Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 


Ký ức một thời




Từ đồi Tăng–Nhơn-Phú đến Hải ngoại

Sự nghiệp gian truân của tôi mang nặng dấu ấn Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, Khóa 2, 1952. Thật vậy, bốn tháng thụ huấn ở đây là nguồn gốc và cũng là điểm khởi đầu một cuộc đời đầy biến chuyển, lên bổng xuống trầm có thể nói là cực mạnh.

Nhưng trước hết tôi phải tri ân sâu xa Quân trường này, nơi đã tạo cho tôi nhiều thử thách phải đối đầu, nhiều chướng ngại vật phải vượt qua, nơi đã làm cho tôi kính mến quân đội và tạo cơ duyên cho tôi được đóng góp ít nhiều cho nền quốc phòng của đất nước trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Tiếc thay, việc lớn chưa thành thì vận nước đã đổi thay! Tôi vẫn gắn bó với quân đội nhưng trong một phương vị khác dưới thời Đệ Nhị Cộng Hòa cho đến ngày cuối cùng của Miền Nam tự do thân yêu.

Bốn–mươi-sáu năm sau, 2021, duyên nợ vẫn bền chặt. Quân, Cán, Chính VNCH đương nhiên không toàn vẹn nhưng ý chí bất khuất vẫn còn, với tầng lớp hậu duệ chung sức, tiếp nối cuộc tranhđấu không ngưng nghỉ cho một nước Việt Nam tương lai tự do, dân chủ, tiến bộ, hùng cường, góp mặt xứng đáng với cộng đồng thế giới.

Đang dạy học ở Huế, tôi được động viên vàotrường SĩQuan Trừ Bị Thủ Đức, khóa 2, 1952 cùng hai giáo sư Thân Trọng Sinh và Hoàng Diệm. Sau khoảng bốn tháng thụ huấn, một hôm sau khi tập dượt ở bãi tập về, trời đã nhá nhem tối, trung úy người Pháp Ladolf chỉ huy đại đội mà tôi là khóa sinh đại đội trưởng, không cho chúng tôi vào nhà ăn vì có vài khóa sinh vừa đi vừa nói chuyện. Anh em đã mỏi mệt sau một ngày hoạt động, lại vừa đói bụng, còn phải tiếp tục xếp hàng đi quanh nhà ăn nên nhiều bạn la ó, phản đối.

Tôi đồng ý vớicác bạn nhưng thật ra tôi cũng không thể ngăn cản các bạn được.Trung úy Ladolf lặng lẽ biến mất, có lẽ vì lo ngại cho an ninh bản thân trước phản ứng của các khóa sinh không còn kiểm soátsoát được nữa. Vài đại đội khóa sinh khác cũng hưởng ứng kéo ra sân tạo nên một cảnh tượng hỗn độn. Đại úy Pichenet, đặc trách giảng huấn, Phó Chỉ huy quân trường và vài sĩ quan Việt Nam, huấn luyện viên, cũng không ra mặt tái lập trật tự. Sáng hôm sau, tôi được gọi lên gặp thiếu tá (1) Bouillet, chỉ huy trưởng. Ông không la lối gì, bảo tôi khuyên mọi người sinh hoạt bình thường.

Tôi nói với ông vụ việc hôm qua chỉ là một cuộc biểu dươngôn hòa trước thái độ quá nghiêm khắc và khinh miệt chúng tôi.Khoảng hai tuần sau, tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Nguyễn văn Hinh đến thăm trường.Tất cả các khóa sinh có mặt đông đủ ở câu lạc bộ nghe ông hiểu thị. Vẻ mặt nghiêm nghị, giận dữ, ông nói tiếng Pháp –mang quốc tịch Pháp, vợ là người Pháp (2), không rõ ông có nói được iếng Việt không -dằn từng tiếng một, tạm dịch:«........tôi rất bận nhưng phải đến đây để nói cho các anh biết quân đội phải có kỷ luật. Việc các anh làm là một vi phạm nghiêm trọng.

