Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 

TỪ GIÃ BAN MÊ THUỘT



(Black April, tác giả Jay Veith)

Cuối tháng Hai, phần lớn lực lương ưuới quyền Tướng Phú vẫn bảo vệ hai thành phố Kontum và Pleiku. Kontum được ba liên đoàn Biệt Động Quân bảo vệ, một liên đoàn khác nằm giữ quốc lộ 14 giữa Kontum, Pleiku. Chỉ huy trưởng Biệt Động Quân trên vùng II chiến thuật là Đại Tá Phạm Duy Tất, một đàn em của Tướng Phú. Vào đầu tháng Hai, trong buổi họp khi Tổng Thống Thiệu đến thăm trung đoàn 44 Bộ Binh ông ta nói với Tổng Thống, sẽ giữ Konrum bằng mọi giá, do đó ủng hộ quyết định của Tướng Phú giữ một lực lượng lớn xung quang thành phố (Kontum).

Tư lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh là Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, tư lệnh chiến trường Pleiku.
Tướng Tường đã phục vụ 8 năm trên quân đoàn II, Tham Mưu Trưởng, rồi Phụ Tá Hành Quân.
Ông ta được trao trách nhiệm tư lệnh sư đoàn 23 BB hôm 20 tháng Mười Một năm 1973. Dưới
quyền ông ta có liên đoàn 25 BĐQ, hai trung đoàn 44, 45 thuộc sư đoản 23 bảo vệ những trục
tiến quân vào Pleiku. Trung đoàn 53 còn lại của sư đoàn có hai tiểu đoàn bảo vệ tỉnh Darlac, một
tiểu đoàn trong tỉnh Quảng Đức. Tướng Phú tăng cường thêm liên đoàn 24 BĐQ cho tỉnh Quảng
Đức. Thiết đoàn 8 Kỵ Binh cơ hữu của sư đoàn 23 có một chi đoàn thiết vận xa M-113 trong Ban
Mê Thuột, một chi đoàn M-41 chiến xa cùng với một tiểu đoàn Điạ Phương Quân trấn giữ Đức
Lập. Giữ lại Pleiku làm đơn vị trừ bị, Tướng Phú có liên đoàn 4 Biệt Động Quân, một chi đoàn
chiến xa thộc lữ đoàn 2 Kỵ Binh, một chi doàn M-113 thuộc thiết đoàn 8 Kỵ Binh.
Mặc dầu Tướng nhất quyết Pleiku sẽ là mục tiêu chính, nhưng viên sĩ quan trưởng phòng 2, Đại
Tá Trịnh Tiếu vẫn tin rằng quân đội Bắc Việt sẽ tấn công Ban Mê Thuột. Trong buổi họp hôm 19
tháng Hai với Tớng Phú và các cấp chỉ huy trên quân đoàn II, Đại Tá Tiếu thuyết trình về các tin
tức tình báo đã có và những tin mới nhất. Trinh sát từ một tiền đồn hẻo lánh ở Ban Đôn nơi biên
giới Việt Miên cách Ban Mê Thuột 22 dặm về hướng tây bắc, báo cáo trông thấu dấu vết chiến
xa Bắc Việt, và đoàn xe dài chở quân di chuyển về hớng nam. Trước đó, chiến xa Bắc Việt chỉ
xuất hiện nơi hướng bắc vùng cao nguyên (Kontum). Tỉnh Trưởng Quảng Đức cũng cho Đại Tá
Tiếu biết, một đoàn xe vận tải chở quân cấp trung đoàn, đổ quân ngay bên kia biên giới Việt
Miên ở Đức Lập. Theo Đại Tá Tiếu, đó là những dấu hiệu địch sẽ tấn công Ban Mê Thuột,
Tướng Phú vẫn cho rằng đó là những trận đánh nghi binh. Ông ta vừa mới trờ lên quân đoàn II
sau phiên họp ngày 18 tháng Hai trong Saigon, của Tổng Thng Thiệu, Đại Tướng Viên và bốn vị
tư lệnh quân đoàn. Trên quân đoàn II, ông Thiệu tin rằng mũi tấn công chính sẽ nhắm vào thủ
phủ các tỉnh, như Gia Nghĩa trong tỉnh Quảng Đức, và thành phố Pleiku.
Những tin tình báo mới làm Tướng Phú lo lắng, đưa trung đoàn 45 từ Pleiku về Thuần Mẫn, một
quân nằm giữa Pleiku và Ban Mê Thuột, với nhiệm vụ truy lùng dấu vết sư đoàn 320 Bắc Việt
đang đóng quân bí mật gần quốc lộ 14, ông ta dự trù sẽ đưa trung đoàn 45 này về Ban Mê Thuột
và ra lệnh trung đoàn 53 đưa thêm một tiểu đoàn xuống Quảng Đức nâng cao sức phòng thủ.
Bô tư lệnh tiền phương của Tướng Văn Tiến Dũng biết được ý định của Tướng Phú đưa trung
đoàn 45 về Ban Mê Thuột. Nếu điều này xẩy ra, việc tấn công Ban Mê Thuột sẽ trở nên khó
khăn hơn. Tướng Đặng Vũ Hiệp (sau này ông ta lên Trung Tướng. vđh), chính ủy Mặt Trận B-3
sau này viết lại, để ngăn cản Tướng Phú biết được kế hoạch tấn công, quân đội Bắc Việt “nỗ lực
đánh lạc hướng địch (VNCH) trong các khu vực Kontum, Pleiku để kéo trung đoàn 45 trở lại
Pleiku. Đê thực hiện điều này, ... ra lệnh cho đơn vị truyền tin gửi đi những công điện giả tạo để
đánh lừa ‘Địch (VNCH) đã mắc mưu, tin rằng chúng ta sẽ tấn công Ban Mê Thuột nên đưa trung
đoàn 45 về hướng nam’ ”
Tướng Phú sa vào bẫy, mưu mô của địch, không đưa trung đoàn 45 về Ban Mê Thuột, tiếp tục
lục soát khu vực Thuần Mẫn, khiến Tướng Hoàng Minh Thảo phải ra lệnh cho sư đoàn 320 tránh
đụng độ với quân đội VNCH, rút ra xa khỏi quốc lộ 14.
Ngày 28 tháng Hai, Tưóng Phú nhận được tin tình báo khác, một tù binh bắt được cách thị xã
Ban Mê Thuột 6 cây số về hướng tây bắc khai, anh ta thuộc đơn vị pháo binh Mặt Trận B-3, rời
khu vực Đức Cơ (nơi thường đóng quân của sư đoàn 320) vào đầu tháng Giêng, đến Darlac ngày
26 tháng Giêng. Anh ta đang trên đường đi thám sát vị trí đặt súng đại bác cho “chiến dịch phối
hợp” sắp đến. Nhưng ngươi tù binh bị thương nặng nên không lấy được tin tức gì thêm.
