Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 

TT Trump kết liễu ‘quái vật ĐCSTQ’ 
P1: Băng đảng trộm cắp lớn nhất thế giới


  
Cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên kịch tính hơn bao giờ hết khi Mỹ dồn dập tăng cường các đòn trừng phạt mạnh mẽ, cùng các kế hoạch cứng rắn quyết liệt hơn thẳng vào tử huyệt của ĐCSTQ cho thấy Tổng thống Trump đang dứt khoát chấm dứt chế độ độc tài phản nhân loại này.
  
Sau khi thẳng tay đánh thuế hàng hóa Trung Quốc và tuyên bố “không cần Trung Quốc nữa”, “thậm chí tốt hơn là không có Trung Quốc”, Tổng thống Trump đã cho thấy ông thực “không muốn đùa giỡn” với chính quyền này bởi vì ĐCSTQ đang “ngày càng làm tôi tức giận thêm” trong đại dịch Covid-19.
 
Đáp lại thái độ hung hăng và bất chấp mọi nguyên tắc luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chính quyền Trump liên tiếp tăng cường các đòn trừng phạt mạnh mẽ như rút Hong Kong khỏi quy chế đặc biệt, trừng phạt các quan chức ĐCSTQ và Hongkong có liên quan.
 
Tổng thống Trump ban hành dự luật Tân Cương lên án ĐCSTQ đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, trừng phạt các quan chức liên quan, trong đó có bí thư Tân Cương đương chức, là một trong 25 thành viên thường trực Bộ Chính trị uy quyền nhất.
 
Đáp lại thái độ hung hăng và bất chấp mọi nguyên tắc luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chính quyền Trump liên tiếp tăng cường các đòn trừng phạt mạnh mẽ nhắm thẳng vào chính quyền Bắc Kinh.

Mỹ cũng bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền phi pháp gần 90% diện tích Biển Đông của Trung Quốc, tuyên bố ủng hộ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines đấu tranh chống lại việc ĐCSTQ ỷ mạnh bức hiếp các nước để chiếm đoạt biển đảo, tăng cường quân sự ồ ạt đe dọa ĐCSTQ và gọi Trung Quốc là nước côn đồ.
 
Mỹ cũng thẳng thừng tố cáo ĐCSTQ và WHO giấu dịch cúm gây thiệt hại quá lớn về sức khỏe, sinh mạng và kinh tế cho Mỹ và thế giới.
 
Ngay sau thông tin tiết lộ tổng thống Mỹ chuẩn bị ban hành quyết định hành pháp cấm tất cả đảng viên ĐCSTQ và người nhà nhập cảnh Mỹ, trục xuất các đối tượng liên quan, ước lượng 270 triệu người, ngoại trưởng Mỹ tiếp tục lên án ĐCSTQ đàn áp bức hại học viên Pháp Luân Công hơn hai thập kỷ qua, yêu cầu ĐCSTQ thả tự do cho các học viên đang bị giam giữ trong tù và cung cấp thông tin về những người bị mất tích. Trước đó nhiều cuộc điều tra và phóng sự cho thấy ĐCSTQ mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.
 
Chính phủ Hoa Kỳ lần đầu tiên công khai lên tiếng chỉ trích cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc suốt 21 năm qua.

Căng thẳng ngày càng lên đến đỉnh điểm khi chính quyền Mỹ đột ngột yêu cầu Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Mỹ đóng cửa trong vòng 72 giờ.
 
Thượng nghị sỹ Marco Rubio thuộc đảng Cộng Hoà, Chủ tịch Uỷ ban Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ cho biết "Toà lãnh sự Trung Quốc ở Houston là một trung tâm tình báo khổng lồ. Đó là một mạng lưới quy mô các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ trên đất Mỹ nhằm khuynh đảo thay đổi Hoa Kỳ. Cơ sở này đáng lý ra phải bị đóng cửa lâu rồi. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở lãnh sự ĐCSTQ khác, các trường đại học nổi tiếng như Harvard, Stanford... cũng đang bị điều tra tiếp tay cho Trung Quốc.
 