Các anh phải biết trong thời chiến, các cấp chỉ huy có quyền sinh sát (3) binh sĩ dưới quyền. Tôi biết kẻ cầm đầu đang còn ở trong hàng ngũ các anh (... vous devez savoir qu’en temps de guerre, tout chef a le droit de vie et de mort sur ses hommes. Je sais que le meneur est encore parmi vous...) ». Với lời cảnh báo của tướngHinh, tôi linh cảm một sự trừng phạt nặng nề sẽ được dành cho tôi. Trong lúc chờ đợi hung tin, tôi nhờ bạn Bửu Trang -cùng phòng ngủ với tôi và bạn Trần Doãn Thường, cả hai bạn đều mang cấp bật đại tá năm 1975 và từ trần gần đây ở Hoa Kỳ -quen với gia đình tôi, cho gia đình tôi «biếtlà tôi ốm ở quân y viện» nếu gia đình hỏi tin tôi.Không chờ đợi lâu, khoảng mười ngày sau, tôi được dẫn giải về Quân lao Chí Hòa và biệt giam trong một xà-lim diện tích 2mX2m.

Hành trình khổ nạn bắt đầu. Nhưng thay vì ngồi than thở, tuyệt vọng, tôi nhờ bạn Nguyễn Văn Hoàng, cùng học trường đại Học Luật khoa ở Sài gòn năm 1950-1951, ( luật sư ở Sài Gòn, định cư ở Pháp vừa từ trần ở Paris) gởi vào Quân lao Chí Hòa cho tôi vài cuốn sách luật để học qua ngày và mổi ngày vừa đọc sách,tôi vừa biện hộ tưởng tượng cho một bị can trước Tòa vì tôi thán phục luật sư Maurice Garçon nỗi tiếng một thời ở Pháp. Sau gần hai tháng quân lao, tôi được đưa ra Bắc Việt, giáng cấp xuống binh nhì, trú đóng ở tiểu đoàn 2. Tháng 3,1953, tướng Hinhđầy quyền uy, hạ lệnh đưa tôi xuống nấc tận cùng của quân đội ở mặt trận Bắc Việt trong giai đoạn sôi động nhất của cuộc chiến.Đang sẵn sàng thi hành nhiệm vụ mới chắc chắn là gian lao và có thể hy sinh tính mạng, tôi vô cùng ngạc nhiên được tiếp đón như một người em ruột đi xa mới trở về gia đình.

Từ thiếu tá Hà Thúc Sanh, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 2, thiếu úy Đông đón tôi ở hải cảng Hải Phòng cho đến hạ sĩ Tòng phụ trách ẩm thực, mọi người đều ân cần, thân mật, hỏi tôi về vụ việc đã xẩy ra và tỏ vẻ thích thú khi nghe đến cuộc phản kháng mấy sĩ quan «Tây» mà họ không mấy thích có lẽ vì họ nghĩ rằng các quan Tây này còn phảng phất đầu óc thực dân.........Và định mệnh bắt đầu lanh chóng biến đổi từ đây như định mệnh của tướng Nguyễn Văn Hinh nhưngtheo hai chiều trái ngược.Ngày 20 tháng 9, 1954, tướng Hinh mưu toan đảo chính Thủ Tướng Ngô Đình Diệm mới về nước hơn hai tháng nhưng âm mưu bất thành vì Hoa Kỳ không muốn Miền Nam rơi vào hỗn loạn và Pháp, dù chống ông Diệm, không dám ủng hộ tướng Hinh. Tướng Hinh được Quốc Trưởng Bảo Đại triệu hồi gấp về Pháp để tránh bị xét xử về tội phản loạn.

Tháng 11, 1954, tướng Hinh lặng lẽ khăn gói trở về Pháp mà ông là một sĩ quan thuộc Không quân được biệt phái sang Việt Nam, lần lược giữ các chức vụ Chánh Võ Phòng (4) của Quốc trưởng Bảo Đại và Tổng Tham mưu trưởng Quân Đôi Quốc Gia Việt Nam từ tháng 3, 1952.Phần tôi, sau một năm phục vụ tại TĐ 2, bị viêm loét dạ dày tá tràng (Ulcère gastroduodénal) và giải ngũ, tôi hoàn tất Luật học và gia nhập nghề luật sư năm 1955, đắc cử Dân Biểu Quốc Hội năm 1958 ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Vốn là học sinh trường Quốc Học, tôi cũng dành vài giờ một tuần dạy môn Thế Giới sử ở trường trong mấy năm sau khi tốt nghiệp luật khoa ở Sài Gòn.

