Tứ hoằng thệ nguyện
***
Tứ hoằng thệ nguyện,(四弘誓願; E: The four universal vows of a Buddha or Bodhisattva)là bốn lời nguyệnrộng lớncủa những hànhgiảtu hành theo Bồ-tát đạo thuộc các tông phái Đại thừa. Thôngthường bốn lời nguyệnrộng lớn nàyđượctrình bày ở phần hồi hướng của các bài kinh, với bốn câu sau đây:
1. 眾生無邊誓願度 Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ
2. 煩惱無盡誓願斷 Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
3. 法門無量誓願學 Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
4. 佛道無上誓願成 Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành
Chúng sinh không số lượng, thề nguyện đều độ khắp.
Phiền não không cùng tận, thề nguyện đều dứt sạch.
Pháp môn không kể siết, thề nguyện đều tu học.
Phật đạo không gì hơn, thề nguyện được viên thành.
Những lời thệ nguyện trên đây là một phương pháp để những người tu học cóđược đối tượng chánhniệm, thăng tiến trongviệc chế ngự tâm. Các thệ nguyện này cũng được dùng để phân biệt giữa cách tu hành củaPhật giáo Bắc truyền và Phật giáo Nam truyền.
1. Chúng sinh (眾生; P: satta; S: sattva; E: creature, living beings): Là sinh vật. Nơi đây hàm ý là tâm của người chưa giác ngộ, đó là các vọng tâm nơi chính mình và ở mọi người khác.
Chúng sinh rất nhiều (vô biên), trước hơn hết đó là các vọng tâm nơi chính mình cần được độ. Đức Phật Thích Ca khi xưa cũng không thể độ hết chúng sinh ngoài mình được.
Trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, đức Phật nói về bốn tiền thân, với bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng, đại nguyện thứ nhất như sau:
“Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sinh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng đó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”
2. Phiền não(煩惱; P: Kilesa; S: Kleśa, Kleshas; E: Afflictions, mind poisons):
Phiền não là tên gọi tổng quát chỉ cho những hiện tượng tâm lí xấu và sai lầm, đó là những trạng thái của tâm chấp thủ vì chưa thấy biết rõ chân lý – cụthể đólà chân lý Duyên khởi. Nói cáchkhác, vì chưa quántriệtchân lý Duyên khởinên chúng sinh bị chướng ngại phiềnnão trên bước đường tiến tới đạo quả giác ngộ giải thoát.
Phiền não là động lực thúc đẩy con người gây nên hành động tạo tác bất thiện ở Thân, Khẩu, Ý, khiến cho thân tâm lúc nào cũng vọng động, lầm lạc, khổ não, lo buồn, xao xuyến, bất an.
Phiền não có rất nhiều loại (vô tận) như các kiết sử ... Tuy nhiên gốc rễ của nó không ngoài Si (= Vô minh) và Tham – Sân (= Ái dục).
3. Pháp môn (法門; P: Dhammapariyāya; S: Dharmaparyāya; E:The gate that enters into the truth): Cửa ngõ (phương cách) dẫn vào chân lí giác ngộ-giải thoát. Pháp môn có ý nghĩa là từ những bài kinh của đức Phật cho tới những phương pháp Phật dạy đưa đến giác ngộ-giải thoát. Về sau pháp môn là hệ tu học như Thiền Tứ Niệm Xứ, Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông, ... Hành giả cần hoc hiểu Chánh pháp, tức thấy rõ chân lý và đạo đức mà đức Phật Thích Ca đã giảng dạy, để không phải tu mù.
Pháp môn có rất nhiều dạng (vô lượng) tùy theo căn duyên căn tính của mỗi chúng sinh thích hợp mà tiếp nhận. Điều này tương tự như việc nghe thuyết pháp của mỗi người. Thật ra chân lý mà đức Phật giác ngộ phải đều xuyên suốt cho tất cả các pháp môn, nếu không thì đó không phải là Phật đạo.
4. Phật đạo (佛道; P;S: Bodhi; E: Awakening, Enlightenment): Nghĩa hẹp là con đường của Phật pháp. Nghĩa rộng với Đạo (道) = Giác (覺) = Bồ Đề (菩提) là chân lý sáng suốt đoạn tận Tham Sân Si (= Ái dục và Vô minh), tức Giác ngộ - Giải thoát.
Trong đạo Phật, đối với hành giả tu học Phật, sự giác ngộ chân lý Duyên khởi là đỉnh cao (vô thượng) dẫn tới Niết-bàn.
HT
___________
Huy Thai gởi