Washington thời gian qua giữ trung lập đối với yêu sách chủ quyền trên các đảo trong khu vực. Nhưng với tuyên bố bác bỏ các yêu sách bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã thay đổi lập trường. Một số lựa chọn của Mỹ sẽ là:
Về yêu sách hàng hải, sẽ công nhận và tiếp nhận rõ ràng việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 về Biển Đông như đã nêu trong phán quyết của Tòa trọng tài. Điều này sẽ phù hợp với các đợt FONOPs của Mỹ đến nay, và sẽ mang tới sự hỗ trợ bổ sung cho quan điểm của ASEAN.
Về yêu sách lãnh thổ, Mỹ có thể bày tỏ sự ủng hộ cho một nước nào đó khác liên quan tới bất kỳ hoặc toàn bộ các đảo.
Ở quần đảo Đông Sa (Pratas), Mỹ có thể công nhận nó thuộc về Đài Loan. Ở Hoàng Sa, Mỹ có thể bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và công nhận nó thuộc về Việt Nam.
Ở Trường Sa, Mỹ có thể bác bỏ yêu sách của Trung Quốc và cân nhắc các đảo nhân tạo của Trung Quốc không thể tạo ra các vùng được hưởng quyền hàng hải nào khác ngoài 500m an toàn...
Về yêu sách của Trung Quốc nói chung, Mỹ có khả năng bác bỏ một cách rõ ràng với bất kỳ và toàn bộ các yêu sách quá mức này, dù là được mô tả theo "đường chín đoạn" hay gần đây hơn là khái niệm "Tứ Sa", tạo ra các khu vực hàng hải quá mức, không phù hợp với phán quyết của Tòa trọng tài.
TOÀN TIN VUI: ĐÊM 30 RỒI ĐẤY TẬP À! RỒI ĐÂY CHINA SẼ PHẢI KÝ HIỆP ƯỚC HẠ MÌNH VÀ MẤT TẤT CẢ THÔI. THAM VÀ ÁC THÌ SẼ VỀ CON SỐ 0 THÔI.
Nguyễn Đình Trọng
Hoang Nguyen gởi