Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh


 
Ukraine "bắt sống" vũ khí tuyệt mật
của Nga
 

Xét từ góc độ tác chiến, việc để mất một nửa hệ thống tác chiến điện tử tối tân Krasukha-4 chắc chắn là tổn thất rất lớn đối với các lực lượng quân sự Nga.
 
UKRAINE VỪA THU GIỮ ĐƯỢC "MỎ VÀNG" TÌNH BÁO CỦA NGA
 
Chuyên trang The War Zone của The Drive cho biết, các lực lượng vũ trang Ukraine ngày 22/3 vừa thu giữ được một “báu vật” của Quân đội Nga.
 
Đây được xem là một tổn thất rất lớn cho phía Moscow bởi chiến lợi phẩm mà Ukraine có trong tay thực sự là “mỏ vàng tình báo tiềm năng”.
 
Theo chuyên gia Joseph Trevithick, thiết bị mà Quân đội Ukraine chiếm giữ được gần như còn nguyên vẹn chính là đài chỉ huy của hệ thống tác chiến điện tử di động Krasukha-4.
 
Hệ thống này chủ yếu được sử dụng để phát hiện và gây nhiễu các radar cỡ lớn, chẳng hạn như radar điều khiển và cảnh báo sớm trên không như E-3 Sentry của Không quân Mỹ hay các vệ tinh do thám.
 
Các lực lượng Ukraine được cho là đã tìm thấy đài chỉ huy của hệ thống tác chiến điện tử Krasukha-4 ở bên ngoài Thủ đô Kiev. Một tổ hợp Krasukha-4 hoàn chỉnh có hai bộ phận chính, đều được vận chuyển bằng xe tải KAMAZ-6350 8x8, gồm một hệ thống tác chiến điện tử (EW) và mô-đun đài chỉ huy.
 
Hiện chưa rõ điều gì có thể đã xảy ra với chiếc xe tải chở đài chỉ huy của hệ thống Krasukha-4 hoặc với chiếc xe đồng hành nhưng có vẻ nó vẫn đang ở trong tình trạng tương đối tốt, ít nhất là bên ngoài.
 
Dù thế nào đi chăng nữa thì việc để mất một nửa hệ thống Krasukha-4 chắc chắn là tổn thất rất lớn đối với các lực lượng quân sự Nga, xét từ góc độ tác chiến.
 
Cho dù nguồn gốc của Krasukha-4 có từ cuối những năm 1990 nhưng đây vẫn là một trong những hệ thống tác chiến điện tử di động uy lực nhất của Quân đội Nga. Hoạt động sản xuất hàng loạt thực tế mới chỉ bắt đầu vào đầu những năm 2010.
 
ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM NẾU UKRAINE CHUYỂN GIAO CHO MỸ

Krasukha-4 được phát triển trong khuôn khổ của một dự án lớn hơn về các hệ thống dã chiến nhằm che chắn các tài sản của Nga trên mặt đất cũng như trên không khỏi “con mắt tò mò” của nhiều loại radar trinh sát đặt trên mặt đất và trên không cùng với một số vệ tinh thu thập thông tin tình báo của đối phương.
 
Các quan chức Quân đội Nga từng tuyên bố Krasukha-4 có khả năng phát hiện và gây nhiễu hàng loạt loại radar khác nhau như radar giám sát, hệ thống cảm biến hình ảnh trên không, bộ dò tìm radar chủ động hay thiết bị đo độ cao trang bị cho tên lửa.
 
Krasukha-4 được thiết kế nhằm mục đích chế áp hệ thống radar của các máy bay chiến đấu, trinh sát và máy bay không người lái. Nó cũng có thể chế áp các mạng lưới thông tin, dẫn đường vệ tinh, các hệ thống cảnh báo sớm trên không và các trạm radar đặt trên mặt đất ở khoảng cách lên tới 300 km.
 
Máy phát vô tuyến gắn trên xe tải của hệ thống có khả năng gây nhiễu không chỉ các tín hiệu radar mà còn chế áp được các kênh điều khiển của UAV, biến chúng thành những mục tiêu "mù và điếc". Tầm hoạt động của Krasukha-4 có thể lên tới 300 km.

Một số nguồn tin cho rằng hệ thống gây nhiễu của Krasukha-4 có thể phát ra chùm năng lượng RF đủ mạnh để gây sát thương vật lý cho các hệ thống điện tử nhạy cảm trên một số mục tiêu nhất định.
 
Tổ hợp Krasukha-4 đầu tiên được Nga thiết lập tại Căn cứ Không quân Hmeimim vào tháng 10 năm 2015, ngay sau khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự hỗ trợ Chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad chống các phần tử khủng bố thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
 
Nga được cho là cũng đã triển khai hệ thống Krasukha-4 thứ hai tới Syria vào tháng 8/2018, nhiều khả năng là bố trí tại Căn cứ không quân T4 (Tiyas) ở miền Trung Syria bên cạnh tổ hợp S-300 mới.
 
Nhiều thông tin cho thấy, Nga đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử của mình để theo dõi và chế áp hoạt động của liên minh quân sự chống khủng bố IS do Mỹ đứng đầu ở Syria.
 
Ngoài những hệ lụy tức thời từ việc để mất một bộ phận vô cùng quan trọng của Krasukha-4 khi các lực lượng Ukraine có thể truy xuất mô-đun đài chỉ huy này một cách an toàn thì viễn cảnh nguy hiểm hơn là nó lại được trao cho đối thủ của Nga, đặc biệt là Mỹ.
 
Các cơ quan tình báo Mỹ cùng nhiều quốc gia phương Tây khác chắc chắn sẽ rất thích thú được “sờ tận tay” thiết bị tuyệt mật này. Lầu Năm Góc luôn coi các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga cũng như của Trung Cộng là những mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm đối với các lực lượng quân sự Mỹ.
 
Tú Anh
 
P/s: Xét về sự giúp đỡ quan trọng sống còn của Mỹ với Ukraine khả năng cao là Ukraine sẽ chuyển giao thiết bị này cho Mỹ và chỉ có Mỹ mới đủ khả năng để khai thác tối đa cái cơ hội quý giá này.


________________


Alice Dupond gởi