Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh




 

Trân Châu Cảng, trận chiến Mỹ - Nhật làm thay đổi lịch sử

 
 

Cảnh chiến hạm của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawai bị trúng bom của không quân Nhật. Ảnh chụp ngày 7/12/1941. Ảnh tư liệu hải quân Mỹ cung cấp cho Reutrers

Cách đây 75 năm, sáng sớm ngày 7 tháng 12 năm 1941, quân đội Nhật Hoàng mở cuộc tấn công lớn vào căn cứ quân sự Mỹ Trân Châu Cảng, làm gần 2500 người Mỹ thiệt mạng. Cuộc tấn công bất ngờ đó là điểm kích hoạt Hoa Kỳ tham chiến, làm thay đổi cục diện của cuộc Thế chiến thứ 2. Trận Trân Châu Cảng vẫn được đánh giá là một trong những cuộc tấn công hiệu quả nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

Ngược dòng thời gian trở về với bối cảnh lịch sử trước trận chiến. Vào năm 1931, đế chế Nhật Hoàng đã mở rộng bành trướng với cuộc xâm lược Mãn Châu Lý rồi chiếm dần một phần rộng lớn lãnh thổ Trung Quốc. Năm 1940, quân đội Nhật Hoàng gia nhập liên minh với Đức và Ý tạo thành khối Trục. Với mục tiêu mở rộng tìm kiếm nguồn tài nguyên, Nhật Bản tiếp tục cuộc chinh phục thôn tín châu Á, xâm chiếm Đông Dương lúc bấy giờ là thuộc địa của Pháp.

Để ngăn chặn đà bành trướng của đế chế quân phiệt Nhật, Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt kinh tế với nước Nhật vào mùa hè năm 1941. Người Nhật bị mất nguồn năng lượng, nguyên liệu sản xuất, lại càng trở nên hung hăng mở rộng thuộc địa tìm kiếm tài nguyên.Trong khi đó, nước Mỹ đang ở vào thời kỳ phồn thịnh kinh tế, người dân không muốn có chiến tranh, chính phủ Mỹ ban đầu còn dè dặt không muốn nhảy vào các mặt trận châu Âu cũng như Thái Bình Dương.

Nhưng ván bài của nước Mỹ đã thay đổi hoàn toàn khi quân đội Nhật Hoàng bí mật chuẩn bị hơn 400 chiến đấu cơ và 6 tàu sân bay bất ngờ mở cuộc tấn công cảm tử vào Trân Châu Cảng, một căn cứ lớn của Mỹ giữa Thái Bình Dương. Mục đích là không để người Mỹ cản trở cuộc chinh phục Đông Nam Á của đế quốc mặt trời mọc.

Sáng ngày 07/12/1941, các chiến đấu cơ của Nhật xuất phát từ nơi cách mục tiêu 350 km đã ồ ạt mở cuộc tấn công vào đảo Oahu, trong quần đảo Hawai. Đợt không kích đầu tiên bắt đầu lúc 7g55, rồi đợt thứ 2 sau đó 1 giờ. Bị tấn công bất ngờ không kịp trở tay, căn cứ Mỹ đã bị thiệt hại nặng nề. Hơn 2400 binh lính và nhân viên Mỹ bị thiệt mạng và hơn 1000 người bị thương. 21 chiến hạm bị đánh chìm hoặc hư hại nặng, 328 chiến đấu cơ bị phá hủy. Trong trận chiến này, người Nhật chỉ bị mất 64 người, 29 máy bay và 5 tàu ngầm loại nhỏ.Public

Cuộc giao chiến của quân đội Nhật Hoàng không chỉ dừng lại ở đó. Chưa đầy 24 giờ sau oanh kích vào Trân Châu Cảng, Nhật tiếp tục mở các cuộc tấn công vào các lực lượng Mỹ tại Philippines, tấn công quân Anh tại Hồng Kông, Singapore và Malaysia.

Đó là lần đầu tiên kể từ năm 1812, Hoa Kỳ bị tấn công ngay trên lãnh thổ của mình và thiệt hại nặng nề chưa từng thấy. Tổng thống Roosevelt gọi hôm đó là « ngày nhục nhã » của nước Mỹ.

Một ngày sau khi bị Nhật Bản dội bom đạn ồ ạt vào căn cứ lớn gây tổn thất nặng nề, Quốc Hội Mỹ đã chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, tiếp sau đó đến lượt Vương Quốc Anh cũng chính thức nhảy vào cuộc chiến với Nhật. Ba ngày sau đó, đến lượt nước Đức Quốc Xã của Hitler tuyên bố chiến tranh với Mỹ. Đến cuối tháng 12 năm đó, Churchill và Roosevelt quyết định tập hợp quân đội hai nước dưới sự chỉ huy thống nhất để chống lại quân Đức Quốc Xã.

