Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
 
Tứ Diệu Đế

四妙諦

Four Noble Truths

***



 


Nội dung

1. Sơ lược về đạo lý Nhân Quả.
       
1.1. Quan hệ Nhân Quả.

                 Nhân=> Nghiệp nhân
                    Quả    => Nghiệp quả = Nghiệp báo = Quả báo.
      
1.2. Nhân Quả và Duyên khởi.
             Nhân – Duyên – Quả
      
1.3. Các đặc tính chính của lý Nhân Quả.
1) Một Nhân không Duyên không thể sinh ra Quả.
                    2) Một Nhân tùy Duyên sẽ sinh Quả giống.
                    3) Một Nhân tùy Duyên sẽ sinh Quả khác.
                    4) Chuỗi Nhân Quả.
       
1.4.  Phân loại Nhân Quả. 
                1) Phân loại Nhân Quả theo thời gian.
                              - Nhân Quả đồng thời      
- Nhân Quả khác thời:  Hiện báo - Sinh báo - Hậu báo.
                    2) Phân loại Nhân Quả theo vật lý và tâm lý.
                              - Nhân Quả ngoại cảnh (vật lý).
                              - Nhân Quả nội tâm (tâm lý).
       
1.5.  Nhận thức về Nhân Quả nơi sự vật.
                 1) Nhân Quả nơi các vật vô tri giác.
                    2) Nhân Quả nơi các loài thực vật.
                    3) Nhân Quả nơi các loài động vật.
                    4) Nhân Quả nơi con người.
                              - Phương diện vật chất    - Phương diện tinh thần.
       
1.6. Nhân Quả và Định mệnh.
       
1.7. Các phạm trù Nhân Quả.
                 1) Nhân Quả và phạm trù đạo đức.
                    2) Nhân Quả và phạm trù chân lý (giải thoát).
                    3) Nhân Quả và phạm trù siêu hình.
       
1.8. Tin sâu hay Hiểu sâu đối với Nhân Quả?
Đức tin hay Chánh tín => Tin sâu hay Hiểu sâu.
1.9. Những lợi ích của giáo lý Nhân Quả.
 
2. Tứ Diệu Đế.
       
2.1. Tổng quan về Tứ Diệu Đế.

                - Cấu trúc Tứ Đế - 2 cặp Nhân Quả:  Khổ-TậpDiệt-Đạo.
                    - Mối liên quan giữa Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên.
                    - Các loại phiền não và chuyển hóa phiền não
       
2.2. Nội dung của Khổ đế.

                 1) Sinh khổ             2) Lão khổ              3) Bệnh khổ            4)Tử khổ
                    5)Cầu bất đắc khổ                              6) Ái biệt ly khổ
                    7) Oán tắng hội khổ                             8)Ngũ ấm xí thạnh khổ
       
2.3. Nội dung của Tập đế.

                 1) Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên.
                              - Vô minh     - Ái
                    2) Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Nam truyền.
Thập kết sử:  -  Thân kiến  - Nghi  - Giới cấm thủ  -  Dục tham  - Sân  - Sắc tham  - Vô sắc tham  - Mạn  - Trạo cử  - Vô minh. 
                    3) Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Bắc truyền.
Thập kết sử: - Tham  - Sân  - Si  - Mạn  - Nghi  - Thân kiến     - Biên kiến  - Kiến thủ kiến  - Giới thủ kiến  - Tà kiến.
       
2.4. Nội dung của Diệt đế.

                 1) Niết-bàn phân biệt theo Phật giáo Nam truyền.
                              - Hữu dư Niết-bàn            - Vô dư Niết-bàn
                    2) Niết-bàn phân biệt theo Phật giáo Bắc truyền.
                              - Vô trụ xứ Niết-bàn         - Trụ xứ Niết-bàn.
                    3) Tứ Đức Niết-bàn.
       
2.5. Nội dung của Đạo đế.

                 37 Phẩm Trợ Đạo  =>  8 Chánh Đạo
                    1) Chánh tri kiến              5) Chánh mạng
2) Chánh tư duy               6) Chánh tinh tấn
3) Chánh ngữ                   7) Chánh niệm
4) Chánh nghiệp              8) Chánh định
      
2.6. Thực hành tu tập Tứ Đế và quả vị Thanh Văn.
 
Bài đọc thêm
1) Kinh Ái sinh, Trung Bộ kinh số 87.    
2)Thập kết sử theo giáo lý Phật giáo Nam truyền
[Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Nam truyền]
 
NBS: Minh Tâm 02/2020

Tứ Diệu Đế là một trong hệ giáo lý quan yếu của Đạo Phật, nói về mối quan hệ Nhân Quả vận hành nơi các sinh vật hữu tình, đặc biệt là nơi con người. Do đó để có thể hiểu tốt được Tứ Diệu Đế, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu căn bản về đạo lý Nhân Quả này.

1. Sơ lược về đạo lý Nhân Quả.
       1.1. Quan hệ Nhân Quả.

Causality - Wikipedia
 Quan hệ Nhân Quả– Wikipedia tiếng Việt

Nhân Quả là từ gốc Hán có ý nghĩa sau:
- Nhân (nguyên nhân):  Có nghĩa là hạt giống // nguyên do, căn nguyên nguồn gốc, lý do của sự vật.    
- Quả (kết quả):  Có nghĩa là hoa, trái // cái kết cục của sự việc.  
Theo đó:

Nhân Quả(因果;  P;S: Hetu-Phala;  E: Causality, Cause and Effect;  F: Causalité, Cause et Effet) được xem là phạm trù triết học dùng để chỉ mối quan hệ nguồn gốc tất yếu của các hiện tượng, trong đó hiện tượng này (được gọi là nguyên nhân) sinh ra ra hiện tượng khác (được gọi là kết quả). Nói cách khác, đó là mối quan hệ vận động đầu và cuối của mọi sự vật hiện tượng theo một thời gian tính nào đó.

Vipāka – Wikipedia
Quả báo – Wikipedia tiếng Việt

Nơi con người, khi một hành động có tác ý, ta gọi đó là Nghiệp nhân (Nhân), và cái kết của hành động có tác ý này gọi là  Nghiệp quả 業果hay  Nghiệp báo 業報  hay  Quả báo 果報(Quả).  Nghiệp quả được gọi là Hệ Quả nếu cái kết phát xuất từ những hành động tốt lành và được gọi là Hậu Quả nếu cái kết phát xuất từ những hành động xấu ác.

Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có chép: "Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa" (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương).

Từ xưa đến nay, dầu trình độ trí thức thấp hay cao, con người phần lớn đã cảm nhận Nhân Quả như là một quy luật hiện thực. Nhân Quả được xem như là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan. Qua đó, Nhân Quả được coi như một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội với đạo đức nhân bản.

1.2. Nhân Quả và Duyên khởi.
Nhân Quảthực ra là một dạng biểu hiện cụ thể của Nguyên lý Duyên khởi, một khám phá trọng đại của đức Phật Thích Ca, đã được trình bày trong kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka Nikāya), tập 1,  được tóm tắt như sau:
 
Cái này có vì cái kia có
                                       Cái này không vì cái kia không
                                       Cái này sinh vì cái kia sinh
                                       Cái này diệt vì cái kia diệt.
 
Imasmim sati idam hoti
Imasmimasati Idamna hoti
Imassuppãdã idam uppajjati
Imassa nidrdhãidam nirujjhati
 
此有故彼有    Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生    Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無    Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅    Thử diệt tắc bỉ diệt
Nhân Quảthực ra đã xuất hiện trước thời đức Phật Thích Ca  như là luận thuyết, nhưng vì quá nhiều kiến giải về Nhân Quả, nên mọi kiến giải trở thành đa thù sai biệt, và được xem như là các chấp thuyết chủ quan.
Nhân Quảtrong đạo Phật mang tính thực tế và khách quan, là cách nói gọn của Nhân-Duyên-Quả (Duyên : P: Paccaya, Paticca;  S: Pratyaya, Pratitya;  E:  Condition;  F: Condition).  Trong đó: 
        + Nhân :  Được xem là Duyên chính, còn gọi là nội duyên. Ví dụ:  Con người là duyên chính, tổ hợp bởi 5 duyên (5 uẩn).
        + Duyên :  Được xem là Duyên phụ, còn gọi là ngoại duyên, nó có thể có lợi (thiện) hay có hại (bất thiện) cho Duyên chính.
        + Quả :  Là Duyên chính mới hình thành từ sự phối hợp Duyên chính và Duyên phụ, tức phối hợp nội duyên và ngoại duyên.
                                  Nhân  +  Duyên  =  Quả
              
Các sơ đồ trình bày cơ cấu Nhân-Duyên-Quả

Theo đó, một Nhân là Duyên chính có thể tương hợp với những Duyên phụ khác nhau thành ra những Quả khác nhau. Cho nên, khi nói Nhân Quả tức phải hiểu là Nhân-Duyên-Quả.  Cũng như trong khoa học, khi nói nghiên cứu một bộ phận nào trong cơ thể, thì phải thấy rằng bộ phận ấy không phải biệt lập, mà trái lại có liên quan mật thiết đến toàn cả cơ thể.

Sơ đồ 12 Nhân Duyên

Ngoại giới là thế giới hiện tượng, tức thế giới của tương quan, nên đó là sự biểu hiện của các quá trình Nhân Quả. Còn thế giới nội tâm, thì ở đâu mà có mặt Ái, Thủ – thì ở đó có mặt của Nghiệp, tức có mặt của Nhân Quả biểu hiện.  Ở đâu không có Ái, Thủ thì ở đó không có sự tạo tác Nghiệp mới, có chăng chỉ còn ảnh hưởng của Nghiệp cũ để lại, tức Nhân Quả chỉ còn biểu hiện ở ngoại giới.
+ Ở quả vị Tu-đà-hoàn (Sơ quả Thánh), Nghiệp mới không được tiếp tục tạo tác, chỉ còn lại Dục, Sân và năm thượng phần kết sử.
+ Ở quả vị Tư-đà-hàm,  làm nguội thêm Dục và Sân.
+ Ở quả vị A-na-hàm, chỉ còn năm thượng phần kết sử.
+ Ở quả vị A-la-hán, tất cả phiền não (lậu hoặc) nơi tâm đã được đoạn tận, nghĩa là Nghiệp từ tâm khởi được đoạn tận, có thể chỉ còn vài ảnh hưởng của Nghiệp nhân quá khứ rơi rớt trên cái thân sắc uẩn.  Bấy giờ, hành giả đã chủ động Nhân Quả đối với ngoại giới bằng tâm Duy tác (心唯作;  P: Kiriyā citta;  S: Kriyā citta;  E: Only-action) bởi chính nội tâm thanh tịnh có được từ tuệ giác, chứ không còn phải bị động với Nhân Quả bởi một nội tâm chấp thủ và loạn động, đầy Tham-Sân-Si như trước đây.
Thiền ngữ: “Bồ-tát sợ Nhân, chúng sinh sợ Quả” là hàm ý việc chủ động Nhân Quả của các bậc giác ngộ vậy.
Tóm lại, Nhân Quả có vị trí rất trọng yếu trong việc giải thích các sự khác biệt của con người, rất trọng yếu trong việc thiết lập nền tảng đạo đức của Phật giáo, và chỉ có mặt trong thế giới của ý niệm, của các ngã tướng.

1.3. Các đặc tính chính của lý Nhân Quả.
Nhân Quảlà một định luật, thoạt trông thì rất giản dị, nhưng nếu càng đi sâu vào sự vật để nghiên cứu thì lại không ít phức tạp.
Trong vũ trụ mọi sự vật không phải đơn thuần tách rời nhau để đứng biệt lập được, mà có liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản nhau, thừa tiếp nhau. Trong sự phức tạp biến thiên của sự vật ấy, không dễ để tìm ra được cái Nhân chính yếu sinh ra Quả, hay từ cái Quả mà thấy ra cái Nhân chính yếu của nó. Do đó, nhiều người không quen suy nghĩ tìm tòi, thì khó mà thấu đáo được.
Trong sự hình thành của tất cả các pháp, thì Nhân gọi làNăng sinh,  QuảSở sinh, có nghĩa là pháp nào có khả năng dẫn sinh đến kết quả, thì pháp ấy là Nhân, và pháp do được Nhân sinh ra thì đó chính là Quả.
Dưới đây là vài đặc tính chính của Nhân Quả:

1)Một Nhân không Duyên không thể sinh ra Quả.
Mọi sự vật trong vũ trụ là tổ hợp của nhiều Duyên. Cho nên không có một Nhân nào có thể tự tác thành kết quả được, nếu không có sự tương hợp của nhiều Duyên khác.  Nói rằng hạt lúa sinh ra cây lúa, là nói một cách giản đị cho dễ hiểu, chứ thật ra hạt lúa không thể sinh ra gì được cả nếu như chỉ để nó giữa khoảng trống không, thiếu không khí, ánh sáng, đất, nước, nhân công, … Cho nên, sẽ là sai lầm khi cho rằng một Nhân có thể sinh ra vạn vật, nghĩa là vạn sự vạn vật không thể tự chính nó sinh ra, tức một pháp có hai cá thể là Năng sinh và Sở sinh.

2) Một Nhân tùy Duyên sẽ sinh Quả giống.
Đó là Nhân tùy Duyên mà sinh Quảgiốngnhư Nhân.
Trong kinh Nhân Quả có ghi:
" Muốn biết nhân đời trước, thì nhìn vào kết quả thọ báo hiện tại; muốn biết kết quả thọ báo của đời sau, thì nhìn vào những tạo tác của hiện tại  – Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giải thị, Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị - 欱知前世因, 今生受者是, 欱知來世果, 今生作者是"
Ví dụ:
Nếu ta muốn có quả cam thì ta phải ương hạt giống cam; nếu ta muốn có hạt đậu thì ta phải gieo giống đậu. Không bao giờ ta trồng cam mà lại thấy đậu, hay trồng đậu mà lại được cam. Người học đàn thì biết đàn, người học chữ thì biết chữ. Nói cách khác, Nhân với Quả thường cùng đồng một loại với nhau.
Đây là ý nghĩa hẹp của Nhân Quả, biểu hiện Nghiệp nhân không đưa đến Dị Thục quả.

3) Một Nhân tùy Duyên sẽ sinh Quả khác.
Dị Thục nhân (異熟因;  P;S: Vipāka-hetu)là Nhân tùy Duyên mà sinh Quảkhác, tứcDị Thục quả(異熟果 ;  P;S: Vipāka-phala  –  Dị:Biến đổi khác;  Thục: Chín muồi). Đây là ý nghĩa bao quát của Nhân Quả, biểu hiện Nghiệp nhân là Dị Thục nhân thay đổi sẽ đưa đến Nghiệp quả là Dị Thục quả.
Trong kinh Tăng Chi I, tr. 284, nói:  Có lần ngoại đạo phát biểu "Người này tạo Nghiệp như thế nào, thì người ấy cảm thọ Quả như vậy". Ðức Phật đã bác bỏ quan điểm đó, Ngài dạy: "Người này tạo Nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào, thì người ấy cảm thọ Quả dị thục như vậy, như vậy"
Ví dụ:
+ Như người ta đem hạt lúa (Nhân) gieo xuống đấttốt có nước, có ánh sáng, có không khí, có thời gian, có nhân công, … (Duyên), thì trong mùa gặt sau, là những bông lúa vàng (Quả). Nhưng người ta cũng có thể đem hạt lúa (Nhân), chế biến thành gạo và nấu nó để ăn no (Duyên), biến thành máu thịt trong cơ thể và thành phân bón cho cây cỏ (Quả).
+ Như người ta ghép vào gốc cây bưởi (Nhân) cành cây cam (Duyên).  Kết quả tốt đẹp là những trái cam to lớn (Quả) hơn hẳn trái cam có từ thuần cây cam.
- Trong Tăng Chi Bộ Kinh I, Phẩm Bốn Pháp chép:
"Có bốn phạm trù khó thể tư duy, đó là: Phật giới, Thế giới tâm, Thiền định của người tu Thiền, và Dị Thục quả của Nghiệp nhân (= Dị Thục nhân)".
Theo đó, bất cứ một khảo sát nào về Nhân Quả, hãy đều có tính tương đối như tính tương đối của các pháp sinh diệt hữu vi, chịu vô thường, biến hoại. Cho đến khi hành giả đoạn trừ hết phiền não và phát sinh tuệ giác, thì ý nghĩa thật của Nhân Quả sẽ xuất hiện cùng với thật tướng của các pháp.

