Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
Tình Hiếu
 (2021)
&
Sentiment Filiety

***



Nội dung

Phần I

Tình

1. Tổng quan về tình.
          1.1  Tình theo cách nhìn của phương Tây.
            1.2  Tình theo cách nhìn của phương Đông.
2.  Phân loại tình.
          2.1  Tình theo tính chất định lượng :
                    + Tình thân ( # tình thương; tình yêu, tình ái)
+ Tình thù.
          2.2  Tình theo tính chất định tính:
1) Đối tượng là con người:
+ Tình bằng hữu.                 + Tình giới tính.        + Tình anh em.
+ Tình cha mẹ-con cái          + Tình đồng bào (tình đồng hương, đồng chí, đồng môn).                    + Tình nhân loại.                                                            
                    2)Đối tượng là sự việc hiện thực :
                    + Tình thẩm mỹ.   + Tình lý trí (# tình trí tuệ: đúng-sai).
                    3) Đối tượng là sự việc lý tưởng :
                    + Tình quê hương (# đất nước, tổ quốc).   
+ Tình đạo đức (thiện-ác).
3.  Tình theo quan điểm Tâm lý học hiện đại:                                                 
3.1. Sự hình thành tình cảm.
                    Cảm xúc (mãnh liệt + nhất thời) => Tình cảm (ổn định + lâu dài)  
          3.2. Tính chất tình cảm.
1) Định tính tình cảm: Tựa các cảm xúc đối đãi như vui-buồn, ưa-ghét, …
                    2) Định lượng tình cảm :  - Đam mê   - Nghiện ngập
4.  Tình theo quan điểm Nho giáo
Nhânđại diện và là cứu cánh thường hằng của học thuyết Ngũ Thường.
5.  Tình theo quan điểm Kitô giáo:
Bác Ái(# Tình Yêu, Đức Mến, Đức Ái) là cứu cánh thường hằng của học thuyết Thần học.
6.  Tình theo quan điểm Phật giáo
Từ Bi-Trí Tuệlà phương tiện của chân lý Duyên khởi.

Phần II

Hiếu

1.Tổng quan về hiếu.                                                                                       

1.1. Hiếu về mặt ngôn ngữ học.                                                            
1.2. Hiếu về mặt tình cảm học.                                                                    
1.3. Hiếu theo cách nhìn của phương Tây.                                                 
1.4. Hiếu theo cách nhìn của phương Đông.

2. Quan điểm xã hội học về hiếu.                                                                
2.1. Giáo dục có hiếu cho trẻ nhỏ.                                                                    
2.2. Hình phạt bất hiếu cho người lớn.                                                  
2.3. Hình ảnh hiếu ngày nay.

3. Quan điểm của Nho giáo về hiếu.                                                           
3.1. Hiếu theo hoc thuyết Chính Danh:                                                                               + Khổng tử   + Tăng tử   + Mạnh tử.
                    (Đại hiếu    Trung hiếu  –  Hạ hiếu)                                     
3.2. Các vấn nạn về hiếu của Nho giáo:                                                                    + Nhị Thập Tứ Hiếu.  + Hiểu đời.                                                                                                   + Hiếu của Nho giáo tại Việt Nam.

4. Quan điểm của Kitô giáo về hiếu.                                                                  

4.1. Khái niệm về thần học.
4.2. Hiếu theo học thuyết thần học kinh viện.
          (Thượng Phụ   Trung Phụ  –  Hạ Phụ)                                  
4.3. Hiếu theo học thuyết đa nguyên thần học.

5. Quan điểm của Phật giáo về hiếu.                                                        

5.1. Hiếu theo hoc thuyết Duyên khởi.
                    1) Cha mẹ với 10 ân đức (= 10 công lao lớn).
                    2) Bất hiếu (5 điều bất hiếu thường gặp).
                    3) Báo hiếu:  Thực hành Từ Bi-Trí Tuệ với hạnh Bố thí.
                              - Tài thí(Nội tài + Ngoại tài)         
- Pháp thí(Chánh pháp: Chân lý + Đạo đức)
5.2. Hiếu xuyên suốt nhập thế và xuất thế.
                    Hạnh hiếu là con đường dẫn tới chứng ngộ chân lý qua hạnh Bố thí.                               1) Phước vô lượng (Bố thí đúng cách) 
2) Pháp vô thượng (Bố thí Ba-la-mật-đa).
          5.3  Lễ Vu lanvà Lễ Xá tội vong nhân.
                       
Bài đọc thêm
1. Một số ý tưởng, ca dao, tục ngữ về tình.
+ Tình bạn (bằng hữu)   + Tình giới tính (nam-nữ)    + Tình thầy trò.
2. Một số ý tưởng, ca dao, tục ngữ về hiếu.
 
NBS:  Minh Tâm  12/2010, 11/2012,  6/2021.

Tình là nói gọn của Tình cảm, còn Hiếu là vấn đề đạo đức xã hội thuộc phạm trù Tình cảm. Dưới đây là một ít tìm hiểu về Tình và Hiếu.

Phần I

Tình

1. Tổng quan về tình :
         
Tình là cách nói gọn của tình cảm (E: sentiment, affection, feeling… ). Tình là từ gốc Hán có ý nghĩa phân tích sau :
- Tình 情:  Là trạng thái tâm lý do liên kết với sự vật kích thích mà phát sinh.
- Cảm 感:  Là sự rung động tự nhiên trong lòng khi tiếp xúc với sự vật nào đó.

Theo đó, tình cảm 情感là mối cảm xúc tự nhiên trong lòng khi gắn kết với sự vật bên ngoài hay bên trong, có thể là cụ thể như người, vật, cảnh vật…, có thể là trừu tượng như ý nghĩ, lý tưởng, tư tưởng, niềm tin … Do đó, mối cảm xúc tự nhiên trong lòng hiển nhiên là bao gồm cả thân và tâm của chính mình đối với vạn sự vạn vật.

Tình cảm có tính chất đối cực phân biệt như: thiện-ác, tốt-xấu, vui-buồn, tích cực-tiêu cực, ưa thích-chê ghét, lành mạnh-bệnh hoạn
 
Hình trái tim
và thiên thần nhỏ có cánh thường là biểu tượng cho tình cảm.

1.1. Tình theo cách nhìn của phương Tây :
         
Thời Hy Lạp cổ đại (1100 – 323) tCN được xem là đại diện khởi điểm của nền văn minh phương Tây, vì có những ảnh hưởng không ít sâu đậm về các tư tưởng chính trị, giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc, thể dục, thể thao, chữ viết … và cả hệ tín ngưỡng đa thần cho mãi tới thế kỷ 18, 19 và cả sau này như :
- Thời kỳ Thế Vận Hội (1000 – 776) tCN với tổ chức lớn thi đấu các môn thể dục, thể thao; 
- Thời kỳ Cổ Điển (500 – 323) tCN với nghệ thuật tạo hình, nổi tiếng với kiến trúc Parthenon;
- Chữ viết Mycenae trên 1100 tCN, chữ viết Phoenici, chữ viết Hy Lạp cổ đại khoảng 800 tCN.

1)Chữ viết Hy Lạp cổ đạicó đề cặp đến 4 loại tình cảm mà về sau có mối liên hệ đến quan điểm về tình của tôn giáo qua các ghi chép kinh điển :
-  Philein (E: friendship):  Đó là tình bạn, tình bằng hữu.
-  Eran (E: sexual feeling):  Đó là tình giới tính.
-  Stergeil (E: paternal-maternal affection):  Đó là tình cha mẹ-con cái.
-  Agapan (E: charity):  Đó là tình đạo đức.

2)Tín ngưỡng đa thần :  Tín ngưỡng đa thần biểu trưng cho các đối tượng tình cảm của con người, chính các đối tượng này là sản phẩm được sinh ra từ con người bởi nỗi sợ hãi, bất trắc trước thiên nhiên và lòng mong muốn có được một đời sống tốt đẹp, an lành.
         
Ngoài Hy Lạp, tín ngưỡng đa thần còn thấy ở La Mã cổ đại (753 tCN – 476CN) tương tự như ở Hy Lạp cổ đại, với các tính chất về nhu cầu của đời sống được gắn bó như được đối chiếu sau :

Hy Lạp        La Mã                 Đặc trưng tình cảm
Zeus               Jupiter                   Vua các thần.
Hera               Juno                      Nữ hoàng các thần. Bảo trợ hôn nhân.
Apollo            Apollo( mặt trời)      Nam thần. Bảo trợ nghệ thuật và chân lý.
Artemis         Diana                    Nữ thần. Bảo trợ săn bắn.
Ares                Mars                      Nam thần. Bảo trợ chiến tranh.
Aphodrite      Venus                    Nữ thần. Bảo trợ sanh sản và sắc đẹp.
Athena          Minerva                 Nam thần. Bảo trợ công mỹ nghệ và trí tuệ.
Eros                Cupid                     Nữ thần. Bảo trợ tình ái.
Demeter       Ceres                     Nữ thần. Bảo trợ mùa màng.
Dionysus       Liber                      Nam thần. Bảo trợ rượu vang.
Hermes         Mercury                 Nam thần. Bảo trợ văn chương, thi ca, nhạc.
Hestia             Vesta                    Nữ thần. Bảo trợ bếp núc và sức khỏe.
Hephaestus Vulcan                   Nam thần. BT công nghệ (đúc, rèn kim khí). 
Poseidon       Neptunus               Nam thần. Bảo trợ biển, động đất, ngựa.
Thavatos       Mors                      Nam thần. Bảo trợ sự chết.
 

Constantinus I  hayConstantine ISaint Constantine (272-: 337)
Tuy nhiên đến những năm 325-:-332 thì hoàng đế La Mã là Constantinus I  được xem là người đã có những củng cố đế chế bằng sự dựa vào tín ngưỡng nhất thần Thiên Chúa giáo, với những sửa đổi tín điều nhằm mục tiêu đưa sức mạnh niềm tin tôn giáo như là một thứ sức mạnh tình cảm mãnh liệt còn hơn cả tình cảm nam-nữ hay tình cảm cha mẹ-con cái, nhằm tạo nên sức mạnh chính trị. Ông chính là vị hoàng đế đã khai sinh ra Kitô giáo ngày nay và ấn định ngày lễ hội Giáng Sinh 25/12, chuyển đổi từ ngày lễ hội thần mặt trời Apollo đã từng phổ biến rộng rãi cả Châu Âu trước đó.

-----------------

Chú thích:Thực ra ngày Chúa giáng sinh hiện nay vẫn chưa rõ ràng, như Chính Thống giáo (Orthodox) được xem là Thiên Chúa giáo phương Đông chọn ngày lễ Giáng Sinh là 6/1 thay vì 25/12.

3)Lễ hội:  Thông thường, biểu thị tình cảm của con người trước các thần linh là việc cầu khấn và tạ ơn. Sự việc này hãy còn được thể hiện trịnh trọng và vui vẻ hơn hàng năm qua các lễ hội, đặc trưng như lễ hội Tình Yêu, lễ hội Tạ Ơn đã tồn tại từ lâu mãi cho đến ngày nay.
  • Lễ hội Tình Yêu(E: Valentine's Day):  Còn gọi là lễ hội Valentine, đây là lễ hội nữ thần bảo trợ hôn nhân Jumo của La Mã cổ đại vào ngày 14/2 hàng năm. Nhưng về sau, do thấy rằng hôn nhân là một hạnh phúc trần thế đầy tiềm năng cho việc truyền giáo, nên lễ hội được quan tâm chuyển đổi bằng các truyền thuyết của tôn giáo nhất thần như:
+ Truyền thuyết 1:  Tôn vinh người nam của đôi tình nhân tên Valentine là thánh tử đạo, do quyết không từ bỏ đạo Chúa (thời Cựu Ước) vào năm 269 tCN.
+ Truyền thuyết 2:  Tôn vinh vị tu sĩ đạo Chúa (thời Cựu Ước) tên là Valentine, được cho là một thánh tử đạo vì đã bí mật làm lễ hôn phối cho đôi tình nhân mà bất chấp lệnh cấm tạm thời của hoàng đế Claudius đệ nhị vào năm 269 tCN.

Ngày Valentine – Wikipedia tiếng Việt
Valentine's Day - Wikipedia, the free encyclopedia
 
          Lễ hội Valentine phổ biến ở Anh vào thế kỷ 17 và ở Mỹ vào thế kỷ 18.  Sự hấp dẫn của tình cảm nam-nữ còn được nhiều nơi khác trên thế giới tổ chức lễ hội Tình Yêu vào các ngày sau:
-  Ngày 12/6 hàng năm, lễ hội có tên gọi là lễ Dio-Dos-Namorados ở Brasil.                                   
-  Ngày 7/7 hàng năm lễ hội Tình Yêu (节情人)được tổ chức tại Trung Quốc.
  • Lễ hội Tạ Ơn(E: Thanksgiving) :  Tri ân và báo ân là những tình cảm đạo đức khá tự nhiên của con người từ xưa đến nay, dù ở nơi nào, dù có hay không có tôn giáo. Tuy nhiên sự việc này cũng không tránh được sự tôn giáo hóa, điển hình như 2 trường hợp sau :
+ Lễ hội Tạ ơn mùa màng nơi thần Demeter của Hy Lạp cổ đại hay thần Ceres của La Mã cổ đại, sau này đồng hóa thành lễ hội Tạ ơn Chúa.
+ Lễ hội Tạ ơn thoát hiểm :  Lễ hội diễn ra vào đầu tháng 10 ở Canada và cuối tháng 11 ở Mỹ, nhằm nhắc nhở sự giúp đỡ các thực phẩm như gà tây, bắp, bí đỏ ... của người da đỏ Bắc Mỹ đối với di dân da trắng Anh gặp khó khăn vào năm 1620, và sau đó chỉ dẫn giúp họ trồng trọt, chăn nuôi. Ngày nay nhiều tín đồ đã đồng hóa đó là lễ Tạ ơn Chúa; nếu phải như thế thì họ cũng cần biết rằng xấp xỉ một nửa số người di dân đã từng cầu nguyện mà không qua khỏi giông tố và đói rét.


Lễ tạ ơn đầu tiên tại Plymouth (1914). Sơn dầu trên vải. Bảo tàng Pilgrim Hall.
Thực ra, truyền thống lễ tạ ơn có nguồn gốc từ niềm tin của người da đỏ Bắc Mỹ thể hiện lòng biết ơn đối với đất đai thiên nhiên đã đem đến sản vật nuôi sống họ.

Cảm ơn luôn là một phần trong cuộc sống hàng ngày của người Mỹ bản địa.
 
Xem thêm:
- Lễ Tạ ơn– Wikipedia tiếng Việt
- Thanksgiving- Wikipedia, the free encyclopedia 
- The Pilgrims — History.com Articles, Video, Pictures and Facts
- Do American Indians celebrate Thanksgiving? | Smithsonian
 
VIDEO
- The Real Story of Thanksgiving
- The First Thanksgiving: What Really Happened
- False Things Everyone Believes About Thanksgiving
- What is the History of Thanksgiving? | National Geographic
 
 
1.2  Tình theo cách nhìn của phương Đông:
          Tư tưởng phương Đông cổ đại khoảng thời Tây Chu (1066 – 771) tCN với học thuyết Ngũ Hành đã phân chia tình cảm theo trạng thái nội tâm làm 5 loại tình cảm tương ứng, cùng mối ảnh hưởng qua lại giữa tình cảm và các chức năng hoạt động của cơ thể vật chất :
Ngũ Hành                    Tình cảm                    Chức năng    
1.  Hỏa ( Fire )                          Vui ( happiness)              Tâm ( heart )
2.  Mộc ( Wood )                      Giận (anger)                   Can ( liver )
3.  Kim ( Metal )            Buồn (sadness)              Phế ( lung )
4.  Thổ ( Earth )                        Lo (love)                         Tì ( spleen )
5.  Thủy ( Water )           Sợ (fear)                         Thận ( kidney )
         
Theo Thái Ất chân nhân (太乙真人), vị cao tăng của Lão giáo ở động Kim Quang, núi Càn Nguyên nói rằng:

Vui quá hại Tâm           hay       Tâm suy, dễ vui mừng (*)
Giận quá hại Can                    Can suy, dễ nóng giận
Buồn quá hại Phế                              Phế suy, dễ buồn rầu
Lo quá hại Tì                                     Tì suy, dễ lo nghĩ
Sợ quá hại Thận                                Thận suy, dễ sợ hãi

---------

(*) dễ # bất thường

Ngũ hành và Ngũ tạng
         Đến thời Xuân Thu (722 – 221) tCN qua tác phẩm Hoàng Đế Nội Kinh, tình cảm theo Nho giáo (thời kỳ xuất hiện Khổng Tử) được chia làm 7 loại và gọi là thất tình. Về sau, khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa đã chỉnh đổi nội dung thất tình và cụ thể hóa loại tình thứ bảy dục này làlục dục.               
+  Thất tình theo Nho giáo :
Hỷ(mừng), Nộ(giận), Ái(thương), (ghét), Ai(buồn), Cụ(sợ), Dục(muốn).
+  Thất tình theo Phật giáo :
Hỷ(mừng), Nộ(giận), Ái(thương), (ghét), Ai(buồn), Lạc(vui), Dục(muốn).
         Cũng như ở phương Tây, phương Đông đang tồn tại không ít lễ hội, từ các lễ hội dân gian, xã hội đến các lễ hội tôn giáo. Và nếu chúng ta không quá vướng mắc các hình thức lễ nghi cực  đoan hay mê tín cần loại trừ, thì đây là những tôn vinh các giá trị tinh thần gắn bó với đời sống thiết thực của con người. Riêng đối với Phật giáo trong quá trình độ sinh, chẳng những đã không chủ trương loại trừ các tôn giáo khác, mà còn có những tôn trọng, dung nạp các giá trị bản địa, điển hình tam giáo đồng nguyên Phật-Nho-Lão là một trường hợp.