Tại Mỹ, mọi nguồn lực kinh tế và con người bắt đầu được huy động tổng lực cho cuộc chiến tranh lớn. Toàn bộ hạm đội tàu chiến được xây dựng lại. Máy bay, đại bác, chiến xa và các phương tiện hậu cần cho quân đội được sản xuất hàng loạt trong các nhà máy chạy hết công suất. Tất cả các công dân Mỹ từ 20 đến 40 tuổi đều được huy động vào quân đội.

Cuộc chiến Thái Bình Dương

Sáu tháng sau trận chiến Trân Châu Cảng, quân đội Nhật Hoàng tiếp tục bành trướng khắp vùng Đông Nam Á. Các vùng đất Hồng Kông, Singapore, Philippines, các đảo lớn của Indonesia như Borneo, Sumatra, Java rồi Miến Điện lần lượt rơi vào tay quân Nhật. Kể từ năm 1942, Hoa Kỳ đã ngăn chặn được các cuộc tấn công của quân đội Nhật ở các hòn đảo như Midway, Guadalcana và lần lượt giành lại nhiều hòn đảo trong Thái Bình Dương.

Cuối năm 1944, người Mỹ mở cuộc tấn công ồ ạt bằng không quân vào đất Nhật và khi cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2 sắp kết thúc, người Mỹ đã có một quyết định điên rồ nhất, có thể trong đó cũng ẩn chứa một chút hận thù với người Nhật, đó là ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima ngày 06/08/1945 và Nagasaki ngày 09/08/1945. Nhật Hoàng phải ký đầu hàng đồng minh, kết thúc Thế chiến thứ 2 tại châu Á.

Cùng lúc với mặt trên trên Thái Bình Dương, Hoa Kỳ còn mở rộng các cuộc ném bom ồ ạt vào Bắc Phi, miền nam nước Ý và Pháp cho đến tận khi đế chế Quốc Xã của Hitler sụp đổ hoàn toàn vào ngày 07/05/1945.

Trân Châu Cảng, nguồn cảm hứng cho kịch bản "Thế chiến thứ 3"?

75 năm đã trôi qua, cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng vẫn luôn là bài học lịch sử cho nước Mỹ nói chung và cho giới quân sự nói riêng. Bộ Quốc phòng Mỹ giờ đây đặc biệt chú đến « Ghost Fleet », tên một cuốn tiểu thuyết lấy cảm hứng từ trận Trân Châu Cảng, giả định về một cuộc chiến tranh trong tương lai giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga.

Rất nhiều quan chức cao cấp quân sự Mỹ đã khuyên các cấp dưới của mình nên đọc cuốn tiểu thuyết trên của hai đồng tác giả August Cole và P.W.Singer, xuất bản năm 2015. Hai tác giả này còn được quân đội Mỹ nhiều lần mời tọa đàm về cuốn sách của họ và nhất là các kịch bản chiến tranh mà họ viết trong sách.

Giới quân nhân Mỹ rất thích thú với cuốn tiểu thuyết đã mô tả chi tiết thế nào là một cuộc chiến tranh trong tương lai với sự tham gia của các loại máy bay được điều khiển từ xa, các máy tính với dung lượng cực mạnh, các hacker, laser và cả một phi thuyền không gian.

Đô đốc Harry Harris, tư lệnh các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, đã bình luận : « tác phẩm đã đặt lại vấn đề một số học thuyết quân sự trên cơ sở cấu thành các lực lượng của chúng ta, trên sức mạnh của hệ thống mới và trên cả cách thức chúng ta chiến đấu ».

Trong cuốn truyện « Ghost Fleet », tạm dịch : « Hạm đội ma », quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công vào căn cứ Trân Châu Cảng, lần này còn có sự hiện diện của các tàu chở hàng dân sự. Một lần nữa, giống như kịch bản cuộc tấn công của người Nhật năm 1941, hạm đội Mỹ cũng bị phá hủy nặng nề.

Cuộc tấn công được quyết định bởi một « ban lãnh đạo » tức một nhóm tỷ phú và chỉ huy quân đội Trung Quốc vừa chiếm quyền tại Bắc Kinh. Nhóm này muốn đế chế của họ được tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng ở vùng biển sâu giữa Thái Bình Dương.

