Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 
TỈNH TÁO TRƯỚC "MÊ HỒN TRẬN" TRUYỀN THÔNG



Hết thảy thông tin trên các phương tiện truyền thông hiện nay, chú ý, là nhằm gây sức ép, chớ KHÔNG CÒN THẨM QUYỀN XÁC NHẬN CHÍNH THỨC về việc ai sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ!

* QUYẾT ĐỊNH (về việc tái kiếm phiếu tại một số tiểu bang), XIN CHÚ Ý, ĐỀU NẰM Ở HỆ THỐNG TÒA ÁN / PHÁN QUYẾT CUỐI CÙNG LÀ NẰM Ở 9 VỊ THẨM PHÁN TỐI CAO PHÁP VIỆN MỸ: tỏ tường ai sẽ đắc cử Tổng thống Mỹ!

* Đây là dịp để hiểu TÍNH CHẤT ĐỘC LẬP CỦA nền TƯ PHÁP MỸ, trong thiết chế "tam quyền phân lập".
 
&1&

Trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020, đã có dự đoán SẼ CÓ KIỆN CÁO / KHIẾU NẠI về kiểm phiếu (tôi đã chia sẻ dự đoán này trên facebook). Quả nhiên là đã có việc kiện cáo về "những trò gian lận".
 
Vậy, mắc gì phải ngỡ ngàng? Gian lận, theo cáo buộc từ phía TT Trump, sẽ được làm cho tỏ tường bởi ngành Tư pháp.
 
TT Trump đã kiện lên Tối cao Pháp viện.

Và ngay lúc này, đã và đang có một số động thái kiểm tra phiếu bầu tại vài tiểu bang "chiến địa" (battleground states, như Arizona, Wisconsin, Michigan, Nevada, Pennsylvania...).
 
Đã có kiện cáo, tất nhiên là Tòa án sẽ buộc phải vào cuộc!
 
&2&

Thành thử, quí bạn chú ý, truyền thông từ các phía đang tung ra nhiều luồng "thông tin" (với đủ kiểu... fake news), tạo ra MÊ HỒN TRẬN!

Hãy tỉnh táo, chớ truyền thông vào lúc này không còn đóng vai trò xác nhận "ứng viên đắc cử Tổng thống" gì nữa ráo trọi.

(nếu không có việc kiện cáo thì thông tin từ các hãng thông tấn về số phiếu của Donald Trump / Joe Biden mới có giá trị chung cuộc)
 
NÊN NHỚ, cho dù truyền thông phía nào đó đưa fake news hoặc đúng đắn đi nữa, "quả bóng" giờ đây đã được đá sang sân Tòa án.
 
&3&

Quí bạn đang đọc, từ phía truyền thông phe DC, rằng kiện cáo không có tác dụng (?). Để chi? Không ngoài ý định bẻ gãy ý chí từ phía ủng hộ TT Trump.

Ngược lại, từ phía truyền thông cho rằng TT Trump đang lật ngược thế cờ, nói cho cùng, là nhằm tạo sự hậu thuẫn cho TT Trump đến cùng.
 
Tiếng nói quyết định là nằm ở phán quyết của Tối cao Pháp viện Mỹ. Và "mê hồn trận truyền thông", nói cho cùng, cũng đang nhằm tạo sức ép lên các vị thẩm phán Tối cao Pháp viện.
 
&4&

Thế nào là TAM QUYỀN PHÂN LẬP?

Tôi vẫn thường đọc thấy nơi những stt, bài viết đây đó, rằng Tối cao Pháp viện Mỹ (TCPV) hiện nay có 6 vị thẩm phán theo đảng Cộng hòa, 3 vị thẩm phán theo đảng Dân chủ.

Cách nói đó cho thấy, trong phần lớn người VN chúng ta, vẫn còn quen sống trong não trạng tòa án "hầu hạ" cho đảng phái chánh trị rồi đa!
Cách nói đó cũng cho thấy, kỳ thực, chúng ta vẫn chưa tỏ tường thiết chế "tam quyền phân lập" trong nền chánh trị nước Mỹ.
 
4a) Tôn chỉ của Hiến pháp Mỹ là đề cao, tôn vinh TÍNH CHẤT ĐỘC LẬP của thẩm phán trong xét xử.

Bất luận một vị thẩm phán nào đó bỏ phiếu ngược với đường lối của đảng (đã từng đề cử họ vào TCPV), trong một vụ việc cụ thể, thì không phải là "phản bội" - mà điều quan trọng, ở đây, là lá phiếu đó của họ có đầy đủ lý lẽ pháp lý tới đâu!
 
