Trì Luận
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Lược giải
CỦA
HÒA THƯỢNG THÍCH DUY LỰC
*
Lê Huy Trứ
January 18, 2014
I. GIỚI THIỆU
Trình độ Phật pháp của tôi (cái ngã) không viết được những bài trì luận này. Tôi không viết một chữ, chỉ là thư ký của tâm. Tâm đọc cho tôi gõ. Tâm muốn tôi dùng chữ Trì thì tôi trì. Tôi không hiểu nghĩa của chữ trì nhưng hiểu ý của trì. I don’t know don’t know!
Tăng hỏi Lục Tỗ Huệ Năng, “Ý chỉ của Huỳnh Mai người nào được?”
Lục Tỗ đáp, “Người hiểu Phật pháp được.”
Tăng hỏi, “Hòa Thượng có được chăng?”
Lục Tỗ đáp, “Ta chẳng hiểu Phật pháp.”
Tôi nghiên cứu triết lý Phật Giáo do nhân duyên từ mệ ngoại tôi. Mệ ngoại tôi tôn sùng đạo Phật, tụng kinh nhưng có thể chưa biết trì kinh. Tôi không đọc kinh, không nghe kinh, không tụng kinh mà chỉ quán âm và trì kinh. Cho nên, tôi vẫn chỉ đứng ngoài (out of the box) nhìn vào Vô Môn Quan của Chân Như nhưng chưa muốn gỏ cửa Vô Tự Quan vì còn nhiều chuyện chưa làm xong nên chưa muốn trở về. Đơn giản, tôi không muốn trở về nhà vì chạy trốn khổ đau mà trở về như kẻ chiến thắng đau khổ (dukka.)
Vì còn nhiều chuyện tôi phải làm xong cho mình cho người, cho nên tôi tự ví mình như là a time traveler đang ‘back to the future’ từ vô lượng kiếp, du hí với tử sinh, mà một kiếp nhân sinh hay súc sinh hay yêu quái chỉ là một vở kịch cartoon trong bờ mê, bến tỉnh của thuyền ra cửa biển mà tôi đạo diễn hay diễn xuất xuất thần với nhửng chúng sinh khác, oan gia hay ái gia. Sau khi sân khấu hạ màng, nếu nhửng người đóng kịch chung với tôi, hỏi: “Where are you going – back home or back to future again?” I would answer, “No, I have been there.”
Có thể vì vậy mà tôi nhìn Phật Giáo qua một khía cạnh và lăng kính khác với những học giã đả giảng giải kinh điển thông thường trong khuông khổ của Đại Thừa. Tôi không muốn tái khám phá hay lập lại những gì người khác đả từng khám phá và đả viết ra rồi. Tôi chỉ muốn tự do tự tại, vô sở vô trụ, ‘ngoài vòng cương tõa chân cao thấp’ để trì kinh chứ không bị kinh trì. Có thể vì vậy mà nhửng điều tôi ‘gỏ’ dưới đây có thể không theo nguyên tắc của Thật Tướng Bát Nhã: Như thế, như vậy, tôi được nghe đạo lý về bổn thể của các pháp, “Như thị ngã văn!” 4 chữ bắt đầu trong những chân kinh Phật Giáo.
Thật ra, tôi không muốn viết nhửng bài này vì không có khả năng và chưa tu một ngày, trong kiếp này. Tôi chỉ tái chứng nghiệm (verify, experience) nhửng gì tâm báo trước khi ấn chứng (validate) từ nhửng thiện tri thức sau khi ‘bút sa.’ Đa số nhửng điều tôi viết ra và nói ra, các thiện tri thức đó củng đả nghỉ, ngộ và viết ra tương tự như vậy. Điều ngạc nhiên thích thú là tôi đọc tư tưởng của họ sau khi đả viết ra tư tưởng của mình. Nhửng nhân duyên trùng hợp tư tưởng này quá tuyệt diệu bất khả giải thích nhưng ‘tôi biết biết.’ I know known!
Tôi không học Phật vì lợi ích cá nhân (vị kỹ) cho mình. Cho nên, ích lợi cho người khác chẳng có lợi hại gì cho tôi cả. Hơn nữa, tôi không màng là họ có nổi sân si, đọc, học hay delete. Dụ vào đạo, cải đạo để được phước đức, ích lợi cho người truyền đạo không có trong tự điễn Phật Giáo. Triết lý đạo Phật tuy nhiệm mầu nhưng rất đơn giản và thực tiễn với nhân sinh. Ai củng học được, không cần phải là Phật Tữ. Phật Pháp bất khả tư nghị, bất khả thuyết truyền bừa bãi, hại người hại luôn cả chính mình. Phật Giáo là đạo của tự giác, tự ngộ, không chủ trương: dụ dỗ, dọa dẫm hay bắt buộc phải tin theo một cách mù quáng. Nếu mình không có nhân duyên hay tự tâm mình vẫn chưa muốn tìm học thì khó mà phát triển được trí tuệ Bát Nhã để soi sáng vô minh, thoát ly đau khổ, minh tâm kiến tánh, trở về với tự tâm, giác ngộ thành Phật..
Cho nên, chúng ta không cần chấp ngộ xa vời, chỉ cần hồi tâm hướng vào cái Phật tánh trong ta là có thể sống an nhàn, tự tại trong khổ đau tạm bợ trên đời. Khi nhân duyên lẫn nghiệp quã của mình đả có chút căn bản và sẵn sàng thì nhửng bật thiện tri thức này sẻ tìm đến để dạy mình, mình củng tìm được họ để học hỏi. Trò tìm thầy học đạo nhưng thầy củng tìm trò để truyền tâm và ấn chứng.
II. NHẬP ĐỀ
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng Bát Nhã Ba La Mật Đa cho các bồ tát và thiện tri thức. Có một số không đủ nội lực để hiểu nổi nhưng cố nán lại để nghe nên bị tẩu hỏa nhập ma, một số chỉ muốn thuận nhĩ, nghe điều mình mong muốn nghe, cho nên trái ý bỏ đi.
Vì vậy, Kinh này rất cao siêu, thâm diệu không phải dành cho nhửng người phàm phu chưa đạt tới trình độ trí tuệ để thông hiểu được hay bàn giải nổi.
Chúng ta đều là những người mù ‘xờ’ voi, chỉ trì được“tương đối không sai” phần mình ‘rờ’ được thôi chứ chưa cởi nổi được voi, đừng nói chi tới điều kiễn được voi. Cho nên trì luận để cùng học hỏi chứ không ai dám tự cho mình là ngộ được mật kinh.
"Blind monks examining anelephant," an ukiyo-e print by Hanabusa Itchō (1652–1724)
III. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH
Chinese text of the Heart Sūtra, by Yuan Dynasty artist and calligrapher Zhao Mengfu (1254–1322 CE)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐAsẽ được giải ở phần cuối cùng của phần nội văn dưới đây, bây giờ giải đề kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH.
Chữ TÂM nói ra thật rất khó nói, bởi vì chân tâm, vọng tâm cũng là nó, chánh tâm, tà tâm cũng là nó. Kinh HOA NGHIÊM nói: “NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO”. Vậy vũ trụ vạn hữu và vạn vô, tất cả đều là nó. Nói TÂM BAO GỒM HƯ KHÔNG PHÁP GIỚI cũng còn chưa đúng, vì nếu nói như vậy thì tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới, thành ra hai rồi. Còn nói đến “BỔN TÂM” bổn tâm tức là tự tánh, tự tánh là BẤT NHỊ (không hai). Hư không pháp giới tức là TÂM, TÂM tức là hư không pháp giới, chẳng phải là hai cái, không có khác biệt, như vậy mới đúng với cái nghĩa BẤT NHỊ của tự tánh. Nhưng tâm của chúng ta hiện nay thì có muôn ngàn sai biệt, không những một mình có đủ thứ tâm như: Tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm cống cao ngã mạn, tâm ác, tâm thiện, tâm tín, tâm nghi v.v… mà muôn ngàn người lại có muôn ngàn cái tâm sai biệt bất đồng nữa, bây giờ tâm kinh này là muốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái BẤT NHỊ của tự tánh, cho nên kinh này chỉ rõ đường lối tu hành cho chúng ta, dạy chúng ta: y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ BẤT NHẤT BẤT NHỊ, chỗ hoàn toàn không có sai biệt, không những không có cái sai biệt của cá nhân, cũng không có cái sai biệt của chúng sanh, đây là ý nghĩa của hai chữ TÂM KINH vậy. Chữ KINH là chữ thông thường, không cần phải giải nữa.
Trì Luận:
Tuy vạn vật duy tâm nhưng tự tâm không thiện không ác, không tốt không xấu, không sở không trụ, không động không an. Tâm không bao giờ tâm viên (tâm vọng động như con khỉ,) không cần phải an Tâm. Không bắt lấy được để mà an. Chỉ có cái Ý THỨC của chúng ta mới là ngựa chứng chưa thuần cương, là vọng động, cần an mà thôi. Tâm không một, không hai; tâm không có nhất nguyên hay nhị nguyên. Tâm là tâm!
Chúng ta chỉ có thể an cái không an chứ không thể an cái an. Thâm diệu hơn nữa cái an củng không có, lấy gì mà an cái không có an? Cho nên không cần phải an tâm mới kiến được tánh vì Tâm tự tịnh. 4 chữ, “An tâm kiến tánh” không cần thiết chỉ “Kiến tánh thành Phật.”