Mỹ đã ‘thấu hiểu sâu sắc’ ĐCSTQ

Phản ứng của Bắc Kinh sau khi Mỹ tuyên cáo đóng cửa lãnh sự quán như mọi khi là nổi giận đùng đùng đòi trả đũa. Đáp lại Tổng thống Trump tuyên bố: “Tôi có thể ra lệnh đóng thêm nhiều lãnh sự quán Trung Quốc ở Mỹ”.
 
Tổng lãnh sự Trung Quốc tại Houston ông Thái Vĩ, trong cuộc trả lời phỏng vấn với kênh ABC13 ngày 22/7 nói: “Thật khá bất ngờ… Chúng tôi không ngờ bị đối xử như thế này và chúng tôi đến đây vì tình hữu nghị vì sự hiểu biết lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ”.
 
"Toà lãnh sự Trung Quốc ở Houston là một trung tâm tình báo khổng lồ. Đó là một mạng lưới quy mô các hoạt động gián điệp của ĐCSTQ trên đất Mỹ nhằm khuynh đảo thay đổi Hoa Kỳ."

Ông Thái Vĩ đã nói rất chính xác. Các đòn trừng phạt ngày càng leo thang về mức độ mạnh mẽ của chính quyền tổng thống Trump đối với Trung Quốc đã thể hiện “sự hiểu biết lẫn nhau” cực kỳ sâu sắc giữa chính quyền Mỹ và ĐCSTQ. Tổng thống Trump và chính quyền của ông đã nhận biết toàn diện đến tận gốc rễ bản chất của ĐCSTQ, đó là lý do ông không ngần ngại tăng cường các đòn mạnh mẽ nhằm vô hiệu hóa chính quyền này. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, hứa hẹn những bùng nổ sắp tới trong kế hoạch “toàn chính phủ” của Tổng thống Trump cho cái kết của ĐCSTQ.
 
Băng đảng trộm cắp lớn nhất thế giới

Việc Mỹ xác định lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston là hang ổ gián điệp mặc dù gây bất ngờ nhưng thực ra đó không phải là điều mới mẻ. Trong nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành siêu cường bằng chiêu trò trộm cắp kinh điển với quy mô và mức độ lớn hơn bất kỳ cái gì người ta có thể tưởng tượng được. Gián điệp là một trong những nền tảng cốt tử của chiến lược siêu trộm cắp toàn cầu này.
 
Trộm cắp kỹ thuật, sở hữu trí tuệ

Chiến lược của Trung Quốc về phát triển khoa học kỹ thuật, mục tiêu là đến năm 2025 trở thành “cường quốc về chế tạo”, dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số, 5G v.v., mục đích là nâng cấp Trung Quốc từ công xưởng của thế giới thành phiên bản tri thức 2.0, tiến đến thống trị thế giới.
 
Chiến lược của Trung Quốc rất rõ ràng: nâng cấp Trung Quốc từ vị thế là công xưởng của thế giới trở thành phiên bản tri thức 2.0, tiến đến thống trị thế giới.

Chiến lược lớn về khoa học kỹ thuật của Trung Cộng tại sao lại trở thành mối đe dọa đối với phương Tây?
 
Vấn đề là việc nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không phải vì để gia nhập nhóm các quốc gia khoa học kỹ thuật cao trên thế giới và để cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia khác, mà là muốn dùng những thủ đoạn đê hèn để đánh bại hoàn toàn đối thủ, lật đổ nền kinh tế của phương Tây, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, từ đó xưng hùng xưng bá khắp thế giới.
 
Đổi thị trường lấy công nghệ - cú lừa đau đớn cho các công ty Phương Tây

“Đường sắt cao tốc Trung Quốc” những năm gần đây đã trở thành đại diện cho “thương hiệu quốc gia” của Trung Quốc, đưa ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc phát triển “thần kỳ”, nhưng đối với các công ty phương Tây mà nói, đó là hơn 10 năm ác mộng bị đánh cắp kỹ thuật, tham bát bỏ mâm, tiền mất tật mang.
 