Ngày 1 tháng Ba, sư đoàn 968 bắt đầu giai đoạn hai kế hoạch đánh nghi binh (giai đoạn một, gửi
những công điện sai lạc qua hệ thống truyền tin), một loạt các trận tấn công nhỏ gần Pleiku. Trận
đầu tiên nhắm vào một tiểu đoàn thuộc liên đoàn 25 Biệt Động Quân nơi hướng tây quân Thanh
An, trên quốc lộ 19 tây nam Pleiku, điển cuối cùng quân đội VNCH vẫn còn kiểm soát. Sau loạt
pháo binh bắn phủ đầu, sư đoàn 968 dưới danh hiệu sư đoàn 320 tấn công, tràn ngập mấy tiền
đồn của BĐQ, tạo áp lực vào Thanh An. Nghe tin Biệt Động Quân bị tấn công, Tướng Phú ra
lệnh rút trung đoàn 45 về Pleiku.
Nhận thấy Tướng Phú chú trọng vào việc phòng thủ Pleiku, Tướng Dũng ra lệnh cho sư đoàn
968 “làm mạnh” hơn trong khu vực (Pleiku) (làm một la mười). Sư đoàn 968 cho những toán
nhỏ pháo kích vào bộ tư lệnh quân đoàn II, những mục tiêu gần Pleiku, phi trường Cù Hanh sư
đoàn 6 Không Quân làm cho Tướng Phú càng tin tưởng quân đội Bắc Việt sẽ tấn công Pleiku.
Các hoât động của sư đoàn 968 làm cho các đơn vị Bắc Việt khác được rảnh tay. Sư oàn 10 và
316 chuẩn bị tấn công Đức Lập và Ban Mê Thuột, trong khi sư đoàn 320 sẽ cắt quốc lộ 14 tại
Thuần Mẫn, giữa Pleiku và Ban Mê Thuột. Sư đoàn 320 còn thêm nhiệm vụ nữa, đánh chiếm thị
trấn Cheo Reo thủ phủ tỉnh Phú Bổn. Sư đoàn này đã ra lệnh cho toán trinh sát dò thám khu vực
Cheo Reo trong tháng Hai, đồng thời đơn vị Công Binh bí mật làm đường đến Cheo reo để
chuyển quân, đồ tiếp vận khi cần... Sư đoàn 320 ra lệnh cho một tiểu đoàn (tiểu đoàn 9, trung
đoàn 64) di chuyển đến một căn cứ cách Cheo Reo 4 dặm về hướng tây. Để bảo đảm bí mật, đơn
vị truyền tin phải thiết lập đưòng dây điện thoại dài 13 dặm liên lạc với tiểu đoàn, sau này chứng
minh tiểu đoàn đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc tiêu diệt quân đoàn II trên đường di
tản.
Ngày 1 tháng Ba, Tướng Hoàng Minh Thảo được trao quyền chỉ huy các đơn vị thuộc Mặt Trận
B-3. Sau khi người lính trinh sát Pháo Binh bị (VNCH) bắt, Tướng Thảo ra lệnh cho tất cả các
đơn vị cẩn thận khỏi bị lộ. Thời gian giữa 28 tháng Hai và 3 tháng Ba, các đơn vị Điạ Phương
Quân tiểu khu Darlac chạm súng 6 lần với các đơn vị Bắc Việt. Ngày 3 tháng Ba, điệp viên
VNCH giả làm tiều phu (chặt gỗ) phát hiện một tiểu đoàn lính Bắc Việt nơi hướng tây Ban Mê
Thuột, khu vực đã lâu không có địch. Trong khi băng qua quốc lộ 14 nơi hướng nam Ban Mê
Thuột đêm ngày 4 tháng Ba, một sĩ quan trẻ sư đoàn 316 Bắc Việt làm rơi cuốn nhật ký. Một
toán quân đi tuần VNCH nhặt được ngày hôm sau và trao cho phòng nhì (an ninh, tình báo) tiểu
khu. Quyển nhật ký có ghi, đơn vị (sư đoàn 316) rời miền Bắc hôm 24 tháng Giêng, đến Darlac
ngày 4 tháng Hai. Ngày 3 tháng Ba: Đơn vị của anh ta được lệnh tiến vào và tham dự trận tấn
công Ban Mê Thuột. Ngày 4 tháng Ba: Băng qua quốc lộ 14 trên đường đến Ban Mê Thuột. Tuy
nhiên trong quyển nhật ký, viên sĩ quan trẻ không nói anh ta thuộc đon vị nào, làm VNCH băn
khuăn ai ra lệnh tấn công và khi nào?
Những tin tức tình báo thâu thập được cho biết Ban Mê Thuột là mục tiêu chính, sĩ quan tình báo
cao cấp nhất của Đại Tướng Viên, Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, cũng kết luận như Đại Tá Tiếu.
Đại tá Lung bay đi Nha Trang để thuyết phục Thiếu Tướng Phú rằng quân đội Bắc Việt sẽ tấn
công Ban Mê Thuột, nhưng Tướng Phú từ chối không tiếp ông ta.
Ngày 7 tháng Ba, Chuẩn Tướng Phạm Hữu Nhơn chỉ huy trưởng ngành “kiểm thính” và Tom
Glenn trưởng cơ quan An Ninh Quốc Gia ở Việt Nam bay lên gặp Tướng Phú để báo động rằng
chuyên gia phân tích kiểm thính VNCH đã kết luận. địch có ý định tấn công Ban Mê Thuột.
Theo ông Glenn “Trước đây, chúng tôi đã báo động cho bộ Tổng Tham Mưu VNCH, quân cộng
sản sắp tấn công Phước Long. Bây giờ Tướng Nhơn kết luận Ban Mê Thuột là mục tiêu kế tiếp.
Sự kết luận của ông ta dựa vào những điện văn bắt được trên làn sóng truyền tin. Chúng tôi gặp
Tướng Phú ở Pleiku, có thêm Đại Tá Tiếu (trưỏng phòng 2 quân đoàn), nhưng vẫn không thuyết
phục đưọc Tưóng Phú.
CHIẾN DỊCH BẮT ĐẦU
Trung Tá Lê Cầu trung đoàn trưởng trung đoàn 47, sư đoàn 22 Bộ Binh, cảm thấy lo lắng trong
bộ chỉ huy hành quân, phiá đông đèo An Khê trên quốc lộ 19 trong tỉnh Bình Định. Lúc đó đã
quá khuya đêm 3 tháng Ba. Ông ta được trao nhiệm vụ vì quen điạ thế trong trận tấn công mùa
hè năm 1972. Trung Tá Cầu cũng biết sư đoàn 3 (VC) sắp tấn công chiếm ngọn đèo nhưng
không biết chính xác ngày, giờ. Tin tức tình báo cho biết, cả sư đoàn 3 (VC) sẽ tấn công đèo An
Khê, cả ông Cầu lẫn vị tư lệnh sư đoàn, Chuẩn Tướng Phan Đinh Niệm tin rằng sư đoàn 3 (VC)
sẽ theo đường cũ, cho một trung đoàn tấn công đèo An Khê, phần còn lại của sư đoàn sẽ tấn
công khu vực bờ biển phiá bắc tỉnh Bình Định.
