Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
Tôn giáo 宗教 Religion



 



Nội dung:

1.  Khái niệm về tín ngưỡng và tôn giáo.
1.1. Tín ngưỡng.                               

1.2. Tôn giáo = Tông giáo.
1.3. Từ ngữ thông thường về các cảnh giới trong tín ngưỡng-tôn giáo.                                                 
Ma – Quỷ - Thần – Thánh

2.  Tin - Niềm tin.
2.1. Niềm tin và Đức tin.                             
2.2. Chánh tín và Mê tín.
2.3. Sùng tín và Cuồng tín.                         
2.4. Niềm tin và lý trí.
2.5. Niềm tin theo quan điểm tâm lý học hiện đại.
2.6. Niềm tin theo các danh nhân.
2.7. Đức tin của đạo Phật và đạo Thiên Chúa.
3.  Tín ngưỡngvà một số hình thức tín ngưỡng.
3.1. Cộng đồng tộc người.               
3.2. Tín ngưỡng qua các thời đại.
3.3. Các hình thức phổ biến của tín ngưỡng nguyên thủy.
+Vật tổ giáo (E: totemism)  +Ma thuật giáo (E: magicism)  +Bái vật giáo (E: fetishism)
+ Vật linh giáo (animism)     +Sama giáo (shamanism).

4. Tôn giáo.
4.1. Định nghĩa tôn giáo.     
4.2. Phân loại tôn giáo
           
+ Tôn giáo dân tộc-Tôn giáo thế giới.         
+ Tôn giáo hữu thần-Tôn giáo vô thần.

5.  Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần.
5.1. Tôn giáo hữu thần (= tôn giáo thần quyền,  tôn giáo mặc khải).
5.2. Tôn giáo vô thần (= tôn giáo nhân bản,  tôn giáo tự nhiên).

6.  Tôn giáo học.
6.1.  Tôn giáo học vĩ mô.
+Nhân loại học tôn giáo.     
+ Xã hội học tôn giáo.                      
+ Tâm lý học tôn giáo.
+ Ngôn ngữ học tôn giáo.     
+ Văn hóa học tôn giáo.        
           
6.2.  Tôn giáo học vi mô.
+ Tôn giáo và tình cảm.       
+ Tôn giáo và lý trí.              
+ Tôn giáo và ý chí.             
+ Tôn giáo và chân lý.

7. Phê phán tôn giáo.
7.1. Phê phán tôn giáo của vô thần thuyết.
+ Khía cạnh tự nhiên học.                + Khía cạnh xã hội học.
7.2. Phê phán tôn giáo ngoài vô thần thuyết.
7.3. Tự do tôn giáo.
7.4. Tự do tôn giáo tại Việt Nam.
8.  Sự tồn tại của tôn giáo.
8.1. Con đường hiện thực của Tôn giáo, Triết học và Khoa học.
8.2. Con đường hiện thực của Tôn giáo và Chính trị.
8.3. Con đường hiện thực của Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần.
1/.  Cấu trúc con người.         2/. Yếu tố vật chất.                
3/. Yếu tố tình cảm.               4/. Yếu tốlý trí.                     
5/. Yếu tố chân lý - tâm linh.
+ Tâm linh là sự hiệp thông với Thượng Đế  mặc khải.
+ Tâm linh là sự hiệp thông với Thượng Đế tự nhiên                                                                                                                                  
Bài đọc thêm.

1/. Vài nét về tôn giáo tại Hoa Kỳ.
2/. Vì sao Việt Nam tránh được bi kịch Thánh chiến?
 
NBS:  Minh Tâm (10/2012,2/2015, 4/2017)
 
1.  Khái niệm về tín ngưỡng và tôn giáo :

Tín ngưỡng-tôn giáo xuất hiện từ rất lâu và con người mặc nhiên chấp nhận nó. Việc đặt ra câu hỏi: “Tôn giáo là gì?” mới chỉ được giới khoa học đặt ra trong thời gian gần đây, khi mà vấn đề tôn giáo trở thành bức xúc và phức tạp. Khi câu hỏi này được đặt ra cũng là lúc mà tôn giáo trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học riêng biệt. Đối tượng nghiên cứu của tôn giáo xuất phát từ châu Âu khá sớm nhưng bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX.
       
1.1. Tín ngưỡng :
Tín ngưỡnglà từ gốc Hán
[信仰; E: faith;  F: foi], trong đó :
- Tín[]:Tin theo, không nghi ngờ.
- Ngưỡng[]:Tôn kính, hâm mộ.

Do đó,tín ngưỡng có nghĩa như là sựtin phục và tôn kính một điều, một chủ trương, một vật, một người nào đó. Nói rộng ra, tín ngưỡng được hiểu như là hệ thống các niềm tin (E: belief; F: croyance)mà con người từ xa xưa cách nay trên 45.000 năm, đã bắt đầu có những cảm nhận, tin vào để giải thích thế giới, nhằm mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Điều này nói lên sự phát triển của con người về đời sống tình cảm (cảm nhận, tin tưởng) và đời sống lý trí (suy tưởng, giải thích) đồng hành cùng đời sống vật chất trong sự sinh tồn. Ngày nay, con người vẫn không ngừng phát triển, và tín ngưỡngtuy hãy còn tiếp tục tồn tại,nhưng cũng có những biến đổi theo đó.

1.2. Tông giáo = Tôn giáo:  Là từ gốc Hán[宗教],  trong đó:
- Tông [
] = Tôn:  Lý thuyết, tư tưởng hay phương pháp chính làm gốc. 
- Giáo []:  Giáo dục, dạy dỗ.
Vì thế thuật ngữ “tông giáo” từ xa xưa thường gọi là Đạo[
]để chỉ “hệ thống chỉ dạy” hay“phương pháp dạy dỗ” của thánh hiền. Vào thế kỷ XIII, ở Trung Hoa, thuật ngữ tông giáo bao hàm một ý nghĩa nhằm chỉ đạo Phật (tông: lời thuyết giảng của đức Phật; giáo: chỉ dạy).
 
Constantine
(272-:-337)
57th Emperor of the Roman Empire
220px-Rome-Capitole-StatueConstantin
 

Theo các nghiên cứu, từ “religion” có gốc La-tinh là “religio” (re: trở lại – E: back; ligio = ligare: bó, buộc – E: ligament), xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 4, sau công nguyên. Lúc đó, hoàng đế La Mã là Constantinus (E:  Constantine I  hay Saint Constantine  272-:-337 CN) yêu cầu phải có một tín ngưỡng chung và muốn xóa bỏ các tín ngưỡng trước đó, cho nên lúc này khái niệm từ mới “religion” là chỉ riêng cho đạo Kitô Phương Tây - là đạo Thiên Chúa La Mã, được xem là khai sinh từ năm 325 CN - đồng thời những đạo khác đạo Kitô đều bị coi là tà đạo. Do đó, “religion” có thể hiểu là đạo (# hệ thống chỉ dạy, phương pháp chỉ dạy) hướng tới những niềm tin, và cho rằng qua đó con người sẽ thu lượm thêm sức mạnh siêu nhiên.
Đến thế kỷ XVI, với sự ra đời của đạo Tin Lành - tách ra từ đạo Kitô – trên diễn đàn thần học châu Âu, “religion” mới trở thành một thuật ngữ chỉ hai đạo thờ cùng một Chúa. Với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản ra khỏi phạm vi châu Âu, thuật ngữ “religion” dần được dùng nhằm chỉ các đạo khác nhau trên thế giới.

Thuật ngữ tiếng Anh “religion” được dịch thành “tông giáo” đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVIII và sau đó du nhập vào Trung Hoa. Thuật ngữ Tông giáo được du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, nhưngdo "tông" là quốc huý của vua Thiệu Trịđời nhà Nguyễn (Việt Nam), nên từ đó trở đi đều đổi thành "tôn" . Theo đó, "tông giáo" 宗教thành "tôn giáo" 尊教.                   

Từ tôn giáo ngày nay đã trở thành nếp gọi quen thuộc của người Việt và đồng nghĩa với từ  Đạo, hàm ý là hệ thống chỉ dạy niềm tin. Ví dụ:đạo Kitô hay Kitô giáo, đạo Phật hay Phật giáo … là những tôn giáo.

Như vậy, thuật ngữ religion (= tôn giáo) ban đầu được sử dụng ở châu Âu nhằm chỉ một tín ngưỡng với niềm tin hữu thần; dần đến ngày nay, thuật ngữ này nhằm bao gồm các tín ngưỡng với hệ thống chỉ dạy niềm tin hữu thần như đạo Kitô, đạo Sikh … và hệ thống chỉ dạy không cóniềm tin hữu thần như đạo Khổng, đạo Phật ….
         
1.3. Từ ngữ thông thường về các cảnh giới trong tín ngưỡng-tôn giáo :
- Ma[] : 
+ Theo dân gian và các tín ngưỡng-tôn giáo, người ta tin rằng một sinh vật thường là con người có cấu tạo gồm 2 phần xáchồn. Khi một người chết, phần xác hữu hình mất đi, còn lại phần hồn vô hình mà đôi khi người còn sống đang thức tỉnh lại có những cảm nhận về hình bóng của người chết này trước mặt mình.
+ Theo Phật giáo, ma được chỉ cho các trở lực đối với người tu hành và thường gọi là ma chướng(魔障;  P; S: mara), đó là các biểu hiện của tâm thức tham-sân-si trong đời thường, và xuất hiện bằng các ảo ảnh trong Thiền tập; tất cả đều được xem là xuất phát từ một nội tâm thủ chấp cực đoan về Ngã (= cái thực có).
- Quỷ[] : 
+ Theo dân gian và các tín ngưỡng-tôn giáo, quỷ là loại ma có các biểu hiện xấu và ác, ảnh hưởng trên người đang sống.
+ Theo Phật giáo có từ ngữ quỷ đói (ngạ quỷ 餓鬼;  P: peta;  S:  pretas): từ ngữ này dùng để chỉ tâm thức của người qua đời bị ác nghiệp tham của chính mình chiêu cảm đau khổ, nhất là cảm giác đói. 
+ Theo Kitô giáo có từ quỷ Satan (Isr;  E: satan).  Theo truyền thuyết, quỷ Satan vốn là một thiên thần tên là 
Lucifer do Chúa trời tạo ra, nhưng do nổi loạn chống đối nên đã bị đuổi khỏi thiên đường. Sau đó Satan đã trở thành thủ lĩnh của các thiên thần “sa ngã” (fallen angels) có tính xảo trá và tàn ác, có nhiều tên gọi như : thần tăm tối, cha gian dối, quỷ Lucifer. Quỷ Satan chẳng phải nam hay nữ, nhưng trong các truyền thuyết, hoặc hình ảnh minh họa thường là nam giới, có cơ thể cường tráng và khuôn mặt dữ dằn với 2 chiếc sừng nhọn hoắt trên đầu. Quỷ Satan được cho là có nhiều phép biến hóa, bay lượn và có sức mạnh to lớn. Vương quốc của Satan ở dưới địa ngục, và Satan có thể trực tiếp hoặc sai khiến các loại quỷ khác đi phá hoại thế giới.

Satan –Wikipedia tiếng Việt

Satan - Wikipedia, the free encyclopedia


- Thần[] :  

Là những gì vô hình hay hữu hình được con người cho là có tính linh thiêng ban phúc hay giáng họa cho con người hay vạn vật như : thần bùa , thần ngãi, thần chú…, thần đá, thần nước, thần lửa… Quan miệm các dạng thần linh liên hệ đến đời sống cá nhân, đời sống xã hội là đa thần = E: polytheism – tức gồm nhiều loại thần được tôn thờ, hay  độc thần = E: monotheism – tức một loại thần duy nhất có ảnh hưởng được tôn thờ. 

Ngày nay tôn giáo độc thần có vị thế mạnh nhất, vị thần này thường có tên gọi là Thượng Đế hay Đấng sáng tạo, Đấng tạo dựng.  Vị thần này được hình dung là có các tính chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện và có toàn quyền thưởng phạt, dù trong nhiều trường hợp được xem là khó hiểu. Vì thế, người theo các tôn giáo này phải chấp nhận Thượng Đế như là một chân lý chủ quan của sự sống, luôn kính sợ và có ý tưởng phó thác toàn bộ sự sống của mình cho vị Thượng Đế này. Môn Thần học (E: theology) là môn học của các tổ chức tôn giáo độc thần, dùng nghiên cứu và giải thích các sự vật hiện tượng sao cho hợp lý trong sự sống của con người, được cho là ý muốn của Thượng Đế.

Trong Phật giáo Thần # Thiên (Trời) chỉ cho một dạng chúng sinh trong 6 cảnh giới là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, a-tu-la, người, trời. Trời có nhiều cấp cao hay thấp tương ứng với phước báu lớn nhỏ và hãy còn bị động (ràng buộc) trong sinh tử luân hồi ở 6 cảnh giới này, tùy theo thiện nghiệpác nghiệp luôn biến thiên nơi chính mình.
+ Thánh[
]Người có tài đức vượt người bình thường.

Theo Phật giáo, Thánh là người tu học có đức hạnh cao do thông hiểu sự lí khách quan của vũ trụ và sống thuần thục theo sự thấy biết này;  bậc thánh chủ động  chứ không còn thụ động bị ràng buộc với sinh tử luân hồi.  Có 4 bậc Thánh thành tựu do tự tu chứng từ khởi điểm đến viên mãn :  – Tu-đà-hoàn – Tư-đà-hàm – A-na-hàm – A-la-hán.

Theo Kitô giáo, Thánh (E: Saint) là người theo đạo được Hội Thánh (# Giáo Hội) tôn kính và phong cho danh hiệu, do người này:  hoặc – có đức hạnh cao, hoặc  –  thông hiểu kinh thánh một cách đặc biệt, hoặc – có nhân đức anh hùng (tử vì đạo), hoặc – được ân mặc khải (được sự huyền bí chỉ dạy của Thiên Chúa trong một sự kiện nào đó). Hội Thánh gián tiếp muốn nói rằng đương sự bây giờ đang hưởng vinh quang trên trời, mọi người có thể công khai kêu cầu đương sự và làm gương sáng cho mình.

2.  Tin – Niềm tin

Cơ sở của mọi tín ngưỡng-
tôn giáo là tin (; E: to believe, to have confidence in;  F: croire, avoir confiance) hay có niềm tin
(E: belief;  F: croyance). Tin hay tin tưởng là từ gốc Hán, là tín hay tín nhiệm, có nghĩa là nghĩ tưởng và chấp nhận một sự vật-hiện tượng nào đó cho là có thật, là đúng sự thật (chứ chưa chắc là có thật, là đúng sự thật).
          + Tin có đối tượng là chưa thấy hay chưa biết.
                   
Ví dụ: - Người theo đạo Kitô tin một Thượng Đế vô hình là có thật.
                               - Người theo đạo Phật tin tái sinh là có thật.
Chú thích:
Tái sinh hàm nghĩa sự chuyển đổi nhanh hay chậm một cách liên tục chứ không gián đoạn sang những trạng thái mới, gồm:
+ Các yếu tố cấu thành vật thể khi căn cứ vào sự thấy biết ở các dạng thô đại hay vi tế.
+ Các yếu tố cấu thành vật thể khi căn cứ theo khả năng cảm nhận của các giác quan là hữu hình hay vô hình.
            Sự thấy biết hiện tượng tái sinh được cho là có được từ một quá trình rèn luyện tu học.   
Sự vật-hiện tượng mà chưa thấy hay chưa biết thì có thể có thật hay không có thật, đúng sự thật hay không đúng sự thật.  Khi sự vật-hiện tượng đã thấy hay đã biết thì không còn nói là tin nữa.
                    Ví dụ:- Tôi tin là có mặt trời.
                               - Tôi tin là mọi sự vật không mãi tồn tại (vô thường).
          + Tin thay đổi theo thời gian:  tin nơi một tôn giáo, nơi một chế độ chính trị, nơi một con người … dễ dàng thay đổi theo thời gian do hình thức phản cảm hay nội dung sai lệch, mâu thuẫn, nông cạn…
          2.1. Niềm tin và Đức tin :
          + Niềm tin(;  E: belief;  F: croyance): Là sự chấp nhận một sự vật-hiện tượng nào đó là có thật, là đúng sự thật (chứ chưa chắc là có thật, là đúng sự thật).
          + Đức tin (;  E: faith;  F: foi  # niềm tin mang tính đạo đức):  Là niềm tin được xem là có tính thiện hay hướng thiện (chứ chưa chắc là thiện).  Thường thì đức tin chỉ cho niềm tin trong tôn giáo.
          2.2. Chánh tín và Mê tín :
          + Chánh tín (正信;  E: right belief;  F: croyance juste):  Đây là niềm tin chân chánh (đúng) mà thường trước đó sự vật-hiện tượng được phân tích bằng phán đoán lý trí và sau đó là những lợi lạc được đem lại từ những hành động dựa trên niềm tin này. Thường đây là những niềm tin nơi các nhà khoa học …
          + Mê tín (迷信; E;F: superstition):  đây là niềm tin vọng mê (sai) mà thường trước đó sự vật-hiện tượng được thừa nhận bằng phán đoán cảm tính và sau đó là những tai hại đưa đến từ những niềm tin này. Thường đây là những niềm tin nơi các tín ngưỡng đồng bóng, nơi nhiều tôn giáo …
          2.3. Sùng tín và Cuồng tín :
          + Sùng tín(崇信;  E;F: devotion): đây là niềm tin với tinh thần kính trọng và ngưỡng mộ có tính chuyên chú, mạnh mẽ nơi một giá trị được xem là tốt, là thiện đem đến nhiều lợi ích.  Sùng tín thường gắn liền với Chánh tín bằng sự giáo dục mang tính khai phóng,
          + Cuồng tín (;  E: bigotry;  F: bigoterie):  đây là niềm tin mãnh liệt, điên cuồng, mù quáng nơi một giá trị sai lầm, dễ gây ra nhiều tai hại.  Cuồng tín thường gắn liền với Mê tín bằng sự giáo dục mang tính nhồi sọ.  Thập tự chinh ngày xưa và Thánh chiến (Jihad) ngày nay là những hình thức cuồng tín tôn giáo.