4) Chuỗi Nhân Quả(xem thêm ‘Hiệu ứng Domino’):
Một sự vật mà ta gọi là Nhân, là khi nó chưa biến chuyển, hình thành ra cái Quả mà ta quan niệm; một sự vật mà ta gọi là Quả là khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta đã quan niệm. Một sự vật đối với quá khứ thì nó là Quả, nhưng đối với tương lai thì nó là Nhân. Nhân và Quả đắp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Ta gọi cả quá trình biến đổi là chuỗi Nhân Quả.
Nhân Quả = Nhân-Duyên-Quả được xem như một chu kỳ. Quả nơi đây còn gọi là Nghiệp quả, Nghiệp báo hay Quả báo, được xem như một Nhân mới, và tiến trình của một chu kỳ Nhân-Duyên-Quả mới hình thành. Cứ thế mà các chu kỳ mới, liên tục hình thành như một chuỗi, gọi là chuỗi Nhân-Duyên-Quả.

VIDEO
- Newton Ball tricks
- How Long Will Newton's Cradle Move in a Vacuum? How Newton's Cradle Really Works
 
1.4.  Phân loại Nhân Quả.          
Thông thường, một Quả khi hình thành nó cần có đầy đủ duyên chính và các duyên phụ làm Nhân. Theo đó, nhân quả được xét đến qua nhiều góc độ như thời gian, không gian, vật lý, tâm lý v.v...
1) Phân loại Nhân Quả theo thời gian:
Sự biến chuyển từ Nhân đến Quả có khi mau khi chậm, chứ không phải bao giờ cũng diễn tiến trong một thời gian đồng đều.
a- Nhân Quả đồng thời:  Đây là loại Nhân Quả mà từ Nhân đi đến Quả rất nhanh. Ví dụ như ăn thì no, uống nước thì hết khát, tức giận thì buồn phiền v.v..., hoặc như khi ta vừa đánh xuống mặt trống thì tiếng trống liền phát ra, hay khi hai luồng điện âm và dương vừa gặp nhau, thì ánh sáng liền bừng lên.

Hình ảnh của Nhân Quả đồng thời
b- Nhân Quả khác thời:  Đây là loại Nhân Quả mà thời gian đi đến quả có một khoảng thời gian. Và khoảng thời gian đó được chia làm 3 loại như sau:
Hiện báo:  Nghĩa là Nhân trong đời này đưa đến Quả ngay trong đời này, tức Nhân Quả một đời.  
Ví dụ:
- Có khi từ Nhân đến Quả cách nhau vài tháng, như từ khi gieo hạt giống lúa cho đến lúc gặt lúa, cần phải có một thời gian ít nhất là bốn tháng.
- Có khi từ Nhân đến Quả cách nhau từng chục năm, như đứa bé mới cắp sách đi học cho đến ngày thành tài, phải qua một thời gian ít nhất là trên chục năm.
Sinh báo: Nghĩa là tạo Nhân trong đời này nhưng đến đời sau mới thọ Quả báo, tức Nhân Quả hai đời. Ví dụ như kinh Địa Tạng bảo rằng ai hay trêu chọc người, đời sau sẽ thác sinh vào loài vượn, khỉ.
Hậu báo: Nghĩa là tạo Nhân trong đời này nhưng đến các đời sau mới thọ Quả báo,  tức Nhân Quả nhiều đời(xem Truyện tiền thân, Bổn Sinh, Bổn Sự).
Ba thời nhân quả này vì có một thời gian tương đối ổn định (có khoảng cách), do đó chúng được xếp vào loại Định nghiệp. Ba thời nhân quả, đồng thời cũng là câu trả lời tại sao (một số trường hợp) có người làm lành trong đời này lại gặp những điều bất hạnh, và ngược lại, người làm việc ác lại gặp may mắn.
2) Phân loại Nhân Quả theo vật lý và tâm lý:  Cách phân loại này nhằm chỉ đến sự biểu hiện của nghiệp quả thông qua thái độ tâm lý tiếp thọ nghiệp, đồng thời nói lên những khoảng cách khác nhau của nghiệp quả giữa nội tâm và ngoại cảnh.
a- Nhân Quả ngoại cảnh(ngoại giới):  Đây là phân loại Nhân Quả theo vật lý.
b- Nhân Quả nội tâm (nội giới):  Đây là phân loại Nhân Quả theo tâm lý.
Ví dụ:
- Trường hợp một vị sư bị vu khống phải ở tù, thân vị ấy ở trong tù nhưng tâm vị ấy thì an định, ly thủ, giải thoát. Như thế, Nghiệp quả chỉ biểu hiện ở thân (vật lý) chứ không biểu hiện ở tâm.
- Như một người có thân thể (vật lý) xấu xí, khó nhìn, nhưng tâm (tâm lý) thì thông minh và sáng suốt, hiền từ, độ lượng và tu tập tốt. Đây là trường hợp Nghiệp quả có phước báo ở hai mặt thân và tâm khác nhau.
 
1.5. Nhận thức về Nhân Quả nơi sự vật.
Nhân Quả được xem như chi phối tất cả vũ trụ vạn hữu, không có một sự gì, vật gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, ở ngoài luật Nhân Quả được. Dưới đây là vài nhận thức về Nhân Quả của sự vật (= hành tướng 行相 của Nhân Quả).
1) Nhân Quả nơi các vật vô tri giác:  Như nước là Nhân - bị lửa đốt là Duyên - nóng và bốc hơi là Quả, … hay nước bị gió thổi (Duyên) thì thành sóng (Quả), … bị lạnh (Duyên) thì đông lại (Quả). Nắng lâu ngày thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.
2) Nhân Quả nơi các loài thực vậtHạt cam thì sanh cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh cây ớt, cây ớt thì sanh trái ớt. Nói một cách tống quát: giống cây ngọt là Nhân thì sanh quả ngọt là Quả, …, giống chua thì sanh quả chua, giống đắng thì sanh quả đắng, giống nào thì sanh quả nấy.
3) Nhân Quả nơi các loài động vậtLoài chim sanh trứng; nếu ta gọi trứng là Nhân, khi ấp nó thành con là Quả; con chim ấy trở lại làm Nhân, sanh ra trứng là Quả. Loài thú sanh con, con ấy là Quả. Con thú lớn lên trở lại làm Nhân, sanh ra con là Quả.
4) Nhân Quả nơi con người:
Con người tạm chia ra làm hai mặt là Vật chất (Vật lý) và Tinh thần (Tâm lý). Nói chung, ta tự gieo Nhân thì tự nhận Quả về hai mặt này, người khác không thể nhận thay. 
a. Về phương diện vật chất:  Thân tứ đại là do hấp thụ khí huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là Nhân, người con trưởng thành là Quả và cứ tiếp nối vậy mãi, Nhân sanh Quả, Quả sanh Nhân không bao giờ dứt. Đây được xem là Nhân Quả ngoại cảnh.
b. Về phương diện tinh thần:  Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống tinh thần trong hiện tại; tư tưởng và hành động quá khứ là Nhân, tánh tình, nếp sống tinh thần trong hiện tại là Quả. Tánh tình và nếp sống này làm Nhân để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là Quả. Đây được xem là Nhân Quả nội tâm.
        Hai bài kệ của kinh Pháp Cú nói tới Nhân Quả của tinh thần như sau:
+  Ý dẫn đầu các pháp.                 + Ý dẫn đầu các pháp.  
    Ý làm chủ tạo tác.                              Ý làm chủ tạo tác.
    Nếu với ý nhiễm ô.                             Nếu với ý thanh tịnh.
    Nói năng hay hành động.         Nói năng hay hành động
  Khổ não bước theo sau.                     An lạc bước theo sau.
  Như xe theo vật kéo.                  Như bóng không rời hình.
(Kệ Pháp Cú 1)                        (Kệ Pháp Cú 2)
         Theo đó, có thể thấy rằng khi tâm hành giả chưa giác ngộ-giải thoát, thì hành giả luôn bị động trong Nhân Quả chi phối nơi tâm và nơi thân. Và khi tâm giác ngộ-giải thoát, thì hành giả với nội tâm thanh tịnh, sẽ luôn chủ động đối với các Nhân Quả ngoại cảnh thông qua tuệ giác. Thiền ngữ “Bồ tát sợ Nhân, chúng sinh sợ Quả” cũng nhằm nói lên tính cách chủ động Nhân Quả ngoại cảnh của bậc giác ngộ.

        1.6. Nhân Quả và Định mệnh.
Nhân Quả theo Phật giáo không phải là Định mệnh, cũng không mang tính chất tiền định cố hữu. Bởi lẽ sự hiện hữu của con người không đơn giản chỉ tùy thuộc vào các Nhân quá khứ đã gieo trong đời sống quá khứ, mà nó còn tùy thuộc ngay nơi các hành động  tạo tác mới trong hiện tại là Nhân hiện tại.
        Vì thế, nếu gọi:
Σ Nhân quá khứ  =>  Quả hiện tại 1.
Σ Nhân hiện tại   =>  Quả hiện tại 2
Ta có:
Quả hiện tại =  Quả hiện tại 1 +  Quả hiện tại 2 
Nhân quá khứ(đưa tới Sinh báoHậu báo) và Nhân hiện tại rất đa dạng về định tính và định lượng, do đó một con người bình thường khó mà có thể cảm nhận hết được Quả hiện tại (là Dị Thục quả), vì chúng quá tầm nhận thức từ các giác quan thông thường của con người.
Các Nhân này chỉ có số ít người đạt Túc mạng thông (夙命通;  P: Pubbenivāsānussatiñāna;  S: Purvanivasanusmrtij-nana;  E: Ability to penetrate into past and future lives of self and others) mới có thể biết rõ được, chẳng hạn như đức Phật Thích Ca, ... Ông Edgar Caycelà người Mỹ nổi tiếng trong thời hiện đại đã phần nào nói lên về khả năng này.
        Do đó, nếu hiểu được thế, thì ta có thể giải thích vì sao các hiện tượng tưởng chừng như nghịch lý với luật Nhân Quả.  Ví dụ như kẻ làm ác mà không bị trừng phạt, còn người hiền thiện thì gặp khổ nạn.  Trong lịch sử Phật giáo, cho thấy nhiều bậc đã chứng thánh A-la-hán mà vẫn phải còn khổ nạn, như tôn giả Losaka Tissa bị quả báo đói  kém, và tôn giả Mục Kiền Liên bị quả báo chết thảm. Tuy nhiên khác với người bình thường, các vị này đã chủ động Nhân Quả, chủ động sinh tử, nên đã rất an nhiên trước Quả báo, đã thấu rõ diễn biến tự nhiên của luật Nhân Quả là vậy.

1.7. Các phạm trù Nhân Quả.
Trong kinh Tăng Chi II, VPH. Vạn Hạnh, 1982, tr.101,  Đức Phật dạy rằng: “Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp”. Theo đó, Nhân Quả sẽ được bàn đến thông qua các phạm trù cơ bản của đời sống con người.
1) Nhân Quả và phạm trù đạo đức
 Ngoài vấn đề thiện ác, tức vấn đề luân lý đạo đức của con người,  nói chung vấn đề trọng yếu của giáo lý Nhân Quả là ở chỗ nó đặt ra trách nhiệm cá nhân của mỗi con người đối với các điều kiện sống của con người ấy. Do đó, không thể quy ước giáo lý Nhân Quả - tức luân lý đạo đức Phật giáo - theo khuôn mẫu ước lệ như luật pháp được ban hành trong xã hội.
Chẳng hạn, một người phạm tội, luật pháp sẽ trừng phạt người đó khi hành vi phạm tội được xác định - nghĩa là người đó đã thực hiện điều tội lỗi. Trong khi, với đạo đức và luân lý, anh ta sẽ có tội ngay khi những ý niệm tội lỗi (xấu ác) phát sinh trong tâm của y, mặc dù đó chỉ là ý niệm chứ chưa phải là hành vi. Do đó nơi đây, trách nhiệm cá nhân theo giáo lý Nhân Quả là trách nhiệm cao nhất đối với thái độ tâm lý đạo đức của mỗi con người, chứ không phải là trách nhiệm theo quy ước luật pháp trong xã hội.
Trong một số trường hợp, một người gian có thể chạy trốn pháp luật, nhưng với luân lý đạo đức, họ không thể chạy trốn lương tâm của chính mình. Vì thế, nếu đứng trên phương diện giáo dục, giáo lý Nhân Quả là một phương pháp giáo dục rất lành mạnh và tích cực. Vì ngay từ đầu, tinh thần Nhân Quả đã đưa con người về với chính nó.
Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tư duy và hành động của chính mình. Hạnh phúc hay khổ đau là do mình tự tạo cho mình. Ở đây không hề có một sự trừng phạt hay ban thưởng của thần linh nào, cũng không có một giáo điều hay tín lý nào có thể thiết lập trên cơ sở Nhân Quả.
Vì thế châm ngôn "Bồ-tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả" như là một Chánh niệm khuyến tấn người tu có cách nhìn đúng đắn cho đời sống đạo đức của mình.
2) Nhân Quả và phạm trù chân lý (giải thoát)
Giáo lý Nhân Quả đặt trọng tâm vào vấn đề thiện-ác, chánh-tà, tốt-xấu ..., liên quan đến đời sống đạo đức của con người. Tuy nhiên, Nhân Quả cũng là điểm khởi đầu của con người để đi vào giác ngộ chân lý Duyên khởi và hiện thực giải thoát. Vì lẽ Đức Phật dạy các pháp là Vô ngã, cho nên mọi sự phân biệt thiện-ác, chánh-tà... đều là sản phẩm của ý niệm vốn sanh khởi từ sự có mặt của Ngã tưởng (sự tưởng tượng về một Ngã – tức thực thể tự hữu và thường hữu bất biến).
Nơi đây, điều tối quan trọng là sự nỗ lực tư duy và nhận ra rằng không hề có mặt bất luận một Ngã tưởng nào thực sự hiện hữu; tất cả là Vô ngã. Khi nhận ra điều này, hành giả đã bắt đầu bước vào thế giới thực tại giải thoát - một thế giới vượt lên trên mọi ý niệm phân biệt, mọi Ngã tưởng điên đảo. Khi Ngã tưởng được buông xả thì tham Ái và chấp Thủ sẽ bị đoạn diệt; bấy giờ hành giả chủ động trong các tương quan Nhân Quả. Đây là ý nghĩa của Niết-bàn tối thượng.
3) Nhân Quả và phạm trù siêu hình.
Thật ra thế giới vô hình cũng là thế giới vật lý (sónghạt: waves and particles) mà giác quan con người có nhiều hạn chế không cảm nhận được.  Do đó, các định luật về vật lý vẫn nghiệm đối với thế giới vô hình, luật Nhân Quả cũng vậy. Tuy nhiên, do luật Nhân Quả có nhiều điều kiện phức tạp đối với việc xác định Nhân và Duyên, cho nên vấn đề Nhân Quả trong thế giới vô hình rất dễ bị giới tiêu cực tín ngưỡng tôn giáo lợi dụng và mê tín hóa.  Bấy giờ,Nhân Quả được khéo ngụy biện, cho nên Nhân vô hình dễ là tà Nhân và Duyên vô hình dễ là tà Duyên, tất nhiên sẽ dẫn tới tà Quả.
Hơn nữa, trong thế giới hữu hình còn “tam sao thất bổn”, thì thế giới vô hình có lẽ chỉ có “nhất sao thất bổn”. Không ít kẻ lợi dụng thần thông phép lạ để mê hoặc con người, và dẫn tới nhiều hành động phi đạo đức.
Vì thế, chúng ta không lạ gì khi xưa Đức Phật và các đệ tử của Ngài đã thường hạn chế sử dụng thần thông, và từ chối nói hay bàn về các vấn đề siêu hình, ngoại trừ một số câu chuyện về tiền thân hoặc dùng thần thông có liên quan tới việc giáo dục, giác ngộ chân lý cho con người.

