TQ NUÔI HỒNG NGƯU THẢ VÀO VIỆT NAM
“Ở Trung Quốc những năm gần đây, nhiều trường có cả chuyên ngành Đại học gọi là ‘Việt Nam học’. Khi vào đây, sinh viên Trung Quốc sẽ được học tiếng Việt với đầy đủ kỹ năng đọc, hiểu, nói, viết thành thạo như một người Việt bản địa. Không chỉ dừng lại ở đào tạo ngôn ngữ, những sinh viên này còn được đào tạo rất chuyên sâu về lịch sử, văn hoá, chính trị của Việt Nam... Tại Trung Quốc, những người này được gọi là Hồng Ngưu, Tiểu Phấn Hồng.
Việc này đã tạo ra những ‘đội quân’ người Trung Quốc hiểu về Việt Nam, cập nhật rất rõ tình hình của Việt Nam, họ sử dụng mạng xã hội Facebook dưới tên Việt Nam, tham gia vào các diễn đàn mạng xã hội tại Việt Nam và tương tác rất tích cực.
Thủ đoạn thường thấy là các facebook đặt tên Việt kiểu như Tifosi, long chính uỷ, Hồng Nhi, Hoa Quốc Phong, Tiêu Bá Dương, Thạch Anh…, tự nhận bản thân là một người thuộc vùng miền, địa phương nào đó của Việt Nam, sau đó dùng các thông tin xuyên tạc, bịa đặt để kích động tranh cãi, chửi bới để gây xung đột vùng miền, chia rẽ sự đoàn kết.
Đội quân này có khả nhiều mặt trái, vì biết rõ tiếng Việt, dùng facebook dưới tên Việt nên khi tham gia các cuộc tranh luận hoặc đưa tin họ thường cố tình đứng ở vị trí của một người Việt Nam để tham gia tranh luận hoặc đưa thông tin, rất nhiều thông tin trong số đó có sự đánh tráo khái niệm, bịa đặt về tình hình Việt Nam, so sánh với Trung Quốc, tạo mâu thuẫn, nghi ngờ trong dư luận. Nhiều vấn đề liên quan đến lịch sử của Việt Nam bị nhóm này cố ý xuyên tạc hoặc đánh tráo khái niệm để người đọc, người xem lầm tưởng và hạ thấp giá trị văn hoá, lịch sử của Việt Nam và đặc biệt là tấn công vào chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Những kẻ này ở nhiều cuộc tranh luận đóng vai trò khơi mào, dẫn dắt, thổi bùng vấn đề, tạo tranh cãi nảy lửa rồi âm thầm rút. Một số kẻ lợi dụng các idol Trung Quốc để lôi kéo người Việt Nam tuyên truyền trá hình cho đường lưỡi bò với những luận điệu đại loại như “yêu nước nhưng vẫn đu idol” hay “Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Quốc chiếm từ lâu”, “chủ quyền Việt Nam”, chính trị không liên quan đến nghệ thuật”… hay xuyên tạc lịch sử như: “Cái áo, cái quần của triều đại A, B của Việt Nam là ăn cắp từ Trung Quốc”, “Việt Nam không tự sáng tạo ra các lễ nghi mà phải sao chép, ăn cắp, học lỏm, do người Trung Quốc phát minh”. Lẽ dĩ nhiên, những luận điệu này cũng được sự chia sẻ của một số các bạn trẻ của Việt Nam - thường được cộng đồng mạng gọi là “Mị Châu”, những bạn trẻ này thiếu kiến thức, nhẹ dạ, khả năng lập luận tư duy kém nên khi nghe những luận điệu kiểu “7 phần là sai 3 phần là đúng” được tuyên truyền đã vội tin tưởng và lặp lại những luận điệu đó.
Trên thực tế, các admin ARA cũng từng gặp những trường hợp tương tự như vậy, thông thường khi tranh luận với những đối tượng này chúng sẽ đưa ra các thông tin rất chung chung, không có dẫn chứng cụ thể, loanh quanh và luôn có xu hướng hạ thấp Việt Nam. Xu hướng này xuất hiện trong thời gian gần đây và có lẽ cần phải có sự theo dõi và nghiên cứu về cách thức hoạt động của nhóm này nhằm đưa ra các biện pháp đấu tranh phù hợp.”
Nguồn Ara HVPCPD
________________
Đỗ Hứng gởi