Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Tịnh độ 淨土 Pure Land
(2024)



***
NỘI DUNG
Phần I
Tịnh độ

1. Khái niệm về tịnh độ.
-Tịnh độ(;  P: Suddhāvāsa;  S: Śuddhāvāsa;  E: Pure Land)
-Phật độ (佛土;  P: Buddhakshetra; S: Buddhakṣetra; E: Buddha Land) 
2. Tịnh độ theo Phật giáo Nam truyền (PGNT).
2.1. Các loại tịnh độ:  Gồm 5 loại.
1) Tịnh độ Vô Phiền            2) Tịnh độ Vô Nhiệt
3) Tịnh độ Thiện Hiện                    4) Tịnh độ Thiện Kiến
5) Tịnh độ Sắc Cứu Cánh
2.2. Tịnh độ trong các tầng thánh trí.
          1) Tầng thánh trí thứ 1:  Tu-đà-hườn.       
2) Tầng thánh trí thứ 2:  Tư-đà-hàm.
                    3)Tầng thánh trí thứ 3:  A-na-hàm.          
4)Tầng thánh trí thứ 4:  A-la-hán.
        2.3. Niệm Phật.
2.4. Vãng sinh tịnh độ - Siêu sinh.
3. Tịnh độ theo Phật giáo Bắc truyền (PGBT).
        3.1.Tịnh độ biểu tượng.
                 1)Tịnh độ Di Đà.               
2)Tịnh độ Dược Sư.           
3)Tịnh độ Di Lặc.
        3.2. Tịnh độ hiện thực.
                 1)Tịnh độ Nhân gian.          2)Tịnh độ Thiên quốc.
                    3)Tịnh độ Phật quốc.          4)Tịnh độ Tự tâm.
        3.3.Tứ chủng tịnh độ (Thiên Thai tông).
                 1) Phàm thánh đồng cư tịnh độ.
                    2) Phương tiện hữu dư tịnh độ.
                    3) Thật báo vô chướng ngại tịnh độ.
                    4) Thường tịch quang tịnh độ
 
Phần II
Tịnh Độ tông
(淨土宗;  E: Pure Land sect)
1. Lịch sử và sự truyền thừa Tịnh Độ tông.
                 1) Tịnh Độ tông - Từ Ấn Độ đến Trung Hoa.
2) Tịnh Độ tông Trung Hoa với 13 vị tổ.
3) Tịnh Độ tông Nhật Bản.
4)Tịnh Độ tông Việt Nam.
2. Kinh điển lập tông.
                    1)Kinh Quán Vô Lượng Thọ.   
2)Kinh A Di Đà.          
3)Kinh Vô Lượng Thọ.
3. Giáo lý Tịnh Độ tông. 
“Tín – Nguyện – Hạnh” và “Niệm Phật”.
1) Tịnh Độ tông Ấn Độ (nguyên thủy)
2) Tịnh Độ tông Trung Hoa (phát triển)
4. Thực hành tu tập của Tịnh Độ tông.
          4.1. Tín – Nguyện – Hạnh  theo Tịnh độ biểu tượng: 
Niệm Phật Định = Niệm Phật Tam-muội.
- Trì danh niệm Phật 
- Quán tượng niệm Phật  
- Quán tưởng niệm Phật 
          4.2. Tín – Nguyện – Hạnh  theo Tịnh độ hiện thực: 
Niệm Phật Tuệ = Niệm Phật Ba-la-mật.
- Thật tướng niệm Phật
5.Vãng sinh tịnh độ - Siêu sinh.     
                    1) Vãng sinh tịnh độ - Cửu Phẩm Liên Hoa.
                    2) Siêu sinh:  [Thức => (Trí = Tuệ giác)].
6. Tính tôn giáo và triết học qua nhãn quan Tịnh Độ tông.
                 Kinh A-di-đà  và:
1) Tính tôn giáo với Tịnh độ biểu tượng.
                    2) Tính triết học với Tịnh độ hiện thực

Phần III
Xá-lợi

1. Định nghĩa và phân loại xá-lợi: 
- Pháp thân xá-lợilà giáo pháp của Phật thuyết.
- Thân cốt xá-lợilà di cốt của Phật:
1. Ngọc xá-lợi    2- Toái thân xá-lợi    3- Toàn thân xá-lợi     
2. Các giả thuyết về Ngọc xá-lợi: 
                    1. Hình thành từ thói quen ăn chay.
                    2. Hình thành do bệnh lý.
3. Hình thành do tu chứng: “Người có Ngọc xá-lợi chưa hẳn là người chứng đạo, nhưng người chứng đạo thì không thể không có Ngọc xá-lợi
3. Thực tính của Ngọc xá-lợi và Lá cờ Phật giáo.
3.1. Thực tính của Ngọc xá-lợi.
                    1.  Tính di chuyển     2. Tính phát triển     3. Tính màu sắc
          3.2. Lá cờ Phật giáo.
                    1. Theo quan điểm “Ngũ Căn – Ngũ Lực”.
                    2. Theo quan điểm tổng hợp.
                    3.Theo quan điểm Tuệ giác [Thức => (Trí = Tuệ giác)].
Bài đọc thêm
1. Bố cục và nội dung kinh A Di Đà.
2. Hình ảnh các dạng xá-lợi.
1.1. Hình ảnh Ngọc xá-lợi.
            1.2. Hình ảnh Toái Thân xá-lợi.
1.3. Hình ảnh Toàn Thân xá-lợi.
3. Ngọc xá-lợi ở chùa Viên Đình, Hà Nội.
4. Ngọc xá-lợi của P.H. Trần Nhân Tông.
5. Hình ảnh ngọc xá-lợi của Cư sĩ Tịnh Hải.
NBS:  Minh Tâm  10/2013,  5/2019, 1/2024
 
Phần I
Tịnh độ

1. Khái niệm về tịnh độ.
          Tịnh 淨là nói gọn của thanh tịnh 清淨(thanh 清: trong sạch,  tịnh 淨: an ổn, không bị phiền não;  E: pure). 
Độ (土;  E: land):Là nơi chốn.
Theo đó:
Tịnh độ(;  P:Suddhāvāsa;  S: Śuddhāvāsa;  E: Pure Land) – còn gọi là Tịnh thổ, Tịnh cư – là nơi trong sạch và an ổn. Vì thế, tịnh độ có thể được hiểu như là một ngoại cảnhhay một nội tâmở trạng thái  trong sạch và an vui.
Với ý nghĩa rõ ràng hơn, Tịnh độ được hiểu là Phật độ hayPhật quốc.
Phật độ 佛土= Phật quốc佛國(P: Buddhakshetra;  S: Buddhakṣetra;  E: Buddha Land)  

Pure land - Wikipedia
Tịnh độ – Wikipedia tiếng Việt
Một vài thuật ngữ liên hệ tới tịnh độ.
Tịnh Độ tông (;  E: Pure Land sect) – còn gọi là Tịnh tông, chỉ danh cho một tông phái tu dưỡng nhằm đạt tới mục tiêu là tịnh độ.
          Vãng sinh 往生(vãng往: chết;   sinh生: sống, đẻ ra):  Nói đủ là vãng sinh tịnh độ 往生淨土.  Đó là nói người sau khi chết được tái sinh vào tịnh độ.  Tịnh độ nơi đây có thể được xem như những trạm trung chuyển trước khi thành tựu viên mãn – Niết-bàn.
Siêu sinh 生(siêu:vượt thoát;  sinh : sống, đẻ ra):  Đó là nói lên sự vượt thoát không còn bị động trong sinh tử luân hồi.  Đây được xem như là tịnh độ viên mãn – Niết-bàn.
2. Tịnh độ theo Phật giáo Nam truyền (PGNT).

Gautama Buddha- Wikipedia
Tất-đạt-đa Cồ-đàm – Wikipedia tiếng Việt
2.1. Các loại tịnh độtheo PGNT.
Theo PGNT, Chú Sớ A Tỳ Đàm có phân ra 5 loạihìnhtịnh độ thuộc cõi Sắc trang nghiêm – được xem là những dấu vết của Ngũ Uẩn, đó là:
1/. Tịnh độ Vô Phiền(P: Avihā) có thọ mạng 1.000 đại kiếp,
2/. Tịnh độ Vô Nhiệt (P: Ātappā) có thọ mạng 2.000 đại kiếp,
3/. Tịnh độ Thiện Hiện(P: Sudassā) có thọ mạng 4.000 đại kiếp,
4/. Tịnh độ Thiện Kiến(P: Sudassì) có thọ mạng 8.000 đại kiếp,
5/. Tịnh độ Sắc Cứu Cánh(P: Akanittha) có thọ mạng 16.000 đại kiếp.
       Năm loại tịnh độ này phân bố ở 3 trong 4 tầng thánh trí của các bậc thánh nhân và chính đức Phật cũng được kể vào đó. Trong đó, tầng thánh trí thứ 3 là Bất Lai có vai trò quan trọng nhất đối với 5 loại tịnh độ này.
          Tất cả 5 loại tịnh độ được xem là ‘trạm’ trung chuyển cho điểm đến sau cùng là Niết-bàn.

--------------

Chú thíchKiếp(劫;  P: Kappa;  S: Kalpa)
Kiếp là đơn vị chỉ thời gian rất dài của Bà-la-môn giáo ở Ấn độ khi xưa, về sau Phật giáo dùng theo và coi đó là thời gian không thể tính toán được bằng năm tháng.

Kiếp có ba thứ là: Đại-kiếp, Trung-kiếp và Tiểu-kiếp.
Mỗi một Đại-kiếp có 4 Trung-kiếp là: Thành-kiếp, Trụ-kiếp, Hoại-kiếp, Không-kiếp. Theo cái nghĩa trong các kinh, thì một Đại-kiếp là một thời-gian sinh-tồn của một thế-giới. Trong vũ-trụ có vô số thế-giới, mà thế-giới nào cũng khởi đầu bằng một thời-kỳ cấu-tạo, rồi đến thời-kỳ hình thành, rồi đến thời-kỳ suy-hoại, sau cùng đến thời-kỳ hư-không. Hết thế-giới này lại đến thế-giới khác, cứ biến-hóa mãi như thế, không bao giờ hết hẳn.
Mỗi một Trung-kiếp có 20 Tiểu-kiếp. Thế-gian của ta bây giờ ở vào một Tiểu-kiếp gọi là Hiền-kiếp trong Trụ-kiếp hiện-tại.
Tính theo số năm hiện nay của ta ở trái đất thì:
- Một Đại-kiếp, lâu độ chừng một ngàn ba trăm triệu năm (1.300.000.000 năm).
- Một Trung-kiếp lâu độ chừng ba trăm ba-mươi-lăm triệu năm (335.000.000 năm).
- Một Tiểu-kiếp lâu độ chừng hơn mười sáu triệu năm (16.000.000 năm).
Kinh nhà Phật nói rằng trong không-gian có ba giới là: Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới, gồm cả ba giới gọi là Tam thiên đại thiên thế-giới. Thế-giới nào cũng có trời đất và vạn vật của thế-giới ấy, và cũng có Phật giáng-sinh để thuyết pháp độ chúng.
Tứ quả  
Kết sử
(phiền não cần chuyểnhóa)
 
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
3 kết sử đầu tiên.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
2 kết sử kế tiếp
(Làm nguội thêmDục tham và Sân)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
Đoạn diệt hoàn toàn5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 

Tiến trình giác ngộ và giải thoát của quả vị Thánh trong Phật giáo
 
2.2.- Tịnh độ trong các tầng thánh trí:  Đại lược về 4 tầng thánh trí và 5 loại tịnh độ như sau:
1) Tầng thánh trí thứ nhấtTu-đà-hườn:  Sơ quả Tu-đà-hườn hay Dự Lưu (須陀洹;  P: Sotāpatti;  S: Srota-apanna;  E: Stream-enterer) còn được gọi là Thất Lai, là quả vị không tái sanh quá 7 lần ở cõi Dục. Đây là vị đã chấm dứt hoàn toàn 3 thứ phiền não Thân Kiến (nôm na là chấp kiến trong 5 Uẩn), Hoài Nghi (nghi ngờ về Phật Pháp nói chung) và Giới Cấm Thủ (chấp trước các tín điều mù quáng).

Ở một số vị, thánh trí Sơ Quả chỉ là một giai đoạn thoáng qua trước khi hoàn tất các tầng thánh trí cao hơn. Như trường hợp đức Phật hoặc các vị Thinh Văn tốc chứng. Nhưng cũng có lúc giai đoạn này kéo dài trong nhiều giờ, nhiều ngày, nhiều năm hoặc vài kiếp sống (dĩ nhiên không quá 7 kiếp), và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại.

2. Tầng thánh trí thứ hai Tư-đà-hàm:Nhị quả Tư-đà-hàm (斯陀含;  P: Sakadāgāmī;  S: Sakrdagamin;  E: Once-returner) còn được gọi là Nhất Lai, là quả vị chỉ tái sanh ở cõi Dục một lần nữa mà thôi, và được xem là trụ ở Tịnh độ Vô Phiền sau khi mãn phần nơi kiếp sống hiện tại. Đây là vị ngoài kết quả đoạn trừ 3 thứ phiền não của tầng thánh trên, còn làm giảm nhẹ Dục Ái (niềm tham luyến trong ngũ trần)  và Sân hận.

3. Tầng thánh trí thứ baA-na-hàm:  Tam quả A-na-hàm (阿那含;  P;S: Anāgāmi;  E: Non-returner) còn được gọi là Bất Lai, là quả vị không còn tái sanh ở cõi Dục nữa. Theo A Tỳ Đàm tạng Pāli, trong trường hợp không thể chứng La Hán rồi nhập diệt ngay đời này thì chỉ có hai con đường để đi:
●Nếu vị thánh Bất Lai tùy theo khả năng mạnh yếu của Ngũ quyền (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ) mà sanh về một trong 5 tịnh độ.
- Tín quyền nổi trội thì sanh về Tịnh độ Vô Phiền,
- Tấn quyền hùng hậu thì về Tịnh độ Vô Nhiệt,
- Niệm quyền hùng hậu về Tịnh độ Thiện Hiện,
- Định quyền hùng hậu thì về Tịnh độ Thiện Kiến,
- Tuệ quyền thâm hậu thì sanh về tịnh độ Sắc Cứu Cánh (Pāli gọi là Akanittha: không thứ gì yếu kém). Ở tịnh độ thứ năm này toàn bộ Ngũ Quyền đều được đầy đủ, và là chốn sau cùng để một vị Bất Lai chứng quả A La Hán.
Theo Manorathapurani – là Chú Sớ Tăng Chi Bộ (Phần Tika) cho rằng do túc duyên và trình độ tu chứng có khác nhau nên giữa các bậc thánh Bất Lai cũng có vài sai biệt, đó là từ bất kỳ một trong 5 tịnh độ chứng thẳng A-la-hán:
- Tiền Bán Niết Bàn(P: Antarāparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán khi chưa sống hết phân nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
- Hậu Bán Niết Bàn(P: Upahaccaparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán sau khi sống hơn nửa thọ mạng ở tịnh độ đang trụ.
- Luân Lưu Niết Bàn (P: Uddhamsoto Akanitthagāmī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán phải lần lượt sanh đủ 5 tịnh độ, bởi căn tính có nhiều hạn chế.
- Bất Lao Niết Bàn(P: Asankhāraparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai chứng A-la-hán mà không cần nhiều cố gắng.
- Cần Lao Niết Bàn (P: Sasankhāraparinibbāyī):  Dùng chỉ cho vị Bất Lai phải cần nhiều nỗ lực cố gắng mới có thể chứng A-la-hán.
● Nếuvị thánh Bất Lai chưa chứng qua một thiền định nào, tức chỉ có trí tuệ Thiền Quán (P: Vipassanā) mà không từng tu tập Thiền Chỉ (P: Samatha) thì lúc mạng chung, vị này do khả năng ly dục vô sân tuyệt đối nên tối thiểu cũng đủ để sanh về cõi Phạm Thiên.
4. Tầng thánh trí thứ tưA-la-hán:  Tứ quả A-la-hán (阿羅漢;  P: Arahant;  S: Arhant;  E: Complete-liberation) là quả vị chỉ cho sự chấm dứt hoàn toàn phiền não.
Theo luận A Tỳ Đàm tạng Pāli thì có 3 quả vị A-la-hán:
Phật Chánh Đẳng Giác = Phật Toàn Giác (全觉佛,大觉佛;  P: Sammā-sambuddha hay Sabbannubuddha;  S: Samyak-saṃbuddha;  E: Perfectly Enlightened One, Supremely Awakened One) – quả vị A-la-hán thứ nhất, là những vị do tự mình chứng ngộ  A-la-hán và là đạo sư hữu duyên cho nhiều người chứng đắc A-la-hán.
Phật Thinh Văn Giác (聲聞佛;  P: Sāvaka-buddha;  S: Śrāvaka-buddha;  E: An enlightened disciple of a Buddha) - quả vị A-la-hán thứ hai, là những vị chứng ngộ A-la-hán dưới sự hướng dẫn của Phật Toàn Giác.
Phật Độc Giác独觉佛=PhậtBích Chi 辟支佛  (P: Pacceka-buddha;  S: Pratyeka-buddha;  E: A 'private' or 'solitary' Buddha) - quả vị A-la-hán thứ ba, là những vị do tự mình chứng ngộ A-la-hán nhưng không hữu duyên hướng dẫn người khác chứng ngộ La Hán.

Pháp phương tiện “Duyên khởi” dẫn hướng cho việc học Phật và tu Phật
1. Duyên khởi = Trung đạo-Duyên khởi.
2. Duyên khởi tính = Phật tính = Không tính = Tự tính.
3. [Văn tuệ Duyên khởi + Tư tuệ Duyên khởi]  =>  [Tu tuệ Duyên khởi].

Trong Chú Sớ Tiểu Bộ Kinh thuộc Hán tạng còn gọi Phật Độc Giác là Phật Duyên Giác vì cho rằng các ngài nhờ liễu ngộ nguyên lý Duyên khởi mà đắc quả vị, hàm ý phân biệt các mức độ khác biệt về tuệ giác của các A-la-hán; bởi Phật Thinh Văn Giác được cho là nhờ liễu ngộ Tứ Thánh Đế mà đắc quả vị. Tuy nhiên, trong  kinh Đại Duyên thuộc Trường Bộ Kinh,  nguyên lý Duyên Khởi và lý Tứ Đế vốn dĩ chỉ là một.
Trong Trung Bộ kinh, đức Phật đã xác định “Ai thấy lý Duyên khởi chính là thấy Pháp (= Chân lý, Lẽ thật)và ngược lại”.  Đồng thời, không thể có một người giác ngộ lý Tứ Đế mà lại mơ hồ về lý Duyên khởi hay ngược lại. Tất cả quả vị A-la-hán vừa nêu trên đây luôn giống nhau về khía cạnh giác ngộ các pháp cần yếu như Duyên khởi, Tứ Đế, .., chỉ khác ở hai điểm chính:
- Điểm thứ nhất là tự mình hiểu ra hay phải nhờ thầy hướng dẫn.
- Điểm thứ hai là ngoài trí tuệ giác ngộ còn khả năng hiểu biết sâu rộng những gì nằm ngoài lý tưởng giác ngộ hay không. Xét về khía cạnh này, chỉ có chư Phật Chánh Đẳng Giác là viên mãn.
          2.3. Niệm Phật (念佛;  P: Buddhānussati;  S: Buddhānusmṛti;  E: Nianfo, Buddha-mindfulness).
Niệm 念:  Có nghĩa là. 
- Đọc, ngâm, tụng ra tiếng.  Như:  niệm kinh 念經, niệm chú 念咒, niệm Phật念佛.  
- Ngẫm nghĩ, nhớ nghĩ đến. Như:  Chánh niệm 正念, thiện niệm善念, tà niệm邪念, ác niệm 惡念,niệm Phật念佛.
Theo đó, có sự phân biệt sau:
- Niệm khi tập trung vào một đối tượng như ở “niệm Phật” (trì danh, quán tượng, quán tưởng) trong Thập Tùy niệm thì gọi là niệm Phật địnhhay niệm Phật tam-muội.
- Niệm khi chú tâm vào bất kỳ đối tượng nào để thấy ra sự thật, lẽ thật của đối tượng khi tiếp xúc thì gọi là niệm Phật tuệhay niệm Phật ba-la-mật. Thấy ra sự thật, lẽ thật nơi đây chính là thấy ra sự Sinh-Diệt, Vô ngã-Vô thường, tức thấy ra sự vận hành Duyên khởi nơi đối tượng.
          1) Thập niệm(十隨念;  P: Anussati;  S: Anusmṛti) cũng goi là Thập tùy niệm chỉ cho 10 pháp cần phải nhớ nghĩ ghi trong kinh Tăng Nhất A Hàm quyển 1, đó là: Niệm Phật, Niệm pháp, Niệm tăng, Niệm giới, Niệm thí, Niệm thiên, Niệm hưu tức (tức ngăn dứt các tư tưởng động loạn của tâm ý), Niệm an ban (đếm hơi thở), Niệm thân vô thường và Niệm tử (nghĩ đến sự chết).

Thập Tùy Niệm
 
2) Thập hiệu(十號): Trong luận A-tỳ-đạt-ma (P: Abhidhamma;  S: Abhidharma) của Phật giáo Nam truyền,niệm Phậtlà niệm một trong mười ân đức của Phật. Nội dung của niệm Phật là chuyên chú quán 1 hay cả 10 ân đức của Phật, trong đó có 2 ân đức cơ bản nhất là Ứng CúngPhật trong 10 ân đức như sau:
          1- Như Lai (P: Tathagata):  Bậc Thánh tự tại tùy duyên ứng hiện giáo hóa chúng sinh.
          2- Ứng Cúng(P: raham):  Diệt tận vô minh, phiền não; hoàn toàn thanh tịnh vô nhiễm; vượt trói buộc sinh tử luân hồi; xứng đáng được lễ bái cúng dường.
          3-Chánh Biến Tri (P: Samma sambuddho):  Giác ngộ, thông suốt thể-tướng-dụng của tục đế và chân đế.
          4-  Minh Hạnh Túc (P: Vijjacarana sampanno):  Đạt tới tam minh, ngũ thông và tất cả đức hạnh viên mãn.
          5-  Thiện Thệ (P: Sugato):   Đạt tới đích tốt đẹp, không còn bị thối chuyển nữa.
          6-Thế Gian Giải (P: Lokavidu):  Thông suốt tánh, tướng và hướng đi của chúng sinh trong tam giới và xuất ly tam giới.
          7- Vô Thượng Sĩ – Điều Ngự - Trượng Phu (P: Anuttaro purisadamma sarathi):  Bậc vô thượng giáo hóa người, trời, quỉ, thần khó giáo hóa.
          8-Thiên Nhân Sư (P: Sattha deva-manussanam):  Bậc thầy giáo hóa đem lại an lạc, giải thoát cho chư thiên và loài người.
          9-Phật(P: Buddho):  Bậc tự mình giác ngộ và chỉ bày con đường giác ngộ cho chúng sinh một cách viên mãn.
          10-Thế Tôn (P: Bhagava):  Bậc an lạc, tự tại trên thế gian không ai sánh bằng.
2.4. Vãng sinh tịnh độ - Siêu sinh:   
Theo tinh thần A-tỳ-đạt-ma Pāli thì vãng sinhsiêu sanh được hiểu như sau:
Vãng sinh 往生:  Đó là nói vị đắc quả Bất Lai sau khi chết được tái sinh vào một trong 5 loại tịnh độ nói trên. Như vậy, vãng sinh tịnh độ chỉ là một phần đường trên hành trình giải thoát, là những trạm trung chuyển cho những vị dần bước tới Phật quả.
Siêu sinh :  Đó là sự giải thoát, là sự vượt thoát của vị đắc quả A-la-hán không còn bị động trong sinh tử luân hồi nữa. Có thể nói rằng, đây chính là Phật quả.
            Vì thế, theo tinh thần căn bản của Phật giáo Nam truyền, cầu vãng sinh hay cầu siêu sinh không có nghĩa là chờ đợi sự tiếp dẫn của bất cứ ai, mà phải là sựtự lựccủa chính bản thân mình.
Xem thêm:
- Pháp môn Tịnh Độ trong kinh điển Pàli | Tuệ và Giác ngộ
- Niệm Phật – Wikipedia tiếng Việt
- Nianfo - Wikipedia
 
3. Tịnh độ theo Phật giáo Bắc truyền (PGBT).
Theo PGBT, tịnh độ có thể được trình bày theo 2 cách, đó là tịnh độ biểu tượng thể hiện tính tha lực và tịnh độ hiện thực thể hiện tính tự lực. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tạm phân tích. Kỳ thực, tịnh độ biểu tượng hàm ý là bước đầu để đến với tịnh độ hiện thực theo lý “tùng tướng nhập tánh[nương theo tướng ‘Vô thường’ mà hiển bày tính ‘Vô ngã’ ”, nếu như khéo được ôn lại những lời dạy nơi đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế, để nhận ra sự kiện này.
Như thế, có thể thấy rằng dù ở hình thức tông phái nào, tất cả đều phải cùng hướng chung mục tiêu là khai mở tuệ giác, nhằm đoạn trừ vô minh-phiền não, để thiết lập hạnh phúc thực sự và bền vững. Mọi việc đều phải được hiện thực và bắt đầu ngay trong kiếp sống này.
3.1.Tịnh độ biểu tượng:
Tịnh độ này thông thường được hiểu là nơi thuộc về một vị Phật, và vì có vô số chư Phật nên có vô số tịnh độ. Điển hình là 3 loại tịnh độ biểu tượng nổi bật hơn hết, mỗi loại tịnh độ được đặc trưng bằng một vị Phật có thể được nhận biết như sau :
1) Tịnh độ Di Đà:Còn có tên gọi là Tịnh độTây phươnghayTịnh độ Trang nghiêm, là tịnh độ do đức Phật A Di Đà phát nguyện thực hiện bằng 48 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết, có được cuộc sống an lạc và tu học hướng tới thánh vị. 