1.8. Tin sâu hay Hiểu sâu đối với Nhân Quả?  (Đức tin hay Chánh tín đối với Nhân Quả?).
1)Đức tin(德信;  E: Faith;  F: Foi):  Là niềm tin thường thấy trong các tôn giáo hữu thần.  Đức tin là loại niềm tin chính yếu, mang tính vô điều kiện, gắn kết với Thần linh vô hình, với tín điều mà người theo đạo phải chấp nhận tuân thủ. Đức tin có tầm quan trọng như sinh mệnh của một kiếp người.
2) Chánh tín (正信;  P: Samma-saddhā;  S: Samyak-śraddhā;  E: Right belief;  F: Croyance juste):  Là niềm tin được nói đến trong trong đạo Phật.  Chánh tín là loại niềm tin có điều kiệntừ sự hiểu biết, thấy biết một cách khách quan, minh bạch và trung thực đối với mọi sự vật.  Vì thế, Chánh tín trong đạo Phật là hàm chứa Chánh tri kiến cả về Tục đế (chân lý tương đối hợp với cá nhân và xã hội) và Chân đế (chân lý tuyệt đối hợp với mọi nơi mọi thời).
Nói chung,  Chánh tín hàm ý là “Có hiểu mới có tin”.
Lý Nhân Quả qua các phân tích bên trên, chỉ rõ sự xuyên suốt từ đơn giản đến phức tạp (Nhân dị thục – Quả dị thục), từ hữu hình đến vô hình, đã cảnh giác các suy diễn về Nhân Quả một cách máy móc khiến dẫn đến mê tín.  Vì thế, “Tin sâu Nhân Quả” như ở nhiều ghi chép hẳn phải có nghĩa là hiểu biết sâu về Nhân Quả, là Chánh tín Nhân Quả trước mọi sự vật hiện tượng, chứ không là dạng Đức tin Nhân Quả một cách thụ động cho được.
Trong kinh Bát Đại Nhân Giác có chỉ dạy rằng:  “Duy Tuệ Thị Nghiệp - 唯慧是業- Tuệ giác là sự nghiệp” mà người tu học Phật cần luôn ghi nhớ.  Cho nên, chúng ta không khó hiểu đối với “Chánh tín là mẹ của các công đức, nuôi lớn tất cả căn lành” như đã được nói đến trong kinh Hoa Nghiêm.
-----------
Ghi chú:
Niềm tin được đạo phật chia làm hai loại theo gốc phát sinh phiền não, đó là:
1)Chánh tín正信:  Là niềm tin tương ứng với vô tham, vô sân, vô si.
2)Tà tín邪信:  Là niềm tin tương ứng với tham, sân, si.
Đại sư Atisha nói: “Nếu rễ cây đã độc thì cành lá cũng độc, nếu rễ cây có dược tính thì cành lá cũng có dược tính. Tương tự nếu gốc rễ đã tham sân si thì bất cứ gì người ta làm cũng đều bất thiện”.
Niềm tin cũng được đạo phật chia làm hai loại theo căn trí của hành giả, đó là:
1)Giải tín解信: Là niềm tin do từ sự hiểu biết của chính mình, còn gọi là “Tự lực tín”.
2)Thâm tín深信: Là niềm tin theo lời nói của người khác, còn gọi là “Tha lực tín”.
        Giải tín được đạo Phật nhấn mạnh và khuyến khích.
 
1.9. Những lợi ích của giáo lý Nhân Quả.
Nhân Quả có vị trí rất quan trọng trong việc giải thích sự khác biệt Nghiệp quả ở mỗi con người, và thiết lập nên một nền tảng đạo đức luân lý nhân bản và tích cực. Nhân Quả theo Phật giáo không phải là định mệnh, cũng không mang tính chất tiền định cố hữu. Nhân-Quả thiết thực về mặt khoa học (lý trí) chứ không mặc định, thiết thực về mặt giáo dục đạo đức (tình cảm) tốt-xấu trong hành động, mà cụ thể là:
- Tốt (# thiện):  Hành động nào đó đem lại lợi ích cho mình và cho người (người là cá nhân hay cộng đồng con người).
- Xấu (# ác):  Hành động nào đó hoặc đem lại lợi mình-hại người, hoặc hại mình-lợi người, hoặc hại mình-hại người.
Điều này cũng khai phóng cho con người một lối đi năng động, tích cực để vượt qua mọi trở ngại của Nghiệp quả, thậm chí có thể chấm dứt bị động trong dòng sinh tử khổ đau ngay tại cuộc đời này. Thực ra, theo lời đức Phật dạy, tất cả Nghiệp quả từ vô lượng kiếp đã tập trung vào thân năm uẩn này rồi, vấn đề còn lại là hành vi tạo tác nên những Nghiệp mới thông qua sự giao tiếp giữa 6 căn, 6 trần.
Từ đó, lối đi của giải thoát chân thực, thực sự không phải là Nghiệp quả của năm uẩn, mà chính là hành vi tạo tác của năm uẩn. Cho đến khi nào chúng ta ngộ được rằng năm uẩn là Vô ngã, chúng không có tự tính và không còn chấp thủ năm uẩn là Ta, là Của ta, là Tự ngã của ta (Ngã, Ngã sở, Tự ngã); ngay lúc đó, phiền não được đoạn tận, và Niết-bàn thị hiện. Vì thế, theo ý nghĩa cùng tột, Thanh Tịnh Đạo luận (Visuddhi-Magga) đã chỉ ra:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                 Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                 Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                 Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
Dưới đây là một vài lợi ích thiết thực trong đởi sống từ nhận thức Nhân Quả.
1)Luật Nhân Quả tránh cho ta những mê tín dị đoan, những tin tưởng sai lầm vào thần quyền:
Luật nhân quả cho chúng ta thấy được thực trạng của sự vật, không có gì là mơ hồ, bí hiểm. Nó vén lên những màn đen tối, phĩnh phờ của mê tín, dị đoan đang bao trùm sự vật. Nó cũng phủ nhận luôn thuyết chủ trương vạn vật do một vị Thần vô hình sinh ra và có uy quyền thưởng phạt muôn loài theo cách lối Nhân Quả ngụy biện. Do đó, người hiểu rõ luật Nhân Quả sẽ không đặt sai lòng tin tưởng của mình, sẽ không cầu xin một cách vô ích, không ỷ lại thần quyền, không lo sợ, hoang mang.
2) Luật Nhân Quả đem lại lòng tin tưởng vào chính con người:
Khi đã biết cuộc đời là do Nghiệp nhân của chính mình tạo ra, mình là người thợ tự xây dựng đời mình, mình là kẻ sáng tạo. Lòng tự tin ấy là một sức mạnh vô cùng quí báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh, hăng hái làm điều tốt cho những kết quả đẹp đẽ.
3) Luật Nhân Quả làm cho không chán nản, không trách móc:
Người hay chán nản, hay trách móc, là vì đã đặt sai lòng tin của mình, là do đã hướng ngoại có thói quen ỷ lại ở kẻ khác. Nhưng khi đã biết mình là động lực chính, là nguyên nhân chính của mọi thất bại hay thành công, thì còn chán nản trách móc ai nữa? Đã biết mình là đầu mối như thế, thì chỉ còn lo tự sửa mình, thôi gieo Nhân xấu ác để khỏi phải gặt Quả xấu ác.

Xem thêm:
- LUẬT NHÂN QUẢ
- LUẬT NHÂN QUẢ
- QUAN HỆ NHÂN QUẢ - Viện IRED
- Nhân quả - Vườn hoa Phật giáo
- Nhân Quả - Thích Đức Thắng - QuangDuc
- Nhân quả trong Kinh Thánh ? -Sachhiem.net
- Luật Nhân quả do ai điều khiển?- Giác Ngộ Online
- Quan hệ nhân quả trong khoa học - ChúngTa.com
- LUẬT NHÂN QUẢ THEO GIÁO LÝ CAO ĐÀI – Huệ Khải 
- Luật Nhân Quả - The Law of Karma - Thu Vien Cao Dai
- LUẬT NHÂN QUẢ - Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ
- Quan hệ nhân quả trong yếu tố khách quan của cấu thành tội phạm 
- Luật nhân quả không đơn thuần chỉ là luật thưởng phạt - Nguoi Dua Tin
 
VIDEO
- Bài Học Nhân Quả  - SC Hương Nhũ
- Nhân quả - Nhân duyên- SC. Hương Nhũ
- Luật Nhân Quả Ba Đời- Thích Thiện Thuận
- LUẬT NHÂN QUẢ  2017- THÍCH THIỆN THUẬN
- Trí tuệ về luật nhân quả- Sư Toại Khanh
- NHÂN QUẢ ĐẸP XẤU GIÀU NGHÈO- Thầy Thích Pháp Hòa
- Quy Luật Nhân Quả- TT Thích Viên Trí
- Luật nhân quả BIỆT NGHIỆP và CỘNG NGHIỆP – TT. Thích Viên trí
- SỰ TIỀM ẨN CỦA NHÂN QUẢ - HT THÍCH GIÁC HẠNH
- LUẬT NHÂN QUẢ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?- HT. THÍCH GIÁC HẠNH
- Nhân quả không sai– TT Thích Nhật Từ
- Vấn đáp:Luật nhân quả - TT. Thích Nhật Từ
- Vấn đáp: Tin sâu luật nhân quả - TT. Thích Nhật Từ
- Nói chuyện về Nhân Quả- TT. Thích Chân Quang
- Sự bù trừ của Luật Nhân Quả- TT. Thích Chân Quang
- Luật Nhân Quả trong Đạo Phật - TT. Thích Chân Quang
- Luật Nhân Quả Trong Cuộc Sống- TT. Thích Chân Quang
- Sự giấu mặt của Luật Nhân Quả– TT. Thích Chân Quang
- Ý nghĩa Tự Do theo Luật Nhân Quả - TT. Thích Chân Quang
- Nhân Quả: Chìa khóa của những điều bí ẩn- TT. Thích Chân Quang
 
2.Tứ Diệu Đế.
       2.1. Tổng quan vềTứ Diệu Đế.
 
Four Noble Truths - Wikipedia
Tứ Diệu Đế– Wikipedia tiếng Việt
Phật giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân cho 5 vị Kiều Trần Như sau khi đắc quả.
Tứ Diệu Đế(四妙諦;  P: Cattāri ariya-saccāni;  S: Catvāry ārya-satyāni;   E: Four Noble Truths), trong đó:
- Tứ 四:      Có nghĩa là bốn.
- Diệu 妙:   Có nghĩa là hay, đẹp, tuyệt, kỳ diệu, tài tình.
- Đế諦:     Có nghĩa làđạo lý, nghĩa lý, chân lý.
Tứ Diệu Đếcòn gọi là Tứ Thánh Đế 四聖諦hay nói gọn là Tứ Đế 四諦, đó là 4 chân lý (sự thật) cao quý nối kết theo lý Nhân Quả theo 2 cặp:
+ Khổ Đế - Tập Đế:  Cặp Nhân Quả đối với đời sống của chúng sinh chưa giác ngộ, gọi là cặp Nhân Quả thế gian.   
       + Diệt Đế - Đạo Đế:  Cặp Nhân Quả đối với đời sống của bậc giác ngộ, gọi là cặp Nhân Quả xuất thế gian.
        Có 2 cách trình bày Tứ Diệu Đế sau:
        1) Trình bày theo chiều Quả-Nhân
+ Khổ đau        (Khổ Đế)           là do bởi  Chấp kiến (Tập Đế).
+ Hạnh phúc     (Diệt Đế) là do bởi  Xả kiến     (Đạo Đế).
         
2) Trình bày theo chiều Nhân-Quả.
        + Chấp kiến      (Tập Đế)           dẫn đến    Khổ đau      (Khổ Đế).
        + Xả kiến          (Đạo Đế)   dẫn đến   Hạnh phúc  (Diệt Đế).
        Trong đó:
- Chấp kiến = Chấp kiến cực đoan = Chấp thường + Chấp ngã 
- Xả kiến = Không chấp kiến cực đoan = Vô thường + Vô ngã
Thông thường cách trình bày ở 1) phổ biến, mang tính ấn tượng về thực tại của chúng sinh. Thực tại về hạnh phúc hay khổ đau luôn có mặt trong khi sống, gắn liền với một nội tâm xả ly hay chấp thủ vào một sự việc nào đó.  Với Chánh niệm về thực tại hạnh phúc hay khổ đau như thế, hành giả sẽ tự kiểm tra được tâm, và có những chuyển hóa tâm mình thích nghi theo tuệ giác Duyên khởi.

Các sơ đồ chỉ ra mối liên quan giữa Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên
 
Tứ Diệu Đếlà bài thuyết pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển của đức Phật sau khi giác ngộ, được ghi trong kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta), thuộc Tương Ưng Bộ Kinh. Trong bài thuyết giảng này, có bốn câu then chốt trình bày bốn chân lý cao quý, đó là:
Này các tỳ kheo, đây chính là Khổ thánh đế:  Sinh là khổ, Bệnh là khổ, Già là khổ, Chết là khổ, oán ghét gặp nhau là khổ; thân ái biệt li là khổ, cầu không được là khổ, năm uẩn chấp thủ là khổ.
Này các tỳ kheo, đây chính là Tập khổ thánh đế. Chính là Ái đưa đến Hữu, tương ứng với Hỉ và Tham, tìm cầu hoan lạc chỗ này chỗ kia, chính là Dục ái, Sinh ái, Vô sinh ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Diệt khổ thánh đế. Chính là sự diệt tận, vô dục, từ bỏ, xả li, giải thoát, tự tại đối với các ái.
Này các tỳ kheo, đây chính là Đạo diệt khổ thánh đế, đưa đến diệt Khổ, chính là con đường gồm tám thứ giúp ta chứng được Đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.

