Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh



 
THọc
 
(2023)

***

Nội dung
Phần I
Khái niệm về tu học
1. Ý nghĩa của tu học.
              1) Tu thân (vật chất)            2) Tu tâm (tinh thần)
2. Nội dung của tu học.
1) Đạo đức [mang tính quy định: Thiện – Ác]                 
2) Chân lý [mang tính quan sát: Khách quan (vô thần) – Chủ quan (hữu thần) – Cận khách quan]
3. Tư liệu để tu học.
              1) Kinh          2) Luật          3) Luận

Phần II
Tu học ngoài đạo Phật
1. Tu học ở đạo Chúa.
       1.1. Chân lý và Đạo đức bằng 10 điều răn (Luật).
1.2. Kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước (Kinh).
         1.3. Hệ thống Thần học của Ki-tô giáo (Luận).
              1) Thần học tín lý       2) Thần học luân lý      3) Thần học tu đức
        1.4. Giáo lý Ki-tô giáo (Tu).
                1) Kinh Tin kinh                   2) Kinh Lạy Cha       
3) Kinh 10 điều răn             4)  Kinh 7 bí tích

2. Tu học ở đạo Nho-Lão.
A. Đạo Nho
         2.1. Ngũ kinh – Tứ thư.
                  1) Ngũ Kinh (Kinh). 
- Kinh Thi  -  Kinh Thư  -  Kinh Lễ  -  Kinh Xuân Thu  -  Kinh Dịch
2) Tứ Thư (Luận).
- Đại Học  -  Trung Dung  -  Luận Ngữ  -  Mạnh Tử
        2.2. Lễ và Nhạc (Luật).
B. Đạo Lão
        2.3. Đạo Đức Kinh.
                 1) Thượng kinh (= Đạo kinh)          2) Hạ kinh (= Đức kinh)
          2.4. Sơ kết về tư tưởng Nho-Lão

Phần III
Tu học ở đạo Phật
1. Tu hướng thiện (tu với Đạo đức Nhân Quả).
                [Hướng tới hành thiện, hãy còn tồn tại Bản ngã]
        1.1. Đạo đức Nhân Quả.
1.2. Nhân thừa.             
1.3. Thiên thừa.
2. Tu hướng chân (tu với Chân lý Duyên khởi và Đạo đức Duyên khởi).
                    [Hướng tới lẽ thật (hay thực tính), đoạn diệt Bản ngã]
         2.1. Chân lý Duyên khởi.        
2.2. Đạo đức Duyên khởi.
2.3. Lậu hoăc  (4 hình thức biểu hiện của Bản ngã).
                1) Lậu hoặc              2) Đoạn trừ lậu hoăc
2.4. Ngũ uẩn (5 hình thức biểu hiện của Bản ngã).
1) Ngũ uẩn              2) Phòng hộ 6 căn
2.5. Thập kết sử (10 hình thức biểu hiện của Bản ngã).
            1) Ngũ hạ kết          2) Ngũ thượng kết
          Đoạn trừ Thập kết sử bằng thiền quán Tứ Niệm Xứ.
3. Thực hành tu hướng chân(nhận ra cái thật, sự thật, lẽ thật).
        3.1. Con đường trực ngộ.
                  1) Vô ngã.     
2) Vô thường.
3) Không tính (= tính Không).
4) Trung đạo.
3.2. Con đường tiệm ngộ.
1) Nhân Quả.    
2) Tứ Diệu Đế.   
                    3) Tứ Niệm Xứ (thuộc 37 Phẩm Trợ Đạo).
4) Bát Chánh Đạo (thuộc 37 Phẩm Trợ Đạo).        
5) Thập Nhị Nhân Duyên.
6) Các hạnh Ba-la-mật.
7) Các Pháp Ấn (Tam Pháp Ấn, Tứ Pháp Ấn).
3.3. Niết-bàn.
          1) Niết-bàn trình bày theo Phật giáo Nam truyền.
                              - Chấm dứt phiền não bởi Tham-Sân-Si.
          2) Niết-bàn trình bày theo Phật giáo Bắc truyền.
                              - Chấm dứt phiền não bởi Nhị nguyên đối đãi.
                    3) Niết-bàn thiết thực hiện tại.
3.4. Những đoạn kinh tiêu biểu cho tu hướng chân.
                 [Những đặc điểm của chân lý Duyên khởi].
1) Chân lý là lẽ thật có tính khách quan–tự nhiên, nhất quán và minh bạch.
                    2) Chân lý là lẽ thật có tính thiết thực và hiện tại.
                    3) Chân lý là lẽ thật có tính logic và thực tiễn.
Bài đọc thêm:
1/. Một số điển hình về nhận thức Chánh tri kiến.
2/. Tiên học Lễ - Hậu học Văn.
 
NBS: Minh Tâm  [4/2010; 5/2019; 11/2023]
 
Phần I

Khái niệm về tu học
1. Ý nghĩa của tu học.
Tu học là từ gốc Hán, trong đó:

Học學là tìm tòi tra cứu, nghiên cứu để có được sự hiểu biết. Người học được người chỉ dạy hoặc tự tìm tòi nghiên cứu nơi sách vở kinh điển để có được sự thấy đúng hiểu đúng sự vật. Học còn nói rõ là pháp học 法學.

Tu修có nghĩa hẹp là sửa, là sửa chữa, sửa sai, sửa đổi. Theo nghĩa rộng, tu là thực hành, là hành động trải nghiệm theo sự thấy đúng và hiểu thấu nhằm đạt tới kết quả  tốt hơn về một sự việc nào đó. Tu còn nói rõ là tu hành 修行hay pháp hành 法行.

Tu thường hàm ý phòng chống gây ra tội lỗi, trong đó tội chỉ cho hành động cố ýlỗi chỉ cho hành động vô tình. Tội lỗi thường hàm ý sai phạm về đạo đức (xã hội, tôn giáo) hay đi ngược với chân lý (tôn giáo, triết học). Người sai phạm sẽ phải chịu nhận chịu kết quả liên hệ về thân (đau) và tâm (khổ).
Theo đó:
Tu học修學chỉ ra lộ trình giáo dục chuyển hóa con người là tu sĩ hay không là tu sĩ, từ không biết đến thấy biết, để làm đúng và làm tốt, nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho người trong cuộc sống.
Vì thế, có thể thấy rằng:
- Nếu như một người không học mà tu, thì đó là tu mù, tất nhiên dễ dẫn tới tu sai hay tu không có kết quả.
- Nếu như một người có học, nhưng không hiểu, thì kể như không học, tất nhiên dễ dẫn tới tu mù, tu sai hay tu không có kết quả.
- Nếu như một người có học, nhưng lại học sai hay hiểu sai mà tu, thì kết quả chắc chắn là dẫn tới tu sai.
Tổ Khánh Anh (1895 – 1961) đã từng khuyên:  “Tu mà không học hiểu là tu mù, học hiểu mà không tu là đãy sách”.
Do đó, tu đúng sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và cho người, còn tu sai thì ngược lại chỉ đem lại khổ đau cho mình và cho người. Và có thể thấy rằng học hiểu thấu suốt được nội dung tu học là đã đạt được một nửa thành quả của việc tu.
 
Monk- Wikipedia
Tu sĩ修士 – Wikipedia tiếng Việt

Như vậy, muốn tu học đúng, thì điều kiện ban đầu là phải học đúng và hiểu đúng, và tiếp đó là tu, là phải thực hành trải nghiệm thuần thục những gì mình đã học hiểu được. Thực tế không ít các tu sĩ tu sai hay tu mù, dẫn đến vi phạm nặng đối với giáo luật của tôn giáo mà họ đang hành trì, cũng như vi phạm pháp luật của xã hội.

Con người được xem như cấu thành bởi thân và tâm, và sự tu theo đó là thực hành đúng để không phải đau thân khổ tâm.

1) Tu thân修身:  Đó là thực hiện những kiến thức khoa học, cùng hiểu biết về Đạo đức (Tục đế), nhằm đáp ứng tốt đẹp cho chính bản thân và mối tương giao trong đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Những hiểu biết này được xem là hiểu biết hiện tượng thuộc phạm trù chân lý tương đối, đáp ứng cho những hạnh phúc ngắn hạn, như.
- Các phép vệ sinh về ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc, tập luyện (dưỡng sinh, thể dục thể thao, võ thuật, khí công, nghề nghiệp…), thỏa mãn nhu cầu của thân nhằm giúp thân có được sức khỏe tốt.
- Các hình thức pháp luật trong xã hội hay giới luật trong tín ngưỡng tôn giáo, lễ nghi, lễ tân là các hình thức giúp hoạt động xã hội và tôn giáo được an ổn. Tu thân còn gọi là tu tướng 修相,

2) Tu tâm修心:  Đó là thực hiện chuyển hóa nhận thức về Chân lý (= Chân đế) và Đạo đức (Tục đế), nhằm thấy ra lẽ thậtsống tốtvới mọi sự vật trong vũ trụ, nhằm  có được hạnh phúc bền lâu. Chân lý và Đạo đức tuy là hai, nhưng nhất quán không mâu thuẫn chống trái nhau.
Theo đó, tu tâm có hai vấn đề:
1. Thứ nhất, hình thức bên ngoài của một người chưa xác định được là người đó có thực tu hay không, nghĩa là cần xác định tu thậthaytu giả, như ca dao tục ngữ đã nói lên điều này:
- "Đỏ vỏ, xanh lòng".
- "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn".
- "Chiếc áo không làm nên thầy tu".
 
2. Thứ hai, nội dung về nhận thức của người thật tu là Chân lý và Đạo đức, có thể là những lý lẽ hay tín điều mang tính thực hay hư, mà sẽ dẫn người tu đó đến là tu đúnghay tu sai.

Nội dung các phần sẽ trình bày dưới đây là tìm hiểu về tu tâm, bởi tâm bao gồm các lĩnh vực tinh thần như tình cảm, lý trí, ý chí, ký ức của con người, chúng đóng vai trò quan trọng trong nhận thức dẫn hướng cho bản thân và các mối tương giao trong xã hội.

2. Nội dung của tu học.
          Nội dung củatu tâm, tức tu họctâm, gồm 2 mặt là chân lý và đạo đức.
          1) Đạo đức

Morality- Wikipedia
 Đạo đức– Wikipedia tiếng Việt
Đạo đức ra đời và phát triển do nhu cầu của xã hội. Khi quan hệ xã hội thay đổi thì nội dung ý thức đạo đức mang tính quy địnhThiện – Ác cũng thay đổi để thích nghi. Theo đó, ý thức đạo đức mang nội hàm phán đoán chủ quan, thuộc phạm trù tình cảm, có tính tương đối, có xu hướng biến thiên theo không gian và thời gian, tức thay đổi tùy nơi và tùy lúc.
Những nguyên tắc đạo đức nào bền vững qua nhiều thế hệ, được gọi là truyền thống đạo đức.
Tu học đạo đức là nhằm chuyển hóa tâm từ nhận thức xấu sang nhận thức tốt nơi một sự việc. Đây là con đường hướngThiện.Người đạt được kết quả tốt sự hướng Thiện này được gọi là Hiền giả.
         
2) Chân lý:
       
Truth - Wikipedia
Chân lý – Wikipedia tiếng Việt

Chân lý là lẽ thật, là sự thật của mọi sự vật. Ngay từ thời cổ đại đến nay, con người đã từng bị ám ảnh không dứt, bởi vấn đề này rất đa phương diện, đa sắc thái. Con người đã không ngừng nỗ lực mang tính quan sát, đúc kết cho khái niệm Chân lý.

Tu học chân lý là nhằm chuyển hóa tâm từ nhận thức bản chất mọi sự vật từ sai lầm sang nhận thức đúng thật. Đây là con đường hướng Chân. Người đạt được sự thật, lẽ thật này được gọi là Thánh giả.
Hiện nay có sự phân biệt về 3 loại chân lý:

1.Chân lý khách quan. Đây thường là nhận thức về giả-thật trên một sự vật, thuộc phán đoán lý trí, có tính hiện thực. Chân lý khách quan thường thấy nơi các tín ngưỡng tôn giáo vô thần hay khoa học. Chân lý khách quan khi được diễn đạt bằng những khái niệm thì được gọi là Chân lý cận khách quan.
Chân lý nơi đây là kết quả của một quá trình nhận thức trung thực, bằng cách dùng lý trí trực tiếp phân tích sự vật đang hiện hữu.
Ví dụ:
- Tính vô thường(= vô thường tính) nơi mọi sự vật mà ai ai cũng nhận ra là lẽ thật.
- Tính tương đối (= tương đối tính) của các đối đãi như đẹp-xấu, hay-dở, thiện ác, … nơi mọi sự vật là lẽ thật.
2. Chân lý chủ quan.  Đây thường là nhận thức về giả-thật trên một sự vật, thuộc phán đoán tình cảm, có tính suy tưởng thiếu hiện thực. Chân lý chủ quan thường thấy nơi các chủ nghĩa chính trị hay nơi các tín ngưỡng tôn giáo hữu thần. Khả năng giác quan của con người vốn dĩ bị hạn chế, nhưng mọi sự vật sự việc lại được nhận thức chủ quan phán đoán. Vì thế, chân lý nơi đây là kết quả của một niềm tin hay một quá trình nhận thức ngụy biện bằng cách dùng lý trí luận biện, suy tưởng cho phán đoán tình cảm về sự vật sự việc này.
Ví dụ:
- Thần linh vô hình, như Thần Mưa, Thần Gió, … có những quyền năng chi phối con người được xem là những thực hữu tồn tại.
- Thượng đế vô hình và toàn năng, được xem là một thực hữu tồn tại – tự hữu hằng hữu, tạo dựng ra vũ trụ vạn vật và con người, có quyền thưởng phạt các vật thụ tạo này.
3.Chân lý cận khách quan.Đây là nhận thức về ý niệm giống nhau (E: identity) trên mọi sự vật. Nhận thức này có thể dẫn đến khái niệm rộng rãi về bình đẳng (E: equality).
Ví dụ:
Nơi khoa học Vật lý, đó là ý niệm về Năng lượng (Energy).
Nơi triết học Phương Đông, đó là ý niệm về Đạo (Tao, The Way).
Nơi triết học Phương Tây, đó là ý niệm về Thượng Đế (God) của trường phái Phiếm thần (E: Pantheism), chủ trương đồng hóa Thượng đếvới vũ trụ vật lý, được giải thích theo 3 quan điểm:
 + Theo Benedict de Spinoza (1632-1677) triết gia Hà Lan gốc Do Thái, cho rằng Thượng đế là có thật, còn thế giới cùng một bản thể với Thượng đế.
+ Theo Meister Eckhart (1260-1327):  Nhà triết học, thần học, huyền bí học, tu sĩ dòng Đa Minh (Dominic) nước Đức, cho rằng Thượng đế đã ở trong mọi vật và hoạt động thông qua con người.  Khi ta quay về với Thượng đế trong kinh nghiệm huyền bí, thì lúc đó ta trở thành một với Thượng đế.  Ông viết: “Nếu tôi biết Chúa trực tiếp, thì nhất định tôi phải trở thành Ngài, và Ngài trở thành tôi. Ngài và tôi trở nên một tôi. – If, he says, I am to know God directly, I must be completely He, and He is so that this He and this I become and are one I. ”
+ Theo Baron d’Holbach (1723-1789) nhà thần học Đức và Denis Diderot (1713-1784) nhà văn, triết gia Pháp cho rằng thế giới là có thật, còn Thượng đế là tổng số của vạn vật cộng lại.
Nơi triết học Phật giáo, đó là ý niệm về Duyên khởi(縁起;  P: Paṭicca-samuppāda;  S: Pratītya-samutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising). Trong Phật giáo Phát triển, ý niệm này còn có các cách gọi khác là:
Không tính(空性;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness, Voidness), Phật tính(佛性;  P: Buddhatta;  S: Buddhadhātu;  E: Buddha-nature),  Chân như(眞如;  P: Tathatā;  S: Bhūta-tathatā, Tathātā;  E: Thusness, Suchness) hay Như Lai tạng(如來藏;    S: Tathāgatagarbha;   E: Buddha-matrix, Buddha-embryo, Buddha-essence), …
Nói chung, tu hướng thiện có thể phổ quát, rộng rãi cho mọi đối tượng, còn tu hướng chân chỉ thích hợp hạn chế cho một số thành phần ưu tú chọn lọc.
 
Xem thêm:
- Tu hành - Giác Ngộ Online
- Tu hành là gì - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
- Tu hành là gì? Hiểu sao cho đúng, cho chuẩn? - Lịch Vạn Niên
- Đi tu - Hành trình khám phá tâm linh - Phật học - Giác Ngộ Online
 
3. Tư liệu để tu học.
Tư liệu(資料)là vốn, là phương tiện tham khảođể tu học. Hình thức tư liệuđược lưu giữ để tu học thay đổi theo từng thời kỳ. Ngày xưa thì tư liệu được truyền khẩu, dần tới ghi chép trên lá như lá bối (= lá buông) …, sau đó là in ấn trên giấy, và ngày nay là trên các trữ cụ điện tử.

Kinh trên Lá bối
Cây bốilà một loại cây cọ. Ở VN, loại cây này gọi là buông, lá dùng để chép kinh Phật tại các quốc gia theo Phật giáo Nam truyền. Loại cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, Tích Lan.
 
Bản thảo kinh Koran ở Đại học Birmingham (Anh)
Thông thường nội dung của tư liệu có thể chia làm 3 thể loại:
1) Kinh經:  Là lời dạy của người khai sáng, hàm chứa về chân lý, hay cả chân lý và đạo đức.  Ví dụ như kinh Phật của đạo Phật, kinh Thánh của đạo Chúa, kinh Koran của đạo Hồi, Ngũ kinh của đạo Khổng, Đạo Đức kinh của đạo Lão.
2) Luật律:  Là lời dạy căn bản của người khai sáng hàm chứa về đạo đức hay lời dạy cập nhật của người kế thừa về sau dựa vào lời dạy căn bản này, sao cho cho phù hợp với đời sống xã hội luôn đổi thay.
          3) Luận論:  Là lời chú giải của người về sau nhằm làm sáng tỏ nghĩa lý của kinh về chân lý. 
          Tập hợp các tư liệu lại gọi là tạng(藏). Dựa theo thể loại nói trên, có 3 tạng là Kinh tạng 經藏,  Luật tạng 律藏 và  Luận tạng 論藏
 
Phần II
Tu học ngoài đạo Phật
1. Tu học ở đạo Chúa.

Christianity - Wikipedia
Ki-tô giáo – Wikipedia tiếng Việt
         Quan điểm tu học theo Ki-tô giáo được xem là dựa vào hai sách Cựu Ước và Tân Ước, được xem là thuộc loại kinh; và Thần học là hệ thống triết học về Thượng Đế cùng các mối liên quan, được xem là thuộc loại luận.
          1.1. Chân lý và Đạo đức qua 10 điều răn:
Trong 10 điều răn của sách Cựu Ước và nằm rải rác trong sách Tân Ước (Xem bên dưới), và sách của John (trong Tân Ước), cho chúng ta thấy rằng 10 điều răn đã thể hiện quan điểm về đạo đức và chân lý, phân chia như sau: (*)
- Chân lý siêu thếĐạo đức siêu thếlà nhận thức và hành động từ điều 1-:-4.
- Đạo đức thế tụcđược nhận thức và hành động từ điều 5-:-10.
Nói chung Ki-tô giáo xem Chân lý  là Thiên Chúa (tức đức Chúa Trời), là Thần, là Thượng Đế, là Đấng tự hữu và hằng hữu, toàn năng, toàn thiện, toàn trí, toàn mỹ, tạo dựng nên vũ trụ và muôn loài, có toàn quyền ban ơn và trừng phạt các vật thụ tạo theo ý muốn riêng của mình, trong đó có con người. Giáo Hội Thiên Chúa giáo là bộ phận đại diện Thiên Chúa tại thế gian, có đầy đủ quyền lực trong việc chăn dắt con người.
Trong mục II Cô-rinh-tô 4:6, chép rằng:  “Bởi đức Chúa Trời là Đấng phán rằng: Ánh sáng phải chiếu ra từ bóng tối,” đã soi sáng lòng chúng tôi, ban ánh sáng để hiểu biết vinh quang của đức Chúa Trời trên gương mặt đức Chúa Jêsus Christ.”
Trong mục Giăng 8:12, có chép:  “Đức Chúa Jêsus lại nói với dân chúng rằng: Ta là ánh sáng của thế gian, người nào theo Ta sẽ không đi trong bóng tối, nhưng có ánh sáng của sự sống.”

---------------

(*) Chú thíchTheo chân lý của Kitô giáo, Chúa Trời không là một con người thật, mà là một nhân vật mang tính huyền thoại, đã được cảm ứng bởi một vài người từ thời cổ đại, và được cho là đã ứng hiện vào thân xác của Jesus. Chúa Trời được cho là đã giao tiếp với con người bằng giao ước (交約;  E;F: testament) được ghi trong sách Cựu Ước và sách Tân Ước.
Theo đó, người theo đạo phải sống với  chân lý và đạo đức thông qua 3 nhân đức đối Thần là chính, được Giáo Hội lập nên, gồm có:
- Đức tin (德信;  E: Faith)   Nghĩa là phải tin tưởng vô điều kiện vào Thiên Chúa, tin vào ơn ban, gắn bó mình với Thiên Chúa.
- Đức cậy (德望;  E: Hope):   Nghĩa là phải cầu xin để mong được Thiên Chúa ban ơn cho sự sống sung sướng đời đời nơi Thiên đàng.
- Đức mến (德愛;  E: Charity): Nghĩa là phải hết lòng yêu thương Thiên Chúa và mong được hưởng nhan Thiên Chúa.  Đức mến còn gọi là Đức ái.
Phẩm hạnh đạo đức cao nhất của con người là niềm hy vọng vô điều kiện vào việc ban ơn của Thiên Chúa (Đức cậy), đó là sự tha thứ tội lỗi, sự sống lại (của người đã chết) và sự sống sung sướng đời đời nơi Thiên đàng.
Như vậy có thể thấy rằng hướng Đạo đức và Chân lý mang tính cứng nhắc với đặc trưng tình cảm mang tính chủ quan. Thật vậy, trong sách Tân Ước có ghi:
- “Chúa là tình yêu” (Ga 4:8 – God is love).
- “Cha sẽ cho con biết những điều về tình yêu mà con không thể hiểu bằng trí óc của con. Hãy đến nhận Thánh thể, con sẽ được cảm mến hạnh phúc nước Trời” (Ga 4:8,16 ).
- “Chúa Jêsus đáp: ‘Ta là đường đi, là chân lý và là sự sống. Chẳng bởi Ta thì không ai được đến với Cha’ ” (Ga14:6).
Tầng bậc hiện thực Chân lý chủ quan này là Lý trí Tình cảm Chân lý.  Nói cách khác, cỗ xe cứu độ con người nơi đạo Chúa làm bằng chất liệu tình cảm hữu ngã.

- Old Testament – Wikipedia
- Cựu Ước – Wikipedia tiếng Việt
  
Bản thảo "Mười điều răn" cổ xưa nhất thế giới
[Ảnh: Foxnews]
 
- Mười điều răn trong sách sáchCựu Ước:
1) Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ.c Chúa Trời.​—Xuất Ai Cập 20:3.
2) Không được thờ thần tượng.​—Xuất Ai Cập 20:​4-6.
3) Không được dùng danh đức Chúa Trời một cách thiếu suy xét.​—Xuất Ai Cập 20:7.
4) Hãy giữ ngày Sa-bát (Chủ Nhật).​—Xuất Ai Cập 20:​8-​11.
5) Hãy hiếu kính cha mẹ.​—Xuất Ai Cập 20:12.
6) Không được giết người.​—Xuất Ai Cập 20:13.
7) Không được phạm tội ngoại tình.​—Xuất Ai Cập 20:14.
8) Không được trộm cắp.​—Xuất Ai Cập 20:15.
9) Không được làm chứng dối.​—Xuất Ai Cập 20:16.
10) Không được tham muốn những gì thuộc về người khác.​—Xuất Ai Cập 20:17.
- Mười điều răn được thấy trong sáchTân ước:
1) Chỉ thờ phượng Giê-hô-va Đ. Chúa Trời– Khải huyền 22:​8, 9
2) Không được thờ thần tượng– 1 Cô-rinh-tô 10:14
3) Tôn vinh danh Đức Chúa Trời– Ma-thi-ơ 6:9
4) Đều đặn thờ phượng Đức Chúa Trời– Hê-bơ-rơ 10:24, 25
5) Hiếu kính cha mẹ- Ê-phê-sô 6:1, 2
6) Không được giết người– 1 Giăng 3:15
7) Không được phạm tội ngoại tình– Hê-bơ-rơ 13:4
8) Không được trộm cắp– Ê-phê-sô 4:28
9) Không được làm chứng dối– Ê-phê-sô 4:25
10) Không được tham muốn những gì thuộc về người khác– Lu-ca 12:15
Theo (Mt 19,16-19), mười Điều răn được cho là giải thoát con người khỏi nô lệ tội lỗi, cho con người con đường sống và được sống đời đời. 
1.2. Kinh Cựu Ước và kinh Tân Ước.