Amitābha - Wikipedia
A-di-đà – Wikipedia tiếng Việt

Tranh lụa thêu truyền thống (Thangka) - Phật A Di Đà trong Phật giáo Tây tạng. Phật A-di-đà(阿彌陀佛;  S: Amitāyus, Amitābha) được xem là một vị Phật biểu tượng, vì theo sự trình bày nơi kinh Quán Vô Lượng Thọ, được cho là do đức Phật lịch sử Thích-ca giới thiệu và mô tả, và xem đó như là một pháp tu. 
Về sau, sự kiện này được hệ thống Phật giáo Bắc truyền phát triển, qua các kinh điển như kinh Pháp Hoa, kinh Bi Hoa, kinh Quán Phật Tam Muội Hải …, đặc biệt là 3 bộ kinh chính gồm kinh A Di Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ vàkinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm. Pháp tu ngày càng phát triển và hình thành một tông phái chuyên biệt gọi là Tịnh Độ tông tại Trung Hoa.
Sơ lược 48 đại nguyện của đức Phật A Di Ðà
Nguyện thứ 1: Lúc tôi thành Phật, nếu trong cõi nước tôi, có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 2: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, sau khi thọ chung, còn trở lại sa vào ba ác đạo, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 3: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, thân chẳng màu vàng tất cả, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 4: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, thân hình có kẻ tốt người xấu chẳng đồng nhau, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 5: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng có Túc mạng thông, ít nhất là biết rõ những việc trăm nghìn ức na-do-tha kiếp (vô số kiếp) thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 6: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng Thiên nhãn thông, ít nhất là thấy rõ trăm nghìn ức na-do-tha thế giới của chư Phật, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 7: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng Thiên nhĩ thông, ít nhất là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na-do-tha Đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 8: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi chẳng được Tha tâm thông, ít nhất là biết rõ những tâm niệm của tất cả chúng sanh, trong trăm nghìn ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 9: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng Thần túc thông, khoảng một niệm, ít nhất là đi qua khỏi trăm nghìn ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 10: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, còn có quan niệm tham chấp lấy thân, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 11: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, chẳng trụ định tu, nhẫn đến trọn diệt độ, thời tôi không ở ngôi Chính giác
Nguyện thứ 12: Lúc tôi thành Phật, nếu quang minh còn hữu hạn, ít nhất cũng chiếu thấu trăm nghìn na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 13: Lúc tôi thành Phật, nếu thọ mạng còn hữu hạn, ít nhất cũng đến trăm nghìn ức na-do-tha kiếp, thời tôi không ở ngôi Chính giác
Nguyện thứ 14: Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh văn trong cõi nước tôi, nếu có ai tính đếm biết được số bao nhiêu, dầu đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tính đếm trong trăm nghìn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 15: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, thọ mạng còn hữu hạn, trừ người có bổn nguyện riêng, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 16: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, còn có người nghe danh từ bất thiện thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 17: Lúc tôi thành Phật, nếu vô lượng chư Phật thập phương thế giới, chẳng đều ngợi khen xưng danh hiệu tôi, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sinh, thời tôi không ở ngôi Chính giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chính pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh pháp Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sinh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 21: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhân thiên trong cõi nước tôi, tất cả chẳng đủ ba mươi hai tướng đại nhân, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 22: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác siinh về nước tôi, cứu cánh đều quyết đến bậc Nhất sinh bổ xứ, trừ người có bổn nguyện riêng, tự tại hóa hiện, vì chúng sinh mà phát hoằng thệ nguyện, tu các công đức, độ thoát mọi loài, đi khắp thế giới, tu Bồ tát hạnh, cúng dường thập phương chư Phật, khai hóa vô lượng chúng sinh, làm cho tất cả đều đứng vững nơi đạo vô thượng chánh giác, siêu xuất công hạnh của các bậc thông thường, hiện tiền tu tập Ðại nguyện của Phổ Hiền, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 23: Lúc tôi thành Phật, các Bồ Tát trong cõi nước tôi, thừa thần lực của Phật, mà đi cúng dường thập phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, nếu không đến khắp vô lượng vô số ức na-do-tha thế giới, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 24: Lúc tôi thành Phật, các Bồ tát trong cõi nước tôi, khi ở trước thập phương chư Phật, hiện công đức của mình, muốn có những vật cúng dường, nếu không được đúng như ý muốn, thời tôi không ở ngôi Chính giác
Nguyện thứ 25: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát trong cõi nước tôi, không được Nhất thế trí, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 26: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát trong cõi nước tôi, chẳng đều được thân kim cương Na-la-diên, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 27: Lúc tôi thành Phật, thì trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của nhân thiên, hình sắc đều sáng đẹp sạch sẽ, rất tột vi diệu, không có thể tính biết, dầu là người được thiên nhãn. Nếu có người biết danh số các đồ vật ấy được rõ ràng, thời tôi không ở ngôi Chính giác
Nguyện thứ 28: Lúc tôi thành Phật, nếu Bồ tát trong cõi nước tôi, dầu là người ít công đức nhất, chẳng thấy biết được cội cây đạo tràng cao bốn trăm muôn do-tuần, vô lượng quang sắc, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 29: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát trong cõi nước tôi, nếu thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 30: Lúc tôi thành Phật, nếu có ai hạn lượng được trí tuệ biện tài của Bồ tát trong cõi nước tôi, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 31: Lúc tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, các nơi đều soi thấy tất cả vô lượng vô số bất tư nghị thế giới ở mười phương, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 32: Lúc tôi thành Phật, trong cõi nước tôi từ mặt đất tràn lên đến hư không, lầu nhà cung điện ao nước hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương, hiệp chung lại mà thành; vạn vật đều xinh đẹp kỳ diệu, mùi thơm xông khắp thập phương thế giới. Bồ tát các nơi ngửi đến mùi thơm ấy, thời đều tu hạnh của Phật. Nếu chẳng như thế, tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 33: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, được quang minh của tôi chiếu đến thân tâm họ, thời thân tâm họ mềm dịu nhẹ nhàng hơn thiên nhơn, nếu chẳng như vậy, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 34: Lúc tôi thành Phật, các loài chúng sanh trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh hiệu của tôi mà không được vô sanh pháp nhẫn, cùng các môn thâm-tổng-trì, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 35: Lúc tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, vui mừng tin mến phát Bồ đề tâm, nhàm ghét thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn làm thân người nữ nữa, thời tôi không ở ngôi Chính giác
Nguyện thứ 36: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tu phạm hạnh, mãi đến thành Phật. Nếu chẳng được như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 37: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong vô lượng bất tư nghị thế giới ở mười phương, nghe danh hiệu tôi, cuối đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến tu Bồ Tát hạnh, thời chư Thiên và người đời đều kính trọng người đó. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác
Nguyện thứ 38: Lúc tôi thành Phật, hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi muốn có y phục, thời y phục tốt đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà đến trên thân. Nếu còn phải cắt may nhuộm giặt, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 39: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, hưởng thọ sự vui sướng không như vị Lậu tận Tỳ-kheo, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 40: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, tùy ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của chư Phật ở mười phương, thời liền được thấy rõ cả nơi trong cây báu, đúng theo ý muốn, như thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 41: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, từ đó nhẫn đến lúc thành Phật, mà các căn còn thiếu xấu, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 42: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ Tát, ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, thảy đều được giải thoát tam muội. Trụ tam muội đó, trong khoảng thời gian một niệm, cúng dường vô lượng bất tư nghị chư Phật Thế Tôn, mà vẫn không mất chánh niệm. Nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 43: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung thác sanh nhà Tôn quí, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 44: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi vui mừng hơn hở, tu Bồ Tát hạnh, trọn đủ công đức, nếu chẳng như thế, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 45: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở phương khác nghe danh hiệu tôi, đều đặng Phổ đẳng tam muội, trụ tam muội này mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy vô lượng bất tư nghị tất cả chư Phật. Nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 46: Lúc tôi thành Phật, chúng Bồ tát ở trong cõi nước tôi, muốn nghe pháp gì, thời liền tự nhiên đặng nghe pháp ấy. Nếu chẳng như thế thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 47: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát ở thế giới phương khác, nghe danh hiệu tôi mà chẳng được đến bậc bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
Nguyện thứ 48: Lúc tôi thành Phật, nếu chúng Bồ tát ở thế giới phương khác nghe danh hiệu tôi, mà chẳng liền được Ðệ nhất âm hưởng nhẫn, ở nơi Phật pháp chẳng liền được bậc bất thối chuyển, thời tôi không ở ngôi Chính giác.
            Phật A-di-đà còn là tâm điểm của một số thần chú trong Mật tông - Phật giáo thực hành Kim Cương thừa. Một trong các thần chú của Phật A-di-đà là “Vãng Sanh Tịnh Độ thần chú” hay còn gọi là “Vãng Sanh Quyết Định Chân Ngôn” hoặc “Chú Vãng Sanh”, được lấy từ kinh Vô Lượng Thọ cùng với kinh Phật Thuyết A Di Đà Căn Bổn Bí Mật Thần Chú:
Namo amitābhāya tathāgatāya tadyathā amṛtabhave amṛtasaṃbhave amṛtavikrānte amṛtavikrāntagāmini gagana kīrtīchare svāhā”.
Phiên âm Việt:
“Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha già đa dạ. Đa địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ. A di rị đa tất đam bà tỳ. A di rị đa tỳ ca lan đế. A di rị đa tỳ ca lan đa. Già di nị già già na, chỉ đa ca lệ. Ta bà ha”.
 
2)Tịnh độ Dược Sư: Còn có tên gọi là Tịnh độ Đôngphương, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Dược Sư Lưu Ly phát nguyện thực hiện bằng 12 đại nguyện, nhằm giúp cho các chúng sinh ngay trên hiện đời có được cuộc sống an lạc.

Bhaisajyaguru - Wikipedia
Phật Dược Sư – Wikipedia tiếng Việt
Phật Dược Sư(藥師佛;  S: Bhaiṣajyaguru) nghĩa là "vị Phật thầy thuốc", còn gọi là:
Dược Sư Lưu Ly Quang Phật(藥師琉璃光佛; S: Bhaiṣajyaguru-vaidūrya-prabha-buddha)
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai(S: Bhaiṣaijyaguru-vaiḍuria-prabhà-ràjàya-tathàgatàya)
Dược Sư Như Lai(S: Bhaiṣaijyaguru-tathàgatàya).
Dược Sư Lưu Ly Như Lai(S: Bhaiṣaijyaguru-vaiḍuria-tathàgatàya),
Đại Y Vương Phật(S: Mahà Bhaiṣaijya-ràja buddha), do bổn nguyện của ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của Phật quả ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly).
Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay cầm thuốc chữa bệnh và tay giữ Ấn thí nguyện.
Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca.  Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ Pháp.

 

                    Dược Sư tam tôn và 12 Hộ Pháp (Đại tướng Dược Xoa)  
 

Thất Phật Dược Sư - Động Đôn Hoàng, Trung Quốc
 

Dược Sư tam tôn - Thất Phật Dược Sư
Theo sách Dược Sư kinh sám (HT.Trí Quang dịch), đức Dược Sư là vị Phật hiểu biết và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, Ngài có thể chữa trị hết tất cả những thứ bệnh khổ của chúng sanh, những điên đảo vọng tưởng do tham, sân, si phiền não gây ra.
Niệm danh hiệu ngài, Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, với đầy đủ Tín-Nguyện-Hạnh và niệm đến nhất tâm, người niệm sẽ được Phật Dược Sư, chư Đại Bồ tát và 12 vị Dược Xoa hộ trì, được phước báo vô lượng, tiêu trừ tất cả khổ đau, thân tâm an lạc, cũng như sẽ được vãng sanh tịnh độ theo nguyện hồi hướng.
Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.
Theo kinh Dược Sư Bổn nguyện công đức thì khi Phật Dược Sư nhập định tên là định diệt trừ tất cả các khổ nãocho chúng sanh thì Ngài nói Đà-la-ni:
“Namo bhagavate bhaiṣajyaguru vaiḍūryaprabharājāya tathāgatāya arhate samyaksambuddhāya tadyathā: Oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye mahābhaiṣajya-samudgate svāhā”.
Phiên âm tiếng Việt:
Nam-mô bạc-già-phạt-đế, bệ-sát-xã, lũ-lô-thích-lưu-ly, bát-lặc-bà, hắc-ra-xà-giả, đát-tha yết-đa-da, a-ra-ha-đế tam-miệu tam-bồ-đề-da, đát-điệt-tha.  Án, bệ-sát-thệ, bệ-sát-thệ, bệ-sát-xã, tam-một-yết-đế tóa-ha”.
Trong đó, câu cuối của Đà-la-ni: oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye mahābhaiṣajya-samudgate svāhā được xem như là chân ngôn của Phật Dược Sư. Ngoài ra còn nhiều câu chú khác được sử dụng trong các trường phái khác nhau của Kim Cương thừa.
Sơ lược 12 đại nguyện của Phật Dược Sư
Nguyện thứ1:  Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
Nguyện thứ2:   Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
Nguyện thứ3:   Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
Nguyện thứ4:   Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
Nguyện thứ5:   Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
Nguyện thứ6:   Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
Nguyện thứ7:   Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
Nguyện thứ8:   Cho những ai mềm yếu trở nên rắn rỏi như đấng trượng phu.[*]
Nguyện thứ9:   Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo.
Nguyện thứ10: Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
Nguyện thứ11:  Đem thức ăn cho người đói khát.
Nguyện thứ12:  Đem áo quần cho người rét mướt.
---------------
[*] Trích nguyện lớn thứ tám: Tôi nguyện đời sau, khi đắc đạo Bồ-đề. Nếu có ai bị trăm nỗi  bức bách não hại, chán ngán vô cùng như một người nữ mềm yếu. Nếu được nghe danh hiệu tôi rồi, tất cả đều được đổi thay, có đầy đủ tướng trượng phu như một thân nam, cho đến chứng đạo vô thượng Bồ-đề.
          3) Tịnh độ Di Lặc:  Còn có tên gọi là Tịnh độ Thượng Sanh, đó là tịnh độ được cho là do đức Phật Di Lặc (vị Phật tương lai) phát nguyện thực hiện, nhằm giúp cho các chúng sinh có ý muốn sau khi chết có được cuộc sống tu học nơi cõi trời Đâu Suất và sau đó thực hiện Tịnh độ Hạ Sanh, một loại Tịnh độ Nhân gian (Xin xem mục 3.2. Tịnh độ hiện thực) xuất hiện cùng lúc với Bồ Tát Di Lặc trở thành vị Phật sau này.

Maitreya- Wikipedia
Di Lặc – Wikipedia tiếng Việt
 

Dự án tượng Phật Di Lặc cao 45m tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ.
 

Tượng Phật Di Lặc tạc vào vách núi Lạc Sơn ở Trung Quốc
 

Tượng Phật Di Lặc bằng đồng trên đỉnh núi thuộc chùa Bái Đính, Ninh Bình, VN.
 


Tượng Phật Di Lặc cao nhất châu Á tại núi Cấm, An Giang
Tượng Phật Di Lặc có chiều cao gần 34m, diện tích bệ là 27x27m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn. Tượng nằm trong khuôn viên rộng 2,2 hecta. Bức tượng đặc tả rõ nét nụ cười từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của Phật Di Lặc.
Di-lặchay Di Lặc(彌勒;  P: Metteyya;  S: Maitreya) được dịch là Từ Thị 慈氏, có nghĩa là "người có lòng từ", cũng có thuyết rằng Ngài có tên là Vô Năng Thắng (無能勝;   S: Ajita). Theo truyền thuyết, Di Lặc là một vị Bồ Tát và cũng là vị Phật cuối cùng sẽ xuất hiện trên Trái Đất.  Trong Phật giáo Tây Tạng, Bồ Tát Di-lặc được thờ cúng rất rộng rãi.
Theo truyền thuyết và kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, và chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa đức Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ Tát hiện nay là trời Đâu-suất (S: Tuṣita). Bồ Tát Di-lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong khoảng 30.000 năm nữa theo năm cõi trời Đâu-suất, từc khoảng 5 tỉ 760 triệu năm nữa theo năm trái đất, khi mà Phật Pháp đã bị lãng quên trên trái đất. Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Phát triển, Kim cương), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật Pháp đã bị lãng quên trên trái đất.
Trong tranh hay tượng, Di-lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Tại Trung Quốc, Bồ Tát Di-lặc cũng hay được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quít xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di-lặc ở thế kỉ thứ 10.
Có thuyết cho rằng, chính Bồ Tát Di-lặc là người khởi xướng hệ phái Duy Thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (S: Maitreyanātha), thầy truyền giáo lí Duy Thức cho Vô Trước (S: Asaṅga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) Ngũ Luận:
- Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (S: Mahāyānottaratantra)
- Pháp pháp tính phân biệt luận (S: Dharmadharmatāvibaṅga)
- Trung biên phân biệt luận (S: Madhyāntavibhāga-śāstra)
- Hiện quán trang nghiêm luận (S: Abhisamayālaṅkāra)
- Đại thừa kinh trang nghiêm luận (S: Mahāyānasūtralaṅkāra)
Tuy nhiên, cả 3 tịnh độ biểu tượng này qua cơ cấu tu học đúng đắn, sẽ thể hiện tính hiện thực của nó như dưới đây.
            3.2.Tịnh độ hiện thực:  Từ góc độ của cuộc sống hiện thực, mà theo đó, tịnh độ có thể được cảm nhận qua bốn dạng:
1)Tịnh độ Nhân gian:  Tịnh độ nhân gian là chỉ cho hoàn cảnh sinh sống hiện thực của chúng ta thể nghiệm được sự thanh tịnh của thân và tâm. Tịnh độ này có được do sự học và hành trì Phật pháp, hiển hiện ngay trước mắt của con người.
2)Tịnh độ Thiên quốc:  Tịnh độ Thiên quốc là chỉ cho cảnh giới hưởng thụ dục lạc ở cõi trời Dục giới, hoặc nhờ tu thiền định mà hưởng thụ định lạc ở các cõi trời thiền Sắc giới hay thiền Vô sắc giới. Song lúc hưởng thụ hết phước báo ở cõi trời Dục hoặc lúc định lực thối thất ở cõi trời Thiền, lại phải từ cõi trời rớt xuống nhân gian hoặc có thể đoạ lạc nơi tam đồ ác đạo(= Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh).
Trong cõi trời Dục giới không có loạn lạc, không có tội phạm, không có tai biến, không có bệnh tật, sở cầu như ý, như muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, đến đi tùy ý, thân nhẹ như hư không. Cho nên có rất nhiều tôn giáo khuyến khích tín đồ cầu sinh Thiên quốc(= Thiên đàng).
Chỉ có điều họ không biết rõ khi được sinh lên cõi trời rồi một ngày nào đó cũng hưởng hết phước báo, lúc ấy có năm thứ tướng suy hiện ra trước mắt, như kinh Niết Bàn quyển 19 đã nói:
Thích Đề Hoàn Nhân ở cõi trời, khi mạng sắp hết, có năm tướng hiện:
1- Y phục dơ bẩn.
2-Hoa trên đầu khô héo.
3- Thân thể hôi hám.
4- Nách ra mồ hôi.
5-Không ưa chỗ ngồi”.
Cho nên đối với người thông thường, cõi trời là tịnh độ. Còn đối với người hiểu đạo Phật thực sự thì cho rằng thà sinh tại nhân gian tu học Phật pháp, còn hơn là sinh về Thiên quốc để hưởng phước trời.
Tịnh độ Thiên quốc này có được do sự học và hành trì thập thiện.
3) Tịnh độ Phật quốc:  Tịnh độ Phật quốc là chỉ cho cảnh giới của bậc giác ngộ. Tịnh độ Phật quốc nàycó hai biểu hiện:
- Một là công đức quả báo của Phật,
- Hai là tiếp dẫn hóa độ tất cả chúng sinh hữu duyên, tu học Phật pháp.
4) Tịnh độ Tự tâm:  Tịnh độ Tự tâm có ý nói ở nội tâm của mỗi người, dù phàm hay thánh vốn đầy đủ Phật tính (= tính chất giác ngộ), tức là tâm chúng sinh và tâm Phật tương đồng, thế giới chúng sinh và cõi Phật không khác. Chẳng qua tâm chúng sinh bị phiền não mà không thấy được thanh tịnh.
Nếu trong tâm mình không bị hoàn cảnh làm cho dao động, thì đó chính là tịnh độ. Tịnh độ tự tâm tuy không ở ngoài tâm, song hoàn cảnh bên ngoài cũng tùy theo nội tâm mà chuyển. Đây là điều rất thiết thực, đó là: “Niệm Phật liền thấy Phật - Tâm tịnh quốc độ tịnh”,  Phật của niệm Phật nơi đây hàm nghĩa sự giác ngộ hay tính chất biểu hiện sự giác ngộ, như niệm Duyên khởi, niệm Vô thường-Vô ngã.
Nếu có thể soi thấu phiền não của phàm trần và xét rõ chỗ sâu xa của nội tâm, thì sẽ phát hiện tâm Phật tức là tâm mình và thế giới này với Phật quốc không khác. Bởi nếu tâm thanh tịnh thì sẽ nhìn thế giới này cũng thanh tịnh, nếu tâm không thanh tịnh thì hoàn cảnh sinh hoạt sẽ là khổ ải khôn cùng.
Các cách diễn đạt Thế giới Hoa Tạngtrong kinh Hoa Nghiêm, Pháp môn Tâm địa Bồ Táttrong kinh Phạm Võng, Tịnh độ Linh Sơntrong kinh Pháp Hoa, Chân tâmhay Thâm tâmtrong kinh Duy Ma đều chỉ là tịnh độ tự tâm:
Tâm đục ắt chúng sinh đục.
                                       Tâm tịnh ắt chúng sinh tịnh.
                                       Muốn được tịnh độ, trước cần tịnh tâm.
                                       Tùy tâm mình tịnh, xứ Phật tịnh theo.
                                       Tam giới tu tịnh, tự nhiên thành tựu.
Trong kinh Duy Ma Cật, Phẩm Phật Quốc có dạy “Nhược Bồ Tát dục đắc tịnh độ, đương tịnh kỳ tâm. Tùy kỳ tâm tịnh, tắc Phật độ tịnh*若菩薩欲得淨土, 當淨其心。隨其心淨則佛土淨。*   Bồ Tát muốn lập cõi Tịnh độ nên thanh tịnh tâm này. Khi tâm thanh tịnh thì được cõi nước thanh tịnh”.
          3.3.Tứ chủng tịnh độ.
Tứ chủng tịnh độ là bốn loại tịnh độ do Thiên Thai tông đề xướng với ý nghĩasau:
1. Phàm thánh đồng cư tịnh độ:  Là tịnh độ mà trong đó Người, Trời (phàm) và các vị Thanh văn, Duyên giác (thánh) cùng ở chung. Lại nữa, trong “phàm” thì Người và Trời thuộc về “thiện chúng sinh”, ngoài ra còn có thể kể thêm bốn loài “ác chúng sinh” cũng cùng ở chung là Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sinh và A-tu-la; trong “thánh” thì Thanh văn và Duyên giác là các bậc thánh chính thức, ngoài ra còn có thể kể chung các vị “thánh quyền biến”, tức là chư Phật và Bồ-tát lớn, vì cứu độ chúng sinh mà thị hiện trong các quốc độ đó.
2. Phương tiện hữu dư tịnh độ:  Là tịnh độ của các bậc A-la-hán, Phật Bích-chi và Bồ-tát Địa tiền. Những vị này nương vào các pháp phương tiện để tu tập, đoạn trừ các kiến tư hoặc, nên gọi là “phương tiện”; nhưng vẫn còn căn bản vô minh làm che lấp thật tướng Trung đạo, nên gọi là “hữu dư”.
3.Thật báo vô chướng ngại tịnh độ:  Là tịnh độ thuần túy của các vị Bồ-tát Địa thượng. Những vị này đã trừ từng phần căn bản vô minh, có được quả báo tự tại vô ngại của đạo chân thật.     
4. Thường tịch quang tịnh độ:  Là tịnh độ của chư Phật. Đó là quốc độ của Pháp thân thường trú (thường), hoàn toàn giải thoát (tịch), và trí tuệ siêu việt (quang).
Xem thêm:
- NIỆM PHẬT TỊNH ĐỘ
- Tịnh Độ Luận – Minh Đức Thanh Lương 
- Bốn loại tịnh độ tuỳ bạn thích- Chùa Cổ Am
- Các Loại Tịnh Độ Sai Khác | Đường Về Cõi Tịnh
 
VIDEO
- Tịnh Độ Trong Kinh Pháp Hoa - Thích Trí Quảng
- Bốn Loại Tịnh Độ ( Vấn Đáp ) - Thầy Thích Pháp Hòa
 
Phần II
Tịnh Độ tông
 
Pure Land Buddhism - Wikipedia
 Tịnh độ tông – Wikipedia tiếng Việt
 
1. Lịch sử và sự truyền thừa Tịnh Độ tông.
        1) Tịnh Độ tông - Từ Ấn Độ đến Trung Hoa: 

Tượng Phật A Di Đà ở Ulan Bator, Mông Cổ
Pho tượng Phật Di Đà ở thành phố Ulan Bator, Mông Cổ cao 23 mét, được hoàn thành vào năm 2005. Thành phố Ulan Bator là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ. Thành phố Ulan Bator nằm phía Bắc của miền Trung Mông Cổ, có độ cao 1.310 mét so với mực nước biển, trên một thung lũng nằm bên sông Tuul.
Thành phố Ulan Bator được hình thành từ năm 1639, với vai trò là một trung tâm Phật giáo và di chuyển dần cùng với những người dân du mục. Năm 1778, Ulan Bator được hình thành một cách cố định tại địa điểm hiện tại, nơi hợp lưu của hai dòng sông Tuul và Selbe. Trong thế kỷ 20, Ulan Bator đã phát triển thành một trung tâm kinh tế của Mông Cổ.
       Trong hệ Phật giáo Bắc truyền, Tịnh Độ tông đượccho là pháp tu chú trọng chủ yếu vào việc niệm Phật A Di Đàquán tưởng đến Tịnh độ Di Đà.
Thực ra, pháp môn niệm Phật có từ thời Phật giáo tạiẤn Độ. Thời kỳ tiền Đại thừa, luận sư Nagasena (Na Tiên Tỳ kheo) chủ trương thuyết cứu độ qua cuộc vấn đạo của vua Milinda (hoàng đế Hy Lạp). Vua cho rằng không thể chấp nhận được khi một người ác lại được cứu độ nếu y tin tưởng vào một vị Phật vào đêm trước ngày chết. Nagasena đáp: "Một hòn đá dầu nhỏ cách mấy vẫn chìm trong nước, nhưng một tảng đá vẫn nổi trên nước nếu đặt lên thuyền". Về sau, các luận sư Đại thừa triển khai triệt để hơn về thuyết Phật cứu độ và ở bước đầu của Tịnh Độ tông tiêu biểu rõ cho luận thuyết tha lựcấy (*)
Tiếp theo đó, tư tưởng cho rằng con đường giác ngộ-giải thoát của đạo Phật căn bản là ở tâm – tức là nỗ lực cá nhân, pháp môn Tịnh Độ vẫn không ngoài đường lối ấy. Hòn đá lớn nhờ thuyền chở mà nổi trên nước, nhưng để vận chuyển hòn đá ấy lên thuyền phải là công phu tự thân, hành giả phải có công phu tích lũy lớn, nghĩa là có một quá trình tu tập. Đây được xem là tư tưởng tịnh độ tại tâm như "Tự tánh Di Đà, Duy tâm tịnh độ" làm cho pháp môn Tịnh Độ có đầy đủ tính tự lực+ tha lực.
-----------
(*) Nếu con thuyền được xem là Phật lực, thì có thể xem đây là là lực của tuệ giác từ sự giác ngộ của tự thân, chứ không từ sự xin ban mà có được. Bởi nếu xin ban mà có được thì nơi đây là hình thức sơ đẳng về tu định của niềm tin tôn giáo, chứ không đích thực là chân lý từ tuệ giác.
 



