Danh sách tư liệu
TÌM KIẾM
Giới thiệu kinh





 
Vaccine cho COVID-19 - Thực hư về cuộc chiến ngầm giữa các ông lớn






 


Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ kết hợp cùng công ty Moderna Inc. bắt đầu tiến hành thử nghiệm vắc-xin tiềm năng chống virus Vũ Hán trên một nhóm tình nguyện viên kể từ ngày 16/3...(Getty Images)

   

Khi vaccine COVID-19 bước vào giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm, có những tin đồn cho rằng việc phân phối vaccine là một cuộc chiến ngầm ở phía sau của hậu trường...

 

Rất nhiều người hỏi tôi về thực hư trong cuộc chiến thu mua vaccine đang diễn ra trên thế giới giữa các đất nước “giàu có”. Việc mua bán này đã được sớm lên kế hoạch - dù các chuyên gia vẫn dè dặt, chưa hoàn toàn chắc chắn rằng vaccine COVID-19 có thể xuất hiện trên thị trường vào cuối 2020. 

 

Nhìn lại quá trình tìm và nghiên cứu vaccine, chúng ta sẽ hiểu “cuộc chiến” này có thật sự như đồn thổi? Tôi đã suy ngẫm và trả lời cho bạn bè, bắt đầu từ những bộ phim...

 

Trong chúng ta, rất nhiều người từng đắm mình vào chuyện tình lãng mạn của Jack và Rose trên tàu Titanic. Bộ phim này đã để lại cho người xem nhiều ấn tượng về tình yêu bất diệt, về sự hi sinh và lòng quả cảm của các nhân vật ở trong phim. Thật vậy, đằng sau thảm họa mới là những điều ấn tượng nhất.

 

Những người còn sống sót qua kiếp nạn chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bao gồm cả những người tầng lớp thấp như nô lệ. Ngược lại, những người chịu chung số phận với con tàu lại là những quý ông - những tỷ phú, quý tộc, những người thuộc tầng lớp thượng lưu, kể cả người có thể thay đổi vận mệnh của cả thế giới lúc bấy giờ. Thảm họa Titanic đã để lại cho nhân loại ấn tượng sâu sắc về “tinh thần phương Tây”, luôn nhường người yếu thế và có thể sẵn sàng hy sinh vì người khác.

 

Trong bộ phim 2012, chúng ta cũng có thể thấy rõ nét tinh thần đó nơi người Mỹ. Trong phim, tổng thống Hoa Kỳ đã quyết định ở lại, chết cùng những người dân, thay vì tiếp tục sống trên phiên bản hiện đại của con tàu Noah, như một cách thể hiện phẩm chất Mỹ.

 

Khi nhìn lại cuộc đua tìm kiếm và nghiên cứu vaccine trước COVID-19, chúng ta có thể bắt gặp những phẩm chất ấy trong từng quyết định của châu Âu hay Hoa Kỳ. Theo tôi, nó thực sự không như nhiều người nghĩ.  

 

Chúng tôi là anh cả trong gia đình 

 

Trong gia đình nhân loại, có thể nói Mỹ và châu Âu là những anh lớn. Ngay sau khi Trung Quốc công bố bản đồ gen của COVID-19 vào ngày 10/1/2020, Hoa Kỳ và châu Âu đã ngay lập tức đi tiên phong trong việc tìm kiếm và thử nghiệm vaccine. 

 

Nếu ai tìm hiểu về vaccine, bạn sẽ hiểu rằng, không có loại đầu tư nào tốn nhiều công sức và tiền của như vaccine, và cũng chẳng có rủi ro nào lớn bằng đầu tư vào vaccine. Có nhiều trường hợp mà vaccine đã thành công và ra được đến thị trường, nhưng dịch bệnh khi đó đã được kiểm soát, vì vậy không cần vaccine nữa... 

 

Vậy thì điều gì đã khiến Mỹ và châu Âu lao vào cuộc đua này? Tôi nghĩ rằng, ở một khía cạnh nào đó họ nghiễm nhiên thấy mình cần có trách nhiệm - trách nhiệm của những người anh cả trong gia đình thế giới. 

 

Hoa Kỳ đã bắt đầu thử nghiệm vaccine từ rất sớm, vào ngày 16/3, khi mà số ca nhiễm tại quốc gia này mới chỉ là vài ngàn và tử vong mới có vài chục. Cũng như Mỹ, châu Âu cũng sớm thể hiện vai trò của anh lớn. Ngày 2/4, Pháp đã tiến hành thử nghiệm vaccine lao để chống lại COVID-19, thử nghiệm được thực hiện tại các nước Hà Lan, Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Úc.  

 

Ngày 14/4, GlaxoSmithKline và Sanofi của Anh-Pháp hợp tác để thử nghiệm vaccine chống COVID-19. Ngày 22/4, Đức tiến hành liên kết với đối tác Mỹ Pfizer để thử nghiệm vaccine BioNTech. Ngày 24/4, Anh Quốc cũng bắt đầu thử nghiệm vaccine ChAdOx1 nCoV-19 của Đại học Oxford hợp tác với hãng AstraZeneca, thử nghiệm này được thực hiện trên nhóm đối tượng lớn 1.112 người, và được coi là một trong những vaccine tiềm năng nhất.