Ngành đường sắt cao tốc của Trung Quốc bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990, đến khoảng năm 2005, ngành này đã từ bỏ việc tự mình phát triển công nghệ đường sắt, mà chuyển hướng sang thu hút công nghệ của phương Tây. Mục tiêu của ĐCSTQ rất rõ ràng, đó là đánh cắp công nghệ, sau đó tự mình sản xuất, thực hiện “đi tắt đón đầu”. Phía Trung Cộng yêu cầu các công ty nước ngoài trước khi đấu thầu phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ công nghệ cho các nhà máy sản xuất đầu máy và thân tàu nội địa của Trung Quốc, nếu không sẽ không được tham gia đấu thầu. [1]
 
Trong bản hợp đồng thỏa thuận, Trung Quốc luôn yêu cầu các nhà đấu thầu nước ngoài muốn tham gia vào thị trường cần phải thực hiện quy tắc chuyển nhượng toàn bộ công nghệ.

Những phát minh mà phương Tây phải bỏ lượng kinh phí khổng lồ và mất hàng chục năm để nghiên cứu lại bị ĐCSTQ đánh cắp, tiếp thu thậm chí cải tiến, sau đó ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn mà không tính vào giá thành sản phẩm, rồi lại bán phá giá trên quy mô toàn cầu, khiến các doanh nghiệp và nền kinh tế tư nhân ở phương Tây bị đánh đổ.
 
Các công ty phương Tây bị dụ dỗ bởi thị trường Trung Quốc quá béo bở lao vào như thiêu thân. Chính phủ ĐCSTQ không mất một khoản chi phí nghiên cứu lớn, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc lại bước vào thời kỳ phát triển nhảy vọt, họ đã xây dựng được tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, ĐCSTQ đã tiếp thu được công nghệ của phương Tây, biến thành cái gọi là “Tự chủ về sở hữu trí tuệ”. Điều khiến các công ty phương Tây ngạc nhiên hơn là Trung Quốc đột nhiên bắt đầu đăng ký độc quyền sáng chế công nghệ đường sắt cao tốc ở nước ngoài. Đường sắt cao tốc Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với các “bậc thầy” phát triển trước trên thế giới. Vì Trung Quốc đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn, lại có ưu thế nhờ sản xuất quy mô lớn, cùng với sự hỗ trợ tài chính không tiếc tay của chính phủ ở đằng sau, nên đường sắt cao tốc Trung Quốc đã có ưu thế cạnh tranh rất lớn, trở thành con át chủ bài trong chiến lược “một vành đai một con đường” của ĐCSTQ.
 
Sự phát triển thần tốc trong ngành đường sắt của Trung Quốc là kết quả của hàng chục năm đánh cắp công trình nghiên cứu, kỹ thuật công nghệ mà các công ty nước ngoài đã "ngây thơ" trao cho.

Đổi thị trường lấy công nghệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, tiếp thu và cải tiến công nghệ nước ngoài, thách thức trực tiếp các công ty lâu năm bằng ưu thế giá cả, dã tâm muốn đánh cắp công nghệ phương Tây của ĐCSTQ chưa bao giờ dừng lại.
 
Cường quốc nhờ trộm cắp

Những biện pháp này vẫn còn được coi là công khai, nhưng trực tiếp dùng các thủ đoạn phi pháp để đánh cắp công nghệ của phương Tây mới là đòn hiểm của ĐCSTQ nhằm vượt mặt về công nghệ. Thủ đoạn trộm công nghệ của Trung Cộng vượt xa so với phạm vi gián điệp thương mại trước đây, nó sử dụng thủ đoạn “đại dương rộng lớn của chiến tranh nhân dân”, sử dụng tất cả những người có thể sử dụng được, bao gồm gián điệp viên chức, hacker, du học sinh, phóng viên, người dân di cư từ Trung Quốc đại lục và Đài Loan làm việc trong các công ty phương Tây cho đến những người phương Tây bị dụ dỗ, không ai là nó không lợi dụng để đánh cắp bí mật công nghệ của phương Tây.
 