Tuy nhiên, lần này sư đoàn 3 (VC) không theo lối cũ, theo lệnh của chiến dịch trên vùng cao
nguyên, tiêu diệt “phần lớn sức mạnh của địch (VNCH)... và cắt quốc lộ 19 một thời gian dài
lâu, tạo điều kiện thuận lợi cho mũi tấn công chính trên vùng cao nguyên, tiêu diệt địch quân, tạo
nên một khoảng trống rộng lớn nơi phiá đông, yểm trợ cho phong trào (nổi dậy) trong tỉnh Bình
Định”
Cắt đường QL 19) sẽ siết chặt Kontum và Pleiku, không cho quân VNCH rút về miền duyên hải.
Quốc lộ 19 dài 125 dặm, là con đường tiếp vận chính yếu cho vùng cao nguyên. Các đoàn xe tiếp
tế cho Kontum, Pleiku từ hải cảng Qui Nhơn, thàng phố lớn thứ tư trong miền nam Việt Nam.
Quốc lộ 19 bắt đầu tách ra từ quốc lộ 1 gần Qui Nhơn qua đèo An Khê rồi tiếp tục đến đèo Mang
Giang nổi tiếng, năm 1954 tiêu diệt binh đoàn 100 Cơ Động quân đội Pháp. Quốc Lộ 19 vào đến
Pleiku, đi tiếp sẽ đến Đức Cơ gần biên giới Việt Miên.
Sư đoàn 3 (VC) đánh nghi binh làm cho sư đoàn 22 BB hoang mang, loan tin “sẽ đánh chiếm
khu vực bắc Bình Định” và cố tình để lại nhiều dấu vết chứng tỏ họ đang có mặt trong khu vực
bắc Bình Định, nhưng thực ra đã di chuyển về hướng nam (đánh chiếm đèo An Khê cắt quốc lộ
19). Ngày 2 tháng Ba, Tướng Phú bay lên thị sát trung đoàn 47 của Trung Tá Cầu và nhấn mạnh
quốc lộ 19 phải được khai thông bằng mọi giá.
Khoảng 6:20 phút sang hôm 4 tháng Ba, một lớp sương mù dầy che phủ mặt đất. Bỗng nhiên
một tiếng nổ lớn làm rung chuyển bộ chỉ huy hành quân trung đoàn 47 BB. Chiếc cầu số 13
(#13) bị đặc công phá xập, quốc lộ 19 bị đứt quãng. Đúng 6:35, khi lớp sương mù tan đi, hai qủa
hỏa pháo bắn lên bầu trời, Pháo binh Bắc Việt bắt đầu pháo kích lên các vị trí Điạ Phương Quân,
trung đoàn 47 VNCH. Trận “Tổng Tấn Công Mùa Xuân” bắt đầu.
SIẾT CHẶT BẪY
Cùng lúc sư đoàn 3 (VC) tấn công đèo An Khê, trung đoàn 95A tấn công các đồn bót Nghiã
Quân, Điạ Phương Quân trên quốc lộ 19, hướng tây đèo Mang Giang trong tỉnh Pleiku. Đến buổi
chiều địch quân đã chiếm được một đoạn đường dài. Gần hết các đơn vị trên quân đoàn II trải
mỏng ra phòng thủ hai thành phố Pleiku và Kontum, Tướng Phú ra lệnh cho một tiểu đoàn thuộc
liên đoàn 4 Biệt Động Quân (trừ bị cho quân đoàn) và một đơn vị nhỏ chiến xa phản công trung
đoàn 95A. Phần còn lại của liên đoàn 4 BĐQ chờ đợi ... vố kế tiếp. Đồng thời, Tướng Phú ra
lệnh sư đoàn 22 BB đưa trung đoàn 42 từ bắc Bình Định về trấn đóng trong một làng nhỏ Bình
Khê trên quốc lộ 19 bảo vệ ngọn đèo, sợ địch bất ngờ tấn công.
Hôm 5 tháng Ba, trung đoàn 25 (VC) cắt quốc lộ 21 từ Ban Mê Thuột đi Nha Trang. Tướng Phú
lúc đó có bốn “đám cháy” trên quân đoàn II, hai trên quốc lộ 19, một trong quân lỵ Thanh An và
một trên quốc lộ 21. Ông ta lập một lực lượng lớn giải tỏa quốc lộ 21 bị cắt gần đường ranh giới
giữa hai tỉnh Darlac và Khánh Hòa. Lực lượng VNCH bao gồm những đơn vị Điạ Phuơng Quân
do viên Tỉnh Trưởng Khánh Hòa chỉ huy tân công các “chốt” trung đoàn 25 (VC) đóng trên quốc
lộ 21 bắt đầu từ ngày 7 tháng Ba nhưng không thành công.
Tướng Phú ra lệnh đưa tiểu đoàn 3 trung đoàn 53 từ Đức Lập trở về Ban Mê Thuột, đồng thời
gửi đơn vị Pháo Binh cùng với Đại Tá Vũ Thế Quang, tư lệnh phó sư đoàn 23 BB trên một đoàn
xe convoy về Ban Mê Thuột để trực tiếp, chỉ huy việc phòng thủ hai tỉnh Quảng Đức và Darlac.
Sư đoàn 320 Bắc Việt phục kích đoàn xe convoy, bắn cháy 10 chiếc, bắt sống một Thiếu Tá, ông
này khai trung đoàn 45, sư đoàn 23 đưa một tiểu đoàn về Thuần Mẫn tìm kiếm dấu vét của sư
đoàn 320. Viên tư lệnh sư đoàn Bắc Việt (320) lập tức xin lệnh cắt đường không cho trung đoàn
45 di chuyển về hướng nam (Ban Mê Thuột).
Ngày 7 tháng Ba, trung đoàn 48 sư đoàn 320 tấn công một đồn Điạ Phương Quân nơi phiá nam
Thuần Mẫn. Trận tấn công nhằm lôi kéo tiểu đoàn 3, trung đoàn 53 vừa từ Quảng Đức về Ban
Mê Thuột vào trận điạ, nhưng trung đoàn 48 chiếm được đồn Điạ Phơng Quân nhanh trong vòng
40 phút, qúa trễ cho VNCH đưa tiểu đoàn 3/53 về cứu. Ngày hôm sau, trung đoàn 48 tấn công
quận lỵ Thuần Mẫn và một đoạn đường quốc lộ 14. Tất cả mọi con đường chính trên vùng cao
nguyên bị cắt đứt, bị cô lập.
Trong khi đó, các trung đoàn lính Bắc Việt sẽ tấn công vào thị xã Ban Mê Thuột vào đội hình
tiến quân trên năm trục tấn công. Trận tấn công bắt đầu với trung đoàn Đặc Công 198, hai tiểu
đoàn đánh phá Pleiku, tiểu đoàn còn lại yểm trợ sư đoàn 10 ở Đức Lập. Đơn vị đặc công làm ba
chuyến thám sát vào Ban Mê Thuột để dò tìm lộ trình xâm nhập, quan sát việc phòng thủ. Đặc
công sẽ tấn công đồng thời với trận điạ pháo vào bốn mục tiêu: phi trường, hậu cứ trung đoàn 53,
44, kho đạn Mai Hắc Đế, và phi trường Phụng Dực phiá đông thị xã. Các phi trường được chọn
làm mục tiêu tấn công, ngăn cản việc rút chạy hay gửi quân VNCH lên tăng viện.