Tượng Linh Sơn Đại Phật, Trung Hoa
Linh Sơn Đại Phật (Ling Shan Grand Buddha) là pho tượng Phật Di Đà cao 88 mét. Đây là pho tượng bằng đồng nặng 700 tấn. Pho tượng này tọa lạc trong khuôn viên của Tường Phù cổ tự, một ngôi chùa cổ được xây dựng vào đời Đường (618-907), ở thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Hoa. Công trình kiến trúc này được hoàn thành vào năm 1996. Vì pho tượng nằm ở vùng núi Linh Sơn nên được gọi là Linh Sơn Đại Phật.
Linh Sơn Đại Phật cao to sừng sững, khí thế oai nghiêm, hùng vĩ. Phía Nam của Đại Phật là Thái Hồ, mặt sau tựa vào núi Linh Sơn, bên trái nối liền với Thanh Long, bên phải nối với Bạch Hổ, địa hình hiểm trở, huyền bí, quang cảnh ưu nhã, mỹ lệ. Linh Sơn Đại Phật trở thành một trung tâm văn hóa, du lịch tâm linh của tỉnh Giang Tô, thu hút đông dảo khách du lịch trong và ngoài nước đến chiêm ngưỡng, lễ bái hàng năm.

Tượng Phật A Di Đà ở Phật Quang Sơn, Đài Loan
Đây là pho tượng Phật A Di Đà cao 40 mét, nằm trong khuôn viên của tu viện Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài Loan, được hoàn thành vào năm 1975.
Tại khu vực xung quanh pho tượng Phật lớn này còn có dựng 10.000 pho tượng Phật Di Đà nhỏ, trong tư thế đứng thẳng, tay phải hướng lên trên, tay trái hướng xuống đất, biểu trưng cho ý nghĩa tiếp dẫn chúng sanh về với cảnh giới Cực Lạc của Ngài.
Lý thuyết Tịnh Độ được phát triển ở Ấn Độ, là một đường lối tu tập nhưng không thiết lập tông phái, chỉ khi các kinh điển Tịnh Độ truyền qua Trung Hoa thì Tịnh Độ trở thành tông phái. Pháp môn Tịnh Độ hưng khởi ở Trung Quốc, sau đó được tiếp nhận nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ khi truyền qua các nước Tây Tạng, Nhật Bản, Việt Nam và Triều Tiên.
Phật giáo truyền vào Trung Hoa vào cuối thế kỷ Icho đến đầu thế kỷ II nhưng những kinh luận thuộc giáo nghĩa Tịnh Độ phải đến thế kỷ III mới xuất hiện.
- Thời Ngụy (giữa thế kỷIII), ngài Khương Tăng Ngãi (Sanghavarman) dịch kinh Vô Lượng Thọ, cư sĩ Chí Khiếm (thời Tôn Quyền) dịch bộ Đại A Di Đà kinh.
- Thời Diêu Tần (thế kỷ IV), ngài La Thập dịch Phật thuyết A Di Đà kinh, còn gọi là tiểu kinh A Di Đà, ngài Phật Đà Bạt Đà La (Giác Hiền) dịch Tân Vô Lượng Thọ kinh, Quán Phật Tam Muội kinh, ngài Trí Nghiêm dịch Tịnh Độ Tam Muội.
- Thời Lưu Tống (thế kỷ V), ngài Cương Lương Da Xá (Kàlayàsas) dịch Quán Vô Lượng Thọ kinh, ngài Bồ Đề Lưu Chi (thế kỷ VI) dịch Vô Lượng Thọ kinh luận. Đặc biệt, ngài Thế Thân trước tác Vãng sinh Tịnh độ luận..., đến đây giáo nghĩa Tịnh Độ tông tương đối hoàn chỉnh.
2)Tịnh Độ tông Trung Hoa với 13 vị tổ:
Lịch sử truyền thừa của Tịnh Độ tông không theo đường lối thông thường là người trước truyền cho người sau như các tông phái khác, mà chỉ căn cứ vào sự đóng góp nhiều ít công cuộc xiển dương giáo lý Tịnh Độ.
          Tịnh Độ tông Trung Hoa có nhiều vị danh sư nổi tiếng, nhưng lại không có hệ thống truyền thừa như các tông khác. Tuy nhiên, trải qua các thời đại, nhiều vị được công nhận là có đạo hạnh và kiến thức sâu rộng, lại có công đức lớn hộ trì chánh pháp lúc sinh thời, cùng những triệu chứng linh ứng lúc viên tịch (nhưđều biết trước giờ chết, lúc lâm chung thường ngồi kiết già, niệm Phật mà hoá) nên đã được suy tôn làm Tổ Sư của tông phái. Có 13 vị theo thứ tự như sau:
 
Pháp Tướng và Lược Sử Chư Tổ Tịnh Độ Tông
Tâm Mãn lược dịch (chuaminhthanh.com) 
1.Tịnh Độ Sơ Tổ - Đại Sư Huệ Viễn (334-416) đời Đông Tấn: 
 
                                  Pháp Tướng Lô Sơn Đông Lâm - Huệ Viễn Đại Sư.
          Người Nhạn Môn, Sơn Tây được coi là vị sáng lập Tịnh Độ tông. Từ thuở thiếu thời ngài đã tinh thông Nho học, Lão Trang cùng Bách Gia Chư Tử. 
Năm 21 tuổi, khi xuống miền Nam đến yết kiến vấn đạo, nghe ngài Đạo An nói Kinh Bát Nhã cũng như tư cách thiền phong của Đạo An khiến ngài khâm phục, nên phát tâm xuất gia học đạo, lễ ngài Đạo An làm thầy. Ngài thông minh xuất chúng, được ngài Đạo An khen ngợi.
 Năm 24 tuổi theo lời dạy của thầy, ngài đăng tòa thuyết pháp. Ngài còn dùng cả luận lý của Trang Tử để giải nghĩa thật tướng của Phật Pháp.
Năm 44 tuổi, ngài phụng mệnh ngài Đạo An xuống miền Nam hoằng Pháp và ở lại tu hành tại núi Lô Sơn. Ban đầu ngài lập Tịnh xá Long Tuyền làm nơi cư trú, sau đó Pháp sư Huệ Vĩnh trụ trì chùa Tây Lâm ở phía tây núi Lô Sơn mời ngài cùng ở hoằng truyền Phật Pháp.
Năm 45 tuổi, ngài đến Lô Sơn và ở lại đó thành lập chùa Đông Lâm với chủ trương tu tập pháp môn niệm Phật, ẩn dật tu hành không màng thế sự..., nhất là quan hệ gần gũi với vua chúa. Để phản đối sắc lệnh của nhà vua về việc người xuất gia vào chầu phải lạy, ngài viết bộ Sa môn bất bái vương giả luận.
Năm 402, ngài lập ra Hội Niệm Phật tại Lô Sơn, lấy tên là Bạch Liên Xã, đây là một hình thức tổ chức quần chúng tu tập, manh nha một đường lối tu Tịnh Độ cho tứ chúng về sau. Tổ chức Bạch Liên Xã không phân biệt tại gia hay xuất gia, cách tu đơn giản là thành kính lễ bái và niệm hồng danh đức Phật A Di Đà bằng phép Quán tưởng Niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứ tu học . Pháp tu của ngài Huệ Viễn đã tạo nên đường lối của Tịnh Độ tông.
Đạo hạnh cũng như trí tuệ Huệ Viễn đại sư nổi tiếng khắp thiên hạ, nên hành giả tăng chúng về nương ngài tu học ngày càng đông. Đại sư còn sai đệ tử là Pháp Tịnh, Pháp Lĩnh đi Tây Thiên thỉnh kinh, sau đó còn cho người đến Trường An thỉnh Tôn Giả Phật Đà Bạt Đà La cùng những vị khác đến Lô Sơn phiên dịch các kinh điển ấy. Đại sư lại viết thư thỉnh cầu tôn giả Đàm Ma Lưu Chi, người Tây Trúc dịch bộ Thập Tụng Luật. Đại sư thành lập Bạch Liên Xã làm nơi tu hành Tịnh Độ, quy tụ hơn ba ngàn người, trong đây có 123 vị được tôn là Hiền. Trong 123 vị Hiền này, lại có 18 bậc thượng thủ gọi là Đông Lâm Thập Bát Đại Hiền.
Huệ Viễn đại sư ở Lô Sơn hơn ba mươi năm, chân không bước ra khỏi núi. Ngài khước từ mọi sự liên lạc không cần thiết với đời, nguyện giải quyết vấn đề sinh tử ngay trong kiếp hiện tại. Khi có khách đến viếng, lúc ra về đại sư nguyện chỉ tiễn chân tới cầu suối Hổ Khê trước chùa.
Ngày mùng 6 tháng 8 năm Bính Thìn, niên hiệu Nghĩa Hy thứ 12, đại sư sau hơn 83 năm trụ thế, hơn 30 năm trụ tích ở Lô sơn hoằng dương Tịnh Độ, ngài xã báo thân, an tường vãng sanh Tịnh Độ.
2.Tịnh Độ Nhị Tổ - Đại Sư Thiện Đạo (613-681) đời Tuỳ: 

Pháp Tướng Trường An Quang Minh - Thiện Đạo Đại Sư
Người họ Chu xứ Tứ Châu. Năm 10 tuổi Ngài đến quy y xuất gia học đạo với ngài Minh Thắng Đại Sư ở Chư Thành - Sơn Đông, ban đầu học Tam Luận Tông, tụng đọc Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma Cật.
Năm 28 tuổi đến chùa Huyền Trưng ở Giao Thành cầu học Tịnh Độ với ngài Đạo Xước, tu tập Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Nhân đọc Tịnh Độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của Thiền sư Đạo Xước, ngài liền tỏ ngộ thốt lên lời cảm thán rằng: “Đây mới thật là cửa mầu đi vào cảnh Phật, nếu như muốn tiêu trừ nghiệp khiên thoát khổ thành Phật thì duy chỉ có pháp môn này”.
Năm 645 sau khi ngài Đạo Xước viên tịch, ngài trở về Trường An, tại chùa Từ Ân hoằng truyền diễn khai pháp môn Tịnh Độ, khuyến phát tăng tục cùng tu. Hơn 30 năm, đại sư vừa hóa đạo, vừa chuyên tu, chưa từng ngủ nghỉ. Có đến hàng vạn người theo ngài tu tập Tịnh Độ.
Năm 681, một hôm, Đại sư bỗng bảo mọi người rằng: "Thân này đáng chán, ta sắp về Tây!". Nói xong ngài trèo lên cây liễu trước chùa, chấp tay hướng về Tây, chúc nguyện sanh về tịnh độ. Nguyện xong, gieo mình xuống nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, ngồi kết già ngay thẳng trên mặt đất, rồi an nhiên thị tịch. Đệ tử lập tháp của ngài tại chùa Hương Tích ở Trường An, vua Đường Huyền Tông truy niệm đại sư, sắc tứ cho chùa ngài tên là Quang Minh Tự, vì vậy nên người đời sau thường xưng tụng ngài là Quang Minh Hòa Thượng.
Tịnh Độ tông phát triển mạnh mẽ, phần lớn nhờ công lao của Thiện Đạo. Ngài viết 10 vạn cuốn kinh A Di Đà và vẽ 300 đồ hình tả cảnh tịnh độ, làm cho thế giới tịnh độ trở nên sống động và hiện thực trong tâm người tu nên họ theo rất đông. Ngài trước tác nhiều kinh sách như Quán Vô Lượng Thọ kinh sớ, Vãng sinh lễ tán, Quán niệm pháp môn, Ban châu tán. Đường lối tu tập của Ngài được đời sau ca ngợi và trở thành một phương thức đặc trưng của Tịnh Độ tông, đó là nương vào tha lực của Phật theo bổn nguyện, niệm danh hiệu Phật cầu sinh Tịnh Độ, lấy kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ làm y cứ tu học.
3.Tịnh Độ Tam Tổ - Đại Sư Thừa Viễn (712-802)đời Đường: 

Pháp Tướng Nam Nhạc Di Đà - Thừa Viễn Đại Sư 
Người xứ Cẩm Dương, Hán Châu, Tứ Xuyên, là bậc đại sư danh tiếng của Phật giáo đời Đường. Lúc mới xuất gia, ngài theo học với Bảo Đường Tông Xứ Tịch đại sư. Sau đến học với ngài Trí Sân ở Tư Châu, rồi đến Kinh Châu tham học với ngài Huệ Chân ở chùa Ngọc Tuyền thuộc tông Thiên Đài và được ngài Huệ Chân dạy lên núi Hành Sơn tu hành khổ hạnh. Khi nghe danh ngài Đại Nhựt Từ Mẫn ở Quảng Châu, ngài liền đến cầu xin học kinh Vô Lượng Thọ và Niệm Phật Tam Muội.
Sau đó ngài trở về Hành Sơn hoằng hóa. Ban sơ, ngài tu thiền ở hang núi tại phía tây nam của Hành Sơn, ngài lập nguyện khổ hạnh, tùy theo căn cơ chúng sanh mà chỉ dạy Thiền hoặc Tịnh. Ngài thường y theo tinh thần nhất tâm niệm Phật trong kinh Ban Chu Tam Muội để dạy chúng, khuyến hóa mọi người niệm Phật, đồ chúng đông đến hàng vạn. Về sau vua Đường Đại Tông sắc tứ cho đạo tràng của ngài là Ban Chu Đạo Tràng, vua Đường Đức Tông ban bảng hiệu là Di Đà Tự, tức là tiền thân của chùa Hành Sơn Chúc Thánh sau này. Ngài viên tịch vào năm Trinh Nguyên thứ 18 đời nhà Đường, trụ thế 90 năm.
4.Tịnh Độ Tứ Tổ - Đại Sư Pháp Chiếu (747-821)đời Đường: 

 Pháp Tướng  Ngũ Đài Trúc Lâm - Pháp Chiếu Đại Sư
Là bậc cao Tăng nhà Đường, vì kính mộ ngài Huệ Viễn Đại Sư nên đến Lô Sơn tu học Niệm Phật Tam Muội. Năm Đại Lịch thứ nhất đời Đường, ngài đến Di Đà Đài phát nguyện mỗi cửu tuần trong mùa hạ chuyên cần tu trì Ban Chu Tam Muội, cũng trong năm đó ngài thọ Ngũ Hội Niệm Phật.
Năm Đại Lịch thứ 5, đại sư đến chùa Phật Quang ở huyện Ngũ Đài, sáng lập Ngũ Hội Niệm Phật, lợi dung âm thanh biến hóa của câu niệm Phật nhanh chậm, cao thấp để biểu đạt cảm giác niệm Phật được an lạc và niệm phật là việc làm cấp thiết trong đời. Ngài soạn sách Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Tụng Kinh Quán Hành Nghi và Tịnh Độ Ngũ Hội Niệm Phật Lược Pháp Sự Nghi Tán, để hoằng dương Tịnh Độ tông.
Đại Sư sau đó ở tại Chùa Phật Quang núi Ngũ Đài, được Bồ Tát Văn Thù khai thị chỉ dạy cho Pháp môn Niệm Phật cầu được vãng sanh Tây Phương. Từ đó về sau, đại sư chuyên tâm niệm Phật và mở nhiều đạo tràng niệm Phật, từ Ngũ Đài Sơn cho đến Trường An, từ dân gian cho đến hoàng cung, tín chúng theo ngài niệm Phật nhiều không kể xiết, hóa độ cho vô số người. Sau khi ngài viên tịch được triều đình phong tặng đức hiệu Đại Ngộ Hòa Thượng.
5.Tịnh Độ Ngũ Tổ - Đại Sư Thiếu Khang (?-805)đời Đường: 

Pháp Tướng Tân Định Ô Long - Thiếu Khang Đại Sư
Người họ Châu, ở Tiên Đô Sơn xứ Tấn Vân, năm 7 tuổi cha mẹ cho vào chùa xuất gia, đến năm 15 tuổi thì tụng thông 5 bộ Kinh, sau đó đến thọ giới tại giới đàn chùa Gia Tường ở Triệu Châu và ở chùa này học luật 5 năm.
Năm Trinh Nguyên thứ nhất, ngài đến chùa Bạch Mã ở Lạc Dương, thấy có vật gì phóng ra ánh sáng trong đại điện liền đến xem, thấy được quyển văn Tây Phương Hóa Đạo do ngài Thiện Đạo sáng tác, liền tìm đến chùa Hương Tích ở Trường An xin vào trong nơi thờ di ảnh của ngài Thiện Đạo để đảnh lễ, khi lễ chơn tượng của ngài Thiện Đạo, ngài thấy tượng ngài Thiện Đạo hóa thành thân đức Phật A Di Đà, ngài liền khởi tâm tu hành Tịnh Độ.
Sau đó ngài đi về phương nam đến Tân Định Mục Châu. Khi đến Mục Châu, ngài đi khất thực hóa duyên được tiền, liền đem ban phát cho các em nhỏ và dạy chúng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Qua một năm ngài đến núi Ô Long kiến lập Đạo Tràng Tịnh Độ, vân tập mọi người ngày đêm niệm Phật, hành đạo tán tụng, gặp các ngày trai giới ngài thường thăng tòa xướng tụng lớn danh hiệu đức Phật A Di Đà, khi ngài niệm thì hình tượng của đức Di Đà từ miệng ngài đi ra, nếu ngài niệm đến mười tiếng thì có mười Đức Phật đi ra theo hình bận chuổi.
Ngài thị tịch vào năm thứ 21 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tháp ngài được dựng ở Châu Đông Đài Tử Nham. Năm thứ 3 niên hiệu Càn Hựu , Đức Thiều Thiền Sư ở Núi Thiên Đài trùng kiến tháp của ngài, bấy giờ mọi người đều tôn danh hiệu của ngài là Hậu Thiện Đạo, được tôn xưng là Tổ thứ năm của Tịnh Độ tông.
6.Tịnh Độ Lục Tổ - Thiền Sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904- 975) đời Tống.     

 Pháp Tướng Hàng Châu Vĩnh Minh - Diên Thọ Đại Sư
Người họ Vương, thế danh Diên Thọ, tự là Xung Nguyên, hiệu là Bao Nhất Tử, xứ Tiền Đường Hàng Châu, là vị thiền sư danh tiếng cuối đời Đường đầu thời Ngũ Đại, là Tổ thứ 3 của Pháp Nhãn tông, sau được hậu thế tôn sùng là Tổ thứ sáu của Tịnh Độ tông.
Diên Thọ thiền sư khi chưa xuất gia, làm quan ở địa phương nước Ngô Việt, phụ trách về quân nhu, là người chánh trực, thường ngày trì tụng kinh Pháp Hoa.
Năm ngài 34 tuổi (937) ngài phát tâm xuất gia tu học theo thiền sư Túy Nham Lịnh Tham tại chùa Long Sách, núi Tứ Minh. Tiếp sau, ngài đến Thiên Trụ Phong của Núi Thiên Đài, tham thiền học đạo trong 90 ngày, chuyên tâm tọa thiền cho đến cảnh giới Chánh định, ngay cả chim chóc làm tổ trên đầu mà ngài cũng không biết. Sau lại đến tham vấn Quốc Sư Đức Thiều núi Thiên Đài, phát tâm đại ngộ được truyền tâm pháp làm Tổ của Pháp Nhãn tông.
Năm 960 Ngô Việt Trung Ý Vương Tiền Hoằng Thục thỉnh ngài Diên Thọ Thiền Sư trụ trì chùa Linh Ẩn ở Hàng Châu.
Năm 961 ngài đến trụ tại chùa Vĩnh Minh núi Huệ Nhựt và trước tác bộ Tông Cảnh Lục và bộ Vạn Thiện Đồng Quy… Mỗi ngày đêm ngài trì tụng một bộ kinh Pháp Hoa, niệm 10 ngàn câu Phật hiệu. Người đương thời tôn xưng Diên Thọ đại sư là Phật A Di Đà ứng hóa. Học chúng lên đến hơn 2 ngàn người.
Ngô Việt Trung Ý Vương kính trọng đạo hạnh của ngài nên ban cho đạo hiệu là Trí Giác Thiền Sư. Ngài hành đạo ở chùa Vĩnh Minh 50 năm, vua nước Cao Ly khi đọc sách Tông Cảnh Lục của ngài sáng tác đã sai người đem Ca Sa đến cúng dường ngài để tỏ lòng kính ngưỡng.
Vào năm thứ 8 niên hiệu Khai Bảo (975) đại sư an nhiên thị tịch, vua Tống Huy Tông phong tặng đức hiệu cho ngài là "Tông Chiếu Thiền Sư", vua Ung Chánh đời Thanh phong ngài là "Viên Diệu Chánh Tu Trí Giác Thiền Sư".
7.Tịnh Độ Thất Tổ - Đại Sư Tỉnh Thường (959 - 1020) đời Tống: 

 Pháp Tướng Hàng Châu Chiêu Khánh - Tỉnh Thường Đại Sư
Xuất thế năm thứ 7 niên hiệu Hiển Đức (959) đời vua Thế Tông nhà Hậu Chu, ngài xuất gia tu học vào năm 7 tuổi, đến năm 17 tuổi ngài được ân sư cho đăng Tam đàn thọ Cụ túc giới, đại phát bồ đề tâm, gìn giữ giới hạnh tinh nghiêm tu hành ngày một tinh tấn. Ngài lấy việc nghiên cứu học tập Đại Thừa Khởi Tín Luận và trước tác các luận lý Phật giáo, tinh thông pháp môn chỉ quán của Thiên Đài tông, đối với Tịnh Độ tông, ngài hết tâm hành trì và được nhiều điều tâm đắc trong Tịnh tu.
Niên hiệu Hưởng Hóa đời Tống, Ngài trụ ở chùa Chiêu Khánh Tây hồ Hàng Châu tỉnh Triết Giang, chuyên tu tịnh nghiệp, ngài ngưỡng mộ tổ sư Huệ Viễn tạo Liên Xã ở Lô Sơn, tập họp đồ chúng lại tu niệm Phật, tại Hàng Châu, ngài phục hưng lại phong khí kết xả niệm Phật của Lô sơn, được rất nhiều tín chúng và sĩ phu đương thời tham gia tu trì niệm Phật. Đại sư lấy phẩm Tịnh Hạnh trong kinh Hoa Nghiêm làm tông chỉ quy thú của kết xả niệm Phật, vì vậy hội chúng đạo tràng niệm Phật của ngài xưng là Tịnh Hạnh đệ tử.
Đại sư còn tự lấy máu của mình để chép phẩm kinh Tịnh Hạnh, cứ viết một chữ ngài đảnh lễ 3 lạy và đi nhiễu 3 vòng, niệm 3 lần danh hiệu Phật. Sau đó ngài dùng gỗ chiên đàn điêu khắc tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na, khi tượng Phật điêu khắc hoàn thành, ngài cùng các đệ tử quỳ bái trước tượng Phật mà phát nguyện rằng: "Con cùng 1 ngàn đệ tử, 80 vị Tỳ Kheo, từ đây cho đến vô cùng tận muôn đời sau, nguyện phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát hạnh, nguyện tận hết báo thân được vãng sanh về An Dưỡng quốc. Vào ngày 12 tháng giêng, niên hiệu Thiên Hy thứ 4 đời vua Chân Tông nhà Tống (1020) Đại sư an nhiên thị tịch, tứ chúng khởi tháp phụng thờ.
8.Tịnh Độ Bát Tổ - Đại Sư Liên Trì Châu Hoằng (1535-1615) đời Minh:

 Pháp Tướng Hàng Châu Vân Thê - Liên Trì Châu Hoằng Đại Sư
Người họ Trầm, quê ở Nhơn Hòa Hàng Châu, thế danh là Châu Hoằng tự là Phật Huệ, hiệu là Liên Trì, nên người đời thường xưng ngài là Liên Trì Đại Sư. Ngài là một đại tăng danh tiếng của thời nhà Minh, và vì trụ trì chùa Vân Thê nên cũng được tôn xưng là Vân Thê hòa thượng và là Tổ thứ 8 của Tịnh Độ tông. Ngài cùng các vị đại sư như Tử Bá Chân Khả, Mẫn Sơn Đức Thanh, Ngẫu Ích Trí Tuần được tôn xưng là 4 vị đại cao tăng của thời nhà Minh.
Đại sư thuở thiếu thời thông minh đỉnh đạt, 17 tuổi đỗ tú tài nhưng chí của ngài không trọng thị công danh, trải qua nhiều biến cố trong cuộc đời, ngài ngộ được chân lý, sanh tử mới là việc lớn nhất cần phải cố gắng để giải quyết trong cuộc đời này. Năm 31 tuổi sau khi mẹ mất, ngài quyết chí xuất gia với hòa thượng bổn sư Thiên Lý, sau đó phát tâm hành cước khắp danh sơn tầm sư học đạo. Ngài từng đến kinh đô tham kiến hai vị trưởng lão là Biến Dung và Tiếu Nham, và xin theo hai vị này học đạo một thời gian, sau đó tham cứu câu niệm Phật là ai, khi đi ngang qua Đông Xương, ngài hốt nhiên liễu ngộ Phật ý.
Niên hiệu Long Khánh thứ 5 (1571) đời vua Minh Mục Công, ngài đến núi Vân Thê trùng kiến chùa Vân Thê, bắt đầu hoằng dương Phật Pháp, tín chúng Tăng đồ tựu lại học đạo rất đông, chùa Vân Thê bỗng chốc trở thành Tòng Lâm Bảo Sát.
Ngài chuyên trì giới luật nên mỗi nữa tháng đều trì kinh Phạm Võng và Tỳ Kheo Giới phẩm. Vì có nhân duyên sâu dày với Tịnh Độ và khi đi tham học, ngài có nghiên cứu pháp môn niệm Phật, nên Pháp môn ngài hành trì Tịnh Độ niệm Phật tọa thiền, xiển dương Thiền Tịnh song tu. Ngài trước tác bộ Di Đà Sớ Sao và còn biên tập các sách thiền như Thiền Tông Ngữ Lục, Thiền Quan Sách Tấn. Do nghiêm trì giới luật coi trọng giới không sát sanh, ngài cổ xúy phóng sanh và trước tác rất nhiều văn chương để cho hậu thế.
Niên hiệu Vạn Lịch thứ 43 (1615) đời vua Minh Thần Tông, ngài thị hiện bệnh tướng, tập họp đồ chúng lại dặn dò: nên chân thật niệm Phật, luôn nhớ đừng làm việc gì không đúng, phải y theo quy củ mà tu hành, dặn dò xong ngài ngồi ngay thẳng trang nghiêm, mặt quay về hướng Tây niệm Phật an nhiên viên tịch, trụ thế 80 tuổi.
9.  Tịnh Độ Cửu Tổ - Đại Sư Ngẫu Ích (1599- 1655)đời Thanh: 