Christopher Wray, cục trưởng FBI nói, “Mục tiêu của Trung Quốc là thay thế nước Mỹ trở thành nước lớn siêu cấp đi đầu thế giới, họ đang dùng mọi thủ đoạn phi pháp để thực hiện mục tiêu này”. [2]
 
Rất nhiều công ty mới khởi nghiệp ở thung lũng Silicon, Mỹ đều cần vốn. Trung Quốc không ngần ngại dùng tiền của quốc gia để đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp của Mỹ này, dùng cách này để nắm giữ công nghệ thế hệ mới. Những sản phẩm do các công ty mới khởi nghiệp nghiên cứu phát triển bằng tiền đầu tư của Trung Quốc bao gồm động cơ tên lửa hàng không vũ trụ, radar của tàu hải quân tự lái, thiết bị màn hình uốn dẻo và máy in sử dụng trong khoang lái của máy bay chiến đấu v.v.
 
Bằng thủ đoạn "chiến tranh nhân dân", ĐCSTQ cũng tỏ ra cực kỳ lọc lõi khi biến những công dân bình thường trở thành những tên gián điệp, tiếp tay cho sự bành trướng độc tài của chế độ này.

Bằng thủ đoạn "chiến tranh nhân dân", ĐCSTQ cũng tỏ ra cực kỳ lọc lõi khi biến những công dân bình thường trở thành những tên gián điệp, tiếp tay cho sự bành trướng độc tài của chế độ này. (Wikimedia Commons)

Ngày 20/12/2018, Bộ Tư pháp Mỹ khởi tố hai công dân Trung Quốc nằm trong tổ chức hacker “APT 10” có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc, tổ chức này đã thực hiện hàng loạt vụ tấn công hacker trên diện rộng, đánh cắp được một lượng thông tin khổng lồ từ hơn 45 tổ chức trong đó có NASA và bộ năng lượng Mỹ, gồm các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công nghệ sinh học, tài chính, công nghiệp chế tạo, dầu mỏ và khí đốt.
 
Kathleen Puckett, một nhân viên tình báo Mỹ đã làm công việc chống gián điệp trong thời gian dài ở San Francisco, nói: ĐCSTQ “dồn tất cả nỗ lực vào hoạt động gián điệp, và nó đã đạt được mọi thứ một cách miễn phí”. [3]
 
Chiến tranh tình báo trong thời đại điện tử hoàn toàn khác với hành vi gián điệp đi chụp vài trang tài liệu trước đây. Cái mà ĐCSTQ đánh cắp được là cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của một công nghệ nào đó, hơn nữa rất nhiều trường hợp là lấy đi cả người và công nghệ, thêm vào đó cùng với sức mạnh đáng kinh ngạc của công xưởng thế giới mà Trung Quốc tạo ra được trong mấy chục năm qua, cùng với việc Trung Quốc đầu tư dài hạn vào nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển, ĐCSTQ quả thực là có thể đánh cắp mọi thứ để tạo ra một “cường quốc chế tạo”.
 
Thời đại công nghệ số cho phép ĐCSTQ đánh cắp cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của một công nghệ nào đó, cùng với những thế mạnh sẵn có, ĐCSTQ quả thực có thể cướp mọi thứ để tạo ra một "cường quốc chế tạo".

Kế hoạch ngàn người tài - biến nhân tài thành gián điệp

Từ khi Trung Quốc mở cửa đất nước, đã có đến hàng triệu học sinh Trung Quốc du học ra nước ngoài. ĐCSTQ chiêu mộ, dùng mức lương cao để mời gọi những nhân tài lợi dụng những nhân tài cao cấp được phương Tây bồi dưỡng này ở hải ngoại về Trung Quốc làm việc, kêu gọi họ trực tiếp “du nhập” những thông tin kinh tế và những công nghệ tiên tiến do phương Tây đầu tư nghiên cứu phát triển vào Trung Quốc, giúp nó thực hiện dã tâm thống lĩnh toàn thế giới.
 