Thập tự chinh – Wikipedia tiếng Việt

Crusades – Wikipedia, the free encyclopedia

 
Jihad (Thánh chiến)– Wikipedia tiếng Việt
Jihad – Wikipedia, the free encyclopedia
 
Tử đạo – Wikipedia tiếng Việt
Martyr - Wikipedia, the free encyclopedia
 
Dị giáo – Wikipedia tiếng Việt
Heresy -Wikipedia, the free encyclopedia
 
Hai trong nhiều hình cụ tra tấn dã man của Tòa án Dị giáo thời Trung Cổ:
- Hình cụ cắt đầu gối chân hay khuỷu cánh tay (trái):  Hệ ốc vít ở 2 đầu dụng cụ sẽ dần dần được vặn chặt làm cho 2 bản lưỡi dao sát lại. Đầu gối hay khuỷu tay nạn nhân sẽ bị nghiến nát và tất nhiên sau đó chân sẽ bị tàn phế.
- Hình cụ “Nôi Juda”có đầu nhọn kim tự tháp (phải):  Nạn nhân bị buộc vào một sợi dây thừng và kéo dây để hạ cơ thể xuống. Phần đầu nhọn sẽ xuyên thủng phần hậu môn, âm hộ, hoặc xương cụt của nạn nhân bị đập mạnh vì phải hứng toàn bộ trọng lượng cơ thể.
Chánh tín, sùng tín mang tính thiện, trái với mê tín, cuồng tín mang tính bất thiện. Do đó, tin hay niềm tin thuộc cả hai phạm trù tâm lý và đạo đức. Cũng cần để ý rằng tín trong Nho giáo là yếu tố đạo đức trong quan hệ bè bạn.
Xem thêm:
-
Xung đột tôn giáo
-SỐNG ĐẠO LÀ TỬ ĐẠO 
- 10 dụng cụ tra tấn “rợn tóc gáy” thời Trung Cổ
 
2.4. Niềm tin và lý trí :
+ Niềm tin: Là thuộc tính tâm lý, đó là hiện tượng tâm lý thể hiện tính chất tình cảm, nương tựa, thụ động đồng hành cùng hình thức biểu trưng trừu tượng (tế lễ), mà đại diện là các nhà truyền giảng tôn giáo.
+ Lý trí(E;F: intelligence):  Là quá trình tâm lý nhận thức lý tính, đó là hiện tượng tâm lý thể hiện tính suy tư-lý luận (suy lý), chủ động đồng hành cùng các hình thức thực nghiệm cụ thể, mà đại diện là các nhà triết học, khoa học.
Lý trí và niềm tin đều tạo nên tiềm năng to lớn đưa tới hành động cho dù đó là tích cực hay tiêu cực, lợi hay hại;  bởi y học ngày nay đã hé mở cho chúng ta thấy rằng, nơi khối óc trong từng con người, bán cầu trái chuyên về lý trí, ngôn ngữ và bán cầu phải chuyên về trực giác, tình cảm.
2.5. Niềm tin theo quan điểm tâm lý học hiện đại:
+Niềm tin là một dạng của hiện tượng tâm lý, thể hiện xu hướng của nhân cách nặng về tình cảm.
+Niềm tin hình thành lâu dài do được lập đi lập lại thường xuyên trong hoạt động giao tiếp, trong các quan hệ xã hội và các trải nghiệm của bản thân (được áp dụng trong các hình thức thôi miên, quảng cáo, giáo dục nhồi sọ …).
+Niềm tin rất khó thay đổi hay từ bỏ ở cá nhân cũng như trong xã hội,  kể cả những lúc sự thật đã rành rành chứng minh là sai.  Chỉ khi nào hình thành niềm tin mới thì cái cũ mới biến đi; nói cách khác, đây chính là sự chuyển hóa nội tâm.
Điều này cũng được chính  triết gia Đức là Arhur Schopenhauer (1788- 1860) nhấn mạnh: " Mọi tín lý, bất kể là vô lý tới đâu, khi cấy vào con người từ nhỏ, chắc chắn là ở trong đó suốt đời” (Any dogma, no matter how extravagantly absurd, inculcated in childhood, is sure to retain its hold for life.)
+Niềm tin chi phối nhận thức và hành vi của cá nhân và là cơ sở của cái Tôi của chủ thể.
+Niềm tin càng gắn liền với hiểu biết thì càng ít mù quáng (mê tín).
+Niềm tin tạo nên sức mạnh ý chí giúp cho con người ít hoang mang, dao động trước các tình thế khó khăn xảy ra, và do đó hành động đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên, hành động này có thể tích cực (tạo lợi ích) hay tiêu cực (tạo tổn hại). Điều này đã từng được nói đến nơi Tín Căn-Tín Lực trong đạo Phật.
Do đó, niềm tin là một trong những phương pháp cơ bản của giáo dục hình thành nhân cách cho mọi con người :  trẻ em cũng như người lớn, người bệnh cũng như người khỏe, kể cả sự thay đổi từ niềm tin cũ sang niềm tin mới.
Các tôn giáo thường ám thị (E: suggestion) người theo đạo và chỉ dẫn người theo đạo tự kỷ ám thị (E: autosuggestion) để niềm tin của họ ngày một thêm vững mạnh, bằng cách đặt ra những lễ nghi thường xuyên như cầu nguyện, suy niệm … nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, chúng ta phải khéo lưu ý về nội dung của sự việc này, nó có xu hướng  tích cực hay tiêu cực //  trí tuệ hay mù quáng
Như vàng thật không sợ lửa, chân lý thì bao giờ cũng vẫn là chân lý, cho dù nó đến từ bất cứ nguồn gốc nào.  Một món đồ khi được mang ra rao bán, tất phải chấp nhận sự phê phán của khách hàng – tốt hay xấu, thật hay giả.  Cũng thế, trên thực tế, tôn giáo cũng chỉ là một trong nhiều lãnh vực khác nhau của học thuật, cho nên không thể miễn nhiễm đối với mọi điều phê phán đúng hay sai, hợp lý hay vô lý đối với niềm tin. Phê phán do đó chính là nền tảng để xác định đối với niềm tin là giác tín hay mê tín, sùng tín hay cuồng tín.
Theo trên, chúng ta có thể tự vạch ra cho chính mình sự tu tập, bằng cách rèn luyện những niềm tin mới có tính tích cực, với những phép quán các chân lý khách quan, thiết thực hướng tới lợi ích cho mình và cho người, tránh những ảo tưởng và các cố chấp chủ quan đề cao bản ngã tai hại.
2.6. Niềm tin theo các danh nhân.
+Mất niềm tin là mất tất cả – Self-distrust is the cause of most of our failuresBowee.
+Niềm tin là sức mạnh của cuộc sống – Belief is the force of lifeL. Tolstoy.

+ Niềm tin mà không nghi là niềm tin chết – Une foi qui ne doute pas est une foi morteJ. Cassou.
2.7. Đức tin của đạo Phật và đạo Thiên Chúa.
Dưới đây là 2 bản kinh về đức tin của đạo Phật và đạo Thiên Chúa.
          a)   Căn bản đức tin trong Phật Giáo nằm trong kinh “Nền Tảng Đức Tin”, thường được biết là “Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama” như sau :
         ...Này các thiện nam tín nữ Kalama, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của đức tin chân chánh:
-          Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
-          Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
-          Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
-          Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
-          Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
-          Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
-          Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
-          Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
-          Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
-          Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
      Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: "Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài" thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.
       b)  Căn bản đức tin chính trong Thiên Chúa giáo, đặc biệt là Kitô giáo, được gói ghém trong bản kinh Tin Kính Tông đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là kinh Tông đồ, đặt ra khoảng  năm 150 CN.  Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325 CN, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Chúa Con Jesus lên cùng hàng với Chúa Cha và gọi là kinh Nicene, kinh này đưa đến bất đồng ý kiến giữa giáo hội phía Đông (Chính Thống giáo) và giáo hội phía Tây (Rôma giáo).  Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều.  Kinh này có tên là  kinh Tin Kính Athanasius.  Vì kinh này dài và lủng củng nên không được sử dụng.  Anh giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Kitô giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản.  Trong sách Giáo lý Kitô giáo của Việt Nam chỉ có kinh Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
          Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo lý Công giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùngdựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTôlà con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Maria đồng trinh, chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô, chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy.  Amen.
 
I believe in God the Father Almighty,  (He) was conceived by (the power of) the Holy Spirit, (and) born of the Virgin Mary; (Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate, was crucified, dead (died), and (was) burried; he descended into hell (on) the third day he rose again [from the dead]; he ascended into heaven and sitteth (is seated) on (at) the right hand of [God] the Father [Almighty] from thence he shall (will) come (again) to judge the living and the dead.
I believe in the Holy Spirit,
(I believe in) the holy catholic church, [the communion of saints]
(I believe in) the forgiveness of sins,
(I believe in) the resurrection of the body,
(I believe in) [and the] life everlasting, Amen.
 
3.  Tín ngưỡngvà một số hình thức tín ngưỡng.
3.1.  Cộng đồng tộc người :
 
          Những thành tựu của khoa học hiện nay cho thấy là trái đất đã hình thành cách nay trên 5 tỉ năm, riêng ngành 
khảo cổ học
, người ta đã chứng minh được sự tồn tại của con người cách đây hàng triệu năm (từ 4-:-6 triệu năm), và người nguyên thủy gần với vóc dáng con người ngày nay thì lại xuất hiện dưới 1 triệu năm. Theo thời gian, con người hội tụ sống thành những cộng đồng phát triển như sau:
 
                  Thị  tộc   à   Bộ lạc  à  Bộ tộc   à  Dân tộc
 
image7541
 
 
Thời tiền sử
Thế Holocen (Toàn Tân) Thời đại đồ sắt Sơ sử
  Thời đại đồ đồng muộn  
  Thời đại đồ đồng giữa
  Thời đại đồ đồng sớm
Thời đại đồ đồng
    Thời đại đồ đồng đá      
  Thời đại đồ đá mới Tiền sử
Thời đại đồ đá giữa
 Thế Pleistocen (Canh Tân)     Thời đại đồ đá cũ muộn  
    Thời đại đồ đá cũ giữa
    Thời đại đồ đá cũ sớm
  Thời đại đồ đá cũ
   
   
Thời đại đồ đá
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 





























+ Thị  tộc (35.000-:-6.000 tCN) :   Đây là tổ chức cơ sở gồm nhiều gia đình cùng một tổ tiên và có kinh tế chung. Thị tộc được xếp vào thời đại săn bắt - hái lượm + thời đại nông nghiệp – tương đương với thời đại đồ đá cũ muộn (35.000-:-10.000 tCN) + thời đại đồ đá giữa (10.000-:-8.000 tCN) + thời đại đồ đá mới (8.000-:-6.000 tCN).
+Bộ lạc (6000-:-3300 tCN) :   Đây là cộng đồng bao gồm một số thị tộc có chung tên gọi, có vùng cư trú riêng.  Bộ lạc được xếp vào thời kỳ nguyên thủy với xã hội nguyên thủy – tương đương với thời đại đồ đá mới-đồ đồng (# 6000-:-3300 tCN).
+ Bộ tộc (3.300 tCN -:-1.700 CN) :  Đây là cộng đồng với sự hợp nhất các bộ lạc có chung tên gọi, có vùng cư trú riêng, có kinh tế và văn hóa riêng.  Bộ tộc được xếp vào thời kỳ cổ đại (# 2000 tCN) + thời kỳ trung đại (# tk 5-:-16 CN) với xã hội chiếm hữu nô lệ – tương đương với thời đại đồ đồng (3.300-:-1.200 tCN) + thời đại đồ sắt (# 1.200 tCN-:-1.700 CN).
+ Dân tộc (1.700 CN-:- nay) :  Đây là cộng đồng ổn định và thống nhất về ý thức, ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, kinh tế, lảnh thổ….Dân tộc được xếp vào thời kỳ cận đại (# tk 16-:-20 CN) và thời kỳ hiện đại (# từ tk 20 CN) với xã hội tư sản - tương đương với thời đại công nghiệp (1.700 CN-:- nay).
Ghi chú:Thời đại nông nghiệp bắt đầu từ thời kỳ đồ đá giữa (# 10.000 tCN đến nay). Trước thời đại nông nghiệp là thời đại săn bắt-hái lượm.
 
          2.2. Tín ngưỡng qua các thời đại.
Cũng với những thành tựu của ngành khảo cổ học, với những hiện vật thu được người ta khẳng định: có đến hàng triệu năm con người không hề biết đến tín ngưỡng. Bởi vì tín ngưỡnglà sản phẩm của tư duy trừu tượng trong một đời sống xã hội ổn định, và cùng với sự biến đổi của lịch sử, tín ngưỡngcũng có những biến đổi theo đó.
+ (45.000-:-8.000 tCN) – Thời đại đồ đá cũ muộn + Thời đại đồ đá giữa :Hầu hết trong giới khoa học đều thống nhất rằng chỉ khi con người có hình dáng như ngày nay – người khôn ngoan (Homo Sapiens) – hình thành và tổ chức thành xã hội, tín ngưỡngmới xuất hiện. Thời kỳ này cách đây khoảng 95.000 – 35.000 năm. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu mới chỉ là các tín hiệu đầu tiên. Đa số các nhà khoa học đều khẳng định tín ngưỡng ra đời khoảng 45.000 năm trước đây với những hình thức tín ngưỡng sơ khai như đạo Vật tổ, Ma thuật…
+ (8.000-:-1.200 tCN) - Thời đại đồ đá mới + thời đại đồ đá mới-đồ đồng + thời đại đồ đồng : Con người chuyển từ săn bắt-hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Các hình thức tín ngưỡng của thị tộc, bộ lạc, bộ tộc ra đời với sự thiêng liêng hóa các nguồn lợi của con người trong sản xuất và cuộc sống: thần Sông, thần Gió,… thần Khoai, thần Lúa, … hoặc tôn thờ các biểu tượng của sự sinh sôi (thờ giống cái, hình ảnh phụ nữ, phồn thực…), đó là các vị thần của các thị tộc Mẫu hệ. Đây chính là hình thức tín ngưỡng Bái vật, Vật linh…
+ (1.200 tCN-:-1.700 CN) -Thời  đại đồ sắt : Các quốc gia dân tộc ra đời nhằm mục đích phục vụ cho sự củng cố và phát triển của dân tộc. Hình thức tín ngưỡng của dân tộc có những đổi thay, và tín ngưỡng có tên gọi mới là tôn giáo. Tất cả các vị thần ấy còn tồn tại chừng nào dân tộc tạo ra vị thần ấy còn tồn tại và khi dân tộc tiêu vong, các vị thần ấy không còn nữa.  Cũng trong thời kỳ này nhiều đế chế ra đời và thâu tóm vào mình nhiều quốc gia. Do nhu cầu một tôn giáo của đế chế, những tôn giáo như Phật, Nho, Kitô, Hồi… đã xuất hiện từ trước trở thành tôn giáo của đế chế và được chấp nhận như một tôn giáo chính thống.
+ (1.700 CN-:- nay) - Thời đại công nghiệp :Theo thời gian, do nội dung của các tôn giáo mang tính phổ quát, không gắn chặt với một quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với nghi thức cụ thể của một cộng đồng tộc người, dân tộc hay địa phương nhất định nên sự bành trướng của nó diễn ra thuận lợi, dễ dàng thích nghi với các dân tộc khác. Do vậy, dù được phổ biến bằng cách nào (chiến tranh hay hòa bình), các tôn giáo đó đã được các quốc gia trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác tiếp nhận và biến đổi thành tôn giáo riêng của quốc gia đó. Sự bành trướng kiểu như vậy diễn ra trong suốt thời kỳ văn minh công nghiệp và cho đến tận ngày nay.
2.3. Các hình thức phổ biến của tín ngưỡng nguyên thủy:         
Các tín ngưỡng nguyên thủy, sơ khai thể hiện niềm tin bản năng của con người và lúc ấy chưa gắn bó nhiều về các lợi ích về kinh tế - xã hội. Các hình thức phổ biến của tôn giáo nguyên thủy là các dạng sau:
1./ Vật tổ giáo (E: totemism): Tôtem theo ngôn ngữ của thổ dân Bắc Mỹ nghĩa là giống loài. Đây là hình thức tín ngưỡng cổ xưa nhất, thể hiện niềm tin vào mối quan hệ gần gũi, huyết thống giữa một cộng đồng người [thị tộc (35.000-:-6.000 tCN)hay bộ lạc (6000-:-3300 tCN)]với một loài động thực vật hoặc một đối tượng nào đó.
Tôtem giáo thể hiện hình thức nhận biết đầu tiên về mối liên hệ của con người với các hiện tượng xung quanh. Chẳng hạn: một thị tộc hay bộ lạc nào đó tồn tại được nhờ vào một loài động vật nào đó dẫn đến xuất hiện một ảo tưởng về mối quan hệ giữa loài vật đó với cộng đồng. Các loài này được xem là nơi mà tổ tiên của họ sau khi qua đời sẽ ẩn cư vào đó, và cuối cùng con vật này lại trở thành tổ tiên chung – là một Tôtem của một tập thể nào đó.
          + Vật tổ là động vật :  điển hình
  • Đời nhà Thương, chim đen là vật tổ của người Ân.
  • Tại Đài Loan, rắn là vật tổ của người Cao Sơn.
+ Vật tổ là thực vật :  điển hình
  • Tại nước Bất Tử, cây cam là vật tổ của người A.
  • Ở núi Cô Dao, cỏ dao là vật tổ của người Viêm Đế.
+ Vật tổ là vật thể tự nhiên :  điển hình
  • Thời vua Vũ, tảng đá là vật tổ của người Hạ.
  • Theo Tả truyện, thị tộc Hoàng Đế lấy mây làm vật tổ,  còn thị tộc Viêm Đế lấy lửa làm vật tổ.
2./ Ma thuật giáo (E: magicism): Ma thuật theo tiếng Hi lạp cổ là phép phù thủy. Đây là hình thức tín ngưỡng của thị tộc, bộ lạc tin vào khả năng tác động đến tự nhiên bằng những hành động tượng trưng (cầu khấn, phù phép, thần chú…) nghĩa là bằng con đường siêu nhiên. Nhờ các biện pháp ma thuật, người nguyên thủy cố gắng tác động đến những sự kiện và làm cho nó diễn ra theo ý mình mong muốn. Về sau, ma thuật trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu được của các tôn giáo phát triển. Việc thờ cúng của bất kỳ tôn giáo nào cũng phải có ma thuật (cầu nguyện, làm phép…). Tàn dư của ma thuật là các hiện tượng bói toán, tướng số ngày nay.
3./ Bái vật giáo (E: fetishism): Bái vật theo tiếng Bồ Đào Nha là bùa hộ mệnh, phép lạ. Đây là hình thức tín ngưỡng của bộ lạc, bộ tộc. Bái vật giáo đặt lòng tin vào những thuộc tính siêu nhiên của các vật thể như hòn đá, gốc cây, bùa, tượng… Họ cho rằng có một sức mạnh siêu nhiên, thần bí trú ngụ trong vật đó. Bái vật giáo là thành tố tất yếu của sự thờ cúng tôn giáo. Đó là sự thờ cúng các tượng gỗ, cây thánh giá… hoặc lòng tin vào sức mạnh kỳ bí của các lá bùa…Ngày nay, dường như tôn giáo nào cũng có hình ảnh đặc trưng này.
          + Vật thiêng trong tự nhiên, điển hình: 
  • Thần đất, Thần nước, Thần gió, Thần lửa…
  • Thần mặt trời, Thần mặt trăng, Thần tinh tú, Thần sấm chớp…
+ Vật thiêng nhân tạo, điển hình:
  • Lá bùa : ở nhiều nước.       -    Khối đá đen tại Mecca : ở đạo Hồi.
  • Tượng gỗ đá : ở đền chùa.-    Hình một mắt : ở đạo Cao Đài.
  • Thập giá : ở nhà thờ.                    -    Tấm vải điều : ở đạo PG Hòa Hảo.
Hình thức tín ngưỡng này ngày nay hãy còn phổ biến với các môn phong thủy (Feng Shui), môn y học bổ sung (Alternative Medicine) xem việc dùng đá quý (gemstone), tranh-ảnh-tượng cát tường, màu sắc để cải thiện điều kiện sống, sức khỏe … vì tin rằng qua kinh nghiệm chúng có nguồn năng lượng tốt (phúc xạ : good energy) cho con người (xem thêm các tài liệu về Art Healing, Color Therapy …).
Image result for Gemstones and chakras
 
Image result for chakra gemstones
 
42_18997838_1240748656
Gemestones Healing
 
chakrahealingblanket  dONrO_IJVbk

Color Healing (Chromotherapy) 

4./ Vật linh giáo (E: animism):  đây là hình thức tín ngưỡng xuất hiện muộn hơn, khi mà ý thức của con người đã đủ khả năng hình thành nên những khái niệm. Vật linh giáo là lòng tin ở linh hồn. Lòng tin này là cơ sở quan trọng để hình thành nên quan niệm về cái siêu nhiên của người cổ xưa. Giai đoạn này đã có ảo tưởng cho rằng có hai thế giới: một thế giới tồn tại thực sự và một thế giới siêu nhiên, trong đó thế giới siêu nhiên thống trị thế giới thực tại. Thế giới siêu nhiên này của người xưa cũng đầy đủ động vật, thực vật, các đối tượng do tinh thần tưởng tượng ra và không khác biệt gì lắm so với thế giới thực tại. Đây là sự chuyển biến lớn trong tín ngưỡng và là cơ sở của những tôn giáo lớn sau này.
          + Dạng thần linh liên hệ đến đời sống cá nhân :  Thần tài, Thần bếp, Thần canh cửa, Thần nhà xí, Thần tình ái, Thần hôn nhân, Thần nhi đồng …
          + Dạng thần linh liên hệ đến đời sống xã hội :  Thần tằm tơ, Thần nhuộm, Thần hoa, Thần trà, Thần nấu rượu, Thần gốm, Thần kiến trúc, Thần tàu thuyền, Thần coi ngựa, Thần trừ sâu, Thần bảo hộ kỹ nữ… Ở Việt Nam, các vị thần này thường được gọi là tổ,  như Tổ nghề kim hoàn, Tổ nghề mộc, Tổ nghề thêu may.., Tổ cải lương …
          (Xem thêm hệ đa thần của Hy Lạp và La mã ở bài đã soạn ‘Tình’).
5./ Sama giáo (E: shamanism) :  đây là hình thức tín ngưỡng phát triển của vật linh giáo, đó là sự giao tiếp giữa người và thần linh hay ma quỷ thông qua một nhân vật trung gian đồng bóng, đồng thiếp, cầu cơ …Việc giao tiếp này được tiến hành dưới sự điều khiển của thầy cúng, thầy mo, phù thủy …Hình thức tín ngưỡng này ngày nay hãy còn tồn tại và phổ biến ở Hàn Quốc, Việt Nam (đạo Cao Đài, …) và nhiều nơi trên thế giới.
4. Tôn giáo :
RelSymbols
Tôn giáo xuất phát từ tín ngưỡng nên nội dung cơ bản của nó chính là niềm tin, tác động lên các cá nhân, các cộng đồng. Đó là niềm tin vào những "cái 
siêu nhiên" (hay "cái thiêng") - cái đối lập với "cái trần tục"  hiện hữu mà con người có thể sờ mó, quan sát được;đây là hai thế giới hư và thực mà mối quan hệ của chúng hiện vẫn chưa có sự tách bạch.Đời sống của một con người là luôn song hành bởi 3 yếu tố vật chất, tình cảmlý trí (suy tưởng) … và đức tin (= niềm tin tôn giáo) là biểu lộ của một tình cảm dính mắc sâu nặng.
Tôn giáo thường đưa ra các giá trị tuyệt đối chủ quan làm mục đích cho con người vươn tới, và nội dung các giá trị này được thực hiện qua những nghi thức, những hình thức kiêng kỵ …
          4.1. Định nghĩa tôn giáo:
Kết quả hình ảnh cho history of religion

Religion - Wikipedia
Tôn giáo – Wikipedia tiếng Việt
Ngày nay tôn giáo là một thực thể khách quan của loài người nhưng lại là một thực thể hãy còn nhiều quan niệm phức tạp về cả nội dung cũng như hình thức biểu hiện. Vì thế có nhiều định nghĩa ít nhiều chủ quan, từ đó dẫn đến những lợi hại trong đời sống tinh thần của con người không nhỏ.
1/. Định nghĩa theo hình thể:   tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát khách quan khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Ý nghĩa này  cho thấy tôn giáo có cái nhìn hạn hẹp hơn với 
chủ nghĩa duy lýchủ nghĩa nhân bản thế tụcthuyết vô thầntriết khách quan và  thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm, mà dựa vào cách hiểu theo khoa học. Đây là quan điểm có xu hướng của một tôn giáo hữu thần.
2/. Định nghĩa theo chứng cớ vật chất:  tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người có tôn giáo lại nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này thường bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên.
3/. Định nghĩa theo chức năng:  tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và 
phong tục nào có chức năng đề cập đến những vấn đề căn bản về đặc tính, đạo đứcsự chết của loài người
 và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng này ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ (xem phân biệt tôn giáo hữu thần và tôn giáo vô thần bên dưới).
4/. Định nghĩa theo tổ chức:  tôn giáo là các tổ chức tín ngưỡng, hội đủ các yếu tố đạo đức theo luật định xã hội. Trong nghĩa này tôn giáo và đời sống tinh thần không phải lệ thuộc nhau : một người có một đời sống tinh thần tốt đẹp có thể có hay không việc sùng đạo. Theo đó có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "đời sống tinh thần" là ngọn lửa. Đây là quan điểm có xu hướng xã hội thế tục. Vì thế,nhiều quốc gia đã có những quy định về tôn giáo như là một tổ chức và phải có đủ các yếu tố cơ bản sau :
  • Có người sáng lập.
  • Có giáo thuyết, giáo lý, giáo luật, giáo lễ.
  • Có tổ chức giáo hội với người hoạt động chuyên nghiệp.
  • Có tín đồ, có nơi thờ tự.
392931_496929190356559_285310030_n
VIDEO
-
Tôn giáo nào tốt nhất?
-
What is the best Religion?
 