- New Testament– Wikipedia
- Tân Ước– Wikipedia tiếng Việt
 
The oldest New Testament papyri, showing 2 Cor 11:33-12:9
1) Kinh Cựu Ước(舊約;  E: Old Testament) gồm 46 phần (quyển sách nhỏ). Cựu Ước là phần đầu của toàn bộ Kinh Thánh Kitô giáo được tuyển chọn từ phần lớn kinh Tanakh của Do Thái giáo. Cựu Ước được sắp xếp thành các phần khác nhau như luật pháp, lịch sử, thi ca và tiên tri, mô tả Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, chọn các tổ phụ, các tiên tri và chọn dân riêng của Thiên Chúa. Tất cả nội dung của sách này đều được viết trước thời điểm sinh ra của Chúa Jesus người Nazareth, người mà cuộc đời và tư tưởng là trọng tâm của Tân Ước.
2) Kinh Tân Ước(新約;  E: New Testament) gồm 7 phần (quyển sách nhỏ), mô tả Thiên Chúa cử đức Jesus xuống thế làm người, loan báo và thực hiện Phúc Âm (福音;  E: Gospel  →  Tin lành hay Tin mừng). 
Theo đó, kinh Tân Ước còn gọi là sáchTin mừng, có những công dụng được giải thích như sau:

1. Thứ nhất,đức Jesus là “Con Một Thiên Chúa” (mục Ga 3,16). Con Một của Thiên Chúa nghĩa là chỉ một mình đức Jesus đích thực là Con trên hết mọi người con, đã từ trời xuống thế, sinh sống ở đất để cứu rỗi con người. Tiếp nữa, “Đức Jesus với Chúa Cha là một” (mục Ga 10, 30), nghĩa là Jesus cũng là Thiên Chúa. Do đó đức Jesus vừa là Thiên Chúa vừa là người.

2. Thứ hai,đức Jesus là Thiên Chúa đã xuống thế làm người cứu chuộc với 3 nhiệm vụ cốt yếu đối với loài người là: mặc khải, cứu chuộc, chiêu hồi (sách SGLGHCG số 516, 517, 518).
-Mặc khải (默啟;  E: Revelation → Giải bày điều thầm kín):  Đức Jesus biết rõ Thiên Chúa cũng như biết rõ con người, biết rõ ngôn ngữ hình ảnh nào diễn tả Thiên Chúa đúng nhất và dễ hiểu nhất cho con người để mặc khải “Không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho”(mục Mt 11, 27).
-Cứu chuộc (救贖;  E: Redemption):  Đức Jesus đích thân thực hiện chương trình cứu chuộc (cứu rỗi) loài người, nghĩa là Phúc Âm hóa họ, biến đổi họ từ thù nghịch với Thiên Chúa trở thành con cái nghĩa thiết với Thiên Chúa, để chuộc lại nguyên tội (原罪;  E: original sin  →  tội tổ tông của Adam và Eva đã phạm) không vâng phục Thiên Chúa, như:
+ Đức Jesus dạy cho con người Tám mối Phúc để biết sống khó nghèo, yêu thương, công bằng, khiết tịnh, tha thứ.
+ Đức Jesus chữa bệnh, trừ quỉ dữ, giúp con người thoát khổ.  
+ Đức Jesus vui lòng chết trên thập giá như một hiến tế chuộc tội cho mọi người, hòa giải con người với Thiên Chúa để họ lại có thể hưởng hạnh phúc vĩnh hằng với Thiên Chúa.
- Chiêu hồi(招囘;  E: Open arms):  Đức Jesus đã chiêu hồi được một số đông người Do Thái tin theo, và quy tụ họ thành nhóm 12 tông đồ để làm nền móng cho Giáo Hội Thiên Chúa nối tiếp công việc của mình. Trước khi về trời (chết), đức Jesus đã sai Giáo Hội đi khắp trần gian “Làm cho mọi dân trở thành môn đệ, làm phép rửa tội cho họ, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều mà Người đã truyền. Và Người hứa ở cùng Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế” (mục Mt. 28, 19-20).
1.3. Hệ thống Thần học của Ki-tô giáo.

Đây là những khuynh hướng triết học của người về sau luận suy, bàn về Thiên Chúa vô hình (= Thượng Đế) và những mối liên quan, chỉ mang tính lý thuyết, chứ không hiện thực. Có 3 khoa Thần học chính như sau:
1) Thần học tín lý(神學信理;  E: Dogmatic theology):  Có nội dung dạy cho tín đồ phải tin vào Thiên Chúa vô hình là có thật, và sự sống mà Thiên Chúa đã ban cho con người. Đây là tổng hợp các giáo lý có tính lý thuyết về sự mặc khải và hoạt động của Thiên Chúa. Theo đó, Giáo Hội đã đưa ra các tín điều chỉ dạy, bao gồm:
- Thiên Chúa duy nhất và ba Ngôi.
- Thiên Chúa là Đấng tạo dựng.
- Thiên Chúa và hiện diện lịch sử.
- Thiên Chúa và công trình cứu độ.
- Thiên Chúa và ân sủng.
- Thiên Chúa và Hội thánh.
- Thiên Chúa và bí tích.
2) Thần học luân lý(神學倫理;  E: Moral theology):  Có nội dung dạy cho tín đồ phải giữ, đó là việc tội phải tránh-việc thiện phải làm, nhằm duy trì và phát triển sự sống siêu nhiên. Đây là các nhân đức, tức việc thiện mà tín đồ phải làm,bao gồm:
- Nhân đức luân lý(E: moral virtue):
          + Đức khôn ngoan (E: prudence).
          + Đức công bằng (E: justice):  Gồm có đức tôn thờ (E: adoration), đức tuân phục (E: obedience).
          + Đức đại đảm (E: fortitude):  Gồm có đức khoát đạt (E: magnanimity), đức đại độ (E: munificence), đức nhẫn nhục (E: patience), đức kiên nhẫn (E: constancy).
          + Đức tiết độ (E: temperance):  Gồm có đức trinh khiết (E: chastity), đức khiêm nhu (E: humility), đức hiền hòa (E: meekness), đức thanh bần (E: poverty).
- Nhân đức đối Thần(E: theological virtue):
          + Đức tin (E: faith).
          + Đức cậy (E: hope).
          + Đức mến (E: charity:  còn gọi là đức ái)
3) Thần học tu đức(神學修徳;  E: Ascetical theology):  Có nội dung dạy cho tín đồ phương pháp đạt tới đích thánh thiện.  Theo đó, đường đi đến thánh thiện gồm 3 giai đoạn thực tập rèn luyện, được xem là 3 bậc thánh thiện, không có giới hạn rõ rệt, mà chỉ có tính cách liên tục, tiệm tiến và trường kỳ.
- Bậc khởi sinh(E: beginner):  Còn gọi là đường Thanh tẩy (the Purgative Way) mọi tội lỗi, nhất là trọng tội.  Sự thống hối được thực thi bằng nhân đức luân lý và nhân đức đối thần nói trên.
- Bậc tiến sinh(E: progress):  Còn gọi là đường Quang minh (the Illuminative Way), với luyện tập hai loại nhân đức nói trên nhưng cao hơn, noi theo sự tận hiến của Chúa Jesus.
- Bậc hiệp sinh(E: communion):  Còn gọi là đường Hiệp nhất (the Unity Way), luyện tập cao độ các nhân đức nhờ vào sự trợ giúp của Hồng ân Thánh linh (the Gifts of the Holy Ghost).  Tuy nhiên, người tu vẫn phải tiếp tục thống hối, hy sinh để canh tân tâm hồn thánh thiện, để làm hài lòng Chúa, nhằm kết hợp linh hồn mình với Thiên Chúa.
1.4. Giáo lý Ki-tô giáo.
 
Nói chung, giáo lý Ki-tô giáo (= Công giáo) được xem là  trích từ kinh Cựu ước, kinh Tân ước, từ sách Thánh Truyền ghi lại những thói quen trong lối sống nếp nghĩ của dân được truyền lại và hệ thống Thần học, mà người tu phải học và hành theo, được tóm lại với 4 mối kinh sau, được xem là nghi thức tụng niệm hàng ngày:
1- Những điều phải Tin Thiên Chúa, trình bày nơi kinh Tin kính.
2- Những điều phải Xin Thiên Chúa, trình bày nơi kinh Lạy Cha.
3- Những điều phải Giữ từThiên Chúa dạy, trình bày nơi kinh 10 Điều răn.
4- Những điều phải Lãnh từThiên Chúa ban, trình bày nơi kinh 7 Bí tích.
Nội dung các kinh đọc:
1)  Kinh Tin kính:
1.Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng dựng nên trời đất.
          2.Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô là con một Đức Chúa Cha cùng là Chúa chúng tôi; bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai, sinh bởi Bà Maria đồng trinh; chịu nạn đời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chịu đóng đanh trên cây Thánh Giá, chết và táng xác, xuống ngục tổ tông, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết sống lại; lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng; ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
3.Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
4.Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này.
5.Tôi tin các Thánh thông công.
6.Tôi tin phép tha tội.
7.Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
8.Tôi tin hằng sống vậy.
Amen (= Xin được như vậy).
 
2)  Kinh Lạy Cha(cầu xin):
Lạy Cha chúng con ở trên trời:
1-Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng.
2-Nước Cha trị đến.
3-Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
4-Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày.
5-Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.
6-Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ
7-Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
Amen (= Xin được như vậy).
 
3)  Kinh 10 điều răn:
Đạo Đức Chúa Trời có mười điều răn:
1.Thờ phượng một Đức Chúa Trời và kính mến Người trên hết mọi sự.
2. Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ.
3.Giữ ngày Chúa nhật.
4. Thảo kính cha mẹ.
5.Chớ giết người.
6.Chớ làm sự dâm dục.
7.Chớ lấy của người.
8.Chớ làm chứng dối.
9.Chớ muốn vợ chồng người.
10.Chớ tham của người.
Mười điều răn ấy tóm về hai điều này mà chớ:
- Trước kính mến một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự.
- Sau lại yêu người như mình ta vậy.
Amen (= Xin được như vậy).
 
4)  Kinh 7 bí tích:
Đạo Đức Chúa Trời có bảy phép Bí-tích:
Thứ nhất là phép Rửa tội.
Thứ hai là phép Thêm sức.
Thứ ba là phép Mình Thánh Chúa.
Thứ bốn là phép Giải tội.
Thứ năm là phép Xức dầu thánh.
Thứ sáu là phép Truyền chức thánh.
Thứ bảy là phép Hôn-phối.
Amen (= Xin được như vậy).
 
Xem thêm:
- Giáo Lý |CôngGiáo.org
- Thiên Chúa giáo– Wikipedia tiếng Việt
- Tóm lược đạo công giáo – TGP HÀ NỘI
- Giáo lý Đạo Công giáo được tóm lại 4 mối – Xuanha.net
- Dấu Chỉ Ơn Gọi - THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU - Google Sites
- Giáo Lý Công Giáo (Những điều cần ghi nhớ) – songtinmungtinhyeu.org
- Linh đạo và những linh đạo
- THỜI SỰ THẦN HỌC: TU ĐỨC HỌC LÀ GÌ ?
- Đường Tu Đức Nào Cho Thời Đại Ngày Nay? | Tỉnh Dòng Đa Minh …
 
Sách:
- Từ Điển Công Giáo Phổ Thông – Johna Hardon SJ - 2008
- Điển ngữ Đức tin Công giáo – Lm. Hồng Phúc, CSsR - 2009
- TỪ ĐIỂN CÔNG GIÁO – Hội đồng Giám mục Việt Nam - 2016
- TỪ ĐIỂN CÔNG GIÁO ANH – VIỆT – Nguyễn Đình Diễn – 2014
 
2. Tu học ở đạo Nho-Lão.
A. Đạo Nho

Confucianism –Wikipedia
Nho giáo – Wikipedia tiếng Việt
Quan điểmtu học theo Nho giáo được xem làdựa vào hai bộsách; đó làNgũ Kinhthuộc loại kinh và Tứ Thưthuộc loại luận.
Qua sơ lược tìm hiểu về nội dung của 2 bộ sách gồm 9 quyển này, chúng ta có thể nhận ra rằng:
- Đạo đức nơi 5bộkinh và 4bộ luậnnày, đặc trưng bằng nhận thức và hành động theoNgũ thường五常của Khổng tử và Ngũ luân 五倫của Mạnh tử.
- Chân lý nơi kinh Dịch và luận Trung Dung, đặc trưng bằng nhận thức và hành động theo sự biến hóa bởi Luật ứng cầu 應求,Luật tích tiệm積漸, Luật phản phục(quân bình, cân bằng)反復.
2.1. Ngũ kinhTứ thư.
Related image
Ngũ kinh – Wikipedia tiếng Việt
Tứ thư – Wikipedia tiếng Việt
1) Ngũ kinh五經là 5tác phẩm kinh điển dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, 5 quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính khi ông đã trên 68 tuổi, bao gồm:
1.Kinh Thi 詩經:  Nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng và cách thức diễn đạt rõ ràng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai “học Kinh Thi chưa?”, người con trả lời “chưa”. Khổng Tử nói “Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao” (sách Luận ngữ).
2.Kinh Thư書經:  Ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
3.Kinh Lễ禮記:  Ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đinh lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).
4.Kinh Xuân Thu春秋:  Ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc đã xảy ra.

I Ching – Wikipedia
Kinh Dịch – Wikipedia tiếng Việt

5.Kinh Dịch 易經:  Nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái, … Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ.bàn luận tổng quát về sự hay dở của mỗi quẻ, tức là của mỗi hoàn cảnh. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch 周易.
Trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử (551-479 TCN) được xem là người đã giảng giải rộng thêm Thoán từHào từ nơi Thập Dực 十翼 cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện. Thập Dực được gọi là Dịch truyện 易傳, gồm 10 thiên như sau:
I. Thoán truyện: 2 thiên.
II. Tượng truyện – 2 thiên.
III. Hệ từ truyện cũng gọi là Đại truyện – 2 thiên.
IV. Văn ngôn truyện – 1 thiên.
V. Thất quái truyện – 1 thiên.
VI. Tự quái truyện – 1 thiên.
VII. Tạp quái truyện – 1 thiên.
Trong Hệ từ truyện của Thập dực có viết: “Hình Nhi Hạ giả vị chi Khí – Hình Nhi Thượng giả vị chi Đạo”. Nghĩa là: Từ cái hình chất trở xuống gọi là Khí – Từ cái hình chất trở lên gọi là Đạo.  Theo đó:
- Hình Nhi Hạ học thuộc phạm trù đạo đức (Hệ từ Hạ).
                    - Hình Nhi Thượng họcthuộc phạm trù chân lý (Hệ từ Thượng).
- Hình Nhi Hạ học(形而下學;  E: Exoterism, Physics):  Là cái học ở mức thấp, tức đạo đức, có quan hệ đến cuộc sống hằng ngày về thể chất (thực tế hữu hình). Hình Nhi Hạ học là cái học Công truyền, còn gọi là Nhơn đạo.
Học thuyết Nho giáo về Hình Nhi Hạ học dạy về Quân Tử, Tiểu nhân, Tam cương, Ngũ thường, Chính danh, Tu thân.
- Hình Nhi Thượng học(形而上學;  E: Esoterism, Metaphysics):  Là cái học ở mức cao, tức chân lý, có quan hệ đến cuộc sống hàng ngày về tinh thần (tư tưởng vô hình). Hình Nhi Thượng học là cái học Tâm truyền, còn gọi là Huyền học (玄學) hayThiên đạo (天道).
Học thuyết Nho giáo về Hình Nhi Thượng học, dạy về những nguyên lý và mục đích của sự vật, của nhân sinh, của vũ trụ. Đó là quan niệm về Thái Cực, cái lẽ biến hóa của tự nhiên (= Thiên lý), đặc trưng bởi Dịch.
Hai phần Hình Nhi Hạ học và Hình Nhi Thượng học giống như thể xác và tinh thần của con người, có liên quan mật thiết với nhau.
2) Tứ thư四書là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn, bao gồm:
1.Đại Học大學:  Là cái học của bậc đại nhân, và là cái học để trở thành bậc đại nhân.  Đại học được xem là một thiên trong Kinh Lễ.  Đại học đưa ra ba cương lĩnh, được cụ thể hóa bằng 8 điều mục nhỏ, bao gồm:
+ Cách vật 格物:  Là tiếp cận và nhận thức đúng đắn sự vật.
+ Trí tri 致知:  Là đạt tri thức thấu hiểu về sự vật.
+ Thành ý 誠意:  Là chân thật, không dối người và không dối mình.
+ Chính tâm 正心:  Là suy nghĩ, hành động ngay thẳng, tự chủ bản thân.
+ Tu thân 修身:  Là không bảo thủ để sửa chữa sai lầm của bản thân.
+ Tề gia 齊家:  Là xếp đặt việc cho gia đình có nề nếp, hài hòa, tốt đẹp.
+ Trị quốc 治國:  Là lo cho nước được có kỷ cương, an trị.
+ Bình thiên hạ 平天下:  Là làm cho lòng người quy thuận, yên bình.
2.Trung Dung 中庸:  Là cách giữ cho ý nghĩ và việc làm luôn luôn ở mức trung hòa, không thái quá, không bất cập cho thành người quân tử, để cuối cùng thành thánh nhân. Sách Trung Dung cũng được xem là một thiên trong Kinh Lễ, sách chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ chương 1 đến chương 20, là phần chính, gồm những lời của Khổng Tử dạy các học trò về đạo lý Trung Dung, phải làm sao cho tâm được: tồn, dưỡng, tĩnh, sát; ở đời thì gồm đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, gọi là Ngũ thường cho hòa với muôn vật, hợp với lòng Trời để thành người tài giỏi.
- Phần 2: Từ chương 21 đến chương 33, là phần phụ, gồm những ý kiến của Tử Tư giảng giải thêm cho rõ ràng ý nghĩa và giá trị của hai chữ Trung Dung.
3.Luận Ngữ論語:  Là sách dạy đạo quân tử một cách thực tiễn, miêu tả tính tình đức độ của Khổng Tử để làm mẫu mực cho người đời sau noi theo.Trình Y Xuyên, một nhà Nho đời Tống nói:
Có người đọc xong Luận Ngữ không thấy gì cả, có người đọc xong lại thấy thích thú một vài câu, có người đọc xong thì rất thích thú đến độ múa tay múa chân mà không hay biết …  Ai đọc xong Luận Ngữ mà vẫn còn những tính nết như trước khi chưa đọc thì người ấy chưa hiểu được sách Luận Ngữ vậy.”
Bởi vậy, khi đọc Luận Ngữ, phải đọc chậm rãi, suy nghĩ tường tận, càng suy nghĩ càng phát hiện được nhiều điều hay.
4.Mạnh Tử孟子:  Đây là bộ sách viết ra bởi Mạnh Tử và các môn đệ của ông, ghi chép lại những điều đối đáp của Mạnh Tử với các vua chư hầu, giữa Mạnh Tử và các học trò cùng với những lời phê bình của Mạnh Tử về các học thuyết khác như: học thuyết của Mặc Tử, Dương Chu.
Sách Mạnh Tử gồm 7 thiên, chia làm 2 phần: Tâm học và Chính trị học.
- Tâm học:  Mạnh Tử cho rằng mỗi người đều có tính thiện do Trời phú cho. Sự giáo dục phải lấy tính thiện đó làm cơ bản, giữ cho nó không mờ tối, trau dồi nó để phát triển thành người lương thiện. Học là để giữ cái Tâm, nuôi cái Tính, biết rõ lẽ Trời mà theo chính mệnh. Chỉ vì ta đắm đuối vào vòng vật dục nên lương tâm bị mờ tối, thành ra bỏ mất Nhân Nghĩa.
Phần Tâm học của Mạnh Tử rất sâu xa, khiến học giả dù ở địa vị hay cảnh ngộ nào cũng giữ được phẩm giá tôn quý.
- Chính trị học:  Mạnh Tử chủ trương: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.  Đây là một tư tưởng rất mới và rất táo bạo trong thời quân chủ chuyên chế đang thịnh hành.
Mạnh Tử cho rằng phải có luật pháp công bằng, dẫu vua quan cũng không được vượt ra ngoài pháp luật đó. Người trị dân, trị nước phải chăm lo việc dân việc nước, làm cho đời sống của dân được sung túc, phải lo giáo dục dân để hiểu rõ luật pháp mà tuân theo, lấy nhân nghĩa làm cơ bản để thi hành.
Chủ trương về chính trị của Mạnh Tử thật vô cùng mới mẻ và táo bạo, nhưng rất hợp lý, làm cho những người chủ trương quân chủ thời đó không thể nào bắt bẻ được. Có thể đây là lý thuyết khởi đầu để hình thành chế độ quân chủ lập hiến sau này.
Tóm lại, bộ sách Mạnh Tử rất có giá trị với Nho giáo. Phần Tâm học trong sách là đỉnh cao nhất trong học thuyết Nho giáo.
         2.2. Lễ và Nhạc.

Truyền thống Nho giáo của người Hàn Quốc trong Tết Trung thu: người con làm lễ dâng rượu cho cha
Từ 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo là Tứ Thư-Ngũ kinh, đã dẫn đến luận về việc tu thân bằng hai yếu tố là Lễ và Nhạc (禮- 樂).
          - Lễ 禮, nhằm tiết chế những ham muốn bên ngoài, nếu không tiết độ sẽ là mầm móng của sự rối loạn.
          - Nhạc 樂, nhằm luyện tâm tính bên trong được trong sáng, ngay thẳng: “Lòng người cảm điều thiện thì thiện thanh ứng, cảm điều ác thì ác thanh ứng”.
          Nhạc là “động bên trong”, còn Lễ được xem là “động bên ngoài”.  Tất cả đều có mục đích giáo hóa con người.  Mục đích cuối cùng của Nhạc là Hòa (和→ thuận hợp), của Lễ là Thuận (順→ trôi chảy, suôn sẻ).  Hòa là điều hòa tính tình, Thuận là thuận hợp nghĩa lý.  Ngày nay mọi người chúc nhau gia đình hòa thuận là vậy.
         Thuyết đức trị chỉ có ở Phương Đông, tuy ngày nay không được tích cực do sự phát triển của pháp luật – pháp trị, nhưng nó vẫn là nền tảng tạo nên sự ổn định, đặc biệt trong các nền kinh tế phát triển của các nước Á Đông ngày nay.
Xem thêm:
-Dịch Kinh Giản Lược – nhantu.net
- Giới thiệu Kinh Dịch | Nghiên Cứu LS
- Nho giáo và pháp luật – ChúngTa.com
- Nho giáo, ảnh hưởng của nó – Nhịp Cầu Giáo Lý
- Giải oan cho Nho giáo – Lời nói đầu – Trithucvn.net
- Vấn đề phương pháp chính trị trong học thuyết Nho gia – AJC
- Quan niệm của Nho giáo về đạo làm người – Tạp chí Văn hóa Nghệ An
- Về học thuyết luân lý và đạo đức của Nho giáo – Viện Triết học, Viện …
 