Sau khi trung đoàn Đặc Công 198 tấn công các mục tiêu, năm cánh quân Bắc Việt sẽ tiến vào
thành phố. Các mục tiêu tấn công gồm có: ngả sáu (công trường) trung tâm thành phố, bộ tư lệnh
sư đoàn 23 Bộ Binh, tiểu khu Darlac, hậu cứ thiết đoàn 8 Kỵ Binh. Sư đoàn 316 sẽ tiến trên ba
trục tấn công, một trục tấn công từ hướng tây bắc, một từ hướng đông nam, và hướng tây nam.
Mỗi trục tiến công của sư đoàn 316 được tăng cường một tiểu đoàn phòng không, hai hướng tây
bắc, tây nam có thêm 8 chiến xa, 8 thiết vận xa cho mỗi trục tấn công.
Sư đoàn 10 thành lập bộ tư lệnh tiền phương (nhẹ) để chỉ huy hai trục tấn công thứ tư và năm, và
phối hợp với cánh quân từ Quảng Đức trở về (thuộc sư đoàn). Trục tiến công thứ tư do trung
đoàn 95B đảm trách, đó là đơn vị đã chiến đấu trong cổ thành Quảng Trị nhiều ngày năm 1972,
một trong những trận đánh đẫm máu nhất trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam. Mũi thứ năm
chỉ có một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 24, sư đoàn 10. Cả hai mũi tấn công do sư đoàn 10 đảm
trách có thêm đơn vị phòng không và chiến xa. Trung đoàn 95B sẽ từ hướng đông bắc đánh
chiếm khu vực ngả sáu (công trường) nơi trung tâm thành phố, phi trường L-19 (trong thành phố
gần ngả sáu) và bộ chỉ huy tiểu khu Darlac. Sau đó phối hợp với cánh quân từ hướng tây nam tấn
công bộ tư lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh. Các mũi tấn công được hai lữ đoàn Pháo Binh bắn yểm trợ.
Hai Tướng quân đội Bắc Việt, Dũng và Thảo ghi nhận tất cả đợt tấn công ban đầu. Kế hoạch tấn
công của quân đội Bắc Việt, tấn công bất ngờ, tràn ngập thành phố Ban Mê Thuột nhanh chóng
không cho địch (VNCH) trở tay. Có lẽ đó cũng là điều khó khăn nhất trong việc chuyển quân.
Cánh quân hướng đông nam di chuyển hai ngày đêm băng qua hai giòng sông và quốc lộ 14 mà
không bị khám phá. Cánh quân nơi hướng bắc phải băng qua nhiều làng định cư, đồn bót. Các
đơn vị chiến xa cũng không dễ: bắt đầu di chuyển từ những nơi trú ẩn (bí mật) cách thị xã Ban
Mê Thuột khoảng 15, 20 dặm mà không bị lạc, không bị sa lầy, băng qua những cánh rừng gìa,
băng qua sông Sre Pok trên những tấm bè gỗ, rồi cuối cùng nhập vào các trục tấn công đã định
trước.. Các đơn vị Pháo Binh, Truyền Tin, Phòng Không, Công Binh cũng di chuyển đến vị trí
không bị khám phá.
Sau khi cô lập Ban Mê Thuột, Tướng Phú chỉ lo việc phòng thủ Pleiku và quốc lộ 19, Giai đoạn
hai chiến dịch Cao Nguyên (Tây Nguyên) bắt đầu ở Quảng Đức. Buổi chiều ngày 7 tháng Ba, bộ
tư lệnh tiền phương sư đoàn 10 họp trong khu rừng hướng tây quận lỵ Đức Lập, làm quyết định
cuối cùng cho trận tấn công. Đức Lập được xem là mục tiêu “khó nuốt”, nơi hướng nam Ban Mê
Thuột. Quân đội VNCH xây dựng năm pháo đài xung quanh quận, với vị trí chiến đấu, pháo đài
cùng với bãi mìn. Bên trong có một tiểu đoàn Điạ Phương Quân, 3 đại bác 105 ly và mấy chiến
xa M-41.
Cũng như hai cấp chỉ huy Tớng Dũng và Thảo, tư lệnh sư đoàn 10, Đại Tá Hồ Đệ cũng quyết
định “làm một cú thật mạnh”. Ông ta ra lệnh cho trung đoàn đánh Đức Lập, chiến thắng nhanh
chóng rồi trở về Ban Mê Thuột ngay tức khắc. Băng qua phòng tuyến bên ngoài, tấn công ba
mục tiêu chính bên trong thị trấn, trung tâm hành quân của sư đoàn 23 Bộ Binh, bộ chỉ huy chi
khu (quân) Đức Lập. Liên đoàn 24 Biệt Động Quân bị trung đoàn 271B mới thành lập thuộc Mặt
Trận B-2 tấn công không tiếp cứu Đức Lập được. Sau khi sư đoàn 10 chiếm xong Đức Lập,
trung đoàn 271B sẽ tấn công phần còn lại của tỉnh Quảng Đức (liên đoàn 24 Biệt Động Quân rút
bằng đường bộ về hướng Long Khánh, Bình Tuy).
Đúng 5:55 phút sáng ngày 9 tháng Ba, sư đoàn 10 ban lệnh tấn công trên hệ thống truyền tin.
Trong vòng 90 phút, 15 khẩu đại bác (pháo binh sư đoàn) bắn phủ đầu vào ba mục tiêu. Khi pháo
binh ngừng tác xạ, lính bộ binh Bắc Việt tiến lên tấn công, Đến 9:30 phút sáng, sư đoàn 10 tràn
ngập căn cứ của s đoàn 23 Bộ Binh VNCH. Các chiến xa M-41 VNCH bị loại khỏi vòng chiến
nhanh chóng. Chỉ có bộ chỉ huy chi khu kháng cự quyết liệt, qua ngày hôm sau, ngày 10 tháng
Ba, lúc 8:30 phút sáng, quận Đức Lập rơi vào tay địch quân.
TRONG CƠN GIÔNG BÃO
Trên quốc lộ 19 sư đoàn 3 (VC) pháo kích, tấn công trung đoàn 47 Bộ Binh, rải quân cấp đại đội,
trung đội hai bên quốc lộ 19, bảo vệ đèo An Khê. Trung đoàn 47 dưới quyền chỉ huy ca Trung
Tá Lê Cầu chống trả quyết liệt, đẩy lui nhều đợt xung phong của địch. Tuy nhiên với quân số
đông đảo, các vị trí của trung đoàn 47 mất dần, đến xế chiều ngày 5 tháng Ba chỉ còn lại một cứ
điểm trần giữ đường lên đèo từ hướng đông.
Tình thế trung đoàn 47 nơi đèo An Khê nguy kịch, Chuẩn Tướng Niệm tư lệnh sư đoàn 22 Bộ
Binh ra lệnh trung đoàn 41 vào trám tuyến trung đoàn 42 nơi đèo Bình Khê, để trung đoàn 42 lên
tăng cường cho trung đoàn 47. Lúc đó, Tướng Niệm chỉ còn lại một trung đoàn và các đơn vị Điạ
Phương Quân bảo vệ khu vực đông dân cư vùng duyên hải.
