Trung đạo 中道
Majjhi-māpaṭipadā – Madhya-māpratipad
Middle Way
(2025)
***
Nội dung.
1. Ýnghĩa Trung đạo.
1.1. Khái quát về Trung đạo.
- Trung đạo (中道; P: Majjhi-māpaṭipadā; S: Madhya-māpratipad; E: ...)
1.2. Tư tưởng Trung đạo.
1.3. Giáo lý Trung đạo.
1.4. Giáo lý Trung đạo Duyên khởi.
- Y tha khởi tính (依他起性; P: Idapaccayatā-paṭiccasamuppāda; S: ...; E: ... )
- Duyên khởi (縁起; P: Paṭiccasamuppāda; S: Pratītyasamutpāda; E: ...)
2. Trung đạo Đầu-đà.
2.1. Khổ hạnh trong Bà-la-môn giáo.
Khổ hạnh(苦行; P: Tāpana; S: Tāpasa; E: Self-mortification, religious austerity).
2.2. Đầu-đà hạnh trong Phật giáo.
Đầu-đà hạnh (頭陀行; P: Dhutaṅga; S: Dhūtaguṇa; E: Ascetic practice).
1) Hạnh Đầu-đà theo truyền thống Nam truyền.
2) Hạnh Đầu-đà theo truyền thống Bắc truyền.
3) Yếu tố cần có ở người thực hành tu tập.
4) Phân loại hạnh Đầu-đà theo từng loại hạnh giả.
3. Trung đạo Bát Chánh đạo.
4.1. Chánh tri kiến
1) Chân lý Duyên khởi = Chân lý tuyệt đối (xuất thế gian) = Chân đế (真諦; P: Paramattha-sacca; S: Paramārtha-satya; E: Ultimate truth).
2) Đạo đức Duyên khởi = Chân lý tương đối (thế gian) = Tục đế (俗諦; P: Sammuti-sacca; S: Saṃvṛti-satya; E: Relative truth).
4.2. Chánh tư duy.
4.3. Chánh ngữ.
4.4. Chánh nghiệp.
4.5. Chánh mạng.
4.6. Chánh tinh tấn.
4.7. Chánh niệm.
4.8. Chánh định.
Chánh định =/= Tứ thiền Bát định
4. Trung đạo Tùy duyên.
4.1. Tuỳ duyên.
1) Tùy duyên là sống thuận theo bản tính tự nhiên chân thật.
2) Tùy duyên là thái độ sống buông bỏ sở chấp.
3) Tùy duyên là không sống trong khuôn mẫu.
4) Tùy duyên là không sống buông xuôi tiêu cực.
5) Tùy duyên là thái độ thản nhiên trước những vinh nhục của cuộc đời.
4.2. Tùy duyên Bất biến.
5. Trung đạo Bất nhị.
5.1. Nhất nguyên luận và Nhị nguyên luận.
5.2. Trung đạo Bất Nhị.
1) Chân đế - Tục đế.
- Chân đế (真諦; P: Paramattha-sacca; S: Paramārtha-satya; E: Ultimate truth)
- Tục đế (俗諦; P: Sammuti-saccaa; S: Saṃvṛtti-satyatva; E: Relative truth)
2) Tứ đức Niết-bàn(四德涅盤; E: The four Nirvana virtues).
- Chân thường - Chân lạc - Chân ngã - Chân tịnh.
6. Trung đạo Hữu-Vô.
6.1. Vô với nghĩa không hay không có.
1) Vô minh (無明; P: Avijjā; S: Avidyā; E: Ignorance)
2) Vô lậu (無漏; P: Anāsava; S: Anasrāva; E: Free from intoxicants)
3) Vô thường (無常; P: Anicca; S: Anitya; E: Impermanence)
4) Vô lượng (無量; P: Appamaññā; S: Apramāṇa; E: The immeasurables)
6.2. Vô với nghĩa không thực, không phải, chẳng phải.
1) Vô ngã (無我; P: Anattā; S: Anātman; E: Non-self)
2) Vô tướng (無相; S; P: animitta; E: signless-ness).
3) Vô tông (無宗), Vô môn (無門).
4) Vô tự (無字), Vô ngôn (無言), Vô ý (無意)
7. Trung đạo Trung luận.
8. Trung đạo Như thị.
1.Như thị tướng 2.Như thị tính 3. Như thị thể 4.Như thị lực 5.Như thị tác
6.Như thị nhân 7. Như thị duyên 8.Như thị quả 9. Như thị báo 10.Như thị bổn
mạt cứu cánh.
Bài đọc thêm: Trung đạoqua các kinh:
1. Kinh Thuận Thế Phái - Lokayatika Sutta (SN 12.48).
2. Kinh Một Vị Bà-la-môn - Aññatra Sutta (SN 12.46).
3. Kinh Thí Dụ Về Cây Đàn – Soṇa Sutta.
NBS: Minh Tâm 9/2015, 3/2025
1.Ý nghĩa Trung đạo.
1.1 Khái quát về Trung đạo.
Trung đạo (中道; P: Majjhi-māpaṭipadā; S: Madhya-māpratipad; E: Central Path, Middle Path, Middle Way; F: Voie du Milieu, Voie Médiane, Voie Moyenne): Là từ được dùng chỉ chung cho phương pháp giảng dạy của đạo Phật, nhằm tránh những cực đoantrong đời sống vật chất và đời sống tinh thần, tiêu biểu là lối sống buông thả theo dục lạchay lối sống trói buộc trong khổ hạnh.
Tư tưởng Trung đạo được xem là mới mẻ so với các khuynh hướng tư tưởng triết học và tôn giáo đương thời, cả về phương diện triết lý lẫn thực hành.
Phương pháp thực hành Trung đạo mang tính cách thực tế, lấy nền tảng nhân bản làm trung tâm, nên được xem là chỉ có trong đạo Phật và hoàn toàn không có nơi các tôn giáo khác, bởi các tôn giáo này luôn lấy giáo điều thần linh làm trụ cột.
Trong một cực đoan, có thể là một người tốt bụng nhưng dại khờ, và trong một cực đoan khác, có thể là một người có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Đạo Phật dạy con người cần phát triển và giữ thật cân bằng trọn vẹn cả tình cảm và lý trí, mà đỉnh cao là Từ bi và Trí tuệ,đó là thứ tình cảm không trói buộc và một lý trí không vướng mắc.
Trong tiếp cận chân lý, thì bất thiệnlà một cực đoan mà thiện cũng là một cực đoan, vượtlênhai cực đoan này chính là Thực tướng Trung đạo.
Trung đạo có thể biểu hiện ở các khía cạnh sau và được trình bày ở phần bên dưới:
- Trong đời sống vật chất (thân), như là pháp tu Trung đạo Đầu-đà.
- Trong đời sống tinh thần (tâm), như là nhận thức về Trung đạo Duyên khởi, Trung đạo Tùy duyên, Trung đạo Bất nhị, Trung đạo Hữu-Vô, Trung đạo Trung quán, Trung đạo Như thị.
- Trong đời sống vật chất và tinh thần (thân và tâm), như là Trung đạo Bát Chánh Đạo.
1.2.Tư tưởng Trung đạo.
Trung đạo– Wikipedia tiếng Việt
Middle Way - Wikipedia, the free encyclopedia
Đức Phật Thích Ca vốn là vị hoàng tử của nước Ca Tỳ La Vệ (Kapila-vastu), là người con duy nhất của vua Tịnh Phạn (Śuddhodana). Khi chưa xuất gia Ngài sống trong hưởng thụ hầu hạ của hoàng cung. Qua thời gian, tự Ngài cảm thấy sự hưởng thụ đó không phải là thứ hạnh phúc chân thật; cho nên vào năm 29 tuổi, Ngài quyết định từ bỏ lối sống hưởng thụ đó xuất gia tìm cầu chân lý hạnh phúc.
Sau khi xuất gia học đạo, trong 6 năm đầu tiên đó Ngài đã theo tu học pháp tu khổ hạnh với hai vị đạo sư danh tiếng đương thời là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta. Ngài đã thực tập khổ hạnh, nhịn ăn uống, cho đến một ngày chỉ ăn một hạt mè; thân thể gầy còm, chỉ còn da bọc xương, tuy rằng đã thành tựu những gì người hai vị thầy này thành tựu. Thế nhưng, do nỗ lực quá sức, Ngài đã ngã quị xuống và bất tỉnh. Sau khi tỉnh lại Ngài cảm thấy sự khổ hạnh không phải là con đường tu tập đúng đắn, chỉ phí sức sai lầm, cho nên Ngài quyết định từ bỏ phương pháp tu tập khổ hạnh, đi đến dòng sông Ni Liên Thiền và thọ nhận bát sữa từ sự cúng dường của thiếu nữ Tu-xà-đề (Sujata); Ngài đã cảm thấy thân thể khỏe dần, tinh thần minh mẫn. Chính sự kiện này đã giúp Ngài nhận ra rằng, con đường đi tới chân lý không thể đạt được với một thân thể hoàn toàn kiệt quệ như vậy (He realized that Enlightement could not be gained with such an exhausted body).
1.3. Giáo lý Trung đạo.
1) Theo kinh Thánh Cầu(Ariyapariyesana-sutta) thuộc Trung Bộ kinh, thì thì từ ngữ đầu tiên mà đức Phật dùng để chỉ giáo pháp mà Ngài chứng ngộ là Y thakhởi tính.
Y thakhởi tính(依他起性; P: Paravasatā-sabhāva, Idapaccayatā-paṭiccasamuppāda; S: Paratantra-svabhāva, Idaṃpratyayatā-pratītyasamutpāda; E: The form arising under certain conditions, The real form of phenomenal existence free from verbal expression): Là tự tính phụ thuộc. Đó là tính chất tự nhiên phụ thuộc (hình thái phát sinh trong những điều kiện nhất định, hình thái thực sự của sự tồn tại hiện tượng không có sự diễn đạt bằng lời nói).
- Y 依: Nương vào. Như: quy y (皈依)
- Tha 他: Cái khác. Như: tha nhân (他人)
- Khởi 起: Phát sinh. Nghĩa nơi đây là Sinh khởi (生起), Duyên khởi (縁起).
- Tính 性: Tính chất. Nghĩa nơi đây là “tự tính (自性) = tính chất tự nhiên”.
Theo đó Y tha khởi tính là tính sinh khởi của các pháp hiện hữu, tùy thuộc nương vào các pháp khác; nên nói các pháp sinh khởi nhờ vào các Duyên, được gọi là Duyên khởi 縁起. Nghĩa là các pháp sinh ra do các Duyên và hoại diệt khi các Duyên không hội đủ.
2) Tuy nhiên ở bài pháp đầu tiên nơi bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana-sutta)thuộc Tương Ưng Bộ kinh, do đức Phật thuyết giảng cho năm ẩn sĩ từng tu khổ hạnh với Ngài trước đó tại Sārnāth, thì Ngài lại gọi giáo pháp của mình là Trung đạo (P: Majjhimāpaṭipadā), nhằm xác nhận rằng nhờ thực hành con đường Trung đạo, từ bỏ các lối sống cực đoan mà Như Lai sở đắc trí tuệ, thành tựu an tịnh, giác ngộ, Niết-bàn:
"Này chư Tỳ khưu, có hai điều thái quá, người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai?
- Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
- Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
Này chư Tỳ khưu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ Trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.
Như thế, giáo lý Trung đạo nhằm chỉ ra sự vượt lên hiện tượng nhị nguyên, không chấp thủ vào các cực đoan, hoặc không dính mắc vào phân biệt đối đãi.