2.  Phân loại tình : 
Tình có thể tạm phân loại theo 2 tính chất sau ( xem thêm mục 7 )
          2.1  Tình theo tính chất định lượng:  Tình cảm thường có xu hướng phát triển theo 2  loại sau.
1) Tình thân情親 :  Đó là loại tình cảm ưa thích, có quan hệ mật thiết mà ta thường thấy với các đối tượng quê hương, cha-mẹ, nam-nữ, tôn giáo….
Đối với nam-nữ, tình thânnam-nữ gọi là tình yêu, tình ái hay ái tình (ái = yêu: quyến luyến, gắn bó, thương mến). Nơi Kytô giáo, niềm tin Tình yêu từ Thiên Chúa cho người theo đạo gọi là Bác ái.   
2) Tình thù情殊:Đó là loại tình cảm chê ghét, bất đồng, loại trừ  mà ta thường thấy với các đối tượng là kẻ làm hại dân tộc, làm hại cha-mẹ, làm hại tình yêu nam-nữ…, và thường có thể là người có suy nghĩ hoặc hành động trái với những gì ta ưa thích hay mong muốn.
 
          2.2  Tình theo tính chất định tính:  tình cảm có xu hướng gắn bó với các sự vật bên ngoài, được phân biệt theo các đối tượng sau.
          - Đối tượng là con người:
1) Tình bằng hữu(情朋友; E: friendship :  còn gọi là tình bạn, đó là loại tình cảm có đối tượng không ruột thịt, nhưng có thể có cùng nghề nghiệp, lý tưởng hay cùng sở thích thẩm mỹ (như các bộ môn văn học, nghệ thuật, vận động…).
 
2) Tình giới tính(情界性;  E: sexual affection):  Đó là loại tình cảm sinh học có đối tượng là đồng giới hay khác giới. Tình cảm nam-nữ thường nhanh chóng phát triển mạnh gọi là tình yêu hay tình ái.
          -  Khi tình cảm phát triển với mong muốn gắn bó đôi nam-nữ lâu dài gọi là hôn nhân – với nam gọi là chồng, với nữ gọi là vợ, thì tình cảm này gọi là tình vợ chồng. Nho giáo đã đề cao loại tình cảm này và mang tính một chiều gọi là đạo phu phụ  道夫婦( một trong Tam Cương ).
          -  Khi tình cảm này hướng tới nhục dục 肉慾(ham muốn về thể xác) thì tình cảm này được gọi là tình dục 情慾(phân biệt với tính dục性慾là những khía cạnh đặc trưng của nam giới và nữ giới). 
 
3) Tình anh em trai (情兄弟: tình huynh đệ;  E: brotherhood), tình chị em gái(情姊妹: tình tỉ muội;  E: sisterly love):  Đó là loại tình cảm có đối tượng là ruột thịt hay họ hàng. Có khi anh em hàm chỉ tuổi tác giữa các đối tượng tình bạn, nên theo đó mà gọi là tình anh em bạn, tình chị em bạn.
 
4) Tình cha con(tình phụ tử  情父子), Tình mẹ con(tình mẫu tử  情母子) :  Nói gọn là tình cha mẹ-con cái (E: paternal-maternal affection), đó là loại tình cảm có đối tượng là cha mẹ và con cái. Tình cảm này thường phát triển một cách tự nhiên và mạnh nên cũng thường gọi là tình yêu thay vì tình. Nho giáo đã đề cao loại tình cảm này và mang tính một chiều gọi là đạo hiếu (một trong Tam Cương – Xin xem Phần II).
 
 
5) Tình đồng bào(情同胞;  đồng : cùng;   bào :  bọc nhau thai;  E: compatriot love) :  Đó là loại tình cảm có đối tượng là con người trong cùng môt nước và thường được thể hiện ở khía cạnh xã hội hay chánh trị.
 

------------------

Chú thích-Tình đồng hương 情同鄉 # tình đồng bào.
                    - Tình đồng chí 情同志(E: comradeship).
                 - Tình đồng môn 情同門(E: classmate).
6) Tình nhân loại(情人類;  E: human love):  Đó là loại tình cảm có đối tượng là con người sống cùng trên trái đất, không phân biệt quốc gia, màu da hay tiếng nói và thường được thể hiện ở khía cạnh tôn giáo hay nhận thức đạo đức.
  
Bàn thờ Bác sĩ Yersin của người dân Nha Trang
         
- Đối tượng là sự việc hiện thực:  Tình cảm này có đối tượng làm thỏa mãn đời sống vật chất hay tinh thần hiểu biết của con người.
7) Tình thẩm mỹ:  Đó là loại tình cảm nhằm thỏa mãn ngũ quan (đời sống vật chất) như hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh,  vật cảnh, thể hình, thời trang…(thị giác) ; âm nhạc, ca hát…(thính giác);  hương liệu (khứu giác) ; ẩm thực (vị giác) ; cảm giác nóng-ấm-mát-lạnh, xoa bóp…(xúc giác). Có thể một loại hình tình thẩm mỹ bao gồm nhiều giác quan như ẩm thực chẳng hạn, ngoài vị là đậm hay nhạt... còn cần nóng hay lạnh…, thơm tho hay nặng mùi…, giòn hay ỉu…, trình bày đẹp hay xấu...
 
Họa sĩ vẽ tranh và người thưởng thức tranh
 
8) Tình lý trí:  Đó là loại tình cảm nhằm thỏa mãn các suy nghĩ, hiểu biết về khoa học xã hội (triết học, văn học) hay khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật. Có thể một loại hình tình lý trí bao gồm nhiều khoa học như bộ môn dân tộc học…
 
Jean-Jacques Rousseau  và tác phẩm.
Có nhiều loại hình tình cảm bao gồm tình thẩm mỹ và tình lý trí  thể hiện ở nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật điện ảnh, nghệ thuật ẩm thực (ngoài việc thỏa mãn ngũ quan, còn phải đáp ứng về mặt tính dược là lợi hay hại cho sức khỏe )…
          - Đối tượng là sự việc lý tưởng:  Tình cảm này có đối tượng làm thỏa mãn đời sống tinh thần cao quý đáng trân trọng.
9) Tình quê hương, tình đất nước, tình tổ quốc:  Đó là loại tình cảm khá mạnh nên còn gọi là tình yêu thay vì tình, có đối tượng là nơi ở hay đất nước mà con người đó đã hay đang sinh sống. Động lực của loại tình này thường là văn hóa của đất nước mà người đó sống.
 
                             
10) Tình đạo đức:  Đó là loại tình cảm có đối tượng là các giá trị đạo đức (thiện-ác) nơi sự hay việc liên quan đến đời sống xã hội hay tôn giáo.
 

VIDEO

- Mẹ tôi – Lê Huy – Khánh An

- Tình ca - Phạm Duy * Mỹ Linh

- Tình ca - Hoàng Việt - Vũ Thắng Lợi

- Tổ quốc gọi tên mình - Phạm Thu Hà & Lê Anh Dũng

- Tổ Quốc Gọi Tên Mình– Đinh Trung Cẩn - Tạ Minh Tâm

- Tình em - Lan Anh , Vũ Thắng Lợi

- Như Quỳnh - Anh Cứ Hẹn| Thơ: Hồ Dzếnh-Nhạc: Anh Bằng


3.  Tình theo quan điểm Tâm lý học hiện đại :
         
Tình cảm là hiện tượng tâm lý nhân cách (E: phenomenon of personality psychology), thể hiện sự rung động của một chủ thể về một đối tượng có cường độ cao hơn tâm trạng (E: status), nhưng thấp hơn xúc động (E: excitation), tiềm tàng, sâu lắng, ổn định, khó hình thành nhưng cũng khó mất đi (điển hình là niềm tin tôn giáo).
3.1. Sự hình thành tình cảm.
Cảm xúc(E: emotion) là quá trình tâm lý (E: psychoprocess)bao gồm  nảy sinh + diễn biến, + kết thúc, hình thành sự rung động của bản thân trong quá trình tương tác với sự vật hiện tượng ở môi trường xung quanh. Sự rung động này là do những biến đổi về tâm sinh lý có tính mãnh liệt, nhất thời trước hình ảnh kích thích của sự vật hiện tượng.
        Có 4 loại cảm xúc điển hình là vui, buồn, sợ hãi, giận dữ, và chúng có thể làm tê liệt tạm thời các phán đoán, các suy luận và ý chí của cá nhân. 
- Khi các cảm xúc xảy ra với cường độ cao và đột ngột thì gọi là xúc động (excitation).
- Khicác cảm xúc bị dồn nén đẩy vào vô thức nhưng vẫn chi phối các hành vi bằng sự ám ảnh lo sợ, thì gọi là mặc cảm (E: complex). Người mặc cảm thường biểu hiện sự rụt rè, e thẹn, thua kém, buồn day dứt.

Cảm xúc là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành từ quá trình tổng hợp hóa lâu dài những cảm xúc đồng loại (cùng một phạm trù, cùng một phạm vi đối tượng)tạo nên tính chất ổn định và xác định, khó hình thành và khó mất đi, nghĩa là có tính tương phản với cảm xúc ban đầu.  Ví như tình cảm của con cái đối với cha mẹ là cảm xúc (dương tính) thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ chăm sóc thoả mãn nhu cầu, dần dần được tổng hợp hoá mà hình thành.
Tình cảm khi đã được hình thành thì tình cảm lại biểu hiện phong phú đa dạng cảm xúc và chi phối cảm xúc.
3.2. Tính chất của tình cảm (*).
Tình cảmxuất phát từ cảm xúc, rồi trở lại chi phối cảm xúc, làm cho cảm xúc ổn địnhkhó mất đi.  Với tính chất này, tình cảm được xếp vào thuộc tính tâm lý (E: psychoattribute).
1) Định tính tình cảm.
Tình cảm và cảm xúc đều có mối tương quan, cho nên những tính chất cảm xúc đối với cảnh sắc bên ngoài nơi ngũ quan hay cảm xúc đối với các xu hướng chính trị, xã hội, tôn giáo bên trong não … đều là những tính chất biểu hiện nơi tình cảm, như dễ chịu-khó chịu, đẹp-xấu, ngon-dở, thơm-hôi, hay-dở, ưa-ghét, …
2) Định lượng tình cảm.
Tình cảm mang tính định lượng sau:
          + Đam mê (E: passion) :  Đó là loại tình cảm mạnh (hay yếu) dành cho các giá trị cao đẹp về một học thuật hay nghệ thuật nào đó.
          + Nghiện ngập (E: addiction) :  Đó là loại tình cảm mạnh (hay yếu) bị lôi kéo bởi các giá trị thấp hèn làm sụp đổ tâm sinh lý và hủy diệt nhân cách.
Khi tình cảm dành cho đối tượng ngày càng mãnh liệt, lấn át các loại tình cảm khác và trở thành chuyên nhất, thường được gọi là tình yêu (E: love). Nhà thơ Xuân Diệu đã mô tả tình yêu đối với tình giới tính trong bài thơ “Tình yêu là gì?”:
Yêu là yêu – là nhạc lòng lên điệu
Là tâm hồn ghi khắc bóng hình ai
Là nhớ nhung mơ mộng suốt đêm dài
Là chờ đợi bước chân người thương mến
Yêu là mắt nhìn nhau đầy âu yếm
Môi ngập ngừng nhưng chẳng thốt nên câu
Lúc gần nhau quên vạn nỗi ưu sầu
Và thấy cả cuộc đời lên sắc thắm

Tình cảm là một phần của nhu cầu con người; tuy nhiên, để han chế cực đoan của các cảm xúc, là đầu mối đưa tới các sai lầm, chúng ta cần có sự tham gia của yếu tố lý trí qua phân tích với lý lẽ.  Tất nhiên là nhìn mọi sự vật sự việc bằng những cực đoan thuần phân tích lý lẽ cũng dễ đưa đến các sai lầm.
 (Xin xem thêm Bài đã soạn “Tâm”, và Bài đọc thêm “1. Một số các ý tưởng về tình”).

----------------------

(*) Chú thích:    Trong Phật giáo, hành giảtu học không chối bỏ tình cảm hay lý trí. Yêu cầu đối với hành giả là thấy rõ bản chất thực và bản tính thực của chúng là Duyên khởi, là Vô ngã hay Vô ngã tính, để không phải rơi vào Chấp ngã (tức Hữu ngã), là các chấp mắc cực đoan, là đam mê hay nghiện ngập nơi các cảm xúc đối đãi.
         
- Người với nhận thức Chấp ngã, thì tình cảm là trạng thái tâm dính mắc và được gọi là Ái, đó là Tham ái hoặc Sân ái (Xin xem giải thích về Ái ở Phần I, mục 6).
           
-
Người với nhận thức Vô ngã, thì tình cảm là trạng thái tâm tự do và được gọi là Từ Bi. Nhận thức Vô ngã được xem là tuệ giác, nên Từ Bi – Trí Tuệ thường được gọi gộp chung để dễ sáng tỏ hơn quan điểm về tình cảm của các hành giả Phật giáo.
Xem thêm:
- Affection - Wikipedia
- Tình cảm – Wikipedia tiếng Việt
- Xúc cảm là gì? So sánh xúc cảm và tình cảm? - Luật Hoàng Phi
 
4.  Tình theo quan điểm Nho giáo:
         
Đức Khổng Tử (551 – 479) tCN, từ tuổi 22 đã mở trường dạy học và sau đó ở tuổi 34 đã dẫn đệ tử đi truyền bá tư tưởng, đến tuổi 68 thì ông bắt đầu viết sách Luận Ngữ. Ông đã từng ra làm quan nhỏ giữ kho lúc 19 tuổi và quan lớn tể tướng lúc 51 tuổi, tất cả đều trong quãng một thời gian rất ngắn. 

Khổng Tử đã sinh ra và lớn lên trong thời kỳ Xuân Thu (770 – 225) tCN là thời kỳ có chiến tranh liên tục và xã hội loạn lạc triền miên : tôi giết vua, con giết cha, anh em hay vợ chồng giết nhau, cướp bóc đói khổ đến đỗi nhiều nhà phải đổi con cho nhau mà ăn thịt… Có thể đây chính là lý do đã ra đời học thuyết Chính Danh (正名)của ông và sau này, là học thuyết cốt lõi của Nho giáo – một học thuyết chính trị cải cách mới, nhằm cải tạo xã hội và giáo hóa xã hội dần dần. Khổng Tử nói : “Thiên hạ vô đạo lâu rồi, Trời lấy Khổng Tử làm mỏ để tuyên dương giáo hóa” (Luận Ngữ thiên 3 ).
         
Do đó tình theo Nho giáo chủ yếu là những thể hiện ứng xử theo các nguyên tắc của học thuyết Chính Danh trong phạm vi con người. Khi mối quan hệ ứng xử này đượ thực hiện trong đời sống đúng theo nguyên tắc đặt ra, thì tình cảm được phát triển theo xu hướng tốt đẹp và người tuân thủ tốt các nguyên tắc này được gọi là quân tử. Ngược lại tình cảm có chiều hướng xấu đi và người kém tuân thủ các nguyên  tắc này gọi là tiểu nhân. Các nguyên tắc này gồm có Ngũ Thường và Tam Cương, riêng đối với phụ nữ còn phải rèn luyện thêm Tam Tòng và Tứ Đức.
         