Bị hai trung đoàn 42, 47 tấn công, sư đoàn 3 (VC) bị tổn thất nặng nhưng vẫn phải theo lệnh
Tướng Dũng, tiếp tục tấn công cầm chân sư đoàn 22 BB. Lúc đó trung đoàn 47 sau nhiều ngày
chiến đấu đã bị tổn thất nặng, tiểu đoàn 2 của trung đoàn tan hàng, viên tiểu đoàn trưỏng tử trận.
Tướng Niệm phải đưa trung đoàn 41 nơi đèo Bình Khê lên thay cho trung đoàn 47.
Trong khi đó, hôm 9 tháng Ba, Tướng Phú bay lên Ban Mê Thuột gặp Đại Tá Quang, tư lệnh phó
sư đoàn 23, và Đại Tá Nguyễn Trọng Luật tỉnh trưởng, bàn về vấn đề phòng thủ. Đại Tá luật đón
Tướng Phú trong phi trường rồi đưa vào bộ tư lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh. Trong buổi họp, ngoài
hai người, có mặt Đại Tá Quang, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường tư lệnh sư đoàn, và tỉnh trưởng
Quảng Đức. Viên tỉnh trưởng Quảng Đức báo cáo cho Tướng Phú, trong trận Đức Lập lấy được
một tài liệu xác nhận sư đoàn 10 Bắc Việt tấn công. Sau khi bàn luận tình hình, Tướng Phú quyết
định không phản công lấy lại quận Đức Lập, xem xét lại việc phòng thủ Ban Mê Thuột và ra
lệnh báo động 100%. Đồng thời, ông ta gửi liên đoàn 21 (-) Biệt Động Quân (thiếu một tiểu đoàn
tăng phái cho liên đoàn 25 BĐQ trong Thanh An) đến tăng cường cho quận Buôn Hô cách thị xã
Ban Mê Thuột 25 dặm về hướng bắc, trên quốc lộ 14. Tướng Phú suy luận rằng, Đức Lập trấn
giữ hướng nam (đã bị mất), Buôn Hô trấn giữ hướng bắc sẽ là mục tiêu kế tiếp của địch.
Liên đoàn 21 Biệt Động Quân dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Lê Qúy Dậu, đã từng chỉ huy
một tiểu đoàn BĐQ (52 liên đoàn 3 BĐQ) chiến đấu trong trận An Lộc năm 1972. Đến chiều
ngày 9 tháng Ba, Biệt Động Quân (2 tiểu đoàn cùng với bộ chỉ huy liên đoàn) hoàn tất việc đổ
quân xuống Buôn Hô (trước đó liên đoàn 21(-) đang nằm giữ đèo Chu Pao giữa Pleiku-Kontum).
Từ đó lien đoàn BĐQ có thể phản công lấy lại quận Thuần Mẫn hoặc yểm trợ Ban Mê Thuột.
Đại Tá Luật cũng ra lệnh rút một tiểu đoàn ĐPQ ở Bản Đôn về phòng thủ Ban Mê Thuột. Mặc
dầu được tăng cường, nhưng việc phòng thủ Ban Mê Thuột vẫn “mỏng” không đủ. Quân chính
quy VNCH (ở Ban Mê Thuột) chỉ có đại đội trinh sát sư đoàn 23 BB, tiểu đoàn 1 và 3 trung đoàn
53, và một chi đoàn thiết vận xa M-113 thuộc lữ đoàn 8 Kỵ Binh (cơ hữu của sư đoàn 23 BB).
Trong lúc Tướng Phú bàn luận việc phòng thủ thành phố, Tướng Văn Tiến Dũng (BV) đúc kết
những chi tiết cuối cùng cho trận tấn công. Chiều ngàu 9 tháng Ba, ông ta gửi một điện văn cho
Tướng Giáp, báo cáo chiến thắng Đức Lập và việc sửa soạn cho trận tấn công Ban Mê Thuột. Kt
thúc bức điện văn, Tướng Dũng nói, tinh trạnh binh sĩ, chiến cụ, quân dụng tốt, tinh thần cao.
Buổi chiều ngày 9 tháng Ba, đơn vị chiến xa Bắc Việt bắt đầu di chuyển đến sông Sre Pok. Công
Binh sư đoàn 316 đã làm những bè gỗ, tre, dây cable nối hai bên bờ sông, để kéo từng chiến xa
qua giòng sông rộng 250 yard (khoảng hơn 200 m) đầy cá sấu. Đơn vị chiến xa phải chờ cho đến
khi Pháo Binh bắn phủ đầu các đơn vị VNCH mới được qua song, và đơn vị Đặc Công bắt đầu di
chuyển vào thành phố.
Trong khi chờ đợi từng phút đến giờ H (tấn công), Tướng Dũng gọi điện thoại cho Tướng Thảo
trong bộ chỉ huy tiền phương của ông ta chỉ cách Ban Mê Thuột 5 dặm về hướng tây, yêu cầu
báo cáo tình hình. Tướng Thảo trả lời, tất cả các đơn vị đều sẵn sang. Tướng Dũng dặn dò, liên
lạc thường xuyên để ông ta quyết định nhanh chóng, chính xác, rồi chúc Tướng Thảo may mắn.
CHÚNG TA THẮNG MỘT TRẬN LỚN
Đúng 2:45 phút sáng ngày 10 tháng Ba, đơn vị Đặc Công vào đến vị trí, ba đại đội nằm bên
ngoài hàng rào phi trường (L-19) hướng đông bắc thị xã Ban Mê Thuột. Một đại đội khác chỉ có
38 người di chuyển vào gần kho ạn Mai Hắc Đế góc tây nam thị xã.
Đúng 3:00 giờ sáng, sau nhiều tháng bàn cãi, soạn thảo, chuẩn bị, viên sĩ quan chỉ huy đơn vị
Đặc Công bắn pháo hiệu lên bầu trời phi trường L-19. Ngay tức khắc, một loạt tiếng nổ của bộc
phá (phá lớp hàng rào phòng thủ) đạn súng cối, và B-40 vào nhiều khu vực trong phi trường.
Thêm pháo hiệu thứ hai, các hỏa tiễn 122 ly rơi vào bộ chỉ huy tiểu khu Darlac, bộ tư lệnh sư
đoàn 23 BB. Đặc Công tràn vào phi trường, binh sĩ Không Quân cùng Điạ Phương Quân chống
trả, đến 6:00 giờ sáng, đặc công cộng sản chiếm được một phần phi trường, một đại đội đặc công
khác chiếm khu vực ngã sáu (công trường), rồi đợi đơn vị chiến xa Bắc Việt và trung đoàn 95B
tiến vào thị xã.
Trong khi trận tấn công phi trường L-19 vẫn chưa chiếm đợc hoàn toàn, đại đội đặc công tấn
công kho đạn Mai Hắc Đế giết được viên sĩ quan chỉ huy, chiếm đư5ơc kho đạn. Đại Tá Nguyễn
Trọng Luật, tỉnh trưởng ra lệnh cho một đại đội ĐPQ phản công, nhưng không thành công. Tiếp
theo một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 316 vào đến nơi tiếp tay cho đại đội đặc công lúc đó chỉ còn 18
người sống sót 18 trong số 38 người.