Pháp Tướng Bắc Thiên Mục - Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư 
Ngài họ Chung, là người xứ Giang Tô quê ở Mộc Đậu, tự là Trí Húc, hiệu là Ngẫu Ích, biệt hiệu là Bát Bất Đạo Nhân, là một trong bốn vị danh Tăng cuối thời nhà Minh, được tôn là Tổ thứ 9 của Tịnh Độ tông, về già ngài trụ ở chùa Linh Phong huyện Hàng tỉnh Triết Giang nên được tôn xưng là Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư.
Niên hiệu Thiên Khải thứ 2 đời nhà Minh, lúc 28 tuổi, ngài xuất gia học đạo nhân vì ngưỡng mộ ngài Mẫn Sơn đại sư. Sau đó đến núi Thiên Đài nghiên cứu Thiên Đài tông. Ngài được công nhận là một trong những đại sư có sự thành tựu về giáo nghĩa Thiên Đài cuối cùng của Thiên Đài tông, nhưng đại sư vẫn phát nguyện nhất tâm về Tịnh Độ và tín ngưỡng đức Phật A Di Đà.
Ngài trước tác rất nhiều sách như: A Di Đà Kinh Yếu Giải, Phạm Võng Kinh Huyền Nghĩa, Bồ Tát Giới Bổn Tiên Yếu, Pháp Hoa Kinh Huyền Nghĩa Tiết Yếu, Pháp Hoa Kinh Hội Nghĩa, Lăng Nghiêm Kinh Huyền Nghĩa, Lăng Nghiêm Kinh Văn Yếu, Duyệt Tạng Tri Tân, Pháp Hải Quán Lan, Châu Dịch Thiền Giải. Người đời sau tập hợp lại tập thành bộ Ngẫu Ích Đại Sư Toàn Tập.
Năm Thuận Trị thứ 2 (1614), vào cuối Đông, đại sư cảm bệnh nhẹ, ngài di chúc mọi việc và dặn các đệ tử, sau khi ngài viên tịch đem trà tỳ, lấy xương phải tán nhuyễn rồi trộn với bột hòa thành viên, chia thí cho loài cá chim để kết duyên Tịnh Độ với chúng.
Đầu năm Thuận Trị thứ 3 đời nhà Thanh (1615), ngày 21 tháng Giêng, sáng đó đại sư dậy sớm, sắc diện tươi tỉnh như người không có chút gì là tật bịnh. Đến đúng ngọ, ngài đoan tọa trên giường, xây mặt về Tây chấp tay niệm Phật mà tịch, trụ thế 57 tuổi.
Ba năm sau, các đệ tử của ngài hội lại, định y pháp làm lễ trà tỳ. Lúc mở bảo tháp ra thấy toàn thân đại sư vẫn còn nguyên vẹn, tóc ra dài phủ hai tai, sắc mặt tươi tỉnh như sống. Đại chúng không nỡ tuân lời di chúc, xây tháp thờ toàn thân ngài ở chùa Linh Phong.
10.Tịnh Độ Thập Tổ - Đại Sư Hành Sách (1628-1682) đời Thanh: 

 Pháp Tướng Ngu Sơn Phổ Nhơn - Tiệt Lưu Hành Sách Đại Sư
Ngài là người Tuyên Hưng - Tô Châu, họ Tưởng, tự là Tiệt Lưu, hiệu là Hành Sách, là bậc cao tăng đắc đạo đời nhà Thanh, được tôn xưng là Tổ thứ 10 của Tịnh Độ tông.
Cha của ngài là Tưởng Toàn Xương bạn thâm giao của ngài Mẫn Sơn Đức Thanh đại sư, khi ngài 23 tuổi thì cha mẹ đều qua đời, ngài đến chùa Lý An ở Vũ Lâm lễ ngài Nhược Am Thông Vấn làm thầy, xuất gia học đạo. Sau đến chùa Báo Ân được ngài Am Anh khuyên tu Tịnh Độ.
Niên hiệu Khang Hy thứ 2 (1663) đời nhà Thanh, ngài đến Hàng Châu vào chùa Pháp Hóa kết am Liên Phụ chuyên tu Tịnh Độ.
Niên hiệu Khang Hy thứ 9, ngài đến trụ trì Tấn Nhân Viện ở núi Ngu Sơn, hoằng dương phục hưng pháp môn Tịnh Độ. Trước tác sách Kim Cang Kinh Sớ Ký Hội Biên, Khuyến Phát Chơn Tín Văn, Khởi Nhất Tâm Tinh Tấn Niệm Phật Thất Kỳ, Quy Thức Bảo Cảnh Tam Muội Bổn Văn.
Niên Hiệu Khang Hy thứ 21, ngài viên Tịch.
11.Tịnh Độ Thập Nhất Tổ - Đại Sư Tỉnh Am (1686-1734) đời Thanh: 

Pháp Tướng Hàng Châu Phạm Thiên - Tỉnh Am Đại Sư
Tự là Tư Tề, hiệu là Tỉnh Am, là người xứ Thường Nhiệt Giang Tô. Đại sư khi sinh ra đã không ăn mặn, năm 7 tuổi bái hòa thượng Dung Tiên ở am Thanh Lương làm thầy xuất gia hành điệu. Năm 15 tuổi chính thức nhập đạo tu hành, Đại sư trí tuệ thông minh. Phàm những kinh sách khi đã học qua ngài đều thuộc lòng không quên một câu, thi văn thơ phú không có thứ nào mà ngài không tinh thông, nhưng điều ngài quan tâm nhất vẫn là việc "Sanh Tử Sự Đại".
Năm 24 tuổi đại sư thọ Cụ túc giới tại giới đàn chùa Chiêu Khánh. Từ đó ngài nghiêm trì giới luật, không lìa y bát, ngày ăn một bữa. Đại sư đến nghe pháp với Pháp sư Y Cự Thành giảng về Pháp Hoa Huyền Nghĩa, lạy ngài Thiệu Đàm đại sư học Duy Thức, Lăng Nghiêm và Chỉ Quán. Ngày đêm tinh cần học hỏi nghiên cứu, tham cầu chân đế, không đến 3 năm toàn bộ yếu chỉ của Đại thừa như: Đại Thừa Phật Học Tam Quán, Tánh Tướng Chi Học, ngài đều dung thông. Thiệu Đàm đại sư đã thọ ký cho ngài là đời thứ tư của phái Linh Phong, Thiên Đài tông.
Sau đó đại sư đến chùa Sùng Phúc bái Hòa Thượng Linh Thứu, tham học thiền thoại đầu "Niệm Phật là ai", tham thiền được 4 tháng ngài hốt nhiên đại ngộ. Từ đó về sau đại sư trở thành bậc Thiền môn kiệt xuất Tăng tài, tư duy thâm áo, biện tài vô ngại. Hòa thượng Linh Thứu muốn truyền y bát và ngôi vị trụ trì cho đại sư, nhưng đại sư từ chối ra đi đến chùa Chân Tịch bế quan, ban ngày đọc tụng Đại Tạng kinh, đêm đến trì danh hiệu Phật. Hết 3 năm, đại chúng thỉnh ngài đăng tòa thuyết giảng Pháp Hoa kinh, lời như sông chảy, văn như suối tuôn trào, thao thao bất tuyệt.
Danh tiếng của đại sư vang vọng khắp một vùng Giang Triết, ngài được thỉnh đi khắp chùa chiền ở hai vùng này giảng kinh thuyết pháp, hoằng truyền pháp môn Tịnh Độ. Ngài trước tác bài Phát Bồ Đề Tâm Văn làm chấn động thiên hạ Phật giáo, lời văn cảnh tỉnh không biết bao nhiêu là người con Phật. Ngài còn viết Tịnh Độ Thi, Niết Bàn Sám, Tây Phương Phát Nguyện Văn Sám, Tục Vãng Sanh Truyện.v.v... hết mực hoằng dương Tịnh Độ.
Lúc về già Đại Sư thoái ẩn ở chùa Tiên Lâm - Hàng Châu, phát nguyện chân không rời chùa, tận lực tu trì Tịnh nghiệp. Nhiều người đến thỉnh đại sư lâm đàn thuyết giáo nhưng ngài đều chối từ, ngày đêm chuyên trì tu hành Tịnh Độ, đại chúng đều cho rằng ngài là hậu thân của ngài Vĩnh Minh Diên Thọ Đại Sư.
Niên hiệu Ung Chánh thứ 12 (1733), Đại Sư báo cho đại chúng biết trước ngày giờ mình viên tịch. Đúng như lời ngài báo trước, đại sư y áo chỉnh tề, chánh thân đoan tọa, niệm Phật vãng sanh an nhiên thị tịch. Hòa thượng Vô Trụ, thượng thủ chùa Ngu Sơn thỉnh linh cốt của đại sư đem nhập tháp tại Cầm Xuyên Phất Thủy Tây ở Thường Nhiệt. Niên hiệu Càn Long thứ 7 chư Tăng chùa A Dục Vương hoài niệm đạo hạnh của đại Sư, nên rước linh cốt của ngài về xây tháp phụng thờ ở phía Tây chùa A Dục Vương.
12.Tịnh Độ Thập Nhị Tổ - Đại Sư Triệt Ngộ Tế Tỉnh (1741-1810) đời Thanh: 

Pháp Tướng  Hồng Loa Tư Phước - Triệt Ngộ Tế Tỉnh Đại Sư
Pháp danh Tế Tỉnh, tự là Triệt Ngộ Nạp Đường, hiệu là Mộng Đông, được người đời gọi là Hồng Loa Triệt Ngộ. Đại sư là người xứ Phong Nhuận Hà Bắc, là cao Tăng của Phật Giáo đời nhà Thanh, được tôn là Tổ thứ 12 của Tịnh Độ Tông.
Tế Tỉnh đại sư khi 22 tuổi, bị bệnh rất nặng, sau đó liễu ngộ nhân sanh vô thường, nên phát tâm quy y đầu Phật với Hòa Thượng Vinh Trì. Cùng năm đó, ngài đến chùa Tụ Vân cầu thọ Cụ túc giới, rồi cầu học kinh Viên Giác, kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm, kinh Kim Cang, Duy Thức và các giáo nghĩa của Đại thừa Phật Giáo.
Sau đó đại sư được thỉnh trụ trì chùa Vạn Thọ và chùa Quảng Thông, đại sư  cổ xúy Thiền Tịnh song tu, hoằng dương pháp môn niệm Phật. Niên hiệu Gia Khánh thứ 5 đại sư đến trụ trì chùa Hồng Loa và chuyên tâm hoằng truyền Tịnh Độ giáo nghĩa, khuyên người tu hành pháp môn niệm Phật, danh đức của đại sư vang khắp thiên hạ, đương thời được mọi người tôn xưng là Hải Nạp Tịnh Độ Thủ Suy Hồng Loa Yên. Đại sư trước tác Niệm Phật Di Đà, Triệt Ngộ Thiền Sư Ngữ Lục. Đại sư viên tịch vào năm Gia Khánh thứ 15 đời nhà Thanh.
13.Tịnh Độ Thập Tam Tổ - Đại Sư Ấn Quang (1862- 1940)đầu đời Dân Quốc: 

Pháp Tướng Tô Châu Linh Nham - Ấn Quang Đại Sư
Pháp danh là Thánh Lượng, biệt hiệu là Thường Tàm Quý Tăng, được tôn là Tổ thứ 13 của Tịnh Độ tông. Đại sư là người có công nhất trong sự nghiệp trung hưng Tịnh Độ tông, và là một trong những vị đại tăng kiệt xuất của Phật giáo Trung Hoa trong sự nghiệp chấn hưng Phật giáo. Thường được tôn xưng là Ấn Quang đại sư.
Đại sư Ấn Quang sinh vào năm 1861, niên hiệu Hàm Phong thứ 11 đời nhà Thanh, họ Triệu tên là Thiệu Y, tự là Tử Nhậm, người Huyện Cáp Dương tỉnh Thiểm Tây. Thời còn nhỏ theo học Nho, năm 21 tuổi đến chùa Liên Hoa Động phía nam ngũ đài núi Chung Nam lễ Hòa Thượng Đạo Thuần cầu xin xuất gia học Phật. Từ đó đại sư chuyển học Nho qua chuyên tâm nghiên cứu học Phật, khi đi xuất gia mọi người trong gia đình đều phản đối nhưng ngài rất kiên định, cuối cùng gia đình cũng phải thuận ý cho ngài đi tu.
Hòa thượng Đạo Thuần cho ngài đi đến An Huy tham học, trên đường đi An Huy, ngang qua chùa Liên Hoa ở Hồ Bắc, ngài ở lại chùa này và hành hạnh khổ hạnh và đọc được văn Long Thơ Tịnh Độ. Từ đó ý niệm tu hành Tịnh Độ ngày thêm kiên định, ý nguyện dùng Tịnh Độ tông để cứu đời ngày một lớn hơn.
- Năm 1887, ngài ở tại chùa Pháp Vũ núi Phổ Đà tu hành đọc tụng Tam tạng kinh điển trong hơn 3 năm.
- Năm 1918 ngài in các ấn phẩm kinh thư về Tịnh Độ hơn một trăm loại, số lượng hơn cả vạn cuốn để phổ biến Phật Pháp đến khắp nhân gian. Đại sư còn dùng sách của đạo Nho là Liễu Phàm Tứ Huấn và sách của đạo Lão là Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, dùng hai tư tưởng này lại để hoằng truyền Phật Pháp.
- Năm 1926, vị trụ trì chùa Linh Nham ở Tô châu là Hòa thượng Chân Đạt vì muốn trùng chấn qui củ của đạo tràng Tịnh Độ, nên thỉnh ngài đính lập thanh quy, Ấn Quang đại sư lập ra 5 điều quy tắc, làm cơ sở cho các đạo tràng tu hành Tịnh Độ, ngài còn lập các cơ sở như: Phóng Sanh Niệm Phật Đạo Tràng ở chùa Pháp Vân - Nam Kinh, Phật Giáo Từ Ấu Viện để nuôi dạy trẻ em, và Giám Ngục Cảm Hóa Hội, đi cứu tế ủy lạo làm từ thiện khắp các nơi.
- Năm 1930 Ấn Quang đại Sư đã 70 tuổi, ngài đến chùa Báo Quốc ở Tô Châu bế quan tu hành, giao các công việc Phật sự lại cho tứ chúng đệ tử.
- Năm 1937 về làm giám viện chùa Linh Nham, hòa thượng Diệu Chân thỉnh Ngài tiếp tục hoằng truyền pháp môn Tịnh Độ.        
- Năm 1940, ngày mồng 4 tháng 11, ngài tập hợp đồ chúng lại căn dặn, di chúc rồi an nhiên tịnh tọa, mặt hướng về Tây niệm Phật, đại Sư an tường thị tịch trong tiếng niệm Phật hộ niệm của tứ chúng tử tôn, ngài trụ thế 80 tuổi.
 
3) Tịnh Độ tông Nhật Bản.

Pho tượng Phật A-di-đà khổng lồ bằng đồng ở Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Kotoku-in là ngôi chùa Phật nổi tiếng của trường phái Jodo Shu Sect (Tịnh Thổ tông) ở thành phố Kamakura (Nhật Bản). Trong đó có bức tượng phật Daibutsu ngồi, cao 13m, nặng 93 tấn bằng đồng rỗng.
Nguyên thủy, tượng được đặt trong chùa bằng gỗ, nhưng ngôi chùa này đã bị phá hủy bởi sóng thần hồi thế kỷ thứ 15 và để lại bức tượng tại vị trí vốn có của nó như hiện nay.

Tượng phật A Di Đà tọa lạc tại thành phố Ushiku, Nhật Bản.
Ushiku Daibutsu (Tượng phật Di Đà) tọa lạc tại thành phố Ushiku, Nhật Bản là một trong những ngôi tượng Phật cao nhất thế giới hiện nay, cao 120m, kể cả bệ 10m, đài sen 10m.
Công trình chính thức được hoàn thành vào năm 1995 và được xem là điểm đến du lịch tâm linh, thực hành tín ngưỡng nổi tiếng thế giới hiện nay.
 
Tịnh Độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân 圓仁(793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lí của Thiên Thai tông và Mật tông mà sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi danh của tông này trong thời gian đầu là:
- Không Dã Thượng Nhân 空也上人(903-972), sư là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá công khai việc niệm Phật giữa chợ, vì vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh 市聖"Thánh ở chợ". Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gõ của bình bát trên tay.
- Nguyên Tín 源信(942-1017) một cao tăng trên núi Tỉ Duệ 比叡- trung tâm của các trường phái tín ngưỡng A-di-đà - tin chắc rằng, có một con đường đưa tất cả chúng sinh đến giải thoát. Sư trình bày phương pháp tu tập của mình trong Vãng Sinh Yếu Tập 往生要集, một quyển sách nói về niềm tin nơi đức A-di-đà. Trong sách này, sư trình bày trong mười phẩm những hình phạt khủng khiếp dưới Địa ngục và ích lợi của cách tu hành niệm Phật. Sư tự tin là mình đã tìm biết được hai tính chất đặc thù của con người là: tâm trạng sợ hãi kinh khiếp địa ngục và lòng khao khát được tái sinh vào cõi Cực lạc. Quyển sách này là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống tín ngưỡng Phật A-di-đà tại Nhật. Sư không những viết sách phổ biến giáo lí của mình mà còn sử dụng hội hoạ, nghệ thuật tạc tượng để truyền bá tông phong của mình đến những người ít học.
Tuy nhiên, cho đến lúc này, việc tôn thờ và niệm Phật A-di-đà vẫn chưa là một trường phái độc lập, mà chỉ là một thành phần tu học của những tông phái tại Nhật, đặc biệt là Thiên Thai tông và Chân Ngôn tông.

Sanmon năm 1619 (bảo vật quốc gia): cổng đặc trưng cho 3 cửa dẫn đến giải thoát (Tam Giải Thoát Môn tức Tam Pháp Ấn ) tại chùa Chion-in - Wikipedianăm1234 - ngôi chùa chính của Tịnh Độ tông Nhật Bản.

 

Đến thế kỉ 12, Pháp Nhiên 法燃(1133-1212) chính thức thành lập Tịnh Độ tông. Sư muốn mở một con đường tu tập mới được cho là "dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại, thành lập một trường phái rất mạnh. Nhưng vì sư tự tôn vềgiáo lý củamình - cho rằng đó là giáo lý tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi.
Giáo lí cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên 3 bộ kinh căn bản là:  kinh Vô Lượng Thọ (S: Sukhāvatī-vyūha), kinh A-di-đà (S: Amitābha-sūtra) và kinh Quán Vô Lượng Thọ (S: Amitāyurdhyāna-sūtra).  Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (J: namu amida butsu).  Việc niệm danh hiệu Phật rất quan trọng để phát triển lòng tin nơi Phật A-di-đà, nếu không thì hành giả không thể nào thác sinh vào cõi của ngài  –  đây là mục đích chính của việc tu hành nơi tông này.
Với Pháp Nhiên, Tịnh Độ tông chính thức được hình thành. Sư quan niệm rằng, đa số con người không thể đi con đường khó là hoàn toàn tin vào tự lực trong thời mạt pháp, và cơ hội duy nhất của họ là tin vào sự hỗ trợ của Phật A-di-đà, tin vào tha lực. 
4)Tịnh Độ tông Việt Nam.

Phật Tích Temple - Wikipedia
Chùa Phật Tích – Wikipedia tiếng Việt
Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích, Bắc Ninh - Bảo vật Quốc gia.
 
 
 

Đại Phật tượng trên núi Phật Tích, theo mẫu của tượng chùa Phật Tích, có chiều cao 27m, nặng 3.000 tấn. Với sự đồ sộ của mình, công trình Đại Phật tượng A-di-đà đặt trên đỉnh núi Phật Tích đang là pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á.
 

Tượng Phật A-di-đà được an vị tại chùa Tòng Lâm Lô Sơn, thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, có chiều cao tổng thể 44m lớn nhất tại Việt Nam, riêng phần thân tượng cao 37m, tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo.  
Phật A-Di-Đà đứng trên đài sen, gương mặt hướng về hướng chính nam, sau lưng Ngài là ngọn núi mang tên là Hòn Chùa, một chi sơn của dãy Trường Sơn hùng vĩ.
Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, danh hiệu của đức Phật A-di-đà được nhắc đến sớm nhất là ở kinh Cựu Tạp Thí Dụ, truyện 60. Pháp môn niệm Phật cũng đã được đề cập trong Lục Độ tập kinh do Khương Tăng Hội (?-280) dịch sang chữ Hán. Đây là những bộ kinh xưa nhất lưu hành tại Việt Nam hiện biết được.
Như vậy, ngay từ rất sớm, vào trước thế kỷ thứ III, Phật giáo Việt Nam cũng đã bước đầu được tiếp xúc với tín ngưỡng Tịnh Độ Di Đà. Tư tưởng này có lẽ đã đi vào đời sống tu tập của người Phật tử và phát triển ở thế kỷ thứ V với sự có mặt của các bản kinh của Tịnh Độ tông do sư Đàm Hoằng (?-455), một vị Tăng người Trung Hoa chuyên hành trì pháp môn Tịnh Độ, đến Việt Nam tu học và truyền bá.Bởi khi sư Đàm Hoằng đến chùa Tiên Sơn, sau năm 422, cách thời điểm thành lập Bạch Liên xã của ngài Huệ Viễn (334-416), người sáng lập Tịnh Độ tông ở Trung Hoa, chỉ khoảng 20 năm (năm 402).
Tuy nhiên, giai đoạn tiếp theo, tức từ sau sư Đàm Hoằng đến nửa đầu thế kỷ thứ IX, không có tư liệu nào để lại đề cập đến Tịnh Độ. Mãi đến năm 826, nó mới được nhắc đến trong bài kệ của thiền sư Vô Ngôn Thông (759?-826) nói cho đệ tử là sư Cảm Thành (?-860).
Từ giữa thế kỷ thứ XI trở đi, khuynh hướng Tịnh Độ được phổ biến rộng rãi, với sự hình thành của nhiều ngôi chùa, đạo tràng.  Đặc biệt là vào thời vua Lý Thánh Tông (1023-1072), nhà vua tuy thuộc thế hệ thứ 1 dòng thiền Thảo Đường, nhưng vào năm 1066 đã cho tạc một pho tượng Phật A-di-đà độc đáo có một không hai trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc của dân tộc, hiện nay vẫn còn, và cho dựng một ngôi tháp để thờ tại chùa Phật Tích (Vạn Phúc). Ngoài ra, còn có: - Tượng Phật A-di-đà do sư Trì Bát (1049-1117), người thuộc thế hệ thứ 12 của dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, chủ trương tạo dựng năm 1099, - Tượng Phật A-di-đà trong hội đèn Quảng Chiếu trước Đoan Môn, được tạo lập để cầu nguyện cho hoàng hậu Linh Nhân siêu sinh tịnh độ v.v.
Thế kỷ XII, qua các tiểu truyện về các thiền sư được Thiền uyển tập anh ghi lại, chúng ta biết được có thiền sư mặc dù được coi là thuộc hệ truyền thừa của các thiền phái nhưng vẫn hành trì theo pháp môn này, chẳng hạn thiền sư Tịnh Lực (1111-1175),  thuộc thế hệ thứ 10 dòng thiền Vô Ngôn Thông với 12 thời thực hành sám hối và thâm nhập được pháp môn niệm Phật Tam-muội; thiền sư Trì Bát đã tạo dựng một đạo tràng lớn khuyến tu “niệm Phật A-di-đà".
Đến đời Trần, các nhà tư tưởng lớn như Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291), Trần Thái Tông (1218-1277) cũng bàn đến vấn đề niệm Phật. Tư tưởng Tịnh Độ bấygiờ với cơ bản là niệm Phật A-di-đà và 48 lời nguyện của Ngài cũng được đặt ra trong các kỳ thi tuyển nhân tài do triều đình tổ chức mà hiện biết được qua bài thi của tiến sĩ Lê Ích Mộc (1459-?), kỳ thi năm 1502.  Tuy nhiên, dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông (1258-1308) chủ trương, cũng có nói về đức Phật A-di-đà và Thế Giới Cực Lạc với một sắc thái khác, đó là Tinh Độ hiện thực.
Trong sách Khoá Hư Lục (HT. Thanh Kiểm dịch, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1992), Trần Thái Tông đã có hẳn một đề mục là"Niệm Phật luận",bàn về những lợi ích của phương pháp niệm Phật:
"Người niệm Phật có ba bậc:
- Bậc thượng tríthì tâm tức Phật chẳng nhờ tu chứng, thân Phật là thân ta không có hai tướng, tánh tướng không hai, tịch mà thường còn, còn mà chẳng biết. Đó là hoạt Phật.
- Bậc trung tríphải nương vào niệm Phật, chú ý chuyên cần, niệm Phật không quên tự nhiên thuần thiện. Niệm thiện đã hiện, niệm ác liền tiêu. Niệm ác đã tiêu duy còn niệm thiện. Bởi niệm ý niệm, niệm niệm tất diệt. Khi niệm đã diệt, ắt về Chánh đạo. Tới khi mạng chung được vui Niết bàn.
- Bậc hạ tríthì tâm muốn thấy tướng Phật, miệng chuyên niệm danh Phật, thân nguyện sinh nước Phật, ngày đêm siêng năng không thoái chuyển. Sau khi mạng chung thì nhờ thiện niệm đó được sinh sang nước Phật, nghe Phật nói pháp mà chứng đạo Bồ đề".
Ngài kết luận ba hạng người trên đây sâu cạn khác nhau nhưng mục đích và kết quả là một; tuy nhiên, bậc thượng trí thì hiếm, bậc trung trí nếu chuyên cần nỗ lực sẽ thành tựu trong đời này nhưng nếu nghiệp nặng chưa dứt thì khó thành tựu, bậc hạ trí lối tu lấy niệm Phật làm nấc thang bước từng bước vững chắc được qua nước Phật rồi thì chí nguyện sẽ thành. Vậy muốn thành tựu siêu thoát phải bắt đầu bằng cái đơn giản.
Như vậy, Tịnh độ ở đây được xem là nhìn và giải thích theo quan điểm của thiền.  Đó là một trong những đặc điểm của Tịnh độ ở giai đoạn thời Trần nói riêng và cũng là một trong những đặc điểm căn bản trên phương diện tư tưởng Tịnh Độ tại Việt Nam nói chung. “Tự tính Di Đà, Duy tâm Tịnh độ” được Trần Thái Tông quan niệm chỉ có ở ngay hiện tiền, nơi tâm của con người mà không phải thuộc một quốc độ khác tồn tại ngoài thế gian.
Tịnh Độ tông ngày một phát triển, nhất là từ cuối thế kỷ XVI trở đi.  Nhiều tác phẩm về Tịnh Độ được viết, phiên âm và chú giải nhằm cổ súy và truyền bá cho trào lưu này. Có thể kể một vài tên tuổi như:

Nhục thân thiền sư Chuyết Chuyết ở chùa Phật Tích sau khi phục chế.
- Thiền sư Viên VănChuyết Chuyết (1590-1644) viết tác phẩm Bồ-đề yếu nghĩa, thuyết minh về Tự tính Di Đà.
- Thiền sư Minh Châu Hương Hải (1628-1708) phiên âm ‘A Di Đà kinh sớ sao’của ngài Châu Hoằng.
- Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) với nhiều tác phẩm mang đặc điểm tư tưởng Tịnh Độ của Trung Hoa như Phật Tâm luận, Tịnh Độ yếu nghĩa; đặc biệt là đã cho thiết kế ba đài Liên Hoa Cửu Phẩm làm pháp khí trong lễ nghi thực hành niệm Phật…
Tịnh độ rõ rằng ở trước mắt,
Tây phương không nhọc tới khoảnh khắc.
 