B. Đạo Lão
Lão Tử – Wikipedia tiếng Việt
Taoism - Wikipedia
Đạo giáo – Wikipedia tiếng Việt
         2.3. Đạo Đức kinh.
   
Tao Te Ching - Wikipedia
Đạo đức kinh – Wikipedia tiếng Việt
 
Quan điểm tu học theo Lão giáo (= Đạo giáo) được xem là dựa vào bộ sách Đạo Đức kinh, đó là bộ sách thuộc loại kinh được Lão Tử viết ra gồm có 81 chương với khoảng 5000 chữ Hán, chia làm 2 phần là Thượng kinh và Hạ kinh. Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Lão Tử căn cứ trên hai chữ Đạo và Đức. Giáo huấn của ông là khuyên người nên rèn luyện trí tuệ để tính tình trở nên giản dị, thật thà, đời sống không nên tranh giành, xử thế thì nên đơn giản.
1) Thượng kinh:  Gồm 37 chương. Thượng kinh luận về chữ Đạo, tức chân lý, nên được gọi là Đạo kinh.  Trích:
- Đạo: Trong chương 1 có viết: "Đạo khả Đạo phi thường Đạo道可道非常道–  nghĩa là:  Đạo (mà) có thể gọi được, không phải là Đạo thường (hằng cửu)”.
- Tự tri: Trong chương 33 có viết: “Tri nhân giả trí, tự tri giả minh知人者智, 自知者明–  nghĩa là  “Biết người là trí khôn. Biết mình là sáng suốt”.  Xem ra ông chú trọng đến việc tự chinh phục bản thân hơn là chinh phục kẻ khác.
2) Hạ kinh:  Gồm 44 chương. Hạ kinh luận về chữ Đức, tức đạo đức, nên được gọi là Đức kinh.  Đạo đức nơi đây không mang tính Thiện – Ác của thế tục, mà là thái độ nơi hành động đúng theo lẽ Đạo (= Chân lý).  Trích:
- Vô vi:  Trong chương 48 có viết:  “Vô vi nhi vô bất vi無為而無不為–  nghĩa là “Làm mà như không làm”.  Khái niệm về Vô vi trong Đạo Đức kinh thường được hiểu lầm là không nên làm gì cả, nhưng thật ra Lão Tử khuyên rằng làm mà không chấp thủ vào việc mình đã làm, là hành động với thái độ của người đã thấu hiểu lẽ Đạo.
Hơn nữa, ông cũng viết rằng nước tuy mềm mại uyển chuyển nhưng có thể chảy đến bất cứ nơi nào, và với một khối lượng lớn thì có thể làm lở cả đất đá. Như vậy Vô vi có thể ví von với cách hành xử của nước, là hành động theo quy luật khách quan của tự nhiên.
-----------
Chú thíchTrong đạo Phật đôi lúc cũng gặp từVô vi,có thể hiểu là Vô ngã vi, là hành động trên nhận thức Vô ngã. Theo đó, nơi đây có sự tương nghĩa Vô vi ở đạo Phật và đạo Lão.
- Bất ngôn:  Trong chương 56 có viết: “Tri giả bất ngôn. Ngôn giả bất tri知者不言.言者不知– nghĩa là Người biết thì không nói, người nói không biết”.  Người biết không nói chẳng phải vì vị kỷ muốn giữ riêng cho mình, mà bởi vì tránh thị phi trong cái thế giới hai mặt dễ bị con người chấp kiến.
Đạo Đức kinh trong Đạo giáo về sau được xem là cách thức để tu luyện nhằm tiến tới trạng thái trường sinh bất lão là mục đích chính, chứ không nhằm mục dích dùng Đạo để phát huy Đức.
Đạo Đức kinh ngày nay còn là quyển sách của các tôn giáo Tiên giáo như kiểu Kinh Thánh (E: Holy Bible). Các tôn giáo này suy tôn Lão Tử là giáo chủ và được gọi là Thái Thượng Lão Quân.  Ở Việt Nam nổi bật là đạo Cao Đài, lấy Đạo Đức kinh làm giáo trình chính để đi theo, và xem đây là một quyển sách về Dịch (như Kinh Dịch) nhưng không có quẻ.
2.4. Sơ kết về tư tưởng Nho-Lão. 
1) Đạo đức:
Bàn về tư tưởng Đạo đức trong Nho giáo, có năm đức hạnh chủ yếu được gọi là Ngũ thường, và năm mối liên hệ là Ngũ luân để phân tích.
Ngũ thường五常.
1.Nhân
Nhâncó nghĩa đen là lòng thương người. Do đó, đạo Nho còn gọi là đạo Nhân. Nhân là muốn làm cho kẻ khác điều ta muốn làm cho chính ta. Mạnh Tử cho rằng lòng vị tha phải hoàn toàn vô vị lợi : Bạn nên làm điều phải vị tự thân nó chứ không phải vì tiếng tốt và được khen ngợi.
2.Nghĩa
Nghĩacó nghĩa đen là thích hợp, hành động thích hợp với Nhân, hợp với đạo lý Nho giáo, đối lập với lợi. Nghĩa tức là thể hiện Nhân bằng hành động. Do đó, Nho giáo nguyên thủy xem Nghĩa là tiêu chuẩn của mọi hành động. Nho giáo chuyên chú theo điều nghĩa, không lợi lộc, chỉ vì muốn sáng đạo mà không tiếc sức.
3.Lễ
Lễ có nghĩa đen là thái độ và động tác biểu thị tôn kính tôn trọng đối với mọi người. Giữ đúng mọi lễ nghi được xem là làm nên lối sống thiện hảo của con người.
4.Trí
Trí có nghĩa đen là óc khôn ngoan, sáng suốt, hiểu thấu sự lý. Hiểu biết và đánh giá lẽ đúng-sai, thiện-ác đối với nguyên tắc, biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý.
5.Tín
Tíncó nghĩa đen là sự thành thực, lòng thành thực. Giữ đúng hẹn, thực hiện đúng những gì mình đã hứa, xứng đáng với lòng tin tưởng của người khác.
Trong chương Cáo tử thượng, Mạnh Tử tóm kết: “Lòng trắc ẩn, đó là Nhân; lòng hổ thẹn và biết ghét điều xấu, đó là Nghĩa; lòng cung kính, đó là Lễ; biết phân biệt phải trái đúng sai, đó là Trí. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, không phải từ bên ngoài đúc nên, ta vốn có vậy.”
Ngũ luân五倫.
Ngũ luân tức là năm mối quan hệ trong xã hội và được khái quát cách hành xử giữa năm quan hệ đạo thường thời xưa phải noi theo như thế nào mới được gọi là hợp Lễ, gồm: quân-thần, phụ-tử, huynh-đệ, phu-thê, bằng-hữu.
Image result for Mạnh Tử
Mạnh Tử
Ngũ luân của Mạnh Tử đề ra gồm có:
1.Phụ tử hữu thân: Có ý nghĩa cha con phải yêu thương, có tình thân, con phải tôn trọng cha.
2.Quân thần hữu nghĩa: Vua tôi phải có nghĩa vua tôi, vua hành xử đúng bổn phận của vua, bầy tôi phải làm đúng bổn phận của mình.
3.Phu thê hữu biệt:  Trong đạo vợ chồng có sự phân biệt nam/nữ phân chia công việc.
4.Trưởng ấu hữu tự:  Anh em phải có thứ tự trước sau.
5.Bằng hữu hữu tín:  Bạn bè phải có lòng tín nhiệm.
Các mối liên hệ và quy định trên đều có tính hai chiều, ví như vua mà không làm tròn bổn phận là vua mà ăn chơi vô độ, bỏ bê việc nước, thì vua đó không còn là vua nữa, vị vua đó đã mất đi chính danh, mất đi mối liên hệ quân-thần, nên thần không có bổn phận trung nữa, lúc này giết vua đối với thần cũng như một kẻ bình thường. Như Mạnh Tử nói: Ta chỉ biết vua Chu giết một người tên Trụ chứ không biết có Trụ vương nào cả.
Tuy nhiên đây chính là điểm khiến cho các vua và chư hầu các nước thời Xuân Thu – Chiến Quốc không chấp nhận Nho giáo. Cho đến khi Đổng Trọng Thư, rút Ngũ luân lại thành Tam Cương 三綱(quân–thần, cha–con, vợ–chồng) và giới hạn lại tính một chiều để bảo vệ giai cấp thống trị :
- Quan hệ quân – thần (vua – tôi):  Là quan hệ phục tùng.
- Quan hệ cha – con:  Lấy Từ 慈và Hiếu 孝để duy trì mối quan hệ.
- Quan hệ vợ – chồng:  Chồng có bổn phận – Vợ vâng lời làm thước đo đạo đức trong quan hệ vợ chồng.
Như vậy để sử dụng Nho giáo làm công cụ cai trị và quản lý đất nước, Đổng Trọng Thư đã bóp méo đi mối liên hệ trong xã hội theo hướng có lợi và tập trung bảo vệ quyền lợi của vua, tập trung quyền lợi vào vua để từ thời Hán Vũ đế, Trung Hoa từ nước Phong Kiến trở thành nước Quân Chủ chuyên chế.  Sự lợi dụng bóp méo này sở dĩ có được là vì đạo đức Nho giáo được đặt nền tảng trên những tín điều.
2) Chân lý.
Nho-Lão có những chủ trương về chân lý mang tính khách quan quy luật, như ở Trung Dung thuộc Tứ Thư, Kinh Dịch thuộc Ngũ Kinh, và ở phần Thượng kinh của Đạo Đức Kinh làm tăng tính sinh động trong các vấn đề xã hội hiện thực.  Vài điển hình về nhận thức chân lý khách quan như sau:
- Thái độ cực đoan “Quá do bất cập 過猶不及- Thái quá太過và Bất cập不及đều như nhau (tức đều dở cả)”-  (Trung Dung)
- Chân lý (tức Đạo) đã được thể hiện trong thế giới và vũ trụ này bằng hai phương diện trông như tương phản là Âm Dương, như tinh thần-vật chất, vô hình-hữu hình, ẩn-hiện, thăng-giáng, vãng-lai, tán-tụ ..., đó là: “Nhất Âm nhất Dương chi vị Đạo 一陰一陽之謂道” - (Kinh Dịch).
- Quy luật Nhân Quả trong Thượng kinh có chép: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất- 天網恢恢, 疏而不失”- Lưới Trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt(Chương 73 – Nhiệm Vi 任為của Đạo Đức Kinh).  Chữ Trời nơi đây hàm nghĩa quy luật tự nhiên trong vũ trụ.
Xem thêm:
- Đạo Đức Kinh - nhantu.net
- Đọc đạo đức kinh của Lão Tử - ChúngTa.com
- Tiểu luận về Đạo Đức Kinh - VnExpress Giải Trí
- Đạo Đức Kinh | Triết Học | Sách hay | MaxReading.com
- Truyền thuyết Lão Tử viết Đạo Đức Kinh — Diễn Đàn Forum
- Đạo đức kinh của Lão Tử - chìa khóa mở ra sự giác ngộ - Redsvn.net
 
VIDEO
- Đạo đức kinh (Lão Tử) - Chìa khóa mở ra sự huyền nhiệm 
- Chỉ 4 lời trong Đạo Đức Kinh đã có thể khiến bạn hiểu thấu | Lời dạy ...
 
 
Phần II
Tu học ở đạo Phật

Buddhism – Wikipedia
 Phật giáo –Wikipedia tiếng Việt
 
         Quan điểmtu học theo Phậtgiáo về đạo đức và chân lý được xem làdựa vào và nắm vững cốt lõi của3 tạng  Kinh-Luật-Luận. Giáo lý Phật giáo là đúc kết thành hệ thống các tinh túy từ 3 tạng Kinh-Luật-Luận này.
          - Tạng kinh chép lại lời đức Phật đã giảng dạy về đạo đức và chân lý theo từng bối cảnh thích hợp, và kéo dài khoảng 45 năm sau khi thành đạo. Vì thế kho kinh của đạo Phật vô cùng đồ sộ và phong phú so với các đạo giáo khác.
          - Tạng luật chép lại lời đức Phật đã giảng dạy về đạo đức, được đức Phật chế định theo từng hoàn cảnh trên bước đường hoằng pháp, nhằm kiện toàn oai đức của người tu trong mối quan hệ với môi trường xung quanh, mà không trái với chân lý.
          - Tạng luậnchép lại lời chú giải kinh, được các cao tăng về sau thực hiện nhằm làm sáng tỏ, chứ không mang tính “cập nhật mặc khải” lời dạy bí mật của đức Phật.

Bộ tam tạng của Hàn Quốc

LÀNG NAM: Sơ đồ hệ thống Đại Tạng của Phật giáo.
Tripiṭaka - Wikipedia
Tam tạng – Wikipedia tiếng Việt
 
LÀNG NAM: Sơ đồ hệ thống Đại Tạng của Phật giáo.
Sutta Piṭaka - Wikipedia
 Kinh Phật – Wikipedia tiếng Việt
 

Buddhist texts -Wikipedia
Kinh điển Phật giáo – Wikipedia tiếng Việt
Kinh tạng Nikāya Pāli (từ tập 1 - tập 24) và A-Hàm Hán tạng (từ tập 25 - tập 37) là những bộ kinh thuộc Phật giáo truyền thống, còn gọi là Kinh tạng Nguyên thủy.
Bộ Đại Tạng kinh Việt Nam này trọn bộ 37 quyển. - 24 quyển đầu là Tạng Nikaya gồm Trường bộ, Trung bộ, Tương Ưng bộ, Tăng Chi bộ và Tiểu bộ được hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ tiếng Pali. - 13 quyển sau gọi là A-hàm, gồm: Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm và Tăng Nhất A-hàm, có nội dung tương đương với 4 bộ đầu trong Tạng Nikaya, được Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản Hán Văn.
Con đường tu học ở đạo Phật tùy thuận theo căn trí của mỗi con người, đó là tu hướng thiện với quả vị Nhân và Thiên (Tục đế) dành cho căn trí hạn chế, và tu hướng chân với quả vị Phật (Chân đế) dành cho căn trí cao, nghĩa là hành giả tu học từ đạo đức (Nhân, Thiên) đến chân lý (Phật), tức từ  Nhân thừa => Thiên thừa => Phật thừa là xuyên suốt và nhất quán về nhận thức, thái độ và hành động của các thừa.
        Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khỏi khổ đau sinh tử nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật tự nhiên vốn sẵn có nơi mọi sự mọi vật, để chúng sinh tự tinh tấn tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới Tục đế, đến thế giới Chân đế.
Cũng vì thế mà Tổ Long Thọ nói rằng "... Các đức Phật vì chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất là Tục đế và thứ hai là Chân đế.  Nếu người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được thật nghĩa.  Nếu không nương tựa vào Tục đế, thì không thể thấy được Chân đế. Nếu không thấy được Chân đế, thì không thể ngộ được Niết-bàn..."
Lộ trình hành giả tu học là Văn-Tư-Tu, tức học hỏi và suy tư đúng đắn để bước  vào thực hành trải nghiệm, nhằm đạt tới kết quả của sự tu học là hoàn thiện đạo đức hay chứng ngộ chân lý:
Tuệ:   Trí thông suốt, hayTrí đoạn trừ phiền não, dính mắc.
Giới: Hành động thiện hảo, hay Hành động duy tác.
Định:  Tâm vững chải, hay Tâm không dao động.trước mọi hoàn cảnh.
Mặt khác, để việc tu học và hoằng pháp được hoàn hảo, hành giả cũng cần chủ động nắm chắc việc học bằng những cách hỏi, có 5 cách hỏi sau :
          1/ Hỏi để biết điều chưa biết (P: aditthajotana puccha).
          2/ Hỏi để hiểu thêm điều đã biết  (P: ditthasamsandana puccha).
          3/ Hỏi để dứt bỏ hoài nghi (P: vimaticchedana puccha).
          4/ Hỏi để người trả lời, xác nhận ý kiến của mình (P: anumati puccha).
          5/ Hỏi với ý nghĩ: “Nếu người được hỏi không biết, mình sẽ trả lời” (P: kathetukamyata puccha).
1. Tu hướng thiện.

Buddhist ethics - Wikipedia
Các trụ cột đá đã được vua Ashoka xây dựng trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ với các sắc lệnh thúc đẩy đạo đức và giới luật đạo đức của Phật giáo.
1.1. Đạo đức Nhân Quả.
Nhân Quả(;  P;S: Hetu-Phala;  E: Causality, Cause and Effect  →  là Nguyên nhânKết quả):  Đó là chân lý Duyên khởi đã mang ý niệm phân biệt chính-phụvà tính thời gian.
Đạo đức Nhân Quảlà một phần nhân sinh quan của đạo Phật, nó đặc trưng cho cái thiện khi hành giả hành động theo nhận thức Nhân Quả. Khi Nhân là một hành động thiện(hoặc ác) sẽ có Quả là gặp điều lành(hoặc dữ) tương thích.
Giáo lý Nhân Quả là trách nhiệm cao nhất đối đạo đức của mỗi con người, chứ không phải là trách nhiệm theo quy ước luật pháp trong xã hội. Trong một số trường hợp, một người gian có thể chạy trốn pháp luật, nhưng với luân lý đạo đức Phật giáo, họ không thể chạy trốn lương tâm của chính mình. Vì thế, nếu đứng trên phương diện giáo dục, giáo lý Nhân Quả là một phương pháp giáo dục rất lành mạnh và tích cực. Vì ngay từ đầu, tinh thần Nhân Quả đã đưa con người về với chính nó.
Con người phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những tư duy và hành động của chính mình. Về hạnh phúc hay khổ đau là do mình tự tạo cho mình. Ở đây không hề có một sự trừng phạt hay ban thưởng của thần linh nào, cũng không có một giáo điều hay tín lý nào có thể thiết lập trên cơ sở Nhân Quả.
Vì thế châm ngôn "Bồ-tát sợ Nhân, chúng sanh sợ Quả" như là một Chánh niệm khuyến tấn người tu có cách nhìn đúng đắn cho đời sống đạo đức của mình.
Tu hướng thiệnlà cách nhìn nhân sinh quan của đạo Phật, là đạo đức Nhân Quả (Thiện-Ác) ứng xử tốt đẹp cho mối tương giao giữa con người và con người hay giữa con người với môi trường sống - theo luật Nhân Quả, với sơ dồ sau:
                       Pháp học                Pháp hành          Pháp thành
     [Văn tuệ +Tư tuệ]  →    [Tu tuệ]    →    [Giới +Định]
          Trong đó:
Pháp học(P: Pariyattisāsana) là Văn tuệ, Tư tuệ, nội dung là luật Nhân Quả và Ngũ giới (Nhân thừa) hoặc Thâp thiện (Thiên thừa).    
Pháp hành(P: Paṭipattisāsana) là Tu tuệ.
Pháp thành(P: Paṭivedhasāsana)
- Giới: Hành động thiện hảo.
- Định:  Tâm vững chải, không dao động.
Có 2 cấp độ tu hướng thiện là Nhân thừa và Thiên thừa.   
1.2. Nhân thừa:  Hành giả thực hành rèn luyện tốt 5 điều đạo đức, gọi là Ngũ giới, như sau.
                    1/ Tôn trọng sự sống (không sát sinh):  Không sát hại muôn loài do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    2/ Tôn trọng tài sản vật chất (không trộm cắp):  Không xâm phạm của cải người khác do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    3/Tôn trọng tình cảm riêng tư (không tà hạnh):  Không tà hạnh do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    4/ Lợi khẩu (không nói dối):  Không nói những gì khiến làm hại muôn loài do động cơ của lòng tham-sân-si.
                    5/ Lợi trí (không uống rượu):  Không dùng chất gây nghiện làm mất trí do động cơ của lòng tham-sân-si.                           
-----------
Chú thích:    
+Tôn trọng sự sống : có quan điểm cho rằng tùy theo trình độ tâm linh (= giá trị tinh thần cao nhất ) của hành giả từ thấp đến cao đối với sát sanh, mà có những thể hiện hành động xấu cố ý từ nặng đến nhẹ, như cố ý làm hại từ người đến động vật lớn, động vật bé.
            + Lòng tham-sân-si có thể được hiểu đơn giản như sau :
                        - Tham :  Đó là tâm khởi từ ưa thích đến chiếm giữ sự vật nào đó.
                        - Sân    :  Đó là tâm khởi từ chê ghét đến loại trừ sự vật nào đó.
                        - Si        :  Đó là do thiếu Chánh kiến, như thiếu hiểu biết về luật Nhân Quả ; hay ngược lại có Tà kiến, như phủ bác Nhân Quả khiến đưa đến các hành động có hại cho sự sống của con người.
                                  
          1.3. Thiên thừa:  Hành giả thực hành rèn luyện tốt 10  điều đạo đức sau.
                                                   Thân :  có 3 điều.
                    1/  Không sát sinh mà phóng sinh.
                    2/  Không trộm cắp mà bố thí.
                    3/  Không tà hạnh mà giữ phạm hạnh.
                                                   Khẩu :  có 4 điều.
                    4/  Không nói dối mà nói lời thành thật.
                    5/  Không nói thêu dệt mà nói lời chất trực.
                    6/  Không nói hai lưỡi mà nói lời hòa hợp. 
                    7/  Không nói lời hung ác mà nói lời dịu dàng, hòa nhã.
                                                   Ý  :  có 3 điều.
                    8/  Không tham dục (vị kỷ) mà viễn ly (vị tha) bằng pháp bố thí.
                    9/  Không sân hận mà khoan dung bằng  pháp nhẫn (kiềm chế).
                   10/ Không si mê mà sáng suốt thấy biết luật Nhân-Quả.
          Có thể thấy 10 điều thiện nơi đây là sự mở rộng 5 điều thiện của Nhân thừa về mặt nhận thức và hành động tích cực trực tiếp nơi cá nhân. Còn về gián tiếp nơi cá nhân như:
- Không bảo kẻ khác làm
- Không vui khi thấy kẻ khác làm
- Không khen khi thấy kẻ khác làm
Bấy giờ sẽ phát sinh thêm 30 điều thiện khác.  Như vậy, hành động có tác ý tạo nên tất cả 40 thiện nghiệp, và đối lại là 40 bất thiện nghiệp, đó là các Thân nghiệp, các Khẩu nghiệp và các Ý nghiệp.
Theo kinh Thập Thiện thì “10 điều đạo đức này là nhân lành của đạo quả Nhân, Thiên (cõi người, cõi trời), là nhân lành của đạo quả Bồ Đề (giác ngộ-giải thoát) của hàng Thinh Văn, Độc Giác, là nhân lành của đạo quả Vô Thượng Bồ Đề của chư Phật.  Tất cả đều y vào thiện pháp này làm cội gốc mà được thành tựu”. 
Đạo đức Nhân, Thiên trong tu hướng thiện, là nền tảng cho Chân lý Phật trong tu hướng chân.
2. Tu hướng chân.
Tu hướng chân là cách nhìn Thế giới quan Nhân sinh quan của đạo Phật, nhằm nhận ra sự thật, tránh những hành động gây nên phiền não do sự che mờ của Bản ngã giả ảo. Và từ sự thật này sẽ dẫn con người đến một hạnh phúc nội tâm chân thật, tự nhiên và bền lâu mà không ai có thể lấy mất được.
Trong Tứ Diệu Đế, đức Phât đã chỉ ra sự thật Khổ, nguyên nhân của Khổ (chấp Bản ngã), và phương pháp vượt thoát Khổ (diệt Bản ngã) nơi con người.
Khổ nơi đây chỉ cho khổ tâm dưới nhiều hình thức chi phối con người. Nguyên nhân của Khổ cũng đa dạng không kém. Nhưng đức Phật đã chỉ ra rằng nguyên nhân của các sự Khổ cũng chỉ xuất phát từ một giả ảo có tên gọi là Bản ngã, Chấp ngã,hay ngắn gọn hơn làNgã.  Và để vượt thoát Khổ không gì khác hơn là thấy ra sự thật “Bản ngã giả ảo” này qua chân lý Duyên khởi, tương tự như ánh sáng xóa tan ngay bóng tối vậy.
          Do đó, tu hướng chân là nhằm thấy biết ra sự thật hay lẽ thật nơi mọi sư vật, là Vô ngã, như trong kinh Pháp Cú, bài kệ 153 và 154 đã chỉ ra:        
Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh. (153)
Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Ngươi không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.(154)
Vì thế, để quán triệt ra lẽ thật, hành giả cần lĩnh hội các pháp phương tiện Duyên khởi (Vô ngã + Vô thường), Không tính, Nhân Quả, Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, Bát Chánh Đạo, các Hạnh Ba-la-mật, và các Pháp Ấn.
Dưới đây là sơ đồ tu hướng chân:
   Pháp học               Pháp hành
     [Văn tuệ +Tư tuệ]  →  [Tu tuệ]
                                                             ↓       
Pháp thành                                                          Pháp thành
[Đắc giới +Đắc định]  ←   [Tuệ giác]  →  [Giới Ba-la-mật +Định Ba-la-mật]
 Đạo đức Duyên khởi                                               Chân lý Duyên khởi
Trong đó:
Văn tuệ=  Văn tự Duyên khởi         =  Văn tự Bát-nhã (Ba-la-mật-đa)
Tư tuệ   =  Quán chiếu Duyên khởi  =  Quán chiếu Bát-nhã (Ba-la-mật-đa)
Tu tuệ   =  Thực tướng Duyên khởi  =  Thực tướng Bát-nhã (Ba-la-mật-đa)
⦿Pháp học(P: Pariyattisāsana): Là Tam tạng (三藏;  P: Tipiṭāka;  S: Tripiṭaka;  E: Three Baskets) kinh điển, được đọc, nghe (Văn tuệ) và tư duy (Tư tuệ). Văn tuệ và Tư tuệ làm căn bản cho Chánh niệm trong Pháp hành.
⦿Pháp hành (P: Paṭipattisāsana):  Là thực hành [Tu tuệ]với nội dung là [Định + Tuệ].                   
⦿Pháp thành(P: Paṭivedhasāsana):  Là Tuệ giác thấy ra sự thật, lẽ thật:
          - Sự thật tuyệt đốivới:  [Tuệ Ba-la-mật + Giới Ba-la-mật + Định Ba-la-mật] biểu hiện cho chân lý Duyên khởi thiết thực-hiện tại (‘như nó đang là’).
+ Tuệ Ba-la-mật = Tuệ vô lậu.
+ Giới Ba-la-mật = Giới vô lậu.
+ Định Ba-la-mật = Định vô lậu = Chánh định.
                    - Sự thật tương đốivới: [Đắc giới + Đắc định] biểu hiện cho Đạo đức Duyên khởi.
-----------------
(*) Chú thích:   Trong khoảng 20 năm sau ngày chứng đạo, các đệ tử Phật có căn trí cao, nên lấy [Niệm] (thường gọi là Chánh niệm) để thực hành tu [Định + Tuệ], viết gọn là: “Niệm – Định – Tuệ”.  Về sau, các đệ tử Phật có căn trí kém hơn, nên Phật chế Giới, nên thực hành tu cùa các hành giả là “Giới – Niệm – Định – Tuệ”.  
Thiền Sư Thanh Nguyên Duy Tín trong Truyền Đăng Lục, quyển 22, nói về hành  trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, với ba câu ngắn như sau:
Lão tăng, 30 năm trước khi chưa học thiền thấy núi là núi, nước là nước.
Sau nhân theo thiện tri thức chỉ cho chỗ vào thì thấy núi chẳng phải núi, nước chẳng phải nước.
Rồi nay đã thể nhập chốn yên tịch thì thấy núi chỉ là núi, nước chỉ là nước.
2.1. Chân lý Duyên khởi.