4.2. Phân loại tôn giáo:  với những nét chính, tôn giáo tạm được phân loại như sau :
1./  Tôn giáo dân tộc: Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của nó. Các vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và phạm vi quyền lực giới hạn trong phạm vi quốc gia. Thậm chí một số tôn giáo lớn cũng bị dân tộc hóa ở mỗi quốc gia và trở thành tôn giáo có tính chất quốc gia. Ví dụ Anh giáo (Thanh giáo), các dòng khác nhau của đạo Hồi…
2./  Tôn giáo thế giới: Sự phát triển của các tôn giáo vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia đã hình thành nên các tôn giáo khu vực và thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo… Khác với các tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới mang tính đa quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới.
          3./  Tôn giáo hữu thần(xem ở mục 5.).
          4./  Tôn giáo vô thần(xem ở mục 5.).
 
Ton_giao_the_gioi
Image result for main religion of iraq
Bản đồ phân bố các tôn giáo quan trọng trên thế giới
          Việc thống kê số liệu tín đồ của từng tôn giáo rất phức tạp và nhiều phương pháp khác nhau do đó các nguồn số liệu có thể cho kết quả khác nhau đáng kể, tuy vậy nó cung cấp cái nhìn tương đối về quy mô của các tôn giáo đặc biệt là trong tương quan với nhau.
Các tôn giáo trên thế giới
Tôn giáo Số lượng tín đồ Vùng lãnh thổ chủ yếu
Kitô giáo 2,1 tỷ Khắp thế giới, trừ một vài nơi ở Đông PhiBắc Phibán đảo Ả RậpTrung ÁĐông ÁĐông Nam Á.
Hồi giáo 1,5 tỷ Trung ĐôngBắc PhiTrung ÁNam ÁTây PhiĐông PhiNam ÁĐông Nam ÁAlbania, một phần lãnh thổ Nga, các tỉnh phía tây Trung Quốc.
Ấn Độ giáo 900 triệu Nam ÁĐông Nam ÁFijiGuyanaMauritus.
Đạo giáo 400 triệu Trung QuốcSingaporeMalaysia và cộng đồng người Hoa hải ngoại
Tôn giáo dân gian Trung Quốc 394 triệu Trung Quốc
Phật giáo 365 triệu Đông Á và Ấn Độ
Tôn giáo của các bộ tộc 300 triệu Khắp thế giới trừ Châu Âu
Nho giáo 150 triệu Đông Á và cộng đồng người Hoa ở hải ngoại
Tôn giáo truyền thống Châu Phi 100 triệu Châu Phi
Thần đạo 30 triệu Nhật Bản
Đạo Sikh 23 triệu Ấn ĐộPakistanCanadaMỹAnh
Do Thái giáo 14 triệu IsraelMỹchâu Âu
Bahá'í giáo 9 triệu Tín đồ phân bố rải rác nhiều nơi trên thế giới
Cao Đài 2,4 triệu Việt NamBắc MỹChâu ÂuÚc
Đạo Jain 1,2 triệu Ấn ĐộPakistanCanadaMỹAnh
 
 
Xem thêm:
-
Đặc Tính Của Tôn Giáo
- Lịch sử Phật giáo Việt Nam
- Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam HK3
- Lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam
- 26 GIÁO PHẬN Công Giáo Việt Nam
- Giao Thoa Các Tôn Giáo, Tín Ngưỡng Văn Hóa Việt
- Xu hướng biến đổi của tôn giáo và việc tăng cường ...
- Tình hình diễn biến và xu thế của đời sống tôn giáo thế giới hiện nay ...
- Phật giáo và ba hướng biến đổi tôn giáo trên thế giới |phatgiao.org.vn
 
VIDEO
-
Tín ngưỡng và Tôn giáo 
- 468. Nguồn gốc của Văn hóa và Tôn giáo
- TÔN GIÁO LÀ GÌ? TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO?
- Religions of the world
-
World Religions Astonishing Facts
- Introduction to World Religions HD
-
The Future of World Religion (in 2050)
- Top 10 Most Powerful Religions In The World
-
What Is The World's Most Peaceful Religion?
-
The five major world religions - John Bellaimey
-
Animated map shows how religion spread around the world
 
5.  Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần.
Kết quả hình ảnh cho history of religion
Niên biểu lịch sử các tôn giáo
          5.1. Tôn giáo hữu thần.
Tôn giáo hữu thần (còn gọi làtôn giáo thần quyền,  tôn giáo mặc khải):đây là quan điểm tôn giáo được xây dựng trên nền tảng triết học  Hữu thần thuyết (theism). Học thuyết này được Cudworth (1617-:-1688) nhà thần học người Anh giới thiệu, trên nền tảng 3 luận thuyết đã xuất hiện trước ông như sau :
- Bản thể luận (ontology)
- Vũ trụ luận (cosmology)
- Cứu cánh luận (teleology)
Các luận thuyết này đều được phê bình bởi Kant (1724-:-1804) triết gia Đức, bởi Hume (1711-:-1776) triết-sử gia Anh,  bởi Darwin (1809-:-1882) sinh học gia Anh.  Hữu thần thuyết cho rằng: 
– Có một Thượng Đế (= Đấng sáng tạo, Đấng tạo tác) độc nhất, có các tính chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện.  
– Thượng Đế tạo dựng và điều khiển vũ trụ với các qui tắc thưởng phạt.  
Vị Thượng Đế (TĐ) vô hình này xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới và có các tên gọi sau đây (xem thêm bài đã soạn ‘Thượng Đế”):
+ Tại Ấn Độ:
File:New Delhi Temple.jpg
The 
Swaminarayan Akshardham Temple in Delhi, according the Guinness World Records is the World’s Largest Comprehensive Hindu Temple.
          - Đạo Hindu(Hinduism) :   TĐ là thần Brahma (Phạm Thiên) với 2 phụ thần là Vishnu (bảo tồn) và Shiva (hủy diệt), ra đời vào thời kỳ Bà-la-môn trên nền tảng kinh Áo Nghĩa Thư (Upanisad – 1.500 tCN) và 4 bộ kinh Vệ Đà (Vedanta – 3.000 tCN) trước đó.
Xem thêm:
-
Ấn Độ giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Hinduism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
inde-amritsar-temple-or 
Golden temple in Amritsar. It is a central religions place of the Sikhs
Đền Harmandir Sahib còn được gọi khác là đền thờ vàng hay đền thờ của Chúa Trời. Ngôi đền mang một ý nghĩa lớn lao, là nơi thờ phụng của người Sikh, đồng thời cũng là một trong những ngôi đền theo phong cách kiến trúc Sikh gurdwaras lâu đời nhất. Ngôi đền nằm ở thành phố Amritsar, Ấn Độ, được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 bởi Guru Ram Das, thế hệ Guru thứ tư của người Sikh.
          - Đạo Sikh(Sikhism) :  TĐ là thần Guru, thánh kinh Sahib, do Guru Nanak (1469-:-1539) sáng lập.
Xem thêm:
-
Sikh giáo– Wikipedia tiếng Việt
- Sikhism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
+ Tại Trung Hoa
Tập tin:Hall of Prayer for Good Harvest.JPG
Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Là một quần thể kiến trúc độc đáo ở Bắc Kinh, ngôi đền này được xây dựng từ năm 1406 đến năm 1420 dưới sự cai trị của hoàng đế Vĩnh Lạc. Đây là nơi các hoàng đế thời Minh và Thanh đều thực hiện các nghi thức tế trời, cầu cho thiên hạ được hưởng thái bình, mua thuận gió hòa. Quần thể đền được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các quan điểm của triết học.
          - Đạo Thiên :   TĐ là thần Ngọc Hoàng, ra đời vào đời Thương # 1700 tCN do ảnh hưởng của tín ngưỡng Tengeri ở Thổ Nhĩ Kỳ và gọi là Thiên = Trời, đến đời Khổng tử thì gọi là Hoàng Thiên Thượng Đế và được ghi vào một bài vị lớn trong đền thờ Trời tại Bắc Kinh (Lưu ý: Thiên đàn: chỗ tế lễ cho Trời; Thiên đàng: chỗ ở của Trời).
Thời Trung Hoa cổ đại, các 
hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử - con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.
Chữ Thiên
  viết theo nét chữ Hán gồm có chữ nhất   ngự trên chữ đại , có nghĩa là Trời, là cái lý làm chủ tể cả muôn vật và ở chỗ nào cũng có: “Hoàng hĩ Thượng Đế, lâm hạ hữu hách, giám quan tứ phương, cầu dân chi mạc - kinh Thi”  (‘Thượng Đế rất lớn, soi xuống dưới rất rõ ràng, xem xét bốn phương để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp’ - kinh Thi là tập hợp các ý tưởng trong dân gian cổ đại, về sau được Khổng tử san định lại).
Chính do vậy Trời là chí tôn : “Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngũ tự; chư hầu phương tự, tế ngũ tự; đại phu tế ngũ tự; sĩ tế kỳ tiên – sách Lễ ký, thiên Khúc lễ hạ” [Chỉ có Thiên tử là người chịu mệnh Trời mà trị muôn dân nên mới được quyền thay muôn dân để tế Trời, còn chư hầu ai ở phương nào tế thần phương ấy, các quan đại phu tế ngũ tự (là tế thần cửa, ngõ, giếng, bếp và ở giữa nhà), kẻ sĩ thì tế tổ tiên trong nhà].  Có lẽ đây chính là cái lý dùng tín ngưỡng-tôn giáo, đánh động tâm lý con người để cai trị thời phong kiến ở cả Đông phương lẫn Tây phương.
 
+ Tại Việt Nam:
26952_1260120249
 
caodai18   Thienhan
 
cao-dai-tn634759518463906250
Thánh Thất Cao Đài Tây Ninh
          -  Đạo Cao Đài :  TĐ là thần Cao Đài (1926) ở Tây Ninh, sau này đổi tên là thần Cao Đài Tiên Ông.
Xem thêm:
-
Đạo Cao Đài – Wikipedia tiếng Việt
- Cao Đài - Wikipedia, the free encyclopedia
 
+ Tại Nhật Bản:
          - Đạo Shinto(Shintoism):  TĐ là thần nữ Mặt Trời (Amaterasu Omikami), ra đời vào thế kỷ thứ 6.
Xem thêm:
-
Thần đạo – Wikipedia tiếng Việt
- Shinto - Wikipedia, the free encyclopedia
 
+ Tại Hy Lạp cổ đại :   TĐ là thần Zeus ra đời vào # 700 tCN.
+ Tại La Mã cổ đại :   TĐ là thần Jupiter ra đời vào # 500 tCN.
Xem thêm:
-
Thuyết đa thần – Wikipedia tiếng Việt
- Polytheism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
+ Tại Do Thái và gốc Do Thái.
Kết quả hình ảnh cho history of religion
 
dome-wall
Temple Mount là nơi mà 
Thiên Chúa đã chọn sự có mặt của mình bởi đức tin Do Thái.  Bức tường phía Tây (West Wall = khóc lóc tường), phía tây của Temple Mount , được cho là địa điểm thiêng liêng nhất được công nhận bởi đức tin Do Thái.
          - Đạo Do Thái(Judaism) :    TĐ là thần Jehovah (còn có các tên Adonai, Elohim, Lord) có nghĩa là Đấng tự hữu luôn hiện diện với dân Do Thái, được tiên tri Moses giới thiệu cùng 10 điều răn, ra đời vào thế kỷ 14 tCN với thánh kinh Cựu Ước (Ước là giao ước của TĐ ký kết với con người), về sau cải biên thành kinh Torah.  Đây là nguồn gốc của Thiên Chúa giáo (gồm có: Kitô giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành giáo)  và  Hồi giáo sau này.
Xem thêm:
-
Do Thái giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Judaism - Wikipedia, the free encyclopedia
 

Quyển kinh thánh do  Gutenberg (1398-:-1468) in, ở thư viện Quốc Hội, WA, DC.
 
          - Đạo Kitô(Catholisism) :   TĐ là thần Chúa Trời (God, Heaven), được tiên tri Jesus giới thiệu, ra đời vào #325 CN với thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.  Đạo Chính Thống (Orthodoxism) còn gọi là đạo Kitô Phương Đông, tương tự như đạo Kitô (= đạo Kitô Phương Tây), chỉ độc lập chủ yếu về mặt giáo quyền.
 
Xem thêm:
-
Công giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Catholicism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
          - Đạo Tin Lành(Protestantism):   TĐ là thần Chúa Trời (Christ), ra đời vào thế kỷ 16 ở Châu Âu (Đức) cũng với thánh kinh Cựu Ước và Tân Ước.
 
Xem thêm:
-
Tin Lành – Wikipedia tiếng Việt.
-
Protestantism - Wikipedia, the free encyclopedia.
 
VTT-37-mohammed-crop  
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c4/AndalusQuran.JPG/280px-AndalusQuran.JPG
Tiên triMohammedkinh Coran Andalusia từ thế kỷ 12
Image result for masjid al-haram  mecca-27
Quảng trường thờ - Nơi thờ - Cận cảnh thờ viên đá thiêng ở Mecca – Saudi Arabia
          - Đạo Hồi(Islamism, Moslemism) :   TĐ là thần Allah, ra đời vào thế kỷ thứ 7, do tiên tri Mahomet (570-:-632) - sinh tại Mecca thuộc Arab Saudi ngày nay -  giới thiệu tại Jerusalem với thánh kinh Koran.
Xem thêm:
-
Islam - Wikipedia, the free encyclopedia
- Hồi giáo – Wikipedia tiếng Việt
 
+ Tại Iran:
Tập tin:Shrine Bab North West.jpg
Lăng mộ của Baha'u'llah ở 
HaifaIsrael.
-
Baha'i Prayer - Prayer of Abdu'l Baha - Persian (Farsi)  VIDEO
- Đạo Baha’i(Baha'ism):  là một tôn giáo thế giới độc lập có những tín đồ ở khắp mọi nơi. Baha’i, theo cổ ngữ 
Ả Rập nghĩa là (Người noi theo ánh sáng của Thượng đế) ra đời năm 1863 tại Ba Tư (cũ) nay là Iran, người sáng lập là Baha'u'llah (có nghĩa là vinh quang của Thượng Đế). Đạo Baha’i bắt nguồn từ phong trào chủ nghĩa Babi (còn gọi là Đạo Babi) ra đời ở Ba Tư, kéo dài từ năm 1844-:-1852.

Baha'is tin vào đoàn kết của tất cả tôn giáo và tin rằng sứ giả của 
Thiên Chúa như Moses, Chúa Jesus và Muhammad đã được gửi vào các thời điểm khác nhau trong lịch sử với giáo lý khác nhau để phù hợp với nhu cầu thay đổi xã hội. Không có tu sĩ trong đạo Baha’i. 
File:Seat of the House of Justice.jpg
Seat of the 
Universal House of Justice, governing body of the Bahá'ís, in Haifa
, Israel
Xem thêm:

- Bahá'í – Wikipedia tiếng Việt

- Bahá'í Faith - Wikipedia, the free encyclopedia
5.2. Tôn giáo vô thần:
Tôn giáo vô thần (còn gọi làtôn giáo nhân bản, tôn giáo tự nhiên): đây là quan điểm tôn giáo được xem như xây dựng trên nền tảng triết học Nhân bản thuyết = Nhân văn thuyết (humanism). 
Chủ nghĩa nhân bản chú trọng đến khả năng tự quyết định của loài người, xem việc đi tìm chân lý và 
đạo đức để phục vụ lợi ích cho con người bằng những phương tiện của chính con người. Chủ nghĩa nhân bản phủ nhận sự quan trọng của cái siêu tự nhiên trong những vấn đề của con người, cho dù nó tồn tại hay không tồn tại.

Chủ nghĩa nhân bản trên một vài khía cạnh nào đó, thực hiện hoặc bổ sung vai trò của đức tin trong cuộc sống con người và không phụ thuộc vào những loại chủ nghĩa vô thần (thường mang tính cực đoan phản bác sự tồn tại của cái siêu tự nhiên), và vì vậy Chủ nghĩa nhân bản được xem như giữ một vị trí tôn giáo, nhưng chính nó lại không là một tôn giáo. Chủ nghĩa nhân bản bài bác sự đề cao một cách mù quáng niềm tin vào năng lực siêu tự nhiên, nhưng không hẳn là bài bác chính những niềm tin ấy.
Một phát biểu sau nói lên phần nào về chủ nghĩa nhân bản này:
"Người ta nói rằng Thượng Đế đã tạo nên con người theo hình ảnh của ngài. Nhưng có thể là loài người đã tạo ra Thượng Đế bằng hình ảnh của chính mình. - It is said that God has created man in his own image. But it may be that humankind has created God in the image of humankind." (NH)
Cho nên Chủ nghĩa nhân bản cho rằng những người có tôn giáo nên trả tính người về cho các vị sáng lập tôn giáo. Có như thế những người đó mới có khả năng sống tốt một cách thiết thực trong cuộc đời này.  Bằng không, muôn đời mình cũng chỉ là kẻ nô lệ cho cái hoang tưởng của chính mình mà thôi.
-------------
Ghi chú:

Chủ nghĩa nhân bản[主義人本] cũng gọi là chủ nghĩa nhân văn : chủ nghĩa phát khởi vào cuối thế kỉ mười ba tại Âu Châu thời Phục hưng, chủ trương thoát li thế lực Giáo hội, cổ xúy giáo dục nhân văn, tôn trọng giá trị con người. Đạo Phật tuy ra đời trước chủ nghĩa nhân bản, nhưng từ nay tạm ghép vào ý niệm này để gọi là tôn giáo nhân bản.
Xem thêm:  
-
Chủ nghĩa nhân văn – Wikipedia tiếng Việt
- Humanism - Wikipedia, the free encyclopedia
- CHỦ NGHĨA NHÂN BẢN
 
+ Tại Trung Hoa
Tập tin:TaoismSymbol.PNG
19-confucius3 laotu
-
Khổng tử được coi là người sáng lập ra Nho giáo.
-
Lão tử được coi là người sáng lập ra Lão giáo.
          - Đạo Khổng(Confucianism): còn được gọi là Khổng giáo (孔教), Nho giáo (儒教), là một hệ thống 
đạo đứctriết lý và tôn giáo do đức Khổng Tử phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trị. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á là Trung QuốcNhật BảnTriều Tiên (Bắc Hàn),Hàn Quốc (Nam Hàn) và Việt Nam. Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là các nhà Nho hay Nho sĩ hay Nho sinh.
Cơ sở của Nho giáo được hình thành từ thời 
Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu, xã hội loạn lạc, Đức Khổng tử (551-:-479 tCN) phát triển tư tưởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tư tưởng đó. Chính vì thế mà người đời sau coi ngài là người sáng lập ra Nho giáo.
Xem thêm:  
-
Nho giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Confucianism - Wikipedia, the free encyclopedia
          - Đạo Lão(Taoism) :  còn được gọi là Lão giáo (), Đạo giáo (道教)doLão Tử 老子 phát triển, ông là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống khoảng  thế kỉ 6 tCN. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là khai tổ của Đạo giáo
Tác phẩm của Lão tử, cuốn 
Đạo Đức Kinh, là một trong những cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất trong lịch sử triết học Trung Quốc. Nó là kiệt tác được cho là của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên, "Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên",  rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tu tập để sống lâu và gần với Đạo.
Đạo giáo được xem là thâu nhiếp nhiều tư tưởng đã phổ biến từ thời nhà Chu (周朝,1040-:-256 tCN). Thuộc về những tư tưởng này là vũ trụ luận về 
Thiên Địa (天地),  Ngũ Hành (五行), thuyết về năng lượng, Chân Khí (), thuyết  Âm Dương (陰陽) và  Kinh Dịch (易經).
Cả Khổng tử và Lão tử đều tiếp nhận sức sống của 
văn minh nông nghiệp, nhưng trong khi Khổng tử tìm cách kết hợp nó với văn minh gốc du mục thì Lão tử dựa hoàn toàn vào nó.  Khổng thì “nhập thế”, “hữu vi”, còn Lão thì “xuất thế”, “vô vi”.
Xem thêm:  
-
Đạo giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Taoism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
+ Tại Ấn Độ :
In1-0980
Adinath Jain Temple in Ranakpur, India.
Photo: 
Mario Lapid.
Đền Ranakpur nằm trong một thung lũng ở phía tây của dãy Aravalli, khu vực được xem là một trong những trung tâm quan trọng của đạo Jain. Ngôi đền có tổng cộng hơn 1444 trụ cột bằng đá cẩm thạch, chạm khắc những chi tiết tinh tế. Đặc biệt là những cây cột trụ đều được trang trí khác nhau và không trụ nào giống với trụ nào. Mặc dù hiện nay có nhiều tranh cãi về việc ngôi đền được xây dựng vào lúc nào, nhưng có thể xác định nó được xây dựng vào thế kỷ 15.
          - Đạo Jaina(耆那教;  E: Jainism : Kỳ-na giáo) là một tôn giáo của 
Ấn Độ, một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển  Veda, những vị mở đường là  RsabhaAgitanàtha  và  Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda.