Trong khi đó, mũi dùi đặc công chính tấn công phi trường Phụng Dực, cách thị xã 5 dặm về
hướng đông. Khu vực này còn có hậu cứ của trung đoàn 53 và trung đoàn 44 sư đoàn 23 Bộ
Binh. Tiểu đoàn 3 trung đoàn 53 đang bảo vệ căn cứ, trong khi hậu cứ trung đoàn 44 chỉ có lính
văn phòng canh gác. Hai tiểu đoàn Đặc Công, trong đó tiểu đoàn nổi tiếng 27 được đích thân
Tướng Giáp gửi vào miền nam tấn công khu vực quan trọng này. Tiểu đoàn 27 sẽ tấn công hậu
cứ trung đoàn 44, trung tâm chỉ huy phi trường.
Hai tiểu đoàn đặc công bắt đầu tấn công từ lúc 3:20 phút sáng, Đến 7:00 giờ, tiểu đoàn 27 chiếm
được hậu cứ trung đoàn 44 và phi trường Phụng Dực, nhưng tiểu đoàn tấn công hậu cứ trung
đoàn 53 bị tiểu đoàn 3/53 trong hầm hố giao thông hào phòng thủ đánh bật ra. Tiểu đoàn 27 ư5ơc
lệnh vào tiếp cứu cũng bị thiệt hại nặng, viên tiểu đoàn trưởng 27 Đặc Công tử trận,
Đúng 6:30 sáng, trận pháo kích vào thị xã Ban Mê Thuột ngừng lại và các cánh quân Bắc Việt
tiến vào thành phố. Từ hướng bắc, trung đoàn 95B cùng đoàn chiến xa tiến vào thành phố trên
quốc lộ 14, một nhánh chiếm phi truờng L-19, nhánh thứ hai chiếm khu vực ngả sáu, sau đó tiến
về hướng bộ chỉ huy tiểu khu, bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB. Đại đội trinh sát sư đoàn 23 chống trả
quyết liệt, bắn cháy mấy chiến xa T-54.
Tướng Thảo (BV) ra lệnh cho Pháo Binh bắn yểm trợ cho trục tiến quân của trung đoàn 95B.
Pháo binh Bắc Việt bắn trúng Trung Tâm Hành Quân, lính Bắc Việt tràn vào bộ chỉ huy tiểu khu
Darlac. Điạ Phương Quân thoát ra ngoài từng toán nhỏ tiếp tục kháng cự cho đến tối, quân đội
Bắc Việt hoàn toàn lảm chủ khu vực bộ chỉ huy tiểu khu.
Về hướng tây, tiêủ đoàn 4, trung đoàn 24, sư đoàn 10 Bắc Việt được 8 chiến xa T-54, 8 thiết vận
xa K-63 tháp tùng, từ trong rừng đổ ra, băng qua sông Sre Pok, đi vào đường 427 (tỉnh lộ). Cánh
quân này đi ngang qua kho đạn Mai Hắc Đế, xuyên qua khu trại gia binh quân đội VNCH, đến
khu vực gần bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB, báo cáo cho Tướng Hoàng Minh Thảo (B-3) đã chiếm
được bô tư lệnh sư đoàn 23. Tuy nhiên sĩ quan tham mưu tình báo (ban 2) không đồng ý, vẫn còn
nghe được liên lạc giữa bộ tư lệnh với các đơn vị trưc thuộc. Tướng Thảo đã gặp một chuyện sai
lầm trước đây trên Kontum trong trận đánh năm 1972, ông ta ra lệnh cho một sĩ quan cao cấp li
xe đến quan sát sự tình. Đúng vậy sư đoàn 10 đã lầm khu bệnh xá với trung tâm truyền tin sư
đoàn 23 BB.
Lúc 7:00 giờ sáng, phi cơ VNCH lên oanh kích thả bom xuống các vị trí lộ diện của sư đoàn 10,
tổn thất của sư đoàn này lên cao. Theo chiến sử của sư đoàn 10 “Sau một ngày chiến đấu liên
tục, hợp đồng binh chủng tiến sâu, chiếm được một số mục tiêu, như số tổn thất của đơn vị lên
cao. Viên tiểu đoàn trưởng tử trận, tiểu đoàn phó bị thương. Tám cán bộ cấp trung, đại đội tử tận
hoạc bị thương. Gần hết đạn dược, và nếu phải tấn công đêm... sẽ rất khó khăn cho đơn vị”
Về phiá bên kia thị xã, sư đoàn 316 cũng gặp trở ngại. Cánh quân hướng tây bắc, đơn vị bộ binh
đã vào đến vị trí lúc 6:30 phút sáng, nhưng đơn vị phòng không và chiến xa đi lạc nên đến trễ.
Khi trời sáng, trung đoàn bộ binh, sư đoàn 316 trú ẩn trong khu nghiã trang gần hậu cứ thiết đoàn
8 Kỵ Binh. Pháo binh, đại liên bắn vào đơn vị Bắc Vệt bị lộ ra ngoài điạ thế trống trải, đúng lúc
các chiến xa Bắc Việt kéo đến cứu nguy. Đến phiên các họng súng đại bác 100 ly trên pháo tháp
chiến xa T-54 nhả đạn bắn xập các pháo đài, lô cốt phòng thủ. Đến trưa, sư đoàn 316 chiếm được
căn cứ của thiết đoàn 8 Kỵ Binh. Sau đó đơn vị Bc Việt tiếp tục tiến vào trung tâm thành phố,
phối hợp với trung đoàn 95B nơi ngã sáu, cùng tấn công về hướng bộ chỉ huy tiểu khu, bộ tư
lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh.
Đơn vị Pháo Binh, chiến xa theo hướng tây nam cũng không đến đúng giờ. Theo kế hoạch, các
chiến xa sẽ được đưa qua sông Sre Pok trước, sau đó mới đến đơn vị phòng không. Đơn vị Công
Binh nơi bờ sông làm ngược lại. Rồi thi các xe kéo đại bác phòng không bị lún sình (đồng lầy)
nơi giữa giòng song, phải mất mấy tiếng đồng hồ mới khai thông nạn “kẹt xe”. Mặc dầu thiếu
chiến xa yểm trợ, đơn vị bộ binh Bắc Việt vẫn chiếm được rặng núi gần kho đạn Mai Hắc Đế
cho đơn vị chiến xa sư đoàn 10 tiến trên đường 429 dễ dàng. Cánh quân từ hướng đông nam của
sư đoàn 316 vừa chạy vừa đi bộ vào đến ngoại ô Ban Mê Thuột lúc trời vừa loé lên những tia
sáng. Cánh quân này đưa một tiểu đoàn lên tấn công vào cổng chính bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB
nhng không vào được.
