Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa
Cung Kính Đức Thế Tôn – Ứng Cúng – Chánh Đẳng Giác
TRIẾT LÝ CỦA LỄ VESAK
Lễ Vesak (Lễ Tam Hợp) là chi?
Vesak là một di tích tôn giáo có tầm quan trọng đối với những Phật Tử tín tâm. Hầu hết những tượng đài đều tọa lạc trong chiều không gian và trên trái đất. Những khách hành hương đến thăm những nơi chốn này với số lượng lớn, ngay cả từ những vùng đất xa xôi, bởi vì chúng truyền cảm hứng cho họ, nâng cao tinh thần của họ, và nhắc nhở về những giáo huấn của tôn giáo họ. Vesak là một tượng đài, nhưng nó là một tượng đài nằm trong phạm vi của thời gian. Khách hành hương không đi đến đó. Vesak đến với họ theo mùa, như mùa hạ, mùa đông hoặc mùa mưa. Vesak đến thăm họ lúc trăng non đầu tháng Năm (Dương Lịch hay Tháng 4 Âm Lịch), và truyền cảm hứng, nâng cao tinh thần của họ và khai minh cho họ về những thực tính của cuộc sống (facts of life) [những điều xảy đến rất khó chịu và khó khăn nhưng cũng phải được chấp nhận].
Vesak có thể được so sánh với Lễ Giáng Sinh của người Thiên Chúa Giáo; nhưng nó không hoàn toàn tương tự như vậy. Đối với chư Phật Tử, nó không phải là một mùa liên hoan như ăn uống, ca hát và nhảy múa. Đối với chư Phật Tử, đó là một mùa cho việc thọ trì những điều giới luật, các cuộc hành hương và khóa tu thiền định tĩnh tâm. Vesak là thời điểm mà tất cả chư Phật Tử trở nên cải hóa về thể chất và tinh thần bằng sự phản tỉnh về Đức Phật, trí tuệ, và lòng vị tha bao la của Ngài đối với tất cả chúng hữu tình. Trong suốt tháng Năm (Dương Lịch), họ bày tỏ lòng kính ngưỡng và tri ân vinh quang của Đức Phật và giáo chỉ khai minh của Ngài cho thế gian, qua những hiển thị trực quan sống động và những khóa nghi lễ trang trọng thu hút, quyến rũ và lôi cuốn mọi người. Những ai đến để chứng kiến phần trình bày trang nhã này, bắt đầu chiêm ngưỡng khung cảnh mỹ lệ như tranh vẽ được tạo ra bởi những trang trí tinh tế của Lễ Vesak và nghe những âm thanh tuyệt vời của các bài hát, những bài Pháp Thọai, và những câu kinh tụng nhịp nhàng liên tục đến tai họ từ những loa phát thanh âm vang, bài hát mừng, các cuộc thi và đèn lồng. Họ cũng thưởng thức mùi hương ngọt ngào của hoa thơm nồng và khói hương đang đi vào khứu giác dễ thụ cảm của họ một cách trung thực. Họ thậm chí bắt đầu nếm hương vị Vesak từ các gian hàng thực vật bố thí cúng dường (Dansal) được ban phát từ lòng hảo tâm cho tất cả những khách tham dự trong tình đoàn thể thân thiện, và họ cũng tự tay chạm vào những tác phẩm sáng tạo rực rỡ tuyệt đẹp của Vesak. Mọi người đều hấp thụ và trải nghiệm sự hùng vĩ và uy nghiêm tráng lệ của Đức Phật và những giáo huấn của Ngài qua tất cả các giác quan của họ.
Vì vậy, Vesak là một trải nghiệm nghi lễ tuyệt vời cho tất cả du khách và người tham gia, bởi vì nó trêu ngươi qua sự hùng vĩ của Vesak bằng cách mua vui tất cả sáu giác quan.
Một Chân Lý Khác
Trong lễ Vesak, chư Phật Tử được nhắc nhở chân lý đã được hiển lộ bởi Đức Phật, chân lý mà khi một người tỉnh thức, biến cải nhân cách của họ từ một người ở trạng thái tự mãn coi mình là trung tâm của vũ trụ (Self-centered), xấu ác, bất hạnh, và không minh trí, thành một người vị tha, thiện hảo, hạnh phúc và minh trí. Đây là sự cải đạo của Phật Giáo, đó không phải là một sự tuyển mộ đơn thuần, đạt được qua sự ép buộc, cưỡng bức, thuyết phục hoặc mua chuộc; nó cũng không phải là một nghi lễ tôn giáo ban tặng; nhưng là một chuyển đổi tâm lý nội tâm, đạt được qua “sự tỉnh giác khỏi ‘mộng cảnh của kiếp hữu sinh’, mà bắt đầu với sự khai sáng trí tuệ hoặc sự chuyển hoá mô thức (Paradigm shift), và kết thúc trong một Giác Ngộ tâm linh,” mà biến đổi hoàn toàn nhân cách của cá nhân đó.
Thuật ngữ Vesak là ngôn ngữ của người Sinhala [dân tộc lớn nhất tại đảo quốc Sri Lanka (Tích Lan), với chừng 16 triệu người bản ngữ] tương đương với thuật ngữ Pāḷi Vesakha, và thể dạng tiếng Sanskrit là Vaisakha. Đó là tên cho tháng 5 (Dương Lịch hay tháng 4 Âm Lịch). Ngày trăng tròn của tháng 5 (Dương Lịch) là ngày lễ ba lần hội túc phúc duyên cho Phật Tử [Ngày Lễ Tam Hợp], bởi vì chư Phật Tử tin rằng ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật xảy ra vào ngày trăng tròn tháng 5 Dương Lịch (hay ngày rằm tháng 4 Âm Lịch): (1) Sự đản sinh của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát), bậc chúng nhân hữu tình được chú định để trở thành một vị Phật Siêu Phàm (Superhuman). (2) Sự Giác Ngộ Tâm Linh của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát), đã biến đổi chúng nhân Giác Hữu Tình (Bodhisatta) thành một vị Phật Siêu Phàm.
(3) Sự tử vong của một thể xác phàm trần của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã được dân gian biết đến là Đức Phật, nhưng trong thực tế, đó không phải là thân xác của Đức Phật, bởi vì Đức Phật không có một thể xác, tâm thức hoặc linh hồn. Ngài cũng không thể sinh ra, lão mại, hoặc tử vong, bởi vì Ngài đã giác ngộ khỏi mộng cảnh của kiếp hữu sinh. Một khi đã giác ngộ, Ngài không còn hiện hữu nữa. Những lời tuyên bố trên hơi khó hiểu. Do đó, chúng cần phải có sự minh bạch. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách giải thích ý nghĩa của (1) Sự đản sinh của một bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát), (2) Sự Giác Ngộ của một Giác Hữu Tình (Bodhisatta) để trở thành một vị Phật, và (3) Sự diệt vong của thể xác phàm trần của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) có vẻ như (appears to be) một Đức Phật.
Sự Đản Sinh của Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát)
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) (Đức Phật sẽ thành), là Thái Tử Siddhatta Gotama, được sinh ra vào ngày trăng tròn của tháng 5 (Dương Lịch) [Trăng rằm tháng 4 Âm Lịch]. Đây là lý do tổ chức kỷ niệm Lễ Vesak.
Câu hỏi đã nảy sinh trong tâm thức của người dân Ấn Độ vào thời Đức Phật không phải là câu hỏi: “Làm thế nào chúng ta có thể tạ ơn Đấng Sáng Tạo về thế giới tốt đẹp và thư thích mà Ngài đã tạo ra cho chúng ta,” nhưng: “Đấng Sáng Tạo của thế giới bất duyệt ý này đang ở đâu?” Câu hỏi của họ mang tính nhân văn cũng như thực tế, thay vì lạc quan nhưng một chiều. Sự nghĩ suy của họ là như sau: “Bậc Sáng Tạo ra thế giới chỉ tạo ra sự khổ đau, vì sinh ra là để lão mại, ốm đau và tử vong; và để gặp sự bất duyệt ý [Oán tắng hội khổ], và để chia tay sự duyệt ý [Ái biệt ly khổ]; và thậm chí luôn luôn không thể đạt được những gì chúng ta muốn [Cầu bất đắc khổ], cách chúng ta muốn, và khi nào chúng tamuốn. Những niềm lạc thú [Ngũ Thủ Uẩn Khổ] tất cả đều lần biến mất [Hoại khổ], và không dễ dàng có được [Hành Khổ]. Vậy làm sao con nguời bất lưc như chúng ta có thể tìm được tự do thoát khỏi sự bất an và khổ đau của cuộc sống này?” Đây là vấn đề của cuộc sống mà tất cả con người, ở mọi lúc, đang cố gắng giải quyết bằng cách này hay cách khác.