1) Ngũ Thường五常:(Ngũ 五: năm;  Thường 常:  Điều phải lẽ luôn nhớ hành xử hàng ngày, không thể thiếu được):
          1/Nhân :  Có tình thương đối với mọi người.
          2/ Nghĩa 義:  Cư xử công bằng đối với mọi người.
          3/Lễ 禮:  Tôn trọng đối với mọi người.
4/ Trí 智:  Hiểu lẽ đúng-sai, thiện ác đối với nguyên tắc.
5/Tín 信:  Trung thực đối với mọi người.  
          2) Tam Cương  ( Tam : ba ;  Cương : giềng mối ) :
          1/ Quân-Thần 君臣(đạo vua-tôi): “Quân xử thần tử, thần bất tử bấttrung”.
          2/ Phụ-Tử 父子(đạo cha mẹ-con cái): “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”.
          3/ Phu-Phụ 夫婦  (đạo chồng-vợ):  “Phu xướng, phụtùy”.
3)Tam Tòng  三從(Tam : ba;   Tòng : theo).      
          1/ Tại gia tòng phụ 父(cha).               
          2/ Xuất giá tòng phu 夫(chồng).        
          3/ Phu tử tòng tử 子(con).                                                                                                   
4) Tứ Đức  四德 ( tứ 四: bốn;  đức 德: cái tốt, phẩm hạnh).
1/Công 工:  Khéo léo việc làm.
          2/Dung 容:  Dịu dàng thân tướng.
          3/ Ngôn 言:  Nhã nhặn lời nói.
          4/Hạnh 行:  Nhu mì tính nết.
         Một lần, Khổng Tử bàn luận về cách đối nhân xử thế với các học trò của ông:
- Tử Lộ nói:  “Nếu người khác đối xử có thiện ý với con, con cũng sẽ đối xử có thiện ý với họ. Nếu họ đối xử với con bất thiện, con cũng sẽ bất thiện với họ”.
-  Khổng Tử phê bình:  “Đây là cách hành xử của những người không có đạo đức và lễ nghĩa.
-  Tử Cống nói:  “Nếu người khác đối xử có thiện ý với con, con sẽ đối xử có thiện ý với họ. Nếu họ đối xử với con bất thiện, con sẽ giúp họ hướng thiện.”
-  Khổng Tử phê bình:  “Đây là cách hành xử giữa những người bằng hữu.”
-  Nhan Tử nói:  “Nếu người khác đối xử có thiện ý với con, con sẽ đối xử có thiện ý với họ. Nếu họ đối xử với con bất thiện, con sẽ vẫn có thiện ý với họ và giúp họ hướng thiện.”  
-  Khổng Tử phê bình:  “Đây là cách hành xử của những người trong gia đình.”
-  Nhan Tử hỏi:  “Làm sao con có thể đạt được cách đối xử tốt nhất ?
-  Khổng Tử đáp:  “ Đó là đối đãi với người khác bằng đạo Nhân :
  • Hành xử như nhau, cho dù họ giàu hay nghèo, không bị điều khiển bởi tham dục ( Nghĩa và Tín ).
  • Hành xử như nhau, cho dù con ở địa vị cao sang hay bình thường, con phải luôn luôn khiêm nhường và lễ độ(Lễ), và cần làm bạn với những người có chí khí ( Trí ).”                                                                                                                        
           Theo đây, có thể thấy rằng yếu tố Nhân trong Ngũ Thường hình thành từ sự rèn luyện 4 yếu tố kia. Vì muốn có tình thương chân thật đối với con người (Nhân), ta phải nhận thức đầy đủ các nguyên tắc ứng xử (Trí) và hành xử đúng theo các nguyên tắc này (Nghĩa, Lễ, Tín). Cũng cần nhận thức rằng các nguyên tắctu thân Ngũ Thường và Tứ Đức hãy còn những giá trị tương đối trong điều kiện tùy thuận theo không-thời gian (môi trường sống và thời đại sống); còn các nguyên tắc quan hệ Tam Cương và Tam Tòng mang tính áp đặt cứng nhắc, nay chỉ là những giá trị lịch sử và mờ nhạt, có tồn tại chăng là ở các nơi với chế độ kém phát triển.
          Như vậy Nhân chính là mục tiêu của tu thân, là nền tảng đạo đức của tình, là cơ sở để nghiệm lại giá trị các loại tình (mối quan hệ, gắn bó) đã được kinh điển Nho giáo ghi chép.
+ Tình giớitính:    Nam nữ thọ thọ bất thân.
+ Tình thầy trò :    - Nhân bất học, bất tri lý ( Trí ).
                                                 - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư ( Nghĩa ).       
                                                 - Tiên học lễ, hậu học văn ( Lễ ).
                                                 - Không thầy đố mày làm nên ( Tín ).
+ Tình cha mẹ-con cái:  (Xin xem Phần II  Hiếu bên dưới).
+ Tình nhân loại:  Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Xem thêm:
- Nho giáo | owlapps
- Nho giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Nho giáo Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
- Tìm hiểu về Nho giáo (Khổng giáo) - PGS Hà Hoàng Kiệm
- Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta
- NHO GIÁO chiếm ƯU THẾ ở thế kỷ 15- THÁNH ĐỊA VIỆT NAM...

- Ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam...- Một số tư tưởng Triết học của Nho giáo ảnh hưởng trong đời sống văn hóa ...
 

VIDEO

5.  Tình theo quan điểm Kitô giáo(Thiên Chúa giáo phương Tây) :

Đức Chúa Jesus (0-33) CN - với những giai đoạn trưởng thành hãy còn tranh cãi - đã xuất hiện và  giảng đạo ở tuổi 30 trong suốt thời gian khoảng 3 năm; những điều giảng dạy đã được ghi chép lại sau khi qua đời trong sách Tân Ước (45 -:- 145) CN. Về sau người theo đạo sử dụng luôn sách Cựu Ước (# 650) tCN làm điểm tựa cho việc hành đạo. Vào thời kỳ hoàng đế La Mã Constantinus, từ năm 325, ông đã cho sửa đổi các sách trên cùng các điều luật và khai sinh ra đạo Kitô ngày nay.

Theo Kitô giáo, người theo đạo phải tin vô điều kiện rằng có một Thiên Chúa duy nhất là đấng tạo hóa toàn năng, toàn trí, toàn thiện đã dựng nên và điều khiển toàn thể vũ trụ, vạn sự vạn vật hữu hình và vô hình. Con người là một tạo vật đặc biệt của Thiên Chúa, các yếu tố vật chất, tình cảm, lý trí nơi con người đều được Thiên Chúa ban cho. Con người có bổn phận phải tin tưởng Chúa (Đức Tin: Belief), cầu nguyện Chúa (Đức Cậy: Hope), yêu thương Chúa (Đức Mến = Bác Ái : Charity) là 3 nhân đức đối Thần dưới sự hướng dẫn của Giáo Hội, để có thể thấy biết được cội nguồn của mình và được ân sủng hiệp thông với Thiên Chúa (= Hưởng nhan Thánh Chúa – tức thấy được mặt Chúa và được hầu hạ Chúa).
Do đó, tình (bao gồm các loại) là sở hữu của Chúa, là chính Chúa : “Thiên Chúa là Tình yêu(God is Love)”(Ga4:8),  “Cha sẽ cho con biết những điều về tình yêu mà con không thể hiểu bằng trí óc của con. Hãy đến nhận Thánh thể, con sẽ được cảm mến hạnh phúc nước Trời”(Ga4:8,16).

---------------

Chú thích
-Chúa còn có các danh xưng trong các sách là Cha, Thầy, Ta, Thần.
-Nhân đức đối Thần :  Điều tốt mà con người cần có khi đứng trước Chúa.
- Thánh thể : Vật nào đó như bánh, nước rượu, nhẫn, tượng…được tin đó là Chúa.
-Nước Trời :  Nơi Chúa ngự trị, Thiên Đàng.
-Tình theo ý niệm thông thường của thế gian được Giáo Hội sử dụng lúc ban đầu để truyền đạo, nhưng thực chất tối thượng là tình chỉ dành trọn cho Thiên Chúa (vô hình) và Giáo Hội (hữu hình).
 
Tên của Thiên Chúa là "TÌNH YÊU" - Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức
 
Các loại tình được Thiên Chúa chỉ dạy theo kinh Thánh như sau        :                
1) Tình bạn:      
- “Thưa Thầy, nếu anh em cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải bảy lần không ? – Thầy không bảo là bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy” ( Mt 18:21 ).
          - “Là môn đệ của Thầy, anh em phải có lòng thương yêu nhau. Phàm ai ghét anh em mình thì đã là kẻ sát nhân” ( Ga 13.35 và 3.15 ).
2) Tình giới tính:  Các quan hệ hôn nhân và tình dục được trình bày rất phức tạp trong Cựu Ước, và khá đơn giản hơn trong Tân Ước. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này hãy còn nhiều bức xúc đến đỗi vị Giáo Hoàng Benadicto 16 lúc đang tại vị (2010) đã luôn kêu gọi cảnh giác và ví von “Hãy đặt chữ dục vào trong chữtình !” (dục: nhục dục;  tình: tình cảm), và sau cùng ông đã phải từ nhiệm vì áp lực của vấn đề này.
3) Tình cha mẹ-con cái:  (Xin xem Phần II  Hiếu bên dưới).
4) Tình đạo đức(Hy Lạp : agapan;  Latin : caritas;  Anh : charity):  Còn có tên gọi là Bác Ái, Đức Ái, Đức Mến, Tình Yêu, là sự tương tác giũa Thiên Chúa và muôn loài (đặc biệt là con người), là giá trị tinh thần cao nhất của Kitô giáo –  tức tâm linh Kitô giáo hay linh đạo Kitô giáo, là đích đến cần phấn đấu đạt được của người theo đạo. Linh mục F.Sales  trình bày tình đạo đức như sau :
Con người   là sự hoàn mỹ của     Vũ trụ.                              
Tinh thần     là sự hoàn mỹ của     Con người.                                                  
Tình yêu      là sự hoàn mỹ của     Tinh thần.                                                       
Bác Ái         là sự hoàn mỹ của     Tình yêu.


5) Tình thù :       
- “Thầy bảo anh em đừng chống cự người ác, trái lại nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ má bên trái ra nữa” (Mt 5:38).
          - “Thầy bảo anh em hãy yêu kẻ thù. Hãy cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em (Mt 5:43). Hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả (Lc 18:22).
Xem thêm:
- Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? - Got Questions
- THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU - Truyền Thông Công Giáo Tin Vui
- Thông điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" (phần 1) - TGP Sài Gòn
- Thông điệp "Thiên Chúa là Tình Yêu" (phần 2) -TGP Sài Gòn

 

VIDEO

- Thiên Chúa Là Tình Yêu - Nguyễn Hoàng Yên

- THIÊN CHÚA Là TÌNH YÊU, Cha Phêrô Lê Quang.

- Vũ khúc "Thiên Chúa là Tình Yêu" - Giáo xứ Phanxicô Xaviê

 

6.  Tình theo quan điểm Phật giáo:

Đức Phật Thích Ca (634 – 554) tCN, vốn là một thái tử rất có tài về cả văn lẫn võ, nhưng lại rất khát khao về lẽ thật (chân lý) của cuộc sống. Sau gần 6 năm gian lao tìm cầu, lẽ thật Duyên khởi đã được Phật Thích Ca khám phá một cách trọn vẹn cả về nhận thức lẫn hoạt dụng. Và trên 45 năm còn lại của cuộc đời, đức Phật đã không ngừng truyền dạy lẽ thật này, nhằm giúp con người tự tháo gỡ những bế tắc của mình và tự tìm lấy hạnh phúc chân thật cho chính mình ngay trong cuộc sống hiện tại; nói một cách cụ thể là con người tự mình chủ động và hài hòa được các yếu tố sống chính yếu là vật chất, tình cảm và lý trí nơi chính mình.
1)Tình biểu hiện nơi chúng sinh – Ái”.
Cấu trúc 12 Duyên khởi (tức 12 Nhân Duyên) từ Duyên khởi, đã chỉ cho chúng ta thấy rằng khi chúng ta chưa sáng tỏ được lẽ thật (Vô minh) thì sẽ dẫn đến một đời sống tình cảm đầy bất trắc, khổ đau do nhận thức mê lầm và cố chấp, đó là Ái.
Dưới đây là các dạng đồ hình diễn đạt sự vận hành 12 Duyên (12 Nhân Duyên).


 
Quá khứ 1. Vô minh (avijjā)
2. Hành (sankhārā)
Nghiệp hữu (kamma-bhava)
5 nhân: 1, 2, 8, 9, 10
Hiện tại 3. Thức (viññāna)
4. Danh sắc (nāma-rūpa)
5. Lục căn (āyatana)
6. Xúc (phassa)
7. Thọ (vedanā)
Sinh hữu (upapatti-bhava)
5 quả: 3, 4, 5, 6, 7
8. Ái (tanhā)
9. Thủ (upādāna)
10. Hữu (bhava)
Nghiệp hữu (kamma-bhava)
5 nhân: 1, 2, 8, 9, 10
Vị lai 11. Sinh (jāti)
12. Già chết (jarā-marana)
Sinh hữu (upapatti-bhava)
5 quả: 3, 4, 5, 6, 7
 
 
Cấu trúc 12 Nhân Duyên theo 3 thời Quá khứ-Hiện tại-Vị lai trong một kiếp sống hay nhiều kiếp sống

Ái(;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Craving, Desire, Greed, "Thirst"):  Có nghĩalà sự dính mắc vào ưa thích hay chê ghét, phát sinh sau khi cảm nhận các duyên ngoại cảnh.  Ái hay Ái dục có bản chất thèm muốn hay khao khát các đối tượng mà nó yêu thích, nhưng không bao giờ cảm thấy đủ, không bao giờ được thỏa mãn. Có thể nói Vô minh được xem là thể, còn Ái được xem là dụng.
Ái biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc là  Tham ái, Sân ái, Si ái chi phối trong 3 cõi:
- Ái trongcõi Dục (Dục giới) gọi là Dục ái(P: Kāmataṅhā):  Đây là các loại ái trong cõi Dục, từ những cảm thọ đi qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (da), ý (não bộ) mà đối tượng của nó là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (ý tưởng).
- Ái trongcõi Sắc (Sắc giới) gọi là Sắc ái(P: Rūpataṅhā):  Đây là các loại ái trong cõi Sắc, là những cảm thọ vi tế của tinh thần – đó là hỷ, lạc, xả của các tầng thiền định.
- Ái trongcõi Vô sắc (Vô Sắc giới)  gọi là Vô sắc ái(P: Arūpataṅhā):  Đây là các loại ái trong cõi Vô sắc, là những cảm thọ phát sanh do chán các sắc – sắc tướng, sắc pháp. Hành giả chán luôn cái thân sắc vật chất dù thô hay tế, mà chỉ muốn sống bởi các ý niệm, khái niệm trừu tượng mà thôi. Tương ứng với loại ái dục này là từ bỏ các thiền sắc giới để tu tập các thiền vô sắc giới. Hành giả không còn các cảm thọ thô tháo nữa mà chỉ còn trạng thái xả và định.