Trí Tuệ Bát Nhã thần thông quảng đại, không sinh không diệt, tự nó vô sở vô trụ, phản chiếu Phật tâm, soi sáng vô minh. Cho nên câu kệ bất hủ, “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm” củng không cần thiết đối với các bật Bồ Tát và các đấng Thiện Tri Thức. Nó lại càng thêm khó hiểu cho thế giới nhị nguyên với bản ngã sở trụ và chấp có bẩm sinh của chúng sinh. Nên đơn giản hóa là: Ưng dù có hay không sở trụ, củng không ảnh hưởng liên quan gì tới nhi sinh kỳ tâm. Vì như nói ở trên Phật tâm không sinh không diệt.
Tôi xin chứng minh, hơi dài dòng một chút, Vạn Pháp Duy Tâm, và vô sở, vô trụ, vô thường với hình học 2 chiều. Xin lưu ý, nói như vậy là đả sai rồi vì chúng ta đả trụ đả sở vào không gian 2 chiều. Tuy nhiên, chúng ta không thể chứng minh được nhửng chiều cao hơn với ngôn ngữ giới hạn của con người vì vũ trụ là ảnh, nó thay đổi từng sátna, cho nên chúng ta không thể chọn được điểm hiện tại trong rối lượng tử. Nếu chúng ta chọn t = 0 là điểm hiện tại, thì trong thời gian ta vừa chọn điểm hiện tại đó, nó đả trở thành quá khứ. Cứ tạm thời chấp nhận là nó không trôi vào quá khứ đi. Khi tâm ta chọn t=0 là hiện tại, tức thì quá khứ và tương lai được tạo ra từ phải và trái của hoành trục X. t (tương lai) = +1, +2,...+∞ và t (quá khứ) = -1, -2,...-∞. Đơn giản có hiện tại, thì có quá khứ, có tương lai. Không hiện tại thì quá khứ lẫn tương lai không có gì để bàn tiếp. Thay vì chọn điểm chuẩn là hiện tại, chúng ta chọn điểm chuẩn là tương lai, tức thì nó sẻ trở thành hiện tại của tương lai tương lai; rồi thì quá khứ. Nếu chọn điểm đó là quá khứ thì nó sẻ tức thì trở thành quá khứ quá khứ. Cho nên dù có muốn sở muốn trụ củng không trụ, không sở nổi vào cái vô thường. Vì vậy, không nên sở, không nên trụ, lẫn vô thường nó vô nghĩa đối với thời đại rối lượng tử (quantum entanglement.)
Tại sao gọi là “back to the future” thay vì “forward to the future?” Tại vì, trên lý thuyết, nếu chúng ta di chuyễn nhanh hơn tốc độ của ánh sáng thay vì chúng ta đi đến tương lai, chúng ta đi tới quá khứ, thay vì trở về với quá khứ. Tương lai theo khoa học giả tưởng nó chưa xảy ra, tâm chúng ta tạo ra tương lai. Cho nên nếu muốn du hành về quá khứ phải “back to the future.”
Theo tôi, nếu chúng ta đi ngược về quá khứ với tốc độ nhanh hơn ánh sáng chúng ta củng sẻ gặp tương lai. Tương lai này là quả của quá khứ xãy ra trước nhân của tương lai. Quả đả luôn luôn xảy ra trước nhân, chúng ta đang kinh nghiệm nhân từ quả. Nếu chúng ta hiểu được thuyết quantum entanglement, rối nùi trong quả cầu lượng tử thì chúng ta thấy tất cả là vô thường, vô sở, vô trụ, không giới hạn không gian lẫn thời gian. Nếu qúi vị bảo tôi là điên khùng, ngu muội thì củng đúng mà thôi vì tất cả điều tôi nói trên gọi là khoa học giả tưởng – fiction, muốn nói gì thì nói. Nhưng tôi đả nói điều mình muốn nói. Nhửng thí dụ, dẩn chứng trên chỉ là phương tiện, ngón tay chỉ mặt trăng. Ngược lại, tôi có thể cho quí vị là ngu xuẫn còn chấp vào hữu thường, còn sở trụ vào nhị nguyên. Nếu quí vị nổi cơn sân thì quí vị đả tự chứng minh được cái sân và đả lòi ra cái ngã độc tôn rồi đó. Ha, ha, ha!
(Pháp Cú 63)
Người ngu tự biết mình ngu
Thế là có trí, người xưa dạy rồi,
Ngu mà cứ tưởng khôn thôi
Mới là một kẻ muôn đời thật ngu.
Tóm lại, đó chính là nhửng ý nghĩa thâm diệu tối thượng, cái chìa khoá bí mật mở cửa không không (emptiness of emptiness) vượt và xuyên qua cả (quét luôn chử Không) BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH mà Phật Thích Ca đả thuyết trong nhửng ngày cuối của ngài, theo ngu ý của tôi.
Phật Kinh nói:
“Phật tử trụ thử địa (tâm địa cũng là tự tánh Bát Nhã).
Tức là Phật thọ dụng (hưởng sự vui của Phật).
Kinh hành và nằm ngồi (trong tự tánh Bát Nhã).
Đều thường ở trong đó (chẳng ở ngoài tâm địa)”.
(Hoà Thượng Duy Lực)
Như đả nói ở trên tự tánh Bát Nhã soi sáng Phật tâm, không trong không ngoài, không bên nớ, bên tê, không trên không dưới, không trụ không sở, không an không bất an, không sinh không diệt, không đến không đi, không không gian lẫn thời gian (không có cuộn trong quá khứ, hiện tại, lẫn vị lai.) Không hình không bóng, không sắc để mà soi sáng. Không soi không chiếu. Hòa Thượng Thích Duy Lực gọi là, “BẤT NHẤT BẤT NHỊ.” It is neither singularity/non-dualism nor dualism.
Ngay cả “Tri thực như kiến. Bất khả tư nghi” củng nên đổi lại là, ‘Thấy vậy chứ không như vậy, nói vậy chứ không phải vậy. Mà nó như vậy.’ Không phải là tứ cú: hữu tự vs. vô tự; hữu sắc vs. vô sắc; có không vs. không có! Mà là: Vô tự, vô tự! Vô sắc, vô sắc! Không không, không không! Ô hô, ai tai! Nói không được nửa, chỉ dùng Kim Cang Thần Công Sư Tữ Hống, rống lên như sư tữ.
IV. GIẢI THÍCH NỘI VĂN TỪ DƯỚI LÊN TRÊN, TỪ CAO TỚI THẤP
CỐ THUYẾT BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ TÁT BÀ HA.
Sanskrit manuscript of the Heart Sūtra, written in the Siddhaṃ script. Bibliothèque nationale de France
Sau chót nói đến chú Bát Nhã Ba La Mật Đa. Thần chú là đại diện mệnh lệnh hoặc sức dụng tự động của tự tánh, cho nên không cần dịch nghĩa, cũng không cần giải thích, nhưng cũng có Pháp sư giải rằng: “Nỗ lực tinh tấn, mau đến bờ bên kia”.
Mục đích tôi giải BÁT NHÃ TÂM KINH nầy là muốn chứng tỏ sự tham thiền tức là trì kinh. Nhiều người tưởng lầm tụng kinh, niệm kinh là trì kinh, nhưng kỳ thực họ chỉ là tụng niệm chứ không phải là trì, trì là phải y kinh mà tín thọ phụng hành mới được nói là trì kinh, cũng như tụng giới không phải là trì giới vậy. Bây giờ chúng ta đề câu thoại đầu phát khởi NGHI TÌNH, chính cái NGHI TÌNH ấy là cây chổi ô tô matic, khỏi cần tác ý muốn quét mà tự nhiên quét sạch tất cả, cũng như Tâm Kinh này dạy chúng ta quét từ phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến nhất Phật thừa, quét từng thứ lớp, quét tới không còn gì để quét nữa, kết quả được KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, biết rõ được chính mình, làm chủ cho mình, đạt đến tự do tự tại, cũng là đạt đến bờ bên kia (Ba La Mật) rồi vậy.
Trì Luận:
Chúng ta chỉ có thể dùng ngôn ngữ con người để diễn tả nhị nguyên chứ khó mà chứng minh bất nhị. Bờ bên kia chỉ là một thí dụ của tiền nhân, được diễn tả trong hình học 2 chiều (x, y) cho những người bình thường, vô minh như chúng ta được dể hiểu. Cho nên nói vậy chứ không phải vậy; mà nó như vậy!
Bờ bên kia là bề bên nào? Bờ bên kia có thể thí dụ cụ thể như sau, nếu ta đi từ phương Đông, East Coast (Washington DC) của nước Mỹ qua Tây Phương nhưng không dừng lại ở California mà đi vòng quanh trái đất tiếp tục đi về hướng tây thì bờ bên kia là Washington DC. Nơi chúng ta dừng lại ở ‘bờ bên kia,’ nơi điểm khởi đầu đi. Tương tự, Đường Tam Tạng đi từ phương Đông (Tàu) tới Tây Phương thỉnh kinh (Ấn Độ) nhưng nếu Đường Tam Tạng đi từ nước Mỹ (hơn 400 năm trước người Tây Phương (Columbus) gọi là Ấn Độ, nơi mà Indian [mọi da đỏ] ở) thì phải đi vể phương Đông, xuyên qua Âu Châu, để tới Ấn Độ. Tuy nhiên ngài củng có thể đi về hướng Tây, đổi máy bay ở California rồi ‘cân đẩu vân’ bay tiếp về hướng Tây, củng tới Ấn Độ. Tuy nhiên, Đường Tăng không cần đi Ấn Độ cho xa xôi, vì ngài đang ở tại xứ Ấn Độ rồi (Indian, da đỏ.)
Hơn nữa, Ấn Độ có kinh nhưng không có Phật. Phật, Quan Âm, Ca Diếp và Anan không ở Ấn Độ mà ở Tây Phương cực lạc nơi đó không có tự kinh mà vô tự kinh. Chỉ có Ấn Độ mới có tự kinh.