Sự thật này được thể hiện rõ ràng trong lời tuyên ngôn của Đức Phật, ngay sau khi Giác Ngộ.
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này [Bậc Sáng Tạo],
Khổ thay, phải tái sinh,”
[Kinh Pháp Cú 153]
Tại sao Ngài đã tìm kiếm Bậc Sáng Tạo là khá rõ ràng. Tất nhiên là để chấm dứt sự khổ đau, không chỉ cho Ngài, mà cho tất cả chúng hữu tình tử vong. Sự đản sinh của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) không phải là một sản sinh thường tình. Đó là sự tục sinh cuối cùng của một hữu tình đã chống chọi trong “Vòng Luân Hồi” (Saṃsara) qua vô số kiếp sống, tự chính bản thân mình công phu hoàn thành viên mãn sứ mệnh trở thành một Đức Phật. Điều này đã được thể hiện một cách tuyệt vời trong câu chuyện của Thái Tử Siddhatta
(Thích Đạt Đa).
Sau một thời gian dài chuẩn bị, kéo dài bốn trăm ngàn vô hạn đại kiếp (four hundred thousand infinite eons) [4 A Tăng-Kỳ và 1 trăm ngàn Đại Kiếp], bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đang chờ đợi ở Cõi Đâu Suất Đà (Tusitā) Thiên Giới, là Thiên Tử Setaketu, đang thụ hưởng thiên sản ở cõi Thiên Giới của sự hỷ túc (Heaven of Contentment), bậc thừa kế địa vị vinh hiển để thành đạt Quả Vị Phật (Buddhahood), đang chờ đợi sự tục sinh cuối cùng trong cõi Nhân Thế, để hoàn thành viên mãn bậc Tối Thượng Toàn Tri Diệu Giác, vì quả phúc lợi cho chúng hữu tình đang đau khổ trong Vòng Luân Hồi (Saṃsara), để giải phóng họ bằng cách khám phá ra đạo lộ dẫn đến sự giải thoát, thông qua nỗ lực của chính mình. Một trọng trách kỳ tài mà không có một hữu tình thiên giới hoặc địa giới nào có thể thực hiện, ngoài một Giác Hữu Tình (Bodhisatta), người đã tự chính mình hoàn chỉnh cho nhiệm vụ này, qua vô số kiếp trong Vòng Luân Hồi (Saṃsara), bằng cách toàn hảo Mười Pháp Toàn Thiện (Ba La Mật), kể cả vô số sự hy sinh của cặp mắt, đầu, nhục thể, máu và ngay cả mạng sống. Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) hạ thế từ cõi Thiên Giới Tusitā, nhập vào bào thai của người Mẹ, khi người Mẹ đang thọ trì Giới Đức Thánh Thiện (Phạm Hạnh – Brahmachariya), kể cả việc tiết chế tình dục. Không có những ý tưởng bất thuần khiết nào hiện diện trong tâm thức của người Mẹ, vào lúc hạ thế. Vì lý do này, đây là một “sự thụ thai tinh khiết”.
Nhiều sự kiện lạ kỳ đã được ghi lại về sự ra đời của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta). Tất cả đều biểu tượng cho sự vĩ đại của một cá nhân phi thường được sinh ra. Chúng tượng trưng như những giấy gói hàng trang trọng để gây ấn tượng cho một sản phẩm phi thường. Sự thẩm sát thích hợp không phải là những mô tả đó là đúng hay sai, mà là ý nghĩa đang cố gắng truyền tải đến người đọc. Điều quan trọng cần lưu ý là ở đây những giấy gói hàng trình bày sản phẩm với chủ ý cảm xúc hơn là lý trí. Chỉ có sự thiểu trí, hoặc sự kiêu ngạo của một số bình luận gia hoài nghi đã từ chối công nhận tầm quan trọng và hữu ích của phép ẩn dụ và ngụ ngôn.
Những văn bản thiêng liêng nói rằng người Mẹ có thể nhìn thấy thai nhi đang phát triển bên trong bụng như thể qua một tủ kiếng. Cuộc sinh sản không đau đớn và nó xảy ra khi người Mẹ đang đứng. Hài nhi Thánh Thiện được các Hữu Tình Thiên Giới (Chư Thiên) đỡ lấy trước tiên, trước khi con người chạm đến hài nhi. Hai dòng nước từ hư không hiện ra, một dòng lạnh, một dòng nóng, để tắm sạch hài nhi Thánh Thiện. Sau đó hài nhi Thánh Thiện đã đi bảy bước trên trái đất, trong khi bảy bông sen mọc lên từ mặt đất để đón nhận đôi chân mềm mại. Ở bước thứ bảy hài nhi Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã thốt ra lời, tự chính mình biểu thị với toàn cõi thế gian. Ngài đã thốt lên trong một câu thơ mỹ lệ:
“Ta là bậc Tối Thượng ở trên đời
Ta là bậc Tối Tôn ở trên đời
Ta là bậc Cao Nhất ở trên đời
Nay là đời sống cuối cùng
Không còn phải tái sinh ở đời này nữa.”
[Trường Bộ Kinh: 14 - Kinh Đại Bổn]
Một phê bình gia có thể bình luận: “Đó là những lời của một tự ngã (Ego) kiêu mạn.” Một “Tự ngã”, Ngài chắc chắn đã là, nhưng không phải là một tự ngã kiêu mạn. Đây là một tuyên bố về sự thật, thể theo đức tin Phật Giáo. Trong thực tế, những từ ngữ đó nêu ra một khái niệm quan trọng – khái niệm của “Giác Hữu Tình” (Bodhisatta). Đây chỉ là phần tự giới thiệu về bản thân (self-introduction) của một
Giác Hữu Tình (Bodhisatta), và vẫn còn là một “Tự ngã” nhưng đã chú định để đoạn tận “Tự ngã” ngay trong kiếp sống này. Nó yết lộ phẩm hạnh đặc biệt của bậc vĩ nhân phi thường này, thông qua những ngôn từ của riêng Ngài, bởi một người duy nhất biết được.
Ý Nghĩa của Tự Giới Thiệu về Bản Thân (Self-Introduction)
Một Giác Hữu Tình (Bodhisatta), mà sắp trở thành một Đức Phật ngay trong kiếp sống này, được gọi là Bậc Tối Thượng ở trên thế gian, bởi vì Ngài đã đạt đến cấp cùng tột trong tiến hoá của loài người (Evolution) mà ở đó quá trình tiến hoá sắp kết thúc. Ngài đang ở ngưỡng cửa của cuộc đấu tranh tiến hoá để hiện hữu, sắp tỉnh thức khỏi mộng cảnh của “kiếp hữu sinh” (“Existence”). Nói một cách khác, mặc dầu quá trình tiến hoá sinh học diễn ra do một cuộc đấu tranh để tồn tại, sự tiến hoá tâm lý diễn ra bằng cách chặn đứng cuộc đấu tranh này vì một lý do chính đáng. Chính Đức Phật đã nhìn thấy sự vô ích, phù phiếm và đau đớn của cuộc đấu tranh cho sự hiện hữu đã giữ cho quá trình tiến hoá tiếp tục diễn ra, và Ngài quyết định ngăn chặn nó, và do đó, kết thúc cuộc đấu tranh đau đớn không cần thiết này. Nói về mặt sinh học, “sinh hoạt” (“life” – hoạt động của kiếp hữu sinh) không là gì khác ngoài cuộc đấu tranh để tồn tại, điều này làm mất đi mục đích của chính nó – “sự hiện hữu.” Sự sống còn cho những tầng lớp có khả năng và phù hợp nhất (Survival of the fittest) là sự sống còn của các chủng loại chứ không phải của cá thể. Do đó, sự đấu tranh này không chỉ vô ích mà còn đau đớn và hủy diệt. Đây là lý do tại sao sự tiến hoá của loài người chỉ xảy ra khi họ đã phát triển khả năng nghĩ suy và đã tìm một “sai lầm” trong cuộc chống chọi tranh giành sự tồn tại, mà vốn là quá trình thường nhiên của “sinh hoạt”, để tiếp tục quá trình tiến hoá. Chính tâm thức giác ngộ của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã quyết định chấm dứt điều vô ích và đấu tranh để tồn tại sự đau đớn này (Bhava Taṇhā – Hữu Tham Ái) Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) là bậc Tối Tôn, bởi vì Ngài là người trưởng thành nhất trên thế gian, cả về tinh thần và cảm xúc (Emotion), mặc dầu về thể chất Ngài là một đứa trẻ sơ sinh. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là giáo huấn của Đức Phật là một kỹ thuật để tăng trưởng và trưởng thành, chứ không phải là một quy tắc đặt ra để phải tuân theo, sợ bị trừng phạt trong địa ngục, hoặc vì lòng tham, muốn sự tưởng lệ ở Thiên giới. Ngài là bậc Vĩ Đại Nhất ở trên thế gian, bởi vì Ngài giải quyết vấn đề của sự hữu sinh, và chiến thắng tử thần. Điều này Ngài đã làm, không chỉ cho chính mình, mà còn cho tất cả chúng hữu tình thiên giới và địa giới. Đức Phật đã chỉ xuất rằng tất cả các thần linh hoặc hữu tình thiên giới đều phải tử vong. Vì vậy, không có ai ở thiên giới hay địa giới vĩ đại hơn một đấng Giác Ngộ, một Đức Phật.
