TRỞ VỀ QUÊ CŨ
Tôi sinh ra ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1953. Khi di cư vào miền Nam năm 1954, tôi chẳng biết gì.
Lớn lên ở Sài Gòn, trải qua biết bao nhiêu là những biến cố lịch sử, để rồi ngày 30/04/1975, Cộng sản lại chiếm miền Nam. Nơi sinh ra và lớn lên, ai cũng muốn được trở về để được nhìn thấy nó một lần. Ngay từ nhỏ, Bố Mẹ vẫn kể về miền Bắc với biết bao nhiêu là kỷ niệm ngày thơ ấu. Mình chỉ biết nghe. Họ hàng nhà tôi đâu có còn ai là ruột thịt, chỉ còn vài người anh em họ bên Mẹ, tính ra cũng đến đời thứ ba rồi. Vài năm trước về Hải Phòng, chưa về được Hưng Yên, nhưng tôi đã thấy hoảng vì những câu chửi tục của những kẻ bán hàng. Hơi một tí là họ địt, mà họ vừa địt vừa trợn mắt, nghiến răng mới là khiếp! Mình từ miền Nam ra là họ biết ngay. Chỉ cần nghe giọng nói và cách ăn mặc là họ nắm ngay chóc. Vài ông anh thì cứ nay gọi điện, mai gọi điện vào hỏi thăm và mời ra Bắc chơi một lần cho biết quê hương làng mình.
Thứ Hai tuần trước, suy nghĩ mãi tôi mới quyết định về Bắc một chuyến cho biết “Nơi chôn nhau cắt rốn”. Trước khi ra Bắc, tôi đã phải gửi tấm hình mới nhất của mình ra ngoài đó để các anh nhận ra mà đón.
15g chiều, máy bay đáp xuống sân bay Nội Bài. Sau khi làm thủ tục xong, tôi bước ra ngoài sân bay. Hình ảnh đầu tiên mà tôi nhìn thấy là cánh xe ôm, họ mời chào rất nhiệt tình. Có nhiều tay xe ôm đi giày trông rất lịch sự và hầu hết tay nào cũng lù lù chiếc nón cối trên đầu. Có lẽ hình ảnh của ông Hồ đã gắn chặt trong ký ức người dân miền Bắc, cho nên ngoài đó rất nhiều người đội nón cối. Mặc áo sơ mi, bỏ áo trong quần, giày tây bóng lộn mà chơi cái nón cối trên đầu thì nhìn rất buồn cười, nhưng có lẽ ngoài đó, người ta đã quen với cái kiểu như thế rồi.
Cánh xe ôm mời chào kinh quá, nhớn nhác mãi, vừa nhìn chung quanh vừa ôm cái giỏ cho chặt, vì lơ mơ mà kẻ nào nó giật mất thì chỉ có ăn “cái ấy” cho no rồi đi bộ về Miền Nam.
“Ka ơi! Anh đây này”. Đang ngơ ngác thì ông anh gọi và lấy tay vẫy vẫy. Anh tôi mặc bộ quần áo bộ đội đã cũ, chân đánh đôi giày da và trên đầu là chiếc nón cối. Một tay xe ôm tưởng ông anh đón tôi giành khách, anh ta đi ra chỗ ông anh và nói gì đó mà tôi không nghe. Tôi chỉ thấy anh tôi trợn mắt và quát lên:
“ĐM! Em tao trong Nam vừa ra đấy”.
Tay kia biến mất, tôi lên chiếc xe Dream và trực chỉ Kim Động – Hưng Yên. Xe đang ngon trớn bỗng đảo nghiêng sang bên kia đường. Anh tôi lẩm bẩm:
“ĐM! Chó toàn ra đường ỉa bậy”.
Tôi buồn cười mà không dám cười. Đang chạy xe, Anh tôi dừng lại, trước mặt là anh thanh niên giơ tay chào. Anh tôi hỏi:
“Đi đâu mà vất thế? Vãi cả mồ hôi ra vậy?”
“Em đi mua tí thịt chó, hôm nay nhà có khách”
“ĐM! Có khách thì phải làm con gà, thịt chó thì đéo ra gì rồi”
“Mà bác đèo ai đấy?”
“ĐM! Cô em trong Nam ra chơi!”
16g30 thì xe về đến làng, mấy đứa con chạy ra vỗ tay mừng bố đã về. Bố nói với thằng lớn:
“Vỗ, vỗ cái đéo gì! Vào bảo mẹ thịt ngay con gà hôm qua mổ vỡ trứng”.
Bữa cơm tối có thịt gà luộc, vài lon bia Hà Nội. Anh tôi bảo là ăn thịt gà là phải có con bia này nó mới hợp. Ngoài Bắc họ uống bia không có đá thì phải, tôi thấy anh tôi mở bia là rót ngay vào ly, tôi cũng không dám đòi đá. Bia Hà Nội uống cũng tạm được. Anh tôi nổ trong bữa cơm kinh quá: Nào là làng mình kỳ này cũng phất lên rồi, không đến nỗi vất như ngày xưa, nhà nào cũng nuôi vài con lợn, chó thì vô tư. Mà tôi phải công nhận là nhà anh chị tôi lắm chó thật. Nhà xây cấp bốn bình thường, mà tôi nhìn thấy tám con chó. Anh tôi bảo là có khi thịt hết lứa chó này là chúng nó sẽ cấm ăn thịt chó. Mà ĐM! mấy thằng rỗi hơi, tự nhiên lại nghĩ ra cái trò cấm ăn thịt chó. Chị tôi góp chuyện: “Cấm cái đéo gì! Toàn chuyện não lợn”. Tôi không nhịn được cười và buộc phải cười và cười rất lớn.