1.4. Giáo lý Trungđạo Duyên khởi.

Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt
Pratītyasamutpāda- Wikipedia, the free encyclopedia
Duyên khởi (縁起; P: Paṭiccasamuppāda; S: Pratītyasamutpāda; E: Dependent origination, Dependent arising; F: Coproduction conditionnée): Khởiphát từnhậnra Y tha khởi tính, nguyên lý Duyên khởi đượcphổ quát là nguyên lý trọng tâm của đạo Phật, đại diện cho thực tại luận hay thế giới quan của đạo Phật. Theo đó, các đường lối tư duy và thực hành của đạo Phật được đặt để và ứng dụng, cònđược gọi là Duyên sinh hay Duyên hợp.
Nguyên lý Duyên khởi theo ghi nhận trong Mahavagga thuộc Luật tạng Pali, rằng sau khi giác ngộ, đức Phật tiếp tục ở lại dưới gốc cây Bồ-đề để thực nghiệm giải thoát lạc và thẩm sát lý Duyên khởi theo cả hai chiều thuận nghịch, và đã chứng thực như sau:
“Khi thấy rõ bản chất như thật của các pháp, nguyên nhân sinh khởi và đoạn diệt, vị Bà-la-môn như mặt trời soi sáng cả bầu trời, an trú vững chắc, trừ hết mọi nghi ngờ”
Sự phát hiện ra quy luật sinh diệt do Duyên khởi của hiện hữu với kết quả là “Nhãn sinh, Trí sinh, Tuệ sinh, Minh sinh, Quang sinh” đã đưa đến một sự thấy biết hoàn toàn mới mẻ, đó làsựgiác ngộcao cả(P;S: bodhi; E: supreme knowledge, enlightenment). Theo đó, đức Phật đã thấy biết rõ sự thật về bảnchất không thực “Vô ngã”và hiện tượng sinhdiệt “Vô thường”liên tục của các pháp.
Trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikàya), tập 1, lý Duyên khởi được tóm tắt như sau:
Imasmiṃ sati idaṃ hoti
Imass’uppādā idaṃ uppajjati
Imasmiṃ asati idaṃ na hoti
Imassa nirodhā idaṃ nirujjhati
[P: Paṭiccasamuppāda]
Yaduta asmin satīdaṃ bhavaty
Asyotpadād idam utpadyate
Yaduta asmin asatīdaṃ na bhavaty
Asya nirodhād idaṃ nirudhyate
[S: Pratītyasamutpāda]
This being, that becomes;
From the arising of this, that arises.
This not being, that does not become;
From the cessation of this, that ceases.
此有故彼有 Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生 Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無 Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅 Thử diệt tắc bỉ diệt
Do cái này có, cái kia có.
Do cái này sinh, cái kia sinh.
Do cái này không có, cái kia không có.
Do cái này diệt, cái kia diệt.
Thật vậy, các pháp do cácduyên hợp và vận hành tương tác biến đổi khôn cùng. Tuy nhiên, do con người không thấu suốt được lẽ thật này, cho nên đã nảy sinh ra những nhầm lẫn chấp thủ cực đoan trong nhận thức và hành động theo quan niệm nhị nguyên-hữu ngã từngcặp như sau:
Hữu(有; P: Atthitā; S: Astitā; E: Existence)
Vô(無; P: Natthitā; S: Nāstitā; E: Non-existence)
Thường(常; P: Niccatā; S: Nityatā; E: Eternity)
Đoạn(斷; P: Uccheda; S: Uccheda; E: Annihilation)
Một = Đồng(同; P: Ekatta; S: Ekatā; E: Oneness)
Khác= Dị(異; P: Anna; S: Anya; E: Another)
Một= Đơn(單; P: Ekatta; S: Ekatā; E: Oneness)
Nhiều= Đa(多; P: Puthutta; S: Pṛthutva; E: Diversity)
Từ các tư duy cực đoan, đã nảy sinh ra những ý niệm đẹp-xấu, tốt-xấu, hay-dở, lạc quan-bi quan … được cố chấp hóa, đưa tới ưa-chê, chiếm giữ-loại trừ, …, đã đưa con người đến biết bao khổ não. Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, phải thấy rằng việc phủ bác triệt để những ý niệm nói trên kỳ thực vẫn là một cực đoan cố chấp. Vì thế, thấy biết ra lẽ thật là nhằm giúp cho chúng ta cảnh giác vượt qua, để không phải bị ràng buộc và trôi lăn trong cái thế giới đầy bất trắc này.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ 5 - đức Phật dạy :
“ Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự làm khổ mình “.
- Trong kinh Ca Chiên Diên (P: Kaccāyana), thuộc Tương Ưng bộ, Phật dạy: "Trung đạo là cái thấy chánh kiến vượt thoát ý niệm 'có' và 'không'"
Hay
"Tất cả là có", này Kaccāyana, là một cực đoan. "Tất cả là không có" là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccāyana, Như Lai thuyết pháp theo Trung đạo.
- Trong kinh Maha Nidana, Trường A Hàm - đức Phật nói :
“Vì không hiểu biết thấu đáo giáo lý Duyên khởi này, nên chúng sinh sống trong cảnh rối loạn như tơ vò”.
Nhìn chung, Trung đạo vàDuyên khởi có thể gọi là Phật đạo, cùngvới ngụ ý vềhiện tượng và bản chất của các pháp. Vì thế, có cách gọi là Trung đạoDuyên khởi,tiêu biểu cho nhận thức về thực tại. Trong Phật giáo Phát triển,Trung đạo-Duyên khởi còngọi là Trung đạoĐệ nhất nghĩa đế (中道第一義諦: Trung đạo là Chân lý tối thượng hay Trung đạo là Chân đế 真諦).
Dưới đây là 2 bài thơ kệ về nhị nguyên-hữu ngã:
-
Hữu Vô– Thơ Minh Đạo
Cái Vô cái Hữu vốn là không,
Hiểu được duyên sanh chớ nặng lòng.
Đông đến tuyết rơi, sương giá lạnh,
Hè qua phượng trổ, cảnh trời trong.
Trần đời thấy sắc còn phân ý,
Đạo pháp qui tâm phải dụng công.
Thấu rõ nhị biên nơi thánh giáo,
Trừ mê khai ngộ chỉ đường tông.
2. Hữu cú Vô cú• 有句無句• Câu Hữu câu Vô
Thơ Trần Nhân Tông
有句無句, Hữu cú vô cú,
藤枯樹倒。 Đằng khô thụ đảo.
幾個衲僧, Kỷ cá nạp tăng,
撞頭嗑腦。 Chàng đầu hạp não.
Câu hữu câu vô,
Như cây đổ, dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
體露金風。 Thể lộ kim phong.
兢伽沙數, Căng già sa số.
犯刃傷鋒。 Phạm nhẫn thương phong.
Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm, bị thương vì mũi nhọn.
***
有句無句, Hữu cú vô cú
立宗立旨。 Lập tông lập chỉ.
打瓦鑽龜, Đả ngoã toàn quy,
登山涉水。 Đăng sơn thiệp thuỷ.
Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
非有非無。 Phi hữu phi vô.
刻舟求劍, Khắc chu cầu kiếm,
索驥按圖。 Sách ký án đồ.
Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
互不回互。 Hỗ bất hồi hỗ.
笠雪鞋花, Lạp tuyết hài hoa,
守株待兔。 Thủ chu đãi thố.
Câu hữu câu vô,
Chẳng tương hỗ hay tương hỗ nhau.
Nón tuyết, giầy thêu hoa,
Ôm cây đợi thỏ.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
自古自今。 Tự cổ tự kim.
執指忘月, Chấp chỉ vong nguyệt,
平地陸沉。 Bình địa lục trầm.
Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
如是如是。 Như thị như thị.
八字打開, Bát tự đả khai,
全無巴鼻。 Toàn vô ba tị.
Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
顧左顧右。 Cố tả cố hữu.
阿刺刺地, A thích thích địa,
鬧聒聒地。 Náo quát quát địa.
Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.
***
有句無句, Hữu cú vô cú,
忉忉怛怛。 Điêu điêu đát đát.
截斷葛藤, Tiệt đoạn cát đằng,
彼此快活。 Bỉ thử khoái hoạt.
Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quít như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt.
Hữu-Vô (Có-Không) có hai cách nhìn như sau:
- Phật giáo Nam truyền chủ trương “Hữu luận” cho rằng vạn pháp Vô thường, nghĩa là luôn chuyển động, biến đổi, nhưng vẫn Có một cách tương đối, chứ không thể nói là Không(có) được.
- Phật giáo Bắc truyền chủ trương “Không luận”” cho rằng vạn pháp tuy Có nhưng thực ra là Không vì vạn pháp không có thực tướng “cái gọi là Không thì cũng Không nốt”.
Trong nội bộ tông phái lại có cuộc luận bàn về thuật ngữ Hữu, Vô, Sắc, Không.
2. Trung đạo Đầu-đà.
Tất Đạt Đa sau sáu năm tu ép xác khổ hạnh
2.1. Khổ hạnh trong Bà-la-môn giáo.
Bà-la-môn giáo quanniệm rằngnguồn gốc của khổ làdonhu cầu của thân xác. Do đó, muốn giải thoátthì hành giả phải đè nén, tiêu diệt các nhu cầu này.Càng hành hạ thân xácbao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu.
Khổ hạnh (苦行; P: Tāpana; S: Tāpasa; E: Self-mortification, religious austerity)
Tu Khổ hạnh trong Bà-la-môn giáo làphương pháp nhằm đạt được giải thoátmột cách nhanh chóng thông qua lối tu khắc nghiệtép xác.Cáctu sĩdùng ý chí mạnh mẽ để chặn đứng những ham muốn, dục lạc của thânxác. Lối tu này có thể dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý, tổn hại sức khỏe do kiệt sức và nguy hiểm đến tính mạng.
Theo kinh Đại Niết-bàn quyển 16 và Bách luận quyển thượng, ngoại đạo Bà-la-môn có sáu trường phái tu khổ hạnh, khái lược như sau:
1. Tự ngạ ngoại đạo (trường phái nhịn đói): Trường phái này chủ trương không ăn, hoặc chịu đựng nhịn đói trong một thời gian dài.
2. Đầu uyên ngoại đạo (trường phái gieo mình xuống vực sâu): Vào mùa đông giá lạnh, họ đi vào trong vực sâu để nhẫn chịu cái khổ của giá lạnh.
3. Phó hỏa ngoại đạo (trường phái hơ mình trên lửa): Họ thường xuyên hơ mình bên ngọn lửa, hoặc để ngọn lửa sát mũi rồi hít sâu vào.
4. Tự tọa ngoại đạo (trường phái ngồi một chỗ): Người tu theo phái này thường ngồi một chỗ trên bãi đất trống bất kể nắng mưa nóng lạnh.
5. Tịch mặc ngoại đạo (trường phái im lặng): Họ sống giữa bãi tha ma và câm lặng.
6. Ngưu cẩu ngoại đạo (trường phái hạnh con bò, con chó): Những người tu theo trường phái này giữ giới sống như con bò, con chó, ăn cỏ khô và những thứ dơ bẩn.
Sáu trường phái khổ hạnh này thường được biết đến với tên gọi là lục chủng khổ hạnh ngoại đạo. Họ thực hành khổ hạnh như vậy vì tin rằng, đó là nhân hạnh để được giải thoát, đắc quả, được sinh lên cõi trời. Ngoài sáu trường phái khổ hạnh này, ở Ấn Độ cổ đại còn có nhiều trường phái khổ hạnh khác.
Khi mới xuất gia, đức Phật từng theo các vị tiên nhân ở rừng khổ hạnh (khổ hạnh lâm) thực tập khổ hạnh sáu năm theo phái Tự ngạ ngoại đạo.
Trong Đại kinh Sư Tử Hống, số 12, thuộc Trung Bộ Kinh, đức Phật kể lại việc tu khổ hạnh của mình tổn hại đến sức khỏe mà không đi tới giải thoát:
“Này Sariputta, trong khi Ta sống chỉ ăn một trái táo, thân thể của Ta trở thành hết sức ốm yếu.
- Vì Ta ăn quá ít, tay chân Ta trở thành như những cọng cỏ hay những đốt cây leo khô héo.
- Vì Ta ăn quá ít, bàn trôn của Ta trở thành như móng chân con lạc đà.
- Vì Ta ăn quá ít, các xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh.
- Vì Ta ăn quá ít, các xương sườn gầy mòn của Ta giống như rui cột nhà sàn hư nát.
- Vì ta ăn quá ít, nên con ngươi của Ta long lanh nằm sâu thẳm trong lỗ con mắt, giống như ánh nước long lanh nằm sâu thẳm trong một giếng nước thâm sâu.
- Vì Ta ăn quá ít, da đầu Ta trở thành nhăn nheo khô cằn như trái bí trắng và đắng bị cắt trước khi chín, bị cơn gió nóng làm cho nhăn nheo khô cằn.
- Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: ‘Ta hãy sờ da bụng’ chính xương sống bị Ta nắm lấy. Nếu Ta nghĩ: ‘Ta hãy sờ xương sống’, thì chính da bụng bị Ta nắm lấy. Vì Ta ăn quá ít, nên này Sariputta, da bụng của Ta bám chặt xương sống.
- Này Sariputta, nếu Ta nghĩ: ‘Ta đi đại tiện hay đi tiểu tiện’, thì Ta ngã úp mặt xuống đất, vì Ta ăn quá ít. Này Sariputta, nếu Ta muốn thoa dịu thân Ta, lấy tay xoa bóp chân tay, thì này Sariputta, trong khi Ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân Ta, vì Ta ăn quá ít”
Dù khổ hạnh như vậy nhưng không lợi ích gì: “Này Sariputta, dầu Ta có theo cử chỉ như vậy, theo hành lộ như vậy, theo khổ hạnh như vậy, Ta cũng không chứng được các pháp thượng nhân, không có tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh. Vì sao vậy? Vì với những phương tiện ấy, không chứng được pháp thượng nhân với Thánh trí tuệ”
Hình ảnh tu khổ hạnh của nhiều tôn giáo tại Ấn Độ
Khác nhau giữa "Pháp tu khổ hạnh & Pháp tu đầu-đà hạnh”
Chi tiết |
Pháp tu: Khổ hạnh |
Pháptu: Đầu-đà hạnh |
Việcăn |
Nhịn ăn, ăn rất ít.
Khôngkhất thực. |
Ăn ngày 1 bữa.
Đi khất thực hóa duyên từng nhà. |
Việcmặc |
Mặc tối giản. Có khi khỏa thân không mặc quần áo hay dùng lá cây tạm che thân. |
Sử dụng những miếng vải bỏ đi chắp vá lại thành y. Chỉ dùng 3 y không nhận thêm y thứ 4. |
Việcở |
Khôngrõ, có thể bằng hay khắc nghiệt hơn. |
Ở gốc cây, ở rừng, ở nghĩa địa, ở giữa trời, ở chỗ nào cũng được miễn là an toàn, an ninh, đặc biệt chỉ ngồi không nằm khi ngủ cũng trong tư thế ngồi. |
Vệ sinh |
Không tắm, sống như động vật. |
Có, tuy ít hơn bình thường. |
Hành xác |
Bằng nhiều hình thức quái dị: trồng cây chuối, treo thân trên cây, thoa phân bò khắp người, lấy gai làm giường, mùa đông ngủ ngoài trời giá lạnh, mùa hè nằm phơi ra nắng cháy… |
Không có. |
2.2. Đầu-đà hạnh trong Phật giáo.
Phật giáo quan niệm rằng nguồn gốc của khổ là do con người sống với nội tâm chấp trước đầy Tham-Sân-Si, do đó xem thể xác là một phương tiện để tu đạo nhằm đạt tới một nội tâm giải thoát. Vì thế, hành giả cần phải nuôi thể xác ở mức nhu cầu tối thiểu cần có để có thể duy trì cuộc sống và bắt nó phục vụ cho con đường tu đạo của mình.