Sơ đồ các loại phiền não và cách chuyển hóa phiền não
Phần trình bày dưới đây sẽ dựa vào bố cục và nội dung của đoạn kinh này. Nội dung khảo sát Tứ Diệu Đế sẽ lấy con người với đầy đủ thân-tâm Ngũ uẩn (五蘊;  P: Pañcakhandha;  S: Pañcaskandha;  E: The five aggregates of clinging) làm đối tượng chính về các trạng thái của tâm.
2.2. Nội dung của Khổ đế.
Khổ đế(苦諦;  P: Dukkha-saccã;  S: Duḥkha-satya;  E: Truth of Dukkha, Truth of Suffering, Truth of Unsatisfactoriness):  Chân lý về sự khổ (chủ về tâm).
Chân lý thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất bất toàn. Có 8 loại khổ chính biểu hiện ở sự bất toàn này:  
1. Sinh khổ: (生苦;  P: Jāti-dukkha;  S: Jāti-duḥkha;  E: ‎Suffering of birth):
Là cái khổ do có sự hiện hữu của cái thân Sinh khổ, nghĩa là có sinh thì có khổ, vì đã có sinh thì nhất định phải có diệt và bị vô thường chi phối, nên có khổ. Hơn nữa, trong nhiều loài, chính trong lúc mới sinh ra, cũng đã phải chịu những cái khổ nhất định do thân thể yếu ớt và hoàn cảnh thay đổi, lại muốn duy trì được sự sống, còn phải tìm cái ăn, cái uống, phải chống cái nóng, cái rét, phải tự vệ đối với nhiều loài khác, phải đối phó với những tai họa thiên nhiên và nhân tạo, v.v. nên suốt đời vất vả lo âu, đó là Sinh khổ.
2. Lão khổ: (老苦;  P: Jarā-dukkha;  S: Jarā-duḥkha;  E: ‎Suffering of aging):
Là cái khổ do thân thể biến dạng theo thời gian. Con người ai cũng muốn trẻ, muốn mạnh, nhưng thân thể thường chuyển biến, sự già yếu cứ thôi thúc bên mình, mắt mờ, tai điếc, da nhăn, lưng còng, cái già đến đâu thì suy yếu đến đó, làm cho không đủ sức thích nghi với hoàn cảnh thay đổi và dễ mắc bệnh tật, đó là Lão khổ.
3. Bệnh khổ(病苦;  P: Byādhi-dukkha;  S: Vyādhi-duḥkha;  E: ‎Suffering of sickness):  
Là cái khổ do thân thể thường mắc nhiều tật bệnh. Nhất là khi đã già, sức đề kháng suy kém thì càng dễ sinh bệnh, đó là Bệnh khổ.
4. Tử khổ (死苦;  P: Maraṇa-dukkha;  S: Maraṇa-duḥkha;  E: ‎Suffering of death):
Là cái khổ trong lúc chết. Chúng sinh do nghiệp báo chịu một thân thể nào, thì gắn bó với thân thể ấy, xem thân thể ấy là thân thể duy nhất của mình, suốt đời yêu quí cái thân thể với cảnh vật quanh mình, nên đến khi thân thể chết thì luyến tiếc vô hạn. Loài nào có thân thể xinh đẹp bao nhiêu, có hoàn cảnh thuận lợi bao nhiêu, thì lại càng luyến tiếc bấy nhiêu, đó là Tử khổ.
5. Cầu bất đắckhổ  (求不得苦;  P: Yampicchamnalabhati dukkha;  S: Yad apīcchayāparyeṣamāṇo na labhate tad api duḥkhaṃ;  E: Not getting what is wanted is duḥkha):
Ý niệm của con người thường rong ruổi theo hoàn cảnh, mong cầu những điều ưa thích. Khi mong cầu được cái này, thì lại mong cầu thêm cái khác, đến khi mong cầu chưa được, hoặc không được, thì buồn rầu và đau khổ.
6. Ái biệt ly khổ:  (愛別離苦;  P: Piyehivippayoga dukkha;  S: Priya viprayoga-duḥkha;  E: Separation from the loved is duḥkha) Sống trong cảnh vô thường, thì những cái mình ưa thích cũng đều là vô thường. Khi phải xa rời những cái mình yêu thích đó, như khi mẹ mất con, chồng mất vợ, người mất của báu, thì sinh ra đau khổ vô hạn.
7. Oán tắng hội khổ(怨憎會苦;  P: Appiyehi sampayoga dukkha;  S: Apriya-saṃprayoga-duḥkha;  E: Association with the unbeloved is duḥkha): Lại có những điều mình thù ghét, không thích mà nó cứ đến với mình, như mình muốn có con hiếu thảo mà sinh ra con bất hiếu, muốn có người láng giềng tốt mà lại phải ở với những người láng giềng xấu, v.v. thì sinh ra khổ.
8. Ngũ ấm thạnh khổ (五陰盛苦;  P: Pāncupādāna-kkhandhāpi dukkhā;  S: Saṃkṣepeṇa pañcopādāna-skandha-duḥkha;  E: the five clinging-aggregates are duḥkha)
Khi chưa nhận ra được bản chất của năm uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức là Vô thường Vô ngã, thì chúng sinh luôn có chấp thủ cực đoan.  Chẳng hạn hưởng thụ (Thọ) quá, mơ ước hay tính toán (Tưởng) quá, ham muốn (Hành) quá, biết (Thức) nhiều quá, đều dẫn đến khổ.
-----------
Ghi chú:
8 loại khổ này thường được chia làm 3 nhóm, gọi là Tam khổ, gồm:
1) Khổ khổ(苦苦;  P: Dukkha‐dukkha;  S: Duḥkha-duḥkhatā;  E: Suffering of Suffering):  Gồm 4 loại đầu là Sanh Lão Bệnh Tử thuộc thân.
2) Hoại khổ(壞苦;  P: Vipariṇāma‐dukkha;  S: Vipariṇāma-duḥkhatā;  E: Suffering of Change):  Gồm 3 loại kế là Cầu bất đắc, Ái biệt ly, Oán tắng hội thuộc tâm.
3) Hành khổ(行苦;  P: Saṃkhāra‐dukkha;  S: Saṃskāra-duḥkhatā;  E: Pervasive Suffering):  Gồm Ngũ uẩn do Nghiệp dẫn dắt, một cách tổng quát thuộc về thân & tâm.
 
2.3. Nội dung của Tập đế.
Tập đế(集諦;  P: Samudaya-saccã;  S: Samudaya-satya;  E: Truth of the Origin of Suffering):  Chân lý về nguồn gốc phát sinh của khổ (= Tập khổ đế 集苦諦).  Có thể thấy rằng nguyên nhân của khổ là từ Vô minh thiếu tuệ giác (= kết sử), là các đối tượng cần chuyển hóa trong tu tập Thiền tuệ.
1)Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Thập Nhị Nhân Duyên.Vô minh  vàÁi.  Trong đó, Vô minh được xem là thể, còn Ái được xem là dụng, là nguồn gốc làm cho chúng sinh bị động trong Luân hồi (輪迴;  P;S: Saṃsāra) sinh tử.
1/. Vô minh (無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance).
Vô minh là sự không thấy biết hay thấy biết không đúng với lẽ thật – Chân đế và Tục đế, tức không thấu hiểu Chân lý  Duyên khởi (Vô thường, Vô ngã, Nhân quả …).  Chính vì không thấu hiểu Duyên khởi như thế, nên mê lầm nhận thật có cái Ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh. Rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, đã không ngừng phát khởi ra những tâm niệm chấp thủ cực đoan.
2/. Ái(愛;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Desire, Craving, Thirst).
  •  Ái biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc theo thói quen
+ Tham ái - Đó là dính mắc vào Tham (Ưa thích => Ham muốn => Chiếm giữ)
+ Sân ái-Đó là dính mắc vào Sân (Chê ghét => Bực tức => Loại trừ).
+ Si ái -  Đó là dính mắc vào Si (Không thấy biết lẽ thật => Thấy biết sai lẽ thật => Chấp thủ thấy biết sai lẽ thật).
  •   Ái biểu hiện dưới 3 dạng dính mắc theo kiến giải.
+  Dục ái(欲愛;  P: Kāmataṅhā;  S: Kāmatṛṣṇā;  E: Thirst for sense-pleasures):  Đây là dạng dính mắctheonhững ham muốn của 6 căn (lục dục) của cõi Dục.
+ Hữu ái(有愛;  P: Bhavataṅhā;  S: Bhāvatṛṣṇā;  E= Thirst for existence and becoming):  Đây là dạng dính mắc vào kiến giải tồn tại (thường kiến)
+ Vô hữu ái (非有愛;  P: Vibhavataṅhā;  S: Vibhāvatṛṣṇā;  E: Thirst for non-existence or self-annihilation):  Đây là dạng dính mắcvào kiến giải không tồn tại (đoạn kiến).
  •   Ái chi phối trong 3 cõi:
+Dục ái(欲愛;  P: Kāmataṅhā;  S: Kāmatṛṣṇā):  Đây là 3 dạng dính mắc (Ái) trong cõi Dục(Dục giới), từ những cảm thọ của 6 căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (da), ý (não bộ) mà đối tượng của nó là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp (ý tưởng).
+Sắc ái(色愛;  P: Rūpataṅhā;  S: Rūpatṛṣṇā):  Đây là 3 dạng dính mắc (Ái) trong cõi Sắc(Sắc giới), là những cảm thọ vi tế của tinh thần – đó là hỷ, lạc, xả của các tầng thiền định.
+Vô sắc ái(無色愛;  P: Arūpataṅhā;  S: Arūpatṛṣṇā):  Đây là 3 dạng dính mắc (Ái) trong cõi Vô sắc(Vô Sắc giới), là những cảm thọ phát sanh do chán các sắc – sắc tướng, sắc pháp. Hành giả chán luôn cái thân sắc vật chất dù thô hay tế, mà chỉ muốn sống bởi các ý niệm, khái niệm trừu tượng mà thôi. Tương ứng với loại ái dục này là từ bỏ các thiền sắc giới để tu tập các thiền vô sắc giới. Hành giả không còn các cảm thọ thô tháo nữa mà chỉ còn trạng thái xả và định.
---------
Ghi chú:
Ái(愛;  P: taṇhā;  S: tṛṣṇā;  E: craving, thirst): Có nghĩa là động lực kết nối, dính mắc.
Dục(欲;  P;S: chanda;  E : desire to act): Có nghĩa là muốn;  sự ham muốn, lòng ham muốn.
1)Dục được chia làm 2 loại là theo đạo đức:
+ Thiện dục :  thường được xem như lòng ham muốn cao thượng, mong đem lại lợi ích cho mọi người, trong đó có mình. Suy nghĩ và hành động có tính vị tha.  Từ Bi được xem như đỉnh cao của thiện dục, là thiện dục xuất phát từ một nội tâm Vô ngã; trái với tâm Tham Ái (Bác Ái) ở nhiều tôn giáo, là thiện dục xuất phát từ một nội tâm Hữu ngã.
+ Ác dục :  thường được xem như lòng ham muốn tầm thường, chỉ mong đem lại lợi ích cho riêng mình, không phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Suy nghĩ và hành động có tính vị kỷ.
           2) Dục được chia làm 6 loại theo 6 căn:        
LỤC CĂN + LỤC TRẦN
(hữu+vô)
=> LỤC THỨC
  (vô hình)
─> LỤC DỤC
 (vô hình)
Nhãn (=mắt)   Sắc trần   Nhãn thức   Sắc dục
Nhĩ (= tai)   Thinh trần   Nhĩ thức   Thinh dục
Tị (= mũi)   Hương trần   Tị thức   Hương dục
Thiệt (= lưỡi)   Vị trần   Thiệt thức   Vị dục
Thân (= da)   Xúc trần   Thân thức   Xúc dục
Ý (= não bộ)   Pháp trần   Ý thức   Pháp dục
 
 
Ái dục(愛欲;  P;S: kāma):  Có nghĩa là sự ham muốndính mắc. Vì có 6 loại ham muốn (dục), nên có thể có 6 dính mắc (Ái) trên 6 ham muốn này.
Áidùng định tính ‘dính mắc’ cho 6 dục, nhưng thông thường 6 dục được nói là 6 ái dục, nhằm nhấn mạnh tính dính mắc của 6 dục nơi chúng sinh.
Trong kinh Tứ Thập Nhị Chương (42 Chương), chương 24 có chép:
"Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng. May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có hai thứ như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu Ðạo được cả!"
 
Xem thêm:
- Giảng Kinh Xa Lìa Ái Dục– Làng Mai
- 3 ASPECTS OF SUFFERING (DUKKHA) 8 TYPES OF...
-  Ái dục là gốc rễ của mọi khổ đau- Chùa Hoằng Pháp
- Tích truyện Pháp Cú - Phẩm Tham Ái - THƯ VIỆN HOA SEN
- Kinh Pháp Cú: Phẩm 24, Khát Ái (Tanhà Vagga) - Chùa Pháp Luân
 
VIDEO
- Vô minh ái dục- Thầy Thích Trí Huệ
- Vấn đáp:Ái dục là gì ? | Thích Nhật Từ
- Tu hành và Ái dục- TT Thích Trí Siêu
- Kinh Tứ Thập Nhị Chương - phần 4 -Ái dục
- Ái Dục Là Nguồn Gốc Mọi Khổ Đau| Thầy Thích Thiện Thuận
- TỨ DIỆU ĐẾ (Tại Sao Chúng Ta Khổ - Từ phút 56)- TT. Thích Viên Trí
[Trích giảng từ KINH ÁI SANH/TRUNG BỘ KINH 87- CHÁNH-Ý]
 
2)Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Nam truyền. Thập kết sử(Xin xem ở Bài đọc thêm) với tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh, có nội dung tóm tắt sau:
 
Tứ quả Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm giảm thêmDục tham vàSân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
Đoạn diệt hoàn toàn5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 
 
Bảng tóm tắt tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh
3)Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Bắc truyền Thập kết sử  còn gọi là Thập phiền não, Thập hoặc Thập tùy miêngồm :
- Năm Ðộn sử là những 5 loại phiền não Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi.  Chúng sanh khởi một cách ngấm ngầm, chậm chạm, nhưng mãnh liệt, sâu nặng, khó dứt trừ (độn là chậm lụt).
- Năm Lợi sử là những 5 phiền não Thân kiến, Biên Kiến, Kiến Thủ, Giới thủ kiến, Tà Kiến.  Chúng dễ sanh khởi lanh lẹ, mà cũng rất dễ trừ bỏ (lợi là nhanh lẹ).
- Năm Độn sử:
1. Tham:  Là tâm ưa thích => đắm trước => mong muốn chiếm đoạt những đối tượng gây ra lạc thọ hoặc hỉ thọ.
2. Sân:  Là tâm chê ghét => bực tức => mong muốn loại trừ những đối tượng với cái gây ra khổ thọ hoặc ưu thọ. 
3. Si:  Là tâm mê mờ đối với lẽ thật (chân lý) Duyên khởi – Nhân Quả.  Do đó mà dẫn đến chấp ngã-chấp pháp cực đoan, phát sinh nên những nhận thức và hành động sai lầm, là đầu mối của mê nghiệp khiến phải bị động trong luân hồi sinh tử.
4. MạnLà tự đề cao mình, phân tích ra có ngã mạn, xem cái ta là quý báu hơn hết, quá mạn là mình chỉ bằng người, lại cho là hơn người, mạn quá mạn là chính chỗ mình thua kém người, lại tự phụ là hơn người, tà mạn là tự cảo tự đại với những tà pháp, với những chức vụ cao trong tà đạo, tăng thượng mạn là chưa chứng đã xưng là chứng, chưa ngộ đã xưng là ngộ, lại có cái mạn bình thường, mình có hơn người một ít mà cho là hơn nhiều. Mạn có tác hại tăng trưởng các kiến chấp, sinh lòng tự mãn, làm trở ngại rất nhiều cho sự tu tập.
5. Nghi:  Là đối với Chánh pháp, sinh lòng do dự, không tin chắc chắn, như đã phát lòng tin với Tam Bảo (= Chân lý), lại còn cầu thần, vái quỷ, bảo rằng “Phật thì xa, bản nha thì gần”.
- Năm Lợi sử:
6. Thân kiến:  Là chấp kiến cực đoan về cái thân Ngũ uẩn này là ta, do không thấy biết đạo lý Vô ngã.
7. Biên kiến:  Là chấp kiến cực đoan đối đãi là thật có, như chấp thật có thường, có đoạn, có trước, có sau, có cao, có thấp, v.v.
8. Kiến thủ kiến:  Là chấp kiến cực đoan (= thành kiến, định kiến) những thấy biết hiểu biết hãy còn nhiều thiếu sót hay sai lầm đã có từ trước mà không chịu rời bỏ.
9. Giới thủ kiến:  Là chấp kiến cực đoan những giới luật ngoại đạo đã được truyền thọ, khi đã được nghe Chánh pháp, cũng không chịu rời bỏ.
10. Tà kiến:  Là chấp kiến cực đoan những giáo lý tà giáo đã học được, như những chân lý chủ quan ảo tưởng, thậm chí còn bài bác các chân lý khách quan hiện thực.
Mười kết sử này buộc con người, sai khiến con người mãi bị động trong đường luân hồi sinh tử.

