Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh

 


Trí Tuệ Bát Nhã và Khoa Học Thực Nghiệm

 

Trí Tuệ Bát Nhã, thần thông quảng đại, nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Trí Tuệ (wisdom) bao gồm cả kiến thức bác học, kiến giác, chứng nghiệm, tâm lý, tâm linh...Khoa học Tây Phương (scientia từ gốc Latin) định nghĩa kiến thức (knowledge.) Nhưng khoa học chỉ chú trọng đến thực dụng, chuyên môn nghiên cứu, khảo sát, thí nghiệm, chứng minh những hiện tượng, dữ kiện của vật lý. Cho nên, khoa học chỉ một phần của trí tuệ bát nhã trong Phật Pháp nhưng vẫn giới hạn trong hữu vi, hữu thường (permanent) và nhị nguyên (dualism.)

Khoa học hiện đại chỉ mới gõ cửa vô tự quan của Phật Pháp, chứ chưa chứng minh được tất cả những gì mà Phật đã kiến ngộ dạy hơn 2500 về trước về lý nhất thể (singularity,) Không của Không (emptiness of emptiness,) Bất Nhị (Non-dualism,) Vô Thường (Impermanent,) luật Nhân Quả (Cause & Effect,) Thập Nhị Nhân Duyên (12 causal conditions,) trụ, nhân sinh quan, ... Cho nên chúng ta không thể nói, khoa học đã chứng minh Phật Giáo mà là ngược lại. Phật Giáo đã đi trước khoa học hơn 2500 năm về trước và sẽ vượt xa khoa học cả ngàn năm về sau.

 

Sir Edwin Arnold, người nổi tiếng về cuốn thơ Ánh Sáng Á Châu (The Light of Asia,) khẳng định rằng, "Tôi thường nói, tôi sẽ còn nói hoài, giữa Phật-Giáo Khoa Học tân tiến có một mối ràng buộc trí thức gần gũi." (I have often said, and I shall say again and again that between Buddhism and modern Science, there exists a close intellectual bond.)

 

 

 

Bertrand Russell, nhà triết học toán học ̉i tiếng hoàn cầu, trong cuốn Lịch Sử Triết Học Tây Phương (History of Western Philosophy) đã viết, "...Phật-Giáo là một Tổ hợp của triết lý suy cứu và triết lý khoa học. Phật Giáo ủng hộ phương pháp khoa học, và theo phương pháp này để tới một cứu cánh có thể gọi là thuần lý. Phật Giáo còn đi xa hơn khoa học vì khoa học bị giới hạn bởi những dụng cụ vật lý." (..Buddhism is a combination of both speculative and scientific philosophy. It advocates the Scientific method and pursues that to a finality that may be called rationalistic...It takes up where science cannnot lead because of the limitations of the latter's physical instruments.)

 

Học Giả Egerton C. Baptist (1915-1983), viết trong cuốn “Siêu Khoa Học của Đức Phật” (Supreme Science of the Buddha) như sau:

 

Phật Giáo bắt đầu ở chỗ khoa học chấm dứt. Khoa học không cho chúng ta sự bảo đảm gì ở nơi đây. Nhưng Phật Giáo có thể đáp ứng sự thách thức của thuyết nguyên tử, vì kiến thức ở trên mức bình thường của Phật Giáo bắt đầu ở nơi mà khoa học chấm dứt. Và điều này khá rõ ràng cho bất cứ ai đã nghiên cứu về Phật Giáo. Bởi vì, qua thiền định, những cấu tử cỡ nguyên tử tạo thành vật chất đã được thấy cảm nhận, những sự khổ, với sự sinh và diệt của chúng, đã tự tạo ra trong cái mà chúng ta gọi là linh hồn hay ngã - ảo tưởng của chấp ngã, như giáo lý của Đức Phật dạy.