Đầu-đà(頭陀; P: Dhuta; S: Dhūta; E: To perform ascetic practices)nguyên nghĩa là "rũ sạch (E: to shake off)". Đó là rũ sạch Tham-Sân-Si luôn dính mắc nơi nội tâm của mỗi con người.
Đầu-đàhạnh(頭陀行; P: Dhutaṅga; S: Dhūtaguṇa; E: Ascetic practice, austerity)là pháp tu lấy khổ hạnh của thân để tích cực đoạn trừ các tâm Tham-Sân-Si, đây là các tập khí khó đoạn trừ luôn đeo bám hành giả. Người tu theo đầu-đà hạnh chấp nhận những khó khăn trong các vấn đề ăn, mặc, ở, đi lại.
------------
Chú thích.
- Giới (戒) có nghĩa là những quy định tự nhiên trong đời sống thông thường, trong lúc đó Luật được hiểu là quy luật dành cho những người xuất gia, sống trong chùa chiền hay thiền viện.
- Hạnh = Hành (行) có nghĩa là làm, thực hành.
- Giới hạnh (戒行; P: sīla; S: śīla; E: ethics or morality) là những hành động thiện, những hành động mang lại sự an vui cho mình, cho người, cho tất cả chúng sanh.
- Tập khí (習氣; P;S: vāsanā; E: habitual tendencies): Là khuynh hướng hành vi hoặc dấu ấn nghiệp chướng ảnh hưởng đến hành vi hiện tại của một người.
Phật giáo có nhiều cách tu, trong đó có cách tu khổ hạnh gọi là Đầu-đà. Hạnh đầu-đà nơi đây không là cách tu khổ hạnh ép xác một cách cực đoan nơi Bà-la-môn giáo, mà là một trợ hạnh, một lối sống Chánh mạng theo đúng tinh thần thiểu dục tri túc về ba nhu yếu ăn, mặc, ở để có nhiều thời gian hành thiền, quán chiếu nhằm đạt được mục đích giải thoát.
Pháp tu theo hạnh đầu-đà không cực đoan khổ hạnh, cũng không cực đoan dục lạc, nên gọi là pháp tu Trung đạo. Thực hành khổ hạnh không phải là mục tiêu cuối cùng, mà là phương tiện để thanh tịnh tâm hồn và phát triển trí tuệ.
Hành giả cần biết rằng:
- Giới-Định-Tuệ là 3 phẩm hạnh của hành giả trong quá trình tu học Phât.
- Văn tuệ - Tư tuệ - Tu tuệ là 3 yếu tố cần và đủ cho việc tu học Phật.
Do đó, hành giả cần trang bị đủ Văn tuệ - Tư tuệ - Tu tuệ, còn Đầu đà hạnh là trợ duyên tốt cho những ai có đủ căn lành. Đức Phật tôn trọng và tán dương cho những ai thực tu theo pháp môn này. Hành giả mà thiếu Văn tuệ và Tư tuệ, thì bấy giờ tu sẽ là cách thực hành Khổ hạnh cực đoan của Bà-la-môn mà thôi.
Trong kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Nhập đạo có ghi:
“Nếu hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời.”
Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp nổi tiếng là người thực hành hạnh Đầu đà nghiêm túc nhất, là người đứng đầu Tăng già sau khi đức Phật mất.
- Trong truyền thống Nam truyền, nơi kinh tạng Pāli, 13 pháp Đầu-đà chỉ được nhắc đến tên gọi mà không được giảng giải chi tiết. Chỉ ở trong Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhimagga) của ngài Phật Âm (Buddhaghosa) 13 pháp này mới được trình bày chi tiết.
- Trong truyền thống Bắc truyền, các pháp Đầu-đà cũng được đề cập nhưng ở đó số pháp chỉ có 12, được đề cập trong Thập Địa kinh.
Như vậy, các pháp Đầu-đà hiện nay là do các Tổ vế sau chế định.
1) Hạnh Đầu-đà theo truyền thống Nam truyền: Gồm 13 hạnh.
1- Hạnh phấn tảo y(P: pamsukulik'anga) phấn tảo y là loại y phục được làm từ những miếng vải vụn, rách, không dùng đến được lấy từ nghĩa địa, bệnh viện, ở ngoài đường hay ở rừng, ... Sau đó được giặt sạch và vá lại thành y để mặc. Vị hành giả tu tập không nhận sự cúng dường y áo của thí chủ mà đi nhặt những vải này.
Pháp này nhằm giúp hành giả rời xa sự xa hoa và tập trung vào đời sống đơn giản không bị lệ thuộc vào thí chủ.
2- Hạnh ba y(P: tecivarik'anga): Hành giả tu hạnh đầu đà chỉ có ba y, bao gồm: thượng y, trung y và hạ y hay còn gọi là y nội, y ngoại, và y đại. Chư Tăng dùng y đó đến khi rách, thậm chí là không còn chỗ vá mới được may mới.
Pháp này nhằm giúp hành giả duy trì lối sống đơn giản và giảm bớt nhu cầu vật chất.
3- Hạnh khất thực(P: pindapatik'anga): Ở hạnh này, người tu hạnh đầu đà mang bình bát đi khất thực để nuôi sống bản thân mình, không đợi tín chủ mời đến nhà để cúng mà phải mang bình bát khất thực.
Pháp này nhằm giúp hành giả luyện tập sự khiêm nhường và lòng biết ơn đối với cộng đồng.
4- Hạnh khất thực từng nhà(P: sapadanik'anga): Đây là việc đi khất thực theo từng nhà, không phân biệt nhà giàu hay nghèo. Mỗi nơi đều được khất thực một cách tuần tự, không chọn lựa nơi có nhiều đồ ăn ngon.
Pháp này nhằm giúp hành giả tập tính bình đẳng và tính ưa thích (tham)
5- Hạnh nhất tọa thực(P: ekasanik'anga): Hạnh này yêu cầu hành giả chỉ ăn một bữa trong ngày, thường là vào buổi trưa.
Pháp này nhằm giúp hành giả phát triển sự tự kiểm soát và tiết chế các nhu cầu cơ bản của cơ thể.
6- Hạnh ăn bằng bình bát(P: pattapindik'anga):
Hành giả chỉ sử dụng thức ăn xin được trong bình bát, không thêm bát thứ hai và hạn chế sử dụng các vật dụng khác.
Pháp này nhằm giúp hành giả có lối sống giản dị và không phụ thuộc vào tiện nghi không cần thiết.
7- Hạnh không để dành đồ ăn(P: khalu-paccha-bhattik'anga): Hành giả không đượcđể lại thức ăn dư thừa hoặc thực phẩm từ các tín chủ cho ngày hôm sau. Điều này cũng có nghĩa là không lưu trữ thức ăn
Phápnày nhằm giúp hành giảtừ bỏ sự chấp giữ.
8- Hạnh ở trong rừng(P: araññik'anga): Hành giả chọn sống ở nơi thanh vắng có nghĩa là lựa chọn các khu vực hoang sơ, xa rời sự ồn ào của đô thị. Những địa điểm như rừng sâu, hang đá hoặc các khu vực hẻo lánh để sinh sống và hành đạo.
Pháp này giúp hành giả tập trung hơn vào việc tu tập và nâng cao đời sống tâm linh.
9- Hạnh ở gốc cây(P: rukkhamulik'anga): Hành giả chọn sống dưới gốc cây, sử dụng gốc cây, tán cây làm nơi cư trú. Đây là cách để hành giả hòa mình vào thiên nhiên và giảm thiểu nhu cầu về tiện nghi vật chất.
Pháp này giúp hành giả rèn luyện khả năng chịu đựng và thích nghi với môi trường tự nhiên.
10- Hạnh ở ngoài trời(P: abbhokasik'anga): Hành giả chọn sống dưới trời không có mái che, nghĩa là chọn sống ngoài trời mà không có bất kỳ nơi trú ẩn nào.
Phápnày giúp hành giảrèn luyện tính kiên nhẫn và khả năng chịu đựng trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
11- Hạnh ở nghĩa địa(P: susanik'anga): Hành giả sẽ chọn khu vực trong hoặc gần nghĩa địa để tu hành.
Pháp này giúp hành giả chấp nhận và nhận thức về cái chết, từ đó giảm bớt sự sợ hãi và lo âu..
12- Hạnh nghỉ ở đâu cũng được(P: yatha-santhatik'anga): Hành giả không chọn chỗ nghỉ cố định, mà tự thích ứng với các nơi như đống rơm, gốc cây... và có thể ngủ ở bất kỳ đâu.
Pháp này giúp hành giả buông bỏ sự phụ thuộc vào một địa điểm cụ thể và rèn luyện sự linh hoạt.
13- Hạnh ngồi ngủ(P: nesajjik'anga): Hành giả chỉ ngồi và không nằm khi ngủ.
Pháp này giúp hành giả rèn luyện tính kiên định trong việc tu tập.
2) Hạnh Đầu-đà theo truyền thống Bắc truyền: Gồm 12 hạnh.
1- Chỉ ăn đồ ăn khất thực (S: paiṇḍapātika)
2- Chỉ mặc ba bộ y (S: tracīvarika)
3- Không chấp nhận thêm sau khi bắt đầu ăn(S: khalupaścādbhaktika)
4- Không nằm (S: naiṣadyika)
5- Giường ngủ phù hợp được cúng dường (S: yathāsaṃstarika)
6- Sống ở gốc cây (S: vṛkṣamūlika)
7- Một lần ngồi khi ăn (S: ekāsanika)
8- Sống ở nơi trống trải (S: ābhyavakāśika)
9- Sống ở vùng hoang dã (S: āraṇyaka)
10- Sống trong nghĩa địa (S: śmāśānika)
11- Chỉ mặc y làm từ vải bỏ đi (S: pāṃśūkūlika)
12- Chỉ mặc quần áo nỉ (S: nāmatika)
Các hạnh Đầu-đà chỉ là trợ hạnh của thân nhằm chuyển hóa tâm, đó là tâm Tham(do ưa thích), tâm Sân(do chê ghét), tâm Si(do không thấu triệt lý Duyên khởi, nên mạn, nghi, ác kiến ...)
Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tận (E: to transcend // transcendence, transcendency)Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
Trong kinh Tạp A Hàm có chép:
“Niết-bàn có nghĩa là dập tắt (E: to extinguish // extinction)hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ Nghiệp gây ra từ ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
3) Yếu tố cần có ở người thực hành tu tập.
Thực hành pháp Đầu-đà không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người tu tập phải hội tụ nhiều yếu tố cả về tâm linh lẫn thể chất.
- Đức tin lớn: Niềm tin vững chắc vào Phật pháp là nền tảng để vượt qua khó khăn, thử thách trong quá trình tu tập.
- Tâm hổ thẹn: Sự hổ thẹn với những lỗi lầm, sai trái của bản thân là động lực để thay đổi và hoàn thiện mình.
- Sức khỏe tốt: Thể chất khỏe mạnh là điều kiện cần thiết để thực hiện những hạnh đầu đà khắc nghiệt.
- Thuần thục tìm kiếm chân lý: Khả năng phân biệt đúng sai, thiện ác và luôn hướng tới chân lý là yếu tố quan trọng để không bị lạc lối trên con đường tu tập.
- Nhiệt tình và chín chắn: Sự nhiệt huyết và chín chắn giúp người tu tập duy trì sự tinh tấn, không nản lòng trước khó khăn.
- Trí tuệ: Trí tuệ giúp thấu hiểu giáo lý, phân tích và ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống.
- Ham học hỏi và có kiến thức: Sự ham học hỏi và tích lũy kiến thức giúp người tu tập hiểu rõ hơn về Phật pháp và áp dụng vào thực hành.
- Thọ trì kiên định: Sự kiên định, không dao động trước những cám dỗ, thử thách là yếu tố quyết định để đi đến thành công trên con đường tu tập.
- Ít tìm lỗi người khác: Thay vì tập trung vào lỗi lầm của người khác, người tu tập nên tập trung vào việc hoàn thiện bản thân.
- An trú trong tâm từ bi: Tâm từ bi là nền tảng của mọi hành động thiện lành, giúp người tu tập đối xử với mọi người và vạn vật bằng tình yêu thương, không phân biệt.
4) Phân loại hạnh Đầu-đà theo từng hạng người.
Các pháp đầu-đà được thực hành tùy theo từng hạng người:
- Tỷ-kheo: Một vị Tỷ-kheo có thể chọn bất kỳ pháp nào trong 13 pháp đầu-đà. Nếu muốn, vị ấy có thể thực hành toàn bộ 13 pháp đầu-đà cùng một lúc.
- Tỷ-kheo-ni: Một vị Tỷ-kheo-ni có thể thực hành 8 pháp đầu-đà là: mặc y phấn tảo - mặc y được làm từ dẻ rách; chỉ mặc ba y; sống bằng khất thực; khất thực thứ tự từng nhà; ăn ngày một bữa; chỉ ăn một bình bát; ở bất cứ chỗ nào; chỉ ngồi, không nằm.
- Sa-di: Một vị Sa-di có thể thực hành 12 pháp đầu-đà; họ không thể thực hành pháp chỉ mặc ba y (tecīvarika), vì y của họ khác với các Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni. Cần phải nói thêm rằng không có luật định nào ngăn cấm các Sa-di hạn chế việc sử dụng y áo, ngọa cụ, v.v..., tuy nhiên đây không phải là đối tượng của pháp chỉ mặc ba y.
- Thức-xoa-ma-na và Sa-di-ni: Một vị Thức-xoa-ma-na và Sa-di-ni có thể thực hành 7 pháp đầu-đà là: mặc y phấn tảo; sống bằng khất thực; khất thực thứ tự từng nhà; ăn ngày một bữa; chỉ ănmột bình bát; ở bất cứ chỗ nào; và chỉ ngồi không nằm.
- Cư sĩ: Người cư sĩ có thể thực hành 2 pháp đầu-đà là: ăn ngày một bữa và chỉ ăn một bình bát. Tuy nhiên, một cư sĩ có khuynh hướng mạnh mẽ với việc thực hành xuất gia, có thể noi gương các Tỷ-kheo thực hành thêm pháp không ăn lại đồ thừa, ở trong rừng, ở nơi gốc cây, ở ngoài trời, ở nghĩa địa, ở bất cứ chỗ nào, chỉ ngồi không nằm, nâng tổng số các pháp đầu-đà lên thành 9 pháp.
Dưới đây là vài vị tiêu biểu tu hạnh Đầu-đà nổi tiếng từng đươc biết
- Tôn giả Đại Ca Diếp (Mahākassapa * 616-496 TCN): Một trong 10 đại đệ tử của Thích-ca Mâu-ni, được tôn phong là Đầu-đà đệ nhất.
- Tôn giả Phú Lâu Na (Punna)
- Tôn giả A Nan (Ananda)
- Tôn giả Ưu Ba Ly (Upāli)
- Trần Nhân Tông (1258-1308): Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông sau khi xuất gia đã từng tu theo hạnh này nên ngài còn mang tên là Trúc Lâm Đầu Đà (竹林頭陀) hay Hương Vân Đại Đầu Đà (香雲大頭陀).
- Ajahn Mun (1870-1949) người sáng lập dòng Thiền trong rừng ở Thái Lan.
- Minh Tuệ (1981): Một khất sĩ người Việt Nam bộ hành khắp Việt Nam.
Xem thêm:
- Vận dụng thuyết Trung Đạo của Nhà Phật trong đời sống hiện nay
- Con Đường “Trung Đạo” Từ Nguyên Thủy Sang Đại Thừa
VIDEO
- BÀI 5: Khổ hạnh và Phật hạnh - TT. Thích Nhật Từ
- Bài 6: Khổ hạnh và Phật hạnh - TT. Thích Nhật Từ
- Kinh Trường bộ 08 - Kinh Ca-diếp Sư tử hống – Khổ hạnh và Phật hạnh - TT. Thích Nhật Từ