2.4. Nội dung của Diệt đế.
Diệt đế(滅諦;  P: Nirodha-saccã;  S: Nirodha-satya;  E: Truth of the Cessation of Suffering):  Chân lý về diệt khổ (= Diệt khổ đế 滅苦諦), đạt tới Niết-bàn (hạnh phúc chân thật Niết-bàn).
Niết-bàn (涅槃;  P:  Nibbāna;  S: Nirvāṇa;  E:Delusion-extinguished), trong đó Niết(nib, nir): là ra khỏi;  bàn (bāna, vāna): là rừng mê.  Niết-bàn được Hán dịch là Tịch, Tịch diệt, Diệt, Diệt độ, Vô Sinh, đồng nghĩa với Ly Hệ, Tịnh Diệt, Giải Thoát.  
Niết-bànđã được các kinh điển nói đến như sau:
- Trong kinh Đại Bát Niết-bàn (Mahāparinibbāṇa Sutta), thuộc  Trường Bộ Kinh, chép rằng: "Các phiền não diệt gọi là Niết-bàn, không dính mắc vào các pháp hữu vi cũng gọi là Niết-bàn".
- Trong kinh Tạp A Hàm viết:  “Niết Bàn có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ nghiệp gây ra từ  ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
- Trong kinh Tương Ưng Bộ IV. Trang 404 nêu rõ:  “Đoạn tận tham, đoạn tận sân, đoạn tận si, đây gọi là Niết-bàn”.
------------
Ghi chú:  Định lượng của các tâm  Tham – Sân – Si này như sau:
Tham: (P: Lobha;  S: Lobham;  E: Greed).  Tạm chia làm 3 cấp độ.
+ Ưa thích:       (P: Icchā).
+ Khao khát   (P: Mahicchatā).
+ Chiếm đoạt   (P: Papiccha) (ý muốn chiếm đoạt).
Sân: (P:Dosa;  S: Dvesa;  E: Hatred).  Tạm chia làm 3 cấp độ.
+ Chê ghét      (P: Arati).
+ Bực tức        (P: Paṭigha).
+ Thù hận       (P: Kodha)  (ý muốn loại trừ).
Si : (P: Moha;  S: Moham;  E: Ignorance).  Tạm chia làm 3 cấp độ.
+ Vô minh    (P: Avijjā):             Không thấy biết lẽ thật.
+ Mê lầm      (P: Moha):             Nhận thức không đúng lẽ thật.
+ Tà kiến      (P: Micchādiṭṭhi):    Nhận thức chấp thủ cực đoan.
 
Tam độc
1) Tham: Con công   2) Sân: Con rắn  3) Si: Con heo(Vô minh)
[Tranh Thangka Tây Tạng nói về Tam độc, mô tả tác động qua lại của Tam độc] 
 

Con heo cắn cả đuôi của con công và con rắn
[Tranh Thangka mô tả Si sinh ra Tham Sân]
 
Như thế có thể thấy rằng Niết-bàn chính là trạng thái tâm với tuệ giác về thực tại, là chấm dứt sự bám víu vào tri kiến sai lầm (Si), là chấm dứt bám víu vào dòng lưu chuyển gây phiền não khổ đau từ hai đối cực (Tham-Sân).  Niết-bàn luôn là một hiện thực thanh tịnh trong một thế giới đầy biến động.
1) Niết-bàn được phân biệt theo Phật giáo Nam truyền.
Có 2 dạngNiết-bàn dựa trên hình ảnh bậc giác ngộ khi hãy còn và khi không còn tồn tại thân Ngũ uẩn nữa:
- Hữu dư Niết-bàn(有餘涅槃; P: Savupadisesa-nibbāna; S: Sopadhiśeṣa-nirvāṇa):  Đây là Niết-bàn khi bậc giác ngộ hãy còn sắc thân, trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái tâm của các bậc giác ngộđã chứng ngộ chân lý Duyên khởi, chấm dứt mọi phiền não.
Các bậc giác ngộ khicòn sống trên đời nên vẫnhãycònthânNgũ uẩn, còn có nhân trạng nên gọilà"hữu dư". Trong Hữu dư Niết-bàn,bậc giác ngộhãy còn chịu Nghiệp cũ, vàcó lúc thoát được cái khổ từ Nghiệp cũ đó một cách tạm thời trong khi hành thiền.
- Vô dư Niết-bàn(無餘涅槃;  P: Anupadisesa-nibbāna;  S: Nirupadhiśeṣa-nirvāṇa):  Là Niết-bàn khi không còn sắc thân, mười hai xứ (P;S: āyatana), mười tám giới (P;S: dhātu) và các căn (P;S: indriya).  Vô dư Niết-bàn đến với một vị A-la-hán sau khi thân hoại mạng chung. Vô dư Niết-bàn cũng được gọi là BátNiết-bàn (般涅槃;  P: Pari-nibbāna;  S: Pari-nirvāṇa).
2) Niết-bànđược phân biệt theo Phật giáo Bắc truyền.
Có 2 dạngNiết-bàn dựa trên Duyên khởi tính = Không tính của chân lý Duyên khởi:
- Vô trụ xứ Niết-bàn(無住處涅槃;  S: Apratiṣṭhita-nirvāṇa):Đây là Niết-bàn khi bậc giác ngộ hãy còn sắc thân, trước khi tịch diệt. Niết-bàn này là trạng thái tâm của các bậc giác ngộđã chứng ngộ Không tính, tức chân lý Duyên khởi, chấm dứt mọi phiền não.
Bậc giác ngộ khi còn sinh tiền luôn có hạnh nguyện độ sinh, và thường Phật giáo Bắc truyền gọi bậc giác ngộ là Bồ-tát. Vì vậy, Niết-bàn (trạng thái tâm) của Bồ-tát với ý nghĩa linh hoạt không dính mắc là Vô trụ xứ.
- Trụ xứ Niết-bàn(住處涅槃;  S: Pratiṣṭhita-nirvāṇa) còn gọi là Tự Tánh Thanh Tịnh Niết Bàn hay gọn hơn là Tánh Tịnh Niết Bàn : Đây là Niết-bàn với ý nghĩa chân lý Không-Duyên khởi bao trùm khắp vũ trụ muôn loài vượt lên mọi không gian và mọi thời gian.
Như vậy, bản chất của Niết-bàn là trạng thái tâm giác ngộ chân lý Duyên khởi, dẫn đến không còn dính mắc mọi phiền não, là nền tảng chung nhất trong đạo Phật.
3) Tứ Đức Niết-bàn.
Tứ ĐứcNiết-bàn (四徳涅槃;  E: Four attributes of Nirvāna) nơi kinh Đại Bát Niết-bàn là nhằm trình bày 4 thuộc tính tiêu biểu trạng thái tâm như là 4 phẩm hạnh cao quý của bậc giác ngộ chân lý Duyên khởi, đó là Thường – Lạc – Ngã – Tịnh (常– 樂– 我– 淨;  E: Permanence – Bliss – Self – Purity)
Ở bước đầu tu học Phật, hành giả học Duyên khởi để dùng Vô thường phá Chấp thường, dùng Vô ngã để phá Chấp ngã, dùng tâm Lạc để đối trị tâm Khổ, dùng tâm Tịnh (yên tịnh) để đối trị tâm Động (loạn động) trong cuộc sống chấp thủ đối đãi nơi thế gian.
Khi đã quán triệt Duyên khởi, thì hành giả không phải dính mắc vào các đối đãi này nữa, mà là vượt thoát chúng. Vượt thoát nơi đây không có nghĩa là phủ bác các đối đãi này, mà là không chấp thủ cực đoan vào chúng.
Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa đời Tống đã nói về hành  trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, như là một chỉ nam tóm thâu kiến giải về trình tự liễu ngộ như sau:
 “Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông.
Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông.
Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông.”
          Như thế, Tứ Đức Niết-bàn được hiểu:
1/. Thường(常;  E: Permanence)               =>  Chân thường(真常;  E:True Permanence) = Thường đức 常徳= Thường Ba-la-mật常波羅蜜:   Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Thường-Đoạn.
        2/. Lạc(樂;  E: Bliss)                        =>  Chân lạc(真樂;  E: True Bliss)  =  Lạc đức 樂徳 =  Lạc Ba-la-mật 樂波羅蜜:   Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Lạc-Khổ.
3/. Ngã(我;  E: Self)                         =>  Chân ngã(真我;  E: True Self)  =  Ngã đức 我徳 =  Ngã Ba-la-mật 我波羅蜜:  Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ về Ngã-Vô Ngã.
4/. Tịnh(淨;  E: Purity)                   =>  Chân tịnh(真淨;  E: True Purity)  =  Tịnh đức 淨徳  =  Tịnh Ba-la-mật 淨波羅蜜:   Khả năng vượt thoát ý thức chấp thủ Thanh-Trọc hay Tịnh-Động.
Trong Tâm kinh, tức Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh có đoạn: 
“…  Chính vì vậy với tự tánh KhôngNăm Uẩn là hình sắc, cảm thọ, suy tưởng, tâm hành và nhận thức đều không là những thực tại riêng biệt. Mười tám lĩnh vực hiện tượng là sáu Căn, sáu Trần, sáu Thức cũng đều không là những thực tại riêng biệt; Mười Hai Nhân Duyên cùng sự chấm dứt của chúng, hay bốn đế là Khổ, Tập, Diệt, Đạo cũng đều không là những thực tại riêng biệt; tuệ giácchứng đắc cũng đều như thế.”.
Hay:
Xá Lợi Tử! Tướng Khôngcác pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt. Cho nên, tướng Không, Không: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; Không: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; Không: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; Không: Nhãn thức cho đến Ý thức giới; Không: vô minh cũng không vô minh hết; cho đến Không: già chết, cũng không già chết hết; Không: Khổ, Tập, Diệt, Đạo; Không: trí cũng Không: đắc.”.
cho thấy đây là cáchmàTâm kinh diễn đạt theo tinh thần của Tứ Đức Niết-bàn nói trên vậy.

2.5. Nội dung của Đạo đế.
Đạo đế(道諦;  P: Magga-saccã;  S: Mārga-satya;  E: Truth of the Path to the Cessation of Suffering):  Chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ (= Đạo khổ đế 道苦諦), là con đường dẫn đến Niết-bàn.
Đạo đếlà con đường thực hành nhằm chuyển hóa các kết sử ở Tập đế, để chứng quả giải thoát – Niết-bàn.  Có nhiều phương pháp tu tập được giáo lý nêu ra là 37 Phẩm trợ đạo cho Đạo đế.  Tuy nhiên, Bát Chánh Đạo được xem là tiêu biều được nêu ra nơi kinh Chuyển Pháp Luân, bao gồm nội dung tu tập Giới-Niệm-Định-Tuệ đúng theo lộ trình tu học Văn Tư Tu.
Dưới đây là nội dung của Bát Chánh Đạo.
            Bát Chánh Đạo  (八正道;  P: Ariya-aṭṭhaṅgikamagga;  S: Āryāṣṭāṅgamārga;  E:  The Eightfold Path) gồm:
1/ Chánh tri kiến (Right view).                  5/ Chánh mạng (Right livehood).
2/ Chánh tư duy (Right thought).               6/ Chánh tinh tấn (Right effort).
3/ Chánh ngữ (Right speech).                   7/ Chánh niệm (Right mindfulness).
4/ Chánh nghiệp (Right action).                 8/ Chánh định (Right concentration).
 