Cũng như cuộc tấn công của quân đội Nhật năm 1941 đã lôi Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ 2, « ban lãnh đạo » Trung Quốc tìm cách ngay lập tức tiêu diệt đối thủ Mỹ bằng cách đột ngột cắt đứt trung tâm đầu não của lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.

Nhưng cuộc tấn công thực sự bất ngờ của « ban lãnh đạo » Trung Quốc bắt đầu ở những giờ trước khi có diễn ra trận đánh vào Hawai « trong không gian và trên mạng ». Với việc phá hủy các vệ tinh viễn thông và quan sát của Mỹ nhờ một hệ thống laser được kích hoạt từ một trạm quỹ đạo của Trung Quốc, toàn bộ hệ thống định vị toàn cầu của Mỹ bị nhiễu loạn.

Như vậy người Trung Quốc đã làm tê liệt toàn bộ khả năng đáp trả của quân đội Mỹ, lúc này chỉ còn như là người khổng lồ chân đất sét. Các máy bay tàng hình F-35 của Mỹ bị gài các chíp điện tử của Trung Quốc trở nên mù, mất khả năng điều khiển vũ khí. Các chỉ huy quân đội Mỹ bị mất hệ thống thông tin cực kỳ hiện đại…

Sau cơn choáng váng vì các đòn tấn công từ mọi phía, người Mỹ bắt đầu định thần lại, họ huy động các hacker trẻ, một tỷ phú lập dị của Silicon Valley và cả một dây chuyền hậu cần khổng lồ của nhà phân phối bán lẻ Walmart…. Tất cả lao vào một cuộc phản công đầy kỳ thú và chiến thắng cuối cùng thuộc về người Mỹ.

Cuốn « Ghost Fleet » đã được tái bản nhiều lần ở Mỹ và đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Hoa, nhưng dành cho thị trường Đài Loan.

 

Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp

Hải Võ | 26/07/2018 

Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện vĩ đại nhất thế giới, và còn là trọng điểm chiến lược, thậm chí là mục tiêu tấn công trong các kịch bản xung đột quân sự với Trung Quốc.

 
 

Đập Tam Hiệp, công trình vĩ đại nhất thế giới xưa và nay chắn ngang sông Dương Tử. Nó không chỉ có tác dụng kiểm soát lũ lụt và sinh điện năng mà còn là điểm đến du lịch trong thế kỷ XXI. 

Đập dài 2.308m, cao 185m, chiều rộng đỉnh đê 15m, đáy đê 124m, được xây dựng từ 30 triệu m3 bê tông, sử dụng 30.000ha đất nông nghiệp để có hồ chứa khổng lồ rộng tới 80.300 km2. Báo giới Trung Quốc mô tả, đập Tam Hiệp như một vách núi bằng bê tông cốt thép được xây dựng trên nền đá hoa cương (granite), hết sức kiên cố.

Khả năng chống vũ khí hạt nhân

Viện sĩ Viện công trình Trung Quốc, tổ trưởng Tổ chuyên gia đánh giá giai đoạn công trình Tam Hiệp, ông Thẩm Quốc Phảng lên tiếng nào năm 2011, khẳng định đập Tam Hiệp không chỉ kiên cố từ nền tảng cho đến kết cấu đập, mà còn được áp dụng nhiều biện pháp gia cố, đến mức sức công phá của chiến tranh thông thường không thể nào phá hủy nó được.

Nói cách khác, chỉ chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân mới có khả năng gây tổn thất cho đập Tam Hiệp. 

Trong những năm qua, kịch bản "thiên hạ đệ nhất môn" của Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, cũng như khả năng chống chọi của nó, vẫn không ngừng được đưa ra phân tích. Các luồng ý kiến cũng tồn tại nhiều bất đồng.

Tháng 3/2016, nhóm 4 nhà khoa học thuộc Hiệp hội năng lượng hạt nhân Trung Quốc liên danh trong một báo cáo, nói rằng tấn công hạt nhân không phải là vấn đề thuộc phạm vi xử lý của các nhân viên phụ trách xây dựng công trình, mà liên quan tới an ninh quốc gia, phụ thuộc vào hoạt động củng cố năng lực quốc phòng của Trung Quốc.

Đáp lại, giáo sư Trương Bác Đình - kiến trúc sư cấp cao, Phó tổng thư ký hiệp hội công trình thủy điện Trung Quốc - tuyên bố khả năng chống chịu tấn công hạt nhân của đập Tam Hiệp đã được tính đến ngay từ giai đoạn thiết kế.