Đến bây giờ nhiều cựu học sinh của tôi đã trở thành chiến hữu và thân hữu rải rác ở nhiều nơi.Vào Quốc Hội, tôi được tín nhiệm lãnh đạo Khối Dân Biểu Liên Minh Xã Hội kiêm nhiệm lần lượt Chủ Tịch các Ủy Ban Lao Động-Xã Hội-Y tế, Nội Vụ và Quốc phòng, đồng thời được cử giữ chức vụ Hội Thẩm Viện Bảo Hiến (ở Pháp mang tên Conseil Constitutionnel, ở Hoa Kỳ là một thẩm quyền của Tối Cao Pháp Viện, The Supreme Court)cho đến ngày đảo chínhtháng 11, 1963 Đệ Nhất VNCH sụp đổ.

Hồi tưởng quá trình hoạt động, đấy là giai đoạn tôi được làm những việc hợp vớisở thích và mong ước của tôi nhất nhưng tiếc thay công tác đang diễn tiến mạnh thì cuộc phản loạn 1963 đã chấm dứt tất cả. Và như một dẫn dắt của định mệnh, các công tác này bắt nguồn từ những ngày thụ huấn ở Quân Trường Thủ Đức, đồn trú ở Tiểu Đoàn 2 đã cho tôi biết, hiểu, thương yêu và cảm phục đời lính, những hy sinh tuyệt vời của các chiến sĩ ta để bảo vệ giang sơn, đất nước. Những người đã đặc biệt quí mến tôi ở tiểu đoàn và đã đền nợ nước: thiếu úy Đông, thiếu úy Thích, thiếu úy Đình, đại úy Sơn, mà tôi vẵn nhớ đời, nhớ từng khuôn mặt. Còn một sĩ quan ở TĐ 2 tốt nghiệp khóa 1 Quân trường Nam Định là thiếu úy Tô Đình Tuấn -bào đệ của bác sĩ Tô Đình Cự và bs Tô Đình Tuân-mà tôi mang ơn và mến phục,một chiến sĩ can trường, một người bạn quí cùng vị hôn thế đã giúp tôi mọi mặt trong thời gian tôi ở tiểu đoàn. Nếu ai biết bạn Tô Đình Tuấn còn hay mất, xin cho tôi biết tin.

Tôi xin cảm ơn trước.Luôn luôn nhớ quân trường Thủ Đức, khoảng đầu năm 1962,tôi hướng dẫn phái đoàn Ủy Ban Quốc Phòng đến thăm quân trường, trung tâm đào tạo các sĩ quan trừ bị cho Quân lực VNCH. Tiếp theo, chúng tôi thăm viếng, quan sát, thu thập ý kiến và nhận xét các cơ sở của quân đội để thực hiệnhai dự thảo luật tối quan trọng«Qui chế sĩ quan Quân Đội» và «Một nền quốc phòng tiến tới tự túc, tự lực».Động lực thúc đẩy tôi làm hai dự luật này là: 1-muốn có một qui tắc thăng thưởng rõ ràng, công bằng, không thiên vị, dựa trên thời gian phục vụ, năng lực, chiến công 2-không được dựa mãi vào viện trợ quân sự từ các nước bạn mà phải xây dựng một nền quốc phòng tiến lần và tiến nhanh đến tự túc, tự lực.Tôi gặp lại bạn đồng khóa Trần Ngọc Huyến, đại tá chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Liên quân Đà Lạt trong cuộc viếng thăm quân trường hiện đại, qui mô này.

Tại Quân Khu 1, đại tá NguyễnVăn Thiệu, tư lệnh sư đoàn 1, hướng dẫn chúng tôi thăm các tiền đồn ở Lao Bảo,Khe Sanh và vượt qua biên giới Lào-Việt thăm một đơn vị quân đội hoàng gia Lào.Tại bộ Tổng Tham Mưu, đại tá Đỗ Mậu thuyết trình tình hình an ninh tổng quát và tình trạng quânđội một cách khác thường, chê trách vu vơ, lộvẻ bất mãn. Nhiều sĩ quan thì thầm với tôi đại táMậu bất mãn vì ông chưa được phong Tướng!Sau các cuộc viếng thăm, tiếp xúc với các giới chức quân đội, tôi điện thoại xin Đại Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng cử vài sĩ quan qua Ủy Ban Quốc Phòng góp ý kiến với chúng tôi về dự thảo qui chế sĩ quan(3).

