Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
TRÁNH VỎ DƯA GẶP VỎ DỪA
 

 
 

Khi cựu TT Donald Trump thất cử, Âu Châu mừng rỡ vì đã thoát nạn không còn bị chính quyền Hoa Kỳ xài xễ coi thường nữa. Âu Châu mơ ước được kết nối lại mối quan hệ vàng xuyên qua Đại Tây Dương như đã từng có với các đời Tổng Thống Mỹ trước đây.

Khi tân TT Joe Biden nhậm chức, ngài cũng đã tuyên bố hứa hẹn muốn dành lại vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ đối với các đồng minh Âu Châu. Thế lãnh đạo đó là phải “tham gia, liên hệ” với đồng minh chớ hổng phải co cụm với chân lý “Nước Mỹ trên hết”.

Nhưng múa lưỡi gáy và hành động là hai điều hoàn toàn khác nhau. Cuộc tháo chạy thần tốc của chính quyền Joe Biden khỏi A Phú Hãn tháng rồi đã làm mộng ước “xuyên qua Đại Tây Dương” của Âu Châu vỡ tung như bong bóng.

Trong cuộc tháo chạy sấm sét này, Hoa Kỳ đã bỏ rơi không thông báo phối hợp với đồng minh Châu Âu làm họ chưng hửng hốt hoảng phải tự lực cánh sinh, chậm chết ráng chịu.

Hàng ngàn công dân Âu Châu đã bị kẹt lại ở A Phú Hãn. Một số đơn vị Biệt Kích của đồng minh Âu Châu có mạo hiễm ra khỏi vòng đai phi trường Kabul bốc được một số ít công dân của họ kẹt bên ngoài. Lãnh đạo của họ giỏi hơn lực lượng hùng hậu 6 ngàn binh sỹ Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ bị cấm cung trong vòng đai phi trường.
 
Tổng Thống Cộng Hòa Tiệp là Milos Zeman phát biểu: “Cách hành xử của người Mỹ là hèn nhát, làm mất hết uy tín của một cường quốc toàn cầu”.

Âu Châu chống lại cuộc rút quân của chính quyền Joe Biden vì Âu Châu không có căn bịnh dùng chiêu bài rút quân để kiếm phiếu. Âu Châu nhìn xa hơn người Mỹ vì khi A Phú Hãn bất ổn trở thành an toàn khu cho khủng bố làm bàn đạp tấn công thế giới, thì Âu Châu sẽ bị khủng bố hỏi thăm sức khỏe trước Hoa Kỳ.

Anh Quốc là một đồng minh mật thiết nhứt với Hoa Kỳ và có mức thương vong cao nhứt Âu Châu trong 20 năm tham chiến ở A Phú Hãn, giờ có ý định bỏ Mỹ để liên kết với Pháp trong chiến lược phòng thủ Âu Châu. Loài phản bội như vậy ai mà dám chơi.

Bài bình luận của chương trình Việt ngữ BBC đính kèm dưới đây rất hay. BBC là cơ quan truyền thông có uy tín và không hề ủng hộ chính quyền Donald Trump.

 
-----------------------------------------

 
THẤT VỌNG VỀ BIDEN SAU VỤ KABUL, CHÂU ÂU SẼ TÌM LỐI RIÊNG?


BBC, 4 tháng 9 2021
 
Khủng hoảng Afghanistan vẫn tiếp tục tác động đến chính trị các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Âu.
 
Đầu tiên là tại Anh, nước có giới thượng lưu tin vào một "Quan hệ Đặc biệt" với Hoa Kỳ.

Khủng hoảng cho chính phủ Anh

Bộ trưởng Ngoại giao Dominic Raab bị phê phán, thậm chí bị đòi phải từ chức vì đi nghỉ hè tại đảo Crete khi quân Anh và Mỹ vội vã rút khỏi Kabul cuối tháng 8.

Việc tác động với các phái còn lại ở Afghanistan để cứu những người Afghanistan từng làm phiên dịch, hỗ trợ cho quân Anh đã không xảy ra như ý muốn.

Dominic Raab không kịp, hoặc không thể gọi điện cho bất cứ ai khi chính quyền Afghanistan ở Kabul trên đà tan rã.

Tuần này, ông Raab "cứu vãn tiếng tăm của bản thân" và uy tín của Anh bằng chuyến thăm gấp rút tới Pakistan để tìm cách cứu những người cần cứu còn kẹt lại ở Afghanistan.

Phe đối lập lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Boris Johnson và Bộ trưởng Raab, người có hàm phó thủ tướng.

Nhưng họ có làm được gì khi mà Hoa Kỳ rút quân theo kế hoạch riêng, không bàn thảo với Anh?

Tính từ 2001 đến 2021, chừng 100 nghìn lượt quân Anh đã thay phiên nhau sang Afghanistan, với số bị thiệt mạng là 457 và hơn 2000, gồm cả các nữ quân nhân, bị thương.
 
Binh sỹ Anh ở A Phú Hãn. Anh Quốc có thương vong cao nhứt trong các quốc gia đồng minh tham chiến.
 