Giáo lý đạo Phật giải thích rằng đối với những người phải tái sanh, khi bỏ thân này để thọ thân sau là vì có Ái, cũng y hệt như ngọn lửa chuyền từ nơi này sang nơi kia là vì gió, như nhiên liệu tạo động lực cho sự bị động trong tái sinh. Trong môt số kinh khác, Đức Phật từng nói rằng khi lìa Ái, sẽ đắc quả Bất Lai.
- Trong kinh Tăng Chi Bộ (Anguttara- Nikàya, II.P.34) có ghi:
“Này các tỳ kheo, trong tất cả các pháp, dù là pháp hữu vi hay vô vi, pháp giải thoát ‘ly Ái’ là cao cả nhất. Ấy nghĩa là giải thoát kiêu mạn, diệt trừ tham, nhổ tận gốc sự chấp thủ, cắt đứt sự tiếp tục, dập tắt khát Ái, giải thoát, chấm dứt, Niết Bàn”. Nói cách khác, “Ái diệt tức Niết-bàn”.
- Trong kinh Pháp Cúcâu 153, 154 có chép:
"Xuyên qua nhiều kiếp sống, Như Lai lang thang đi trong vòng luân hồi để tìm, nhưng không gặp người thợ cất nhà này. Phiền muộn thay, đời sống triền miên tiếp diễn.       
Này hỡi người thợ làm nhà! Ngươi đã bị bắt gặp. Ngươi không còn cất nhà nữa. Tất cả rui mè của ngươi đã gãy. Cây đòn dông của ngươi cũng bị phá tan.      
Tâm của Như Lai đã thành đạt trạng thái vô vi (Niết Bàn).
Mọi hình thức Ái dục đã hoàn toàn chấm dứt".
- Trong kinh Pháp cú trong kệ 212 đức Phật dạy:
Từ Áisinh lo âu
Từ Áisinh sợ hãi
Lìa Áikhông lo âu
Nơi nào có sợ hãi?        
- TrongkinhTương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:
Đoạn tận Tham (ái), đoạn tận Sân (ái), đoạn tận Si (ái), tức đoạn tận Ái, đây gọi là Niết-bàn
- TrongCâu Xá Luận, quyển 4 thì: “Ái có nghĩa là ái lạc, thể của nó là lòng tin, song ái có hai: ‘một là có nhiễm ô, hai là không nhiễm ô.  Có nhiễm ô gọi là tham, như yêu vợ con … Không nhiễm gọi là tín, như yêu sư trưởng’...”
Ái trong một số các kinh điển khác:
- Chữ Ái đi đôi với chữ Kiến gọi là Ái Kiến. Theo Đại Trí Độ Luận, quyển 7, chữ Ái là mê hoặc về sự và chữ Kiến là mê hoặc về lý, như nói: “Phiền não có hai loại, một là thuộc về Ái, hai là thuộc về Kiến”.
- Chữ Ái đi đôi với chữ Hoặc gọi là Ái Hoặc, nghĩa là mê hoặc không thấy được chân lý, như kinh Kim Quang Minh Văn Cú, quyển 3 ghi rằng: “Người đạt đến Bát Địa vẫn còn có Ái hoặc”.
- Chữ Ái đi đôi với chữ Hà gọi là Ái Hà, nghĩa là con người chìm đắm trong sông Ái dục, như kinh Bát Thập Hoa Nghiêm, quyển 26 ghi rằng: “Theo dòng sanh tử vào trong đại Ái hà”.

2)Tình biểu hiện nơi bậc giác ngộ - Từ Bi-Trí tuệ”.
Cấu trúc Ngũ uẩn với phần vật chất thuộc Sắc hữu hình, còn phần tình cảm, lý trí, ý chí, ký ức thuộc Danh vô hình. Cho dù là hữu hình hay vô hình do sự phân biệt có hạn của giác quan, Ngũ uẩn luôn là hữu thể do hợp duyên, nên không thực thể (Vô ngã), và không thường hằng, bất biến (Vô thường); Ngũ uẩn theo không-thời gian mà không ngừng biến đổi.
Vì thế, tình trên nền tảng nhận thức Duyên khởi (Vô thường-Vô ngã) được biểu hiện bằng nội dung Từ Bi song hành cùng Trí Tuệ như sau        
- Từ Bi:      
          + Từ :  Phát nguyện độ sinh đạt tới hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
+ Bi :  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
- Trí Tuệ:  Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, giải pháp ứng xử về tình, sao cho hợp với nguyên tắc: “Lợi mình và người. Không được lợi mình mà hại người. Không được lợi người mà hại mình. Không được hại cả mình và người.”(Theo Trung Bô Kinh I, số 61và 62, kinh giáo giới La-hầu-La ở rừng Ambalavà Trung bộ Kinh II, kinh thứ 147).                                                                                                                                                                Từ Bi được xây dựng trên Trí Tuệ “Duyên khởi” (Vô thường – Vô ngã) đã thể hiện một dạng tình cảm rộng mở không trói buộc, không áp đặt, là phương tiện linh hoạt đáp ứng ngay cho cuộc sống hiện tại.
          Như vậy, có thể nói rằng Phật giáo không phủ bác các quan điểm về tình từ các học thuyết Tâm lý hiện đại, học thuyết Chính Danh của Nho giáo hay học thuyết Thần học của Kitô giáo nếu như các học thuyết này phù hợp với nguyên tắc Trí Tuệ nói trên, nghĩa là các học thuyết này chỉ là những phương tiện tạm thích nghi với không-thời gian, chứ không là những tín điều bất di bất dịch.
- Trongkinh Trường Bộ, đức Phật đã cụ thể hóa Từ Bi-Trí Tuệ, chỉ dạy đời sống tình cảm trong quá trình độ sinh. Những điều được ghi nhận lại như dưới đây được xây dựng trên nguyên tắc đạo đức Từ Bi-Trí Tuệ nói trên; tất cả đều mang tính tương đối theo đúng tinh thần của chân lý Duyên khởi, và không là những tín điều bất di bất dịch như nơi các học thuyết khác.  
1/. Tình bạn.        
1/ Tôn trọng, nhã nhặn với bạn.       
2/ Thiện ý, khoan dung với bạn.                                                        
3/ Quan tâm đến gia đình của bạn.                                           
4/ Là nơi nương tựa cho bạn lúc khó khăn, nguy hiểm.                  
5/ Giữ gìn của cải cho bạn.
2/. Tình chủ-tớ.              
- Đối với chủ :                                                                                              
1/ Phân công theo sức khỏe và khả năng.                                           
2/ Chăm sóc tốt đời sống vật chất.                                                       
3/ Chăm sóc họ khi bệnh tật.                                                               
4/ Thỉnh thoảng khen thưởng.                                                             
5/ Cho phép họ nghỉ ngơi đúng lúc.
- Đối với tớ :                                                                                                             1/ Bằng lòng với việc được giao.                                                                   
2/ Chăm chỉ làm việc.                                                                                    
3/ Cố gắng làm tròn công việc.                                                                     
4/ Giữ gìn tài sản cho chủ.                                                                            
5/ Làm tốt thanh danh cho chủ.
3/. Tình chồng vợ.
- Đối với chồng :
                             
1/ Tôn trọng và khoan dung nhau.                                                                
2/ Tỏ lòng mến người thân hai bên gia đình.                                                          
3/ Chung thủy dù gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.                                                
4/ Tôn trọng chức năng làm vợ.                                                                             
5/ Quan tâm tới các vật trang sức cần thiết cho vợ.                 
- Đối với vợ :

1/ Tôn trọng, khoan dung nhau.                                                                             
2/ Tỏ lòng  mến người thân hai bên gia đình.                                                         
3/ Chung thủy dù gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh.                                        
4/ Gìn giữ tài sản gia đình.                                                                           
5/ Quan tâm, khéo léo, khích lệ công việc của chồng.

4/. Tình thầy trò             
                   
- Đối với thầy :
                             
1/ Dạy đầy đủ những yêu cầu cần thiết.                                                         
2/ Làm cho học trò nắm chắc những điều đã học.                                         
3/ Hết lòng dạy những khéo léo của mình.                                                    
4/ Nói tốt những người bạn và đồng nghiệp cho học trò.                             
5/ Bảo vệ sự an toàn mọi mặt cho học trò.
                   
- Đối với trò :
                             
1/ Lễ phép với ( # tôn trọng ) thầy.                                                               
2/ Giúp thầy những lúc cần thiết.                                                                  
3/ Siêng năng học tập.                                                                                   
4/ Chăm sóc thầy ( vật chất, sức khỏe ).                                                        
5/ Chú tâm mỗi khi nghe lời dạy của thầy.
5/. Tình cha mẹ-con cái:  (Xin xem Phần II “Hiếu” bên dưới).
6/. Tình thù :  Trích kinh Pháp Cú (bản dịch HT Thích Minh Châu)  
Phẩm thứ nhất – Phẩm Song Yếu(PC 3) và (PC 4)
Akkocchi maṃ, avadhimaṃ,            Nó mắng tôi, đánh tôi,
ajinimaṃ ahāsime                         Nó thắng tôi, cướp tôi.
ye taṃ upanayhanti,                      Ai ôm niềm hận ấy,
veraṃ tesaṃ na sammati               Hận thù không thể nguôi.
***
Akkocchi maṃ, avadhimaṃ,            Nó mắng tôi, đánh tôi,
ajinimaṃ ahāsime                         Nó thắng tôi, cướp tôi.
ye taṃ na upanayhanti,                  Không ôm niềm hận ấy
veraṃ tesūpasammati                    Hận thù được tự nguôi.
 
* Còn được dịch là:                 "Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ơn báo oán, oán nghiệp tiêu tan".
 
Phẩm thứ 17 - Phẩm Phẫn Nộ(PC 223)
Akkodhena jine kodhaṃ                 Lấy không giận thắng giận
asādhuṃ sādhunā jin                               Lấy thiện thắng không thiện
jine kadariyaṃ dānena                   Lấy thí thắng xan tham
saccena alikavādinaṃ.                    Lấy chân thắng hư ngụy. 
***
Theo các mục 4. 5. và 6. nói trên, đặc trưng về tình đạo đức có thể tóm tắt đối chiếu như sau :
          - Nho giáo: Nhâncứu cánh thường hằng của học thuyết Chính Danh.
          - Kitô giáoBác Ái là cứu cánh thường hằngcủa học thuyết Thần học.
          - Phật giáoTừ Bi-Trí Tuệphương tiệncủa học thuyết Duyên khởi.
Xem thêm:
- Sức mạnh của từ bi và trí tuệ - Phật giáo
- Thế nào là từ bi và trí tuệ? - Lớp Phật Học
- Lòng từ bi & vấn đề công lý - Báo Giác Ngộ
- Thế nào là từ bi và trí tuệ? -Phatgiao.org.vn
- Từ Bi Và Trí Tuệ - Phật Học Cơ Bản - THƯ VIỆN HOA SEN
 

VIDEO

- VĐPP lTừ bi và Trí tuệ - HT Pháp Tông

- Từ Bi Và Trí Tuệ - TT. Thích Quảng Thiện

Vấn đáp:Từ bi và trí tuệ | Thích Nhật Từ

- TRÍ TUỆ & TỪ BI - HT Thích Thanh Từ

-  TỪ BI & TRÍ TUỆ - Thầy Thích Pháp Hoà

- Lấy từ bi làm lẽ sống lấy trí tuệ làm sự nghiệp -Thích Tâm Nguyên

Cửa Phật Từ Bi – Mặc Giang & Quỳnh Hoa

- Từ Bi Và Trí Tuệ - Nguyễn Kha - NhacCuaTui

 
Phần II

Hiếu

1. Tổng quan về hiếu :
         
Hiếu là từ gốc Hán (;  E: filiety - đạo làm con) thuộc về bộ tử, là một vấn đề tình cảm mang tính đạo đức xã hội, mà từ xưa đến nay không ngừng được con người quan tâm, tìm kiếm biện pháp để giải quyết thỏa đáng.

Filial piety- Wikipedia
Hiếu thảo– Wikipedia tiếng Việt 

[Tranh trong Hiếu Kinh kể về đạo thờ phụng cha mẹ vào thời Tống]
         
1.1. Hiếu về mặt ngôn ngữ học:                                             

-Chữ Hán của Trung Quốc được phát triển qua các thời kỳ sau : Chữ Giáp Cốt (1600 -:- 1020) tCN, chữ Kim (1020 -:- 256) tCN thời nhà Chu, chữ Triện, chữ Lệ (403-:- 206) tCN thuộc thời Chiến Quốc và nhà Tần (sau Khổng Tử), chữ Khải, chữ Thư (206 tCN -:- 200 CN) thời nhà Hán. Hiếu là khái niệm từ xa xưa – trước nhà Hán – không rõ được mô tả bằng loại chữ nào, nhưng nay thì được viết như là một dạng chữ ghép.
         
-
Về mặt từ nguyên học (E: etymology), căn cứ vào lục thư là sáu cách viết chữ Hán, đã có 3 cách giải thích chữ hiếu từ sự tích hợp của nó như sau :                    + Chữ lão  (già cả) bỏ bớt nét và chữ tử  (con) bên dưới.         
          + Chữ khảo (cha) bỏ bớt nét và chữ tử (con) bên dưới, gạch ở giữa tượng trưng cho cây gậy và được hiểu là con chăm sóc cho cha mẹ.  
          + Chữ thổ (chỗ, nơi) với nét sổ xiên từ phải sang trái tượng trưng cho cây roi và chữ tử (con) bên dưới, được hiểu là con vâng lời cha mẹ.             
-  Ngoài ra, theo học giả Thiều Chửu thì chữ hiếu còn có thêm nghĩa là :
+  Con thờ cha mẹ,
          + Tang phục (để tang) chỉ cho đặc điểm trong nội dung về hiếu của Nho giáo.
          Do đó,  bước đầu có thể nhận thức rằng hiếu là một dạng tình cảm thể hiện qua sự tôn trọng chân thật, sự cư xử phải lẽ trước sau của người nhỏ bên dưới ví như con cháu đối với người lớn bên trên là cha mẹ, ông bà.
          1.2. Hiếu về mặt tình cảm học:
-  Tình cảm cha mẹ-con cái thường được định danh như sau :
          + Ứng xử của cha mẹ đối với con cái tốt gọi là có nhân, ngược lại không tốt gọi là bất nhân. Chiều ứng xử không tốt được xem như một ít ngoại lệ.               
          + Ứng xử của con cái đối với cha mẹ tốt gọi là có hiếu, ngược lại không tốt gọi là bất hiếu. Chiều ứng xử không tốt xưa cũng như nay, thường xảy ra và là nỗi bức xúc của xã hội.
-Tình cảm cha mẹ-con cái hình thành từ lúc mới có mang và thường gắn bó mãi cho đến lúc các đối tượng đều qua đời, nó bao gồm các mặt của đời sống vật chất và tinh thần. Tình cảm này theo thực nghĩa là không phụ thuộc vào hoàn cảnh sống và điều kiện sống mà là do ý thức đạo đức trong từng giai đoạn sống của con người (lúc nhỏ hay lúc lớn), nó thật là một nét đẹp rất tự nhiên và đặc biệt nơi con người trong mọi thời đại.
- Tình cảm cha mẹ-con cái có một bề dày về mặt không-thời gian, khá tin cậy và an toàn, vượt hẳn các loại tình cảm khác, có thể được thấy như sau :
Tình cảm cha mẹ-con cái   >  Tình cảm vợ chồng  >  Tình cảm bạn bè
          Do đó, có thể thấy rằng tình cảm cha mẹ-con cáiđóng một vai trò quan trọng trong đời sống con người mà chúng ta cần vun đắp, đặc biệt là chiều ứng xử hiếu cần được phát triển tốt nhằm tạo sự ổn định cho xã hội.
         
1.3. Hiếu theo cách nhìn của phương Tây :
 
- Ngày của Mẹ được biết lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập kỷ niệm nữ thần Isis hàng năm với một ngày nghỉ đặc biệt. Người ta tin rằng Isis là mẹ của những hoàng đế Ai Cập cổ, những nhà lãnh đạo của người Ai Cập. Sau đó, dân chúng ở thời kỳ Hy Lạp và La Mã cũng kỷ niệm một ngày tương tự. Lễ hội tri ân được tổ chức thường niên vào mùa xuân, người Hy Lạp dùng ngày này để cúng hiến cho các nữ thần, đặc biệt là vị thần Rhea – Mẹ của nhiều vị thần trong thần thoại Hy Lạp.