Bởi vì không đảng phái nào được đứng lên trên Hiến pháp (để các vị thẩm phán phải "hầu hạ", "phục vụ")!
 
4b) Nói cho chuẩn xác, là vầy: TCPV hiện nay có 6 vị thẩm phán được đề cử bởi Tổng thống bên đảng CH, 3 vị thẩm phán được đề cử bởi Tổng thống bên đảng DC. Chỉ vậy thôi, và Hiến pháp Mỹ không bó buộc thẩm phán phải tuân theo lợi ích của đảng phái.
 
Không nên, và không thích hợp thực tế chút nào, khi "xếp hạng" thẩm phán TCPV bên Mỹ phải tùy thuộc vào quyền lực chánh trị đảng phái.
 
Mà chỉ thích hợp trong "phân loại" liên quan đến luân lý (như vấn đề phá thai, vấn đề hôn nhân đồng tính...), chẳng hạn, phân loại "conservative" với "liberal".

Theo đó, người ta cho rằng 6 vị thẩm phán (do TT bên Cộng hòa đề cử) là "conservative" - tức "truyền thống", chống việc phá thai vô tội vạ, chống lại hôn nhân đồng tính. Trong khi 3 vị thẩm phán (do TT bên Dân chủ đề cử) là "liberal" - tức "tự do", ủng hộ phá thai nhân danh nữ quyền, ủng hộ hôn nhân đồng tính...
 
4c) Đơn cử vụ kiện kiểm phiếu hồi bầu cử năm 2000, giữa ứng viên Phó TT đương nhiệm là Al Gore (DC) với G.Bush (CH).
 
Tổng thống bấy giờ là Bill Clinton (nhiệm kỳ 2) có quyền can thiệp, quyết định gì về việc kiểm phiếu không? KHÔNG.

Cũng vậy, vào lúc này, Tổng thống Donald Trump đang tố cáo phe DC gian lận; nhưng ông có quyền phán quyết rằng DC đã gian lận bao nhiêu phiếu không? KHÔNG.
 
Đây là đặc trưng của nền chánh trị cộng hòa Mỹ: Tổng thống bên Hành pháp (Executive Branch) KHÔNG có thẩm quyền trong việc làm rõ kiểm phiếu đúng/sai, mà thẩm quyền phân xử được Hiến pháp giao cho NGÀNH TƯ PHÁP (Judicial Branch).
 
Bên Hạ viện, tỉ như Nancy Pelosi chỉ trích TT Trump rằng ông chống lại kết quả bầu cử (tại một vài tiểu bang), lời lẽ này của bên Lập pháp (Legistilave Branch) có giá trị phán quyết đúng/sai không? KHÔNG. Trong việc kiểm phiếu, phán quyết đúng/sai là nằm ở ngành Tư pháp.
 
* Trở lại với vụ kiện kiểm phiếu hồi năm 2000. Bấy giờ Tối cao Pháp viện Mỹ có tỉ lệ 7-2 (có 7 vị thẩm phán được đề cử bởi TT bên Cộng hòa, 2 vị thẩm phán được đề cử bởi TT bên Dân chủ).
 
Phải chăng TCPV cũng sẽ phán quyết theo tỉ lệ 7-2 (giành phần thắng cho ứng viên G.Bush bên CH)? Không phải 7-2, mà chỉ là tỉ lệ 5-4 (hú hồn, ông Bush thở phào vì ông thắng nhưng... sát nút mà thôi) - nghĩa là có 2 vị thẩm phán tuy do TT đảng Cộng hòa đề cử (vào TCPV) nhưng họ bỏ phiếu nghiêng về Al Gore ứng viên của DC.
 
* THAY LỜI KẾT LUẬN:

Trong khoảng một tháng, hết thảy chúng ta sẽ còn được chứng kiến mê hồn trận truyền thông trùng trùng lớp lớp. Và rồi, cuối cùng, được chờ đợi nhứt - đó là PHÁN QUYẾT của TCPV, để biết TT Trump có được toại nguyện tái đắc cử hay không.
 
9 vị thẩm phán TCPV hiện nay có 6 vị do đảng CH tiến cử, 3 vị do đảng DC tiến cử. Hầu như dư luận đều cho rằng tỉ lệ như vậy sẽ thuận lợi cho TT Trump.
 
Điều quan trọng hơn hết, là phán quyết của TCPV kỳ này có giúp làm kiện toàn nền tảng Hiến pháp nước Mỹ hay không, bịt những "lỗ hổng" pháp lý khiến cho những trò gian lận tác oai tác quái.


 
-------------------------------------------------------------------


Nguyen Chuong


usaelection gởi