Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Tôn giả Ưu-Ba-Ly


Ưu-ba-ly hay Ưu-bà-ly (tiếng Phạn: Upāli) là một nhà sư Phật giáo và là một trong Thập đại đệ tử của Đức Phật và theo các kinh điển Phật giáo sơ kỳ thì Thánh tăng Ưu-ba-ly chính người phụ trách việc trì tụng và xem xét giới luật (tiếng Phạn: vinaya) gọi chung là đệ nhất trì luật. Ưu-ba-ly xuất thân là một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp.

Ông đã gặp Đức Phật khi còn là một đứa trẻ, và sau đó, khi các hoàng tử thuộc dòng dõi Thích Ca (Sakya) thọ giới, Ưu-ba-ly cũng đã làm theo. Theo các sách vở, Ưu-ba-ly là một thợ cắt tóc, một nghề bị coi thường ở Ấn Độ thời cổ đại. Ông xuất thân từ một gia đình thuộc đẳng cấp Vaishya phục vụ cho các hoàng tử dòng dõi Sakya ở Kapilavatthu (tiếng Phạn: Śakya; Kapilavastu) và cho Đức Phật.

Mẹ của Ưu-ba-ly đã từng giới thiệu Ưu-ba-ly đến với Đức Phật. Không giống như người lớn, lúc còn nhỏ cậu không thấy sợ hãi khi đến gần Đức Phật. Trong một số thư tịch Phật giáo, một lời giải thích được đưa ra tại sao một nhà sư xuất thân từ đẳng cấp thấp lại có vai trò trung tâm như vậy trong việc phát triển giới luật Phật giáo, Apadāna giải thích điều này bằng cách kể rằng Ưu-ba-ly từng là vị vua Chuyển luân Thánh vương toàn năng trong ngàn kiếp trước, và là vua của các vị thần trong ngàn tiền kiếp khác. Mặc dù tiền kiếp của Ưu-ba-ly là một vị vua, ông được sinh ra như một thợ cắt tóc thuộc đẳng cấp thấp vào thời Đức Phật Cồ-đàm (Gotama). Điều này cũng được giải thích trong một câu chuyện của Apadāna đó là trong một kiếp trước, Ưu-ba-ly đã xúc phạm một vị Phật là Pratyekabuddhayāna trong tiếng Phạn dẫn đến nghiệp chướng phải chuyển thế tái sanh.
 

NGƯỜI THỢ CẠO UPĀLI

Chàng thợ cạo tên Upāli tuy xuất thân từ giai cấp hạ tiện Candala nhưng rất khéo tay. Bằng sự thành thục và điêu luyện, chàng đã chinh phục và chiếm được cảm tình của cánh mày râu trong kinh thành Kapilavatthu, các vương tử cũng đặc biệt sủng ái chàng thợ cạo này. Khi Đức Phật cùng Tăng đoàn quay trở về kinh thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ).

Do lương duyên nhiều đời kiếp tròn đủ nên rất nhiều các vị hoàng thân quốc thích xuất gia theo Đức Phật. Hôm đó, 6 chàng vương tử gồm Anuruddha, Bhaddiya, Ānanda, Bhagu, Kimbila và Devadatta rủ nhau đi tìm Đức Phật để xin xuất gia, họ cũng bắt chàng thợ cạo Upāli đi cùng để còn cạo tóc hộ họ.

Trên đường đi, 6 chàng vương tử cởi bỏ đồ trang sức, quần là áo lượt và sai chàng thợ cạo Upāli mang về hoàng cung để báo tin họ đã xuất gia. Chàng thợ cạo phải tuân lệnh nhưng rất lo lắng vì sợ chẳng may khi mang đồ về hoàng cung, chàng sẽ bị vạ lây vì chuyện các vương tử bỏ nhà đi tu. Vì lo sợ nên chàng giấu đồ đạc vào trong bụi cây ven đường và quay lại đi tìm Đức Phật xin làm người hầu cho Ngài. Đến gần tịnh thất của Đức Phật thì chàng thợ cạo gặp Ngài Sāriputta (Xá-lợi-phất) và được đưa đến diện kiến Đức Phật.

Khi đó, 6 chàng vương tử đã đến nhưng Đức Phật đang chưa cho xuất gia vì muốn thử thách thêm sự quyết tâm của họ trong 7 ngày. Tuy chàng thợ cạo Upāli kiếp này xuất thân từ giai cấp hạ tiện nhưng Đức Phật quán xét được lương duyên tròn đủ của chàng thợ cạo nên Ngài đã trao Cụ Túc Giới cho chàng thợ cạo Upāli để trở thành 1 vị tỳ-khưu trong giáo đoàn của Đức Phật. Chuyện trở nên to tát khi 6 chàng vương tử đến hạn được xuất gia.

Việc Đức Phật có nguồn gốc cao quý (là đức vua trước khi xuất gia) và các vị tỳ-khưu khác cũng có nguồn gốc xuất gia cao quý (đều là các vương tôn công tử) là chuyện hiển nhiên. Các chư Tôn đức khi trì bình khất thực hàng ngày đều nhận được sự cung kính của hoàng tộc và đại chúng. Chuyện họ nhận được sự cung kính đảnh lễ, cúng dường đó là chuyện đương nhiên không phải bàn cãi.

Nhưng các vương tử vô cùng bối rối khi nhận ra vị tỳ-khưu đang hầu Đức Phật kia chính là chàng thợ cạo Upāli, bởi nếu họ xuất gia thì chắc chắn sẽ phải gọi chàng thợ cạo Upāli là sư huynh (vì xuất gia sau chàng thợ cạo) Bỗng dưng con tạo xoay vần, quan hệ chủ tớ giờ đảo lộn, tớ thành sư huynh còn các ông chủ lại ở hàng thứ dưới… Họ chỉ được thông khi Đức Phật giải thích về nhân duyên nhiều đời kiếp mà thôi.

Câu chuyện chàng thợ cạo đó chỉ được thông trong nội bộ Tăng chúng mà thôi. nó vẫn thành câu chuyện bàn cãi không dứt trong dư luận khi Đức Phật cho phép những người trong giới tiện dân được phép xuất gia cùng các vị trong giới quý tộc thượng lưu, được hưởng sự cung kính lễ bái cúng dường của bàn dân thiên hạ. Nhiều kẻ đã coi đó như một mối nhục cho gia tộc của họ. Đó chính là những mầm mống khiến Phật giáo bị tàn sát sau khi Đức Phật nhập Niết-bàn. 


________________


Hoang Nguyen gởi