- Thiền sư Tánh Thiên (1784-1847) với tác phẩm Phổ khuyến niệm Phật.
"Niệm Phật tiêu tội nghiệp khổ
Như sương tan nắng, như hồ nước trong
Niệm Phật để đặng tấm lòng
Kẻo mà trắc ẩn mắc vòng gian nan
Niệm Phật Cực lạc hân hoan
Ta bà khổ não tâm an mấy hồi"
          Ngoài ra còn có các tác phẩm của thiền sư Toàn Nhật (1755-1832), Phật Thầy Tây An Ố Đoàn Minh Huyên (1807-1856) cũng đều trình bày khuyến tu Tịnh Độ.
Tóm lại, pháp môn Tịnh Độ ở Việt Nam dù có một lịch sử lâu dài nhưng không tự thân phát triển thành một tông phái tách biệt với các pháp môn khác như ở Tịnh Độ tông Trung Hoa hay Nhật Bản. Sự không tách biệt độc lập này có lẽ thuộc về đặc tính của dân tộc, cũng như đã thấy trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, qua sự ra đời và sinh hoạt và truyền thừa của các dòng thiền. Dẫu là thiền sư, nhưng trong thực hành tâm linh thì vẫn trì tụng thần chú và niệm danh hiệu Phật. Trường hợp các thiền sư Lý Thánh Tông, Tịnh Lực, Trì Bát, Trần Nhân Tông v.v. đã nói sơ lược trên có thể xem là những tiêu biểu.
Tư tưởng Tịnh Độ cũng đã có nhiều ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, tiêu biểu như:
- Văn học:  Tiểu truyện Thiền sư Tịnh lực, trong Nghiên cứu về Thiền Uyển Tập Anh, của Lê Mạnh Thát, Nxb. TPHCM, 1999; Bài phú nổi tiếng nói lên chủ trương của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử : "Cư trần lạc đạo phú".  Ngài Trần Nhân Tông đã viết :
"Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn hỏi đến Tây phương, Di Đà là tính sáng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc".
- Kiến trúc:  Chùa Một Mái, tức chùa Hoàng Kim, nay thuộc xã Hoàng Ngô, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.
- Điêu khắc:  Tượng Phật A-di-đà được tạc hiện được thờ tại chùa Phật Tích; văn bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Đọi; những dòng chữ khắc trên bệ tượng hình sư tử đội tòa sen ở chùa Một Mái; các đài Liên Hoa Cửu Phẩm đó hiện còn tại chùa Bút Tháp (Ninh Phúc Tự), tỉnh Bắc Ninh.- KHÁM PHÁ VIỆT NAM : TÒA CỬU PHẨM LIÊN HOA Ở BA NGÔI CHÙA MIỀN BẮC
 
Xem thêm
- CƯ TRẦN LẠC ĐẠO 居塵樂道]
- Cư trần lạc đạo phú - 居塵樂道賦 
 
VIDEO
- Vấn đáp: Tịnh Độ tông
- Vấn đáp: Niệm Phật A Di Đà
- Vấn đáp: Về Pháp Môn Tịnh Độ
- Hành Trạng Chư Tổ Tịnh Độ tông
- Phát hiện sự thật về Pháp Môn Tịnh Độ
- Tìm Hiểu Về Lý Và Sự Pháp Môn Tịnh Độ
 
- CỬU PHẨM LIÊN HOA TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- VĂN HÓA VIỆT | Cửu Phẩm Liên Hoa - kiệt tác của thế kỷ 17
- KHÁM PHÁ VIỆT NAM : TÒA CỬU PHẨM LIÊN HOA Ở BA NGÔI CHÙA MIỀN BẮC
- BẢO VẬT CỬU PHẨM LIÊN HOA BIỂU TƯỢNG HOÀN MỸ CỦA NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
 
2. Kinh điển lập tông Tịnh Độ.
Về mặt kinh điển y cứ, có 3 tác phẩm được coi là nền tảng của Tịnh Độ tông, đó là kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, cộng thêm tác phẩm Vãng sinh Tịnh độ luận của Thế Thân. Mặc dù chỉ một vài bộ kinh triển khai giáo lý Tịnh độ, nhưng rất nhiều luận trong hệ thống giáo lý Đại thừa ca ngợi tư tưởng Tịnh độ, làm cho Tịnh Độ tông trở nên phổ biến trong nền tư tưởng Phật học Trung Hoa.
Dưới đây là nội dung của 3 bộ kinh này.
- Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói rõ phép quán tưởng niệm Phật.
- Kinh A Di Đà miêu tả thế giới Cực lạc đẹp đẽ trang nghiêm có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp.
- Kinh Vô Lượng Thọ nói về tiền thân Đức Phật A Di Đà khi còn là Pháp Tạng Tỳ kheo đã phát nguyện 48 lời nguyện để cứu độ chúng sanh.
- Luận Vãng sinh Tịnh độ của ngài Thế Thân tán thán và giảng về ý nghĩa của ba bộ kinh trên:
1)Kinh Quán Vô Lượng Thọ:  Giáo lý Tịnh độ theo truyền thuyết đã được đức Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết cho hoàng hậu của nước Kosala là Vaidehī (P: Vedehī). Bà bị chính con trai bà giam lỏng và chán nản vô cùng trước cảnh thế thái nhân tình. Bà cầu mong đức Phật cứu giúp vượt qua nỗi khốn khổ này, đức Phật đã xuất hiện và giới thiệu các cõi chỉ có an lạc không có khổ đau, bà chọn cõi Phật A Di Đà. Đức Phật dạy bà phương pháp niệm danh hiệu Phật để được vãng sanh về cõi ấy.
Trong kinh tạng Nguyên thủy không đề cập đến chi tiết ấy, có thể nói kinh tạng Nguyên thủy ít quan tâm đến yếu tố tha lực. Đến thời kỳ đầu của Phật giáo Phát triển, ngài Nāgasena (Na-tiên) được cho là đã đưa lý thuyết Phật cứu độ vào trong lý luận của mình, trở thành tiền đề cho tư tưởng Phật lực về sau.
Cũng theo kinh này, Tịnh độhay thế giới cực lạc (S: sukhā vatì) được xem là nơi có hạnh phúc mà không có khổ đau. Thế giới này do đức Phật A Di Đà giáo hóa. Có thể nói thế giới cực lạc là một khái niệm cận với Niết bàn, vì Niết-bàn (S: Nirvana) có nghĩa là dập tắt mọi phiền não khổ đau. Trong ý nghĩa hẹp hơn thì đó là một thế giới hiện thực ở phương Tây, khác với thế giới Ta bà đầy đau khổ này mà kinh A Di Đà gọi là "ngũ trược ác thế" (*).
-------------
(*) Chú thích
Ngũ trược là năm thứ dơ dáy ở cõi Ta Bà, Đức Thế Tôn thường gọi cõi Ta Bà là cõi ác lụy, tràn đầy năm thứ trược (Ta Bà ác ngũ trược ). Song Ngài vì nguyện lực, vì lòng từ bi, chẳng nệ cõi ác lụy, ác trược ấy, nên giáng thế mà giáo hóa chúng sanh. Nhứt là thuyết cho họ biết cõi Tịnh Độ của Phật A Di Đà đặng họ nguyện tu hành vãng sanh về đó.
1. Kiếp trược : Còn gọi là kỳ kiếp trược vào thời giảm kiếp, con người ta tuổi thọ giảm dần, đến khi tuổi thọ còn 10 tuổi thì hết cái giảm kiếp. Trong thời kỳ ấy, con người có đủ bồn thứ ố trược ( kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược )
2. Kiến trược : Sự thấy biết ô trược con người có cái thấy biết tà vạy,chấp quấy bỏ phải, theo tà bỏ chánh, điên đảo, thiên lệch.
3. Phiền não trược : Các mối mê dục phiền muộn ô trược con người trong tâm chứa đầy những tham lam, giận hờn, mê muội ngu si.
4. Chúng sanh trược : Chúng sanh ở cõi ô trược này bám chấp vào sanh mạng mình là thật có, nên hằng bị khổ não tai nạn, ít được an nhàn.
5. Mạng trược : Đời sống ô trược, bởi đời sống con người ta giảm dần, cho nên trong đời họ, họ phạm rất nhiều tội lỗi, họ lo tìm hưởng các điều thỏa thích về vật chất ô trược, chẳng lo tu hành, nên cuộc sống của họ tạo vô số ác nghiệp.
Trong ngũ trược, kiếp trước chứa đầy đủ bốn trược sau, cho nên bốn trược sau có thể hợp thành kiếp trược.
2) Kinh A Di Đà: Nói về thế giới cực lạc, thế giới này có những ưu điểm tiêu biểu như không có ô uế, không có phiền não, thọ mạng lâu dài, ăn uống tự có, có các thần thông... Đất nước rất đẹp được cấu tạo bằng các chất quý báu như vàng, ngọc, lưu ly...; cây cối, ao hồ, cung điện, đường sá đều bằng các thứ báu, có ca nhạc như âm nhạc cõi trời, các loài chim hót ca như thuyết pháp... Tóm lại, đó là một thế giới lý tưởng, là môi trường tốt cho sự tu hành và đạt được hạnh phúc tối thượng.
Cũng theo kinh A Di Đà, đức Phật A Di Đà là vị giáo chủ của thế giới cực lạc. A Di Đà là danh từ dịch âm của Amitābha, dịch nghĩa là Vô lượng quang, còn Amitāyus là Vô lượng thọ. Vô lượng quang chỉ cho ánh sáng vô lượng, biểu tượng cho trí tuệ viên mãn hay cho Pháp thân (S: Dharma-kāya → là Chân lý). Vô lượng thọ chỉ cho sự bền vững trong mọi thời, biểu tượng cho Giải thoát thân (S: Vinuktikāya → là Nội tâm tự tại, không dính mắc). Với ý nghĩa danh hiệu như vậy, đức Phật A Di Đà tượng trưng cho tuệ giác viên mãn và giải thoát hoàn toàn mọi khổ đau, đó là mục đích cao cả và là niềm mong ước đối với con người ở mọi thời đại.
3) Kinh Vô Lượng Thọ:  Theo kinh thì đức Phật A Di Đà từng là một nhà vua. Sau khi ngộ đạo, ngài phát tâm xuất gia và trở thành vị Tỳ kheo tên là Pháp Tạng (S: Dharmākara). Ngài quyết tâm tu hành thành Phật và phát nguyện độ hết chúng sanh trong cõi Cực lạc của mình. Ngài lập 48 lời nguyện giúp chúng sanh giải thoát, trong đó có những nguyện quan trọng sau:
- Nguyện thứ 18: "Ví con được thành Phật, mười phương chúng sanh muốn sanh về cõi nước con mà chí tâm tin mến niệm từ một niệm cho đến mười niệm, nếu không được sinh thì con không thành bậc Chánh giác. Chỉ trừ những kẻ tạo tội ngũ nghịch, hủy báng Chánh pháp".
- Nguyện thứ 19: "Ví con được thành Phật, mười phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện muốn sanh về cõi nước con, đến lúc mạng chung, ví con chẳng cùng đại chúng vây quanh hiện thân trước người đó, thì con không thành bậc Chánh giác".
- Nguyện thứ 20: "Ví con được thành Phật, chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ quốc độ con, vun trồng các công đức, rồi dốc lòng hồi hướng muốn sanh về cõi nước con, nếu không được toại nguyện thì con không thành bậc Chánh giác".
(trích kinh Vô Lượng Thọ, Thành hội Phật giáo TP. HCM ấn hành, 1992).
Qua nội dung 48 lời nguyện cho thấy con đường tu tập Tịnh Độ dựa vào nguyện lực của đức Phật A Di Đà(tha lực) và nhất tâm niệm Phật(tự lực), được cho là con đường tu dễ nhất, và đó có lẽ là lý do tại sao Tịnh Độ tông được truyền bá rộng rãi.
 
3. Giáo lý Tịnh Độ tông:[Tín–Nguyện–Hạnh & Niệm Phật]
1) Tịnh Độ tông Ấn Độ (nguyên thủy):
Pháp môn Tịnh Độ sơ kỳ xuất hiện ở Ấn Độ.  Qua kinh điển, nghiên cứu cho thấy rằng Tịnh Độ tông phát xuất từ Ấn Độ qua Tiểu bản và Đại bản kinh Sukhāvatī-vyūha bằng tiếng Sanskrit, đã có từ hậu bán thế kỷ thứ I TCN (khoảng 600 năm, sau khi đức Phật nhập Niết-bàn) và được An Thế Cao dịch giảng vào thế kỷ thứ I CN. Sau đó đã được Kumārajīva dịch năm 402, Guṇabhadra dịch năm 420-479, và Huyền Trang dịch năm 650.
Ngoài ra còn có pháp môn Thiền quán tưởng theo kinh Amitāyur-dhyāna cũng là một phương pháp tu niệm của Tịnh Độ tông.
2) Tịnh Độ tông Trung Hoa (phát triển):
Tịnh Độ tông phát triển và hình thành tại Trung Hoa. Giáo lý ban đầu cũng căn cứ trên kinh điển của Ấn Độ, nhưng dần được các Tổ cải đổi thích nghi như dưới đây và được truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.  
1- Đại Sư Huệ Viễn (334-416):  Là Sơ Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng “Niệm Phật Tam Muội”, tức “Niệm Phật định” bằng phép Quán tưởng Niệm Phật, lấy kinh Ban Châu Tam Muội làm y cứ tu học.
2- Đại Sư Thiện Đạo  (613-681):  Là Nhị Tổ Tịnh Độ tông, khởi xướng học thuyết “Tín Nguyện Hạnh”.Nhưng tư tưởng của ngài hấp thụ trực tiếp truyền thừa từ hai ngài Đạo Xước (562-645) và Đàm Loan (467-542) chứ không phải bắt nguồn từ vị Tổ đầu tiên là ngài Huệ Viễn. Cũng nên biết mạch truyền thừa, thầy của Thiện Đạo là Đạo Xước, thầy của Đạo Xước là Đàm Loan, và ngài Đàm Loan lại thọ pháp từ ngài Bồ-đề-lưu-chi.
Tư tưởng này chủ trương dựa vào tha lực theo như bổn nguyện của Phật, bằng cách Trì danh hiệu Phật để cầu xin Tịnh độ, lấy kinh A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ làm y cứ tu học.
3-Đại Sư Từ Mẫn(680-748):  Còn gọi là Pháp sư Huệ Nhật, chủ trương quân bình trong đời sống niệm Phật, vận dụng giáo nghĩa nơi các tông phái Giáo-Thiền-Mật-Tịnh kiêm tu.
Về sau có thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975) là Lục Tổ Tịnh Độ tông, có công khởi xướng “Thiền-Tịnh song tu”, điều hòa tư tưởng Thiền và Tịnh, được thể hiện rõ qua tác phẩm Vạn Thiện Đồng Qui tập.
4-Đại sư Tông Mật (784-841), hiệu Khuê Phong, thuộc Ngũ Tổ Hoa Nghiêm tông, đã khởi xướng “4 phương pháp Niệm Phật”:
+ Niệm Phật Định:  Gồm có 3 dạng là  Trì DanhNiệm Phật, Quán Tượng Niệm Phật, Quán Tưởng Niệm Phật.
+ Niệm Phật Tuệ:  Gồm có  Thật Tướng Niệm Phật.
          Đạo Phật với Pháp môn Tịnh Độ phổ biến ngày nay, thực hành nguyên tắc tu học là Tín – Nguyện – Hạnh của Nhị Tổ, và tùy theo căn trí của đối tượng mà có những ý nghĩa tương thích, trong đó Hạnh đóng vai trò trọng tâm.
4. Thực hành tu tập  [Tín – Nguyện – Hạnh].
Con đường tu tập của pháp môn Tịnh Độ dựa trên ba nguyên tắc là Tín – Nguyện – Hạnh. Ba nguyên tắc này hướng theo một trong hai loại tịnh độ là Tịnh độ biểu tượngdành cho hành giả có căn trí hạn chế (giai đoạn 1), hay Tịnh độ hiện thựcdành cho hành giả có căn trí khá (giai đoạn 2).
1. Tín 信:  Có 2 nghĩa (theo giải thích của từ điển Hán Việt trích dẫn - Paris 2006-2013), tương thích với 2 giai đoạn tu tập Tín-Nguyện-Hạnh của Tịnh Độ tông đó là: 
- Tin theo   (giai đoạn 1).
- Hiểu biết   (giai đoạn 2).
2.Nguyện 願:  Là mong, muốn.  Có 2 cách tương thích như ở Tín, đó là:
- Cầu nguyện 求願:  Hướng vềmình (tự độ - giai đoạn 1).
- Phát nguyện 發願: Hướng vềngười (độ tha - giai đoạn 2).
3. Hạnh :Thực hiện, là hành trì niệm Phậtcũng theo 2 cách tương thích theo 2 giai đoạn.
          - Niệm Phật định   (giai đoạn 1).
          - Niệm Phật tuệ     (giai đoạn 2).
               4.1. TínNguyện Hạnh với tịnh độ biểu tượng (xem lại mục 3.1 của Phần I bên trên).
            Phương pháp này thích hợp với các đối tượng có căn tính tình cảm, loại đối tượng này chiếm tỉ lệ lớn trong thế giới loài người. Phương pháp thực hiện dưới hình thức tôn giáo, nặng phần lễ nghi.
1) Tín: 
Hành giả tinvào những điều sau:
- Tin tưởng vào Tịnh độ Di Đà.
- Tin tưởng vào 48 lời nguyện tiếp dẫn chúng sanh của Phật A Di Đà.
- Tin tưởng vào khả năng của mình hoàn toàn có thể thực hiện được và được Phật tiếp dẫn vãng sanh về tịnh độ Di Đà.

 

Mô hình tịnh độ biểu tượng và tiếp dẫn vãng sinh của Phật A Di Đà.
2)Nguyện: 
Hành giả tinvà hướng lòng mong muốn thiết tha vãng sanh về Tịnh độ Di Dà, dứt bỏ mọi uế trượt của tham luyến và oán hận của cõi trần.
3) Hạnh: 
Hành giả tinvà thực hành niệm danh hiệu Phật "Nam mô A Di Đà Phật", giữ tâm không bị loạn, theo 3 cách sau:
          - Trì danh niệm Phật(hay Xưng danh niệm Phật):  Hành giả niệm danh hiệu Phật A Di Đà ra tiếng, hoặc có thể niệm thầm, hay khẽ động môi ở mọi nơi, mọi lúc, và ở mọi tư thế đi-đứng-nằm-ngồi.
          - Quán tượng niệm Phật: Hành giả vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vừa chiêm ngưỡng hình tượng Phật A Di Đà.
          - Quán tưởng niệm Phật:  hành giả vừa niệm danh hiệu Phật A Di Đà, vừa tâm tưởng toàn thân 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp của Phật A Di Đà đang phóng quang sắc vàng.
--------------
Ghi chú:  Có 2 vấn nạn thường thấy trong Tịnh Độ biểu tượng.  Điều này xảy ra có lẽ do hành giả nhầm lẫn tính hiện thực nơi biểu tượng, và do đó hành giả đã tự hãm mình trong thế giới thần bí của tôn giáo.
           1/. Có giả thuyết cho rằng"Niệm Phật một câu diệt được tám mươi ức kiếp tội trọng sanh tử, lại được 80 ức kiếp vi diệu công đức”. "Người tạo tội ngũ nghịch, khi mạng chung niệm Nam Mô A Di Đà Phật 10 câu liền sanh về Tịnh Độ."
Hay:  “Niệm Phật một câu, phước sinh vô lượng. Lễ Phật một lễ, tội diệt hà sa
Kỳ thật có thể nói rằng đây là các lời khuyến tấn, phương tiện cho những người sơ cơ mới bước chân vào đạo.  Bởi nếu đây là sự thật, thì đức Thích Ca Mâu Ni đã không phải nhọc công gần 1/2 thế kỷ để khai thị giáo hóa chúng sinh?
2/. Có giả thuyết cho rằng thành tựu của “Niệm Phật nhất tâm” được biểu hiện bằng kết quả “Câu niệm Phật cứ mãi vang dội trong đầu cho dù ta không cố tâm để niệm”
- Nếu điều này xảy ra, cho thấy rằng người niệm Phật không làm chủ được chính mình, đồng thời sự xao động không ngưng trong đầu là một nghịch lý đối với mục tiêu niệm Phật là đạt tới một nội tâm thanh tịnh.  Nói cách khác, phương pháp niệm Phật này nếu hiện thực sẽ là một “Cực đoan niệm Phật” - đơn niệm, nghịch đối với “Cực đoan vọng niệm” - đa niệm nơi người bình thường.
- Nếu điều này xảy ra, cho thấy rằng người niệm Phật đang đứng trước nguy cơ các tế bào thần kinh não bị tật bệnh - rối loạn thần kinh
Trên thực tế, người bị tật bênh lo lắng làm rối loạn nội tâm, dễ làm bệnh thêm nặng.  Do đó, họ cần niệm danh hiệu Phật để được định tâm, loại trừ sự lo lắng này (stress), làm cho bệnh ngày càng giảm đi, đó là: “Niệm Phật trị bệnh”.  Còn như phương pháp niệm Phật sai, với những tham vọng tiềm tàng nào đó, càng niệm hăng say lại càng đưa tới tật bệnh, thì đó là : “Niệm Phật bệnh”.
Vì thế, các điều phân tích trên đây chỉ nhằm chỉ ra những giả thuyết suy tưởng trên là nhầm lẫn, là không có tính hiện thực đúng đắn.
Xem thêm:
 - Niệm phật nhạc - Chùa Hoằng Pháp
- Nhạc Niệm Phật Kinh Hành (chùa Hoằng Pháp)
- Niệm A DI ĐÀ PHẬT - nhạc Võ Tá Hân
- Nhất Tâm Niệm Phật - Thanh Ngân
VIDEO
-Niệm Phật Vấn Đáp – TT. Nguyên Hiền
- Giải nghi về Tịnh độ - TT. Nguyên Hiền                  
 4.2. TínNguyện Hạnh với Tịnh độ hiện thực (xem lại mục 3.2 bên trên).
Phương pháp này thích hợp với các đối tượng có căn tính lý trí, loại đối tượng này chiếm tỉ lệ nhỏ trong thế giới con người. Phương pháp thực hiện không phụ thuộc hình thức tôn giáo, ít lễ nghi, gần với phương pháp Thiền hơn.
          1) Tín: 
Hành giả hiểu rằngTịnh độ Di Đà chính là Tịnh độ hiện thực nơi chính nội tâm của mình, đó là thế giới thanh tịnh hình thành từ sự cảm nhận sâu sắc  Duyên khởi tínhcó tính bình đẳng “Vô thường – Vô ngã” nơi mọi sự mọi vật, vượt lên mọi đối đãi tương đối.  Nói cách khác, Tịnh độ Di Đà chính là thế giới thanh tịnh được hình thành từ sự giác ngộ lẽ thật Duyên khởi nơi mọi sự vật; lẽ thật này thường được Phật giáo Bắc truyền gọi là Không tính, Phật tính, và trong Tịnh Độ tông có tên gọi cá biệt là Di Đà tự tính.
Duyên khởi tính = Không tính = Phật tính = Di Đà tự tính
Trong đó:
Duyên khởi tính = Vô thường tính + Vô ngã tính
Hiệu ứng của sự giác ngộ là lẽ thật Duyên khởi đã được đức Phật lưu ý hàng đầu, bởi đây chính là căn nguyên của sự đoạn trừ phiền não – đoạn trừ Tham-Sân-Si để đi đến giác ngộ-giải thoát.
Trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 đã ghi nhận như sau:
“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ tam quy là giữ năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm từ bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – vô thường, vô ngã – của mọi sự vật ””.
          Và để thể hiện tính hiện thực và sinh động của Tịnh độ Di Đà, hai biểu tượng Từ bi và Trí tuệ được đã được thể hiện tương thích trong thế giới này, đó là biểu tượng Bồ-tát Quán Thế Âm cho Từ Bi và biểu tượng Bồ-tát Đại Thế Chí cho Trí Tuệ.  Nội tâm thanh tịnh của bậc giác ngộ-giải thoát hàm ý là - miễn nhiễm với các loạn động ô trọc của thế gian mà không tách rời khỏi thế gian này với hạnh nguyện cao cả là Từ bi-Trí tuệ. Về ý này, thiền sư Ngộ Ấn ((1020–1088)) thời nhà Lý đã diễn đạt bằng bài kệ Thị tịch 示寂, được trích như sau:
玉焚山上色常潤,
蓮發爐中濕未桿。
Âm:
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận,
Liên phát lô trung thấp vị can.
Dịch nghĩa:
Giống như ngọc đốt trên núi cao màu vẫn tươi nhuần mãi
Hay như hoa sen nở trong lò lửa mà sắc vẫn ướt, chưa hề khô.
Dịch thơ của Ngô Tất Tố:
Trên núi ngọc thiêu, mầu vẫn nhuận,
Trong lò sen nở, sắc thường tươi.
          Như vậy,tín là cách nói gọn của Chánh tín, là tín trên nền tảng của tuệ giác.  Trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn nói rằng:  “Chánh tínlà mẹ sinh ra các công đức”.
-------------
Ghi chú:
- Chánh tín:  Là niềm tin có điều kiện trên một nhận thức mang tính quy nạp.   Ví dụ: Khả năng giác quan con người có nhiều hạn chế khi quan sát các hiện tượng thành hoại từ thiên nhiên. Tuy nhiên, ta quy nạp luật Nhân-Quả cho từ các hiện tượng này và có niềm tin diễn dịch đối với luật Nhân-Quả cho mọi hiện tượng hữu hình hay vô hình, cho dù các giác quan của ta không cảm nhận được.
- Tà tín: Là niềm tin vô điều kiện về mặt nhận thức cụ thể.  Một khái niệm mơ hồ nhưng đánh động tâm lý khao khát của con người bằng những hứa hẹn, như việc “đặt bó cỏ trước đầu lừa”.  Ví dụ:  Niềm tin vào một vị Thượng Đế vô hình tướng tạo dựng vũ trụ vạn vật và có quyền thưởng phạt theo ý muốn riêng. Sản phẩm Thượng Đế tưởng tượng này được áp đặt lên số đông người xưa nay bằng chính những răn đe thưởng phạt.