-Trong luật La Mã cổ đại ở thế kỷ thứ 6 tCN, ngoài việc cho phép người cha có quyền bán con, người con còn phải tỏ lòng kính trọng người mẹ gọi là Matralia. Từ năm 204 tCN, việc kính trọng này còn được nhấn mạnh bằng lễ hội Nữ Thần Mẹ Cybele là mẹ của các vị thần (kể cả Zeus là vua các thần) được tổ chức từ ngày  15 -:- 18 tháng 3 hàng năm. Lễ hội này chấm dứt và được Kitô hóa bằng lễ hội Mẹ Maria (mẹ của Chúa Jesus) bởi hoàng đế La Mã Constantinus mà ngày nay là lễ hội Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời (trước đây gọi là lễ Mông Triệu) vào ngày 15/8 hàng năm và đại diện luôn “Ngày Của Mẹ” (Mother’s Day) ở thế gian tại Bỉ, Costa Rica…

- Cũng có tài liệu khẳng định rằng, gốc lịch sử “Ngày Của Mẹ” được tìm thấy ở Anh Quốc vào khoảng năm 1600 (do Tin Lành giáo bất đồng quan điểm với Thiên Chúa giáo La Mã, không thừa nhận vai trò của Mẹ Maria). Ngày này được tổ chức hàng năm, trước lễ Phục Sinh 40 ngày để tri ân các bà mẹ. Vào ngày của mẹ, người ta thường mang hoa, bánh nhân trái cây đến tặng và tri ân các bà mẹ của mình. Tuy nhiên, phong tục này bị quên lãng vào thế kỷ thứ 19.
-Tại Mỹ giá trị tôn kính cha mẹ đã được xã hội hóa bằng “Ngày Của Mẹ” (Mother’s Day) từ ngày 8/5/1914, bởi quyết định ký của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, đã ấn định ngày Chủ nhật thứ hai của tháng Năm hàng năm là Ngày của Mẹ. Vào năm 1972 Tổng thống Richard Nixonđãký thành luật, từ đó ở Mỹ hàng năm lại có riêng ngày tôn vinh  người cha là “Ngày Của Cha” (Father’s Day) vào Chủ nhật thứ ba của tháng Sáu.
-Ý niệm về sự tôn kính cha mẹ ngày nay rất được cả thế giới quan tâm, cụ thể qua những quy định ngày lễ cha, lễ mẹ mỗi  năm được hầu hết các quốc gia tổ chức – tùy mỗi nước, vào những ngày khác nhau.
Xem thêm:

- Ngày của Mẹ – Wikipedia tiếng Việt

- Mother's Day - Wikipedia, the free encyclopedia

- Mother's Day (United States) - Wikipedia, the free ...

- Father's Day - Wikipedia

- Ngày của cha –Wikipedia tiếng Việt 

- Fathers' Day in United States - Time and Date

 
          1.4. Hiếu theo cách nhìn của phương Đông:

Đàn voi giúp Thuấn công việc tồng trọt.
Nhị Thập Tứ Hiếu (01 - 24) - Ngu ThuấnVIDEO
- Vua Nghiêu(2337 -:- 2258) tCN, trị vì (2333 -:- 2234) tCN, nổi tiếng nhân từ và tài đức, không vì lợi ích riêng tư dòng họ với việc truyền ngôi cho con, mà truyền ngôi cho Thuấn, trị vì (2233 -:- 2184) tCN, là một hiền giả tài cao, đức  trọng, nổi tiếng là hiếu thuận với cha ruột và mẹ kế, dù họ đối xử không tốt với ông.  Mạnh Tử có viết : “Thuấn là người đại hiếu, suốt đời yêu mến cha mẹ. Thời thịnh trị, thái bình của Nghiêu-Thuấn được ca ngợi muôn đời, phải chăng chính vì những con người chí hiếu ấy ”.
 
Bánh dày và Bánh chưng của Lang Liêu.
-Lang Liêu là một trong nhiều người con của vua Hùng thứ 6, thời kỳ Hùng Chiêu Vương (1631 -:- 1431) tCN, đã sáng tạo ra bánh dày-bánh chưng có hình tròn-vuông tượng trưng cho trời-đất dâng cúng tổ tiên, bày tỏ lòng tôn kính công ơn to lớn của cha mẹ, ông bà như trời cao đất rộng. Tuy phẩm vật đơn sơ nhưng với ý nghĩa của một tấm lòng hết sức cao cả, ông đã vượt qua các người con khác với lễ vật quí giá hơn và được truyền ngôi là vua Hùng thứ 7.

Đức Phật làm lễ Trà Tỳ cho vua cha Tịnh Phạn và giảng Vi Diệu pháp cho mẫu hậu Ma Da.

-Đức Phật Thích Ca (634 -:- 554) tCN, đã cụ thể hóa hiếu qua học thuyết Duyên khởi trong hệ thống kinh điển Nam tông và hệ thống kinh điển Bắc tông. Đặc biệt là kinh Vu Lan, mà hình ảnh của kinh này là gương hiếu thảo của thánh giả Mục Kiền Liên và sự kiện an cư kiết hạ-tự tứ của tăng đoàn, về sau đã biến thành lễ hội Mùa Vu Lan Báo Hiếu kéo dài trong suốt tháng 7 âm lịch hàng năm.

Mẫn Tử Khiên và cha.
Nhị Thập Tứ Hiếu - 04 Mẫn Tử KhiênVIDEO

-Đức Khổng Tử (551 -:- 479) tCN, đã cụ thể hóa hiếu qua học thuyết Chính Danh và kinh Hiếu. Về sau những người kế tục đã có những kiến giải riêng về hiếu, nên có thể gọi chung tất cả là quan điểm hiếu theo Nho giáo. Quan điểm này đã có nhiều ảnh hưởng lớn và lâu dài trong các triều đại phong kiến với những cực đoan mà ngày nay tất phải đổi thay.

Đức Jesus hiếu thảo trong việc làm vinh danh Cha trên Trời.
-Đức Chúa Jesus (0 -:- 33) CN, đã không giảng giải nhiều về hiếu. Có lẽ do thời gian truyền giảng khá ít, chỉ khoảng 3 năm, và thường chú trọng tới tính thần bí, nên về sau nhiều người đã cố gắng cụ thể hóa hiếu theo cái nhìn hướng Thần (lấy  Chúa làm trọng tâm cho ý tưởng về hiếu). Do đó, có thể nói rằng hiếu của người theo đạo Chúa là những gì được học thuyết Thần học chi phối là chính, còn việc lý giải và thể hiện hiếu theo một hình ảnh nào khác chỉ là những phương tiện tạm cho việc truyền giáo.
Xem thêm:

- Hiếu thảo – Wikipedia tiếng Việt

- Filial piety - Wikipedia, the free encyclopedia

 

VIDEO

- Lòng mẹ (tân cổ) - Hương Lan

- Lòng Mẹ - Sáo Trúc thaptoan87

- HUYỀN THOẠI MẸ - TRƯƠNG NHÃ THY

- Huyền Thoại Mẹ - Sáo trúc Thaptoan87

- Ca dao Mẹ (A mother's lament / Nennenboya) - Khánh Ly

2. Quan điểm Xã Hội học về hiếu:(E:  filiety: đạo làm con;  filial duty: bổn phận làm con;  filial piety: hiếu thảo)

Đất nước nào cũng muốn cho xã hội được ổn định và phát triển, mà xã hội là tổ hợp các thành tố gia đình, do đó việc ổn định và phát triển gia đình cũng chính là cho xã hội. Sự kiện này thể hiện qua sự gắn bó bền vững giữa các thành viên trong gia đình, là tình cảm cha mẹ-con cái hay tình cảm cha mẹ, ông bà và con cháu được tốt đẹp.

Thông thường trong loại tình cảm này, yếu tố hiếu rất là bấp bênh vì người trẻ không được chỉ dạy nhiều về thuật xử thế (tức đạo đức), vả lại dễ bị lây nhiễm những tư tưởng chấp ngã tự cao nặng nề, khiến cho loại tình cảm này ngày càng có chiều hướng suy sụp xấu đi.
Đứng trước vấn nạn này, tuy chưa có biện pháp hoàn hảo nào nhưng xã hội cũng có những giải pháp, những đề nghị tạm thời mà ít nhiều vẫn có sự ảnh hưởng của tôn giáo và triết học, đó là qua những thực tiễn, thực hiện giáo dục có hiếu cho trẻ nhỏ và hình phạt bất hiếu cho người lớn:
         
Khi còn nhỏ, trẻ có hiếu biết biểu hiện qua việc cố gắng học hành và làm nhiều việc có ích thì cha mẹ an lòng. Ngược lại, cha mẹ phải buồn phiền, lo lắng, hổ thẹn.                                     
Khi lớn lên, người có hiếu biểu hiện qua việc biết chăm sóc cha mẹ và dễ là người công dân tốt, là người chủ gia đình có trách nhiệm. Ngược lại, dễ là kẻ bất hảo đối với mọi người.

VIDEO

- Lời Mẹ Ru
-Bong Hong Cai Ao
-Paris by night - Chu De Me
- Bông Hồng Cài Áo – TT Thuận
 
2.1. Giáo dục có hiếu cho trẻ nhỏ:

       Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây
 
1/ Dạy trẻ nhận thức:Giúp trẻ thẩm thấu được ân sinh thành, dưỡng dục qua các thể loại văn học dân gian như vè, ca dao, đồng dao, tục ngữ…, qua các truyện kể về những tấm gương sáng hiếu thảo của con cháu đối với cha mẹ, ông bà.
         
2/ Dạy trẻ hành động : Giúp trẻ ngay từ lúc 1-:-2 tuổi biết vâng lời, lễ phép tuân theo một số khuôn phép giới hạn trong gia đình như đi, về, giao tiếp…, các phép lịch sự cần thiết trong xã hội. Không được nuông chiều con, vì nuông chiều con là thể hiện tình cảm mù quáng, không đúng cách. 
A.V. Macarenco – nhà giáo dục nổi tiếng người Nga, đã nhận định : “Món quà nguy hiểm nhất mà cha mẹ dành cho con cái, đó là tình thương yêu mù quáng.”
         
3/ Dạy trẻ bằng thân giáo:  Đó là dạy trẻ bằng chính gương sáng của cha mẹ. Bất cứ hành động nào của người lớn trước mặt con cái đều gây ấn tượng sâu sắc, bền chặt và chỉ dạy cho chúng về cách đối xử với mọi người.         
 Cha mẹ cần làm gương cho con cái bằng cách đối xử kính trọng và chăm sóc ông bà của chúng.                                                               
  Cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con cái, là người xây dựng sự giao tiếp tốt bằng cách thường xuyên trao đổi, lắng nghe, tâm sự với con cái một cách vui vẻ, hòa nhã.                                                                                       
  Cha mẹ nên hạn chế hay tránh việc la hét, chửi rủa, đánh đập vì dễ gây ra hố ngăn cách giữa cha mẹ và con cái.                                             
  Cha mẹ biết khen ngợi, động viên cũng như biết phê bình, nhắc nhở con cái đúng chỗ, đúng lúc.
          2.2. Hình phạt bất hiếu cho người lớn:
 
Dẫu cha mẹ chẳng hiền đi nữa
Cũng phải lo bào chữa cho tròn
Cạn lời can gián là con
Chẳng nên ngỗ nghịch, ỷ khôn không màng.
-*-
Anh đối xử với cha mẹ anh như thế nào,
Thì con cái của anh sẽ đối xử với anh như thế ấy.
 
1) Bộ Luật Hồng Đức:  Đây là bộ luật được xây dựng từ thời Lê Thái Tổ (1428), Lê Thái Tôn (1434), Lê Nhân Tôn (1442) và hoàn tất vào thời Lê Thánh Tôn (1460 -:- 1497), chịu ảnh hưởng của Nho giáo, với phương châm : “Pháp trị chỉ khiến người ta sợ mà không dám làm điều ác, còn đức trị thì người ta xúc động trong lòng và tự nguyện làm. Không nên sợ pháp luật, mà là sợ lương tâm cắn rứt đến chết dần chết mòn” (Luận Ngữ), có qui định theo Khoản 7 Điều 2 : Bất hiếu là một trong 10 trọng tội (thập ác) – không được chuộc tội, không được hưởng đặc xá hay ân xá – gồm các hành động sau:                                                                    
+Không chăm sóc và nuôi dưỡng chu đáo, không vâng lời và chửi mắng cha mẹ hay cha mẹ chồng.                                                        
+Tự ý bỏ nhà, tự ý phân chia tài sản.                                                                    
+Khai man ngày mất của cha mẹ, vui chơi không mang đồ tang, kết hôn trong thời kỳ có tang.
Hình phạt: đồ hình (đày đọa cực khổ), khao đinh (dâng công chiến trường)… Trước khi đi đày, người nam bị đánh dằn mặt 80 trượng để răn đe thói hư bất hiếu.
2)Bộ Luật Gia Longở thế kỷ 19 cũng qui định tương tự Bộ Luật Hồng Đức.
3)Bộ Luật Hôn Nhân và Gia Đìnhnăm 2000 có qui định như sau :            
+Con có bổn phận kính trọng, lắng nghe lời khuyên đúng đắn của cha mẹ (đ.35).                                                    
           + Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, nhất là lúc cha mẹ ốm  đau, già yếu, tàn tật. Trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ (đ.36).                     
           + Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm danh dự, xúc phạm nhân phẩm cha mẹ-ông bà.                                                           
Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm các quy định trên mà bị xử phạt hành chánh (200.000 -:- 500.000) đồng và giáo dục (nhắc nhở, khuyên bảo) hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 104 Bộ Luật Hình Sự năm 1999 có ghi: Người nào cố ý gây thương tích hay tổn hại sức khỏe mà tỉ lệ thương tật từ 11% -:- 30% hoặc dưới 11% đối với cha mẹ, ông bà, thầy cô của mình thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
          2.3.  Hình ảnh hiếu ngày nay:

Nuôi con mới biết được công ơn cha mẹ.
(Dưỡng tử phương tri phụ mẫu ân)
 
***

*Không hiếu kính vô điều kiện đối với cha mẹ thì không thể có tình thương thật sự đối với người khác.
 
Xã hội ngày nay Đông cũng như Tây ngày càng đề cao đời sống cá nhân, nên có xu hướng xem nhẹ tình cảm cha mẹ-con cái, đặc biệt là hiếu.

1)Ở phương Tây :        

+Các ngày Mother’s Day và Father’s Day là những hình ảnh đặc trưng nhắc nhở về hiếu. Trong những ngày này, người con thường mua thiệp in sẵn và ghi vào đó “Happy Mother’s Day” hay “Happy Father’s Day”, đồng thời mời cha mẹ  dự tiệc đãi là đủ.                                                                                                               
+ Các ngày bình thường, khi có dịp gặp nhau cha mẹ-con cái ôm hôn và thốt lên “I love you - I love you Mom, Dad” là đạt biểu hiện sự hiếu kính cha mẹ.
         
Phương Tây ngày nay rất quan tâm phát triển an sinh xã hội, thường khi cha mẹ già yếu mà thiếu điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, trị bệnh … thì được con cái giao cho nhà dưỡng lão (E: nursing home).
         
2) Ở phương Đông:  Ngày càng du nhập khuôn mẫu của phương Tây, đôi khi nhận thức cực đoan quá trớn mà tệ hại trở thành bất hiếu.
         
Phương Đông ngày nay, tuy không còn những áp đặt mang tính lễ nghi hình thức thái quá, nhưng hãy còn xem nặng giá trị chăm sóc vật chất và lắng nghe cha mẹ, làm chuẩn mực cho lòng hiếu thảo.
 
Gánh cha mẹ đi bộ 216 cây số
Ảnh: Hindustan Times

Xem thêm:

- Đạo hiếu -Nhịp cầu tâm giao

 

VIDEO

- Mẹ Tôi - Hà Phương

- Liên khúc nhạc về mẹ phần 1

- Liên khúc nhạc về mẹ phần 2

- Thay lời muốn nói - tháng 8 năm 2012 – Mẹ ơi

- Thay lời muốn nói - tháng 3 năm 2009 - Ru cho mẹ và em

3.  Quan điểm của Nho giáo về hiếu :

Khổng Tử( 551 -:- 479 ) tCN
          3.1.  Hiếu theo học thuyết Chính Danh:
1) Kinh Thi và Cha mẹ: 
Theo kinh Thi do Khổng Tử san định (kinh Thi có trước ông), trong bài thơ "Liệu nga", ở thiên Cốc Phong Chi Thập, Tiểu Nhã, cha mẹ là người tạo dựng và có 9 công lao lớn ( 9 cù lao) đối với con cái : 
1/ Sinh 生: sinh nở,                          
2/ Cúc
鞠: chăm sóc,
3/ Súc蓄: nuôi dưỡng ( bú, ăn ),    
4/ Dục
: tập tành,dạy dỗ,
5/ Phủ :nâng niu,vỗ về,              
6/ Cố
顧: trông nom,
7/ Phục 服: tùy tính màdạy cho quy thuận, tòng theo,
8/ Phúc 腹: đùm bọc,che chở,       
9/ Trưởng
長: lo cho lớn khôn.
2)Kinh Hiếu của Khổng Tử(551 -:- 479) tCN: 

Khổng Tử, vị sáng lập Nho giáo và được xem là tác giả của kinh Hiếu, trình bày quan điểm cơ bản về hiếu như sau :                                               

1/.  Đặc điểm : “Hiếu là gốc của Đức, do giáo dục mà sinh ra”.  Theo Nho giáo, Đức (điều tốt, điều cao thượng) là Ngũ thường. Đó là 5 điều  Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín,  trong đó Nhân là có tình thương đối với mọi người, là tinh hoa đại diện.           