Đạo Jaina do 
Mahavir (540-:-468 tCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo.  Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Hiện nay, tôn giáo này còn khoảng 1,7 triệu tín đồ tại Ấn Độ.
Kỳ-na giáo là tôn giáo thiểu số ở Ấn Độ với 4,2 triệu tín đồ, và có một số nhóm nhỏ di cư đến Bỉ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, và Hoa Kỳ. Tín đồ Kỳ-na giáo có trình độ biết chữ cao nhất trong bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác ở Ấn Độ (94,1%), và các thư viện bản thảo của họ là cổ nhất ở đất nước này.
Xem thêm:  
-
Jaina giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Jainism - Wikipedia, the free encyclopedia
 
 
3371843717_795cf7d702_o
-
Tất-đạt-đa Cồ-đàm (624-544) tCN – Wikipedia
-Gautama Buddha - Wikipedia, the free encyclopedia
 
-
Lâm-Tỳ-Ni – Wikipedia tiếng Việt
-Lumbini - Wikipedia, the free encyclopedia
[Nơi đức Phật sanh ra]

-
Bodh Gaya – Wikipedia tiếng Việt
-Bodh Gaya - Wikipedia, the free encyclopedia
[Nơi đức Phật thành đạo]
 
-
Kushinagar – Wikipedia tiếng Việt
- Kushinagar - Wikipedia, the free encyclopedia
[Nơi đức Phật nhập diệt]
- Đạo Phật(佛教; P: Buddhasāsāna; S: Buddhaśāsana;  E; Buddhism), là một
tôn giáo được sáng lập ở bắc Ấn Độ-Nepal. Phật giáo được một nhân vật lịch sử là  Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇;  P: Siddhattha Gotama;  S: Siddhārtha Gautama) sáng lập khoảng thế kỉ thứ 5 tCN, và người Việt gọi đơn giản là Phật hay Bụt (P;S: Buddha), có nghĩa là "Người tỉnh giác", "Người giác ngộ", danh hiệu mà Ngài có được sau khi thành đạo, giác ngộ. Giáo lý mà Ngài dạy và để lại được gọi là Phật pháp (;  P: dhamma;  S: dharma). Ở một số ngôn ngữ,  đạo Phật có nghĩa như  "Nguyên lí của vạn vật",  đó là  “Nguyên lý Duyên khởi”,  là cơ bản của sự giác ngộ, là nền tảng của mọi nhận thức; và  Phật giáo có nghĩa như là tôn giáo nhân bản (E: humanly religion) bởi lẽ đức Phật trong kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới Tâm Địa Phẩm,đã từng dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành!”.

Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 nước, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, là đặc trưng cho đời sống tinh thần cao đẹp của nhân loại.  Những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi.  Sự chọn lựa này được sự đồng thuận của đại diện các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có quốc giáo không phải là đạo Phật; sự kiện lựa chọn cũng không căn cứ vào khối lượng tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào trên toàn thế giới.

Vesaklà ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Lễ Vesak hay còn gọi là lễ
Tam hiệp gồm 3 kỷ niệm là Phật đản sinh - Phật thành đạo - Phật Niết-bàn).Vesak  là tiếng Sinhala  của Tích Lan có thể được đọc trại ra từ Vaishākha trong tiếng Pali.

Xem thêm:  
-
Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
- Buddhism - Wikipedia, the free encyclopedia
- Lễ Phật Đản – Wikipedia tiếng Việt
- Vesak - Wikipedia, the free encyclopedia
VIDEO
-
Bảy Kỳ Quan Thế Giới Của Phật Giáo
- Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo- Phim tài liệu của BBC
- NHỮNG HIỂU LẦM PHỔ BIẾN VỀ PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM
 
6.  Tôn giáo học: 
Như đã giới thiệu ở phần khái niệm, tôn giáo ngày nay có những bức xúc phức tạp, và bộ môn khoa học về tôn giáo chỉ ra đời vào cuối thế kỷ XIX do sự đề xướng của 
nhà Triết học và Đông phương học Đức  F.M. Muller (1823-:-1900), theo đó tôn giáo cần được khảo sát trên nền tảng tương quan với các bộ môn khoa học,  ông đã phát biểu như sau :
File:Friedrich Max-Müller by George Frederic Watts.jpg

Max Müller - Wikipedia, the free encyclopedia
không được xem như là Thần học mà là  Nhân học, và sau đó là sự ra đời các ngành nghiên cứu về sự tồn tại của tôn giáo.  Chúng ta sẽ thấy tôn giáo học sau đây quy tụ bao gồm các  nhà khoa học, các nhà triết học và thần học phương Tây.   
6.1.  Tôn giáo học vĩ mô :
+ Nhân loại học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như :
200px-JamesGeorgeFrazer
          - Sir J.G. Frazer(1854-:-1941):  nhà nhân loại học người Anh, tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm ‘Cành Vàng : Gold Bough’ – Nghiên cứu ma thuật và tôn giáo. Ông phát biểu :  ‘Trong quá trình phát triển của nhân loại, sự xuất hiện của ma thuật sớm hơn sự ra đời của tôn giáo, con người trước là cố gắng thông qua những thủ đoạn ôn hòa và xu nịnh như cầu khẩn, hiến tế… để mong dụ dỗ, vuốt ve các thần linh hung bạo, biến ảo khôn lường, sau là có ý sử dụng sức mạnh của bùa chú nhằm làm cho thiên nhiên đáp ứng nguyện vọng của mình’.
 
220px-Bronislawmalinowski
          - B.K. Malinowski(1884-:-1942):  nhà nhân loại học người Anh gốc Balan, ông nghiên cứu truyền thống tôn giáo trên văn hóa nguyên thủy và đã thực địa tại nhiều khu vực trên khắp thế giới. Ông nhận xét trên hiện trạng về mặt bằng nhận thức của con người:  ‘Phàm là có văn hóa thì tất có tôn giáo…Trong khi nhu cầu của văn hóa đối với tôn giáo là hoàn toàn hình thức và gián tiếp, thì ngược lại tôn giáo lại cắm rễ sâu ở nhu cầu cơ bản của nhân loại, và thỏa mãn những nhu cầu ấy’.
+ Xã hội học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như:
Durkheim(410x560)
          -  E. Durkheim(1858-:-1917):  nhà xã hội học người Pháp gốc Do Thái, ông nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất tôn giáo nguyên thủy, tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm kinh điển ‘Hình thức cơ bản của đời sống tôn giáo’ xuất bản năm 1912. Ông nói :  ‘Sức mạnh tôn giáo chẳng qua là tư tưởng tình cảmcủa nó được tập thể khêu gợi nơi các thành viên bằng việc hình tượng hóa như thể khách quan vào một khách thể nào đó, kết quả là khách thể này đã biến thành thần thánh; theo đó thì bất cứ một khách thể nào cũng có thể đảm đương được’.
 
maxweber
          -  M. Weber(1864-:-1920):  nhà xã hội học người Đức trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, triết học và đặc biệt là tôn giáo với các chủ đề về quan hệ giữa truyền thống luân lý tôn giáo với tinh thần chủ nghĩa tư bản, nhằm phản tỉnh các hiện tượng văn hóa thế giới. Các nghiên cứu về các tôn giáo trên thế giới đã được tập hợp thành bộ ‘Xã hội học tôn giáo’ – 3 tập, xuất bản năm 1921 và 1922. Ông cho rằng : ‘Khi mọi cái đã là do Thượng Đế an bài, thế thì, nếu Thượng Đế để cho ai doanh lợi, thì lẽ đương nhiên phải tuân theo, và ra sức lợi dụng thời cơ tốt nhất Thượng Đế ban cho; nếu không là phản bội lại mục đích chức nghiệp của Thượng Đế’.
 
+ Tâm lý học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như:
220px-William_James_b1842c
          -  W. James(1842-:-1910):  tiến sĩ y khoa, nhà triết học và tâm lý học người Mỹ, giáo sư Đại học Havard. Ông được công nhận là ông tổ của tâm lý học Mỹ với tác phẩm nổi tiếng ‘Nguyên lý tâm lý học’. Từ năm 1901 ông nghiên cứu và giảng dạy triết học tôn giáo và tâm lý học tôn giáo, hình thành tác phẩm Các loại kinh nghiệm tôn giáo – Nghiên cứu nhân tính  được coi là tác phẩm đặt nền móng cho tâm lý học tôn giáo; năm 1961 nhà thần học nổi tiếng Mỹ R. Niebuhr cho rằng tác phẩm này ngày nay vẫn hãy còn giữ nhiều giá trị cho học thuật.
sigmund%20freud
          -  S. Freud(1856-:-1939):  tiến sĩ y khoa người Áo, người sáng lập khoa Phân Tâm học (Psychoanalysis) nghiên cứu các hiệu ứng tâm lý học chiều sâu (depth psychology) ẩn dưới ý thức (consciousness), đó là khái niệm về tiềm thức hay vô thức (unconscious mind), và ông cho đó là nơi xuất phát ra niềm tin tôn giáo ngay từ khi con người mới ra đời và được quy kết cho áp chế của tính dục.
 
carl-jung-
          -  C.G. Jung(1875-:-1961):  tiến sĩ y khoa người Thụy Sĩ, giáo sư Đại học Zurich và Đại học Basel, người sáng lập khoa Tâm Lý học Phân tích (Analytical Psychology) với sự phân tầng tiềm thức làm 2 phần là kinh nghiệm cá thể và di truyền tập thể về ý tưởng thần bí chủng tộc; sự kết hợp của chúng là nền tảng của niềm tin tôn giáo.
Erich Fromm Interview Excerpt
-  Erich Fromm(1900-:-1980):  nhà triết học, xã hội học, tâm lý học của nước Đức. Erich Fromm đã có những quan điểm rất tiến bộ và tích cực về tôn giáo trong tác phẩm "Phân tâm học và tôn giáo". Ông bắt đầu từ quan điểm của Freud dừng lại : đó là sự tương tự giữa bệnh nhiễu tâm và tôn giáo. Ông không đồng tình với Freud coi tôn giáo là bệnh nhiễu tâm ấu thời tập thể nhân loại.  Ông chia tôn giáo ra làm hai loại : tôn giáo thần quyềntôn giáo nhân bản. Đặc điểm tôn giáo thần quyền thừa nhận có một sức mạnh tối cao chi phối con người, còn tôn giáo nhân bản xem con người là trung tâm , phát triển khả năng yêu thương người khác cũng như chính bản thân mình và gắn bó tình cảm với tất cả sinh thể khác.     
+ Ngôn ngữ học tôn giáo, với các đại diện tiêu biểu như:
ANd9GcQ5mM1u6oVsf_vP8qkR5vvmfQI3G-cn6vWwJYGZ-p5_jYkzk6T99U7aLOlZ 
          -  A.J. Ayer(1910-:-1989):  nhà triết học và lô-gich học người Anh, đã tạo ra những tranh luận về mặt ngôn ngữ các hiện tượng tôn giáo trên diễn đàn triết học qua ý tưởng  ‘Tuy các tôn giáo đều dùng ngôn ngữ con người để biểu đạt, nhưng ý nghĩa mà chúng biểu đạt lại không thuộc về con người’.  Ông nói:
Chúng ta biết mệnh đề kinh nghiệm (ví dụ: Thượng Đế hiện hữu) bất cứ lúc nào cũng đều có tính có thể.  Chỉ có mệnh đề tiên thiên mới xác định về mặt lô-gich. Nhưng chúng ta không thể suy diễn ra sự tồn tại của Thượng Đế trong mệnh đề tiên thiên. Bởi vì như chúng ta biết, sở dĩ mệnh đề tiên thiên là xác định vì chúng là mệnh đề kiểu song song.  Hơn nữa, từ những mệnh đề song song, ngoại trừ những mệnh đề song song tăng tiến, còn lại thì không thể suy diễn có hiệu quả bất cứ một thứ gì.  Điều này tất nhiên có thể suy luận ra : muốn luận chứng Thượng Đế tồn tại là không  thể được’.
Các cuộc tranh luận đã diễn ra gay gắt và quyết liệt, mà kết quả là người ta đã bỏ qua luôn không cần nghiên cứu tôn giáo và không cần tín ngưỡng Thượng Đế nữa.
+ Văn hóa học tôn giáo,  với các đại diện tiêu biểu như:
Cassirer
          -  E. Cassirer(1874-:-1945):  nhà triết học và văn hóa học Đức, ông đã triển khai cách nhìn triết học đối với toàn bộ hiện tượng văn hóa nhân loại qua các biểu hiện ngôn ngữ, thần thoại, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, chính trị …Trong đó nghiên cứu thần thoại và tôn giáo được ông xếp vào vị trí vô cùng quan trọng của toàn bộ quá trình suy nghĩ về triết học và văn hóa, ông cho rằng thần thoại và tôn giáo không khác nhau về bản chất và là căn nguyên của cảm giác và khái niệm trong đời sống con người.
 
dawson6
          -  Christopher Dawson(1889-:-1970):  nhà triết học lịch sử, triết học tôn giáo, lịch sử học văn hóa của nước Anh với các tác phẩm tiêu biểu: ‘Tiến bộ và tôn giáo’, ‘Tôn giáo và văn hóa’, ‘Tôn giáo và sự nổi lên của văn hóa phương Tây’,với mong muốn làm rõ văn hóa đã biến đổi theo hình ảnh tín ngưỡng-tôn giáo ra sao, và đã lấy tín ngưỡng-tôn giáo làm động cơ căn bản như thế nào.
 
arnold_toynbee
          -  A.J. Toynbee(1889-:-1975):  nhà lịch sử học, triết học lịch sử của nước Anh, ông đã nghiên cứu sâu vấn đề quan hệ giữa tôn giáo với văn hóaqua các biểu hiện của xã hội, của văn minh trong bộ tác phẩm lớn Nghiên cứu lịch sử’ gồm 12 quyển biên soạn trong hai thập niên (1934-:-1954), bao quát cả cổ kim Đông Tây, thông qua so sánh lịch sử nhân loại gần sáu nghìn năm.
6.2.  Tôn giáo học vi mô :
+ Tôn giáo và tình cảm,  với các đại diện tiêu biểu như:
220px-Friedrich_Daniel_Ernst_Schleiermacher_2
          -  Fr. Schleiermarcher(1768-:-1834):  nhà thần học, triết học của nước Đức, ông là người đầu tiên đề xướng tình cảm tôn giáo luận.  Tình cảm luận sở dĩ đã được mọi người coi trọng là vì lý luận này mong muốn đổi mới quan niệm tôn giáo xưa nay của người tín ngưỡng và người nghiên cứu, ông nói:
          Bản chất của tôn giáo vừa không phải là tư duy, cũng không phải là hành động, mà là trực giác và cảm thụ. Nó hy vọng quan sát trực tiếp vũ trụ, nó muốn thành kính lắng nghe âm thanh chuyển vần và hành động bản thân của vũ trụ, nó khát vọng được nắm chắc mọi ảnh hưởng trực tiếp của vũ trụ trong cái vẻ lặng yên và nhu thuận như của một đứa trẻ.
 
ANd9GcRPI99E7RHJLghhudB0O1vEAToI_gvqtEZ-qVvXi01UWDnfqKwiLw
          - R. Otto(1869-:-1937):  nhà thần học, triết học của nước Đức, ông là người phát triển sự nghiệp của F. Schleiermarcher. Ông nhấn mạnh tính chất tình cảm, phi lý trí là diện mạo vốn có của tôn giáo qua tác phẩm ‘Quan niệm về Thần Thánh’ (The Idea of the Holy – Oxford U.P. 1950) với các điểm chính như sau:
          1./ Làm rõ nghĩa gốc ‘thần thánh’: ông cho rằng thần thánh (holy hay sacred) dùng chỉ thuộc tính đạo đức, và trong tôn giáo cần được thay bằng từ thần bí (numinous : thần tính) hoặc cụm từ ‘vừa kính sợ vừa ngưỡng vọng’  là các biểu thị chuẩn xác bản chất tình cảmcủa tôn giáo, đồng thời giúp chúng ta dễ dàng trong việc khảo sát các tín ngưỡng-tôn giáo.
          2./ Miêu tả về cảm giác thần bí khiến người ta run sợ (tremendum), ngụ ý chỉ ra 3 loại hình tình cảm như :    Cảm giác sợ hãi.  –  Cảm giác trước cái to lớn-cao cả, như sức mạnh-uy lực, đồng nghĩa với cảm giác rằng bản thân mình tuy tồn tại nhưng không khác với hư vô; đây chính là chất liệu của cảm giác tự ti đặc hữu của người tín đồ tôn giáo.    Cảm giác có sức sống, qua ý tưởng và cách nói ‘ thần thánh khiển trách’ hay ‘trời phạt’.
          Ông phát biểu : ‘ Tình cảm với đối tượng tôn giáo có lẽ đôi khi giống như một con nước thủy triều hiền hòa dâng lên mãi, khiến cho ta yên tĩnh tha thiết sùng bái tràn ngập thế giới tinh thần.  Cũng có thể sau khi qua đi, nó biến thành một loại trạng thái tâm ổn định hơn, lâu bền hơn.  Loại trạng thái này có thể nói là liên tục không ngừng, khiến cho ta được phấn khích mạnh mẽ, sản sinh sự đồng cảm, cho đến tận lúc yên lặng hẳn; sau đó tâm ta khôi phục lại trạng thái kinh nghiệm thế tục phi tôn giáo của nó cùng thế giới sống xung quanh.  Nó cũng có thể bất chợt đi cùng với sự co giật, kèm theo nỗi sợ hãi bộc phát từ trong sâu thẩm, có khi còn mang theo cả sự xúc động mãnh liệt khiến người ta vui đến phát cuồng, say mê thần bí đến mức xuất thần nhập hóa.  Nó có hình thức giống như dã man, tàn bạo tựa như rơi vào một trạng thái khủng khiếp và run sợ ghê gớm.  Nó có tiền thân nguyên thủy, hoang dã và có thể phát triển thành một thứ đẹp đẽ, huy hoàng.  Nó cũng có thể khiêm nhường làm vật thụ tạo, lặng lẽ, run rẫy, không một lời trước một loại thần bí nào đó mà không thể biểu đạt được’.
                    (Xin xem thêm trở lại đoạn Niềm tin ở mục 2. bên trên)
+ Tôn giáo và lý trí, với các đại diện tiêu biểu như :
H4180191-Bertrand_Russell-SPL
          - Bertrand Russell(1872-:-1970):  nhà toán học, logic học của nước Anh, nhà sáng lập triết học phân tích – một trường phái triết học lớn ở Anh và Mỹ –, ông tiêu biểu cho khuynh hướng vô thần luận (atheism) với quan điểm chân lý tương đối thực tiễn, ông phát biểu :
          ‘ Quan điểm của tôi về tôn giáo chính là quan điểm của T.L. Carus (99-:-55 tCN – nhà triết học vô thần La Mã cổ đại). Tôi cho rằng, tôn giáo là do tâm lý hoảng sợ sinh ra, là nguồn gốc sai lầm nghiêm trọng của nhân loại.
          Đối lập giữa khoa học và tôn giáo thực chất chính là sự xung đột của quan sát hoặc tri thứcvới quyền uy hoặc tín lý, toàn bộ lịch sử phát triển khoa học tự nhiên chính là lịch sử của tri thức không ngừng chinh phục tín lý, khoa học không ngừng chiến thắng tôn giáo’.
 