Bởi vì bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã chưa đình chỉ cá nhân hoá (Personalization - Chấp Ngã), Ngài vẫn nghĩ “Tôi là” và “của Tôi”. Khi Ngài đã giác ngộ trên thực tướng, khỏi “mộng cảnh của kiếp hữu sinh”, và đình chỉ cá nhân hoá, Ngài vĩnh viễn đoạn tận “sự trở thành”. Đây là ý nghĩa của các từ, “Đây là kiếp sống sau cùng của Ta. Ta sẽ không bao giờ tái sinh.”
Ý Nghĩa của Giác Ngộ
Giác ngộ là tỉnh ngộ khỏi “mộng cảnh của kiếp hữu sinh.” Điều này có nghĩa là, chúng ta bình thường đang mơ và không hoàn toàn tỉnh thức. Chúng ta đang mơ rằng chúng ta hiện hữu và thế giới hiện hữu. Tuy nhiên, trên thực tế là chúng ta chỉ ý thức về một “thế giới” và một “bản ngã,” mặc dầu thậm chí chúng ta không biết mình đã trở nên ý thức như thế nào. Chúng ta chỉ đơn giản đi lên từ trạng thái vô thức (State of unconsciousness) đến trạng thái có ý thức (State of consciousness).
Chúng ta chỉ là những sinh vật giống như tất cả các sinh vật tự nhiên, thực vật hoặc động vật. Bất cứ sinh vật nào cũng hoạt động như một bộ máy, dựa trên quy luật thiên nhiên giống nhau, đặc biệt là thuyết tất định (Determinism).
Thuyết tất định có nghĩa là, tất cả những biến cố thường nhiên trên thế giới đều được xác định bởi sự hiện diện của các điều kiện (Conditions) [Duyên] cần thiết. Nguyên tắc này được Đức Phật gọi là Liên Quan Tương Sinh (Paṭicca Samuppāda). “Các điều kiện (Duyên) hiện hữu, chúng có sự trở thành, các điều kiện (Duyên) không hiện hữu, chúng chấm dứt sự trở thành.”
Tất cả chúng ta đều là sinh vật có năm giác quan. Những giác quan này được kích thích bởi môi trường mà sinh vật phản ứng. Đây là cái mà chúng ta gọi là sự nhận thức. Nhìn thấy, thính văn, khứu khí, mùi vị, và cảm thọ sự đụng chạm là các nhận thức (Viññana – Thức). Dữ liệu nhận thức được đưa đến não bộ thông qua các dây thần kinh như dây điện thoại. Chính bộ não đúc kết mọi Pháp lại với nhau và mang lại ý niệm cho những Pháp được nhận thức bằng cách hình thành các khái niệm. Đây là phương thức chúng ta trở nên ý thức (Conscious) về một thế giới. Đức Phật đã biết điều này và khoa học hiện đại biết điều này. Trở nên có ý thức là một quá trình tự nhiên diễn ra một cách xác định (Deterministically) nhưng một cách vô thức (Unconsciously). Đây là lý do tại sao chúng ta không biết làm thế nào chúng ta trở nên có ý thức. Cái “không biết làm thế nào” này được Đức Phật gọi là Vô Minh (Avijja). Đó không phải là Bất Tri (Ignorance) đơn thuần mà là sự vô thức (Unconsciousness). Sự bất tri (Ignorance) có nghiã là không biết một Pháp gì đó chúng ta có thể nhận thức một cách bình thường. Sự vô thức (Unconsciousness) có nghĩa là không biết chúng ta nhận thức như thế nào, những gì chúng ta thường nhận thức, ngay cả sau khi chúng ta đã được cho biết như thế nào.
Làm thế nào chúng ta có thể trở nên ý thức (Conscious) về cách chúng ta nhận thức? Đây là một câu hỏi quan trọng. Sự nhận thức có thể được nhìn nhận theo quan điểm khách quan (Objective point of view), hoặc theo quan điểm chủ quan (Subjective point of view). Sự mô tả trước đây của chúng ta là từ một quan điểm khách quan. Để thấy nó từ một quan điểm chủ quan, chúng ta cần có cái được gọi là Niệm Xứ (Satipaṭṭhana), nghĩa là “Nội Quan” [Mặc tưởng hay quan sát nội tâm] (“Introspection”) (Sati (Niệm) = Sự chú ý + Upaṭṭhana = Trú xứ nội phần), mặc dầu thường được dịch là “Niệm Lực hay Chánh Niệm” (“Mindfulness”).
Sự quan sát nội tâm này (Introspection) dẫn đến Trấn Tịnh (Upekkhā – Hành Xả), nghĩa là “Tổng Giác” (“Apperception”) [Sự nhận thức của các đối tượng của các dữ liệu dưới ảnh hưởng của kiến thức và kinh nghiệm trước đó] (Upa = ở trong + Ikkhati = thấy), thường bị dịch sai là
“Sự bình dung” (“Indifference”). “Tổng Giác”
(“Apperception”) là một từ quan trọng được sử dụng trong triết học Tây phương, có nghĩa là nhận thức về quá trình tri giác của tinh thần. Nói cách khác, “Tổng Giác” (Apperception) là nhìn thấy một cách chủ quan người ta nhận thức như thế nào, chứ không phải là nhìn thấy một cách khách quan những gì người ta nhận thức, mà đây là sự nhận thức. Do đó, qua quá trình “Tổng Giác” này, người ta có thể quan sát quá trình nhận thức như một “quá trình phi nhân cách” (“Impersonal process”) đang diễn ra “một cách xác định” (“Deterministically”), thay vì như một “hành động” của một “Bản ngã” bên trong. Hành động nhận thức được nhìn thấy “một cách xác định” (“Deterministically”) hơn là theo “ý chí tự chủ” (“Free will”). Điều này có nghĩa là người ta đã “phi cá nhân hoá” (“Depersonalized”) quá trình nhận thức. Người ta không nghĩ, “Tôi nhận thức,” thay vào đó người ta nghĩ, “sự nhận thức đang diễn ra.” Đây là cách một người “giác ngộ” khỏi “mộng cảnh của kiếp hữu sinh,” qua một “chuyển hoá mô thức” (“Paradigm shift”) từ “khái niệm về sự hiện hữu cá nhân,” [Chấp Ngã] (“Notion of personal existence”) đến “sự tỉnh giác của sự trải nghiệm phi cá nhân”
[Phi Chấp Ngã] (“Awareness of impersonal experience”.) Sự Giác Ngộ hoặc Chuyển Hoá Mô Thức này dẫn đến sự giải thoát (Vimutti – Giải Thoát) khỏi sự sản sinh, lão mại và tử vong. Qua sự giác ngộ, chúng ta “chấm dứt hiện hữu” như một “Bản ngã” trong một “thế giới”. Khi chúng ta chấm dứt hiện hữu, làm thế nào chúng ta có thể tử vong, hoặc bị sản sinh, hoặc bị lão hóa? Vấn đề của chúng ta là “ảo tưởng về bản ngã” được tạo ra bởi cảm xúc chứ không phải bởi lý trí.
Bây giờ là lý do để kiểm nghiệm lại ảo tưởng này. Sự Giải Thoát Khỏi Sự Sản Sinh, Lão Mại, và Tử Vong
Tất cả chúng sinh hữu tình kể cả thực vật và động vật đều có một thể dạng sinh tồn. Chỉ có con người là động vật, ngoài thể xác, có ý thức về một “Bản ngã.” Đó là lý do tại sao một con vật không thể bị tấn công bởi một lời nói, nhưng con người có thể. Lời nói không tấn công thể xác, nhưng nó tấn công “tự ngã” (Ego) hoặc “bản ngã” (Self). Sự sản sinh của một “thể xác” thuộc về sinh học, trong khi sự sản sinh của một “Bản ngã” thuộc về tâm lý. Do đó, điều quan trọng là phải phân biệt giữa sự sản sinh của một thể xác và sự sản sinh của một “Bản ngã”. Sự sản sinh của một thể xác là sự sản sinh của một thể xác phi cá nhân (Impersonal – Vô Ngã), trong khi sự sản sinh của một Bản ngã là sự sản sinh của một thể xác thuộc về cá nhân (Personal – Ngã). Sự sản sinh của một thể xác thuộc về cá nhân là kết quả quá trình cá nhân hoá (Personalization – Chấp Ngã) thể xác. Nếu thể xác không được cá nhân hoá (Personalized – có Chấp Ngã) nó không phải là một thể xác thuộc về cá nhân.