2/.  Nhận thức và hành động :                                                                      

-  Đối với bản thân:                                                                                     
+ Thân thể gồm hình hài, tóc tai, da thịt là của cha mẹ sinh ra không được gây hư hại.                                                                                                                                
+ Lập thân hành đạo để lại tiếng thơm cho đời (công danh)                      

- Đối với gia đình, xã hội:                                                                 
+ Phụng dưỡng cha mẹ làm đầu, kế đến thờ vua, sau rốt là lập thân.                       
+ Thương cha mẹ mình và không được làm ác với cha mẹ người. Trọn niềm thương kính cha mẹ thì cái Đức mới trải rộng ra, dạy dỗ được trăm họ.

Tăng Tử (= Tăng Sâm) –Wikipedia 

3)Phân loại hiếucủaTăng Tử(505 -:- 435) tCN : 
Tăng Tử là vị đệ tử  xuất sắc của Khổng Tử, phát triển tư tưởng hiếu, ông là một trong Nhị Thập Tứ Hiếu với truyền thuyết mẹ ông khi cắn ngón tay thì ông động lòng. Ông có ý tưởng về phân cấp 3 loại có hiếu như sau :      
1/Đại hiếu:  Công thành danh toại (tôn vinh thân).                            
2/Trung hiếu:  Nối dõi tông đường (có con mà cụ thể là con trai để khỏi làm nhục cha mẹ).                                                                                                        
3/Hạ hiếu:  Phụng dưỡng cha mẹ.

Mạnh Tử – Wikipedia

4)  Các biểu hiện bất hiếu.
Mạnh Tử (372 -:- 298) tCN là triết gia của Nho giáo, ông đã có ý tưởng lý giải về con người như sau : “ Bẩm sinh, trẻ thơ ngay từ lúc nhỏ  đã biết thương yêu cha mẹ , lớn lên thì biết kính trọng đàn anh của mình. Sự thương đó gọi là Nhân, kính trọng kia là Nghĩa ”.  Suy cho cùng thì Hiếu là gốc của Nhân, là nền tảng ban đầu tu thân của người quân tử. Ông đã đưa ra 5 điều được xem là bất hiếu như sau :                                
1/Lười nhác chẳng đoái hoài gì đến cha mẹ.                                                           
2/ Đam mê cờ bạc rượu chè mà quên phụng dưỡng cha mẹ.                             
3/ Chỉ biết vợ con mà chẳng biết đến cha mẹ.                                               
4/ Thích đàn hát, gái đẹp mà làm nhục cha mẹ.                                                       
5/ Thích gây gỗ, phạm hình pháp làm ưu phiền cha mẹ.
         
3.2.  Các vấn nạn về hiếu của Nho giáo :   Bảng thang giá trị về hiếu của Nho giáo tuy đã  có góp phần vào việc ổn định xã hội thời phong kiến, nhưng ngày càng cho thấy nó  đã không ít gây ra trở ngại về mặt nhận thức cũng như đời sống hiện nay của xã hội.
 
1) Tác phẩm Nhị Thập Tứ Hiếu(E: The Twenty-four Filial Exemplars) :                                                                                                                    
Đây là tác phẩm văn học của Trung Hoa, do Quách Cư Nghiệp (1277 -:- 1367) thời nhà Nguyên biên soạn sau khi cha mất,  gồm 24 gương hiếu từ thời vua Thuấn cho đến thời ông và tất cả đều là người nam. Tác phẩm được  Lý  Văn  Phức (1785 -:- 1849) - một vị quan thời Nguyễn - diễn ra quốc văn theo thể song thất lục bát. Tuy nội dung của tác phẩm ngợi ca lòng hiếu thảo đáng trân trọng, nhưng nơi đây đã đưa ra nhiều hình ảnh thái quá về hình thức cũng như những bi kịch tệ hại đáp ứng cho sự hiếu một cách thiếu trí tuệ, thiếu tính khả thi trong xã hội ngày nay.

Hơn nữa, bản thân tác giả Quách Cư Nghiệp là một người thực hành hiếu theo Nho giáo một cách hết sức cực đoan, ông đã chôn sống đứa con để trọn hiếu với mẹ mình (đứa cháu hỗn ăn với bà nội). Ông còn bảo rằng “Không có đứa này thì sinh đứa khác, còn mẹ thì chỉ có một thôi ”.

Nguyên Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ.
Nguồn: wikipedia.org.

2) Tác phẩm “Hiểu Đời”: Đây là bài viết của nguyên thủ tướng Trung Hoa là ông Chu Dung Cơ ( 1928 -:-…) - hậu duệ của nhà Minh - nói về tình trạng hiếu hiện nay tại  bản quốc.
           “  Cha mẹ yêu con là vô hạn, con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo, cha mẹ ốm con nhìn một chút và hỏi vài câu là thấy đủ. Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ. Nhà cha mẹ là nhà con, nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình”.
----------------
Lưu ý:  Có nhiều nghi ngờ về Chu Dung Cơ là tác giả bài viết này, xin xemLiệu có phải đây là bài của Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ
 
- Chở mẹ trên xe kéo đi khắp Trung Quốc
- Con gái 62 tuổi kéo xe đưa mẹ 91 tuổi xuyên TQ
 
3) Hiếu của Nho giáo tại Việt Nam:   Tuy sự ảnh hưởng của Nho giáo vào thời kỳ phong kiến của Việt Nam rất lớn, nhưng người Việt không quá cực đoan mù quáng về hiếu, nhất là đối với lợi ích lớn của đại cuộc, điển hình trong 2 trường hợp sau :
 
+Trần Hưng Đạo (1232 -:- 1300) – thời nhà Trần – đã không hiện thựcviệc báo thù theo lời dặn của cha là Trần Liễu, mà giữ hòa khí với Trần Quang Khải đánh thắng giặc Nguyên Mông, báo hiếu cho xã tắc. Ông là em ruột của Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, cả hai anh em đã cùng 3 lần đánh Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288.
 
          + Nguyễn Trãi(1380 -:- 1442) – thời nhà Lê – con của Nguyễn Phi Khanh là quan Hàn Lâm Học Sĩ thời nhà Hồ, bị Trương Phụ của giặc Minh bắt vào năm 1407. Nguyễn Trãi đã hiện thựclời dặn của cha “Nuôi chí diệt giặc là làm tròn đại hiếu”.

 
4.  Quan điểm của Kitô giáo về hiếu:
       4.1. Khái niệm về thần học.
Từ ngữ cũng như ý niệm “thần học” không phải là điều hoàn toàn riêng của thần học Kitô giáo. Thực ra, “thần học” đã xuất hiện trong tư tưởng Hy Lạp, lần đầu tiên với Plato. Trong ngôn ngữ Hy Lạp, thuật ngữ “thần học” được ghép từ hai thuật ngữ :
- Theos : có nghĩa là các vị Thần.
- logos : có nghĩa là lời nói hay là ý nghĩa.
          Thuật ngữ này dùng để diễn tả việc tìm hiểu thần minh (神明– sự sáng suốt linh thiêng của vị thần)bằng lý trí. Còn trước đó, người ta thường hiểu thần học theo chiều hướng duy tự nhiên. Plato trong tác phẩm “Cộng hòa” và Aristotle trong tác phẩm “Siêu hình” đã gọi các nhà văn Homère và Orpheus là các nhà thần học, vì họ đã cho biết gia phả và phẩm chất của các vị thần.
         
Đến thời kỳ Kitô giáo, khoảng từ sau năm 325 CN, Thánh Augustine(St. Augustine 354-:-430) dựa vào triết học Plato đã lập ra trường phái thần học Augustine, và Thánh Thomas Aquinas (St. Thomas Aquinas 1225-:-1274) dựa vào triết học Aristotle đã lập ra trường phái thần học Thomas. Cả hai trường phái đều làm nồng cốt cho việc tìm hiểu, việc lý giải sự mặc khải (默啟;  E: revelation - điều kín đáo được tiết lộ) của Thiên Chúa nơi Thánh kinh, nơi giáo lý, nơi lịch sử, nơi mục vụ và thường được gọi là Thần học Kinh viện (E: Scholastic Theology) với mục tiêu cho rằng cần kết hợp giữa triết học và thần học, trong đó “Triết học phải là đầy tớ của Thần học”.
          Đến hậu bán thế kỷ 20,  thần học theo chiều hướng mở rộng như là một khoa học về ơn cứu độ (E: salvation) và gọi là đa nguyên thần học (E: theological pluralism – Có thể hiểu đây là môn học tìm hiểu về Thiên Chúa ở nhiều góc nhìn). Theo đó, văn hóa của một dân tộc sẽ góp phần định hình thần học, như thần học Đông phương có tính huyền nghiệm nhiều hơn, trong khi thần học Tây phương có tính cách thực tiễn hơn, thần học Địa Trung Hải có tính suy tư nhiều, thần học Anglo-Saxon có tính khoa học. Hội Thánh Kitô giáokhông chỉ cho phép mà còn khuyến khích sự đa dạng này, với điều kiện các nhà thần học Kitô giáo phải luôn luôn tôn trọng quy luật đức tin và luôn luôn vâng phục huấn quyền của hàng giáo phẩm dưới sự lãnh đạo của Giáo Hoàng.

Xem thêm:
-THẦN HỌC TÍN LÝ CƠ BẢN
- Thần học –Wikipedia tiếng Việt
- Thần học là gì? - Nghiên cứu Tôn giáo
- Định nghĩa thần học là gì? - Got Questions
-Từ Điển Công Giáo Phổ Thông – J.A. Hardon – Bản dịch tiếng Việt 2008.

VIDEO

- Thần Học Vui
- Thần học là gì?
- THẦN HỌC TINH TUYỂN
- Lịch Sử Thần Học Chúa Ba Ngôi – LM Nguyễn Khắc Hy
- Học Thần học là để gặp gỡ Chúa - ĐGM Nguyễn Văn Khảm
 
          4.2.  Hiếu theo học thuyết thần học kinh viện:

- Cha mẹ :  Mọi người đều do cha mẹ sinh ra, nhưng kỳ thực theo Kitô giáo thì cha mẹ, ông bà… là những trung gian trong cơ cấu tạo dựng con người  của Thiên Chúa, mà khởi thủy là Adam và Eva. Vì thế mà người theo đạo thường gọi Thiên Chúa là Tổ Phụ, là chính thực cha mẹ của mình đáng được tôn thờ, còn cha mẹ trung gian kia cũng chỉ là những tạo vật như chính mình mà thôi. Đây chính là lý do tại sao mà trước đây Kitô giáo đã không cho phép tín đồ thờ cúng cha mẹ, ông bà.  Hiện nay tính chất căn gốc hướng Thần về đối tượng cha mẹ, về hiếu này vẫn là bất di bất dịch được xác định trên các giới thẩm quyền giáo lý như sau:
          +“Nếu Thiên Chúa tạo dựng nên chúng ta thì chính Ngài là tổ, là tông. Và nếu là tổ tông của chúng ta thì tại sao chúng ta không tỏ lòng hiếu thảo với Ngài, theo lối suy tư, theo tập quán và hành vi của chúng ta?”                                                                                                                
Trần Văn Đoàn                                                                    
Viện Triết Đạo – Washington D.C. và Corana CA

[Trích: Nguyên Lý Sinh của Hiếu Ðạo trong Ðạo Thờ Kính Tổ Tiên]

+ “Kitô giáo rất chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu như là nền tảng của mình, nên Kitô giáo rất phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc Việt Nam. Vì Kitô giáo coi vũ trụ như một đại gia đình, trong đại gia đình đó Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và tất cả mọi người đều là anh em.             
Như vậy Kitô giáo chính là một tôn giáo của đạo hiếu theo nghĩa chính xác nhất của nó, và đạo hiếu này nơi từng mỗi con người phải thể hiện qua 3 bổn phận rõ rệt theo thứ tự sau :

1/ Thiên Chúa :   Thượng Phụ   là   cha mẹ bậc cao  ( Cha trên Trời ).                   
2/ Giáo Hội     
:   Trung Phụ      là   cha mẹ bậc vừa ( đại diện  Cha ).                   
3/ Gia đình      
:   Hạ Phụ           là  cha mẹ bậc thấp ( cha mẹ  Đất  ).

Bổn phận đối với Cha trên Trời là căn bản, hai bổn phận sau xuất phát từ bổn phận căn bản trên. Vì thế giữa hai thứ hiếu : hiếu đối Cha trên Trời và hiếu đối với cha mẹ Đất thì hiếu trước nặng hơn hiếu sau và là nền tảng của hiếu sau. Người theo đạo phải tin tưởng rằng Cha trên Trời yêu thương chúng ta gấp trăm ngàn lần so với cha mẹ dưới đất yêu thương chúng ta.”                                                                         

Theo Giáo Lý Dự Tòng(niemhyvong.net ).         
Những ý tưởng nêu trên có thể hoàn toàn  phù hợp với cách suy diễn từ hai quyển kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước sau:

            -  KinhCựu Ước,  điều thứ 5 trong 10 điều răn:   

          “ Ngươi hãy hiếu kính cha mẹngươi để được sống lâu trên đấtmà ThiênChúa của ngươi sẽ ban cho ngươi.”  ( Xh 20 – 12 )                           
KinhTân Ước :  
          +  “ Bất cứ kẻ nào nguyền rủa cha mẹthì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹthì máu của nó phải đổ xuống đầu nó.”    ( Lv 20.9 )
          +  “ Ngươi phải yêu mến Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn của ngươi. Đó là điều răn lớn nhất, điều răn đứng đầu.” (Mt. 22.34 )

----------------

*Chú thích: Theo tinh thần của Thần học Kinh viện thìcha mẹ= Cha trên Trời; đất= Thiên Đàng (Xin xem Phần I bên trên).Tuy nhiên ngày nay, với Đa nguyên Thần học, gần như “cha mẹ” ở các đoạn kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước này được diễn giải theo cách hiểu là cha mẹ nơi trần thế.
Xem thêm:
- Giáo lý Tam Phụ và Đạo Hiếu
- Đạo Hiếu Và Thần Học Tam Phụ - Simonhoadalat
 
4.3  Hiếu theo học thuyết đa nguyên thần học
 
Đa nguyên thần học mới hiện nay tạm tiếp nhận các hình thức văn hóa bản địa, theo đó hiếu của trần thế được cổ vũ hơn dưới nhiều hình thức:     
- Cho phép lập bàn thờ tổ tiên – tứccha mẹ Đất. Thắp nhang trong các ngày lễ giỗ, cưới gã, tang chế. Đây là những điều mà trước đây bị cấm tuyệt đối, vì cho là mê tín, thiếu kính tuyệt đối vào Chúa.                                  
- Chọn tháng 11 hàng năm cầu nguyện cho các tín đồ quá cố. Đây là phỏng theo lễ hội Mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch của Phật giáo.                     
- Chọn ngày mồng 2 Tết là ngày cầu nguyện cho cha mẹ, ông bà. Đây là dựa vào truyền thống văn hóa thiêng liêng của dân tộc.

Theo “Đạo Hiếu trong Kitô Giáo - Dòng Tên Việt Nam”, có đoạn viết: “Chuyện xảy ra, khi chúng tôi đi thăm và chúc tuổi bà con nhân dịp đầu năm mới, chúng tôi thấy nhà nào cũng có bàn thờ ông bà tổ tiên phía dưới bàn thờ Thiên Chúa. Khi thấy trên bàn thờ ông bà tổ tiên có nhang nhỏ hơn nhang trên bàn thờ Thiên Chúa và hoa trái cũng không đẹp và lộng lẫy bằng trên bàn thờ Thiên Chúa, chúng tôi hỏi tại sao vậy? Họ trả lời rằng: «Nhờ Thiên Chúa mà chúng tôi có ông bà cha mẹ. Do đó, Thiên Chúa phải là phần nhất. Ngài là cội nguồn phát sinh mọi sự, từ Ngài mới có ông bà tổ tiên».”