 

“Buddhism begins where science ends. Science can give no assurance herein. But Buddhism can meet the Atomic Challenge, because the supramundane knowledge of Buddhism begins where science leaves off. And this is clear enough to anyone who has made a study of Buddhism. For, through Buddhist Meditation, the atomic constituents making up matter have been seen and felt, and the sorrow, or unsatisfactoriness (or Dukkha), of their 'arising and passing away' has made itself with what we call a 'soul' or 'atma' - the illusion of Sakkayaditthi, as it is called in the Buddha's teaching.”

 

J Robert Oppenheimer ( 1904-1967), Vật Gia Mỹ, cha đẻ của bom nguyên tử, nói rằng:

 

“Thí dụ, nếu chúng ta hỏi, phải chăng vị trí (electron) không thay đổi? chúng ta phải trả lời “không”; phải chăng vị trí của điện tử thay đổi với thời gian? chúng ta phải trả lời “không”; phải chăng điện tử đứng yên? chúng ta phải trả lời “không”; phải chăng điện tử đang di chuyển? chúng ta phải trả lời “không”. Đức Phật đã trả lời như vậy khi được hỏi về tình trạng của cái ngã của con người sau khi chết; nhưng những câu trả lời này không quen thuộc trong truyền thống của khoa học trong thế kỷ 17 và 18.”

 

“If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say 'no'; if we ask whether the electron's position changes with time, we must say 'no'; if we ask whether the electron is at rest, we must say 'no'; if we ask whether it is in motion, we must say 'no'. The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of a man's self after his death; but they are not familiar answers for the tradition of seventeenth and eighteenth century science.”

 

J. Robert Oppenheimer was an American theoretical physicist. He was director of the Manhattan Project's Los Alamos Laboratory during World War II and is often called the father of the atomic bomb.”

 

Tiến Graham Howe, nhà Phân Tâm Học nỗi tiếng của Anh Quốc. đã nói như sau:

 

"Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng, từ 2500 năm trước, Phật Giáo đã biết về những vấn đề mới về tâm lý nhiều hơn là chúng ta thường biết tới. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương." (To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East.”

 

Paul Carus, tác giả cuốn sách nỗi tiếng "The Gospel of Buddha," một cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Nhật, Trung Hoa, Đức, Pháp, Tây Ba Nha v...v...và người đã bảo trợ cho Daisetz Suzuki sang Mỹ để truyền bá đạo Phật mà ông gọi là "Tôn Giáo của Khoa Học" tuy ông không phải là một Phật tử. Paul Carus cho rằng: "Nếu các tôn giáo cổ Tây Phương được tinh khiết hóa bằng cách bỏ đi những sai lầm, nghĩa những mê tín điều trong đó, thì thể hòa hợp được với Khoa học.” Paul Carus đã tán tụng Đức Phật như là: "Người đầu tiên thực chứng; người đầu tiên phát triển chủ nghĩa nhân đạo; người đầu tiên tưởng tự do cấp tiến; người đầu tiên đã phá Thần tượng; và là nhà tiên tri đầu tiên về tôn giáo của khoa học."

 

Albert Einstein, nhà khoa-học nỗi tiếng nhất thế kỷ 20 về thuyết tương đối trong vật-lý, đã phát biểu như sau, "Nếu một tôn giáo nào thích nghi được với những nhu cầu khoa học tân tiến thì đó là Phật Giáo." (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).

Ngoài ra, Einstein cũng còn đưa ra những nhận xét sau đây:

 

" PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN XÉT LẠI QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CẬP NHẬT HÓA VỚI NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC. PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN TỪ BỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN KHOA HỌC, BỞI PHẬT GIÁO BAO GỒM KHOA HỌC, ĐỒNG THỜI CŨNG VƯỢT QUA KHOA HỌC. Phật Giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người trong môi trường sống chung quanh. PHẬT GIÁO SIÊU VIỆT THỜI GIAN VÀ MÃI MÃI CÓ GIÁ TRỊ."