Chính sự sản sinh của một “Bản ngã” dẫn đến khổ đau, không phải sự sản sinh của một thể xác.
Tâm ý thức của một “Bản ngã” này không phải là kết quả của lý luận. Nó là kết quả của những cảm xúc (Emotion).
Đó là lý do tại sao nó là một ảo tưởng. Nó phải được thử thách bởi lý trí để thoát khỏi nó. Tuy nhiên, thật là bất hạnh, nó không thể được thử thách khi có mặt của cảm xúc bởi vì sự cảm xúc hữu cường lực hơn lý trí. Khi có xung đột giữa cảm xúc và lý trí, cảm xúc luôn chiến thắng. Nó phải được thử thách khi không có sự cảm xúc. Do đó, chúng ta phải học cách đình chỉ sự cảm xúc ít nhất trong một cách tạm thời. Sự đình chỉ tạm thời này đến dưới dạng của “thiền định An Chỉ” (Samatha), và sự thử thách đến dưới dạng của “thiền định Minh Sát Tuệ.” (Vipassanā)
Thể xác hình thành một “Bản ngã” chỉ khi nào nó vừa được cá nhân hoá (Chấp Thủ - Upadana). Nó được cá nhân hoá khi nó được coi như là “của Tôi.” Thể xác, vốn dĩ “không phải là của Tôi”, trở thành “của Tôi,” sau sự cá nhân hoá (Personalization – Chấp Ngã). Cái gì vừa trở thành “của Tôi” sau đó trở thành một phần của “Tôi,” bởi vì cái vừa được cá nhân hoá trở thành “người của Tôi.” “Tôi” chỉ là tổng thể của tất cả những gì là “của Tôi.” Tất cả những gì là “của Tôi” do đó hình thành “Tôi.” “Tôi” là gì sau đó trở thành “chính Tôi.”
“Tôi” không phải là một thực thể tách biệt với những gì là “của Tôi.” “Tôi” là những gì là “của Tôi.” “Tôi” hình thành nhờ cá nhân hoá những gì không phải “của Tôi.” Khi “Tôi” vừa hình thành, “Bản ngã” của Tôi hình thành. Sự sản sinh của một “Bản ngã” qua sự cá nhân hoá của những gì không phải “Bản ngã” được gọi là “hình thành” (Bhava – Hữu). Từ “cá nhân hoá” đến “kiếp hữu sinh của Tôi” hoặc “sự hình thành của Tôi” (Thủ Duyên Hữu – Upadana Paccaya Bhavo).
Một khi thể xác vừa trở thành một phần của Tôi, qua sự cá nhân hoá (Personalization – Chấp Ngã), sự sản sinh của một thể xác trở thành “sự sản sinh của Tôi”. Nếu thể xác đã không được cá nhân hoá, sự sản sinh của thể xác không là “sự sản sinh của Tôi”. Nếu không có cái gì được cá nhân hoá, Tôi không hiện hữu. Khi Tôi đình chỉ cá nhân hoá, Tôi đã đình chỉ “hiện hữu”. Đây là “sự chấm dứt của sự hình thành” (Bhava Nirodha – Hữu Diệt), qua “sự chấm dứt của cá nhân hoá” (Upadana Nirodha – Chấp Thủ Diệt). Khi “sự hình thành” chấm dứt, tử vong chấm dứt. Đây là tại sao Níp Bàn được gọi là “Bất Tử” (Amata – Bất Tử). Tuy nhiên, “sự bất tử” này không phải là “kiếp sống vĩnh hằng”. Nó chỉ là sự vắng mặt của sự tử vong do bởi sự vắng mặt của “ảo tưởng của kiếp hữu sinh”.
Sự sản sinh của “thể xác”, mà vừa được xác định là “chính của Tôi”, được coi là “sự sản sinh của Tôi” (Jāti – Sản Sinh). Đây có nghĩa là Tôi đã hình thành trước khi Tôi sinh ra. Do đó, “sự hình thành của Tôi” (Bhava – Hữu) đến trước “sự sản sinh của Tôi” (Jāti). Và sự già nua của Tôi (Jarā – Lão mại) và sự tử vong của Tôi (Marana) theo sau “sự sản sinh của Tôi” (Jāti). Nhưng sự lão mại và tử vong của thể xác không phải là sự lão mại và tử vong của “Bản ngã”, nếu thể xác đã không được cá nhân hoá. Không có “sự cá nhân hoá” (Upadana – Chấp Thủ) thì không có “sự hình thành” (Bhava – Hữu) của một “Bản ngã). Nếu không có “sự hình thành” của một “Bản ngã”, thì không có sự sản sinh của một bản ngã, hoặc sự lão mại và tử vong của một “Bản ngã”. Đây là “sự Bất Tử” (Amata) gọi là Níp Bàn (Nibbāna).
Sự Giác Ngộ của bậc Giác Hữu Tình
(Bodhisatta – Đức Bồ Tát)
“Sự giác ngộ tâm linh” của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) xảy ra lúc Ngài 35 tuổi, vào ngày trăng tròn tháng 5 (Dương Lịch). Đó có nghĩa là bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã “Giác Ngộ” khỏi “mộng cảnh của kiếp hữu sinh” và đã chuyển hoá thành một Đức Phật Siêu Phàm “toàn thiện vô ngã” (Bậc Giác Ngộ). Một Đức Phật như vậy không có thể xác, tâm thức, hoặc linh hồn. Ngài đã giải thoát khỏi sự sản sinh, lão mại và tử vong “ở đây và bây giờ”, không phải sau khi tử vong.
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã giác ngộ về tâm linh khi Ngài đình chỉ bị chế ngự bởi những cảm tính, và do đó đình chỉ cá nhân hoá, và do đó xả ly “sự mê mờ của cá nhân hình thành” (“Delusion of personal being”), hoặc kiếp hữu sinh như một “Bản ngã”. Đây có nghĩa là, Ngài đã từ bỏ sự dính mắc tất cả mọi Pháp mà Ngài nghĩ là của Mình. Đây không phải là điều dễ làm, nhưng Ngài đã phải chuẩn bị trọng trách này cho chính mình trong rất nhiều kiếp sống trong Vòng Luân Hồi (Saṃsara), thực hành rất nhiều Pháp Toàn Thiện (Paramitas – Ba La Mật) của sự hy sinh của chính bản thân.
Một số tác giả miêu tả bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) là một người đầy khát vọng. Nếu Ngài đã có sự đam mê như những người khác, Ngài đã không bao giờ có thể giác ngộ khỏi ‘mộng cảnh của sự hình thành”. Đó là bởi vì Ngài đã thực hành sự từ bỏ (Relinquishment) và sự tuyên bố phóng khí (Renunciation) qua bao nhiêu kiếp sống mà Ngài đã có thể từ bỏ mọi Pháp mà Ngài đã nghĩ là của Mình, và thức tỉnh khỏi mộng cảnh của “kiếp hữu sinh cá nhân” hoặc “sự hình thành”.
Trong sự giác ngộ, bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã đình chỉ đồng nhất hoá (Identifying) chính Bản Thân Mình với thể xác, những cảm thọ, cảm giác, cấu trúc tinh thần, ý tưởng, nhận thức, hành động và mọi Pháp được trải nghiệm.
Ngài đình chỉ cá nhân hoá tất cả các yếu tố của sự trải nghiệm. Do đó Ngài không còn trải nghiệm “kiếp hữu sinh cá nhân”. Một sự định danh của một bậc Giác Ngộ hay một vị Phật chỉ là một chế định xã đoàn. Chỉ có những người khác xác định Ngài là một cá nhân. Sự định danh của Ngài là một sai lầm của công chúng thiểu trí. Khi một bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) giác ngộ khỏi “mộng cảnh của sự hình thành”, Ngài chấm dứt là một người, và chấm dứt có một danh tính.