Hình như văng tục là một nét văn hoá của những người Miền Bắc thì phải! Chuyện gì cũng địt được và cái gì cũng văng đéo.
Tôi vừa bước xuống sân sau để rửa mặt, đánh răng thì dẫm ngay phải bãi cứt chó. Anh tôi nhìn thấy:
“Em ra rửa chân đi. Mẹ nó ơi! ĐM! Xem con chó nào vừa ỉa ra sân, ngày mai thịt luôn, để làm cái đéo gì”.
Cứt chó nhiều thật! Mà hình như cả nhà quen rồi thì phải, vì đâu có ai đi mà dẫm vào cứt chó, chỉ có tôi là dẫm phải, bởi vì mình chưa quen đường lối.
Sáng hôm sau, anh chị tôi dẫn tôi đi xem làng xóm, nhìn lại căn nhà xưa mà Bố-Mẹ tôi đã ở, nơi mà tôi chào đời. Căn nhà rộng tám mét và sâu chừng hai mươi lăm mét, nhà bây giờ là chủ khác ở, chứ không phải là họ hàng, vì khi mình di cư, Nhà nước đã lấy hết và sang nhượng cho nhau. Làng tôi còn nghèo lắm! Tôi thấy cô bé bán thịt đặt vài ký thịt trên mặt bốn cái ghế đôn chập lại, tôi hỏi nó ngày bán được mấy ký thịt thì nó trả lời:
“Báo cáo với bà, cả ngày cháu bán được năm cân. Hôm nào ế thì đéo bán được ký nào!”.
Chung quanh làng không có nhiều quán xá và chỗ nhậu nhẹt như ở trong mình. Anh tôi dẫn tôi đi chung quanh xóm, trên đường nhiều cứt chó lắm. Anh tôi bảo là: “ĐM! Ở đây cả làng đều như thế! Đi đường là phải tinh mắt…”
Vừa tờ mờ sáng, tôi đã nghe thấy tiếng chó kêu, tôi ra sân thì đã thấy con chó bị xích dưới gốc cây mít. Thấy tôi dậy, anh tôi lên tiếng:
“Em ngủ nữa đi, dậy làm đếch gì mà sớm thế?”.
Tôi bảo là lạ nhà nên khó ngủ. Thật ra là cả đêm tôi ngửi thấy mùi cứt chó, nó cứ phảng phất đâu đây. Phải nói là ngoài Bắc họ nhiệt tình. Đúng là làng quê có khác! Mới tám giờ sáng mà cả chục tay thanh niên trong xóm đã tụ tập để làm thịt chó. Vài bà hàng xóm mua hộ anh tôi cặp gà để thịt. Anh tôi phấn khởi lắm, một tí lại: “Em báo cáo với các bác, các chú, hôm nay em làm thịt con chó để mừng cô em trong Nam ra”. Một tay thanh niên nói: “ĐM! Thảo nào cỗ lớn là phải!”…
Tôi đã bỏ thịt chó từ lâu nên cũng chẳng tha thiết gì với món này. Vào những năm 1977, 1978, được con chó như thế này mà thịt thì còn gì bằng, nhưng cái thời khốn nạn ấy đã qua lâu rồi. Bữa cơm ồn ào quá! Họ uống toàn rượu, chỉ có đàn bà là uống bia. Tiếng chửi tục vang lên loạn xạ. Đàn bà cũng văng tục. Từ nhỏ đến bây giờ tôi mới được ăn bữa cơm như thế này. Đàn bà cứ nói là chửi tục, đàn ông thì văng còn mạnh hơn nữa. Mà họ chửi tục không phải vì giận nhau hay cãi nhau, họ chửi tục vui cơ mới là buồn cười. Đang uống rượu, anh thanh niên đứng dậy:
“ĐM! Em còn mấy lít rượu rễ cây đinh lăng, để làm đéo gì. Biết có sống được đến mai không mà để dành củ khoai đến tối. Em mang sang đánh luôn”…
Mới ở được hai ngày là tôi đã thấy chán! Chị tôi bảo hay là mình thuê xe cho em nó ra Ba Đình thăm lăng Bác. Anh tôi nói luôn:
“Thăm cái đéo gì mà thăm, Anh vào một lần từ lâu rồi, đéo nhìn thấy gì vì cách xa lắm”.
Ngày thứ tư là tôi quyết định ra về, vì tôi mua vé khứ hồi. Bữa cơm trưa lúc mười giờ và chỉ có gia đình. Tôi biết hoàn cảnh của anh chị tôi mà! Tôi biếu anh chị tôi ít tiền. Chị tôi bảo là:
“Chị đéo có nghĩ gì đâu, Em làm như thế Chị ngại lắm”.
Anh tôi chen vào:
“Ngại cái đéo gì mà ngại! Em nó cho thì cứ cầm lấy để hôm nào vào Nam chơi”…
Ngồi trên máy bay, tôi cứ thắc mắc một điều là tại sao họ lại văng tục nhiều thế? Có thể vì họ không được giáo dục, cũng có thể là do thói quen đã nhiễm vào đầu óc từ đã lâu.
Lê Thy Ka
(Kỷ niệm chuyến đi về Miền Bắc)
________________
Đỗ Hứng gởi