  Đại Thế Chí                    A Di Đà                  Quán Thế Âm
          Trí tuệ                       Thanh tịnh                      Từ bi
          Lý trí                           Tuệ Giác                    Tình cảm
            Mô hình tịnh độ hiện thực “Di Đà Tam Tôn”
Mô hình tịnh độ hiện thực “Di Đà Tam Tôn” tương tự như mô hình “Thích Ca Tam Tôn”, thường được bày trí trong Thiền tông.

Phổ Hiền   –   Thích Ca    –   Văn Thù
          Từ bi    –   Thanh tịnh   –  Trí tuệ
Mô hình “Thích Ca Tam Tôn”
 
2)Nguyện: 
Hành giả hiểu rằnghướng lòng thiết tha đến nội dung Thật tướngVô tướng (;  P;S: Animitta;  E: Unreal form), đó chính là sự chứng đắc lẽ thật Vô thường(hiện tượng – thời gian) và Vô ngã(bản chất – không gian) của mọi sự vật. Do đó, Vô tướng không có nghĩa là không có tướng, mà thực nhận rằng tướng không thực có (tương tự như Vô ngã, không có nghĩa là không có ngã, mà nên hiểu rằng cái ngã không thực có). Từ sự thấy biết Thật tướng này mà Từ bi và Trí tuệ hình thành, đó là những chất liệu tình cảm và lý trí không dính mắc(tức dính không mắc) nơi cuộc sống. 
 Trong Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, Từ Bi và Trí Tuệ được cụ thể như sau:
          - Từ :  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh (Từ-Hỷ).
          - Bi :   Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh (Bi-Xả).
- Trí tuệ :  Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người ”
3) Hạnh: 
1.Hành giả hiểu rằngA-di-đà hay A Di Đà [阿彌陀;  S:  Amitābha + Amitāyus] như sau:
+ Amitābha có nghĩa là "Vô lượng quang"- "ánh sáng vô lượng", hàm ý tuệ giác chứng ngộ lẽ thật của đức Phật Thích Ca có chân giá trị vượt mọi không gian. Đó chính là Pháp thân(S: Dharma-kāya → là Chân lý)
+ Amitāyus có nghĩa là "Vô lượng thọ" - "thọ mệnh vô lượng", hàm ý tuệ giác chứng ngộ lẽ thật của đức Phật Thích Ca, có chân giá trị vượt mọi thời gian. Đó chính là Giải thoát thân(S: Vinuktikāya → là Nội tâm tự tại, không dính mắc).
2.Hành giả thực hànhNiệm Phật Thật tướng:
Đó là niệm Phật để thấy Phật, là niệm Phật tínhđể kiến tính(= kiến Phật tính), là niệm Di Đà tự tính. Cụ thể của Niệm Phật Thật tướng không gì khác hơn là niệm Vô thường tính + Vô ngã tính – là lẽ thật khách quan Duyên khởi của vũ trụvạn sự vạn vật luôn hiện hữu.
Niệm Phật Thật tướngtheo trên được gọi là “Niệm Phật Ba-la-mật”- tức Niệm Phật tuệ.  Cũng có thể thấy rằng Niệm Phật Tuệ vẫn hàm chứa Định, đó là Chánh Định (P: Sammā-samādhi; S: Samyak-samādhi).  Niệm Phật Thật tướng biểu hiện đặc trưng cho Tịnh Độ hiện thực  bằng chất liệu Di Đà tự tính.

Tóm lại:  Thực hành tu tập Tín – Nguyện – Hạnh theo nguyên tắc là đi từ căn tính tình cảm đến căn tính lý trí, trông như tiến trình phát triển của con người từ lúc mới sinh ra (vật chất), gắn kết phân biệt (tình cảm), học hiểu (lý trí).  Tất nhiên vẫn có ngoại lệ với những đối tượng có căn tính lý trí cao. Cuối cùng đạt tới tuệ giác, tức là hành giả đi từ  tịnh độ biểu tượng đến  tịnh độ hiện thực  và sau cùng là tịnh độ viên mãn – Niết-bàn, thể hiện 2 giai đoạn tu tập:
          - Giai đoạn 1:  Đạo Phật thể hiện tính tôn giáo, với đặc trưng Tịnh độ biểu tượng, thực hành “Niệm Phật Tam-muội”–  tức Niệm Phật định.
          - Giai đoạn 2:   Đạo Phật thể hiện tính triết học, với đặc trưng Tịnh độ hiện thực, thực hành “Niệm Phật Ba-la-mật”  –  tức Niệm Phật tuệ.
Về sau, các Tổ còn phương tiện đặt ra Cửu Phẩm Liên Hoa (9 cấp tâm thanh tịnh – 九品蓮臺;  E: The NineGrades of Rebirth in Pure Land) để tự kiểm tra lại quá trình tu tập của chính mình cho đến lúc hết thọ mạng.
Xem thêm:
- TÍN – NGUYỆN – HẠNH VÀ SAO GỌI LÀ TU TẮT |Đại bi
- Tín - Hạnh - Nguyện - Đạo tràng Tu Phật
 
VIDEO
- Niềm tin người niệm Phật – TT Nhật Từ
- Phương Pháp Niệm Phật –TT Nhật Từ - Phần 1/2
- Phương Pháp Niệm Phật – TT Nhật Từ - Phần 2/2
- Tiến trình niệm Phật TT Chân Quang 
- PHÁP MÔN NIỆM PHẬT –TT. NGUYÊN HIỀN
- NIỆM PHẬT - Nhạc Võ Tá Hân - Lời Giác An
- NHẠC PHẬT GIÁO VIỆT NAM - CHẮP TAY NIỆM PHẬT 
 
5. Vãng sanh tịnh độ – Siêu sanh.
5.1. Vãng sinh tịnh độ - Cửu Phẩm Liên Hoa(vãng: chết,   sinh : sống, đẻ ra):  Đó là nói ngườihành giả tu tập Tín – Nguyện – Hạnh,sau khi  hết thọ mạng được tái sinh vào Tịnh độ. Tịnh độ Di Đà theo đại sư Huệ Viễn (334-:-416) được phân biệt làm chín cấp tùy theo mức độ thanh tịnh của tâm nơi hành giả, gọi là Cửu Phẩm Liên Hoa(ngoại trừ Bồ Tát từ thất địa đến thập địa được xem là quả vị Phật), có nội dung như sau :

1/Thượng Phẩm Thượng Sanh:  Bồ Tát từ Tứ địa đến Lục địa.
          2/ Thượng Phẩm Trung Sanh:  Bồ Tát từ Sơ địa đến Tam địa.
          3/ Thượng Phẩm Hạ Sanh:  Thánh A la Hán (= Bồ Tát Chủng tính).
          4/ Trung Phẩm Thượng Sanh:  Thánh Tu Đà Hườn, Tư Đà Hàm, A Na Hàm.
          5/ Trung Phẩm Trung Sanh:  Bậc Kiến đạo (thấy được chân lý Tứ Đế).
          6/ Trung Phẩm Hạ Sanh:  Bậc Hiền có đức tin vãng sanh nơi Di Dà tịnh độ.
          7/ 8/ 9/ Hạ Phẩm:  Người mới tu học có đức tin vãng sanh nơi tịnh độ Di Đà thì tùy nghiệp nhẹ nặng mà phân làm Thượng Sanh, Trung Sanh, Hạ Sanh.  Nói chung, đây là Phẩm có tên gọi là  đới nghiệp vãng sanh(mang tính khuyến khích, khích lệ).
Chúng sinh đã ở cõi tịnh độ rồi thì được xem là không còn bị luân hồi sinh tử xuống cõi thấp hơn nữa.
Nguyện sanh tây phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
                              Dịch:
Nguỵên sanh về cõi Tây phương
Hoa sen chín phẩm là cha mẹ mình
Hoa nở thấy Phật hiện ra,
Vô sanh chứng ngộ bạn ta thánh hiền
          Cửu Phẩm Liên Hoa được Phật giáo Việt Nam hình tượng hóa với các kiến trúc như sau:

 

Chùa Bút Tháp – Nhà đặt thápCửu Phẩm Liên Hoa
 

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Bút Tháp– Bắc Ninh.
 

Chùa Giám – Nhà đặt thápCửu Phẩm Liên Hoa – Hải Dương.
 

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Giám.
 

Chùa Động Ngọ – Nhà đặt thápCửu Phẩm Liên Hoa – Hải Dương.

Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Động Ngọdo thiền sư Chân Nguyên tạo dựng.
Cửu Phẩm Liên Hoa trong kiến trúc Phật giáo Việt Nam thịnh hành vào thế kỷ XVII, chính là sự phát triển ở mức độ đỉnh cao của tín ngưỡng Tịnh Độ tông. Tuy nhiên khi tháp Cửu Phẩm Liên Hoa hình thành, Tịnh Độ tông cũng chỉ chiếm vai trò chủ đạo chứ không phải vị trí độc tôn. Bởi lẽ lịch sử tư tưởng Phật giáo Việt Nam không phải lúc nào cũng thuần nhất một tông phái. Đặc biệt ở thế kỷ XVII, các tư tưởng Thiền - Tịnh - Mật đã luôn song hành.
Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa được cho là biểu hiện đầy đủ của các dòng tư tưởng này. Vì thế, kiến trúc này chỉ duy nhất có tại Việt Nam.
-------------
Chú thích:  Trong Phật giáo Bắc truyền, địa  là quả vị tu chứng trong quá trình tu tậpBồ Tát đạo(cấp thứ năm).  Có 10 quả vị của Bồ Tát gọi là Thập địa như sau:        
1/  Sơ địa = Hoan hỷ địa (tâm rất vui) :  Bắt đầu thấy được tánh Không của ngã và pháp, từ đó cởi bỏ được cái thấy biết thế tục và hòa nhập vào Bồ Tát thân, có được niềm vui lớn.
          2/  Nhị địa = Ly cấu địa (xa rời phiền não) :  Gột sạch được cấu nhiễm phiền não, có được giới hạnh thanh tịnh, giới đức viên mãn.
          3/  Tam địa = Phát quang địa (trí tuệ phát sinh) :  Đạt được hạnh nhẫn viên mãn, tuệ giác bắt đầu hiển lộ.
          4/  Tứ địa = Diễm tuệ địa (trí tuệ rực rỡ) :  Tuệ giác trở nên rực rỡ do tinh tấn tu tập.
          5/  Ngũ địa = Nan thắng địa (khó để đạt được) :  Phải thường xuyên tu tập thiền chỉ nhằm tạo định lực mạnh, thấu suốt được tục đế (sự thật tương đối) và chân đế (sư thật tuyệt đối), chứng được pháp thân thanh tịnh.
6/  Lục địa = Hiện tiền địa (bản thể hiển hiện) :  Hoàn tất công hạnh 6 Ba-la-mật, bản thể vạn hữu tỏ lộ ra trườc mắt.
          7/  Thất địa = Viễn hành địa (đi xa) :  An trú thường xuyên trong tánh Không của ngã và pháp.  Tuy tà kiến về ngã trong vô thức đã hoàn toàn hết, nhưng tà kiến về pháp trong vô thức hãy còn.  Phát khởi được đại bi tâm và thành tựu vô ngại trong việc độ sinh.
8/  Bát địa = Bất động địa(không lay động) :  Tà kiến về pháp trong vô thức đã hoàn toàn hết.  Phiền não tham sân si, ngũ dục, lục trần, tà kiến không làm lay động tán loạn.  An trú trong trạng thái hoàn toàn thanh tịnh.
          9/  Cửu địa = Thiện tụê địa (trí tuệ diệu dụng) :  Thành tựu trí tuệ biện tài vô ngại, nên có thể ra đi giáo hóa độ sinh khắp cả mười phương, xét đoán được đối tượng được độ.
10/ Thập địa = Pháp vân địa(mây pháp) :  Có tuệ giác và muôn hạnh đầy đủ.  Như đám mây lành, có thể tưới mưa cam lộ xuống khắp nơi, làm nảy sinh thiện căn cho tất cả chúng sinh.  Có thể nói, đó là hóa thân của Phật.
VIDEO
- Mười pháp vào Cửu phẩm liên hoa
- Cửu Phẩm Liên Hoa - Thầy. Thích Pháp Hòa
- KHÁM PHÁ VIỆT NAM : TÒA CỬU PHẨM LIÊN HOA Ở BA NGÔI CHÙA MIỀN BẮC
- CỬU PHẨM LIÊN HOA TRONG NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO VIỆT NAM
- Cửu phẩm liên hoa – nghệ thuật độc đáo của Phật giáo
- Độc đáo những tòa tháp Cửu phẩm Liên Hoa | VTC
- Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa tại Chùa Đồng Ngọ, Hải Dương
- Tòa Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa Chùa Bút Tháp
 
5.2. Siêu sinh(siêu 超:vượt thoát;  sinh : sống, đẻ ra):  Đó là hàm ý với tuệ giác viên mãn của hành giả không còn bị động trong sinh tử luân hồi. Tuệ giác viên mãn này được Tịnh Độ tông và Duy Thức tông phân thành 4 loại, tuy có tên gọi khác nhau nhưng ý nghĩa nội dung thì đồng.  Đó là kết quả của một quá trình tu học chuyển hóa các thức(tuệ thế gian: nhận thức từ lý trí, từ suy lý) thành trí (tuệ xuất thế gian: tuệ thông cả suy lý và trực giác) như sau:
Thức                    Trí (Duy Thức tông)                 Trí (Tịnh Độ tông)
1) Alaida               Đại viên cảnh trí                       Vô đẳng thắng trí
2) Matna               Bình đẳng tánh trí                     Đại thừa quảng trí
3) Ý thức              Diệu quang sát trí                      Bất khả xưng trí
4) 5 thức               Thành sở tác trí                         Bất khả tư nghì trí
 
Cũng cần biết rằng, đạo Phật không phủ bác hành giả tư duy khái niệm với thức, nhưng hành giả phải luôn cảnh giác để không rơi vào thành kiến chấp thủ, bởi thức luôn có tính tương đối, và lại càng tương đối cho từng đối tượng (khế lý).  Khi thức đã là thành kiến thì đó là sở tri chướng đem đến tai hại cho mình và cho người.

6. Tính tôn giáo và triết học qua nhãn quan Tịnh Độtông.
Thực hành tu tập Tín – Nguyện – Hạnh hàm chứa các căn tính tình cảm và căn tính lý trí, trông như tiến trình phát triển của con người từ lúc mới sinh ra (vật chất) => (tình cảm) gắn kết phân biệt => (lý trí).
Trong giai đoạn Tịnh độ biểu tượng, thì đạo Phật như là mộtTôn giáo, cùng mặt bằng với các tôn giáo khác; bởi đây là mặt bằng tình cảm của số đông loài người có xu hướng luôn ôm ắp: ưa thích cái “đẹp”, chê ghét cái “xấu” … cho dù chúng là những hiện hữu tạmthời và mong manh. Những người nặng về tình cảm này cần được hướng dẫn để nâng cao nhận thức khách quan, dần bước sang Tịnh độ hiện thực.
Khi đi vào Tịnh độ hiện thực, hành giả sẽ dùng đến trí tuệ của chính mình để dần tháo gỡ các niềm tin thêu dệt trước đây mà mình đã tạm vay mượn.  Chân lý hiện bày vô cùng đơn giản và trong sáng, như ngài Huệ Năng đã từng thốt lên khi chứng ngộ:
                      Nào dè tánh mình vốn sẵn thanh tịnh,
Nào dè tánh mình vốn không sanh diệt.
Nào dè tánh mình hay sanh muôn pháp,
                             Nào dè tánh mình vốn sẵn đầy đủ,
                             Nào dè tánh mình vốn luôn trong sạch.
                                     (K. Pháp Bảo Đàn)
 
       Trong ý nghĩa này, đạo Phật như là mộtMinh triết và đây cũng là điểm mà Phật giáo khác với các tôn giáo khác. Bởi lẽ phần đông các tôn giáo chỉ sử dụng lý trí bằng mọi cách để củng cố và thắt chặt niềm tin đầy màu sắc “tôn giáo”, thay vì phải tẩy sạch chúng đi, để đưa con người đến với bờ tự do đích thực, và đó mới chính là hạnh phúc vô biên thực sự - Niết Bàn.
Ngoài ra chính trong hệ thống Phật giáo Bắc truyền cũng đã từng xác minh giá trị tối hậu về Tịnh độ hiện thực như sau:
1. Trong kinh Kim Cươngcó ghi chép các lời dạy: [Xem:Kinh Kim Cương - DaiTangVietNam - Vietnamese Tripitaka]
-  Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.  –  凡所有相皆是虛妄。若見諸相非相則見如來–Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải thực tướng tức thấy Như Lai 
- Nhược dĩ sắc kiến ngã dĩ âm thanh cầu ngã.  Thị nhân hành tà đạo bất năng kiến Như-Lai – 若以色見我以音聲求我。是人行邪道不能見如來– Nếu lấy sắc thấy Ta hoặc lấy tiếng tìm Ta. Người ấy hành tà đạo chẳng thấy được Như-Lai.
- Nhứt thiết hữu vi pháp. Như mộng huyễn bào ảnh. Như lộ diệc như điển. Ưng tác như thị quán.*一切有爲法 如夢幻泡影 如露亦如電 應作如是觀 
Xưa nay vạn vật trên đời,
Bọt bèo mộng huyễn có rồi hoàn không,
Kìa xem điện chớp trên không,
Hạt sương buổi sớm đem lòng quán xem.
2. Đại Sư Ngẫu Ích(1599- 1655), vị Tổ thứ 9 của Tịnh Độ tông nói rằng: “Cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu tại nơi tâm-Cảnh duyên phi hảo xú, hảo xú tại ư tâm”, nói cách khác nếu ta dùng tâm gì nhìn người, dùng tâm gì nhìn vật, dùng tâm gì nhìn mọi việc, thì các cảnh giới đó là tùy theo tâm của ta mà thay đổi, ngoại cảnh không có tiêu chuẩn, tiêu chuẩn đích thực là do chính ta dựng lập nên. Đạo lý này là chân lý. 
3. Thiền sư Trung Phong– Minh Bổn  (1263 – 1323) Tổ thứ 56 Thiền Phái Lâm Tế Chúc Thánh, đã nói: “Đặc tính giác ngộ tự có nơi chính mọi sự vật, Tâm chúng ta chính là Tịnh độ, là cõi Phật – Ba đời chư Phật đều là như thế* Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ, tam thế sát trang nghiêm”. [tam thế: là nói ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai;  sát: là nói cõi nước;  trang nghiêm:  đúng đắn, kinh cẩn].
Qua 3 điều trên, cho thấy Tịnh Độ hay Cực Lạc là không có thực tướng thường hằng và riêng biệt. Và do đó, Tịnh độ hiện thực được xem như xuất phát từ một nội tâm thanh tịnh biến hiện ra.  Nếu tâm ta không thanh tịnh thì không biết đến bao giờ mới tìm thấy tịnh độ được.
Hơn nữa, trong kinh A-di-đà, phần Y báo trang nghiêm có ghi:
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: "Từ đây qua phương Tây quá10 muôn ứccõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Ðà hiện nay đương nói pháp.
Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc?
Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có bảy từng bao lơn, bảy từng mành lưới, bảy từng hàng cây, đều bằng bốn chất báu bao bọc giáp vòng, vì thế nên nước đó tên là Cực Lạc.
Xá Lợi Phất! Lại trong cõi Cực Lạc có ao bằng bảy chất báu, trong ao đầy dẫy nước đủ tám công đức, đáy ao thuần dùng cát vàng trải làm đất.
Vàng bạc, lưu ly, pha lê hiệp thành những thềm, đường ở bốn bên ao; trên thềm đường có lầu gác cũng đều nghiêm sức bằng vàng, bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não.
 Trong ao có hoa sen lớn như bánh xe: hoa sắc xanh thời ánh sáng xanh, sắc vàng thời ánh sáng vàng, sắc đỏ thời ánh sáng đỏ, sắc trắng thời ánh sánh trắng, mầu nhiệm thơm tho trong sạch.”
Đoạn kinh văn mô tả trên đây là biểu tượng triết lý, đã được giải thích rằng Di-đà Tịnh độ chính là kết quả mà tâm hành giả đã tu học vượt qua 10 phiền nãocăn bản (mười muôn ức) là:
1.Tham:  Là tâm ham muốn đối với trần cảnh.
2.Sân:  Là tâm tức giận khi gặp việc không vừa ý.
3.Si:  Là tâm mê muội không thấy rõ lẽ thật của mọi sự vật.
4.Mạn:  Là tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại.
5.Nghi:  Là tâm nghi ngờ đối với các lẽ thật, chánh pháp.
[Và 5 ác kiến là tâm chấp trước, thấy biết không đúng với lẽ thật]
6.Thân kiến:  Là cái thấy sai lạc về ngã (mọi sự vật đều là những thực thể).
7.Biên kiến:  Là cái thấy sai lạc do chấp thủ cực đoan. 
8.Tà kiến:  Là cái thấy sai lạc không đúng sự thật, xuyên tạc.
9.Kiến thủ kiến:  Là cái thấy sai lạc do chấp thủ kiến thức đã có.
10.Giới cấm thủ kiến:  Là cái thấy sai lạc do chấp thủ vào giới cấm.
Tất cả 10 phiền não  này gọi là Thập Phiền não 十煩惱, Thập Tùy Miên 十隨眠  (10 mê lầm)  hay  Thập Kết Sử  十結使(10 trói buộc theo Phật giáo Bắc truyền).
Còn các chất báu như  vàng bạc, lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não  nơi Tịnh Độ hay Cực Lạc là nhằm nói lên giá trị cao thượng của Tuệ giác Thanh tịnh nơi tâm của bậc giác ngộ.
VIDEO
-Vấn đáp: Sự khác nhau giữa Tịnh độ tông - Thiền tông - Mật tông | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Giải thích về Pháp môn tịnh độ, thiền tông, mật tông | Thích Nhật Từ
 

 
 
Phần III
Xá-lợi
1. Định nghĩa và phân loại xá-lợi: 
Theo kinh Dục Phật Công Đức thì:
- Thân cốt xá-lợilà di cốt của Phật.
- Pháp thân xá-lợilà giáo pháp của Phật thuyết.
Những loại xá-lợi này sẽ hiển thị sau khi đức Phật diệt độ, giáo pháp và giới luật của Phật thuyết sẽ tồn tại ở thế gian, làm chỗ nương tựa cho tất cả chúng sinh.
Xá-lợihay Xá-lị (舍利;  P;S: sharira hay sarira;  E: relics) theo nghĩa thông thường là “những hạt cứng”.

 lị – Wikipedia

Śarīra - Wikipedia, the free encyclopedia
Hình ảnh ngọc xá lợi

 lị – Wikipedia

 
Tuy nhiên hiện nay, trong Phật giáo, xá-lợi thường hàm ý nói vềThân cốt xá-lợi, và xá-lợi được hiểu với xếp loại như sau (xem một số các trường hợp điển hình với ảnh ở Bài đọc thêm):
1-Ngọc xá-lợi:  Là những hạt nhỏtrông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng. Các loại ngọc xá-lợi thường được thấy khi hỏa thiêu các vị tu hành chân chánh lúc qua đời.
2- Toái thân xá-lợi (xá-lợi nát ra):  Là những khối nhỏhình thành sau khi thi thể được hỏa táng như não, lưỡi, tim …Tại Việt Nam, đó là trường hợp xá lợi trái tim bất diệt của Hòa thượng Thích Quảng Đức.
3- Toàn thân xá-lợi:  Là thân cốtkhông tan rã sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo.
Giới khoa học hiện nay vẫn chưa giải thích thuyết phục được nguyên lý hình thành của các xá-lợi này. Trong thế giới Phật giáo, các loại xá-lợi được xem như là các bảo vật, bởi nó có những tính chất đặc biệt như đủ màu sắc, cái long lanh như ngọc, cái óng ánh tựa kim cương, cái tựa đá cuội, cứng đến nỗi búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy…, mà quan trọng hơn, nó là dấu ấn của một vị chân tu.
Trước đây, danh từ xá-lợi được nghĩ là thân cốt xá-lợi của đức Phật. Sau này có những vị thánh tăng và các vị đạo sư chứng đạo, sau khi làm lễ trà tỳ (= hỏa thiêu), các đệ tử cũng thâu được nhiều xá-lợi. Ngoài ra tất cả những đồ dùng là di tích của Phật và các vị Thánh Tăng như y, bình bát, tích trượng, v.v. đều gọi là xá-lợi. Trong kinh tạng Pali thường đề cập đến Xươngxá-lợi, Răng xá-lợivà Ngọcxá-lợi.
Hiện nay ở Miến Điện, người ta còn thờ tóc và móng tay của đức Phật, mà khi ngài còn sống đã cắt cho hai vị đệ tử tại gia đầu tiên (?).

