Tên gọi đúng của những thủ phạm đại án Việt Á
10/01/2024
" Từ đó nhìn thấy, tên gọi chung của đại án Việt Á, chỉ là sai phạm - tham nhũng. Nhưng thực sự nếu nhìn đúng về bản chất của vụ án này, còn một tội danh nữa cần phải được gọi ra với những quan chức, kể cả những thành phần cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước, đó là tội phản quốc.
Những kẻ đục khoét đất nước trong thời bình, thì có thể tạm gọi là những kẻ tham nhũng - loại đã mù lòa với lòng tham vượt qua trách nhiệm. Nhưng trong chiến tranh hay đại dịch, những kẻ cầm quyền lợi dụng thời khắc khốn cùng của dân tộc và đất nước để đục khoét, thì nó không thể đơn giản gọi tên là tham nhũng được. Tên gọi của nó, chính là phản quốc. Bởi, nghĩ ra được những điều để trục lợi riêng ở thời điểm đó, thì họ hoàn toàn không còn ý thức gì về quê hương và dân tộc ở nơi mà họ đang thụ hưởng".
Năm 2024, vụ án Việt Á được đưa ra xét xử, mở màn cho việc xét lại một chuỗi thế lực dắt tay nhau đi hết chiều dài đất nước trong lúc nguy khốn, để cùng nhau trục lợi.
Theo tổng kết của Bộ Công an thì cuộc điều tra đã kéo dài 13 tháng, và tìm thấy 104 quan chức chính thức có liên quan đến đại án này. Người phát ngôn của Bộ Công an, ông Tô Ân Xô, nói vụ án này được khởi tố với tất cả 6 tội danh.
Đó là 1, "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí"; 2, "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; 3, "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; 4, "đưa hối lộ"; 5, "nhận hối lộ" và 6, "lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Từ đó nhìn thấy, tên gọi chung của đại án Việt Á, chỉ là sai phạm - tham nhũng. Nhưng thực sự nếu nhìn đúng về bản chất của vụ án này, còn một tội danh nữa cần phải được gọi ra với những quan chức, kể cả những thành phần cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước, đó là tội phản quốc.
Những kẻ đục khoét đất nước trong thời bình, thì có thể tạm gọi là những kẻ tham nhũng - loại đã mù lòa với lòng tham vượt qua trách nhiệm. Nhưng trong chiến tranh hay đại dịch, những kẻ cầm quyền lợi dụng thời khắc khốn cùng của dân tộc và đất nước để đục khoét, thì nó không thể đơn giản gọi tên là tham nhũng được. Tên gọi của nó, chính là phản quốc. Bởi, nghĩ ra được những điều để trục lợi riêng ở thời điểm đó, thì họ hoàn toàn không còn ý thức gì về quê hương và dân tộc ở nơi mà họ đang thụ hưởng.
Đó chính là những kẻ từ chối quê hương, từ chối tiếng nói, màu da, dân tộc… Họ chọn phản lại truyền thống và văn hóa trên đất nước mà họ được sinh ra, nhân danh cơ hội và đặc quyền. Tại sao tòa án Việt Á lại không có phần luận tội về chuyện phản quốc của những kẻ như vậy, với đường dây hút máu dân Việt thời đại dịch?
Chẳng những không gọi đúng cho sự khốn nạn như vậy, người ta còn tìm thấy trên báo chí, những ngõ luồn lách để giảm tội cho những kẻ mất nhân tính như vậy. Nộp lại tiền, hay nộp lại bằng khen, huân chương để được giảm án; Thậm chí có cả một thuyết giải vây trơ trẽn được bày ra, gọi là “sai phạm nhưng không vụ lợi” xuất hiện vào thời điểm này, không khác gì ném phao cứu sinh giữa biển máu do chính bọn thủ ác gây ra.