Tôi còn nhớ đại khái mấy lời rất thành thật, tự nhiên của ĐT Tỵ: «Thưa ông Chủ Tich, Với nhà binh chúng tôi, việc thăng thưởng rất quan trọng. Làm sao cho công bằng thì tốt lắm..............». Mấy hôm sau, ba sĩ quan đến làm việc với chúng tôi, trong số có đại tá Khắc (nếu tôi nhớ đúng tên) mà tôi quen lúc đại tá đến học ban Năng lực luật khoa (Capacité en droit) ở trường Luật Sài Gòn.Về dự thảo luật«Một nền quốc phòng tiến tới tự túc, tự lực», sau khi dự họp Hội nghị Liên Hiệp Nghị sĩ Quốc tế ở Nhật Bản. chúng tôi viếng thăm để thắt chặt tình hữu nghị với Đại Hàn và Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), hai quốc gia có những đặc tính tương đồng với Việt Nam. Ngoài các cuộc diện kiến với Tổng Thống Tưởng Giới Thạch, Thủ Tướng Trần Thành và ông Tưởng Kinh Quốc người kế vị TT Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, Tổng Thống Phác Chánh Hy ở Hán Thành, riêng tôi, còn phải tham khảo ý kiến của vài thẩm quyền ở đâyđặng nghiên cứunhững kinh nghiệm xây dựng tổ chức quốc phòng của họ. Và hai chuyện rất đặc biệt đã xẩy ra liền sau và lâu sau cuộc công du ở hai nước này với những nhân vật tôi có tiếp xúc riêng.Trước nhất là một chuyện quá quan trọng nhưng không đi đến đâu. Sau một dạtiệc chung, ngoại trưởng Trung Hoa Dân quốc mời tôi đến tư dinh của ông và chuyển lời của Tổng Thống Tưởng Giới Thạch nhờ tôi thưa với Tổng Thống Diệm vận động chính phủ Hoa Kỳ giúp quân đội THDQ vượt qua eo biển Đài Loan, lập một đầu cầu ở Phúc Kiến, xâmnhập Hoa lục, cùng dân chúng nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản. Ông ngoại trưởng nói thêm họ Tưởng chỉ nhờ Hoa Kỳ giúp chuyển quân qua eo biển mà thôi, kỳ dư quân đội THDQđảm trách hết. Ông còn tặng nhà tôi một xấp gấm xanh để may một chiếc áo dài.Về nước, tôi trình TT Diệm lời thỉnh cầu của TT Tưởng Giới Thạch nhưng TT Diệm không nói gì cả. Tôi hiểu ý của ông là chuyện không thể giúp được dù họ Tưởng rất thân với ông. Chính Tưởng Tổng Thống đã tuyên bố sau cuộc đảo chính 1963 «Phải 100 năm nữa mới có thể có một lãnh tụ như ông Diệm».

Theo tôi hiểu, không giúp được vì 3 lý do: 1/ Hoa Kỳ không can thiệp vào một toan tính nguy hiểm và khó thành công như vậy –2/TT Diệm đang cóchuyện bất đồng sâu xa với Hoa Kỳ từ ngày TT và ông Cố vấn Ngô Đình Nhu cực lực phản đối vụ HK đồng ý chấp thuận Thỏa Hiệp trung lập Lào quốc ngày 23 tháng 9, 1962. Hoàng thân Souvanouvong lãnh tụ Cộng sản Pathet Lào, vợ Việt Nam, tham gia và thao túng chính phủ Lào. Đường Tây Trường Sơn mở rộng cho quân đội Bắc Việt tiến vào Nam. 3/TT Diệm từ chối việc đổ quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam để chính nghĩa của cuộc tranh đấu của dân tộc Việt Nam khỏi bị hiểu lầm hay xuyên tạc mà chỉ yêu cầu gia tăng viện trợ quân sự.

Chuyện thứ hai bất ngờ và kinh khủng với Trung Tướng Kim Jae Gya mà tôi lầm với Tướng Kim Jong Pil vì hai ông cùng là Tướng, cùng họ Kim, cùng phục vụ dưới thời Tổng Thống Phác Chánh-Hy (Park Chung-Hee). Ông Kim Jong Pil làm Thủ Tướng, ông Kim Jae Gya làm Tổng Giám Đốc Tình báoTrung Ương Hàn quốc (KCIA). Tôi tiếp xúc với Tướng Kim Jae Gya về vấn đề quốc phòng và quân đội. Ông có tặng tôi một chiếc khay trà sơn dầu màu đỏ. Lâu sau, tôi được tin ông và đồng đội mưu toan đảo chính, giết TT Park 5 cận vệ và tài xế.