Pratītyasamutpāda - Wikipedia
Duyên khởi – Wikipedia tiếng Việt
Duyên khởi(縁起;  P: Paṭicca-samuppāda;  S: Pratītya-samutpāda;  E: Dependent origination, Dependent arising), trong đó:    
- Duyên(, ;  P: paccaya;  S: prātyaya;  E: cause, condition):  Là điều kiện, yếu tố, để cho một sự vật hay một sự kiện nảy sinh, hình thành. Cụ thể nơi con người, Duyên là những điều kiện để cấu thành các hiện tượng về vật lý cũng như tâm lý (thân và tâm).
- Khởi (;  P: samutthapeti; S: samupajjati;  E: raise, arise, originate):  Làphát sinh, trổi dậy.
Theo đó:
Chânlý Duyên khởi vũ trụ quancủa đạo Phật,nóchỉ ra rằng mọi sự vật hiện tượng trongvũ trụ đều do những yếu tố và điều kiện tương tác sinh sinh hóa hóa, in tuồng như có-như không, chứ không là thực có-thực không. Biểu đạt cho vũ trụ quan Duyên khởi là lẽ Vô thườngVô ngã.
Do đó, nhận thức và hành động theo lẽ thật Duyên khởi là cách tu học hướng chân. Hành giả tu học thấy ra lẽ thật này gọi là Thánh giả.  Chữ Thánh (P: Muni) trong Phật giáo không mang ý nghĩa siêu hình hay siêu thế, mà chỉ cho bậc thấy ra lẽ thật Duyên khởi, khiến nội tâm trở nên  thanh tịnh  một cách tự nhiên, đồng thời mọi hành động cũng đều hợp với lẽ thật.
          Cái nhà là một sự kết hợp của nhiều cấu kiện (nhiều Duyên), chứ không có cái nhà nào tự nhiên tồn tại (Vô ngã), các cấu kiện tạo nên cái nhà (nội Duyên) theo thời gian bị tác dụng bởi các yếu tố môi trường (nội-ngoại Duyên) xuống cấp biến dạng (Vô thường). Theo đó, cái nhà tồn tại tạm, chứ không thật sự tồn tại.
- Ý niệm về cái nhà tự hữu hay hằng hữu được gọi là Ngã, Bản ngã, Chấp ngã.
          - Nhận thực ra cái nhà không tự hữu hay không hằng hữu được gọi là Vô ngã.
          Tương tự, các khái niệm, các tư tưởng triết học, chính trị, xã hội, tôn giáo, ... chế đinh đều là những Bản ngã, Chấp ngã.  Thí dụ:  Quan niệm về Thượng Đế, Tiểu ngã, Đại ngã thảy đều là Chấp ngã.
Một cách tổng quát, theo kinh Phật Tự Thuyết (Udāna), thuộc Tiểu Bộ kinh (Khuddaka-nikāya), tập 1,  nguyên lý Duyên khởi được phát biểu như sau:
Imasmiṃ sati idaṃ hoti
Imass’uppādā idaṃ uppajjati
Imasmiṃ asati idaṃ na hoti
Imassa nirodhā idaṃ nirujjhati
                                   [P: Paṭiccasamuppāda]
Yaduta asmin satīdaṃ bhavaty
Asyotpadād idam utpadyate
Yaduta asmin asatīdaṃ na bhavaty
Asya nirodhād idaṃ nirudhyate
                                   [S: Pratītyasamutpāda]
This being, that becomes;
From the arising of this, that arises.
This not being, that does not become;
From the cessation of this, that ceases.
此有故彼有              Thử hữu tắc bỉ hữu
此生故彼生                          Thử sinh tắc bỉ sinh
此無故彼無              Thử vô tắc bỉ vô
此滅故彼滅              Thử diệt tắc bỉ diệt
Do cái này có, cái kia có. 
Do cái này sinh, cái kia sinh. 
Do cái này không có, cái kia không có. 
Do cái này diệt, cái kia diệt.
                  
- Trong kinh Ðại Duyên (Trường Bộ III, tr. 56), đức Phật nhấn mạnh hơn: "Này Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp Duyên khởi này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một tổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja, không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sinh tử".
 - Trong các kinh Trung Bộ I, số 28; Tương Ưng III, tr. 144 và Tiểu Bộ I, tr. 48 chép lời Đức Phật:
Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Duyên khởi”
Hay:
"Ai thấy Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy Pháp là thấy Phật (= Niết-bàn)". 
Chân lý Duyên khởi diễn đạt tính tương quan tương thuộc hay tương sinh tương khởi của các pháp, nghĩa là “Cái này có là nhờ cái kia, cái kia có là nhờ cái này. Cái này và cái kia tương quan tương duyên, lớp lớp không cùng tột”;  cho nên trình bày một cách hình tượng hơn, nơi kinh Hoa Nghiêm, chân lý này được gọi là Trùng trùng Duyên khởi   hay  Vô tận Duyên khởi,  một tầm nhìn bao quát và đúng thật về thực tại.
Trong kinh Tư Ích (思益經;  S: Viśesacintabrahma-pariprcchā), Duyên khởi và tính Không là 2 mặt của một thực thể, có chép:
Các pháp từ Duyên sinh                
Tự không có định tính                    
Biết được Nhân Duyên này           
Đạt thuộc tính các pháp
Biết tướng thật các pháp
Thì biết được tướng Không
Nếu biết được tướng Không
Liền sẽ thấy được Phật.
- Trong luận Trung Quán, Phẩm Nhân Duyên, Phầm 1, Bài kệ tán Phật:
不生亦不滅                  Bất sinh diệc bất diệt
不常亦不斷        Bất thường diệc bất đoạn
不一亦不異        Bất nhất diệc bất dị
不來亦不出        Bất lai diệc bất xuất
能說是因緣        Năng thuyết thị nhân duyên
善滅諸戲論        Thiện diệt chư hí luận
我稽首禮佛        Ngã khể thủ lễ Phật
 諸說中第一       Chư thuyết trung đệ nhất.
Không sinh cũng không diệt
Không thường cũng không đoạn
Không một cũng không khác
Không đến cũng không đi
Hay thuyết nhân duyên ấy
Khéo diệt các hí luận
Con cúi đầu lễ Phật
Bậc nhất trong các thuyết
Thấy Duyên khởi là thấy Chân lý (= Pháp), và thấy Chân lý (= Pháp) là thấy Phật. Đây là sự giác ngộ tối thượng, là thấy được thực tại tối hậu, là vượt ra ngoài mọi ràng buộc của thế giới Ngã tính - bị giới hạn bởi vô minh và chấp thủ cực đoan trong nhận thức và hành động theo quan niệm nhị nguyên-hữu ngã như sau:
                           Hữu(P: atthita)                  (P: natthita)
                              Thường(P: sassata)          Đoạn(P: uccheda)
                              Một(P: eketta)                   Khác(P: anna)
                              Một(P: eketta)                   Nhiều(P: puthutta)
VIDEO
-Giáo Lý Nhà Phật Mà Albert Anhxtanh Tâm Đắc Nhất
- Lý Duyên Khởi [Phật Pháp Căn Bản 02] | TS Thích Nhất Hanh
- Phật học 24 l LÝ DUYÊN SINH (Duyên khởi)(Paṭiccasamuppāda) – Phần 1 HT Pháp Tông 
- Phật học 25 l LÝ DUYÊN SINH (Duyên khởi)(Paṭiccasamuppāda) – Phần 2 HT Pháp Tông
 
2.2. Đạo đức Duyên khởi.
Đạo đức Duyên khởinhân sinh quan của đạo Phật, nó đặc trưng cho cái đúng, cái thiện khi hành giả hành động theo nhận thức Duyên khởi.
- Cái đúng (đúng-sai) nói lên tính tương đối.
- Cái thiện (thiện-ác) nói lên tính tốt lành trong cuộc sống.
Theo Trung bộ Kinh II, Kinh thứ 61 và 62 và Trung bộ Kinh III, kinh thứ 147, đạo đức Phật giáo được đặt nền tảng trên chân lý Duyên khởi(= Vô ngã + Vô thường). Ở mọi không gian và thời gian, giá trị đạo đức này được xác định theo nguyên tắc chuẩn mực sau:
Mọi hành động đem lại lợi mình-lợi người, được xem là tốt, là thiện,lành.
Mọi hành động đem lại lợi mình-hại ngườihay hại mình-lợi ngườihay hại mình-hại người, được xem là xấu, làác, là dữ.
Có nghĩa là:
Mọi hành động đem lại khổ mình haykhổ người, được xem là sai,bất thiện.
Nguyên tắc này được dùng để giải thích và ứng dụng vào thực tế một cách linh hoạt 5 điều đạo đức (Ngũ giới) và 10 điều đạo đức (Thập thiện) nói trên. Với nguyên tắc này, hành giả sẽ tránh ngộ nhận đây là những tín điều mang tính cực đoan như ở các tôn giáo khác, và rơi vào Giới cấm thủ.
Dưới đây là những hình thức của Bản ngã như Lậu hoặc, Ngũ uẩn, Thập kết sử  mà hành giả cần biết để đoạn trừ khi tu hướng chân:
Nelumbonaceae - Wikiwand
          2.3. Lậu hoặc.
1) Lậu hoặc(漏惑;   P: Āsava;  S: Āsrava;  E: Mental intoxicants)
- Lậu 漏:  Là ô nhiễm, phiền não.
- Hoặc 惑:  Là mê lú, mê lầm.
          Theo đó, lậu hoặc là phiền não, chướng ngại do Si, là phiền não do không hiểu biết hay hiểu biết sai về chân lý Duyên khởi, là Bản ngã – mà theo đó mọi hành động sẽ dễ dàng rơi vào các bám chấp ThamhaySân, tạo thành Tam đôc “Tham-Sân-Si”.
          Trong kinh Tương Ưng Bộ IV, trang 404 nêu rõ:  “Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”. 
Trong kinh Tạp A Hàm có chép:  “Niết-bàn có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ Nghiệp gây ra từ ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
Lậu hoặc chia làm bốn loại, đó là: Dục lậu, Hữu lậu, Kiến lậu và Vô minh lậu.
 1.Dục lậu (P: Kāmāsava):  Đây là những phiền não ở cõi dục (nơi cuộc sống của con người). Dục lậu được xem như sinh ra từ 2 dạng Ngũ dục sau:
- Ngũ dục giác quan:  Sắc dục, Thinh dục, Hương dục, Vị dục, Xúc dục.
- Ngũ dục thế tục: Tài (tài sản), Sắc (nữ sắc), Danh (tiếng khen), Thực (ăn uống), Thùy (ngủ nghỉ).
2. Hữu lậu (P: Bhavāsava): 
Đây là những phiền não ở Tam giới, đó là cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc.
- Dục hữu :  Ý nghĩa như Dục lậu.
- Sắc hữu và Vô sắc hữu :   Đây là những phiền não gây ra do sự ham mê, mong muốn được chứng đắc các tầng thiền Sắc và Vô sắc để thọ hưởng  hỷ, lạc, xả … trong các tầng thiền định.
3. Kiến lậu (P: Diṭṭhāsava): 
Đây là những phiền não thuộc về sở tri, tức về kiến thức, về quan niệm của mình trên các lĩnh vực của đời sống như chính trị, tôn giáo, xã hội. Kiến lậu xuất phát từ  kiến chấp ưa ghét … làm tổn thương đến giá trị tinh thần, lòng nhân ái, làm mất đi công bằng và lẽ phải giữa con người với con người.
Kiến lậu biểu hiện chấp thủ, bảo vệ quan điểm của riêng mình qua cách nhìn, các thấy biết sai lệch, những tư tưởng, những triết lý, quan niệm sai lạc mà cho là đúng. 
4. Vô minh lậu (P: Avijjāsava): 
Đây là trạng thái tâm không sáng suốt, không tỉnh giác đối với chân lý Duyên khởi khiến con người có những hành động mê lầm chấp thường-chấp ngã, gieo trồng các mê nghiệp, tạo nên lậu hoặc, khiến phải chịu trôi lăn trong vòng sanh tử.
2) Đoạn trừ lậu hoặc.
Đoạn trừ lậu hoặc là đoạn trừ Bản ngã nhằm giúp nội tâm thanh tịnh, sáng suốt, làTâm vô lậu 無漏心, là Niết-bàn 涅槃vậy.
Trong kinh Trung bộ I, Phật dạy 7 cách giúp phòng hộ và diệt tận lậu hoặc: 
“Này các Tỷ-kheo!
Có những lậu hoặc phải do tri kiến mà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do phòng hộmà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do thọ dụngmà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do kham nhẫnmà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tránh némà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do trừ diệtmà được đoạn trừ.
Có những lậu hoặc phải do tu tậpmà được đoạn trừ”.
1. Tri kiến giúp đoạn trừ lậu hoặc:  
Tri kiếnlà thấy biết. Có loại tri kiến dẫn con người vào chỗ bất thiện, không tránh được phiền não trong hiện tại và tương lai. Có loại tri kiến giúp đoạn tận phiền não dẫn con người vào Thánh đạo; tri kiến về đạo đức Duyênkhởi và chân lý Duyên khởi, mà cụ thể là Vô ngã, Vô thường, Nhân Quả là tri kiến đỉnh cao giúp hành giả đạt tới Phật quả.
Trong kinhTương Ưng bộ, chương 22 Tương ưng Uẩn, iii: Phẩm “Những gì được ăn”, có chép:
Này các Tỷ-kheo, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức? Ở đây, này các Tỷ- kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, quán Sắc như là Tự ngã, sự quán như vầy là Hành, Hành ấy là Vô thường, hữu vi, do duyên sinh. Vô minh ấy là Vô thường, hữu vi, do duyên sinh. Do biết vậy, do thấy vậy, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức”.
Đoạn kinh văn trên còn chứng tỏ rằng các lậu hoặc được đoạn tận ngay lập tức, không cần trải qua thời gian, không cần phải tu tập Tứ niệm xứ, mà chỉ cần rõ biết các Hành là Vô thường, là pháp hữu vi do Duyên sinh, Thọ là vô thường, là pháp hữu vi, do Duyên sinh, thì sẽ đoạn tận các lậu hoặc ngay lập tức, cứu cánh niết-bàn.
2. Phòng hộ giúp đoạn trừ lậu hoặc:  
Phòng hộnói đây là phòng hộ sáu căn khi tiếp xúc với sáu trần. Sáu căn là nơi có thể làm hiện khởi tập khí Tham dục, Sân hận, Si mê, gây chướng ngại cho sự tu học. Đó là lý do cần phòng hộ sáu căn.
- Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật đã chỉ dạy pháp hành 6 căn này dựa trên nhận thức chân lý Duyên khởiđể đi đến giải thoát, tức Lục căn viên thông, như sau:
"Các thầy phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?
+ Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+Thânxúc chạm, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
+ Ý đối với suy nghĩ mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
- Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: “Sáu thứ mắt tai mũi lưỡi thân ý làm mai mối cho giặc phiền não. Do đây từ vô thủy, thế giới chúng sinh sinh ra ràng buộc, không thể vượt khỏi sự vật thế gian”.  Phòng hộ được sáu căn thì ngay đó là giải thoát.
3.Thọ dụnggiúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Thọ dụng nơi đây là đối với việc ăn mặc. Ăn mặc sao để không ngày càng bị trói buộc làm cho Tham dục và Sân hận tăng trưởng. Mục đích của việc thọ dụng này là để hỗ trợ phạm hạnh. Đây là chỗ khác với người đời, ăn là phải ngon, mặc là phải đẹp, là chỗ hướng đến của người đời.
          - Trong kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc (P: Sabbāsava sutta) thuộc Trung Bộ Kinh, có chép:
          “Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát (*), thọ dụng y phục, chỉ để che đậy sự trần truồng, ngăn ngừa lạnh, nóng, xúc chạm của các loài côn trùng. Vị ấy như lý giác sát, thọ dụng món ăn khất thực không phải để vui đùa, đam mê, trang sức, hay tự làm đẹp mình. Chỉ là để thân này được dài lâu, để thân này khỏi bị hại thương, để hỗ trợ phạm hạnh...”.
---------
(*) Chú thích: 
         1.Như lý giác sát (如理覺察;  P: Yoniso-paṭisaṅkhāna;  E: Skilful discrimination, Wise discrimination) = Khéo giác sát:  Là dùng ánh sáng chân lý suy xét hiểu biết một đối tượng.
2.Như lý tác ý (如理作意;  P: Yoniso-manasikāra;  E: Proper attention,  Wise attention) = Khéo tác ý: Là dùng ánh sáng chân lý soi sáng tới một đối tượng.
- Như lý (P: Yoniso) là đúng lẽ thật (chân lý Duyên khởi)
- Giác sát (P: Paṭisaṅkhāna) là suy xét hiểu biết một đối tượng.
- Tác ý (P: Manasikāra) là hướng tâm, khởi tâm tới một đối tượng.
          4. Kham nhẫn giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Kham nhẫnlà nói đến những gì không thuận với ý mình. Ăn những món không hợp khẩu vị mà phải ăn; mặc những thứ không thích mà phải mặc; gần những người không hợp; xa những người thân thương …; rất nhiều thứ trong cuộc đời này hiện ra rất trái ý, mà không ít thì nhiều, ai cũng phải chịu. Bởi thế, sống có kham nhẫn thì mới tìm thấy an lạc, mới vượt thoát được Sân hận.
Quán chiếu Duyên khởi, mà cụ thể là lý Nhân Duyên Quả, Vô thường, Vô ngã – là tuệ giác soi sáng cho kham nhẫn, vượt lên các phiền não dằn nén.
          5.Tránh né giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Tránh né, là một hình thức của tránh Duyên. Những Duyên nào không thể đương đầu hay kham nhẫn, có thể ảnh hưởng đến hành giả khiến có thể làm hiện hành và phát triển Tham dục cũng như Sân hận thì cần phải tránh.
- Trong kinhTất Cả Các Lậu Hoặc, Phật dạy:
Thế nào là các lậu hoặc do tránh né mà được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây các Tỷ-kheo như lý giác sát, tránh né voi dữ, ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn khúc cây, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước”.
Ở đây, này các Tỷ-kheo như lý giác sát, có những chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng, những bạn bè ác độc mà nếu giao du thì bị các đồng phạm hạnh nghi ngờ khinh thường”.
          - Trong kinh Phạm Võng Bồ-tát giới nói:
Cũng chẳng được đi xem hát, nghe nhạc, chơi cờ, đánh bạc, chơi cầu, đá bóng, cho đến chơi bói xú v.v…”.  Bởi đây là những trú xứ làm loạn tâm, tăng trưởng hơn thua và tham, sân, si, mà hành giả không nên lai vãng.
          6.Trừ diệt giúp đoạn trừ lậu hoặc:
          Trừ diệt là hành tác không cho lậuhoặc tồn tại và hiện khởi. Tuy nhiên có những lậu hoặc khó dứt trừ, nên cần sự hỗ trợ của các pháp khác như tránh duyên, kham nhẫn v.v…
- Tránh duyên, để không tạo duyên cho lậu hoặc sinh khởi.
- Kham nhẫn, vì lỡ sinh khởi rồi thì chịu đựng, không cho nó phát thành hành động.
          Trong kinh Tất Cả Các Lậu Hoặcnói: 
“Thế nào là các lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo như lý giác sát, không chấp nhận dục niệm đã khởi lên. Từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại dục niệm ấy. Không chấp nhận sân niệm đã khởi lên. Từ bỏ, trừ diệt, diệt tận, không cho tồn tại sân niệm ấy...”
          7.Tu tập giúp đoạn trừ lậu hoặc:   
Tu tập là thực hành gồm những 6 pháp đã trình bày trên tùy hoàn cảnh, tùy duyên. Tổng quát, là tu tập với 37 Phẩm Trợ Đạo:  