Noble Eightfold Path- Wikipedia
Bát chính đạo– Wikipedia tiếng Việt
 
Trong 8 chi phần của Bát chánh đạo thì Chánh tri kiến chính là nhận thức Duyên khởi, là nhận thức nền tảng bao hàm giá trị cả về Chân lý và Đạo đức trong đạo Phật, chủ đạo cho 7 chi phần còn lại (Chánh Tư duy  =0=>  Chánh Định).  
Thành tựu Bát Chánh Đạo là đồng nghĩa với mọi hành động của con người trong cuộc sống đều có nền tảng vững chắc trên Chánh tri kiến, là Niết-bàn hiện thực tại chính thế gian này vậy.
Related image
          1)Chánh tri kiến(正知見;  P: Sammā-diṭṭhi;  S: Samyag-dṛṣṭi;  E: Right view, Right understanding):  Đó là thấy (kiến) đúng lẽ thật và hiểu, biết (tri) đúng lẽ thật.  Sự thấy-biết đúng lẽ thật được xác lập trên nền tảng của nguyên lý chân lý  Duyên khởi của đạo Phật – một khám phá vĩ đại của đức Phật.
        - Nguyên lý Duyên khởilà vũ trụ quan của đạo Phật, là nền tảng của Nam tạng và Bắc tạng.  Ý nghĩa khái quát của nó trông có vẻ đơn giản, nhưng kỳ thực nguyên lý Duyên khởi không những là giáo lý tối thượng dẫn dắt chúng sinh đi tới giác ngộ Vô thượng Bồ-đề, mà còn là giáo lý căn bản của tất cả kinh điển Phật giáo.  Trong kinh Tương Ưng 3 có ghi:  “ Ai thấy Duyên khởi là thấy pháp, ai thấy pháp là thấy Phật “.
- Nguyên lý Duyên khởicó các biểu hiện đa dạng qua các nhận thức,được diễn đạtcụ thểdưới các dạng sau:   
1/.  Vô thường -Vô ngã:  
- Vô thường (無常;  P: anicca;  S: anitya;  E: impermanence)
- Vô ngã (無我;  P: anattā;  S: anātman;  E:no-self, not self, non-ego)
Vạn sự vạn vật do các Duyên tương tác mà hình thành hay hoại diệt, nên về mặt hiện tượng là sự biến đổi – sinh diệt vô thường;  về mặt bản chất là không thực có (= khôngtự hữu hayhằng hữu) – duyên sinh vô ngã.  Vì thế, kinh điển nói tướngcủa vạn pháp là Vô tướng.
----------
Ghi c:  Vô tướngkhông có nghĩa là không có tướng, mà là tướng không thực có.  Tương tự cho cách hiểu Vô ngã không có nghĩa là không có ngã, mà là ngã không thực có.
Trong kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta), đức Phật dạy về thực tướng của Ngũ uẩn:  “Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
          2/. Nhân Quả(因果;  P;S : Hetu-phala;  E: Cause and Effect) :  Đây là nói gọn của lý Nhân Duyên Quả (Với duyên 緣: P: paccaya, paticca;  S: pratyaya, pratitya;  E:  condition).
[Xin xem phần đầu bên trên, trình bày đầy đủ hơn về lý Nhân Quả]
3/ Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Midle Way):  Các pháp do Duyên hợp và vận hành tương tác thay đổi không cùng, chúng có những biểu trưng sai biệt tạm một cách tương đối mà con người không nhận ra được, để rồi từ đó có những quan điểm nhầm lẫn cực đoan.  Tính chấtphân biệt-cố chấp được áp đặt lên tướng và tác đã gây ra các bất ổn trong nhận thức và nhiều lúc đưa tới đối đầu nguy hiểm trong hành động.  Từ những ý niệm đẹp-xấu, tốt-xấu, hay-dở, lạc quan-bi quan … được cố chấp hóa, đưa tới ưa-chê, chiếm giữ-loại trừ, cho đến các tư duy cực đoan có-không, thường-đoạn…, đã đưa con người đến biết bao khổ nạn. 
        Trongkinh Tương Ưng bộ 5 - đức Phật dạy :
        “ Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự  làm khổ mình “.
        Vì thế, lý Trung đạo nhắc nhở chúng ta rằng ý niệm phân biệt về tướng và tác trong cuộc sống là cần thiết, songđó chỉ là ý niệm tương đối, không thực - nên thích nghi hay vượt thoát đểhài hòa - chứ không nên chấpthủ, bám víu.  Lý Trung đạo xuyên suốt và cụ thể cả về chân lý và đạo đức trong đạo Phật.
---------------
Ghi chú:  
          Nguyên lý Duyên khời còn gọi là lý Không. Theo đó, Duyên khởi tính = Không tính = Trung tính là các cách diễn đạt đa dạng thích nghi với cảnh trạng.
Bài kệ 18, Phẩm 24 “Quán Tứ Đế của Trung Luận đã chỉ ra mối tương quan nhất quán giữa Nguyên lý Duyên khởi và các cách nhìn về Trung đạoKhông tính (= tánh Không):
              Chúng Nhân Duyênsanh pháp
              Ngã thuyết tức thị Không
             Diệc vi thị giả danh
            Diệc thị Trung đạonghĩa
Các pháp từ Nhân Duyên
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.
Xem thêm:
- Trung đạo – Wikipedia
- Vận dụng thuyết Trung Đạo của Nhà Phật trong đời sống hiện nay
 
4/. Tùy duyên(隨緣; E: Resulting from conditioning cause, circumstances as waves result from wind):  Chữ duyên nơi đây là yếu tố hoàn cảnh, gồm 2 điểm sau:
- Khế cơ 契機:   Phù hợp với hoàn cảnh, xứ sở, cảnh giới.
- Khế lý  契理:   Phù hợp với chân lý, đạo lý.
Các pháp do các duyên hợp và vận hành tương tác nhau, nên về mặt hành động (tác) thì thể hiện khéo thích nghi, tùy hoàn cảnh, tùy thời, tùy căn cơ chúng sinh để mang lại lợi ích cho mình, cho người. Mọi hành động đều được thực hiện trên nhận thức vượt thoát các tập tục văn hóa thiếu nhân bản hay các thành kiến cố chấp của cá nhân. Vì thế, hệ quả là nội tâm được an tịnh, không bị chướng ngại bởi hành động đã thực hiện.  Theo đó, kinh điển nói tác với vạn pháp là vô táclà vậy(# tinh thần dĩ bất biến, ứng vạn biến của Dịch học).
Trong Cư Trần Lạc Đạo củaSơ tổ Trúc Lâm có viết :
                         Ở đời vui đạo thảy tùy duyên
                         Đói đến thời ăn, mệt ngủ liền
                         Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
                         Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền.         
Xem thêm:
- Ý Nghĩa Tùy Duyên
- TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý "
- TÌM HIỂU VỀ NHƯ LÝ TÁC Ý (Yoniso manasikāra)
VIDEO:
- Tùy Duyên – TT. Nhật Từ
- Tùy Duyên Bất Biến – ĐĐ. Pháp Hòa 
- Phật Pháp Tùy Duyên - ĐĐ. Phuớc Tiến
- Phật Pháp Tùy Duyên – HT. Giác Hạnh
- Cách Sống Tùy Duyên TT. Chân Quang
- Tùy duyên niệm Phật -TT. Giác Đăng  
 
5/.Từ Bi-Trí Tuệ (Hiểu và Thương):  Đây là dạng thực hành đạo đức theo tinh thần Trung đạo của đạo Phật, nó thể hiện một tình cảm rộng lớn mà không trói buộc, song hành cùng một trí tuệ không vướng mắc. Nói cách khác, Từ Bi là hành động thể hiện tình cảm trên nền tảng Trí tuệ Vô ngã.  Đây là hai phẩm chất chủ đạo trong các thực hành các hạnh vượt thoát (Ba-la-mật).
- Từ bi 慈悲,  trong đó:
                 + Từ (;  P: Mettā;  S: Maitrī;  E: Loving-kindness):  Phát nguyện độ sinh đạt được hạnh phúc cao thượng và cảm thán trước hạnh phúc cao thượng của chúng sinh.
                + Bi (;  P;S: Karuṇā;  E: Compassion):  Phát nguyện độ sinh vượt qua khổ đau thấp hèn và cảm thông trước khổ đau thấp hèn của chúng sinh.
Một cách diễn đạt khácvề Từ Binhư sau:  “… Nếu bảo Từ Bi là một thứ tình yêu, thì tình yêu này không phải là thứ cảm xúc nông nổi, hời hợt và sẵn sàng dẫn đến hành động một cách mù quáng. Mà chính đó phải là thứ cảm xúc sâu thẳm, xuất phát từ cái nhìn rộng lớn, không lầm lẫn, đi liền với toàn bộ cuộc sống như là một tổng thể. Vì thế, không có từ bi thì đời sống chúng ta sẽ như một thân cây khô cằn, và không có trí tuệ thì đó chỉ là sự sống trong tăm tối…”.
Cũng cần tránh nhầm lẫn ý nghĩa rộng lớn giữa Từ Bi và Bác Ái; bởi Từ Bi là dạng tình cảm hình thành trên nền tảng của Vô ngã giải thoát, trong khi Bác Ái là dạng tình cảm có căn gốc rất tương phản là Hữu ngã dính mắc.
- Trí tuệ(= Bát-nhã 般若;  P: Paññā;  S: Prajñā;  E: Wisdom).  Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, Trí tuệ là sáng tạo hay dung nạp có chọn lọc các quan điểm, các ứng xử cho mọi hành động, sao cho hợp với nguyên tắc “Lợi mình và người, không được lợi mình mà hại người, không được lợi người mà hại mình, không được hại cả mình và người”.
Tóm lại, Chánh tri kiến được xem là chi phần quan trọng nhất, là động lực chính trong Bát Chánh Đạo, dẫn hướng cho bảy chi phần còn lại.  Với Chánh tri kiến thì có thể chắc chắn rằng suy tưởng (tư duy) sẽ đúng lẽ thật và trong sáng, và khi suy tưởng này thuần thục thì lời nói (ngữ) và hành động (nghiệp) cũng sẽ đúng không khác.  Chánh tri kiến sẽ soi sáng sự nỗ lực (tinh tấn) có lợi hay có hại cho việc nhớ nghĩ (niệm) và việc chuyên chú (định).  Tất cả đều hướng về thấy-hiểu đúng lẽ thật.
VIDEO
- Thầy Tâm Hạnh Giảng - Chánh Kiến Trong Đời Sống - 01.27.2019 [chuavanthu]
 
Related image
 
          2) Chánh tư duy(正思唯;  P: Sammā-saṅkappa;  S: Samyak-saṃkalpa;  E: Right thought):  Đó là suy nghĩ, suy tưởng, nghiệm xét đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến.  Nội dung có thể thực hiện như sau :
        1/ Giải trừ các ý nghiệp bất thiện tham-sân-si đã tạo tác bằng cách thực hành các ý nghiệp thiện viễn ly như bố thí, khoan dung.
                 Ý dẫn đầu các pháp           Ý dẫn đầu các pháp
                 Ý làm chủ tạo tác              Ý làm chủ tạo tác
                 Nếu với ý nhiễm ô              Nếu với ý thanh tịnh
                Nói năng hay hành động   Nói năng hay hành động
                Khổ não bước theo sau     An lạc bước theo sau
                 Như xe theo vật kéo.          Như bóng không rời hình.
                         KPháp Cú 1.                           KệPháp Cú 2.
        2/Tư duy theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tụê(thuộc đạo đức).
        3/ Quán chiếu “Ngoài sự tư duy đúng lẽ thật, không có người tư duy đúng lẽ thật(thuộc chân lý).
        Chúng ta biết rằng tuy Tham-Sân-Si được xếp vào các độn sử (khó đoạn trừ), nhưng Si theo tinh thần của Bát Chánh Đạo là chướng ngại cần triệt phá sớm với Chánh tri kiến, nhằm để dần đoạn diệt 2 chướng ngại còn lại là Tham, Sân. Bát Chánh Đạo có nét của phương châm “Đốn ngộ, Tiệm tu”.
Related image
 
          3) Chánh ngữ(正語;  P: Sammā-vācā;  S: Samyag-vāk;  E: Right speech) :  Đó là lời nói để diễn đạt ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến.  Nội dung có thể thực hiện như sau: 
        1/ Giải trừ các khẩu nghiệp bất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các khẩu nghiệp thiện16 điều đạo đức[điều 4-:-7ở phần Khẩu của 10 điều đạo đức – Thập thiện, được suy rộng].
        2/ Nói năng theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ(thuộc đạo đức).
        3/ Quán chiếu “Ngoài sự nói đúng lẽ thật, không có người nói đúng lẽ thật”(thuộc chân lý).

Thập thiện – Thập ác(đối lại)
Thân:1 -:- 3   Khẩu: 4 -:- 7    Ý: 8 -:- 10
-----------
Ghi chú:   Trong Thập thiện nghiệp hay Thập ác nghiệp chỉ đề cặp trực tiếp nơi cá nhân thực hiện, còn gián tiếp  có đến 3.  Do đó với một hành vi có tác ý lại có thể  nhân rộng ra là  Tứ thập thiện nghiệp  và  Tứ  thập ác nghiệp  (tức 40 Nghiệp thiện và 40 Nghiệp ác) như sau:
      1/ Tự mìnhlàm                         Thập thiện nghiệp.
      2/ Bảo kẻ khác
      3/ Vui với  việc
      4/ Khen với  việc                        Thập ác nghiệp.
 
 
          4) Chánh nghiệp: (正業;  P: Sammā-kammanta;  S: Samyak-karmānta;  E: Right action):  Đó là hành động của thân theo ý tưởng đúng lẽ thật, hợp với Chánh tri kiến.  Nội dung có thể thực hiện như sau :
        1/ Giải trừ các thân nghiệp bất thiện đã tạo tác bằng cách thực hành các thân nghiệp thiện.               
2/Hành động của thân theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ(thuộc đạo đức).
        3/ Quán chiếu “Ngoài sự hành động đúng lẽ thật, không có người hành động đúng lẽ thật(thuộc chân lý).
 
Related image
 
          5) Chánh mạng:(正命;  P: Sammā-ājīva;  S: Samyag-ājīva;  E: Right livehood):  Đó là chọn nghề sinh nhai hợp với Chánh tri kiến có các nội dung có thể thực hiện như sau:
        1/ Nghề sinh nhai không ảnh hưởng đến sự vi phạm 40 điều đạo đức (suy rộng từ 10 điều đạo đức – Thập thiện), hơn nữa lại có điều kiện thực hiện các điều đạo đức này.
        2/ Nghề sinh nhai thuận theo tinh thần của lý Từ Bi-Trí Tuệ(thuộc đạo đức).
        Với nội dung này, có thể thấy ngay một số nghề cần tránh như buôn bán người, buôn bán vũ khí, thuốc độc, chất say nghiện…, đầu cơ tích trữ làm lũng đoạn thị trường, nghề cho vay nặng lãi, nghề lợi dụng lòng mê tín dị đoan của con người, các nghề dịch vụ bắt chẹt trên sự thiếu hiểu biết của khách hàng…
Related image
 
          6/.Chánh tinh tấn(正精進;  P: Sammā-vāyāma;  S: Samyag-vyāyāma;  E: Right effort) :  Đó là nỗ lực, chuyên cần trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến, biểu hịên qua 4 phạm vi sau:
1/Nỗ lực tiêu trừ các bất thiện pháp đã gây ra các bất thiện nghiệp.
        2/ Nỗ lực ngăn ngừa, dập tắt các bất thiện pháp đang hoặc chưa phát sinh (như phòng hộ các căn).
        3/ Nỗ lực làm phát sinh các thiện pháp.
        4/ Nỗ lực làm tăng trưởng các thiện pháp đã phát sinh.
        Như vậy, Chánh tinh tấn thể hiện năng lực hướng tới làm chủ thân-khẩu-ý.
Related image
          7) Chánh niệm(正念;  P: Sammā-sati;  S: Samyak-smṛti;  E: Right mindfulness):  Đó là nhớ nghĩ mang tính cảnh giác thường xuyên (bởiChánh niệm là Nhân) - Tỉnh giác là Quả) trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến.
Chánh niệm thể hiện năng lực an lập từ nhiệm vụ không quên, có thể thực hiện trên mọi việc ta tiếp xúc, ở mọi lúc như đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống … với các lẽ thậtcủa Chánh tri kiếncả về đạo đức và chân lý:
        1/Tu hướng thiệnvới môi trường xung quanh:  Đó là thực hành Chánh niệm với các lý Tùy duyên, Nhân Quả, Trung đạo, Từ bi-Trí tuệ, với chuẩn mực:
        “Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành. Mọi hành động đem lại lợi mình-hại người hay hại mình-lợi người hay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.”  
2/Tu hướng chân với nội tâm hành giả:  Đó là thực hành Chánh niệm trong tu thiền (Xin xem thêm bài ‘Sơ yếu về Thiền Phật giáo’):
        + Chánh niệm trong thiền định với các đối tượng như Thập tùy niệm, Tứ vô lượng tâm, …  Trong chi niệm Phật của Thập tùy niệm, tức niệm Phật định, thì đó là Chánh niệm danh hiệu của Phật, như:  “Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật” hay “Nam mô A-di-đà Phật”.
+ Chánh niệm trong thiền tuệ với các đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp (Tứ Niệm Xứ) mà nội dung là các lý như Duyên khởi – Vô thường – Vô ngã
Thật vậy, trong kinh Tăng Chi 4, tr. 264-:-265 có ghi như sau:
“Có lần, đức Phật thuyết pháp cho ông Cấp Cô Độc về công đức của sự cúng dường. Đức Phật nói :  “Cúng dường cho Phật và Tăng chúng thì có công đức rất lớn. Nhưng có công đức lớn hơn là xây tu viện cho Tăng chúng ăn ở và tu học.  Có công đức lớn hơn  xây tu viện là thọ Tam quy Phật, Pháp, Tăng.  Có công đức lớn hơn thọ Tam quy là giữ Năm giới.  Có công đức lớn hơn giữ năm giới là giữ tâm niệm Từ Bi, dù là trong giây phút.  Nhưng có công đức lớn hơn tất cả, đó là quán niệm sâu sắc đạo lý Duyên khởi – Vô thường, Vô ngã – của mọi sự vật ””.
---------
Ghi chú:  Về ý nghĩa của Thật tướng niệm Phật trong Tịnh Độ tông, thì đó là Chánh niệm danh hiệu chân lý, chẳng hạn như:  “Nam mô Duyên khởi Phật”,  “Nam mô Vô thường Phật”,  “Nam mô Vô ngã Phật”,  “Nam mô Trung đạo Phật”,  “Nam mô Nhân Quả Phật” được xem là niệm Phật tuệ, hay có thể gọi đó là niệm Di-đà tự tánh vậy, bởi:
–Nam mô (南無;  P: Namo;  S: Nama / namas / namah):  Cảm kính.
–Phật (佛;  P;S: Buddha) có 2 nghĩa chính: 
          1) Bậc toàn giác - một người đã giác ngộ viên mãn (One awakened or enlightened to the true nature of existence) được thấy trong niệm Phật định.
          2) Chân lý (lẽ thật) vô thượng (Ultimate truth) được thấy trong niệm Phật tuệ.
          Theo tinh thần “Duy tuệ thị nghiệp- tức sự nghiệp của tu học là tuệ giác”, thì niệm Phật là Chánh niệm chân lý mới thật giá trị đúng nghĩa.
–Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Trung đạo, Nhân Quả là tự tánh, là thật tướng của mọi sự vật.  
Related image
 