Nhiều nhân vật nổi danh khác cũng đã đưa ra những nhận định khả quan về tư tưởng khoa học của Phật Giáo. Những tưởng của Phật Giáo được ghi lại trong kinh điển còn đi trước khoa học mà không có ảnh hưởng trái ngược hay mâu thuẫn đối với các khám phá mới của khoa học hiện đại.

 

Khoa học gia khi nghiên cứu và khảo sát vật chất thường dùng năm giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân để chứng nghiệm những đối tượng của giác quan như hình tướng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác qua sự tiếp xúc, và những thứ còn lưu lại trong ý thức. Ngoài ra khoa học thường được đặt trọng tâm trong những khái niệm về thời gian, phương hướng, vận tốc di chuyển, thứ tự, và số lượng, cộng với những máy móc, dụng cụ đo lường để đáp ứng những nhu cầu khảo sát.

 

Theo Đại Thừa Bách Pháp Minh Môn Luận về Duy Thức Học trong Phật Giáo, chúng ta nhận thấy rằng các khoa học gia chỉ dùng có 16% của 100 Pháp được phân loại thành 8 Tâm Pháp, 51 Tâm-Sở-Hữu Pháp, 11 Sắc Pháp, 24 Tâm-Bất-Tương Ưng Hành Pháp, và 6 Vô Vi Pháp, nghĩa là các khoa học gia chỉ xử dụng tới 11 Sắc Pháp trong đó có 5 căn là nhãn căn, nhĩ căn, tỉ căn, thiệt căn, và thân căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể) 6 trần sắc trần, thinh trần, hương trần, vị trần, xúc trần, và pháp trần (hình tướng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác do tiếp xúc, và bóng dáng của 5 trần trên còn lưu lại trong ý thức khi các căn không còn tiếp xúc trực tiếp với trần nữa), cộng với 5 tâm pháp trong số 21 tâm bất tương ưng hành pháp là thời gian, phương hướng, vận tốc di chuyển, số lượng, và thứ tự (thời, phương, thế tốc, số, và thứ đệ). (VÀI NÉT VỀ : PHẬT GIÁO & KHOA HỌC, cố Giáo Sư Trần Chung Ngọc)

 

Albert Einstein chỉ có dùng tới 6% não bộ của ông ta. Thử tưởng tượng nếu chúng ta có thể xử dụng 8% bộ não của chúng ta thì chúng ta có thể điều khiển được vật chất. Bộ não của chúng ta tiểu trụ trong đại trụ. Tuy nhiên, chúng sinh bị giới hạn của 5 căn 6 trần, của những dụng cụ đo lường, dùng vật chất đo lường vật chất, nên những khám phá giải thích của khoa học chỉ những kiến thức tương đối, tạm thời, không thể nào vượt qua được tầm giới hạn luận của vật để qua bến tâm linh, xử dụng được 92% khả năng bí mật còn lại của não bộ.

 

As soon as you see something, you already start to intellectualize it.

As soon as you intellectualize something, it is no longer what you saw.

(Shunryu Suzuki Roshi)

 

Trong khi đó, Phật Giáo vẫn tiếp tục đi xa hơn, bởi lẽ Phật Pháp, ngoài sự khảo sát những đối tượng vật chất còn chú trọng nhiều đến những vấn đề tâm linh, cho nên đã vượt qua, đi xa hơn, ngoài tầm giới hạn vật lý. Do đó, chúng ta thể nói Phật Giáo là một Siêu-Khoa-Học (Superscience) được thành lập trên căn bản trí tuệ Bát Nhã nhận thức được thực tướng của vạn Pháp. Duy Thức Học của Phật Giáo một hệ thống triết lý, phân tâm học rất đầy đủ, tiến bộ và thực tiễn hơn tất cả các hệ thống hiện đại của khoa học biện chứng và vật lý.

Lê Huy Trứ

___________


Tru Le gởi