Tam thập thất bồ-đề phần= 37 Phẩm trợ đạo(三十七菩提分;  P: Sattatiṃsa bodhipakkhiyā dhammā;  S: Saptatriṃśad bodhipākṣikā dharmāḥ;  E: the 37 factors to enlightenment, the thirty-seven aids to enlightenment):  Là 37 pháp hành định tính hỗ trợ cho con đường tu học, giúp hành giả đạt đến giác ngộ-giải thoát.  Tổng 37 yếu tố này chia thành 7 nhóm sau:
1.Ngũ căn= Ngũ thiện căn  (五根;  P: Pañca indriya;  S: Pañcānām indriyāṇām;  E: Five spiritual faculties):  Là năm biểu hiện về động lực chân chánh cần có để rèn luyện tâm, nhằm đạt đến giác ngộ, như: 
Tín căn(= Chánh tín);  Tấn căn (= Chánh tinh tấn);  Niệm căn (= Chánh niệm);  Định căn (= Chánh định);  Tuệ căn (= Chánh tri kiến).
Có thể thấy rằng Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Định căn được đặt trên nền tảng của Tuệ căn – là hiểu thấu chân lý Duyên khởi và đạo đức Duyên khởi [tương tự như thực hành 7 chi phần của Bát Chánh Đạo trên nền tảng của chi phần thứ nhất là Chánh tri kiến].  Theo đó, Tín căn là thể hiện niềm tin đối với một sự việc sau khi đã hiểu rõ bản chất của sự việc trên nền tảng của Duyên khởi (= Vô thường & Vô ngã); điều này trái với Đức tin là niềm tin vô điều kiện nơi các tôn giáo Hữu thần.
2.Ngũ lực(五力;  P:  Pañca bala;  S:  Pañca balāni;  E: Five Strengths, Five powers):  Là năm biểu hiện về thành tựu sức mạnh của tâm có được từ việc rèn luyện Ngũ căn, đó là:
          Tín lực (lực của Chánh tín);  Tấn lực (lực của Chánh tinh tấn);  Niệm lực (lực của Chánh niệm);  Định lực (lực của Chánh định);  Tuệ lực (lực của Chánh tri kiến).
3.Tứ chánh cần  (四正勤;  P: Cattāro sammappadhānā;  S: Catvāri prahāṇāni;  E: Four right exertions/efforts):  Là bốn biểu hiện về những định hướng giúp hành giả nỗ lực tu học đúng đắn. Đây được xem là chi tiết hóa chi phần Chánh tinh tấn trong Bát Chánh Đạo.
4.Tứ niệm xứ   (四念處;  P: Cattāro satipaṭṭhānā;  S: Catvāri smṛtyupasthāna;  E: Four establishments of mindfulness):  Là bốn biểu hiện về phép thiền quán (= thiền tuệ) cơ bản giúp tâm hành giả tỉnh giác, gồm quán Thân, quán Thọ, quán Tâm, quán Pháp (=  niệmThân, niệm Thọ, niệm Tâm, niệm Pháp).  Đây được xem là chi tiết hóa chi phần Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo.
5.Tứ như ý túc = Tứ thần túc):  (四神足;  P: Cattāro iddhi-pādā;  S: Catvāri ṛddhipāda;  E: Four bases of magical/mental/supernatural power):  Là bốn nền tảng để viên mãn, đó là Dục (Nhiệt tâm), Cần (Tinh tấn), Tâm (Dõng mãnh), Thẩm hay Tuệ (Tra cứu hay Sáng suốt).
6.Thất giác chi  (七覺支;  P: Satta-pojjharigā;  S: Sapta-podhyaṅgān;  E: Seven Factors of Enlightenment):  Là bảy biểu hiện về giác ngộ-giải thoát từ sự chứng ngộ Chân lý Duyên khởi.
7.Bát chánh đạo (八聖道;  P: Ariyāṭṭhaṅgika-magga;  S:Āryāṣṭāṇga-mārga;  E: Noble Eightfold Path):  Là biểu hiện chung nhất về con đường tu học tám nhánh để đạt tới Chân lý và Đạo đức.
mail?url=http%3A%2F%2Fvannghequandoi
2.4. Ngũ uẩn.
          1) Ngũ uẩn(五蘊;  P: Pañca-khandha;  S: Pañca- skandhāḥ;  E: Five aggregates of clinging) được xem là 5 hình thức Bản ngã biểu hiện nơi một con người.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ III, đức Phật còn xác định rõ: "Không liễu tri Năm uẩn thì không thể đoạn tận khổ đau".
- Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Gánh nặng có nói:
Ngũ uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người.
Mang gánh  nặng ấy lên
Chính là khổ ở đời.
Còn đặt gánh nặng xuống
Chính là lạc ở đời .
Đặt gánh nặng xuống xong
Không mang thêm gánh khác.
Nếu nhổ khát ái lên
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát
Được giải thoát tịnh lạc
          Gánh nặng nơi đây chính là Bản ngã nơi mỗi con người.
-Trong kinh Niệm Xứ (Satipaṭṭhāna sutta), đức Phật dạy:
Chúng ta hãy quán chiếu sâu sắc sẽ thấy rằng năm uẩn không phải là một thực thể, mà là hiện tượng của loạt các tiến trình vật chất và tâm thức; chúng (năm uẩn) sinh diệt một cách liên tục và nhanh chóng, chúng luôn biến đổi từng phút, từng giây; chúng không bao giờ tĩnh mà luôn động, và không bao giờ là thực thể mà luôn biến hiện”.
          1. Sắc uẩn (色蘊;  P: Rūpa-khandha;  S: Rūpa-skandha): 
Sắc là Tứ đại “Đất Nước Gió Lửa”, biểu hiện cho thân con người.
Bản chất của Sắc là Vô ngã, Vô thường, và Sắc chuyển biến bất tận theo lẽ thật Duyên khởi, cho nên bản chất của Sắc là Không (= không thực tồn tại bất biến, kể cả quan niệm về một linh hồn hằng hữu ở các tôn giáo khác). Sự chấp thủ Sắc (tức Sắc uẩn) nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ khổ não.
Trong kinh Kim Cương, đoạn 5, có viết:
Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai *  凡所有相,皆是虛妄。若見諸相非相,即見如來* Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai.
 Sắcuẩnlà các biểu hiện Chấp ngã của Sắc, như tên, họ, quan hệ gia đình, quan hệ bạn bè ..., nghề nghiệp, địa vị.  Một người đồng thời có thể đóng vai cha (mẹ), chồng (vợ), ông (bà), con, ..., hay chức danh giám đốc, giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, ... nơi xã hội, hay đại đức, thượng tọa, linh mục, mục sư, ... nơi tôn giáo.
2. Thọ uẩn (受蘊;  P: Vedanā-khandha;  S: Vedanā-skandha): 
Thọ có nghĩa là hành động nhận, chịu, bị, mắc. Thọ là nói gọn của cảm thọ感受là nhận chịu cảm xúc(E: emotion), gồm có 3 dạng:
- Lạc thọ (樂受;  P: Sukha-vedanā;  S: Sukha-vedanā):  Có cảm xúc dương tính, như cảm xúc dễ chịu hay vui  (Lạc = Cảm xúc vui).
- Khổ thọ (苦受;  P: Dukkha;  S: Duḥkha-vedanā):  Có cảm xúc âm tính, như cảm xúc khó chịu hay buồn (Khổ = Cảm xúc buồn).
- Xả thọ(捨受;  P: Upekkhā;  S: Upekṣā-vedanā):  Có cảm xúc trung tính, như cảm xúc không vui thích, không đau khổ.
Bản chất của Thọ là Vô ngã, Vô thường, và Thọ chuyển biến bất tận theo lẽ thật Duyên khởi.
Thọ uẩnlà các biểu hiện Chấp ngã của Thọ, là các hành động phán đoán cảm xúc như  thích–ghét,  vui–buồn,  đep–xấu,  hay–dở,  ngon–dở,  dễ chịu–khó chịu, ... Cho rằng hoa hồng đẹp hơn hoa lan là động thái cảm xúc chủ quan.
3.Tưởng uẩn(想蘊;  P: Saññā-khandha;  S: Sañjā-skandha): 
Tưởngcó nghĩa là hành động cảm nhận thông qua suy nghĩ, suy đoán, suy tưởng, luận biện, tưởng tượng (E: thinking // imagination).  Theo đó, Tưởng được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù lý trí(E: reason).
 Bản chất của Tưởng là Vô ngã, Vô thường, và Tưởng chuyển biến bất tận theo lẽ thật Duyên khởi.
Tưởng uẩnlà các biểu hiện Chấp ngã của Tưởng, làcác loại phán đoán của cảm nhậnbằng lý trí như đúng-sai, khôn-ngu, ..., bằng các khái niệm, các quy ước, các quy chế hay những điều kiện sách đặt ra, là những động thái cảm nhận lý trí chủ quan.
4. Hành uẩn (行蘊;  P: Saṅkhāra-khandha;  S: Saṁkhāra-skandha).
          Hành có nghĩa hành động, là làm, thực thi, thực hiện.  Hành nhằm chỉ ra ý muốn, ý định, mong muốn, ước muốn, toan tính … làm một sự việc nào đó.
Hành là công năng làm phát khởi ra Nghiệp, đó là toàn bộ những thao tác tư duy quyết định.  Theo đó, Hànhđược xem là nhóm tâm thuộc phạm trù ý chí(E: Volition; Will) biểu hiện cho nội lực thúc đẩy tạo tác hành động.
Bản chất của Hành là Vô ngã, Vô thường, và Hành chuyển biến bất tận theo lẽ thật Duyên khởi.
Hành uẩnlà các biểu hiện Chấp ngã của Hành, làcác loại phán đoáncủa ý chí tạo tác, mong muốn hành động hay động cợ hiện thực sự việc. Như mong muốn gặp nghịch cảnh không sinh lòng oán giận(tâm sở Vô sân) thể hiện ý chí chủ quan, động cơ thực hiện ‘Vô sân’.
5.Thức uẩn(識蘊;  P: Viññāṇa-khandha;  S: Vijñāna-skandha): 
Thứccó nghĩa là biết, nhận biết, hiểu biết, kiến giải.  Thức theo nghĩa căn bản là gồm Lục thức (六識; P: Saḷviññāṇa;  S: Ṣaḍvijñāna;  E: Six sense consciousnesses) sinh khởi từ 6 căn tiếp xúc với 6 trần.
Thức có công năng sao chép, lưu giữ và chuyển giao toàn bộ các nhận biết, hiểu biết, kiến giải trong hiện tại, quá khứ và cả các tiền kiếp quá khứ.  Theo đó, Thứcvới nghĩa đấy đủ theo Tâm Lý học ngày nay, được xem là nhóm tâm thuộc phạm trù ký ức(E: Memory) bao gồm Ý thức (E: Consciousness, Conscious mind), Tiềm thức (E: Subconsciousness, Subconscious mind), Vô thức (E: Unconsciousness, Unconscious mind).
Bản chất của thức là Vô ngã, Vô thường, và Thức chuyển biến bất tận theo lẽ thật Duyên khởi.
Thức uẩnlà các biểu hiện Chấp ngã của Thức, làcác loại kiến thức, kinh nghiệm-thói quen ... chủ quan, khiến Thức của con người là những Chấp kiến hay Tà kiến. Khi Thức được soi sáng bởi Duyên khởi khách quan, thì đó gọi là Chánh kiến, là Trí hay Tuệ giác.
2) Phòng hộ 6 căn.
Căn(根;  P;S: ajjhattikāni āyatanāni;  E: sense base, sense organ):  Căn tức là chỗ nương tựa, làm gốc cho những cái khác nẩy nở, phát sinh.
Lục căn(六根;   P: Saḷāyatana;  S: Saḍāyatana;  E: Six organs).
Lục căn ở đây tức là: Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn.
Lục căn còn gọi là Lục nội xứ (P: ajjhattikāni āyatanāni;  E: six internal sense bases)  là 6 gốc rễ có sức nảy sanh. Lục căn chính là sáu cơ quan của con người dùng để nhận biết sự vật, gồm:
1. Mắt =Nhãn căn  (眼根;  P: cakkhu-āyatana, cakkhāyatanaṃ;  S: cakṣur-āyatana;  E: eye base):  Là cơ quan và năng lực thị giác.
2. Tai  =Nhĩ căn  (耳根;  P: sota-āyatana, sotāyatanaṃ;  S: śrotra-āyatana;  E: ear base):  Làcơ quan và năng lực thính giác.
3. Mũi  =Tỷ căn  (鼻根;  P: ghāna-āyatana, ghānāyatanaṃ;  S: ghrāṇa-āyatana;  E: nose base):  Làcơ quan và năng lực khứu giác.
4. Lưỡi =Thiệt căn  (舌根;  P: jivhā-āyatana, jivhāyatanaṃ;  S: jihva-āyatana;  E: tongue base):  Làcơ quan và năng lực vị giác.
5. Da  =Thân căn (身根;  P;S: kāya-āyatana, kāyāyatanaṃ;  E: body base):  Làcơ quan và năng lực xúc giác.
6. Não  =Ý căn (意根;  P: mano-āyatana, manāyatanaṃ;  S: manaḥ-āyatana;  E: mind base):  Làcơ quan và năng lực tư duy.
The Senses-A Primer
Sơ đồ Lục căn
            Phòng hộ 6 căn tức tu tập Chánh niệm 6 căn khi đối duyên xúc Cảnh không rơi vào vòng xoáy của Ngũ uẩn, nghĩa là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức không trở thành Bản ngã là những dính mắc Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn, Thức uẩn.
Trong kinh Tăng Chi Bộ, đức Phật dạy tính xả ly để phòng hộ sáu căn như sau:
"Có sáu pháp vô-thượng  mà các thầy cần tu. Những gì là sáu ?
Mắtthấy sắc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Tainghe tiếng, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Mũingửi mùi, không ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Lưỡinếm vị, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Thânchạm xúc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.
Ý đối với mọi việc, không sanh tâm ưa thích hay ghét bỏ; hãy trụ tâm nơi xả, hằng tỉnh sáng.”
Có sự phân biệt:
⦿ -[6 Căn + 6 Cảnh  [6 Kiến = 6 Trí (= 6 Tri kiếnlà thấy biết không có Bản ngã chi phối, tức thấy biết trên nền tảng Vô ngã)]    Tỉnh giác.
⦿ -[6 Căn + 6 Trần]  →  [6 Thức (= 6 Tri thứclà thấy biết bị Bản ngã chi phối, tức thấy biết trên nền tảng Hữu ngã)]    Tỉnh thức.
Vì thế, gọi tu là chuyển  6 Thức  thành  6 Trí  bằng cách phòng hộ 6 Căn là vây. 
Nelumbo Nucifera Egyptian Bean Sacred Lotus 5 Seeds - Etsy UK
2.5 . Thâp kết sử.
Thập kết sử(十結;  P: Dasa samyojana;  S: Dasha saṃyojana;  E: Ten fetters):  Đây là 10 xiềng xích tiềm ẩn bên trong nội tâm của một người, chúng tạo ra những trở ngại và ràng buộc con người trong quá trình tái sinh, và gây ra đau khổ. Đây là 10 hình thức biểu hiện Bản ngã.
Theo kinh Sư Tử Hống, Trung A-hàm, 24, để đoạn diệt Thập kết sử, hành giả cần thực hành tu tập thiền quán Tứ niệm xứ bằng việc thấu suốt Duyên khởi, tức lĩnh hội được Vô ngã, Vô thường, Không tính và Trung đạo.
Thập kết sử được chia làm 2 nhóm:
           1) Ngũ hạ kết(P: pañcorambhāgiyāni saṃyojanāni, orambhāgiyāni saṃyojanāni;  E: Lower fetters  =  Ngũ độn sử):  Gồm 5 phiền não thô thiển nơi cõi Dục.
            1.Thân kiến (P: sakkayaditthi;  S: satkayadrsti;  E: heresy of individuality), còn gọi là ngã kiến.  Đó là thấy có cái ta riêng biệt, phân biệt mình và người. Nói rõ hơn là tâm nhận lầm Ngũ uẩn là Ta, của Ta, Tự ngã của ta.
          2.Hoài nghi (P: vicikiccha;  S: vicikitsa;  E: septic doubt):  Đó là chần chừ, hoang mang, dao động, nghi ngờ Chánh pháp. Nói rõ hơn là tâm chưa thực chứng được Duyên khởi.
          3. Giới cấm thủ (P: silabbata paramasa;  S : silavrata;  E : clinging to mere rules and rituals):   Đó là dinh mắc vào tà giới vô ích hay có hại, vào các cúng tế mê tín. Nói rõ hơn là tâm còn chấp vào các hình thức chế định bên ngoài.
          4. Dục ái  (P,S : kamaraga;  E : sensuous):  Đó là ham muốn sống ở cõi dục, ham muốn cảnh sắc nơi Dục giới (= thế gian). Nói rõ hơn là tâm tham đắm thuận cảnh trong cõi Dục.
          5.  Sân hận (P,S: vyapada;  E : ill-will):  Đó là tức giận, oán hận. Nói rõ hơn là tâm đối kháng với nghịch cảnh trong cõi Dục.
          Đoạn được 1/ 2/ 3/ thì hành giả chứng quả Tu-đà-hườn (Nhập lưu).  Làm nhẹ được 4/ 5/ thì chứng quả Tư-đà-hàm (Nhất lai).  Đoạn tận được 4/ 5/ thì chứng quả A-na-hàm (Bất lai).
2) Ngũ thượng kết (P: Pañcuddhambhāgiyāni saṃyojanāni,  Uddhambhāgiyāni saṃyojanāni;  E: Higher fetters  =  Ngũ lợi sử):  Gồm 5 phiền não vi tế nơi cõi sắc và cõi vô sắc.
          1.  Sắc ái  (P,S: suparaga;  E: craving for fine-material existence):  Đó là ham muốn sống ở cõi sắc, ham muốn cảnh sắc nơi 4 tầng thiền của Sắc giới. Nói rõ hơn là tâm dính mắc trong thiền định cõi Hữu Sắc.
          2. Vô Sắc ái  (P,S: aruparaga;  E: craving for immaterial existence):  Đó là ham muốn sống ở cõi vô sắc, ham muốn cảnh sắc nơi 4 tầng thiền của Vô Sắc giới. Nói rõ hơn là tâm dính mắc trong thiền định cõi Vô Sắc
          3.Mạn (vi tế)  (P,S: Mana;  E: pride) :  Đó là thấy có cái ta hơn, hay có cái ta mặc cảm kém, hay cái ta bằng người. Nói rõ hơn là tâm còn so sánh hơn hay thua với bậc Thánh thấp hơn hoặc cao hơn.
          4. Trạo cử (vi tế) (P: uddhacca;  S: anuddhatya;  E: agitation, excitement):  Đó là tâm xao động (= trạo), hồi hộp không yên nơi thân-khẩu-ý. Nói rõ hơn là tâm còn suy nghĩ tính toán đến lý tưởng chứng đắc A-la-hán
          5. Vô minh (vi tế) (P: avijja;  S: avidya;  E: ignorance):  Đó là hãy còn si mê, chưa chứng ngộ được lẽ thật Duyên khởi.       
Đoạn tận được 5 phiền não vi tế này thì chứng quả A-la-hán. 
Hành giả sẽ đối chiếu vào 10 kiết sử này để biết được Thánh vị từ sự tu tập.
Bảng tóm tắt
Tiến trình giác ngộ-giải thoát của một vị Thánh trong Phật giáo
Visually analyzed image
Tứ quảvị  
Kết sử
(phiền não cần đoạn diệt)
 
Vòng tái sinh 
 
Dự Lưu – Tu-đà-hoàn
 Sotāpanna
(Stream-enterer)
 
Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ.
( 3 kết sử đầu tiên)
 
Thêm bảy lần tái sinh trong cõi người hoặc trời
 
Nhất lai –Tư-đà-hàm
Sakadāgāmi
(Once-returner )
Làm nguội thêmDục tham vàSân.
(2 kết sử kế tiếp)
Thêm một lần tái sinh nữa trong cõi Dục
 
Bất Lai – A-na-hàm
 Anāgāmi
(Non-returner )
 
Đoạn diệt hoàn toàn5 hạ phần kết sử.
(Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục tham, và Sân)
Tùy sinh vào cõi Sắc giới
 
Bất sinh A-la-hán
 Arahanta
(Complete-liberation) 
Đoạn diệt hoàn toàn5 thượng phần kiết sử
(Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo cử, Vô minh)
Giải thoát vòng sinh tử luân hồi
 
 
Bốn quả vị Thánh
1/. Dự Lưu 預流= Sơ quả Tu-đà-hoàn 初果須陀洹(P: Sotāpanna;   S: Srotàpanna;  E:Stream-enterer)
2/. Nhất Lai 一來=Nhị quả Tư-đà-hàm 二果斯陀含(P: Sakadāgāmi;  S: sakṛdāgāmi;  E:Once-returner )
3/. Bất Lai 不來=Tam quả A-na-hàm 三果阿那含(P: Anāgāmi;  S:Anāgāmin;   E: Non-returner)
4/. Bất Sinh – Tứ quả A-la-hán 四果阿羅漢(P: Arahant;  S: arhat;  E: Complete-liberation)   
Theo Phật giáo Nguyên thủy, A-la-hán là “người đã đạt tới Niết-bàn”, “người hoàn hảo” hay “người xứng đáng", cụ thể là:
- Bậc đã hoàn toàn chứng ngộ chân lý.
- Bậc chủ động trong sinh tử luân hồi.
- Bậc xứng đáng được cúng dường.
Tất cả các vị A-la-hán đều có những phẩm chất tốt căn bản và có nét riêng biệt được phân làm 4 hạng.
1. A-la-hán thuần tuệ quán (P: Sukkhavipassako), tức là bậc Lậu Tận chỉ khô sạch phiền não bằng tuệ quán thôi, vị này không có thần thông hay có năng lực đặc biệt gì khác.
2. A-la-hán tam minh (P: Tevijjo) tức là bậc Lậu Tận mà đắc được ba minh: Túc mạng minh, Sinh tử minh và Lậu tận minh.
1. Túc mạng minh (P: Pubbenivāsānussatiñāṇa), là trí thông nhớ được các đời sống quá khứ của mình.
2. Sinh tử minh (P: Cutūpapātañāṇa), là trí thông biết rõ sự sinh tử của chúng sanh theo duyên nghiệp. Minh này có tên gọi khác nữa là Thiên nhãn minh (P: Dibbacakkhuñāṇa).
3. Lậu tận minh (P: Āsavakkhayañāṇa), là trí thông đoạn trừ các lậu hoặc, đắc chứng lậu tận minh, là thành tựu quả vị A-la-hán.
3.A-la-hán lục thông (P: Chaḷabhiññā), tức là bậc Lậu Tận đắc luôn cả thiền nhập hiệp thế, có được sáu thần thông:
1. Biến hóa thông (P: Iddhividhi), thần thông làm được điều phi thường như thăng thiên độn thổ, đi trên nước, đi xuyên vách đá, hiện ra các vật v.v…
2. Thiên nhĩ thông (P: Dibbasota), thần thông nghe được những âm thanh đặc biệt như tiếng nói chư thiên, tiếng nói ở xa…
3. Tha tâm thông (P: Cetopariyañāṇa), thần thông biết được hiểu được tâm người khác khi họ chỉ khởi tư tưởng chưa nói ra.
4. Túc mạng thông (P: Pubbenivāsānussati), thần thông biết được đời sống quá khứ của mình, biết tiền kiếp của mình.
5. Thiên nhãn thông (P: Dibbacakkhu), thần thông thấy được đời sống chúng sanh, thấy được thân tướng sắc tế của loài hóa sanh, thấy được duyên nghiệp dắt dẫn loài hữu tình sinh tử. Thiên nhãn thông cũng còn gọi là sanh tử thông (Cutūpapātaññāṇa).
6. Lậu tận thông (P: Āsavakkhayañāṇa), thắng trí đoạn trừ được lậu hoặc phiền não chứng quả A-la-hán.
Năm loại thần thông đầu là thần thông hiệp thế, thần thông thứ sáu là thông siêu thế.
4.A-la-hán đắc tuệ phân tích (P: Paṭisambhidappatto), tức là bậc Lậu Tận mà vừa khi đắc tứ quả cũng đồng thời đắc bốn tuệ phân tích, hay tuệ đạt thông là:
1. Nghĩa đạt thông (P: Atthapaṭisambhidā), là trí hiểu thấu đáo nghĩa lý của pháp đế; trí có khả năng phân giải chi tiết những điều được nói tóm tắt.
2. Pháp đạt thông (P: Dhammapaṭisambhidā), là trí hiểu rõ pháp, biết rõ các nguyên lý của ý nghĩa; tuệ có khả năng tổng trì pháp đề.
3. Ngữ đạt thông (P: Niruttipaṭisambhidā), là trí biết ngôn ngữ, dùng để trình bày pháp và nghĩa pháp.
4. Biện đạt thông (P: Paṭibhānapaṭisambhidā), là trí thiện xảo ứng đối, biết rõ cách lý luận, phân tích pháp.
 
3. Thực hành tu hướng chân.
          Con đường tu hướng chân trong đạo Phật có thể theo sơ đồ sau:

Pháp phương tiện “Duyên khởi” dẫn hướng cho việc học Phật và tu Phật
1. Duyên khởi = Trung đạo-Duyên khởi.
2. Duyên khởi tính = Phật tính = Không tính = Tự tính.
3. [Văn tuệ Duyên khởi + Tư tuệ Duyên khởi]  =>  [Tu tuệ Duyên khởi].
          3.1.Con đường trực ngộ:
          Con đường này thích hợp với những hành giả có căn trí rất cao, đó là học, hiểu và chứng ngộ được lẽ thật Duyên khởi, tức lẽ thật Vô ngã và Vô thường, hay các hệ luận Không tính và Trung đạo.
1) Vô ngã.
Vô ngã (無我;  P: Anattā;  S: Anātman;  E:Non-self, Non-ego, No-self, Not self):  Mọi sự vật hiện tượng đều hình thành từ các Duyên, chúng như là những điều kiện cấu hợp. Do đó, mọi sự vật không tự hữu (tự có), nên gọi là Vô ngã. Vô ngã nói lên bản chất (hay bản tính) của mọi sự vật, hay không gian tính của chúng.
Giả danh(假名;   P: Paṇṇatti;  S: Prajāpti;  E: Concepts, Relative truth) là cách nói khác của Vô ngã (không gian).  TrongTrung Quán Luận, phẩm XXIV, đoạn 18 viết:
眾缘所生法                    Chúng Duyên sở sanh pháp
我説即是空                   Ngã thuyết tức thị Không
亦為是假名                    Diệc vi thị Giả danh
亦是中道義                    Diệc thị Trung đạo nghĩa
Mọi pháp từ các Duyên
Ta nói tức là Không
Cũng gọi là Giả danh
Cũng là nghĩa Trung đạo.  
2) Vô thường.
Vô thường (無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence):  Nói lên sự tương tác biến đổi liên tục trong từng sát-na giữa các nội Duyên nơi sự vật, đồng thời giữa nội Duyên và các ngoại Duyên bên ngoài. Vô thường nói lên hiện tượng của mọi sự vật, hay thời gian tính của chúng.
Sinh Diệt(生滅;  P: Uppāda-Nirodha;  S: Utpāda-Nirodha;  E: Birth and Death) là cách nói khác của Vô thường (thời gian).  Trong kinh Đại Bát Niết-bàn, Quyển 4, Phật dạy: 
諸行無常           Chư hành Vô thường
是生滅法            Thị Sinh Diệt pháp 
生滅滅已            Sinh Diệt diệt dĩ
滅寂為樂           Tịch diệt vi lạc. 
Các hành Vô thường
Là pháp Sinh Diệt
Sinh Diệt hết rồi
Tịch diệt là vui
          Chứng ngộ được lẽ thật Vô ngã và Vô thường thì Bản ngã giả ảo biến mất, theo đó thì Tham-Sân-Si tự diệt đi, ví như khi ánh sáng hiện diện thì không còn bóng tối vậy.
          3) Không tính (= tính Không).
         Không tính (空性;  P: Suññatā;  S: Śūnyatā;  E: Emptiness):  Nói lên tính chất không tự hữutính chất không hằng hữu, đó chính là Vô ngã tínhVô thường tính, là Giả danh tínhSinh Diệt tính của mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ. Như vậy:
Không tính = Duyên khởi tính = Vô ngã tính + Vô thường tính
          Hành giả bấy giờ có cái nhìn Như thị, như trong kinh Điềm Lành, thuộc Tiểu Bộ Kinh đã mô tả:
                                         Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
          4) Trung đạo.
Trung đạo(中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Midle Way  →  Còn gọi là Trung đạo-Duyên khởi):  Nói lên sự vượt lên các nhận thức và hành động cực đoan từ các khái niệm đối đãi nhị nguyên. Hành giả khi thấy ra sự vận hành của Duyên khởi (Vô ngã + Vô thường) thì sẽ không dính mắc vào đối đãi của mọi sự vật hiện tượng. Dính mắc vào đối đãi là cách tự trói buộc tâm mình vào phiền não.
- Nơi bài pháp đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân (P: Dhammacakkappavattana sutta) thuộc Tương Ưng Bộ kinh, do đức Phật thuyết giảng cho năm ẩn sĩ từng tu khổ hạnh với Ngài trước đó tại Sārnāth, thì Ngài lại gọi giáo pháp của mình là Trung đạo, nhằm xác chứng rằng nhờ thực hành con đường Trung đạo, từ bỏ các lối sống cực đoan mà Như Lai sở đắc trí tuệ, thành tựu an tịnh, giác ngộ, Niết-bàn:
"Này chư Tỳ khưu, có hai điều thái quá mà người xuất gia không nên theo. Thế nào là hai?
- Một là mê đắm dục lạc, hạ liệt, phàm phu, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
- Hai là tu khổ hạnh, khổ đau, không xứng Thánh hạnh, không thiệt lợi đạo.
Này chư Tỳ khưu, chính nhờ từ bỏ hai điều thái quá này, Như Lai giác ngộ Trung đạo, con đường đem đến pháp nhãn, trí huệ đưa lại an tịnh, thượng trí, chứng Niết-bàn.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ 2 – Kinh Chánh tri kiến, đức Phật dạy tôn giả Kaccāyana (Ca-chiên-diên):
Này Kaccāyana, thế giới này thường y cứ vào hai thái cực/cực đoan này:  (hữu 有;  P: atthitā) không có (vô hữu 無有;  P: natthitā). Này Kaccāyana, ai với Chánh trí tuệ thấy như thật thế giới tập khởi, vị ấy không chấp nhận thế giới là không có. Này Kaccāyana, ai với Chánh trí tuệ thấy như thật thế giới đoạn diệt, vị ấy không chấp nhận thế giới là có.
Này Kaccāyana, ‘Tất cả có’ (P: Sabbaṃ atthi)là một cực đoan. ‘Tất cả không có’ (P: Sabbaṃ natthi)là cực đoan thứ hai. Xa lìa hai cực đoan ấy, này Kaccāyana, Như Lai thuyết pháp theo Trung đạo. 
- Trong kinh Tương Ưng bộ 5 - đức Phật dạy :
          “Có hai cực đoan vô ích mà người sống đời cao thượng không nên hành theo, đó là sống kết hợp với dục vọng thấp hèn và sống kết hợp với tự hành hạ mình, tự  làm khổ mình “.
Xem thêm:
- Trung Quán Luận- Nàgàrjuna Long Thụ - Thư Viện Hoa Sen
-Trung Quán Luận- Bồ Tát Long Thọ - Thư Viện Hoa Sen
-2001-03Trung quán luận — Làng Mai
- Trung Quán Luận- Đại Sư Ấn Thuận - TT. Thích Nguyên ...
- Trung đạo – Con đường chắc thật đưa tới Niết-bàn – Thích Tâm Minh.
VIDEO
- Vấn đáp: TÁNH KHÔNG là gì ? | TT. Thích Nhật Từ
- Hiểu Về Tánh KHÔNG Trong Phật Giáo | HT Viên Minh
- Tánh Không là gì? - Vấn đáp Phật Pháp - Thầy Thích Pháp Hòa
- TÍNH KHÔNG - Lời Giải Từ ĐỨC PHẬT Cho Vấn Đề Lớn Nhất Của Nhân Loại? | Thế Giới Cổ Đại
- Trung Đạo, Nhận Thức Và Tu Tập 
-  Trung Đạo 
 
3.2. Con đường tiệm ngộ:   
          Con đường này thích hợp với những hành giả có căn trí cao, đó là học, hiểu và chứng ngộ được lẽ thật thông qua lý Nhân Quả, Tứ Đế, Thập Nhị Nnân Duyên, hay các hệ luận là các Hạnh Ba-la-mật và các Pháp Ấn của các Tổ sư.  
          1) Nhân Quả (Xin xem thêm chuyên đề riêng).
Nhân Quả(因果;   P: Kamma-Vipāka;  S: Hetu-Phala;  E: Cause and Effect): Nhân Quả là cách nói gọn của Nhân-Duyên-Quả. Với:
Duyên (緣: P: Paccaya, Paticca;  S: Pratyaya, Pratitya;  E:  Condition). 
Trong đó: 
          + Nhân:  Được xem là Duyên chính, còn gọi là Nội duyên. Ví dụ:  Con người là Duyên chính, là tổ hợp bởi 5 duyên (5 uẩn).
          + Duyên:  Được xem là Duyên phụ, còn gọi là Ngoại duyên, nó có thể có lợi (thiện) hay có hại (bất thiện) cho Duyên chính.
          + Quả: Là Duyên chính mới hình thành từ sự phối hợp của Duyên chính và Duyên phụ, tức phối hợp Nội duyên và Ngoại duyên.
                                         Nhân  +  Duyên  =  Quả