Xem thêm:
- Đạo Hiếu trong Kitô Giáo - Dòng Tên Việt Nam
- Đạo hiếu theo giáo lý Công giáo - Trung tâm Mục vụ Sài Gòn
- Đạo Hiếu Theo Quan Niệm Công Giáo | Giáo Phận Thanh Hóa
- Người Công giáo có được phép chưng trái cây lên bàn thờ

ĐẠO HIẾU - Diễn Đàn Hồng Ân Sự Sống  - 
[ĐẠO HIẾUTRONG ĐẠO ÔNG BÀ và ĐẠO CÔNG GIÁO]

 
5.  Quan điểm của Phật giáo về hiếu.

Đức Phậtthuyết pháp lần cuối cho vua cha Suddhodana chứng đắc Thánh quả
 
5.1.  Hiếu theo học thuyết Duyên khởi.
1) Cha mẹ với 10 công lao lớn (10 ân đức): 
- Trongkinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân và kinh Bổn Sanh Tâm Địa Quán có nói rằng cha mẹ là người, là những duyên tạo dựng nên con cái, là những chúng sinh tái sanh theo nghiệp lực. Tuy nhiên, cha mẹ có 10 công lao lớn (10 ân đức) cả đờiđối với con cái :
1/ Đại địa:  Khổ nhọc cưu mang  chúng sinh vì nghiệp lực thác thai.                             
2/  Năng sanh:  Gian nan, hiểm nguy tính mạng khi sanh nở.                            
3/ Năng chánh:  Ẳm bồng, chăm sóc 5 căn (ngũ quan) và thân mạng khi ốm đau.
4/ Dưỡng dụcCực khổ nuôi ăn, bú mớm đúng pháp.                                      
5/ Trí giảChịu khó tập tành giúp con phát triển trí tuệ.                                    
6/Trang nghiêmChịu mọi ô uế, tô điểm sạch đẹp cho con.                            
7/ An ổn:  Che chở, hy sinh, lo lắng, lắm khi phải làm những điều bất thiện vì con.
8/ Giáo thọ:  Khéo léo dìu dắt, dạy dỗ con điều lành.                                        
9/ Giáo giới:  Khuyên dạy con xa lánh điều ác.                                                  
10/ Dữ nghiệp:  Thương mến trọn đời, giao phó gia nghiệp cho con.
Về phương diện tâm linh (= giá trị tinh thần cao nhất), đức Phật đã dạy nơi các kinh điển sau:
- Trongkinh Tục Tạng tập 35 có nói:
Cha mẹ là là hai vị phật sống, đang sống trong nhà.     
- Trongkinh Đại Tập có ghi:
Thờ trời đất, quỉ thần không bằng có hiếu với cha mẹ, vì cha mẹ là vị thần minh cao nhất trong các thần minh. Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ là thờ Phật.                                                                                   
- Trong kinh Hạnh Phúc có chép:
Thờ cha mẹ như thờ Phật, cho nên kẻ nào làm khổ làm hại cha mẹ thì giống như làm hại Phật và được xem là một tội trọng ( một trong ngũ nghịch tội ). Và khi cha mẹ được xem là Phật trong nhà, thì sự hiếu kính đúng pháp của con cái đối với cha mẹ là một phúc lành tối thượng.                       
                                                                              
2) Bất hiếu :  
- Trongkinh Nhẫn Nhục, Phật dạy rằng: “Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu
- Trongkinh Thiện Sanh - thuộc kinh Trường Bộ - đã chỉ ra 5 điều thường gặp được xem là bất hiếu như sau :
1/Nói năng hỗn hào với cha mẹ, với mọi người. (vì làm cha mẹ hổ thẹn).                   
2/Không nghe theo lời dạy lành của cha mẹ, thầy bạn và các bậc trưởng thượng.
3/Theo bạn xấu gây tội lỗi cho mọi người làm buồn khổ cha mẹ.                    
4/Không lo học tập, xao lãng nghề nghiệp làm cha mẹ lo lắng.                                  
5/Không chăm sóc cho cha mẹ, coi thường cha mẹ, coi trọng vợ con.

VIDEO

- Tình Người - TT. Viên Trí

- Bóng mây - ĐĐ. Thiện Thuận

- Đạo làm con A - TT. Thích Chân Quang

- Đạo làm con B- TT. Thích Chân Quang

- Nắng Ấm Mùa Xuân – SC. Hương Nhũ

- Con Cái hỗn hào, bất hiếu với Cha Mẹ là Nghiệp gì? - Thầy Thích Pháp Hòa

                                                                                                                                                
3) Báo hiếu(có hiếu) :
Ở trong nhà là báo hiếu, ra ngoài xã hôi là giúp nước, ngồi một mình thì hoàn chỉnh bản thân- Mâu Tử (tk.2) .
 
Đức Phật chỉ dạy ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
 
          Hiếu vốn là một loại tình cảm – tình cảm của con cái đối với cha mẹ; do đó, sự thể hiện đúng đắn hiếu theo quan điểm Phật giáo chính là sự thưc hành hiếu theo quan điểm Từ Bi-Trí Tuệ:
          - Từ bi:
+ Từ :  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh. Đây là cách nói gọn của Từ và Hỷ.
+ Bi :  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh. Đây là cách nói gọn của Bi và Xả.
- Trí tuệ :  Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc đạo đức: “ Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người ” (theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147).
Và nội dung cụ thể của Từ Bi-Trí Tuệ không đâu xa lạ, đó là hạnh Bố thí – một đức hạnh quan trọng hàng đầu trong đạo Phật gồm 2 yếu tố sau :
1/. Tài thí:  Đó là những gì đáp ứng cho đời sống vật chất, gồm có :
           Ngoại tài : Các vật thể đáp ứng ngũ quan (ngũ căn : sắc, thinh,…, xúc). 
Nội tài: Các vật thể thuộc thân mạng (máu, nội tạng, các chi phần cơ thể…).
          Và đức Phật đã có những chỉ dẫn về tài thí cho đúng pháp như sau :
- Trongkinh  Tiểu Bộ:
Phụng dưỡng cha mẹ phải  hợp pháp và đúng pháp.     
- TrongkinhTrung Bộ:
“ Phụng dưỡng cha mẹ là điều nên làm, nhưng vì cha mẹ mà làm điều ác thì không thể chấp nhận được. Bởi làm như thế tự thân không thể nào tránh khỏi quả báo của hành vi bất thiện và còn đem lại sự nguy hại cho cha mẹ. Vì vậy, không thể lấy lý do nuôi dưỡng để tự cứu và bào chữa cho những hành vi bất chánh của mình.”                                                     
          Mặt khác, đức Phật cũng đã bày tỏ sự phiến diện của tài thí :
- Trongkinh  Tăng Chi Bộ 2:
“ Nếu một bên vai cõng mẹ, môt bên vai cõng cha, nuôi dưỡng cha mẹ đủ đầy… đến trăm tuổi cũng chưa làm đủ việc trả ơn mẹ cha.”
- TrongkinhTương Ưng:
Sữa mẹ mà mỗi người đã uống trong suốt quá trình luân hồi nhiều hơn nước trong bốn biển.                                                       
          Vì thế, đức Phật đã chỉ dạy sư trọn vẹn về hiếu với yếu tố thứ hai là pháp thí như sau.
          2/. Pháp thí:  Đó là những gì chuyển hóa tinh thần (nội tâm), là chánh pháp qua thân giáo và khẩu giáo của người con hướng cha mẹ đến giác ngộ-giải thoát, tức thấy được lẽ thật (= giác ngộ) và từ đó đưa tới một nội tâm tự do thực sự (giải thoát). Chính sự giác ngộ-giải thoát sẽ giúp cho cha mẹ vượt qua mọi nỗi lo sợ [= vô úy (無畏;  P;S: abhaya, vīra;  E: brave), nhất là nỗi sợ hãi về già, về bệnh, về chết.
    - Trong kinh Tăng Chi B.2, một số hướng dẫn về pháp thí được đức Phật chỉ dạy như sau :    
- Ai đối với cha mẹ không có lòng tin nơi chánh pháp. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh pháp.        
- Ai đối với cha mẹ theo ác giới. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào thiện giới                                                                  
- Ai đối với cha mẹ gian tham. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào niệm xả ly và hành bố thí.
- Ai đối với cha mẹ theo tà trí. Hãy khuyến khích, hướng dẫn các vị ấy an trú vào chánh trí.                                                                                                                                                                                                                                                                                                      
Cho đến như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ.”   

         
5.2. Hiếu xuyên suốt nhập thế và xuất thế:  
Lộ trình của hiếu theo Phật giáo có thể nói rằng đó là cấu trúc của nhận thức Từ Bi-Trí Tuệ qua hành động Bố thí.  Nơi đây Bố thí cần được thấy rõ hơn như sau :
         
Bố thí (P, S: Dana;  E: Giving;  Bố : cho khắp – Thí : giúp, biếu, tặng):  Đây là hành động hiến tặng hoặc vật chất  hoặc năng lực  hoặc trí tuệ hay đồng thời tổng hợp các yếu tố này cho một hay nhiều đối tượng khác. Bố thí được xem là đức hạnh quan trọng bậc nhất trong đạo Phật, tùy theo đối tượng được bố thí mà có các tên gọi phân biệt.
         
Cúng dường :  Bố Thí có đối tượng là người đáng tôn kính.                    
Báo hiếu       :  Bố Thí có đối tượng là cha mẹ.                                         
Báo ân          :  Bố Thí có đối tượng là người giúp đỡ mình.                    
Từ thiện       : Bố Thí có đối tượng là người được mình giúp đỡ.              
Phóng sanh  :  Bố Thí có đối tượng là loài vật được cứu mạng.
Ở  mục 5.1  đã trình bày tác động từ con cái đến cha mẹ nếu được xem làNhân,thì hiệu ứng của hành động này tác động lên chính con cái là  Quả.
          - Trong kinh Tập Bảo Tạng có chép:
Làm con đối với cha mẹ :                                                                   
- Khi làm điều thiện, dù nhỏ đi nữa thì phước thật vô lượng.
- Khi làm điều ác, dù chỉ một chút thì tội cũng vô lượng.                                                                                                         
         
1) Phước vô lượng:
         
Theo Phật giáo, phước là những khả năng, những động lực hữu hình hay vô hình giúp chúng ta vượt qua trở ngại, khó khăn về mặt vật chất hay tinh thần, đặc biệt là việc tu học. Do đó theo luật Nhân Quả, làm phước là điều cực kỳ quan trọng để tạo phước nơi từng con người, nhằm hướng con người tới một đời sống sáng sủa hơn. Phước nơi đây hoàn toàn trái với phước ảo tưởng do cầu nguyện, cầu chúc (như Phước Lộc Thọ, quỉ thần …) hay do các thuật phong thủy, bùa ngãi… phiến diện.

Phướclà từ miền Nam đồng nghĩa với Phúc là từ miền Bắc, và ý nghĩa của hạnh phúc chính là mọi việc làm (hạnh = hành = làm) trong đời sống của mình được suông sẻ, tốt đẹp; hạnh phúc không thể hiện thực được với phước ảo tưởng.
          -  Bố thí trong việc thể hiện hiếu - theo Phật giáo - sẽ đạt được hiệu quả cao (vô lượng) nếu thỏa các điều kiện sau :
          +  Người bố thí :  Là con cái – phải có tâm trong sạch, không hình thức hay tính toán vụ lợi (nhân duyên : hạt giống).                           
          + Vật bố thí :   Là tài thí, pháp thí – phải chân chánh dù ít hay nhỏ (tăng thượngduyên thuận :  Như nước, phân, cần ).                                    
          +  Người nhận thí :  Là cha mẹ – phải được kính trọng tối đa, không được xem là thương hại hay khinh miệt. Cha mẹ là đối tượng rất đặc biệt hơn các đối tượng khác là giúp con cái thực hành pháp bố thí một cách thường xuyên (sở duyênduyênđẳng vô giánduyên: thửa ruộng).
         
2) Pháp vô thượng :
         
1/. Có thể nói rằng việc hành trì hiếu chân chánh theo Phật đạo sẽ giúp cho tình cảm cha mẹ-con cái được hoàn thiện và xã hội được ổn định phát triển bởi tính cụ thể, thiết thực và không thành kiến của đạo Phật.
         
2/. Bản thân người hành trì hiếu sống an vui và được mọi người quí mến. Trên con đường tâm linh, hành giả xem như có đủ tư lương, và chỉ với Chánh niệm tùy duyênxả ly miên mật, hành giả đã bắt đầu đặt chân một cách vững chắc nơi hạnh Bố thí Ba-la-mật-đa (布施波羅蜜多;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: Perfect giving) . Có thể nói rằng lộ trình hiếu là một phương tiện mà nếu khéo sẽ là lộ trình tối thắng đưa tới Thánh quả.
- Trong kinh Tương Ưng  1.8 có chép:
Giữa các loài hai chân, chánh giác là tối thắng.  Trong các loài con cái, hiếu thuận là tối thắng.                                          
- Trong kinh Hạnh Phúc có nói:    
Hiếu kính với cha mẹ không chỉ là một loại hạnh phúc, mà còn là một thứ hạnh phúc tốt lành nhất trong các hạnh phúc của con người.   
- Trong kinh Đại Tập có ghi:
Tâm hiếu  là tâm Phật.
 Hạnh hiếu là hạnh Phật.

VIDEO

- Chữ hiếu trong đạo Phật 01

- Chữ hiếu trong đạo Phật 02

-  Chữ hiếu trong đạo Phật 03

- ĐẠO HIẾU - ĐĐ.Thích Trí Huệ

- ĐẠO HIẾU - HT Thích Giác Hạnh

- Đạo hiếu - TT. Thích Chân Quang

- Lời Phật Dạy Cách Báo Hiếu Cha Mẹ

- Chữ Hiếu Trong Phật Giáo – TT. Bửu Chánh

- Chữ hiếu trong kinh tạng Pali – TT. Bửu Chánh

- Chữ Hiếu Trong Đạo Phật - Thầy Thích Trí Quảng

- Làm tròn ĐẠO HIẾU SINH - Thầy Thích Pháp Hoà

- 5 Cách Báo Hiếu cha mẹ tối thượng |Thầy Pháp Hòa

- Làm thế nào để báo hiếu mẹ cha - Thích Tâm Nguyên

- Con cái bất hiếu có phải do nghiệp ? - Thầy Thích Pháp Hoà

- Cách dạy Con Cái trở thành người có Hiếu - Thầy Thích Pháp Hòa

5.3.  Lễ Vu-lan vàLễ Xá tội vong nhân

1) Lễ Vu-lan.

Vu-lan – Wikipedia

Ngày nay, các Phật tử thường xem tháng Bảy là mùa báo hiếu, và tổ chức ngày Rằm tháng Bảy theo truyền thống Bắc tông là ngày chính của Lễ Vu-lan – tức ngày báo hiếu công ơn của cha mẹ. Trong cùng ngày đó, theo Luật Ma-ha-tăng-kỳ, chư Tăng Ni Bắc tông làm lễ Tự tứ, kết thúc mùa an cư.

Lễ Vu-lan là dựa theo tích truyện trong kinh Vu-lan-bồn (S: Ullambana Sutra, thuộc Đại Chánh Tạng, tập 16), trong đó, đức Phật dạy Trưởng lão Mục-kiền-liên cúng dường thức ăn đến chư Tăng trong ngày Tự tứ và hồi hướng phước báu đến mẹ là bà Thanh-đề để giúp bà thoát khỏi khổ cảnh của kiếp ngạ quỷ.

Trong kinh điển nguyên thủy, không thấy đề cập đến sự tích nêu trên. Tuy nhiên, trong quyển Ngạ quỷ sự, Phẩm Ubbari, Chuyện số 2, thuộc Tiểu Bộ Kinh, Tỳ khưu Thiện Minh dịch,  có ghi lại một câu chuyện tương tự. Đó là chuyện ngạ quỷ mẹ của Ngài Xá-lợi-phất, tóm tắt như sau:

Một ngày nọ, các ngài Trưởng lão Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, A-nậu-lâu-đà và Kế-tân-na ngụ tại một khu rừng hoang gần thành Vương Xá. Một nữ ngạ quỷ với thân hình gầy ốm, hình tướng gớm ghiết, đến gặp các ngài và cho biết trong tiền kiếp, ngạ quỷ từng là mẹ của Ngài Xá-lợi-phất. Do lòng keo kiết, bủn xỉn, bà đã đối xử tàn tệ với các vị tu sĩ, và lại sinh ác tâm chửi rủa mắng nhiếc các vị ấy, nên bà phải lảnh quả báo ác, sinh làm ngạ quỷ trong kiếp này. Bà xin Trưởng lão Xá-lợi-phất tổ chức bố thí cúng dường, rồi hồi hướng phước đến cho bà để được thoát khỏi cảnh ngạ quỷ khổ sở.