Cuộc đảo chính thất bại và ông bị xử tử hình treo cổ ngày 24/5/1980!Tại Miền Nam VNCH, cuộc đảo chính 1/11/1963 «thành công!» nhưngsau 90 ngày ngày phá tan đất nước, cuộc chỉnh lý ngày31tháng 1, 1964 đã bắt giam và giải ngũ các tướng cầm đầu cuộc dảo chính. Tiếp theo là mấy năm chính trường và quân đội, đặc biệt một số chỉ huy cao cấp, tranh giành nhau quyền hành và quyền lợi tronglúc quân, dân, cán, chính tiếp tục hy sinh bảo vệ đất nước.

Đến năm 1967, hiến pháp của nền Đệ Nhị-Cộng Hòamở đầu một trang sử mới nhưng thời cuộc đã bắt đầu đổi thay. Dân chúngHoa Kỳ đã muốn chấm dứt tham chiến ở Việt Nam, phong trào phản chiến tại Mỹ đã lan rộng cùng khắp thế giới, cuộc hòa đàm Paris khởi sự năm 1968, chấm dứt năm 1973, quân đội Hoa Kỳ vá các nước bạn VNCH rút khỏi Miền Nam, để VNCH đơn độc phải chiến đấu một mình chống Cộng sản Bắc Việt được toàn thể khối Cộng Sảnquốc tế tích cực yểm trợ chưa kể Hiệp Định Paris 1973 đã mặc nhiên cho phép CSBV để lại 100.000 quân tại Miền Nam.Đúng 10 năm trước (1963), Dự luật «Tiến tới một nền quốc phòng tự túc, tự lực»và Dự luật«Qui chế sĩ quan quân đội» đã chết yểu với Đệ nhất VNCH, mang theo ý hướng xây dựng một quân đội hùng mạnh, kỷ cương đủ khả năng chiến đấu hữu hiệu trong mọi tình huống, kể cả trường hợp phải dự phòng, một mình bảo vệđất nước.Trở lại Quân Trưởng Bộ Binh Thủ Dức, nơi tướng Nguyễn văn Hinh đã vô tình tạo cho tôi cơ hộisống chết với quân đội bằng quyết định của ông đầu năm 1953 cho tôi làm lính «trấn thủ lưu đồn» ở chiến trường Bắc Việt.Năm sau, 1954, vì tội phản loạn, ông phải vĩnh biệt quê hương. Năm 1955, ông mưu toan bí mật trở lại ở biên giới Việt Miên nhưng cuộc hẹn mưu đồ làm loạn một lần nữa bất thành vì các sĩ quan ông hẹn gặp đã phớt lờ ông!

Năm 1962 tôi trở lại thăm Quân trường cũ như đã kể nhưng đặc biệt hơn nhiều chuyện đặc biệt khác là một phần tư thế kỷ sau, năm 1978 tại thủ đô Paris tôi suýt giáp mặt ông. Hôm ấy, một người Việt, tóc bạc phơ, da mặt hồng hào như vừa uống rượu nhiều, y phục xuềnh xoàng bước vào khách sạn 3 sao Hôtel Céramic, đường Wagram, cách đại lộ Les ChampsÉlysées khoảng 500 thước, thủ đô Paris, nói chuyện với mấy cô tiếp viên. Ông ấy vừa rời khách sạn thì một cô tiếp viên liền hỏi tôi ( tôi làm giám đốc khách sạn này 1977-1978 sau khi rời Mỹ sang Pháp năm 1976 để nhờ hai ông Bộ Trưởng Pháp Jean Letourneau,nguyênQuốc Vụ Khanhđặc tráchcác Quốc Gia Liên Kết Việt-Miên-Lào và Alain Peyrefitte đương kim Bộ Trưởng Tư Pháp mà tôi có quen trước 1975,can thiệp với VC cho gia đình tôi kẹt ở VN sang đoàn tụ gia đình nhưng vẫn không được) hỏi tôi có biết ông người VN ấy không và cho tôi biết ông ấy là Tướng Nguyễn văn Hinh, nguyên chỉ huy Quân Đội VN hiện làm việc cho một công ty Pháp ở gần đây, hay đến giữ phòng cho khách hàng của công ty. Tôi bật người tự hỏi sao có chuyện ngẫu nhiên như vậy và rất tiếc không biết kịp để thăm hỏi ông vì dù sao ông Hinh với tôi đều là người Việt lưu vong, chỉkhác nhau về hoàn cảnh và thời gian.Ông phải biệt xứ trước tôi hơn một phần năm thế kỷ.