          Nhân Quả có 2 dạng:
          1. Nhân Quả tự nhiên, không bị Bản ngã chi phối (Duyên phụ là tâm duy tác), chỉ theo sự vận hành cùa vũ trụ. Hành giả chứng ngộ chân lý sống tùy thuận theo Nhân Quả tự nhiên này.
          2. Nhân Quả nghiệp báo, do bị Bản ngã chi phối (Duyên phụ là tâm thiện hay ác), không theo sự vận hành của vũ trụ.  Chúng sinh vô minh bị nghiệp báo chi phối trong cuộc sống.
2) Tứ diệu đế (Xin xem thêm chuyên đề riêng).
Tứ diệu đế(四妙諦;  P: Cattāri ariya-saccāni;  S: Catvāry ārya-satyāni;  E: Four Noble Truths):
Cấu trúc Tứ Đế được diễn đạt qua 2 cặp Nhân-Quả sau:
                    +  Khổ Đế     ...    là do bởi   ...           Tập Đế.
              [Khổ não ]            →             [Chấp ngã + Chấp thường
              +  Diệt Đế   ...     là do bởi   ...            Đạo Đế.
              [Niết-bàn ]            →             [Vô ngã  + Vô thường]         
BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức  - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)
         
3) Tứ Niệm Xứ (Xin xem thêm chuyên đề riêng).
Tứ Niệm Xứ (四念處;  P: Cattāro satipaṭṭhānā;  S: Catvāri smṛtyupasthāna;  E: Four establishments of mindfulness).
          Tứ niệm xứlà 4 lĩnh vực được nhớ nghĩ quán sát (lâu hay mau) trong tu học, đặc biệt là trong thực hành Thiền tuệ 禪慧= Thiền quán 禪觀= (P: Vipassanā bhāvanā;  S: Vipaśyanā bhāvanā;  E: Vipassana meditation; Insight meditation).Đây được xem là dạng chi tiết hóa Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo, đó là:
1.Niệm Thân(念身;  P: Kāyānupassanā;  S: Kayānupasthāna;  E: Mindfulness of the body):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) về thân trên chính thân của hành giả. Đó là tỉnh giác về Duyên khởi tính – tức về Vô thường tính, Vô ngã tính, Nhân-Duyên-Quả tính nơi chính thân. Chẳng hạn như quán sát bản tính:
- Nơi mọi hoạt động của thân (Tứ oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi).
- Nơi 32 chi phần thân thể.
- Nơi hơi thở (P: ānāpānasati;  S: ānāpānasmṛti).
...
2.Niệm Thọ(念受;  P: Vedanānupassanā;  S: Vedanānupasthāna;  E: Mindfulness of feelings):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) những cảm xúc dấy lên nơi tâm, biết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính với đầy dủ Duyên khởi tính nơi chúng.
3.Niệm Tâm(念心;  P: Cittānupassanā;  S: Cittanupasthāna;  E: Mindfulness of mental states):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) các ý nghĩ đang hiện hành, biết nó là  tham hay vô thamsân hay vô sânsi hay vô si  với đầy dủ Duyên khởi tính nơi chúng.
4.Niệm Pháp(念法;  P: Dhammānupassanā;  S: Dharmanupasthāna;  E: Mindfulness of mental qualities):  Là tỉnh giác (= nhận biết rõ) mọi pháp đều đầy đủ Duyên khởi tính phụ thuộc lẫn nhau, đều đầy đủ Vô thường tính-Vô ngã tính-Nhân Quả tính.  Nhậnbiết rõ con người chỉ là hợp Duyên ‘Ngũ uẩn’ đang hoạt động với 2 cặp Nhân Quả “Tứ Đế” (Tứ Diệu Đế).
Cũng cần lưu ý rằng Nhân-Quả, tức Nhân-Duyên-Quả là cầu nối xuyên suốt nhận thức Chân lý và Đạo đức trong đạo Phật. Theo đó, cơ cấu 2 cặp Nhân Quả của “Tứ Đế” rất thực dụng trong đời sống nội tâm cũng như ngoại cảnh trong tu học.
Trong Tương ưng Niệm xứ (Tương Ưng 5.47) có ghi:
Ở đây, này các Tỳ-khưu:
+Tỳ-khưu trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+Tỳ-khưu trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+ Tỳ-khưu trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời;
+Tỳ-khưu trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.
Khi vị ấy trú, quán như thế (thân, thọ, tâm, pháp), tâm được ly tham, được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
-----------------
Xem thêm:- Thiền Tứ Niệm Xứ- Tỳ Khưu Giới Nghiêm
 
4) Bát Chánh Đạo (Xin xem thêm chuyên đề riêng). 
Bát Chánh Đạo (八正道;  P: Ariya-aṭṭhaṅgikamagga;  S: Āryāṣṭāṅgamārga;  E:  The Eightfold Path) gồm:
     Bát Chánh Đạo Trong 37 Phẩm Trợ Đạo (phần 2)
Noble Eightfold Path- Wikipedia
Bát chính đạo– Wikipedia tiếng Việt
 
Chia nhóm theoTiểu kinh Phương Quảng, thuộcTrung Bộkinh
Trong 8 chi phần của Bát chánh đạo thì Chánh tri kiến chính là nhận thức Chân lý Duyên khởi hay Đạo đức Duyên khởi chủ đạo cho 7 chi phần còn lại (Chánh Tư duy → Chánh Định).  Với Chánh tri kiến thì có thể chắc chắn rằng suy tưởng (Tư duy) sẽ đúng lẽ thật và trong sáng, và khi suy tưởng này thuần thục thì lời nói (Ngữ) và hành động (Nghiệp) cũng sẽ đúng không khác; Chánh tri kiến sẽ soi sáng sự nỗ lực (Tinh tấn) có lợi hay có hại cho việc nhớ nghĩ (Niệm) và việc chú tâm (Định).  Tất cả đều hướng về thấy-hiểu đúng lẽ thật.
          1.Chánh tri kiến (正知見;  P: Sammā-diṭṭhi;  S: Samyag-dṛṣṭi;  E: Right view, Right understanding):  Đó là thấy (kiến) đúng lẽ thật và hiểu, biết (tri) đúng lẽ thật, là  Chân lý  Duyên khởi và Đạo đức Duyên khỏi. của đạo Phật. Từ Duyên khởi ta có các hệ luận sau:
- Vô ngã (無我;  P: Anattā;  S: Anātman;  E:Non-self, Non-ego, No-self, Not self).
- Vô thường (無常;  P: Anicca;  S: Anitya;  E: Impermanence).
- Không tính (空性;  P: Suññatā;  S:Śūnyatā;  E: Emptiness – cách gọi theo tiếng Việt là tính Không).
          Không tính = Duyên khởi tính = Vô ngã tính + Vô thường tính = Phật tính
- Trung đạo (中道;  P: Majjhimā-paṭipadā;  S: Madhyamā-pratipad;  E: Midle Way).
- Nhân Quả(因果;  P: Kamma-Vipāka;  S : Hetu-Phala;  E: Cause and Effect).
- Từ bi-Trí tuệ (慈悲-般若;  P: Mettā-Paññā;  S: Maitrī-Prajñā;  E: Compassion-Wisdom).
- Tùy duyên(隨緣;  E: resulting from conditioning cause), gồmkhế cơ và khế lý: 
+Khế cơ 契機:   Phù hợp với hoàn cảnh, xứ sở, cảnh giới.
+Khế lý  契理:   Phù hợp với chân lý, đạo lý.
 
          2.Chánh tư duy (正思唯;  P: Sammā-saṅkappa;  S: Samyak-saṃkalpa;  E: Right thought):  Đó là suy nghĩ, suy tưởng, nghiệm xét đúnghợp với Chánh tri kiến. 
          3.Chánh ngữ (正語;  P: Sammā-vācā;  S: Samyag-vāk;  E: Right speech) :  Đó là lời nói để diễn đạt ý tưởng đúng hợp với Chánh tri kiến. 
          4.Chánh nghiệp:  (正業;  P: Sammā-kammanta;  S: Samyak-karmānta;  E: Right action):  Đó là hành động của thân theo ý tưởng đúng hợp với Chánh tri kiến. 
          5.Chánh mạng: (正命;  P: Sammā-ājīva;  S: Samyag-ājīva;  E: Right livehood):  Đó là chọn nghề sinh nhai đúnghợp với Chánh tri kiến.
          6.Chánh tinh tấn(正精進;  P: Sammā-vāyāma;  S: Samyag-vyāyāma;  E: Right effort) :  Đó là chuyên cần trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, đúnghợp với Chánh tri kiến.(*)
          7.Chánh niệm (正念;  P: Sammā-sati;  S: Samyak-smṛti;  E: Right mindfulness):  Đó là nhớ nghĩ mang tính cảnh giác thường xuyên trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến→(bởiChánh niệm là Nhân- Tỉnh giác là Quả). Tâm trọn vẹn với thực tại Sinh - Diệt, Vô thường - Vô ngã là căn bản của Chánh niệm.
          8.Chánh định (正定;  P: Sammā-samādhi;  S: Samyak-samādhi;  E: Right concentration): Đó là định sinh ra trong thiền tuệ, còn gọi là Sát-na định (刹那定;  P: Khaṇika-samādhi;  S: Kṣaṇika-samādhi;  E: Momentary concentration). Theo kinh Đại Tứ Thập – Trung Bộ III, đó là chú ý thuần nhất, vững chải trên 7 chi phần còn lại của Bát Chánh Đạo, hợp với Chánh tri kiến.
-----------------
(*) Chú thích:    
Chánh niệm có ý nghĩa là không Tà niệm (邪念;  P: Micchā-sati;  S: Mithā-smṛti; ;  E: Untruthfull mindfulness). Tà niệm là tâm khởi lên phân biệt đối đãi “Thiện niệm – Ác niệm”,  là những hình thức niệm sau:
          - Tạp niệm (雜念;  E: miscellaneous mindfulness):  Trạng thái tâm vặt vãnh, tạp nhạp, lung tung.
- Thất niệm (失念;  E: careless mindfulness):  Trạng thái tâm lơ đễnh, không gắn liền cùng Thân.
- Vọng niệm (妄念;  E: misleading mindfulness):  Trạng thái tâm phóng tới tương lai.
- Hoài niệm (懷念;  E: nostalgic mindfulness):  Trạng thái tâm rong ruổi về quá khứ.
Sống trong hiện tại là cách nói khác của Chánh niệm. Hiện tại nơi đây được hiểu là trong một sát-na (刹那;  P:  khaṇa;  S: kṣaṇa), là một khoảng thời gian rất rất nhỏ (khoảng 1/100 giây theo luận Câu Xá), nhưng trong mỗi sát-na đều tồn tại sự sinh-diệt, đây là Vô thường vi tế, là sự vận động của thế giới thực tại.
Theo kinh Trung Bộ III, bài kinh Nhứt Dạ Hiền Giả (P: Bhaddekaratta sutta) khuyến tấn hành giả Chánh niệm “Hiện tại”.  Hiện tại nơi đây được xem là phi thời gian, là chấm dứt Luân hồi – Sinh tử.
Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Ðêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.
          Chánh niệm tương tự như Chánh định, không quan trọng với thời gian ngắn hay dài, mà là phi thời gian với sát-na. Theo đó, có thể gọi Chánh niệm là Sát-na niệm và Chánh định là Sát-na định.
Xem thêm:
- Ý Nghĩa Tùy Duyên
- TÌM HIỂU VỀ NHƯ LÝ TÁC Ý (Yoniso manasikāra)
- TU ĐÚNG "NHƯ LÝ TÁC Ý "
VIDEO:
- Tùy Duyên – TT. Nhật Từ
- Tùy Duyên Bất Biến – ĐĐ. Pháp Hòa 
- Phật Pháp Tùy Duyên - ĐĐ. Phuớc Tiến
- Phật Pháp Tùy Duyên – HT. Giác Hạnh
- Cách Sống Tùy Duyên TT. Chân Quang
- Tùy duyên niệm Phật -TT. Giác Đăng
5) Thập nhị Nhân Duyên (Xin xem thêm chuyên đề riêng).
Thập Nhị Nhân Duyên(十二因緣;  P: Dvādasanidānāni;  S: Dvādaśanidānāni;  E: The Twelve Nidānas, The Twelve Links of Dependent Origination) còn gọi là Thập nhị Duyên khởi hay Tùy thuộc Phát sinh.
Thập Nhị Nhân Duyên là một bài pháp giảng về tiến trình của hiện tượng sanh-tử chớ không là một lý thuyết triết học về sự tiến hóa của vũ trụ. Giáo lý nầy chỉ đề cập đến vấn đề nguồn gốc của vòng sanh tử luân hồi, nguyên nhân của sự đau khổ, và chỉ nhằm mục đích giúp chúng sanh thoát ra khỏi mọi đau khổ của đời sống, chớ không tìm giải thích những bí ẩn liên quan đến nguồn gốc cùng tột của vũ trụ.
            Trong kinh Tương Ưng Bộ II (Samyutta Nikāya), đức Phật đã thuyết minh về Thập nhị Nhân Duyên (Duyên khởi). Cấu trúc Thập nhị Nhân Duyên được diễn đạt qua 12 Duyên, đặc trưng cho 12 hình thức của Ngã chấp.  Hành giả khi chứng được 12 chi duyên này là Vô ngã và Vô thường, thì xem như hành giả đã giác ngộ.
ducphatvaphatphap-25-2 
Lưu ý:   - Áitrong Thập Nhị Nhân Duyên hàm ý trói buộc trong yêu thương với Hữu ngã (Bản ngã).
               - Từtrong Từ Bi có ý nghĩa yêu thương với một nội tâm Vô ngã.
1. Vô minh (無明;  P: Avijjā;  S: Avidyā;  E: Ignorance).
2. Vô minh là Duyên, khởi sinh Hành (;  P: Saṅkhāra;  S: Saṃskāra;  E: Karmic formations). Vô minh là duyên sinh ra Hành, Hành là duyên dĩ sinh (已生duyên đã sinh).
3. Hành là Duyên, khởi sinh Thức (識;  P: Viññāṇa;  S: Vijñāna;  E: Consciousness). Hành là duyên sinh ra Thức, Thức là duyên đã sinh.
4. Thức là Duyên, khởi sinh Danh Sắc (名色;  P;S: Nāmarūpa;  E: Name and Form).  Thức là duyên sinh ra Danh Sắc, Danh Sắc là duyên đã sinh.
5. Danh Sắclà Duyên, khởi sinhLục căn(根; P: Saḷāyatana;  S: Ṣaḍāyatana;  E: Six sense organs).  Danh Sắc là duyên đã sinh Lục căn, Lục căn là duyên đã sinh.
6. Lục căn là Duyên, khởi sinh Xúc (觸;  P: Phassa;  S: Sparśa;  E: Contact).  Lục cănlà duyên sinh ra Xúc, Xúc là duyên đã sinh.
7. Xúc là Duyên, khởi sinh Thọ (;  P;S: Vedanā;  E: Emotion).  Xúclà duyên sinh ra Thọ, Thọ là duyên đã sinh.
8. Thọ là Duyên, khởi sinh Ái (;  P: Taṇhā;  S: Tṛṣṇā;  E: Craving). Thọ là duyên sinh ra Ái, Ái là duyên đã sinh.
9. Ái  là Duyên, khởi sinh Thủ (;  P;S: Upādāna;  E: Clinging, Grasping). Ái là duyên sinh ra Thủ, Thủ là duyên đã sinh.
10. Thủ là Duyên, khởi sinh Hữu (;  P;S: Bhava;  E: Becoming). Thủlà duyên sinh ra Hữu, Hữu là duyên đã sinh.
11. Hữu là Duyên, khởi sinh Sinh (;  P;S: Jāti;  E: Birth). Hữu là duyên sinh ra Sinh, Sinh là duyên đã sinh.
12. Sinhlà Duyên, khởi sinh Lão tử (老死;  P;S:  Jarāmaraṇa;  E: Old age and Death). Sinh là duyên sinh ra Lão Tử, Lão Tử là duyên đã sinh.
Vô minh bất giác là duyên
Sinh hành tạo tác chẳng yên chút nào
Thức tâm dao động lao xao
Kiếm tìm danh sắc thai bào thọ sanh
Tháng ngày giọt máu lớn nhanh
Sáu căn đầy đủ tượng thành ấu nhi
Nghiệp tâm nuôi lớn từng kỳ
Chào đời mở mắt biết đi đứng rồi
Sáu trần đối tượng mớm mồi
Xúc sanh cảm thọ, biết mùi biết hương
Vui buồn, khổ lạc, ghét thương
Thế là sân dục tìm đường nổi lên
Ái hà, dòng nước triền miên
Lạc thì cố thủ, khổ liền cố xua
Đầy lòng, trăm chuyện chán, ưa
Ngàn muôn xấu, tốt chẳng vừa góp thâu
Hạt mầm ba cõi ẩn sâu
Tạo thành nghiệp hữu dẫn đầu tái sanh
Có sanh, già lão sẳn dành
Rồi tìm sự chết, mối manh có rồi
Là sầu, bi, não không thôi
Là ưu, hận, khổ luân hồi trường miên
Nếu vô minh biết đoạn triền
Chánh niệm, tỉnh giác thường xuyên giữ gìn
Đâu còn tạo tác, bíu vin
Hành diệt, thức diệt, tuệ nhìn sáng trong
Danh sắc tìm kiếm tiêu vong
Căn trần xúc đối giữa lòng nhẹ sao
Lắng nghe cảm thọ thế nào
Buồn vui, thương ghét chẳng sao động mình
Tham sân thấy rõ sự tình
Ái hà, dòng chảy phiêu linh cạn rồi
Đâu còn thủ giữ giống mồi
Đâu còn gieo hữu sáu nơi, ba đường
Không sanh, già lão chẳng vương
Đâu còn sự chết tìm đường ghé thăm
Khổ sầu từ đó biệt tăm
Bao nhiêu ưu não tí tăn chẳng còn
Thế là khổ uẩn tiêu mòn
Toàn bộ Duyên khởi, khoen tròn lìa tan
Đâu còn sanh tử buộc ràng
Giác ngộ, giải thoát thênh thang cõi bờ.
                                                      [Thập nhị Duyên khởidịch từ bản Pali]
Tu tập Thập nhị Nhân duyên là thực hành phép quán mười hai duyên này. Có hai phép quán là quán lưu chuyểnquán hoàn diệt
1. Quán lưu chuyển, là quán hiện tượng sinh khởi và biến đổicủa mười hai duyên từ Vô minh, Hành, Thức… đến Lão tử. Trong khi quán lưu chuyển, hành giả có thể chỉ quán sát sự sinh khởi và tiến triển của mười hai nhân duyên trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai.
Quán lưu chuyển là nhằm hướng hành giả nhận ra sự Vô thường nơi mọi sự vật trong vũ trụ, xảy ra một cách khách quan tự nhiên, nghĩa là không tự hữu (= Vô ngã) và không hằng hữu (= Vô thường), chứ không do quyền năng nào, ý muốn nào của một Đấng Tạo Dựng tưởng tượng hay một Thượng Đế giả ảo. Đây là cách phá chấp về một Đại ngã được cho là tự hữuhằng hữu nơi các tôn giáo hữu thần.
2.Quán hoàn diệt, là quán bản chất sinh khởi và biến đổimười hai duyên. Có hai pháp quán hoàn diệt: 
⦿Pháp dành cho những bậc đại căn, đó là pháp "Diệt căn bản Vô minh" (Vô minh gốc → Si).  Với tuệ giác Duyên khởi (Vô ngã + Vô thường), hành giả thấy rõ lẽ thật là Vô minh kia không thực tồn tai, mà chỉ tồn tại do Chấp ngã và Chấp pháp. Bấy giờ tâm hành giả dễ dàng xả niệm thanh tịnh.
Trong Bát nhã Tâm kinh viết: "Ngài Quán tự tại Bồ tát khi đi sâu vào Bát-nhã Ba-la-mật-đa (= tuệ giác Duyên khởi) rồi, thì thấy ra tất cả năm uẩn đều Không (= không thực, chỉ do các Duyên vận hành) nên vượt thoát các điều khổ ách...".
Trong kinh Lăng Nghiêm có chép: "Ðối với người tỏ ngộ được Chân tâm (= thấy rõ lẽ thật), thì mười phương thế giới đều tiêu hết". 
⦿Pháp dành cho những người sơ cơ, đó là pháp "Diệt chi mạt Vô minh" (Vô minh ngọn→ Si). Pháp quán này lại chia làm hai là quán lý và quán sựtrên ba chi Ái, Thủ, Hữu của mười hai duyên: 
- Quán lý  (Hữu→ Thủ → Ái: quántheo chiều nghịch):  Là quán các pháp không thật có (Hữu) nên không chấp thủ (Thủ), bởi không chấp thủ nên không tham ái (Ái→Tham Sân). 
- Quán sự (Ái→ Thủ → Hữu: quán theo chiều thuận):  Là áp dụng cái lý đã quán ở trên trong hoàn cảnh thực tại. Hành giả phải cố gắng thực hiện sao cho khi đối cảnh không khởi tâm tham ái (Ái), nhờ không tham ái mới không tạo tác tìm cầu (Thủ), do không tìm cầu nên không có (Hữu) thọ quả khổ về sau. 
7) Các hạnh Ba-la-mật.
Ba-la-mật-đa(波羅蜜多;  P: Pāramī;  S: Pāramitā;  E: Perfection) còn gọi ngắn gọn là Ba-la-mật.  Ba-la-mật-đa được dịch nghĩa là Đáo bỉ ngạn (到彼岸→ Đạt đến bờ bên kia), Cứu cánh (究竟 →  Thực tại tối hậu), Độ (度).
Ba-la-mật-đa đặc trưng cho hành động với nội tâm Vô ngã, vượt thoát các dính mắc chấp thủ, được gọi là Duy tác (惟作;  P: Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).
Các hệ phái Phật giáo mà đại diện là các Tổ (Nam tông và Bắc tông) về sau, đã dựa trên bản chú giải kinh Cariyāpiṭaka, đề xuất ra các hạnh Ba-la-mật là những hành động tiêu biểu trong tu tập giác ngộ (tương tự như trường hợp của Tam Pháp Ấn cũng do các Tổ đề xuất ra), và khi hành giả thuần thục các hạnh Ba-la-mật tiêu biểu, thì đồng nghĩa là mọi hành động trong cuộc sống của hành giả đều dễ dàng được Ba-la-mật hóa, đạt tới cảnh giới giải thoát.
Có 10 tiêu biểu trong Phật giáo Nam truyền gọi là Thập Ba-la-mật, và 6 tiêu biểu hay 10 tiêu biểu trong Phật giáo Bắc truyền gọi là Lục Ba-la-mật và Thập Ba-la-mật như trình bày dưới đây. Hành giả không phải quá quan tâm đến số lượng 6 hạnh hay 10 hạnh Ba-la-mật.
1.Thập Ba-la-mật(Phật giáo Nam truyền):
Thập Ba-la-mật-đa 十波羅蜜多= Thập độ度  (P: Dasa Pāramī;  S: Dasa Pāramitā ;  E: The ten perfections):  Đây là mười pháp Ba-la-mật, là 10 đại hạnhđược hành giả tu tập rốt ráo để đạt đến quả vị Phật.  Mười đại hạnh này là 10 hạnh tu tập thân và tâm với một nội tâm Vô ngã, tức hành giả sống theo đạo đức Duyên khởi  (ngoại cảnh) và chân lý Duyên khởi (nội tâm).
1.Bố thí Ba-la-mật-đa (布施波羅蜜多;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: The perfection of giving):  Rộng lượng, hiến tặng cho mọi đối tượng hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
2.Trì giới Ba-la-mật-đa (持戒波羅蜜多;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: The perfection of morality):  Hành xử đạo đức trong cuộc sống hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
3.Xuất gia Ba-la-mật-đa (出家波羅蜜多;  P: Nekkhamma-pāramī;  S: Niṣkramaṇa-pāramitā;  E: The perfection of renunciation):  Xuất gia với hạnh nguyện sống cao cả theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
4.Trí tuệ Ba-la-mật-đa = Bát-nhã Ba-la-mật-đa (智慧波羅蜜多; P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: The perfection of wisdom):  Thấy biết đúng với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
5.Tinh tấn Ba-la-mật-đa (精進波羅蜜多;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: The perfection of effort):  Cố gắng, kiên trì thực hành sống theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
6.Nhẫn nại Ba-la-mật-đa (忍奈波羅蜜多;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: The perfection of forbearance):  Nhẫn nhịn, chấp nhận, chịu đựng trên tinh thần Vô ngã và hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
7.Chân thậtBa-la-mật-đa (真實波羅蜜多;  P: Sacca-pāramī;  S: Satya-pāramitā;  E: The perfection of truthfulness):  Trung thực 忠实theo tinh thần đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
8.Quyết tâm Ba-la-mật-đa (決定波羅蜜多;  P: Adhiṭṭhāna-pāramī;  S: Adhiṣṭhāna-pāramitā;  E: The perfection of determination):  Quyết tâm tu học và hành động theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
9. Từ Ba-la-mật-đa (慈波羅蜜多;  P: Mettā-pāramī;  S: Maitrī-pāramitā;  E: The perfection of loving-kindness or of benevolence):  Hành thiện theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Từ Ba-la-mật-đa chính là hạnh Từ Bitrong đạo Phật, và còn gọi là “Ban vui-Cứu khổ Ba-la-mật-đa” hay “Yêu thương Ba-la-mật-đa”.
10. Xả ly Ba-la-mật-đa (捨离波羅蜜多; P: Upekkhā-pāramī; S: Upekṣā-pāramitā;  E: The perfection of equanimity):  Nhận thức và hành động theo cách sống hài hòa cùng thế gian, nhưng đầy đủ năng lực chủ động vượt thoát không dính mắc vào các nhận thức và hành động này từ sự soi sáng toàn triệt của Duyên khởi.
Với 1,2,3 là hành động thuộc thân, 4 -:- 10 là nhận thức thuộc tâm.
Trong Thanh Tịnh Đạo Luận (Visuddhi-Magga) đã diễn đạt mọi hành động được Ba-la-mật hóa như sau:
Không có người hành động, chỉ có hành động.
                              Ngoài sự chứng ngộ, không có người chứng ngộ.
                              Chỉ có những thành phần cấu tạo luôn trôi chảy.
                              Đó là quan kiến thực tiễn và chân chánh.
2. Lục Ba-la-mật(Phật giáo Bắc truyền):
Lục Ba-la-mật-đa 六波羅蜜多= Lục độ 六度(P: Cha-pāramī;  S: Ṣaṭ-pāramitā;  E: The six perfections):  Đây là sáu pháp Ba-la-mật, là 6 đại hạnh Bồ Tát được hành giả tu tập rốt ráo để đạt đến quả vị Phật.  Sáu đại hạnh này là 6 hạnh tu tập thân và tâm với một nội tâm Vô ngã, tức hành giả rèn luyện sống theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
1.Bố thí Ba-la-mật-đa (布施波羅蜜多;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: The perfection of giving):  Rộng lượng, hiến tặng cho mọi đối tượng hợp vớ iđạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
2.Trì giới Ba-la-mật-đa (持戒波羅蜜多;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: The perfection of morality):  Hành xử đạo đức trong cuộc sống theo nguyên tắc hợp với chân lý Duyên khởi.
3.Nhẫn nại Ba-la-mật-đa (忍奈波羅蜜多;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: The perfection of forbearance):  Nhẫn nhịn, chấp nhận, chịu đựng hợp với đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
4.Tinh tấn Ba-la-mật-đa (精進波羅蜜多;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: The perfection of effort):  Cố gắng, kiên trì, nỗ lực thực hành sống theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
5.Thiền định Ba-la-mật-đa (禪定波羅蜜多;  P: Jhāna-pāramī;  S: Dhyāna-pāramitā;  E: The perfection of meditation):  Vững vàng, không dao dộng nội tâm dưới sự soi sáng của đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi. Đây được xem là Chánh định [lưu ý rằng Tứ định (Sơ thiền --> Tứ thiền) không là Chánh định].
6.Trí tuệ Ba-la-mật-đa = Bát-nhã Ba-la-mật-đa (智慧波羅蜜多;  P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: The perfection of wisdom): Thấy biết đúng theo đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
Với 1,2 là hành động thuộc thân, 3 -:- 6 là hành động thuộc tâm.
3.Thập Ba-la-mật(Phật giáo Bắc truyền):
Thập Ba-la-mật-đa 十波羅蜜多= Thập độ度  (P: Dasa Pāramī;  S: Dasa Pāramitā ;  E: The ten perfections):
Mười Ba-la-mật của Phật giáo Bắc truyền căn cứ vào gốc là sáu Ba-la-mật, thêm vào 4 Ba-la-mật là Phương tiện, Nguyện, Lực và Tri thức. Theo Pháp Tướng tông, 10 Ba-la-mật này gắn liền với 10 giai vị của đạo Bồ-tát. Đó là:
1. Bố thí Ba-la-mật-đa (施波羅蜜;  P: Dāna-pāramī;  S: Dāna-pāramitā;  E: the perfection of giving)
2. Trì giới Ba-la-mật-đa (戒波羅蜜;  P: Sīla-pāramī;  S: Śīla-pāramitā;  E: The perfection of morality).
3. Nhẫn nại Ba-la-mật-đa  (忍波羅蜜;  P: Khanti-pāramī;  S: Kṣānti-pāramitā;  E: The perfection of forbearance).
4. Tinh tấn Ba-la-mật-đa (精進波羅蜜;  P: Viriya-pāramī;  S: Vīrya-pāramitā;  E: The perfection of effort).
5. Thiền định Ba-la-mật-đa (禪波羅蜜;  P: Jhāna-pāramī;  S: Dhyāna-pāramitā;  E: The perfection of meditation).
6. Bát-nhã Ba-la-mật-đa 般若波羅蜜(P: Paññā-pāramī;  S: Prajñā-pāramitā;  E: The perfection of wisdom).
7. Phương tiện Ba-la-mật-đa (方便波羅蜜;  P: Upāya-pāramī;  S: Upāya-pāramitā;  E: The perfection of skillful means):  Dùng phương tiện thiện xảo (方便善巧;  P: upāya-kusala;  S: upāya-kuśala;  E: skillful means) theo đúng tinh thần đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
8. Nguyện Ba-la-mật-đa  (願波羅蜜;  P: Paṇidhāna-pāramī;  S: Praṇidhāna-pāramitā;  E: The perfection of the vow to attain enlightenment):  Phát nguyện độ sinh theo đúngtinh thần đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
9. Lực Ba-la-mật-đa (力波羅蜜;  P: Bala-pāramī;  S: Bala-pāramitā;  E: The perfection of one's powers):  Trưởng dưỡng Ba-la-mật mọi hạnh trong thế giới sống bằng sự soi sáng của đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
10. Tri thức Ba-la-mật-đa (智波羅蜜;  P: Ñāna-pāramī;  S: Jñāna-pāramitā;  E: the perfection of omniscience or of knowledge):  Thấu hiểu mọi pháp đúngtinh thần đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.
Thập Ba-la-mậthay Lục Ba-la-mật là 10 hay 6 hành động được chọn lọc tiêu biểu cho việc tu tập theo tinh thần đạo đức Duyên khởi và chân lý Duyên khởi.  Việc thuần thục hoàn thiện 10 hay 6 hành động này được xem là hạt nhân để hoàn thiện Ba-la-mật cho tất cả mọi hành động khác trong cuộc sống, là thành tựu Thánh quả.
6) Các Pháp Ấn:
Pháp Ấn: [法印;  P: Lakkhaṇa;  S: Lakṣaṇa;  E: Mark of Existence, Dharma Seal (characteristics of phenomenal existence):  Là tiêu chuẩn về lời Phật dạy.
Pháp Ấn là cách diễn đạt gọn và thực dụng từ Không tínhTứ Diệu Đếnhư đã trình bày trên. Vì thế, Pháp Ấn là giáo lý được các vị Tổ (Nam tông và Bắc tông) về sau lập nên thành nhiều dạng khác nhau, mang tính pháp định, nhằm xác chứng Chân lý tính (= Phật tính) đích thực nơi mọi suy tư, mọi ngôn thuyết, mọi diễn giải, mọi thực hành và mọi kinh điển từ đức Phật thuyết hay do các vị Tổ sư trước tác.  Pháp Ấn còn được gọi là Giải Thoát Môn  (解脫門: Cửa dẫn đến giải thoát).
Pháp Ấn nhằm nhắc nhở giá trị khách quan của chân lý, giúp cho tâm hành giả luôn hướng tới giác ngộ-giải thoát, chuyển hóa nội tâm chấp thủ - đầu nối của khổ não, bởi các yếu tố nêu lên trong các Pháp Ấn đều là những hệ quả cụ thể xuất phát từ chân lý Duyên khởi.
1.Tam Pháp Ấn trong Phật giáo Nam truyền.
Tam Pháp Ấntrong Phật giáo Nam truyền là giáo lý đúc kết từ tạng kinh Pali, như Tương Ưng Bộ kinh, Tiểu Bộ kinh (kinh Pháp Cú), được định danh như sau:
“Vô thường –  Vô ngã – Khổ”
- Trong kinh Pháp Cú kệ số 277 đức Phật đã dạy :
Tất cả hành Vô thường
Với tuệ quán như vậy
Khổ não được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.
--------------
Chú thíchhành 行:  Là cách gọi gọn của pháp hữu vi, pháp thế gian, mọi sự vật hiện tượng. Tất cả các pháp này do Duyên khởi, mang tính sinh-diệt.
- Trong Kinh Pháp Cú kệ số 279 đức Phật đã dạy :
Tất cả pháp Vô ngã
Với tuệ quán như vậy
Khổ não được nhàm chán
Chính con đường thanh tịnh.
Vô ngã là thuộc tính thông thường của Thân, Tâm, Pháp.
2.Tam Pháp Ấn theo Phật giáo Bắc truyền.
          Có hai cách diễn đạt Tam Pháp Ấn trongPhật giáo Bắc truyền:
Tam Pháp Ấn theoCâu Xá Luận.
“Vô thường - Vô ngã - Niết-bàn”
Tam Pháp Ấn của Phật giáo Nam truyền và Tam Pháp Ấn của Phật giáo Bắc truyền xem như được suy diễn từ Tứ Diệu Đế.
- Tam Pháp Ấn theokinh Pháp Ấn.
Không - Vô tướng - Vô tác
Kinh Pháp Ấn là kinh số 104 trong Đại Chánh Tân Tu, do Thần Thi Hộ dịch từ Phạn sang Hán thời Triệu Tống, hàm chứa 3 nội dung sau:
- Không [Không tính 空性;  S: Śūnya (tính từ), Śūnyatā (danh từ) = tính Không]:  “Không” nơi đây hàm ý rằng mọi sự vật-hiện tượng (pháp) luôn có hai tự tính, đó là Vô thường tínhVô ngã tính, nói gọn cho cả hai là Duyên khởi tính.
- Vô tướng無相(= Vô ngã tướng 無我相).
Vô tướng hàm ý rằng các pháp không có thực thể. Nói cách khác, các pháp vô tướng không có nghĩa là các pháp không có tướng (thể), mà là các pháp không có thực tướng (= không có thực thể tự hữuhằnghữu). Vô tướng còn gọi là Bình đẳng tướng của các pháp. Ngay nơi tướng, hành giả luôn tỉnh giác lìa tướng, chứ không dính mắc vào tướng.
Trong bài kệ “Phàm thánh bất dị  * 凡聖不異*Phàm và thánh chẳng khác nhau”  Tuệ Trung Thượng Sĩ viết:
          身從無相本來空,         Thân tòng vô tướng bản lai không,
幻化分差成二見。        Huyễn hoá phân sai thành nhị kiến.
我人似露亦似霜,        Ngã nhân tự lộ diệc tự sương,
凡聖如雷亦如電。        Phàm thánh như lôi diệc như điện.
Dịch nghĩa:
Thân từ “Vô tướng” vốn là Không,   
Vì huyễn hoá mà chia biệt thành nhị kiến.   
Ta và người, như móc cũng như sương,       
Phàm và thánh, như sấm cũng như chớp.