          8) Chánh định(正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi;  E: Right concentration) :   Theo kinh Đại Tứ Thập – Trung Bộ III, đó là tập trung thuần nhất, vững chảitrên sự thành tựu của 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến.
        Thực hành Chánh định chính là tu tậpThiền định.Nội dungquá trình tu tập Chánh định gồm 2 phần sau:
1/Tu đạt 5 thiền chi (jhānaṅga) từ sự chế ngự 5 triền cái (P: pañca nīvaraṇāni;  S: pañca nivāraṇa;  E: the five hindrances).
- Tầm(Vitakka):  Là hướng vào đối tượng đang quán chiếu như hơi thở…, để tỉnh thức và chế ngự  Hôn trầm - Thụy miên (Thina – Middha) là  biếng nhác, mê ngủ.
- Tứ(Vicāra):  Là bám sát vào đối tượng đang quán chiếu và suy xét kỹ…, để chế ngự Hoài nghi (Vicikiccha) là tâm ngờ vực, phân vân nơi khả năng chứng đắc các tầng thiền.      
-  Hỷ(Pīti):  Là tâm thanh thản, tươi mát, nhẹ nhàng…, để chế ngự Sân hận (Vyapada) là tâm giận hờn, nóng nảy.
-  Lạc(Sukha):  Là tâm an vui, thanh thoát …, để chế ngự Trạo cử - Hối quá (Uddhacca – Kukkucca) là tâm bất an bởi - bứt rứt, lo âu, xao động - nơi thân tâm.
-  Xả(Ekaggatā):  Là tâm buông xả chỉ tập trung vào một đối tượng (nhất tâm)…, để chế ngự Tham dục (Kamacchanda) là  tâm chấp mắc vào nhiều đối tượng đã từng tiếp cận.
        Trong kinh Tương Ưng Bộ, đức Phật nói : “Này các tỳ khưu, năm triền cái này tác thành si ám, tác thành không mắt, tác thành vô trí, đoạn diệt trí tuệ, dự phần vào tổn hại, không đưa đến Niết Bàn (giải thoát)”.
        2/  Tu tập 4 tầng thiền định sắc giới.
- Sơ thiền   :   Tâm thiền gồm 5 thiền chi, thành tựu từ sự chuyển hóa 5 triền cái.
-  Nhị thiền  :            Tâm thiền chỉ còn 3 thiền chi là Hỷ, Lạc, Xả.
-  Tam thiền :           Tâm thiền chỉ còn 2 thiền chi là Lạc, Xả.
- Tứ thiền    :  Tâm thiền chỉ còn 1 thiền chi là Xả, mà kết quả sau cùng là hành giả đạt Xả niệm-Thanh tịnh.
Sau đó hành giả giả hướng tâm tới tu học chân lý (Xem mục 4.2 ở trên) để thành tựu minh (vijja: thấy biết về Duyên khởi, về Nhân Quả, về các đời sống quá khứ, về nghiệp và nghiệp quả) bằng thiền tuệ ‘Tứ Niệm Xứ’, và sau cùng là thành tựu Niết Bàn (giải thoát).
Trong kinh Đế Phân Biệt Tâmthuộc Trung Bộ kinh, khi luận về tiến trình giải thoát, đức Phật nói : “Chánh định được tu tập cùng với 7 chi phần khác của Bát Chánh Đạo sẽ dẫn đến Chánh trí, và Chánh trí (P: Sammā- ñāṇa – tức tu học chân lý để thành tựu minh)sẽ dẫn đến Chánh giải thoát (P: Sammā-vimutti)”.
        Trên đây là sự thực tập trên 7 hành động được chọn lọc chính yếu, hợp với Chánh tri kiến, và cũng là bước đầu cho tất cả mọi hành động khác trong cuộc sống hàng ngày của hành giả, luôn hợp với Chánh tri kiến vậy.
          2.6. Thực hành tu tập Tứ Đế và quả vị Thanh Văn.

 
1) Thực hành tu tập Tứ Đế.
Tứ Diệu Đếcó cấu trúc là 2 cặp Nhân Quả nhằm dẫn dắt chúng sinh từ sang ngộ, từ khổ đau (Khổ Đế) sang Niết-bàn (Diệt Đế).
- Cặp Nhân Quả thế gian:
Khổ Đế - Tập Đế  =  Khổ đau vì Chấp kiến
        - Cặp Nhân Quả xuát thế gian:
                 Diệt Đế - Đạo ĐếHạnh phúc vì Xả ly
Thực hành tu tập theo Tứ Đế chính là Chánh niệm “Nhân Quả”, là Chánh niệm 2 cặp Nhân Quả.  Và truy cho cùng, đơn giản đó chỉ là Chánh niệm chân lý Duyên khởi “Vô thường + Vô ngã”. 
Trong Bát Chánh Đạo, Chánh tri kiến của Đạo Đế chủ đạo cho 7 chi phần còn lại, không gì khác hơn là Duyên khởi.  Nương tựa vào Duyên khởi, hành giả có thể tự soi sáng cho chính mình trên mọi hành động hợp với chân lý tối thượng này.
2) Quả vị Thanh Văn.
Thanh Văn(聲聞;  P: Sāvaka;  S: Śrāvaka), được xem là quả vị thành tựu từ việc tu tập theo Tứ Diệu Đế. 
Ý nghĩa của Thanh Văn được phân tích như sau:
        - Thanh 聲:  Có nghĩa là lời, tiếng
        - Văn 聞:  Có nghĩa là nghe thấy
        Như thế, Thanh Văn được xem là thực thấy Nhân Quả, là hiểu sâu Nhân Quả, là quán triệt chân lý Duyên khởi. 
Trong các kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 đều nói rõ rằng:
 "Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật".
        Thấy Phật là thấy được Niết-bàn, là thấy được thực tại tối hậu, vượt ra ngoài mọi ràng buộc của thế giới Ngã tính chấp thủ cực đoan trong nhận thức và hành động,là hạnh phúc đích thực tối thượng.
Do đó, hành giả tu học theo Tứ Đế, quán triệt Duyên khởi, chứng Niết-bàn của Diệt Đế, đạt quả vị Thanh Văn là quả vị Phật.  Điều này cũng không khác với quả vị Duyên Giác từ sự tu học Thập Nhị Nhân Duyên cũng là quả vị Phật (Xin xem bảng đối chiếu cấu trúc Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên bên trên).
---------
Ghi chú:   Trong Phật giáo Bắc truyền có nhiều giải thích về quả vị Thanh Văn, nhưng chưa được thống nhất, cũng như chưa có luận cứ rõ ràng.
Xem thêm:
- Tứ Diệu Đế- Đạo Phật Nguyên Thủy
- Tứ diệu đế kinh- Phật Giáo Nguyên Thủy
- Tứ Diệu Đế- Nghiên Cứu Phật Học - Hoavouu.com
- Bài 1: Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế) - Phật Học Cơ Bản 
- Bát chính đạo – Wikipedia
- Bát Chánh Đạo. - Quảng Đức
- Phương Pháp Thực Hành Bát Thánh Đạo trong thực tiễn ...
VIDEO
- Tứ Thánh Đế 1 Thích Minh Thành
- Tứ Thánh Đế 2_Thích Minh Thành
- Tứ Thành Đế 3_Thích Minh Thành
- Tứ Thánh Đế 4_Thích Minh Thành
- Tứ Thánh Đế 5_Thích Minh Thành
- Tứ Thành Đế 6_Thích Minh Thành
- TỨ DIỆU ĐẾ- Thầy Thích Pháp Hoà
- Tứ Thánh Đế - TT. Thích Chân Quang
- Tứ Diệu Đế - Pháp Âm Thích Phước Tiến
- TỨ DIỆU ĐẾ (Khổ Là Gì) - TT. Thích Viên Trí
- TỨ DIỆU ĐẾ (Tại Sao Khổ) - TT. Th. Viên Trí
- Tu Tập Tứ Diệu Đế- Thích Bửu Chánh 2017
- H.T. Thích Thanh Từ Thuyết Giảng - Tứ Diệu Đế
- Tứ Diệu Đế - Thuyết pháp 1 & 2 - TT Thích Trí Siêu
- Bốn Sự Thật (Tứ Diệu Đế)- HT Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
- Kinh Tứ Diệu Đế - 37 Phẩm Trợ Đạo || Đại đức Thích Trí Huệ
- Tứ Diệu Đế - Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm| Thầy Thích Minh Niệm
- Tứ diệu đế: Pháp môn duy nhất của Đức Phật- Thích Nhật Từ
 
- Bát Chánh Đạo - Phần 1 - TT Trí Siêu
- Bát Chánh Đạo -Phần 2- TT Trí Siêu
- Đuốc tuệ:Bát Chánh Đạo – TT Tâm Thiện
- Thầy Tâm Hạnh -Phân Tích Bát Chánh Đạo
- Sách Nói - Bát Chánh Đạo - TT Thích Nhật Từ
- BÁT CHÁNH ĐẠO - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH
 - Bát Chánh Đạo Con Đường Giác Ngộ- Thầy Thích Phước Tiến
- Bát Chánh Đạo 1- Ý Nghĩa Tổng Quát & Chánh Tri Kiến_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 2- Chánh Tư Duy_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 3- Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 4- Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm_- Thích Minh Thành
- Bát Chánh Đạo 5 -_Chánh Định -_Thích Minh Thành
- BÁT THÁNH ĐẠO - Tu Tập Bát Thánh Đạo -_Thích Minh Thành

 
Bài đọc thêm
1) Kinh Ái sinh, Trung Bộ kinh 87.
[Discourse On " Born Of Affection "]
I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Ái sanh: Piyajàtika: Born of affection, hay Origininates in affection: chỉ cái gì sinh ra, phát sinh từ ái.
- Piya (adj): Dear, beloved (từ verd: Love): tình yêu, tình cảm giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái.
II. NỘI DUNG KINH ÁI SANH
1.Khi trú tại Sàvatthi (Xá Vệ), tịnh xá Cấp-cô- độc, chứng kiến một gia chủ mất đứa con trai độc nhất, đau khổ, hàng ngày đến nghĩa địa than khóc, đức Phật nói với gia chủ ấy rằng:" Sự thật là thế, nầy gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu não là do ái mà sanh ra, phát sinh từ ái".
Vị gia chủ ấy và một số người không đồng ý với ý kiến của Thế Tôn, bất bằngvớiý kiến của Thế Tôn, cho rằng:" Hỷ, Lạc do Ái sanh, phát sinh từ Ái".
2.Sự việc chuyển đến tai Hoàng hậu Mallika và Vua Pasenadi (vua Ba-tư-nặc): Vua Pasenadi hỏi ý kiến Hoàng hậu Mallika về lời dạy của Thế Tôn, Hoàng hậu xác định lời dạy của Thế Tôn là lời dạy về sự thật; nhà vua bất bình cho rằng là đệ tử của Thế Tôn, Hoàng hậu luôn luôn tán thán và tán thành Thế Tôn.
Hoàng hậu bèn sai một Bà-la-môn trí thức để đảnh lễ Thế Tôn và xin chỉ giáo rồi về báo lại nội dung lời dạy cho Hoàng hậu biết.
Thế Tôn chỉ cho Bà la môn quan sát ngay từ cuộc sống để thấy rõ sự thật:
- Một bà mẹ ở Xá-vệ mất (có sự thật), người con đau khổ trở nên điên cuồng...
- Một người chồng mệnh chung, người vợ trở nên điên cuồng...
- Một người vợ mệnh chung, người chồng trở nên điên cuồng...
3.Hôm sau Hoàng hậu bèn hỏi Vua Pasenadi một số câu hỏi:
- Tâu bệ hạ, bệ hạ rất thương công chúa Vajiri, nếu vô thường đến, công chúa có mệnh hệ gì, bệ hạ có đau khổ không?
- Nhà Vua đáp: Làm sao ta không sầu, bi, khổ, ưu, não được? (!)
- Bệ hạ rất quý vương phi Vasabha, nếu Vasabha có mệnh hệ gì, bệ hạ có khổ đau không?
- Làm sao ta không sầu, bi, khổ, ưu, não được?
- Bệ hạ rất thương yêu thiếp, nếu thiếp có mệnh hệ gì, bệ hạ thấy thế nào?
- Làm sao ta không sầu, bi, khổ, ưu não được?
- Tương tự đối với tướng quân Vududabha, thần dân Kàsi và Kosala...
Chính vì sự tình đó, Hoàng hậu tiếp, mà Thế Tôn dạy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh, phát sinh từ Ái " Bấy giờ lòng sáng tỏ vấn đề, nhà vua hướng về trú xứ của Thế Tôn mà đảnh lễ và ba lần nói lên lời cảm thán "Đảnh lễ Thế Tôn bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác".
III. BÀN THÊM
1.Bài pháp đầu tiên là " Tứ Thánh đế " mà Tập đế là Ái (Piyam hay Tanhà) đã được Thế Tôn dạy suốt 45 năm tại thế. Ái là nguyên nhân căn bản của khổ đau của Tam giới, của sinh tử.
Sự thật ấy thật quá rõ ràng nhưng hầu như luôn luôn gây " sốc " cho người đời, từ vua chúa đến thứ dân, khiến họ nghe " ngỡ ngàng", khó chấp nhận.
Người đời do vì tập khí nghiệp và văn hoá lâu đời nuôi dưỡng Ái, xem Ái như là lẽ sống, là đối tượng ước mơ muôn thuở nên thân tâm chẳng khi nào muốn chấp nhận " Tập đế " phũ phàng ấy, dù ngay cả khi đang đau đớn, đau khổ vì nó; nói gì đến những lúc con người đang nếm vị ngọt của nó (!).
Nói "sầu, bi, khổ, ưu, não sinh ra từ Ái" là lời nói quá nhẹ nhàng êm ả, ru êm người nghe. Phải bằng cách làm cho hiện về trong lời nói ấy đủ mọi hình ảnh thống khổ ở đời, mọi hình thái bi thảm như là hình ảnh của sự tàn phá do nhiều trái bom nguyên tử, như là bom Ái, gây ra thì mới đủ mạnh để đánh thức tâm đang ngái ngủ của con người. Tất cả vô lượng trạng huống khổ đau của vô lượng thế giới từ vạn cổ đến nay đều do chỉ một gốc Ái gây ra, mà nói đủ là tham, sân, si.
Mỗi người phải tự mình trầm tư thế nào để thấy rõ từng khối lửa đang bốc cháy từ tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý từ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp và từ cái biết từ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý làm thế nào để thấy thế giới mình sống đang bốc cháy vì Ái thì mới cảm nhận được sự thật từ lời dạy của Thế Tôn dành cho gia chủ khổ đau kia, mới sụp đầu đảnh lễ Thế tôn, bậc Tri giả, Kiến giả, bậc Toàn giác, mới có thể cảm thán: Ôi! chỉ một chút mật ngọt của Ái đã làm cho thế giới bốc cháy, đã tạo ra vô lượng sóng gió ở đời! Phương chi, cả một vũ trụ trí tuệ của Như Lai mà chỉ nói lên có mấy lời " Ái là gốc của khổ đau "!
2.Kỹ thuật, phương pháp giảng dạy của Thế Tôn là giúp người đời quan sát cuộc đời với trí tuệ thì sẽ thấy rõ mọi sự thật, như Ngài đã chỉ cho Bà la môn trong kinh " ái sinh". Ở đó không đòi hỏi trình độ văn hoá, học thuật, văn bằng hay tuổi tác, dòng họ; ở đó, không đòi hỏi có kiến thức triết lý, tâm lý hay siêu hình, ngôn ngữ.
3.Qua kinh " Ái sinh", ta có thể đi đến nhận xét rằng: ai thấy rõ sự thật của khổ đau, vô thường là có thể thấy đạo, hiểu đạo.
 