Đến cuối ngày 10 tháng Ba, quân đội Bắc Việt đã chiếm được trung tâm thị xã, chế ngự được
nhiều điểm quan trọng. Phân tích kết qủa, bộ chỉ huy chiến dịch ghi nhận “Trong ngày đầu tấn
công, chúng ta chiến thắng lớn, Chúng ta chiếm được hai mục tiêu quan trọng, phi trường trong
thành phố (L-19) và bộ chỉ huy tiểu khu, làm tê liệt phi trường Phụng Dực. Tất cả các mũi tiến
công đều đánh tốt... Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tập trung một lực lượng mạnh, tiêu diệt bộ
tư lệnh sư đoàn 23 và các mục tiêu còn lại”
“BÂY GIỜ TỪ GIÃ BAN MÊ THUỘT”
Ít phút sau khi đợt pháo kích phủ đầu của quân đội Bắc Việt bắt đầu, Đại Tá Luật đi vào bộ tư
lệnh sư đoàn 23 BB để phối hợp phòng thủ với Đại Tá Vũ Thế Quang (tư lệnh phó sư đoàn).
Buổi sáng hôm đó, Đại Tá Quang liên lạc với Chuẩn Tướng Lê Trung Tường tư lệnh sư đoàn,
xin tiếp viện, nhưng không được, ông ta chuyển tiếp công điện của Tướng Phú, nói Đại Tá
Quang cố gắng cầm cự thêm vài ngày nữa. Tướng Phú nghĩ như năm 1968, quân đội Bắc Việt
vào được Ban Mê Thuột mấy ngày rồi rút lui. Ông ta càng tin tưởng hơn khi nhận được báo cáo
của Trung Tá Võ Ân, trung đoàn trưởng 53 BB đã đẩy lui các đợt tấn công của địch vào hậu cứ
trung đoàn, giết hàng trăm lính Bắc Việt.
Tổng Thống Thiệu gọi Tướng Phú lúc 9:00 giờ sang ngày 10 tháng Ba, để báo cáo tình hình.
Tướng Phú báo cáo, mặc dầu không quân bay 80 phi vụ, phá hủy được nhiều chiến xa, nhưng
hỏa lực phòng không của địch rất mạnh, nên vẫn chưa thanh toán hết các chiến xa của địch. Ông
ta cũng ra lệnh hạn ché việc xử dụng pháo binh, sơ nguy hại tính mạng, tài sản của người dân.
Tổng Thống Thiệu ra lệnh cho Tướng Phú lấy lại Ban Mê Thuột. Ngay tức khắc Tướng Phú ra
lệnh cho liên đoàn 21(-) Biệt Động Quân (chỉ có hai tiểu đoàn) từ Buôn Hô tiến vào Ban Mê
Thuột phản công lấy lại những khu vực bị địch chiếm. Đến tối, Biệt Động Quân đến nhưng
không vào được thị xã, và di chuyển qua khu ngoại ô hướng tây Ban Mê Thuột. Tướng Phú ra
lệnh cho Trung Tá Lê Qúy Dậu liên đoàn trưởng BĐQ, sáng hôm sau phải tấn công lấy lại bộ chỉ
huy tiểu khu và yểm trợ bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB. Ông ta ra lệnh cho trung đoàn 45 đang ở
Pleiku, chuẩn bị trực thăng vận vào Ban Mê Thuột. Tổng Thống Thiệu muốn Tướng Phú phải
xác định đơn vị Bắc Việt nào tấn công Ban Mê Thuột để đoán biết ý định của Hà Nội.
Sau khi phân tích tình hình chiến trường kết qủa ngày đầu tiên, chuẩn bị suốt đêm. Ngày 11
tháng Ba, quân đội Bắc Việt mở đợt tấn công lớn vào bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB. Pháo binh Bắc
Việt bắn phủ đầu từ 5:30 phút sang, Tướng Hoàng Minh Thảo cho một cánh quân sư đoàn 10
thọc sâu, thêm bốn tiểu đoàn, sư đoàn 316, một tiểu đoàn thuộc trung đoàn 95B theo sau.
Khi pháo binh Bắc Việt ngừng tác xạ, chiến xa dẫn đầu cho bộ binh theo sau tiến lên tấn công,
phi cơ A-37 VNCH thả bom lầm trúng trung tâm truyền tin sư đoàn 23BB... Đến 11:00 giờ sáng
quân đội Bắc Việt chiếm được bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB.
Cả hai Đại Tá Luật và Quang đều chạy thoát ra ngoài, chạy hai hướng khác nhau. Đại Tá Quang
bị bắt nhanh chóng, Đại Tá Luật cùng với khoảng 100 binh sĩ chạy thoát vào một bụi rậm gần
đồn điền cà phê. Ông ta dự định vào trong đồn điền cà phê trốn, nghỉ qua đêm, sáng hôm sau tìm
đường đi Nha Trang. Khi đoàn người đi sắp đến đồn điền cà phê, súng đại liên của địch nổ dòn
rã, làm chết, bị thương nhiều người. Những người còn lại trong đó có Đại Tá Luật đầu hàng.
Binh sĩ Bắc Việt xuất hiện. Đại Tá Luật bị bắt phải khai tên họ, cấp bậc, bị trói tay, lột quân phục
chỉ còn quân áo lót, ngồi bệt xuống đất, ông ta nghĩ thầm “Từ giã Ban Mê Thuột...”
Sau khi lấy được bộ tư lệnh sư đoàn 23 Bộ Binh, theo kế hoach “bông sen nở”, Tướng Thảo ra
lệnh thanh toán những căn cứ, ổ kháng cự bên ngoài, xung quanh thành phố: phi trường Phụng
Dực, hai hậu cứ trung đoàn 44, 53 sư đoàn 23 BB, trung tâm huấn luyện sư đoàn, và những ngôi
làng xung quanh thành phố. Sư đoàn 316 ra lệnh cho trung đoàn 149 tấn công hậu cứ trung đoàn
53 Bô Binh.
Trong khi trận đánh đang xẩy ra nơi bộ tư lệnh sư đoàn 23 BB, liên đoàn 21 Biệt Động Quân
dưới quyền Trung Tá Dậu bắt đầu phản công, di chuyển ngang qua các vị trí của địch, đến 10:30
phút sáng ngày 11 tháng Ba, BĐQ tiến đến đầu vòng đai phòng thủ bộ tư lệnh sư đoàn. Đơn vị
an ninh tình báo Bắc Việt báo cáo cho Tướng Thảo, đã bắt được báo cáo của vị liên đoàn trưởng
BĐQ rằng, cả hai bộ chỉ huy tiểu khu và bộ tư lệnh sư đoàn đã mất vào tay địch quân, và có
nhiều chiến xa Bắc Việt trong khu vực. Ông ta cũng báo cáo, hai tiểu đoàn BĐQ thiếu pháo binh,
phi cơ yểm trợ, không đủ sức phản công lấy lại bộ tư lệnh sư đoàn. Liên đoàn BĐQ được lệnh
nằm tại chỗ, yểm trợ những khu vực trong thành phố vẫn còn chiến đấu.