Ông Trương chỉ ra, các kết cấu như đập đất hay đập vòm bê tông... nếu bị tấn công bằng hạt nhân thì sẽ rơi vào tình trạng nứt vỡ và sụp đổ chỉ trong vài phút dưới sức ép của nước từ hồ chứa.

Trong khi đó, kết cấu ổn định của đập bê tông trọng lực Tam Hiệp có được nhờ vào trọng lượng các đoạn đê cùng với ma sát giữa các lớp đất đáy sông để cân bằng áp lực nước ở vùng thượng lưu sông Dương Tử.

Với tính chất như thế, theo ông Trương, ngay cả khi vách đập bị [đầu đạn hạt nhân] bắn thủng thì nước cũng chỉ lọt ra ở lỗ hổng đó, nhưng toàn bộ kết cấu đập chắc chắn không bị sụp đổ, và không tạo thành thảm họa "đại hồng thủy" như nhiều người lo sợ về kịch bản vỡ đập.

Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp - Ảnh 1.

(Ảnh: Sohu)

"Trọng binh" phòng thủ Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp có vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Bên cạnh sản lượng điện cung cấp tới 18.2GW, đập được ghi nhận góp phần nâng cao năng lực vận tải trên tuyến sông Trường Giang, lượng hàng hóa vận tải qua khu vực Tam Hiệp từ 10 triệu tấn tăng lên đến 50 triệu tấn. Ngoài ra, đập có tác dụng trong lĩnh vực ngăn lũ, chống hạn, du lịch, thúc đẩy kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo...

Trang quân sự của Sohu chỉ ra, đây là một trong những địa điểm được Trung Quốc bố trí "trọng binh" phòng thủ dày đặc nhất đất nước. Các hệ thống tên lửa phòng không và lực lượng cảnh sát vũ trang cơ động tạo thành mạng lưới bảo vệ vây quanh Tam Hiệp 24/7.

Về mặt giám sát phòng không, Quân giải phóng nhân dân (PLA) triển khai các hệ thống radar VLC-18, YLC-6 và VLC-15S do Trung Quốc sản xuất, bao phủ không phận từ 20km cho đến 70km xung quanh đập Tam Hiệp. Tổ hợp radar này tạo thành mạng lưới cảnh báo sớm tầm trung-cận, và được coi là "trạm tiền tiêu" trong hệ thống bảo vệ hồ chứa đập Tam Hiệp.

Về sức mạnh phòng không, hai sư đoàn tiêm kích lớn của không quân Trung Quốc được triển khai tại Trùng Khánh và Côn Minh, tạo thành "chiếc ô" bảo vệ hồ chứa Tam Hiệp theo chiều sâu vài trăm km.

Khí tài chủ lực của bộ phận đóng tại Trùng Khánh là mẫu biến thể nâng cấp J-11A/B của dòng máy bay tiêm kích J-11, ngoài ra còn có thể có các chiến đấu cơ Su-27SK. Một quân đoàn không quân ở Côn Minh thì được ghi nhận được trang bị loạt tiêm kích J-10. Tất cả đều là những khí tài nòng cốt trong hệ thống chiến đấu chủ lực của không quân Trung Quốc hiện đại.

Hạ tầng vũ khí trên mặt đất bên cạnh các hệ thống pháo cao xạ, PLA lựa chọn các hệ thống tên lửa đối không HQ-9 làm trung tâm của lá chắn phòng thủ đập Tam Hiệp. 

Sohu cho hay, đây là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, nhằm vào các dòng máy bay chiến đấu chủ yếu trên thế giới hiện nay, cũng như các loại tên lửa hành trình và cả một số loại tên lửa đạn đạo tầm trung ngắn. HQ-9 được cho là có thể chống lại nhiều mục tiêu trên không trong bán kính 100km.

Lá chắn tên lửa HQ-9 cùng với HQ-16, HQ-10 - với số lượng lên tới hàng vạn tên lửa phòng không tầm ngắn, trung, xa - tổ hợp thành phòng tuyến bảo hộ thứ hai cho đập Tam Hiệp.

Ngoài hệ thống phòng thủ xung quanh Tam Hiệp, quân đội Trung Quốc còn xây dựng tuyến phòng không thứ hai, với cơ sở đặt tại các tỉnh miền Trung như Giang Tây, Quý Châu, An Huy... 

 
Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp - Ảnh 2.

 Đập Tam Hiệp trước sức tấn công của tên lửa hành trình hiện đại

Trung Quốc từng thực hiện các cuộc thực nghiệm mô phỏng trên máy tính, kết quả cho thấy chỉ vũ khí hạt nhân chiến lược với sức công phá từ 1 triệu tấn trở lên phát nổ ở vị trí phía trên đập Tam Hiệp thì mới gây ra được tổn hại kết cấu vĩnh viễn đối với đập này.