3. Trung đạo Bát Chánh đạo.

Bát chính đạo – Wikipedia
Noble Eightfold Path- Wikipedia, the free encyclopedia
Đúng lẽ thật, đúng sự thậtđược gọi là Chánh. Đức Phật đã chọn 8 hành động căn bản hợp đúng lẽ thật làm 8 yếu tố chuẩn mực để chuyêntâmtu học, đó là : Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Về cơ bản, tất cả những pháp của Bát Chánh Đạo không hề đi ngược lại với hạnh phúc là những điều tốt lành trong đời sống bình thường của con người, mà thực sự còn là những hình thức nâng cao hơn nữa, mở rộng hơn nữa của các điều tốt lành ấy (thập thiện) thông qua sự thấu rõ thấy biết lẽ thật khách quan của vũ trụ. Nói cách khác, Bát Chánh Đạo là pháp hành xuyên suốt cả đời sống thế tục và đời sống giải thoát.
Trong kinh Chuyển Pháp Luân, đức Phật nói:
“Này các Tỷ-kheo, con đường Trung đạo mà Như Lai giác ngộ, con đường đem đến pháp nhãn, trí tuệ, đưa lại an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Chính con đường ấy là Bát Chánh Đạo: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.”

Bát Chánh Đạo và các cơ cấu tu học khác
Bát Chánh Đạo(八正道; P : Ariyatthangikamagga; S : Aryastangikamarga; E : The Eightfold Path; F: Noble Chemin octuple): Còn gọi là Trung đạoBát Chánh Đạo, tiêu biểu cho mọi hành động trong cuộc sống trên nhận thứcTrung đạoDuyên khởi.
3.1. Chánh tri kiến(正知見; P: Samma-ditthi; S: Samyak-drsti; E: Right view, Right understanding// Truthful view, Truthful understanding) : Đó là thấy (kiến見) đúng lẽ thật và hiểu, biết (tri知) đúng lẽ thật. Lẽ thật nơi đây gồm 2 ý nghĩa:
1) Chân lý Duyên khởi= Chân lý tuyệt đối (xuất thế gian) = Chân đế (真諦; P: Paramattha-sacca; S: Paramārtha-satya; E: Ultimate truth) [Xem thêm Duyên khởi ở mục 2.3.Giáo lý Trung đạo Duyên khởi]

Pháp phương tiện “Duyên khởi” dẫn hường cho việc học Phật và tu Phật
1. Duyên khởi = Trung đạo Duyên khởi.
2. Duyên khởi tính = Phật tính = Không tính = Tự tính.
3. [Văn tuệ Duyên khởi + Tư tuệ Duyên khởi] => [Tu tuệ Duyên khởi].
Trong kinh Tư Ích (Viśesacintabrahma-pariprcchā sūtra) có ghi:
Các pháp từ Duyên sinh. Tự không có định tính. Biết được nhân duyên này. Đạt thuộc tính các pháp.
Trong kinh Tương Ưng bộ 2 - đức Phật đã trả lời vị tỳ khưu :
“ …Này Kaccayana, ai với trí thấy như thực - thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới này là không có.
… Này Kaccayana, ai với trí thấy như thực - thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới này là có.
…Vị ấy không nghi ngờ, không phân vân, không duyên vào ai khác; trí ở đây là của vị ấy. Cho đến như vậy, này Kaccayana, là Chánh tri kiến”
2)Đạo đức Duyên khởi = Chân lý tương đối (thế gian) = Tục đế (俗諦; P: Sammuti-sacca; S: Saṃvṛti-satya; E: Relative truth)với nguyên tắc chuẩn mực sau:
“Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,là lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”
Chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởilà phương tiện nhằm đoạn tận Tham-Sân-Si nơi thế gian và xuất thế gian. Hành giả tùy duyên ứng xử Chân lý (chân đế) hay Đạo đức (tục đế), mà không dính mắc vào Chân lý, Đạo đức. Với Chánh tri kiến chủ đạo cho 7 chi phần còn lại, nên Bát Chánh Đạo là pháp Trung đạo, gọi là Trung đạo Duyên khởi.
Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:
“Đoạn tận (E: to transcend // transcendence, transcendency)Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”.
Trong kinh Tạp A Hàm có chép:
“Niết-bàn có nghĩa là dập tắt (E: to extinguish // extinction)hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ Nghiệp gây ra từ ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
Chánh tri kiến chỉ được hình thành trên sự thấu hiểu Chánh pháp – nguyênlý Duyên khởivànguyên tắc Đạo đức.Từ đó hướng tới tỉnh giác trên hợp thể ngũ uẩn là “Không”, tỉnh giác trên mọi hành động bởi “Vô Ngã” (“Ngoài sự học chánh pháp, không có người học chánh pháp” ), nhằm viễn ly các chấp thủ về tướng, về tác, về tính.
Với Chánh tri kiếnthì có thể chắc chắn rằng suy tưởng (tư duy) sẽ đúng lẽ thật và trong sáng, và khi suy tưởng này thuần thục thì lời nói (ngữ), hành động (nghiệp) và sinh sống (mạng) cũng sẽ đúng không khác. Chánh tri kiến sẽ soi sáng sự nổ lực (tinh tấn) là có lợi hay có hại cho việc nhớ nghĩ (niệm) và việc chuyên chú (định). Tất cả đều hướng về thấy-hiểu đúng lẽ thật.
Do đó, Chánh tri kiến được xem là chi phần quan trọng nhất, là động lực chính trong Bát Chánh Đạo, chủ đạo ý hướng cho bảy chi phần còn lại. Nói cách khác, Chánh tri kiến chính là tư tưởng Trung đạo chi phối toàn bộ 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hay Bát Chánh Đạo là tiêu biểu cho sự thực hành tu học theo tư tưởng Trung đạo, vượt qua mọi nhận thứccực đoan và hành động cực đoan.

3.2. Chánh tư duy(正思唯; P: Samma-sankappa; S: Samyak-samkalpa; E: Right thought// Truthful thought) : Đó là suy nghĩ, suy tưởng, nghiệm xét đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến. Nội dung có thể thực hiện như sau :
1.Giải trừ các Ý nghiệpbất thiện tham-sân-si đã tạo tác bằng cách thực hành các ý nghiệp thiện viễn ly như bố thí, khoan dung [xem 3 điều (hay 12 điều suy rộng) ở phần Ý của 10 điều đạo đức (thập thiện)].
Ý dẫn đầu các pháp Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ tạo tác Ý làm chủ tạo tác
Nếu với ý nhiễm ô Nếu với ý thanh tịnh
Nói năng hay hành động Nói năng hay hành động
Khổ não bước theo sau An lạc bước theo sau
Như xe theo vật kéo. Như bóng không rời hình.
k. Pháp Cú 1. k. Pháp Cú 2.
2.Tư duy theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tụê.
3.Quán chiếu “ Ngoài sự tư duy đúng lẽ thật, không có người tư duy đúng lẽ thật “.
Chúng ta biết rằng tuy Tham-Sân-Si được xếp vào các độn sử (鈍使: phiền não khó đoạn trừ; E: affliction that is difficult to eliminate), nhưng Si theo tinh thần của Bát Chánh Đạo là chướng ngại cần triệt phá sớm với Chánh tri kiến, nhằm để dần đoạn diệt 2 chướng ngại còn lại là Tham, Sân. Bát Chánh Đạo có nét của phương châm “Đốn ngộ, Tiệm tu”.
-------------
Chú thích: Từ Bi-Trí Tuệ
- Từ : Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
- Bi : Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
- Trí tuệ: Sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với Đạo đức Duyên khởi.
Một cách diễn đạt khác về nguyên tắc đạo đức này như sau: “… Nếu bảo Từ Bi là một thứ tình yêu, thì tình yêu này không phải là thứ cảm xúc nông nổi, hời hợt và sẵn sàng dẫn đến hành động một cách mù quáng. Mà chính đó phải là thứ cảm xúc sâu thẳm, xuất phát từ cái nhìn rộng lớn, không lầm lẫn, đi liền với toàn bộ cuộc sống như là một tổng thể. Vì thế, không có Từ Bi thì đời sống chúng ta sẽ như một thân cây khô cằn, và không có trí tuệ thì đó chỉ là sự sống trong tăm tối …”.
Từ Bi-Trí Tuệ vì thế là một thứ tình cảm trên một nhận thức Vô ngã không dính mắc, điều này trái với ý nghĩa “Bác Ái” ở các tôn giáo khác là thứ tình cảm trên một nhận thức Hữu ngã dính mắc.

3.3. Chánh ngữ(正語; P: Samma-vaca; S: Samyak-vaca; E: Right speech// Truthful speech) : Đó là nói để diễn đạt ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến. Nội dung có thể thực hiện như sau :
1.Giải trừ các Khẩu nghiệpbất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các khẩu nghiệp thiện [x. 4 điều (hay16 điều suy rộng) ở phần Khẩu của 10 điều đạo đức (thập thiện)].
2.Nói năng theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ.
3.Quán chiếu “Ngoài sự nói đúng lẽ thật, không có người nói đúng lẽ thật“.

3.4. Chánh nghiệp: (正業; P: Samma-kammanta; S: Samyak-karmanta; E: Right action// Truthful action) : Đó là hành động của thân theo ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến. Nội dung có thể thực hiện như sau :
1.Giải trừ các Thân nghiệpbất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các thân nghiệp thiện [x. 3 điều (hay 12 điều suy rộng) ở phần Thân của 10 điều đạo đức (thập thiện)].
2.Hành động của thân theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ.
3.Quán chiếu “ Ngoài sự hành động đúng lẽ thật, không có người hành động đúng lẽ thật “.

3.5. Chánh mạng: (正命; P: Samma-ajiva; S: Samyak- ajiva; E: Right livehood// Truthful livehood): Đó là chọn nghề sinh nhai hợp với Chánh tri kiến có các nội dung có thể thực hiện như sau :
1.Nghề sinh nhai không ảnh hưởng đến sự vi phạm 40 điều đạo đức (suy rộng từ 10 điều đạo đức), hơn nữa lại có điều kiện thực hiện các điều đạo đức này.
2.Nghề sinh nhai không đi ngược lại tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ.
Với nội dung này, có thể thấy ngay một số nghề cần tránh như buôn bán người, buôn bán vũ khí, thuốc độc, chất say nghiện…, đầu cơ tích trữ làm lũng đoạn thị trường, nghề cho vay nặng lãi, nghề lợi dụng lòng mê tín dị đoan của con người, các nghề dịch vụ bắt chẹt trên sự thiếu hiểu biết của khách hàng… Và có lẽ “nghề tu sĩ chân chánh” là nghề tốt nhất.

3.6. Chánh tinh tấn(正精進; P: Samma-vayama; S: Samyak-vyayama; E: Right effort// Truthful effort) : Đó là chútâm, chuyên cần trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến, biểu hịên qua 4 phạm vi sau :
1.Chú tâm đaoan5 trừ các bất thiện pháp đã gây ra các bất thiện nghiệp.
2.Chú tâm ngăn ngừa, dập tắt các bất thiện pháp đang hoặc chưa phát sinh (như phòng hộ các căn).
3.Chú tâm làm phát sinh các thiện pháp (như các phẩm trợ đạo).
4.Chú tâm làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sinh.
Như vậy, chánh tinh tấn thể hiện năng lực hướng tới làm chủ thân-khẩu-ý.

3.7. Chánh niệm(正念; P: Samma-sati; S: Samyak-smrti; E: Right mindfulness//Truthfulmindfulness): Đó là nhớ nghĩ mang tính cảnh giác thường xuyên [= chánh niệm (nhân) - tỉnh giác (quả)] trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến, có thể nội dung sau :
1.Có thể thực hiện trên mọi việc ta tiếp xúc, ở mọi lúc như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống hay đại tiểu tiện… với phươngtiệnChánh tri kiến.
2.Có thể thực hiện trên 4 lãnh vực thân, thọ, tâm, pháp (Tứ niệm xứ) với lý Vô thường – Vô ngã.
Như vậy, chánh niệm thể hiện năng lực an lập từ nhiệm vụ không quên.

3.8. Chánh định(正定; P: Samma-samadhi; S: Samyak-samadhi; E: Right concentration// Truthful concentration): Theo kinh Đại Tứ Thập – Trung Bộ 3, đó là tập trung thuần nhất, không dao động trên sự thành tựu của 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến.
Chánh địnhcòn được gọi là Sát-na định (P: Khaṇika-samādhi; S: Kṣaṇika-samādhi; E:Momentary focus), đây là định tâm trên đối tượng ở mỗi danh pháp hoặc mỗi sắc pháp trong thời hiện tại (P: ārammaṇapaccuppannā → sát-na hiện tại) tùy theo nhân duyên của nó. Sát-na định này thuộc về pháp hành thiền tuệ, lấy Duyên khởilàm nội dung căn bản cho định.
Chánh định nói cách khác là tâm luôn sáng suốt không dao động trước mọi hoàn cảnh, trước mọi đối tượng, đồng thời tâm không trụvào đâu cả. Điều này trái với tính chất định của Tứ thiền Bát định nơi thiền Sắc giới và Vô sắc giới.
Chánh định còn gọi là Đại định 大定, Kim Cương định 金剛定hay Vô lậu định 無漏定.
Trong kinh Hạnh Phúc (P: Mangala sutta), bài kệ của Pháp 35/ 38 Pháp hạnh phúc có nói:
Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Tự tại và vô nhiễm,
Là phúc lành cao thượng.
Trong kinh Đế Phân Biệt Tâm- Trung Bộ kinh, luận về tiến trình giải thoát, đức Phật nói : “ Chánh định được tu tập cùng với 7 chi phần khác của Bát Chánh Đạo sẽ dẫn đến Chánh trí, và Chánh trí (P: Samma-ñāṇa)sẽ dẫn đến Chánh giải thoát (P: Samma-vimutti) ”.
Xem thêm:
- Bát Chánh Đạo. - Quảng Đức
- Phương Pháp Thực Hành Bát Thánh Đạo trong thực tiễn ...