          - R. Swinburn(1934-:-…):  nhà triết học của nước Anh, giáo sư Đại học Oxford, ông tiêu biểu cho khuynh hướng hữu thần luận (theism) với quan điểm chân lý tuyệt đối thần bí, phi lý tính, ông phát biểu :
          Nếu như Thượng Đế rất có khả năng không tồn tại, vậy thì việc bạn sùng bái ông ta hay hướng về ông ta để sám hối chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu như trong tác phẩm lý luận hiện đại tung ra một số luận chứng duy lý nào đó, và cũng nói Thượng Đế rất có khả năng không tồn tại, thì cần phải xem xét nó thật cẩn thận, và chỉ ra cái chỗ hoang đường vô lý của những luận chứng này. Vì nếu bỏ qua những điều đó chính là làm nhục Thượng Đế vốn đã cho chúng ta lý trí để sử dụng tốt đẹp trong khoa học lý luận hoặc khoa học thực tiễn. Nhưng đáng tiếc là thần học hệ thống lưu hành vào những năm 50 của thế kỷ 20 thì lại không có đối sách để xử lý những vấn đề này.
+ Tôn giáo và ý chí:  ý chí là quá trình tâm lý với nhận thức lý tính (chứ không phải cảm tính) trong nổ lực cho một hành động. Nơi tôn giáo hành động này là lựa chọn tôn giáo, sau đây là  với các đại diện tiêu biểu như :
pascal
          -  B. Pascal(1623-:-1662):  nhà toán học, vật lý học, triết học Kitô giáo. Ông vừa là nhà khoa học, vừa là tín đồ ngoan đạo, vừa có tình cảm thần bí nhưng không thỏa mãn với thần học kinh viện truyền thống, mà chú trọng khảo sát triết học duy lý với ý muốn dùng ý chí tín ngưỡng để chứng minh Thượng Đế tồn tại. Thuyết đánh cược của Pascal có thể gọi là phản ánh sinh động cuộc đời ông, vắn tắt như sau :   ‘ Quả vậy, bạn không đánh cược không được. Từ lâu nếu bạn đã phó thác bản thân mình, thì đừng từ chối chọn lựa nữa. Nhưng bạn sẽ đánh cược bên nào…Chúng ta có thể cân nhắc một chút hai loại tình huống : Nếu thắng cược bạn sẽ được tất cả, nếu thua cược bạn sẽ chẳng mất đi cái gì cả. Vậy còn do dự gì, hãy cược rằng Thượng Đế tồn tại đi!’.
 
          -  W. James(1842-:-1910: cùng ở mục Tâm lý học tôn giáo):  ông cho rằng đời sống tín ngưỡng mang tính đánh cược theo cách của Pascal chắc chắn là có nhiều mạo hiểm.  Ông kiến nghị bạn hãy thông qua phản tỉnh hoài nghi luận để cân nhắc lại giá trị của ván đánh cược, ông nói : ‘ Giống như một chàng trai muốn cầu hôn mà không thể biết được cô gái mà sau khi anh ta lấy về là đẹp hay xấu, hiền hay dữ, giỏi hay dở…, anh ta cứ đắn đo hay hy vọng nơi cô gái này, hoặc lấy cô gái khác….
          Như vậy, tùy nơi khí chất của con người là tình cảm hay lý trí mà có những mạo hiểm tương xứng bởi động lực ý chí.
+ Tôn giáo và chân lý :   chân lý hay lẽ thật là cách nói gọn của cụm từ ‘mối quan tâm tối thượng’ (ultimate concern) hay kinh nghiệm tối thượng (ultimate experience) trong tôn giáo học được các đại diện tiêu biểu  phát biểu như sau :
Paul_Tillich
          - P. Tillich(1886-:-1965):  nhà thần học Tin Lành của nước Đức có nhiều ảnh hưởng nói rằng :  ‘ Tôn giáo, với ý nghĩa rộng nhất, cơ bản nhất chính là mối quan tâm tối thượng của đời sống tinh thần nhân loại, đó là bản thể mang lại ý nghĩa cho văn hóa, còn văn hóa là tổng hòa các hình thức biểu đạt tự thân… Nói đơn giản hơn, tôn giáo là bản thể của văn hóa, và văn hóa là hình thức của tôn giáo.  Mối quan tâm tối thượng đòi hỏi người tiếp nhận phải hoàn toàn phó thác vô điều kiện về những yêu cầu – uy hiếp và cho phép – của Jehova (Thượng Đế). Tín ngưỡng vì thế không phải là một hành vi vô ý thức, mà là hành vi siêu việt vượt lên trên cả các nhân tố lý trí và phi lý trí của bản thân con người‘.
 
smart
          - N. Smart(1927-:-2001):  nhà văn, giáo dục học, tôn giáo học của nước Anh, giáo sư đại học
Lancaster (Anh), đại học  California
(Mỹ). Tuy sinh ra ở châu Âu là quê hương của tôn giáo học và hấp thu sự giáo dục này, với chủ yếu lấy khái niệm triết học và thần học phương Tây để giải thích hiện tượng tôn giáo thế giới, nhưng ông đã có ít nhiều nghiên cứu về phương Đông và tôn giáo về Ấn Độ. Ông đã mô tả và đề xuất có sự so sánh và bổ sung cho nhau 2 truyền thống kinh nghiệm tối thượng sau:
  • Của Kitô giáo : đó là kinh nghiệm ‘sùng bái : vừa kính sợ vừa hướng đến’ (the numinous experience) và kinh nghiệm ‘thần bí’ (the mystical experience), là ‘cái nhỏ bé và phi thần thánh của con người’ đứng trước ‘cái khác mình’.
  • Của Phật giáo: đó là kinh nghiệm ‘không sùng bái’, ‘không có ý tượng’, ‘phi nhị nguyên hóa’, ‘sáng suốt’, ‘rỗng không (# không chấp thủ) ’.
7. Phê phán tôn giáo.
7.1. Phê phán tôn giáo của vô thần thuyết:
ANd9GcR-hMD78Q-IdN1b1aU83ZZlXlCCeYcBH_LUAf6-ptmiPPYiOO86
Tư tưởng vô thần đã xuất hiện từ thời cổ đại với Thales (625-:-545 tCN) là người khai sáng ra triết học Hy Lạp, Heraclitus (540-:-480 tCN),  Democritus (460-:-360 tCN) … cũng là các triết gia Hy Lạp, …,  Feuerbach (1804-:-1872 CN) triết gia Đức và về sau cho đến ngày nay ngày càng đông đảo.  Thuyết này chủ trương một cách xác quyết rằng không có bất cứ Thượng Đế hay giá trị nào với khái niệm hữu thần. Ngày nay cùng với giới khoa học, tư tưởng vô thần đã nêu ra các luận cứ sau:
+ Khía cạnh tự nhiên học :
  • Về mặt vật lý học (physic): trong sách Sáng Thế Ký của Cựu Ước có ghi rằng Thượng Đế gọi là Elohim đã tạo dựng vũ trụ trong7 ngày vào thời điểm sau :
- Theo Kitô giáo là 5.199 tCN.
- Theo Tin Lành giáo là lúc 9 giờ sáng ngày 23/10/4.004 tCN.
- Theo Do Thái giáo là ngày 7/10/3.761 tCN
          Theo thuyết Big Bang cho rằng cách đây 15 tỷ năm, có sự nổ lớn sinh ra các giải ngân hà, 5 tỷ năm ra đời thái dương hệ, 450 triệu năm thì có cây cỏ và các loại nhân hầu … Con người như ngày nay thật sự cách đây # 50.000 năm.
          Theo thứ nguyên (dimensions) trong vật lý học, thì hình dáng và kích thước TĐ là yếu tố xác định sự hiện hữu của TĐ.  Vũ trụ nếu do TĐ sinh ra thì hình dáng TĐ phải có, không lý cái bóng mà sinh ra vạn vật hữu hình.
  • Về mặt hóa học (chemistry): các nguyên tố hóa học là yếu tố xác định sự hiện hữu của TĐ, là yếu tố xác định khả năng sáng tạo, tức khả năng biến đổi năng lượng (energy transformation).
  • Về mặt sinh học (biology): cũng trong sách Sáng Thế Ký, TĐ đã dựng nên Adam và Eva là thủy tổ của loài người, nếu họ là da trắng (Eva là xương sườn của Adam) thì theo di truyền học làm sao để hậu duệ của họ có thêm các màu đen, vàng, đỏ?  Vả lại, mọi loài sinh vật – thực vật hay động vật – đều có tính di truyền tương thích, thế thì TĐ làm thế nào cho sự hiếu sinh của mình, đó là làm cho con người sống lại sau khi chết và sống đời đời mà không trái với quy luật sinh học khách quan?
  • Về mặt ngôn ngữ học (linguistics), đó là nhiều dạng tiếng nói và chữ viếtvô cùng xa lạ với tổ tông.
+ Khía cạnh xã hội học :
  • TĐ có bản chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện, thế thì trí tuệ cao tột, lòng tốt vô hạn, khả năng vô song của TĐ là như thế nào mà lại tạo ra một thế giới dãy đầy những mâu thuẫn, thù hận, chiến tranh, kẻ xấu người tốt, kẻ nghèo người giàu, kẻ tàn tật người lành lặn, kẻ ốm đau người khỏe mạnh, dịch bệnh tai ương triền miên giáng lên đầu con người.  Không lẽ TĐ đã làm trái với bản chất của mình và làm ngơ trước sự cầu nguyện vang rền của con cái Ngài ?  Hay Ngài chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người, mà kẻ nhanh trí đã lợi dụng thủ lợi cho mình và ngu muội hóa người chậm trí ?
  • TĐcó bản chất là toàn năng, toàn trí, toàn thiện,thế thì trí tuệ cao tột, lòng tốt vô hạn, khả năng vô song của TĐ là như thế nào mà cứ mãi không ngừng tạo dựng ra những con người tội lỗi ngay từ ban đầu bằng tội tổ tông (E: original sin; F: péché originel), thế là ‘nhân chi sơ tánh bản ác’?  Nếu cho rằng con người cần được thử thách trước mới đáng được vinh quang, thì cần chi TĐ phải dựng nên con người, để rồi đày đọa họ như vậy. Không thôi, những ai không được rửa tội, không tin TĐ sẽ sa vào hỏa ngục và bị lửa đốt đời đời, như vậy thì nào có ích lợi gì cho TĐ?
Nhân loại từ lâu đã coi lao tù là chỗ cải hóa. Mục đích của lao tù là giúp con người cải hóa, chứ không phải là chỗ để báo thù họ. Chẳng lẽ TĐ lại thua con người về điểm này hay sao?
Từ những tư tưởng sớm nhất cho đến hiện tại, con người đã phát hiện ra những sự thật về vũ trụ đã hình thành và tiếp tục hoạt động như thế nào. Vì thế, triết học và khoa học hiện đại cùng quan điểm:  – TĐ là tên gọi được dành cho hiện tượng lịch sử mà ban đầu nó được gán cho.  – TĐ nếu cần, sẽ phải mất hết nghĩa gốc và được tái định nghĩa bằng thực chất sống của con người với 2 ý niệm sau:
1./ TĐ là nguyên lý sáng tạo:đây là nguyên lý nội tại, không tách biệt với tự nhiên (E;F: nature). Mặc dù ngày nay có nhiều người vẫn tin vào TĐ, kể cả nhiều nhà triết học, nhưng tầm vóc to lớn của triết học hiện đại đã có nhiều tác động hạn chế quan niệm truyền thống về vị TĐ tôn giáo này.
2./ TĐ là nhân cách cao thượng:đây là lý tưởng nhân bản làm nổi bật vị trí tâm điểm của con người, gây sự hứng khởi và làm cho cuộc sống ngày càng cao quý và danh giá hơn.
Thế thì định chuẩn đạo đức bất khả đổi, thường hằng từ nguồn gốc một TĐ tôn giáo thường tại phải được thay bằng một định chuẩn đạo đức có đối tượng biến đổi từ nguồn gốc tự nhiên. Dưới ánh sáng của khoa học hiện đại, thường tại bị thay thế và vô thường là một thực tại tối hậu.
7.2. Phê phán tôn giáo ngoài vô thần thuyết(của một số danh nhân).
6496_1

Jonathan Swift - Wikipedia, the free encyclopedia
Jonathan Swift(1667-1745)  Nhà tư tưởng chính trị.
-  Chúng ta có đủ các tôn giáo để khiến chúng ta căm thù, nhưng lại không đủ để làm cho chúng ta yêu thương lẫn nhau"
We have just enough religion to make us hate, but not enough to make us love one another
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Voltaire

Voltaire (1694 – 1778), nổi tiếng qua bút hiệu Voltaire, là một nhà văn học, tác giả, bình luận gia, nhà thần luận và triết gia người Pháp.Ông cho rằng''tôn giáo là một thứ vô lý đặt ra để bắt đa số phục tùng'' và được ông diễn đạt qua một số phát biểu sau:
-  Mê tín dị đoan đối với tôn giáo cũng giống như chiêm tinh học đối với thiên văn học, đứa con gái điên dại của bà mẹ thông minh. Những đứa con gái này đã thống trị thế giới quá lâu.
Superstition is to religion what astrology is to astronomy the mad daughter of a wise mother. These daughters have too long dominated the earth.
~*~
-  Nếu Thượng Đế không tồn tại thì cần phải phát minh ra ông ta.
Si Dieu n'existait pas, il faudrait l'inventer.
~*~
-  Không ai hiểu chân lý của tôn giáo hơn những người đã mất đi quyền năng của lý trí.
The truths of religion are never so well understood as by those who have lost the power of reason.
~*~
-  Khi vấn đề là về tiền bạc, tất cả đều có chung một tôn giáo như nhau.
When it is a question of money, everybody is of the same religion.
~*~
-  Thượng Đế là một diễn viên hài diễn trước đám khán giả quá sợ hãi không dám cười.
God is a comedian, playing to an audience too afraid to laugh.
~*~
-  Thượng Đế là một vòng tròn mà tâm điểm ở mọi nơi và đường viền không ở nơi nào cả.
God is a circle whose center is everywhere and circumference nowhere.
~*~
-  Nếu anh có hai tôn giáo trên cùng một mảnh đất, họ sẽ cắt cổ lẫn nhau; nhưng nếu anh có ba mươi tôn giáo, họ sẽ chung sống hòa bình.
If you have two religions in your land, the two will cut each other’s throats; but if you have thirty religions, they will dwell in peace.
~*~
-  Tất cả mọi người đều sinh ra với một cái mũi và mười ngón tay, nhưng không ai sinh ra có sẵn nhận thức về Thượng Đế.
All men are born with a nose and ten fingers, but no one was born with a knowledge of God.
~*~
dennis-diderot-1713-1784-french-everett
Denis Diderot(1713-1784) - Nhà văn, triết gia Pháp.
          - Triết gia chưa từng giết bất kỳ giáo sĩ nào, trong khi giáo sĩ từng giết một số rất lớn các triết gia.
The philosopher has never killed any priests, whereas the priest has killed a great many philosophers.
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - John Adams

John Adams(30/10/1735 - 4/7/1826) là luật sư, chính khách, nhà ngoại giao, nhà lý luận chính trị và tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ.
-  Hãy để trí óc con người tự do. Nó phải được tự do. Nó sẽ được tự do. Sự mê tín và giáo điều không thể giam cầm được nó.
Let the human mind loose. It must be loose. It will be loose. Superstition and dogmatism cannot confine it.
~*~
-  Thế giới không có tôn giáo hẳn sẽ là thế giới tốt đẹp nhất có thể có được.
This would be the best of all possible worlds, if there were no religion in it.
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Thomas Paine

Thomas Paine (29 tháng 1 năm 1737 tại Thetford, Anh – 8 tháng 6 năm 1809 tại New York, New York) sinh ra tại Đế quốc Anh, sống ở Mỹ, nhập cư vào Mỹ trong thời gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ. Ông là một nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của Common Sense (Cảm giác chung) (1776). Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa Mĩ khỏi Đế quốc Anh, hỗ trự cho cách mạng.
-  Trong tất cả những tên bạo chúa ảnh hưởng tới nhân loại, bạo chúa về tôn giáo là tồi tệ nhất.
Of all the tyrannies that affect mankind, tyranny in religion is the worst.
~*~
-  Tổ quốc tôi là thế giới, và tôn giáo tôi là làm điều tốt.
My country is the world, and my religion is to do good.
~*~
-  Tôi tin vào sự bình đẳng của con người, và tôi tin rằng nghĩa vụ của tôn giáo bao hàm việc hành động vì công lý, sự khoan dung yêu thương và nỗ lực để mang hạnh phúc tới cho đồng loại.
I believe in the equality of man; and I believe that religious duties consist in doing justice, loving mercy, and endeavoring to make our fellow-creatures happy.
~*~
-  Tín ngưỡng vào Thần thánh tàn nhẫn làm nên người tàn nhẫn.
Belief in a cruel God makes a cruel man.
~*~
-  Bất cứ hệ thống tôn giáo nào chứa đựng những điều gây chấn động cho tâm hồn con trẻ đều không thể là sự thật.
Any system of religion that has anything in it that shocks the mind of a child, cannot be true.
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Balzac

Balzac (1799–1850)  là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết hiện thực.  Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn Trò Đời (La Comédie humaine).
-  Mây tượng trưng cho những tấm màn bao phủ quanh Thượng Đế.
Clouds symbolize the veils that shroud God.
~*~
 
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Richard Francis Burton

Richard Francis Burton  (19/3/1821 - 20/10/1890) là nhà thám hiểm, nhà địa lý, nhà văn, nhà thơ, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, quân nhân và nhà ngoại giao người Anh. Ông được biết tới về những chuyến đi và thám hiểm của mình ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ cũng như những kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa.
-  Tôi càng nghiên cứu về tôn giáo, tôi càng tin rằng con người chẳng bao giờ tôn thờ cái gì khác ngoài chính mình.
The more I study religions the more I am convinced that man never worshiped anything but himself.
~*~
 
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Mark Twain

Mark Twain  (30/11/1835 – 21/4/1910) là một trong các nhà văn Mỹ hạng nhất, một bậc thầy về ngôn ngữ theo hình thức tiêu chuẩn, chứa đựng thứ tiếng địa phương của Miền Tây Hoa Kỳ. Thể văn buông lỏng (loose rhythm of the language) trong các tác phẩm của Mark Twain đã cho người đọc cảm giác về lời nói thực sự (real speech) và lối hành văn hiện thực này đã ảnh hưởng tới nhiều nhà văn Mỹ khác, khiến cho Đại Văn Hào Ernest Hemingway đã có lần xác nhận rằng: "tất cả nền văn chương hiện đại của Hoa Kỳ bắt nguồn từ … Huckleberry Finn" (all modern American literature comes from … Huckleberry Finn). 
-  Nhưng ai sẽ cầu nguyện cho Satan? Trong suốt mười tám thế kỷ, ai là người có lòng nhân ái để cầu nguyện cho kẻ tội lỗi cần nó nhất?
But who prays for Satan? Who, in eighteen centuries, has had the common humanity to pray for the one sinner that needed it most?
~*~
- Tôn giáo bao gồm một mớ những điều mà một người trung bình nghĩ  rằng anh ta TIN và ước rằng anh ta có thể CHẮC CHẮN khẳng định những điều đó.
Religion consists of a set of things which the average man thinks he believes and wishes he was certain.
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Georges Bizet

Georges Bizet  (25/10/1838 - 3/6/1875)nhạc sĩ và nhà soạn nhạc Pháp lỗi lạc, một trong những nhà viết opera lớn nhất của mọi thời đại, sinh ngày 25-10-1838 tại Paris. Lên 4 tuổi, Bizet đã viết các nốt nhạc và năm 9 tuổi, bắt đầu vào học tại Nhạc viện Paris.
-  Tôn giáo là công cụ khai thác mà kẻ mạnh áp đặt lên kẻ yếu; tôn giáo là vỏ bọc cho sự tham vọng, bất công và đồi bại.
Religion is a means of exploitation employed by the strong against the weak; religion is a cloak of ambition, injustice and vice.
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Emile Zola

Emile Zola: (1840 - 1902)Nhà văn hiện thực Émile Édouard Charles Antoine Zola sinh tại Paris ngày 2-4-1840, là con của một kỹ sư Ý nhập quốc tịch Pháp và một bà mẹ người Pháp.
-  Nền văn minh nhân loại sẽ không thể đạt được sự hoàn hảo cho tới khi viên đá cuối cùng từ ngôi nhà thờ cuối cùng, rơi lên tu sĩ cuối cùng.
Civilisation will not attain to its perfection until the last stone from the last church falls on the last priest.
~*~
Mahatma-Gandhi_4

Mahatma Gandhi  (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), nguyên tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदासकरमचन्दगांधी; Gujarati: મોહનદાસકરમચંદગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.
-  Ai nói rằng tôn giáo không liên quan gì với chính trị, người đó chẳng biết gì về tôn giáo.
Those who say religion has nothing to do with politics do not know what religion is.
~*~
-  Tôn giáo của tôi dựa trên chân lý và bất bạo lực.  Chân lý là Thượng Đế của tôi. Bất bạo lực là cách để nhận thức Người.
My religion is based on truth and non-violence. Truth is my God. Non-violence is the means of realising Him.
~*~
-  Bản chất của mọi tôn giáo đều là một. Chỉ cách tiếp cận là khác nhau.
The essence of all religions is one. Only their approaches are different.
~*~
-  Tôi thích Chúa Jesus của các anh, tôi không thích người Thiên chúa các anh. Người Thiên chúa các anh chẳng giống Chúa Jesus chút nào.
I like your Christ, I do not like your Christians. Your Christians are so unlike your Christ.
~*~
-  Tôi phản đối mọi học thuyết tôn giáo không phù hợp với lý trí và xung đột với đạo đức.
I reject any religious doctrine that does not appeal to reason and is in conflict with morality.
~*~
-  Tất cả tôn giáo trên thế giới, dù khác nhau về nhiều mặt, đều tuyên bố rằng không gì ngoài Chân lý tồn tại trên thế gian này.
All the religions of the world, while they may differ in other respects, unitedly proclaim that nothing lives in this world but Truth.
~*~
Pu Pu - Kal Kally - Danh nhân - Albert Einstein

Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955)  là một trong những nhà khoa học vật lý hàng đầu trong thế kỷ 20, nhận giải thưởng Nobel về vật lý 1921. Ông cảm thông và hài hòa về đời sống nội tâm là tình cảm và lý trí nơi một con người, thông qua hình ảnh ngoại cảnh, đặc trưng là tôn giáo và khoa học như sau:
-  Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng.
Science without religion is lame, religion without science is blind.
~*~
-  Chính là trải nghiệm về những điều bí ẩn - thậm chí ngay cả khi lẫn trong niềm kính sợ - đã sản sinh ra tôn giáo.
It was the experience of mystery - even if mixed with fear - that engendered religion.