Ngày nay, mỗi Phật Tử chúng ta nếu muốn thỉnh kinh thì không phải cần qua Ấn Độ nửa mà thỉnh online (2 sátna) cho nó an toàn khỏi bị yêu quái ăn thịt, đói khát, khí hậu nóng lạnh, lặn lội xa xăm,.... Mà online không biết bờ bên nớ, bờ bên tê; không có hướng Đông hướng Tây nhưng nó nhanh như điện, như ảo. Online information từ internet mà Đức Phật đả thí dụ như là Indra Jewel Web 2600 về trước về vũ trụ, chúng sinh và nhân sinh quan. Một cái bấm chuột (click of a mouse) sẻ ảnh hưởng tới tỷ tỷ Information Technologies’ computations (nhân duyên, causal interdependencies) trong vài sátna (seconds.) Chỉ có trí tuệ Bát Nhã mới thấy kịp cái tốc độ nhanh hơn ánh sáng đó. Tuy nhiên nhửng thí dụ high tech này củng chỉ giới hạn ở hình học 4 chiều, nơi không gian-thời gian mà con người mới tìm ra và hiểu được trong vòng vài ngàn năm. Bờ bên kia của Phật dạy, nó ở nơi nhửng miên tần số cao hơn (higher dimensions) 4 chiều mà con người chúng ta không dể gì hiểu tới trừ khi giác ngộ.
Tôi xin cố gắng diễn tả như sau, nếu tôi (chỉ một cái ngã) vượt biên để qua ‘bờ bên kia.’ Tôi không ôm vợ bế con theo vì chúng nó nặng nề không thể cân đẫu vân được. Nói ra là đả sai rồi, vì thật ra khi thân tôi đi chứ ý thức và tim của tôi thì nó đánh lô tô, toan tính, nhớ vợ thương con, lo sợ đủ điều. Cho nên có thể có đến cả ngàn cái ý, cái ngã chia nhau đi tùm lum cả ngàn hướng trước khi cái thân nhục thể khốn cùng này physcially thật sự dám đi. Tất cả đều vướng víu trong cái lưới lượng tử mà Phật gọi là Indra Jewel Web. Như vậy, chúng ta có rất nhiều bờ để vượt qua tuy nhiên không có bờ bên kia vì chúng ta đả ở bờ bên kia. Chúng ta không tới, không ở, không đi vì bờ bên kia là nơi không gian cuộn thời gian, không có quá khứ, hiện tại lẫn vị lai. Không có cái ngã qua bờ bên kia. Chỉ có ‘qua đi qua đi’ đến cơn mê. Ý này là ý mã, tim này là tim viên. Đổi thay trong từng sátna, trôi nổi không bờ bến (vô sỡ trụ,) như bèo bọt theo dòng vô thường.
Vậy thì cái câu thần chú trong Bát Nhã Tâm Kinh, “Gate Gate Paragate, Parasamgate Buddhi Svaha” nghĩa thế nào? Thần thông tuyệt diệu của câu mật chú này bất khả tư nghị. Nhưng nó củng chỉ là phương tiện tạm thời như ngón tay chỉ mặt trăng, con thuyền bát nhã đưa ta sang sông, chứ chưa phải là cứu cách của vô không (emptiness of emptiness,) kiến tánh, giác ngộ thành Phật.
Thật tướng Bát Nhã là Chánh Nhân Phật tánh, cũng là Ðệ nhất nghĩa Không của Phật tánh, do quán chiếu mà đạt Chánh Nhân, chứng Thật Tướng.
Giác ngộ tức là Phật, chưa giác ngộ tức là chúng sanh. Cho nên nói, ’’Một niệm giác, là một niệm Phật, niệm niệm giác là niệm niệm Phật. Một niệm mê là một niệm chúng sanh, niệm niệm mê là niệm niệm chúng sanh. Thời thời giác là thời thời Phật. Thời thời mê là thời thời chúng sanh.’’
Tôi xin diễn tã khác với kinh điễn một chút, Phật Thích Ca Mâu Ni đả là Phật từ vô lượng kiếp, chúng sanh đả là Phật, thay vì nói chúng sanh, giác ngộ, sẻ thành Phật. Chúng sinh chưa thành Phật và chúng sinh sẻ thành Phật.
Biết được mình điên điên đảo đảo, đó là Phật. Không biết chính mình điên điên đảo đảo, đó là chúng sanh. Cho nên giới hạn giữa Phật và chúng sanh, là giữa bờ giác và bến mê. Chúng sinh đi từ bờ giác tới bến mê, rồi từ bến mê trở lại bờ giác. Tuy nhiên chúng ta không đi không đến vì không có bờ bến để mà sở trụ vào đến đi.
Vì vậy, câu hỏi: làm thế nào để đạt được vô thượng, chánh đẳng, chánh giác thành Phật là vô nghĩa (irrelevant.) Vì có câu hỏi thì mong có câu trã lời mà trã lời thì đả lọt về lại bờ nhị nguyên (2 bờ? Một bờ có thế có tới 2 bờ không? Không, chỉ có bờ bất nhị.)
Duy Ma Cật hỏi 42 Bồ Tát thế nào là bất nhị (non-dualism?) Sau khi các bồ tát tuần tự trã lời xong và tất cả mong đợi cao kiến của Duy Ma Cật. Duy Ma Cật im lặng! Đó là cách trã lời hay nhất cho các bồ tát sờ voi vì họ chỉ sờ một phần của voi mà chưa cởi voi, lẫn điều khiễn được voi.
Cao hơn nửa, Đức Phật quét luôn cái Không của Bát Nhã, quét luôn cái vô thượng, chánh đẳng, chánh giác, chứng đắc mà không có bồ tát nào hoàn toàn hiểu tới được trừ cư sĩ, giàu có, tại gia, có vợ con, Duy Ma Cật. Đơn giản, Duy Ma Cật không chấp làm tỳ kheo, không chấp ngộ, không chấp giải thoát sinh tử luân hồi, không chấp thành Phật. Duy Ma Cật là Duy Ma Cật.
Đức Thế Tôn thỉnh thoảng gián tiếp nhờ Duy Ma Cật ‘sửa sai’ các đấng Phạm Thiên, Bồ Tát lẫn các đại đệ tử của mình từ Ca Diếp, Anan, Xá Lợi Phất, Mục Kiều Liên, La Hầu La,... vì “Bụt nhà không thiêng.” Tất cả điều kính trọng, khẫu phục lẫn tâm phục Duy Ma Cật. Học thầy là một chuyện, học bạn là chuyện khác; biết ứng biến cái học của mình mới thật sự đạt tới sở vô học.
Cho nên, kiến thức phải đi đôi với kinh nghiệm mới đạt được trí tuệ. Khi Duy Ma Cật thuyết pháp không ai: không đi, không đến, không nghe diệu pháp (Diệu là bất khả tư nghì. Pháp là phương tiện để đạt đến giác ngộ cuối cùng.)
Nếu chúng ta quan sát nhửng hình tượng của Đức Phật Thích Ca, ngoài cái thế ngồi lưng thẳng kiết già, mắt ngài nửa nhắm, nửa mở, như mê như tỉnh với nụ cười tiếu lâm, bí ẩn như Mona Lisa. Tại vì, ngài thấy cái đám đệ tử, cung cung kính kính, của mình mà cười mĩm chi, biết họ khó thật sự ngộ được như mình. Phật muốn chứng minh, thay vì nói, Ngài im lặng niêm hoa. Cả đám đông đệ tử không hiểu ngài phất cành hoa có ngụ ý gì, để đuổi ruồi, muỗi? Chỉ duy có Ma Ha Ca Diếp là mĩm cười như Phật. Đức Thế Tôn kiến được cái cười mĩm chi, đầy ẩn ý đó của mình qua Ca Diếp. Cho nên ngài tuyên bố, trong tất cả Pháp Môn ta chỉ truyền Pháp Thiền này cho Ca Diếp. Vì vậy mới có tích, “Phật Tỗ niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu.” Quý vị không tin? Sau khi đọc đoạn văn trên này rồi, thử nhìn mình trong gương sẻ thấy nụ cười của Phật.
CỐ TRI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỔ, CHÂN THẬT BẤT HƯ.
Đoạn nầy diễn tả cái dụng của Bát Nhã, ở đây thần chú chia làm bốn cấp, tùy theo sự quét KHÔNG của từng trình độ cao thấp mà hiện ra cái dụng lớn nhỏ bất đồng, quét trống được bao nhiêu thì cái dụng hiện ra được bấy nhiêu. Bốn cấp thần chú là đại diện cho sức dụng, như quét sạch được tri kiến phàm phu rồi thì được tự động hiện ra cái sức dụng bằng ĐẠI THẦN CHÚ, quét sạch được tri kiến Tiểu thừa rồi thì hiện ra cái sức dụng bằng ĐẠI MINH CHÚ, quét sạch được tri kiến Đại thừa rồi thì hiện ra cái sức dụng bằng VÔ THƯỢNG CHÚ, quét sạch được tri kiến Phật thừa rồi thì hiện ra cái sức dụng bằng VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, đến đây đã quét tới chỗ không còn gì để quét nữa, sức dụng của Bát Nhã đã đạt đến cứu cánh, không có gì có thể bằng được, nên gọi là VÔ ĐẲNG ĐẲNG (Vô đẳng khả đẳng). Cuối cùng NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỔ, CHÂN THẬT BẤT HƯ, đến đây cũng là đạt đến chỗ tự do tự tại rồi. Phật pháp nói đến tự do tự tại là không bị thời gian, không gian và số lượng hạn chế, cho nên sự tích cực của Phật Pháp rất triệt để, chẳng phải vì kiếp này hay kiếp sau, cũng chẳng phải trăm kiếp, ngàn kiếp, dẫu cho muôn triệu ngàn kiếp cũng không màng, tại sao vậy? Nếu muôn triệu ngàn kiếp sau, khổ còn trở lại nữa thì không được kể là tự do tự tại, vì đã bị thời gian muôn triệu ngàn kiếp hạn chế rồi, thì làm sao gọi là tự do tự tại dược ? Nên sự tích cực của Phật Pháp là vĩnh viễn, nếu muôn triệu ngàn kiếp sau khổ còn trở lại thì không được gọi là CHÂN THẬT BẤT HƯ.