Không gọi đúng tên những tội đồ của đại án Việt Á, tức giúp cho những kẻ phản quốc một kịch bản có nụ cười xuề xoà và câu dối trá - xin lỗi xin nhân dân lượng thứ. Hơn 43.000 người đã chết vì covid và còn nhiều nữa, những người không liên quan đại dịch nhưng đau yếu, đã phải chết trong vòng vây trùng trùng và xét nghiệm ấy, có đủ sự cam chịu để để nghe lời “xin lượng thứ” ấy không?
Phản quốc đã là tên gọi ở nhiều quốc gia, về bầy đàn hay cá nhân tham nhũng. Lúc đất nước khó khăn, âm mưu đục khoét phải bị coi như kẻ thù. Ở Trung Quốc, ông Chu Dung Cơ, Thủ tướng thứ năm của Trung Quốc từ năm 1998 đến 2003, đã từng có những tuyên bố sắc lạnh đối với những kẻ nhân danh quan chức, hay cấu kết quan lại để tham nhũng trục lợi: “Phải chuẩn bị 100 quan tài, trong đó 99 chiếc cho các quan chức tham nhũng và một dành cho chính bản thân mình”. Chiếc quan tài mà ông Chu Dung Cơ nói để dành cho mình, là sự quyết liệt xác định rằng coi những kẻ tham nhũng là thù địch và sẵn sàng sống chết với thế lực đó chứ không có chuyện vuốt ve cười nụ “sai phạm không vụ lợi”.
Tháng Bảy 1961, trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul, Tổng thống Park Chung Hee nói bằng cả một khát vọng mãnh liệt cho tương lai dân tộc, và đau đớn cho hiện tại của một nước đau yếu về kinh tế, lại dẫy đầy những thế lực bắt tay nhau, vẽ ra những dự án, mưu đồ để rút rỉa mồ hôi xương máu của đất nước “Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng mà mình đã đề ra”.
Năm 2001, Trung Quốc vào giai đoạn đại cải cách kinh tế, từ một quốc gia đông dân nghèo khó để hôm nay trở thành một trong những nước giàu mạnh nhất thế giới. Trong đêm đón giao thừa ở Bắc Kinh, những tấm bảng điện chạy chữ mừng đón xuân, được xen lẫn bởi tên các quan chức tham nhũng đã bị tử hình trong năm, như một lời tuyên chiến đanh thép của Chu Dung Cơ. Trong thời đại của họ Chu, không có chuyện thối nát nộp tiền, hay nộp huân chương để giảm án.
Khi bị ám sát vào năm 1979, rất nhiều báo chí Hàn Quốc lúc đó quan tâm đến gia sản để lại của ông Park Chung Hee, để xem ông có làm đúng theo lời tuyên bố, thật sự trong sạch về chuyện cam kết chống tham nhũng, thanh bạch để xây dựng đất nước hay không. Tất cả những cuộc điều tra công phu sau đó cho thấy rằng tài sản của tổng thống Park Chung Hee để lại, chỉ có vỏn vẹn trên dưới 10.000 đô la. Ông không có biệt phủ biệt thự hay đất đai gì mà dòng họ mình lén lút đứng tên, hay cho con cái đi du học nước ngoài, mâu thuẫn với tiền lương ít ỏi của ông lúc đó.
Không gọi đúng tên được của bọn quan lại tham tàn, tạo điều kiện cho bọn thủ ác giảm tội, đặt tên cho những hành động man dại ăn xương uống máu nhân dân là “không vụ lợi”, là bạc ác với hàng chục ngàn nạn nhân của đại dịch. Hơn nữa, làm như vậy cũng đồng nghĩa với chủ trương phai nhạt đi ý nghĩa tổ quốc, danh dự và trách nhiệm của công dân nước Việt Nam hôm nay, chứ đừng nói chi đến quan chức đang cầm quyền.
TUẤN KHANH 09.01.2024
Phía sau sự hả hê ‘đếm tiền nhiều mòn hoa tay’
Một lũ lúc nào cái mồm cũng xoen xoét là học tập, làm theo tấm gương đạo đức hcm đấy - nguồn hình từ bài chủ.