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã chấm dứt hiện hữu như một người, khi Ngài đã giác ngộ khỏi mộng cảnh của kiếp hữu sinh, và đã đi vào thực tướng của phi cá nhân (Impersonality – Vô Ngã Tướng). Qua quá trình của sự thức tỉnh, Ngài đã chuyển hoá thành một “Đức Phật”, một bậc Giác Ngộ, mà không còn hiện hữu như một “người”. Sự chuyển hoá không phải là một thay đổi thể chất như sự biến thái (Metamorphosis). Nó là một sự thay đổi tâm lý như sự chuyển đổi của tâm thức (Metempsychosis). Đức Phật không phải là một thực thể vật chất hữu hình và có thể nhận dạng qua thể chất. “Ngài” chỉ có thể được nhìn thấy qua sự trải nghiệm của riêng từng người, và tuệ tri của Giáo Pháp (Dhamma). Một người thấy Giáo Pháp (Dhamma) thấy Đức Phật, nhưng không phải là một người ở dạng cụ thể, mà ở dạng trừu tượng.
Trong thời của Đức Phật có một đệ tử rất thích chiêm ngưỡng Đức Phật. Khi Đức Phật đang thuyết giáo, vị ấy ngồi ở một chỗ mà ông có thể dễ dàng nhìn thấy hình dáng của Đức Phật. Vì vậy Đức Phật đã nói với vị ấy: “Tại sao tôn giả cứ nhìn vào cái thân uế trược này? Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp (Dhamma). Ai thấy Pháp (Dhamma), thấy Ta.”
Sau sự tử vong của một thể xác đã được phi cá nhân hoá, Đức Phật vẫn sống trong Giáo Pháp (Dhamma). Ngay cả khi Giáo Pháp (Dhamma) đã mất khỏi thế gian, Đức Phật vẫn sống trong Giáo Pháp (Dhamma), cho tới khi ai đó khám phá lại Giáo Pháp (Dhamma), và thấy Đức Phật. Tuy nhiên đây không phải là một “sự hiện hữu” của Đức Phật cụ thể nhưng sự hiện hữu của Ngài trong thể trừu tượng vô hình.
Một vị Phật, “không hiện hữu”, bởi vì, khi trở thành một vị Phật, Ngài đã giác ngộ khỏi mộng cảnh của kiếp hữu sinh, và chấm dứt không còn là một tự ngã hoặc một người. Níp Bàn (Nibbāna), theo định nghĩa, là “sự chấm dứt của sự hình thành” (Bhāva Nirodho Nibbānaṃ – Níp Bàn là Diệt Hữu). “Sự chấm dứt sự hình thành” này không phải là sự tiêu hủy của một “thực thể hiện tại” nhưng là sự biến mất của “ảo tưởng của sự hình thành”. Tất cả những hữu tình khác được cho là đang hiện hữu chỉ bởi vì họ mang “ảo tưởng của sự hình thành”.
Không Thần Bí nhưng Hợp Lý
Sự thay đổi dường như thần bí này là không thần bí chút nào, bởi vì nó hoàn toàn hợp lý. Sự thay đổi tâm lý này vừa xảy ra qua một chuyển hoá mô thức (Paradigm shift). Sự khác biệt của mô thức là một khác biệt trong phương thức người ta nhận thức thế giới và chính bản thân mình. Sự chuyển hoá mô thức này xảy ra khi trải qua một loạt các quan sát của sự trải nghiệm theo trình tự lý luận (Logic). Sự lý luận trình tự của nghĩ suy này, trong sự giác ngộ khỏi ảo tưởng của kiếp hữu sinh là như sau:
• Tất cả đều tùy thuộc vào các điều kiện (Duyên)
• Cái gì tùy thuộc vào các điều kiện (Duyên) là không bền vững (Anicca – Vô Thường)
• Cái nào là đau khổ là không dưới quyền lực của Tôi để thay đổi (Vasavatti – Sự đoạt quyền thế)
• Cái nào không dưới quyền lực của Tôi là không phải của Tôi (Neso hamasmi – Không phải của Tôi)
• Cái nào không phải của Tôi không thể “là Tôi” hoặc “Tôi” (Netam mama – Không phải là Tôi)
• Cái nào không “là Tôi” hoặc “Tôi” không thể là “Bản ngã” của Tôi (Neso me attati – Không phải đó là Bản ngã của Tôi)
• Cái nào không phải “của Tôi” hoặc “Bản ngã” của Tôi là phi cá nhân (Anatta – Vô ngã), và không thể cá nhân hoá (Upadana – Chấp thủ). Tất cả những hành vi xấu ác, chẳng hạn như tội ác, chiến tranh và tự sát, và tất cả sự bất hạnh được trải nghiệm nội phần, là một kết quả của sự nỗ lực vô ích để cá nhân hoá cái mà không thể cá nhân hoá. Khi Pháp này được liễu tri một cách hoàn toàn là một thực tướng một cách hợp lý, một chuyển hoá mô thức (Paradigm shift) từ tâm vị kỷ (Selfisheness) sang tâm vị tha (Selflessness) có thể xảy ra.
Tuy nhiên, nó chỉ có thể đạt được trong sự vắng mặt của những chướng ngại của cảm xúc [Triền Cái]. Đây có nghĩa là cá nhân phải thanh tịnh hoá và tĩnh lặng tâm thức trước khi sự chuyển hoá mô thức (Paradigm shift) có thể xảy ra. Đó là điều cần thiết để thực hành hai thể loại của sự thiền định: để tạo cho tâm thức tĩnh lặng – thiền định An Chỉ (Samatha), và để đạt được thiền định Minh Sát Tuệ (Vipassanā). Như Lai (Tathāgata) Bậc Siêu Việt
Một đấng Như Lai (Tathāgata – Người đã đi và đến như vậy) là một người đã trải qua sự chuyển hoá mô thức (Paradigm shift), và Ngài không bao giờ tử vong. “Ngài” không thể tử vong, bởi vì “Ngài” không hiện hữu như một “Người”; “Ngài” không hiện hữu như một người, bởi vì “Ngài” không “cá nhân hoá”; “Ngài” không cá nhân hoá (Personalize – Chấp Ngã), bởi vì Ngài không trải nghiệm sự tham ái hoặc quan mãn túc [sự mãn túc dục trần mê hoặc do sự cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan thích thú của sắc, thanh, khí, vị, xúc] (Sensual pleasure) (Kama Taṇhā – Dục Ái), sự tham ái để trở thành (Bhava Taṇhā – Hữu Ái) hoặc sự tham ái để không trở thành (Vibhava Taṇhā – Phi Hữu Ái); “Ngài” không trải nghiệm sự tham ái (Taṇhā – Ái), bởi vì “Ngài” không phản ứng với sự kích thích; “Ngài” không phản ứng với sự kích thích, bởi vì “Ngài” có quan sát nội tâm (Nội Quan) (Introspection) (Satipatthanā – Niệm Xứ); bởi vì “Ngài” có quan sát nội tâm (Nội Quan), “Ngài” có Tổng Giác (Upekkha – Trấn Tịnh). Bởi vì có Tổng Giác, “Ngài” chỉ trải nghiệm “sự trải nghiệm” (Phassa – Xúc); “Ngài” không trải nghiệm “sự hình thành” (Bhava – Hữu), hoặc sự hiện hữu của một “Bản ngã” (Atta – Ngã). Trong sự trải nghiệm “của Ngài”, không có “người trải nghiệm”, hoặc “người được trải nghiệm”. Chỉ có “sự trải nghiệm” (Ditthe Dittha Mattam – Trong cái nhìn thấy chỉ có cái nhìn thấy), mà tùy thuộc vào các Duyên. Sự trải nghiệm này không phải là một liên hệ giữa một “Ngã” và một “Pháp khác”. Trong sự trải nghiệm này không có đối tượng nhìn thấy (Anidassana – Không có nhìn thấy). Nó không có giới hạn (Anantaṃ - Là vô hạn). Nó là hết thảy quang minh (Sabbato Pabhaṃ- Hết thảy rực rỡ).
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) thức tỉnh khỏi “mộng cảnh của kiếp hữu sinh”, bởi vì Ngài không nhượng bộ cho “sự tham ái để hình thành” (Bhava Taṇha – Hữu Ái) qua sự cá nhân hoá (Personalization – Chấp Ngã). Sự chấm dứt của sự cá nhân hoá (Upadana Nirodha – Chấp Thủ Diệt) dẫn đến sự chấm dứt của “sự hình thành” (Bhava Nirodha– Hữu Diệt). Sự chấm dứt của sự hình thành, đưa đến sự chấm dứt của sự sản sinh (Jati Nirodha – Sinh Diệt), sự già nua (Jara – Lão mại) và sự chết (Marana – Tử Vong). Với phương thức này, Ngài đã chinh phục sự tử vong (Māra Parājaya – Ma Vương Bại Trận) và đã trở thành bất tử (Amata – Trạng thái bất tử). Tuy nhiên, sự bất tử này không phải là cuộc sống vĩnh hằng của một linh hồn. Nó là sự bất tử qua sự đoạn tận của sự cá nhân hoá (Anupāda Nibbāna – Vô Thủ Níp Bàn), và do đó không có sự hiện hữu (Bhava – Hữu), và do đó thoát khỏi Sinh, Lão và Tử.