Trì Luận:
Cái Khỗ (dukka) trong đạo Phật chỉ to tác, hữu thường, đối với chúng sinh mê muội nhưng nó vô thường, hư ảo đối với các bật giác ngộ. Chúng ta phải quét nhiều thứ để thấy được chân thật bất hư nhưng các bật đả giác ngộ họ không cái vô minh để mà quét. Cái chổi củng không có, lấy gì mà quét? Quét cái không? Vì họ không biết hữu thường, vô minh, chứng đắc là gì cho nên cần phải qua bến trần ai để kinh nghiệm vô minh, đau khỗ, được chứng đắc,...Họ củng đứng bờ bên này để quá giang qua bờ bên kia, vòng quanh thế giới như chúng ta. Nhưng họ đi theo chiều thuận, từ bờ tỉnh tới bến mê. Chúng ta đi từ chiều ngược, từ bến mê về trở lại bến tỉnh (reversed engineering.) Chúng sinh lẫn Bồ Tát đi thuyền qua sông, từ bến này qua bến kia hàng ngày. Ngày nay, chúng ta lái xe qua sông bằng cầu hay bằng phà, đi làm hàng ngày mà không để ý là mình sáng ở nhiều bờ bên này chiều về lại nhà ở bờ cuối cùng bên kia. Vậy thì, chúng ta là bồ tát, hay là chúng sanh? Như Tôn Ngộ Không quan sát Quan Âm Bồ Tát giả biến thành yêu quái để bắt yêu quái, rồi hỏi, “Bồ Tát giả làm yêu quái như thật. Vậy thì Bồ Tát là yêu quái, hay yêu quái là Bồ Tát?”
TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.
Đoạn nầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánh Niết Bàn, sau khi quét sạch tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành Phật. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy, tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phải quét từ phàm phu, Tiểu thừa, Đại thừa, cho đến nhất Phật thừa, quét sạch tất cả tri kiến, không còn một pháp nào để chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao). A NẬU ĐA LA dịch là Vô Thượng, TAM MIỆU dịch là Chánh Đẳng, TAM BỒ ĐỀ dịch Chánh Giác, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chánh giác đối với tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có giác ngộ, nhưng vì còn chấp ngã, không được thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên gọi là tà giác. Nếu phá được nhân ngã chấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi thì gọi là Chánh giác, như A La Hán, Bích Chi Phật, vì phá hết nhân ngã chấp mà chứng được Chánh Giác, nhưng cái giác ấy chưa bằng Phật, phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái giác ấy mới bằng Phật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái giác ngộ của Bồ Tát tuy chánh lại bằng với Phật, nhưng diệu dụng thì chưa thể bằng Phật, còn có Phật ở trên, không được xưng là Vô Thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mới được xưng là VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC, tức là đạt đến giác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa.
Nếu ở đoạn trên không dám quét luôn Cứu Cánh Niết Bàn thì chỗ này không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói: “Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni”. Nếu Cứu Cánh Niết Bàn ở đoạn trên đã chứng nhập rồi, ở đây còn chứng nhập thêm lần nữa là trùng, cho nên Cứu Cánh Niết Bàn ở trên cần phải quét. Đoạn sau tả cái sức dụng do sự quét KHÔNG mà hiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trong kinh. Phàm tất cả kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất định phải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rõ ràng.
Trì Luận:
Trong Kinh Kim Cang, “Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề thì Nhiên Đăng Phật không thọ ký cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.” Đoạn kinh này đối với nhửng kẻ phàm phu như chúng ta, quá rỏ ràng không cần phải giải thích thêm nữa? Vậy thì ghi cái chuyện này vào kinh để làm gì ? Thật ra, thấy vậy mà không phải như vậy.
Đúc Thế Tôn xuất hiện trên đời là một đại nhân duyên để trải qua kinh nghiệm của chứng đắc. Tuy nhiên, không có ‘chứng đắc chứng đắc.’ Chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông.
Phật Thích Ca đả (past tense) chứng đắc trong tương lai (future). Thay vì Phật Thích Ca sẻ (future) chứng đắt trong tương lai. He will have enlightened in the future. Instead of he will be enlightened in the future. Ngài đả (quá khứ) tắm trên dòng sông A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề trong tương lai. Vì vậy, vào những năm cuối cùng, Đức Thế Tôn tuyên bố: Như Lai chưa từng nói một chữ, Như Lai không chứng đắc gì cả.
Double negative is positive. (-)*(-) = (+) hay double positive is positive in Mathematic.
It is either exlusive or inclusive: [Enlightened OR not enlightened] but [Enlightended OR enlightened] or [Not enlightened OR not enlightened] which is false (empty.) Similarity, [Not enlightened AND not enlightened] are not valid. And, also [enlightened AND enlightened] are meaningless (hollow) in math.
Where,
AND Statement: The statement A ∧B is true if A and B are both true; else it is false.
OR Statement: The statement A ∨B is true if A or B (or both) are true; if both are false, the statement is false.
Đó là diệu ý của không có ‘chứng đắc, chứng đắc.’
Như Lai có nghĩa vô ngã, không đến không đi. Như Lai còn nghĩa bóng là kiêm nhường, vì ngài không muốn dùng chữ TA (cái ngã độc tôn,) tương tự như chữ bần tăng. Ngài bị chúng ta gán oan cho cái tên Như Lai vì chúng ta vô minh, chấp ngã tưởng Như Lai là tối cao tối thượng. Nếu tôi bắt chước Phật tự xưng mình là Như Lai thì tất cả Phật Tử sẻ cho tôi là ngạo mạng, dám ví mình ngang với Đức Phật. Nhưng nếu tôi tự xưng là bần tăng, kẻ ngu hèn, thằng điên thì khỏi phải sợ ai phản đối vì tôi ở dưới chân họ.
Nhửng thí dụ về quả trong nhân, nhân trong quả:
Ngay cả Phật Thích Ca củng bị nhửng kẻ ngoại đạo chỉ trích câu ngài nói dưới đây, họ đả kích Như Lai tự kiêu tự đại tự cho mình độc tôn trong vũ trụ. Ngay chính đa số Phật Tử chúng ta củng không biết sao để biện bạch vì chúng ta ngu muội vẫn còn chấp ngã, cố đem đàn gãy tai trâu:
Thiên thượng thiên hạ,
Duy ngã độc tôn.
Nhất thiết thế gian,
Sinh lão bệnh tử.
4 câu trên quá minh bạch, cần gì giải thích hơn nữa? Chỉ có kẻ ngu muội mới không hiểu mà thôi. Chỉ vì Phật Tử đả lầm lẫn để những câu tuyên bố cao siêu này dưới chân bức hình của Thái Tử Tất Đạt Đa lúc ngài mới sinh ra rồi diễn hành ngoài phố trong những dịp lễ Phật Đãn mới tạo ra ngộ nhận. Thái tữ Tất Đạt Đa lúc còn ấu thơ đả trì được cái quả tương lai của Phật Giáo qua nhửng câu tuyên bố trên. Sau khi ngài chứng đắc và thuyết pháp chỉ là chứng qủa của nhân.
81 (9x9 = 81) pháp Nạn của Đường Tam Tạng là nhửng cái quả của tương lai đả được sắp xếp trước bởi Phật Tổ và được giám thị của Quan Âm Bồ Tát mà Đường Tăng phải trãi qua trên đường đi Tây Phương thĩnh kinh để chứng nghiệm sự thành tâm (tâm Tam Tạng,) ý chí (Tôn Ngộ Không,) kiên trì (Sa Ngộ Tịnh,) và nhục thể (Trư Ngộ Năng) của mình. Trên đường thĩnh kinh qua nhiều nước với nhiều nguy hiễm, hoạn nạn, gian nan, cơ cực, ... Đó là nhửng thử thách và chứng nhiệm (experiences) của nhân (hiện tại) và duyên nghiệp mà Đường Tăng phải gánh chịu để trải qua. Ngô Thừa Ân, tác gĩa Tây Du Ký, vô tình hay hữu ý đả ám chỉ cái thâm diệu của“qủa ở trong nhân.” từ Kinh Kim Cang, “Nhiên Đăng Phật thọ ký cho Phật Thích Ca tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni.”
Tuy nhiên, vì Đường Tam Tạng củng chưa hoàn toàn đại ngộ cho nên ngài vẫn trụ vào tự kinh (kinh có chữ) thay vì vô tự kinh (kinh không chữ) mà Ma Ha Ca Diếp và Anan đả trao ra, với điều kiện phải ‘trao đổi’ lúc đầu tiên cho Ngài. Đây là một công án được rất nhiều học gỉa, danh sư và dư luận bàn cải trên thế giới và ngay cả trong nhửng đại học danh tiếng của Tây Phương. Vì vô minh, cho nên đa số thắc mắc, tại sao là ở cỏi Phật còn có tham nhũng, đòi ăn của hối lộ của Ca Diếp và Anan mà chính Phật Tỗ lại che chở cho họ thay vì quỡ trách họ. Nên biết, Ma Ha Ca Diếp là Tỗ thứ nhất kế vị Phật và Anan là Tỗ thứ 2 sau Ca Diếp của Phật Giáo, tương đương với giáo chủ của một tôn giáo.