Ông David Stillwel, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương nói với tờ NYTimes hôm 22/7: “Quân đội Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã gửi sinh viên cả công khai lẫn bí mật tới các trường Đại học Mỹ để nghiên cứu những thứ có thể thúc đẩy lợi thế chiến tranh của họ trong thế giới kinh tế và các lĩnh vực khác”.
 
Trong hồ sơ giải mật liên quan đến “Kế hoạch nhân tài của Trung Quốc (kế hoạch ngàn người tài)”vào tháng 9/2015, Cục điều tra liên bang Mỹ đã tổng kết rằng: “Chiêu mộ những người này giúp Trung Quốc có thể:
 
Thu được những nghiên cứu công nghệ và kiến thức chuyên môn mũi nhọn của Mỹ; Kiếm lợi từ những nghiên cứu khoa học mà Mỹ đã tiến hành trong nhiều năm, mà những nghiên cứu này lại được đầu tư bởi chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân của Mỹ; Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ.”

Một báo cáo ngày 13/12/2018 của Viện sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH) nhắm vào kế hoạch ngàn người tài của ĐCSTQ đã vạch rõ những nhân viên nghiên cứu người nước ngoài này vừa nhận tiền của chính phủ Mỹ, vừa đem những sở hữu trí tuệ của Mỹ chuyển về quốc gia mình, khiến cho những tổ chức học thuật trên toàn nước Mỹ trở thành đối tượng bị thiệt hại. [4]
 
Số người liên quan đến kế hoạch ngàn người tài của ĐCSTQ trên thực tế có thể đã lên đến hàng vạn người và vẫn không dừng lại, gần như đã vơ vét hết những tài năng khoa học kỹ thuật đã từng du học ở Mỹ từ những năm 1980 đến nay. Thực chất ĐCSTQ đang dùng toàn bộ sức mạnh quốc gia để tiến hành cuộc chiến tranh không giới hạn giành giật nhân tài và sở hữu trí tuệ.
 
Toàn dân trở thành gián điệp

ĐCSTQ dùng các quy định pháp luật để trói buộc toàn thể người Trung Quốc vào cuộc chiến không giới hạn này. Theo “Luật tình báo quốc gia”: “Cơ quan tình báo quốc gia có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức và công dân có liên quan giúp đỡ, hợp tác và phối hợp khi cần thiết”. [5] Điều này có nghĩa là bất cứ công dân Trung Quốc nào cũng có thể bị ĐCSTQ cưỡng ép thu thập thông tin tình báo, trở thành gián điệp, cuộc chiến tranh gián điệp này có đã đạt quy mô trước nay chưa từng thấy.
 
John Demers trợ lý kiểm sát trưởng của Bộ an ninh quốc gia thuộc Bộ tư pháp Mỹ đã nói rằng “kế hoạch phát triển ngành chế tạo quốc gia đến năm 2025” của ĐCSTQ bề ngoài chỉ là “chỉ đạo về phát triển công nghệ”, thực chất là chỉ đạo sự đánh cắp. Ông tiết lộ, từ năm 2011 đến năm 2018, trong số những vụ việc gián điệp kinh tế liên quan đến hoặc có lợi cho quốc gia nào đó do bộ này điều tra, có hơn 90% vụ việc có liên quan đến Trung Quốc; và hơn 2/3 số vụ việc đánh cắp bí mật thương mại được bộ này xử lý cũng có liên quan đến Trung Quốc [6]
 
“Kế hoạch phát triển ngành chế tạo quốc gia đến năm 2025” của ĐCSTQ bề ngoài chỉ là “chỉ đạo về phát triển công nghệ”, thực chất là chỉ đạo sự đánh cắp.

