Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 


Trí, Ngu & Điên



 

Biết được mình ngu,

Nhờ vậy thành bớt ngu.

Không biết mình ngu,

Đó mới là đại ngu.

*

Người ngu mà biết mình ngu,

Người ấy là người trí.

Ngu mà cho rằng mình có trí,

 Thì quá thật là chí điên.

*

Ta điên, ta biết ta điên,

Người điên, không biết là mình chí điên.

“Lương năng không học mà biết” … điên,

“Lương tri không hỏi mà hay” … điên.

*

Nếu người ngu muội,

Còn vọng niệm

Chẳng kiến tự tâm,

Lại đến hỏi ta điên hay tỉnh?

*

Ta tỉnh tĩnh tự ta biết,

Chẳng dính dáng gì đến cái điên của người.

Nếu người tự thấy mình tỉnh

Thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến cái điên của ta.

*

“I don’t give a damn.”

“Je m’en fous.”

“Ist mir egal.”

“Ta không màng”

*

Kệ Rằng:

 

Thấy nghe như vậy, tưởng như vậy,

Nhưng không phải như vậy.

Vì khi suy nghĩ như vậy,

Thì nó không còn như vậy nữa.

*

“As soon as you see something,

You already start to intellectualize it.

As soon as you intellectualize something,

It is no longer what you saw.”

(Shunryu Suzuki Roshi)

 

Đại ý:


Người ngu mà biết mình ngu - vì lẽ ấy - là người trí. Ngu mà cho rằng mình có trí tuệ thì quá thật là ngu dại (Pháp Cú 63.)

Chư Bồ Tát lại hỏi Duy Ma Cật, “Hiện nay, đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp bằng cách nào?”


Duy Ma Cật là tên vị Bồ Tát, cư sĩ tại gia, gọi đầy đủ là Duy Ma La Cật (Sanskrit: Vimalakīrti), dịch nghĩa là Vô Cấu Xưng (無垢稱) trước đây cũng dịch là Tịnh Danh (淨名).


Duy Ma Cật đáp, “Ở cõi này, chúng sinh cang cường khó dạy. Cho nên Phật nói với họ những lời cang cường đặng điều phục họ. Như nói: Như thế này là địa ngục, như thế này là súc sinh, như thế này là ngạ quỷ. Như thế này là chỗ khó tu, như thế này là chỗ mà kẻ ngu sinh ra...Bởi họ là những kẻ khó dạy, tâm họ như loài khỉ vượn, cho nên Phật phải dùng biết bao phương cách mà chế ngự tâm họ, rồi mới điều phục được họ! Tỷ như con voi, con ngựa ác nghịch chẳng chịu điều phục, người ta phải gia tăng những sự trừng trị đau đớn độc hại, cho đến buốt thấu tận xương, sau đó chúng nó mới chịu điều phục.

Những chúng sinh cang cường khó dạy lại cũng như vậy. Cho nên Phật phải dùng tất cả những lời khổ thiết mới có thể khiến họ vào luật.”
 

Đức Thế Tôn là bật đại giác ngộ với vô lượng từ bi nên Ngài mới làm được như thế.  Riêng đối với phàm phu như chúng ta thì kẻ dốt còn có thể dạy cho bớt dốt, chứ kẻ ngu không dạy được.  Cố gắng dạy kẻ ngu thì sẽ chỉ hại cho họ thêm ngu thêm dốt, và có khi hại lẫn chính mình.  Bệnh ngu truyền nhiễm, vô phương cứu chữa.

 

Lê Huy Trứ

9/27/2022

______________



tle8464953 gởi