~*~
-  Tôi không bao giờ tin vào vị  Thượng Đế chơi xúc xắc với thế gian này.
I shall never believe that God plays dice with the world.

~*~
-  Tôi là người vô đạo tới sâu sắc - điều này có phần như là một thứ tôn giáo mới.
I am a deeply religious nonbeliever - this is a somewhat new kind of religion.

~*~
          -  Thượng Đế rất khó hiểu, nhưng không ma mãnh.
God may be subtle, but he isn't plain mean.

~*~
          -  Thượng Đế luôn chọn cách đơn giản nhất.
God always takes the simplest way.

~*~

-  Trước Thượng Đế chúng ta đều thông thái và ngu xuẩn như nhau.
Before God we are all equally wise - and equally foolish.

~*~


Georgia Harkness - Wikipedia, the free encyclopedia
Georgia Elma Harkness(1891-1974) Nữ thần học gia người Mỹ.
- Chiều hướng biến những PHÁN XÉT của con người thành những HUẤN THỊ linh thiêng của Thượng Đế, đã làm cho TÔN GIÁO thành một trong những thế lực nguy hại nhất thế giới".
The tendency to turn human judgments into divine commands makes religion one of the most dangerous forces in the world.

~*~


Robertson Davies (28/8/1913 - 2/12/1995) sinh tại  Thamesville, Ontario và mất tại  Toronto, Ontario. Ông là nhà tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà phê bình văn học, nhà báo và giáo sư người Canada, một trong những tác giả Canada được biết tới nhiều nhất về tiểu thuyết và luận.
-  Cuồng tín là sự bồi thường quá đà cho ngờ vực.
Fanaticism is overcompensation for doubt.

~*~


Dave Barry - Wikipedia, the free encyclopedia
Dave Barry(1947- …) Nhà văn.
- Vấn đề khi viết về tôn giáo là bạn mạo hiểm gây xúc phạm những người tôn giáo chân thành, và rồi những người này sẽ rượt đuổi bạn với cái búa rìu trên tay.
The problem with writing about religion is that you run the risk of offending sincerely religious people, and then they come after you with machetes.

~*~


Bill Gates – Wikipedia tiếng Việt
Bill Gates - Wikipedia, the free encyclopedia
Bill Gates(1955- …)
-  “Về khía cạnh phân bổ thời gian, tôn giáo không thật hiệu quả. Tôi có thể làm rất nhiều việc vào buổi sáng Chủ nhật”.
Just in terms of allocation of time resources, religion is not very efficient. There's a lot more I could be doing on a Sunday morning.

~*~

Với xu thế tự do tôn giáo và quốc tế hóa ngày càng gia tăng, con người có thể thấy rằng trên thế gian này có nhiều tôn giáo, có nhiều thánh thần. Họ bắt đầu hoài nghi và lựa chọn, thần thánh được mang ra tranh luận, bàn cãi và làm nảy sinh xu thế 
thế tục hóa tôn giáo và xu thế này ngày càng lan rộng.

Trong thời đại ngày nay, với sự nâng cao về trình độ 
học vấn và đặc biệt là những thành tựu của khoa học và công nghệ đã làm cho các tôn giáo ngày càng trở nên thế tục hóa với sự đa dạng trong đời sống tôn giáo. Từ đây xuất hiện các ý kiến khác nhau trong một tôn giáo và dẫn đến sự chia rẽ trong các tôn giáo một cách có tổ chức, bùng nổ các giáo phái và xuất hiện nhiều tôn giáo mới.  Bản thân trong các tôn giáo khu vực và thế giới cũng có những biểu hiện khác trước: số tín đồ ngày càng tăng nhưng số tín đồ thực tế giảm, nghĩa là người ta theo đạo nhưng không hành đạo, nhiều tín đồ bỏ đạo để theo các “đạo mới”. Trong nội bộ các tôn giáo có sự chia rẽ thành những giáo phái với những tính chất cấp tiến,ôn hòa hoặccực đoan.

7.3. Tự do tôn giáo.

Tự do tôn giáo ở các nước (Trung tâm nghiên cứu Pew, 2009).
Màu vàng:hạn chế thấp-Màu đỏ:hạn chế rất cao.

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền định nghĩa tự do tín ngưỡng như sau: "Mỗi người có quyền tự do tư tưởng, lương tâm, và tín ngưỡng; quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, và tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng của mình một cách cá nhân hoặc công khai trong việc rao giảng, thực hành, thờ phụng, và tu tập." ("Everyone has the right to freedom of thought, conscience and religion; this right includes freedom to change his religion or belief, and freedom, either alone or in community with others and in public or private, to manifest his religion or belief in teaching, practice, worship, and observance.")

).

Như vậytự do tín ngưỡng hay tự do tôn giáo thường được coi là một khái niệm luật pháp, một nguyên tắc ủng hộ quyền 
tự do của cá nhân hay cộng đồng trong việc công khai hoặc bí mật thực hành, thờ phụng, rao giảng, hay tu tập một hay nhiều tôn giáo-tín ngưỡng. Khái niệm này thường được thừa nhận là có bao gồm cả việc tự do thay đổi tôn giáo hoặc tự do không theo một tôn giáo nào. Tại nhiều quốc gia, tự do tín ngưỡng được nhiều người coi là một quyền cơ bản của con người.
- Về phương diện xã hội, tại một quốc gia có 
quốc giáo, tự do tôn giáo thường được hiểu là chính phủ cho phép thực hành các hoạt động của các tôn giáo khác với quốc giáo, và không đàn áp các tín đồ thuộc các tôn giáo khác.
- Về phương diện cá nhân(không phải chính phủ), tự do tôn giáo thường được hiểu là sự khoan dung tôn giáo với thái độ chấp nhận đối với tín ngưỡng của những người khác. Sự khoan dung này đòi hỏi mỗi công dân chấp nhận rằng những người khác có quyền giữ và thực hành các niềm tin của riêng mình.
Ngày nay, có những mối quan tâm về sự đàn áp các tôn giáo thiểu số tại các nước Hồi giáo và tại một số quốc gia khác như 
Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cũng như một số hình thức không khoan dung khác tại các quốc gia khác - chẳng hạn việc một số nước châu Âu cấm các trang phục tôn giáo như “Khăn trùm đầu Hồi giáo”.
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/05/Edward_Gibbon_by_Henry_Walton_cleaned.jpg/250px-Edward_Gibbon_by_Henry_Walton_cleaned.jpg

Edward Gibbon – Wikipedia tiếng Việt
Edward Gibbon - Wikipedia, the free encyclopedia
Gibbon là một nhà ủng hộ tích cực cho phong trào Khai sáng thế kỷ 18, hiện thân cho niềm tin vô hạn vào khoa học, lý trí và chủ nghĩa cá nhân kinh tế, thế chỗ cho sự cuồng tín tôn giáo, dị đoan và quyền lực quý tộc. Điều này hàm ý rằng tự do tôn giáo bao gồm tự do thoát khỏi sự ràng buộc của nó, và có quyền nhận xét những tiêu cực của nó đối với văn minh nhân loại.
Tuy nhiên tự do tôn giáo bên cạnh đó vẫn còn phải phù hợp với các giới hạn được luật pháp quy định cần thiết để bảo vệ trật tự cho xã hội, hoặc bảo vệ an toàn các quyền cơ bản và quyền tự do của những người khác. Vì thế, nếu nhân danh sựtự do tôn giáo mà bất chấp đến lợi ích của dân tộc, đến phong tục tập quán và luật pháp của quốc gia, thì tự do tôn giáo như vậy sẽ rất là nguy hiểm.
Như đã phân tích, bản chất của niềm tin tôn giáo là tình cảm sâu đậm đối với tôn giáo đó; theo đó, niềm tin tôn giáo rất dễ sai lầm do tình cảm là thứ không khó rơi vào cực đoan (thái độ bênh vực “con của mình, con của người” trong đời sống hàng ngày) làm ngu muội con người, để rồi sai sử con người như là một công cụ cho các ý đồ bất chánh trong chính trị, như là một công cụ tâm lý tinh vi – chứ không là thứ cơ bắp thô thiển khi xưa, để xâm chiếm một quốc gia khác.  Việt Nam có lẽ đã từng là nạn nhân của sự kiện này.  Như Mahatma Gandhi đã từng nói:
Ai nói rằng tôn giáo không liên quan gì với chính trị, người đó chẳng biết gì về tôn giáo. [Those who say religion has nothing to do with politics do not know what religion is.]
Ngoài ra, kinh nghiệm về tự do tôn giáo đã cho thấy những hệ lụy độc hại xảy ra rất đáng chê trách ở khắp nơi trên thế giới.  Ngay tại Hoa Kỳ, tự do tôn giáo cũng không thể chấp nhận để ai muốn làm gì thì làm, như có một giáo phái đa thê có những tín điều xâm hại tình dục nghiêm trọng đối với các trẻ vị thành niên hay một giáo phái khác đã ngông cuồng với lý do "tận thế" mà giết người tập thể ...
Xem thêm:
-
Freedom of religion - Wikipedia
- Tự do tín ngưỡng – Wikipedia tiếng Việt
- Đức tin hay tà giáo? - Duyen Law 
-
Sợ tận thế: Những cái chết mù quáng
- Sự thật kinh hãi về những giáo phái 
- Tấn bi kịch rùng mình bên trong giáo phái đa thê ở Mỹ
- Argentina: Rủ nhau tự sát tập thể trên núi thiêng vì tận thế ...
 
7.4. Tự do tôn giáo tại Việt Nam.
640px-Chua_Mot_Cot
Quyền tự do 
tôn giáo tại Việt Nam
hiện nay được ghi nhận trong hiến pháp, ở điều 70 như sau:
  • Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
  • Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.
Theo quy định của nhà nước Việt Nam, hoạt động tôn giáo cần tuân theo hiến pháp và pháp luật. Ngày 15 tháng 11 năm 2004, Pháp lệnh Tín ngưỡng-Tôn giáo có hiệu lực thi hành sau khi được quốc hội thông qua. Theo pháp lệnh này, các giáo hội chủ động quyết định về nhân sự lãnh đạo giáo hội từ cấp trung ương đến cơ sở; việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc được các tổ chức Giáo hội thực hiện theo quy định tại hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo và thông báo, đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (điều 22). Cũng theo đó, tổ chức tôn giáo nào có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc và không trái với quy định của pháp luật, có tổ chức nhân sự thích ứng thì được phép hoạt động (điều 16).
Mặc dù nhà nước Việt Nam có những tuân thủ theo tinh thần hội nhập quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng-tôn giáo như được ghi trong Hiếp pháp, song với kinh nghiệm tiêu cực của tôn giáo tại Việt Nam và thế giới về mê tín, cũng như việc lợi dụng tôn giáo cho các âm mưu chính trị, nên hiện nay, những hạn chế của nhà cầm quyền đối với các tôn giáo vẫn còn gay gắt.
Xem thêm:
-
Tôn giáo tại Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
- Religion in Vietnam - Wikipedia, the free encyclopedia
- Tự do tôn giáo ở Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt
- Freedom of religion in Vietnam - Wikipedia, the free ...
- "Tuyên ngôn thuộc linh" của Tin Lành  VIDEO
-
HIỂM HỌA LỜI TUYÊN NGÔN THUỘC LINH  VIDEO
 
8.  Sự tồn tại của tôn giáo.
8.1. Con đường hiện thực của Tôn giáo, Triết học và Khoa học.
Triết học và Khoa học đều xuất hiện sau Tôn giáo. Có thể nói rằng sự nhận thức về mối hiểm nguycủa thiên nhiênvà sự muốn được an toàn của con người là nguyên nhân chánh cho việc Tôn giáo, Triết học và Khoa học ra đời. Tuy nhiên, điểm tương đồng buổi đầu này cũng chính là khởi điểm đã “chia rẽ” giữa Tôn giáo, Triết học và Khoa học.

+ Đặc điểm của Tôn giáo, Triết học và Khoa học.
- Tôn giáo hạn chế lý trí, phát triển tình cảmbằng hình thức niềm tin, hợp với trình độ số đông người bình thường mà việc tiếp thu hoặc loại bỏ một sự kiện không cần phải kiểm chứng hay nhận xét khách quan, chỉ đơn giản là nương nặng về lòng tin và sự trung thành. Chú trọng tới hạnh phúc tinh thần qua các niềm tin vô hình.
- Khoa học và Triết học hạn chế tình cảm, phát triển lý tríbằng hình thức suy lý, hợp với trình độ số ít người thích suy nghĩ, thích tìm hiểu. Chú trọng tới hạnh phúc tinh thần qua các biểu hiện hữu hình.
Lịch sử cho chúng ta biết buổi đầu của những tìm tòi có tính cách Khoa học xuất hiện nơi nền văn hóa Ai Cập và Mesopotamia, được những vị Thầy tu hướng dẫn. Những vị Thầy tu này chính là những người đầu tiên đã thích thú tìm hiểu về thiên nhiên và họ đã bỏ nhiều thời gian để tìm câu trả lời cho những thiên tai đang đe dọa con người.      

+ Phương pháp hiện thực.
Trước một vấn đề thông thường về thiên nhiên và đời sống, chúng ta có thể thấy được sự nổ lực của ba môn này như sau:
1. Khoa học - quan sát, kiểm chứng và thường chưa có được câu trả lời thích đáng. 
2. Triết học - cố tìm câu trả lời qua suy lý , nhưng chưa được kiểm chứng.        
3. Tôn giáo - cho đầy đủ những câu trả lời mà không cần kiểm chứng.        
Triết học và Khoa học tuy với tinh thần khách quan cụ thể, rõ ràng nhưng chưa thể thỏa mãn đầy đủ .  Cả hai tìm tòi và thu nhặt những mảnh vụn cho câu trả lời thích đáng. Và dù cả hai có những nguyên tắc chung, nhưng những nguyên tắc này cũng bị điều kiện hóa; vì vậy, sự thật tìm thấy được không hẳn là tuyệt đối (*). 
         
Tôn giáo ngược lại, dù với tinh thần chủ quan, áp đặt, thiếu minh bạch do lòng tin mà ra, nhưng lại thỏa mãn ước muốn tức thời cho số đông. Lời giải được đưa ra bằng nhiều cách qua những cuộc tế lễ đầy huyền bí, nhưng lại là một hình thức dễ được chấp nhận nhất; đồng thời lời giải lại được sự hổ trợ bằng sự dạy dỗ nặng về lòng tin và nhồi sọ với những giáo điều được chấp nhận tuân theo mà không phải thắc mắc hỏi han.  

(*) Ghi chú
Có lẽ chính đây là điều mà giáo sư 
Chu Hảo – Wikipedia đã thốt lên:  “Tự nhiên quả là kỳ bí! Cứ mỗi lần khoa học vén được bức màn bí mật thì lại phát hiện ra một màn bí mật khác sừng sững trước mặt. Đúng như Heisenberg đã có lần nói, đại ý: Khoa học như bình rượu ngọt, mới uống ngụm đầu đã thấy mê say, nhưng uống đến cuối bình thì lại thấy “Chúa” ngồi dưới đáy mỉm cườiTuy nhiên, nếu có gẫm ra lẽ thật “Trùng trùng Duyên khởi” thì có lẽ sự việc không có gì là bế tắc cả!
Và thật ra, không phải Tôn giáo đưa ra những giải đáp thỏa đáng, mà chính những giải đáp này được đưa ra bởi phần lớn con người cần nó, và từ đó mà Tôn giáo được hình thành.
 
+ Sự thật tối cao.
Tôn giáo thường thì nhắm vào con người, Khoa học thì nhắm vào sự quan sát ngoại vật.  Tuy nhiên khi tìm nguyên nhân của một vấn đề về hiện tượng thiên nhiên hay tật bệnh … của con người, thì Tôn giáo lại nhìn vào ngoại cảnh chung quanh, không khác chi là Khoa học. Nhưng bấy giờ không phải để thỏa mãn khối óc tò mò suy nghiệm, mà là buộc phải có câu trả lời cấp tốc cho vấn đề bằng những giải thích nguyên nhân bởi các lực siêu nhiên ngoài khả năng của con người, như Thượng Đế, Thánh Thần, Ma Quỷ, v.v... Sự kiện này thường được đặc danh như là “kinh nghiệm tôn giáo” 
Khoa học hiện tại lại đang đối đầu về hai vấn đề cho sự thật tối cao: - thứ nhất vì không có những dụng cụ cần thiết để kiểm chứng sự thật, - thứ hai thì vì những sự thật này không thể kiểm chứng bằng dụng cụ. Vì thế, sự thật tối cao cho đến nay hãy vẫn còn nằm ngoài vòng tay của Khoa học.
          Theo các phân tích trên, có thể nói Tôn giáo cho câu trả lời đầy đủ, còn Khoa học thì chỉ một phần. Vì thế, có lẽ chính đây là lý do mà Tôn giáo ngày nay vẫn hãy còn tồn tại; và tuy tồn tại nhưng do chỉ được dựa vào lòng tin thiếu chính xác, nên chúng ta có thể thấy rằng có biết bao là Tôn giáo mới xuất hiện với những giải đáp mới tùy nghi.
8.2. Con đường hiện thực của Tôn giáo và Chính trị:
Tôn giáo là một yếu tố quan trọng cấu thành xã hội tính của con người, không ai không công nhận tính chất trọng yếu của tôn giáo trong hiện tình chính trị cũng như trong lịch sử chính trị.  Cứ nhìn vào thực trạng xã hội thế giới ngày nay thì biết : khối Âu Châu có Kitô giáo, khối Trung Cận Đông có Hồi giáo, khối Nam Á có Ấn giáo, còn khối Cộng sản thì có tôn giáo Chủ nghĩa Mác Xít. Những người theo tôn giáo hay chủ nghĩa nào thì tin vào đó như con đường duy nhất của nhân loại, tin một cách thiết tha và say mê.
Đối tượng của tôn giáo là con người, mà đối tượng của chính trị cũng là con người, và dù con người tinh thần hay con người vật chất cũng là con người, cũng có những mối quan hệ nhau của con người. Tôn giáo cũng như chính trị, nhắm đến con người và đến sự thực hiện thế giới lý tưởng của con người, hoặc ngay trên trái đất này, hoặc ở một thiên đường ngoài trái đất này. Nhưng dù trên trái đất hay ở một thiên đường ngoài trái đất này thì cũng vẫn là những con người này, những con người mà ta gặp gỡ và cùng chung sống hôm nay. Những con người ấy chịu ảnh hưởng, chịu sự hướng dẫn, chịu sự chi phối và chịu những mệnh lệnh của tôn giáo và của chính trị - dù là do chính con người tạo ra. 