- Vô tác 無作(= Vô nguyện 無願: Chẳng mong cầu-mong muốn):  Hàm ý rằng các pháp vận hành theo Duyên khởi là tương quan tương duyên (ảnh hưởng cùng nhau) của vũ trụ: “sinh sinh-diệt diệt”, chứ không do một chủ thể độc lập riêng biệt nào mong muốn, chi phối.  Trong Thanh Tịnh Đạo luận có chỉ ra rằng: “Chỉ có hành động, chứ chẳng có người hành động” hay “Chỉ có khổ, chứ chẳng có người chịu khổ” – nhằm chỉ ra rằng tất cả đều là sự vận hành của Ngũ uẩn.
Vô tác còn gọi là Duy tác  (唯作;  P: Kiriyā;  S: Kriyā;  E: Only-action).
3. Tứ Pháp Ấn.
Tứ Pháp Ấn(Bốn dấu ấn:  法印;  P: Caturlakkhana;  S: Caturlaksana;  E: The Four Dharma Seals, The Four Marks of Existence):  Là giáo lý được ghi chép trong Địa Trì Luận 地持論; tuy nhiên, các kinh sách chữ Hán tương đối ít đềcập đến giáo lý này, đó là:
“Vô thường –  Vô ngã – Khổ – Niết-bàn”
3.3. Niết-bàn.
Niết-bàn(涅槃;  P:  Nibbāna;  S: Nirvāṇa;  E: Nirvana, Perfect Freedom). Có 2 cách trình bày về Niết-bàn, song ý vẫn đồng.
1) Niết-bàn trình bày theo Phật giáo Nam truyền.
Niết-bàn được phân tích là:
+ Niết (Nib, Nir): Ra khỏi.
+ Bàn: (bāna, vāṇa): Rừng.
Niết bàn do đó được hiểu như là ra khỏi cảnh rừng mê tối, rừng phiền não. 
Theo đó:
Niết-bàn được hiểu là tâm của bậc thánh sau khi chứng ngộ lẽ thật Duyên khởi, là dòng chảy Vô ngã – Vô thường bất tận vô thủy vô chung, đã dập tắt được mọi phiền não (= lậu hoặc) từ Ái dục (Tham, Sân) và Vô minh (Si) do Chấp ngã-Chấp thường mà ra.  Chấp ngã-Chấp thường là những tâm dính mắc do chính chúng ta tự trói, là đầu mối khiến con người cứ mãi bị động trong sinh tử - tử sinh.  Thấy ra Vô ngã – Vô thường là đoạn trừ Si, và theo đó Tham Sân sẽ tự đoạn diệt.
            Trong kinh Tương Ưng Bộ IV, trang 404 nêu rõ:  “Đoạn tận Tham, đoạn tận Sân, đoạn tận Si, đây gọi là Niết-bàn”. 
          Trong kinh Tạp A Hàm có chép:  “Niết-bàn có nghĩa là dập tắt hoàn toàn ngọn lửa phiền não, là đoạn trừ Nghiệp gây ra từ ba bất thiện là Tham, Sân và Si.”
Niết-bàn được ví như bản chất của vàng, cho dù vàng ở bất cứ hình thái hình  nào, nghĩa là Niết-bàn vượt lên mọi không gian và thời gian của vũ trụ. Điều này cho thấy rằng Niết-bàn gắn liền với chân lý khách quan của vũ trụ - là lẽ thật Duyên khởi vậy.
          Trong thực hành, bài kinh Kalaka, Phẩm Uruvelà, Tăng Chi Bộ Kinh, đức Phật đã chỉ ra Niết-bàn qua thấy biết (tuệ tri) như sau:
          “Ðã thức tri những gì cần thức tri, nhưng không có tưởng tượng điều đã được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì không được thức tri, không có tưởng tượng những cái gì cần phải thức tri, không có tưởng tượng đối với người thức tri. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai đối với các pháp được thấy, được nghe, được cảm giác, được thức tri, nên vị ấy là như vậy. Lại nữa, hơn người như vậy, không có ai khác tối thượng hơn và thù thắng hơn, Ta tuyên bố như vậy.
Những gì được thấy, nghe.
Được cảm nhận ( rồi ) chấp trước.
Được nghĩ là chân thực.
Giữa những người thấy vậy.
Ta không phải như vậy.
Những điều chúng tuyên bố.
Dầu là thật hay láo.
Ta không xem tối hậu.
Ta trong thời đã qua.
Thấy được mũi tên này.
Loài người bị câu móc.
Ta thấy và Ta biết.
Các Đức Phật Như Lai.
Không tham đắm như vậy.”
          Đại ý của bài kinh này được ngắn gọn theo kinh Lăng Nghiêm sau:
Trong kinh Lăng Nghiêmcó ghi:  “Tri kiến lập tri, tức vô minh bổn; Tri kiến vô kiến, tư tức Niết-bàn * 知見立知,即無明本。知見無見,斯即涅槃* Thấy biết mà dựng lập thấy biết là rơi vào cội gốc vô minh; Thấy biết mà không dựng lập thấy biết, tức khắc là Niết-bàn.”.  Nghĩa là, trong cái thấy biết mà chạy theo sự phân biệt thấy biết, đó là Vô minh; trong cái thấy biết mà không khởi tâm phân biệt thì đó là Niết-bàn.
Sự phân biệt truy cho cùng là do Căn và Cảnh tiếp xúc. Cho nên Thiền Sư Nhẫn Tế trong bản dịch chú giải kinh Thủ Lăng Nghiêm Tông Thông đã viết: “Nơi Căn không sanh phân biệt, nơi Cảnh không sanh bám nắm, thì Niết-bàn tự mở ra
2) Niết-bàn trình bày theo Phật giáo Bắc truyền.
Niết-bàn với ý nghĩa vượt lên các khái niệm đối đãi nhị nguyên chấp thủ như còn-mất, thường-đoạn, sinh-tử, sinh-diệt, là Trung đạo.
1. Theo Trung Quán Luận:
TrongPhẩm Quán Niết-bàn (Nirvāṇa-Parīkṣā) của Trung Quán Luận, đã chép: 
                    Bài kệ 1
無得亦無至                    Vô đắc diệc vô chí                              
不斷亦不常                    Bất đoạn diệc bất thường                  
不生亦不滅                    Bất sinh diệc bất diệt                    
是說名涅槃                    Thị thuyết danh Niết-bàn.            
Không đắc cũng không tới
Không đoạn cũng không thường
Không sinh cũng không diệt
Đó gọi là Niết-bàn.
                    Bài kệ 2
受諸因緣故                    Thọ chư nhân duyên cố
輪轉生死中                    Luân chuyển sinh tử trung
受諸因緣                    Bất thọ chư nhân duyên
是名為涅槃                    Thị danh vi Niết bàn.
Tùy thuộc nơi nhân duyên
Luân chuyển trong sinh tử.
Không tùy các nhân duyên
Đó gọi là Niết bàn.
                   
                    Bài kệ 3
涅槃不名有          Niết bàn bất danh hữu
有則老死相                    Hữu tắc lão tử tướng
終無有有法                    Chung vô hữu hữu pháp
離於老死相          Ly ư lão tử tướng.
Niết bàn không phải có
Có là tướng già chết.
Tuyệt không có pháp có
Lìa xa tướng già chết.
                    Bài kệ 4
涅槃與世間         Niết bàn dữ thế gian
無有少分別                  Vô hữu thiểu phân biệt
世間與涅槃                    Thế gian dữ Niết bàn
亦無少分別                  Diệc vô thiểu phân biệt.
Niết bàn và thế gian
Không mảy may phân biệt.
Thế gian và Niết bàn
Không mảy may phân biệt.
Như ‘sóng nước’ lúc ‘có’ lúc ‘không’ (sinh-diệt), nhưng bản chất là nước, là không ‘có’ cũng không ‘không’, là ‘bất sinh bất diệt’ vậy. Và A. Lavoisier (1743-1794), nhà khoa học Pháp đã có phần nhận ra rằng: “Rien ne se perd, rien ne se crée, tout se transforme * Không có gì sinh, không có gì diệt, mọi thứ đều tự luôn biến đổi”.
2. Theo kinh Đại Bát Niết-bàn.
Tứ đức Niết-bàn (四徳涅槃;  E: The four attributes of Nirvāna). Nơi kinh Đại Bát Niết-bàn có trình bày 4 thuộc tính tiêu biểu cho trạng thái tâm sáng suốt, đặc trưng cho 4 phẩm hạnh cao quý của bậc giác ngộ, đó là Tứ đức Niết-bàn (四德涅盤)  hay Tứ đức Ba-la-mật  (四德波羅蜜), đó là Chân thường, Chân lạc, Chân ngã, Chân tịnh, là vượt lên các đối đãi chấp thủ Thường-Vô thường, Lạc-Khổ, Ngã-Vô ngã, Tịnh-Động.
Tứ đức Niết-bàn còn gọi ngắn lại là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, cách nói này dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người.
Thiền sư Duy Tín, một thiền sư Trung Hoa đời Tống đã nói về hành trình tu tập của mình, từ lúc đầu cho tới khi ngộ đạo, như là một chỉ nam tóm thâu kiến giải về trình tự liễu ngộ như sau:
          Trước khi học đạo, thấy núi là núi, sông là sông (Ngã).
Đang lúc học đạo, thấy núi không là núi, sông không là sông  (Vô ngã).
Sau khi ngộ đạo, thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông  (Chân ngã).
Như thế, Tứ Đức Niết-bàn được viết:
⦿  Chân thường(真常;  E: True permanence) = Thường đức 常徳= Thường Ba-la-mật 常波羅蜜:   Là vượt thoát ý thức chấp thủ Thường-Đoạn.
⦿ Chân lạc(真樂;  E: True Bliss) = Lạc đức 樂徳  =  Lạc Ba-la-mật 樂波羅蜜:   Là vượt thoát ý thức chấp thủ Lạc-Khổ
⦿  Chân ngã(真我;  E: True Self) = Ngã đức 我徳  =  Ngã Ba-la-mật 我波羅蜜:  Là vượt thoát ý thức chấp thủ về Ngã-Vô Ngã.
⦿ Chân tịnh(真淨;  E: True Purity) = Tịnh đức 淨徳  =  Tịnh Ba-la-mật 淨波羅蜜:   Là vượt thoát ý thức chấp thủ Tịnh-Động hayThanh-Trọc.
3) Niết-bàn thiết thực hiện tại (E: Nibbana here and now, Nibbana in the Here and in the Now)
Trong kinh Tăng Chi Bộ – VI. Phẩm Các Bà-la-môn – 55. Niết-bàn có chép:
Rồi Bà-la-môn Jānussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ, nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jānussoni bạch Thế Tôn:
– Thiết thực hiện tại là Niết bàn, thưa Tôn giả Gotama, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu?
[“Sandiṭṭhikaṃ nibbānaṃ sandiṭṭhikaṃ nibbānan’ti, bho gotama, vuccati. Kittāvatā nu kho, bho gotama, sandiṭṭhikaṃ nibbānaṃ hoti akālikaṃ ehipassikaṃ opaneyyikaṃ paccattaṃ veditabbaṃ viññūhī”ti?]
1.Bị tham ái (P: rāga) làm say đắm (P: ratto), này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Tham ái được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
2.Bị sân (P: dosa) làm uế nhiễm (P: duṭṭho), này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Sân được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
3.Bị si (P: moha) làm mê mờ (P: mūḷho), này Bà-la-môn, bị chinh phục, tâm bị xâm chiếm, nên suy nghĩ điều hại mình, suy nghĩ điều hại người, suy nghĩ điều hại cả hai, cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Si được đoạn trừ, thời không nghĩ đến tự hại, không nghĩ đến hại người, không nghĩ đến hại cả hai, không cảm thọ tâm khổ tâm ưu.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
Khi vị ấy, này Bà-la-môn,
1. Cảm thọ tham ái được đoạn tận, không có dư tàn,
2. Cảm thọ sân được đoạn tận, không có dư tàn,
3. Cảm thọ si được đoạn tận, không có dư tàn.
Như vậy, này Bà-la-môn, Niết bàn là thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.
–  Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama!
Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống,
Hay trình bày cái gì bị che kín,
Hay chỉ đường cho người bị lạc hướng,
Hay cầm đèn sáng vào bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc.
Cũng vậy, Chánh pháp đã được Tôn giả Gotama dùng nhiều phương tiện thuyết giảng. Con nay xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.”
Kinh sách đạo Phật thường ví von: “ngọc trong chéo áo” mà để rơi vào vòng túng quẫn,  “báu có trong nhà” mà cứ đi tìm của cải ở bên ngoài, “ở trong nhà” mà cứ mãi tìm lối vào nhà.  Tất cả cách nói ấy chỉ để lưu ỳ nhắc nhở hành giả rằng Niết-bàn nơi nào và lúc nào cũng ở ngay chính mình và ngay xung quanh mình cả.
 
