Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 

Tri Kiến Như Lai

 

Tôi xin dùng lý luận khoa học cùng triết lý nhân văn để giải thích những điều tâm linh của Phật Giáo.

 

Những vật chất, và tốc độ, không gian và thời gian, ... điều là vô nghĩa nếu thủy và chung là bất nhị, bất phả phân, vô thủy vô chung.

 

Điều kiện du hành trong không gian, vượt thời gian từ điểm khởi thủy (A) cho đến mục đích (B). A và B phải có phân biệt khoảng cách. Không có không gian, A và B không thể là nhị nguyên, mà là bất nhị.

 

Chúng ta không đi mà đã đến. Đây là giải pháp khả đắc với phương tiện siêu trí tuệ, du hành nhanh hơn tốc độ ánh sáng mà không cần đến phi thuyền, được chế tạo bởi vật chất.

 

Những vật chất, sắc tướng trên trái đất này đã bị chi phối, và giới hạn bởi những định luật vật lý, được khám phá từ những căn trần thức méo mó của nhân loại. Chúng nó lẫn chúng ta không bao giờ có thể đi đến tận cùng của vũ trụ, xuyên qua wormholes mà vẫn trường sinh bất tử, và tồn tại vĩnh viễn được bởi thời gian, qua hàng tỷ tỉ năm ánh sáng.

 

“If the universe is holographic then source & destiny, mass & speed, space & time, etc. are not dualism but non-dualism with interdependent origination. They are all parts of a whole – the One (emptiness) as Buddha taught us 2500 years ago?

Time travelling faster than speed of light is not impossible anymore, and Einstein’s Relativity Theory of e = mc^2

 should be

E = MC n

 where, n = (+/-) 3, 4, … infinity but 0, 1, or 2 as I’d

said, instead?

 

Buddha was enlightened after travelling in many dimensions thru meditation without physical spacecrafts. In fact, he might not need to travel to the end of universe but universe travelled to him. The space, time, speed, mass, etc., are irrelevant if source

& destiny are non-duality – in order to travel thru time from point A to B, A & B must have a space between each other, and they are duality. Without space, A and B are not duality but non-duality. We are already there without going. That’s solved the issue of travelling faster than speed of light with the mass (M) by building such a spaceshipless.” (Tru Huy Le, MSEE,

12/2012)

 

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật đã giảng: Như Lai là một thực tại như thế, không từ đâu đến cũng chẳng đi về đâu.

 

Tôi xin kệ hóa:

 

Như Lai nghĩa là,

Không đến không đi.

Không đi mà đến,

Đó là Như Lai.

 

Như đã trình bày ở trên, sắc tướng, vật chất như phi thuyền, nhục thân, ... không bao giờ có thể là phương tiện trường tồn, và là giải pháp thỏa đáng để thỏa mãn tham vọng của con người trong vấn đề du hành qua hàng tỷ tỷ năm ánh sáng trong không gian vũ trụ muôn chiều.

 

Chỉ có cái Tâm không vướng mắc, vô sắc tướng, mới chính là phương tiện du hành trong Tam Giới. Một niệm là tới cho dù chưa bao giờ đi.

 

Tôi xin mạo muội dùng phương tiện ‘kinh điển Phật Giáo Đại Thừa’ để tải đạo vô thượng:

 

Trong kinh người bắt rắn (Alagaddūpamasutta), Đức Phật dạy:

“Như Lai đã nhiều lần nói với quý vị về ví dụ chiếc bè là vì thế.

Pháp mà còn phải buông bỏ, huống hồ là cái không phải Pháp.”

 

Phi thuyền pháp còn phải buông bỏ, huống hồ là cái phi pháp thuyền.

 

Tâm như là phi thuyền Bát Nhã dùng để đáo bỉ ngạn. Tới bờ rồi thì bỏ Tâm đi.

 

Công án cho chúng sinh là “cái gì” (cái bản lai?) cởi phi thuyền không đáy đó bỉ ngạn?

Nếu thực sự có bờ vũ trụ, có bến vũ trụ để du hành, ‘tái đáo’ bỉ ngạn?

 

Tuy nhiên, nếu mà không cố tâm nắm phương tiện đó thì đâu cần biết cách buông nó.

 

Đơn giản, muốn giác ngộ, vào được vô môn quan của Phật Giáo thì đáo tìm kiếm cho thấy được vô tự chân kinh mà đọc, và rồi thì tâm tụng vô âm kinh.

 

Lúc đó, có thể “Ta” sẽ quán thấy Quang, nghe quán Âm, và tuệ nhãn qua Trí Tuệ Bát Nhã để thấy mà không nhìn bằng mắt, không tai mà nghe được, không mũi mà ngữi được, không lưỡi mà mếm được, không sờ mà cảm được, không tính mà linh cảm được cái bản lai diện mục, cái Bất Nhị Vô Ngã, cái vô nhất vật

đó.

 

Nói một cách khác, không nên tìm nơi thấy được mà nên tìm nơi không thấy được vì đó là nơi thấy không.

 

Khi đã tri kiến Như Lai rồi sẽ ngộ ra,

Không từ đâu mà đến

Không tại đó mà về

Lúc này không ở đây

Không “thọ” vô nhất kiếp

 

(Trích trong sách, Vũ Trụ Ảo, Chương 25) 

Lê Huy Trứ

_____________


tle8464953 gởi