Điều ta có thể nói là trong khi chính trị dùng pháp trị (phương tiện luật pháp) bằng những sức mạnh vật chất là quân sự,thì tôn giáo dùng đức trị (phương tiện đạo đức) bằng sức mạnh tinh thần là tình cảm, là niềm tin. Vì thế nếu có sự áp dụng đức trị thêm vào trong mặt pháp trị tức là có sự sử dụng tôn giáo trong phạm vi chính trị. Từ xưa đến nay đã có những nhà chính trị đi tìm nhà tôn giáo và nhà tôn giáo cũng đi tìm nhà chính trị hợp tác và ngược lại cũng có các nhà tôn giáo và các nhà chính trị chống báng nhau.
          Như vậy làm gì để tránh sự xung đột và tìm sự hợp tác nhau giữa tôn giáo và chính trị ? Hiện nay có 2 vấn đề được quan tâm :
Tập tin:Sacre de Charlemagne.jpg
Lễ thụ phong cho Hoàng đế 
Charlemagne
Trong lịch sử, tôn giáo thường đi song song với chính trị. Các hoàng đế Trung Quốc lấy căn cứ quyền của họ từ Thiên mệnh (天命). Giáo hội Kitô giáo Rôma đã thống trị phần lớnchâu Âu cho đến cuộc Cải cách Tin lành. Đến Thời đại Ánh sáng vào thế kỷ 18
 tại châu Âu, nhiều triết gia tin vào việc tách biệt giữa giáo hội và nhà nước (separation of church and state). Hiện nay tôn giáo đóng nhiều vai trò khác nhau tại nhiều nơi trên thế giới:
  • Tôn giáo độc lập: tại một số quốc gia như Hoa KỳCanadaPháp,... hiến pháp tách biệt giáo hội và nhà nước. Các quốc gia này thường cho phép người dân tự do tín ngưỡng, nhưng không công nhận bất cứ tôn giáo nào để khỏi bị xem là thiên vị.  Từ năm 1963, Hoa Kỳ không cho phép dạy kinh thánh trong các trường công lập; tuy nhiên, tại Hoa Kỳ, khi một tổng thống nhậm chức, tổng thống phải đặt tay lên cuốn kinh thánh để tuyên thệ.
  • Quốc giáo: Một số quốc gia có một quốc giáo, một tôn giáo được nhà nước công nhận là chính thức và nhận thuế từ dân, tuy nhiên người dân vẫn được phép tự do tín ngưỡng. Trong các nước này gồm có một số nước Hồi giáoKitô giáo và những nước như Thái Lan (Phật giáo), Anh (Anh giáo). Tuy nhiên, các viên chức quốc giáo không có địa vị quan trọng trong chính quyền, trừ quốc trưởng.
  • Thần quyền: Tại một số quốc gia, điển hình là Iran và Tòa thánh Vatican, tôn giáo và chính quyền là một. Các viên chức quan trọng trong tôn giáo cũng là viên chức trong chính quyền.
Vấn đề 1- ranh giới giữagiáo quyền chính quyền :  Nếu có ranh giới giữa tôn giáo và chính trị thì ranh giới đó chính là sự phân biệt những phương tiện. Nhà chính trị có những phương tiện khác nhà tôn giáo; sự lạm dụng phương tiện của nhau khiến cho hai bên dính vào nhau và sẽ mất đặc tính tôn giáo. Rõ ràng nhất là trong trường hợp tôn giáo xen vào chính trị, đó là :
- Tôn giáo dùng đến những phương tiện chính trị để thực hiện phát triển uy quyền và thế lực mình trong xã hội: Có thể có tôn giáo quan niệm rằng điều đó là điều tự nhiên, nhưng cũng có những tôn giáo khác không thể chấp nhận như vậy. Ví dụ trong trường hợp đạo Phật. Đạo Phật có thể nhận sự bảo trợ của chính quyền trong trường hợp nhà chính trị thấy lý tưởng đạo Phật thích hợp với đường lối của họ (như trường hợp vua Asoka ở Ấn và các vua triều Lý Việt Nam) nhưng đạo Phật không bao giờ muốn nắm lấy quyền bính hoặc có ý thao túng chính quyền. Tuy thế có những tôn giáo tự nhận quyền hành chỉ đạo tinh thần cho cả chính trị, và như thế, ngoài phương diện đức trị, những tôn giáo ấy, qua trung gian của chính quyền, dùng cả phương tiện pháp trị nữa. Người lãnh đạo tôn giáo trở thành vua của các ông vua, tổng thống của các ông tổng thống.
- Tôn giáo xu phụ vào chính quyền :  Bất cứ tôn giáo nào mà cứ xu phụ một chính quyền thì đều là những tôn giáo nô dịch không có lý tưởng. Những nhà tôn giáo có lý tưởng thì luôn luôn hướng đến một tương lai đẹp hơn hiện tại, và có ý dùng lực lượng tôn giáo của họ để buộc nhà chính trị thực hiện ước muốn chân chính và tiến bộ của lý tưởng kia.

Tôn giáo đã đành phải có những đóng góp trong xã hội - đóng góp những gì rất quan trọng như là tạo nên xã hội tính chẳng hạn - nhưng chỉ có thể đóng góp với tư cách tôn giáo. Nếu không, tôn giáo sẽ không còn là tôn giáo nữa.
Vấn đề 2- bản chất và ảnh hưởng của tôn giáo trong mọi sinh hoạt xã hội, trong đó có sinh hoạt chính trị : Cố nhiên ai cũng thấy rằng mọi sinh hoạt xã hội chịu ảnh hưởng ít nhiều của tôn giáo, nghĩa là chịu ảnh hưởng cái chất liệu đã tạo nên xã hội tính của con người trong xã hội đó. Xã hội chỉ có thể tiến bộ nếu nhận thức về tôn giáo là nhận thức cởi mở không cực đoan.  Những nhận thức cố chấp của tôn giáo đã chỉ kềm hãm sự tiến bộ của nhân loại, lịch sử tôn giáo nhân loại đã cho ta thấy điều đó.  Nhưng tiến bộ của xã hội trên nền tảng tiến bộ khoa học sẽ giúp cho sự tiến bộ về nhận thức tôn giáo, và ngược lại nếu có những cởi mở tiến bộ về nhận thức tôn giáo cũng làm điều kiện cho xã hội tiến bộ.
Đành rằng tín ngưỡng tính trong con người là một thứ tình cảm không thể tiêu diệt được và đành rằng đức tin tôn giáo quả thực cần thiết cho sự kết hợp của các lực lượng xã hội, nhưng con người cần có được nhận thức tỉnh táo về tôn giáo. Những đức tin nơi tôn giáo nếu không là thứ mê tín hay cuồng tín thì con người sẽ có những khám phá mới lạ về tôn giáo và tránh được cho nhau những va chạm không cần thiết - những va chạm bao giờ cũng gây oán thù chết chóc và khổ đau cho nhân loại.
Xem thêm:
-
Chính trị và tôn giáo — Làng Mai
- TÔN GIÁO, CHÍNH TRỊ VÀ KHOA HỌC TRONG ĐỜI SỐNG
- Vai Trò Của Tôn Giáo Trong Sinh Hoạt Chính Trị
 
 8.3. Con đường hiện thực của Tôn giáo hữu thần và Tôn giáo vô thần:
Hiện nay tiêu biểu cho tôn giáo hữu thần là Kitô giáo và tiêu biểu cho tôn giáo vô thần là Phật giáo, đã có nhiều tác động quan điểm tôn giáo trong đời sống con người theo cái nhìn trên cấu trúc con người của các  tôn giáo này. Chúng ta sẽ lần lượt khảo sát các yếu tố này dưới đây :
8.3.1.  Các quan điểm vế cấu trúc con người:
Shakespeare_Flower
- William Shakespeare (1564-:-1616) nhà văn, viết kịch nước Anh đã mô tả trong vở kịch Hamlet: "Con người đích thực là một tuyệt tác: với lý trí trổi vượt và các khả năng vô tận, với dáng điệu duyên dáng như thiên thần và trí tuệ minh mẫn như thần minh. Con người là tinh hoa của vũ trụ, trổi vượt muôn loài muôn vật, về mọi phương diện".
blaise-pascal--72
- B. Pascal(1623-:-1662):  nhà toán học, vật lý học, triết học Kitô giáođã định nghĩa : "Con người là một cây sậy, nhưng là cây sậy biết suy tưởng" - "Man is a reed, but a thinking reed."
 
250px-Jonathan_Swift_by_Charles_Jervas_detail
- Jonathan Swift(1667-:-1745) nhà thơ, văn, chính trị nước Anh (tác giả của những tác phẩm nổi tiếng như: 
Gulliver's Travels …) đã viết: "Con người là loài sâu bọ tác hại nhất chưa từng có trước nay mà thiên nhiên để cho sinh sản và tràn lan khắp địa cầu".
Young-Charles-Darwin
- Charles Darwin(1809-:-1882) với học thuyết tiến hóa cho rằng :  “Con người là hình thái động vật cao cấp nhất hiện hữu tự nhiên trên hành tinh của chúng ta với cả một quá trình tiến hóa lâu dài”.
- Các tôn giáo:
1./ Theo tôn giáo hữu thần:  Thượng Đế (hay Thiên Chúa) là Ðấng thần linh, vượt trên mọi phạm trù thời gian và không gian; còn con người là một thụ tạo thua kém Thiên Chúa bị giới hạn trong không gian và thời gian, được Chúa chế tác theo hình ảnh của Chúa, nhằm mục đích ca ngợi, tôn kính và phục vụ Chúa ở đời này, và nhờ đó được có Chúa bên cạnh mãi mãi trong đời sau.  Con người chỉ hình thành và tồn tại duy nhất trong một kiếp sống này.
Vào thời Cựu Ước, con người được cho là một sinh thể sống động gồm có xác thịt(E: flesh;  F: chair) và hồn(E: soul;  F: âme).  Cuối Cựu Ước thì gọi là thể xác( E : body;  F : corps ) và linh hồn(E : soul;  F : âme). Trong đó :
-Thểxác : ám chỉ con người trong liên hệ với tha nhân, khi chết thì xác tan rã.
-Linhhồn : ám chỉ sức sống do được Chúa trút thần khí ( E : spirit;  F : esprit ) – là bản thể của Chúa – vào, khi chết thì hồn được Chúa thu về, hồn có tính thường hằng (không thay đổi và không mất).
Theo (1. Tê-sa-lô-ni-ca 5:23) được xem là một trong các sách Tân Ước sơ khai viết bởi Hội Thánh thành Tê-sa-lô-ni-ca sáng lập khoảng năm 51 CN, cho rằng con người cấu tạo bởi thân xác, tâm hồn, và linh hồn, và với kiến thức ngày nay nó được giải thích như sau (Dịch "Was ist der Mensch?" của NXB Verlag Der Strom, Stuttgart, từ bản tiếng Đức) :
thexac tamhon linhhon thanhlinh
- Thân thể (E: body)của con người – ngõ cụt!
Thân thể con người là vỏ ngoài cùng của sự tồn tại chúng ta; và qua năm giác quan của nó, chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cuối cùng, khi đối diện với cái chết thì chúng ta phải thừa nhận rằng thân thể như là một lối cụt. "Vì ngươi là bụi đất, ngươi sẽ trở về với bụi đất" (Sáng thế ký 3:19).
- Tâm hồn(E: mentality, mind) của con người – chiếc khóa bị thiếu chìa!
Tâm hồn của con người (tiếng Hy Lạp dùng từ tâm lý để chỉ tâm hồn) không gì khác hơn là tình cảm (cảm giác tốt-xấu, yêu-ghét, vui-buồn ...), lý trí (suy tưởng đúng-sai), và tâm lý (ý chí, ý muốn). Tâm hồn là phần ẩn bên trong nhưng rất thực của sự tồn tại con người và không dễ dàng thấy được. Không có giải pháp nào trong tâm hồn chúng ta cả, tâm hồn như là chiếc khóabị thiếu chìa.
- Linh hồn (E: soul)của con người – chiếc chìa khóa!
Sâu thẳm tận bên trong cùng của con người có một khu vực, mà vẫn còn là một bí mật sau hàng thế kỷ. Nó chính là một mục tiêu không xác định được của mỗi người đi tìm sự thật. Nó là phần sâu nhất sự tồn tại của bạn, sâu hơn cả tâm hồn bạn. Nếu dùng sức lực của bản thân, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy được nó. Cả khoa học, tôn giáo, hay sự trầm tư mặc tưởng đều không giúp bạn được gì trong chuyện này. Nó chính là linh hồn của con người mà Thượng Đế đã tạo ra và đặt vào bên trong con người. Chỉ có linh hồn của con người mới nhận biết được những gì thực sự nằm bên trong của con người. "Vì ai biết được những gì bên trong người ngoại trừ tâm linh (linh hồn) trong chính người ấy?"(1. Cô-rinh-tô 2:11).
Xem thêm:
-
Con người là gì? 

 
         2./ Theo tôn giáo vô thần: Theo Phật giáo, mọi sự mọi vật mà 5 giác quan con người có cảm nhận được hay không cảm nhận được đều được hình thành và biến hoại bởi một số yếu tố đặc trưng – không giống nhau – gọi là các duyên.  Nơi cấu trúc của một con người, số duyên đặc trưng này được mô tả như sau :
          - 2 duyên :   đó là 2 yếu tố  sắc hay thân(hữu hình) và danh haytâm (vô hình) mà ngày nay thường được gọi là  vật chấttinh thần.
         - 5 duyên :  đó là 5 yếu tố được gọi là  5 uẩn gồm  sắc (hữu hình), thọ, tưởng, hành, thức (vô hình) mà ngày nay  có thể xem gần với các ý niệm  thân thể(hữu hình), tình cảm, lý trí, tâm lý, ký ức(vô hình). Đây là ý tưởngnhằm để phá kiến chấp về một Tiểu ngã (bản ngã, cái ta).
          - 12 duyên :  đó là 12 yếu tố trình bày sự biến đổi vận hành của con người liên tục trong mọi thời gian, cũng gồm 2 dạng (hữu hình và vô hình) như  vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử.  Đây làý tưởngnhằm để phá kiến chấp về một Đại ngã (Đấng tạo hóa).
- Khoa học.

Ngày nay về cơ bản, cả tôn giáo và khoa học có những nét tương đồng, con người có yếu tố động ngoại tại là bản năng (thân) và 4 yếu tố động nội tại (tâm) là tình cảm + lý trí + ý chí + ký ức.  Có thể nói rằng các yếu tố nội tại và ngoại tại tác động qua lại tạo nên một thói quen, một cá tánh. Sự tác động qua lại không ngừng diễn ra trong kiếp sống con người. Vì thế các tôn giáo thường có ý hướng tới việc tạo một thói quen được xem là “tốt” cho con người theo cách riêng của mình trên 3 yếu tố bản năng +tình cảm + lý trí, và không ngừng quán sát sự chuyển biến của 2 yếu tố nội tại còn lại ý chí + ký ức nơi từng con người.
 
Tính chất của vỏ não (cerebral cortex)và các vùng chức năng:  - tình cảm (cảm xúc), - lý trí(suy tưởng), - ý chí(mong muốn), - ký ức(trí nhớ).  Trong đạo Phật, não bộ là “Ý căn”, một trong 6 căn [Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn, Ý căn].

Lưu ý:
- Thùy trước trán: Executive,  - Thùy trán: Thinking,  - Thùy đỉnh: Control,  - Thùy chẩm: Visual, -Thùy thái dương: Hearing.  Riêng Thùy đảo:  Insula lobe, nằm sâu dưới lớp vỏ não ở thùy thái dương, có thể cảm nhận được tình trạng nội tại của cơ thể, gồm cả những cảm tính trực giác, làm phát khởi tình thương và sự đồng cảm.   

Thùy đảo
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng con người từ lúc mới ra đời cho đến lúc trưởng thành, xuất hiện những giai đoạn phát triển chủ yếu theo trình tự khách quan của nó, đó là:  Vật chất àTình cảm àLý trí àChân lý (Chân lý: nhận thức lẽ thật).  Vì thế, ngoại trừ những thần đồng hay những ai có được trí tuệ cá biệt, thì ở số đông, mọi hình thức giáo dục sai trình tự là một sự cưỡng bức nhiều nguy hiểm cho việc hình thành một con người với nhân cách đúng nghĩa. Phần lớn số đông này sẽ bị bào mòn trí tuệ và trở thành những nhân cách với những thấy biết và hành động cực đoan.
                    8.3.2. Yếu tố vật chất:Mỗi tôn giáo mà dưới đó là các hệ phái của tôn giáo này có những lề lối sinh hoạt về ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện … riêng biệt nhằm giúp thân thể có được sức khỏe tốt để dễ dàng cho việc rèn luyện những 4 yếu tố tinh thần song hành.
                   
8.3.3. Yếu tố tình cảm:  Có thể nói rằng đây là yếu tố tồn tại cực kỳ quan trọng của các tôn giáo hiện nay. Phần thì do mặt bằng trình độ của số đông con người bão hòa ở mực thấp nơi yếu tố lý trí,  phần thì được tổ chức tôn giáo khuyến khích phát triển yếu tố tình cảm dần trở thành “đức tin” (xin xem lại mục Niềm tin ở trên).  Cái gọi là “đức tin” đó trong thực tế luôn tiềm tàng tính lợi-hại, tính tích cực-tiêu cực theo các phân tích sau.
          1./- Hình thức bên ngoài:  Yếu tố tình cảm của tôn giáo được đặc trưng bằng các nghi lễ cầu nguyện cho xã hội, cho cộng đồng, cho cá nhân về hòa bình, về cầu an-cầu siêu, về lễ cưới, về ma chay, về làm từ thiện… Tất cả đều đáp ứng cho nhu cầu về đời sống tình cảm sao cho tách bạch tốt-xấu, thiện-ác, phúc-tội. 
Tuy nhiên đánh giá một sự việc là tốt-xấu, thiện-ác, phúc-tội thật vô cùng phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn đưa tới xung đột đẫm máu, bởi những tính chất này rất tương đối tùy theo quan điểm của từng tôn giáo. Ngoài ra sự mâu thuẫn quan điểm lại còn diễn ra giữa tôn giáo và xã hội, đó là vấn đề “tự do tôn giáo” phát xuất từ lợi ích của quốc gia, của xã hội và lợi ích riêng tư của tôn giáo (cả về vật chất lẫn tinh thần).  Tất cả có lẽ do xuất phát từ sự giáo dục nội dung bên trong theo phân tích dưới đây.
2./-Nội dung bên trong:  Đây là niềm tin về tha lực với những suy nghĩ chủ quan khác nhau về tương quan nhân quả.
- Vị tha :  người theo đạo có tính ôn hòa, đối xử tốt với mọi người, với mong muốn sẽ sống trong một thế giới thiện hảo lý tưởng.
- Vị kỷ :  người theo đạo có tính cực đoan, đối xử tốt với người cùng quan điểm với mình và xấu với người không cùng quan điểm với mình:  “Theo ta là phải, không theo ta là quấy”.  Đây có lẽ là người theo đạo bị dạy dỗ về thần minh theo lẽ chánh-tà thiếu sáng suốt.

Do đó, chúng ta không làm lạ gì với câu nói “đạo nào cũng tốt” xuất phát nơi mỹ từ “đức tin” ở người bình thường không hiểu tôn giáo,  riêng người có đạo thì phần đông có lẽ cho rằng chỉ có “đức tin” của “tôn giáo tôi” là đúng đắn nhất.  Có người cho rằng đó là câu nói xã giao cho vui. Mà thật vậy, nếu bảo rằng “đạo nào cũng bảo làm tốt như nhau” thì có lẽ xã hội con người chẳng phải cần đến tôn giáo nữa, vì mọi xã hội đều khuyến khích con người sống tốt và sống tốt theo luật pháp chung cho mọi người một cách rõ ràng.

Vì thế, bên cạnh cái tốt không thể chối cãi được của các tổ chức tôn giáo đối với xã hội thì cái xấu cũng hiển nhiên tồn tại không ít – những tệ nạn tôn giáo.  Chúng ta không vội khủng hoảng về sự có mặt của tôn giáo, mà phải thấy rằng nơi một bộ phận của một tôn giáo nào đó đang chìm đắm trong sự chi phối tiêu cực của yếu tố tình cảm.
 