Nỗ lực chiến tranh mạng của Trung Quốc lớn chưa từng thấy

Một bản điều tra được công bố trên tờ báo “Le Monde” của Pháp vào tháng 1/2018 chỉ ra rằng, tài liệu bí mật của trụ sở chính Liên minh châu Phi (AU) đặt tại Ethiopia mỗi đêm đều được gửi đến Thượng Hải, việc này đã diễn ra liên tục trong 5 năm. Một bản báo cáo mới của viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI) được công bố ngày 13/7/2018 tiết lộ rằng, Huawei là nhà cung cấp một số thiết bị hạ tầng kỹ thuật mạng internet cho tòa nhà trụ sở của AU. [7]
 
Tiến sĩ André Ken Jakobsson thuộc Trung tâm nghiên cứu quân sự của Đại học Copenhagen nói: “Điều đáng lo ngại là ĐCSTQ có thể thu được những thông tin vô cùng quan trọng và nhạy cảm, từ đó họ có thể khống chế toàn bộ hệ thống xã hội của chúng tôi. Trong tương lai tất cả mọi thứ đều sẽ được kết nối với mạng 5G. Chúng tôi lo sợ rằng quốc gia cung cấp loại thiết bị này – Trung Quốc sẽ khống chế mọi hoạt động trên mạng."
 
Tháng 6/2015, chính phủ liên bang Mỹ bị một hacker Trung Quốc thâm nhập, lấy đi một lượng lớn thông tin cơ mật, thông tin của hơn 21,5 triệu công dân Mỹ đã bị đánh cắp. Những người bị ảnh hưởng bao gồm 19,7 triệu nhân viên chính phủ, và 1,8 triệu người nhà của các nhân viên chính phủ kể trên.
 
“Điều đáng lo ngại là ĐCSTQ có thể thu được những thông tin vô cùng quan trọng và nhạy cảm, từ đó họ có thể khống chế toàn bộ hệ thống xã hội của chúng tôi."

Tháng 11/2018, tập đoàn Marriott International tuyên bố, thông tin cá nhân trong hộ chiếu của 500 triệu khách hàng đã bị hacker tấn công, sự việc này bắt đầu diễn ra từ năm 2014. Ngày 12/12, Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo xác nhận rằng đó là hành vi của ĐCSTQ. Marriott là nhà cung cấp khách sạn lớn nhất cho chính phủ và quân nhân Mỹ.
 
Theo hồ sơ tòa án ngày 20/7, một nhà nghiên cứu Trung Quốc bị buộc tội gian lận visa vì che giấu mối quan hệ với quân đội Trung Quốc (PLA) đang lẩn trốn trong LSQ nước này tại San Francisco được 1 tháng.
 
Trước đó, FBI đã cảnh báo trong nhiều năm rằng các trường đại học ở Mỹ có nguy cơ bị đánh cắp tài sản trí tuệ từ các nhà nghiên cứu nước ngoài. Gần đây, Mỹ cũng đã thắt chặt các hạn chế đối với thị thực sinh viên.
 
Ông nhấn mạnh: “Lãnh sự quán ĐCS Trung Quốc ở Houston đứng sau tất cả hoạt động này và có lịch sử tham gia vào hành vi gây hại cho nước Mỹ”.
 
Tháng 11-2019, một nhân viên Trung Quốc của Tập đoàn năng lượng Phillips 66 (Houston) nhận tội đã ăn cắp thông tin mật về công nghệ pin thế hệ mới của công ty.
 
Theo ông Anthony Roman – một chuyên gia về an ninh ở New York, những năm gần đây chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động chiến tranh mạng, thu dụng từ 50.000-100.000 nhân viên dân sự và quân sự cho nỗ lực này.
 
Những năm gần đây chính phủ Trung Quốc đã đẩy mạnh hoạt động chiến tranh mạng, thu dụng từ 50.000-100.000 nhân viên dân sự và quân sự cho nỗ lực này.

“Nỗ lực (chiến tranh mạng) của Trung Quốc lớn chưa từng thấy. Hoạt động tình báo và tấn công mạng của họ không đo đếm được. Tất cả hạ tầng chiến lược ở Mỹ đều là mục tiêu”, ông Roman nhận xét.
 
Pompeo: "Chúng ta đang phải đối mặt với con quái vật ĐCSTQ"

Trộm cắp tài sản trí tuệ khắp thế giới, nhất là tại Mỹ, là một trong những nguồn thu nhập lớn của Trung Quốc mà nhiều nhà phân tích nói rằng nếu muốn đánh ngã ĐCSTQ thì phải cắt đứt nguồn thu nhập này.
 