Phần tôi, được sống với quê hương hơn một phần năm thế kỷ, chiến tranh, an bình lẫn lộn, gian khổ và hào hùng đi đôi, suốt hai nền Cộng Hòa của đất nước. Chưa kể một nửa đời sau còn nặng nợ với quê hương nhưng những kỷ niệm ở Trường Bộ Binh Thủ Đứcvẫn còn tồn tại từng chi tiết trong ký ức của tôi như điểm khởi hành cuộc đời bôn ba củatôi(5).Paris, 3.tháng 3.2021Lê Trọng Quát(1)Thiếu Tá chứ không phải Thiếu Tướng Bouillet như môt số tài liệu đã ghi sai. (2)Có tài liệu ghi phu nhân của tướng Hinh, tên là Letourneau sinh ở Algérie và có tài liệu khác cũng ghi là Letrourneau, ái nữcủa ông Letourneau, nguyên Quốc Vụ Khanh đặc trách các Quốc Gia Liên kết Việt-Miên-Lào.

Qua sự giới thiệu của một cựu Nghị sĩ Liên Hiệp Pháp, tôi gặo ông Letourneau năm 1976 để nhờ ông và ông Alain Peyreffitte đương kim Bộ Trưởng Tư Pháp mà tôi quen lúc gặp ông ở Hội nghị Liên Hiệp Nghị sĩ Quốc tế tại Tokyo, Nhật bản, giúp đỡ can thiệp với Việt Cộng cho gia đình tôi xuất ngoại đoàn tụ tại Pháp. Không có kết quảnhưng hai òng đã tận tình giúp tôi có quốc tịch Pháp rất nhanh chóng để tôi dự thí và trúng tuyển kỳ thi Công cán Ủy Viên một cơ quan chính phủ Pháp.(3)Tướng Hinh đã chứng tỏ không biết quân luật, một điều rất nguy hiểm vì theo Quân luật Việt Nam cũng như Quân luật của các quốc gia, tội nặng nhất của một binh sĩ ở chiến trường là «đào ngũ theo địch» cũng phải được Tòa án quân sự đặc biệt ở Mặt Trận xét xử. Tôi đã biện hộ trước Tòa Án Quân Sự cả chục năm.

Theo tôi biết, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa những binh sĩ đào ngũở mặt trận cũng chỉ bị đưa ra xét xử tại TAQS chứ không bị một chỉ huy nào giết chết.(4) Đồng thời với tướng Hinh làm Chánh Võ Phòng Luật sư Trần Văn Trai là Chánh Văn Phòng QuốcTrưởngBảo Đại.Trong thời gian tôi làm Trưởng Khối LMXH, LS Trai là Phó Trưởng Khối, Chủ Tịch Ủy ban Ngoại Giao. Tốt nghiệp Tiến sĩ Luật và Văn Chương ở Pháp. LS Trai từ trầnở Paris năm 2011, hưởng thọ 100 tuổi.(5) Mấy hôm sau khi viết bài này, tôi điện đàm thăm Trung Tướng VNCH Trần văn Trung hiện ở Paris, nguyên chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh Thủ Đức năm 1965-1966 trong thời gian các chuyên viên  và  công chức cấp cao được huấn luyện tại quân trường này trước khi trở về nhiệm sở cũ.

Ngày 15 tháng 4, 1975 tôi có mời Tổng Trưởng Nội Vụ Bữu Viên và Trung Tướng Trung họp bàn tại Phủ Thủ Tướng về các biện pháp cấp thời chấn chỉnh tinh thần binh sĩ các quân khu 1và 2 và tình trạng đồng bào và công chức từ hai Vùng chiến thuật này về vùng thủ đô. Ngày 17, hai trực thăng chở Thủ Tướng Cẩn, các vị Cố Vấn Chính Phủ và tôi đến thăm mặt trận Xuân Lộc nhưng chiếc trực thăng chở tôi, hai vị Cố Vấn do Thiếu Tướng Bùi ĐìnhĐạm hướng dẫn bị sướt đạn địch trên không phận gần chiến trường nên phái đoàn phải chuyển hướng về bản doanh Quân Đoàn 3 ở Biên Hòa và chiến tuyến Long An.


Luật sư Lê Trọng Quát


usaelection gởi