William Claxton Peppé

Tháp (Stupa) Piprahwa - Wikipedia, the free encyclopedia
 

Các tráp đựng Ngọc xá-lợi đức Phật được W.C Peppé tìm thấy vào năm 1898
[The Peppe caskets, photographed in 1898]
Trước đây người ta không tin là có Ngọc xá-lợi của Phật Thích Ca. Nhưng đến năm 1897 W.C Peppé, một nhà khảo cổ học người Pháp đã tìm thấy những viên Ngọc xá-lợi được đựng trong các chiếc hộp bằng đá khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Nepal.
Sau công tác khảo cứu, W.C Peppé khẳng định: "Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi”. Và theo bản dịch dựa trên Phật Quang từ điển, những văn tự có nội dung như sau: "Đây là xá-lợi của đức Phật. Phần xá-lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ".
Phát hiện trên đã khiến các nhà khoa học hiện đại phải tin những gì được ghi lại trong các kinh điển, như nơi Trường A Hàm, kinh Du Hành ghi: “Sau khi đức Thích tôn nhập Niết-bàn ở rừng Śāla, thành Kuśinagara, xá-lợi của Phật được phân thành tám phần, đựng trong tám tháp (tráp), chia cho tám quốc gia phụng thờ, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Thế Tôn khi còn tại thế”.
 Cũng theo ghi chép của W.C Peppé, sau khi mở hộp, các hạt Ngọc xá-lợi được cho là của đức Phật vẫn nguyên hình, nguyên sắc như mô tả trong kinh sách Phật giáo dù đã cách nay hơn 2.500 năm.
Tháng 3/1991, phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn - ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc cũng viên tịch. Thể theo di nguyện của ngài, các đệ tử quyết định đem ngài đi hỏa táng. Sau đó, họ cũng tìm thấy lẫn trong phần tro còn lại của vị hòa thượng này là hơn 11.000 hạt Ngọc xá-lợi. Đây được coi là kỷ lục thế giới về những trường hợp tìm thấy hạt Ngọc xá-lợi sau khi hỏa táng các nhà sư.
Sau đó không lâu, pháp sư Khoan Năng, trú trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc sau khi viên tịch và được hỏa thiêu cũng để lại 3 viên Ngọc xá-lợi có đường kính lên đến tới 3 – 4 cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.
Sau những quá trình thu thập thông tin và nghiên cứu về Ngọc xá-lợi Phật, các nhà khoa học kết luận rằng, ngoài những hạt vật chất chưa xác định được thành phần có tên là Ngọc xá-lợi, các bậc cao tăngchứngđạo sau khi viên tịch có thể để lại những khối xá-lợi là một trong những bộ phận cơ thể của mình.
Minh chứng cho nhận định trên là trái tim còn nguyên vẹn trong di thể của ni sư Viên Chiếu, 93 tuổi, trụ trì chùa Pháp Hoa, núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc sau khi hỏa táng. Trước đó, trong một buổi giảng kinh, ngài đã nói với các đệ tử rằng: "Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh". Sau khi thiêu ni sư Viên Chiếu, trong đống tro nguội, các đệ tử thu được trên 100 viên Ngọc xá-lợi. Những bông xá-lợi hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết. Chung quanh còn được dính những hạt xá-lợi nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu...
Kỳ diệu hơn là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt, trái tim vẫn còn mềm, nóng, sau đó nguội dần và cứng lại, biến thành một Toái xá-lợi lớn, màu nâu thẫm. Các đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó.
2. Các giả thuyết về Ngọc xá-lợi: 
Có nhiều giả thuyết giải thích sự hình thành của Ngọc xá-lợi như sau:
1.Hình thành từ thói quen ăn chay: Các nhà sư do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, quá trình tiêu hóa và hấp thu rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành Ngọc xá-lợi. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục vì có nhiều người cũng người ăn chay trên thế giới nhưng hỏa táng lại không có Ngọc xá-lợi.
2.Hình thành do bệnh lý: Một số nhà khoa học cho rằng, có thể Ngọc xá-lợi là một hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật... Tuy vậy giả thiết này cũng không thuyết phục vì sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên không hề phát hiện Ngọc xá-lợi. Mặt khác, những cao tăng có Ngọc xá-lợi sinh thời thường rất khỏe mạnh, tuổi thọ cũng rất cao.

Hiện nay còn có giả thuyết cho rằng Ngọc xá-lợi có thể hình thành bằng sự thiêu kết ở nhiệt độ cao(Xem thêm: Sarira and Qi ).

Giả thuyết về quá trình thiêu kết xá lợi

3.Hình thành dotu chứng.
Trong Phật giáo, kinh điển có chép :
- Kinh Kim Quang Minh, quyển 4, phẩm Xả thân, ghi rằng: “Ngọc xá-lợi là kết quả của quá trình huân tu phẩm hạnh “Giới, Định, Tuệ” rất khó đạt được, cho nên nó là ruộng phước tối thượng”.
- Luận Đại trí độ, quyển 59, nói: “Cúng dường Ngọc xá-lợi Phật, cho dù nhỏ như hạt cải, cũng được phước báo vô lượng vô biên”. Luận này cũng cho biết, Ngọc xá-lợi là kết quả tu tập sáu pháp Ba-la-mật mà thành.

Như thế, theo quan điểm Phật giáo, cho dù bất cứ ai tại gia hay xuất gia, hành trì theo tông phái nào, thì Ngọc xá-lợi là kết quả của quá trình tu dưỡng chân lývà đạo đức, chỉ xuất hiện ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện lành và tu tập có kết quả.  Họ rất đáng được tán thán, kính trọng và là bước đầu tốt đẹp cho một quá trình giác ngộ-giải thoát trọn vẹn – vãng sinh tịnh độ và siêu sinh niết-bàn.

Theo nhiều tài liệu của phương Tây thì Ngọc xá-lợi là khối kết tinh còn lại có dạng viên giống như ngọc trai hoặc pha lê tìm thấy trong tro hỏa táng của những bậc tu hành thanh tịnh, còn việc chứng đạo là phạm trù khác. Cho nên, người có Ngọc xá-lợi chưa hẳn là người chứng đạo, nhưng người chứng đạo thì không thể không có Ngọc xá-lợi.

Các hạt Ngọc xá-lợi rất cứng, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa. Theo như truyền thuyết thì tượng Phật vàng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan có đến 7 hạt Ngọc xá-lợi. Tại Việt Nam, Ngọc xá-lợi của Phật Thích Ca được Đại đức Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Sri Lanka tặng năm 1953 và được thờ tại chùa Xá Lợi. (Xin xem về xá-lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tôn ở Bài đọc thêm bên dưới).

3. Thực tính của Ngọc xá-lợivà Lá cờ Phật giáo.
3.1. Thực tính của Ngọc xá-lợi.
Theo một số tài liệu, thực tính của Ngọc xá-lợi thường được đề cặp tới như sau:
1.Tính di chuyển
Muốn biết thế nào là viên Ngọcxá-lợi thật, phải làm bằng cách như thế này:
- Đem hai bát nước để hai bên. Một bên để gạo, một bên để mè. Đầu tiên để gạo vào nước, thì gạo sẽ chìm, rồi lấy Ngọcxá-lợi để vào nước, Ngọcxá-lợi cũng chìm.
- Lần thứ hai, lấy gạo ra và bỏ lại một nửa vào chén nước. Gạo vẫn chìm. Nhưng lần thứ hai lấy Ngọcxá-lợi ra và bỏ một lần nửa như gạo, nhưng lần nầy Ngọcxá-lợi không chìm.
- Bây giờ lấy mè bỏ vào nước, ta sẽ thấy mè nổi trên nước như Ngọcxá-lợi. Nhưng nếu để Ngọcxá-lợi cách nhau khoảng 10 ly thì Ngọcxá-lợi tự động di chuyển.
          2.Tính phát triển: 
          Người có phước, khi thờ Ngọcxá-lợi thì Ngọcxá-lợi sẽ lớn lên. Còn người nào vô phước mà thờ Ngọcxá-lợi thì Ngọcxá-lợi bay bổng đi nơi khác, mặc dù đang được cất giữ trong một cái tháp.
          3.Tính màu sắc:  Ngọcxá-lợi có năm màu. Đây được cho là năm màu cơ bản hào quang của đức Phật. Theo đó, có lẽ vị Đại Tá Mỹ tên là Henri Olscostt đề nghị lấy năm màu đó làm màu cờ Phật giáo.
          Nói chung, tính di chuyển, tính phát triểntính màu sắc của Ngọc xá-lợi chỉ có tính tham khảo tạm ghi nhận.
3.2. Lá cờ Phật giáo.
Lá cờ là tượng trưng cho tinh thần của đạo Phật, là tuệ giác chứng ngộ của Phật Thích Ca.  Do đó, nó cần thể hiện Ngọc xá-lợi – bao gồm Thân cốt xá-lợiPháp thân xá-lợi.
Về lá cờ biểu trưng cho Phật giáo đã được công bố trên báo Sarasavi Sandaresa vào ngày 17/4/1885 và được treo vào Lễ Phật đản 28/4/1885. Đây cũng là lễ Phật đản đầu tiên ở Sri Lanka dưới chế độ cai trị của thực dân Anh. Tuy nhiên, lời giải thích về lá cờ này lại không tìm thấy.  Hiện nay có 2 cách giải thích chính về lá cờ như sau:

Henry Steel Olcott – Wikipedia
          1.Theo quan điểm“Ngũ Căn – Ngũ Lực”.
1. Màu lam tượng trưng cho Ðịnh căn (tập trung),thể hiện cho sự rộng lớn, sáng suốt.
2. Màu vàng tượng trưng cho Niệm căn (nhớ nghĩ), vì có Chánh Niệm mới sanh Ðịnh và phát Huệ.
3. Màu đỏ tượng trưng cho Tấn căn (chuyên cần), có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh..
4. Màu trắng tượng trưng cho Tín căn (tin tưởng). Niềm tin không lay chuyển là có Nhân Duyên với chư Phật và là nguồn gốc sinh ra muôn hạnh lành..
5. Màu cam tượng trưng cho Tuệ (thấy biết). Khi có Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
          6. Màu tổng hợp ở dải dọc phía bên phải lá cờ gồm đủ các màu tượng trưng cho tinh thần hòa bình và đoàn kết của Phật giáo thế giới.

          2.Theo quan điểm tổnghợpthì cách giải thích có khác hơn nhưng vẫn thiếu mạch lạc và không thống nhất. Sau đây là cách giải thích thường thấy :
1. Màu lam tượng trưng cho Từ bi.
2. Màu vàng tượng trưng cho Trung đạo.
3. Màu đỏ tượng trưng cho Đạo đức.
4. Màu trắng tượng trưng cho Đạo Pháp vượt không-thời gian.
5. Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.
6. Màu tổng hợp (màu thứ sáu) tượng trưng cho Sự thật tuyệt đối.
Tuy nhiên, qua sự phân tích về quá trình tu chứng trong đạo Phật ở mục  Siêu sinhbên trên, dưới đây, chúng ta có thể thử lý giải về ý nghĩa của lá cờ biểu trưng cho Phật giáo như sau:
3.Theo quan điểm tuệ giác.
Tuệ giác là mục tiêu của đạo Phật, là kết quả của quá trình tu tập giác ngộ “Thức chuyển hóa thành Tuệ giác = Trí”.  Do dó, năm dãy màu cơ bản lam, vàng, đỏ, trắng, camđặc trưng cho 5 Trí (= 5 Tuệ) từ sự chuyển hóa 5 Thức (= Nhãn thức + Nhĩ thức + Tỉ thức + Thiệt thức + Thân thức) và dãy màu tổng hợp của 5 màu cơ bản đặc trưng cho tuệ thứ sáu từ sự chuyển hóa Ý thức– tổng hợp của 5 Thức trên. 
Kết quả là 6 thức chuyển thành 6 Trí qua quá trình tu tập giác ngộ, gọi chung là Tuệ giác.  Tuệ giác này tương thích với cấu trúc hệ thống Thức của Phật giáo Nguyên thủy, và có những cách trình bày theo các tông phái Phật giáo sau này như sau:
Thức(PGNT*)     Trí (Duy Thức tông)                 Trí (Tịnh Độ tông)
Ý thức.                  Diệu quan sát trí.                       Bất khả xưng trí.
 5 thức.                  Thành sở tác trí.                        Bất khả tư nghì trí.
---------
(PGNT*):  Phật giáo Nguyên thủy chỉ thừa nhận có6 thứcchính,tương hợp với ý nghĩa lànhận biết giả tạm (thức)nhận biết chân thực (trí).  Cũng cần lưu ý rằng 6 thức này hình thành từ Sắc uẩn, Thọ uẩn và Tưởng uẩn; về sau, Phật giáo Phát triển chế tác thêm 2 thức mới là Mạt-na thức từ Hành uẩn và A-lai-da thức từ Thức uẩn, nhưng không thể hiện chức năng của thức.
          Vì thế, Lục Tổ Huệ Năng đã có kệ:
佛法在世间  Phật pháp tại thế gian    
不离世间觉  Bất ly thế gian giác         
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Cơ cấu của 6 thức được trình bày như sau:
    LỤC CĂN
    (hữu+vô)
─>  LỤC THỨC
  (vô hình)
<=>   LỤC TRẦN 
   (hữu+vô)
─> LỤC DỤC
 (vô hình)
Nhãn(=mắt)   Nhãn thức   Sắc trần   Sắc dục
Nhĩ (= tai)   Nhĩ thức   Thinh trần   Thinh dục
Tị (= mũi)   Tị thức   Hương trần   Hương dục
Thiệt(=lưỡi)   Thiệt thức   Vị trần   Vị dục
Thân (= da)   Thân thức   Xúc trần   Xúc dục
Ý (= não)   Ý thức   Pháp trần   Pháp dục
 
 
Con người có 6 căn (lục căn) nên mới có 6 thức (lục thức), đây là những thấy biết với xu hướng chấp thủ, cực đoan– là Si. Lục thức bị lục trần cám dỗ mới sanh ra lục dục – đó chính là Tham-Sân, là đầu mối của sự bị động trong chuỗi sinh tử-luân hồi.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã dạy người tu phải luôn cảnh giác phònghộ sáu căn để sống tốt với cuộc đời, song không phải dính mắc vào 6 thức là đầu mối của Nghiệp mà ta không ngờ được:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô-thượngNhững gì là sáu ?
- Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.   
- Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng. 
- Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.    
- Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
- Ýsuy tưởng đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
          Hoặc một nơi khác:
Mắt trông thấy sắc thì thôi
Tai nghe thấy tiếng nghe rồi thì Không
Bình an lẳng lặng cõi lòng
Nhẹ nhàng ta bước trong vòng trần ai.
 
        Trong thực hành, người theo đạo thường tự nhắc nhở mình bằng công phu sám hối lục căn, như bản văn “Sám hối Lục căn của Phật Hoàng Trần Nhân Tông.  Sám hối lục cănlà yếu tố quan trọng, là nền tảng của người tu học Phật trên con đường khai mở tuệ giác ngộ.
Xem thêm:
- Tìm Hiểu Về Xá Lợi Phật
- Ngọc xá lợi của Phật là gì?
- Tổng hợp các bài viết về xá lợi 
- Hỏi đáp Phật giáo: Xá lợi Phật là gì?
VIDEO
- Phim về Xá Lợi của Đức Phật
- CHÙA HOẰNG PHÁP | XÁ LỢI PHẬT là gì?
- KHÁM PHÁ VIỆT NAM :NGỌC XÁ LỢI PHẬT
- Vấn đáp: Phân biệt xá lợi thật | Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Xá lợi thật của đức Phật | Thích Nhật Từ
 

Bài đọc thêm:
1. Bố cục và nội dung kinh A Di Đà.
       Trích dẫn từ quyển “Tư tưởng kinh A Di Đà” của HT. Thích Chơn Thiện. Có 5 phần chính là:
- Cảnh giới A Di Đà – Đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
- Hàng đệ tử được đức A Di Đà giáo hóa – Đoạn 6  
          - Kết quả tu tập do đức A Di Đà giáo hóa –  Đoạn 7
          - Sự thật giải thoát của Giới Định Tuệ –  Đoạn 8, 9, 10
          - Con dường giáo hóa của đức Phật A Di Đà – Đoạn 11
1) Cảnh giới A Di Đà– Đoạn 1, 2, 3, 4, 5.
          - Đoạn 1:
          Giới thiệu tổng quát về cõi nước Cực Lạc của Phật A-di-đà:
+ Ở nước Cực Lạc không có mặt tất cả các thứ khổ đau, chỉ thuần cảm nhận hạnh phúc giải thoát.
+ Ở nước Cực Lạc gồm toàn bảy thứ báu làm bằng bốn vật liệu quý (vàng, bạc, lưu ly, pha lê) bao quanh khắp nơi.
          - Đoạn 2:    
a.Nghĩa tín ngưỡng.
Tại nước Cực Lạc có ao bảy báu với nước tám công đức (sạch sẽ, mát mẻ, ngon ngọt, êm ả, nhẹ nhàng, gội thuần, yên lành, trừ đói khát và phát sinh thiện tâm); với lòng cát vàng (bằng vàng); chung quanh là những lâu đài và đường đi bằng phẳng bằng tứ bảo (vàng, bạc, lưu ly, pha lê); với hoa sen chiếu các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng có hương thơm vị diệu..
         b.Nghĩa triết lý.
          Nước Cực Lạc là nơi đoạn diệt khổ, nên chúng sinh đã và đang tiếp tục chứng đắc Thất Giác chi (tượng trưng bẳng bảy báu: niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, kinh an, định, xả) và tám cảnh giới thiền định (Tứ thiền sắc giới và Tứ thiền vô sắc). Tại đó, chúng sinh đã chứng tâm giải thoát (biểu tượng bằng hương thơm sen vi diệu) và đang tiến dần đến trí tuệ giải thoát tối thượng (biểu tượng bằng hào quang chiếu sáng từ hoa sen).
          - Đoạn 3:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
Giới thiệu hai điểm chính:
          - Đất bằng vàng ròng, có thiên hoa và thiên nhạc.
- Chúng sinh dùng túi vải hứng thiên hoa cúng dường chư Phật, trở về bổn độ, độ trai và kinh hành.
b.Nghĩa triết lý.
- Đất bằng vàng ròng là chỉ thanh tịnh, không cấu uế, gọi là Tịnh Thổ hay Tịnh Độ. Đất tịnh là ý nghĩa tâm tịnh, đã đoạn trừ các lậu hoặc.
- Thiên nhạc và thiên hoa: khi tâm thanh tịnh thì hiện an vui giải thoát; lòng đẹp như thiên hoa và vui như thiên nhạc.
          - Dâng hoa cúng dường chư Phật là ý nghĩa mong cầu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vừa nói lên chúng sinh ở đó không thụ hưởng, chỉ hành lợi tha.
          - Cúng xong thì dùng cơm và đi kinh hành: sinh hoạt như chúng Tăng ở đời. Sinh hoạt của dân nước Cực Lạc biểu hiện như sinh hoạt của một Tăng đoàn lý tưởng.
          - Đoạn 4:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
          Nước Cực Lạc có nhiều loài chim đủ sắc màu tuyệt đẹp ngày đêm hót lên những tiếng hót thanh thoát, nói lên các lời pháp thuyết giảng về Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi và Bát thánh đạo, nghĩa là thuyết giảng Đạo đế của Tứ thánh đế. Tiếng hót đã đánh thức chúng sinh nước Cực Lạc hướng niệm về giác ngộ tối thượng (niệm Phật), về ly tham ái, ly chấp thủ (niệm Pháp) và về phạm hạnh (niệm Tăng).
Các loài chim ấy là do thần thông của Phật A-di-đà hóa thiện, chứ không phải do nghiệp lực sinh, bởi ở đó đã thoát ly nghiệp địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh.
Cực Lạc còn có gió chạm vào các cánh cây báu gây nên những pháp âm đánh thức, nhắc nhỏ chúng sinh ở đó hướng niệm Tam Bảo.
          b. Nghĩa triết lý.
Cảnh giới Cực Lạc là cảnh giới của những tâm thức thanh tịnh và giải thoát nên những tiếng chim hót ở đó phải là tiếng lòng giải thoát. Đó là tiếng vọng của tâm thức đã, đang và sắp chứng đắc thuần thục Ngũ căn với Ngũ lực (Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ), Thất Giác chi (Niệm, Trạch pháp, Tinh tấn, Hỷ, Khinh an, Định, Xả) và Bát Thánh đạo (Chánh kiến,... Chánh định).
          - Khi hành giả có đinh và tuệ thì sẽ thấy và nghe tiếng Pháp vô ngã khắp mọi nơi. Bấy giờ chim, mây, hoa, lá, núi, sông v.v...đều nói pháp. Cũng vậy, ở nước Cực Lạc, quê hương của trí tuệ, gió chim đều tuyên giảng Đạo đế. Đó là ý nghĩa mà kinh A-di-đà dạy: các loài chim kia không phải do nghiệp lực sinh, mà là Di-đà tự tánh hóa hiện.
- Thực tại A-di-đà thường xuyên thuyết Chánh pháp nên chúng sinh ở đó có điều kiện để tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng khả năng ly dục và thành tựu rốt ráo phạm hạnh (niệm Phật, niệm Pháp và niệm Tăng).
          - Đoạn 5:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
Đoạn kinh này cắt nghĩa vì sao có danh hiệu A-di-đà. Do vì:
- Đức Phật ấy có hào quang vô lượng (Vô lượng quang) chiếu khắp mười phương mà không bị ngăn ngại.
- Đức Phật và dân nước ấy sống lâu không thể nghĩ bàn (Vô lượng thọ).
b. Nghĩa triết lý.
- Hào quang chiếu khắp mười phương thế giới do thần lực của Thế Tôn mới có thể có. Đức Thế Tôn nào cũng có hào quang vô lượng ấy cả; đó là kết quả của trí tuệ giải thoát tối thượng, là tự tánh giác ngộ của mỗi chúng sinh.
- Cõi vô sinh nào cũng có thọ mạng vô lượng cả, thọ mạng vô lượng là chỉ thực tướng vô tướng.
- Tại đây, A-di-đà đúng là tự tánh thanh tịnh tâm.
2) Hàng đệ tử được đức A Di Đà giáo hóa  –  Đoạn 6
- Đoạn 6:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
Phật A-di-đà có vô lượng vô biên đệ tử A-la-hán, vô lượng vô biên đệ tử Bồ-tát. Đó là công đức trang nghiêm của cõi ấy.
Các chúng sinh được sinh về cõi nước ấy đều là các bậc Bất thối (A-bệ-bạc-trí A-na-hàm), bậc Vô sinh, trong số ấy rất nhiều là bậc Nhất sinh bổ xứ.
b. Nghĩa triết lý.
          Nếu A-di-đà là tự tánh như trên đã bàn, là biểu tượng của Giới đức, Định đức và Tuệ đức của chúng sinh đến các quả vị A-na-hàm, A-la-hán và Phật bổ xứ.
3) Kết quả tu tập do đức A Di Đà giáo hóa–  Đoạn 7
- Đoạn 7:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
Chúng sinh nào nghe nói vậy về cõi nước A-di-đà thì nên phát nguyện cầu sinh về đó, bởi vì sẽ hạnh phúc sống chung với các bậc Thánh giải thoát.
Nhưng nếu trồng ít căn lành, ít thiện duyên thì không thể sinh về đó được. Cần trì niệm danh hiệu A-di-đà từ một ngày cho đến bảy ngày mà được kết quả bất loạn.
Đây hẳn là hàng căn cơ có định, tuệ cao khi chết có Phật A-di-đà và Thánh chúng xuất hiện trước mắt, tâm giữ Chánh niệm, Chánh kiến (bất điên đảo) và liền được sinh về Cực Lạc. Thế Tôn dạy phát nguyện cầu sinh về Cực Lạc là vì lợi ích này theo ý nghĩa này.
b.Nghĩa triết lý.
Đoạn kinh trên xác đinh ý nghĩa thật là cụ thể: Thế Tôn dạy chúng sinh nên cầu nguyện sinh về nước Cực Lạc nhưng không phải là lời cầu nguyện suông, mà là cầu nguyện cụ thể bằng hành động tu tập (ý nghĩa niệm danh hiệu A-di-đà là ý nghĩa hướng tâm vào Giới, Định và Tuệ). Tại đây, chúng ta không nên mơ màng chờ đợi một phép lạ của tha lực nào cứu độ ngoài “con đường”.
Điều kiện vãng sinh Cực Lạc này giống kết quả tu tập Tứ niệm xứ hay Đại niệm xứ của Nikāya và A-hàm (Xem Phật học khái luận, cùng soạn giả)
Công phu trì niệm danh hiệu đức Phật A-di-đà hẳn là công phu tu tập.
4) Sự thật giải thoát của Giới Định Tuệ–  Đoạn 8, 9, 10
-Đoạn 8:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
          - Phật Thích Ca dạy: “ Như nay Thế Tôn tán dương lợi ích không thể nghĩ được của Phật A-di-đà”, thì mười phương chu Phật cũng đang tán thán, đang phóng đại quang minh chuyển âm thanh đến đây, nói lên lới chân thật rằng: “Các chúng sinh nên tin tưởng vào bản kinh tán dương các sự không thể nghĩ bàn và được chư Phật giữ gìn ấy”.
          - Phật Thích Ca dạy Tôn giả Xá-lợi-phất “ Ý Tôn giả nghĩ sao? Vì sao gọi là kinh được chư Phật giữ gìn? Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe kinh ấy, ghi nhớ và nắm được ý kinh, cùng nghe danh hiệu chư Phật và giữ gìn, tất cả các người ấy sẽ đắc vị Bất thối chuyển đối với quả vị Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Cho nên, Tôn giả và chúng sinh nên tin lời Ta và lời chư Phật nói!
          Này Xá-lợi-phất! Nếu có người đã, đang, sẽ và phát nguyện muốn sinh về cõi Cực Lạc thì người ấy sẽ đắc quả Bất thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng chánh giác, người ấy đã, đang , sẽ sinh về nước Cực Lạc kia.”
b.Nghĩa triết lý.
Phật Thích Ca và chư Thế Tôn trong mười phương thế giới đang cùng lúc tán thán công đức vô lượng của Phật A-di-đà là ý nghĩa của Thế Tôn tán thán con đường mà truyền thống chư Phật trong ba đời hằng thuyết giảng trong mỗi thời pháp, vì đó là con đường độc nhất đưa đến giải thoát sinh tử.
          - Về tướng lưỡi rộng dài: Nikāya có ghi rõ đó là thần lực của Như Lai (thập lực Như Lai). Ý nghĩa là thế, chứ không phải lưỡi hóa dài che phủ cả không gian.
          - Các danh hiệu chư Phật của mười phương trong kinh A-di-đà đều là những biểu tượng của Giới, Đinh, Tuệ.
-Đoạn 9:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
- Thế Tôn dạy Tôn giả Xá-lợi-phất: “ Này Xá-lợi-phất, ý Tôn giả nghĩ sao? Vì sao gọi là kinh được chư Phật giữ gìn?”
- Thế Tôn lại dạy : “Nếu ai nghe kinh A-di-đà ghi nhớ và hiểu nghĩa và nghe danh hiệu chư Phật giữ gìn, sẽ đắc Bất thối chuyển. Vì vậy, Xá-lợi-phất và chúng sinh nên tin lời Ta và chư Phật nói.”
b.Nghĩa triết lý.
Ý nghĩa chư Phật hộ niệm kinh A-di-đà là hộ niệm người học hiểu và ghi nhớ nghĩa lý kinh A-di-đà. Do hiểu nghĩa kinh dạy và nương tựa vào nỗ lực giải thoát của mình. Do tinh cần tu tập để phát triển Giới, Định, Tuệ. Đây chính là ý nghĩa cứu độ của Phật A-di-đà. Tha lực cứu độ chính là thành quả Giới, Định, Tuệ mà chư Phật hằng tuyên giảng.
Đúng như lời Tổ dạy trong Tỳ-ni nhật dụng thiết yếu.
Sấu khẩu liên tâm tịnh                         Súc miệng lòng sạch luôn
Vẫn thủy bách hoa hương                              Miệng thơm mùi trăm hoa
Tam nghiệp hằng thanh tịnh                Ba nghiệp thường trong sạch
Đồng Phật vãng Tây phương               Cùng Phật sinh Tây phương
          Nếu không tự tu cho thanh tịnh thân, khẩu, ý, thì lấy cái tâm nào để vãng sinh Tịnh Độ?
-Đoạn 10:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
Thế Tôn dạy: “Này Xá-lợi-phất! Nếu có người đã, đang, sẽ phát tâm mong cầu về nước Cực Lạc, thì người ấy sẽ đắc quả Bất thối chuyển đối với Vô thượng chánh đẳng, chánh giác, người ấy và đã, đang, và sẽ sinh về nước Cực Lạc”.
          b. Nghĩa triết lý.
Như các đoạn trước đã nói, phát tâm mong cầu về Cực Lạc thì thực hành trì niệm danh hiêu A-di-đà đến nhất tâm bất loạn. Hẳn là sẽ dẫn đến kết quả tất nhiên là A-na-hàm,
A-la-hán hay Nhất sinh sanh bổ xứ. Kết quả đó là sự bảo đảm vãng sinh về Cực Lạc. Thực sự, đây là ý nghĩa đi vào tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Thời gian tu tập để giải thoát thì phụ thuộc công phu Định, Tuệ của mỗi người.
5) Con dường giáo hóa của đức Phật A Di Đà– Đoạn 11
       - Đoạn 11:
a.Nghĩa tín ngưỡng.
          - Thế Tôn dạy: “Như Ta nay đã đang xưng tán công đức bất khả tư nghị của chư Phật, thì chư Phật cũng đang xưng tán công đức bất khả rằng “Phật Thích-ca Mâu-ni có thể làm được việc thật khó làm, ở trong thời kỳ đủ năm thứ ô nhiếm mà có thể giác ngộ Vô thượng chánh đẳng chánh giác vì chúng sinh giảng nói diệu pháp khó tin”. Này Xá-lợi-phất! Nên biết trong giai đoạn này, đầy năm thứ ô nhiễm của cuộc đời Ta đã làm việc khó làm này, đã đắc Vô thượng giác và giới thiệu pháp giải thoát khó tin nhận.Quả là việc thậm khó!.
          - Kết thúc kinh: chư Tăng, trời, người... hoan hỷ và phấn khởi vâng giữ các  lời dạy của Thế Tôn. Tất cả đảnh lễ mà lui.
b.Nghĩa triết lý.
Chúng sinh đời nay vốn trí tuệ yếu, lại đa tham, đa sân nên nhận rõ Vô ngã pháp là điều thậm khó, từ bỏ lòng tham ái và cố chấp là một điều thậm thâm khó nữa.
Việc khó như thế mà Đức Thích Tôn thực hiện: ra đời, xuất gia, thành đạo và thuyết giảng độ sinh hầu giúp chúng sinh giác ngô xây dựng vương quốc trí tuệ của mình.
Đức Thích Tôn tán thán chư Phật trong mười phương cùng ý nghĩa tương tự. Tán thán chư Thế Tôn là tán thành trí tuệ giải thoát tuyệt vời và tán thành việc thành tựu Giới, Định, Tuệ. Đồng thời, xác nhận cái khó nằm về phía giải thoát. Do đó, cần hiểu rằng: không thực sự có con đường giải thoát mà chỉ có con đường trừ khổ đau, không thực sự có pháp đưa đến giải thoát, mà chỉ có pháp đoạn trừ tham, sân, si. Khi cái khó ở chúng sinh bị loại ra rồi, thì trí tuệ giải thoát và cảnh giới Cực Lạc tự hiện.
2. Hình ảnh các dạng xá-lợi.
2.1. Hình ảnh Ngọc xá-lợi[chụp từ sách của Thái Lan].