Tối hôm đó, Tướng Phú báo cáo cho Tổng Thống Thiệu, và được lệnh phản công lấy lại thị xã
Ban Mê Thuột bằng mọi giá. Tướng Phú nhanh chóng thảo kế hoạch phản công. Cho đơn vị thiết
vận xa M-113 cùng với trung đoàn 40, sư đoàn 22 Bộ Binh đánh giải tỏa quốc lộ 21. Liên đoàn
21(-) Biệt Động Quân cùng với một tiểu đoàn trung đoàn 53 BB trong hậu cứ làm một mũi tấn
công. Sư đoàn 23 Bộ Binh sẽ xử dụng hai trung đoàn còn lại (44, 45) làm mũi tấn công thứ hai.
Cả hai mũi tấn công sẽ được phi pháo yểm trợ tối đa, đánh thẳng vào thị xã. Chuẩn Tướng Lê
Trung Tường, tư lệnh sư đoàn 23 BB được trao quyền chỉ huy trận phản công. Tướng Phú yêu
cầu Saigon (bộ TTM/QLVNCH) gửi liên đoàn 7 Biệt Động Quân (Đại Tá Nguyễn Kim Tây) lên
Pleiku thay thế cho hai trung đoàn bộ binh 44, 45, sư đoàn 23, lúc đó vẫn còn ở Pleiku cách Ban
Mê Thuột 115 dặm.
Tổng Thống Thiệu chấp thuận kế hoạch của Tướng Phú, như Tướng Hoàng Minh Thảo (B-3)
không để cho trận phản công được dễ dàng. Đối với Tướng Thảo, đập tan phản ứng của địch
(phản công) là chìa khóa chiến thắng. Ông ta đã nghiên cứu, sửa soạn trước cho trận phản công
và tính toán, nơi nào Tướng Phú có thể đưa (trực thăng vận) quân tiếp viện vào chiến trường Ban
Mê Thuột. Tướng Thảo nhận định, quốc lộ 14 bị cắt ở hai hướng nam, bắc, Tướng Phú chỉ có thể
đổ quân nơi hướng đông thị xã, và không thể đưa pháo binh chiến xa vào vì đường đã bị cắt, chỉ
còn lại đơn vị bộ binh rất dễ bị chiến xa, bộ binh Bắc Việt tiêu diệt.
Buổi tối hôm 11 tháng Ba, Tướng Thảo ban lệnh mới. Sư đoàn 10 tấn công, chiếm đóng các vị trí
QLVNCH còn lại nơi hướng đông thị xã, đặc biệt căn cứ của trung đoàn 45 BB. Hai trung đoàn
khác của sư đoàn 10 vẫn còn ở Quảng Đức (tấn công quân Đức Lập), được lệnh di chuyển ngay
tức khăc, để lại trung đoàn 271B. Sư đoàn 316 tấn công hậu cứ trung đoàn 53 BB. Tướng Thảo
ra lệnh phải đánh chiếm các quận trên đường vào Ban Mê Thuột, Buôn Hô nơi hướng bắc, Bản
Đôn nơi hướng tây.
Sau khi di chuyển đến vị trí trong đêm, lúv 5:00 giờ sáng ngày 12 tháng Ba, một tiểu đòan thuộc
trung đoàn 24, sư đoàn 10, được pháo binh sư đoàn cùng chiến xa yểm trợ đánh thẳng vào căn cứ
trung đoàn 45 BB. Đến 9:30 sáng, quân đội Bắc Việt hoàn toàn làm chủ căn cứ, bắt sống gần 500
binh sĩ VNCH, tịch thâu 12 khẩu đại bác cùng 5000 viên đạn pháo binh, hàng ngàn lít nhiên liệu.
Cùng lúc, trung đoàn 9 sư đoàn 320 tấn công, chiếm đóng quân Buôn Hô, kiểm soát đoạn đường
cuối cùng trên quốc lộ 14 về Ban Mê Thuột. Quân đội Bắc Việt hoàn toàn kiểm soát quốc lộ 14
từ ranh giới Pleiku-Darlac kéo dài qua Quảng Đức, xuống Phước Long. Đơn vị VC điạ phương
bắt đầu đi lục soát từng nhà, dân chúng Ban Mê Thuột đổ xô ra quốc lộ 21, tìm cách thoát về
Nha Trang.
Cũng buổi sáng hôm đó, Tướng Phú ra lệnh trực thăng vận trung đoàn 45 từ Pleiku xuống một
bãi đáp gần Ban Mê Thuột. Như Tướng Thảo (BV) đã tính trước, trực thăng đưa quân của trung
đoàn 45 xuống bãi đáp nơi hướng đông thị xã, trên ngọn đồi 581, cao điểm giữa quốc lộ 21 và
phi trường Phụng Dực, cách hậu cứ trung đoàn 53 một dặm về hướng đông. Tinh thần binh sĩ
trung đoàn 45 rất cao, nóng lòng về Ban Mê Thuột cứu gia đình họ.
Tuy nhiên, vấn đề phương tiện trực thăng khó khan, không đủ số trực thăng “vận tải” Chinook,
nên việc đổ quân, đến xế chiều ngày 13 tháng Ba mới xong. Mất hai ngày, trung đoàn 45 mới bắt
tay được với liên đoàn 21 Biệt Động Quân. Theo lệnh Chuẩn Tướng Tường, liên đoàn 21 BĐQ
lui về phòng thủ trung tâm huấn luyện sư đoàn buổi chiều ngày 12 tháng Ba, sau đó ông ta cho
trực thăng đón gia đình đang ở trong trung tâm huấn luyện.
Liên đoàn 7 Biệt Động Quân được phi cơ đưa từ Saigon lên Pleiku chiều ngày 13 tháng Ba thay
thế cho hai trung đoàn 44, 45 BB. Sáng ngày 14 tháng Ba, trực thăng đưa một tiểu đoàn, trung
đoàn 44 cùng đơn vị yểm trợ của trung đoàn, bộ tư lệnh hành quân sư đoàn 23 BB đến Phước
An, một thị trấn nhỏ phiá đông Ban Mê Thuột.
Kế hoạch của Tướng Phú bị lộ, hôm 12 tháng Ba, đơn vị kiểm thính truyền tin Bắc Việt nghe
được cuối đối thoại giữa Tướng Lê Trung Tường và Trung Tá Võ Ân trong hậu cứ trung đoàn
53, Ông ta nói với Trung Tá Võ Ân rằng quân tiếp viện sắp đến và phản công lấy lại Ban Mê
Thuột. Trong kế hoạch này, đồi 581 và hậu cứ trung đoàn 53 sẽ được xử dụng như bàn đạp để
tấn công vào thị xã.
Khi quân trung đoàn 45 xuống bãi đáp trên đồi 581, họ trông thấy đoàn người tỵ nạn từ Ban Mê
Thuột tuân ra, binh sĩ trung đoàn tìm cách lẻn ra khỏi đơn vị, chạy đi tìm người thân trong giòng
người chạy giặc. Đó là hiện tượng “Gia Đình” binh sĩ, sĩ quan VNCH bỏ đơn vị đi tìm gia đình.
Hiện tượng này lan rộng đưa đến sự xụp đổ của quân đoàn I ngoài Đà Nẵng.

Theo tác phẩm “Black April” tác giả Jay Veith
Dallas, Texas 30 tháng Giêng 2020


vđh

________________


usaelection gởi