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sinh.”
“Ôi! Người làm nhà kia
Nay Ta đã thấy ngươi!
Ngươi không làm nhà nữa.
Đòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.”
Kinh Pháp Cú – 153, 154
Do đó, bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta), qua quá trình của sự giác ngộ, chinh phục tử thần, trở thành bất tử, và mở ra cánh cửa dẫn đến sự bất tử, cho tất cả chúng sinh với hai tai để lắng nghe, sau khi đã giác ngộ khỏi “mộng cảnh của kiếp hữu sinh”, trong một “thế giớì” bị đe dọa bởi sự tử vong. Ngài đã bắt đầu sứ mệnh để giải thoát thế gian khỏi kìm cộng của tử thần, bằng sự đánh thức họ khỏi giấc ngủ bằng cách đánh hồi trống của sự bất tử, với những lời: “Đây là cánh cửa mở ra dẫn đến sự bất tử Những ai có tai nghe và được giải thoát.”
Sự Chinh Phục của Tử Thần
Đức Phật thuyết giáo Giáo Lý của Sự Bất Tử cho thế gian trong bốn mươi lăm năm. Thể xác phàm trần, mà đã được phi cá nhân hoá (Depersonalized – Diệt Ngã) bởi bậc Giác Hữu Tình (Boddhisatta), trong quá trình của sự giác ngộ thành Quả Vị Phật (Buddhahood), được thị giác cho dân gian, như thể xác của một vị Phật, và dân gian đã định hình Đức Phật với nó. Mặc dầu thể xác này không phải hoàn toàn là Đức Phật, Đức Phật xuất hiện với thế gian, qua thể xác này, và đã thuyết giáo Giáo Lý. Tuy nhiên, khi thể xác phàm trần này tử vong, không ai có thể xác định Đức Phật như lúc trước. Đức Phật dường như biến mất khỏi thế gian, khi thể xác được gọi là Đức Phật này tử vong, mặc dầu Đức Phật vẫn hiển hiện đối với một người đã thấy Giáo Pháp (Dhamma). Sự biến mất rõ ràng của Đức Phật được gọi là Viên Tịch Níp Bàn (Parinibbāna), nghĩa là “Níp Bàn Tuyệt Đối), của chư Phật Tử Trưởng Lão Giáo Giới (Theravada) ngày nay. Tuy nhiên, thuật ngữ này gây hiểu lầm bởi vì nó ám chỉ rằng “Níp Bàn” mà bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã thành đạt ở thời điểm của “sự giác ngộ” là chưa hoàn thiện.
Một thuật ngữ có nhiều ý nghĩa hơn là “Vô Dư Y Níp Bàn” (Anupadisesa Nibbāna), có nghĩa là, Níp Bàn không còn sự cá nhân hoá dư sót. Ngược lại, Níp Bàn ở thời điểm của “giác ngộ” được gọi là “Hữu Dư Y Níp Bàn” (Sopadisesa Nibbāna), có nghĩa là, Níp Bàn với sự cá nhân hoá còn dư sót. Cách sử dụng các thuật ngữ này thích hợp hơn sự sử dụng của thuật ngữ Viên Tịch Níp Bàn (Parinibbāna) là “Níp Bàn Tuyệt Đối”.
Ngay cả sự sử dụng của các thuật ngữ “Hữu Dư Y Níp Bàn” (Sopadisesa) và “Vô Dư Y Níp Bàn” (Anupadisesa) là hoàn toàn không chính xác bởi vì trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivuttaka Sutta– Kinh Phật Thuyết Như Vậy), Đức Phật chỉ xuất rằng những thuật ngữ này có ý nghĩa khác. Thể theo bài Kinh này, Hữu Dư Y Níp Bàn (Sopadisesa) và Vô Dư Y Níp Bàn (Anupadisesa) là những trải nghiệm cần được liễu tri ở đây và bây giờ, thay vì một Pháp sẽ được trải nghiệm trong kiếp sống này và Pháp kia sẽ được trải nghiệm sau khi tử vong. Hữu Dư Y Níp Bàn (Sopadisesa) là sự trải nghiệm của bậc Vô Sinh (Arahat) trong cuộc sống bình thường, thí dụ như, khi đang Trì Bình Khất Thực (Pindapata) hoặc khi giao tiếp với những người khác. Vô Dư Y Níp Bàn (Anupadisesa) là sự trải nghiệm của bậc Vô Sinh (Arahat) khi đang trải nghiệm Diệt Thọ Tưởng Định (Nirodha Samapatti).
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã “không còn là” trở thành một vị Phật, nhưng một khi là một Đức Phật, Ngài là thực sự “vắng mặt”. Chúng ta dùng chữ hoa “N” để ấn định rằng Ngài đã siêu thoát “kiếp hữu sinh tự mãn coi mình là trung tâm vũ trụ” (Self-centered existence), và Ngài không hiện hữu như một “Ngã” nữa. Đó là bởi vì Đức Phật không phải là một thực thể (Entity), hoặc thể xác, hoặc ngay cả một tâm thức hoặc một linh hồn và Ngài không có danh tính, không có cá tánh; “Ngài” ‘không là’, ‘đã không là’, và ‘sẽ không là’. Nếu vậy, làm sao “Ngài có thể tử vong” được? Do đó, Viên Tịch Níp Bàn (Parinibbāna) không phải là một thuật ngữ tôn vinh cho “tử vong”. Nó là sự đoạn tận hoàn toàn của “sự hình thành”, mà xảy ra khi bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) trở thành một Đức Phật.
Một Câu Hỏi Thích Hợp
Đôi khi câu hỏi được nêu lên là liệu Đức Phật sống sau khi tử vong hoặc Ngài không sống sau khi tử vong. Trả lời một trong hai cách đều sai, bởi vì Đức Phật không hiện hữu, hoặc sống sau khi tử vong hoặc không sống sau khi tử vong.
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã chinh phục sự tử vong, bằng sự giải thoát khỏi “ảo tưởng của sự hình thành” bằng sự tỉnh giác khỏi mộng cảnh của “sự hình thành trong thế giới.” Thể theo tư duy Phật Giáo, sự vĩ đại “của Ngài” y cứ trên sự liễu tri rằng Ngài đã không hiện hữu, ngay từ đầu, hoặc sống mãi mãi, hoặc tử vong mãi mãi.
Điều này giải thích sự hiểu lầm của Đức Giáo Hoàng không thể sai lầm (Infallible) khi Ngài đã nói: “Những người theo Thiên Chúa Giáo có hy vọng về ‘kiếp sống vĩnh cửu trên Thiên Đàng’ sau khi tử vong, trong khi chư Phật Tử đi ngoài khả năng của hy vọng bởi vì họ muốn ‘sự tử vong vĩnh viễn trong Níp Bàn’ sau khi chết.”1 Điều này đối với Phật Tử không chỉ là một quan niệm sai lầm (Fallacy), nó còn là một sự xúc phạm (Blasphemy).
Một Phật Tử ngược lại có thể tuyên bố một cách ân cần rằng hy vọng của Đức Giáo Hoàng khi nhìn từ quan điểm Phật Giáo dường như chỉ là một lối thoát khỏi thực tướng của “sự tử vong và khổ đau”, thành một tuởng tượng của “cuộc sống vĩnh hằng và hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên Đàng”, điều mà chắc chắn không thể được chứng minh cho đến khi sau cái chết.
Bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã trở thành một Đức Phật, bằng sự giác ngộ với thực tướng của “tính phi cá nhân” (Impersonality – Vô Ngã Tướng) (Anattā – Vô Ngã). Ngài đã chinh phục sự tử vong, không bằng cách tử vong, để không bao giờ tái sinh, như Đức Giáo Hoàng lầm tưởng, mà bằng cách “không còn là” ở đây và bây giờ. Ngài đã chinh phục sự tử vong, không bằng cách loại bỏ sự tái sinh, nhưng bằng cách loại bỏ “sự hình thành” hoặc sự hiện hữu. Sự loại bỏ của “sự hình thành” không phải là sự đoạn tận của đời sống, là “sự tử vong”. Nó là sự chấm dứt của “ảo tưởng của kiếp hữu sinh.” Ngài đã loại bỏ “sự hình thành” không qua cái chết, nhưng qua quá trình của “phi cá nhân hoá”
“The Christians have the hope of ‘eternal life in Heaven’ after death, while Buddhists are beyond hope because they want ‘eternal death in Nirvana’ after death.” Excerpt from “Crossing the Threshold of Hope” by His Holiness John Paul II, Knopf Doubleday Publishing Group, October 1995, Paperback.
