Người dân Mỹ còn nhớ trong khi dịch bệnh bắt đầu hoành hành tại Mỹ thì Trung Quốc đã ra lệnh cấm công ty Mỹ là 3M không được chở 1 tỷ khẩu trang N95 và các vật dụng y tế khác về Mỹ mặc dù những sản phẩm này được công ty 3M bỏ tiền ra sản xuất tại Trung Quốc.
Động thái này được xem là đi ngược lại với những ký kết mà Trung Quốc đã đặt bút trong WTO cũng như các hiệp định thương mãi khác với thế giới. Ngay sau đó chính phủ của Tổng thống Trump đã phản đối mạnh mẽ trước hành vi này. Cố vấn pháp lý cao cấp của Tổng thống, Bà Ellis, nói hôm 5/4 rằng “Người dân Mỹ đang kề cận với cái chết, những hành động có chủ đích và máu lạnh như của Trung Quốc sẽ bị coi là giết người cấp độ một". Chính quyền Trump đang xem xét đệ đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền Châu Âu, hoặc sử dụng các cơ chế của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề này.
Vào ngày 6/4, cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Klayman cho biết ông đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tại thành phố The Hague, Hà Lan vào tuần trước và đã nhận được thông báo của tòa vào cùng ngày. Trong đơn, Ông cáo buộc chính phủ và quân đội Trung Quốc vi phạm các công ước quốc tế, sản xuất vũ khí sinh học và phạm tội phản nhân loại, tạo ra virus Corona Vũ Hán gây nguy hiểm cho người dân TQ và thế giới. yêu cầu bồi thường 20.000 tỷ USD.
Cùng lúc với phản ứng của Hoa Kỳ trước hành động vô lương của Trung Quốc thì tại Anh, Henry Jackson Association, một tổ chức chiến lược ngoại giao của Anh đã công bố một báo cáo tuyên bố rằng virus Corona Vũ Hán đã khiến nhóm G7 của Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada bị thiệt hại 3,2 nghìn tỷ bảng Anh. Trung Quốc phải bồi thường 351 tỷ bảng cho Vương quốc Anh, và cũng phải bồi thường khoản tiền rất lớn cho các thành viên khác trong G7.
Hiệp hội Henry Jackson là một tổ chức phân tích có trụ sở tại London, gồm các thành viên là chuyên gia về chính sách đối ngoại của Anh chứng minh rằng Trung Quốc đã cố tình giấu nhẹm những thông tin về virus Vũ Hán, bắt giữ một nhóm BS khi nhóm này lên tiếng sự thật đang xảy ra tại Vũ Hán và những động thái này gây ra thiệt hại tiền của và nhân mạng khắp thế giới.
Trước đó một ngày, Hội đồng Luật sư Quốc tế Ấn Độ và Hiệp hội Luật sư Ấn Độ đã đệ đơn kiện lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cáo buộc Trung Quốc gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tâm lý cho người dân trên thế giới, cũng như gây thiệt hại lớn về kinh tế và xã hội. Theo Business Today, cho biết việc phong tỏa đã gây ra thiệt hại mỗi ngày cho Ấn Độ lên tới 4,64 tỷ USD.
Tờ báo The Sydney Morning Herald của Úc dẫn lại lời của các chuyên gia và think tank tại Anh cho biết Trung Quốc sẽ bị kiện và đòi bồi thường 6 ngàn 500 tỷ USD về hành vi gây lây lan của virus Vũ Hán.
Các báo cáo khoa học mới đây cho thấy Trung Quốc sẽ bị khởi kiện trước các tòa án quốc tế vì không thể trình dữ liệu có thể cho thấy bằng chứng lây truyền từ người sang người trong khoảng thời gian tối đa ba tuần kể từ khi biết có dịch bệnh, vi phạm điều 6 và 7 của IHRs..
Trung Quốc đã cung cấp cho WHO thông tin sai lệch về số lượng người nhiễm bệnh từ ngày 2 tháng 1 năm 2020 đến ngày 11 tháng 1 năm 2020, vi phạm Điều 6 và 7 của IHRs. Trung Quốc cũng không mô tả việc lây nhiễm virus gây bệnh có nguồn gốc động vật, thay vào đó, cho tiêu thụ các vật chủ có virus nguy hiểm cho con người, vi phạm Điều 12 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. (Trong vấn đề này nếu thế giới phát hiện Trung Quốc đã mua chuộc WHO để che giấu thông tin thì Bắc Kinh lại phạm thêm một tội danh khác nữa).
Trung quốc đã cho phép 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán trước khi cách ly thành phố này vào ngày 23 tháng 1 năm 2020 mặc dù đã biết có lây truyền từ người sang người. Cụ thể là 430 ngàn người Trung Quốc đã tới Mỹ trong thời gian này.
Bức tranh tổng thể cho thấy hầu như cả thế giới đang trút sự giận dữ vào Trung Quốc khi phát hiện nước này đã vô tình hoặc cố ý gây tai ương cho con người. Mỗi ngày khi người chết tăng cao thì sự giận dữ ấy càng sâu đậm. Nhiều người không tin vào những lý do mà các tổ chức khởi kiện chứng minh nhưng hầu hết quên rằng các tổ hợp luật sư, các NGO nổi tiếng và ngay cả các chính phủ sẽ không vội vã và tắc trách khi đưa ra bằng chứng cho vụ kiện của mình.
Trung Quốc có đôi co kéo dài vụ kiện cách nào đi nữa thì thiệt hại vật chất lẫn danh tiếng của một cường quốc thứ hai thế giới lần này không dễ được hàn gắn bằng đòn phép tiền bạc hay lươn lẹo ngoại giao. Cuối cùng Bắc Kinh cũng phải trả giá, cái giá che đậy sự thật bằng sự mua chuộc, bắt bớ, sách nhiễu người dân cũng như quốc tế. Thế giới lên án Trung Quốc không những gian dối mà còn có những hành vi phản trắc. Vụ buộc Ý phải mua vật dụng y tế mà nước này từng gửi tặng cho Trung Quốc trước đó là một cái tát vào mặt Bắc Kinh khi thế giới bày tỏ sự bất bình về hành vi đê tiện này.
Giàu có và mạnh mẽ tới đâu khi đã phạm vào nguyên tắc con người thì Trung Quốc phải trả cái giá mà nó gây ra. Một khi tòa đã phán quyết Trung Quốc không thể cù nhây hay lì lợm như phán quyết tòa trong vụ Philippines. Cả thế giới không phải là Philippines để cho Trung Quốc bắt nạt, nếu anh không thực hiện phán quyết của tòa thì những áp đặt sẽ được đưa ra.
Không tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc, điển hình là sản phẩm 5G của Huawei. Không thực hiện những ký kết trước đó với Trung Quốc. Đóng băng tài sản của Trung Quôc trên vùng đất của nước khởi kiện. Vô hiệu trái phiếu của Trung Quốc như Mỹ chẳng hạn….cùng vô số những biện pháp mà thế giới có thể áp dụng một cách hợp pháp bất kể Trung Quốc có đồng ý hay không.
Sau khi virus Vũ Hán rút đi là lúc người dân Vũ Hán được xem kịch bản mà chính phủ của họ gây ra cho toàn thế giới.
Thứ Năm, 04/09/2020 - 20:15 — canhco
Đỗ Hứng gởi