2) Thập kết sử theo giáo lý Phật giáo Nam truyền.
[Nguyên nhân của khổ theo giáo lý Phật giáo Nam truyền]
        Kết sử (結使;  P&S: Saṃyojana;  E: Fetter) là một thuật ngữ trong đạo Phật gốc Hán, với:
- kết 結:  thắt buộc, trói buộc tâm
- sử使:  sai khiến .
Theo đó, kết sử chỉ cho những chướng ngại tạo ra phiền não, khiến cho con người bị ràng buộc và bị động trong sinh tử luân hồi. Vì thế, đoạn diệt những kết sử này, là cách để thể nhập Niết-bàn (tự do nội tâm). Có mười kết sử được chỉ ra là:
1 - Thân kiến(身見;  P: sakkyadiṭṭhi;  S: satkya-dṛṣṭi;  E: belief in a self):  Chấp rằng có một bản ngã hình thành nơi thân thể.
2 - Nghi(疑;  P: vicikicchā;  S: vicikitsā;  E: doubt or uncertainty, especially about the Buddha's awakeness and nine supermundane consciousnesses):  Do dự, ngờ vực, khả nghi, đáng ngờ.
3 - Giới cấm thủ(戒禁取;  P: sīlabbata-parāmāsa;  S: ỵlavrata-parmarśa;  E: attachment to rites and rituals):  Cố chấp vào giới luật một cách không chính đáng.
4 - Dục tham(欲貪;  P: kāmacchando;  S: kma-rga;  E: sensual desire ):  Tham đắm vào cõi dục.
5 - Sân hận(瞋恚;  P: vyàpàda;  S: vypda;  E: ill will).
6 - Sắc tham(色貪;  P: rūparāgo;  S: rpa-rga;  E: lust for material existence, lust for material rebirth):  Tham đắm vào cõi sắc.
7 - Vô sắc tham(無色貪;  P: arūparāgo;  S: arpa-rga;  E: lust for immaterial existence, lust for rebirth in a formless realm):  Tham đắm vào cõi vô sắc.
8 - Mạn(慢;  P: màna;  S: mna;  E: conceit):  Kiêu căng, ngạo mạn.
9 - Trạo cử[vi tế] (掉舉;  P: uddhacca;  S: auddhatyauddhacca;  E: restlessness):  Bất an và lo lắng, hồi hộp không yên vi tế.
10 - Vô minh(無明;  P: avijjà;  S: avidyavijj;  E: ignorance):  Si mê vi tế.
Related image
1)  Năm hạ phần kết sử:
          Năm hạ phần kết sử là 5 chấp thủ thô thiển, dễ thấy, như 5 sợi dây trói buộc, gồm: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, tham, sân.
1/. Thân kiến kết sử.
        Là sợi dây trói buộc chấp vào cái thân, xem sự sống, làm việc, lo lắng, buồn vui trên đời cũng vì cái thân này.
        Đức Phật đã thấy ra thân này là thân tứ đại do duyên sinh, là vô thường, là vô ngã, không thực thể.  Thấy sâu hơn, con người chỉ là một tổ hợp 5 duyên gọi là ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), tất cả đều tuân theo quy luật Duyên sinh-diệt.
        Muốn thấy rõ cái thân này không phải của ta thì hành giả phải thực tập quán vô thường. Vì khi quán vô thường hành giả sẽ thấy được sự hoại diệt của thân theo thời gian mà ta không làm gì được cả. Ta không có quyền sai bảo cái thân này, mà hoàn toàn bị nó chi phối, như khi bệnh thì nó tự nhiên bệnh, lúc hết thì nó hết, ta không thể sai bảo nó hết bệnh được.
2/. Nghi kết sử.
        Là lòng nghi ngờ, ngờ vực và không tin. Nghi ngờ bao gồm nghi ngờ mình, nghi ngờ người và nghi ngờ pháp.
        - Nghi ngờ mình là không có niềm tin vào bản thân, thối lui trước các khó khăn nên không làm được việc gì cả. Những người như vậy thì phải ở gần thiện hữu tri thức để được động viên, thúc đẩy tập làm những chuyện nhỏ trước. Có thành công những chuyện nhỏ thì nhiều chuyện nhỏ góp lại nên được chuyện lớn.
        - Nghi ngờ người là không có niềm tin vào người khác. Những người hay nghi ngờ người khác thường do chấp vào tri kiến hiểu biết của mình, cho nên bình luận đánh giá người khác qua những hiểu biết của mình, dễ làm mất đi thiện hữu tri thức mà ta không biết. Những ai ít nghi ngờ người khác sẽ dễ học được cái hay của người và có nhiều thiện hữu tri thức.
        - Nghi ngờ pháp là không có niềm tin vào pháp dạy đơn giản, rõ ràng. Ví dụ trong kinh Pháp cú, bài kệ 183 có chép:
Các ác pháp chớ làm,
Chỉ làm các pháp thiện,
Tự tâm ý thanh tịnh,
Đó là lời Phật dạy”.
        Đơn giản hành động “ngăn ác diệt ác pháp, sanh trưởng tăng trưởng thiện” thì sẽ thấy thanh thoát hơn. Người nghi ngờ pháp này sẽ dẫn đến thối chí không thể nào tu tập được.
3/. Giới cấm thủ kết sử.
Trong Tam tạng có cụm từ giới cấm thủ có nghĩa là sự chấp thủ vào những sự thực hành sai trái về giới (đạo đức), do hành giả không hiểu thực chất của giới, kể cả với những người đã hiểu được giáo lý về giới. Bởi bất cứ những gì sinh khởi đều do Duyên, chừng nào hãy còn ý niệm về Ngã, chừng ấy sẽ còn những khoảnh khắc có ý muốn cố gắng, ví như ngay lúc hành giả đang có ý muốn Chánh niệm. Hành giả cần một thời gian dài để có thể có được hiểu biết kiên cố về tà kiến sinh khởi bằng tuệ giác. Có thể thấy ra hai trường hợp của giới cấm thủ:
 
- Trường hợp 1:  Vẫn giữ đúng giới luật, nhưng lại câu nệ hình thức của giới luật, làm trái với tinh thần của giới luật là lòng từ bi. Ví dụ:
        + Giới của người xuất gia là không đụng chạm đến thân thể của người khác (nam không sờ vào thân nữ và ngược lại). Nhưng nếu gặp trường hợp người khác giới tính sắp chết đuối, mà vẫn còn câu nệ hình thức của giới để cho người chết đuối hay sao?
        + Giới cấm uống rượu đối với người tu tại gia ở các xứ hàn đới và ôn đới có tháng rất rét như ở Nhật, được đổi thành giới cấm buôn bán rượu, và uống rượu vẫn được phép miễn là không say.
 - Trường hợp 2:  Cố chấp những điều cấm, những điều răn vô lý của ngoại đạo. Ví như sống theo nếp sống của con chó, con trâu (gọi là hạnh trâu chó), như sống khổ hạnh ngủ dưới đất, ăn phân, không tắm rửa v.v…, mà tưởng đó là phương tiện tu đạo.
4/. Dục tham kết sử:
        Lòng tham không đáy, cho nên lòng tham có sự trói buộc vào đối tượng không dứt ra được. Ví như tham của cải tài sản, đến khi chết mà vẫn còn luyến tiếc cất dấu, không chia sẻ cho ai cả …
        Tham phước hữu lậu cũng là một tham kiết sử. Hy vọng vào tương lai sẽ sanh ra trong gia đình giàu có, cho nên đời này họ tìm mọi cách làm phước. Ai nói làm việc gì có phước là họ xông vào không mệt mõi, không hối tiếc tài sản của mình.
5/. Sân kết sử.
        Là cơn sân giận vào những ai đó không dứt được. Khi gặp người đó là giận ngay, dù cho họ nói điều gì đúng hay sai cũng giận, và còn nói xấu về họ, lúc đó chỉ thấy cái sai của người mà thôi. Cái giận này đã biến thành hận và thù không tha thứ được.
        Kết quả:
- Khi đoạn tận 1) 2) 3) thì đạt quả vị Tu-đà-hoàn (hay Nhập lưu).
- Khi nhẹ đi thêm 3) 4) thì đạt quả vị Tư-đà-hàm (hay Nhất lai).
- Khi đoạn hẳn 3) 4) thì đạt quả vị A-na-hàm (hay Bất lai) không trở về cõi dục nữa. 
Related image
 
2) Năm thượng phần kết sử:
Năm thượng phần kết sử là 5 chấp thủ vi tế, khó thấy, như 5 sợi dây trói buộc, gồm: sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Như vậy, xả bỏ những sự trói buộc này là xả bỏ những trang thái vi tế của 5 hạ phần kết sử trên.
1/. Sắc tham kết sử.
Là những trói buộc thuộc hình sắc những hình ảnh trong hiện tại lảng vảng xung quanh ta. Như trước cảnh thấy Cha Mẹ già yếu bệnh hoạn hay cực nhọc, chúng ta khởi niềm thương và bị dính chặt vào đó không nỡ lìa xa.
2/. Vô sắc tham kết sử.
        Là những trói buộc thuộc không hình sắc. Như khi ngồi tu mà khởi nghĩ đến Cha Mẹ hiện giờ đang cô đơn một mình, không ai chăm sóc. Rồi sanh ra lòng thương yêu, cảm xúc mạnh (có thể bật ra thành tiếng khóc), muốn về bên Cha Mẹ để làm giảm đi cảnh lẻ loi đó.
Sống bên cạnh những người thân đau khổ, mà lại không giúp được gì, khiến ta cảm thấy đau khổ. Hơn nữa, thử nghĩ xem hiện tại có bao nhiêu người trên thế gian này còn đau khổ giống hay hơn cả Cha Mẹ ta, thì lòng thương chỉ dành riêng cho Cha Mẹ ta há chẳng là vi tế của ích kỷ?
Cả hai tâm sắc ái và tâm vô sắc ái đều được xem là tâm bất thiện, ràng buộc con người với nhau, đó là nguyên nhân của bị động trong sanh tử luân hồi. Nếu một ai muốn vượt thoát, thì cần biến những yêu thương nhỏ này hướng đến tất cả muôn loài chúng sinh.
        3/. Mạn kết sử.
        Mạn là so sánh. Khi có sự so sánh thì có ngã. Có chấp vào một cái mạn nào đó thì ta bị trói buộc vào đó. Mạn thì gồm có:
        - Mạn:  Nghĩ mình hơn người. Mỗi người có một tài riêng chuyên về các lảnh vực khác nhau. Cho nên có phần thì ta giỏi hơn người, có phần thì người giỏi hơn mình. Người không mạn thì dễ học hỏi những cái hay của người khác. Người đó hiểu rằng những hiểu biết hiện nay đang có là từ học hỏi vay mượn từ sách vở hay của người khác. Cho nên đừng bao giờ nghĩ mình hơn người, rồi khinh thường họ. Người không mạn thì sẵn sàng chia sẽ những gì mình biết, không dấu diếm, không cho những hiểu biết đó là cao siêu. Mọi người đầu bình đẳng nhau.       
- Ngã mạn:Ỷ mình giỏi hơn người mà lấn lướt người khác. Những người này bị người đời tránh xa, vì sống quá kiêu căng, tự cao, xem thường người khác. Thường họ ỷ mình có tiền, có danh, có tài sản, có hiểu biết nhiều, có bằng cấp cao mà không coi ai ra gì cả. Những người như vậy là có tài mà không có đức.
        - Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. Những người này không bao giờ chịu thua người khác. Thường hay lý luận hơn thua, tìm cái sai của người khác, bắt bẻ, châm biếm, không biết nhường nhịn cho ai cả. Họ không bao giờ biết nhận cái sai của mình.
- Tăng thượng mạn:  Chưa chứng thánh quả mà cho mình đã chứng.
        - Ty liệt mạn:  Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít.
        - Tà mạn:  Người tu tập về tà mạn được chút thần thông biết đôi chút về quá khứ, vị lại rồi khinh lướt người khác.
          Muốn dẹp tâm ngã mạn thì phải biết xả bỏ những thứ gây ra tâm ngã mạn như tiền tài, vật chất, danh, sắc, hiểu biết, bằng cấp… Sống nên biết tùy thuận vào lời nói, ý kiến, yêu cầu và việc làm của người khác. Sống biết tôn trọng mọi người không phân biệt ai cả dù già hay trẻ, trai hay gái, có học hay không học, ông chủ hay đầy tớ, giàu hay nghèo, tôn giáo hay không tôn giáo, không phân biệt màu da, dân tộc…
4/. Trạo cử kết sử.
        Trạo cử là những bất an mang tính vi tế.
- Trạo cử tâm là sự lo lắng, hồi hộp nghĩ ngợi lung tung đủ thứ cái này cái kia.
- Trạo cử thân là thân đi đứng nằm ngồi, hoặc bị ngứa ngái không yên được.
5/. Vô minh kết sử.
        Là những trói buộc tâm vào các trạng thái mê mờ, không sáng suốt do không thấu hiểu nội dung của lẽ thật Duyên khởi như Vô thường, Vô ngã, Nhân-Quả.  Lẽ thật Duyên khởi được cụ thể hóa bằng cơ cấu Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Thập (Lục) độ Ba-la-mật, …
        Kết quả:
Khi đoạn tận 5 thượng phần kết sử này thì đạt quả vị A-la-hán.

 
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
Huy Thai gởi