(Depersonalization – Diệt Ngã) của những Pháp đã được cá nhân hoá (Personalized – Chấp Ngã). Ngài đã thực thi như vậy với những nghĩ suy: “Cái này không phải của Tôi,” “Cái này không phải là Tôi,” “Cái này không phải chính bản thân Tôi.” Sự chinh phục của sự tử vong được thể hiện một cách tuyệt vời trong những di huấn tối hậu của Đức Phật: “Lời di huấn của Ta với quý Chư Tăng, các đệ tử của Ta: Tất cả các Pháp Hữu Vi là chịu sự phá hủy Hãy bước đi trên Đạo Lộ với sự tỉnh giác.”
Những di huấn tối hậu của Đức Phật, tóm lược giáo chỉ của Ngài với thế gian. Sự tử vong của chính thể xác sẽ nhắc nhở chúng ta rằng ảo tưởng của “Bản ngã” người ta tạo ra sẽ chịu sự phá hủy. Sự vô ích của sự cấu tạo một “bản ngã trong thế giới” đã được thể hiện rõ ràng. Sự dính mắc trên sự cấu trúc mau tan biến này là sự điên rồ. Bước ra khỏi ảo tưởng này là sự sáng suốt. Do đó nhiệm vụ của chúng ta là đừng cho tâm điên đảo. Nó cũng nên nhắc nhở chúng ta trọng trách chấm dứt việc cấu tạo phải được hoàn thành không chậm trễ trước khi sự tử vong có thể đến làm gián đoạn nhiệm vụ. Sự khẩn trương này là điều mà chư Phật Tử nên hồi tưởng trong ngày Lễ Vesak này, “hãy nổ lực phấn đấu như đầu bạn đang bốc cháy.”
Giáo chỉ này của Đức Phật là giáo chỉ của sự giải thoát khỏi ảo tưởng của ‘sự hình thành”, đưa đến sự giải thoát khỏi sự tử vong, hoặc sự bất tử. Đức Phật đã đạt được sự bất tử này và giáo đạo điều này như phương thức cứu độ chúng sanh. Thế giới, phần lớn làm ngơ giáo chỉ này, ủng hộ cho “ảo tưởng của sự hình thành”, và sự bất tử giả tạo của thế giới mộng cảnh tuyệt vời.
Sự Tĩnh Tịch Tuyệt Đối (Parinibbāna)
Sự suy sụp của thể xác phàm trần, mà xuất hiện với thế gian như Đức Phật, được gọi là “Sự Tĩnh Tịch Tuyệt Đối” (“Complete Quietus”) (Parinibbāna – Viên Tịch Níp Bàn). Ở tuổi tám mươi, “thể xác phàm trần”, mà đã được “phi cá nhân hoá” (Depersonalized – Diệt Ngã) bởi bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta), từ lúc Giác Ngộ, đã tiệt diệt vào một ngày trăng tròn của tháng Năm.
Sự tử vong này, của thể xác phàm trần, ngày nay được gọi là Viên Tịch Níp Bàn (Para-Nibbāna), mà thuật ngữ không có nghĩa là tử vong, mặc dầu nó thường bị nhầm lẫn với nghĩa là, sự tử vong của Đức Phật. Một “Đức Phật”, một bậc đã giác ngộ khỏi ‘mộng cảnh của kiếp hữu sinh” là bất tử, bởi vì Ngài đã chấm dứt để hiện hữu như một thể xác, tâm thức, hoặc linh hồn; mặc dầu thể xác, thường bị nhầm lẫn với nghĩa là Đức Phật, đang sống. Một người phải hiện hữu ở một thể dạng nào đó trước khi họ tử vong. Nếu một người không hiện hữu, thì làm sao họ có thể tử vong? Do đó, việc tuyên bố rằng Đức Phật đã qua đời là một điều không chính xác. Đây là lý do tại sao điều này cực kỳ quan trọng đối với một Phật Tử để tường tri ý nghiã của “Sự Giác Ngộ” này của Đức Phật.
Một lần nọ, khi tôi ở nước ngoài, tôi gặp một tín đồ phụ nữ Thiên Chúa Giáo. Cô ấy hỏi tôi là ai. Khi tôi giải thích cho cô tôi là một tu sĩ Phật Giáo, cô ấy đã nói với tôi, “Đức Phật đã chết, Chúa đã không chết.” Tôi đã trả lời, “Này, thưa Cô, tôi không muốn bắt đầu một cuộc tranh luận với Cô, tôi chỉ có thể nói rằng, thật đáng buồn, Cô đã sai lầm. Nếu Cô muốn hiểu rõ hơn, xin Cô đến tu viện của tôi.” Tôi cho cô thẻ địa chỉ của tôi, nhưng cô không bao giờ tới. Cô không muốn nghe câu trả lời của tôi. Tôi không có cơ hội để làm cho cô ấy hiểu rằng, nói cho đúng, một Đức Phật không thể tử vong, bởi vì “Ngài” đã không “hiện hữu” như một “người”. Bậc tu sĩ khổ hạnh Giác Hữu Tình (Bodhisatta) đã giác ngộ khỏi “mộng cảnh” của “sự hình thành” một “bản ngã”, trong một “thế giới” hiện hữu. Theo cách này, Ngài đã biến đổi thành một Đức Phật “không hiện hữu” (non-existent) hoàn toàn giác ngộ. Ngài đã thực thi điều này bằng sự phi cá nhân hoá (Depersonalizing – Diệt Ngã) nhân cách (Personality – Thân Kiến) của Ngài, kể cả thể xác, mà mọi người định danh Ngài.
Thể theo niềm tin Thiên Chúa Giáo, Chúa Giê-Su Christ đã chết và đã ‘phục sinh’. Nhưng, theo tư duy Phật Giáo, Đức Phật không bao giờ tử vong, bởi vì “Ngài” đã không bao giờ “hiện hữu”. Sự vĩ đại của Chúa Giê-Su Christ, thể theo những tín đồ Thiên Chúa Giáo, dựa trên “sự sống lại từ cõi chết” của Ngài. Thể theo tư duy của Phật Giáo, tất cả mọi người sống lại từ cõi chết. Trong khi sự vĩ đại của Đức Phật, thể theo chư Phật Tử, dựa trên sự Ngài không tử vong chút nào. Sự tương phản này cho thấy một sự khác biệt cơ bản rất quan trọng giữa lối suy nghĩ của Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.
Sự Khác Biệt của Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo
“Thượng Đế” của người Thiên Chúa Giáo định nghĩa là “một người hiện hữu”. Sự bất tử của Ngài là do “trở thành vĩnh cữu”. Mặt khác, một Đức Phật, theo định nghĩa, “một người không hiện hữu” mặc dầu thể xác đang sống; sự bất tử của Ngài là qua một chuyển hoá mô thức (Paradigm shift), là một thay đổi trong quan điểm từ sự hiện hữu sang “phi hiện hữu”. Người Thiên Chúa Giáo tin rằng “Thượng Đế” là Bậc Sáng Tạo ra thế giới. Chư Phật Tử tin rằng “Thượng Đế” là một tiềm năng của con người, mà khi con người hiện thực hoá bằng nỗ lực con người, con người trở thành Thượng Đế (Brahma Bhutto – Trở thành Phạm Thiên). Một người mà đã hiện thực hoá tiềm năng con người như vậy, được gọi là một Đức Phật (Bậc Giác Ngộ), có nghĩa là, một người đã giác ngộ khỏi mộng cảnh của kiếp hữu sinh và bước vào thực tướng của Vô Ngã Tướng – Như Lai (Tathāgata) [Tathā = Reality – Chân Như + gata = gone to, arrived at – Lai Đáo].
Những tuyên bố ở trên hơi khó hiểu đối với hầu hết các độc giả. Do đó, chúng cần thêm sự minh bạch. Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách giải thích ý nghĩa của:
(1)Sự đản sinh của một Giác Hữu Tình (Bodhisatta), (2) sự Giác Ngộ của một Đức Phật, and (3) Sự diệt vong của thể xác phàm trần
mà có vẻ như một Đức Phật.
• Đức Phật đã không bao giờ hiện hữu (Exist)
• Sự Vĩ Đại của Đức Phật là Ngài đã không sống lại từ cõi chết.
• Sự bất tử của Đức Phật là qua sự phi hiện hữu (Non-existence)
1. Chúng ta hãy bắt đầu định nghĩa từ ngữ hiện hữu (Existence). Hiện hữu là chiếm lĩnh không gian và thời gian. Những gì chiếm không gian và thời gian là thể xác. Khi mọi người nhìn thấy tôi và gọi tên tôi, đó là thể xác mà họ nhìn thấy và gọi tên. Khi chính phủ cho tôi một chứng minh thư, họ sẽ chụp hình thể xác tôi. Ngay cả hộ chiếu hoặc bằng lái xe của tôi được coi thể xác tôi là tôi. Những gì được trải nghiệm một cách khách quan bởi những người khác như tôi là thể xác của tôi. Những gì được tôi trải nghiệm một cách khách quan như chính bản thân tôi là thể xác tôi. Những gì được trải nghiệm một cách chủ quan bởi chính bản thân tôi là cảm giác, sự cảm xúc và suy nghĩ của tôi, mà tôi gọi là tâm thức.