 

 

 

 

 

 
 
2.2.Hình ảnh Toái Thân xá-lợi.
 
Phóng viên Mỹ Malcolm Wilde Browne và cố Hòa thượng Huyền Quang với trái tim bất hoại của Hòa thượng Thích Quảng Đức
[Ảnh chụp lại tại chùa Quán Thế Âm].
 
2.3. Hình ảnh Toàn Thân xá-lợi.

VIDEO: Thân thể bất hoại 2 vị Thiền sư không bị phân hủy suốt 400 năm tại chùa Đậu | Sự tích chùa Đậu
 Nhục thân của một thiền sư Việt Nam sau khi được phục chếtại Chùa Đậu, tỉnh Hà Tây.


Nhục thân của thiền sư Vũ Khắc Minh
(pháp danh Tự Đạo Chân)
 
 

Nhục thân của thiền sư Như Trí ở chùa Tiêu, Bắc Ninh
VIDEO: NHỤC THÂN BẤT HOẠI -hiện tượng bí ẩn của các Thiền Sư Việt Nam
Tháp thờ nhục thân hoàn thành vào ngày lành mùa Xuân niên hiệu Bảo Thái thứ 4 (1723) triều Lê Dục Tông.
 


Khung cảnh trung tâm thiền Vipassana Dhura
Tỉnh Takeo, một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Campuchia
 

Toàn thân xá-lợi của ngài Som Buntheoun tại Trung tâm thiền Vipassana Dhura.
 

Toàn thân xá-lợi của ngài Huệ Năng
 
VIDEO
- Chùa Đậu và những bí ẩn huyền bí về vị thiền sư
- Vén màn bí mật về hai vị thiền sư bất hoại ở chùa Đậu
- Bí Ẩn Phật Giáo - Thân Xác 1200 năm bất hoại của Lục Tổ Huệ Năng
- Nhục thân bất hoại của Huệ Năng, Hám Sơn và Đơn Điền tại chùa Nam Hoa
 

 
3. Ngọc xá-lợi ở chùa Viên Đình, Hà Nội.
 
Chùa Viên Đình, Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội.
Chùa Viên Đình (Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội) được xây dựng từ thời nhà Lý nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn kiến trúc cổ xưa.  Đây là ngôi chùa duy nhất tại Việt Nam có rất nhiều Ngọc xá-lợi Phật và xá-lợi Thánh Tăng.  

Toàn cảnh tủ thờ 30 bảo tháp chứa Ngọc-lợi đức Phật và các vị thánh tăng ở chùa Viên Đình.

ĐĐ Chơn Phương bên bảo tháp chứa xá lợi do ngài Tăng thống Myanma cúng dường.
VIDEO
- Bí ẩn xá lợi Phật ở ngôi cổ tự giữa Thủ Đô
- Chiêm bái chùa có nhiều xá lợi Phật nhất Việt Nam
           

4.Các nơi lưu giữ Ngọc xá-lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Đức vua Trần Nhân Tông, người sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, sau khi nhường ngôi cho con, Ngài xuất gia tu hành khổ hạnh lấy hiệu là Hương Vân Đại Đầu Đà, xưng là Trúc Lâm Đại sĩ. Cuối đời Ngài tu và hóa Phật tại am Ngọa Vân, được xưng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tịnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật.
Ngay sau khi Phật Hoàng viên tịch, vâng theo di chúc Bảo Sát đã tiến hành hỏa thiêu Ngài ngay tại Am Ngọa Vân. Pháp Loa, tổ thứ hai của Thiền Phái Trúc Lâm đến tưới nước thơm lên giàn hỏa, thu được ngọc cốt và hơn 3000 viên ngọc xá lỵ. Ngọc cốt được an trí vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), một phần xá lỵ thu được lưu giữ tại tháp Phật Hoàng ở Ngọa Vân, phần còn lại được đưa về lưu giữ tại Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội (cấm thành Thăng Long), sau đó được phân thành nhiều phần lưu giữ ở nhiều nơi để nhân dân và phật tử thờ phụng, các nơi có lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng gồm:

- Phật Hoàng tháp tại Ngọa Vân: Am, chùa Ngọa Vân dưới thời Trần thuộc An Sinh vốn là đất thang mộc của An Sinh vương Trần Liễu, thời Lê thuộc xã An Sinh phủ Kinh Môn, nay thuộc thôn Tây Sơn, xã Bình Khê huyện Đông Triều. Theo sách Tam Tổ thực lục “Tháng 5 năm 1307 Điều Ngự lên tu trong một am nhỏ trên núi Ngọa Vân (卧雲峯)”, và giờ Tý ngày 1 tháng 11 năm 1308 Ngài hóa tại đây. Sau khi Ngài hóa các đệ tử của ngài tổ chức hỏa thiêu Ngài ngay tại am, thu xá lỵ và ngọc cột rước xuống thuyền vua đưa về kinh đô Thăng Long. Tại Ngọa Vân, Pháp Loa cho xây bảo tháp Phật Hoàng (Phật Hoàng tháp) lưu giữ một phần xá lợi của ngài. Đến thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18) tòa bảo tháp do Pháp Loa xây dựng bị đổ nát, năm 1707 thiền sư Giác Hưng, hiệu là Viên Minh cho trùng tu xây mới tòa Phật Hoàng tháp bằng đá, phía trước tháp có voi đá và ngựa đá đứng chầu. Phật Hoàng tháp hiện vẫn còn đứng sừng sững uy nghiêm trên đỉnh Ngọa Vân, tháp 2 tâng, mặt trước khắc nổi bức đại tự Phật Hoàng Tháp (佛皇塔), trong lòng tháp đặt một bài vị bằng đá xanh, trang trí hoa lá và hình rồng, bài vị ghi “Nam mô đệ nhất tổ Trúc Lâm đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng Trần triều đệ tam Nhân Tông Hoàng đế Điều ngự vương Phật – Nam-mô A-di-đà Phật, bài vị thờ Điều Ngự vương phật Đầu đà Tĩnh tuệ giác hoàng, tổ  thứ nhất  phái Trúc Lâm, vua thứ 3 triều Trần Hoàng đế Nhân Tông”. Như vậy, Phật Hoàng tháp chính là nơi lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng tại nơi ngài đã tu hành và hóa Phật.

Phật hoàng tháp tại am Ngọa Vân
- Bảo tháp ở Đức Lăng: Sách Đại Việt sử ký toàn thư và sách Tam Tổ thực lục đều cho biết: ngày 16 tháng 9 năm Canh Tuất (1310) an trí ngọc cốt vào lăng Quy Đức (hay còn gọi là Đức lăng), lấy một phần xá lỵ đặt vào bảo tháp ở Đức lăng. Đức lăng được xây dựng trong khu lăng tẩm nhà Trần xưa thuộc đất Tinh Cương, phủ Long Hưng, nay là Thôn Tam Đường, xã Tiến Đức huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Khu lăng tẩm này có 4 lăng gồm Thọ lăng của Thượng hoàng Trần Thừa, Chiêu lăng của vua Trần Thái Tông, Dụ lăng của vua Trần Thánh Tông và Đức lăng (hay lăng Quy Đức) của vua Trần Nhân Tông và Khâm Từ Bảo thánh thái hoàng thái hậu. Các vua nhà Trần sau này không xây dựng lăng tẩm ở đây nữa mà chuyền về An Sinh (Đông Triều). Khu lăng tẩm nhà Trần ở Tam Đường hiện còn lại 3 gò  mộ (lăng) cao to như quả đồi, các gò này được gọi là Phần Trung, Phần Đa và Phần Bụt (còn goị là Nấm Sỏi), mỗi Phần hẳn là một lăng tuy nhiên cho đến nay chưa thể xác định các phần này là lăng của vị vua nào, nhiều người cho rằng Phần Bụt chính là Đức lăng với suy luận cho rằng Bụt chính là cách gọi khác của Phật vì vậy đây là lăng của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Các cuộc khai quật thăm dò ở Phần Bụt đã tìm thấy những viên gạch xây tháp có trang trí hình rồng giống như loại gạch xây tháp đã được tìm thấy ở tháp Phổ Minh (Nam Định), và đó có thể là gạch xây bảo tháp của Đức lăng.

Tháp Phổ Minh trong khuôn viên chùa Phổ Minh
 
- Tháp Phổ Minh trong khuôn viên chùa Phổ Minh: Chùa Phổ Minh được nhà Trần cho xây dựng vào năm 1262, chùa nằm ở phía Tây cung Trùng Quang phủ Thiên Trường, nơi Thượng hoàng nhà Trần ở sau khi nhường ngôi cho con. Chùa nay thuộc phường Lộc Vượng thành phố Nam Đinh, tỉnh Nam Định. Dòng lạc khoản khắc ở tầng 1 của tháp cho biết, tháp được xây dựng năm Hưng Long thứ 13 (1305), sau khi Phật Hoàng hóa Phật vua Trần Anh Tông cho cung nghênh xá lỵ của Phật Hoàng về lưu giữ tại đây. Tháp cao 13 tầng, có mặt bằng hình vuông (5,20m x 5,20m), tầng thứ 11 là nơi đặt hòm xá lỵ của vua Trần Nhân Tông. Theo mô tả của sách Lịch triều hiến chương loại chí thì khi tiến hành trùng tu tháp “đã thấy cái hòm to, mở ra xem thì lớp thứ nhất là hòm bằng sắt, lớp thứ hai là hòm bằng đồng, lớp thứ ba là hòm bằng bạc, lớp thứ tư là hòm bằng vàng, lớp thứ năm là hòm bằng đá quý, trong để xá lỵ tròn bằng đầu ngón tay, sắc sáng long lanh, đã trả lại chỗ cũ…”

Thư tịch thời Nguyễn như Nam Định dư địa chí, Hoàng Việt địa dư nhất thống chí, Đại Nam nhất thống chí đều cho biết vào thời Tây Sơn (khoảng năm 1789) có việc tháo dỡ 3 tầng trên của tháp thì gặp một chiếc hòm bằng đá, hòm đã giữ nguyên để xây lại như cũ. Những năm 80 của thế kỷ 20, khi tỉnh Nam Định tiến hành trùng tu lại tháp Phổ Minh cũng đã thấy hòm xá lỵ ở tầng 11 như mô tả của sử sách và hiện nay nó vẫn được tôn trí tại tầng 11 của tháp Phổ Minh. Đây là hòm xá lỵ của Phật Hoàng Trần Nhân Tông còn nguyên vẹn duy nhất hiện biết.

- Tháp Đại Thắng Tư Thiên bên hồ Lục Thủy: Tháp Đại Thắng Tư Thiên hay thường gọi là tháp Báo Thiên tòa tháp nổi tiếng được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý Thánh Tông trong khuôn viên chùa Báo Thiên nằm phía Tây hồ Lục Thủy, nay thuộc khu vực Nhà Thờ lớn Hà Nội. Sách Tam Tổ thực lục cho biết “tháng 11 năm Kỷ Tị (1329), Sư (Pháp Loa-TG) lập đàn tràng tại viện Quỳnh Lâm, làm lễ điểm Nhãn tượng Phật Di lặc, và lấy một phần xá lỵ của Điều Ngự tại tháp Thắng Tư Thiên  (Đại Thắng Tư thiên) đem cất vào tháp đá tại viện Quỳnh Lâm” Như vậy, trước đó xá lỵ của Phật Hoàng phải được đưa vào tôn trí ở Đại Thắng tư thiên và đến năm 1329 Pháp Loa lấy “một phần xá lỵ” đem về tôn trí ở tháp đá Viện Quỳnh Lâm và hẳn nhiên ở Đại Thắng tư thiên còn lại một phần xá lỵ. Ngày nay tháp Báo Thiên không còn vì thế chúng ta cũng không còn cơ hội để biết về phần xá lỵ còn lại được lưu giữ tại đây.

-Bảo tháp chùa Tư Phúc trong Đại Nội: Sau khi hỏa thiêu, ngọc cốt và xá lỵ của Điều Ngự được vua Trần Anh Tông rước về kinh thành. Ngọc cốt để vào bảo khám, xá lợi được chia làm hai phần để trong bình vàng quản tại chùa Tư Phúc trong Đại Nội. Chùa Tư Phúc là ngôi chùa rất nổi tiếng trong Cấm thành Thăng Long thời Trần, đây là nơi trước khi lên ngôi vua, Trần Nhân Tông thường đến ngủ trưa, một hôm vua mộng thấy trên rốn trổ một bông hoa sen vàng lớn như bánh xe. Chùa Tư Phúc cũng là nơi các vua và hoàng hậu nhà Trần đến tu hành, và nghe các tổ của Trúc Lâm giảng Pháp, có thể khẳng định chùa Tư Phúc là chùa giành riêng cho hoàng gia được xây dựng trong Cấm thành Thăng Long, giống như chùa Phổ Minh ở Phủ Thiên Trường, dấu vết chùa Tư Phúc hiện nay không còn, và chúng ta cũng chưa xác định được vị trí cụ thể của chùa trong tổng thể của Cấm thành Thăng Long.

Tháp Huệ Quang, nơi thờ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm
 
- Tháp Huệ Quangtrên chùa Hoa Yên, núi Yên Tử: Huệ Quang Kim tháp (慧光金塔), hay Tuệ Quang tháp (慧光塔), hay hiện nay được gọi là tháp Huệ Quang hoặc tháp Tổ là tháp lớn nhất được nằm ở khu vực trung tâm Vườn tháp tổ phía dưới chùa Hoa Yên trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử,  thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Sách Tam tổ thực lục cho biết ngày 22 tháng 2 năm Bính dần, niên hiệu Khai Thái thứ 3 (1326), Pháp Loa phụng chiếu của vua Trần Minh Tông đến chùa Hoa Vân (Hoa Yên) trên núi Yên Tử, tôn trí xá lỵ của Điều Ngự vào Kim tháp Huệ Quang. Nhiều người cho rằng tháp này do vua Trần Anh Tông cho xây dựng, có thể như vậy nhưng sau khi vua Trần Anh Tông mất sáu năm (vua Trần Anh Tông mất năm 1320) thì xá lỵ của Điều Ngự mới được an trí vào tháp, có lẽ lúc này tháp mới xây xong. Ngôi tháp hiện còn ở vườn tháp tổ ngày nay không phải là tòa tháp được xây dựng dưới thời Trần, tòa tháp này được xây dựng vào thời Lê, pho tượng Phật Hoàng đặt trong tháp cũng được làm vào thời Lê khoảng thế kỷ 16-17. Đại Việt sử ký toàn thư và Tam Tổ thực lục cho biết vua Trần Anh Tông có cho đúc hai pho tượng bằng vàng, một thờ ở chùa Siêu Loại (Gia Lâm), một thờ ở chùa Hoa Yên, nếu như đến năm 1326 tháp Tuệ Quang mới được hoàn thành thì rõ ràng tượng vàng do Trần Anh Tông đúc phải được thờ ở trong chùa Hoa Yên giống như ở chùa Siêu Loại chứ không thể được đặt trong tháp Huệ Quang vì lúc đó tháp chưa hoàn thiện.

Bảo tháp tại Viện Quỳnh Lâm
 
- Bảo tháp tại Viện Quỳnh Lâm: Viện Quỳnh Lâm là nơi đào tạo tăng tài lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm thế kỷ 14. Viện Quỳnh Lâm vốn được thiền sư Nguyễn Minh Không xây dựng từ thời Lý, thế kỷ 12, tại đây ông đã cho đúc một pho tượng Phật Di Lặc lớn, đó là một trong bốn vật khí lớn nhất của An Nam (An Nam Tứ khí). Năm 1319, Pháp Loa tôn giả cho mở mang chùa thành Viện Quỳnh Lâm, dưới sự hỗ trợ về tiền bạc cũng như con người của vua Trần Anh Tông và các vương hầu, quý tốc nhà Trần, đặc biệt Thuận Thánh Bảo từ hoàng thái hậu (vợ vua Trần Anh Tông) và Trần Quang Triều, Quỳnh Lâm trở thành một Tự - Viện lớn gồm Chùa và Viện, trong đó Viện là nơi đào tạo tăng tài lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm và đây cũng là nơi có thư viện lớn lưu trữ nhiều kinh sách Phật Giáo. Tự Viện Quỳnh Lâm cũng là nơi thường xuyên lui tới của hoàng tộc nhà Trần và các quý tộc đương thời, nơi đây thực là chốn tùng lâm thế kỷ 14.

Không chỉ có vậy, Quỳnh Lâm còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện Phật Giáo lớn do Hoàng gia và tổ Pháp Loa chủ trì, tháng 3 năm 1325 Pháp Loa tổ chức lễ hội nghìn Phật tại Quỳnh Lâm, lễ hội diễn ra trong bảy ngày bảy đêm đồng thời khơi công xây dựng hai tòa tháp để cung nghênh xá lỵ của Phật Hoàng về tôn trí tại chùa, năm 1329 tháp hoàn thành, rước một phần xá lỵ từ  tháp Đại Thắng tư Thiên về tôn trí vào hai bảo tháp.

Quỳnh Lâm viện nay là chùa Quỳnh Lâm, xã Tràng An huyện Đông Triều, mặc dù hai tòa tháp đã bị phá hủy nhưng những dấu ấn của nó vẫn còn lại trên và trong lòng đất của chùa, đặc biệt ở tòa tháp bát giác hiện dựng trước gác chuông chùa, hai tầng trên cùng của tòa tháp chính là phần còn lại của tòa tháp đá do tổ Pháp Loa cho xây dựng năm 1325.

Như vậy, qua những ghi chép và những bằng chứng khảo cổ học hiện có có thể xác định hành trình tu luyện, nhập diệt theo thế sư tử nằm, phân phát xá lị đi khắp nơi của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông là một chuỗi công việc mô phỏng quá trình tu luyện, viên tịch và phân phát xá lị của Đức Phật Thích-Ca-mâu-ni. Trong chuỗi sự kiện đó thì Yên Tử là nơi Phật Hoàng tu luyện, giảng pháp, độ tăng và Ngọa Vân là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện và thành Phật của Phật Hoàng Trần Nhân Tông, các nơi khác được lưu giữ xá lợi đều là những trung tâm lớn về chính trị, kinh tế hoặc tôn giáo dưới thời Trần. Trong số tám nơi được lưu giữ xá lỵ của Phật Hoàng thì riêng Tự - Viện Quỳnh Lâm có hai nơi chứa xá lỵ của Ngài. Đông Triều, Uông Bí ngày nay dưới thời Trần là đất An Sinh quê gốc của nhà Trần đồng thời là Trung tâm của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử nên có đến 4 điểm lưu giữ xá lợi của Phật Hoàng.

Kỷ niệm 704 năm ngày Điều Ngự hóa Phật, thiết nghĩ việc quảng bá tư tưởng và giá trị di sản của Ngài để lại là một việc làm cần thiết nhằm bảo tồn và phát huy các di sản này cho muôn đời mai sau.        
Nguyễn Văn Anh - Thạc sĩ, Viện KHXHVN
Hà Nội, Đông 2012
5. Hình ảnh Ngọc xá-lợi của cư sĩ Tịnh Hải.

Cư sĩ Tịnh Hải lưu lại # 13.000 viên Ngọc xá-lợi ... 
 
Cư sĩ Tịnh Hải(1929 – 2010) tạ thế vào ngày 10 tháng 2 năm 2010 tại tư gia ở miền Nam California. Thọ 82 tuổi. Ông nguyên là chủ nhiệm kiêm chủ bút nhật báo Trắng Đen tại Việt Nam trước năm 1975 với bút hiệu là Việt Định Phương. Ông tuyên bố rời bỏ làng báo từ năm 1985. Sau đó ông dốc tâm nghiên cứu về đạo Phật. Ông đã viết nhiều cuốn sách như “Niệm Phật để được Vãng Sanh”, “Sám Nguyện Vãng Sanh”, “Vãng Sanh Lưu Xá Lợi”, “Những Chuyện Niệm Phật Thấy Phật Vãng Sanh” .v.v. Lễ hỏa táng được thực hiện vào ngày 13 tháng 2 năm 2010. Sau 24 tiếng, một số cư sĩ cùng gia đình kiểm nghiệm tại nhà quàn Peek Family đã tìm ra vô số Ngọc xá-lợi. Cư sĩ Tịnh Hải đã để lại 13,000 viên Ngọcxá-lợi có nhiều màu sắc.


***

Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
 
_____________

 
Huy Thai gởi