Nghi lễ hôn phối trong nhà thờ Kitô giáo
 
Nghi lễ hằng thuận (lễ cưới) trong nhà chùa Phật giáo
 
Nghi lễ cầu hồn Kitô giáo
 
Nghi lễ cầu siêu Phật giáo
 
Từ thiện Kitô giáo
 
Từ thiện Phật giáo
                    8.3.4. Yếu tốlý trí:   Đây là yếu tố hiểu biết tôn giáo ở mực cao với số ít người. Câu hỏi tại sao người theo đạo phảicầu nguyện, phải cầu siêu-cầu hồn, phải làm từ thiện, phải có các lễ nghi…, và ngay cả mọi sự vật hiện tượng cần được phân tích giải thích sao cho hợp lý hợp lẽ.  Các tôn giáo thì lập ra các Chủng viện, Học viện tôn giáo, …, chính quyền thì lập ra Viện nghiên cứu tôn giáo, các trường đại học thì chuyên về tôn giáo hoặc có các phân khoa tôn giáo. Tất cả đều cố tìm lời giải về vai trò của tôn giáo trong đời sống con người.
1./- Kitô giáo và Thần học(E: Theology): 
Image result for đại chủng viện thánh giuse xuân lộc
Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc
Chủng viện: (tiếng Latinh ‘seminarium = vườn ươm’)
Từ ngữ thần học đã từng được triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428-:-347 tCN) đề cặp đến khi dùng để chỉ 2 nhà thơ Hy Lạp là Homer (# thế kỷ 8 tCN) và Horpheus (# thế kỷ 6 tCN) là các nhà thần học, vì họ đã cho biết gia phả và các tính chất ưu việt của các vị thần.  Đến khi Kitô giáo ra đời (# năm 325) và được St. Augustine(354-:-430) người gốc Algérie đã định nghĩa thần học là những cách suy tư hay lý luận về Thượng Đế (= Thiên Chúa),  cho đến khi Peter Abelard (1079-:-1142) nhà triết học, thần học nước Pháp thì từ này có nghĩa như hiện nay, đó là môn học tìm hiểu về Thiên Chúa mà lý trí tự mình có thể biết được (Theo: Thần, Chúa + logia: khoa học). 
Ví dụ: môn học Thần học tín lý (dogmatic theology) là môn học về giáo lý Kitô giáo, Thần học tu đức (ascetical theology) là môn học về đời sống các thánh.  Với nội dung của các môn học này, cho thấy là yếu tố lý trí trong Kitô giáo dùng để củng cố mạnh mẽ yếu tố tình cảm (= niềm tin) nơi Thiên Chúa (xem lại mục 2. Niềm tin nói trên).
2./- Phật giáo và Phật học: 
Image result for học viện phật giáo
Học viện Phật giáo Việt Nam – TP.HCM
Nói chung theo cấu trúc ngôn ngữ ngày nay, Phật học là môn học nghiên cứu về đạo Phật, bao gồm về :
  • Đức Phật lịch sử, sự khám phá ra chân lý của vũ trụ vạn vật của đức Phật.
  • Sự chỉ dạy trong suốt 45 năm cho con người thấy biết và sống với sự thấy biết chân lý này, nhằm tự mình vượt qua các bế tắt là nguyên nhân gây ra khổ đau, đến bến bờ hạnh phúc, tất cả các lời dạy này được ghi lại trong Kinh (P: sutta; S: sutra;  E: sutra). Ngày nay, các ý tưởng được đúc kết có hệ thống gọi là giáo lý.
  • Sự chỉ dạy về cách hành xử tốt đối với thế giới xung quanh, tất cả các lời dạy này được ghi lại trong Luật (P;S: vinaya;  E: discipline). Ngày nay, các điều này được xem là đạo đức học (E: ethics).
  • Sự chú giải Kinh hay những sáng tác với các ý tưởng tương cận với Kinh do các vị cao tăng hay học Phật về sau được ghi lại trong Luận (P: abhidhamma;  S: abhidharma;  E: philosophical treatises).
Hệ thống Kinh-Luật-Luận giúp con người dần tháo gỡ các niềm tin, nhất là các niềm tin về tha lực tiêu cực – một phương tiện tiếp nhận ở bước đầu, cho một quá trình chuyển hóa tiếp sau đó.  Phật giáo có câu chuyện ngụ ngôn “Chiếc bè giúp ta qua sông”, qua sông rồi ta lên bờ và để lại chiếc bè, chứ không mang vác hay cố giữ lấy chiếc bè này, để dụ cho sự tháo gỡ các niềm tin này.  Và từ một Niết-bàn hạnh phúc nơi ngoại cảnh xa xôi, trở thành một Niết-bàn hạnh phúc nơi nội tâm kề cận (xem lại mục 2. Niềm tin nói trên).
                    8.3.5. Yếu tố chân lý :
          1./- Tâm linh: [
;  E: spirit;  F:spiritualité] , trong đó:
Tâm [
]:  phần vô hình có thể hiểu như là tri giác – tâm thức.
Linh [
]:  kỳ diệu, cao cả nhất – linh thiêng.
          Hiện nay, từ tâm linh - nhiều nơi còn dùng từ linh đạo, được dùng rộng rãi với ý nghĩa chưa được rõ ràng. Tuy nhiên qua thực tế, chúng ta có thể tạm phân ra làm 2 ý:
          - Nghĩa thứ 1:   Dùng chỉ cho tính chất về động lực vô hình có mối tương tác với con người.  Ví dụ:  hiện tượng ngoại cảm tìm mộ, hiện tượng bùa ngãi, hiện tượng phép lạ, hiện tượng cảm xạ (E: dowsing;  F: radiesthésie), phong thủy học, nhân tướng học … là những hiện tượng tâm linh.
          - Nghĩa thứ 2:   Dùng chỉ cho giá trị tinh thần cao nhất nơi đời sống văn hóa, xã hội hay tôn giáo.  Ví dụ:  tâm linh dân tộc (hồn thiêng sông núi, tổ quốc), tâm linh Phật giáo, tâm linh Kitô giáo … Để chỉ cho tính chất tinh thần này, ta thường thấy các tên gọi sau : văn hóa tâm linh, hành hương tâm linh, du lịch tâm linh …
          Tâm linh tôn giáo vì thế cần được hiểu theo ý nghĩa ‘giá trị tinh thần cao nhất’ = chân lý, là mục tiêu tối hậu của tôn giáo mong muốn đạt đến sau cùng của người theo đạo (# hiệp thông;  E: communion).
          2./- Tâm linh là sự hiệp thông với Thượng Đế  mặc khải[]: 
Ý niệm về TĐ mặc khải là một sinh vật siêu nhiên với nhiều khả năng kỳ diệu mà tri giác con người không thể thấy và không thể biết được, và con người chỉ có thể cảm được TĐ là do ý muốn của TĐ, mà người cảm được thì lại cho rằng đó là do ân sủng của TĐ ban cho.  Sự cảm nhận được TĐ được xem là hạnh phúc cao nhất của đời người. Thậm chí khi con người xuôi tay nhắm mắt, mọi cầu chúc cầu nguyện là sự kiện “Hưởng Nhan Thánh Chúa” (được nhìn thấy hình ảnh Thượng Đế).  Con đường thể nghiệm cho mục tiêu được đưa ra là Tin, Mến, Cậy (chữ Đức được ghép vào để chỉ tính đúng đắn, tốt lành của sự việc mà ta mong muốn).
          - Đức Tin :  tin có một TĐ duy nhất, toàn năng, …, sinh ra vũ trụ vạn vật.
          - Đức Mến : nguyện với ý chí sắt đá gắn liền gắn liền bản thân mình với TĐ.
          - Đức Cậy : mong ước TĐ ban cho ân sủng hiệp thông (xem thêm mục ‘cầu nguyện tâm linh’ của bài đã soạn ‘Cầu Nguyện’).
           3./- Tâm linh là sự hiệp thông với Thượng Đế tự nhiên[
]:                Ý niệm về TĐ tự nhiên là Nguyên lý vận hành tự nhiên của vạn sự vạn vật.  Người thấy biết và sống trọn vẹn theo đúng nguyên lý này gọi là bậc giác ngộ.  Bậc giác ngộ có được khả năng chủ động, thích nghi trong sự vận hành của vũ trụ gọi là giải thoát (điều này trái với vật thụ tạo là không thể giác ngộ).  Cái mà chúng ta có thể cảm nhận được phần nào về sự giác ngộ đem lại, đó là :
- Một sự hài hòa 3 yếu tố liên đới của đời sống là vật chất, tình cảm và lý trí.
- Một nội tâm tự tin và bình an trước các biến chuyển của thế giới ngoại cảnh, không dao động bằng một sự trốn chạy hay vô cảm như gỗ đá, mà là một sự ứng xử thích nghi không vướng mắc vào bất cứ định kiến nào của ký ức (thường gọi đó là giải thoát tri kiến, là biện tài vô ngại, là vô sư trí…), cho dù biến chuyển đó là cái chết của thân xác.
ThapPhapGioi
Đồ hình 10 Pháp giới của Phật giáo Phát triển
Phật giáo không phủ nhận Trời, nên không hàm chứa tư tưởng vô thần cực đoan.  Trời (= Thần, Thiên) là vị trí tốt nhất trong 6 vị trí trong hệ thống hãy còn bị động ràng buộc trong sinh tử luân hồi (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, A-tu-la, Người, Trời) vì chưa giác ngộ.  Trời có những khả năng ảnh hưởng nhất định lên các vị trí khác gọi là thần thông hay phép lạ.  Tuy nhiên nếu không khéo sử dụng thì sẽ mất đi khả năng này và tạo ra tai họa cho muôn loài. Bậc giác ngộ thường được gọi là Thánh (xem thêm giải thích Ma, Quỷ, Thần, Thánh ở mục 1.trên) và không quá quan tâm tới các biểu hiện của phép lạ (dù với khả năng có sẵn).
Sinh tử luân hồi trong Phật giáo được hiểu như là sự chuyển biến của sự vật qua cảm nhận của giác quan trên hiện tượng “còn-mất”.  Sự cảm nhận thuần trên hiện tượng này là thiếu chính xác đối với đa số con người, và là đầu mối của khổ đau.  Sự thấu rõ về bản chất của hiện tượng chính là phương thuốc giải trừ tận gốc mọi khổ đau nơi bậc giác ngộ.
http://www.thuvienhoasen.org/images/upload/Article/lamthenao-chontongiao.jpg
Bài đọc thêm.
1/. Vài nét về tôn giáo tại Hoa kỳ.
Theo 
Freedom of religion in the United States - Wikipedia, thì ở Hoa Kỳ, quyền tự do tôn giáo là một quyền được bảo vệ theo hiến pháp quy định trong các điều khoản về tôn giáo của Tu chính án thứ nhất (First Amendment). Tự do tôn giáo liên quan rất chặt chẽ với việc tách biệt nhà thờ  nhà nước, một khái niệm được ủng hộ bởi những người sáng lập thuộc địa như Roger Williams, William Penn, James Madison và Thomas Jefferson.
Do đó, Ki-tô giáo tuy có tín đồ cao, nhưng không phải là một quốc giáo tại Hoa Kỳ.  Điều này càng được khẳng định bởi 2 phán quyết quan trọng là Engel v. Vitale , 370 US 421 (1962) vào ngày 25/6/1962 và Abington School District v. Schempp (1963) vào ngày 17 tháng 6 năm 1963 của Tối Cao Pháp Viện Mỹ về việc cấm cầu nguyện và dạy “Kinh Thánh” Ki-tô giáo trong các trường công lập.
Như vậy, nước Mỹ đã chính thức phủ nhận giá trị về vai trò của Ki-tô giáo tại đất nước này. (Xem thêm các phán quyết khác trong  và School prayer - Wikipedia
).
 Tình trạng của Ki-tô giáo ở Hoa Kỳ còn được thăm dò bởi các tổ chức, điển hình là của Pew như sau:
Tôn giáo ở Hoa Kỳ (1962-2014)
Năm Kitô giáo Tin Lành Công Giáo Các nhóm Kitô giáo khác Các nhóm phi Kitô giáo Không tôn giáo / Không trả lời
1962 93.0% 70.0% 23.0% 0.0% 5.0% 2.0%
1970 91.0% 65.0% 26.0% 0.0% 4.0% 7.0%
1980 89.3% 61.0% 28.0% 0.3% 2.0% 3.0%
1990 86.2% 59.4% 26.5% 0.3% 3.2% 7.5%
1995 85.0% 56.0% 27.0% 1.0% 7.0% 8.0%
2000 76.5% 53.9% 21.4% 1.2% 2.6% 13.2%
2001 78.7% 52.2% 24.5% 2.9% 3.7% 14.2%
2007 78.5% 51.3% 23.9% 3.3% 5.4% 16.1%
2008 78.0% 52.9% 25.1% 3.1% 3.9% 17.2%
2010 78.5% 52.7% 23.2% 2.6% 2.2% 17.4%
2011 75.6% 48.3% 25.2% 2.8% 4.4% 21.0%
2014 70.6% 51.9% 23.3% 2.1% 4.9% 18.2%
 

Dữ liệu của Pew Research Center

Nguồn:
Religion in the United States – Wikipedia
Tôn giáo tại Hoa Kỳ – Wikipedia tiếng Việt
 
2/. Vì sao Việt Nam tránh được bi kịch thánh chiến?
Nhà báo Nguyễn Phương Mai, TS về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) tại ĐH. Utrecht, Hà Lan. Chị là chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm, và giảng dạy môn Đàm phán/ Giao tiếp Đa văn Hóa tại ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là nhà báo tự do. Chị đã đặt chân tới hơn 80 quốc gia khác nhau.
Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng tới sự phát triển xã hội, và quan điểm tự do của phụ nữ.
'Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài'
Những dịp đầu năm, mùa lễ hội, cũng là dịp để những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.. nhìn nhận vào sự ảnh hưởng và tác động của tôn giáo, tín ngưỡng, thế giới tâm linh vào đời sống con người. Chị có thể chia sẻ những kinh nghiệm của chị. Sự tác động này ở những quốc gia chị từng biết, có khác ở Việt Nam?
- Thế giới chia ra ba nhánh tín ngưỡng:
1) Đa thần giáo:  Thờ nhiều thần thánh như thần Mặt Trăng, thần Mặt trời...
2) Độc thần giáo:  Thờ một Thượng Đế toàn năng duy nhất, gồm có đạo Do Thái, Thiên Chúa, đạo Hồi...
3) Nhân thánh giáo:  Thờ người trần như Phật giáo, Khổng giáo, đạo ông bà...
Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á có xu hướng nghiêng về nhánh thứ ba: thờ những con người được suy tôn thành thần thánh. Điều đó giải thích việc có đền thờ các danh nhân, anh hùng dân tộc ở Việt Nam.

Suốt mấy ngàn năm dựng nước, người Việt luôn phải chống chọi với đủ các thế lực ngoại xâm khác nhau, là nơi giao hòa của nhiều nhánh cành văn hóa và tôn giáo khác nhau nên tâm thế của người Việt là "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", luôn có xu hướng biến chuyển để phù hợp.
Trong miền Nam, người theo tam giáo có thể đến vái đền của đạo Hindu thờ linga, người Chăm Bà ni ngoài thờ Thượng Đế của đạo Hồi còn thờ thần mưa, thần gió. Đạo Cao Đài thuần Việt thờ cả một ông vua bên Thổ Nhĩ Kỳ. Linh vật giáo cũng rất phổ biến ở nước ta với niềm tin vào sự linh thiêng của sông, suối, hòn đá, bụi cây (thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề). Sự biến đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh để tồn tại thấm vào và thể hiện ra ngay ở tôn giáo. Chính vì sự hòa trộn tôn giáo này mà chúng ta có tâm lý vái tứ phương,

Từ góc độ tích cực, sự phong phú đó khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị được lặn vào, dung hòa lẫn nhau; không loại trừ và mâu thuẫn. Chính điều đó khiến Việt Nam không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn, không xảy ra bi kịch thánh chiến như ở các nước Trung Đông, châu Âu.
Khi thần thánh 'mua' được, giá trị tâm linh biến đổi.
Những sự lộn xộn nơi đền chùa, lễ hội, buôn thần bán thánh... khiến người ta đang đặt những câu hỏi về giá trị của thế giới tâm linh. Điều này nên lý giải thế nào?
Nên bắt đầu từ câu hỏi: Tại sao có tôn giáo và tại sao tôn giáo vẫn còn tồn tại?
1) Thứ nhất, tôn giáo được hình thành từ khao khát có thể tìm ra câu trả lời cho muôn vàn dấu hỏi: Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta sinh ra từ đâu? Tại sao có sông núi biển trời?..vv. Bằng cách đó, tôn giáo hình thành với tư cách một khoa học.

2) Thứ hai, tôn giáo tồn tại để thỏa mãn hoài bão về sự bất tử, toàn năng, thống trị vũ trụ của loài người. Khát khao đó được phản chiếu thành hình ảnh thánh thần và Thượng Đế, bất sinh bất diệt, nhìn rõ tứ phương vũ trụ.
3) Thứ ba, tôn giáo có chức năng duy trì đạo đức xã hội. Niềm tin vào luật nhân quả, vào thiên đường và địa ngục sẽ góp phần vào việc hối thúc con người sống thiện hơn. Khi xã hội ổn định, người dân sống ngay thẳng, thiện tâm, thế giới tâm linh cũng vậy.

Nhưng khi niềm tin mất đi, đạo đức khủng hoảng, kinh tế khủng hoảng, người dân sẽ chỉ còn niềm tin và bấu víu vào thế giới tâm linh. Đáng buồn thay, đây không những là sự bấu víu mà còn là sự bóp méo thế giới tâm linh. Những kẻ suy kiệt niềm tin này không những tìm sự chở che ở thế giới thần thánh mà thậm chí còn cho rằng thần thánh có thể đút lót, tham nhũng bằng tiền.
Đó là sự bắt đầu của những hành động báng bổ thần thánh, bởi thần thánh lúc đó đã "mua" được. Chẳng hạn như những quan tham đi chùa cầu xin thần thánh ban phước cho những phi vụ làm ăn vô đạo.
Khi người ta tin rằng tôn giáo không còn chức năng trấn giữ đạo đức xã hội, thậm chí tôn giáo có thể "phản bội" các giá trị đạo đức, giúp đỡ kẻ ác kẻ tham, thì hẳn nhiên con người trở nên hoang mang, xã hội sẽ bấn loạn. Thần thánh trở thành âm binh, xấu tốt không còn phân biệt. Chung quy gốc rễ của vấn đề là sự khủng hoảng niềm tin.
Điều này có xảy ra ở những quốc gia khác, vùng tôn giáo khác?
Khi niềm tin bị mất đi là khi tôn giáo trở nên đắt hàng nhất. Đó không phải là quy luật nhưng xảy ra khá phổ biến ở một số quốc gia đang phát triển trên thế giới. Khi tôn giáo lên ngôi đó cũng là khi quyền lực lên ngôi. Mà quyền lực thì đương nhiên là có khả năng làm băng hoại con người.
Quyền lực tối thượng sẽ dẫn đến khả năng phá hủy tối đa.
Marketing Religioso, medios sociales, aplicaciones y otras yerbas...
Hoan nghênh các bạn góp ý, trao đổi !
***
-
Ý Nghĩa Của Từ "Tôn Giáo" Theo Quan Niệm Tây Phương - Trần Chung Ngọc 
-
Bàn về khái niệm tôn giáo, tín ngưỡng - Nguyễn Ngọc Mai

 
Phép lạ hay Sự thật
Kính thưa quý vị,
Tự do Tôn giáo là gì? Đó là quyền chọn lựa Tôn giáo.
Chọn lựa như thế nào? Có 2 cách chon lựa chính.
    1/.- Thích phép lạ:  Đó là thích tin tưởng không điều kiện, phép lạ sẽ đến với mình mà không cần phải suy nghĩ hợp lẽ hay không. Vì không cần tới lý trí phân tích, phép lạ như là loại chân lý chủ quan.
Người thích phép lạ chỉ cốt trau chuốt niềm tin tuyệt đối, yếu đuối trong suy nghĩ hay triệt tiêu cả suy nghĩ. Há con người biến thành loài chiên?
    2/.- Thích sự thật:  Đó là thích tin tưởng có điều kiện, sự thật sẽ đến với mình bằng suy nghĩ hợp lẽ và được minh chứng như là một quy luật tự nhiên. Vì phải cần tới lý trí phân tích minh bạch, sự thật như là loại chân lý khách quan.
Người thích sự thật không phủ nhận phép lạ, cũng không xem phép lạ là điều tối quan trọng trong đời sống con người. Thực tế là con người không sống bằng phép lạ, hạnh phúc loài người không tồn tại bằng phép lạ, mà từ sự nỗ lực vươn lên của mỗi con người. 
Người thích sự thật có quyền chính đáng tìm ra lẽ thật qua hoài nghi triết học, chứ không thể mặc kệ cho mình và cho người sự mê tín hay cuồng tín.
Ông Vũ Linh Châu cần tìm hiểu để thấy ra rằng, trên 60% tổng các từ của Việt Nam có gốc Hán, được viết theo mẫu tự Latin, chứ không phải viết chữ Việt theo mẫu tự Latin là thoát Hán.
HT:

1.- Chưa biết định nghĩa của thần học và triết  lý, thời nói cái gì về tôn giáo. Cũng như muốn bàn luận về khoa học thực nghiệm, thời phải có một số kiến thức nào đó về khoa học, mới bàn luận được. 
 
Đây là định nghĩa của thần học:
 
" Thần học là nghiên cứu về thần thánh và nói chung là tôn giáo.
Theo nghĩa Cơ đốc, nghiên cứu về Đức Chúa Trời và những điều thiêng liêng dưới ánh sáng của Khải Huyền.
Học thuyết tôn giáo của một tác giả hoặc một trường học."

 
2.- Khi không có một hiểu biết và nghiên cứu về tôn giáo thời có gì để nói? Bây giờ cho một tên bần cố nông CS lên bục giảng bàn về tôn giáo đi. Wissai thuộc loại bần cố nông ấy!
 
3.- Vậy các phân khoa triết lý và thần học lập ra để làm gì? Cũng giống như phân khao KHOA HỌC.
 
4.- Chắc chưa có một ngày ngồi tại Đại Học, nên mới ngu muội như thế. Đã ngu muội thì câm cái mõm đi.
 
5.- Nhầm lẫn Chủ Nghĩa NHÂN VĂN của thời Phục Hưng với tôn giáo (Thế kỷ 17). Chủ nghĩa NHÂN VĂN muốn nói rằng không gì cao hơn trí tuệ con người và đánh đổ các ràng buộc trí tuệ con người vào tôn giáo của các thế kỳ trước đó. 
 
6.- Đó là khởi điểm của vô thần.
 
Hồng Lĩnh
 
____________


 
Huy Thai gởi