Có vài tỳ kheo còn lúng túng, không biết giải thích thế nào cho hợp lý với thắc mắc của tín đồ nên đổ thừa oan cho Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký với chủ đích phỉ báng Phật Giáo. Đa số đả hơi nông nỗi, nên chấp vào vô minh, quên trí tuệ, thiếu kinh nghiệm hành pháp cho nên họ chưa ngộ được cái chìa khoá bí mật và thâm ý của Ngô Thừa Ân. Ngô Thừa Ân đả tạo nên cái quả tham nhũng tương lai này làm cho chúng ta đến bây giờ, gần hơn 700 năm (?) vẩn còn luẩn quẩn với cái vô minh và chấp ngã nên không hiểu nổi thâm ý cao siêu của tác gỉa. Vì suy bụng phàm phu ra bụng quân tữ cho nên cố mà bổ cái hậu quả (post effect) để tìm cái nguyên nhân (root cause) mà không hiểu được diệu ý: kinh trong truyện, truyện trong kinh của Tây Du Ký.
Điều tôi muốn nói: Đả là Phật Tữ hay Tỳ Kheo chúng ta phải xứng đáng với tinh thần bi trí dũng, nếu thầy nói không đúng thì nói cho thầy biết là thầy hơi sai. Nếu cần phải chứng minh để cảnh giác cái ngã của thầy thì phải bi trí dũng mà trình bày chứ không phải thầy nói sao, mình lại mù quáng tin vậy, cứ tưởng thầy không bao giờ sai nên không dám hỏi tại sao, sợ bị quỡ. Làm được như vậy là ta đả giúp thầy, giúp mình, giúp nhửng tín đồ khác và xa hơn nửa là đả bão vệ chánh pháp từ nhửng kẻ sai lầm và vọng ngôn. Ngay cả Đức Phật củng đả từng khuyên ta đừng vội tin nhửng gì ngài nói, củng như nhửng người có uy tín khác nói, mà phải suy nghiệm trước khi nghe theo. Làm được như vậy thì khi thầy, ni đăng đàn giãng thuyết họ phải chuẫn bị bài thuyết của họ kỹ lưỡng hơn, thay vì chấp ngã, ứng khẫu rồi vọng tưởng là chân lý đi ngược lại ý kinh.
Không ai hoàn hão trên đời củng như trong đạo. Tuy nhiên, nếu tôi có tham sân si nói sai thì không ai thèm nghe theo, mà cho dù tôi có nói trúng củng chả ai thèm tin. Tôi nói trúng hay sai với tinh thần Phật Giáo, hay tôi không hiểu ý kinh mà họ nghe hay không nghe thì củng chỉ hại mình, lại một số ít bạn bè, thân thuộc lở dại nghe tôi. Chứ các bật thiện tri thức, các tỳ kheo, danh sư ‘bút sa, gà chết,’ giảng Pháp sân, si là hại cho tín đồ, dể bị ngoại đạo lấy cớ bắt bẻ là Phật Giáo sai lầm. Cho nên, Phật Tử chúng ta nên cẩn thận, đề cao cảnh giác, đóng cữa dùng từ bi, trí tuệ, chân thận, chánh tâm mà dạy lẫn nhau, nhất là trong thời mạc pháp này. Đó là nhiệm vụ chung trên đường chấn hưng và bão vệ đạo Pháp của Phật Tữ chúng ta.
Trở lại chuyện Đường Tăng, sau khi tới Ấn Độ, ngài còn phải ở lại Ấn Độ vài chục năm để học tiếng Phạn và trì kinh. Vì chấp tự kinh (bị kinh trì,) Ngài phải mất đến vài chục năm nữa để dịch tự kinh ra tiếng Hán sau khi trỡ về Trung Thổ. Đó là Thập Nhị Nhân Duyên của Ngài, nhờ vậy chúng ta mới có được nhửng chân kinh thâm diệu truyền bá trong nhân gian. Đó là đại nhân duyên cho Phật Tử chúng ta. Tuy nhiên, như đả nói ở trên, Ấn Độ có tự kinh nhưng không có Phật. Cho nên, bây giờ có qua Ấn Độ thì củng học tự kinh tiếng Phạn chứ không thấy được vô tự kinh để trì kinh mà không cần đến ngôn ngữ và văn tự của loài người.
Nhửng dẩn chứng trên đây là nhửng chứng minh hùng hồn của ý Kinh Kim Cang: quả có trước nhân (effect precedes cause.) Quả đả xảy ra, tương lai cuộn với hiên tại, chúng ta đang kinh nghiệm quá khứ (nhân duyên) sẻ và đang xảy ra cho chúng ta và vũ trụ. Quá khứ cuộn vào trong hiện tại lẫn tương lai. Không gian cuộn thời gian. Cái quả trước cái nhân này khác với thuyết thiên mệnh của Lão Giáo hay Khỗng Giáo - Nhất thực nhất ẫm, nhân do tiền định. Tương lai lẫn định mệnh của chúng ta đả được sắp xếp bởi trời. Ngược lại, theo tôi, quả tương lai đả được tâm tạo ra trước, chúng ta, tùy theo nhân duyên, đầu thai để chứng nghiệm cái nguyên nhân. Bởi vậy, kinh mới có câu, “Chúng sinh sợ nhân; Bồ Tát sợ quả!”
Phải điên, nhưng biết mỉnh điên, mới hiểu được cái lý thuyết rối răm này.
VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN.
Hai chữ Viễn Ly cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữ Vô làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái tri kiến chấp Phật, nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tác dụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng: “Xa lìa cái điên đảo mộng tưởng thì chứng nhập cứu cánh Niết Bàn”. Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập thì cái tri kiến chấp thật nầy tức là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải quét luôn.
Đoạn trên đã nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, thì căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay thì làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên kinh Lăng Già nói: “VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BÀN”. Đoạn nầy quét luôn cứu cánh NIẾT BÀN tức là lý này vậy.
Trong kinh nầy, từ phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến nhất Phật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạch trơn không còn gì để quét nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6, 7 lần; bởi vì quét những cấp dưới Phật thì người ta dễ tin hơn, còn quét luôn cả Phật thì người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phải quét tới 6, 7 lần là vậy.
Trì Luận:
Hoà Thượng Thích Duy Lực nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, thì căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay thì làm sao nói ngưng xoay được?
Hơn 200 năm về trước mặt trời, mặt trăng quay chung quanh chúng ta, vì trái đất bằng phẳng. 200 năm về sau, chúng ta quay chung quanh mặt trời, vì trái đất tròn. Nhưng chúng ta chỉ biết chứ không thật sự cảm thấy chính mình đang quay. Dỉ nhiên 150 năm về trước, ở Âu Châu, nếu chúng ta ‘thông minh’ (nhưng vẫn vô minh) diễn tả như vậy thì sẻ bị thiêu sống vì đả nói ngược với thánh kinh.
Cho nên, “Xa lìa cái điên đảo mộng tưởng thì chứng nhập cứu cánh Niết Bàn” tới bờ bên kia chứ chưa tới được Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Mà Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là lý nhất nguyên không có bến bờ để vượt tới, chỉ gần tới. Trật một ly, chúng ta sẻ trờ lại bờ bên kia, nơi chúng ta đả vượt qua. Từ mê tới tỉnh, từ tỉnh tới mê. Không mê không tỉnh là gần đạt tới Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề. Đây là lý thuyết khoa học của time traveling xuyên qua worm holes hay back holes. Bờ bên kia của worm hole là vũ trụ khác, song song với vũ trụ bên này. Điều này đả làm các khoa học gia gải đầu, gải tai, không biết làm sao để giải thích ổn thõa. Thấy vậy, mà không hiểu tại sao nó như vậy. Mà nó crazy như vậy. Trong khi đó Đức Phật Thích Ca đả giải thích rất rỏ ràng hơn 2500 về trước vì ngài không sở, không trụ vào nhị nguyên, lý vô thường, nghiệp nhân quả và lý nhân duyên. Ngài dùng trí tuệ bát nhã để tri kiến. Trong khi đó nhửng khoa học gia vẩn sở vào hữu thường, trụ vào nhị nguyên cho nên chưa kiến được tánh để hiểu rỏ - thấy vậy nhưng không phải như vậy mà nó như vậy. Như thị tri kiến !
VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ, BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ, TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ.
Đoạn này là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. Đối với Tiểu Thừa, Phật quở là ngu si vì còn chấp pháp, chấp quả A La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, không chịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phật quở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi không thể dùng làm hạt giống được.
Đối với cái ngu si của Tiểu thừa mà nói Đại Thừa là trí huệ, nếu người tu Đại Thừa chấp trí huệ là thật thì bệnh chấp thật vẫn còn, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆC VÔ ĐẮC, ý là không có trí huệ cho mình ĐẮC được (VÔ SỞ ĐẮC), vì VÔ SỞ ĐẮC mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ Bồ Tát là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịch là GIÁC HỮU TÌNH, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh thì phải làm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ thì chẳng phải là độ, bởi vì chẳng giác ngộ thì chẳng thể rời khỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giải thoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sở đắc tức là còn chấp thật, đã tự mình còn chấp thì làm sao phá được cái chấp của chúng sanh?
Nói đến ba chữ VÔ SỞ ĐẮC thì chúng sanh rất khó tin, vì vậy, BÁT NHÃ TÂM KINH nầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câu để giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đều VÔ SỞ ĐẮC thì tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnh thì cái dụng của Bát Nhã tự hiện, dụng của Bát Nhã hiện ra thì đạt đến bờ bên kia, cho nên kinh nói Y BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA CỐ TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quái ngại thì phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc thì sẽ bị cái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đã được tâm vô quái ngại tức là tự do tự tại, thì đương nhiên VÔ HỮU KHỦNG BỐ rồi. Đoạn nầy là quét cái tri kiến chấp thật của Đại Thừa.