 

Châu Âu đã rót hàng triệu euro để tìm và thử nghiệm vaccine chống COVID-19. Ngày 13/4, liên minh châu Âu (EU) cam kết chi 80 triệu euro cho nghiên cứu vaccine, riêng Anh cũng 51 triệu euro cho ChAdOx1 nCoV-19...

 

Trong chiến dịch Warp Speed, Mỹ đã bỏ ra 1,4 tỷ euro cho Novavax và 397 triệu euro cho Regeneron để 2 công ty này nghiên cứu vaccine tại Hoa Kỳ - và trở thành nước chi nhiều tiền nhất để tìm kiếm vaccine chống lại COVID-19. Đó là chưa kể những khoản đóng góp “nhỏ hơn” cho các nghiên cứu vaccine tại châu Âu.

 

Sự thật về phân phối vaccine

 

Ngay từ giai đoạn bắt đầu của thử nghiệm vaccine, những thỏa thuận về phân phối đã được ký kết, và dường như việc này đã được tính toán một cách rất có trật tự. 

 

Chẳng hạn như ChAdOx1 nCoV-19 của Đại học Oxford và AstraZeneca, việc phân phối vaccine tiềm năng này đã được ký kết ngay trong giai đoạn 1 của thử nghiệm. Hiện tại, khi vẫn đang trong giai đoạn 2 của thử nghiệm lâm sàng, công ty này đã ký thỏa thuận cung cấp 400 triệu liều vaccine cho Đức, Ý, Hà Lan và Pháp vào ngày 13/6. Sau đó, công ty này cũng thỏa thuận với các nước Anh, Mỹ, và Liên minh đổi mới cho chuẩn bị dịch tễ (CEPI) có trụ sở tại Na Uy, Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI). Trong đó, 2 liên minh CEPI và GAVI là những tổ chức thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hỗ trợ sản xuất, mua sắm và phân phối cho 300 triệu liều vaccine chống COVID-19. Nhưng không chỉ các nước phát triển và những liên minh lớn mới nhận được ký kết.

 

AstraZeneca cũng đã hợp tác và cấp phép cho Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) để cung cấp 1 tỷ liều vaccine cho các nước thu nhập thấp và trung bình.

 

AstraZeneca cũng cũng thỏa thuận với Brazil để cung cấp 100 triệu liều vaccine chống COVID-19 cho nước này. Họ cho phép Brazil sản xuất số lượng ban đầu là 30 triệu liều vào tháng 12 và tháng 1, khi mà vaccine vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và nếu vaccine thành công sau thử nghiệm, Brazil có thể sản xuất thêm 70 triệu liều. 

 

Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây không phải là số lượng. Chi phí cho mỗi liều vaccine lúc này chỉ vào khoảng 2,05 euro. Và Brazil cũng được quyền truy cập để tìm hiểu công nghệ và quy trình sản xuất vaccine chống COVID-19.

 

Có thể thấy rằng kịch bản phân phối vaccine trên thế giới đã có sự tính toán từ các anh lớn. Đương nhiên, ngay tại thời điểm vaccine có mặt trên thị trường thì số lượng của nó cũng sẽ tương đối hạn chế và không thể ngay lập tức phân phối cho tất cả mọi người. 

 

Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Tư vấn về Phòng chống Tiêm chủng (ACIP) của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đã đang họp bàn để nhanh chóng đưa ra khuyến nghị cuối cùng cho chính phủ, về phân bổ và phân phối vaccine cho người Mỹ. Từ khuyến nghị này, các nước cũng có thể tham khảo và áp dụng tùy theo tình hình mỗi quốc gia. 

 

Chúng ta sẽ rất cô đơn và lạc lõng - khi mà thế giới dần dần mất đi sự thương yêu và chia sẻ, cảm thông với người khác. Nhiều người chỉ thấy những tranh đấu vị kỷ trong đại địch, nhưng tôi lại thấy điều ngược lại. Tôi đã thấy nhiều người chia sẻ thức ăn cho những người dễ bị tổn thương trong COVID-19, tôi thấy nhiều người cất tiếng hát trong các khu cách ly... và tôi thấy, đâu đó trên trái đất này vẫn có những người luôn vì người khác. Hãy để trái tim yêu thương dẫn dắt suy nghĩ và hành động của chúng ta bạn nhé, trái đất sẽ tươi đẹp trở lại nhanh thôi. Tôi tin vậy!

 
 

Thiện Đức  01/08/20

 

Chia sẻ của một bác sĩ gửi đến NTD Việt Nam.

 

Bài viết này chỉ là quan điểm cá nhân, không hoàn toàn là quan điểm NTD.


usaelection g
ởi