Thiếu tướng, giáo sư ĐH Quốc phòng Trung Quốc Trương Triệu Trung nói rằng, Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu sức mạnh hạt nhân quân sự, và có khả năng chống tấn công hạt nhân tương ứng.

Các loại tên lửa hành trình chủ yếu hiện nay đều không có kích thước lớn, khối lượng thường dưới 1.5 tấn và bộ phận đầu đạn thường không quá 500 kg. Ví dụ tên lửa Tomahawk của Mỹ mang đầu đạn khoảng 454kg.

Sohu bình luận, những đầu đạn với kích cỡ như vậy có thừa khả năng bắn phá các boong ke hay nhà chứa máy bay (hangar), nhưng tấn công một công trình có tổng khối lượng trên 27 triệu tấn như đập Tam Hiệp thì không khác gì "muỗi đốt inox".

Tổng thống quá cố của Iraq Saddam Hussein từng xây dựng một hầm chỉ huy bên dưới phủ tổng thống của ông, ở vị trí sâu từ 12m tới 18m. Đây là một kết cấu bê tông cốt thép 3 tầng, với tường dày từ 1.8-2.4m. Phần phía trên của trung tâm chỉ huy là một vách chống đạn nằm ở độ sâu 10m dưới mặt đất, dày khoảng 60cm, có khả năng chịu sức công phá trực tiếp 225kg và mức độ giảm chấn tốt.

Các chuyên gia xây dựng đánh giá, phải cần 16 quả tên lửa Tomahawk để phá hủy căn hầm kiên cố này. Còn theo so sánh trên Sohu, "mật thất" của ông Saddam chỉ giống như một... hộp diêm so với "cỗ xe tăng" Tam Hiệp.

Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp - Ảnh 3.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát đập Tam Hiệp, ngày 24/4/2018 (Ảnh: Xinhua)

Ngoài bom hạt nhân, vũ khí nào có thể phá đập của Trung Quốc?

Các phân tích của Trung Quốc đa số chỉ ra rằng mọi ý định phá hủy hoàn toàn kết cấu đập Tam Hiệp gần như là bất khả thi, tuy nhiên vẫn thừa nhận công trình vĩ đại này có thể bị đe dọa.

Cũng theo Sohu, sức mạnh phi hạt nhân duy nhất có thể gây thiệt hại cho đập Tam Hiệp là bom siêu nặng MOP (Massive Ordnance Penetration) của Mỹ.

Sau khi nhận vào trang bị vào năm 2011, MOP được đặt ký hiệu là GBU-57. Bom có chiều dài gần 6 m, khối lượng 13.6 tấn, đầu đạn 2.5 tấn, cho phép xuyên sâu đến 60m bê tông cốt thép thông thường hoặc 8m bê tông siêu bền trước khi phát nổ.

MOP được chở bằng oanh tạc cơ tàng hình B-2, và do khối lượng bom rất lớn nên một máy bay chỉ có thể mang theo 1 quả bom.


Tuy nhiên, một nhóm chiến đấu cơ như vậy có vượt qua được các lớp phòng thủ từ radar, không quân và lá chắn tên lửa mặt đất của PLA hay không vẫn là kịch bản rất khó lường. Sohu nhận xét, chỉ 1 quả bom MOP thì chưa đủ để gây tổn hại đến phần hồ chứa đập Tam Hiệp. Theo đó, sức công phá của quả bom này chỉ có thể tạo thành một lỗ hổng có kích thước dài 25m, rộng 20m và cao 10m trên vách đập. Nói cách khác, phải cần một phi đội B-2 của Mỹ để mang tới số lượng bom cần thiết.

Truyền thông Trung Quốc những năm gần đây tin rằng với các lớp phòng thủ trùng điệp và thiết kế kiên cố ngay từ ban đầu, đập Tam Hiệp thực sự là một công trình "tường đồng vách sắt". 

Con đập trên sông Dương Tử cũng được tuyên bố là "giới hạn đỏ của Trung Quốc", bất kỳ kế hoạch nào tấn công vào đập Tam Hiệp cũng đi kèm hậu quả là rủi ro chiến tranh toàn diện hay chiến tranh hạt nhân với Bắc Kinh.

"Người dân cả nước có thể yên tâm" - trang Sohu khẳng định.


Đăng ngày: 08/12/2016



Đỗ Hứng gởi