Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
TRẢ HẾT NỢ RỒI HÃY ĐI

 
  - Có một hòa thượng đã cứu sống một người tự sát. Người đó từ từ tỉnh lại, nói với vị hòa thượng rằng: “Cảm tạ đại sư, nhưng ngài không cần thiết phải tốn hơi sức để cứu tôi làm gì, tôi đã hạ quyết tâm là sẽ không sống tiếp nữa. Hôm nay không chết, ngày mai tôi cũng lại tự kết liễu đời mình thôi”
 
Hòa thượng thở dài một hồi, nói: “Tôi thật sự là không thể nào ngăn cản cậu được, nhưng tôi muốn hỏi thử, những gì cậu nợ đã trả hết hay chưa?”
Người kia cảm thấy rất kinh ngạc, hỏi: “Nhà tôi tuy gia cảnh không lấy làm khá giả, nhưng vẫn ấm no không thiếu thốn, hơn nữa trước giờ chưa từng thiếu nợ ai cả”.
 
Vị hòa thượng chậm rãi nói: “Hình hài của cậu là mượn từ ba mẹ, vậy cậu đã mắc nợ ba mẹ cậu; hết thảy mọi thứ cậu ăn, cậu mặc, đều là vay mượn từ thiên nhiên, vậy cậu đã mắc nợ đối với thiên hạ; tri thức cũng như trí huệ của cậu là được vay mượn từ thầy, vậy đã mắc nợ người thầy của cậu.
Những món nợ mà con người ta thiếu giống như loại này ngay tại kiếp này đây quả thật là quá nhiều, cậu đều đã trả hết chưa?”.
 
Người kia nghe xong, giật mình hoảng hốt nói: “Nếu nói như vậy, tôi quả thật đã mắc nợ rồi, nhưng tôi không biết phải trả như thế nào?”. Hòa thượng mỉm cười nói: “Đây nào có khó gì? Chỉ hai chữ thôi đã là đủ rồi”.

Người đó ngẩn ra, nhanh miệng nói: “Cúi xin đại sư chỉ điểm”. Hòa thượng lại mỉm cười, nói: “Hai chữ ‘trân quý’ mà thôi”.

Người đó suy nghĩ một hồi, bái lạy vị hòa thường, rồi quay mình ra khỏi cửa chùa, tinh thần phấn khởi mà đi.
 
Xã hội ngày nay, quả thật là giống như hiện trạng mạt Pháp mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như các tôn giáo khác đã giảng nói, con người vô cùng dính mắc vào đời sống vật chất, thêm vào đó là những độc hại của vô thần luận, cái gì cũng không tin.
 
Chính ngay tại một số ít người tin vào Hữu Thần "Có Thượng Đế", nhưng cũng không phải thật sự tin tưởng, họ coi việc bái lạy Thần Phật, Chúa như là một loại giao dịch, cầu xin hay đầu tư...vv Họ bái lạy và tin thờ Thần, Phật và Chúa là để muốn phát tài, sinh con đẻ cái, trừ bệnh, tiêu nạn hay gặp may, thi cử..vv… Thử hỏi có mấy ai là chân tín, thật tình tôn thờ vào chân lý những tôn giáo đây?
 
Bước ra khỏi ngưỡng cửa miếu đường, chùa chiền hay nhà thờ thì người ta liền nghĩ gì là làm nấy, không tuân thủ giới luật, giáo pháp và điều răn..vv Con người ta thường hay coi việc đấu đá, tranh giành thành sự nghiệp, tư tưởng mê loạn mà còn kiêu căng, thân tâm mệt mỏi chịu khôn thấu.

Nhất là những đứa con một, hằng ngày được cha mẹ thương yêu chiều chuộng hết mực, vốn không hiểu được hiếu đạo và biết ơn là gì, khả năng chịu đựng cũng rất yếu kém, hễ có chút gì không vừa ý, động một chút là xích mích với cha mẹ, bỏ nhà ra đi. Điều nghiêm trọng nhất chính là tự sát, khiến cha mẹ vô cùng thống khổ, xã hội ảnh hưởng ít nhiều.
 
Thật ra, cuối cùng chính là tạo thành nghiệp tội vô tận cho chính bản thân mình, muôn đời muôn kiếp cũng trả không hết. Vậy nên, còn sống một ngày trên cõi phàm trần, con người còn phải tu chân, hướng thiện, tạo đức, phải luôn nhẫn nhịn trả cho hết món nợ trần gian, tránh mọi nẻo đường tạo nghiệp. Ấy cũng là mục đích của sinh mạng con người.


_______________


Hoang Nguyen gởi