The Wall Street Journal đã đăng về nạn trộm cắp tài sản trí tuệ khi cảnh cáo Mỹ rằng “Tin tặc Trung Quốc đang nhắm mục tiêu vào các trường đại học, công ty dược phẩm và các công ty chăm sóc sức khoẻ của Mỹ nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ liên quan đến phương pháp điều trị và vaccine coronavirus và các cuộc xâm nhập có thể gây nguy hiểm cho tiến trình nghiên cứu y học”.
 
Theo Washington Post: “Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ và nghiên cứu nhằm củng cố nền kinh tế của họ, và sau đó họ sử dụng lợi ích bất hợp pháp đó làm vũ khí để bịt miệng bất kỳ quốc gia nào dám thách thức các hành động phi pháp của họ." Phó Giám đốc FBI David Bowdich kết luận: “Đây là kiểu ép buộc kinh tế không phải là điều chúng ta mong đợi từ một nhà lãnh đạo thế giới đáng tin cậy. Đó là những gì chúng tôi thấy từ một băng đảng tội phạm có tổ chức”.
 
Nguồn tài nguyên mà Trung Cộng dùng để xâm nhập vào các quốc gia trên thế giới lớn vượt quá sức tưởng tượng của con người, những gì sự thực được vạch trần chỉ là một góc của tảng băng chìm. Các nước trên thế giới đều bắt đầu cảm nhận rõ ràng dã tâm toàn cầu và thủ đoạn tà ác, sức phá hoại “không giới hạn” của ĐCSTQ.
 
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo tại Thư viện Tổng thống Richard Nixon phát biểu hôm nay về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong những năm tiếp theo.
 
"Trung Quốc đã ăn cắp tài sản trí tuệ và bí mật thương mại của chúng ta, làm mất hàng triệu việc làm trên khắp nước Mỹ. Trung Quốc đã khiến chuỗi cung ứng rời khỏi Hoa Kỳ, và đã sử dụng lao động với cách thức giống hệt như với những nô lệ. Trung Quốc đã khiến cho các tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới trở nên kém an toàn hơn cho thương mại quốc tế.
 
Tổng thống Nixon đã từng nói ông sợ rằng ông đã tạo ra một con quái vật bằng cách giúp cho Đảng Cộng sản Trung Quốc hội nhập với thế giới, và chúng ta đang phải đối mặt với con quái vật ấy."
 

Đường Thư
 
24/07/20

(Còn tiếp)
 
Chú thích: Theo các nghiên cứu của The Epoch Times
[1]- Tìm hiểu về đường sắt cao tốc: “Tuyến đường sắt cao tốc Phong Vân” Trường Sa: Nhà xuất bản văn nghệ Hồ Nam, năm 2015), Chương 5 “Đường Sắt cao tốc Trung Quốc đánh bại 3 quốc gia”
[2]- “Chinese Hackers Indicted,” FBI News, 20/12/2018,
[3]- Zach Dorfman, “How Silicon Valley Became a Den of Spies,” Politico, 27/7/2018,
[4]- Lawrence A. Tabak and M. Roy Wilson, “Foreign Influences on Research Integrity,”  Presentation at the 117th Meeting of the Advisory Committee to the Director, NIH,
[52]Keith Bradsher, “When Solar Panels Became Job Killers,” The New York Times, 8/4/2017
[5]- “Luật tình báo nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa”, Mạng nhân dân quốc gia Trung Quốc, 27/6/2017,
[6]- “Statement of John C. Demers before the Committee on the Judiciary United States Senate for a Hearing on China’s Non-Traditional Espionage against the United States: The Threat and Potential Policy Responses,” US Senate, 12/12/2018
[7]- Danielle Cave, “The African Union Headquarters Hack and Australia’s 5G Network,” Australian Strategic Policy Institute
[8]- Đường Minh: “Hacker Trung Quốc ngụy trang website của Pháp Luân Công ở Mỹ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ quy tắc quốc tế”, http://www.epochtimes.com/gb/13/3/16/n3824225.htm


Hoang Nguyen gởi