4. Trungđạo Tuỳ duyên(隨緣)
4.1. Tuỳ duyên.
Tuỳ duyên(隨緣) là thuận theo hoàn cảnh, phương tiện, thời tiết mà thay đổi các sự việc cho thích hợp với đạo đức Duyên khởi, do đó mà không trái với chân lý Duyên khởi.
- Tùy (隨; P: anuvattati; S: anuvartati; E: to accord with conditions, to comply with conditions, to conform to) là thuận theo, tuân theo. Như “phu xướng phụ tùy 夫倡婦隨* chồng đốc suất, vợ thuận theo”.
- Duyên (緣; P: paccaya, paticca; S: pratyaya, pratitya; E: condition) là các yếu tố điều kiện. Như “phàn duyên 攀緣* tâm tùy theo ngoại cảnh mà chạy nhảy biến hóa không yên”.
Tùyduyên thể hiện một cuộc sốnglinh hoạt,uyển chuyển, “hòa nhập nhưng không hòa tan”trong mọihoàn cảnh.Hành gỉa luôn thái độ sống cởi mở đón nhận mọi sự mọi việc trong cuộc đời một cách không chấp thủ, không dính mắc.
Theo Phật Quang Đại Từ Điển thì Tùy duyên là thuậntheonhân duyên, thuậntheo căn cơ mà quyết định làm,hoặc thay đổi. Đây không phải là một thái độ bị động mà là một thái độ sống chủ động và tích cực.
1) Tùy duyên làsốngthuậntheobản tính tựnhiên chân thật.
Hành giả sống tùy duyên là sống không giả ảo với cái tôi cố chấp, thiên lệch, ích kỷ nhỏ hẹp của mình mà sống hòa mình, đồng điệu với gia đình, bạn bè, với tất cả mọi người và vạn hữu chúng sanh.
Bài phú Cư trần lạc đạo của Trần Nhân Tông – Vị Tổ sáng lập Thiền phái Trúc Lâm đã minh chứng tinh thần nhập thế, đưa đạo vào đời, một thái độ sống tùy duyên, rũ bỏ mọi chấp trước, thong dong, tự tại trong bất kỳ hoàn cảnh thuận hay nghịch.
居塵樂道且隨緣, Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên,
饑則飧兮困則眠。 Cơ tắc xan hề khốn tắc miên.
家中有宝休尋覓, Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
對境無心莫問禪。Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.
Dịch nghĩa
Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo
Đói thì ăn, mệt thì ngủ
Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác
Đối diện với mọi cảnh giới mà vẫn vô tâm, thì cần chi hỏi thiền nữa.
Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên,
Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối cảnh Vô tâm chớ hỏi Thiền.
2) Tùy duyên là thái độ sống buông bỏ sở chấp.
Trong quyển Góp nhặt cát đá, có gi lại câu chuyện nhà thiền thú vị: Hai huynh đệ nọ trên đường du phương học đạo, bỗng thấy có cô gái đang loay hoay tìm cách đi qua dòng suối đang chảy xiết. Người sư huynh liền tiến đến hỏi: “Này cô! Cô có muốn tôi cõng cô qua bờ bên kia không?”. Cô gái vô cùng mừng rỡ, liền gật đầu đồng ý.
Sau khi qua con suối rồi, hai huynh đệ từ giã cô gái và tiếp tục cuộc hành trình. Đi được một đoạn, người sư đệ không kiềm chế được nữa bèn bức xúc lên tiếng: “Sao sư huynh lại làm như vậy”. Người sư huynh ngạc nhiên hỏi: “Làm chuyện gì?”. “Thì chuyện cõng cô gái hồi nãy đó, chúng ta là người xuất gia tu hành kia mà!”. Lúc đó, sư huynh mỉm cười, vỗ vai người sư đệ và nói: “Ta đã để cô gái ấy lại bên bờ suối rồi, sao sư đệ còn mang tới đây!”.
-------------
Chú thích: Sở chấp所執là nắm giữ, dính mắc vào trần cảnh.
- Năng能= Căn 根(“lục căn 六根” sáu căn gồm: “nhãn 眼mắt, “nhĩ 耳tai, “tị 鼻mũi, “thiệt 舌” lưỡi, “thân 身”thân, “ý 意” ý.
- Sở所= Trần 塵là đối tượng của sáu căn.
3) Tùy duyên làkhông sốngtrong khuôn mẫu.
Xưa có một vị Thiền sư, Ngài sống ăn uống không có phân biệt gì hết, gặp mặn ăn mặn, gặp chay ăn chay, đôi khi gặp rượu cũng uống luôn. Nhiều đệ tử thấy vậy bắt chước làm theo. Một hôm, Ngài kêu hết đệ tử đến chỗ người ta thiêu xác người chết rồi đem đồ ăn bày ra, Ngài lấy những miếng thịt người ta thiêu còn sót lại, chưa cháy hết, trộn vô đồ ăn rồi nói:
- Các ngươi lại đây ăn với ta bữa này.
Các đệ tử thất kinh, không dám ăn. Ngài ngồi ăn thản nhiên, sau đó mới bảo rằng:
-Các ngươi cùng ăn được với ta cái món này thì mới có thể tiếp tục ăn uống như ta được, còn nếu không được thì thôi từ nay đừng có bắt chước.
Ngài nhiều năm tu hành thanh tịnh rồi mới được như vậy, còn các đệ tử chưa được vậy thì làm sao mà bắt chước được! Nếu tâm mình còn phân biệt nhơ sạch thì làm sao có thể tùy duyên theo kiểu đó được, còn tâm Ngài sạch hết phân biệt rồi, cho nên ăn tự nhiên.
4) Tùy duyên làkhông sốngbuông xuôi tiêu cực.
Tùy duyên là thái độ tích cực của ta đối với mọi vui buồn, sướng khổ trong cuộc sống, ta vẫn giải quyết chúng, nhưng giải quyết mọi việc trong một tinh thần thoải mái, thanh thản. Không như buông xuôi, là bỏ mặc tất cả, không phấn đấu, không tự mình vượt qua và vươn lên trong cuộc sống.
Lục tổ Huệ Năng, sau khi ngộ đạo được Ngũ tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát và khuyên đi về phương Nam, rồi thì Ngài ở ẩn với bọn thợ săn suốt 15 năm. Khi ở với thợ săn thì phải đi săn, đi săn về thì phải nấu ăn cho bọn thợ săn ăn. Ngài ở chung với bọn thợ săn để rồi Ngài tùy theo đó mà giải thoát nghiệp, đi săn không phải để bắt giết chúng sanh mà để phóng sanh và cứu chúng sanh. Còn ăn thì chỉ ăn rau bên thịt chứ không ăn thịt bên rau. Với cuộc sống khó khăn và khắc nghiệt như thế đó mà ngài vẫn làm lợi ích rất nhiều cho bọn thợ săn và muông thú.
5) Tùyduyên là thái độ thản nhiên trước những vinh nhục của cuộc đời.
Ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc là một thiền sư Nhật Bản – thuôc dòng Lâm Tế. Sinh thời, ngài nổi tiếng trong vùng là một người đạo đức, sống một đời thanh tịnh. Gần nơi sư ở có một tiệm thực phẩm, trong đó có một cô con gái trẻ đẹp sống chung với cha mẹ. Bỗng một ngày, cha mẹ cô gái bất ngờ khám phá ra là cô đang có thai. Thế là họ tức giận vô cùng, tra hỏi nhưng cô gái cũng không nói cha đứa bé là ai, cuối cùng, bức bách quá cô nói tên của ngài Bạch Ẩn ra.
Tức giận điên cuồng, cha mẹ cô gái đi đến gặp sư, la mắng đủ điều. Sư chỉ nói: “Thế à!”. Sau khi đứa bé được sinh ra, nó được đem đến bỏ ngay chỗ của Bạch Ẩn. Lúc này, bao nhiêu tiếng tốt đã mất hết, nhưng sư không cảm thấy phiền não. Sư đi khắp xóm xin sữa cho đứa bé và bị mọi người dèm pha, chửi rủa đủ điều…
Một năm sau, cô gái mẹ của đứa bé không chịu nỗi tình thế này nữa. Cô thú nhận với cha mẹ mình rằng, người cha thật sự của đứa bé là một thanh niên làm việc trong chợ cá. Cha mẹ cô gái vội vàng đến ngay gặp sư Bạch Ẩn, lạy lục xin lỗi hết lời và xin phép được đem đứa bé về. Sư Bạch Ẩn vẫn sẵn lòng chiều ý. Trong khi trao đứa bé lại, trước sau sư chỉ nói một câu: “Thế à!”.

4.2. Tùy duyên Bất biến.
Phật Quang Đại từ điển giải thích rằng: “Tùy duyên nghĩa là thuận theo nhân duyên mà có sinh diệt biến hóa; còn Bất biến nghĩa là không thay đổi,
Tinh thần phương tiện “khế lý, khế cơ, khế thời và khế xứ” của Phật giáo đươcdiễn đạt qua câu:“Tùy duyên nhi Bất biến, Bất biến nhi Tùy duyên* 隨緣而不變, 不變而隨緣* Tùy duyên mà Bất biến, Bất biến mà Tùy duyên”.
Tùy duyên 隨緣và Bất biến 不變là hai nguyên tắc chính trong Phật pháp.
1- Tùy duyên là đạo đức ứng xử, là thuận theo căn cơ của chúng sanh, thuận theo phong tục tập quán của từng địa phương, thuận theo hoàn cảnh tình huống mà uyển chuyển, linh độngthay đổi các sự việc cho thích hợp. Từđóchúng sanh nơi ấy hiểu và tin theo Phật pháp.
2- Bất biến là chân lý nền tảng, là những điều cốt tủy của Phật pháp thì luôn được giữ vững, không thay đổi. (*)
“Tùy duyên mà Bất biến” nghĩa là các pháp phương tiện được khai mở ra, nhưng không đi quá xa và quá đà. Nếu tùy duyên thái quá mà không giữ được tinh túy,thì Chánh pháp bịbiến chấtvà bị đồng hóa.
“Bất biến mà Tùy duyên” nghĩa là luôn giữ gìn bản sắc, tinh hoa của Chánh pháp nhưng không cứng nhắc, giáo điều để rồi tự đánh mất sự linh hoạt, năng động hiệp thế.
Chánh pháp cần phải được đem áp dụng rộng rãi trong cuộc đời, giúp con người và cuộc đời vơi bớt khổ đau, nên “Tùy duyên mà Bất biến, Bất biến mà Tùy duyên” chính là hành trang, là phương tiện cần thiết để những người con Phật dấn thân nhập thế, lợi đạo và ích đời.
-----------
(*) Trong kinh Dịch có câu “Dĩ bất biến ứng vạn biến * 以不變應萬變* Lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái thay đổi)”.
Trong kinh Trung Bộ, Đại kinh Giáo giới Rahula, số 62, Đức Phật đã nói rõ ý nghĩa thế nào về sự an trụ tâm trước những biến thiên của dòng đời, cách thức tu tâm của người con Phật và thái độ đón nhận chúng xảy ra trên cuộc đời:
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như đất. Ví như trên đất người ta quăng đồ tịnh, quăng đồ không tịnh, quăng phân uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ và quăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không dao động, hay không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập như đất. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như đất, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như nước. Ví như trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ không tịnh, rửa sạch phân uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch mủ, rửa sạch máu; tuy vậy nước không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tụ tập như nước, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa. Ví như lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ không tịnh, đốt phân uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửa không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như lửa, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió. Ví như gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ không tịnh, thổi phân uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu, tuy vậy gió không lo âu, không dao động, không nhàm chán; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như gió, các xúc khả ái, không khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Ví như hư không không bị trú tại một chỗ nào; cũng vậy, này Rahula, hãy tu tập sự tu tập như hư không. Này Rahula, do tu tập sự tu tập như hư không, các xúc khả ái không, khả ái được khởi lên, không có nắm giữ tâm, không có tồn tại.
Bài kệTrung đạo Tùyduyên nhật dụng đươctrình bày sau đây:
Trung đạo hằng ngày dụng.
Tâm không dính hai bờ,
Nói nín động và tịnh,
Tuỳ duyên dụng không nhơ
Như ánh trăng tịch chiếu
Đâu cần luận sạch dơ
Bùn đen trăng vẫn đẹp
Cung vàng vẫn nên thơ
Trần gian lòng không mộng
Thiên đàng dạ chẳng mơ
Đó gọi là Phật tính
Tự tại cả hai bờ...
Xem thêm:
- Ý Nghĩa Tùy Duyên
- TÌM HIỂU VỀ NHƯ LÝ TÁC Ý (Yoniso manasikāra)
- TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý "

5. Trung đạo Bất Nhị.
Trước tiên, cũng cần nên tìm hiểu một ít về Nhất nguyên và Nhị nguyên.
5.1. Nhất nguyên luận và Nhị nguyên luận.
1)Nhất nguyên luận (一元论; E: Monism) còn gọi là Thuyết nhất nguyên, là quan niệm thần học và siêu hình học cho rằng tất cả thế giới đều thuộc về một bản chấthay mộtnguyên lý là vật chất hay tinhthần, tất cả đều có một khởi nguyên.
Khởi nguyên này có thể là khởi nguyên vật chất (thuyết Nhất nguyên Duy vật) hoặc khởi nguyên tinh thần (thuyết Nhất nguyên Duy tâm - Heghen).
Xem thêm:
Thuyết nhất nguyên – Wikipedia tiếng Việt
Monism - Wikipedia, the free encyclopedia
2)Nhị nguyên luận(二元论; E: Dualism), còn gọi làThuyết nhị nguyênlà một học thuyết triết học thừa nhận sự tồn tại độc lập của hai thực thể. Có nhiều dạng nhị nguyên, một trong số đó là thuyết nhị nguyên về triết học xem vật chất và ý thức (hay tinh thần), tạo thành hai nguồn gốc của thế giới.
Đây là quan điểm của một số nhà triết học trong việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học: ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào.

5.2.Trung đạo Bất Nhị.
Bất Nhị[不二; P: Advita, Advaya; S: Advaita, Advaya; E: Non-duality, No second, Unique in its kind; F: Non-dualité]
Đối với đạo Phật, nhị nguyên được xem như là hai mặt của một sự hay một vật. Hai mặt này nảy sinh từ sự phân biệt trạng thái hay tính chất của sự vật đó – đó là Thức. Đạo Phật chỉ ra 6 Thức có nguồn gốc từ Thọ uẩn và Tưởng uẩn, là những phán đoán từ cảm xúc của ngũ quan và suy tưởng của não bộ.
Thức – cái biết từ sự phân biệt có tính tương đối theo từng chủ thể và tương đối theo đối tượng, bởi cả chủ thể và đối tượng luôn vận động biến đổi theo thời gian. Ví dụ như các phán đoán đối đãi Tốt-Xấu, Đẹp-Xấu, Hay-Dở, Ngon-Dở, Thơm-Hôi, Nóng-Lạnh, Dễ chịu-Khó chịu, …, Đúng-Sai đều có tính tương đối, và lại càng rõ nét tương đối theo thời gian – vô thường. Theo đó, thái độ chấp kiến cực đoan sự phân biệt này sẽ dễ dàng dẫn đến những tai hại cho cuộc sống bằng những hành động do các động lực tâm lý Tham-Sân-Si thúc đẩy dẫn hướng.
- Khoa học nếu chấp kiến thì không thể tiến bộ.
- Chính trị nếu chấp kiến thì dễ sinh độc tài tàn bạo.
- Tôn giáo nếu chấp kiến thì dễ sinh mê tín, cuồng tín.
Khi nhận thức sâu sắc được bản chất phân biệt và tránh các cực đoan nhận thức phân biệt – Thức, thì nhận thức này được gọi là nhận thức Bất Nhị hay Trí (Bất Nhị). Hành giả nhận thức và hành động thuần thục theo lý Bất Nhị hay Trí, được xem là bậc giác ngộ.
Như thế, Bất Nhị (= Không Nhị nguyên) nơi đạo Phật không có nghĩa là Nhất nguyên nơi Nhất nguyên luận hay phủ định Nhị nguyên nơi Nhị nguyên luận. Bất Nhị không hàm ý phủ nhận đối đãi, vì phủ nhận là không tránh được đối đãi và dễ dàng đưa tới cực đoan, nên có thể tạm gọi Bất Nhị là “Nhị nguyên tạm” - một cách phát biểu tiếp cận về ý nghĩa của Trung đạo.
Trong Phật giáo Phát triển,Bất nhị hàm 2 nghĩanhư sau:
1. Tính bình đẳng của vạn pháp (E: The equality (unity) of all things).
2. Chân lý Bất Nhị biểu thị Vô ngã và Vô pháp (E: The Non-dual Truth represents No-Self and No-Dharma).
+ Vô Ngã - No-Self : Tính không thực thể về ngã - “cái ta”.
+ Vô Pháp - No-Dharma: Tính chất không thực thể về ngã của mọi sự mọi vật.
Bất Nhị là cách nói về chân lý bình đẳng không có tính thực thể phân chia sai khác nơi mọi sự mọi vật. 不二法門.

Trong kinh Duy-ma-cật Sở Thuyết (S: Vimalakīrtinirdeśa-sūtra), Văn-thù Bồ-tát hỏi Cư sĩ Duy-ma-cật những gì là Bất Nhị pháp môn, nhưng Duy-ma-cật im lặng (mặc nhiên) không trả lời. Văn-thù hiểu được cái im lặng sấm sét này (默如雷: mặc như lôi), liền bảo: “Hay lắm! Hay lắm! Không có văn tự ngôn thuyết, đó là Bất Nhị pháp môn”. Phẩm Bất Nhị pháp môn trong kinh Duy-ma có chép 33 thứ Bất Nhị.