3.4. Những đoạn kinh tiêu biểu cho tu hướng chân.
Trong thực tế, vấn đề thực hành tu học có thể tạm phân biệt là tu hành và học hành như sau:
- Học hành 學行:  Nhằm chỉ sự thực hành cho đời sống vật chất từ các kiến thức đã được học.
- Tu hành 修行:  Nhằm chỉ sự thực hành cho đời sống tinh thần từ các kiến thức đã được học.
Trên thực tế, các tôn giáo đều ít nhiều gắn với hiện tượng siêu nhiên “thần thông phép lạ”. Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo để nhận ra rằng giá trị của “thần thông phép lạ” rất bé và hạn chế, bởi đời sống vật chất và tinh thần của nhân loại xưa nay không thể trông cậy vào chúng mà tồn tại và thông tuệ; thậm chí “thần thông phép lạ” còn làm cho con người mê tín và gây nhiều trở ngại, trì trệ cho sự sống.
Vì thế, tu học theo đạo đức chân chánh và chân lý chân chánh là chánh đạo đích thực đưa con người đến Chân-Thiện-Mỹ:
[Chân     +   Thiện]       →        [Mỹ]
    ↓                 ↓                          ↓
[Chân lý  +  Đạo đức]   →   [Chân hạnh phúc]  
Chân lý nơi đây là Chân lý khách quan, với đặc trưng Tuệ giác hài hòa tình cảm và lý trí, sinh động bằng nhận thức và hành động Từ Bi-Trí Tuệ, vượt qua các cực đoan của tình và lý. Cả tình và lý đều được soi sáng bằng chân lý Duyên khởi, tức chân lý Vô thường + Vô ngã, và vì thế mà Từ Bi là loại tình cảm Vô ngã.
Chân lý Duyên khởi thể hiện bằng Tuệ giác, với lẽ thật có các đặc điểm sau:
1)Chân lý là lẽ thật có tính khách quan–tự nhiên, nhất quán và minh bạch.
Điều này có thể nhận ra trong các kinh sau:
- Trong kinh Tăng Chi Bộ(đoạn 137), cũng như trong kinh Tạp A Hàm, đức Phật đã từng khẳng định rằng: “Cho dù chư Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện trên đời, thì lẽ thật mà Như Lai chứng ngộ vẫn tồn tại không thay đổi
- Trong Tăng Chi Bộ(III, chương Tám Pháp, phẩm Lớn), đức Phật đã chỉ ra rằng:  “Ví như nước trong các đại dương đều có chung một vị mặn. Cũng thế, giáo pháp của Ta đều có chung một vị, đó là vị giải thoát” [giải thoát: Tự do về nội tâm].
Đây là tính chất giúp các hành giả không bám chặt vào ngôn tự từ các tông môn của đạo Phật, như là dấu ấn chuẩn mực, giúp chúng ta có những lý giải đúng đắn về các giáo lý và kinh điển trong đạo Phật.
- Trong kinh Di Giáo ghi lại những lời dạy sau cùng của đức Phật: “Sau khi ta tịch diệt, Đạo Pháp (= nhận thức Chân lý) sẽ thay ta làm thầy cho các con. Biết noi theo Đạo Pháp, ấy chính là cách các con tỏ lòng trung thành với ta. Trong bốn mươi lăm năm sau cùng trong cuộc đời của ta, ta không hề dấu diếm điều gì trong những lời giáo huấn. Chẳng có một lời giáo huấn nào bí mật, không có một lời nào mang ẩn ý. Tất cả những lời giảng của ta đều được đưa ra một cách ngay thậtminh bạch”.
2)Chân lý là lẽ thật có tính thiết thực và hiện tại.
Điều này có thể nhận ra trong các kinh sau:
- Trong kinh Pháp Cú 11-12 nói rằng: 
“Những gì không thật mà cho là chân thật, những gì chân thật mà cho là không thật, thì đó là tư duy và hành động sai lầm, và vì vậy mà những người này không thể đạt đến chân thật.
Những gì chân thật thì cho là chân thật, những gì không thật thì cho là không thật, thì đó là tư duy và hành động chính xác, và vì vậy mà những người này có thể đạt đến chân thật.
- Trong kinh Tương Ưng Bộ cũng nói:
Này các Tỳ-kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Tại sao vậy? Này các Tỳ-kheo, người nói Pháp không tranh luận bất cứ với một ai ở đời. Cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “có”, Ta cũng nói là “có”; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là “không”, Ta cũng nói là “không”. Đó là, người trí ở đời chấp nhận Sắc là Vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “có”; người có trí ở đời không chấp nhận Sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là “không”.
- Bài kinh Malunkyaputta kể ví dụ về một người bị trúng mũi tên độc với những câu hỏi thuần lý, hay những câu hỏi siêu hình thiếu kiểm chứng sự thật (E: test of truth) đều không được Phật trả lời.
- Trong kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayarājakumāra), đức Phật cho biết rằng,
Như Lai không nói một lời mà Ngài biết là không thật, sai lầm, vô ích, và khó chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, nhưng vô ích và khó chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, có ích, nhưng khó chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là không thật, sai lầm, vô ích, nhưng dễ chịu đối với người khác.
Ngài không nói một lời mà Ngài biết là thật, hiện hữu, vô ích, nhưng dễ chịu đối với người khác.
Ngài tuyên bố đúng thời một tuyên bố mà Ngài biết là thật, hiện hữu, có ích, thích thú và dễ chịu đối với mọi người.
Như vậy, điều mà đức Phật nói ra khi thỏa ba điều kiện là: 
- Đúng sự thật        - Lợi ích       - Đúng thời
3) Chân lý là lẽ thật có tínhlogic và thực tiễn.
Điều này có thể nhận ra trong các kinh sau:
- Bài kinh Sandaka trong Trung Bộ kinh là nơi mà Đức Phật đã từng bác bỏ các lập luận có vẻ logic của những giáo điều chỉ dựa trên cơ sở lập luận và tự biện đơn thuần. Ngài đã từng tuyên bố rằng: “Ta làm những gì Ta giảng nói, và giảng nói những gì Ta làm” (Yathāvādī tathākārī).
- Trong kinh Kamala (kinh này tương ứng với kinh Canki thuộc Trung Bộ), đức Phật dạy rằng: “Đừng dựa trên những điều không đáng tin cậy như truyền thống, báo cáo, hay bởi những lời đồn đoán, bởi những điều quyền uy trong kinh điển tôn giáo, hay điều thuần túy lý luận; cũng đừng dựa trên sự tin cậy của nhiều người, cũng không phải vì sự kính trọng một vị thầy mà tin.” Thay vào đó, “Hãy tin tưởng những gì quan sát với sự kiểm chứng bằng kinh nghiệm và sự thực chứng, để tự mình xác định những gì là đúng sự thật, là thiện hay bất thiện”.
- Nhà Phật học người Bỉ là Louis de la Valleé Poussin đã giải thích: “Chân lý tự nó không có giá trị, mà phụ thuộc vào giá trị thực nghiệm của chúng. Điều này có nghĩa rằng điều gì đó được xem là chân lý thì điều đó phải phù hợp với thực tế và phục vụ một mục đích thiết thực hay sự lợi ích.
- Trong hai bài kệ của kinh Pháp Cú nói tới vai trò chủ đạo của tinh thần như sau:
Tâm dẫn đầu các pháp.                 + Tâm dẫn đầu các pháp.
    Tâm làm chủ tạo tác.                       Tâm làm chủ tạo tác.         
    Nếu với ý nhiễm ô.                           Nếu với ý thanh tịnh.
    Nói năng hay hành động.              Nói năng hay hành động
  Khổ não bước theo sau.                  An lạc bước theo sau.
  Như xe theo vật kéo.                       Như bóng không rời hình. 
    (Kệ Pháp Cú 1)                                        (Kệ Pháp Cú 2)
VIDEO
- Năm phương diện của đạo Phật không tín ngưỡng - TT. Thích Nhật Từ
- Đạo Phật từ tín ngưỡng đến thực tập tâm linh - TT. Thích Nhật Từ
- Tín ngưỡng Phật giáo - Học Phật và tu Phật- TT. Thích Nhật Từ
- Vì Sao Phật Giáo Không Phải Là Tôn Giáo - TT. Thích Nhật Từ
 
Bài đọc thêm:
1/. Một số điển hình về nhận thức Chánh tri kiến.
1.-Thấy đúng thật, không hiểu lẽ thật.
          Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt, trưởng giả Subha Todeyya có bạch hỏi đức Phật :  “ Thưa tôn giả Gotama, chúng ta thấy có người đoản thọ, có người trường thọ, … , có người trí tuệ yếu kém, có người đầy đủ trí tuệ.
               Thưa tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài người với nhau, lại có người hạ liệt, có người ưu thắng?”.
2.- Thấy đúngthật, hiểu sai lẽ thật.
          Trong kinh Đại Nghiệp Phân Biệt, đức Phật có kể lại : 
- Chuyện thứ nhất:  Có vị sa môn, Bàlamôn có thiên nhãn thấy “ Người tạo ác nghiệp khi mệnh chung sinh vào khổ cảnh, người tạo thiện nghiệp khi mệnh chung sinh về nhàn cảnh”“.
          Nếu vị ấy cho rằng : “ Người tạo ác nghiệp khi mệnh chung, chắc chắn sinh vào khổ cảnh và người tạo thiện nghiệp khi mệnh chung chắc chắn sinh vào nhàn cảnh, vị ấy đã thấy đúng thật, nhưnghiểu sai lẽ thật (vì không chắc chắn, xem lý giải ở câu chuyện thứ hai).
          Nếu vị ấy cho rằng : “Người ấy chắc chắn có quả báo của ác nghiệp và thiện nghiệp”, vị ấy đã thấy đúng thật, hiểu đúng lẽ thật.
 
          - Chuyện thứ hai:  Có vị sa môn, Bàlamôn có thiên nhãn thấy “Người tạo ác nghiệp khi mệnh chung sinh vào nhàn cảnh, người tạo thiện nghiệp khi mệnh chung sinh vào khổ cảnh.
          Nếu vị ấy kết luận:  “Chắc chắn không có quả báo của ác hạnh, không có quả báo của thiện hạnh”,  vị ấy thấy đúng thật, hiểu sai lẽ thật (vì phải có quả báo).
          Và đức Phật giải thích :
           “Một thiện nghiệp đã làm, hay một Chánh kiến được nắm giữ, chúng hiện khởi vào lúc lâm chung, sẽ đưa chúng sinh này tái sinh vào nhàn cảnh, cho dù chúng sinh này trước đây tạo nhiều ác nghiệp (thiện nghiệp đang trổ quả, ác nghiệp chưa chín muồi).
             Một ác nghiệp đã làm, hay một tà kiến được nắm giữ, chúng hiện khởi vào lúc lâm chung, sẽ đưa chúng sinh này tái sinh vào khổ cảnh, cho dù trước đó chúng sinh này tạo nhiều thiện nghiệp”(ác nghiệp đang trổ quả, thiện nghiệp chưa chín muồi).
VIDEO
- Thầy Tâm Hạnh Giảng - Chánh Kiến Trong Đời Sống - 01.27.2019 [chuavanthu]
 
2/. Tiên học lễ hậu học văn.

Nhà trường hiện đang chủ yếu dạy văn, tức kiến thức. Khẩu hiệu "Tiên học lễ, Hậu học văn" chỉ nhằm nhắc nhở đạo đức làm nền tảng và song hành cùng kiến thức, để không phải sử dụng kiến thức có được từ nhà trường vào những hành động thiếu ý thức và phi đạo đức sau này. Khẩu hiệu cần luôn được nhắc nhở để có thể thẩm thấu vào tiềm thức, nhằm tạo thành sức mạnh tiềm tàng của thiện tâm. Do đó, khẩu hiệu này nên được nhắc nhở trong suốt quá trình người học ở nhà trường. Nên nhớ rẳng sự học kiến thức ngày nay quá ư mất cân bằng đối với đạo đức, cho nên chúng ta không lạ gì xã hội bị xuống cấp đạo đức là vậy.
Giáo dục ngày xưa thường nêu cao tiêu ngữ trong nhà trường: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Tiêu ngữ ấy đi vào cuộc sống xã hội, phản ánh quan niệm chung của quần chúng và trở thành tục ngữ (cũng gọi là cách ngôn – tức là lời nói dùng làm khuôn phép).
Câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào? Do đâu mà có quan niệm: “Tiên học lễ, hậu học văn”? Quan niệm ấy có còn ý nghĩa và giá trị gì đối với cuộc sống xã hội hiện đại?
- Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh, “Lễ” có nghĩa là cách bày tỏ kính ý – tức là cách thức bày tỏ lòng kính trọng.
- Theo Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến Đức và Việt Nam tân từ điển của Thanh Nghị, “Lễ” là những phép tắc mà con người phải tuân thủ khi thờ cúng hay trong giao tiếp xã hội.
- Theo Từ điển Tiếng Việt của Hội Ngôn ngữ học Việt Nam xuất bản vào những năm gần đây cũng giải thích tương tự nhưng có phần cụ thể hơn: chữ Lễ có nhiều nét nghĩa:
         + Nét nghĩa thứ nhất, lễ là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, một sự kiện có ý nghĩa nào đó;
         + Nét nghĩa thứ hai, lễ là những gì được đem biếu tặng hoặc dùng cúng kính quỷ thần;
         + Nét nghĩa thứ ba, lễ là những phép tắc phải theo cho đúng khi giao tiếp với người khác, thường là với người trên.
Trong từ ghép, có những từ như: lễ giáo, lễ nghĩa, lễ phép…
         + Nói “lễ giáo” là nói những điều giáo dục về khuôn phép sống theo tư tưởng Nho giáo.
         + Nói “lễ nghĩa” là nói đến những phép tắc phải theo để cư xử trong gia đình, xã hội sao cho phải đạo người trên kẻ dưới theo tư tưởng Nho giáo.
         + Nói “lễ phép” là nói đến thái độ được coi là đúng mực để tỏ lòng kính trọng đối với người trên.
Điều đáng lưu ý là cách giải thích của Từ điển Tiếng Việt đã gắn khái niệm “lễ giáo” và cả “lễ nghĩa” với tư tưởng Nho giáo, và đặc biệt, quan hệ xã hội của “Lễ” thường là quan hệ kẻ dưới đối với người trên.

Theo nghĩa nguyên thủy, lễ là nghi thức thờ cúng của con người cổ đại đối với những thế lực siêu nhiên như trời đất, quỷ thần. Sách Thuyết Văn đã cắt nghĩa như sau: “Lễ, lý dã, sở dĩ sự thần chí phúc dã, tòng kỳ, tòng phong…” (Cái lý của Lễ là để thờ thần đem đến cái phúc, gồm chữ “kỳ” – nghĩa là thần đất và chữ “phong” – nghĩa là đầy đủ…).
Về sau ý nghĩa càng mở rộng, ngoài nghi thức thờ cúng; “lễ” bao hàm những phép tắc đối nhân xử thế trong quan hệ giao tiếp xã hội theo tôn ti trật tự phong kiến. Theo nghĩa rộng ấy, phạm vi của lễ còn bao gồm cả phong tục tập quán nữa.

Khổng Tử, nhà sáng lập đạo Nho, vị “vạn thế sư biểu”, của nhiều xã hội phong kiến phương Đông ngày xưa, đã coi “Lễ” là phương thức hữu hiệu nhất để gìn giữ kỷ cương và trật tự nhân quần xã hội. Người thầy ấy đã từng nhấn mạnh trong lời dạy học trò: “Không học lễ thì lấy gì để lập thân – Bất học lễ, vô dĩ lập” (Luận ngữ).
Các Nho gia môn đệ lớp sau đã dựa vào tư tưởng của thầy để san định kinh Lễ, biến nó trở thành một thứ kinh điển, một quyển sách giáo khoa trong ngũ kinh. Tuy nhiên, nội dung kinh Lễ đi quá xa với tinh thần lời dạy của Khổng Tử, “Lễ” được định chế hóa và nó bị biến thành những nghi thức, phép tắc nghiêm khắc, cực đoan, gây nên những ràng buộc phiền toái, ép con người phải chịu đựng khắc khổ trong khuôn phép của lễ giáo.

Về mặt lý luận, theo quan niệm của Nho giáo, “Lễ” có tác dụng tiết chế, uốn nắn lòng ham muốn, bồi dưỡng tình cảm con người phát triển theo hướng tích cực lành mạnh, rèn luyện tính tình con người trở thành tập quán đạo đức. Có thể đưa ra một quan niệm về tác dụng giáo hóa của “Lễ” trong triết lý Tuân Tử - một học phái Nho giáo cách sau Khổng Tử hàng trăm năm, để qua đó hiểu được quan niệm của Nho gia và của xã hội phong kiến ngày xưa về vai trò của “Lễ”.

Trong thiên “Lễ luận”, Tuân Tử viết: “Người ta sinh ra đã có lòng ham muốn. Muốn mà không được thì không thể không cầu. Cầu mà không có độ giới hạn thì không thể không tranh giành. Tranh giành thì phải loạn mà loạn thì khốn cùng. Tiên Vương ghét rối loạn nên đặt ra lễ nghĩa để tiết chế, uốn nắn lòng ham muốn, khiến cho lòng ham muốn và sự vật được ham muốn – hai cái đó kiềm chế và điều hòa với nhau. Đó là nguồn gốc của Lễ”.

Từ nghĩa gốc của “Lễ” và những quan niệm gốc về chữ “Lễ”, người ta thường gắn nó với tư tưởng, đạo đức Nho giáo. Điều ấy hẳn có căn nguyên xã hội sâu xa. Sự thật nội dung và hình thức của “Lễ” trong xã hội ngày xưa và ngày nay tuy khác nhau nhưng bản chất của khái niệm “Lễ” không khác nhau. Ý nghĩa bản chất của “Lễ”, có thể khái quát, chính là những phép tắc ứng xử, những cách thức giao tiếp cho đúng chuẩn mực, hợp với đạo lý làm người trong các mối quan hệ với cuộc sống cộng đồng, từ gia đình đến ngoài xã hội. Nội dung và hình thức của “Lễ” trong giao tiếp xã hội có thể thay đổi theo thời đại nhưng bản chất của khái niệm “Lễ” không thay đổi.

Bài học đầu tiên của du học sinh tại Nhật

Nói bản chất là nói đến nguyên lý của vấn đề - tức là sự cần thiết của những nghi thức, phép tắc, chuẩn mực để điều hòa trật tự, ổn định nền nếp kỷ cương trong các quan hệ của cuộc sống xã hội, làm cho các mối quan hệ đó tốt đẹp hơn theo lý tưởng đạo đức – thẩm mỹ của thời đại. Bởi thế không nên quan niệm “lễ giáo” theo nghĩa hẹp là những điều giáo dục về khuôn phép sống theo tư tưởng Nho giáo, mà là những điều giáo dục về khuôn phép sống theo đúng đạo lý làm người (đạo đức xã hội của thời đại nào cũng đều có nội dung đạo lý làm người của thời đại ấy, tất nhiên trong đó có sự kế thừa và phát triển tinh hoa đạo đức truyền thống).

Người ta thường quan niệm “Lễ” là phép tắc ứng xử trong quan hệ kẻ dưới đối với người trên, đó là một quan niệm sai lầm. Mầm mống dân chủ trong tư tưởng của thời đại Xuân Thu ở Trung Quốc đã sớm có những biểu hiện sửa sai quan niệm đó: “Nếu vua coi bề tôi như tay chân thì bề tôi sẽ coi vua như thường dân. Nếu vua coi bề tôi như rơm rác thì bề tôi sẽ coi vua như giặc thù” (Mạnh Tử).

Có câu chuyện vào thời Đông Chu khá thú vị, đáng cho chúng ta suy ngẫm. Vua Tuyên Vương nước Tề đến chơi nhà của Nhan Súc. Vua bảo: “Súc, bước lại đây!”. Nhan Súc cũng bảo: “Vua, bước lại đây!”. Các quan thấy vậy nói: “Vua là bậc chí tôn. Súc là kẻ hạ thần. Kẻ hạ thần mà gọi vua như vậy, nghe có được không?”. Nhan Súc điềm tĩnh trả lời: “Vua gọi Súc như thế mà bảo Súc bước lại thì ra Súc là người cầu cạnh quyền thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua là người biết quý trọng người hiền. Nếu để Súc này phải mang tiếng là kẻ bề tôi thiếu tự trọng và cầu cạnh quyền thế thì sao bằng để nhà vua được tiếng là người biết quý trọng hiền tài”.

Như vậy lễ đâu phải là sự biểu hiện đạo lý giao tiếp một chiều, nó không phải chỉ là lễ của kẻ dưới đối với người trên mà ngược lại còn là lễ của người trên đối với kẻ dưới (Nói “người trên”, “kẻ dưới” là nói đến trật tự, kỷ cương của xã hội, một vấn đề luôn luôn cần thiết ở mọi thời đại). Người ở bực trên càng phải giữ lễ, xứng đáng với cương vị “kẻ trên” đối với “kẻ dưới”. Khổng Tử đã từng khẳng định yêu cầu đó đối với thời đại quân chủ: “Vua phải cho ra ông vua, bề tôi phải ra bề tôi, cha phải ra cha, con phải ra con” (Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử).

Người ta thường nói đến phép tắc cư xử “Kính trên nhường dưới” chính là sự thể hiện quan niệm về chữ lễ trong mối quan hệ song phương đó. Hiểu được tầm quan trọng của chữ “Lễ”, biết cách ứng xử cho đúng chuẩn mực, hợp đạo lý là nắm được bí quyết của thuật xử thế. Quan niệm của đời thường không thích kiểu nói cao kỳ như học để thành thiên tài, thành vĩ nhân, thành nhân tài phụng sự cho nước cho dân, mà học là để biết làm người, học để biết cách sống ở đời, học để trở thành con người tốt. Học để biết làm người, để biết cách sống ở đời mà lại không biết lễ nghĩa thì làm sao được gọi là biết làm người, biết cách sống?

Bây giờ hãy nói về cái hư và cái thực của “Lễ”. Lễ không phải chỉ là những phép tắc ứng xử, những nghi thức giao tiếp xơ cứng, hình thức. Lễ là một thực thể sinh động, biểu hiện mối quan hệ tổng hòa giữa quan niệm tư tưởng, tình cảm với thái độ, hành động. Lễ mà không xuất phát từ một quan niệm, tư tưởng, tình cảm trung thực, trong sáng thì thái độ, hành động “thủ lễ”, “thi lễ” đều là những thứ hư lễ, hình thức giả dối. Hư lễ là mối họa loạn trong gia đình, trong nhà trường, ngoài xã hội. Khổng Tử sớm có ý thức ngăn ngừa trước, đã từng than thở khi dạy học trò: “Người bất nhân thì còn lễ để làm gì?” (Nhân nhi bất nhân, như lễ hà? – Luận ngữ).

Thiết tưởng những luận cứ trên đây đã đủ để giải thích quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn” của người xưa – một quan niệm coi trọng hàng đầu vai trò giáo hóa của “Lễ” trong hệ thống giáo dục dưới thời đại phong kiến mà nội dung kinh điển đều quy kết về đạo làm người.

Nói học văn trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn” là nói theo nghĩa rộng, tức là học chữ nghĩa, học tri thức văn hóa để phát triển trí tuệ, tâm hồn, nhân cách. Tiêu ngữ ấy, xuất phát từ quan điểm giáo dục của xã hội xưa muốn khuôn nắn con người trong vòng luân lý, lễ giáo của xã hội phong kiến để biết sống trong khuôn khổ trật tự kỷ cương của xã hội ấy với những nguyên tắc đạo lý quân – thần – phụ - tử, tam cương, ngũ thường, tam tòng – tứ đức, với những nấc thang giá trị phân biệt bậc quân tử với kẻ tiểu nhân, với cương lĩnh lập thân: tu – tề - trị - bình … Một quan niệm như vậy phát sinh và tồn tại trong điều kiện lịch sử - văn hóa – xã hội như vậy là một quan niệm đúng. Nhưng khi nó được định chế hóa và trở thành những phép tắc, nghi thức phiền hà, ràng buộc con người, ức chế sự phát triển của những hạt nhân tốt trong phẩm tính tự nhiên của con người thì quan niệm đó bị đẩy tới chỗ khắc nghiệt, cực đoan – đó là mặt tiêu cực của lễ giáo trong xã hội ngày xưa. 
 
Về mặt nguyên lý của quan niệm, câu “Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn còn ý nghĩa tích cực đối với thời đại của chúng ta. Tất nhiên chúng ta không quan niệm “Lễ” theo những nội dung và hình thức cụ thể của nó như trong xã hội ngày xưa. Bởi đời sống xã hội và văn hóa, tức cuộc sống vật chất và tinh thần của chúng ta ngày nay rất khác xa ngày xưa.

Chúng ta không chủ trương khôi phục lễ giáo của thời đại cũ nhưng có thể đồng tình về quan điểm coi trọng giáo dục đạo đức, ít ra ở những phép tắc đối nhân – xử thế, những cách thức ứng xử có đạo lý trong các mối quan hệ xã hội: từ trong quan hệ gia đình (lễ nghĩa trong quan hệ đối với ông bà, cha mẹ, anh em, bà con họ hàng), trong quan hệ nhà trường (lễ nghĩa đối với thầy cô, với bạn bè trong học tập), đến các quan hệ khác trong cuộc sống xã hội với tư cách là một con người có văn hóa. Vấn đề là ở chỗ chúng ta vận dụng quan niệm ấy, tiêu ngữ ấy như thế nào cho phù hợp với nội dung của xã hội và thời đại.

Ngày nay, đề cập đến tiêu ngữ này, giáo dục học sinh tư tưởng này trong nhà trường là nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ “Lễ”, của đạo đức làm người. Nó như một yêu cầu nghiêm ngặt đặt ra cho người học sinh trong quá trình học tập tu dưỡng, rèn luyện. Nó nhắc nhở, đánh động tuổi trẻ luôn luôn ý thức: học tri thức văn hóa mà đạo đức không tốt, không có lễ nghĩa trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội thì học để làm gì? Học thầy, phải biết tôn kính thầy, yêu mến bạn, có quan hệ ứng xử tốt với thầy, với bạn. Phải chấp hành tốt những quy định về nền nếp, kỷ cương, kỷ luật để làm cho “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò”.

“Tiên học lễ” không hề mang ý nghĩa biến việc học lễ trở thành một môn “Lễ học”, một môn học “đạo đức nhập môn” trước khi học tri thức văn hóa, mà thực chất là khẳng định lại tầm quan trọng của giáo dục đạo đức, coi trọng khâu rèn luyện đạo đức – nhân cách của học sinh, làm cho các em biết cách sống có đạo lý từ trong nhà trường cũng như ra ngoài xã hội.

Đặc biệt trong tình hình đạo đức xã hội bị suy thoái, những giá trị tinh thần đang bị xói mòn, giáo dục đang bị xuống cấp, nền nếp kỷ cương, kỷ luật của nhà trường đang bị đe dọa trước bao nhiêu những tác động tiêu cực ở bên ngoài xã hội, đạo lý con người trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội đang có những nguy cơ báo động, tiêu ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” càng có ý nghĩa thời đại, thôi thúc chúng ta suy nghĩ, tìm kiếm những nội dung – phương pháp giáo dục đạo đức có hiệu quả để đào tạo thế hệ trẻ thành những con người phát triển thăng bằng trước những khó khăn thử thách của thời đại mang tính toàn cầu, hình thành cho thế hệ trẻ nếp sống văn hóa, văn minh của con người trong tương lai với nhiều triển vọng phấn khởi.

Nguyễn Minh Hào

Xem thêm:
- Chữ Lễ xưa và nay- ChúngTa.com
- Có nên để khẩu hiệu “Tiên học Lễ, hậu học Văn” trong nhà trường ...
 
Hoan nghênh các bạn góp ý trao đổi!

***
 
Huy Thai gởi