Trì Luận:
Ngắn gọn, phá chấp, không cầu đắc mới kiến tánh được. Không có khổ, không có người độ, kẻ độ. Không có cả cái ‘trống không’ Đại Thừa! Chấp Không vẫn không phải là không, mà là hữu không. Vẫn lọt lại trong vòng tứ cú của nhị nguyên (dualism.) Mà khi đả ở bờ nhị nguyên thì chỉ ngóng ảo mộng nhất nguyên (singularity) chứ không kiến được bất nhị (non-dualism.) Cho nên nói về bất nhị là đả lọt vào nhị nguyên. Tôi xin im lặng ! Bất khả tư nghị !
VÔ KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO.
Đoạn này là quét Thừa Thanh Văn (văn Phật thanh giáo: nghe tiếng Phật dạy mà ngộ đạo là Thanh Văn). Thừa Thanh Văn gọi KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là Tứ Thánh Đế, chúng ta ở trong sanh tử chịu đủ thứ KHỔ, là do cái tâm tạp nhiễm tích TẬP, phải tu Ngũ Đình Tâm Quán của đạo mới có thể chứng quả A La Hán, rồi cái khổ sanh tử được DIỆT, nên gọi là KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Nhưng đoạn trên đã nói sanh tử là do cảm giác sai lầm của Vọng tâm hoạt động mà sinh ra. Thì KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO nầy chẳng phải là thật, cho nên ở đây lấy chữ VÔ để quét cái tri kiến chấp thật của Thừa Thanh Văn.
Trì Luận:
Giới Thanh Văn tu pháp Tứ Diệu Ðế để tìm ra căn nguyên của sự khổ. Căn của khổ do thấy, nghĩ lầm lẫn (kiến hoặc, tư hoặc) từ bên trong, cho nên phải dùng Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Ðạo để tiêu diệt hai cái nhầm lẫn thấy và tư duy. Thấy nhầm lẫn (kiến hoặc) có tám mươi tám phẩm, nghĩ lầm lẫn (tư hoặc) có tám mươi một phẩm. Sau khi tiêu diệt cái thấy và suy tư nhầm lẫn trong Tam giới của mình rồi, thời chứng đắc quả A La Hán, sẽ không sanh, không diệt. Được ở trong bốn pháp giới của cõi Thánh.
Không có Tứ Diệu Đế, không có Thập Nhị Nhân Duyên, không có Bát Chánh Đạo. Vô KHỔ, bất TẬP, phi DIỆT, không ĐẠO. Tất cả chỉ là thuốc ảo để chửa bệnh ảo của con người.
Con người có thể là sinh vật duy nhất trên thế gian biết được là mình sẻ chết, lo sợ cái chết, không muốn chết cho nên mới bị bệnh đau khổ (dukka.) Nhửng sinh vật khác chỉ biết đau chứ không biết khổ. Phật nói, Pain is certain, suffering is optional! Cho nên sanh vào cỏi súc sinh chưa chắc là xấu vì chỉ có đau trong vòng vài chục năm chứ sanh làm con người vừa đau vừa tình nguyện khổ cho đến 100 năm. Nguyễn Công Trứ đả ngộ cái lẻ này nên ngài viết, “Kiếp sau xin chớ làm người, làm cây thông đứng giữa trời mà reo.”
VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN.
Đoạn này là quét thừa Duyên Giác (quán thập nhị nhân duyên mà giác ngộ gọi là Duyên Giác); trong 12 nhân duyên, đầu tiên là Vô Minh, cuối cùng là Lão, Tử, ở giữa là: Hành, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sanh. Ở đây dùng hai chữ NÃI CHÍ để thay thế cho mười nhân duyên ở giữa. Thừa Duyên Giác tu 12 nhân duyên được chứng quả Bích Chi Phật (dịch là Độc Giác). Đoạn trên đã nói, tất cả pháp đều là KHÔNG TƯỚNG; KHÔNG TƯỚNG tức là chẳng phải thật, VÔ MINH đã chẳng phải thật thì không có VÔ MINH để TẬN (hết). Lão Tử chẳng phải thật thì không có Lão Tử để Tận. (LÃO TỬ TẬN là NIẾT BÀN của TIỂU THỪA). Nhưng trước mắt chúng ta thấy có già, có chết thì làm sao nói chẳng phải thật được? Làm sao nói Vô Lão Tử được? Lão Tử tức là sanh tử, hiện nay chúng ta thấy rõ ràng có sanh có tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giác sai lầm của chúng ta sanh ra. Trong Kinh Viên Giác, Phật có nói bốn thứ thí dụ, ở đây tôi chỉ nêu ra một: Do vọng tâm của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên nhất định phải thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân mình xoay không ngừng thì nhất định phải thấy căn nhà xoay vậy. Căn nhà xoay dụ cho sanh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay của thân thể sanh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưng xoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi vì căn nhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọng tâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâm ngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sanh tử) cũng là lý lẽ này vậy. Như thế chứng tỏ Thập Nhị Nhân Duyên chẳng phải thật, mà Thừa Duyên Giác chấp đó là thật, cho nên đoạn này dùng chữ Vô để quét cái tri kiến chấp thật của Thừa Duyên Giác.
Trì Luận:
Bật Độc Giác (Duyên Giác) quán Thập Nhị Nhân Duyên, vô minh duyên hành, hành duyên thức; cho đến sanh duyên lão tử. Vô minh (key stone) đứng đầu trong mười hai nhân duyên. Vô minh từ ba độc tham sân si mà đến. Có vô minh thời có hành. Có hành thời có thức, v.v... Nếu như tìm được và đốn ngả cội rễ của vô minh, dứt sạch hết vô minh thời không còn sanh tử. Muốn cắt đứt vô minh cần phải tu giới, định, huệ tam vô lậu học thời cắt đứt được cội rễ của ba độc, đem vô minh biến thành trí huệ, có trí huệ rồi sẽ kiến tâm. Thế thời, tâm được trong sáng, tâm được thanh tịnh. Phá được vô minh, Pháp thân sẽ xuất hiện, sẽ là Phật Bích Chi.
Thập Nhị Nhân Duyên có thật vì tâm ta muốn thật (chấp thật.) Lục Tặc là Lục Thông, Tục Thông là Lục Tặc. Lục Thông không khác Lục Tặc, Lục Tặc không khác Lục Thông. Lục Thông thể hiện nếu chúng ta đạt được duyên Giác Thừa. Nhưng tất cả đều vô thường như hoa đóm trên không, như điện như ảnh. Thần thông chỉ ảo thuật được nhửng chúng sanh vô minh chứ không qua mặt được con mắt trí tuệ của nhửng bật giác ngộ. Củng như muá riều qua mắt Phật. Cho nên Bồ Tát có thể biến thành yêu quái/chúng sinh để hàng phục yêu quái/chúng sinh chứ yêu quái/chúng sinh không thể biến thành Phật để lừa Phật được.
XÁ LỢI TỬ, THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI.
Đoạn này chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch tri kiến của phàm phu. Đoạn trên đã nói: “NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO”, cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có hình tướng, mà cũng KHÔNG những cái chẳng có hình tướng, như thấy có chẳng phải thật có, là KHÔNG TƯỚNG, thấy không chẳng phải thật không, cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, là KHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG; nói tóm lại, KHÔNG có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cho nên kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy. Cái KHÔNG TƯỚNG này chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đãi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của tự tánh: bởi vì nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, cho nên nói không trung (trong không TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC là để phá Ngũ uẩn, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý là để phá Lục căn, VÔ SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP là để phá Lục trần, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI là để phá Lục thức, chữ VÔ nầy chẳng phải là cái VÔ của tuyệt diệt mà là cái VÔ của “VÔ thật” (không thật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phải không có chiêm bao, lấy Lục căn tiếp xúc Lục trần sanh ra Lục thức đều như việc trong chiêm bao, chẳng có thực tế, mà phàm phu chấp sự việc có thật, đó là tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét sạch tri kiến chấp thật của phàm phu.
Trì Luận:
Kinh bát nhã nói lui nói lại cái Vô (không, emptiness.) Không ở đây là trống rỗng, trống vắng, hư không, hư vô, chân như (emptiness, bất, vô, phi, mậu. Tiếng Việt chỉ có một chữ Không cho nên rất khó giãng) chứ không phải là không có (nothing,) hay zero. Cái tách có tính chứa đựng (sở trụ) nhưng nó chứa cái gì? Cái tách trống không của nước, nhưng đầy không khí (empty of water but full of air?) Hay chén trà này half full or half empty? Cái nữa nào là không, cái nữa nào là có? Đa số nhửng khẻ phàm phu, ngu muội, vô minh như chúng ta khó mà quét sạch chấp thật được vì chúng ta luôn ở trong tứ cú của nhị nguyên. Cho nên, chúng ta nên ‘tưởng thật chấp thật’ mới hiểu được phần nào của không chấp ở bờ bên kia. Phải mê trước đả rồi mới mong tỉnh được.
XÁ LỢI TỬ, SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆC PHỤC NHƯ THỊ.
Hai chữ XÁ LỢI là tiếng Ấn Độ, là tên của người mẹ. Tử là con (tiếng Hán). XÁ LỢI TỬ tức là Xá Lợi Phất trong kinh Di Đà, là đại diện đương cơ của kinh này, Phật mỗi lần thuyết pháp đều có một vị đại diện đương cơ, để đại diện người nghe đối đáp với Phật. Trong mỗi cuốn kinh, Phật tuy chỉ nói với một vị đại diện đương cơ, kỳ thực cũng là nói với đại chúng cùng nghe.
SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC: Theo sự hiểu biết thông thường, SẮC là tất cả vật chất có hình có tướng. KHÔNG thì không phải là vật chất, hai cái khác nhau, nhưng ý của kinh này thì nói SẮC, KHÔNG bất nhị, chẳng có khác biệt.
Có người giải câu kinh này rằng: Thí dụ như cái tách là SẮC, đập bể rồi thành KHÔNG, hoặc nói: “Cái tướng là SẮC, cái tánh vốn KHÔNG”. Nếu giải thích như vậy thì thành ra hai rồi, bởi vì họ nói tánh với tướng bất đồng, SẮC với KHÔNG khác nhau. Nếu nói cái tách đập bể rồi thành KHÔNG cho là đúng đi, nhưng làm sao mà hợp cái KHÔNG đó lại thành SẮC được? Như kinh Lăng Nghiêm nói: Hợp KHÔNG CHẲNG THÀNH SẮC. PHÂN TÁCH KHÔNG CŨNG CHẲNG THÀNH SẮC ĐƯỢC. Dẫu cho giải câu SẮC BẤT DỊ KHÔNG như thế là đúng đi, còn câu KHÔNG BẤT DỊ SẮC thì làm sao giải thích?
Kỳ thực như kinh Hoa Nghiêm nói: “NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO” SẮC là do tâm tạo, KHÔNG cũng là do tâm tạo, hai cái đều không có tự tánh thì đâu cần tiêu diệt SẮC rồi mới có thể thành KHÔNG; cũng không cần phân biệt là tánh hay là tướng. Lúc chúng ta thấy SẮC, SẮC vốn là KHÔNG, bởi vì cái SẮC đó do tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấp cái SẮC là thật thì SẮC TỨC THỊ KHÔNG. Không chấp cái KHÔNG là thật thì KHÔNG TỨC THỊ SẮC. Hai cái vốn không khác biệt, chỉ vì chúng sanh có bệnh hay chấp thật nên mới phân biệt có SẮC có KHÔNG, nếu không chấp thật thì không cần đập bể hay phân tách, tự nhiên SẮC, KHÔNG bất nhị, không có khác nhau.
Có người giải SẮC, KHÔNG theo nghĩa nhân duyên là: Nhân duyên hòa hợp thì thành SẮC, nhân duyên tan rã thì thành KHÔNG. Nếu giải như vậy đã là hai rồi, là có khác biệt rồi. Kinh Lăng Nghiêm nói: “PHI NHÂN DUYÊN, PHI TỰ NHIÊN”. Tất cả kinh liễu nghĩa đều như vậy, chúng ta lấy kinh để chứng kinh thì được biết cái nghĩa của kinh này không phải là nhân duyên. Như vậy SẮC với KHÔNG không khác thì SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ SẮC, cũng là cái nghĩa bất nhị của tự tánh vậy.
SẮC uẩn trong Ngũ Uẩn như vậy thì bốn uẩn kia cũng như vậy, cho nên nói DIỆC PHỤC NHƯ THỊ. Cũng như lấy thọ uẩn để nói thì “THỌ BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ THỌ, THỌ TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ THỌ”. Ba uẩn tưởng, hành, thức cũng theo đó mà suy ra. Không những thọ, tưởng, hành, thức như vậy, mà vũ trụ vạn vật tất cả đều phải như vậy. Ví như lấy cái tách vào đó mà nói thì: “Tách bất dị không, không bất dị tách, tách tức thị không, không tức thị tách”, lấy ta mà nói thì “Ta bất dị không, không bất dị ta, ta tức thị không, không tức thị ta”, lấy Phật mà nói thì “Phật bất dị không, không bất dị Phật, Phật tức thị không, không tức thị Phật”. Nói tóm lại tất cả đều như vậy.
Cái nghĩa bốn câu ở trong kinh này cũng như nghĩa ba câu trong kinh Kim Cang và cái nghĩa “LY TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI” mà tôi đã có giảng qua, cũng không khác biệt.
Trì Luận:
Sắc bất thị không, không bất thị sắc. Sắc thị không, không thị sắc. Sắc là sắc, không là không. Nói theo logic of negation, “ Sắc là không sắc, cho nên nó là sắc. Không là không không, cho nên nó là không. Form is not Form, therefore, it is form. Emptiness is not emptiness, therfore, it is emptiness.” Phải vượt qua nhị nguyên (dualism) mới tới được bến bất nhị (non-dualism) để ngộ được những lý lẻ trên.
QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT, HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHỨT THIẾT KHỔ ÁCH:
QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT: Nhiều người cho là Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng tôi nói là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được, nói là tự tánh của tất cả mọi người đều vốn có cũng được, bởi vì TỰ TÁNH tức là QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, TỰ TÁNH tức là QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT, cũng như Lục Tổ nói: “TỰ TÁNH TỰ ĐỘ” Quán Tự Tại Bồ Tát tự tánh tự độ, cái tự tánh Quán Âm của mình cũng phải tự tánh tự độ mới được. Không những là tự tánh Quán Âm mà còn là tự tánh Phật nữa! Phật thuyết Bát Nhã Tâm kinh này không những chỉ nói với hàng Bồ Tát, mà cũng là dạy cho tất cả chúng sanh, mỗi mỗi đều phải tự tánh tự độ, cho nên tôi nói Quán Tự Tại Bồ Tát là Quán Thế Âm hay là tự tánh của chúng ta cũng được.
Trì Luận:
Cái câu ‘chiếu kiến’ trên đây củng như chúng ta ‘soi kiếng’ để thấy cái bản lai diện mục của chính mình hay thấy lộ nguyên hình yêu quái của mình. Tuy nhiên tự tánh của kiếng (gương) là phản chiếu ánh sáng (quáng) chứ không soi. Chúng ta soi nhưng mà không thấy được cái bản lai diện mục, kiến tánh vì không phải cái đài gương đó bị bụi trần che lấp, lu mờ mà con mắt nhục thể của chúng ta bị “méo mó nghề nghiệp.” Con mắt nhục thể chúng ta củng là một lăng kính, chỉ có phản chiếu ánh sáng chứ không có soi. Không thấy được tánh trong gương vì không có ánh sánh trí huệ rọi vào đài gương để phản chiếu vào mắt. Vậy thì, chúng ta soi kiến hay kiến soi chúng ta? Mà soi cái gì nếu ‘không có ta’ (vô ngã) đứng trước tấm gương? Nếu hai cái gương đó chiếu lẫn nhau thì kiến cái không. Nhưng chỉ có cái không (emptiness) đó khi được tâm quan sát; nếu tâm không quan sát thì nó là không không (emptiness of emptiness.) Như Đức Phật đả chứng minh, không có người quan sát, củng không có vật bị quan sát. Tất cả là ảo thuật của Tâm. Khoa học đả tìm ra cái nguyên lý này qua quan sát lượng tử của nhửng hạt nguyên tử - lúc là hạt (particle) khi bị rình rập quan sát; là sóng (wave) khi không có người cố tâm tìm kiếm. Hình như vật chất tự nó có tính linh (virtual intelligence) để liên lạc chơi đùa với tâm chúng ta vượt không gian và thời gian. Đó là điểm mầu nhiệm trong diệu pháp bát nhã tâm kinh. Quan sát lúc đầu, Hạt không phải là Sóng; Sóng không phải là Hạt. Không quan sát, Hạt nhảy từ Sóng qua Hạt; Hạt là Sóng, Sóng là Hạt. Chú tâm quan sát: Hạt là Hạt; Sóng là Sóng. Như thị tri kiến!
Hai cái lăng kiếng (nhục nhãn và tâm kiếng) trên chính là nhửng thí dụ cụ thể của khoa học hiện đại được các nhà vật lý đả tìm ra và chứng minh về những vũ trụ ảo (hollographic multi-universes.) Trong khi đó Phật Giáo đả đi trước khoa học hơn 2500 năm về trước và vượt xa khoa học lẩn tầm hiểu biết của chúng sinh cả hàng ngàn về năm sau.
Chúng ta như cóc ngồi đáy giếng, nhìn lên vòm trời qua miệng giếng, chấp vào miệng giếng. Phật nói, chúng sinh củng như người mù sờ voi, không những không thấy toàn thể con voi, nhưng sờ được, ngửi được, nếm được, nghe được, nên chấp vào voi. Nói một cách khác chúng ta không biết cái đại ngã và tiễu ngã, macro và micro như thế nào. Chúng ta như nhửng kẻ vô minh sờ vũ trụ (cực đại) và phân tích nguyên tử (cực tiễu) bằng dụng cụ đo lường ngủ uẩn và so sánh hiện tượng với cán cân nhị nguyên.
Ngũ uẩn cũng được gọi là năm ràng buộc, rối răm lượng tử của con người vì chỉ có Phật, Bồ Tát, A La Hán và các bật giác ngộ mới không bị dính mắc bởi ngũ uẩn. Đặc tính chung của ngũ uẩn là Vô thường, Vô ngã và Vô Khổ = Niết Bàn đối với các bật giác ngộ nhưng là Hữu Thường, Hữu Ngã, Khổ Đau = Địa Ngục đối với nhân sinh. Beauty is in the eyes of beholder. Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Heart Sutra) nhấn mạnh đến tính Không của ngũ uẩn.
Ngũ uẩn (zh. wǔyùn 五蘊, sa. pañca-skandha, pi. pañca-khandha, bo. phung po lnga ཕུང་པོ་ལྔ་), cũng gọi là Ngũ ấm (五陰), là năm (pañca) nhóm (skandha) tượng trưng cho năm yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài ngũ uẩn đó ra không có gì gọi là cái "ta".