Trong Tín Tâm Minh của Tam Tổ Thiền tông là Tăng Xán đãhiển bày chân lý bình đẳng của Bất Nhị như sau:
要急相應。唯言不二 Yêu cấp tương ưng, duy ngôn bất nhị
不二皆同。無不包容 Bất nhị giai đồng, vô bất bao dung
十方智者。皆入此宗 Thập phương Trí giả, giai nhập thử tông
宗非促延。一念萬年 Tông phi xúc diên, nhất niệm vạn niên
…
信心不二。不二信心 Tín tâm bất nhị, bất nhị tín tâm
Dịch
Gấp muốn tương ưng – chỉ nói bất nhị
Bất nhị thì hoà đồng, không gì chẳng bao dung
Người trí thập phương đều vào tông này
Tông này vốn tự tại – khoảnh khắc là vạn niên
. . .
Tin tự tâm là bất nhị – bất nhị phải tin tự tâm.
Thậtra, nhận thức và thực hành theo Bất Nhị Pháp Môn là không khác với “Nhị nguyên tạm” nói trên, và cũng là một cách phát biểu tiếp cận về ý nghĩa của Trung đạo.
1) Chân đế - Tục đế.
Chân đế và Tục đế là hai khái niệm do các Tổ về sau xây dựng nên, như với các Tam Pháp Ấn, 10 (hay 6) Ba-la-mật ...
1.Chân đế (真諦; P: Paramattha-sacca; S: Paramārtha-satya; E: Ultimate truth; F: Vérité ultime) còn gọi là sự thật chân đế. Sự thật chân đế đặc trưng cho chân lý – Chân lý Duyên khởi.
- Sự thật chân đế không có tên gọi, hay có tên gọi bao quát(E: comprehensive name, comprehensive appelation) mang tính khách quan. Ví dụ như Danh-Sắc; Sắc - Thọ - Tưởng – Hành - Thức (5 Uẩn), Vô minh – Hành - Thức- ...- Lão tử (12 Nhân Duyên); Cái nhận biết từ 12 Xứ: Thấy - Nghe - Ngửi - Nếm - Xúc chạm - Suy tưởng; ... được gọi là Pháp chân đế (P: Paramattha dhamma).
- Sự thật chân đế hàm chứa mọi sự vật có cấu tạo là các Duyên và vận động theo quy luật tự nhiên Duyên khởi (Vô ngã và Vô thường) của vũ trụ, tức Sinh-Diệt. Quy luật này luôn vượt lên mọi không gian và thời gian. Theo đó, sự thật chân đế được hiểu như là chân lý tuyệt đối (E: absolutetruth), là lẽ thật hay bản chất (E: nature) của bất cứ những gì hiện hữu.
Pháp chân đế thường được gọi là Bản chất本質hay Thực tại實在(P: Dhamma; S: Dharma; E: Reality). Những ai nhận thức được chân đế thì dễ thong dong tự tại và không mắc phải nhiều tranh luận.
Trong kinh Lăng Già nói: “Chân đế là chỗ sở đắc của thánh trí tự giác, chẳng phải là cảnh giới do ngôn thuyết vọng tưởng biết được, vậy nên ngôn thuyết vọng tưởng không hiển thị được Đệ nhất nghĩa. Ngôn thuyết vốn Sanh Diệt lay động, trôi lăn, do nhân duyên mà dấy lên. Đã là trôi lăn, do nhân duyên dấy lên thì không hiển thị được Chân đế”
2.Tục đế(俗諦; P: Sammuti-sacca, Paññatti-sacca, Vohara-sacca; S: Saṃvṛtti-satyatva, Saṃvṛti-satya, Prajñapti-satya; E: Relative truth, Conventional truth; F: Vérité relative) còn gọi là sự thật tục đế. Sự thật tục đế đặc trưng cho đạo đức – Đạo đức Duyên khởi.
- Sự thật tục đế luôn có tên gọi, và tên gọi có tính phân biệt (E: distinctive name, distinctive appelation) mang tính chủ quan.
- Sự thật tục đếđược hiểu là bất cứ những gì do suy nghĩ phân biệt hoặc do trí tưởng tượng chế định ra. Thực tế cho thấy là những đánh giá từ suy nghĩ, hay quan niệm từ tưởng tượng luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Theo đó, sự thật tục đế được hiểu như là chân lý tương đối, là lẽ thật tương đối (E: relative truth), hay hiện tượng (E: phenomena) của bất cứ những gì hiện hữu.
Pháp tục đếthường gọi là Hiện tượng現象hay Khái niệm概念(P: Papañca; S: Prapañca; E: Concept → chướng ngại, cản trở).Những ai chỉ có nhận thức tục đế thường hay bận tâm và dễ đưa đến tranh cãi.
Hành giả tu học Phật không phủ bác Tục đế và ôm giữ Chân đế, vì đó là dính mắc vào cực đoan chấp thủ. Hài hòa Chân đế và Tục đế là cách để vượt lên khái niệm Chân đế-Tục đế. Đó là cách thực hành theo Trung đạo vậy
Trong bài kệ số 10 của Phẩm Quán Tứ Đế, Trung Luận, Tổ sư Long Thọ có viết:
若不依俗諦 Nhược bất y tục đế
不得第一義 Bất đắc đệ nhất nghĩa
不得第一義 Bất đắc đệ nhất nghĩa
則不得涅槃 Tắc bất đắc Niết bàn.
Nếu không nương Tục đế
Thì không đạt Chân đế
Nếu không đạt Chân đế
Thì không chứng Niết-bàn.
Nghĩa: "... Chư Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Tục đế và thứ hai là Chân đế. Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa. Nếu không nương tựa vào Tục đế, thì không thể thấy được Chân đế; nếu không thấy được Chân đế, thì không thể ngộ được Niết-bàn ..."
Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có nói:
佛法在世间 Phật pháp tại thế gian
不离世间觉 Bất ly thế gian giác
离世觅菩提 Ly thế gian mịch bồ đề
恰如求兔角 Kháp như cầu thố giác
Phật pháp trên thế gian
Không thể rời thế gian mà giác ngộ
Rời thế gian tìm giác ngộ
Giống như tìm sừng thỏ
Nghĩa: Phật pháp ở ngay trong đời sống chứ có đâu xa. Nếu xa rời đời sống mà mong được giác ngộ, giải thoát thì có khác gì đi tìm cái sừng của con thỏ đâu.
2) Tứ đức Niết-bàn.
Trong kinh Niết-bàn có nói đến 4 thấu suốt đặc trưng cho 4 phẩm hạnh cao thượng, biểu hiện nơi bậc giác ngộ, đó là Tứ đức Niết-bàn (四德涅盤) hay Tứ đức Ba-la-mật (四德波羅蜜).
Những ai có bốn đức này được xem là chứng Đại Bát Niết-bàn (大般涅槃: Niết-bàn trọn vẹn, có ý nghĩa như Vô dư y Niết-bàn).
Tứ đức Niết-bàn(四德涅盤; E: The four Nirvana virtues) thường được nói gọn là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh;nói đủ là Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh. Chữ “Chân” nơi đây không nhằm phủ bác chối bỏ đối đãi trong thế giới nhị nguyên, mà nhằm cảnh giác và vượt thoát(E: to transcend // transcendence)sựdính mắc vào các khái niệm đối đãi này, đó là:
1. Chân thường = Chân thường đức = Thường đức = Thường Ba-la-mật: Là cách nói vượt thoát cho cặpkhái niệm đối đãiThường-Vô thường(= Chấp thường-Vô thường).Thể của Niết-bàn làChân thường, là luôn hiện hữu[E: The Paramita of Permane,Eternity].
Chân thường nơi đây là Vô thường với ý nghĩa là luôn vận động, biến đổi liên tục của các Duyên. Nói cách khác, Vô thường là sự thật ‘diễn biến sinh-diệt’luôn hiện hữu cho mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ. [Xin xem Vô thường ở mục 6. Trung đạo Hữu- Vô].
2. Chân lạc= Chân lạc đức = Lạc đức = Lạc Ba-la-mật: Là cách nói vượt thoát cho cặp khái niệm đối đãi Lạc-Khổ. Thể của Niết-bàn làtịch diệt, là luônantịnh[The Paramita of Joy].
3. Chân ngã = Chân ngã đức = Ngã đức = Ngã Ba-la-mật: Là cách nói vượt thoát cho cặp khái niệm đối đãiNgã-Vô ngã(= Chấp ngã-Vô ngã). Thể của Niết-bàn làđoạntận các tư tưởng, suy nghĩ giả ảo (= Ngã,cái Ta)[The Paramita of Personality (Soul)].
Chân ngã nơi đây là Vôngã với ý nghĩa là bản chất không thực của các Duyên. Nói cách khác, Vô ngã là sự thật về bản chấtcủa mọi sự vật hiện tượng diễn ra trong vũ trụ là do các Duyên hội tụ hoặc ly tán, chứ không tự hữu hay hằng hữu, nghĩa là không thực có chứ không phải là không có. [Xin xem Vô ngã ở mục 6. Trung đạo Hữu-Vô].
4. Chân tịnh = Chân tịnh đức = Tịnh đức = Tịnh Ba-la-mật: Là cách nói vượt thoát cho cặp khái niệm đối đãi Tịnh-Động(Động= loạn động).Thể của Niết-bàn làgiải thoát khỏi mọi cấu nhiễm [The Paramita of Purity].
Dp đó, hành giả không nên nhầm lẫn Vô thường (= Chân thường) và Vô ngã (= Chân ngã) với Vô thường (khái niệm) và Vô ngã (khái niệm).
Thiền sưDuy Tín đời Tốngđã nói về hành trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, như là một chỉ nam thâu tóm kiến giải về trình tự liễu ngộ như sau:
Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông. [Chấp Ngã]
Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông. [Vô Ngã]
Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.” [Chân Ngã]

6. Trung đạoHữu-Vô.
6.1. Vô với nghĩa không hay không có.
- Hữu 有có nghĩa xác định là có, sở hữu.
- Vô 無có nghĩa phủ định là không, không có.
1)Vô minh(無明; P: Avijjā; S: Avidyā; E: Ignorance): Là không có trí tuệ, là không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý (# Si).
Vô minhđược xem là gốc của mọi bất thiện trong thế gian và cũng là một đặc tính của khổ. Đó là tình trạng tâm thức không thấy sự vật "như nó là- như thật tri kiến", cho ảo giác là sự thật và vì vậy sinh ra khổ.
Trong kinhTạp A-hàm: “Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường”.
2)Vô lậu(無漏; P: Anāsava; S: Anasrāva; E: Free from intoxicants): Lậu là nói gọn của lậu hoặc (漏惑; P: Āsava; S: Āśrava; E: Intoxicants), trong đó:
Lậu 漏: Là ô nhiễm, phiền não.
Hoặc 惑: Là mê lú, mê lầm.
Theo đó, lậu hoặc 漏惑là phiền não mê lầm, là Tham Sân Si.
Và vô lậu無漏có nghĩa là không cóphiền não. Phiền não là do không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý, theo đó mà dễ dàng rơi vào các bám chấp Tham hay Sân.
Hành giả đạt tâm vô lậu được xem là bậc đã dứt phiền não và đạt cảnh giới thanh tịnh. Ngược lại, hữu lậu được xem là người hãy còn Si (mê lầm) chưa đoạn được những mối phiền não, lại hãy còn nuôi dưỡng cái lòng ham muốn bám chấp Tham Sân nên hãy bị động trong sinh tử luân hồi.
Trong Kinh Pháp Cú – Phẩm Ác, kệ 129 có viết:
Người thiện lên cõi trời,
Vô lậu chứng Niết Bàn.
Trong kinh Trung Bộ I, Phật dạy 7 cách giúp phòng hộ và diệt tận lậu hoặc:
“Này các Tỷ-kheo!
Có những lậu hoặc phải do tri kiến mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do phòng hộ mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do thọ dụng mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do kham nhẫn mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tránh né mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do trừ diệt mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tu tập mà được đoạn trừ”.
3) Vô thường(無常; P: Anicca; S: Anitya; E: Impermanence): Là không vĩnh hằng, không bất biến.
- Vô thườngnghĩa là không thường, không có sự vật nào mãi mãi ở yên trong một trang thái nhất định, mà luôn luôn thay hình đổi dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã.
-Vô thườnglà biểu hiện của Duyên khởi, mọi sự vật vì không có tự tính nên chúng sinh động. Vô thườngdo đólà tính thường trực của các pháp, các pháp luôn luôn sinh thành và luôn luôn biến hoại.
Các hình thái của vô thường diễn biến như là những chu kỳ sau:
Thành Trụ Hoại Không(成住壞空; E: Success – Living – Bad – Empty). Gồm 4 tướngcho mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ:
- Thành là thời kỳ từ sinh đến trưởng thành.
- Trụ là thời kỳ đã trưởng thành, sung mãn cực đa.
- Hoại là thời kỳ biến đổi từ có đến không.
- Không là thời kỳ hoại diệt.
Sinh Trụ Dị Diệt(生住異滅; E: Birth – Stay – Change (decay) – Death): Gồm 4 tướngchủ yếu chỉ cho tâm con người:
- Sinh là sinh ra.
- Trụ là tồn tại.
- Dị là biến chuyển,
- Diệt là hoại diệt.
Tâm conngười suy nghĩ lăng xăng lộn xộn thay đổi trong từng phút giây theo ngoại cảnh. Buồn đó rồi vui đó, thương đó rồi giận đó. Hôm qua tinh tấn tu học, hôm nay đã ưu phiền thối chuyển. Cho nên trong kinh nói "tâm viên, ý mã".
Sinh Lão Bệnh Tử(生老病死; E: Birth – Old age – Sickness – Death). Gồm 4 tướng sau:
- Sinh là sinh ra.
- Lão là già đi
- Bệnh là đau ốm.
- Tử là chết mất
Khoa học cho thấy rằng, trong thân thể con người, các tế bào thay đổi luôn, và trong mỗi chu kỳ 7 năm, là các tế bào cũ hoàn toàn đổi mới. Sự thay đổi ấy làm cho thân người chóng lớn, chóng già và chóng chết. Thân năm trước không phải là thân năm nay, thân ban mai không phải là thân buổi chiều, mỗi phút giây trong thân ta đều có sinh và có tử.
4) Vô lượng(無量; P: Appamaññā; S: Apramāṇa; E: The immeasurables): Là không lường được, không đếm được. Vô lượng diễn đạt định lượng đối với sự biểu hiện định tính của Tâm vô lượng(心無量; E: Infinite mind→ tâm Vô ngã 心無我)trên hành động
Trong đạo Phật, mọi hành động trên nền tảng xuất phát từ một nội tâm vô ngã được gọi là hành động vượt thoát (= hành động Ba-la-mật – theo cách định tính), tức Duy tác (惟作; P: Kiriyā; S: Kriyā; E: Only-action). Có thể nói rằng điều kiện cần và và đủ để đạt Duy tác là quán triệt Duyên khởi.
Có 4 tâmvô lượng (TứVô lượng tâm 四無量心; P: Catasso-appamaññāyo; S: Catvāry-apramāṇāni; E: The four immeasurables, The four infinite minds)là Từ Bi Hỷ Xả 慈悲喜捨. Bốn tâm vô lượng đặc trưng hướng tới chân lý và đạo đức trong đạo Phật, gồm:
1.Từ vô lượng(慈無量; P: Metta-appamaññā; S: Maitry-apramāṇa; E: Limitless kindness): Tâm từ vô lượng là tâm nhằm đem đến niềm vui cao thượng cho người.
2.Bi vô lượng(悲無量; P: Karuṇā-appamaññā; S: Karuṇ-āpramāṇa; E: Limitless compassion): Tâm bi vô lượng là tâm nhằm giải tỏa nỗi khổ thấp hèn cho người.
3.Hỉ vô lượng(喜無量; P: Muditā-appamaññā; S: Mudit-āpramāṇa; E: Limitless joy): Tâm hỉ vô lượng là tâm nhằm đồng cảm với niềm vui cao thượng của người.
4.Xả vô lượng(捨無量; P: Upekkhā-appamaññā; S: Upekṣ-āpramāṇa; E: Limitless equanimity): Tâm xả vô lượng là tâm nhằm cảm thông với nỗi khổ thấp hèn của người.
Bốn tâm này đối trị 4 phiền não làtham muốn, buồn khổ, ganh tị, sân hận. Bốn tâm vô lượng còn được gọi là hạnh Ba-la-mật hướng tới việc độ sinh. Thực hành Tứ vô lượng chính là hiện thực 4 hành động vượt thoát với nội tâm Vô ngã.
Trong Trung A-hàm 21, kinh Thuyết Xứ đức Đạo sư đã dạy Tôn giả A-nan:
"Có bốn vô lượng. Hỡi các tỉ-khâu, một người tràn đầy tâm Từ, Bi, Hỉ, Xảsẽ phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm Từ, Bi, Hỉ, Xả, tâm thức vô lượng làm vắng bóng sân hận và phiền não;thân tâm họ sẽ được an ổn, được sức lực, được an lạc, không phiền nhiệt, trọn đời tu hành phạm hạnh."