Sáng hôm sau, nhân khi đi khất thực trong thành Vương Xá, các ngài đến gặp vua Bình-sa, và Ngài Mục-kiền-liên thuật lại câu chuyện ấy cho vua nghe. Nhà vua hoan hỷ phát tâm trong sạch hứa sẽ giúp Ngài Xá-lợi-phất. Vua truyền lệnh cho các quan dựng bốn tịnh thất trong khu rừng ngoại thành, và sửa soạn vật thực, đồ ăn, thức uống và y phục. Sau đó, nhà vua chuyển toàn bộ những thứ ấy đến Ngài Xá-lợi-phất. Nhân danh mẹ, Ngài Xá-lợi-phất bố thí cúng dường đến Đức Phật và Tăng đoàn, rồi hồi hướng công đức phước báu đến cho bà. Nhờ đó, bà được tái sinh vào cõi Trời Phạm Thiên.

Mặc dù vài chi tiết trong câu chuyện này không giống như chuyện ghi trong kinh Vu-lan-bồn, việc cúng dường đến chư Tăng, rồi hồi hướng phước báu đến cha mẹ đã qua đời, có một ý nghĩa khá rõ ràng, tương hợp trong cả hai truyền thống chính của Phật giáo.
 
Bông hồng cài áo – Wikipedia tiếng Việt

Dù là ngày lễ Vu-lan đặc trưng của người Á Đông, nhưng ở Việt Nam, có một phong tục rất cao thượng vào lễ Vu-lan mà không ở đâu có được. Người Việt quy ước, vào ngày Rằm tháng bảy, ai còn cha hoặc mẹ thì sẽ cài một bông hồng lên áo, ai đã mất mẹ và mẹ thì cài hoa hồng trắng. Người cài hoa sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên công ơn cha mẹ. Ý tưởng này được TS. Nhất Hạnh đề xuất những năm 1960, thực sự trở thành một nét đẹp nhân văn cao cả, đầy ý nghĩa.

Bông Hồng Cài Áo, biểu tượng cho mùa Vu Lan báo hiếu của người theo đạo Phật

VIDEO

- Bông Hồng Cài Áo – Đông Đào

- Bông Hồng Cài Áo - Duy Khánh

- Bông hồng cài áo - Cẩm Vân - Hồng Nhung - Mỹ Tâm - Hiền Thục...

- Bông Hồng Cài Áo – Thích Thiện Thuận

 
2) Lễ xá tội vong nhân.
Trong khi đó, lễ Xá tội vong nhân lại đề cao sự ban phước cho các cô hồn chưa được siêu thoát còn lảng vảng trên trần gian. 

Lễ vật cúng cô hồn
Theo tín ngưỡng dân gian, ngày 15/7 âm lịch là ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy. 
Tích khác nói rằng, ngài A Nan Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện lên báo, 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói. Cách duy nhất để sống đó là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ. Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Riêng ở Việt Nam, người dân thường tổ chức cả hai lễ ấy vào cùng ngày Rằm tháng 7. Chỉ có điều, người phía Bắc thì trọng ngày lễ Xá tội vong nhân hơn còn miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.
 

Bài đọc thêm
1.  Một số ý tưởng về tình : 
Vì tình là hiện tượng tâm lý mang tính tương đối, nên các ý tưởng về tình là những nhận thức kinh nghiệm gắn bó với cuộc sống rất đa dạng, tất nhiên phải tuân theo qui luật tương đối (lý tương đối là tuyệt đối) và chỉ có tính cách tham khảo hơn là mẫu mực.  
 1) Tình bạn.

+  Không ai toàn diện được, bạn bè là phần mà mình còn thiếu.            
H. Emerson.
+  Muốn làm người tốt, phải tìm bạn tốt.                                                
Cổ ngữ.
+  Có một người bạn mới tốt hơn là còn một kẻ thù cũ.                                      Spencer.
+  Tìm được người bạn chân thành là tìm được kho báu.                           
Jewish.
+  Ai muốn tìm người bạn không lỗi thì sẽ không bao giờ thấy.                  
Tục ngữ Hasid.
+Tình bạn:   - Không thể mua ở bất cứ cửa hàng nào.                                   St.Exupery.                - Như một tâm hồn trong hai cơ thể.                                  Aristotle.                    - Như ngọn lửa hồng trong đêm giá lạnh.                                 Nguy Nguy.                - Là gia vị của cuộc đời.                                           
Tục ngữ Pháp.
+  Trong tình bạn không thể thiếu :                                                                                     - Sự tôn trọng ( E; F :  respect ).                                                                          - Sự độ lượng ( E : good faith;  F : bienveillance :  thiện ý ).                                      - Sự khoan dung ( E : tolerance;  F : tolérance ).                                                     - Sự ân cần ( E : hospitality;  F : sollicitude :  niềm nở và chu đáo ).
+  Tình bạn chân thật bắt đầu khi những lúc yên lặng, không làm ta cảm thấy nặng nề.                                                                                                        
V.D.

+  Hãy đối xử với bạn bè như đối xử với những bức tranh, nghĩa là hãy đặt họ ở những góc độ có nhiều ánh sáng nhất.                                         
J.Churchill.
+  Trong tình bạn, những hành động nho nhỏ bằng lòng tốt của mình, chính là chất keo gắn bó.                                                                                
M. Jweedale.
+  Trách bạn kín đáo, nhưng hãy khen bạn công khai.                                
Syrus.

+  Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn.                                                        
H. Balzac.
+  Cách hay nhất để giữ bạn bè là không bao giờ mắc nợ họ,  và cũng chẳng bao giờ để họ mắc nợ mình.                                                                           
P. Kock.
+  Tình bạn giữa hai người đàn ông có thể thay đổi nếu người thứ ba là đàn bà bước vào.                                                                                                  
V.D.
+  Kẻ lấy thân thế chơi với nhau, thân thế đổ là bạn hết. Kẻ lấy của cải chơi với nhau, của cải hết là mất bạn.                                                            
Vân Trung Tử.
+  Hãy từ từ chọn bạn, khi thay bạn cũng phải từ từ.                                
Franklin.
2) Tình giới tính.

Chỉ có một loại tình yêu nhưng có hàng ngàn bản sao khác nhau. 
    La Rochefoucauld.
+  Có một thứ hoa hồng không gai, đó là tình bạn. Có một thứ hoa hồng nhiều gai, đó là tình yêu.                                                                                    
M. Soudery.
+Sự khác nhau giữa tình yêu và tình bạn là không thể có tình bạn một chiều.
               V.D.
+  Với người đàn bà, tình bạn chỉ là ánh trăng của tình yêu.                    
J. Renard.
+  Tình yêu là sự kết hợp của tình bạn và tình dục.                                                                 - Nếu tình bạn nặng thì đó là mối tình thanh cao.                                                     - Nếu tình dục nặng thì đó là mối tình thấp hèn.                        
Cotton.
+  Muốn cho hôn nhân là nơi trú chân tốt nhất của lứa đôi, thì tình yêu phải dần biến thành tình bạn.                                                                               
Alein.
***
+  Nếu đời là giấc ngủ, thì tình yêu là giấc mộng.                               
A. Johnson.
+  Tình yêu là cái bao la nối liền cái chết với sự sống, vì sẽ tràn đầy sự thống khổ lẫn hân hoan.                                                                                 
R. Tagore.
+Về tâm hồn :  tình yêu là một khát vọng.    
            - Về lý trí :  tình yêu là một cảm thông.     
          - Về thể chất :  tình yêu là một thèm muốn chiếm đoạt.
                                                                                   
La Rochefoucauld.
+  Người ta có thể yêu như một người điên,    nhưng không thể yêu như một người dại (ngu).                                                                          
La Rochefoucauld.
+  Tình yêu hoàn hảo phải chứa cả lý lẽ và đam mê.                           
 A. France.
+  Yêu vì mục đích được yêu là con người, nhưng yêu vì mục đích yêu là thiên thần.                                                                                                       
Lamartine.
+  Chỉ có người nào yêu mà không mong người yêu lại, người đó mới chắc chắn là một người yêu thành thật.                                                                    
Meilhan.
+  Tình yêu bệnh hoạn là thứ tình yêu có 3 giai đoạn :        
- Khát khao    - Chiếm đoạt    - Chán chường.                             Meilhan.                                                                                                                                                                                  
+  Trong tình yêu , người ta không nghi ngờ một điều gì hoặc nghi ngờ tất cả.                                                                                                         
H. Balzac.
+  Ái tình là cái khôn của người dại, là cái dại của người khôn.               
J. Dissord.
+  Ái tình là liều thuốc đắng mà không mấy ai chối từ.                                Montesquieu.
+  Ái tình không nhìn bằng con mắt mà nhìn bằng con tim. Vì vậy nhân loại khắc họa thần ái tình có 2 cánh, nhưng con mắt mù lòa.                              Shakespear.                                                                                                                     
***
+  Có thể có cuộc hôn nhân lâu dài, nhưng không có cuộc hôn nhân nào dễ chịu.                                                                                                               
R. Rilke.
+  Hôn nhân luôn phải đấu tranh với con quái vật, nó luôn muốn nuốt lấy sự thấu hiểu lãn nhau.                                                                                             
H. Balzac.
+  Âm nhạc chơi trong đám cưới luôn khiến tôi nhớ tới âm nhạc chơi cho người lính trước khi bước vào trận đánh.                                                                            
H. Heine.
                                                                                                       
+  Cái khổ của người vợ là người chồng làm biếng.     Cái khổ của người chồng là người vợ đua đòi.                                                                                    
G. Bressen.
+  Cái khổ của người chồng là có vợ hay ghen. Cái khổ của người vợ là có chồng vui tính.                                                                                                 
J. J. Rousseau.
+  Không yêu là không ghen, ghen chưa chắc là đã yêu.                               
V. D.
+  Người nữ đức hạnh đánh ghen bằng nước mắt.                                       
V. D.
+  Sự xa cách đối với tình yêu như gió với lửa. Nó thổi tắt ngọn lửa nhỏ, nhưng thổi bùng ngọn lửa lớn.                                                                       
R. Rabutin.
+  Sự xa cách và thời gian chẳng là gì hết trước một tình yêu chân thật cao thượng.                                                                                                    
A. Musset.
+  Con người càng cao thượng thì tình yêu của họ càng chung thủy.       
H. Balzac.
+  Âm nhạc là lương thực của tình yêu.                                       
W. Shakespear.
+  Tình yêu là tình cảm lớn được nuôi dưỡng bằng những hy sinh nho nhỏ.     
V. D.
***
+  Trai khôn tìm vợ chợ đông. Gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân.                 
V.D.
+  Khi còn là người yêu, đa số người đàn ông thích người con gái khêu gợi và dễ dãi. Vì có khêu gợi thì mới thích nhìn, và có dễ dãi mới dễ chinh phục. Nhưng khi lấy vợ, người đàn ông thích người con gái đoan trang, đứng đắn. Vì có đoan trang thì mới kính trọng, và có đứng đắn thì mới không lo sợ sự dòm ngó của kẻ khác.                                                                                                            
A. Chenier.
+  Bên dưới cách chưng diện lòe loẹt thường là một tâm hồn nông cạn, hời hợt.                                                                                                                                 
N. de Salm.

+  Ở đâu có quá nhiều lời nói yêu đương, thì ở đó không hề có tình yêu chân thật.                                                                                                     
Montesquieu.
3) Tình thầy trò.

+  Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.                                                               
N.N.
+  Cha mẹ cho ta sự sống, thầy dạy cho ta cách sống tử tế.                
Ph. Cytéré.
+  Người cha chính là người thầy đầu tiên của trẻ.                                
T. Thore.
+  Một gánh sách nặng không bằng một người thầy giỏi.            
N. N. Trung Hoa.
+  Trọng thầy mới được làm thầy.                                                   
N. N. V. N.
+  Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.   
N. N. V. N.
+  Dạy tức là học hai lần.                                                                
G. Guibe.
+  Nhân cách người thầy là sức mạnh giúp phát triển tâm hồn non trẻ không gì sánh được.                                                                                                
Usinski.
+  Người thầy không phải là người nhồi nhét kiến thức, mà là người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn.                                                                               
W. Dit.
+  Chúng ta không thể dạy bảo cho ai bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thể giúp họ phát triển những gì còn tiềm ẩn trong họ.                                                        
Galileo
.
 +  Người thầy giúp học trò việc ham muốn học tập, nếu không chỉ là đập búa trên sắt nguội mà thôi.                                                                          
Horaceman.
+  Không thể trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng, cũng như không thể nuôi dạy trẻ với chút ít nhiệt tình.                                                                           
C. Jung.
 
2.  Một số ý tưởng về hiếu : 
Cũng như ở chủ đề về “Tình”, có lẽ đây là những lời nhắc nhở đơn giản dùng để tham khảo thêm.

+Có cha có mẹ thì hơn                            
+
  Còn cha gót đỏ như son                                                                  
Không cha không mẹ như đàn đứt dây            
Đến khi cha mất gót con đen sì.                    
Đàn đứt dây còn tay nối lại                      

Lên non mới biết non cao                         
Cha mẹ mất rồi con phải mồ côi.                     

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ.
***

+  Cha sanh, mẹ dưỡng nên người                      
+
Cha mẹ ngoảnh đi thì con dại                                 
Đó là tỉ cặp như trời đất riêng.                                 
Cha mẹ ngoảnh lại thì con khôn.
+ Mẹ đánh một trăm                                       
+  Mẹ dạy thì con khéo                               
Không bằng cha hăm một tiếng.                              

Cha dạy thì con khôn.

***
+  Ai về tôi gửi buồng cau                                  
+  Xuân khởi đầu bốn mùa  Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.           
Hiếu đứng đầu trăm nết.
   Ai về tôi gửi đôi giày                                               
+
Vợ hiền thì chồng ít tai họa    
Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi.                          
Con hiếu thảo thì cha mẹ an vui.
***
+  Nếu mình hiếu thuận mẹ cha, chắc con cũng hiếu với ta khác gì;                 
    Nếu mình ăn ở vô nghì, đừng mong con hiếu làm gì uổng công.                                      
+  Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng,con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày.
+  Có con mà chẳng dạy răn,  thà rằng nuôi lợn mà ăn lấy lòng.

+  Khi cha cho con, cha con cùng cười.                
     Khi con cho cha, cha con cùng khóc.                                                       
J.Balde
Mẹ yêu bắt một nhịp cầu 
    Đưa con vượt khỏi nỗi sầu thế gian.                                                               V.D.                                      
+  Không người cha nào ghen tị trước tài năng của con mình.                                Goethe
+  Lòng mẹ là vực sâu, mà đáy của nóluôn là sự tha thứ.                                
 H. Balzac

***
+  Người cha nghiêm khắc tất nặng lời khi khiển trách, nhưng vẫn là người cha tốt trong mọi hành động.                                                                                         
Menandre
+  Người mẹ đánh đòn sửa phạt con, nhưng chẳng mấy chốc đã bao con bằng những nụ hôn.                                                                                                        
 T.N. Armenia
+  Những điều bạn học được từ cha mình rất nhiều hơn so với những gì mà bạn đã học ở trường.                                                                                                       
N.N. A

+  Nơi ẩn náo yên ổn nhất là lòng mẹ.                                                        
Florian   
+  Mẹ ru tình ngập nắng vàng  -  Mẹ ru vượt cả ba ngàn đại thiên.
+  Thượng Đế không thể ở khắp mọi nơi, nên đã sinh ra người mẹ.                      
V.D.
+  Cha mẹ ân thâm tợ đất trời                                                                                        Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi                                                        
    Mở vòng tay lớn vì con trẻ                                                                                              Hướng dẫn con đi suốt cuộc đời.
***
+  Sắc hơn răng của rắn độc là đứa con vô ơn.                                                
V.D.
Sự vô ơn là điều đáng khinh nhất, và kiểu vô ơn phổ biến và lâu đời nhất là sự vô ơn của con cái đối với cha mẹ.                                                                            
V.D.           

+  Con đóng khố, bố cỡi truồng.                                                                     
 T.N.

+  Anh đối xử với cha mẹ anh như thế nào, thì con cái của anh sẽ đối xử với anh như thế ấy.                                                                                                                         
V.D.


Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
 
 

 Huy Thai gởi