Đức Phật đã là một người mà đã phi cá nhân hoá (Depersonalized – Diệt Ngã) tất cả những Pháp đó. Ngài đã trải nghiệm như Tự Chính Ngài. Do đó Ngài đã đoạn trừ danh tính của mình như một người và vì vậy trở thành một “phi phàm nhân” từ quan điểm của Ngài, từ sự trải nghiệm chủ quan của Ngài về nhân cách (Thân Kiến) hoặc “Ngã”. Ngài cũng đã đọan trừ thái độ tự mãn coi mình là trung tâm của vũ trụ (Self-centered) và tất cả tâm vị kỷ. Ngài có thể hiện hữu, theo quan điểm của người khác, nhưng theo nhận định của Ngài, Ngài đã không hiện hữu như một “Bản ngã”. Đây là lý do tại sao chúng ta nói, Đức Phật đã không bao giờ hiện hữu.
2. Chư Phật Tử tin rằng mỗi người chết đều tái sinh. Đó có nghĩa là sống lại từ cõi chết. Mục đích của Phật Giáo là ngăn chặn sự sống lại từ cõi chết. Đức Phật là người đã thành đạt được điều này. Do đó, Ngài đã không sống lại từ cõi chết.
3. Đức Phật đã tìm ra con đường đến sự bất tử. Sự bất tử này không phải là đời sống vĩnh hằng. Nó là sự giải thoát khỏi ảo tưởng của kiếp hữu sinh. Vì vậy sự bất tử của Đức Phật là do sự phi hiện hữu qua sự giác ngộ.
Khi một Giác Hữu Tình (Bodhisatta) được sinh ra trong một thể xác còn cá nhân hoá (Personalized – Chấp Ngã). Nhưng thể xác này sẽ sớm được phi cá nhân hoá (Depersonalized – Diệt Ngã) khi bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) trở thành một Đức Phật. Đó là lý do tại sao để nói một cách chính xác một bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta) được sinh ra là một người. Sự sản sinh này được xem như một đản sinh của một cá thể được định danh như bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta). Nhưng đây không phải là đản sinh của một vị Phật. Một Đức Phật không bao giờ có thể được sản sinh, bởi vì Ngài đã đọan tận sự hiện hữu bằng sự phi cá nhân hoá thể xác (Depersonalization – Diệt Ngã).
Kết Luận
Điều này trở nên hiển nhiên từ cuộc thảo luận ở trên, rằng Đức Phật đã không bao giờ đản sinh, và “Ngài” không bao giờ tử vong, bởi vì Ngài đã không bao giờ hiện hữu. Nhưng thể xác của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát) mà đã trở thành một Đức Phật vẫn được mọi người nhìn thấy như Đức Phật. Tuy nhiên, Đức Phật chỉ có thể được nhìn thấy thực sự bởi một người mà nhìn thấy Giáo Pháp (Dhamma). Đức Phật vừa “trở thành Giáo Pháp” (Dhamma Bhutto – trở thành Giáo Pháp) qua một chuyển hoá mô thức (Paradigm shift). Ngài đã chuyển từ một phạm vi hiểu biết của “sự hiện hữu hiển hiện” sang một phạm vị hiểu biết của “thực tướng của sự trải nghiệm vô ngã” mà ở đó không có “Ngã” hoặc “Thế giới” được nhìn thấy hoặc được biết đến. Đây là Pháp mà Phật Giáo Đại Thừa gọi là Rỗng Không (Suññata). Đây là lý do tại sao Đức Phật được gọi là “Bậc Siêu Việt” (Tathāgata – Như Lai). Ngài đã siêu thoát kiếp hữu sinh của nhân loại và phàm tục.
Do đó, chúng ta kỷ niệm sự chinh phục tử thần của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát) Gotama (Cồ Đàm), bằng sự Giác Ngộ khỏi mộng cảnh của “sự hình thành trong thế giới”, và đi vào thực tướng của “Phi cá nhân” (Anattā – Vô Ngã), để trở thành Đức Phật, “bậc Giác Ngộ”. Chúng ta kỷ niệm sự khám phá của con đường đến sự bất tử của Thích Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhatta Gotama), hoặc ngưỡng cửa mở rộng của sự bất tử, vì quả phúc lợi cho tất cả chúng hữu tình. Sự thành tựu này quả thực là một đột phá khoa học mang tích cách lịch sử, có ý nghiã to lớn cho toàn nhân loại. Đó không chỉ là một bước tiến vĩ đại cho bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát), mà còn là một bước tiến cự đại đối với tất cả nhân loại.
Do đó, trong ngày Lễ Vesak này, chúng ta không thực sự kỷ niệm sự đản sinh, hiện hữu, hoặc tử vong của Đức Phật, bởi vì Ngài không bao giờ được sản sinh, và Ngài cũng chẳng hiện hữu, hoặc Ngài đã tử vong. Tuy nhiên, chúng ta kỷ niệm kiếp đản sinh sau cùng của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát) đã khổ đau trong Vòng Luân Hồi (Saṃsara) và đã thực hành các Pháp Toàn Thiện (Paramitas – Ba La Mật) qua vô số Đại Kiếp, vì lợi ích cho tất cả chúng hữu tình.
Chúng ta kỷ niệm sự chinh phục tử thần của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát) Cồ Đàm (Gotama), qua sự giải thoái khỏi sự “hình thành” (Being), bằng sự Giác Ngộ khỏi mộng cảnh của “Sự hình thành trong thế giới”, và bước vào thực tướng của “Vô Ngã” (Anattā), để trở thành một Đức Phật, bậc “Giác Ngộ”.
Chúng ta cũng cảm nhận, chúng ta là các chúng hữu tình chưa giác ngộ, chúng ta vô cùng phân ưu về sự khuất bóng của Đức Phật, khi thể xác của bậc Giác Hữu Tình (Bodhisatta – Đức Bồ Tát) đã Diệt Ngã khi thành đạt Quả Vị Phật, và được hiển thị cho chúng ta như Đức Phật, đã thành đạt sự tĩnh tịnh.
Những Lễ kỷ niệm huy hoàng này của chư Phật Tử nhắc nhở không chỉ riêng cho Phật Tử, mà tất cả nhân loại, về:
1. Các thực tướng tối hậu của cuộc sống
2. Những vấn đề cơ bản của cuộc sống mà mọi người đều dau khổ không ngọai lệ
3. Sự chiến thắng của con người trước Sự Thách Thức luôn đe dọa – Tử Thần (MARA – Ma Vương), do sự Giác Ngộ của Đức Phật khỏi mộng cảnh của kiếp hữu sinh.
Chân lý này, nếu được tất cả nhân loại tường tri một cách hoàn toàn, tất cả ngọn lửa của dục vọng, thù hận, nỗi buồn phiền và sợ hãi sẽ bị dập tắt vĩnh viễn, và Thống Nhất Hoàn Cầu, Sự An Bình và Hạnh Phúc sẽ ngự trị trên thế gian.
Vì vậy,
Hãy đánh tiếng trống bất tử
Vì quả phúc lợi cho tất cả nhân loại
“Mở cho tất cả là cánh cửa đến sự bất tử
Những ai có đôi tai để lắng nghe và được giải thoát” –
Đức Phật (Buddha)
Sadhu! Sadhu! Sadhu!
Lành thay! Lành thay! Lành thay!
Tài Liệu Tham Khảo
1. “The Philosophy of Vesak” by Ven. Dr. Madawela Punnaji – Publication of Sasana Abhiwurdhi Wardhana Society – Kuala Lumpur, Malaysia, May 2011
2. Kinh Pháp Cú (Dhammapada) – Hòa Thượng Thích Minh Châu.
3. Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikaya) – 14. Mahāpadāna Sutta (Kinh Đại Bổn) – Hòa Thượng Thích Minh Châu
4. “Itivuttaka Sutta – Kinh Phật Thuyết Như Vậy” – Khuddhaka Nikaya (Tiểu Bộ Kinh) – Hòa Thượng Thích Minh Châu.
5. “Crossing the Threshold of Hope” by His Holiness John Paul II, Knopf Double Day Publishing Group,
October 1995, Paperback
Đại Trưởng Lão Bác Sĩ Madawela Punnaji
Dịch giả (Việt Ngữ) Phạm Hữu Anh - Anuruddha
_______________
usaelection gởi