6.2. Vô với nghĩa không thực, không phải, chẳng phải.
- Hữu 有có nghĩa là chấp trước, dính mắc.
- Vô 無có nghĩa là đoạn trừ, giải trừ.
Chữ Vô 無 nơi đây hàmnghĩa vượt lên các chấp thủ cực đoan. Cách vượtlêncácchấp thủ cực đoan không ngoài việc dựa vào sự quán triệt nguyên lý chân lý Duyên khởi. Chữ Vô nơi đây cận ý với chữ Phi 非, chữ Bất不, chữ Không空(= Khôngtính).
Nguyên lý Duyên khởi chỉ ra rằng mọi sự vật là những hợp Duyên, không ngừng tương tác và biến đổi, nghĩa là mọi sự vật là không có thực thể, chứ không phải là không có. Thườngquán chiếu sâu sắc như vậy, tâm hành giả sẽ dần chuyển hóa và không còn dính mắc; nhờ đó mà hành giả luôn sống tích cực trong môi trường đầy biến động của thế gian.
1)Vô ngã(無我; P:Anattā; S:Anātman; E: Non-self):

Anatta - Wikipedia
Vô ngã – Wikipedia tiếng Việt
Vô ngã là cái ngã không thực có. Nói cách khác, Vô ngã không có nghĩa là không có cái ngã, mà là cái ngã không thực có. Bởi tất cả mọi sự vật do các Duyên vận động không ngừng thay đổi sinh diệt.
Nói về tính chất Vô ngã của một sự vật, chữ Không thường được dùng thay cho Vô ngã.
Vô ngã tính = Không tính
Trong bài kệ “Quán Tứ Đế - Phẩm 24 của Trung Luận đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa Vô ngã của nguyên lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạo và Không tính (= tính Không 空性; P: Suññatā; S: Śūnyatā; E: Emptiness; Voidness) ):
眾因緣生法 Chúng Nhân Duyên sanh pháp
我說即是空 Ngã thuyết tức thị Không
亦為是假名 Diệc vi thị giả danh
亦是中道義 Diệc thị Trung đạonghĩa
Các pháp từ Nhân Duyên
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Trong bài kệ 14 Phẩm Tứ Đế của Trung Luận có nói:
以有空義故 Dĩ hữu Khôngnghĩa cố
一切法得成 Nhất thiết pháp đắc thành
若無空義者 Nhược vô Khôngnghĩa giả
一 切則不成 Nhất thiết tắc bất thành
Do có nghĩa Không này
Các pháp mới thành lập
Nếu không có nghĩa Không
Các pháp không thể thành
Trong kinh Tư Ích,Duyên khởi và tính Không là 2 mặt của một thực thể, có chép:
Các pháp từ Duyên sinh
Tự không có định tính
Biết được Nhân Duyên này
Đạt thuộc tính các pháp
Biết tướng thật các pháp
Thì biết được tướng Không
Nếu biết được tướng Không
Liền sẽ thấy được Phật
2) Vô tướng(無相; S; P: animitta; E: signless-ness):

Tướng dành chỉ cho đặc chất. Nghĩa là hết thảy muôn pháp trong thế giới hiện tượng đều do các Duyên vận hành hòa hợp mà sinh, không ngừng thay đổi sinh diệt không có tướng cố định bất biến. Các pháp đã là giả hợp, thì chẳng có tự tính, cũng tức là chẳng có tính thường trụ, tính độc tồn, tính thực hữu, cho nên biết muôn vật trong vũ trụ chẳng có tướng cố định nào tồn tại, chỉ có trạng thái sát-na sinh diệt liên tục bất đoạn mà thôi. Đó tức là chư pháp Vô tướng.
Vôtướng hàm ý là Vô ngã tướng (無我相; P: Anattalakkhaṇa; S: Anātmalakṣaṇa) được trình bày trong bài kinh Vô ngã tướng thuộc Tương Ưng Bộ Kinh: Vô tướng theo đó có nghĩa là hình dáng diện mạo của các pháp là không thực. Nói cách khác, Vô tướng không có nghĩa là không có tướng, mà là cái tướng không thực có. Có thể xem Vô tướng là một hình thức khác trong việc diễn đạt Vô ngã.
Trong kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật đã chỉ ra thực tướng 5 uẩn hình thành nên con người như sau:
“Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
Trong Bát-nhã-ba-la-mật-đa Tâm kinh có chép:
“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến Ngũ uẩn giai Không, độ nhứt thiết khổ ách.” [Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát-nhã Ba-la-mật, thì soi thấy năm uẩn là Không (= Không tính), do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.]
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã ghi nhận bản chất không thực có của Ngũ uẩn, nên mọi chấp mắc dính mắc trên hành độngsẽtự rũ sạch:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
3) Vô tông(無宗), Vô môn(無門) là nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ vào phương tiện trên bước đường tìm chân lýở các pháp môn,bởi các pháp môn như Tịnh tông, Thiền tông, Mật tông … chỉlà các khái niệm tư tưởng được điều kiện hóa. Điều này có thể hiểu nơi phát biểu của Krishnamurti: “Chân lý là mảnh đất không có lối vào!”, bởi chân lý đâu là một không gian của cảnh giới hay của tư tưởng, mà nó luôn hiện diện ở mọi nơi và mọi lúc ở chính nơi sự và vật.
Đỉnh điểm của các phép tu trong đạo Phật thường khuyên hành giả là “Hồi quang phản chiếu 迴光返照 hay Phản quang tự kỷ 返光自己” – có nghĩa là nhìn lại chính mình, soi lại chính mình, nhìn sâu vào chính mình, để thấy ngay chân lý Duyên khởi đang hiện diện nơi chính ta.
4) Vô tự無字, Vô ngôn無言, Vô ý無意(như ở Vô tự kinh, Vô ngôn kinh, Vô ý kinh): Đâylà nhằm cảnh tỉnh ý chí chấp thủ vào phương tiện là chữ(văn tự) lời (ngôn), nghĩa lý (ý) trong kinh điển. Hành giả cần Chánh niệm “được ý hãy quên lời”,bởi không có kinh điển nào mà không có chữ cho được; hơn nữa, một lờicó thể diễn giải bằng nhiều ý khác nhau, hành giả rất cần hiểu lời theo chuẩnmựcchân lývà đạo đức củanhà Phậtđể không phải sai lạc.
Xem thêm:
- Thuyết nhị nguyên – Wikipedia tiếng Việt
- Dualism - Wikipedia, the free encyclopedia
- Bất Nhị (Niềm vui không nguyên nhân) - Đạo Phật Ngày Nay
- Đồng Thành Phật Đạo: LÝ BẤT NHỊ
- Nguyên lý bất nhị | BLOG DTD

6. Trung đạo Trung luận.

Trung luận –Wikipedia tiếng Việt
Mūlamadhyamakakārikā - Wikipedia, the free encyclopedia

Long Thụ – Wikipedia tiếng Việt
Nagarjuna - Wikipedia, the free encyclopedia
Long Thụ (龍樹; S: Nāgārjuna) được xem là vị tổ thứ 14của dòng thiền Phật giáo và cũng là người đã đặt nền móng đầu tiên của Phật giáo phát triển. Ngài là tác giả của tác phẩm Phật học nổi tiếng là Trung Quán Luận (中觀論), còn được nói gọn là Trung Luận(中論).
Các nhà nghiên cứu cho rằng Long Thụ dường như đã nắm bắt rất kỹ những bản kinh Pali nhấn mạnh về Trung đạo-Duyên khởi khi trước tác Trung Quán Luận. Có thể nói rằng Long Thụ đã lập lại giáo lý Trung đạo của đức Phật khi mở đầu tác phẩm của mình bằng bài kệ “Quán Nhân Duyên”– Phẩm 01, được xem là yếu chỉ của tác phẩm về nguyên lý Duyên khởi, cùng phủ bác 8 quan niệm chấp thủ nhị nguyên-hữu ngã, gọi là “Bát bất Trung đạo 八不中道”.
不生亦不滅 Bất sinh diệc bất diệt
不常亦不斷 Bất thường diệc bất đoạn
不一亦不異 Bất nhất diệc bất dị
不來亦不出 Bất lai diệc bất xuất (*)
能說是因緣 Năng thuyết thị nhân duyên
善滅諸戲論 Thiện diệt chư hí luận
我稽首禮佛 Ngã khể thủ lễ Phật
諸說中第一 Chư thuyết trung đệ nhất
Không sinh cũngkhông diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi
Hay thuyết Nhân Duyên ấy
Khéo diệt các hí luận
Con cúi đầu lễ Phật
Bậc nhất trong các thuyết.
1.Không sinhcũng không diệt: Nhằm để phá những kiến chấp về nguồn gốc của sự sinh-diệt – tức chấp sinh, chấp diệt.
Theo nguyên lý Duyên khởi thì các pháp không có tự tính. Tại vì không có tự tính nên tha tính cũng không. Vì nhân tự tính mới có tha tính, nên nếu tự tính không có thì tha tính cũng không có.
2.Không thườngcũng không đoạn: Nhằm để phá những kiến chấp về thường-đoạn – tức chấp thường, chấp đoạn.
Trong kinh Phạm Võng, thuộc Trường Bộ Kinh, có đoạn : “Người ấy nói: Bản ngã và thế giới là thường trú, bất sanh, vững chắc như đỉnh núi, như trụ đá, còn những loại hữu tình kia thì lưu chuyển luân hồi, chết đi sanh lại, tuy vậy, chúng vẫn thường trú”. Đây là một trong những dị kiến thuộc trường phái chấp thường, chủ trương thuyết thường.
Trong kinh Tệ Tú, thuộc Trường A-hàm có nói: “Bà-la-môn Tệ Tú là người có tà kiến, chủ trương thuyết hư vô, ông cho rằng: Không có thế giới khác. Không có loài hóa sinh. Không có quả báo của tội phước”. Đây là một trong những dị kiến thuộc trường phái chấp đoạn, chủ trương thuyết đoạn.
3. Không mộtcũng không khác: Nhằm để phá những kiến chấp về Ngã của Độc Tử Bộ (犢子部; P: Vacchī-puttaka; S: Vātsī-putrīya → là một Bộ phái Phật giáo Ấn Độ) cho rằng Ngã (= Bổ-đặc-già-la) này và Ngũ uẩn là “phi tức - phi ly * ” , nghĩa là chẳng phải uẩn, cũng chẳng lìa uẩn). Tức là thừa nhận có chủ thể sinh tử luân hồi.
Ví dụ minh họa:
- Củi và Lửa không phải một, không phải khác, hai thứ nương vào nhau mà có và thật có. Cho là thật có là trái với Duyên khởi (tức có và không thực có).
- Hạt lúa và Mầm lúa (hay Cây lúa) không phải một, không phải khác, hai thứ nương vào nhau mà có và thật có. Cho là thật có là trái với Duyên khởi (tức có và không thực có).
4. Không đếncũng không đi:
Đến và Đi là một hình thái vận động từ nơi này sang nơi khác của tất cả vạn vật. Như nước chảy, mây bay, tan tụ theo sự chuyển dịch của chúng cũng gọi là khứ lai (去來; S: gamana-āgamana; E: going and coming → đi và đến). Theo các Hữu Bộ phái, các pháp (đi và đến) là thật có trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai, tức là họ chấp các pháp có tự tính chân thực.
Nhưng ở đây Trung luận cho rằng đến và đi là không thực có, nghĩa là không có đến và không có đi, và nói rằng: “Đã đi không có đi, chưa đi cũng không đi, lìa đã đi chưa đi, lúc đi cũng không đi” (*)
-----------
(*) Chú thích:
1. Bát bất là phủ định những nhị nguyên hữu ngã sau:
Hữu=Sinh (有; P: Atthitā; S: Astitā; E: Existence )
Vô =Diệt(無; P: Natthitā; S: Nāstitā; E: Non-existence)
Thường(常; P: Niccatā; S: Nityatā; E: Eternity)
Đoạn(斷; P: Uccheda; S: Uccheda; E: Annihilation)
Một =Đồng (同; P: Ekatta; S: Ekatā; E: Oneness)
Khác=Dị(異; P: Anna; S: Anya; E: Another)
Một= Đơn (單; P: Ekatta; S: Ekatā; E: Oneness)
Nhiều= Đa(多; P: Puthutta; S: Pṛthutva; E: Diversity)
2. Trong Thanh Tinh Đạo Luận có cách diễn đạt Vô ngã về hành động:
- Không có người đi, chỉ có hành động đi.
- Không có người đến, chỉ có hành động đến.
Nổi bật hơn,bài kệ “Quán Tứ Đế”- Phẩm 24 đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạo và Không tính:
眾因緣生法 Các pháp từ Nhân Duyên
我說即是空 Ta nói tức là Không
亦為是假名 Cũng gọi là giả danh
亦是中道義 Cũng là nghĩa Trung đạo.
Một nhận xét khác, Trung Quán Luận được xem nhưđã trình bày Trung đạo khá nặng về mặt luận lý triết học phá chấp hơn là chỉ rõ con đường thực hành, trong khi Trung đạo nơi kinh tạng Pali lại bao hàm cả hai phương diện, luận lý và thực hành.
Giải thích về Trung Quán Luận, đại sư Ấn Thuận đã phân tích tác phẩm như được cấu thành bởi Trung Quán và Trung Luận: Dùng phương pháp quán sátTrung đạo gọi là Trung Quán và dùng phương pháp để luận lý chứng minhTrung đạo gọi là Trung Luận. Cả hai Trung Quán và Trung Luận đều không thể thiếu được để đi đến chứng ngộ chân lý Thật tướng Trung đạo.
Xem thêm:
- Trung Quán Luận- Nàgàrjuna Long Thụ - Thư Viện Hoa Sen
- Trung Quán Luận- Bồ Tát Long Thọ - Thư Viện Hoa Sen
- 2001-03Trung quán luận — Làng Mai
-Trung Quán Luận- Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên ...
-Trung đạo – Con đường chắc thật đưa tới Niết-bàn – Thích Tâm Minh.
VIDEO
- Trung Đạo, Nhận Thức Và Tu Tập
- Trung Đạo
7. Trung đạo Như thị.
Như thị là cách nói gọn của Thập như thị (十如是; E: The ten essential qualities; F: Dix modalités d'expression de la vie),là giáo lý xuất xứ ở phẩm Phương tiện, kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Thập như thịnguyên chữ Hán và âm Hán Việt được giải thích như sau:
- Thập 十là mười.
-Như thị如是 đươc Pháp hoa huyền nghĩa định nghĩa “Bất dị danh như. Vô phi viết thị”, nghĩa là: Như 如là chẳng có thực tính riêng biệt; thị 是là chẳng sai trái, đúng lẽ thật.