Nay, khủng hoảng người tỵ nạn Afghanistan đang là đề tài chiếm trọn dư luận Anh và châu Âu.

Anh Quốc ước tính cần chi ra 2,5 tỷ bảng trong nhiều năm để đón nhận chừng 23 nghìn người từ Afghanistan.

Về phía mình, Hoa Kỳ đã chi ra 2,3 nghìn tỷ USD cho cuộc chiến Afghanistan.
Anh chi 30 tỷ USD và Đức chi 19 tỷ USD trong phần của mình về quân sự và tái thiết Afghanistan.

Trang Sunday Times có bài gợi ý rằng khủng hoảng "bị Mỹ bỏ rơi" tại Kabul có thể khiến nay Anh lại quay sang hợp tác với Pháp về quân sự ở châu Âu.
 
Thái độ tại Pháp, Đức và các nước châu Âu
 
Tại Đức, thất bại của cuộc khai triển quân đội Đức lần đầu ra ngoài châu Âu sau Thế Chiến II tới Afghanistan và cuộc rút lui hỗn loạn đang tạo vết nứt trong quan hệ với Mỹ.

Trang Deutsche Welle của chính phủ Đức đăng ý kiến của ông Bastian Giegerich từ Viện nghiên cứu quốc tế chiến lược (the International Institute for Strategic Studies) nói rằng "Afghanistan là cú giáp mặt với hiện thực cho ai từng có các kế hoạch lớn mong làm sống lại quan hệ xuyên Đại Tây Dương,"
 
Lính Đức trở về quê hương trong quan tài gỗ.
 
"Sự can dự của Đức [về quân sự] đã làm cho trải nghiệm thêm đau đớn. Kabul sụp đổ cho thấy rõ như ban ngày rằng Đức và các nước châu Âu không có phương tiện theo đuổi một chiến lược độc lập với Hoa Kỳ," ông nói.

Ứng viên đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) cho chức thủ tướng thay bà Angela Merkel, ông Armin Laschet gọi Kabul sụp đổ là "khó khăn chưa từng có với Nato".

Trả lời báo Frankfurter Allgemeine Zeitung, ông kêu gọi một chính sách quân sự độc lập với Mỹ, để sau này, "chúng ta có thể tự lực đảm bảo an ninh cho một nơi như sân bay Kabul vừa qua".

Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cũng vừa phải sang Pakistan để tìm kiếm các giải pháp giúp cuộc rút lui của quân Đức khỏi Afghanistan không thành chuyện vô ích.

Hơn 5300 quân Đức đã đóng tại Afghanistan trong khuôn khổ Nato để đảm bảo an ninh cho kiến tạo hòa bình sau thời Taliban cầm quyền lần I, và con số thương vong của quân Đức là hơn 60 người thiệt mạng, hơn 250 người bị thương.

Ba Lan, nước có quân đội tham gia sứ mệnh 20 năm của Nato tại Afghanistan và hơn 40 quân nhân thiệt mạng, cũng đã phải tự gửi hai phi cơ để cứu trên 100 công dân và những người Afghanistan làm việc cho họ khỏi Kabul trong giờ phút hỗn loạn.
 
Lính Ba Lan hy sinh ở A Phú Hãn.
 
Trên BBC News, Mark Lowen có bài "Afghanistan crisis: How Europe's relationship with Joe Biden turned sour" đánh giá thái độ chua chát của các nước châu Âu khi ông Biden ứng xử "chẳng khác gì Trump" qua vụ Kabul.

Bài báo trích lời Tổng thống CH Czech Milos Zeman thẳng thừng gọi người Mỹ hành xử "hèn nhát", "làm mất hết uy tín như một cường quốc toàn cầu".

Còn ông Carl Bildt, cựu Thủ tướng Thụy Điển thì giải thích rằng khi Joe Biden lên cầm quyền, châu Âu kỳ vọng rất cao, cao tới mức "không thực tiễn".
"Nhưng trên thực tế thì không có chuyện Hoa Kỳ trở lại với kỷ nguyên vàng trong quan hệ [với châu Âu].
"Việc rút quân không tham vấn đồng minh gì hết đã để lại vết sẹo."

Bài trên BBC cũng trích lời bà Nathalie Loiseau, cựu bộ trưởng chuyên về châu Âu của Pháp: "nhiều nước châu Âu tự huyễn hoặc mình rằng hết thời Trump thì mọi thứ sẽ quay lại như xưa, với Hoa Kỳ".
"Cái ngày xưa đó đã chết, và tôi hy vọng (Kabul) đánh thức chúng ta."

Bài báo cũng nhận định với nhiều lãnh đạo châu Âu, cách ứng xử của người Mỹ và lời ông Biden vừa nói rằng Hoa Kỳ "sẽ không gửi quân đi để biến đổi các nước khác", vang vọng lại lời Trump về "Nước Mỹ trên hết".

Carl Bildt kết luận: "Hy vọng làm sống lại quan hệ Đại Tây Dương nay đã xịt ngòi, và chúng ta chỉ đành nhìn Hoa Kỳ làm mọi việc theo cách của họ".

 
Bông Lau
 
14/9/2021
 

______________


Đỗ Hứng gởi