Lê Thiếu Nhơn
Báo Tiếng Dân
Vụ án Việt Á chắc chắn để lại nhiều day dứt tình nghĩa đồng bào, bởi lẽ ngay khi cộng đồng gian khó thì nhiều kẻ hả hê ‘đếm tiền nhiều mòn hoa tay’.
Vụ án Việt Á được chú ý đặc biệt, không phải vì số tiền ngân sách thất thoát ở mức độ khủng khiếp so với các vụ án khác. Hệ lụy đáng sợ hơn từ vụ án Việt Á là sự sạt lở lòng tin xã hội, giữa người dân với ngành y tế và giữa người dân với cơ quan chức năng. Vì vậy, vụ án Việt Á được đưa vào diện trực tiếp theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Tính chất phức tạp của vụ án Việt Á quả nhiên đã phơi bày ngay phiên tòa xét xử diễn ra tại Hà Nội. Liên quan đến đại dịch cướp đi hàng vạn sinh mạng đồng bào, nhưng các bị cáo từ tận tâm can dường như vẫn chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm cá nhân, mà chỉ buông những câu xin lỗi đơn giản kèm những lời chống chế gượng gạo. Thậm chí, một số luật sư còn cho rằng, các bị cáo không có sự câu kết, thỏa thuận chi phần trăm, hoa hồng.
Để chứng minh các bị cáo có sự cấu kết để trục lợi một cách đê hèn, đại diện Viện Kiểm sát dẫn chứng, bị cáo Trịnh Thanh Hùng (cựu vụ phó thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ) và Phan Quốc Việt (tổng giám đốc Việt Á) nhắn tin cho nhau “đi làm căn cước luôn đi, không thì mòn mất hoa hay”.
Quá trình thẩm vấn, đại diện Viện kiểm sát đã hỏi “mòn hoa tay là gì”, và bị cáo Trịnh Thanh Hùng trả lời lạnh lùng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay”.
Ai cũng biết “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” là lối nói thậm xưng. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19, kiểu đùa cợt vô lối giữa cán bộ và doanh nghiệp như vậy, bỗng dưng có màu sắc cực kỳ phản cảm và gián tiếp hiển lộ động cơ tăm tối. Rõ ràng, có bài toán kinh tế táo tợn đã được triển khai rất gian trá. Cái áo khoác “phục vụ công tác chống dịch” chỉ ngụy trang hờ hững cho mục đích bắt tay thao túng thị trường xét nghiệm để vơ vét tài chính.
Hình tượng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” là một ý niệm đáng hãi hùng, khi con người chỉ nhắm mắt lao theo đồng tiền, bất chấp tự trọng và liêm sỉ. Hình tượng “đếm tiền nhiều mòn hoa tay” vượt ra khỏi sự hình dung của quần chúng lao động chân chính và vượt ra khỏi trí tưởng tượng của văn bản nghệ thuật văn chương. Bởi lẽ, hình tượng ấy chỉ xuất hiện ở vài kẻ tráo trở và lọc lừa, có cơ hội cầm nắm và ban phát những đồng tiền bất lương.
Một đất nước muốn phát triển lành mạnh, thì mỗi con người đều cảm nhận mùi mồ hôi của công sức và trí tuệ lấp lánh trên mỗi đồng tiền tử tế.Để loại trừ thành phần gian manh “đếm tiền nhiều mòn hoa tay”, nhất định phải tăng cường hoàn thiện các cơ chế giám sát, mà chính giới luật sư đã nêu ở phiên tòa xét xử vụ án Việt Á “các văn bản quy định pháp luật về đấu thầu, chỉ định thầu rút gọn và quản lý tài sản công rất lạc hậu, không rõ ràng, không theo kịp cuộc sống”.
____________
Đỗ Hứng gởi