Thạch bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Trong phẩm Phương Tiện ở kinh Pháp Hoa nêu ra 10 từ ngữ “Như thị”, gọi là Thập như thị, nhưng không giải thích chi tiết, các vị Luận sư nhiều đời y cứ vào Thập như thị mà giải thích, trong đó, tương đối nổi tiếng thì có các vị như Pháp Dao đời Lưu Tống, Huyền Sướng đời Tiêu Tề, Pháp Vân đời Lương... Đại sư Thiên Thai là Trí Khải tổng hợp thuyết của các Luận sư và giải thích chung trong bộ Ma-ha Chỉ Quán của ngài.
Thập như thị (十如是; E: The ten essential characteristics of a thing factors, or ten "suchnesses" of existent things) là chânlý, là nguyên lý tồn tại của tất cả các pháp, đó là mười đặc tánh chung cho tất cả các pháp – vạn sự vạn vật.Học thuyết này gồm mười từ mở đầu bằng “Như thị”: Như thị tướng, Như thị tính, Như thị thể, Như thị lực, Như thị tác, Như thị nhân, Như thị duyên, Như thị quả, Như thị báo, Như thị bổn mạt cứu cánh.
Như thị (如是) có nghĩa là “Như thế” hay “Như vậy” và cũng có nghĩa là “không hư bại”, hay “không lầm lạc”. Học thuyết này làm hiển lộ chân lý sâu xa nhất về sự hiện hữu của tất cả các sự vật trong vũ trụ, được gọi là nguyên lý về Thực tính của mọi hiện hữu (chư Pháp thực tính). Khoa học hiện đại đã phân tích các chất thể vật lý đến mức độ các hạt hạ nguyên tử. Nguyên lý Thực tính của mọi hiện hữu này baogồm cả tâm thức.Tóm ý 10 Như thị như sau:
1. Như thị tướng (如是相 → Dáng-Dạng-Chủng-Loại): Cũng gọi là Tướng như thị, chỉ cho các hình tướng được thấy từ bên ngoài, như những hành vi thiện ác hiển hiện rõ ràng.
2. Như thị tính (如是性 → Tính chất biến đổi,Vô thường): Cũng gọi là Tính như thị), chỉ cho bản tính ở bên trong không thấy được, bản tính các pháp chỉ cho Phật tính.
3. Như thị thể (如是体 → Bản chất cấu thành, Vô ngã): Cũng gọi là Thể như thị), chỉ cho thể chất của húng sinh, như 5 uẩn, 12 xứ...đều lấy Sắc và Tâm (Danh Sắc) làm thể.
4. Như thị lực (如是力 → Động lực hoạt hóa): Cũng gọi là Lực như thị, chỉ cho công năng của các pháp, như gạch, đất có thể dùng làm vật liệu xây đắp tường vách.
5. Như thị tác (如是作 → Tương tác trao đổi với bên ngoài):Cũng gọi là Tác như thị, chỉ cho sự tạo tác của 3 nghiệp thân, khẩu, ý.
6. Như thị nhân (如是因 → Vai trò trực tiếp): Cũng gọi là Nhân như thị, chỉ cho nghiệp nhân (dịch mới là Đẳng lưu nhân) đưa đến quả báo, tức các việc làm nhơ nhớp ở đời trước trở thành hạt giống nghiệp thiện ác ở đời sau.
7. Như thị duyên (如是緣 → Vai trò gián tiếp): Cũng gọi là Duyên như thị, Duyên chỉ cho cái nhân giúp đỡ thêm (Nhân phụ), như dùng hạt ngũ cốc làm Nhân, nắng mưa, đất nước làm Duyên, Nhân Duyên hòa hợp, hạt giống nhờ đó nẩy mầm và trưởng thành tốt tươi.
8. Như thị quả (如是果 → Kết hợp hình thành): Cũng gọi là Quả như thị, chỉ cho Nhân được Quả tương ứng (dịch mới là Đẳng lưu quả). Thời gian cách nhau giữa Nhân và Quả này có 3 trường hợp:
- Nhân và Quả cách nhau giữa 2 đời quá khứ và hiện tại.
- Nhân và Quả cách nhau giữa 2 đời hiện tại và vị lai.
- Nhân và Quả trong đời hiện tại đều có.
9. Như thị báo (如是報 → Đặc điểm tương thích): Cũng gọi là Báo như thị, chỉ cho quả báo khổ, vui ở vị lai (dịch mới là Dị thục quả) do nghiệp nhân thiện ác mang lại. Giữa nhân báo và quả báo này phải cách nhau một đời trở lên.
10. Như thị đẳng (如是等 → Chân tính bình đẳnghay Như thị bản mạt cứu cánh đẳng (如是本末究竟等): Cũng gọi Bản mạt cứu cánh đẳng như thị, tức Tướng trong các như thị nói trên là Bản, Báo là Mạt. Bản Mạt đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, vì thế Bản Mạt đều Không, Không là chỗ cực trí bình đẳng của các pháp.
Chín loại Như thị trước đều thuộc về Sự, còn Bản mạt cứu cánh đẳng như thị thì thuộc về Lí. Thựctính bình đẳngcủa mọi sự vật từ 9 đặc tính trên), không có thực tính riêng phân biệt như cao-thấp, hơn-kém ...
Giải thích cho 10 Như thị điển hình như sau:
1- Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất định có sắc tướng. Đây gọi là “Như thị tướng”.
2- Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính. Đây gọi là “Như thị tính”.
3- Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. Đây gọi là “Như thị thể”.
4- Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực. Đây gọi là “Như thị lực”.
5- Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là “Như thị tác”.
6- Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là “Như thị nhân”.
7- Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Chẳng hạn, lúc nào cũng có hơi nước trong không khí như là nguyên nhân chủ yếu của sương. Một cơ hội hay điều kiện như thế được gọi là “Như thị duyên”
(nguyên nhân thứ yếu như thế).
8- Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là “Như thị quả”.
9- Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết hay tồn dư nào đó. Ví dụ, kết quả của việc hình thành sương sẽ gây một cảm giác thích thú cho một người ưa cái thể cách sương tạo ra trên các ô kính cửa sổ, trong khi cũng kết quả ấy lại gây một cảm giác bực bội cho một người khác, có những vụ mùa bị hư hại vì sương. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là “Như thị báo”.
Hẳn nên giải thích kỹ hơn về nhân, duyên, quả và báo. Giả như một người nhường chỗ ngồi của anh ta trên tàu cho một bà lão. Trong tâm ý anh, anh sở hữu, như là nhân, cái năng lực mong được tử tế đối với người khác. Khi cái nhân như thế (nguyên nhân chủ yếu) tiếp xúc với một duyên (nguyên nhân thứ yếu), ở đây là sự việc anh ta thấy một bà lão đang lảo đảo trong khi đang cố đứng trên tàu, cái nhân này tạo ra cái kết quả là anh nhường chỗ ngồi cho bà ta. Sau đó anh cảm thấy thanh thản và nghĩ rằng “Ta đã làm điều thiện”. Đây là báo (sự báo đáp). Sự báo đáp này phát sinh từ trong tâm người ta hoặc từ bên ngoài. Sự báo đáp đến với ta trước, và đây là sự báo đáp quan trọng nhất.
10- Chín Như thị nêu trên xảy ra liên tục trong xã hội và trong cái tổng thể là vũ trụ. Chúng liên hệ với nhau một cách phức tạp, khiến cho trong hầu hết trường hợp, con người không thể phân định được cái nào là nhân, cái nào là quả. Nhưng các Như thị này bao giờ cũng vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không người nào, không sự vật nào và không chức năng nào thoát khỏi quy luật này. Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “Như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối).
Thập như thị hay Như thị nêu trên, rõ đã trình bày Duyên khởi tính nơi các pháp, cho nên vì thế mà có thể xem đây như là một đặc cách chú giải về Trung đạo.
Xem thêm:
- Thập như thị - Thư Viện Hoa Sen
- Từ điển Phật Quang: Thập Như Thị
VIDEO
- Nhìn Đời Qua Thập Như Thị
Bài đọc thêm:
1. Kinh Thuận Thế Phái - Lokayatika Sutta (SN 12.48)
Trích từ “Tương Ưng Bộ Kinh - Samyutta Nikaya”
Trú ở Sàvatthi.
Rồi một Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế đi đến Thế Tôn. Sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn thuộc phái Thuận Thế bạch Thế Tôn:
- "Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều có?"
- " Này Bà-la-môn, tất cả đều có, là chấp kiến thứ nhất của thế gian."
- "Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều không có?"
- " Tất cả đều không có, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ hai của thế gian."
- "Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều là một?"
- " Tất cả đều là một, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ ba của thế gian."
-" Thưa Tôn giả Gotama, có phải tất cả đều là nhiều?"
- Tất cả đều là nhiều, này Bà-la-môn, là chấp kiến thứ tư của thế gian.
Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường Trung đạo.
----------
Staying at Savatthi.
Then a brahman cosmologist 1 went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him.
After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there, he said to the Blessed One,
-"Now, then, Master Gotama, does everything 2 exist?"
-"Everything exists' is the senior form of cosmology, brahman."
-"Then, Master Gotama, does everything not exist?"
-"'Everything does not exist' is the second form of cosmology, brahman."
-"Then is everything a Oneness?"
-"'Everything is a Oneness' is the third form of cosmology, brahman."
-"Then is everything a Manyness?"
-"Everything is a Manyness' is the fourth form of cosmology, brahman.
Avoiding these two extremes, the Tathagata teaches the Dhamma via the Middle Way.

2. Kinh Một Vị Bà-La-Môn - Aññatra Sutta.
Trích từ “Tương Ưng Bộ Kinh - Samyutta Nikaya”
Trú tại Sàvatthi.
Rồi một vị Bà-la-môn đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu bèn ngồi xuống một bên.
Ngồi xuống một bên, vị Bà-la-môn ấy bạch Thế Tôn:
- Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động là người cảm thọ?
- Này Bà-la-môn, người hành động là người cảm thọ, ấy là một cực đoan.
Thưa Tôn giả Gotama, có phải người hành động khác, người cảm thọ khác?
- Người hành động khác, và người cảm thọ khác, ấy là cực đoan thứ hai. Này Bà-la-môn, từ bỏ hai cực đoan ấy, Thế Tôn thuyết pháp theo Trung đạo.
------------
Dwelling at Savatthi.
Then a certain brahman went to the Blessed One and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side.
As he was sitting there he said to the Blessed One:
- "What now, Master Gotama: Is the one who acts the same one who experiences [the results of the act]?"
[The Buddha:] "[To say,] 'The one who acts is the same one who experiences,' is one extreme."
[The brahman:] "Then, Master Gotama, is the one who acts someone other than the one who experiences?"
[The Buddha:] "[To say,] 'The one who acts is someone other than the one who experiences,' is the second extreme. Avoiding both of these extremes, the Tathagata teaches the Dhamma by means of the Middle Way.

3. Kinh Thí Dụ Về Cây Đàn – Soṇa Sutta.
Trích từ “Tăng Chi Bộ Kinh - Anguttara Nikaya”
Lúc đó Đức Thế Tôn, nhìn thấy ý nghĩ của Đại Đức Sona, ngài rời Núi Thứu; và, nhanh chóng như một lực sĩ chỉ mất vài giây đồng đồ để duỗi tay ra hoặc co tay lại, ngài đã xuất hiện trong Rừng Thoáng Mát trước mặt Đại Đức Sona. Ở đó, Đức Thế Tôn ngồi xuống trên một chiếc ghế đã chuẩn bị sẵn cho ngài. Đại Đức Sona, đảnh lễ Đức Thế Tôn, ngồi xuống một bên, và Đức Thế Tôn nói với ông:
"Nầy Sona, có phải ông đang có ý nghĩ từ bỏ đời sống xuất gia, rồi trở lại đời sống cư sĩ không?"
"Bạch Thế Tôn, dạ phải."
"Nầy Sona, nói cho ta biết, những ngày trước khi xuất gia, ông đúng là người đánh đàn xuất sắc hay không?"
- "Bạch Thế Tôn, dạ đúng."
"Nầy Sona, khi các sợi giây của cây đàn quá căng, cây đàn có lên giây đúng không và khi ông gẩy đàn có dễ dàng không?"
- "Bạch Thế Tôn, dạ không."
"Và khi các sợi giây của cây đàn quá lỏng, cây đàn có lên giây đúng không và khi ông gẩy đàn có dễ dàng không?" –
"Bạch Thế Tôn, dạ không."
"Nầy Sona, nhưng khi các sợi giây của cây đàn không quá căng cũng không quá lỏng, và chúng được điều chỉnh với cường độ thăng bằng, lúc đó cây đàn có lên giây đúng không và khi ông gẩy đàn có dễ dàng không?"
- "Bạch Thế Tôn, dạ có."
"Nầy Sona, cũng như thế, nếu ông dùng nguồn sức mạnh quá mạnh mẽ, thì cơ thể ông dễ bồn chồn, và nếu ông dùng nguồn sức mạnh quá yếu ớt, thì cơ thể ông dễ mệt mỏi. Vì vậy, Sona, hãy gìn giữ nguồn sức mạnh của ông trong sự cân bằng, hiểu rõ sự thăng bằng của các nguồn trí tuệ, và từ đó ông nắm bắt được chân lý tột cùng.
"Bạch Thế Tôn, dạ vâng," Đại Đức Sona trả lời với sự tán thành.
Soṇa Sutta - Anguttara Nikaya.
Then the Blessed One, perceiving in his own mind the Venerable Soṇa’s thoughts, left Mount Vulture Peak; and, as speedily as a strong man might stretch his bent arm or bend his stretched arm, he appeared in the Cool Forest before the Venerable Soṇa. There he sat down on a seat prepared for him. The Venerable Soṇa, having paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and the Blessed One said to him:
“Soṇa, weren’t you just now thinking of giving up the training and returning to lay life?”
“Yes, Lord.”
“Tell me, Soṇa, when in earlier days you lived at home, were you not skilled in playing the lute?”
- ”Yes, Lord.”
“And, Soṇa, when the strings of your lute were too taut, was your lute well tuned and easy to play?”
- ”No, Lord.”
“And when the strings of your lute were too loose, was your lute well tuned and easy to play?”
- ”No, Lord.”
-“But, Soṇa, when the strings of your lute were neither too taut nor too loose, but adjusted to an even pitch, was your lute then well tuned and easy to play?” - ”Yes, Lord.”
-“Similarly, Soṇa, if energy is applied too forcefully it will lead to restlessness, and if energy is too lax it will lead to lassitude. Therefore, Soṇa, keep your energy in balance, penetrate to a balance of the spiritual faculties, and there seize your object.” [58]
-“Yes, Lord,” the Venerable Soṇa replied in assent.
Xem thêm:
Chiakhoachocphat - Phapluan.net
Hoan Nghênh các bạn góp ý trao đổi!
***
Huy Thai gởi

|
|