Ngũ uẩn gồm có:
1.Sắc (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), do Tứ đại chủng (sa., pi. mahābhūta) tạo thành, đó là bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa. Sắc tạo nên các giác quan và đối tượng của chúng.
2.Thụ (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.
3.Tưởng (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā), là nhận biết các tri giác như âm thanh, màu sắc, mùi vị..., kể cả nhận biết ý thức đang hiện diện.
4.Hành (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), là những hoạt động tâm lý sau khi có tưởng, ví dụ chú ý, đánh giá, vui thích, ghét bỏ, quyết tâm, tỉnh giác. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác...
5.Thức (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa), bao gồm sáu dạng ý thức liên hệ tới sáu giác quan: Ý thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Thức phụ thuộc vào sáu căn tiếp xúc với sáu trần để hình thành nên sáu thức. Nếu không có thức người ta sẽ không phân biệt được màu sắc hay âm thanh v.v
Tự nhân sinh không trì quán hiện tượng với con mắt trí tuệ cho nên diễn tả vô minh. Chúng ta không hẳn thấy sai; Bồ Tát và các bật thiện tri thức không hẳn thấy đúng nhưng vì chúng ta lẫn bồ tát đứng bờ bên này trông bờ bên kia. Còn những bật thiện tri thức thì không biết bờ nào là bên này, bờ nào là bên kia. Vẩn lẫn quẫn ở trong nhị nguyên (dualism.) Nếu đứng chính giữa biết được một nửa. Bật giác ngộ không thấy có bờ bên này, bờ bên kia. Đó là bất nhị (non-dualism.) Bồ Tát và các đại đệ tử của Phật giác được bất nhị nhưng củng vẩn như nhửng người mù sờ voi đối với cu sĩ tại gia Duy Ma Cật. Đơn giản, vì họ là đệ tử của Phật cho nên chấp Phật.
Bất nhị thuyết không thể luận bàn với ngôn ngữ con người. Chỉ có trí tuệ bát nhã, ngôn ngữ của thiên nhiên và có thể súc sinh, loài vật mới giác được bất nhị. Tuy nhiên vì loài vật không thông minh và kiến thức như con người chúng ta cho nên không hiểu được nhị nguyên. Nói một cách khác, nhị nguyên lẫn vô minh tạo ra văn minh nhân loại ngày nay. Nhị nguyên là vật chất, là hữu thường, là cái mà chúng ta tưởng là thiệt. Như thiệt vì tất cả từ tâm tạo; ngay cả vô minh củng do tâm tạo nhưng chúng ta không thấy không biết, không sờ nếm được vô minh cho nên chúng ta tưởng nó là ‘không giả.’ Nhờ học Phật mới nghe được chữ vô minh. Cho nên, Phật Tử mới có một chút ý niệm vô minh là “không thiệt.” Muốn biết ảo thì phải chấp thiệt trước đả. Đời là mộng ảo! No bull shit but shit happened! The truth sets us free.
HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI:
HÀNHlà thực hành. THÂM là hình dung Bát Nhã như Ma Ha Bát Nhã (Đại Bát Nhã), Kim Cang Bát Nhã và THÂM BÁT NHÃ trong kinh này cái ý cũng giống nhau. Chữ THÂM nầy tức là siêu việt số lượng, không phải đối với cạn mà nói sâu, cũng như chữ Đại của Đại Bát Nhã; không phải đối với nhỏ mà nói lớn, mà là siêu việt số lượng, nếu có số lượng thì không được gọi là ĐẠI, nếu có số lượng thì không được gọi là THÂM, nếu có số lượng thì không phải là Bát Nhã…
BÁT NHÃ dịch là trí huệ, nhưng trí huệ nầy không phải như trí huệ của thế gian; trí huệ của thế gian cần phải qua sự tác ý mới dùng được, còn Bát Nhã của tự tánh thì không cần sự tác ý. Cái dụng của Bát Nhã rất lớn, không có khuôn khổ, không bị tất cả hạn chế, do đó sức dụng của Bát Nhã với sự ứng dụng trí huệ của thế gian khác nhau, vì thế nên người dịch không dịch ngay là trí huệ mà chỉ y theo tiếng Phạn (Ấn Độ) gọi là Bát Nhã. Tổ sư nói: “Không có Bát Nhã không phải là Bát Nhã. Có Bát Nhã cũng không phải là Bát Nhã”. Không có Bát Nhã đương nhiên không phải là Bát Nhã, nhưng tại sao có Bát Nhã cũng chẳng phải là Bát Nhã? Bởi vì: có đối với không là tương đối, lọt vào tứ cú. (Tứ cú: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không), còn BÁT NHÃ thì không thể lọt vào tứ cú được, cho nên nói có Bát Nhã cũng chẳng phải BÁT NHÃ là lý này vậy.
Vậy muốn HÀNH THÂM BÁT NHÃ để làm gì? Là để đạt đến BA LA MẬT ĐA. Bốn chữ này từ tiếng Phạn dịch ra, chữ ĐA là tiếng đệm, không có nghĩa, còn ba chữ BA LA MẬT nghĩa là đến bờ bên kia. Chúng ta ở bờ bên này thì có khổ, có phiền não, không được tự do tự tại, nếu chúng ta phát huy được cái đại dụng của Bát Nhã thì đạt đến bờ bên kia: bờ bên kia là thí dụ chỗ tự do tự tại, không có phiền não và khổ sở.
Bây giờ chúng ta THAM THIỀN đề câu thoại đầu, khởi lên nghi tình, tức là hành THÂM BÁT NHÃ RỒI, chỉ cần dũng mãnh tham cứu mãi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia. Tham tới lúc ngộ tức là CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG. Trong KINH LĂNG NGHIÊM nói đến quá trình phá Ngũ Uẩn: là từ sắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi phá được thức uẩn rồi là KIẾN TÁNH. Đến đây, tất cả chướng ngại đều bị quét sạch, cho nên kinh nói GIAI KHÔNG.
Phật pháp nói chữ KHÔNG là để hiện ra cái dụng tích cực của tự tánh, chứ không phải là cái rỗng không, tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải là cái không ngơ. Chữ KHÔNG này kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái KHÔNG (chỗ trống) thì không ở được, một cái bàn không có chỗ KHÔNG thì chẳng thể để đồ được, một cái tách nếu không có cái KHÔNG thì chẳng thể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nên có thể suy ra, bất cứ cái gì nếu không có cái KHÔNG thì chẳng thể dùng được. Muốn dùng thì phải có cái KHÔNG, cái KHÔNG đến cùng tột thì cái dụng cũng được đến cùng tột. Cái dụng của tự tánh cũng như vậy, hễ KHÔNG đến cùng cực thì dụng đến cùng cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái đại dụng của Bát Nhã, đến lúc đó cái đại dụng của BÁT NHÃ cùng khắp hư không pháp giới, ánh sáng ấy chiếu đến đâu thì tất cả tai nạn khổ sở đều bị tiêu tan sạch. Chữ ĐỘ là độ thoát, tức là ĐỘ THOÁT NHẤT THIẾT KHỔ ÁCH rồi.
Trì Luận:
Trí Tuệ (pure distillation of wisdom) đả tự có trong chúng sinh, không cần phải học để được trí thức. Chúng ta phải quán tự tại để tìm lại cái bản lai diện mục, tái kiến trí tuệ, kiến lấy cái Phật Tánh. Muốn thế, phải hành Bát Nhã để được minh tâm, thoát khỏi cái bể khổ ách giả tạo bằng cách dùng trí tuệ bát nhã với ánh sáng tam muội để soi sáng vô minh. Quét luôn cả bờ bên này, bên kia. Không đến, không ở, không đi đó là Như Lai.
Lục Tỗ Huệ Năng thuyết, “Thiện tri thức, trí Bồ Đề Bát Nhã của chúng sanh vốn tự có, chỉ vì tâm mê chẳng thể tự ngộ, phải nhờ đại thiện tri thức khai thị dẫn dắt để đi đến kiến tánh. Phải biết Phật tánh của kẻ ngu người trí vốn chẳng sai biệt, chỉ vì mê ngộ chẳng đồng, nên mới có kẻ ngu người trí. Nay ta thuyết Pháp Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật, khiến cho mọi người đều được trí huệ, hãy chú tâm nghe.”
Sanskrit text of the Heart Sūtra, in the Siddhaṃ script; replica of the 6th-century palm leaf manuscript preserved at Hōryū-ji monastery (梵本心経并尊勝陀羅尼)
V. KẾT LUẬN
Nếu người hỏi ta điên hay tỉnh? Ta tỉnh tự ta biết, chẳng dính dáng gì đến cái điên của người. Nếu người tự thấy mình tỉnh thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến cái điên của ta.
Ta điên, ta biết ta điên,
Người điên, không biết là mình chí điên.
*
Tau trì Kinh Phật, tau dớ mi,
Dớ mi, tau phải tống Kinh đi.
Coai Kinh, mi chớ sân hay ngã,
Sân Ngã, chi thì cũng kệ Kinh.
Còn Si, mi khó trì Kinh được
Trì được, tau trì chẳng sợ Kinh.
*
Tau ở bờ ni, tau muốn đi,
Muốn đi, tau phải quá giang đi,
Chưa đi, tau biết đi không tới.
Tới rồi, tau biết tới không đi,
Mầng răng biết được đi không tới?
Biết được, tau mầng tới không đi.
*
Lê Huy Trứ
REFERENCES:
1. BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI, HÒA THƯỢNG DUY LỰC
2. Kinh Bảo Pháp Đàn, Phẩm Bát Nhã Thứ Hai, Hòa Thượng Thích Duy Lực giảng
3. Ngũ Uẩn, Wikipedia
Tle8464953: Gởi
|
|